Luận văn Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà

Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty tôi có một số kiến nghị: - Đối với việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị: + Công ty nên mở rộng hơn nữa các phần hành của kế toán quản trị để áp dụng vào trong Công ty thay vì chỉ áp dụng kế toán quản trị chi phí và giá thành như hiện nay. Công ty có thể áp dụng thử phương pháp kế toán quản trị ABC vào trong công tác kế toán quản trị. + Nâng cao trình độ nhận thức của nhà quản trị về kế toán quản trị, nâng cao kiến thức chuyên môn của kế toán viên về kế toán quản trị bằng cách gửi đi học tập các lớp chuyên ngành. + Các nhà quản trị cần chú ý nhiều hơn đến việc áp dụng những thông tin đã được các phân tích của kế toán quản trị như phân tích CVP, phân tích định phí, biến phí, vào các quyết định quản trị. + Kế toán cần đưa ra các báo cáo theo báo cáo của kế toán quản trị sớm hơn. Hiện nay đa phần các báo cáo về hoạt động, kết quả sản xuất thưởng theo quý hoặc năm nên thường có độ trễ lớn, các báo cáo theo tháng sẽ có tác dụng thông tin kịp thời hơn các thay đổi về chi phí, giá thành cho nhà quản trị. + Trong công tác phân bổ chi phí, phân bổ định phí kế toán cần xem xét tới cơ cấu lãi đóng góp, định phí, biến phí của từng sản phẩm, nên phân bổ định phí nhiều cho những sản phẩm có tỷ lệ lãi đóng góp lớn. + Trong công tác tính toán giá thành có thể áp dụng những biểu mẫu tính giá thành của kế toán quản trị kết hợp với của kế toán tài chính, để có thể xem xét những khoản mục, những chỉ tiêu trong tính toán giá thành được chính xác và xát với thực tiễn nhất.

doc88 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1832 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT Nam Hà thực hiện việc lập kế hoạch chi phí giá thành tàu Thanh Xuân 16 căn cứ vào các căn cứ: - Dựa vào giá vật tư tại Nam Định tháng 10 năm 2007 - Theo bản thiết kế được duyệt: Chiều dài lớn nhất: 79,94m; chiều rộng lớn nhất: 12,6m; chiều cao mạn: 6,48m; chiều chìm: 5,4m. - Theo chế độ tiền lương hiện hành Từ những căn cứ trên phòng kế hoạch đã lập bảng chi tiết dự toán giá thành tàu vỏ thép Thanh Xuân 16 trọng tải 3.200 tấn với từng hạng mục: phần vỏ tàu, vật liệu phụ, máy móc thiết bị…. Trong từng hạng mục phòng kế hoạch đưa ra được từng loại NVL cần số lượng bao nhiêu, đơn giá bao nhiêu. Từ bảng chi tiết dự toán giá thành này phòng kế hoạch đã lập nên bảng tổng hợp chi phí đầu tư đóng mới của tàu Thanh Xuân 16. Phòng kế toán sẽ xem xét, bộ phận kế toán giá thành sẽ chỉnh lý sau đó đưa lên phó giám đốc kinh doanh và giám đốc duyệt. Bảng 3.4: Bảng chi tiết dự toán giá thành tàu Thanh Xuân 16 hạng mục phần vỏ tàu ĐVT: đồng VN STT Hạng mục (phần vỏ tàu) Quy cách ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A Tôn các loại 671.317 8.324.330.800 1 Tôn 6 ly kg 27.562 12.400 341.768.800 2 Tôn 8 ly kg 71.787 12.400 890.158.800 3 Tôn 10 ly kg 185.258 12.400 2.297.199.200 4 Tôn 12 ly kg 188.908 12.400 2.342.459.200 5 Tôn 14 ly kg 142.742 12.400 1770.000.800 6 Tôn 16 ly kg 15.796 12.400 195.870.400 7 Tôn 18 ly kg 13.072 12.400 162.092.800 8 Tôn 21 ly kg 17.869 12.400 221.575.600 9 Tôn 22 ly kg 8.323 12.400 103.205.200 B Thép các loại kg 152.021 12.400 1.885.060.400 C Thép tròn kg 13.805 12.000 165.660.000 D Thép ống kg 36.168 16.000 578.688.000 Cộng 873.311 10.953.739.200 (Nguồn: Phòng kế hoạch) Bảng 3.5: Bảng tổng hợp dự toán giá thành tàu Thanh Xuân 16 trọng tải 3.200 tấn ĐVT: Đồng VN STT HẠNG MỤC KH CÔNG THỨC THÀNH TIỀN I Vật tư + nhân công 1 Tôn tấm các loại TT Dtoán 8.324.330.800 2 Thép hình các loại TH Dtoán 1.885.060.400 3 Thép tròn các loại TTr Dtoán 165.660.000 4 Thép ống các loại TO Dtoán 578.688.000 5 Vật liệu phụ VL Dtoán 1.191.200.000 6 Máy móc thiết bị MT Dtoán 2.432.100.000 7 Phụ kiện buồng máy PB Dtoán 1.732.056.900 8 Thiết bị điện tàu TĐ Dtoán 593.116.000 9 TTB hàng hải vô tuyến điện TV Dtoán 1.221.660.000 10 TTB boong, neo, lái BNL Dtoán 1.066.899.000 11 TB an toàn- thiết bị an toàn hàng hải HH Dtoán 508.295.000 12 TB nội thất NT Dtoán 337.015.500 13 Trang thiết bị sinh hoạt trên tàu SH Dtoán 48.000.000 14 Năng lượng NL Dtoán 271.700.000 15 Nhân công NC Dtoán 1.373.250.000 16 BHXH,BHYT,KPCĐ Dtoán 260.917.000 II Giá thành công xưởng 21.989.948.600 1 Thiết kế phí 90.000.000 2 Lệ phí đăng kiểm 80.000.000 3 Chi phí nghiệm thu, thử tải, bàn giao 113.843.000 4 Giám sát thi công, quản lý 100.000.000 5 Lãi vay 1.200.000.000 III Chi phí ngoài sản xuất 1.583.843.000 IV Giá bán buôn DN I + II 23.573.971.600 V thuế VAT III × 5% 1.178.689.400 VI Gia bán buôn CN IV + V 24.752.481.000 VII Lệ phí trước bạ VI × 1% 247.519.000 VIII Tổng mức đầu tư 25.000.000.000 ( Nguồn: Phòng kế hoạch) 3.2.2.3. Quá trình ghi chép, phản ánh việc thực hiện chi phí tại Công ty a/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại, lượng xuất tồn nhiều vì thế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho kế toán căn cứ vào số lượng và giá trị của từng loại vật tư tồn đầu tháng và lượng nhập trong tháng rồi tính theo công thức: Đơn giá bình quân của từng danh điểm vật tư = Giá trị tồn đầu kỳ + giá trị nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + số lượng nhập trong kỳ Giá thực tế của NVL xuất kho = giá bình quân của 1 đơn vị NVL x SL xuất Đối với nguyên vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến các tàu riêng biệt vì vậy CPNVLTT được tập hợp trực tiếp cho từng tàu * Kế toán chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Do đặc điểm của Công ty là chu kỳ sản xuất dài có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng quý nên sổ chi tiết NVLTT được mở cho đơn đặt hàng từ khi sản phẩm bắt đầu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm đó hoàn thành. Điều đó giúp cho kế toán có thể kiểm tra đối chiếu số liệu cũng như tổng hợp CPNVLTT một cách nhanh chóng và chính xác. Sổ chi tiết CPNVLTT được căn cứ vào các phiếu xuất kho. Căn cứ vào các phương án kỹ thuật của phòng kỹ thuật, quản đốc phân xưởng viết giấy xin lĩnh vật tư, giao cho các tổ sản xuất, trong giấy xin lĩnh vật tư ghi rõ xuất vật tư cho tàu nào. