Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi, Việt Nam đã và đang xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước.Trong quá trình chuyển đổi ấy đã mở ra cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để vươn lên tự khẳng định mình, tuy nhiên nó cũng tạo ra cho các doanh nghiệp không ít khó khăn và thách thức phải vượt qua.
Để tồn tại và đứng vững trên thị trường, tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm là động lực lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Vì thế công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một khâu hết sức quan trọng, đòi hỏi tính chính xác cao để giúp cho các nhà quản trị đưa ra được những quyết định đúng đắn trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần In Hàng không, xuất phát từ tình hình thực tế công tác kế toán tại Công ty và ý nghĩa quan trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, em đã chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không ”cho luận văn tốt nghiệp của mình.Luận văn gồm các nội dung sau:
Chương I:Những vấn đề lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
Chương II:Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không.
Chương III:Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo GS.TS Lương Trọng Yêm cùng các anh chị phòng tài chính kế toán Công ty cổ phần In Hàng không đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1655 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản xuất bao gồm tiền lương sản phẩm, tiền lương thời gian và các khoản phụ cấp(nếu có).Hàng tháng, căn cứ vào sổ ghi sản phẩm của từng công nhân, sau khi đã kiểm tra đối chiếu, quản đốc phân xưởng tập hợp lượng sản phẩm mà từng công nhân thực hiện được trong tháng gửi về Phòng tài chính-kế toán, kế toán tiền lương tính lương sản phẩm theo đơn giá tiền lương Công ty đã phê duyệt.
Tiền lương sp = Khối lượng sản phẩm hoàn thành x Đơn giá tiền lương
Đối với tiền lương thời gian, đó là những ngày công nhân ngừng làm việc, chờ việc do máy móc hỏng phải sửa chữa nhỏ hoặc thời gian in thử, ngoài ra những ngày công nhân được điều động đi làm việc khác cũng được hưởng lương thời gian.Tiền lương thời gian được tính toán trên cơ sở theo dõi và xác định thời gian làm việc hưởng lương thời gian của công nhân viên và đơn giá lương thời gian.Công ty đã xây dựng áp dụng đối với từng bậc lương nhưng đối với khoản này Công ty không hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp mà hạch toán cùng với chi phí nhân viên quản lý phân xưởng.Cụ thể:
Tiền lương thời gian= Số ngày công làm việc được hưởng x Đơn giá
lương thời gian lương thời gian
Tiền phụ cấp có tính chất lương là một khoản trong tiền lương chính của công nhân viên, căn cứ vào hệ số phụ cấp đối với từng cấp bậc thợ và quỹ tiền lương sản phẩm của Công ty.
Hệ số chức vụ x Hệ số phân loại x Hệ số bổ sung Ngày công làm
Hệ số phụ cấp = ––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– x việc thực tế
Ngày công tháng
Qũy lương sản phẩm
Tiền phụ cấp = ––––––––––––––––––
Tổng hệ số phụ cấp
Đối với công nhân nghỉ phép, Công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép.Tiền lương công nhân nghỉ phép căn cứ vào ngày nghỉ thực tế, cụ thể:
Tiền lương cơ bản
Tiền lương nghỉ phép = Số ngày nghỉ phép x ––––––––––––––––
Ngày công chế độ
Xuất dưới dạng tiền lương vào dịp tổng kết 6 tháng và cả năm, căn cứ vào phân loại lao động và ngày công làm việc thực tế để xét thưởng. Khoản thưởng này được trích từ quỹ lương của Công ty.
Như vậy, tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được xác định như sau:
Tiền lương Tiền Tiền Tiền Lương phụ cấp
Công nhân = lương + lương + lương + & các khoản khác
Sản xuất sản phẩm thời gian phụ cấp (nếu có)
Căn cứ vào số tiền lương phải trả cho công nhân, kế toán lập Bảng thanh toán lương.Căn cứ vào Bảng thanh toán, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.
Đối với các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành, thực tế Công ty trích 19% tổng tiền lương trong đó: 15% là BHXH, 2% là BHYT, 2% là KPCĐ chi phí sản xuất, phần còn lại là 5% BHXH và 1% BHYT người lao động phải đóng góp và được trừ vào lương hàng tháng của công nhân viên.
Kế toán định khoản chi phí nhân công trực tiếp:
Nợ TK 622: 380.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 16.000.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 12.000.000đ
…………………………………………………..)
Có TK 334: 380.000.000đ
Và Nợ TK 622: 70.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 3.040.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 2.280.000đ
…………………………………………………..)
Có TK 338:70.000.000đ
Cuối tháng kế toán kết chuyển để tính giá thành:
Nợ TK 154: 450.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 19.040.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 14.280.000đ
…………………………………………………..)
Có TK622: 450.000.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 19.040.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 14.280.000đ
…………………………………………………..)
Chi phí nhân công trực tiếp được theo dõi trên sổ chi tiết TK622(Biểu số 7). Sổ chi tiết TK622 được mở chi tiết cho từng hợp đồng. Đồng thời, kế toán theo dõi trên sổ Nhật ký - Sổ cái cuối tháng lấy số liệu vào Sổ cái TK622(Biểu số 8).
2.3.Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công ty cổ phần In Hàng không gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương nhân viên quản lý, tiền lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Ở Công ty được theo dõi từng loại trên sổ chi tiết TSCĐ được mở đầu từ đầu năm, theo dõi về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại mức khấu hao, nơi sử dụng. Mức khấu hao Công ty áp dụng theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 12/12/2003.Việc tính toán khấu haoTSCĐ được tiến hành hàng tháng, kế toán căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và mức trích khấu hao của từng loại thiết bị máy móc để tính ra mức khấu hao cơ bản phải trích trong tháng của từng phân xưởng. Công việc này không được tính trên hệ thống sổ sách mà được kế toán TSCĐ tính ngoài sổ sau đó tổng hợp số khấu hao cho từng bộ phận được thể hiện trên Bảng khấu haoTSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm chi phí về tiền thuê ngoài gia công, chi phí thuê ngoài chế bản.
- Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm các chi phí cần thiết khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất chung được thể hiện trên Bảng kế số 04 và được phân bổ theo nhiều tiêu thức khác nhau.Tùy theo từng loại chi phí mà có tiêu thức phân bổ cụ thể.
Chi phí tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng và tiền lương thời gian tháng 6/2005.
Chi phí BHXH,BHYT, KPCĐ tính theo tỷ lệ tiền lương là 8.575.000đ. Đối với chi phí này phân bổ cho từng hợp đồng theo tiền lương sản phẩm.
Tổng tiền lương sản phẩm là: 380.000.000đ
Trong đó: Hợp đồng EN02IHK01/07N: 16.000.000đ
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 12.000.000đ
74.100.000
Hệ số phân bổ = –––––––––– = 0,195
380.000.000
Phân bổ cho:
Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,19 x 16.000.000 = 3.120.000đ
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,19 x 12.000.000 = 2.340.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 74.100.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 3.120.000đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 2.340.000đ
…………………………………………………..)
