Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một công ty chỉ có thể tồn tại, đứng vững khi biết kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quyết định của ban lãnh đạo. Nó gắn liền vơi công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất ở các doanh nghiệp, việc tính đúng, tính đủ chi phí tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Từ đó sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất giúp hạ giá thành sản phẩm là điều kiện nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong những năm qua Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện đã thực sự quan tâm đúng mức tới việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Song để công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả góp phần nâng cao lợi nhuận sản xuất kinh doanh thì công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường cùng thời gian thực tập tại Công ty CP Thiết bị bưu điện việc tìm hiểu công tác kế toán tại công ty đã giúp em củng cố thêm kiến thức của mình về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Là những kinh nghiệm quý giá trước khi em ra trường cũng như trước khi tìm cho mình một công việc theo đúng chuyên ngành mình đã học.
67 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
P (TP) hoàn thành giai đoạn n
+
Số lượng SPDD cuối kì giai đoạn n đã tính đổi
CHƯƠNG II
THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
2.1 Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện.
- Năm thành lập: Năm 1954 với tiền thân là Công ty là Nhà máy thiết bị Bưu điện - đơn vị thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng Công ty Bưu chính - Viễn Thông Việt Nam.
Năm 1954, sau khi Chính phủ tiếp quản thủ đô Hà Nội, nhà máy có tên là Cơ xưởng Bưu Điện Trung Ương.
Ngày 15/03/1990 Ngày 15/03/1990 đổi tên là Nhà máy thiết bị Bưu Điện theo quyết định số 202/QĐ-TCBĐ của Tổng cục trưởng Bưu điện.
15/11/2004 Công ty Cổ phần Thiết bị Bưu Điện được cổ phần hoá theo quyết định số 46/2004/QĐ-BBCVT ngày 15/11/2004 của Bộ Bưu Chính Viễn Thông.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103008116 ngày 7/6/2005 do Sở Kế Hoạch Đầu tư Hà Nội cấp.
- Trụ sở chính: 61 Trần Phú – Ba Đình – Hà Nội
- Số điện thoại: (+84)4 8455946 Fax: 04 3734 1358
Email: postef@hn.vnn.vn Website: www.postef.com
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty Cổ phần.
- Mã số thuế: 0100686865
Vốn là một doanh nghiệp nhà nước, công ty CP Thiết bị bưu điện là đơn vị hạch toán độc lập thuộc tổng nhà máy bưu chính viễn thông Việt Nam. Công ty là một bộ phận cấu thành của hệ thống tổ chức và hoạt động của tổng công ty trong các lĩnh vực khác nhau nhằm tăng cường việc tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác hoá sản xuất, thực hiện những mục tiêu kế hoạch của nhà nước do tổng công ty giao.
Sau 56 năm xây dựng và phát triển nhà máy thiết bị bưu điện tự khẳng định mình bằng những bước đi vững vàng được uy tín trên thị trường, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, cạnh tranh được với hàng ngoại nhập. Đến nay nhà máy đã trưởng thành về mọi mặt, với phương châm: “ Chất lượng sản phẩm là yếu tố sống còn của nhà máy”. Vì thế mà nhà máy rất coi trọng việc nghiên cứu thị trường, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chính sách thâm nhập thị trường bằng mọi cách để mở rộng thị trường tiêu thụ. Với quy mô và sản xuất ngày càng mở rộng với nhiều sản phẩm có chất lượng tốt nên công ty đã có quan hệ bạn hàng trên khắp cả nước và một số bạn hàng nước ngoài như: Lào, Trung Quốc, Singapo,…Với nền kinh tế thị trường hiện nay công ty đang ngay tiếp tục phát triển với mục tiêu: Nhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm cho người lao đông, không ngừng mơ rộng quy mô sản xuất, đóng góp vào ngân sách nhà nước và phát triẻn công ty ngày càng lớn mạnh.
2.1.2 Tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu cơ bản của công ty trong hai năm 2008 và 2009 (Phụ lục 06)
Thông qua các chỉ tiêu trong hai năm 2008 và 2009 ta có thể nhận xét:
Quy mô của công ty là tương đối lớn thông qua chỉ tiêu vốn kinh doanh của công ty luôn trên 450 tỷ, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. Việc phân bổ vốn chủ yếu là vốn lưu động chiếm trên 60% phù hợp tính chất hoạt động SXKD, đây là điều kiện thuận lợi cho quy trình sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh của công ty có nguồn vốn chủ sở chiếm tỷ lệ khá lớn so với vốn vay và nguồn vốn chủ sở hưu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện tính độc lập tự chủ về vốn , chủ động tài chính trong kinh doanh. Mặc dù trong nền kinh tế đang khủng hoảng nhưng công ty vẫn giữ được tình hình kinh doanh tương đối ổn định. Nguồn vốn chủ sở hữu năm sau lớn hơn năm trước thể hiện ban lãnh đạo công ty chủ ý khai thác nguồn vốn chủ sở hữu hay nói cách khác nâng cao tính tự chủ về mặt tài chính.
Theo các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh ta có một vài nhận xét về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty :
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 nhỏ hơn năm trước là 98 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm là 19.75%. Trong khi vốn kinh doanh giảm 1.9% mà doanh thu bán hàng giảm 19.75% có thể thấy công ty đang sử dụng vốn kém hiệu quả.
Nhìn vào chỉ tiêu doanh thu thuần cho thấy các khoản giảm, năm 2009 nhỏ hơn năm 2008 biểu hiện công ty cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn, giảm hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán.
Hoạt động tài chính của công ty kém hiệu quả biểu hiện thu nhỏ hơn chi dẫn đến hoạt động bị lỗ có thể do đầu tư tài chính không đúng và lãi xuất tiền vay cao. Tuy nhiên, chỉ nhìn vào các con số của hoạt động kinh doanh tài chính không thể đánh giá một cách toàn diện về hoạt động này trong thời kì biến động như thời gian qua.
Chi phí bán hàng tăng cao trong khi doanh thu lại giảm chứng tỏ công tác quản lý chi phí chưa tốt và còn có các yếu tố khách quan tác động như giá của các dịch vụ mua ngoài: điện, nước, xăng dầu, … tăng cao.
Tóm lại ,nhìn vào chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có tăng chứng tỏ kết quả cuối cùng của doanh nghiệp tuy có mặt yếu mặt mạnh nhưng vẫn có kết quả kinh doanh khích lệ trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng như hiện nay.
2.1.3 Đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.3.1 Đặc điểm sản xuất
* Nhiệm vụ, đặc điểm chính của công ty là sản xuất, lắp ráp máy móc thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông. Kinh doanh và cung cấp các dịch vụ trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học.
* Các ngành kinh doanh của công ty CP Thiết bị bưu điện nhà máy 1:
- Xuất khẩu, nhập khẩu vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học.
