Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội.
Qua thời gian nghiên cứu em thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác đầy đủ các chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội dung doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp cho họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời đối với các hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với việc nghiên cứu về công tác hạch toán thực tế ở Công ty Kinh doanh và Chế biến lương thực thực phẩm Hà nội em đã hiểu thêm nhiều về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý trong doanh nghiệp. Thông qua bản luận văn này em mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán quản trị doanh nghiệp.
49 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trừ chi phí sản xuất tính cho sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ. Phần chi phí sản phẩm phụ thường tính theo giá kế hoạch hoặc cũng có thể tính bằng cách lấy phần giá bán trừ đi lợi nhuận định mức và thuế.
Sau khi tính được chi phí sản xuất cho sản phẩm phụ, tổng giá thành của sản phẩm chính tính như sau:
Tổng giá thành sp chính
=
SPLD đầu kỳ
+
CPSX trong kỳ
+
SPLD cuối kỳ
-
CPSX SP phụ
Chi phí sản xuất sản phẩm phụ cũng được tính riêng theo từng khoản mục bằng cách lấy tỷ trọng chi phí sản xuất sản phẩm phụ trong tổng chi phí sản xuất của cả quy trình công nghệ nhân (X) với chi phí sản xuất từng khoản mục tương ứng.
Phương pháp này áp dụng thích hợp với:
_ Cùng quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc chế tạo sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ.
_ Kết quả sản xuất ngoài thành phẩm đủ chất lượng quy định còn có sản phẩm hỏng không sửa chữa được mà các khoản thiệt hại này không được tính cho sản phẩm hoàn thành chịu.
Các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm hoặc lao vụ phục vụ lẫn cho nhau cần loại trừ ra khỏi giá thành sản phẩm, lao vụ phục vụ cho sản xuất chính.
2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này áp dụng thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn vị đặt hàng, đối tượng tính giá thành là đơn đặt hàng đã hoàn thành. Nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì hàng tháng vẫn phải mở sổ kế toán để tập hợp chi phí sản xuất các tháng lại ta sẽ có giá thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng được sản xuất, chế tạo ở nhiều phân xưởng khác nhau thì phải tính toán, xác định số chi phí của phân xưởng có liên quan đến đơn đặt hàng đó. Những chi phí trực tiếp được tập hợp thẳng vào đơn đặt hàng, còn chi phí chung cần phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
2.5Tính giá thành theo phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp cùng một quy trình công nghệ sản xuất, với cùng một loại nguyên vật liệu đưa vào sử dụng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất. Để tính được giá thành từng loại sản phẩm ta phải căn cứ vào hệ số tính giá thành quy định cho từng loại sản phẩm, rồi tiến hành theo các bước sau:
_ Quy đổi sản lượng thực tế từng loại sản phẩm theo hệ số tính giá thành để làm tiêu thức phân bổ:
Tổng sản lượng quy đổi = åSản lượng thực tế SPi x Hệ số quy đổi SPi
_ Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm:
_ Tính tổng giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục)
Tổng giá thành sản phẩmi=(SPLDđk + CPSXtk-SPLDck) x Hệ số phân bổ CPSPi.
2.6. Tính giá thành theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng khi trên cùng một công nghệ sản xuất kết quả thu được là nhóm sản phẩm cùng loại với quy cách, phẩm chất, kích cỡ khác nhau. Trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.
Để tính được giá thành, trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ thường được lựa chọn là giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch. Sau đó, tiến hành tuần tự theo các bước sau:
_ Tính tổng giá thành từng quy cách với giá thành đơn vị định mức hoặc giá thành đơn vị kế hoạch theo từng khoản mục.
_ Tính tổng giá thành định mức hoặc kế hoạch của cả nhóm theo sản lượng thực tế dùng làm tiêu chuẩn phân bổ.
_ Căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ của cả nhóm sản phẩm và chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ để tính ra tổng giá thành thực tế của các nhóm sản phẩm.
_ Tính tỷ lệ giá thành theo từng khoản mục:
Tính giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm theo từng khoản mục:
Tổng giá thành thực tế từng quy cách
=
Tiêu chuẩn phân bổ có trong từng quy cách
x
Tỷ lệ giá thành
2.7 Phương pháp tính giá thành theo giá thành định mức.
Việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tiến hành như sau:
_ Tính giá thành định mức sản phẩm: Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính giá thành định mức. Tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể mà giá thành định mức bao gồm giá thành định mức của các bộ phận chi tiết cấu thành nên sản phẩm hoặc giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ, từng phân xưởng tổng cộng lại hoặc có thể tính luôn cho sản phẩm.
_ Xác định số chênh lệch (CL) do thay đổi định mức (ĐM): Do giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành nên khi thay đổi định mức cần phải tính toán lại theo định mức. Việc thay đổi định mức thường tiến hành vào đầu tháng nên việc tính toán số sản phẩm làm dở đầu kỳ (cuối kỳ trước).
Số CL do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ.
_ Xác định chênh lệch do thoát ly định mức: Chênh lệch do thoát ly định mức là số chênh lệch do tết kiệm hoặc vượt chỉ tiêu. Việc xác định số chênh lệch do thoát ly định mức được tiến hành theo các phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào từng khoản mục chi phí, song số chênh lệch do thoát ly định mức thường được tính như sau:
CL do thoát ly ĐM = Chi phí thực tế _ Chi phí định mức (Định mức mới)
_ Tính giá thành thực tế sản phẩm:
Giá thành thực tế = Giá thành ĐM CL do thay đổi ĐM CL do thoát ly ĐM.
Phương pháp tính giá thành này áp dụng thích hợp với những đơn vị có quy trình công nghệ sản xuất đã định hình, các loại định mức kinh tế kỹ thuật tương đối hợp lý, nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tốt, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp chặt chẽ.
Trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong DNSX. Các DNSX dựa trên cơ sở lý luận này để áp dụng vào doanh nghiệp mình một cách phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
Phần II Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến kinh doanh lương thực- Thực phẩm Hà nội
A. Đặc điểm chung về Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội
I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.
Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội (trước đây là Xí nghiệp bột Hoàng Mai) là một nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm thuộc liên hiệp các Công ty lương thực Hà Nội, với nhiệm vụ sản xuất chính là sản xuất mì ăn liền các loại phục vụ lương thực ăn nhanh cho nhân dân .
Ngày 27/10/1967 Xí nghiệp bột Hoàng Mai ra đời và đặt tại 67A Trương Định- Hai Bà Trưng - Hà Nội.
