Luận văn Kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội-Habubank

Việc cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng ,bất kể một trường hợp nào xảy ra có ảnh hưởng đến nguồn vốn đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như chúng ta đã biết, kế hoạch về nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng của việc trả nợ trước hạn của các khách hàng bởi khi vay giữa ngân hàng và khách hàng bao giờ cũng có cam kết trả nợ vào một ngày rõ ràng có nghĩa là ngày đó được khách hàng đồng ý và ngân hàng chấp nhận và đây cũng chính là căn cứ để ngân hàng lên kế hoạch hoạt động cho kỳ tiếp theo. Việc khách hàng trả nợ gốc trước hạn có nghĩa là chưa đến ngày hạn trả nhưng khách hàng đã trả nợ rồi. Vấn đề này trong các văn bản, chế độ của ngân hàng Nhà nước cũng như riêng từng hệ thống ngân hàng không có qui định cụ thể nào về cách xử lý nên nó không được thống kê trên các sổ sách thích hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội em nhận thấy đây là vấn đề ít nhiều gây thiệt hại cho ngân hàng nên em xin đưa ra đề xuất nhằm hạn chế bớt phần nào thiệt hại. Trong trường hợp khách hàng trả nợ trước thời hạn thì áp dụng tỷ lệ phí trả trước hạn cụ thể: Số tiền phạt = (Số tiền trả trước hạn) * (Tỷ lệ phí trả trước hạn) * (Số ngày còn lại của hợp đồng vay vốn).

doc84 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội-Habubank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phòng và một phó phòng, chức năng chủ yếu là: Phát triển củng cố mối quan hệ đối ngoại giữa NH Nhà với các NH,tổ chức tài chính trong và ngoài nước để mở rộng thị trường thanh toán. Thực hiện nhiệm vụ thanh toán quốc tế kinh doanh vàng bạc ngoại tệ theo qui định và cho phép của NH nhà nước VN. *Phòng nhân sự: Gồm 3 người trong đó có một phó phòng phụ trách công việc chung (chưa có trưởng phòng) chức năng chủ yếu là: Phụ trách các công việc về hành chính tổ chức của công tác cán bộ lưu trữ hồ sơ cán bộ,... *Văn phòng: Gồm 8 người trong đó có một chánh văn phòng,một phó tránh văn phòng,chức năng chủ yếu là:Phụ trách cong việc về văn phòng,hồ sơ đại hội cổ đông,biên bản nghị qyuyết của HĐQT,ban kiểm soát ,...Đồng thời thực hiẹn các chức nằng khác do lãnh đạo giao. *Nguồn vốn ngoai hối: Gồm 20 người trong dó có một trưởng phòng,hai phó phòng chức năng chủ yếu là:Nhập xuất quĩ tiền mặt,tài sản khác. Cập nhật vào sổ quĩ tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách đầy đủ,chính xác, kịp thời theo chế độ KT hiện hành.Phụ trách công tác cổ đông, cổ phần,cổ phiếu của NH.Cuối ngày đối chiếu với KT hay bộ phận quản lý về số liệu đã ghi chép. *Thanh toán quốc tế: Gồm 9 người trong đó có một trưởng phòng hai phó phòng với chức năng chủ yếu là: -Tăng cường củng cố quan hệ đối ngoại giữa NH nhà với các NH tổ chức tài chính khác. -Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế (L/C, kiều hối,...). *Công nghệ thông tin: Gồm 5 người trong đó có một trưởng phòngvới chức năng chủ yếu là: + Xử lý các thông tin báo cáo chung của toàn NH +Nghiên cứu,phát triển thành tựu khoa học kỹ thuật vào NH. *Marketing: Gồm có 5 người trong đó có một trưởng phòng với chức năng chủ yếu là: - Nghiên cứu phương hướng hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh từ đó định hướng phương hướng hoạt động kinh doanh của NH nhà. -Mở rộng thị trường,thực hiện nhiệm vụ quảng cáo tiếp thị. *Các chi nhánh: Hiện nay Habubank gồm có: - 03 chi nhánh cấp I: + Chi nhánh TP hồ Chí Minh. + Chi nhánh Quảng Ninh. + Chi nhánh Bắc Ninh. - 04 chi nhánh cấp II + Chi nhánh Hàm Long. + Chi nhánh Thanh Quan. + Chi nhánh Xuân Thuỷ + Chi nhánh Hoàng Quốc Việt Trong mỗi chi nhánh gồm có một giám đốc,trưởng phó các phòng ban (Phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng hành chính,...) cán bộ công nhân viên - Chức năng chủ yếu của các chi nhánh: +Thực hiện các nghiệp vụ NH: Nhận tiền gửi,chi trả tiền gửi,nhận chuyển tiền cho khách hàng,cho vay, thu nợ ,thu đổi ngoại tệ, chi trả kiều hối. +Phát triển khách hàng thông qua tiếp thị giới thiệu hoạt động của NH với các tổ chức kinh tế cá nhân, củng cố và xây dựng mối quan hệ giữa NH với các khách hàng truyền thống. *Kiểm tra xét duyệt: Gồm 5 người trong đó có một trưởng phòng với chức năng chủ yếu là kiểm tra các báo cáo,nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn NH. *Trung tâm thanh toán Bất Động Sản: Gồm một phó giám đốc và hai phó giám đốc với chức năng chủ yếu là hỗ trợ kinh doanh,kinh doanh về lĩnh vực nhà đất trên địa bàn và các khu vực kinh tế trọng điểm . *Phòng kế toán (phòng tài chính kế toán): Sơ đố cơ cấu tổ chức phòng kế toán: Trưởng phòng kế toán Kế toán giao dịch Kế toán nội bộ Phó phòng kế toán Bù trừ Vay Nguồn Gửi Tiết kiệm Phòng kế toán gồm một trưởng phòng và hai phó phòng phụ trách chung,nhân viên kế toán (kế toán tiền vay, kế toán tiền gửi, kế toán tiền gửi tiết kiệm, kế toán nội bộ,...), chức năng chủ yếu : +Tổ chức thực hiện việc hạch toán trong Habubank phù hợp với các qui định của NH nhà nươc,và của nhà nước +Tiếp nhận chứng từ ghi chép hạch toán chính xác trung thực kịp thới các khoản thu chi giao dịch tài chính và các đơn vị Habubank. +Thu nhận giao trả tiền gửi,tiền tiết kiệm,lãi vay tiền cho vay,...của khách hàng +Thanh toán tiền lương các khoản tiền khác cho cán bộ công nhân viên thành viên hội đồng quản trị ban kiểm soát,cổ đông,... +Cung cấp đầy đủ kịp thời chính xác các loại báo cáo tài chính,kế toán theo qui định của nhà theo yêu cầu quản lý của hội đồng quản trị ban kiểm soát ban điều hành. +Lưu trữ đảm bảo bí mật,an toàn tuyệt đối tài sản chứng từ kế toán và các hồ sơ liên quan đến tài chính kế toán của NH nhà. +Thực hiện công tác khác do lanh đạo NH giao. 2.1.