- Sản xuất, lắp ráp máy móc, thiết bị trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, phát thanh, truyền hình, điện tử, tin học
- Kinh doanh trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, công nghiệp, nhà ở
- Kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên ngành bưu chính, viễn thông, điện tử, tin học
- Xây lắp, lắp đặt, bảo trì, sửa chữa thiết bị bưu chính viễn thông, điện, điện tử, tin học
- Kinh doanh dịch vụ: xây lắp bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và các dịch vụ giá trị gia tăng khác
- Cung cấp dịch vụ: xây lắp, tư vấn, kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, điện, điện tử, tin học
- Cho thuê hoạt động; đầu tư kinh doanh bất động sản, xây dựng kinh doanh nhà, văn phòng cho thuê.
2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty thiết bị bưu điện (Phụ lục 07)
Qua sơ đồ ta có thể hình dung: Khi có sản phẩm nào đó, các nhà kỹ thuật thiết kế các bản vẽ kỹ thuật chi tiết sản phẩm, từ đó nhà máy mua nguyên liệu cho các phân xưởng sản xuất. Tại đây, lần lượt qua các khâu thiết kế, tạo khuôn mẫu theo thiết kế rồi gia công chi tiết tại các phân xưởmg, qua khâu kiểm tra chất lượng nếu đạt tiêu chuẩn thì chuyển qua làm sạch bóng bề mặt, sau đó một số sẽ được chuyển vào kho bán thành phẩm, số còn lại được chuyển sang phân xưởng lắp ráp hoàn thiện sản phẩm. Sản phẩm hoàn thiện được chuyển vào kho thành phẩm để đưa đi tiêu thụ hoặc giao luôn cho người đặt hàng.
2.1.3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Hiện nay công ty có hơn 600 cán bộ công nhân viên trong đó phàn lớn là cán bộ trực tiếp sản xuất và nhân viên quản lý phân xưởng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty (Phụ lục 08)
- Ban giám đốc: Gồm Giám đốc và các phó giám đốc
+ Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt đông của công ty, có nghĩa vụ đối với nhà nước trong quản lý tài sản.
+ Phó giám đốc: Gồm có phó giám đốc kỹ thuật và phó giám đốc sản xuất, là người đại diện lãnh đạo về chất lượng sản phẩm, người trợ giúp giám đốc về mặt kỹ thuật và theo dõi điều hành các công việc dựa trên quyết định của giám đốc.
Các phòng ban: Nhà máy có 11 phòng ban, quản lý theo chức năng thông qua trưởng phòng đến từng nhân viên.Các phòng ban bao gồm: Phòng đầu tư – phát triển, phòng vật tư, phòng công nghệ kĩ thuật, phòng tổ chức lao động tiền lương, phòng kế toán tài chính, phòng điều động sản xuất, phòng Marketing, phòng KCS, phòng kế hoạch kinh doanh, trung tâm bảo hành sản phẩm, phòng hành chính, bảo vệ.
Các phân xưởng: Nhà máy gồm 10 phân xưởng được đặt tên từ 1 tới 9 và phân xưởng PVC (cứng) và PVC(mềm), các phân xưởng có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành một dây chuyền khép kín, sản xuất hàng loạt hoặc đơn chiếc tùy theo nhu cầu của thị trường.
2.2 Tổ chức công tác kế toán của Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Trong các phòng ban tổ chức thuộc bộ máy quản lý của công ty, phòng kế toán có chức năng giám sát toàn bộ quá trình kinh doanh và tính toán kết quả kinh doanh tham mưu cho giám đốc về mọi mặt trong quá trình kinh doanh. Mô hình kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tâp trung. Bộ máy tổ chức của phòng kế toán bao gồm kế toán trưởng và các kế toán viên, các công việc của phòng kế toán được phân chia cho các kế toán viên để tránh công việc bị chồng chéo trùng lăp.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty (Phụ lục 09)
Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Kế toán tài chính: Chỉ đạo các bộ phận kế toán nghiệp vụ và ghi chép các chứng từ ban đầu đến việc sử dụng sổ sách kế toán, thay mặt giám đốc tổ chức công tác kế toán công ty, cung cấp thông tin kế toán tài chính và chịu trách nhiệm về các thông tin đó trước giám đốc.
Kế toán tài sản cố định: Căn cứ tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định, trích phân bổ khấu hao tài sản cố định.
- Kế toán tiêu thụ: Theo dõi tình hình xuất nhập, tồn kho thành phẩm, phản ánh giá trị số lượng hàng xuất bán, tiêu thụ…
- Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ: Theo dõi và hạch toán tình hình nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, tính giá định kỳ và đột xuất, cung cấp số liệu cho phòng Kế hoạch - Tổng hợp.
- Kế toán tiền lương: Thanh toán tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN.
- Kế toán thanh toán: Theo dõi thanh toán với người bán, thanh toán nội bộ, thanh toán với Ngân sách, thanh toán các khoản thu chi tiền mặt.
2.2.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
- Chế độ kế toán áp dụng theo quyết định 15/2006/QĐBTC ngày 20/03/2006.
Công ty CP thiết bị bưu điện bắt đầu niên độ kế toán từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán công ty áp dụng theo quý.
Hình thức ghi sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chứng từ (Phụ lục 10)
Phương pháp khấu hao: Theo phương pháp tuyến tính.
Phương pháp xác định giá xuất kho vật tư, hàng hoá: Bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
Phương pháp tính thuế GTGT: khấu trừ.
Phương thức bán hàng trong doanh nghiệp: Phương thức bán buôn.
Công ty không kiểm kê, hạch toán đánh giá sản phẩm dở dang.
Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Về nguyên giá xác định trên cơ sở giá mua hoặc chế tạo cộng chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử nếu có.
2.3 Thực tế về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.3.1 Đặc điểm chi phí sản xuất tại Công ty
Đối với loại hình sản xuất của công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, giá thành sản xuất sản phẩm gồm các khoản mục chi phí sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: bao gồm những chi phí về NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu mua ngoài phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất và lắp ráp sản phẩm. NVL trực tiếp chiếm khoảng 70% - 80% trong tổng giá thành sản phẩm.
+ NVL chính bao gồm: Nhựa, Inox,, sắt, thép, hạt nhựa, …
+ NVL phụ bao gồm: Khí hàn, que hàn, kim hàn, chụp hàn sứ, trục máy mài, …
+ Nhiên liệu: Dầu hoả, dầu thuỷ lực, dầu bôi trơn, mỡ, xăng, dầu pha thuốc đặc biệt, dầu RP7, khí aragon, khí nitơ,…
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng 15% - 20% trong tổng giá thành sản phẩm.
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất ở từng bộ phận như: Chi phí NVL, dụng cụ sản xuất dùng cho từng phân xưởng, chi phí khấu hao từng phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Đây là các khoản chi phí gián tiếp đối với sản xuất sản phẩm, do vậy đối tượng chính của các khoản mục này là tất cả các phân xưởng. Chính vì vậy để xác định lượng chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, cuối mỗi tháng kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí này theo tiêu thức cụ thể phù hợp.