Có TK334: 74.100.000đ
Và Nợ TK627: 8.575.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 118.560đ
Chi tiết hợp đồng PP02IHK01/21N: 88.920đ
…………………………………………………..)
Có TK338: 8.575.000đ
Chi phí dịch vụ mua ngoài Công ty bao gồm tiền thuê ngoài gia công, tiền thuê ngoài chế bản…
- Đối với chi phí thuê ngoài gia công: Căn cứ vào hợp đồng gia công và hóa đơn giá trị gia tăng do bên gia công phát hành đã ghi rõ nội dung gia công, kế toán hạch toán trực tiếp vào hợp đồng đó.
Ví dụ: Trong tháng 6/2005 có hợp đồng gia công với xưởng sản xuất thương binh 27/7, nội dung gia công là: bế hộp suất ăn nhẹ.Căn cứ vào hóa đơn GTGT của xưởng sản xuất thương binh ngày 27/7 với số tiền là: 5.940.000đ, trong đó thuế GTGT 540.000đ, kế toán ghi:
Nợ TK6277: 5.400.000đ
(Chi tiết hợp đồng EN02IHK01/07N: 5.400.000đ)
Nợ TK1331: 540.000đ
Có TK331: 5.940.000đ
( Chi tiết cho xưởng thương binh 27/7)
- Đối với chi phí thuê ngoài chế bản: Những sản phẩm in cần tách màu điện tử, Công ty phải đi thuê ngoài tách màu điện tử. Đối với khoản chi phí này căn cứ vào hóa đơn GTGT của đối tác kèm theo chi phí thuê ngoài chế bản của hợp đồng nào thì kế toán hạch toán trực tiếp cho hợp đồng đó.
Tháng 6/2005, hóa đơn GTGT số 43.938 của Công ty KaLong về khoản tiền tách màu điện tử và chế bản phim Menu giải trí tháng là: 25.000.000đ, thuế GTGT10%.
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 25.500.000đ
(Chi tiết cho hợp đồng PP02IHK01/21N :25.500.000đ)
Nợ TK133: 2.550.000đ
Có TK331: 28.050.000đ
(Chi tiết cho Công ty KaLong: 28.050.000đ)
- Chi phí khấu haoTSCĐ: Đối với TSCĐ dùng cho sản xuất(máy in, máy xén)thì phân bổ cho từng hợp đồng theo tiêu chuẩn phân bổ là số giờ máy chạy.Đối với TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng thì chi phí khấu hao lại được phân bổ theo tiền lương sản phẩm.
Số giờ máy chạy trong tháng 6/2005 được thống kê như sau:
Chỉ tiêu
Máy in
Máy xén
Hợp đồng PP02IHK01/21N
18
10
Hợp đồng EN02IHK01/07N
27
15
……………
……………
…………..
Cộng
700
340
Với công suất máy in: 30Kw/h; máy xén:20Kw/h.
Trong tháng 6/2005, kế toán tính ra số khấu hao phải trích trong tháng là:180.000.000đ, trong đó:
+ Máy móc thiết bị dùng cho sản xuất: 130.000.000đ
+ Quản lý phân xưởng : 26.600.000đ
Hệ số phân bổ khấu hao của máy móc thiết bị dùng cho sản xuất là:
H = 130.000.000 : (700+340) = 125.000
Chi phí khấu hao phân bổ cho từng hợp đồng là:
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 125.000 x (18+10) = 3.500.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N : 125.000 x (27+15)=5.250.000đ
Hệ số phân bổ khấu hao của TSCĐ dùng cho quản lý phân xưởng:
H = 26.600.000 : 380.000.000 = 0,07
Chi phí khấu hao phân bổ cho từng hợp đồng là:
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,07 x 12.000.000 = 840.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,07 x 16.000.000 = 1.120.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 156.600.000 đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 840.000+3.500.000=4.340.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N:1.120.000+5.250.000=6.370.000đ
..................................................................................)
Nợ TK642: 23.400.000đ
Có TK214: 180.000.000đ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài được tính vào chi phí sản xuất chung ở Công ty là khoản chi phí về năng lượng dùng trong sản xuất(chi phí về điện)và các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện thoại, chi phí sữa chữaTSCĐ thuê ngoài.
Chi phí tiền điện bao gồm tiền điện để chạy máy in, máy móc thiết bị khác…Điện do Công ty công trình Hàng không cung cấp. Do Công ty chưa trang bị thiết bị đo điện cho từng bộ phận sử dụng, nên chi phí về điện được hạch toán chung toàn Công ty, sau đó phân bổ vào từng hợp đồng theo tiêu thức số giờ máy chạy cho từng hợp đồng kết hợp với công suất của máy.
Các chi phí khác bằng tiền được phân bổ theo tiền lương sản phẩm.
Trong tháng 6/2005, kế toán tập hợp chi phí khác bằng tiền của Công ty là: 28.000.000đ.
Hệ số phân bổ là: 28.000.000 : 380.000.000 = 0,074
Chi phí khác bằng tiền phân bổ cho các hợp đồng như sau:
Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,074 x 12.000.000 = 888.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N 0,074 x 16.000.000 = 1.184.000đ
Kế toán định khoản:
Nợ TK627: 28.000.000đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 0,074 x 12.000.000 = 888.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N: 0,074 x 16.000.000 = 1.184.000đ
………………………………………………………)
Có TK111: 28.000.000đ
Căn cứ vào NKCT Số 5, sổ kế toán chi tiết TK627, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung và kết chuyển sang TK154.
Kế toán ghi:
Nợ TK154 : 28.000.000đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 33.256.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N :16.352.560đ
…………………………………………...)
Có TK627: 28.000.000đ
(Hợp đồng PP02IHK01/21N: 33.256.000đ
Hợp đồng EN02IHK01/07N :16.352.560đ
……………………………………….)
Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên sổ chi tiết TK627(Biểu số 9). Sổ chi tiết TK627 được mở chi tiết cho từng hợp đồng. Đồng thời, kế toán theo dõi trên sổ Nhật ký - Sổ cái cuối tháng lấy số liệu vào Sổ cái TK627.(Biểu số 10).
2.4.Tổng hợp chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp
Tập hợp chi phí sản xuất gồm 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Các chi phí sản xuất phát sinh trong tháng được kế toán theo dõi trên sổ chi tiết TK621, TK 622, TK 627.Cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp và kết chuyển toàn bộ chi phí sang TK154“Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”.
Kế toán ghi:
+ Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK154
Có TK621
+Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 154
Có TK622
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung
Nợ TK154
Có TK627
Trong kỳ các nghiệpvụ phát sinh đều được kế toán ghi vào sổ Nhật ký - Sổ cái, đồng thời vào sổ chi tiết TK154(Biểu số11). Sổ chi tiết TK154 được mở để theo dõi từng đơn đặt hàng.Cuối tháng căn cứ vào sổ Nhật ký- Sổ cái máy tính tự động cập nhật số liệu vào Sổ cái TK154 (Biểu số 12).