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: + Liên 1: quản đốc phân xưởng lưu + Liên 2: đưa cho thủ kho sau đó thủ kho chuyển cho phòng kế toán. Tổ sản xuất mang phiếu xuất kho đến nhận nguyên vật liệu tại kho Công ty có sự ký nhận giữa thủ kho và nhân viên nhận vật tư sau khi tổng hợp đối chiếu số lượng nguyên vật liệu giữa thủ kho với tổ sản xuất. Thủ kho đánh số thứ tự phiếu xuất kho và thẻ kho, sau đó chuyển phiếu xuất kho về phòng kế toán để kế toán nguyên vật liệu phân loại từng phiếu xuất cho từng sản phẩm, tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp bình quân gia quyền. Công việc tính giá được thực hiện vào cuối tháng. CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT NAM HÀ Số 2 –Đ. Đê Sông Đào – P. Trần Quang Khải – TP Nam Định Mẫu 02 – VT (Ban hành theo QĐ 15/2006 – QĐ – TTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20/06/2008 Nợ 621: Số: 60/12 Có: 152 : TT Tên nhãn hiệu hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Thép Ø 60 Kg 35,5 35,5 2 Thép Ø 50 kg 9,3 9,3 Tổng số: Số tiền (bằng chữ):……………………………………………………………... Số chứng từ kèm theo: Ngày 20 tháng 06 năm 2008 Người lập phiếu (Ký, HT) Người nhận (Ký, HT) Thủ kho (Ký, HT) Kế toán trưởng (Ký, HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán) Trích theo tài tháng 6 năm 2008 Theo bảng kê nhập vật tư tháng 6 năm 2008 (từ phiếu nhập kho số 50 đến số 75) từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008: Tên vật tư: Thép Ø 60. - Số lượng: 100.000kg - Đơn giá: 12.400đồng/kg - Thành tiền: 1.240.000.000 đồng Theo sổ chi tiết vật liệu tại ngày 30/06/2008: - Số lượng: 9.000kg - Đơn giá: 12.500đồng/kg - Thành tiền: 112.500.000 đồng Như vậy, đơn giá thép Ø 60 trong tháng 6 năm 2008: Thép Ø 60 = 1.240.000.000 + 112.500.000 = 12.408 đồng/kg 100.000 + 9.000 Sau khi tính được giá cho từng danh điểm vật tư kế toán tiến hành vào giá trị cho các phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được tính giá trị là căn cứ để vào các chứng từ cũng như sổ sách liên quan. CÔNG TY CỔ PHẦN CNTT NAM HÀ Số 2 –Đ. Đê Sông Đào – P. Trần Quang Khải – TP Nam Định Mẫu 02 – VT (Ban hành theo QĐ 15/2006 – QĐ – TTC ngày 20/03/2006 của Bộ Trưởng BTC PHIẾU XUẤT KHO Ngày 20/06/2008 Nợ 621: Số: 60/12 Có: 152 : TT Tên nhãn hiệu hàng hoá Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo CT Thực xuất 1 Thép Ø 60 Kg 35,5 35,5 12.408 440.484 2 Thép Ø 50 kg 9,3 9,3 12.408 115.394 Tổng số: 44,8 555.878 Số tiền (bằng chữ):……………………………………………………………... Số chứng từ kèm theo: Ngày 20 tháng 06 năm 2008 Người lập phiếu (Ký, HT) Người nhận (Ký, HT) Thủ kho (Ký, HT) Kế toán trưởng (Ký, HT) Giám đốc (Ký, HT, đóng dấu) (Nguồn: Phòng kế toán) Căn cứ vào phiếu xuất kho kế toán định khoản: Nợ TK 621: 555.878 Có TK: 555.878 Sau khi tính giá vật tư kế toán vào sổ chi tiết CPNVLTT. Sổ chi tiết nguyên vật liệu căn cứ vào các phiếu xuất kho đã phân loại cho từng tàu, kế toán tập hợp phiếu xuất kho cùng loại để tiến hành vào sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu. Để bảo đảm tính đối chiếu kế toán tiến hành vào bảng tổng hợp CPNVLTT được dùng làm căn cứ để vào sổ chi tiết 154. Bảng 3.6: Bảng tổng hợp CPNVL tàu Thanh Xuân 16 Tháng 6 năm 2008 (ĐVT: VNĐ) TT Vật tư ĐVT Số lượng Thành tiền 1 Tôn, sắt, thép Kg 1.339,8 19.498.036 2 Dầu Diezel Lít 100 797.223 3 Máy móc cái 2 95.000.000 Cộng 95.816.721 (Nguồn: Phòng kế toán) *Kế toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào các phiếu xuất kho, kế toán tiến hành vào bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu. Trong bảng tổng hợp xuất nguyên vật liệu ghi rõ nơi nhận vật tư, lý do xuất vật tư, xuất cho vụ việc gì, số lượng vật tư xuất ra, đơn giá vật tư xuất theo phương pháp bình quân gia quyền cuối cùng là giá trị vật tư xuất ra... Bảng kê phiếu xuất vật tư được cập nhập hàng ngày theo sự phát sinh của phiếu xuất trong bảng kê này ghi rõ nội dung của phiếu xuất kho theo từng danh điểm vật tư xuất ra. Bảng kê phiếu xuất vật tư dùng làm căn cứ để lập chứng ghi sổ. Căn cứ vào bảng kê phiếu xuất vật tư, kế toán vào chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ ở Công ty được vào cuối tháng. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ kế toán tiến hành vào sổ cái tài khoản. Số liệu ghi trên sổ cái dùng để kiểm tra, đối chiếu số liệu ghi trên bảng tổng hợp sổ kế toán chi tiết và dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh tài khoản. Sau khi sản phẩm hoàn thành, kế toán tập hợp từng trang sổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính ra tổng trị số giá trị nguyên vật liệu xuất kho cho tàu Thanh Xuân 16. Bảng 3.7: Bảng quyết toán chi phí NVLTT tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) Nội dung Số lượng Thành tiền - Tôn 963.570 9.895.374.822 - Máy + thiết bị 2.219.100.000 - Gỗ các loại - Sơn 22.719 759.392.180 Vật liệu khác 1.605.432.709 Trang bị 5.339.169.000 - Que hàn 19.670 563.533.192 - Dây hàn 60 1.312.954 Ôxy 2.070 70.971.405 Gas 2.827 43.194.344 Cộng 20.497.853.668 (Nguồn: Phòng kế toán) b/ Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Kế toán chi phí nhân công trực tiếp tập hợp chi phí trực tiếp cho các tàu được mở từ khi tàu bắt đầu sản xuất đến khi hoàn thành. Mỗi trang sổ thể hiện số phát sinh trong tháng. Căn cứ vào lệnh sản xuất, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương kế toán tiến hành vào sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp. Sổ chi tiết tài khoản 622 được làm căn cứ để vào sổ chi tiết tài khoản 154. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp: từ các bảng thanh toán lương và các bảng phân bổ lương kế toán tiến hành vào chứng từ ghi sổ. Công việc được thực hiện vào cuối mỗi tháng. Kế toán căn cứ số liệu trên các chứng từ có liên quan, kiểm tra số liệu trong bảng thanh toán lương, đối chiếu số liệu ở bảng thanh toán lương và bảng phân bổ cho phù hợp. Số liệu ở chứng từ ghi sổ đảm bảo tính chính xác, tính phù hợp với các chứng từ có liên quan bên cạnh đó phải có đảm bảo được sự phê duyệt của kế toán trưởng đảm bảo theo quy định của kế toán. Đối chiếu số liệu trên sổ cái tài khoản 622 với sổ chi tiết tài khoản 622 là phù hợp, do đó số liệu trên sổ cái được dùng làm căn cứ để vào bảng cân đối tài khoản, đồng thời đó cũng là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho tàu Thanh Xuân 16. Cũng giống như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được mở một quyển sổ riêng, trong đó các trang sổ là chi phí nhân công trực tiếp phát sinh ở từng tháng. Việc tập hợp chi phí này giúp cho quá trình quyết toán chi phí nhân công trực tiếp cho các tàu được diễn ra nhanh hơn bằng cách kế toán tổng cộng chi phí phát sinh ở từng tháng cho đến thời điểm sản phẩm tàu hoàn thành và thực hiện quyết toán. Bảng 3.8: Bảng quyết toán NCTT tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) TT Khoản mục chi phí Chi phí phát sinh 1 Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất 895.922.343 Cộng 895.922.343 (Nguồn: Phòng kế toán) c/ Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung được phân làm hai loại: Loại 1: Chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho các tàu Loại chi phí này bao gồm: lãi ngân hàng, các chi phí phục vụ tàu cụ thể như làm triền để hạ thuỷ tàu nào đó.. Trích tài liệu tháng 12 năm 2008 trả lãi ngân hàng của tàu Thanh Xuân 16 là 317.196.869 đồng. Kế toán định khoản: Nợ TK 627: 317.196.869 Có TK 112: 317.196.869 Loại 2: Chi phí sản xuất chung không tập hợp được cho từng vụ việc riêng Kế toán tập hợp chi phí này cho từng phân xưởng rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức CPNCTT Hệ số phân bổ CPSXC = Tổng CPSXC chưa tập hợp được cho tàu Tổng chi phí nhân công trực tiếp CP SX chung cho đối tượng = CPNCTT của từng đối tượng x Hệ số phân bổ * Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng - Các khoản chi phí này gồm lương chính, lương phụ, phụ cấp, làm thêm các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. - Trưởng phòng phụ cấp trách nhiệm là 40% lương tối thiểu - Phó trưởng phòng phụ cấp trách nhiệm là 30% lương tối thiểu - BHXH, BHYT, CPCĐ trích toàn bộ cho phân xưởng đúng như trích cho bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất * Kế toán chi phí vật liệu dụng cụ sản xuất Đối với vật liệu xuất kho để sửa chữa máy móc thiết bị… phục vụ chung cho phân xưởng trên phiếu xuất không ghi tên vụ việc. Quá trình hạch toán giống như xuất nguyên vật liệu ra cho từng vụ việc. * Kế toán khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho phân xưởng Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ bị hao mòn về mặt giá trị và hiện vật. Phần giá trị hao mòn được chuyển dịch giá trị dưới hình thức khấu hao. Việc tính khấu hao TSCĐ nhằm mục đích thu hôi vốn để sửa chữa, tái đầu tư TSCĐ mới. Trong thực tế có rất nhiều phương pháp tính khấu hao như phương pháp khấu hao theo đường thẳng, phương pháp khấu hao nhanh… Tại Công ty áp dụng hình thức khấu hao theo đường thẳng. Sau khi tập hợp xong chi phí sản xuất chung kế toán tiến hành thực hiện phân bổ chi phí chung. Chi phí sản xuất chung ở Công ty phát sinh nhiều do vậy quá trình phân bổ chi phí chung cần phải đặc biệt chú ý tình trạng phân bổ không hợp lý cho đối tượng chịu chi phí. Ở Công ty phân bổ chi phí sản xuất chung căn cứ vào tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp đã được tập hợp cho từng tàu. Căn cứ vào các bảng phân bổ khấu hao của các tháng, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho tàu Thanh Xuân 16. Bảng 3.9: Bảng quyết toán CPSXC tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) TT Khoản mục phí Thành tiền 1 Chi phí sản xuất chung 3.571.810.197 Cộng 3.571.810.197 Ngưòi lập (Ký, HT) Kế toán trưởng (Ký, HT) (Nguồn: Phòng kế toán) 3.2.2.3 Phân tích biến động chi phí và ra quyết định a/ Phân tích biến động chi phí sản xuất giữa kế hoạch và thực hiện Để thấy rõ tình hình thực tế về quản trị chi phí giá thành tại Công ty CPCNTT Nam Hà ta tiến hành phân tích biến động chi phí giữa thực hiện với dự toán của tàu Thanh Xuân 16 Qua bảng 3.10 ta thấy tổng chi phí sản xuất tàu Thanh Xuân 16 khi thực hiện tăng lên so với dự toán 6% tương ứng tăng 1.391.794.608 đồng. Sự tăng lên của chi phí làm ảnh hưởng lớn tới việc xác định giá thành cho tàu Thanh Xuân, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty trong năm. Trong các khoản mục chi phí của tàu Thanh Xuân, khoản mục CPNVLTT, CPNCTT đã giảm so với dự toán điều này chứng tỏ Công ty đã chú trọng kiểm soát được tình hình nhập, xuất NVL cho sản xuất và sử dụng nhân công hợp lý. Tuy nhiên, khoản mục CPSXC của tàu Thanh Xuân biến động rất lớn tăng 132% so với dự toán. Để thấy rõ hơn sự biến động này ta hãy phân tích tình hình biến động từng khoản mục. Bảng 3.10: So sánh CPSX giữa TH và DT tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) Khoản mục Dự toán Thực hiện So sánh ± % Tổng chi phí 23.573.791.600 24.965.586.208 1.391.794.608 106 CPNVLTT 20.402.581.600 20.327.628.423 -74.953.177 100 CPNCTT 1.634.167.500 1.066.147.588 -568.019.912 65 CPSXC 1.537.042.500 3.571.810.197 2.034.767.697 232 (Nguồn: Phòng kế toán) - Phân tích biến động CPNVLTT tàu Thanh Xuân 16 CPNVLTT là một khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, sự biến động của khoản mục chi phí này có ảnh hưởng rất lớn tới giá thành sản phẩm. Do đặc điểm nguyên vật liệu của Công ty đa dạng, nhiều chủng loại, lượng xuất tồn nhiều vì thế NVL xuất kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Qua bảng 3.11 ta thấy CPNVLTT thực tế so với dự toán biến động không đáng kể, giảm một lương nhỏ 74.953.177 đồng. NVL phụ thực tế tăng 16% tương ứng tăng 200.777.137 đồng. Trong đó biến động nhiều nhất là do vật liệu sơn tăng 124.692.180 đồng tương ứng tăng 20% so với dự toán. NVL chính giảm 105.505.069 đồng tương ứng giảm 1%. Trong đó tôn giảm một lượng khá lớn 1.058.364.378 đồng tương ứng giảm 10%, vật liệu khác tăng lên 995.634.064 đồng tương ứng tăng 17%. Sự biến động cho thấy một phần do giá cả năm 2008 biến động rất phức tạp so với cuối năm 2007. Mặt khác ta thấy CPNVLC chiếm tỷ trọng lớn trong CPNVLTT của tàu được kiểm soát chặt chẽ nên đã làm giảm được chi phí so với kế hoạch nhưng những khoản chi phí khác thì lại tăng lên điều này đòi hỏi bộ phận quản lý trong Công ty phải chú trọng hơn trong việc kiểm soát NVL phụ để có thể giảm CPNVL hơn. Bảng 3.11: So sánh CPNVLTT giữa TH và DT tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) Khoản mục phí Dự toán Thực hiện So sánh TH/DT ± % CPNVLTT 20.402.581.600 20.327.628.423 -74.953.177 100 NVLC 19.164.581.600 18.888.851.286 -275.730.314 99 Tôn 10.953.739.200 9.895.374.822 -1.058.364.378 90 Máy móc +thiết bị 2.432.100.000 2.219.100.000 -213.000.000 91 Vật liệu khác 5.778.742.400 6.774.376.464 995.634.064 117 NVLP 1.238.000.000 1.438.777.137 200.777.137 116 Sơn 634.700.000 759.392.180 124.692.180 120 Que hàn 480.000.000 564.846.146 84.846.146 118 Oxy 76.500.000 70.971.405 -5.528.595 93 Gas 46.400.000 43.194.344 -3.205.656 93 CO2 400.000 373.062 -26.938 93 ( Nguồn: Phòng kế toán) - Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT là khoản mục chiếm tỷ trọng khá lớn trong tồng chi phí sản xuất. Khoản mục phí này mang ý nghĩa cả về mặt kinh tế và xã hội, một mặt đảm bảo được mức lợi nhuận của doanh nghiệp, mặt khác phản ánh đời sống của người lao động trong Công ty. Cách tính lương của công nhân trực tiếp sản xuất của Công ty được tính dựa vào lệnh sản xuất do phòng kỹ thuật đưa ra phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, đặc điểm của quá trình tổ chức sản xuất và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng tổ sản xuất đã được giám đốc Công ty ký duyệt. Do đặc điểm của Công ty là sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng với chu kỳ sản xuất dài. Để tăng cường công tác quản lý và tiết kiệm công cụ và dụng cụ trong sản xuất, trong lương khoán của từng tổ sản xuất đã trả 6%CCSX. Nhưng để đạt được hiệu quả sử dụng, giám đốc đã thành lập quỹ công cụ được giữ lại vào sổ theo dõi chi tiết chặt chẽ và có sự giám sát của Giám đốc và các phòng ban. Khi có nhu cầu về trang thiết bị CCDC các tổ đề nghị Giám đốc ký duyệt, tạm ứng mua sắm CCDC. Trong Công ty, bên cạnh CPNVLTT là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí thì CPNCTT cũng chiếm phần đáng kể và có ảnh hưởng lớn tới giá thành. Với mỗi hợp đồng kinh tế, Phòng kế hoạch của Công ty lập dự toán chi phí này dựa vào định mức của từng trọng tải tàu và dựa vào đặc điểm yêu cầu kỹ thuật của từng tàu. Ta có thể tìm hiểu sự biến động CPNCTT của tàu Thanh Xuân 16: Bảng 3.12: So sánh CPNCTT giữa TH và DT tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) Yếu tố chi phí Dự toán Thực hiện So sánh ± % CPNCTT 1.634.167.500 1.066.147.588 -568.019.912 65 - Tiền lương công nhân trực tiếp 1.373.250.000 895.922.343 -477.327.657 65 - BHXH 205987500 134388351 -71.599.149 65 - BHYT 27465000 17918447 -9.546.553 65 - KPCĐ 27465000 17918447 -9.546.553 65 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 3.12 ta có thể nhận thấy so với dự toán thì chí phí nhân công trực tiếp mà doanh nghiệp phải chi ra trong kỳ giảm xuống khoảng 568 triệu đòng tương ứng 65%. Điều này có được là do trình độ của công nhân kỹ thuật ở mức cao, chất lượng lao động tốt, đặc biệt là do cách bố trí và phối hợp lao động trong sản xuất hiệu quả. Mặt khác, do tình hình cung ứng vật tư nhanh chóng kịp thời, điều kiện máy móc thiết bị thuận lợi cho việc sản xuất. Như vậy, qua sự phân tích trên cho ta thấy việc kiểm soát CPNCTT của Công ty có hiệu quả, từ đó làm giảm được giá thành của tàu Thanh Xuân 16. - Phân tích biến động chi phí sản xuất chung Khoản mục CPSXC bao gồm nhiều khoản mục chi phí liên quan tới sản xuất trong kỳ phát sinh tại phân xưởng như tiền lương cho công nhân, các khoản trích theo lương, các khoản khấu hao…Với đặc thù của Công ty CPSXC được phân chia làm 2 loại: Chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho các tàu: Loại chi phí này bao gồm lãi ngân hàng, các chi phí phục vụ tàu cụ thể như làm triền để hạ thuỷ tàu nào đó. Chi phí sản xuất chung không tập hợp được cho từng vụ việc riêng: kế toán tập hợp chi phí này cho từng phân xưởng rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức CPNCTT Bảng 3.13: So sánh CPSXC giữa TH và DT của tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) Yếu tố chi phí Dự toán Thực hiện So sánh ± % Chi phí sản xuất chung 1.537.042.500 3.571.810.197 2.034.767.697 232 - Chi phí nhân viên 385.480.375 1.071.543.059 686.062.684 278 + Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất 319.948.712 889.380.739 569.432.028 278 + BHXH, BHYT, KPCĐ 60.790.255 182.162.320 121.372.065 300 - Chi phí vật liệu khác cho PX 231.288.225 428.617.224 197.328.999 185 - Chi phí KHTSCĐ 616.768.600 1.250.133.569 633.364.969 203 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 107.934.505 178.590.510 70.656.005 165 - Chi phí khác 195.570.795 642.925.835 447.355.040 329 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 3.13 nhìn một cách tổng quát thì CPSXC thực hiện tăng lên so với dự toán 2.034.767.697 đồng tương ứng tăng 132%. Trong đó khoản chi phí nhân công tăng 686.062.684 đồng tương ứng tăng 178% so với dự toán. Điều này có thể thấy do sự phân định khác nhau giữa công nhân trong bộ phận sản xuất và phân xưởng trong dự toán và kế toán tập hợp, vì vậy không ảnh hưởng nhiều đến giá thành tàu. Chi phí KHTSCĐ thực hiện tăng 103% tương ứng tăng 633.364.969 đồng, sự tăng này là do trong năm 2008 Công ty mở rộng quy mô sản xuất nên mua sắm thêm máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. Chi phí khác thực hiện so với dự toán tăng rất lớn 447.355.040 đồng tương ứng tăng 229% là do trong năm 2008 Công ty chi lượng tiếp khách rất lớn do công ty chuyển đổi thành Công ty CPCNTT Nam Hà. Mặt khác do lạm phát lớn làm tăng khoản lãi Công ty phải trả tăng lên. Qua sự phân tích trên về chi phí giữa thực hiện và dự toán của tàu Thanh Xuân 16 ta thấy nhìn chung Công ty đã hoàn thành được kế hoạch đề ra. Mặc dù đã có những khoản chi phí tăng lên, song chủ yếu là do giá cả thị trường vào năm 2008 biến động phức tạp theo những chiều hướng khác nhau. Với tốc độ kiểm soát chi phí như vậy, Công ty hoàn thành có thể tin tưởng vào mục tiêu giảm bớt được chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhằm nâng cao lợi nhuận trong kỳ. - Áp dụng phương pháp phân tích chi phí theo cách ứng xử đối với phân tích quản trị chi phí tại Công ty Việc so sánh sự biến động các khoản mục chi phí giữa thực hiện và dự toán cho ta thấy được chi phí sản xuất tàu tăng lên là do khoản mục nào nhưng để đáp ứng được các nội dung của KTQT như lập kế hoạch, kiểm soát chi phí, phân tích chi phí nhà quản trị cần phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí xem khoản mục nào để có thể đưa ra quyết định nên giảm khoản chi phí nào, tăng chi phí nào có lợi cho Công ty. Từ sự nhìn nhận đó đưa ra các quyết định cho phù hợp với tình hình biến đọng thị trường. Nhìn nhận từ góc độ của quản trị, CPSXC bao gồm biến phí sản xuất chung và định phí sản xuất chung. Biến phí sản xuất chung thường bao gồm những chi phí gián tiếp liên quan tới việc phục vụ, quản lý hoạt động sản xuất nhưng biến thiên theo mức độ hoạt động sản xuất. Định phí sản xuất chung tại Công ty theo bảng trên gồm lương nhân viên phân xưởng, các khoản trích theo lương và chi phí khấu hao TSCĐ. Biến động về định phí sản xuất chung thường gắn liền với những biến động về dự toán và biến động do mức độ hoạt động ( biến động thời gian). Những biến động này chỉ phù hợp trong phạm vi nhất định khi mà định phí chưa có sự thay đổi. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí hỗn hợp gồm biến phí quản lý và định phí quản lý. Trong đó biến phí gồm: chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Định phí quản lý gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí KHTSCĐ, thuế, phí, lệ phí. Sự thay đổi chi phí quản lý cũng anh hưởng lớn đến thu nhập của doanh nghiệp. Bảng 3.14: Báo cáo thu nhập theo PP LĐG của tàu Thanh Xuân 16 (ĐVT: VNĐ) Chỉ tiêu Thành tiền 1.Tổng doanh thu 25.000.000.000 2. Tổng biến phí 23.218.506.670 CPNVLTT 20.603.688.538 CPNCTT 1.066.147.588 CPSXC 1.428.724.079 Chi phí bán hàng 0 Chi phí quản lý 119.946.465 3. Lãi đóng góp 1.781.493.330 4. Tổng định phí 2.263.031.583 Chi phí chung 2.143.086.118 Chi phí bán hàng 0 Chi phí quản lý 119.945.465 5. Lãi thuần -481.538.253 6. Tỷ lệ lãi đóng góp 0,0713 7. Lãi thuần/ doanh thu -0,0193 (Nguồn: Phòng kế toán) Qua bảng 3.14 ta thấy tổng biến phí là 23.218.506.670 đồng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi phí của tàu Thanh Xuân 16, trong đó CPNVLTT là 20.603.688.538 đồng. Đây là đặc thù của Công ty đóng tàu, chi phí chủ yếu là chi phí NVLTT, điều này đòi hỏi nhà KTQT phải tìm hiểu rất kỹ về đặc thù của NVL để có những kế hoạch thu mua NVL vào những thời điểm thích hợp để có thể giảm chi phí này một cách phù hợp nhất. Biến phí SXC của tàu là 1.428.724.079 đồng, đây là khoản chi phí rất khó kiểm soát đòi hỏi KTQT phải theo chặt chẽ để có thể giảm khoản chi phí này. Tổng doanh thu của tàu Thanh Xuân lớn hơn tổng biến phí nên vẫn thu được khoản lãi đóng góp là 1.781.493.330 đồng. Điều này chứng tỏ dặt ra cho KTQT câu hỏi có lãi đóng góp thì có nên nhận đơn hợp đồng của tàu này không?. Tổng định phí của tàu tương đối lớn 2.263.031.583 đồng, trong đó chi phí chung chiếm chủ yếu 2.143.086.118 đồng. Đây chính là nhược điểm của phương pháp tính chi phí chung tại công ty hiện nay. Trong khoản chi phí chung có những khoản được chia cho các tàu theo tỷ lệ phân bổ chi phí nhân công trực tiếp nên chưa được chính xac đối với từng tàu. Do vậy đòi hỏi KTQT có những thay đổi về cách quản lý các chi phí cho phù hợp, cách tính chi phí cho chính xác hơn, từ đó có những quyết định nên tăng chi phí nào, giảm chi phí nào để thu được lợi nhuận cao. Vì tổng định phí của tàu Thanh Xuân lớn hơn lãi đóng góp nên lợi nhuận của tàu Thanh Xuân là -481.538.253 đồng. Vậy với kết quả này thì KTQT sẽ có cách điều chỉnh thế nào? Liệu các chi phí sử dụng cho tàu Thanh xuân 16 đã phù hợp chưa?. b/ Sử dụng thông tin và ra quyết định Đối với các nhà quản trị việc sử dụng thông tin về chi phí, giá thành, doanh thu, lãi đóng góp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hoạch định và kiểm soát doanh nghiệp cũng như trong quá trình ra quyết định sản xuất kinh doanh. Sử dụng thông tin của kế toán quản trị các nhà quản trị sẽ có nhiều thông tin chi tíêt về tình hình sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm, từng giai đoạn trong từng thời kỳ. Các thông tin của kế toán quản trị không chỉ mang tính quá khứ như trong thông tin mà kế toán tài chính cung cấp mà nó còn mang cả thông tin dự đoán trong tương lai. Tuy nhiên tại Công ty CPCNTT Nam Hà do tổ chức kế toán còn nghiêng chủ yếu về kế toán tài chính, trong bộ máy kế toán thì đa phần công tác kế toán quản trị lại do bộ phận kế toán tổng hợp xử lý, hầu hết các thông tin ứng dụng cho kế toán quản trị của bộ phận kế toán tổng hợp phần nhiều là do các bộ phận khác cung cấp, nhiều thông tin vẫn là thông tin quá khứ. Tuy nhiên bộ phận kế toán tổng hợp cũng đã hợp tác với bộ phận dự toán, bộ phận đánh giá sản xuất kinh doanh của phòng kế hoạch kinh doanh cũng đã đưa ra một số báo cáo như: Báo cáo tổng hợp chi phí năm thực hiện, tình hình biến động chi phí giữa thực hiện và dự toán, tình hình biến động chi phí qua các năm, báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp lãi đóng góp (trong đó các chi phí bán hàng, chi phí quản lý chủ yếu được phân bổ theo định mức) của tất cả các sản phẩm và của từng sản phẩm. Điều này có ý nghĩa rất to lớn khi nó cung cấp khá nhiều thông tin cho ban lãnh đạo Công ty ra các quyết định liên quan đến hoạch định và kiểm soát các hoạt động của Công ty. Từ các báo cáo kết quả kinh doanh theo phương pháp lãi đóng góp, bảng báo cáo kết quả sản xuất nhà quản trị có thể đưa ra các quyết định như sau: - Từ việc phân tích báo cáo sản xuất nhà quản trị cũng thấy được mức độ sản phẩm làm dở của Công ty, khoản mục chi phí nào trong tháng tăng lên, khoản mục chi phí nào sử dụng chưa hợp lý để có biện pháp tiết kiệm. - Từ việc phân tích chi phí phân theo khoản mục của tàu Thanh Xuân nhà quản trị của Công ty có thể nhận thấy được những khoản mục nào được sử dụng hợp lý, những khoản mục nào chưa hợp lý, tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục. - Từ việc phân tích báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp của tàu Thnah Xuân nhà quản trị có thể thấy được mức độ biến động của các khoản mục phí, định phí, lãi đóng góp, đánh giá được hiệu quả sử dụng chi phí, hiệu quả đầu tư. Đưa ra các quyết định về phân bổ chi phí cố định, kiểm soát biến phí, đưa ra các quyết định có nên đầu tư thêm để mở rộng sản xuất hay không. Từ việc phân tích báo cáo sản xuất sản phẩm trong từng tháng, báo cáo mức độ hoàn thành, báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp với số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, kế toán có những thông tin như giá thành sản phẩm sản xuất, lãi đóng góp đơn vị, lãi thuần… để cung cấp cho nhà quản trị để có thể định giá bán một cách hợp lý, xem xét điểm hoà vốn, đưa ra quyết định về sản xuất hay ngừng sản xuất, nhận hay không tiếp nhận các đơn đặt hàng, quyết định phân bổ chi phí cố định cho từng sản phẩm. 3.2.2.4. Đánh giá công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công ty a/ Những kết quả đã đạt được Mô hình kế toán quản trị tuy mới được áp dụng trong Công ty CPCNTT Nam Hà nhưng những năm qua việc áp dụng kế toán quản trị cũng đem lại một số kết quả nhất định. * Đối với công tác tổ chức, ghi chép nội dung cần thiết cho kế toán quản trị: + Công ty đã xây dựng cho mình một phần của kế toán quản trị hiện đại. Công ty đã tổ chức được một bộ phận kế toán có thể ghi chép số liệu phát sinh và những thông tin cần thiết cho kế toán quản trị chi phí giá thành như lập sổ sách, tách các khoản mục chi phí. + Công ty đã xây dựng được một hệ thống chỉ tiêu về đặc tính kỹ thuật của sản phẩm, đó là cơ sở cho việc lập kế hoạch sản xuất, xác định chi phí, tính toán giá thành của sản phẩm. * Quản trị chi phí của Công ty Việc áp dụng kế toán quản trị vào trong công tác tổ chức quản lý đã đem lại một số hiệu quả nhất định: + Áp dụng kế toán quản trị chi phí và giá thành, áp dụng việc phân tích chi phí theo khoản mục đã giúp cho Công ty kiểm soát được những khoản chi phí như chi phí sửa chữa máy móc, chi phí bằng tiền khác, giúp cho những khoản chi phí này có tốc độ tăng nhỏ hơn so với tốc độ tăng bình quân của tổng chi phí. + Việc lập báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp giúp cho nhà quản trị nhận biết được khoản mục chi phí tăng, xác định