2.3.2 Phân loại chi phí sản xuất ở Công ty
Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện được phân loại như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
2.3.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đó là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng, nó ảnh hưởng đến thông tin kê toán cung cấp từ quá trình tập hợp chi phí sản xuất. Vì vậy xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chí phí sản xuất từ việc hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty với đặc điểm sản xuất hàng hóa, chi kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang hầu như không có trong ca, trong ngày. NVL được đưa vào chế biến liên tục theo quy trình công nghệ đã quy định không có sự gián đoạn về mặ kỹ thuật và thời gian.
Để đáp ứng nhu cầu về công tác quản lý, công tác hạch toán kế toán, công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí từng loại sản phẩm theo từng phân xưởng.
2.3.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.3.4.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp
Để có được một sản phẩm thì cần rất nhiều nguyên liệu khác nhau, do đó để quản lý và tập hợp chính xác khoản mục chi phí NVL trực tiếp, kế toán CPSX và tính GTSP công ty đã chia khoản này thành các loại:
- Chi phí NVL chính: Nhựa, kim loại,…
- Chi phí NVL phụ: keo dán, băng dính,…
NVL dùng cho sản xuất sản phẩm liên quan trực tiếp đến từng phân xưởng, từng loại sản phẩm do đó công ty tổ chức tâp hợp chi phí NVL trực tiếp theo phương pháp trực tiếp.
* Chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ NVL, công cụ, dụng cụ, sổ cái TK 621: “Chi phí NVL trực tiếp”.
* Tài khoản sử dụng:
- Các chi phí phát sinh trong kỳ kế toán được tập hợp vào TK 621 “Chi phí NVL trực tiếp”
TK 621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng như sau:
TK 621.1: Chi phí NVL trực tiếp cho phân xưởng gò
TK 621.2: Chi phí NVL trực tiếp cho phân xưởng hàn
TK 621.3: Chi phí NVL trực tiếp cho phân xưởng tiện
TK 621.4: Chi phí NVL trực tiếp cho phân xưởng sơn
TK 621.5: Chi phí NVL trực tiếp cho phân xưởng lắp ráp
* Trình tự kế toán:
Việc theo dõi quản lý và hạch toán chi phí NVL trực tiếp của công ty được tiến hành trong suốt quá trình sản xuất.
Sản phẩm chính của nhà máy là điện thoại bàn có dây, điện thoại không dây, bàn phím máy tính, cáp quang,… được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau vì vậy phải theo dõi chi tiết việc nhậpvà xuất NVL
* Công ty xác định giá NVL xuất kho như sau:
Tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng loại sản phẩm, định mức sử dụng NVL chính cho một đơn vị sản lượng đối với từng loại sản phẩm mà phòng kế hoạch vật tư tiến hành viết phiếu xuất kho NVL phục vụ sản xuất. Do đặc điểm sản xuất của công ty mà số lần xuất kho là nhiều và liên tục nhưng số NVL nhập lại không liên tục nên công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập để xác định giá trị NVL xuất kho.
Trị giá thực tế NVL xuất kho
=
Đơn giá bình quân NVL xuất kho
x
Số lượng NVL xuất kho
Trong đó:
Đơn giá thực tế bình quân NVL xuất kho
=
Giá thực tế NVL tồn kho + Giá thực tế NVL nhập kho
Số lượng NVL tồn kho + Số lượng NVL nhập kho
VD: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 308 ngày 02/10/2009. Xuất 150 kg Inox cho phân xưởng sản xuất biết số inox tồn đầu tháng 10/2009 là 141kg trị giá 64 020 000đ. (Phụ lục 12)
Đơn giá thực tế bình quân của Inox xuất kho:
(64 020 000 + 914 520 000) / (141 + 2012,6) = 454 400đ/kg
Giá trị Inox xuất kho là 454 400 x 150 = 68 100 000đ.
Phiếu xuất kho của công ty do thủ kho lập 3 liên:
+ Liên 1: Lưu lại ở bộ phận vật tư
+ Liên 2: Thủ kho giữ để lưu vào thẻ kho, định kỳ 3 đến 4 ngày thủ kho chuyển lên phòng kế toán để tập hợp và phân bổ. Kế toán là người tính giá vào cột đơn giá và thành tiền của phiếu xuất kho.
+ Liên 3: Giao cho người lĩnh vật tư
Cuối tháng kê toán NVL căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan sau đó ghi vào sổ chi tiết NVL.
Trị giá NVL tồn kho cuối tháng
=
Trị giá NVL tồn kho đầu tháng
+
Trị giá NVL nhập kho trong tháng
-
Trị giá NVL xuất kho trong tháng
Căn cứ vào các chứng từ xuất kho NVL sau khi được tổng hợp kế toán theo dõi NVL lập “Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC” (Phụ lục 13)
Theo “Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC”, kế toán ghi:
Nợ TK 621: 5 315 537 191 đ
Có TK 152: 5 315 537 191 đ
Căn cứ vào “Bảng phân bổ nguyên liệu, CCDC” kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lấy số liệu để ghi vào sổ tổng hợp chi phí – TK 621 (phụ lục 14), từ đó số liệu được sử dụng để lập bảng kê 4 (Phụ lục 15), NKCT số 7 phần 1 (phụ lục 16) từ NKCT số 7 phần1 kế toán lập sổ cái TK 621 (Phụ lục 14)
2.3.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp cũng là một bộ phận chi phí chiếm tỉ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Các khoản phải trả cho công nhân viên được công ty hạch toán chi tiết, cụ thể thể hiện trên các bảng thanh toán lương, các sổ và bảng phân bổ lương, BHXH, BHYT và BHTN.
* Tài khoản sử dụng: TK622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này được mở chi tiết theo từng phân xưởng: TK6221 - Chi phí nhân công trực tiếp xưởng hàn, TK6222 - Chi phí nhân công trực tiếp bộ phận gò,....
Hiện nay Công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương:
Hình thức trả lương theo thời gian: áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp: nhân viên phân xưởng, nhân viên quản lý, nhân viên hành chính...và cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm trong trường hợp công nhân nghỉ phép, nghỉ lễ, hội họp...Theo hình thức này, tiền lương thực tế phải trả được tính như sau :
Lương thời gian
=
Hệ số lương
x
Lương CB
x
Số ngày công thực tế
+
Phụ cấp
26 ngày công
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Đơn giá tiền lương sản phẩm do phòng hành chính của công ty xây dựng và quản lý.
Lương theo sản phẩm
=
Tổng khối lượng sản phẩm
x
Đơn giá lương sản phẩm
Việc trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN được thực hiện theo qui định:
+ BHXH trích 16 % lương cơ bản
+ BHYT trích 3% lương cơ bản
+ BHTN trích 1% lương cơ bản
Qui trình hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Căn cứ vào Bảng chấm công, khối lượng sản phẩm thực tế của từng người và đơn giá lương sản phẩm, các nhân viên thống kê tính toán lương, phụ cấp, trợ cấp, BHXH trả thay lương của công nhân trực tiếp sản xuất rồi lập “Bảng thanh toán lương” của công nhân trực tiếp sản xuất cho các tổ sản xuất ở phân xưởng. Tất cả các “Bảng thanh toán lương” này sẽ được chuyển sang cho phòng hành chính, cụ thể là bộ phận lao động, tiền lương kiểm tra và ký xác nhận, sau đó sẽ chuyển sang phòng kế toán tổng hợp để kế toán tiền lương tính toán lương và các khoản có liên quan.