3.Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần In Hàng không
Do đặc thù sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình sản xuất đồng bộ khép kín, xét cho cả quy trình công nghệ thì tại Công ty không có sản phẩm dở dang, thực chất nếu xét từng khâu của quy trình sản xuất thì những sản phẩm đang nằm trên dây chuyền đều là sản phẩm dở dang nhưng tại Công ty, kỳ tính giá thành chỉ được xác định khi sản phẩm được hoàn thành xong ở công đoạn cuối cùng của quy trình sản xuất, tức là đơn đặt hàng của khách hàng hoàn thành.Vì vậy, tổng giá thành chính là tổng chi phí bỏ ra, điều đó có nghĩa là:
Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất
4.Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Công ty cổ phần In Hàng không sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng tập hợp chi phí theo từng đơn hàng cụ thể, Công ty đã xác định kỳ tính giá thành vào cuối tháng phù hợp với kỳ báo cáo.
Do đặc điểm sản xuất của Công ty là không có sản phẩm dở dang đầu kỳ. Các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh cho từng đơn hàng cũng chính là chi phí tập hợp để tính giá thành cho đơn hàng đó.
Kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp: Kế toán mở bảng tính giá thành cho từng đơn đặt hàng để tập hợp chi phí cho từng đơn đặt hàng đó. Khi đơn đặt hàng hoàn thành, kế toán cộng bảng tính giá thành của sản phẩm đó và tính giá thành đơn vị theo công thức:
Tổng giá thành thực tế của thành phẩm = Tổng CPSX phát sinh trong kỳ
Giá thành đơn vị Tổng giá thành của thành phẩm
của sản phẩm = ––––––––––––––––––––––––––––––––
sản xuất Tổng số lượng của sản phẩm hoàn thành
Ví dụ: Trong tháng 6/2005, hai đơn hàng đã sản xuất và hoàn thành(Biểu số13).
CHƯƠNG III
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG
I.NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG
Công ty Cổ Phần In Hàng không trước đây chỉ là một đơn vị sản xuất theochỉ tiêu ngành giao. Hiện nay nền kinh tế đã chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa sang cơ chế thị trường, mở rộng mặt hàng kinh doanh của mình.Cơ chế thị trường vừa tạo ra đà phát triển cho Công ty vừa đặt Công ty trước vấn đề sản phẩm của Công ty sản xuất ra thị trường có được khách hàng chấp nhận hay không. Khả năng cạnh tranh để đứng vững trên thị trường như thế nào. Đó là vấn đề quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty.
Vì vậy bên cạnh việc tích cực triển khai các hoạt động tìm kiếm khách hàng, tìm nguồn nguyên vật liệu, đảm bảo tiến độ sản xuất, giao hàng theo đúng hợp đồng cho khách hàng thì công tác quản lí chi phí sản xuất ở Công ty cũng được coi trọng đúng mức để từ đó công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất đúng đắn dẫn tới việc xác định được giá thành và giá bán hợp lí. Bằng hiệu quả sản xuất với sản phẩm in có chất lượng cao, giá thành hợp lí hiện nay Công ty tạo được uy tín tốt với khách hàng. Không những duy trì được những bạn hàng truyền thống mà Công ty ngày càng có thêm nhiều bạn hàng mới, giá trị sản lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng cao, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng cải thiện. Đó là nhờ sự cố gắng của Ban Giám đốc cùng toàn thể công nhân viên trong Công ty cũng như sự linh hoạt nhạy bén trong công tác quản lí kinh tế, quản lí sản xuất và công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần In Hàng không nói riêng.
1.Những ưu điểm
Về tổ chức bộ máy quản lý: Rất gọn nhẹ, hợp lí, các phòng ban chức năng phục vụ có hiệu quả, cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc quản lý sản xuất phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty.Từ đó tạo điều kiện cho Công ty chủ động trong sản xuất kinh doanh và ngày càng có uy tín trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Về tổ chức bộ máy kế toán: Phòng kế toán của Công ty được tổ chức, bố trí gọn nhẹ, khoa học, hợp lí phù hợp với công việc đồng thời phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người. Do vậy, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng của Công ty đã đi sâu vào nề nếp, tương đối ổn định và khoa học, để áp dụng những kĩ thuật mới như: Áp dụng khoa học công nghệ thông tin vào quản lý. Bộ máy kế toán của Công ty đảm bảo cung cấp những thông tin nhanh chóng, chính xác, kịp thời cho công tác quản lý, vận dụng linh hoạt sáng tạo chế độ chính sách của Bộ Tài chính ban hành mà không vi phạm các chế độ chung về kế toán tài chính.
Về hệ thống sổ sách chứng từ: Công tác tổ chức luân chuyển chứng từ của Công ty rất khoa học.Nó tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong Công ty, phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành và sử dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Đồng thời công tác tổ chức luân chuyển chứng từ này giúp bộ phận kế toán quản lý được tình hình nhập, xuất và tồn kho từ đó có phương pháp cung cấp kịp thời.Việc thường xuyên đối chiếu chứng từ gốc với số liệu trên sổ sách đã giúp phát hiện các chênh lệch và sai sót để có biện pháp kịp thời giải quyết.
Về tình hình công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm:
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, Công ty đã có những đổi mới trong khâu xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất được tính cho từng hợp đồng kinh tế đã hoàn thành là phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, làm cơ sở để đánh giá hiệu quả của mỗi hợp đồng, giúp cho nhà quản lý thấy được thiếu sót tồn đọng và nhanh chóng tìm ra được các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm của từng hợp đồng đó.
Về công tác tính giá thành: Công ty đang áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng là phù hợp với đặc điểm quy trình sản xuất, công nghệ sản xuất của Công ty. Phương pháp này có đặc điểm là toàn bộ chi phí phát sinh đều được tập hợp theo đơn đặt hàng, nó được phản ánh đầy đủ chính xác các chi phí phát sinh trong giá thành sản phẩm.
Hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân trực tiếp sản xuất đã khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, gắn trách nhiệm của người công nhân với sản phẩm mà họ sản xuất ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm.Việc trả lương theo sản phẩm đem lại công bằng cho người lao động, tiền lương trả cho người lao động đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, đấy cũng là cố gắng của ban lãnh đạo và bộ máy kế toán của Công ty.