Từ năm 1967 - 1968: Việc sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp hoàn toàn tuân theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước giao cho Xí nghiệp. Cụ thể như: sản xuất mì sợi cung cấp cho các cửa hàng lương thực, xay xát thóc gạo, sản xuất bột dinh dưỡng cho trẻ em, cung cấp hàng lương thực cho các quận, huyện thuộc khu vực Hà Nội và các vùng lân cận.
Tháng 10/1989 Xí nghiệp đã ký hợp đồng liên doanh với Công ty VIFON của thành phố Hồ Chí Minh để sản xuất mì ăn liền các loại. Xí nghiệp góp vốn bằng nhà xưởng và giá trị tài sản khác, còn công ty VIFON góp thiết bị sản xuất mì ăn liền và công nghệ. Tháng 1/1990 công ty liên doanh chính thức đi vào hoạt động. Năm 1992 Xí nghiệp bột Hoàng Mai đổi tên thành Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội. Công ty liên doanh hoạt động liên tục trong suốt 6 năm. Tháng 6/1996 liên doanh chấm dứt hoạt động. Toàn bộ tài sản, tiền vốn và số lao động của liên doanh giao lại cho Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội
Tháng 7/1996 Công ty nhận và sắp xếp lại tổ chức kinh doanh mặt hàng mì ăn liền. Tên sản phẩm VIFON đã quen thuộc đối với người tiêu dùng nay đổi tên thành FOOD Hà Nội bắt đầu những bước đường khó khăn.
Cho đến nay sản phẩm mì ăn liền của Công ty đã đứng vững trên thị trường tiêu thụ ở các tỉnh phía Bắc. Điều này được thể hiện qua số liệu của một vài chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2001
Năm 2002
Sản lượng sản phẩm
Tấn
2700
2924
Doanh thu
Tỷ đồng
25,245
27,631
Nộp ngân sách nhà nước
Triệu đồng
1514,7
1105,24
Lãi
Triệu đồng
250
270
TNBQ tháng của công nhân
Nghìn đồng
785
810
Ngoài nhiệm vụ sản xuất chính ra, từ năm 1996 Công ty còn sản xuất nước giải khát cho Công ty IBC.
Hiện nay nguồn vốn của Công ty bao gồm: nguồn vốn cố định và nguồn vốn lưu động. Trong đó nguồn vốn cố định chiếm 72% (22,2642 tỷ đồng) còn nguồn vốn lưu động chiếm 28% (8,6576 tỷ đồng).
II.Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý sản xuất của Công ty
1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Hiện nay Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội có 296 công nhân viên với 3 phân xưởng: phân xưởng sản xuất mì ăn liền, phân xưởng sản xuất nước ngọt , phân xưởng phụ trợ cơ điện.
Phân xưởng sản xuất mì ăn liền: gồm 120 công nhân, chia thành 9 tổ sản xuất. Phân xưởng này có nhiệm vụ sản xuất mì ăn liền các loại như: mì thùng, mì kg, mì tôm cao cấp, mì bò cao cấp...
Phân xưởng sản xuất nước ngọt: gồm 80 công nhân chia làm 4 tổ sản xuất. Phân xưởng nước ngọt có nhiệm vụ sản xuất nước ngọt, các loại chai và lon cho Công ty nước giải khát IBC như: 7 Up, Crush, Pepsi...
Phân xuởng phụ trợ cơ điện: gồm 80 công nhân chia thành 4 tổ, chuyên sửa chữa máy móc thiết bị khi hỏng và làm một số công việc khác nhằm phục vụ cho việc sản xuất của phân xưởng mì ăn liền và phân xưởng nước ngọt.
Việc sản xuất của cả 3 phân xưởng trên đều thực hiện theo ba ca, mỗi ca tám tiếng.
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội là đơn vị hạch toán độc lập trong liên hiệp các Công ty lương thực Hà Nội. Công ty tổ chức quản lý theo một cấp. Ban giám đốc Công ty hiện nay gồm có hai người: một giám đốc và một phó giám đốc phụ trách kinh doanh.
Giám đốc Công ty: đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty và chịu trách nhiệm chỉ huy toàn bộ bộ máy, ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho phó giám đốc công ty còn trực tiếp chỉ huy qua các trưởng phòng của các phòng như: phòng tài vụ, phòng kế hoạch vật tư, phòng tổ chức, phòng bán hàng...
Phó giám đốc: phụ trách sản xuất có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc về kế hoạch sản xuất, tình hình cung cấp vật tư, công tác tiêu thụ sản phẩm.
Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc và giúp việc cho ban giám đốc nhằm đảm bảo cho việc lãnh đạo hoạt động sản xuất kinh doanh thống nhất.
_ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch và giao kế hoạch cho các phân xưởng, theo dõi tình hình thực hiện các kế hoạch, cung cấp vật tư, bảo quản kho tàng vật liệu.
_ Phòng tài vụ: Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh, viết hoá đơn cho khách hàng, thanh quyết toán với nhà nước, cung cấp cho ban giám đốc những thông tin kinh tế kịp thời để ban giám đốc ra những quyết định kịp thời, chính xác và bảo đảm cho các hoạt động của Công ty thống nhất.
_ Phòng bán hàng: Có nhiệm vụ cung cấp hàng đến cho các đại lý và nhận tiền về nộp cho Công ty, theo dõi tình hình tiêu thụ các mặt hàng cùng loại của Công ty với các đơn vị khác.
_ Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ quản lý nhân sự toàn Công ty, bố trí sắp xếp tổ chức sản xuất toàn Công ty hợp lý, làm lương và BHXH.
_ Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý, kiểm tra nguyên liệu nhập vào về số lượng, chất lượng, chủng loại, kiểm tra chất lượng thành phẩm, tổ chức công nghệ sản xuất của Công ty, nghiên cứu đề xuất sản phẩm mới, bảo quản, đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, chất lượng sản phẩm.
_ Phòng hành chính - bảo vệ - nhà ăn: Có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ tài sản toàn Công ty, phục vụ ăn uống cho cán bộ công nhân của Công ty.
III. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm toàn Công ty
Hiện nay Công ty Chế biến và Kinh doanh lương thực thực phẩm Hà Nội có hai nhóm sản phẩm: mì ăn liền và nước ngọt. Hai nhóm sản phẩm này được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tương ứng là dây chuyền công nghệ sản xuất mì ăn liền và dây chuyền sản xuất nước ngọt. Mà mỗi nhóm sản phẩm lại bao gồm rất nhiều loại sản phẩm, do đó, trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau có sự tách biệt về mặt thời gian.
Ví dụ:
_ Dây chuyền công nghệ sản xuất mì ăn liền có thể sản xuất ra các loại mì ăn liền như: mì VIP, mì kg, mì tôm cao cấp, mì bò cao cấp...