Ví dụ: công nhân Trần Thị Hoa tháng 04/08 làm được 11sp mã S921 đơn giá 75 000đ, 60sp mã S923 đơn giá 25 000đ, 3sp mã S926 đơn giá 60 000đ. Ta có tổng lương của công nhân Trần Thị Hoa như sau:
(11 x 75 000) + (60 x 25 000) + ( 3 x 60 000) = 2 505 000đ
Sau đó kế toán sẽ tổng hợp lương của các phân xưởng trên “Bảng tổng hợp lương sản phẩm” của từng phân xưởng . Từ đó số liệu sẽ được cập nhật vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” (Phụ lục 17).
Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” sau đó sẽ được kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sử dụng để tập hợp chi phí.Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 273 656 172 đ
Có TK 334: 224 671 460 đ
Có TK 338: 48 984 712 đ
Số liệu trên bảng sẽ được kế toán giá thành chuyển vào các chứng từ ghi sổ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp để phục vụ cho việc tính giá thành. Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” lập bảng kê 4, NKCT 7 kế toán lập sổ cái TK 622 (Phụ lục 18).
2.3.4.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
* Chi phí sản xuất chung là các chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các bộ phận, phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Chi phí sản xuất chung của nhà máy bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí NVL, CCDC dùng tại các phân xưởng sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho phân xưởng và các chi phí bằng tiền khác.
* TK sử dụng: TK 627 “Chi phí sản xuất chung”
Tài khoản này được mở các tài khoản cấp 2 theo đúng nội dung của nó :
TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 6272: Chi phí vật liệu
TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
* Phương pháp kế toán
- Chi phí nhân viên phân xưởng
Ở các phân xưởng sản xuất hàng tháng công ty không những phải trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất mà còn phải trả lương cho nhân viên quản lý phân xưởng và hạch toán vào chi phí sản xuất chung để tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”, kê toán ghi:
Nợ TK 6271: 33 775 018 đ
Có TK 334: 28 000 015 đ
Có TK 338: 5 775 003 đ
- Chi phí vật liệu (TK 6272)
Trị giá hạch toán và trị giá thực tế của vật liệu xuất dùng cho sản xuất chung được thể hiện ở Bảng phân bổ số 2 - “Bảng phân bổ NVL, CCDC”. Sau đó sẽ được kế toán giá thành sử dụng để nhập số liệu vào sổ cái TK 627 (Phụ lục 19).
Căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC” (Phụ lục 13), kế toán định khoản vào sổ TK 627 như sau:
Nợ TK 6272: 187 012 339 đ
Có TK 152: 187 012 339 đ
- Chi phí dụng cụ sản xuất (TK 6273)
Để tập hợp công cụ, dùng cụ dùng chung cho phân xưởng kế toán sử dụng TK 6273 “Chi phí dụng cụ sản xuất”. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng phân xưởng để tiện theo dõi.
Cuối tháng kế toán vật tư tập hợp và phân loại các phiếu xuất kho công cụ, dụng cụ, nhập số liệu vào bảng kê nhập, xuất. Cũng qua quá trình luân chuyển tương tự hạch toán nguyên vật liệu xuất dùng, kế toán lập được Bảng phân bổ số 2 - “Bảng phân bổ NVL, CCDC” (Phụ lục 13). Kế toán giá thành sẽ nhập số liệu vào sổ cái TK 627.
Nợ TK 6273: 13 675 432 đ
Có TK 153: 13 675 432 đ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định (TK 6274)
Hiện nay, công ty đang trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp tuyến tính. Kế toán TSCĐ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và thời gian sử dụng của chúng đã được qui định là 15 năm đối với máy móc, thiết bị và 50 năm đối với nhà xưởng, vật kiến trúc để trích khấu hao hàng tháng tính vào chi phí sản xuất cho các đối tượng sử dụng.
Mức khấu hao TSCĐ tại công ty được tính theo công thức :
Mức khấu hao
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng (năm)
MKH tháng
=
MKH năm
12 tháng
VD: Trong tháng 10/2009 phân xưởng lắp ráp có sử dụng một máy hàn điện, nguyên giá 150 000 000đ, thời gian sử dụng 10 năm.
Như vậy kế toán tính ra số khấu hao hàng tháng phải trích của máy hàn trên là:
Mức khấu hao TSCĐ (máy hàn) = 150 000 000 : (10x12) = 1 250 000đ
Kế toán tài sản cố định lập Bảng phân bổ số 3 - “ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” (Phụ lục 20). Sau khi có số liệu trên bảng phân bổ số 3, kế toán giá thành căn cứ vào đó để chuyển số liệu vào bảng kê số 4 và sổ cái TK 627.
Nợ TK 6274: 36 638 292 đ
Có TK 214: 36 638 292 đ
- Chi phí khác bằng tiền (TK6278)
Đây là những chi phí phát sinh phục vụ cho việc quản lý sản xuất ở các phân xưởng như chi phí về văn phòng phẩm, công tác phí, tiền điện, tiền điện thoại...
Cuối tháng kế toán căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 6278: 1 890 120 đ
Có TK 111: 1 890 120 đ
2.3.4.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn công ty
Việc tổng hợp kế toán CPSX căn cứ vào các đối tượng hạch toán CPSX mỗi đối tượng tập hợp CPSX được mở sổ theo dõi từng khoản mục chi phí để làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Để tổng hợp chi phí toàn nhà máy kế toán sử dụng TK 154: “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng.
Cuối tháng sau khi tập hợp được số liệu CPSX toàn công ty kế toán tiến hành kết chuyển các loại chi phí vào bên nợ TK 154.
Cuối kỳ, căn cứ vào các chi phí NVL, nhân công, sản xuất chung đã tập hợp được trong kỳ trên các bảng phân bổ vật liệu, lương, khấu hao. Kế toán tập hợp CPSX vào bảng kê số 4 theo từng bộ phận sản xuât, phân xưởng. Từ bảng kê số 4 ghi vào sổ cái TK 154( Phụ lục 21), kế toán kết chuyển:
Nợ TK 154: 5 705 431 558 đ
Có TK 621: 5 128 524 852 đ
Có TK 622: 273 656 172 đ
Có TK 627: 303 250 534 đ
2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
2.4.1 Đối tượng tính giá thành và kì tính giá thành sản phẩm
2.4.1.1 Đối tượng tính giá thành
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành. Đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm như :Điện thoại bàn, điện thoại không dây, ADSL, dây cáp, …
2.4.1.2 Kì tính giá thành sản phẩm
Tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện việc hạch toán tính giá thành được quản lý rất chặt chẽ và khoa học với tiêu chí tính đúng, tính đủ không bỏ sót các khoản chi phí nhằm đưa ra giá thành chính xác cho từng loại sản phẩm.