2.Những hạn chế
Đối với khoản mục nguyên vật liệu chính là giấy: Do Công ty sản xuất theo từng đơn đặt hàng, kích thước, quy cách sản phẩm khác nhau do vậy trước khi in phải xén giấy từ giấy khổ thành giấy khổ in. Khi xuất giấy cho máy xén thuộc phân xưởng Sách thì Công ty coi như toàn bộ số giấy đó đã được đưa vào sản xuất và được tính hết cho khoản mục nguyên vật liệu chính cho từng hợp đồng nhưng thực chất khi xén giấy từ nguyên khổ ra khổ in vẫn còn có các băng thừa vẫn có thể tận dụng in các sản phẩm khác phù hợp được mà không cần xuất giấy mới hoặc những băng nhỏ không in được thì làm giấy phế liệu (giấy lề)vẫn thu hồi được. Khi Công ty bán phế liệu giấy thì lại hạch toán giảm chi phí quản lý doanh nghiệp, tức là ghi:
Nợ TK111- Tiền mặt
Có TK642- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Điều này cho thấy việc hạch toán này đã không phản ánh thực chất số chi phí về giấy đã tiêu hao trong sản phẩm đó.
Đối với những vật liệu không xác định được số lượng cụ thể cho từng hợp đồng như mực, ghim, băng dính…Phân xưởng sử dụng hết lại viết phiếu cấp vật tư mặc dù những vật liệu này chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với chính như: giấy và bản kẽm, Công ty không có định mức tiêu hao cụ thể mà phân bổ theo trị giá nguyên vật liệu chính là giấy đã xuất ra. Điều này đã làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính theo giá trị sản xuất thêm phức tạp, đồng thời doanh nghiệp không quản lý được định mức tiêu hao, dễ gây nên tình trạng lãng phí vật tư.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Việc hạch toán tiền lương sản phẩm của công nhân phân xưởng Offset, Plexo và phân xưởng Giấy cho từng hợp đồng là hợp lý, còn việc hạch toán tiền lương thời gian(tính cho từng ngày nghỉ phép, tham gia hội họp, học tập)của công nhân sản xuất vào TK627 cùng với lương nhân viên quản lý phân xưởng, sau đó mới phân bổ cho từng hợp đồng theo chỉ tiêu lương sản phẩm là chưa hợp lý vì như trên TK622 chưa phản ánh hết được chi phí nhân công trực tiếp đã tham gia sản xuất sản phẩm.
Đối với chi phí sản xuất chung: Về chi phí điện, Công ty đã không hạch toán khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung và toàn bộ tiền điện phát sinh trong kỳ Công ty hạch toán vào TK642, việc hạch toán này chưa hợp lý, nó đã làm cho giá thành sản xuất của sản phẩm chưa phản ánh một cách đầy đủ.
Về hình thức kế toán: Trên thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty xác nhận Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký-Sổ cái nhưng trên thực tế hình thức kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức cải biên giữa Nhật ký-Sổ cái với hình thức Nhật ký chung. Điều này được thể hiện rõ ở phần thực trạng, nếu theo hình thức Nhật ký-Sổ cái thì chỉ có một sổ tổng hợp duy nhất là Nhật ký-Sổ cái.
Nhưng từ các chứng từ, khi nhập dữ liệu vào máy tính và máy tính sẽ tự động chuyển vào các Sổ cái của các tài khoản một cách độc lập, hình thức vào sổ và mẫu sổ cái này đều mang dáng dấp của hình thức Nhật ký chung.
Như vậy hình thức Nhật ký-Sổ cái áp dụng trong Công ty là chưa chính xác về tên gọi nên Công ty cần thay đổi để phù hợp với hệ thống sổ hạch toán.
Đối với vấn đề tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, đánh giá sản phẩm dở và tính giá thành:
- Do đặc thù sản xuất của Công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng, quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục nhưng không phải là kéo dài, các hợp đồng thường được tiến hành sản xuất trong thời gian ngắn(có thể chỉ là một ngày hoặc vài ngày), trong tháng Công ty nhận được rất nhiều hợp đồng như vậy mà điều kiện phải tiến hành phân bổ từng khoản mục chi phí cho từng hợp đồng như vậy thì công việc kế toán trở nên phức tạp và cồng kềnh.
- Nếu xét cho từng hợp đồng thì ở Công ty cổ phần In Hàng không có sản phẩm dở dang nhưng nếu xét trên phương diện thời gian là cuối tháng thì cũng có những sản phẩm còn đang nằm trên dây chuyền sản xuất. Do vậy, để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm Công ty cần xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Đối với công tác tính giá thành sản phẩm, Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng nhưng do đặc thù sản xuất của Công ty, các hợp đồng diễn ra trong thời gian rất ngắn, trong tháng Công ty sản xuất rất nhiều hợp đồng. Do vậy, mặc dù tính giá thành sản phẩm cho từng hợp đồng rất chính xác nhưng làm cho công việc kế toán quá cồng kềnh và phức tạp. Theo em, Công ty cần nghiên cứu xem xét lại đối tượng tính giá thành cho phù hợp vẫn đảm bảo công tác kế toán của Công ty, đồng thời đảm bảo công tác kế toán gọn nhẹ, dễ hiểu.
Việc tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng trong tháng:
Ở Công ty cổ phần In Hàng không tất cả các nguyên vật liệu sử dụng đều coi là xuất kho sản xuất và tập hợp vào TK621“chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”. Kế toán trong Công ty sử dụng TK621, TK622, TK627 nhưng lại không mở chi tiết đến tài khoản cấp hai. Việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh đúng thực tế từng khoản mục chi phí nằm trong giá thành sản phẩm.Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp quá mức thực tế bỏ ra còn chi phí sản xuất chung lại ít hơn.Từ đó sẽ không thuận lợi cho việc phấn đấu tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm của Công ty.
II.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN IN HÀNG KHÔNG
Là sinh viên thực tập tốt nghiệp, trên cơ sở những kiến thức được học trong trường và tình hình thực tế của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty ngày một hoàn thiện, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất như sau:
1.Ý kiến thứ nhất: Hạch toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khi xuất giấy nguyên khổ để xén thành khổ giấy in, kế toán đã hạch toán toàn bộ số giấy đã xuất vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà thực tế Công ty vẫn có thể thu hồi, phế liệu(nếu có).Do vậy, đã không phản ánh chính xác giá thành của sản phẩm.
Ví dụ: Trong tháng 6/2005, tại Công ty phát sinh nghiệp vụ:
Ngày 25/6/2005, Công ty bán toàn bộ giấy lề cho bà Lan-cơ sở giấy Đê La Thành, với số tiền thu được là: 5.600.000 đồng. Kế toán đã hạch toán:
Nợ TK111: 5.600.000đ
Có TK642: 5.600.000đ
Điều này cho thấy Công ty đã hạch toán không chính xác khoản nguyên vật liệu thực tế đã tiêu hao.Để phản ánh chính xác giá thành sản phẩm của từng đơn hàng, kế toán phải phân bổ khoản phế liệu thu hồi này cho từng hợp đồng theo tỷ trọng giấy tham gia vào sản xuất của tháng đó.