_ Dây chuyền công nghệ sản xuất nước ngọt có thể sản xuất ra các loại nước ngọt như 7Up, Pepsi...
IV. Tình hình chung về công tác kế toán
1.Hình thức tổ chức công tác kế toán, hình thức kế toán và phương pháp kế toán
Hình thức tổ chức công tác kế toán mà Công ty áp dụng là hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, hình thức kế toán sử dụng là hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”.
Theo hình thức tổ chức kế toán đó, toàn bộ công tác kế toán tài chính được thực hiện trọn vẹn tại phòng tài vụ của Công ty từ khâu đầu đến khâu cuối: tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, lưu trữ chứng từ và kiểm tra kế toán . Tại các phân xưởng không tổ chức bộ máy kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên quản lý làm nhiệm vụ thống kê, ghi chép ban đầu, tập hợp chứng từ lĩnh nguyên vật liệu đưa vào sản xuất để đảm bảo chính xác khách quan số liệu .
Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” cho nên hệ thống sổ kế toán của công ty bao gồm:
_ Sổ kế toán tổng hợp: các nhật ký chứng từ (Nhật ký chứng từ số 1,2,5,7,8) các bảng kê (Bảng kê số 1,2,3,4,8,9), các bảng phân bổ (Bảng phân bổ số 1,2)
_ Sổ chi tiết các TK 152,153,154,621,622...
2.Tổ chức bộ máy kế toán
Đứng đầu phòng tài vụ là trưởng phòng (Kế toán trưởng), phòng này được đặt dưới sự chỉ đạo của giám đốc Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có trách nhiệm: tổ chức, thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn công ty, giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, phát triển hoạt động kinh doanh, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính .
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của trưởng phòng tài vụ và phù hợp với quy mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý, bộ máy kế toán của công ty hiện nay được tổ chức như sau:
_ Trưởng phòng tài vụ (Kế toán trưởng): phụ trách chung công tác kế toán kiểm kê kế toán tổng hợp, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong tháng, xác định kết quả kinh doanh, theo dõi thanh toán ngân sách, ghi sổ cái và lập các báo cáo tài chính
_ Kế toán thanh toán: theo dõi nhập - xuất quỹ, theo dõi TGNH, tiền vay, theo dõi công nợ thanh toán với người bán, công nợ tạm ứng với công nhân viên.
_ Kế toán nguyên vật liệu: theo dõi tình hình nhập - xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, ghi chép vào sổ kế toán chi tiết - tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
_ Kế toán tài sản cố định: theo dõi tình hình khấu hao, tăng - giảm TSCĐ, tập hợp toàn bộ chi phí theo chi tiết từng phân xưởng.
_ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: viết hoá đơn cho khách hàng, theo dõi tình hình nhập xuất kho thành phẩm, theo dõi tình hình công nợ của công ty với khách hàng.
_ Thủ quỹ: thu - xuất tiền theo chứng từ hợp lệ.
Song song với việc quy định cụ thể phạm vi trách nhiệm của từng nhân viên kế toán, trưởng phòng còn quy định rõ các loại chứng từ, sổ sách phải sử dụng lưu trữ, trình tự thực hiện và thời hạn phải hoàn thành công việc của từng người trong phòng kế toán nhằm đảm bảo giữa các bộ phận kế toán có sự phân công, phối hợp chặt chẽ với nhau để cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao.
B. Thực trạng tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực - thực phẩm Hà Nội
Kế toán với chức năng cung cấp thông tin chính xác đã trở thành một công cụ đắc lực trong công tác quản lý và trong thời buổi cơ chế thị trường nó càng phát huy ưu thế đó. Trong các khâu kế toán có thể nói rằng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò trọng yếu vì nó thể hiện được chi tiết và tổng quát tình hình sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn, máy móc, thiết bị vào trong sản xuất. Thông qua số liệu do bộ phận kế toán này cung cấp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể đề ra các quyết định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Nhận thức được vai trò của bộ phận kế toán này, tại Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã có sự quan tâm đúng mức.
I. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
ở Công ty chế biến kinh doanh lương thực Hà Nội trên cùng một dây chuyền công nghệ (dây chuyền công nghệ sản xuất mì hoặc dây chuyền công nghệ sản xuất nước ngọt) có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm tương ứng nhưng tại những thời gian nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm. Quy trình sản xuất các loại mì ăn liền, các loại nước ngọt khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn, kết thúc mỗi ca máy cũng là khi sản phẩm hoàn thành. Do đó, căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ và đặc điểm tổ chức sản xuất, kế toán Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại mì, nước ngọt và theo từng phân xưởng.
2.Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán sử dụng tại Công ty
Do kế toán Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm nên đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất loại sản phẩm nào sẽ được tập hợp ngay cho sản phẩm đó, còn những chi phí liên quan đến sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ được kế toán tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức phân bổ thích hợp. Như vậy là kế toán Công ty đã áp dụng hai phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là phương pháp phân bổ trực tiếp và phương pháp phân bổ gián tiếp.
Vì Công ty tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các tài khoản được sử dụng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất bao gồm:
_ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” - Chi tiết cho từng loại sản phẩm.
_ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” - Chi tiết cho từng loại sản phẩm.
_ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” - Chi tiết cho từng phân xưởng.
_ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất toàn Công ty và phục vụ cho việc tính giá thành. TK này cũng được mở chi tiết cho từng loại sản phẩm.
Các sổ sách kế toán được sử dụng để phản ánh công tác tập hợp chi phí sản xuất bao gồm:
_ Bảng phân bổ số 1: Phân bổ tiền lương và BHXH
_ Bảng phân bổ số 2: Phân bổ chi phí nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ (*)
_ Bảng kê số 4: Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng.
_ Bảng kê số 6: Tập hợp chi phí trả trước và chi phí phải trả
(*) Ghi chú: Bảng phân bổ số 2 ở Công ty thực chất chỉ dùng để đối chiếu số liệu tổng hợp giữa kế toán vật tư với kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
3.Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
ở Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí. Khoản mục nguyên vật liệu bao gồm nhiều loại khác nhau:
Nguyên vật liệu chính:
_ Đối với việc sản xuất sản phẩm mì ăn liền: Nguyên vật liệu chính gồm: bột mì, dầu shortening, đường kính...
_ Đối với việc sản xuất sản phẩm mì: Vật liệu phụ gồm: Hành, tỏi, muối, tiêu, nhãn dán...
_ Đối với việc sản xuất sản phẩm nước ngọt: Vật liệu phụ gồm: Nhãn dán, băng dính, bìa lót, chai thuỷ tinh, lon nhôm...