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Nhà HN trong những năm gần đây. Trong những năm vừa qua tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới có nhiều biến động phức tạp ít nhiều nước ta cũng bị ảnh hưởng như cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực và trên thế giới (tỷ giá đồng USD giảm mạnh so với các đồng tiền khác,đại dịch Sart, thêm vào đó nước ta liên kết chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Chính vì thế sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn thêm vào đó sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài ngày càng gay gắt (như cuộc chạy đua lãi xuất giữa các NH,…). Tăng trưởng kinh tế không cao, nhu cầu tín dụng giảm, cạnh tranh trong thị trường tài chính - ngân hàng gay gắt hơn làm cho hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là khối các ngân hàng TMCP càng trở nên gay gắt. Tuy nhiên, hoạt động của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội (Habubark) trong những năm vừa qua được coi là tích cực, có hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhưng với phương châm "tất cả vì sự thành đạt của khách hàng, luôn nâng cao chất lượng phục vụ, dành cho khách hàng những thuận lợi nhất khi giao dịch",Habubank đã thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến giao dịch, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, tăng trưởng dư nợ lành mạnh và đã đạt được một số kết quả nhất định. 2.1.3.1. Về huy động vốn. Nguồn vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức hoạt động kinh doanh. Nó quyết định tới qui mô hoạt động của ngân hàng nói chung và qui mô hoạt động tín dụng nói riêng và là tiền đề để mở rộng hay thu hẹp qui mô tín dụng. Nhận thức được vấn đề này,Habubank đã tổ chức thực hiện tốt các công huy động vốn, tích cực thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội và dân cư trên địa bàn thông qua việc đa dạng hóa về hình thức huy động, kết hợp với việc đẩy mạnh hiện đại hóa công nghiệp ngân hàng, đổi mới tác phong giao dịch, thỏa mãn kịp thời nhu cầu về vốn của các khách hàng cũng như thực hiện tốt các dịch vụ khác. Xây dựng hệ thống giao dịch thuận tiện, cơ sở vật chất khang trang với phương châm "Habubank cung ứng một cách toàn diện các phản phẩm dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao,sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của từng đối tượng khác hàng ". Tăng cường nêu cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công nhân viên thông qua việc khoán các chỉ tiêu thường xuyên kiểm tra giám sát. Từ đó Habubank đã không ngừng khỏi tăng nguồn vốn của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thực hiện phương châm "Tăng cường khai thác nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư". Đồng thời Habubank luôn phấn đấu tự cân đối nguồn vốn đảm bảo vốn phục vụ kinh doanh trên địa bàn. Nguồn vốn huy động tại chỗ luôn ổn định và tăng trưởng cả về số dư và số bình quân. Đồng thời thường xuyên đảm bảo an toàn tiền gửi của khách hàng và tài sản của ngân hàng. Kết cấu nguồn của Habubank được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây: Tăng trưởng tổng tài sản được thể hiện qua biểu đồ sau: Tổng nguồn vốn hoạt động của HBB tại thời điểm 31/12/2000 là 1.685. tỷ đồng tăng 18% so với 2001, tăng 85% so với năm 2000 tăng 414% so với 1999 Bảng 1: Tình hình HĐV tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội Đơn vị tính: triệu đồng Số dư nguồn vốn huy động Năn 2001 Năm 2002 So sánh 2002/2001 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng số 1.338.304 93,5% 1.561.679 92,7% +16,7% TG,Vay từ cácTCTD 595.755 41,6% 612.3680 36,4% +2,8% TG của TCKT 170.913 11,9% 243.484 14,4% +42,4% TG tiết kiệm 571.636 39,9% 705.515 41,9% +23,4% Ghi trú: Tổng nguồn vốn năm: + 2002: 1.685.389 triệu đồng (100%) + 2001: 1.431.219 triệu đồng (100%) Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội,năm 2002 tăng mạnh so với năm 2001. Với 1.561.679 triệu đồng năm 2002 đạt tỷ lệ 16,7% so với năm 2001, về số tuyệt đối tăng 233.375 triệu đồng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 41,9% trên tổng nguồn vốn huy động, tăng 133.879 triệu đồng, đạt tỷ lệ 23,4% so với năm 2001. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế mặc dù chiếm tỷ trọng 14,4% nhưng lại đạt tỷ lệ tăng trưởng là 42,4% so với cùng năm 2001 (đây là nguồn vốn có lãi suất thấp). Tiền gửi & vay từ các TCTD chiếm tỷ lệ 36,4%,tỷ lệ tăng trưởng thấp 2,8% so với 2001.Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm mà đây lại là nguồn vốn có lãi suất cao do vay phải chi trả lãi lớn nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong TG tiết kiệm thì TGKT có kỳ hạn chiếm đa phần, đây cũng là một ưu điểm vì nó tạo ra sự ổn định trong nguồn vốn của Habubank từ đó giúp NH có kế hoạch trong việc cho vay. Đạt được kết quả trên đây là do Habuank đã coi trọng công tác huy động vốn bằng nhiều biện pháp và hình thức huy động phong phú, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng ở mọi lúc, mọi nơi. Đạt được kết quả này một phần không nhỏ cũng nhờ vào sự cố gắng nỗ lực của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 2.1.3.2. Công tác sử dụng vốn: Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, đã tập trung vốn đầu tư cho các đơn vị kinh doanh trọng điểm như đầu tư phát triển, tạo điều kiện giúp đỡ bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh, ưu tiên vốn cho các doanh nghiệp, các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định. Bên cạnh đó, Habuank cố gắng tìm kiếm cơ hội đầu tư cho bộ phận kinh tế quốc doanh. Bảng 2: Kết quả công tác cho vay tại ngân hàng TMCP Nhà HN Đơn vị tính: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 200l Năm 2002 So sánh Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 672.899 100% 995.225 100% +48% 1.Phân theo thời gian: - Cho vay ngắn hạn - Cho vay T - DH 543.461 129.438 81% 19% 783.335 211.890 79% 21% +44% +64% 2.Phân theo loại hình DN: - DN quốc doanh - DN ngoài quốc doanh 195.174 477.725 29% 71% 224.852 770.373 23% 77% +15% +61% Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng dư nợ năm 2002 là 995.225 triệu đồng tăng 48% so với năm 2001 về số tuyệt đối tăng 322.326 triệu đồng. Trong đó dư nợ ngắn hạn năm 2002 là 783.335 triệu đồng,chiếm tỷ lệ 79% tăng 44% so với năm 2001; cho vay T _ DH chiếm tỷ lệ 21% tăng 64% so với năm 2001. Như vậy cho vay ngắn hạn của Habubank chiếm đa phần vì thế thời gian thu hồi vốn ngắn,NH chủ động trong việc sử dụng vốn từ đó NH sẽ có kế hạch cho vay hợp lý.Tổng dư nợ cho vay quốc doanh năm 2002 chiếm 23% tăng 15% so với năm 2001,dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 77% tăng đáng kể, tăng 61% so với năm 2001.Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù hầu hết các ngân hàng đã chuyển dịch đầu tư sang bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh nhưng đối với bộ phận kinh tế quốc doanh thì họ vẫn giữ ở một tỷ trọng, bởi vì đối với bộ phận kinh tế quốc doanh dù sao vẫn có đảm bảo hơn trong cho vay. Chính vì vậy,trong thời gian tới Habubank cần phải có những biện pháp tích cực để mở rộng, tăng tỷ lệ cho vay đối với bộ phận kinh tế quốc doanh. 2.2. Qui trinh kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. 