Cùng với việc tập hợp chi phí thì kỳ tính GTSP ở công ty được xác định là hàng tháng. Cụ thể là cuối mỗi tháng, kế toán tập hợp CPSX của từng phân xưởng, tổng hợp cho toàn doanh nghiệp. Việc chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản xuất của sản phẩm, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc chỉ đạo sản xuất, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
2.4.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang tại công ty
Do đặc điểm sản xuất của công ty là sản xuất và lắp ráp theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất ngắn nhưng liên tục không ngắt quãng vì thế sản phẩm dở hầu như không có do đó công ty không hạch toán sản phẩm dở dang.
2.4.3 Phương pháp tính giá thanh sản phẩm ở công ty
Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của công ty, quy trình công nghệ sản xuất khép kín, chu kỳ sản xuất ngắn và liên tục. Do đó công ty đã sử dụng phương pháp trực tiếp để tính giá thành.
Công thức
Tổng giá thành sản phẩm
=
Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Vì công ty không tính giá thành SPDD nên tổng CPSX đã tập hợp được trong kỳ theo từng loại sản phẩm cũng chính là giá thành của sản phẩm đó.
VD: Trong tháng 10/2009 phân xưởng sản xuất và lắp ráp hoàn thành 1000 chiếc điên thoại không dây . Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng để sản xuất và lắp ráp 1000 chiếc điện thoại trên là
Chi phí NVL trực tiếp: 164 429 629đ
Chi phí nhân công trực tiếp: 28 596 457đ
Chi phí sản xuất chung: 57 129 914đ
Tổng giá thành của lô điện thoại không dây là:
164 429 629 + 28 596 457 + 57 129 914 = 250 156 000đ
Giá thành đơn vị của một chiếc điện thoại không dây là
250 219 000 : 1000 = 250 156 đ
Sau khi tính giá thành cho từng loại sản phẩm, kế toán lập bảng tính giá thành theo từng khoản mục chi phí (Phụ lục 22)
CHƯƠNG III
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ BƯU ĐIỆN
3.1 Đánh giá chung về công tác kê toán tại công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
Sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện, được sự giúp đỡ của các lãnh đạo công ty, của các cán bộ phòng kế toán tổng hợp, trên cơ sở những kiến thức đã được trang bị ở nhà trường em đã có được những hiểu biết nhất định về tình hình thực tế công tác kế toán tại công ty nói riêng và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Điều này đã giúp em rất nhiều trong việc củng cố thêm những kiến thức đã tiếp thu tại nhà trường, phục vụ đắc lực cho nghề nghiệp kế toán của em sau này. Qua những kiến thức đã tiếp thu được, em xin nêu một vài ý kiến nhận xét về tổ chức công tác kế toán nói chung và về tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP nói riêng tại Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện như sau :
- Về hệ thống kế toán
Các loại chứng từ kế toán được công ty áp dụng đúng mẫu do bộ tài chính ban hành và một số chứng từ được công ty sửa đổi phù hợp với tình hình HĐKD. Việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ ban đầu do các nhân viên nghiệp vụ thực hiện. Quá trình luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận có liên quan đều đặn, hợp lý và đáp ứng được yêu cầu quản lý của công ty.
- Về hệ thống TK kế toán
Công ty đã áp dụng hệ thống TK theo đúng quy định của bộ Tài chính ban hành đồng thời còn mở chi tiết các TK cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty. Những tài khoản được mở chi tiết rất phù hợp cho công việc kế toán của công ty.
- Về hệ thống sổ sách kế toán
Công ty đã vận dụng hình thức sổ “ Nhật ký chứng từ” một cách sáng tạo và hiệu quả, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Trong quá trình hạch toán công ty sử dụng hệ thống sổ sách kế toán theo đúng quy định do bộ tài chính ban hành. Nhìn chung các bộ phận của công ty đều được kế toán theo dõi trên sổ sách một cách đầy đủ.
3.2 Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện
3.2.1 Một số ưu điểm
Bộ máy kế toán của công ty tương đối hoản chỉnh, đội ngũ nhân viên kế toán dày dạn kinh nghiệm giúp cho việc phân công, phân nhiệm cũng như việc luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận kế toán được tiến hành đều đặn, đảm bảo các công tác kế toán được thực hiện một cách thống nhất và chính xác. Bên cạnh đó, các nhân viên kế toán luôn được đào tạo, tiếp cận với những kiến thức mới trong nghiệp vụ, trong việc áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến vào công tác kế toán để nâng cao hiệu quả công việc, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho cấp quản lý. Với đội ngũ kế toán có trình độ như vậy đảm bảo cho công tác kế toán nói chung cũng như công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng thực hiện một cách chính xác và thống nhất.
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành: Đã phản ánh đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ một cách trung thực. Mọi hoạt động kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên chứng từ, sổ sách theo qui định.. Kế toán đã phản ánh trung thực số liệu, ghi chép sổ rõ ràng các nghiệp vụ có liên quan đến tập hợp chi phí và tính giá thành, đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty đề ra.
Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành: Do đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm tại công ty trải qua nhiều giai đoạn công nghệ mới tạo ra được một thành phẩm, nên việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng sản xuất là hợp lý. Điều đó giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất được chặt chẽ hơn, việc tính toán chi phí sản xuất được chính xác hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí theo địa điểm phát sinh.
Đối với kỳ tính giá thành: là hàng tháng rất phù hợp với điều kiện biến động không ngừng của nền kinh tế thị trường nhằm cung cấp thông tin kinh tế chính xác, nhanh chóng để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá tình hình, giúp ban lãnh đạo công ty đưa ra được các quyết định về sản xuất kinh doanh một cách kịp thời.
Về phương pháp tính giá thành: Phương pháp tính giá thành sản phẩm mà công ty áp dụng là phương pháp tính tính giá thành giản đơn truạc tiếp. Đây là phương pháp phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty đó là quy trình sản xuất liên tục, chu kỳ lắp ráp ngắn, sản phẩm dở dang không có, đối tượng tính chi phí phù hợp với đối tượng tính giá thành tất cả những việc đó đã giúp cho kế toán phát huy được chức năng giám sát tình hình thực hiện giá thành đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý.
Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty được thực hiện theo đúng chế độ qui định, việc tính toán, tập hợp chi phí nhân công khá khoa học, hợp lý.
Về những ưu điểm trên, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Thiết bị bưu điện ngay càng được phát huy nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
3.2.2 Một số tồn tại
Ngoài những ưu điểm đã đạt được, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty còn một số hạn chế.