Nhiên liệu gồm có: Than và dầu F.O.
Xuất phát từ vị trí, vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất và trong giá thành sản phẩm nên nguyên vật liệu phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ.
3.1 Tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính dùng vào sản xuất
Để đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, phản ánh chính xác chi phí thực tế phát sinh, tại các phân xưởng, Công ty giao cho nhân viên quản lý phân xưởng nhiệm vụ theo dõi việc xuất dùng, sử dụng vật tư.
Hàng ngày nhân viên quản lý phân xưởng có nhiệm vụ thống kê số lượng vật tư tiêu hao cho sản xuất. Xuất phát từ đặc điểm quy trình sản xuất nên vật tư tiêu hao cho sản xuất sản phẩm nào được nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp ngay cho sản phẩm đó. Cuối tháng nhân viên quản lý phân xưởng tập hợp số liệu tiêu hao của từng loại vật tư cho từng loại sản phẩm và thể hiện tập hợp này trên một biểu gọi là “Báo cáo sử dụng vật tư” – Biểu 1- được lập riêng cho từng loại sản phẩm.
Tại phòng kế toán, kế toán vật tư căn cứ vào các chứng từ xuất vật liệu đã nhận được từ thủ kho, tiến hành phân loại chứng từ theo từng loại, từng nhóm vật liệu và từng đối tượng sử dụng. Ngoài việc theo dõi về mặt số lượng vật liệu tiêu hao, kế toán còn phải theo dõi cả về mặt giá trị tức là quy ra số tiền. Để làm được công việc này kế toán phải tính được đơn giá vật liệu xuất dùng. Tại Công ty, đơn giá vật liệu xuất dùng được tính theo phương pháp đơn giá bình quân gia quyền. Cách tính như sau:
Ví dụ: Căn cứ vào sổ chi tiết TK 152 – phân xưởng MAL (Biểu 3) kế toán vật tư nhận thấy:
Bột mì
Số lượng (kg)
Số tiền (đồng)
Tồn đầu tháng
68 743
304 620 120
Tổng nhập trong tháng
120 000
534 720 000
Tổng cộng (tồn + nhập)
188 743
839 340 120
Từ đó kế toán vật tư tính được đơn giá bình quân của bột mì xuất dùng trong tháng 2/2003 là:
Đơn giá bình quân bột mì = 839.340.120 : 188 743 = 4447 đ/kg.
Theo số liệu kế toán (Biểu 2 ), trong tháng 2 /2003, công ty đã sử dụng 16.603kg bột mỳ để sản xuất mì tôm cao cấp. Như vậy, giá thành thực tế của bột mì xuất dùng để sản xuất mì tôm cao cấp trong tháng là :
4447 x 16 603 = 73 833 541 đ
Cùng với “Báo cáo sử dụng vật tư” từ các phân xưởng gửi lên, kế toán tiến hành đối chiếu với số liệu mà kế toán đã tập hợp được ở phiếu xuất vật tư và số liệu trên sổ chi tiết nguyên vật liệu cột tổng xuất, đảm bảo cho số lượng từng loại vật liệu xuất kho và vật liệu mua về không nhập kho mà sử dụng ngay cho sản xuất là khớp đúng. Sau đó, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào đơn giá vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, thông qua đó tính được hao phí vật liệu cho sản xuất từng loại sản phẩm. Công việc này được thực hiện trên biểu “Chi phí nguyên vật liệu” Biểu 2 được mở riêng cho từng loại sản phẩm.
Căn cứ vào biểu 2 kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 621
237 931 426
Có TK 152
236 665 606
Có TK 111
1 265 820
Số liệu trên dòng tổng cộng là cơ sở để ghi vào Bảng kê số 4 (tập hợp chi phí sản xuất chính) - Biểu 8. Kế toán sẽ căn cứ vào số liệu này để vào sổ cái TK 621”Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (Biểu sổ cái TK 621).
3.2 Tập hợp chi phí vật liệu phụ trực tiếp dùng cho sản xuất
Vật liệu phụ của Công ty gồm nhiều loại. Bộ phận này chiếm tỷ trọng không lớn trong chi phí sản xuất. Song để đảm bảo yêu cầu: giá thành phải là sự thể hiện chính xác các chi phí đã bỏ ra, thì bộ phận vật liệu phụ phải được theo dõi và quản lý chặt chẽ như đối với nguyên vật liệu chính.
Tất cả các loại vật liệu của Công ty đều phải mua ngoài. Với các loại vật liệu phụ mua ngoài về nhập kho thì khi xuất dùng cũng được hạch toán giống như đối với nguyên vật liệu chính. Điều đó có nghĩa là vật liệu được xuất dùng cho loại sản phẩm nào thì được tập hợp cho chính sản phẩm đó và cũng được phản ánh trên Biểu1 “Báo cáo sử dụng vật tư” và Biểu 2 “Chi phí nguyên vật liệu”.
3.3 Tập hợp chi phí nhiên liệu
Hiện nay nhiên liệu được sử dụng cho sản xuất sản phẩm ở Công ty là than và dầu F.O. Than được sử dụng để đốt lò hơi và chiên mì còn dầu F.O được dùng để chạy máy sản xuất nước ngọt. Vì khoản mục chi phí nhiên liệu có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, nên sau khi tập hợp chi phí nhiên liệu xong cần phải tiến hành phân bổ cho từng loại mì (Đối với nhiên liệu là than) hoặc phân bổ cho từng loại nước ngọt (Đối với nhiên liệu là dầu F.O).
Đối với nhiên liệu chỉ tiêu phân bổ được kế toán Công ty áp dụng là theo sản lượng sản phẩm kết hợp với định mức sử dụng nhiên liệu.
Việc phân bổ được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định hệ số phân bổ (H) theo công thức:
Bước 2: Xác định chi phí than (dầu F.O) tính cho sản phẩm i:
Chi phí than (dầu F.O) tính cho SPi
=
H
x
Định mức than (dầu F.O) cho SPi
x
Sản lượng Spi sản xuất được trong tháng
Như vậy để tiến hành phân bổ chi phí than (dầu F.O) cho các loại sản phẩm kế toán phải dựa vào hai căn cứ sau:
Căn cứ 1: Dựa vào sổ chi tiết vật tư cột tổng xuất để có được số liệu tổng chi phí than (dầu F.O) sử dụng trong tháng cho sản xuất.
Căn cứ 2: Dựa vào bảng định mức than (dầu F.O) dùng để sản xuất các loại mì (nước ngọt) và dựa vào sản lượng sản xuất thực tế của các loại mì (nước ngọt).
