LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN THỨ NHẤT 3
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP CHI PHÍ 3
1. Khái niệm chi phí sản xuất. 3
2. Phân loại chi phí sản xuất 3
2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế. 3
2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng của chi phí 4
2.3 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng hoạt động 4
2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm. 4
3. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất 4
4. Kế toán tập hợp chi phí trong doanh nghiệp sản xuất 5
4.1 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp. 5
4.2 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp 6
4.3 Phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung 7
4.4 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí của các bộ phận sản xuất phụ trợ 9
4.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng 9
5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 12
II. GIÁ THÀNH VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH 13
1. Giá thành sản phẩm 13
1.1 Khái niệm về giá thành sản phẩm 13
1.2 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 13
1.3 Phân loại giá thành sản phẩm 14
1.4 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 14
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 15
2.1 Phương pháp tính giá thàn giản đơn 15
2.2 Phương pháp tính giá thành theo phân bước 15
2.3 Phương pháp loại trừ CPSX sản phẩm phụ 16
2.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 16
2.5 Phương pháp tính giá thành theo hệ số 16
2.6 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp tỷ lệ 16
2.7 Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức 17
PHẦN HAI 18
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY HÙNG HƯNG 18
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 18
1. Quá trình hình thành và phát triển 18
2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý 18
3. Đặc điểm tổ chức và chức năng của bộ máy kế toán 21
3.1 Bộ máy kế toán 21
3.2 Hình thức sổ kế toán: 22
4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Hùng Hưng 24
4.1 Nguyên vật liệu 24
4.2 Hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Hùng Hưng 26
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Hưng qua hai năm 2004 - 2005 28
II. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY HÙNG HƯNG 29
1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT). 30
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (SXC). 35
3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản tính theo lương. 36
3.2 Kế toán chi phí vật liệu công cụ dụng cụ. 37
3.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 37
3.4 Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài. 38
3.5 Kế toán tập hợp chi phí khác bằng tiền. 38
3.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung. 39
Từ ngày 01/10/2001 đến 31/12/2001 39
4. Tổng hợp chi phí sản xuất 41
5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở 42
III. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 43
PHẦN THỨ BA 54
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 54
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY HÙNG HƯNG 55
1. Ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 55
- Về bộ máy kế toán của Công ty 55
- Về hình thức sổ kế toán 56
- Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 56
2. Một số hạn chế cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Hùng Hưng 56
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG 58
1-Đề xuất 1: Đối với công tác quản lý nguyên vật liệu và kế toán NVLTT 58
2-Đề xuất 2:Về kế toán chi phí NC trực tiếp 60
3-Đề xuất 3: Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xất chung. 60
4-Đề xuất 4: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang 61
5-Đề xuất 5: Lập thẻ tính giá thành sản phẩm. 61
KẾT LUẬN 63
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1548 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Hùng Hưng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, lập tiến độ sản xuất và điều độ tác nghiệp, chuẩn bị các thủ tục ký kết và thanh lý Hợp đồng kinh tế, quyết toán vật tư, lập phiếu bàn giao sản phẩm, thẩm tra đơn giá dự toán, xây dựng quản lý mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá tiền lương, định mức khoán nội bộ, kiểm tra xác nhận khối lượng để duyệt ứng, thanh toán.
- Phòng kinh doanh: chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh của Công ty gồm một trưởng phòng và ba nhân viên. Nhiệm vụ chính giúp Phó Giám đốc trong việc:
+ Lập chiến lược kinh doanh tiêu thụ sản phẩm
+ Quản lý các tổng đại lý và đại lý
+ Quan hệ đến việc ký hợp đồng mua nguyên liệu, thiết bị, phụ tùng thay thế sửa chữa.
+ Quản lý kho.
- Phòng thị trường chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh, có một trưởng phòng và ba nhân viên. Nhiệm vụ chính: giúp Phó Giám đốc trong công việc:
+ Khảo sát nghiên cứu thị trường, hoạch định chiến lược thị trường cho việc lập kế hoạch sản xuất, chủng loại sản phẩm và tiếp cận thị trường.
+ Quản lý tổ chức nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
- Phòng kỹ thuật và KCS: chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng quy trình sản xuất công nghệ, định mức kỹ thuật và hưỡng dẫn kiểm tra thực hiện, lập phương án chuẩn bị sản xuất. Có nhiệm vụ giúp Phó Giám đốc trong các công việc:
+ Quản lý công nghệ, định mức lao động.