hiệu quả của việc đầu tư vào các khoản mục chi phí, xác định hiệu quả của việc sản xuất sản phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp một số thông tin hữu ích cho việc quyết định nhận hay không nhận một số hợp đồng sản xuất khác. Như vậy ta có thể thấy những báo cáo được lập theo phương pháp kế toán quản trị cũng đã góp ích khá nhiều trong các quyết định về quản trị chi phí, quản trị giá thành sản phẩm. b/ Những điểm hạn chế, thiếu sót còn tồn tại Mặc dù đã có một số thành tựu bước đầu nhưng công tác kế toán quản trị của Công ty vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như sau: + Đối với công tác lập kế hoạch chi phí: Công ty đã làm tương đối tốt công tác này khi số liệu dự toán đã dựa vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm, nhu cầu của khách hàng và năng lực sản xuất của Công ty. Tuy nhiên, trong việc lập kế hoạch chi phí, Công ty chưa đưa yếu tố lạm phát, yếu tố về thay đổi giá cả nguyên vật liệu, tiền lương, giá điện năng thay đổi và một số các yếu tố có tầm vĩ mô. Điều này sẽ rất khó khăn cho Công ty trong việc điều chỉnh các khoản chi phí nói chung cũng như từng khoản chi phí cho từng sản phẩm nói riêng. + Đối với công tác ghi chép kế toán tại Công ty: hiện tại vẫn còn một số hạn chế. Công tác ghi chép số liệu vẫn còn chủ yếu dựa vào quy tắc, ràng buộc pháp lý của kế toán tài chính. Đa phần các thông tin chưa được phản ánh một cách kịp thời nên chưa phục vụ đắc lực cho việc phân tích và đánh giá chi phí sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của kế toán quản trị. Một điểm nữa trong công tác ghi chép kế toán tại Công ty khi phân bổ các khoản chi phí theo yêu cầu kế toán quản trị đa phần kế toán tổng hợp phân bổ theo tỷ lệ nên chưa thực sự phản ánh đúng giá trị chi phí đưa vào sản xuất, giá thành tính theo kế toán quản trị chưa thật chính xác. Một hạn chế nữa đó là do Công ty có quá nhiều đơn đặt hàng, sản phẩm không đồng nhất, thời gian hoàn thành kéo dài hàng tháng nên công tác theo dõi theo phương pháp kế toán tài chính truyền thống gặp phải một số khó khăn trong quá trình tập hợp chi phí, tính toán giá thành. + Đối với công tác phân tích đánh giá và ra quyết định sử dụng thông tin hiện nay Công ty cũng đã áp dụng một phần vào trong quyết định sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do đa phần các thông tin được sử dụng là các thông tin quá khứ và các dự toán còn thiếu chính xác và kịp thời nên các quyết định của nhà quản trị vẫn còn có độ chậm trễ và hiệu quả chưa cao. 3.3. Giải pháp hoàn thịên và nâng cao chất lượng công tác kế toán quản trị chi phí và giá thành tại Công ty CPCNTT Nam Hà 3.3.1. Ý nghĩa Kế toán quản trị trên thế giới bắt nguồn từ công tác kế toán kế toán chi phí, giá thành sau đó mới phát triển thành kế toán quản trị hiện đại. Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay với nhiều biến chuyển và hội nhập các doanh nghiệp phải bắt kịp với sự phát triển của kinh tế đất nước, phải thích nghi với tình hình mới, cân đối đầu vào, đầu ra cho đạt được lợi nhuận tối đa. Để tạo được sự cân đối đầu vào, đầu ra một cách hợp lý điều tiên quyết phải có một phương pháp quản lý, điều hành, kiểm soát nguồn lực của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Một trong các phương pháp, công cụ để quản lý và cung cấp thông tin tốt nhất cho các nhà quản trị chính là công cụ kế toán quản trị, đặc biệt là kế toán quản trị chi phí và giá thành. Kế toán quản trị sẽ cung cấp cho các nhà quản trị những thông tin, những cách nhìn cụ thể về chi phí, khoản mục chi phí, nhận diện chi phí theo những cách khác nhau, đặc biệt là nhận diện chi phí theo cách ứng xử từ đó các nhà quản trị sử lý thông tin, đưa ra các quyết định phù hợp trong sản xuất, kinh doanh để đạt hiệu quả tối ưu. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thị trường nếu không đổi mới các quản lý thì sẽ không dẫn đến hiệu quả trong kinh doanh, hiện nay vai trò của công tác kế toán nói chung và kế toán quản trị, kế toán quản trị chi phí giá thành nói riêng ngày càng quan trọng, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất có nhiều sản phẩm như Công ty CPCNTT Nam Hà. Do vậy, xây dựng, vận dụng và đề ra các biện pháp quản trị chi phí giá thành ở Công ty CPCNTT Nam Hà là một điều cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. 3.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị tại Công ty CPCNTT Nam Hà. * Chủ trương của ban giám đốc: Tổ chức bộ phận KTQT phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm và cách nhìn nhận của nhà quản trị. Tại Công ty CPCNTT Nam Hà, KTQT đã được ban giám đốc nhìn nhận một cách tích cực. Tuy nhiên cũng giống như phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam KTQT còn khá mới mẻ, ban giám đốc còn nhiều lúng túng trong cách tiếp cận và vận dụng KTQT trong việc ra quyết định. Hiện nay đa phần các quyết định của ban giám đốc Công ty vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và các thông tin do KTTC cung cấp như giá bán, lợi nhuận mà chưa đề cập tới thông tin nội tại của mỗi sản phẩm như kết cấu chi phí, lãi đóng góp, đòn bẩy hoạt động…. Một phần lý do ở đây là ban giám đốc chưa tiếp cận với khoá học về KTQT, các thông tin để lập kế hoạch và kiểm soát chi phí doanh nghiệp. * Trình độ của nhân viên kế toán Bộ phận kế toán của Công ty hiện nay có 2/3 tốt nghiệp đại học, tuy nhiên để tổ chức một hệ thống kế toán quản trị cho một Công ty lớn có nhiều bộ phận, nhiều phân xưởng sản xuất và nhiều sản phẩm như Công ty CPCNTT Nam Hà thì không hề đơn giản. Việc tổ chức kế toán quản trị mới được áp dụng trong lĩnh vực quản lý chi phí giá thành, hình thức tương đối mới mẻ. Từ việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí đến vịêc xây dựng định mức trong quá trình lập dự toán còn nhiều lúng túng. Đây cũng là một ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác kế toán quản trị đem lại cho Công ty. 3.3.3. Các biện pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí và tính giá thành tại Công ty CPCNTT Nam Hà. * Tổ chức bộ máy kế toán để có vị trí cho kế toán quản trị Với quy mô sản xuất của Công ty hiện nay cần phải hoàn thiện bộ máy kế toán quản trị của mình không chỉ dừng lại ở lại kế toán quản trị chi phí và giá thành nữa mà ra tất cả các bộ phận khác. Hình thức tốt nhất là áp dụng mô hình tổ chức kết hợp, tổ chức kết hợp giữa KTTC với KTQT theo từng phần hành kế toán. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành, kế toán tiền lương, kế toán nguyên vật liệu, kế toán doanh thu và bán hàng, kế toán tài sản cố định. Kế toán viên theo dõi phần nào thì sẽ thực hiện KTTC và KTQT phần đó. Ngoài ra kế toán tổng hợp có thể thực hiện các nội dung của KTQT khác như việc thu thập thông tin, phân tích các thông tin cho việc lập dự toán và ra quyết định trong quyết định trong quản trị doanh nghiệp. * Công tác phân loại chi phí theo biến phí và định phí, lập báo cáo quản trị theo yêu cầu của kế toán quản trị. Việc lập báo cáo quản trị cần đòi hỏi những thông tin có giá trị là cơ sở cho việc tổng hợp phân tích phục vụ cho hoạt động quản trị. Vì vậy việc đầu tiên đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân biệt được rõ ràng và nhận diện các loại chi phí. Trong đó phân loại chi phí theo cách ứng xử (biến phí và định phí) là cách phân loại thông dụng trên thế giới. Các báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp rất có giá trị để lập dự toán và ra quyết định trong quản trị sản xuất kinh doanh. Phân loại theo cách ứng xử của chi phí cũng trang bị cho người lập báo cáo quản trị những nguyên tắc cơ bản của quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Hiện nay bộ phận kế toán tổng hợp cũng đã bắt tay vào việc phân loại chi phí theo cách ứng xử. Các chi phí nếu không có định mức kỹ thuật thì kế toán đã phân bổ theo tỷ lệ chi phí thực hiện. Tuy nhiên để đảm bảo đem lại lợi nhuận tối ưu, kế toán cần chú ý phân bổ các khoản chi phí cho các sản phẩm có tỷ lệ đóng góp lớn. * Tổ chức cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh Lập dự toán sản xuất kinh doanh là việc lập kế hoạch theo định kỳ (thường là 1năm) và lập dự toán chi tiết cho tàng sản phẩm theo từng đơn đặt hàng. Hiện nay việc lập dự toán của Công ty tương đối tốt, lập dự toán của Công ty do phòng kế hoạch kinh doanh lập, các thông tin được cung cấp từ phòng kỹ thuật, kế toán, nhân sự như vậy các việc lập kế hoạch hoàn toàn không có vướng mắc. Hiện nay Công ty đã lập được dự toán chi tiết cho từng sản phẩm, dự toán tổng hợp cho tất cả các sản phẩm, dự toán chi phí, doanh thu…. Tuy nhiên bộ phận lập kế hoạch của Công ty có thể tham khảo lập kế hoạch theo các lập dự toán của kế toán. Đây là một phương pháp lập dự toán rất cơ bản và nó cũng cung cấp được nhiều thông tin cho các nhà quản trị đồng thời các báo cáo của kế toán quản trị thường bám sát thực tế những biến động về giá, nguyên vật liệu, nhân công, thị trường giúp cho nhà quản trị dễ dàng định hướng được hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. * Phân bổ chi phí Kế toán chi phí theo phương pháp truyền thống mà Công ty đang áp dụng hiện nay dựa trên các tiêu thức phân bổ gián tiếp, phân bổ theo tỷ lệ chi phí nhân công trực tiếp. Tuy nhiên vì sản xuất nhiều sản phẩm mới nhiều chủng loại, phẩm cấp và một số yếu tố của NVL đầu vào khác nhau, việc phân bổ này có thể dẫn tới giá thành sản phẩm chưa thật sự chính xác. Vì vậy, về lâu dài Công ty nên áp dụng các phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity Based Costing- ABC). Phương pháp này tập hợp toàn bộ chi phí gián tiếp trong quá trình sản xuất được tập hợp trên các tài khoản chi phí sản xuất chung, sau đó phân bổ các chi phí theo hoạt động đó theo phương thức phân bổ thích hợp như: số giờ máy hoạt động, số giờ công lao động trực tiếp… Khoản chi phí gián tiếp này được phân bổ vào giá thành sản xuất cùng chi phí NVLTT, CPNCTT, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để được giá thành toàn bộ. Phương pháp ABC gồm các bước sau: - Thứ nhất: Xem xét các hoạt động tạo ra chi phí tại mỗi trung tâm chi phí, lập danh sách các hoạt động khác nhau. Sau đó chi phí tại trung tâm sẽ được phân bổ cho mỗi hoạt động có quan hệ trực tiếp với hoạt động phân bổ. - Thứ hai: Trong từng hoạt động cần xác định các tiêu chuẩn đo lường sự thay đổi mức sử dụng chi phí cho mỗi loại sản phẩm chịu chi phí. Các tiêu chuẩn thường dùng là: số giờ lao động trực tiếp của Công nhân, số giờ máy chạy, số sản phẩm sản xuất ra… Phương pháp này sẽ có hiệu quả bởi như tại Công ty CPCNTT Nam Hà thì sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau tùy theo yêu cầu từng đơn đặt hàng và thời gian sản xuất kéo dài hàng tháng. Sử dụng phân bổ theo phương pháp ABC sẽ giúp cho việc tính toán giá thành và giá bán chính xác hơn. * Giải pháp cắt giảm một số loại chi phí: - Đối với chi phí NVL: Do NVL đa phần là tôn, sắt, thép, máy móc thiết bị tàu…nguồn NVL trên thị trường cũng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên Công ty cần phải chủ động tìm các nhà cung cấp NVL có chất lượng cũng như giá cả phù hợp để giảm chi phí NVL đồng thời trong quá trình xây dựng kế hoạch thu mua NVL cần chú ý tới biến động của giá cả thị trường, có kế hoạch dự trữ NVL khi có sự biến động lớn về giá cả. Ngoài ra trong quá trình sản xuất Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn số lượng NVL cần để sản xuất, tránh thất thoát vì giá trị NVL trong Công ty là rất lớn. - Đối với chi phí nhân công: Nhân công chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí bởi ngoài lương khoán sản phẩm còn có lương chấm điểm. Việc trước mắt đó là tận dụng nguồn nhân lực, nâng cao kỹ thuật sản xuất cho công nhan, ứng dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công nhân và sản xuất, đầu tư máy móc thiết bị mới, giảm chi phí nhân công trên sản phẩm. - Đối với chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung có nhiều khoản mục như khấu hao TKTSCĐ, chi phí mua ngoài… Trong thời gian tới để giảm chi phí ngoài việc áp dụng hình thức phân bổ chi phí theo hoạt động để thấy rõ sự lãng phí có thể xảy ra ở công đoạn nào, Công ty cần tiến hành sắp xếp lại cơ cấu một số tổ nhóm trong nhà máy. Thắt chặt nội quy, thắt chặt quản lý chi phí, tránh lãng phí về nhân công, lãng phí nguyên vật liệu. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận Trong quá trình làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của Việt Nam không thể không xem xét tới việc cải tiến và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và KTQT nói riêng. Việc nghiên cứu và hoàn thiện mô hình tổ chức công tác KTQT chi phí, giá thành trong Công ty CPCNTT Nam Hà có giá trị về lý luận và thực tiễn. Qua toàn bộ nội dung đã trình bày trong luận văn, với phạm vi và điều kiện nhất định, tôi đã nghiên cứu và giải quyết được những vấn đề cơ bản sau: 1. Đã trình bày và góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận của KTQT nói chung và KTQT chi phí, giá thành sản phẩm nói riêng thông qua các nội dung chủ yếu về việc tổ chức xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các doanh nghiệp. 