2.2.1. Văn bản thực hiện cho vay tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội: Sau khi luật các TCTD ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 đã mở ra một bước ngoặt mới cho hoạt động của các TCTD. Đây là môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn. Ngày 30/9/1998, Thống đốc NHNN ban hành qui chế cho vay của TCTD đối với khách hàng kém theo Quyết định số 324/QĐ-NH1 để thay thế cho các qui định đã ban hành trước đó. Để cụ thể hóa hoạt động việc đầu tư vốn kinh tế, ngày 25/02/2000 Chủ tịch HĐ quản trị - Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đã ban hành Quyết định số 97/HBB-QĐ kèm theo qui chế cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đối với khách hàng. Từ khi áp dụng qui chế cho vay mới, Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội triển khai kịp thời và nghiêm túc, đã thực hiện việc mở rộng đối tượng cho vay. Có thể nói không một tổ chức hay cá nhân nào trên địa bàn mà Habubank không tham gia đầu tư vốn nếu họ có nhu cầu vay, đủ điều kiện vay theo qui định. * Theo như qui chế cho vay của ngân hàng thì đối tượng cho vay bao gồm: - Các pháp nhân: DNNN, HTX, Công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện hoạt động theo qui định của pháp luật. - Hộ gia đình. - Tổ hợp tác. - Doanh nghiệp tư nhân. - Cá nhân. * Thời hạn cho vay vốn gồm 2 loại: - Cho vay ngắn hạn: thời hạn cho vay được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng không quá 12 tháng. - Cho vay T-DT: Thời hạn cho vay được xác định phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. + Thời hạn cho vay trung hạn: Từ trên 12 tháng đến 60 tháng, nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc giấy phép lập đối với pháp nhân. + Thời hạn cho vay dài hạn: Từ trên 60 tháng nhưng không quá thời gian hoạt động còn lại theo Quyết định thành lập hoặc giấy phép thành lập đối với pháp nhân. * Lãi suất cho vay: Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội và khách hàng thỏa thuận trong HĐTD, không vượt quá qui định về lãi suất cho vay của Ngân hàng nhà nước và lãi suất công bố của Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội tại thời điểm ký kết HĐTD. 2.2.2. Qui trình thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay ngoài Quốc Doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Là một Sinh viên thực tập tại Habubank thời gian thực tập có nhiều hạn chế vì vậy em lựa chọn qui trình kế toán cho vay ngoài quốc doanh bằng VNĐ tại hội sở chính NH TMCP nhà HN từ khi phát vay đến khi đáo hạn của Công ty TNHH CAVICO Thương Mại để trả tiền cho Công ty phát triển cơ sở hạ tầng V-Trac (TK tại NH ANZ chi nhánh HN) từ ngày 19/02/2004 đến ngày 19/07/2004 như sau: 2.2.2.1. Kế toán giai đoạn phát tiền vay: Bộ phận kế toán sau khi nhận hồ sơ giải ngân (01 bảng kê rút vốn, 01 bảng khế ước nhận nợ) sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ này như sau: Ngân hàng thương mại cổ phần nhà Hà Nội Khế ước nhận nợ vay Phòng PTKD Số khế ứơc Ngày lập Loại hình TK vay 0309P00035 19/02/2004 Ngắn hạn 010-211100-00003404-5 A. tổ chức vay vốn (tcvv) Tên tổ chức vay vốn: Cty TNHH CAVICO Thương Mại Địa chỉ trụ sở chính: Mỹ Đình - Từ Liêm - HN Giấy phép kinh doanh: 0302000411 do sở KH & ĐT HN cấp Đăng ký thành lập: Điện thoại/Fax: 04.8546311 Người đại diện TCVV: Nguyễn Lương Đức Chức vụ: Giám đốc Giấy uỷ quyền vay vốn: CMTND của người đại diện: 011314053 do CA HN cấp ngày 10/12/1963 B. Điều kiện liên quan đến khoản vay Đơn vị vay được duyệt ngày 19/02/2004 Lãi xuất tiền vay 0,9% Số tiền vay được duyệt 400.000.000 đ Phương thức trả lãi Hàng tháng Thời hạn được duyệt 05 tháng Ngày đầu tiên rút vốn 19/02/2004 C. Giải ngân trả nợ tiền vay:số tiền thực tế nhận nợ sẽ được thao dõi ở mặt sau của khế ước này. Tiến độ trả nợ thao nội dung đã cam kết của bên vay và hợp đồng tín dụng số 010-0001043 HĐTD ngày 19 tháng 02 năm 2004 ký giữa ngân hàng và bên vay . D. Tài sản đảm bảo: Tên tài sản: Giấy tờ ôtô, máy móc thiết bị Tri giá : 680.000.000 VNĐ (Sáu trăm tám mươi triệu đồng chẵn) Chi tiết tài sản được nêu trong Hợp đồng cầm cố/thế chấp tài sản số 5483/HĐCC_TC ngày16 tháng 01 năm 2004 ký giữa NH và bên vay E. Cam kết của bên vay + Nếu chậm trả lãi và gốc 02 (hai) tháng liêntiếp mà không được BHH chấp thuận thì NH có quyền thu hồi vốn vay trước hạn. + Chịu trách nhiệm nhận số tiền vay từng lần theo bảng kê rút vốn và chứng từ kèm theo: Trả gốc lãi đúng hạn + Chấp hành đúng các điều khoản trong hợp đồng tín dụng đã ký với NH. + Chấp thuận mức lãi suất trong thời hạn vay theo quyết định của Habubank. Bên cho vay Cán bộ PTKD Tổng giám đốc Bên vay Kế toán trưởng Giám đốc Ghi trú: +Khế ước có thể được lập thành nhiều bản nhưng chỉ có một bản duy nhất do kế toán bên vay dữ có pháp lý,các bản khác chỉ có giá trị đối chiếu. +Khi thay đổi tên người được uỷ nhiệm ký nhận tiền vay phải có giấy uỷ nhiệm kèm theo và được lưu hành kèm theo khế ước này. Ngân hàng thương mại cổ phần nhà HN Bảng kê rút vốn Tên công ty vay vốn Cty TNHH CAVICO Thương Mại Theo hợp đồng tín dụng số 0309P00035 Ngày,tháng,năm 19/02/2004 Đề nghị NH TMCP Nhà HN cho chúng tôi vay số tiền là: 400,000,000 VNĐ (Bằng chữ : Bốn trăm triệu đồng chẵn./.) Vào ngày 19 tháng 02 năm 2004 để thanh toán theo nội dung đưới đây: STT Nội Dung Số tiền Sốhiệuchứngtừ thanh toán Số TK người thụ hưởng 1 TT cho V-TRAC 400,000,000 UNC Tổng cộng 400,000,000 Tài liệu liên quan : Hoá đơn Kế toán trưởng Hà nội ngày 19 tháng 02 năm 2004 Giám đốc Chấp nhận của ngân hàng Công ty được rút số tiền vaylà: 400.000.000 đ.. Bằng chữ :Bốn trăm triêụ đồng chẵn.. Ghi trú:.. Cán bộ PTKD T.Phòng PTKD Hà nội ngày 19 tháng 02 năm 2004 P.Tổng giám đốc Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ giải ngân kế toán hướng dẫn khách hàng lập UNC (4 liên UNC): + Liên 1 & 2: Ghi nợ và báo nợ. + Liên 3 & 4: Gửi sang ngân hàng ANZ cùng với bảng kê thanh toán điện tử liên ngân hàng: Uỷ nhiệm chi Mẫu số: 01 Số : HB0708 Liên :1 Lập ngày: 19/02/2004 Phần do NHghi Tài khoản nợ Tài khoản có Chuyển khoản, chuyển tiền thư, điện Phần do NHghi Tên đơn vị trả tiền: Công ty CAVICO TM Số TK 2111 Tại NH TMCP Nhà HN Tỉnh, TP HN Số tiền bằng số 400.000.000 Tên đơn vị nhận tiền: CTy PT CSHT V- Trac Số TK : 118.285 Tại NH : ANZ Tỉnh, TP HN Số tiền bằng chữ : Bốn trăm triệu đồng chẵn Nội dung thanh tóan : TT tiền mua VT Đơn vị trả tiền Kế toán Chủ TK Ngân hàng A Ghi sổ ngày: 19/02/2004 KT T.P Kế Toán Ngân hàng B Ghi sổ ngày: KT T.P Kế Toán Kế toán hạch toán thanh toán điện tử liên