Trong tháng 6/2005, Công ty có 2 hợp đồng:
+EN02IHK01/07N tỷ trọng giấy tham gia vào sản xuất là 5%.
+PP02IHK01/21N tỷ trọng giấy tham gia vào sản xuất là 1,5%.
Phân bổ phế liệu thu hồi về cho các hợp đồng như sau:
+EN02IHK01/07N :5.600.000 x 5% = 280.000đ
+PP02IHK01/21N: 5.600.000 x 1,5% =84.000đ
Như vậy, chi phí về nguyên vật liệu giấy của hợp đồng PP02IHK01/21N không phải là 17.098.000đ mà chỉ là:
17.098.000 – 84.000 = 17.014.000đ
Chi phí nguyên vật liệu giấy của hợp đồng EN02IHK01/07N không phải là 39.780.000 mà sẽ là:
39.780.000-280.000 = 39.500.000đ
Như vậy kế toán phải ghi:
Nợ TK111: 5.600.000đ
Có TK621 :5.600.000đ
(chi tiết cho hợp đồng EN02IHK01/07N:280.000
PP02IHK01/21N:84.000
………………………….)
2.Ý kiến thứ hai:Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Công ty đã hạch toán tiền lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất vào chi phí nhân viên quản lý phân xưởng đã làm cho chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm không phản ánh chính xác khoản mục này.Vì vậy, tiền lương thời gian của công nhân trực tiếp sản xuất cũng phải được tập hợp vào chi phí công nhân trực tiếp để phân bổ cho từng hợp đồng.
3.Ý kiến thứba: Hạch toán chi phí sản xuất chung
Về chi phí tiền điện: Hàng tháng khi phát sinh các khoản chi phí tiền điện, kế toán ghi:
Nợ TK 642
Nợ TK133
Có TK 331,111,112
Thực tế khoản chi phí tiền điện này phát sinh ở cả khu vực sản xuất và khu vực quản lí. Nếu hạch toán như trên, giá thành sản phẩm của Công ty chưa phản ánh đủ chi phí đồng thời dễ gây tình trạng sử dụng lãng phí .Vì vậy, Công ty cần lắp riêng đồng hồ sử dụng điện cho từng khu vực, đầu mối, để biết được tiền điện sử dụng trong sản xuất là bao nhiêu, số tiền điện dùng trong quản lý là bao nhiêu. Sau đó phân bổ tiền điện dùng trong sản xuất cho từng hợp đồng theo số giờ máy chạy và công suất máy.
4.Ý kiến thứ tư: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Do đặc điểm của ngành in, các sản phẩm có những quy cách, phẩm chất đa dạng, phong phú, sản xuất theo đơn đặt hàng hàng loạt. Nếu cuối tháng, đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì mức độ hoàn thành của các sản phẩm là như nhau.Vì vậy, kế toán chỉ cần theo dõi và xác định về mặt lượng các đơn đặt hàng chưa hoàn thành để xác định sản phẩm dở dang cuối tháng.
Để tính toán được sản lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng và sản lượng sản phẩm dở dang cuối tháng một cách tương đối chính xác và đơn giản, phù hợp với đặc điểm của ngành in ta có thể quy đổi sản lượng thực tế theo sản lượng quy đổi theo trang in tiêu chuẩn như sau:
Sản lượng sản Sản lượng sản phẩm Hệ số quy đổi
phẩm quy đổi = thực tế (trang) x sản phẩm
(trang in)
Trong đó:
Diện tích trang in thực tế
Hệ số quy đổi sản phẩm = –––––––––––––––––––––––
Diện tích trang in tiêu chuẩn
Theo quy định ngành in, trang in tiêu chuẩn có kích thước13x19 cm.Sản lượng sản phẩm thực tế là căn cứ vào nội dung trên các đơn đặt hàng về khuôn khổ kích thước về số màu in của thành phẩm, quy đổi về trang in tiêu chuẩn để xác định sản lượng sản phẩm quy đổi.
Đến kỳ tính giá thành kế toán căn cứ vào việc xác định những đơn đặt hàng đã hoàn thành và các đơn đặt hàng chưa hoàn thành để lập“Bảng quy đổi sản phẩm”để tính toán sản lượng sản phẩm hoàn thành và sản lượng sản phẩm chưa hoàn thành cuối tháng(Biểu số14).
Do tháng 5/ 2005 không tính được CPSX dở dang cuối kỳ chuyển sang tháng 6/2005, ta giả sử tháng 6/2005 sản phẩm dở dang đầu kỳ là không có.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng tập hợp được là:724.649.000đ
0 + 724.649.000
Dck = ––––––––––––––––– x 435.962 = 101.783.084đ
2.667.888 + 435.962
5.Ý kiến thứ năm:Thực hiện tính giá thành theo trang in tiêu chuẩn
Theo em hiện nay Công ty đang thực hiện tính giá thành theo đơn đặt hàng, phương pháp này có ưu điểm là tính chính xác những chi phí tập hợp trực tiếp được cho từng đơn đặt hàng, còn những chi phí không tập hợp trực tiếp được thì phân bổ gián tiếp theo nhiều tiêu thức, có những loại chi phí còn phải phân bổ qua nhiều tiêu thức. Do vậy, đã làm tăng thêm công việc tính toán và giảm đi tính chính xác của chi phí. Hơn nữa, hàng tháng Công ty sản xuất rất nhiều đơn đặt hàng, có những đơn đặt hàng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn và thường xuyên đan xen nhau…nên việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn đặt hàng để tính giá thành sản phẩm là rất khó khăn và phức tạp.Vì vậy, kế toán có thể tính giá thành theo trang in tiêu chuẩn là13x19cm, sau đó tính số lượng trang in tiêu chuẩn quy đổi của từng đơn đặt hàng.
Khi đó, giá thành của đơn đặt hàng được xác định:
Tổng giá Giá thành Số lượng trang in
thành của đơn = của trang in x tiêu chuẩn quy đổi
đặt hàng tiêu chuẩn của hợp đồng
Trong đó:
Giá thành Tổng giá thành
của trang in = ––––––––––––––––––––
tiêu chuẩn Tổng trang in tiêu chuẩn
Hay:
Z
z = ––
Q
Tổng Chi phí sản Chi phí sản xuất Chi phí sản
giá = xuất dở dang + phát sinh trong - xuất dở dang
thành đầu tháng tháng cuối tháng
Hay: Z = Dđk + C – Dck
Như vậy, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ, đối tượng tính giá thành là từng trang in tiêu chuẩn, kỳ tính giá thành là hàng tháng và vào cuối tháng phù hợp với kỳ báo cáo.
Trong tháng 6/2005, Công ty đã hoàn thành 8.210.214 trang in tiêu chuẩn còn lại 435.692 trang in tiêu chuẩn còn dở dang cuối tháng. Chi phí sản xuất dở dang cuối tháng xác định được là 101.783.084đ.