+ Quản lý thiết bị và an toàn lao động.
+ Quản lý chất lượng, kiểm tra chất lượng từng công đoạn trong quy trình công nghệ.
- Quản đốc: Có nhiệm vụ triển khai cụ thể kế hoạch sản xuất theo đúng thứ tự ưu tiên của sản phẩm, quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Các tổ sản xuất: theo đúng chức năng của hoạt động.
3. Đặc điểm tổ chức và chức năng của bộ máy kế toán
3.1 Bộ máy kế toán
Với chủ trương không ngừng nâng cao trình độ quản lý, Công ty TNHH Hùng Hưng lựa chọn những cán bộ kế toán có năng lực, giàu kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao của Công ty. Để phản ánh tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty có một phòng kế toán - tài chính có nhiệm vụ cung cấp kịp thời, đầy đủ chính xác các thông tin và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho công tác chỉ đạo và quản lý doanh nghiệp của giám đốc Công ty.
Công ty TNHH Hùng Hưng là một đơn vị hoạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân, và được mở tài khoản ở ngân hàng, vay vốn ngân hàng để đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của mình. Trong công tác hoạch toán Công ty được phép hạch toán đến kết quả cuối cùng và phân phối kết quả kinh doanh cho nhu cầu của toàn Công ty.
Để phù hợp với quy mô và đặc điểm sản xuất kinh doanh Công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung. Mọi nghiệp vụ hạch toán kế toán (phản ánh, ghi chép, lưu giữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán và hệ thống các báo cáo) đều được thực hiện ở phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty thực hiện hạch toán tổng hợp và chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trên cơ sở số liệu kế toán tập trung lập báo cáo quyết toán của Công ty. Để phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty về quy mô tổ chức, trình độ khả năng của đội ngũ kế toán, hình thức kế toán được Công ty áp dụng là hình thức nhật ký chứng từ. Để tiến hành hạch toán theo đúng quy mô này, biên chế phòng kế toán gồm 8 nhân viên. Đứng đầu là trưởng phòng kế toán chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về công tác kế toán, hệ thống hạch toán kinh tế, lập kế hoạch tài chính, trưởng phòng kế toán chỉ đạo chung tất cả hoạt động của phòng kế toán. Dưới kế toán trưởng là 1 phó phòng kế toán có nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí sản xuất tiêu thụ thành phẩm. Các nhân viên khác của phòng theo dõi hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết các nghiệp vụ được giao bao gồm: Kế toán nguyên vật liệu chính và vật liệu khác, kế toán vật liệu phụ, kế toán tiền lương và bảo hiểm, kế toán tính giá thành, kế toán tiền gửi ngân hàng, kế toán tài sản cố định, kế toán thanh toán với người bán, kế toán tiền mặt và kế toán thành phẩm.
Sơ đồ 7: Bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hùng Hưng
Kế toán trưởng
(Kế toán tổng hợp)
Phó phòng kế toán
Tập hợp chi phí SX và tiêu thụ thành phẩm
Kế toán
TGNH, tiền mặt
Kế toán
Giá thành
Kế toán Thanh toán
Kế toán
Vật liệu
3.2 Hình thức sổ kế toán:
Công ty TNHH Hùng Hưng áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
- Nhật ký chứng từ: lá sổ kế toán tổng hợp dùng để phản ánh toán bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản. Nó được ghi hàng ngày từ các chứng từ gốc và hàng tháng từ các bảng và bảng phân bổ.
- Bảng kê: Được sử dụng trong trường hợp khi các chỉ tiêu hạch toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên Nhật ký chứng từ. Số liệu của Bảng kê không sử dụng để ghi vào Sổ cái mà chỉ phục vụ cho việc kiểm tra đối chiếu số liệu và chuyển Sổ cuối tháng. Cơ sở để ghi Bảng kê là các chứng từ gốc có liên quan.
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, ghi một lần vào cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra đối chiếu số liệu trên Nhật ký chứng từ..
- Sổ thẻ: Việc mở sổ thẻ kế toán chi tiết là căn cứ ghi vào Bảng kê và Nhật ký chứng từ liên quan.