ngân hàng theo giấy uỷ nhiệm trên của khách hàng: Ngan hang Habubank Chi nhanh hoi so HABUBANK Phieu giao dich Ngay:19/02/2004 So but toan:010001038 SO TK TEN TAI KHOAN SO TIEN 010-211100-000000 (010211100000034045) CTY NO 400,000,000.00 VND TNHH CAVICO TM 010-501200-000001 THANH TOAN DIEN TU LIEN CO 400,000,000.00VND NGAN HANG BANG CHU: bon tram trieu đong chan./. DIEN GIAI: CTY CAVICO TM VAY TK 2111-43045 C.TIEN TRA CTY PT CSHT VTRAC Khach hang Lap phieu Qui Kiem soat Ke toan truong Đồng thời kế toán nguồn sẽ gửi lệnh chuyển có sang ngân hàng ANZ như sau: Thanh toán điện tử liên ngân hàng Mã KS: NTK 01019 Lệnh chuyển có Số bút toán:000004 Ngày, giờ lập: 19/02/2004 _09:51:59 Ngày, giờ gửi: 19/02/2004 _10:36:34 Mã NH: 10301019TK Nợ: Mã NH: 10203021TK Có: Loại giao dịch: GIA TRI CAO Số hiệu giao dịch: 81100007 Ngân hàng gửi: NHTMCP NHA HN Ngân hàng nhận: NH ANZ CN HN Người phát lệnh: CTY TNHH CAVICO TM Địa chỉ/số CMND: MY DINH - TU LIEM - HN Tài khoản: 010.4311.13183 Tại NH: 10301019 - NHTMCP NHA HN Người nhận lệnh: CTY PTCSHT V_TRAC Địa chỉ/số CMND: Tài khoản: 0011000019355 Tại NH: 10203021 – NH ANZ CN HN Nội dung: TT TIEN MUA VT Số tiền bằng số: 400,000,000 Số tiền bằng chữ: BON TRAM TRIEU DONG CHAN./. Kế toán Kiểm soát Chủ tài khoản Kế toán tiến hành thu phí chuyển tiền theo phiếu giao dịch đồng thời gửi giấy báo nợ cho khách hàng để khách hàng làm căn cứ ghi sổ. Ngan hang Habubank Chi nhanh hoi so HABUBANK Phiếu báo nợ SO GD: 1 Ma so thue : 0100283721-1 Ngay:19/02/2004 Số TK : 010-431100-00001318-3 Tên KH : CTY TNHH CAVICO TM Số dư trước : 169,528.20 Phí : 3,636.36 Thuế VAT (10%) : 363.64 Tổng số (nợ) : 4,000.00 Số dư hiện tại : 165,528.20 Dien giai: THU PHI C.TIEN CUA CTY CAVICO TM TRA CTY PT CSHT VTRAC Lap phiêu Kiem soat Ke toan truong Ngan hang Habubank Chi nhanh hoi so HABUBANK Phiếu giao dịch Ngay: 19/02/2004 So but toan: 010001038 SO TK TEN TAI KHOAN SO TIEN 010-463100-000000 VAT PHAI NOP BANG VNĐ CO 363.64VND 010-431100-000001 (010431100000013183)CTY TNHH NO 4,000.00VND CAVICO THUONG MAI 010-712100-000001 THU PHI CHUYEN TIEN,GOM CO 3,636.36VND CO VAT BANG CHU: bon nghin đong chan./. DIEN GIAI: THU PHI C.TIEN CUA CTY CAVICO TRA CTY PT CSHT VTRAC Khach hang Lap phieu Qui Kiem soat Ke toan truong Căn cứ vào phiếu nhập kho của thủ kho, kế toán đối chiếu với khế ước nhận nợ & kế toán hạch toán ngoại bảng như sau: HABUBANK Phòng kế toán Định khoản: TK 2111-3445 HN,ngày 12 tháng 02 năm 2004 Phiếu nhập kho Nhập theo hồ sơ theo túi niêm phong số: 6258 Trong đó: +Tên khách vay : Cty TNHH CAVICO TM +Khế ước vay số : 0309P00035 +TK số : 010-994000101000... Mã hợp đồng: 5483 +Giá trị TS định giá cho vay: 680.000.000 VNĐ Ghi trú: Bộ hờ sơ nhập kho được lập theo túi hồ sơ niêm phong do phòng PTKD làm thủ tục niêm phong. Bên giao Bên nhận Phòng PTKD Kiển soát KT TK tiền vay Ngan hang Habubank Chi nhanh hoi so Habubank Phiếu nhập ngoại bang Ngay:19/02/2004 So but toan:010001411 SO TK TEN TAI KHOAN SO TIEN 010-99400-101000 nhap ngoai bang TS TC NO 680,000,000.00VND BANG CHU: sau tram tam muoi trieu dong chan./. DIEN GIAI: NHAP KHO TSTC KU 0309P00035 TK 2111-34045 CUA CTY TNHH CAVICO TM. Khach hang Lap phieu Qui Kiem soat Ke toan truong Vào cuối phiên giao dịch phòng tin học sẽ tổng hợp số liệu chứng từ mà kế toán nhập vào máy để đầu giờ sáng ngày hôm sau kế toán sẽ in liệt kê giao dịch nội bảng, liệt kê giao dịch ngoại bảng, báo cáo doanh số cho vay thu nợ ngày hôm trước như sau: HE THONG BAO CAO SMARBANK NGAN HANG HABUBANH CHI NHANH HOI SO HABUBANK Mã số: 010 Ngày giao dịch 19/02/2004 Trang số: 520 RPT - GL205: Liệt kê giao dịch nội bảng trong ngày Số giao dịch Số TK Diễn giải Ghi nợ Ghi có 010-001.038 010-211100.000.000 Cty TNHH CAVICO TM 400.000.000 010-501200.000.000 Vay KƯ 0309P00035 400.000.000 552.100.372 010-217100.000.000 Dự thu lãi 1.200.000 010-701000.000.000 1.200.000 … Tổng cộng loại tiền VNĐ 466.912.779.267 466.912.779.267 Liệt kê Giao dịch ngoại bảng trong ngày Số GD Số TK Diễn Giải Ghi Nợ Ghi Có Loại tiền: VNĐ 010.001411 010-994000-01000 Nhập kho TSCĐ KU 0309P00035 của Công ty CAVICO TM 680,000,000 … … … … Tổng loại tiền: VNĐ 5,234.000.000 1.690.000.000 HE THONG BAO CAO SMARBANK NGAN HANG ABUBANH CHI NHANH HOI SO HBB Mã số: 010 Ngày giao dịch 19/02/2004 Trang số: 12 Doanh số cho vay thu nợ Số tài khoản Lãi suất Số dư đầu kỳ Giải ngân Thu nợ gốc Thu nợ lãi Số dư cuối kỳ Ngày đến hạn Khách hàng 010-0031469 Công ty TNHH CAVICO Thương Mại 010-211100000034045 0.9 0.00 400.000.000 0.00 000 400.000.000 19/7/2004 Tổng khách hàng 0.00 400.000.000 0.00 000 400.000.000 … Tổng loại tiền VNĐ 12.615.178.228 2.823.276.039 1.057.690.600 24.086.000 14.380.763.667 Cộng tháng 638.205.255.871 131.007.202.631 68.367.728.403 7.505.014.634 700.844.730.099 Hết ngày giao dịch cuối cùng của tháng phòng tin học sẽ tập hợp các dữ liệu từ bảng liệt kê giao dịch nội ngoại bảng trong ngày để tổng hợp bảng: - Sao kê dư nợ cho vay tổng hợp theo khách hàng - Sổ phụ kế toán chi tiết - Báo cáo chi tiết tài sản thế chấp như sau: - Sao kê dư nợ cho vay HE THONG BAO CAO SMARTBANK NGAN HANG HABUBANK CHI NHANH HOI SO HABUBANK MA SO: 010 NGAY GD: 29/02/2004 Sao Kê dư nợ tổng hợp theo khách hàng Loại tiền: VNĐ STT Mã khách hàng Họ tên Dư nợ 12 0100031469 Công ty TNHH CAVICO TM 400.000.000 … Tổng cộng VNĐ 1.015.305.327.076 HE THONG BAO CAO SMARTBANK NH HABUBANK CHI NHANH HOI SO MA SO: 010 NGAY GD: 29/02/2004 Sổ phụ kế toán chi tiết Từ ngày 01/02/2004 đến 29/02/2004 TK số: 010-211100-000.000 Tên tài khoản: Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ Loại tiền VNĐ Ngày giao dịch Số giao dịch Diễn giải Nợ Có Sổ dư đầu kỳ 4.196.689.000 01/02/2004 Số dư cuối ngày 4.096.736.900 19/02/2004 010.001.038 Công ty CAVICO TM vay tài khoản 211143045 400.000.000 Số dư cuối ngày 4188039300 29/02/2004 552.100.372 Dự thu lãi 1.200.000 Số dư cuối ngày 4.159.051.000 … Cộng phát sinh tháng 3.391.135.600 3.353.497.600 Dư cuối kỳ 4.159.051.000 HE THONG BAO CAO SMARTBANK NH HABUBANK CHI NHANH HOI SO MA SO: 010 NGAY GD: 29/02/2004 Báo cáo chi tiết tài sản thế chấp Mã khách hàng 010-0031469 Loại tiền VNĐ Mã tài sản thế chấp Mã hợp đồng Giá trị tài sản Giá trị thế chấp Giá trị còn lại 010-00565 010-000.1043 680.000.000 680.000.000 … … Cộng 680.000.000 680.000.000 0.00 Từ sổ phụ kế toán chi tiết từng tài khoản cấp I, II, III, phần mềm kế toán tiếp tục xử lý dữ liệu để lập bảng cân đối tháng THONG BAO CAO SMARTBANK NH HABUBANK CHI NHANH HOI SO MA SO: 010 