Công tác phân bổ chi phí nhiên liệu được thực hiện trên một sổ kế toán phụ. Khoản chi phí này không được thể hiện tách biệt trên Bảng kê số 4 mà được nhập vào cùng với các khoản nguyên vật liệu khác.
Ví dụ: Tính chi phí than cho sản xuất mì tôm cao cấp tháng 2/2003
Căn cứ vào sổ chi tiết vật tư cột tổng xuất (Sổ chi tiết TK 152 – MAL*)
Bước 3: Căn cứ vào bảng định mức than và sản lượng thực tế
Loại sản phẩm
Định mức
Kg than/Tấn sản phẩm
Sản lượng thực tế
Mì kg
210
32.235
Mì thùng
220
31.791
Mì tôm cao cấp
235
25.570
Mì bò cao cấp
235
12.365
...
...
...
Ta tính được:
Hệ số phân bổ:
H = = 118,72
Chi phí than để sản xuất mì tôm cao cấp là:
Chi phí than cho mì tôm cao cấp = 118,72 x 235 x 25,57 = 713 383 (đồng)
(*) Công ty hạch toán vật tư xuất dùng cho sản xuất mì và sản xuất nước ngọt riêng. Cho nên Công ty mở hai loại sổ chi tiết nguyên vật liệu là: Sổ chi tiết TK 152 MAL - sử dụng cho mì và Sổ chi tiết TK 152 nước ngọt - sử dụng cho nước ngọt .
Trên bảng kê số 4 ( Biểu 8) số liệu này được phản ánh theo bút toán sau :
Nợ TK 621
237.931.426
Có TK 111
1.265.820
Có TK 152
236.665.606
4. Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
ở Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất mì ăn liền và nước ngọt.
Tại các phân xưởng, tiền lương cho công nhân ở phân xưởng sẽ do nhân viên quản lý phân xưởng tự tính toán và phân bổ cho công nhân căn cứ vào bảng chấm công, các bảng thanh toán lương, bảng kê khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành để lập bảng phân bổ tiền lương cho phân xưởng mình. Cuối tháng nhân viên quản lý phân xưởng có nhiệm vụ gửi bảng kê khối lượng từng loại sản phẩm hoàn thành lên phòng tổ chức của Công ty để phòng tổ chức của Công ty có căn cứ tính lương và BHXH mà công nhân phải trả.
Tại phòng tổ chức của Công ty việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện như sau:
_ Căn cứ vào khối lượng từng loại sản phẩm sản xuất được trong tháng.
_ Căn cứ vào bảng đơn giá lương sản phẩm.
Và tính ra tiền lương công nhân sản xuất từng loại sản phẩm theo công thức:
Ví dụ: Tiền lương công nhân sản xuất mì tôm cao cấp tháng 2/2003
Sản lượng mì tôm cao cấp tháng 2/2003 là: 25 570 kg.
Biểu đơn giá lương theo công đoạn (nhóm):
Công đoạn
Trộn – cán
Hấp – chiên
Làm nguội
Đóng TP
Đơn giá (đ/kg)
135,2
140
88,8
90,9
Như vậy tiền lương để sản xuất mì tôm cao cấp tháng 2/2003 là:
135,2 x 25570 + 140 x 25570 + 88,8 x 25570 + 90,9 x 25570 = 11 631 793 (đồng)
Sau khi tính được tiền lương công nhân sản xuất từng loại sản phẩm phòng tổ chức căn cứ tiền lương cơ bản để tính ra BHXH mà công nhân phải trả. BHXH mà công nhân viên phải trả được tính bằng 5% tiền lương cơ bản. Từ đó sẽ ghi vào bảng “Lương và BHXH”.
Sau khi lập xong bảng “Lương và BHXH” phòng tổ chức gửi bảng này sang phòng tài vụ của Công ty để kế toán tính lương và trích các khoản theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Trên bảng kê số 4 (Biểu 8) số liệu này được phản ánh theo bút toán
Nợ TK 622 11.631.793
(Mì tôm cao cấp 11.631.793)
Có TK 334 11.631.793
Kế toán sẽ căn cứ vào số liệu này để vào sổ cái TK 622”Chi phí nhân công trực tiếp” (Biểu sổ cái TK 622)
5.Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
Các chi phí được coi là chi phí sản xuất chung hiện nay ở Công ty là những khoản chi phí có liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng. Những khoản chi phí này bao gồm: Chi phí tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ trong phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí theo dự án (Đối với phân xưởng MAL và các phân xưởng nước ngọt) và toàn bộ chi phí sản xuất tập hợp được ở phân xưởng phụ trợ cơ điện.
Những khoản chi phí trên đều tập hợp vào TK 627 “Chi phí sản xuất chung” và được phản ánh trên Bảng kê số 4 (phần tập hợp chi phí sản xuất chung – Biểu 7) chi tiết cho từng phân xưởng. Cơ sở số liệu để ghi vào Bảng kê số 4 là từ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu 4), Bảng kê số 6 (Tập hợp chi phí theo dự toán- Biểu 5). Sau khi đã tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, cuối kỳ kế toán tiến hành phân bổ bộ phận chi phí này cho từng loại sản phẩm chịu với tiêu thức phân bổ sản lượng tấn mì thực tế sản xuất trong tháng (hoặc lít nước ngọt thực tế sản xuất trong tháng).
Việc phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm được thực hiện theo công thức sau:
Cụ thể công tác tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung được thực hiện ở Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội như sau:
5.1 Tập hợp chi phí sản xuất chung
Các khoản này được tập hợp vào Bảng phân bổ số 1 (Biểu 4) và từ đó được ghi vào Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chung - Biểu 7) theo bút toán:
Nợ TK 627
38 091 033
(Phân xưởng MAL:
12 303 082
Phân xưởng Nước ngọt:
7 381850
Phân xưởng phụ trợ – cơ điện:
18 406 101
Có TK 334
38 091 033
Nợ TK 627
4 829 921
Phân xưởng MAL:
1 397 302
Phân xưởng Nước ngọt:
838 381
Phân xưởng phụ trợ cơ điện:
2 594 238
Có TK 338
4 829 921
5.1.1 Tập hợp chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý phân xưởng
Khoản chi phí này bao gồm chi phí về các loại vật liệu công cụ, dụng cụ xuất dùng để phục vụ công tác quản lý phân xưởng như: sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa...