Sơ đồ 8: Trình tự ghi sổ kề toán theo hình thức Nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các Bảng phân bổ
Các sổ thẻ kế toán chi tiết
Nhật ký chứng từ
Bảng kê
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Các báo cáo kế toán
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc cuối quý
Đối chiếu
4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty TNHH Hùng Hưng
Thị trường, sự cạnh tranh, tồn tại, phát triển, tác động gián tiếp của khách hàng... đều quyết định toàn bộ đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ khi mới thành lập cho đến nay mặt hàng chủ yếu của Công ty Hùng Hưng là phụ tùng xe gắn máy. Cụ thể là: Khung xe, vành, ống giảm âm, tay dắt sau, chân phanh, cần số, cần khởi động, nan hoa, trục các loại, dàn để chân người lái, càng + hộp xích ...
Phụ tùng xe gắn máy được sản xuất từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau nhưng chủ yếu là từ: sắt, thép, tôn, cao su, nhựa các loại. Ngoài ra còn sử dụng một số nguyên vật liệu phụ khác như dung môi, sơn, bột mạ...
4.1 Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu để sản xuất phụ tùng xe gắn máy được cung ứng theo 2 nguồn:
- Từ nước ngoài: Chi tiết linh kiện động cơ được nhập từ Thượng Hải, Á Khẩu, Trùng Khánh của Trung Quốc, keo được nhập từ Anh Quốc, hoá chất sơn đặc biệt, đinh và các vật liệu phụ... được nhập từ nhiều nước trên thế giới. Xu hướng của Công ty trong thời gian tới là sẽ tìm cách thay thế bằng nguyên liệu nội địa.
- Trong nước: Gồm sắt, thép, tôn, cao su, nhựa, phôi chi tiết các loại... Công ty có một hệ thống các nhà cung cấp luôn đáp ứng nhu cầu đòi hỏi về số lượng và chất lượng phù hợp với yêu cầu của công ty. Các loại chi tiết phụ tùng xe gắn máy đã được nội địa hoá và đây cũng là hướng phát triển mới của Công ty.
- Nguyên liệu chính của phụ tùng xe gắn máy hoàn chỉnh được Công ty sử dụng là: sắt, thép, tôn... sản phẩm xe gắn máy có nhiều chủng loại, kích cỡ, chi tiết khác nhau nên kết cấu nguyên liệu của sản phẩm cũng khác nhau.
Ví dụ: Đối với linh kiện Càng + hộp xích hoàn chỉnh
Biểu1: Kết cấu nguyên vật liệu theo công thức trong một bộ Càng + hộp xích xe gắn máy C110 hoàn chỉnh
STT
Loại nguyên liệu
Tỷ trọng (%)
1
Tôn
38
2
Thép hộp
39
3
Chi tiết càng
2
4
Bạc ép cao su
1.2
5
Que hàn, đá mài
0.3
6
Hoá chất
0.2
Qua biểu trên thì tôn, thép hộp là nguyên liệu chính, chiếm tỷ trọng lớn trong các thành phần cấu tạo nên sản phẩm. Tổng hợp nguyên liệu chứa trong giá trị của một sản phẩm càng + hộp xích chiếm 60.7%, còn lại 39.3% là: lao động 25%; điện nước, khấu hao máy móc, tiền đầu tư...:12%; bao bì, nhãn mác...:2.3%.
Ngoài nguyên liệu chính Công ty còn sử dụng nguyên liệu phụ để tạo ra sản phẩm càng + hộp xích hoàn chỉnh.
Biểu 2: Nguyên vật liệu phụ
STT
Loại nguyên liệu
Công dụng
1
Điện nước
Vận hành máy móc và rửa vật liệu.
2
Mực in
In lôgô lên sản phẩm.
4
Bao bì, nhãn mác
Chứa đựng, bảo quản sản phẩm.
5
Ghim, băng, dây
Làm hộp, bao bì
4.2 Hệ thống máy móc, thiết bị của Công ty TNHH Hùng Hưng
Dựa trên cơ sở yêu cầu của thị trường về từng mức của chất lượng sản phẩm dựa trên hệ thống máy móc đang triển khai tại Trung Quốc và Đài Loan, dựa vào tính chất khí hậu của Việt Nam, cộng với trình độ lao động và kỹ xảo vốn có của người Việt Nam, Công ty TNHH Hùng Hưng thống nhất chọn một hệ thống máy móc thoả mãn được những yêu cầu nêu trên.