Ta lập bảng tính giá thành của trang in tiêu chuẩn:
Khoản mục
Dđk
C
Dck
Z
z
Chi phí NVL trực tiếp
-
749.649.000
101.783.084
647.865.916
78
Chi phí NC trực tiếp
-
143.395.000
-
143.395.000
17
Chi phí SXC
-
202.175.000
-
202.175.000
26
Cộng
-
1.095.219.000
101.783.084
993.435.916
121
Sau khi tính toán được giá thành của trang in tiêu chuẩn, kế toán có thể tính toán giá thành của từng đơn đặt hàng trên cơ sở quy đổi số lượng trang in thực tế về trang in tiêu chuẩn.
Ví dụ: Hợp đồng PP02, khách hàng đặt in 4.800 cuốn Menu giải trí có khổ thành phẩm là 21,5x28,5cm, 20 trang ruột và 1 trang bìa. Như vậy, tổng số trang in thực tế của đơn hàng này là (20+1)x 4800 = 100.800đ.
21,5
Hệ số quy đổi sản phẩm = –––––– = 2,48
13 x19
Ta có tổng số trang in tiêu chuẩn là:
100.800 x 2,48 = 249.984
Do vậy, tổng giá thành cho đơn đặt hàng PP02IHK01/21N là:
121 x 249.984 = 30.248.064
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH
Khoản mục
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
Chi phí NVL trực tiếp
19.498.752
4.062
Chi phí NC trực tiếp
4.249.728
885
Chi phí SXC
6.499.584
1.354
Cộng
30.248.064
6.301
Thực hiện tính giá thành theo phương pháp này là phù hợp với đặc điểm riêng của ngành in, phục vụ tốt nhất yêu cầu quản lý của Công ty.
6.Ý kiến thứ sáu:Trích trước chi phí sửa chữa lớnTSCĐ
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty cổ phần In Hàng không chủ yếu dựa trên hệ thống máy móc cụ thể là các máy in, máy cắt…Do vậy, Công ty cần phải trích trước một khoản chi phí sửa chữa TSCĐ.Việc trích trước các khoản chi phí này là hoàn toàn hợp lý để tránh những biến động lớn của các tài khoản chi phí làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.Việc trích trước này được tiến hành thường xuyên.Chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ được tính bằng(29%)số khấu hao cơ bản của từng đối tượng.Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa TSCĐ trong một năm để tính toán sửa chữa TSCĐ trong một tháng.
Số trích trước sửa chữa TSCĐ = 29% x KHTSCĐ cho từng đơn đặt hàng
Căn cứ vào tài liệu tính toán về số trích trước sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán vào sổ chi tiết TK335 đồng thời phản ánh vào sổ chi tiết TK627chi tiết cho từng đơn đặt hàng(Sơ đồ10).
7.Ý kiến thứ bảy:Về hình thức kế toán
Công ty nên sử dụng hình thức Nhật ký chung thay cho hình thức Nhật ký - Sổ cái.
Hiện nay ở Công ty, công tác kế toán được thực hiện chủ yếu trên máy vi tính.Do vậy, thay vì việc áp dụng kế toán“Nhật ký- Sổ cái”kế toán công ty có thể áp dụng hình thức kế toán“Nhật ký chung”.Vì hình thức kế toán này có mẫu sổ đơn giản, dễ hiểu, dễ ghi chép, phù hợp cho việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng.
Hình thức Nhật ký chung trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sử dụng các mẫu sổ như: sổ Nhật ký chung; sổ cái tài khoản 621,622,627; sổ thẻ kế toán chi tiết.
Trên đây là những đề xuất của em nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không. Đây chưa phải là những giải pháp tối ưu nhất song chúng cũng góp phần làm cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty được hợp lý và khoa học hơn, nhằm tính đúng, tính đủ chi phí vào giá thành, tạo điều kiện cho công tác quản lý chi phí và giá thành được thực hiện đúng trọng tâm, chính xác kịp thời đưa ra những biện pháp đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành, tạo đà cho Công ty đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
KẾT LUẬN
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai chỉ tiêu kinh tế cơ bản phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Việc tính đúng, tính đủ giá thành được dựa trên cơ sở của công tác hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và tại Công ty cổ phần In Hàng không nói riêng.
Trong bài luận văn của mình em đã nêu lên những vấn đề lí luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời cũng phản ánh thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành tại Công ty cổ phần In Hàng không. Sau khi so sánh giữa thực trạng với lý thuyết cũng như so sánh với chế độ kế toán hiện hành, luận văn đã đề cập đến một số điểm mà công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty còn tồn tại. Từ đó em đã đề xuất một số kiến nghị với mục đích để hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần In Hàng không.
Với thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm thực tế còn ít nên những ý kiến đề xuất có thể chưa bao quát hết.Em mong rằng những ý kiến của mình sẽ góp phần vào việc hoàn thiện, hợp lý hóa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.Để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này em đã được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáoGS.TS Lương Trọng Yêm và sự giúp đỡ của Công ty cổ phần In Hàng không. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo và các cô chú trong phòng kế toán Công ty cổ phần In Hàng không.
Hà nội 8/2006
Sinh viên
Đồng Thị Phương
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp(theo luật kế toán mới)
Trường Đại học Quản lý và Kinh doanh Hà nội.
NXB Lao động – Xã hội
L ý thuyết và thực hành Kế toán Tài chính
PGS.TS Nguyễn Văn Công
NXB Tài chính
Kế toán quản trị doanh nghiệp
PGS.TS.Đặng Văn Thanh
TS.Đào Xuân Tiên
NXB Tài chính
Tài liệu về Công ty
Tài liệu về lịch sử hình thành và phát triển công ty
Báo cáo tài chính , báo cáo kết quả kinh doanh của công ty giai đoạn 2004-2005.