Căn cứ vào bảng kê xuất vật liệu để tập hợp chi phí này cho từng đối tượng sau đó phản ánh vào Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chung - Biểu 7) theo bút toán:
Nợ TK 627
8 347 200
(Phân xưởng MAL:
2 887 200
Phân xưởng Nước ngọt:
2 173 600
Phân xưởng phụ trợ cơ điện:
3 286 400
Có TK 153
8 347 200
5.1.2 Chi phí khấu hao TSCĐ
TSCĐ của Công ty được phân loại theo từng nguồn, nhóm, đơn vị. Hiện nay Công ty đang tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng và được tính như sau:
Trên cơ sở mức trích khấu hao hàng năm, kế toán xác định mức khấu hao hàng tháng.
Dựa vào bảng phân bổ và tính khấu hao kế toán ghi:
Nợ TK 627
200 000 000
(Phân xưởng MAL:
99 800 000
Phân xưởng Nước ngọt:
60 200 000
Phân xưởng phụ trợ - cơ điện:
40 000 000
Có TK 214
200 000 000
5.1.3. Tập hợp chi phí theo dự toán
Những khoản chi phí theo dự toán của Công ty bao gồm những khoản như: công cụ dụng cụ sản xuất dùng có giá trị lớn, chi phí sửa chữa lớn phát sinh được phân bổ dần vào các bộ phận sử dụng...
Căn cứ vào các phiếu xuất kho và chứng từ liên quan kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo dự toán, chi tiết theo từng nghiệp vụ phát sinh. Đồng thời kế toán tiến hành phân bổ chi phí dự toán vào chi phí sản xuất trong tháng. Số liệu mà kế toán tập hợp và phân bổ được phản ánh trên Bảng kê số 6 (Biểu 5) theo bút toán:
Nợ TK 142 (Toàn bộ chi phí theo dự toán tập hợp được trong tháng)
Có TK 111, 112, 334, 153
Nợ TK 627 (Chi phí theo dự toán phân bổ trong tháng)
Có TK 142
Ví dụ: Tháng 2/2003 kế toán Công ty căn cứ vào các chứng từ liên quan đã tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí theo dự toán lên Bảng kê số 6 (Biểu 5) theo bút toán:
Nợ TK 142
12 870 200
Có TK 153
12 870 200
Nợ Tk 627
6 435 100
Có TK 142
6 435 100
Các khoản chi phí này sẽ được phân bổ theo kế hoạch của Công ty và được thể hiện trên Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chung - Biểu 7) theo bút toán:
Nợ TK 627
6 435 100
(Phân xưởng MAL:
4 215 100
Phân xưởng Nước ngọt:
2 220 000
Có TK 142
6 435 100
5.1.4. Tập hợp chi phí sản xuất tại phân xưởng phụ trợ cơ điện
Phân xưởng phụ trợ cơ điện không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mà nhiệm vụ chủ yếu là phục vụ cho công tác sản xuất chính. Do đó, tất cả các chi phí phát sinh tại phân xưởng này đều tập hợp vào TK 627, đối ứng với các TK khác có liên quan và được phản ánh trên Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chung).
Nợ TK 627
78 637 564
Có TK 152
2 350 825
Có TK 153
3 286 400
Có TK 334
18 406 101
Có TK 214
40 000 000
Có TK 331
12 000 000
Có TK 338
2 594 238
5.2. Phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất của phân xưởng phụ trợ cơ điện sẽ được phân bổ cho hai phân xưởng sản xuất chính theo chi phí sản xuất chung đã tập hợp riêng được ở hai phân xưởng đó.
Ví dụ: Toàn bộ chi phí sản xuất của phân xưởng phụ trợ cơ điện trong tháng 2/2003 tập hợp được là: 78.637.564đ. Chi phí này được phân bổ cho hai phân xưởng MAL và Nước ngọt (theo chi phí sản xuất chung đã tập hợp riêng được ở hai phân xưởng) như sau:
Chi phí sản xuất chung sau khi đã tập hợp theo phân xưởng sản xuất sẽ được phân bổ cho các sản phẩm chính với tiêu thức phân bổ là sản lượng thực tế sản xuất.
Ví dụ: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho mì tôm cao cấp sản xuất trong tháng 2/2003.
_ Căn cứ vào Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chung - Biểu 7) và căn cứ vào số liệu tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung của phân xưởng phụ trợ cơ điện cho phân xưởng MAL là:
154 102 684 + 48 199 935 = 202 302 619 (đồng)
_ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mì tôm cao cấp là:
Khoản chi phí này được phản ánh trên Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chính- Biểu 8) theo bút toán sau:
Nợ TK 154
28 079 893
(mì tôm cao cấp:
28 079 893)
Có TK 627 (PX mì)
28 079 893
Kế toán căn cứ vào số liệu này để vào sổ cái TK 627”Chi phí sản xuất chung”(Biểu sổ cái TK 627)
II. Kế toán tính giá thành sản phẩm
Sau khi tập hợp chi phí sản xuất xong kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm.
1. Đối tượng tính giá thành tại Công ty Chế biến kinh doanh lương thực Hà Nội
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty (trên cùng một dây chuyền công nghệ có thể sản xuất ra nhiều loại sản phẩm nhưng có sự tách biệt về mặt thời gian, quy trình sản xuất ngắn, khép kín) kế toán Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng chi phí. Điều đó có nghĩa: đối tượng tính giá thành của Công ty là từng loại sản phẩm.
2. Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành
Cuối tháng sau khi đã tập hợp được đầy đủ các chi phí có liên quan đến sản xuất sản phẩm, kế toán mới tiến hành tính giá thành sản phẩm. Như vậy, kỳ tính giá thành của Công ty là tháng. Đơn vị tính giá thành được sử dụng tại Công ty là đồng/kg.
3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty
Giá thành sản phẩm tại Công ty được tính theo ba khoản mục chi phí:
_ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
_ Chi phí nhân công trực tiếp
_ Chi phí sản xuất chung
Các khoản mục chi phí trên thực tế phát sinh bao nhiêu thì đều được tập hợp để tính giá thành sản phẩm .
Vì lý do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty là trùng hợp nhau nên kế toán Công ty đã sử dụng Bảng kê số 4 (Biểu 8) làm bảng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời là bảng tính giá thành sản phẩm.
Có thể khái quát phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm tại Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội qua công thức sau:
ZSpi=åCPSXSpi – CP vượt định mức – Giá trị phế liệu thu hồi
Trong đó:
ZSPi: Tổng giá thành sản xuất loại sản phẩm i
ZSpi: Giá thành đơn vị sản phẩm i.
Ví dụ: Tính giá thành đơn vị của mì tôm cao cấp tháng 2/2003
Căn cứ vào Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chính - Biểu 8) ta có:
Tổng giá thành sản xuất mì tôm cao cấp tháng 2/2003 là:
{(1 265 820 + 236 665 606) + (11 631 793 + 2 406 086) + 28 079 893} = 280.049.198(đồng)
Vậy giá thành dơn vị của mì tôm cao cấp là:
= 10.952 (đồng/kg)
Đến đây quá trình tính giá thành sản phẩm cho mì tôm cao cấp được hoàn tất.