Hệ thống máy móc của Công ty hiện nay chủ yếu được đầu tư các dây chuyền, máy móc thiết bị nhằm sản xuất ra các sản phẩm then chốt như: Tay dắt sau, chân phanh, cần số, cần khởi động, vành, khung xe, mayơ, nắp mayơ, cụm bánh răng sau, chân giảm sóc sau, ống vỏ giảm sóc trước... Các sản phẩm của Công ty Hùng Hưng sản xuất và được tung ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn chất lượng như Công ty đã đăng ký kiểm định chất lượng hàng hoá với Nhà Nước. Cụ thể gồm có các dây chuyền:
Lắp ráp và kiểm tra động cơ gắn máy
Sản xuất và kiểm tra khung xe
Sản xuất vành
Sơn tĩnh điện
Đúc áp lực
Sản xuất đồ nhựa
Sản xuất và lắp ráp giảm sóc
- Với hệ thống máy móc hiện tại của Công ty, công xuất tối đa (căn cứ vào công suất của máy thấp nhất) sẽ đạt được từ 150.000 bộ sản phẩm đến 200.000 bộ sản phẩm một năm (2 ca).
- Quy trình sản xuất phụ tùng xe gắn máy của Công ty là liên tục, nhiều công đoạn. Sản phẩm Càng + hộp xích được tạo trên 2 khu vực: Khu vực làm phôi, mộc và khu vực sơn hoàn chỉnh.
Sơ đồ 9: Dây chuyền công nghệ sản xuất Càng + hộp xích
Tôn, thép lá
Thép hộp
Máy cắt, mài
Máy đột dập
Máy cưa, cắt
Máy cóc thuỷ lực
Máy đột đập
Máy hàn bấm
Máy phay
Máy hàn điện
Máy thuỷ lực ép bạc
Bể mạ, xử lý tẩy rửa
Chổi sơn hoàn chỉnh
Máy đóng bao bì
Máy in logô
Máy đóng gói
5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hùng Hưng qua hai năm 2004 - 2005
Trong những năm qua được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban lãnh đạo công ty. Cùng sự cố gắng của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong kinh doanh, công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù tình hình thị trường có nhiều biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng không ảnh hưởng tới sản lượng của công ty. Ta có thể thấy rõ qua các chỉ tiêu sau:
Các chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2004
Năm 2005
So sánh 05/04
STĐ
TT (%)
1. Doanh thu
Tr đồng
15,342
55,853
40,511
264.05
2. Lợi nhuận
Tr đồng
8
45
37
462.5
3. Vốn kinh doanh
Tr đồng
12,682
60,228
47,546
374.90
- Vốn cố định
Tr đồng
10,783
37,766
26,983
250.24
- Vốn lưu động
Tr đồng
1,899
22,462
20,563
1,082.65
4. Tổng số lao động
Người
150,0
220,0
70,0
46,67
5. Thu nhập bình quân
1000 đ
870,0
935,0
65,0
7,47
Theo số liệu trên đây cho ta thấy: Từ khi thành lập Công ty Hùng Hưng luôn sản xuất kinh doanh có lãi, doanh thu năm sau tăng hơn năm trước. Doanh thu tăng rất cao cả về tốc độ và giá trị tuyệt đối. Năm 2005 so với năm 2004 tổng doanh thu tăng lên rất cao 264.05%. Doanh thu tăng cao chứng tỏ sự phát triển không ngừng của Công ty năm 2005, nhưng lợi nhuận lại tăng không cao. Vì vậy, Công ty Hùng Hưng phải xem xét nguyên nhân làm tăng giá vốn hàng bán để có biện pháp khắc phục kịp thời. Mặc dù phụ tùng xe máy tràn lan trên thị trường cùng với sự cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm cùng ngành, nhưng do Công ty luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm, các chính sách khuyến mại trong bán hàng... để thu hút được sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng.