2. Đã trình bày khái quát và đánh giá thực trạng về tổ chức công tác KTQT chi phí và giá thành tại Công ty CPCNTT Nam Hà. Trên cơ sở xem xét thực tế, luận văn đã chỉ rõ công tác KTQT chi phí và giá thành tuy mới được áp dụng trong Công ty nhưng cũng đã có những hiệu quả nhất định. Song công tác KTQT hiện nay của Công ty CPCNTT Nam Hà vẫn còn khá mới mẻ và chưa thật sự đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin theo quản trị hiện đại. 3. Thông tin kế toán về chi phí hiện tại của Công ty CPCNTT Nam Hà hoàn toàn có thể phân loại theo cách ứng xử của chi phí (định phí, biến phí) nhằm phục vụ cho việc phân tích cấu trúc C-V-P. Các thông tin mà kế toán quản trị cung cấp đa phần là thông tin quá khứ, có độ trễ lớn, chưa thực sự phát huy hiệu quả cho công tác hoạch định chiến lược và ra quyết định kinh doanh. 4. Tuy nhiên qua phân tích biến động chi phí giữa thực tế và kế hoạch của tàu Thanh Xuân 16 và phân tích biến động chi phí qua 3 năm 2006-2008 cũng đã cho thấy xu hướng hiệu quả trong công tác quản lý chi phí tại Công ty. Trong thời gian tới Công ty cần phát huy những điểm đã đạt được và khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý chi phí. 4.2. Kiến nghị Qua thời gian nghiên cứu thực tế tại Công ty tôi có một số kiến nghị: - Đối với việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị: + Công ty nên mở rộng hơn nữa các phần hành của kế toán quản trị để áp dụng vào trong Công ty thay vì chỉ áp dụng kế toán quản trị chi phí và giá thành như hiện nay. Công ty có thể áp dụng thử phương pháp kế toán quản trị ABC vào trong công tác kế toán quản trị. + Nâng cao trình độ nhận thức của nhà quản trị về kế toán quản trị, nâng cao kiến thức chuyên môn của kế toán viên về kế toán quản trị bằng cách gửi đi học tập các lớp chuyên ngành. + Các nhà quản trị cần chú ý nhiều hơn đến việc áp dụng những thông tin đã được các phân tích của kế toán quản trị như phân tích CVP, phân tích định phí, biến phí, vào các quyết định quản trị. + Kế toán cần đưa ra các báo cáo theo báo cáo của kế toán quản trị sớm hơn. Hiện nay đa phần các báo cáo về hoạt động, kết quả sản xuất thưởng theo quý hoặc năm nên thường có độ trễ lớn, các báo cáo theo tháng sẽ có tác dụng thông tin kịp thời hơn các thay đổi về chi phí, giá thành cho nhà quản trị. + Trong công tác phân bổ chi phí, phân bổ định phí kế toán cần xem xét tới cơ cấu lãi đóng góp, định phí, biến phí của từng sản phẩm, nên phân bổ định phí nhiều cho những sản phẩm có tỷ lệ lãi đóng góp lớn. + Trong công tác tính toán giá thành có thể áp dụng những biểu mẫu tính giá thành của kế toán quản trị kết hợp với của kế toán tài chính, để có thể xem xét những khoản mục, những chỉ tiêu trong tính toán giá thành được chính xác và xát với thực tiễn nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chế độ kế toán doanh nghiệp, Bộ tài chính, 2006. 2. ĐOÀN XUÂN TIẾN, Giáo trình Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2005. 3. ĐẶNG VĂN THANH – ĐOÀN VĂN TIẾN, Kế toán quản trị Doanh nghiệp, NXB Tài chính, 1998. 4. Luật Kế toán Việt Nam, 2005. 5. Từ điển thuật ngữ kế toán Mỹ, NXB Đà Nẵng, 1994. 6. Từ điển thuật ngữ kế toán, NXB Thống kê, 1997. 7. PGS.TS NGUYỄN NĂNG PHÚC, Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2007. 8. PHẠM THỊ THANH TÚ, Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở nhà máy đóng tàu Nam Hà, Nam Định, khoá luận tốt nghiệp Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên, 2008. 9. ĐẶNG THỊ NGỌC BÍCH, Tìm hiểu công tác kế toán quản trị về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty xi măng Hoàn Thạch – Minh Tân- Kinh Môn - Hải Dương, luận văn tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008. LỜI CẢM ƠN! Trong thời gian thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên và giúp đỡ nhiệt tình của các đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường. Để đạt được kết quả này, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cũng như khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần Quang Trung, người đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Nam Hà, các phòng ban nói chung và Phòng Kế Toán nói riêng, những người đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Cuối cùng, xin gủi lời cảm ơn đến những người thân yêu trong gia đình và bạn bè, những người đã động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu cũng như trong quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2009 Sinh Viên Trần Thị Chung Mục Lục Danh môc b¶ng Bảng 3.1:Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2006-2008 46 Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu cơ bản về tài sản và nguồn vốn của Công ty 47 Bảng 3.3: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2006-2008 48 Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2006-2008 50 Bảng 3.5: Bảng chi tiết dự toán giá thành tàu Thanh Xuân 16 hạng mục phần vỏ tàu 56 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp dự toán giá thành tàu Thanh Xuân 16 trọng tải 3.200 tấn 57 Bảng 3.7: So sánh chi phí sản xuất giữa thực hiện và dự toán tàu Thanh Xuân 16 58 Bảng 3.8: So sánh CPNVLTT giữa thực hiện và dự toán tàu Thanh Xuân 16 59 Bảng 3.9: So sánh CPNCTT giữa thực hiện với dự toán tàu Thanh Xuân 16 61 Bảng 3.10: So sánh CPSXC giữa thực hiện và dự toán của tàu Thanh Xuân 16 62 Bảng 3.11: Báo cáo thu nhập theo phương pháp lãi đóng góp của tàu Thanh Xuân 16 64 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 01: Chi phí khả biến 12 Sơ đồ 02: Chi phí bất biến 13 Sơ đồ 03: Chi phí hỗn hợp 13 Sơ đồ 04: Quá trình tập hợp chi phí công việc 16 Sơ đồ 05: Sơ đồ tập hợp chi phí theo quá trình sản xuất 17 Sơ đồ 06: Nội dung của KTQT chi phí, giá thành 22 Sơ đồ 07: Mối quan hệ giữa chi phí của KTTC và KTQT 29 Sơ đồ 08: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CPCNTT 35 Sơ đồ 09: Tổ chức sản xuất của Công ty 37 Sơ đồ 10: Quy trình sản xuất đóng mới tàu 39 Sơ đồ 11: Quy trình công nghệ sửa chữa tàu 40 Sơ đồ 12: Bộ máy kế toán tại Công ty 42 Sơ đồ 13: Hình thức kế toán áp dụng tại Công ty 43 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích CPCNTT Cổ phần công nghiệp tàu thuỷ BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn CCDC Công cụ dụng cụ CPSX Chi phí sản xuất NVL Nguyên Vật liệu CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung TSCĐ Tài sản cố định KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định KTTC Kế toán tài chính KTQT Kế toán quản trị HĐKT Hợp đồng kinh tế TH Thực hiện DT Dự toán PPLĐG Phương pháp lãi đóng góp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc46. bao cao hoan chinh sua.doc
Tài liệu liên quan