Việc tính giá thành cho các loại sản phẩm khác cũng được tính toán tương tự như trên và đều được thực hiện trên Bảng kê số 4 (Phần tập hợp chi phí sản xuất chính - Biểu 8). Kế toán căn cứ vào số liệu này để vào sổ cái TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Biểu sổ cái TK 154).
Phần III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến kinh doanh lương thực-thực phẩm hà nội
Một yêu cầu khách quan đặt ra cho các Doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường là phải kinh doanh có lãi. Có lãi Doanh nghiệp mới có thể trang trải được các khoản chi phí tiền vay, mới có thể mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị, máy móc, dây chuyền công nghệ hiện đại, nâng cao đời sống công nhân viên... Nói cách khác, lãi là một vấn đề quan trọng quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp.
Lãi là mục đích cuối cùng của Doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục đích này, cũng giống như các Doanh nghiệp khác, Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội đã phải thực thi đồng bộ nhiều biện pháp tổ chức kỹ thuật, quản lý... Song một trong những biện pháp cơ bản được Công ty quan tâm, vận dụng nhiều hơn cả là tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sau một thời gian thực tập tại Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội, được tiếp xúc thực tế với công tác hạch toán kế toán trong Công ty đặc biệt là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em đã củng cố thêm những kiến thức được trang bị ở trường. Với vốn kiến thức còn hạn chế em xin mạnh dạn nêu lên một số nhận xét của mình về công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội như sau:
I. Nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội.
1. ưu điểm
Nhìn chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty được thực hiện tương đối chặt chẽ, đảm bảo được nguyên tắc cơ bản của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là tính toán chính xác.
Cụ thể:
Thứ nhất: Việc Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng (đối với chi phí sản xuất chung) và theo từng loại sản phẩm (đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp) là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Do đó, đảm bảo tập hợp chi phí một cách chính xác.
Thứ hai: Kế toán Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội lựa chọn phương pháp kê khai thường xuyên để tiến hành tập hợp chi phí sản xuất là rất thích hợp. Bởi lẽ, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc thu thập và cung cấp thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách cập nhật, thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phục vụ một cách kịp thời cho công tác phân tích tình hình chi phí sản xuất, giúp cho lãnh đạo Công ty có được những thông tin đầy đủ, toàn diện, kịp thời để từ đó đề ra các biện pháp cũng như chiến lược về sản xuất kinh doanh một cách nhạy bén.
Thứ ba: Đối tượng tính giá thành được xác định phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là theo từng loại sản phẩm. Điều này làm tăng hiệu quả trong công việc cung cấp thông tin về giá thành cho công tác quản trị doanh nghiệp mặc dù Công ty sản xuất ra nhiều loại mặt hàng khác nhau.
Thứ tư : Công ty tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (Phương pháp tính giá thành giản đơn) là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty.
Thứ năm: Đây là một Công ty chế biến lương thực phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân hầu hết các tỉnh phía Bắc, cho nên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều và thường xuyên. Vì vậy việc Công ty sử dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ” để thực hiện việc phản ánh, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh là rất khoa học và hợp lý. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng đã được phản ánh vào báo biểu, sổ sách kế toán phù hợp với chế độ kế toán quy định cho hình thức kế toán này, qua đó thể hiện một lối làm việc nghiêm túc, có nề nếp của các nhân viên kế toán ở Công ty.
Có thể nói công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, đảm bảo cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản trị kinh doanh.
Nhược điểm
Trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội, bên cạnh những mặt tích cực vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải tiến hành nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác kế toán của toàn Công ty nói chung.
Những vấn đề cần phải cải tiến trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội gồm:
Thứ nhất: Về việc tập hợp và phân bổ chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện.
Như đã biết, TSCĐ trong Công ty được phân loại theo bộ phận sử dụng: bộ phận quản lý doanh nghiệp và các phân xưởng. Do đó, khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận nào được tính vào chi phí trong kỳ của bộ phận đó. Riêng đối với phân xưởng phụ trợ cơ điện khấu hao TSCĐ gồm: Khấu hao những TSCĐ thuộc phân xưởng phụ trợ cơ điện (nhà xưởng, máy móc) và khấu hao phương tiện vận tải phục vụ cho việc chuyên chở nguyên vật liệu, tiêu thụ thành phẩm (mì ăn liền). Như vậy, việc tập hợp chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện vẫn là chưa hợp lý bởi lẽ trong chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng phụ trợ cơ điện có một phần là chi phí khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng (Khấu hao phương tiện vận tải phục vụ cho việc chuyên chở sản phẩm đi tiêu thụ). Việc tập hợp chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện chưa hợp lý sẽ kéo theo việc phân bổ chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện cho hai phân xưởng sản xuất chính (Phân xưởng MAL và phân xưởng Nước ngọt), cho từng sản phẩm không chính xác. Và điều đó sẽ làm cho giá thành sản xuất sản phẩm phản ánh không chính xác (phản ánh sai lệch) chi phí sản xuất mà Công ty đã bỏ ra trong kỳ.
Thứ hai: Về kết cấu của Bảng phân bổ số 2 ( Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.)
Như đã trình bày ở phần thứ hai của bản luận văn, số liệu trên Bảng phân bổ số 2 là số liệu tổng hợp, số liệu đó không thể hiện chi tiết cho từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu. Do vậy Bảng phân bổ số 2 (Biểu 9) tại Công ty thực chất chỉ sử dụng như một bảng đối chiếu số liệu giữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với kế toán nguyên vật liệu. Số liệu trên bảng kế toán này không sử dụng để đưa vào Bảng kê số 4 (Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng) mà ngược lại số liệu của Bảng kê số 4 là cơ sở số liệu của Bảng phân bổ số 2.
Thiết nghĩ, nếu Bảng phân bổ số 2 chỉ được sử dụng làm công tác đối chiếu số liệu thì như vậy là chưa tận dụng hết các chức năng của bảng. Hơn thế, sẽ gây ra khó khăn trong việc theo dõi chi tiết tình hình tiêu hao chi phí nguyên, nhiên, vật liệu cho việc sản xuất các loại sản phẩm cũng như trong công tác ghi chép sổ sách kế toán.
Thứ ba: Về phương pháp hạch toán phế liệu thu hồi.