Lợi nhuận thu được cũng tăng, năm 2005 so với năm 2004 tăng 479.98%, đó là kết quả của việc tăng doanh thu và sử dụng chi phí có hiệu quả. Việc tăng lợi nhuận tạo điều kiện cho Công ty hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, tăng nguồn vốn kinh doanh và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Lợi nhuận tăng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ bản, mở rộng quy mô sản xuất, tăng vốn kinh doanh...Cụ thể: Tổng vốn năm 2005 tăng vượt bậc với số tiền là 47,546,571,000 đồng hay tăng 374,90% so với năm 2004. Tổng số vốn tăng là do: vốn cố định tăng 250.24% nhưng lại giảm về tỷ trọng, ngược lại vốn lưu động lại có xu hướng tăng lên rất cao cả về tỷ trọng lẫn giá trị (năm 2005 tăng 1,082.65% so với năm 2004 tương ứng với 20,563,056 nghìn đồng).
Tóm lại, trong quá trình hoạt động Công ty không những tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên mà còn phát triển mở rộng vốn kinh doanh làm cho quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng lớn mạnh. Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà Công ty đạt được sau một quá trình kinh doanh hay một kỳ sản xuất và nó cũng là mục tiêu hàng đầu. Trong hai năm qua mặc dù lợi nhuận của Công ty có tăng lên song sự tăng đó chưa cao so với khả năng thực tế của Côgn ty. Để đạt được lợi nhuận tối đa, Công ty TNHH Hùng Hưng nói riêng hay bất kỳ một doanh nghiệp nào khác đều cần phải xem xét và đánh giá kỹ càng hơn đó là công tác quản lý và thực hiện chi phí tại Công ty. Bởi đây là một công tác có thể nói là xuyên suốt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. NỘI DUNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT Ở CÔNG TY HÙNG HƯNG
Theo kế hoạch sản xuất từng tháng, sản phẩm Công ty sản xuất ra thường hoàn thành trong tháng và thông qua nhiều phân xưởng. Do tính chất đó mà việc tập hợp chi phí sản xuất được thực hiện theo từng tháng. Do đặc điểm của Công ty, các chi phí phát sinh được tập hợp và phân bổ theo tháng nên ở đây kế toán không lập bảng kê số 6 - Chi phí phải trả và chi phí trích trước. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành căn cứ vào mục đích công dụng của chi phí Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất thành 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí sản xuất chung.
1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT).
NVLTT được Công ty tập hợp vào TK 152 nhưng không theo dõi trên các TK chi tiết. Nhằm đảm bảo quá trình quản lý CPNVLTT, Công ty thực hiện kế toán quản trị yếu tố chi phí này theo phương pháp ghi thẻ song song. Ở kho, thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập xuất tồn kho của danh điểm hàng tồn kho ở từng kho theo chi tiết số lượng. Tại phòng kế toán, kế toán vật liệu căn cứ vào chứng từ nhập - xuất kho để ghi vào sổ chi tiết hàng tồn kho theo chỉ tiêu số lượng và thành tiền.
Để tập hợp CPNVLTT, kế toán Công ty sử dụng TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Để tập hợp toàn bộ chi phí NVL dùng để sản xuất, chế tạo sản phẩm phát sinh trong kỳ.
Tại phòng kế toán, kế toán NVL sử dụng các chứng từ: phiếu lĩnh vật liệu định mức, phiếu xuất kho kiêm luân chuyển nội bộ để theo dõi, hạch toán CPNVLTT.
Các sổ kế toán được sử dụng trong quá trình tập hợp CPNVLTT:
- Bảng kê số 3: theo dõi nhập, xuất, tồn kho
- Bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính cho từng phân xưởng
- Bảng phân bổ NVL CCDC
* Phương pháp tập hợp CPNVLTT và qui trình ghi sổ:
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất được giao cho từng phân xưởng sản xuất, phòng kế hoạch sẽ viết phiếu lĩnh định mức để cán bộ phân xưởng xuống kho để nhận NVL về sản xuất. Mỗi phiếu lĩnh vật liệu định mức có 4 liên được lưu giữ tại: Phòng kế hoạch, thủ kho, kế toán vật liệu và kế toán tính giá thành.
Biểu số 1:
PHIẾU LĨNH VẬT LIỆU ĐỊNH MỨC
Tháng 12 năm 2005
Số: 1210
Dùng cho sản phẩm: Càng + hộp xích C110
Kế hoạch: Thực hiện:
Đơn vị lĩnh: PX Cơ khí Nhập tại kho:
TT
Tên vật tư
Mã
SP
Đơn vị
Số lượng định mức
Thực cấp
Ký nhận
Ghi chú
1
Thép hộp
N4
Tấn
170
170
2
Hoá chất
HC
Kg
11,5
11,5
3
Bạc
BC
Cái
3.000
3.000
4
Hoá chất
HC
Kg
65,4
...