PHỤ LỤC
Biểu số 1:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
PHIẾU XUẤT
Ngày 16/12/05 Số: 45/12 Mẫu số: 4VT
Bộ phận sử dụng: Phân xưởng sách(máy xén)
Mục đích sử dụng:In hộp đựng suất ăn(EN02IHK01/07N),
Menu giải trí(PP02IHK01/21N)
Phiếu sản xuất số: C25/12
TT
Tên nhãn hiệu
chủng loại vật tư
Đơn vị
tính
Khuôn
khổ
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Ghi
chú
Yêu cầu
Thực
xuất
01
Duplex 300g/m²
Tờ
79 x109
10.200
10.200
C25/12
02
Couche’230g/m²
Tờ
65 x 86
1.260
1.260
A9/12
03
Couche’120g/m²
Tờ
65 x 86
6.340
6.340
A9/12
Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người viết phiếu
Biểu số 2:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
PHIẾU XUẤT
Ngày 16/12/05 Số: 46/12 Mẫu số: 4VT
Bộ phận sử dụng: Phân xưởng chế bản
Mục đích sử dụng:In hộp đựng suất ăn(EN02IHK01/07N),
Menu giải trí(PP02IHK01/21N)
Phiếu sản xuất số: C25/12 , A9/12
TT
Tên nhãn hiệu
chủng loại vật tư
Đơn vị
tính
Khuôn
khổ
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Ghi
chú
Yêu cầu
Thực
xuất
01
Bản Ý
Tấm
56 x 67
08
08
C25/12
02
Bản Kodak
Tấm
61 x 72
24
24
A9/12
Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người viết phiếu
Biểu số 3:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
PHIẾU YÊU CẦU XUẤT VẬT TƯ
Số: OF 65/5
Để đáp ứng kịp thời cho sản xuất, bộ phận: Phân xưởng In Offset
Đề nghị phòng kinh doanh cấp một số vật tư sau:
TT
Tên vật tư
Đơn vị tính
Số lượng
Ghi chú
Mực đỏ Nhật
Kg
05
Mực xanh Nhật
Kg
05
Mực vàng Nhật
Kg
04
Mực đen Nhật
Kg
04
Mực trắng trong
Kg
05
Giẻ lau máy
Kg
20
Dầu hỏa
Lit
40
Ngày 10 tháng 12 năm 2005
Trưởng phòng kế hoạch Quản đốc phân xưởng
Biểu số 4:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
PHIẾU XUẤT
Ngày 16/12/05 Số: 47/12 Mẫu số: 4VT
Bộ phận sử dụng: Phân xưởng chế bản
Mục đích sử dụng: Vật tư tiêu hao
Phiếu sản xuất số: C25/12
TT
Tên nhãn hiệu
chủng loại vật tư
Đơn vị
tính
Số lượng
Đơn
giá
Thành
tiền
Ghi chú
Yêu cầu
Thực
xuất
01
Mực đỏ Nhật
Kg
05
05
02
Mực xanh Nhật
Kg
05
05
03
Mực vàng Nhật
Kg
04
04
04
Mực đen Nhật
Kg
04
04
05
Mực trắng Nhật
Kg
05
05
06
Giẻ lau máy
Kg
20
20
07
Dầu hỏa
Lít
40
40
Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người viết phiếu
Biểu số 5:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 621
Tháng 12/2005
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh
Nợ
Phát sinh
Có
Số
Ngày
…
…
…
…
…
…
X45/12
16/12
Giấy Duplex 300/m² HĐEN02IHK01/07N
152
39.780.000
X45/12
16/12
Giấy Couche 230/m²
HĐ PP02IHK01/21N
152
3.150.000
X45/12
16/12
Giấy Couche 120/m²
HĐ PP02IHK01/21N
152
13.948.000
X46/12
16/12
Bản Ý
HĐEN02IHK01/07N
152
320.000
X46/12
16/12
Bản Kodak
152
1.200.000
X47/12
16/12
Mực in
HĐEN02IHK01/07N
152
400.000
X47/12
16/12
Mực in
HĐ PP02IHK01/21N
152
120.000
…
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 6:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 621
Từ ngày 01/01 đến ngày31/12/2005
Tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số
CT
Ngày
CT
Loại
CT
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh
Nợ
Phát sinh
Có
Dư đầu kỳ
…
…
…
…
…
…
…
45/12
16/12
Xuất kho
Giấy Duplex 300/m²
152
39.780.000
45/12
16/12
Xuất kho
Giấy Couche
230/m²
152
3.150.000
45/12
16/12
Xuất kho
Giấy Couche
120/m²
152
13.948.000
46/12
16/12
Xuất kho
Bản Ý
152
320.000
46/12
16/12
Xuất kho
Bản Kodak
152
1.200.000
47/12
16/12
Xuất kho
Mực in
152
400.000
47/12
16/12
Xuất kho
Mực in
152
120.000
…
…
…
…
…
…
…
KC CPNVLTT
2.200.000.000
2.200.000.000
Dư cuối kỳ
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 7:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 622
Tháng 12/2005
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
…
…
…
…
…
…
Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên trực tiếp sản xuất
334
380.000.000
T 12
HĐ EN 02IHK01/07N
334
12.000.000
T 12
HĐ PP 02IHK01/21N
334
16.000.000
…
...
…
…
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo lương
338
70.000.000
T 12
HĐ EN 02IHK01/07N
338
2.280.000
T 12
HĐ PP 02IHK01/21N
338
3.040.000
…
…
…
…
…
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
450.000.000
HĐ EN 02IHK01/07N
154
14.280.000
HĐ PP 02IHK01/21N
154
19.040.000
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 8:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 622
Từ ngày 01/01 đến ngày31/12/2005
Tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
Dư đầu kỳ
…
…
…
…
…
…
Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên trực tiếp sản xuất
334
380.000.000
T 12
HĐ EN 02IHK01/07N
334
12.000.000
T 12
HĐ PP 02IHK01/21N
334
16.000.000
…
...