Hiện nay tại Công ty khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được tập hợp vào bên Nợ của TK 621 và sau đó được kết chuyển vào bên Nợ của TK 154. Còn khoản phế liệu loại ra từ sản xuất được phản ánh như sau:
Nợ TK 152
Có TK 154
Theo em, thể hiện như vậy sẽ chưa phản ánh được một cách chính xác khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” tham gia vào sản xuất sản phẩm.
II. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội.
Việc tập hợp đúng, đủ chi phí sản xuất và tính toán chính xác giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh của Công ty. Có tập hợp đúng, đủ chi phí sản xuất, tính toán chính xác giá thành sản phẩm của Công ty thì mới thực hiện được công tác phân tích tình hình chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm một cách đúng đắn. Từ đó lãnh đạo Công ty mới có thể đưa ra các biện pháp, các chính sách điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hợp lý, hữu hiệu.
Sau đây, em xin mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị của mình để khắc phục những hạn chế đã nêu trên nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Kiến nghị 1: Về việc tập hợp và phân bổ chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện.
Như trên đã trình bày, việc tập hợp chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện vẫn chưa hợp lý bởi trong chi phí khấu hao TSCĐ của phân xưởng phụ trợ cơ điện có một phần chi phí khấu hao TSCĐ của bộ phận bán hàng. Do đó, khi tiến hành phân bổ chi phí của phân xưởng sản xuất chính, sau đó phân bổ cho từng sản phẩm sẽ không chính xác. Và như vậy sẽ làm cho giá thành sản xuất sản phẩm không chính xác bởi trong giá thành sản xuất sản phẩm có một phần là chi phí tiêu thụ sản phẩm. Để khắc phục tình trạng này, theo em cần thiết phải tổ chức theo dõi việc chuyên chở các phương vận tải trong Công ty, xem trong tháng chuyên chở được bao nhiêu khối lượng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sản phẩm và bao nhiêu khối lượng thành phẩm tiêu thụ. Sau đó, căn cứ vào khối lượng chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, thành phẩm tiêu thụ và số khấu hao phương tiện vận tải cho từng bộ phận sử dụng (Phân xưởng phụ trợ cơ điện hoặc bộ phận bán hàng). Việc phân bổ khấu hao phương tiện vận tải cho từng bộ phận sử dụng được tiến hành theo công thức sau:
=x
Làm được như vậy sẽ đảm bảo chi phí tập hợp trong kỳ của phân xưởng phụ trợ cơ điện đúng hơn việc phân bổ chi phí của phân xưởng phụ trợ cơ điện cho hai phân xưởng sản xuất chính, cho sản phẩm và việc tính giá thành sản phẩm đảm bảo được chính xác hơn. Đồng thời sẽ có được cơ sở số liệu chính xác để ghi vào Bảng phân bổ số 3, Bảng kê số 4.
Kiến nghị 2: Về kết cấu của Bảng phân bổ số 2
Bảng phân bổ số 2 chỉ được sử dụng làm công tác đối chiếu số liệu giữa kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với kế toán nguyên vật liệu là chưa tận dụng được hết các chức năng vốn có của bảng. Hơn thế, việc không thể hiện tách biệt giữa chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu sẽ gây ra khó khăn trong việc theo dõi tình hình tiêu hao cũng như trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới giá thành sản phẩm. Vì vậy, kế toán Công ty nên lập lại Bảng phân bổ số 2 trên cơ sở mẫu biểu của chế độ kế toán hiện hành (có thể sáng tạo cho phù hợp tình hình thực tế của Công ty song cơ bản vẫn phải tuân thủ quy định của chế độ kế toán). Kế toán Công ty có thể lập Bảng phân bổ số 2 theo mẫu của Biểu số 10. Số liệu trên Bảng phân bổ này sẽ là cơ sở để ghi vào Bảng kê số 4.
Kiến nghị 3: Về phương pháp hạch toán phế liệu thu hồi.
Khoản phế liệu thu hồi ở Công ty coi như một khoản làm giảm chi phí, nên được hạch toán như sau:
Nợ TK 152
Có TK 154
Theo em, để cho phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và để phản ánh một cách chính xác khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tham gia vào sản xuất sản phẩm kế toán Công ty nên hạch toán khoản phế liệu thu hồi vào bên Có của TK 621 (Trị giá phế liệu thu hồi) và ghi theo bút toán như sau:
Nợ TK 152 (Nếu nhập phế liệu tại kho)
Nợ TK 111 (Nếu bán phế liệu thu tiền mặt)
Nợ TK 138 (1388) (Nếu bán phế liệu chưa thu tiền)
Có TK 621
Đến cuối tháng kế toán mới thực hiện kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào bên Nợ TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí:
Nợ TK 154
Có TK 621
Kiến nghị 4: Về việc theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ ở Công ty.
Có thể thấy rằng việc tập hợp đúng, đủ chi phí sản xuất là rất cần thiết vì có như vậy giá thành sản phẩm mới có thể được phản ánh moọt cách chính xác. Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong chi phí sản xuất. Vì thế khoản chi phí này cần thiết phải được tính toán, trích lập, phân bổ và theo dõi một cách chặt chẽ. Do đó, theo em Công ty nên sử dụng Bảng phân bổ số 3 (Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Biểu 11)
Việc sử dụng Bảng phân bổ số 3 sẽ giúp cho việc theo dõi khấu hao TSCĐ của Công ty dễ dàng, thuận tiện, sẽ khắc phục được tình trạng chỉ biết được tổng số khấu hao nhưng không biết khấu hao tăng bao nhiêu, khấu hao giảm bao nhiêu. Hơn nữa, việc sử dụng bảng phân bổ số 3 sẽ giúp cho kế toán xác định được chính xác chi phí khấu hao TSCĐ mà các bộ phận sử dụng phải chịu và đặc biệt sẽ giúp cho kế toán Công ty tận dụng được hết sổ sách kế toán quy định cho hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ “.
Kết luận
Trên đây là toàn bộ nội dung nghiên cứu đề tài “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” tại Công ty Chế biến và kinh doanh lương thực Hà Nội.
Qua thời gian nghiên cứu em thấy rằng trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác đầy đủ các chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội dung doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị doanh nghiệp, giúp cho họ có thể đưa ra các quyết định đúng đắn kịp thời đối với các hoạt động của doanh nghiệp.
Cùng với việc nghiên cứu về công tác hạch toán thực tế ở Công ty Kinh doanh và Chế biến lương thực thực phẩm Hà nội em đã hiểu thêm nhiều về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý trong doanh nghiệp. Thông qua bản luận văn này em mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán quản trị doanh nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Lời cùng toàn thể cán bộ phòng tài vụ ở Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Table of Contents
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT511.doc