Giám đốc
TP Kế hoạch
Đơn vị lĩnh
Thủ kho
Người viết phiếu
Việc quản lý và theo dõi tình hình nhập xuất NVL của Công ty tương đối chặt chẽ và kịp thời, Công ty sử dụng giá thực tế để tính cho NVL nhập hay xuất.
Cuối tháng, kế toán vật liệu căn cứ vào số lượng thực tế xuất dùng và sản xuất trên phiếu lĩnh vật liệu định mức để tính ra giá trị thực tế NVL trực tiếp xuất dùng. Giá thực tế vật liệu trực tiếp xuất dùng tính theo giá bình quân gia quyền:
Công thức xác định:
Giá trị vật liệu xuất kho = SL xuất kho x Đơn giá bqgq
Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị NL nhập trong kỳ
Đơn giá bqgq =
SL tồn đầu kỳ + Sl nhập trong kỳ
Ví dụ: Tính giá trị tổng thực tế NVL tôn, thép xuất dùng trong tháng. Căn cứ vào phiếu lĩnh vật liệu định mức và sổ chi tiết hàng tồn kho vật liệu có số tháng 12 năm 2001 về NVL tôn, thép như sau:
Số lượng (Tấn) Thành tiền
1. Tồn đầu tháng: 32,605 180.865.600
2. Nhập trong tháng:
+ Ngày 10/12: 60,000 335.830.900
+ Ngày 25/12: 96,000 535.728.300
156,000 871.559.200
3. Xuất dùng trong tháng: 170,000.
Như vậy giá thực tế NVL chính tôn, thép xuất dùng trong tháng sẽ được tính là:
180.865.600 + 871.559.200
Giá trị NVL tôn, thép = 170 x
(Xuất dùng trong tháng) 32,605 + 156,000
= 170 x 5.580.047
= 948.607.990
Giá trị thực tế vật liệu xuất kho được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết hàng tồn kho vật liệu. Cuối tháng giá trị tổng cộng từ các sổ chi tiết này sẽ là cơ sở để kế toán lập bảng kê số 3.
Do đơn vị không sử dụng giá hạch toán nên trên bảng kê số 3 kế toán chỉ ghi ở cột giá trị thực tế.
Trong đó:
- Số dư đầu tháng: là phần tổng cộng của sổ chi tiết hàng tồn kho có xác định đối tượng chịu chi phí liên quan để ghi vào dòng tương ứng theo đúng giá trị NVL thực nhập kho.
- Xuất dùng trong tháng: Ghi tổng giá trị vật liệu xuất kho.
- Tồn kho cuối tháng = Số dư đầu tháng + nhập trong tháng - xuất trong tháng
Cũng vào cuối tháng, kế toán vật liệu sẽ lên bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính ở từng phân xưởng. (Biểu số 01).
Kế toán căn cứ vào các phiếu lĩnh NVL định mức để ghi tên NVL, đơn vị và số liệu thực xuất. Mỗi loại NVL xuất dùng (có thể dùng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau) sẽ được tổng hợp trên một dòng. Đồng thời căn cứ vào sổ chi tiết hàng tồn kho, kế toán sẽ ghi vào cột đơn giá theo giá thực tế nhập bình quân đã tính được.
Ví dụ: Biểu số 2
BẢNG TỔNG HỢP XUẤT NVL CHO SẢN PHẨM CHÍNH
Tháng 12 năm 2005
Phân xưởng Cơ khí
TT
Tên nguyên vật liệu
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép, tôn
Kg
170.000
5.580
948.600.000
2
Bạc ép cao su
Bộ
8.000
9.000
72.000.000
3
Chi tiết càng
Bộ
8.000
8.300
66.400.000
4
Que hàn
Kg
300
55.000
16.500.000
5
Khí Co2
Chai
120
100.000
12.000.000
6
Dây hàn
Quận
65
297.000
19.305.000
7
Hoá chất
Kg
115
14.000
1.610.000
Tổng cộng:
1.136.415.000
Sau khi tính được giá trị thực xuất của NVL phục vụ cho sản xuất trên bảng tổng hợp xuất NVL cho sản xuất chính, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ NVL - CCDC (Bảng phân bổ số 2) trên cơ sở số liệu là tổng giá thực tế xuất dùng cho các đối tượng chịu chi phí tương ứng (Biểu số 2).