…
…
Trích BHXH,BHYT,KPCĐ theo lương
338
70.000.000
T 12
HĐ EN 02IHK01/07N
338
2.280.000
T 12
HĐ PP 02IHK01/21N
338
3.040.000
…
…
…
…
…
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
154
450.000.000
T 12
HĐ EN 02IHK01/07N
154
14.280.000
T 12
HĐ PP 02IHK01/21N
154
19.040.000
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
450.000.000
450.000.000
Dư cuối kỳ
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 9:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 627
Tháng 12/2005
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
…
…
…
…
…
…
HĐ PP 02IHK01/21N
T 12
Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên quản lý phân xưởng
334
2.340.000
T 12
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
88.920
T 12
Nhiên liệu, vật liệu
152
100.000
T 12
Khấu hao TSCĐ
214
4.340.000
T 12
Thuê ngoài chế biến
331
25.500.000
T 12
Mua bằng tiền khác
111
888.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm
154
33.256.920
HĐ EN 02IHK01/07N
T 12
Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên quản lý phân xưởng
334
3.120.000
T 12
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
118.560
T 12
Nhiên liệu, vật liệu
152
160.000
T 12
Khấu hao TSCĐ
214
6.370.000
T 12
Thuê ngoài chế biến
331
5.400.000
T 12
Mua bằng tiền khác
111
1.184.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm
154
16.352.560
…
…
…
…
…
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 10:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 627
Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2005
Tài khoản 627 Chi phí sản xuất chung
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
Dư đầu kỳ
…
…
…
…
…
…
HĐ PP 02IHK01/21N
T 12
Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên quản lý phân xưởng
334
2.340.000
T 12
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
88.920
T 12
Nhiên liệu, vật liệu
152
100.000
T 12
Khấu hao TSCĐ
214
4.340.000
T 12
Thuê ngoài chế biến
331
25.500.000
T 12
Mua bằng tiền khác
111
888.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm
154
33.256.920
HĐ EN 02IHK01/07N
T 12
Tiền lương phải thanh toán cho nhân viên quản lý phân xưởng
334
3.120.000
T 12
BHXH, BHYT, KPCĐ
338
118.560
T 12
Nhiên liệu, vật liệu
152
160.000
T 12
Khấu hao TSCĐ
214
6.370.000
T 12
Thuê ngoài chế biến
331
5.400.000
T 12
Mua bằng tiền khác
111
1.184.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm
154
16.352.560
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
835.000.000
835.000.000
Dư cuối kỳ
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 11:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154
Tháng 12/2005
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
…
…
…
…
…
…
HĐ PP 02IHK01/21N
T 12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
18.418.000
T 12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
14.280.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
33.256.920
T 12
Giao sản phẩm cho khách hàng
632
65.954.920
HĐ EN 02IHK01/07N
T 12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
40.000.000
T 12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
19.040.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
16.325.560
T 12
Giao sản phẩm cho khách hàng
632
75.892.560
…
…
…
…
…
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 12:
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam
Công ty cổ phần In Hàng không
…………………
SỔ CÁI TÀI KHOẢN 154
Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2005
Tài khoản 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Phát sinh Nợ
Phát sinh Có
Số
Ngày
Dư đầu kỳ
917.000.000
…
…
…
…
…
…
HĐ PP 02IHK01/21N
T 12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
18.418.000
T 12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
14.280.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
33.256.920
T 12
Giao sản phẩm cho khách hàng
632
65.954.920
HĐ EN 02IHK01/07N
T 12
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
621
40.000.000
T 12
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
622
19.040.000
T 12
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
627
16.325.560
T 12
Giao sản phẩm cho khách hàng
632
75.892.560
…
…
…
…
…
Cộng phát sinh
1.058.847.480
141.847.480
Dư cuối kỳ
917.000.000
NGƯỜI LẬP KẾ TOÁN TRƯỞNG THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Biểu số 13: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
HĐ EN02IHK01/07N
Tên sản phẩm: Hộp đựng thức ăn
Số lượng : 59.000 quyển Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
Các khoản mục chi phí
CPNVL
CPNC
CPSXC
Tổng giá thành
75.892.560
40.500.000
19.040.000
16.352.560
Giá thành đơn vị
1.280
686
320
274
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
HĐ PP02IHK01/21N
Tên sản phẩm: Menu giải trí
Số lượng : 4.800 quyển Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
Tổng số
Các khoản mục chi phí
CPNVL
CPNC
CPSXC
Tổng giá thành
65.954.920
18.418.000
14.280.000
33.256.920
Giá thành đơn vị
13.757
3.837
2.980
6.940
Ngày 31 tháng 12 năm 2005
Giám đốc Kế toán trưởng Người lập
Biểu số 14: BẢNG QUY ĐỔI SẢN PHẨM
Khổ thành
phẩm
Hệ số quyđổi
sản phẩm
Số lượng trang in thực tế
Số lượng trang in quy đổi
Hoàn thành
Dở dang
Hoàn thành
Dở dang
21,5 x 28,5
2,48
806.400
1.999.872
16 x 21
1,36
122.400
166.464
21 x 29,7
2,25
152.600
384.552
14,5 x 20,5
1,20
97.500
117.000
……
……
…….
…….
15x21
1,27
47.000
59.690
19x27
2,07
181.700
376.119
……
…...
……
…….
Cộng
4.178.900
229.150
8.210.214
435.962
Sơ đồ 1: Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu, vật liệu trực tiếp
TK152,611
TK621
TK152,1381
TK111,112,331
TK154,631
TK632
Vật liệu dùng trực tiếp sản xuất,
chế tạo sản phẩm
Giá trị phế liệu thu hồi, vật liệu
Sử dụng không hết nhập kho
Mua vật liệu dùng ngay
cho sản xuất sản phẩm
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo mức bình thường
Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp theo mức bình thường
Sơ đồ 2: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK334
TK622
TK152 (631)
TK338
TK632
Tiền lương và các khoản phải trả công nhân sản xuất
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo mức bình thường
Các khoản trích theo lương
của công nhân sản xuất
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo mức bình thường
TK335
Trích tiền lương nghỉ phép
của công nhân sản xuất
Sơ đồ 3: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
TK334,338
TK627
TK111,112
TK152
TK154,631
Chi phí nhân viên phân xưởng
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung phát sinh
Chi phí nguyên vật liệu, vật liệu
Kết chuyển chi phí biến đổi tính vào chi phí công cụ dụng cụ
TK214
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK153,142,335
Chi phí công cụ dụng cụ và các khoản trả trước, phải trả
TK331
Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK111,112,141
Các khoản chi bằng
tiền cho hoạt động sản xuất
TK133
TK632
Kết chuyển chi phí cố định tính
vào chi phí chế biến sản phẩm
Sơ đồ 4: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
(Kê khai thường xuyên)
TK152
TK154
TK621
Phế liệu thu hồi (nếu có)
Kết chuyển chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp
Gửi bán hoặc bán ngay
Giá thành sản xuất của
sản phẩm hoàn thành
TK157,632
Nhập kho
TK155
TK138
TK622
Khoản bắt bồi thường (nếu có)
Kết chuyển chi phí
nhân công sản xuất
TK627
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
Sơ đồ 5: Kế toán tổng hợp chi phí giá thành sản xuất
TK111,112,138
TK631
TK154
Bồi thường vật chất
Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang đầu kỳ
TK611
TK621
Phế liệu thu hồi (nếu có)
Kết chuyển chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp
Kết chuyển giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Giá thành sản phẩm hoàn thành
TK154
TK632
Kết chuyển chi phí
sản xuất chung
TK627
TK622
Kết chuyển chi phí
nhân công trực tiếp
Sơ đồ 10: Quy trình hạch toán chi phí trích trước sửa chữa lớn TSCĐ
TK2413
TK335
TK627
TK627
Chi phí sửa chữa lớn
TSCĐ thực tế phát sinh
Trích trước chi phí phải trả
theo kế hoạch
Kết chuyển khoản chênh lệch giữa
chi phí phải trả theo khách hàng lớn hơn chi phí phải trả thực tế phát sinh
Phần chênh lệch giữa chi phí
phải trả thực tế lớn hơn chi phí
phải trả khách hàng
Danh mục các từ viết tắt trong luận văn
BCTC : Báo cáo tài chính
BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
KPCĐ : Kinh phí công đoàn
CPSX : Chi phí sản xuất
CPNVLTT : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPNCTT : Chi phí nhân công trực tiếp
CPSXC : Chi phí sản xuất chung
CPSXKDDD : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
HSCB : Hệ số cấp bậc
HĐ : Hợp đồng
KD : Kinh doanh
KHTSCĐ : Khấu hao tài sản cố định
NVL : Nguyên vật liệu
PX : Phân xưởng
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TK : Tài khoản
TSCĐ : Tài sản cố định
XNK : Xuất nhập khẩu
GTGT : Giá trị gia tăng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT168.docx