Công ty đã trang bị máy tính cho phòng kế toán nhưng hiện nay máy tính mới chỉ sử dụng để tính toán, ghi và tập hợp số liệu mà hình thức kế toán máy vẫn chưa được áp dụng. Vì vậy dễ gây ra sự trùng lập số liệu việc xử lý thông tin chưa kịp thời.
Trong quá trình hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất công ty vẫn chưa thực hiện trích trước tiên lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Hiện nay công ty cũng không trích trước chi phí sử chữa lớn TSCĐ mà chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh hạch toán toàn bộ vào TK 142 “Chi phí trả trước” rồi phân bổ cho các kỳ theo tiêu thức nhất định. Như vậy nếu có khoản chi phí sửa chữa lớn phát sinh sẽ rất khó khăn cho công ty trong việc phân bổ thích hợp khoản chi phí này.
3.3 Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện.
- Công ty đã trang bị hệ thống máy tính cho phòng kế toán nhưng chưa cài đặt được phần mềm kế toán. Vì vậy theo em công ty nên thực hiện cài đặt phần mềm kế toán máy để giảm bớt thời gian và công sức của các thành viên phòng kế toán và cũng tránh bị trùng lặp các thông tin, ngoài ra thông tin cũng đựoc cập nhật chính xác và nhanh nhất.
- Công ty nên trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sẽ góp phần làm ổn định chi phí giá thành sản phẩm. Tuỳ theo công ty quy định mà có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX theo một tỷ lệ nhất định”
Tổng tiền lương nghỉ phép của CNSX
theo kế hoạch năm
Tỷ lệ trích trước = x 100
Tổng tiền lương phải trả CNSX
theo kế hoạch năm
Trích trước tiền lương nghỉ phép
=
Tỷ lệ trích trước
x
Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Hàng tháng, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX chính, kế toán định khoản:
Nợ TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
Có TK 335: “Chi phí phải trả”
Khi thực tế phát sinh tiền lương nghỉ phép phải trả, kế toán ghi:
Nợ TK 335: “Chi phí phải trả”
Có TK 334: “ Phải trả công nhân viên”
- Công ty nên thực hiện việc trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ sao cho phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh. Khoản trích trước sửa chữa lớn TSCĐ được hạch toán vào TK 335 “ Chi phí phải trả”.
+ Căn cứ vào kế hoạch trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ vào CPSXKD, kế toán ghi:
Nợ TK 627: “ Chi phí sản xuất chung”
Nợ TK 641: “ Chi phí bán hàng”
Nợ TK 642: “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”
Có TK 335: “ Chi phí phải trả”
+ Cuối niên độ kế toán xử lý chênh lệch
Nếu số trích trước lớn hơn CP thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm CP:
Nợ TK 335: “ Chi phí phải trả”
Có TK 627, 641, 642
Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi vào chi phí:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 335: “Chi phí phải trả”
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, một công ty chỉ có thể tồn tại, đứng vững khi biết kết hợp sử dụng đúng đắn các yếu tố đầu vào, đảm bảo chất lượng đầu ra và tự cân đối hạch toán kinh tế. Để làm được điều này thông tin kinh tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với các quyết định của ban lãnh đạo. Nó gắn liền vơi công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản xuất ở các doanh nghiệp, việc tính đúng, tính đủ chi phí tạo điều kiện để doanh nghiệp xác định đúng kết quả tài chính của mình. Từ đó sử dụng hợp lý, tiết kiệm các loại chi phí sản xuất giúp hạ giá thành sản phẩm là điều kiện nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
Trong những năm qua Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện đã thực sự quan tâm đúng mức tới việc tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Song để công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng trở thành công cụ quản lý kinh tế hiệu quả góp phần nâng cao lợi nhuận sản xuất kinh doanh thì công ty cần hoàn thiện hơn nữa công tác này.
Qua quá trình học tập trên ghế nhà trường cùng thời gian thực tập tại Công ty CP Thiết bị bưu điện việc tìm hiểu công tác kế toán tại công ty đã giúp em củng cố thêm kiến thức của mình về mặt lý luận cũng như thực tiễn. Là những kinh nghiệm quý giá trước khi em ra trường cũng như trước khi tìm cho mình một công việc theo đúng chuyên ngành mình đã học.
Do kiến thức còn hạn chế, do thời gian thực tập có hạn nên luận văn mới chỉ đề cập đến những vấn đề có tính cơ bản nhất, cũng như chỉ mới đưa ra những ý kiến bước đầu, chắc chắn không tránh khỏi sơ xuất, thiếu sót. Rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô giáo giúp em hoàn thành bài báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Nguyễn Thị Kim Ngân và các anh, các chị trong phòng kế toán Công ty CP Thiết bị bưu điện đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này!
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hôi
BHYT Bảo hiểm y tế
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
TSCĐ Tài sản cố định
GTGT Giá trị gia tăng
SXKD Sản xuất kinh doanh
CNSX Công nhân sản xuất
CP Chi phí
TK Tài khoản
NVL Nguyên vật liệu
CCDC Công cụ dụng cụ
CNV Công nhân viên
CPSX Chi phí sản xuất
GTSP Giá thành sản phẩm
SPDD Sản phẩm dở dang
NCTT Nhân công trực tiếp
SXC Sản xuất chung
CPSXPS Chi phí sản xuất phát sinh
CPSXDD Chi phí sản xuất dở dang
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kế toán doanh nghiệp 1, 2 – Trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội.
Giáo trình Lý thuyết kế toán – Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.
Lịch sử và những chặng đường phát triển công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện – Năm 2006.
Hệ thống Kế toán Việt Nam – NXB Tài chính.
Luận văn kế toán của các khoá trước.