Cuối tháng, số liệu trên bảng phân bổ NVL-CCDC sẽ được chuyển sang kế toán tổng hợp CPSX toàn doanh nghiệp và ghi vào bảng kê số 4 theo định khoản:
Nợ tài khoản 154
Có tài khoản 152
Biểu số 3:
Bảng phân bổ số 2:
BẢNG PHÂN BỔ NVL - CCDC THÁNG 12/2005
TT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
TK 152
TK 153
HT
TT
HT
TT
1
TK 154:
7.805.902.800
- Phân xưởng cơ khí
4.123.360.510
- Phân xưởng nguội
3.682.542.290
2
TK 627
90.870.700
19.233.850
2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT).
CPNCTT là những khoản chi phí phải thanh toán cho công nhân trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ bao gồm các khoản tiền lương chính, lương phụ, cấc khoản phụ cấp, tiền trích nộp BHXH, BHYT, KPCĐ.
CPNCTT là một trong 3 khoản mục cấu thành nên giá thành của mỗi sản phẩm. Việc sử dụng lao động một cách hợp lý sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất do đó góp phần hạ thấp được giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện để cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Tại Công ty TNHH Hùng Hưng, CPNCTT là những khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ở phân xưởng gồm lương chính và các khoản mang tính chất lương như: Tiền thưởng do sản xuất sản phẩm dôi. Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất không được tính vào CPNCTT mà đưa vào TK 627 - CPSXC. Cuối tháng phân bổ CPSXC vào giá thành của từng loại sản phẩm.
Trong điều kiện nền kế tế thị trường, Công ty luôn quan tâm đến việc đảm bảo chất lượng và khối lượng sản phẩm. Do đó, để khuyến khích người lao động nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm sản xuất, Công ty đã áp dụng hình thức tiền lương sản phẩm. Tại các phân xưởng việc tính lương cho từng công nhân được căn cứ theo từng ngày công làm việc thực tế của từng công nhân.
Tiền Lương sp Khối lượng sp hoàn thành Đơn gía tiền
= x
Công nhân đủ tiêu chuẩn chất lượng lương sp
Đối với lương sản phẩm vượt định mức thì được tính thêm tiền thưởng cho số vượt kế hoạch và gói gọn trong lương sản phẩm.
Tiền thưởng sp Khối lượng sp vượt định mức Đơn gía tiền
= x
Vượt định mức đủ tiêu chuẩn chất lượng thưởng sp
Ví dụ: Tập hợp CPNCTT dùng cho sản xuất sản phẩm Càng + hộp xích tháng 12 năm 2005 như sau:
+ Tiền lương sản phẩm công nhân = 3.200 x 1.500 = 4.800.000
+ Tiền thưởng sản phẩm vượt định mức = 200 x 200 = 40.000
Để tập hợp CPNCTT, kế toán sử dụng TK 154 - CPSX kinh doang dở dang.
Hệ thống chứng từ và sổ kế toán sử dụng:
Phiếu nghiệm thu sản phẩm .
Phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành và phiếu kiểm nghiệm.
Các bảng lương.
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Hàng tháng phòng kế hoạch kinh doanh căn cứ vào các phiếu nhập kho, hoá đơn bán hàng, phiếu kiểm nghiệm . . . Để lập bảng nghiệm thu sản phẩm gửi cho kế toán để làm căn cứ tính lương. Lương chính được tính theo số sản phẩm hoàn thành được giao, cộng các khoản thưởng (đối với sản phẩm vượt định mức). Căn cứ vào bảng nghiệm thu sản phẩm, kế toán lập bảng phân bổ số 1 - Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Biểu số 9).
Căn cứ vào số liệu tổng cộng trên bảng phân bổ số 1, kế toán ghi vào bảng kê số 4, phần ghi nợ TK 154 theo định khoản:
Nợ TK 154
Có TK 334
3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung (SXC).
Chi phí SXC là các chi phí dùng cho hoạt động sản xuất tại các phân xưởng sản xuất của Xí nghiệp bao gồm:
Chi phí nhân viên PX và các khoản trích theo lương.