NGAY GD: 29/02/2004 LN 212 - Sao kê dư nợ cho vay STT Số TK Mã hợp đồng Duyệt Vay Giải ngân Gốc trả lãi Dư nợ Ngày vay Ngày đén hạn Suất Ngày gia hạn Lãi phải trả Lãi đã trả Lãi tồn 010.211100.000.03404-5 010.0001043 400.000.000 400.000.000 19/2/04 19/7/04 0.9 19/7/04 1.200.000 Tổng khách hàng 400.000.000 400.000.000 0.00 0.00 1.200.000 0.00 0.00 … Tổng loại tiền: 00 1.424.740.842.538 1.370.885.403.738 355.580.076.662 1.015.305.327.076 88.920.711.421 70.280.465.137 1.3280.443.319 HE THONG BAO CAO SMARTBANK NH HABUBANK CHI NHANH HOI SO MA SO: 010 NGAY GD: 29/02/2004 Bảng cân đối quy đổi nội bảng tháng 2 Tên TK Số dư đầu kỳ Doanh số Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có M. Vốn khả dụng các khoản đầu tư … M hoạt động tín dụng … I. Tín dụng trong nước với các tổ chức … I. Cho vay các tổ chức KT cá nhân trong nước Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ 211 Nợ cho vay trong hạn - GH 2111 676.967.879.880 133.140.836.290 106.297.718.270 703.810.997.900 Nợ quá hạn đến 180 ngày 2112 Nợ quá hạn 181 đến 360 2113 Nợ khó đòi 2118 Cộng cấp II 211 682.948.928.700 0.00 133.181.836.290 106.324.678.270 709.806.086.720 0.00 … Cộng cấp I 21 1.239.031.712.954 7.221.725.000 253.565.051.005 147.963.563.817 1.344.096.368.714 6.684.893.572 Cộng mức 1.366.566.933.724 7.221.725.000 267.609.809.144 165.983.308.042 1.467.656.663.398 6.684.893.572 Tổng cộng 2.508.640.578.728 2.508.640.578.728 8.018.270.356.057 8.018.270.356.057 2.527.129.261.529 2.527.129.261.529 2.2.2.2. Kế toán giai đoạn thu lãi: Một trong những nhiệm vụ của bộ phận tin học là xử lý LN để 9h sáng ngày giao dịch tiếp theo sẽ phải có sổ phụ & phiếu tính lãi của ngày giao dịch trước đó: Khi khách hàng đến thanh toán tiền lãi ( trong vòng 10 ngày, nếu quá 10 ngày mà khách hàng chưa đến thanh toán tiền lãi thì kế toán sẽ nhập ngoại bảng lãi treo). Kế toán lập: - 02 phiếu tính lãi:+ 01 phiếu gửi cho KH để KH làm căn cứ ghi sổ + 01 phiếu KT vay sẽ lưu lại NH - 01 phiêu giao dịch (lưu lại NH) Ngày trên phiếu tính lãi là đúng một tháng kể từ ngày giải ngân với phiếu tính lãi đầu tiên khi KH đến trả lãi & là 2,3,… tháng sau đối với phiếu tính lãi tiếp theo. Ngày ghi trên phiếu giao dịch là ngày KH đến thanh toán lãi tín dụng. Kế tóan hạch toán như sau: */Ngày 19 tháng 03 năm 2004: HE THONG BAO CAO SMARTBANK NGAN HANG HABUBANK CHI NHANH HOI SO MA SO: 010 NGAY GIAO DICH:19/03/2004 RPT - LN203: PHIEU TINH LAI Ngay BD:19/02/2004 Ngay DH:19/07/2004 Hop dong: 010-003146-9 Khach hang: 010-003146-9 CtyTNHH CAVICO TM Dia chi: My Dinh-Tu Liem-HN TK vay: 010-211100-00003404-5 Tu ngay Den ngay SN LS SO DU LAI PHAI TRA 19/02/2004 19/03/2004 29 0.90 400,000,000.00 3,480,000.00 LAI THANG : 3,480,000.00 DA TRA LAI : 0.00 LAI TON THANG TRUOC : 0.00 TONG LAI PHAI TRA : 3,480,000.00 Bang chu: ba trieu bon tram tam muoi nghin dong chan ./. KIEM SOAT VIEN KE TOAN VAY NGAN HANG HABUBANK CHI NHANH HOI SO Phieu giao dich Ngay:19/03/2004 So but toan:101001611 SO TK TEN TAI KHOAN SO TIEN 010-2171000-000000 THU LAI TIN DUNG CO 3,480,000.00VND 010-431100-000001 (010431100000013183)CTY NO 3,480,000.00VND TNHH CAVICO TM BANG CHU: Ba trieu bon tram tam muoi ngan dong chan./. DIEN GIAI: CTY CAVICO TM TRA LAI TK 2111.34045 (19/02/04 -19/03/04) Khach hang Lap phieu Qui Kiem soat Ke toan truong 2.2.2.3. Kế toán giai đoạn thu nợ gốc Kế toán căn cứ vào lệnh xuất hồ sơ tín dụng (giấy tờ có giá, thế chấp), giấy yêu cầu thu của cán bộ tín dụng, phiếu xuất kho của thủ kho kế toán kiểm tra & tiến hành hạch toán nội, ngoại bảng theo phiếu giao dịch thích hợp: Thu nợ gốc: HABUBANK Phòng PTKD HN, ngày 19 tháng 07 năm 2004 GIAY YEU CAU THU Kính gửi: phòng tài chính kế toán Đề nghị quí phòng làm thủ tục hạch toán thu: +Tên khách vay : Cty TNHH CAVICO TM +Số tiền : 400,000,000 VNĐ + Nội dung: Thanh lý khế ước số 0309P00035 +TK vay số : 010 - 211100-000034045 Cán bộ tín dụng Phòng PTKD Xác nhận của phòng tài chính kế toán NGAN HANG HABUBANK CHI NHANH HOI SO Phieu giao dich Ngay: 19/07/2004 So but toan:010000011 SO TK TEN TAI KHOAN SO TIEN 010-211100-000000 (010211100000034045)CTY CO 400,000,000.00VND TNHH CAVICO TM 010-431100-000000 (010431100000013183) CTY NO 400,000,000.00VND TNHH CAVICO TM BANG CHU: Bon tram trieu dong chan./. DIEN GIAI : CTY CAVICO VN TM TRA NO GOC TK 2111.34045 Khach hang Lap phieu Qui Kiem soat Ke toan -Trả lại tài sản thế chấp: Ngân hàng tmcp nhà hn Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (HABUBANK) Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----oOo----- -----o0o----- HN,ngày 19 tháng 07 năm 2004 Lệnh xuất hồ sơ tín dụng (Giấy tờ có giá, thế chấp) ******* Người yêu cầu xuất hồ sơ: Đăng Văn Toàn Chức danh: Cán bộ PTKD +Tên khách vay : Cty TNHH CAVICO TM +Khế ước vay số : 0309P00035 +Lý do : Xuất hồ sơ tín dụng để bàn giao +Tài sản đảm bảo: Giấy tờ xe ôtô, MM-TB +Giá trị TS đảm bảo: 680.000.000 VNĐ Ghi trú: Bộ hờ sơ nhập kho được lập theo túi hồ sơ niêm phong do phòng PTKD làm thủ tục niêm phong. Kế toán viên Kế toán trưởng Cán bộ PTKD T.P PTKD Duyệt của tổng giám đốc Giao nhận Người giao hồ sơ (Ghi rõ họ tên) Người nhận (Ghi rõ họ tên) HABUBANK Phòng kế toán Định khoản: TK 2111-34045 HN,ngày 19 tháng 07 năm 2004 Phiếu xuất kho Xuất kho hồ sơ theo theo túi niêm phong số: 6258 Trong đó: +Tên khách vay : Cty TNHH CAVICO TM +Khế ước vay số : 0309P00035 +TK số : 010-994000101000... Mã hợp đồng: 5483 +Tên TSCĐ: Ôtô, MM-TB +Giá trị TS định giá cho vay: 680.000.000 VNĐ Ghi trú: Bộ hờ sơ xuất kho trên được giao nhận theo túi hồ sơ niêm phong do phòng PTKD làm thủ tục niêm phong. Bên giao Bên nhận Phòng PTKD Kiển soát KT TK tiền vay NGAN HANG HABUBANK CHI NHANH HOI SO Phieu xuat ngoai bang Ngay:19/07/2004 So but toan:101001228 SO TK TEN TAI KHOAN SO TIEN 010-99400-101000 XUAT NGOAI BANG TS TC CO 680,000,000.00VND BANG CHU: sau tram tam muoi trieu dong chan./. DIEN GIAI : XUAT KHO TSTC KU 0309P00035 TK 2111-34045 CUA CTY TNHH CAVICO TM Khach hang Lap phieu Qui Kiem soat Ke toan truong Sau khi thu hồi nợ gốc và lãi đầy đủ, kế toán vay phải xoá nợ trên khế ước vay tiền, khế ước nhận nợ này sẽ được đóng thành tập riêng. Tóm lại: -Việc hạch toán kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng thương mại cổ phần nhà HN dược thực hiện dựa trên cơ sở lý thuyết chung. Nhìn chung chế độ kế toán được chấp hành & luôn đảm bảo đúng chế độ kế toán tài chính do bộ TC-KT & ngân hàng nhà nước qui định. -Hiện nay, kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại Habubank được thực hiện trên máy vi tính và được nối mạng trong toàn phòng kế toán trong ngân hàng để tiện cho việc theo dõi toàn bộ hoạt động kế toán của ngân hàng với khách hàng. Mỗi khi có nghiệp vụ cho vay phát sinh, kế toán nhập chứng từ, kiểm tra chứng từ rồi hạch toán trên máy vì vậy công tác kế toán được tiến hành một cách nhanh chóng và kịp thời tuy nhiên do phần mềm kế toán Smartbank của NH hiện nay chưa được hoàn thiện vì vậy việc hạch toán kế toán đôi khi cũng mắc phải những sai sót ngoài ý muốn. Chương III: Một số đề xuất để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ kế toán cho vay ngoài quốc doanh tại ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội. Để làm tốt công tác hạch toán kế toán thì cần phải làm đúng theo mội thể lệ, chế độ kế toán do ngân hàng Nhà nước ban hành. Việc thiết lập qui trình thủ tục kế toán cho vay một cách khoa học, hợp lý nhằm đảm bảo nhanh chóng, thuận l ợi mà vẫn đảm bảo an toàn tài sản cho cả ngân hàng và khách hàng là mục tiêu hoàn thiện công tác kế toán cho vay. Qua quá trình học tập và tim hiểu thực tế tại Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Nhà Hà Nội em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau: 3.1. Mở RộNG phương thức cho vay. Căn cứ Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN 1 ngày 30/09/1998 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối vơí khách hàng, để cụ thể hoá quyết định này, Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Nhà Hà Nội ban hành Quyết định số 97/HBB-QĐ ngày 25/02/2000 về việc hướng dẫn thực hiện qui chế cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Nhà Hà Nội đối với khách hàng. Căn cứ theo Quyết định này có các phương thức cho vay sau: 3.1.1. Cho vay từng lần. - Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động không thường xuyên (không nằm trong kế hoạch tài chính) hoặc khách hàng có vòng quay vốn kinh doanh dài. - Mỗi lần vay vốn, khách hàng và ngân hàng nhà Hà Nội làm thủ tục vay vốn và ký kết hợp đồng tín dụng. - Việc rút vốn vay có thể thực hiện một lần hay nhiều lần phù hợp với tiến độ sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không được vượt quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng. Mỗi lần rút vốn khách hàng phải ký khế ước nhận nợ (KUNN) và kèm theo các bản sao các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu không có qui định nào khác trong hợp đồng tín dụng). 3.1.2. Cho vay HMTD (trước đây là cho vay luân chuyển). - Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên, có vòng quay vốn nhanh và việc vay, trả diễn ra thường xuyên. Theo phương thức cho vay này, khách hàng được Ngân hàng Nhà Hà Nội cấp một HMTD duy trì trong một thời hạn nhất định hoặc theo chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Sau khi đã thống nhất về HMTD và thời hạn sử dụng (thời hạn rút vốn), Ngân hàng Nhà Hà Nội và khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng hạn mức. - Trong thời hạn rút vốn, khách hàng có thể rút vốn hoặc trả vốn nhiều lần nhưng tổng mức dư nợ vay tại bất kỳ thời điểm nào cũng phải nhỏ hơn hoặc bằng hạn mức tín dụng đã được cấp. - Mỗi lần rút vốn, khách hàng ký khế ước nhận nợ và kèm theo bản sao các tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn (nếu không có qui định nào khác trong hoạt động tín dụng hạn mức). 3.1.3. Cho vay theo dự án đầu tư . - Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay bổ sung vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các dự án phục vụ đời sống. Tổng nhu cầu vốn của dự án bao gồm: VCĐ và vốn lưu động. - Phương thức cho vay này thường có thời hạn cho vay trung hoặc dài hạn. Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động của dự án. Thời hạn cho vay bao gồm: thời hạn ấn hạn và thời hạn trả nợ. - Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết, khách hàng và Ngân hàng Nhà Hà Nội ký hợp đồng tín dụng. Theo phương thức cho vay này, tài sản hình thành từ vốn vay có thể được xem xét như là một phần của tài sản bảo đảm cho khoản vay. - Vốn tự có tham gia của khách hàng tối thiểu 20% tổng vốn đầu tư của dự án và phải đưa vào dự án Ngân hàng Nhà Hà Nội cho vay sau hoặc cùng tham gia theo một tỷ lệ nhất định. - Trong thời hạn rút vốn (nhỏ hơn hoặc bằng thời hạn ân hạn) được qui định trong hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần phù hợp với tiến độ thực hiện dự án, nhưng tổng số tiền của các lần rút vốn không vượt quá số tiền cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp hết thời hạn rút vốn mà khách hàng vẫn chưa rút hết vốn, nếu muốn tiếp tục rút vốn thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà Hà Nội. 3.1.4. Cho vay trả góp. - Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nguồn thu hàng tháng, quí có nhu cầu vay bổ sung vốn để: + Thực hiện các phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. + Tiêu dùng. - Phương thức cho vay này thường có thời hạn cho vay trung hoặc dài hạn. Thời hạn cho vay bao gồm: thời hạn ân hạn và thời hạn trả nợ. - Khi vay vốn, Ngân hàng Nhà Hà Nội và khách hàng ký hợp đồng tín dụng thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay. Tài sản mua bằng vốn vay chỉ thuộc sở hữu của bên vay khi đã trả nợ gốc và lãi. - Trong thời hạn rút vốn được qui định trong hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể rút vốn nhiều lần phù hợp với mục đích sử dụng vốn, nhưng tổng số lần rút vốn không vượt quá hạn mức cho vay được ghi trên hợp đồng tín dụng. Trường hợp hết hạn mà khách hàng vẫn chưa rút hết vốn, nếu muốn tiếp tục thì phải có sự chấp thuận bằng văn bản của Ngân hàng Nhà Hà Nội. 3.1.5. Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. - Ngân hàng Nhà Hà Nội chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc các điểm ứng tiền mặt. - Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, Ngân hàng Nhà Hà Nội và khách hàng phải tuân theo các qui định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. 3.1.6. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. - Phương thức cho vay này áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dự phòng nguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đảm bảo khả năng chủ động về tài chính khi thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Sau khi hoàn tất thủ tục cần thiết, Ngân hàng Nhà Hà Nội và khách hàng ký hợp đồng tín dụng hạn mức dự phòng, trong đó Ngân hàng Nhà Hà Nội cam kết đảm bảo cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định và khách hàng phải trả phí cho hạn mức tín dụng dự phòng. - Trong thời hạn rút vốn được qui định trong hợp đồng tín dụng, nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng vốn thì mỗi lần rút vốn phải lập KUNN và kèm theo bản sao các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với hợp đồng tín dụng đã ký. Tổng số tiền các lần rút vốn không vượt quá mức hạn mức tín dụng dự phòng. 