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục
Phụ lục 1:
Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
TK 621
TK 154
TK 111, 112, 331
TK 152
TK 152
TK 632
TK 133
NVL mua ngoài không qua nhập kho
NVL dùng không hết nhập kho
NVL xuất dùng cho sx
Chi phí NVL vượt trên mức bình thường
Kết chuyển CPNVL trực tiếp
Thuế VAT
Phụ lục 2:
Trình tự kế toán chi phí nhân công trực tiếp
TK 622
Trích BHYT, BHXH, BHTN
TK 338
Trích trước lương nghỉ phép
Chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
TK 632
TK 335
Lương và các khoản phụ cấp trả cho công nhân trực tiếp
TK 154
TK 334
Phụ lục 3:
Trình tự kế toán chi phí sản xuất chung
TK 627-CPSXC
TK 334,338 TK 111,112,138(8)
Chi phí nhân viên phân xưởng Các khoản ghi giảm CPSXC
TK 152, 153 TK 154
Chi phí NVL, công cụ dụng cụ Kết chuyển CPSXC phân
bổ vào giá thành theo định
mức công suất bình thường
TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ TK 632
Kết chuyển CPSXC cố định
TK142,242, 335 không được phân bổ vào giá
Phân bổ chi phí trả trước, thành do sx dưới mức công
trích trước suất bình thường
TK 111,112,331
Chi phí dịch vụ mua ngoài,
chi phí khác bằng tiền
TK 133
Thuế GTGT
Phụ lục 4:
Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp
theo phương pháp KKTX
TK 154 – CPSXKD
TK 621 TK 155
Kết chuyển chi phí NVLTT Kết chuyển giá thành sp
hoàn thành nhập kho
TK 622 TK 632
Kết chuyển chi phí NCTT Giá thành sp xuất bán
trực tiếp cho khách hàng
TK 627 TK 157
Kết chuyển chi phí SXC Giá thành sp xuất
gửi bán
TK 152, 334,1388
Giá trị sp hỏng ngoài
định mức
Phụ lục 5:
Trình tự kế toán tập hợp CPSX toàn doanh nghiệp
theo phương pháp KKĐK
TK 631 – Giá thành sx
TK 154 TK632
Kết chuyển chi phí SXKD Kết chuyển giá thành sp
dở dang đầu kì hoàn thành nhập kho
TK 621, 622, 627 TK 632
Kết chuyển chi phí NVLTT, Giá thành sp xuất bán trực tiếp
NCTT, SXC cho khách hàng
TK 632
Giá thành sp xuất gửi bán
TK 611, 334, 1388
Giá thành sp hòng ngoài
định mức
Kết chuyển chi phí SXKD
dở dang cuối kì
Phụ lục 06:
Các chỉ tiêu cơ bản của công ty trong hai năm 2008, 2009
Đơn vị tính: VNĐ
Chỉ tiêu
2008
2009
Chênh lệch
Tuyệt đối
%
Vốn lưu động
370,852,572,410
374,849,396,167
3,996,823,757
1.08%
Vốn cố định
105,075,477,828
91,888,194,558
-13,187,283,270
-12.55%
Vốn kinh doanh
475,928,050,238
466,737,590,725
-9,190,459,513
-1.93%
Tỉ trọng vốn lưu động
78%
80%
Vốn chủ sở hưu
293,402,169,957
293,542,111,516
139,941,559
0.05%
Vốn vay
182,525,880,281
173,195,479,209
-9,330,401,072
-5.11%
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
497,964,753,802
399,605,461,899
-98,359,291,903
-19.75%
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
487,778,694,552
399,123,823,656
-88,654,870,896
-18.18%
Giá vốn hàng bán
403,435,549,130
332,542,401,772
-70,893,147,358
-17.57%
Doanh thu tài chính
7,097,423,601
3,720,593,589
-3,376,830,012
-47.58%
Chi phí tài chính
20,094,033,653
10,127,168,486
-9,966,865,167
-49.60%
Chi phí bán hàng
21,021,625,451
22,105,179,304
1,083,553,853
5.15%
Chi phí quản lý DN
13,154,437,661
21,281,384,902
8,126,947,241
61.78%
Lợi nhuận thuần từ HĐKD
10,170,472,258
16,788,282,781
6,617,810,523
65.07%
Tổng lợi nhuận trước thuế
19,104,078,103
18,733,636,622
-370,441,481
-1.94%
Thuế TNDN phải nộp
2,674,570,935
2,190,193,555
-484,377,380
-18.11%
Lợi nhuận sau thuế
16,429,507,168
16,543,443,067
113,935,899
0.69%
Phụ lục 07:
Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Thiết bị bưu điện
Kho bán thành phẩm
Các PXSX
NVL
Lắp ráp
Kho thép
Tiêu thụ
Tạo kiểu mẫu
Gia công chi tiết
Kiểm tra chất lượng
Lau sạch bề mặt
Phụ lục 08:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý công ty
BAN GIÁM ĐỐC
Phòng ĐT- PT
Phòng TCLDTL
Phòng KT- TC
Phòng ĐĐC
Phòng Marketing
Phòng KCS
Phòng KHKĐ
Trung tâm BH
Phòng HC- BV
Phòng CN- KT
Phòng Vật tư
Các phân xưởng sản xuất
Phụ lục 09:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán tiền mặt
Kế toán tài sản cố định
Kế toán tiêu thụ
Kế toán NVL, công cụ, dụng cụ
Kế toán tiền lương
Kế toán thanh toán
Phụ lục 10:
Chứng từ ghi sổ theo hình thức kế toán công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng phân bổ
Sổ (thẻ) hạch toán
Nhật ký chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đói kế toán và báo cáo tài chính
Sổ cái tài khoản
Bảng kê
Ghi chú :
Ghi cuối ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Phụ lục 11:
Phiếu nhập kho
Công ty CP Thiết bị bưu điện Hà Nội
61 Trần Phú – Ba Đình - Hà Nội
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 01/10/2009
Số 284 Nợ : 152
Có : 331
Họ tên người giao hàng : Nguyễn Phan Anh (Thủ kho)
Nhập tại kho : Công ty
STT STT
Tên, nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư (sp,hh)
MS
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực nhập
1
Inox
IN
kg
2012,6
2012,6
450 546,6
906 770 000
2
Vòng bi
VB
chiếc
1034
1034
215 969
222 880 000
Cộng
1 129 650 000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Năm trăm năm mươi triệu đồng chẵn ./.
Nhập , ngày 01/10/2009
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị cung tiêu hàng
Phụ lục 12:
Phiếu xuất kho
Công ty CP Thiết bị bưu điện Hà Nội
61 Trần Phú – Ba Đình - Hà Nội
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 02/10/2009
Số 308 Nợ : 621
Có : 152
Họ tên người nhận hàng : Nguyễn Văn Quyền (PX 1)
Lý do xuất kho : xuất dùng cho sản xuất
Xuất tại kho : Công ty
STT STT
Tên, nhãn hiệu, qui cách phẩm chất vật tư (sp,hh)
MS
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo CT
Thực xuất
1
Inox
IN
kg
150
150
454 400
68 100 000
Cộng
68 100 000
Cộng thành tiền (bằng chữ): Bảy trăm tám mươi triệu dồng chẵn ./.