3.1.7. Cho vay hợp vốn. Phương thức cho vay này áp dụng khi: mức cho vay tối đa đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của khách hàng để thực hiện dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án phục vụ đời sống. 3.1.8. Cho vay theo uỷ thác. Ngân hàng Nhà Hà Nội cho vay theo uỷ thác của Chính phủ của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước, theo hợp đồng nhận uỷ thác cho vay đã ký kết với cơ quan đại diện của chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân ở trong nước và ngoài nước. Việc cho vay uỷ thác phải phù hợp với qui định của pháp luật về tín dụng ngân hàng và hợp đồng uỷ thác. Ngân hàng Nhà Hà Nội cho vay theo uỷ thác được hưởng phí uỷ thác và các khoản hưởng lợi khác đã thoả thuận trong hợp đồng uỷ thác cho vay phù hợp với qui định của pháp luật và thông lệ quốc tế đảm bảo bù đắp đủ chi phí rủi ro và có lãi. 3.1.9. Cho vay ưu đãi và cho vay đầu tư xây dựng theo kế hoạch Nhà nước Ngân hàng Nhà Hà Nội cho vay được hưởng theo qui định của chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà Hà Nội trong từng thời kỳ. Qua thời gian nghiên cứu thực tệ tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, với phương thức cho vay từng lần được áp dụng chủ yếu cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, vì bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh chưa có kế hoạch kinh doanh ổn định, chưa có tín nhiệm với ngân hàng. Tuy nhiên đối với doanh nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả cao, ngân hàng nên áp dụng phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng còn hộ gia đình, tổ hợp tác, cá nhân có thể lựa chọn phương thức vay hợp lý. 3.2. Vấn đề hạch toán ngoại bảng: Như ở chương II đã nêu, đối với bộ phận kinh tế ngoài quốc doanh thì khi vay vốn của ngân hàng phải có tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản tiền vay. Tài sản này sẽ được hạch toán ở tài khoản nội bảng. Nhập TKNB "Tài sản thế chấp cầm cố" Tuy nhiên, tại các chi nhánh & phòng giao dịch bút toán này lại không do kế toán viên tại đây hạch toán, mà bút toán này do kế toán phụ trách về cho vay trên hội sổ chính hạch toán và theo dõi. Theo em, khoản vay phát sinh tại các chi nhánh & phòng giao dịch thì kế toán viên tại đây phải có trách nhiệm theo dõi khoản vay từ lúc phát tiền vay cho đến khi thu nợ, thu lãi. Vậy theo em, tài sản thế chấp, cầm cố là tài sản để đảm bảo cho khoản vay thì cũng phải do kế toán tại các chi nhánh & phòng giao dịch hạch toán phần tài khoản ngoại bảng và theo dõi. Như vậy, quá trình hạch toán sẽ được khép kín, sẽ nâng cao trách nhiệm của kế toán viên đó là ngoài việc phải theo dõi khoản vay khi đến hạn để thu hồi nợ, lãi kịp thời thì kế toán cũng đồng thời theo dõi tài sản thế chấp, cầm cố để có thể kết hợp cùng với cán bộ tín dụng trong việc đánh giá lại giá trị của tài sản trong khoảng thời gian của khoản vay. 3.3. Quản lý rủi ro Rủi ro là một phần gắn liền trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng kiểm tra và quản lý rủi ro sao cân bằng được mối quan hệ rủi ro - lợi nhuận đỏi hỏi phải có một cơ cấu tổ chức phù hợp và chính sách nhất quán trong toàn hệ thống cơ cấu tổ chức của Habubank. Việc thiết lập cơ cấu tổ chức và hạ tầng quản lý rủi ro sẽ giúp cho Habubank đạt và duy trì được một danh mục kinh doanh lành mạnh ổn định tăng thu nhập cho cổ đông. Vì vậy, theo em trong thời gian tới Habubank nên thành lập uỷ ban quản lý rủi ro với nghiệp vụ nâng cao nghiệp vụ quản lý của hội đồng quản trị, tổng hợp phân tích đánh giá mức độ rủi ro thiết lập hệ thống các chỉ tiêu dự báo môi trường kinh doanh, đánh giá nguồn lực và xây dựng các mục tiêu phát triển trung - dài hạn. Như vậy những rủi ro chủ yếu: Rủi ro hoạt động rủi ro thị trường và tài khoản, rủi ro tín dụng Habubank sẽ quản lý những rủi ro nay bằng cách áp dụng nhiều biện pháp nội bộ như kiểm tra hai tay, phân lập trách nhiệm, phân quyền truy cập và sử dụng hệ thống ký duyệt giao dịch nhiều tầng trong khi đó phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ phải đảm bảo các chuẩn mực quy tắc, uỷ ban quản lý rủi ro sẽ tổng hợp phân tích từ đó đề ra các biện pháp giải quyết hợp lý quy trình quản lý rủi ro được thực hiện một cách triệt để. 3.4. Cách tính lãi vay. Để đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, khi vay tiền trên hợp đồng tín dụng thường ghi thời hạn là số tháng và lãi suất cũng ghi là tính theo tháng, khi kế toán tính lãi và thu lãi thì kê số ngày theo số ngày thực tế trong tháng và mẫu số thì luôn cố định là 30 ngày do đó tháng nào có 31 ngày thì số tiền lãi phải trả tính ra sẽ cao hơn so với lãi suất ghi trong HĐTD, còn tháng có 28,29 ngày thì lãi phải trả ít hơn. Vậy qua thực tế tại NH Nhà HN, em xin đề xuất cách tính lãi như sau: Nếu lãi suất ghi trong HĐTD là lãi suất tính theo tháng thì tháng nào có 30 ngày thì mẫu số chia cho 30 ngày, tháng 2 có 28 ngày (hoặc 29 ngày) thì chia cho 28 ngày (hoặc 29 ngày), còn tháng nào 31 ngày thì chia cho 31. VD: tháng 6 có 30 ngày, tiền vay là 10.000.000đ, lãi suất vay là 0,85%/1tháng. Vay thời hạn là 1 tháng. Số tiền lãi phải trả là: 10.000.000 x 0,85% x 30 30 = 85.000đ Tháng 2:- Có 28 ngày: Cách ngân hàng áp dụng: 10.000.000 x 0,85% x 28 30 = 79.333,33đ Nếu mẫu số chia cho 28 10.000.000 x 0,85% x 28 28 = 85.000đ Chênh lệch: 85.000 - 79.333,33 = 5.666,67đ => phần NH được lợi - Có 29 ngày: Cách ngân hàng áp dụng: 10.000.000 x 0,85% x 29 30 = 82.166,67đ Nếu mẫu số chia cho 29 10.000.000 x 0,85% x 29 29 = 85.000đ Chênh lệch: 85.000 - 82.166,67 = 2.833,33đ => phần NH được lợi Tháng 5 có 31 ngày: Cách NH áp dụng: 10.000.000 x 0,85% x 31 30 = 87.833,33đ Nếu MS chia cho 31 10.000.000 x 0,85% x 31 31 = 85.000đ Chênh lệch bằng = 87.833,33 - 85.000 = 2833,33đ=> phần khách hàng được lợi. Với cách tính trên sẽ đảm bảo sự chặt chẽ trong hoạt động ngân hàng, thể hiện sự công bằng giữa ngân hàng và khách hàng đồng thời cũng giảm bớt được phần nào khó khăn cho khách hàng. 3.5. Vấn đề trả nợ gốc trước hạn. Việc cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn chiếm vị trí quan trọng trong kinh doanh của ngân hàng ,bất kể một trường hợp nào xảy ra có ảnh hưởng đến nguồn vốn đều có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như chúng ta đã biết, kế hoạch về nguồn vốn và sử dụng vốn của ngân hàng bị ảnh hưởng của việc trả nợ trước hạn của các khách hàng bởi khi vay giữa ngân hàng và khách hàng bao giờ cũng có cam kết trả nợ vào một ngày rõ ràng có nghĩa là ngày đó được khách hàng đồng ý và ngân hàng chấp nhận và đây cũng chính là căn cứ để ngân hàng lên kế hoạch hoạt động cho kỳ tiếp theo. Việc khách hàng trả nợ gốc trước hạn có nghĩa là chưa đến ngày hạn trả nhưng khách hàng đã trả nợ rồi. Vấn đề này trong các văn bản, chế độ của ngân hàng Nhà nước cũng như riêng từng hệ thống ngân hàng không có qui định cụ thể nào về cách xử lý nên nó không được thống kê trên các sổ sách thích hợp. Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội em nhận thấy đây là vấn đề ít nhiều gây thiệt hại cho ngân hàng nên em xin đưa ra đề xuất nhằm hạn chế bớt phần nào thiệt hại. Trong trường hợp khách hàng trả nợ trước thời hạn thì áp dụng tỷ lệ phí trả trước hạn cụ thể: Số tiền phạt = (Số tiền trả trước hạn) * (Tỷ lệ phí trả trước hạn) * (Số ngày còn lại của hợp đồng vay vốn). Phí trả trước hạn = Lãi xuất vay 30 VD: 1 CTy TM A vay số tiền là 100.000.000 VNĐ thời hạn vay từ ngày 01/03/2004 đến 01/08/2004 (5 tháng – 184 ngày), lãi xuất vay 0,9%/tháng. Lãi dự thu = 100.000.000 * 0,9% * 184 30 = 5.520.000 đ Nhưng sau 2 ngày khách hàng đã đến trả gốc: Lãi thực thu = 100.000.000 * 0,9% * 2 30 = 60.000 đ Số tiền lãi mà NH không được hưởng là: 5.520.000 - 60.000 =5.460.000đ Trong khi đó NH đã mất nhiều chi phí về thời gian, chi phí về nhân công,…để làm thủ tục cho vay (thẩm định dự án,…) Nếu NH áp dụng mức lãi xuất phạt: Giả sử : Tỷ lệ phí trả trước hạn = 0,9% / 30 = 0,03% Số tiền phạt = 100.000.000 * 0,03% * (184 - 2) = 5.460.000 đ Việc áp dụng tỷ lệ phí ngoài mục đích làm giảm bớt thiệt hại cho ngân hàng, giúp NH có kế hoạch cho vay hợp lý ngoài ra còn làm cho khách hàng phải có trách nhiệm trong việc tính toán nhu cầu vay vốn từ đó tính toán mức vay và thời gian vay cần thiết lập kế hoạch sử dụng vốn vay của mình được chính xác. Qua đó sẽ tránh được tình trạng khách hàng cố làm đơn vay vốn trong giới hạn cho vay mà không cần quan tâm đến thời gian sử dụng vốn và khả năng trả nợ cho ngân hàng . 3.6. Hiện đại hoá công nghệ Căn cứ vào chiến lược xây dựng một NH đa năngcó khả năng tham gia cạnh tranh trên thi trường tài chính tiền tệ,đa dạng hoá các dịch vụ NH trên nền tảng công nghệ thông tin,đặc biệt là các dịch vụ kinh doanh điện tửqua mạng Internet kết hợp với yêu cầu tích hợp cao của các ứng dụng NH.Việc hiện đại hoá công nghệ của NH trong những năm được thực hiện nư sau: Hệ thống thông tin khách hàng tập trung được phat triển với mức ưu tiên cao nhất bởi nó làm nền tảng cơ sở cho một loạt các ứng dụng khác Phát triển và hoàn thiện các dịch vụ NH truyền thống,Habubank tiến hành công tác ứng dụng mới của một NH hiện đại,cụ htể là phát triển hệ thống phát hành và thanh toán các các thẻ đa dạng hoá các loại thẻ như thẻ nội địa,thẻ ATM,... Bên cạnh đó ,việc xây dưng và hoàn thiện hệ thống thông tin cũng là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu. NH sẽ thành lập một bộ phận chuyên trách thu nhập, nghiên cứu đánh giá và dự boá các thông tin thuộc nghành nghề, mặt hàng,lãi xuất, tỷ giá,đối thủ cạnh tranh,...để NH có định hướng hoạt động tín dụng hoặc thoả thuận cho khách hàng vay phù hợp. 3.7. Xây dựng chiến lược đào tạo và sử dụng cán bộ,tạo động lực khuyến khích người lao động Đào tạo cán bộ được coi là một trong ba nền tảng quan trọng trong chiến lược phát triển Habubank,đó là xây dựng bộ máy tổ chức khoa học,có công ngệ tiên tiến và cán bộ dược đào tạo tốt. Chính vì vậy,trong những năm tiếp theo,Habubank tiếp tục dành sự quan tâm thích đángcho công tác đào tạo cán bộ: Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ ngay từ khi mới được tuyển dụng,chú trọng đào tạo cả về chuyên môn lẫn đạo đức. Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại,đào tạo tại chỗ và cử đi đào tạo,đào tạo chuyên môn,đào tào nhân tài,... Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ,sử dụng đúng người,đúng việc. Tạo động kực khuyến khích người lao động,có chính sách đãi ngộ thích đáng thông qua các cơ chế lương thưởng,... Kết luận Kế toán ngân hàng nói chung và kế toán cho vay nói riêng là một công cụ đắc lực để quản lý vốn tín dụng, tài sản lớn nhất, quan trọng nhất của các ngân hàng. Ngoài nhiệm vụ ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ chính xác các khoản cho vay, thu nợ, thu lãi, chuyển nợ quá hạn, kế toán cho vay còn góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác TDNH, tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh trong ngành ngân hàng nhằm góp phần tích cực giúp cho ngân hàng làm tròn nhiệm vụ: trung tâm tín dụng, trung tâm tiền tệ và trung tâm thanh toán của các thành phần kinh tế . Hoàn thành bản khoá luận này bản thân em mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ kiến thức của mình vào việc tháo gỡ những khó khăn về nghiệp vụ kế toán cho vay. Tuy nhiên, vì đây là một vấn đề phức tạp trong nghiên cứu tìm hiểu và bản thân là một sinh viên nên mới chỉ dừng lại nghiên cứu về lý luận là chủ yếu, về thực tiễn còn rất nhiều hạn chế. Vì vậy, bản khoá luận chưa thể đáp ứng được đầy đủ những mong muốn của cơ quan thực tế cho nên em rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quí báu của cơ quan thực tập, của các thầy cô và những ai quan tâm đến vấn đề này. Cuối cùng, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh chị tại phòng kế toán đã giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. Tài liệu tham khảo Báo cáo thưòng niên năm 2000, 2001, 2002 ngân hàng TMCP Nhà HN Hạch toán kế toán và xử lý thông tin trong hệ thống ngân hàng - Trung tâm nghiên cứu ngân hàng. Lý thuyết kế toán ngân hàng - Học viện ngân hàng. Phân viện TP Hồ Chí Minh . Lý thuyết kế toán ngân hàng – Trường Đại học tài chính kế toán Hà Nội Kế toán ngân hàng - Trường Đại học kinh tế TP Hồ Chí Minh. Giáo trình Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng nâng cao - Học viện ngân hàng. Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính. Quyết định "Qui chế cho vay của ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội đối với khách hàng". 9. Thời báo kinh tế Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37179.doc
Tài liệu liên quan