Xuất, ngày 02/10/2009
Thủ trưởng Kế toán trưởng Phụ trách Người nhận Thủ kho
đơn vị cung tiêu hàng
Phụ lục 13:
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu
Đvt:VNĐ
STT
Ghi có TK
Tài khoản 152
Tài khoản 153
Đối tượng sử dụng
Hạch toán
Thực tế
Hạch toán
Thực tế
1
TK 621
Phân xưởng sản xuất ( TK 621.1)
1,667,895,588
TK 152.1
998,157,892
TK 152.2
76,610,127
TK 152.3
590,127,569
Phân xưởng hàn ( TK 621.2)
787,075,556
TK 152.1
440,230,000
TK 152.2
26,770,000
TK 152.3
320,075,556
Phân xưởng tiện ( TK 621.3)
907,075,254
TK 152.1
565,136,204
TK 152.2
39,623,120
TK 152.3
302,315,930
Phân xưởng sơn ( TK 621.4)
87,980,688
TK 152.1
40,560,000
TK 152.2
20,640,364
TK 152.3
26,780,324
Phân xưởng lắp ráp
1,678,497,766
TK 152.1
1,010,207,394
TK 152.2
82,798,960
TK 152.3
585,491,412
2
TK 627-Chi phí sản xuất chung
187,012,339
13,675,432
Phân xưởng sản xuất
40,936,339
2,214,265
Phân xưởng hàn
35,472,129
2,010,938
Phân xưởng tiện
23,996,434
4,536,922
phân xưởng sơn
42,335,936
196,203
Phân xưởng lắp ráp
44,271,501
4,717,104
Cộng
5,315,537,191
10,675,432
Phụ lục 14:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
Sổ tổng hợp chi phí sản xuất TK621
Đvt: VNĐ
STT
Đối tượng
Ghi nợ TK621, ghi có TK 152
Ghi nợ TK 621, ghi có TK 154
1
Phân xưởng sản xuất
1,667,895,588
1,667,895,588
2
Phân xưởng hàn
878,075,556
878,075,556
3
Phân xưởng tiện
970,075,254
970,075,254
4
Phân xưởng sơn
87,980,688
87,980,688
5
Phân xưởng lắp ráp
1,678,497,766
1,678,497,766
Tổng cộng
5,282,524,852
5,282,524,852
Ngày 30 tháng 10 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
Sổ cái tài khoản 621
Đvt: VNĐ
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi nợ các TK đối ứng TK 621
Tháng
Cộng
1
2
3
4
5
6
10
…
1521
3,054,291,490
1522
249,442,571
1523
1,824,790,791
…
Cộng phát sinh
Nợ
5,128,524,852
Có
5,128,524,852
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Ngày 30 tháng 10 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
Phụ lục 18:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
TRÍCH SỔ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT TK 622
Tháng 10 năm 2009
Đvt: vnđ
TT
Đối tượng
Ghi nợ TK 622, chi có các TK liêm quan
Ghi có TK 622 Nợ TK 154
TK 334
TK 338
Tổng nợ 622
1
Phân xưởng sản xuất
44 460 156
10 641 351
55 101 507
55 101 507
2
Phân xưởng hàn
49 867 143
11 976 320
61 843 463
61 843 463
3
Phân xưởng tiện
47 526 852
8 343 450
55 870 302
55 870 302
4
Phân xưởng sơn
29 432 333
6 235 735
35 668 068
35 668 068
5
Phân xưởng lắp ráp
53 384 976
11 787 856
65 172 832
65 172 832
Tổng cộng
224 671 460
48 984 712
273 656 172
273 656 172
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
SỔ CÁI TK 622
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đvt: vnđ
Ghi các TK đối ứng
Tháng
Cộng
Nợ TK 622
1
2
3
….
10
334
224 671 460
338
48 984 712
…..
Cộng phát sinh
Nợ
273 656 172
Có
273 656 172
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Phụ lục 20:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định
Tháng 10 năm 2009
Đvt:VNĐ
STT
Đối tượng sử dụng
Khấu hao tháng trước
Khấu hao tăng, giảm trong tháng
Khấu hao phải tính trong tháng này
1
Phân xưởng sản xuất
14,125,180
2
Phân xưởng hàn
5,687,700
3
Phân xưởng tiện
2,670,232
4
Phân xưởng sơn
8,460,000
5
Phân xưởng lắp ráp
4,445,180
Máy hàn điện
1,250,000
Cộng
36,638,292
Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người lập bảng Kế toán trưởng
Phụ lục 19:
Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện
SỔ CÁI TK 627
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đvt:vnđ
Ghi các TK đối ứng
Tháng
Cộng
Nợ TK 627
1
2
3
….
10
111
1 890 012
152
187 012 339
…..
Cộng phát sinh
Nợ
303 250 534
Có
303 250 534
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Ngày 31 tháng 10 năm 2010
Người lập biểu Kế toán trưởng
Phụ lục 21:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
SỔ CÁI TK 154
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Đvt: vnđ
Ghi các TK đối ứng
Tháng
Cộng
Nợ TK 154
1
2
3
….
10
621
5 128 524 852
622
273 656 172
627
303 250 534
…..
Cộng phát sinh
Nợ
5 705 431 558
Có
5 705 431 558
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người lập biểu Kế toán trưởng
Phụ lục 15:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
BẢNG KÊ SỐ 4
Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng
Tháng 10 năm 2009
Đvt:VNĐ
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
111
152
153
154
214
334
331
338
Các khoản phản ánh ở các NKCT khác
Cộng chi phí thực tế trong tháng
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
TK621-Chi phí NVLTT
5,128,524,852
5,128,524,852
TK622-Chi phí NCTT
224,671,460
48,984,712
273,656,172
TK627-Chi phí SXC
1,890,120
187,012,399
13,675,432
37,138,060
28,000,015
31,459,673
5,775,003
304,950,702
Cộng
1,890,120
5,315,537,251
13,675,432
37,138,060
252,671,475
31,459,673
54,759,715
5,707,131,726
Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Phụ lục 16:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7
PHẦN 1: TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH TOÀN CÔNG TY
THÁNG 10 NĂM 2009
Đvt: VNĐ
Các TK ghi có
Các TK ghi nợ
152
153
214
627
334
338
621
622
331
111
NK
CT Số 1
...
Tổng chi phí
TK621
5,128,524,852
5,128,524,852
TK622
13,675,432
224,672,460
48,984,712
287,332,604
TK627
187,012,339
28,000,015
5,775,003
31,459,673
1,890,012
254,137,042
TK641
37,138,060
37,138,060
TK642
Cộng (1)
5,315,537,191
13,675,432
37,138,060
252,672,475
54,759,715
31,459,673
1,890,012
5,705,431,558
154
303,250,534
5,128,524,852
273,656,172
5,705,431,558
Cộng (2)
303,250,534
5,128,524,852
273,656,172
5,705,431,558
Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Phụ lục 17:
Công ty cổ phần Thiết bị bưu điện
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 10/2009
Đvt:VNĐ
Ghi có TK
Cộng có TK 334
TK 338
TK 335
Đtượng sd
BHTN
3383
3384
Cộng có
(ghi Nợ các TK)
TK 338
TK 622
224 671 460
4 493 429
40 366 145
4 125 138
48 984 712
TK 627
8 427 120
168 542
1 210 124
189 540
1 568 206
Cộng
457 770 040
4 661 971
5 246 769
4 314 678
99 537 630
Ngày 31 tháng 10 năm 2009
Người lập bảng
Kế toán trưởng
Phụ lục 22:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Đvt:VNĐ
Khoản mục chi phí
CPSX của SPDD
CPSX phát sinh trong kỳ
CPSX của SPDD cuối kỳ
CPSX của SP phụ
CPSX của Sp hỏng
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
CP NVL trực tiếp
0
164,429,629
0
0
0
164,429,629
164,430
CPNC trực tiếp
0
28,596,457
0
0
0
28,596,457
28,596
CPSX chung
0
57,129,914
0
0
0
57,129,914
57,130
Cộng
0
250,156,000
0
0
0
250,156,000
250,156
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31326.doc