Chi phí vật liệu chung.
Chi phí dụng cụ sản xuất.
Chi phí KHTSCĐ.
Chi phí khác bằng tiền.
3.1 Chi phí nhân viên phân xưởng và các khoản tính theo lương.
Khoản chi phí này bao gồm. Chi tiền lương và phụ cấp lương cho quản đốc phân xưởng, đội trưởng, nhân viên khác phục vụ sản xuất, lương cho ban cơ điện, phòng kỹ thuật, ban kiểm nghiệm, phòng kế hoạch (từ nhân viên văn phòng), các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên phân xưởng.
Việc tính lương cho nhân viên phân xưởng căn cứ vào mức lương cơ bản, hệ số lương và ngày làm việc thực tế. Cách tính cho từng người như sau:
Tiền lương mức lương Số ngày làm việc thực tế
= x Hệ số lương x
được hưởng cơ bản số ngày lv chế độ trong tháng
Với cách tính như vậy, kế toán lần lượt tính lương và tổng hợp cho toàn bộ nhân viên phân xưởng. Căn cứ vào số liệu trên kế toán đưa vào bảng phân bổ số 1 theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK334
Đối với các khoản trích BHXH, BHYT, KTCĐ,Xí nghiệp trích theo tháng và tỉ lệ nhà nước quy định: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KTCĐ (Tổng 19%) tính vào chi phí sản xuất chung 5% BHXH, 1% BHYT tính trừ vào lương công nhân.
Căn cứ vào mức lương cơ bản, hệ số lương của từng công nhân viên trực tiếp, nhân viên phân xưởng, kế toán tính khoản trích đưa vào TK 627 theo cách sau:
Các khoản tính theo Định mức lương Tổng hệ Tỉ Lệ
= x x
lương đưa vào chi phí cơ bản số lương trích
Sau đó đưa vào bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (Bảng phân bổ số 1) theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 338 (chi tiết TK: 3382,3383, 3384)
Ví dụ: Tổng tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất, nhân viên PX tháng 12/2005 thể hiện ở số liệu tính toán Biểu số 8.
3.2 Kế toán chi phí vật liệu công cụ dụng cụ.
Chi phí vật liệu dùng cho sản xuất chung tại Công ty bao gồm: chổi quét, bóng điện, chi phí xăng dầu, phụ tùng sửa chữa, xà phòng... Chi phí CCDC bao gồm dụng cụ cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động... các khoản này kế toán phân bổ 1 lần cho chi phí sản xuất chung.
Căn cứ vào phiếu lĩnh tiền vật liệu, hoá đơn mua hàng, kế toán tổng hợp, lập tờ kế tập hợp chứng từ xuất vật liệu cho TK 627. Tờ kế tập hợp chứng từ (Phụ lục 2) được làm cơ sở để ghi vào bảng số 2 - bảng phân bổ NVL - CCDC theo định khoản:
Nợ TK 627
Có TK 152
Có TK 153
3.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định
TSCĐ của Công ty bao gồm: Văn phòng làm việc và tổng kho, phương tiện vận tải hàng hoá, thiết bị máy móc chuyên dùng, phân xưởng sản xuất.
TSCĐ của Công ty được trích khấu hao dựa trên bảng đăng ký tính mức khấu hao TSCĐ trung bình 3 năm với cục quản lý vốn và tài sản doanh nghiệp.
Với mức khấu hao bình quân năm trong bảng đăng ký được tính cho từng tháng là: Mức khấu hao bình quân năm/12 tháng. Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà mức khấu hao được phân bổ cho các đối tượng liên quan
Trong năm, nếu có sự tăng giảm TSCĐ thì cần được đăng ký, báo với cục quản lý vốn để Cục quản lý vốn điều chỉnh mức khấu hao năm tới. Số TSCĐ tăng, giảm trong năm thì mức khấu hao TSCĐ được tính theo tỉ lệ sau:
- Đối với văn phòng làm việc, nhà kho: 5%
Đối với phương tiện vận tải hàng hoá: 9%
Đối với thiết bị máy móc chuyên dùng: 9%
Phân xưởng sản xuất: 5%
Với TSCĐ tăng, giảm trong tháng trước thì căn cứ vào chứng từ về TSCĐ như: bản dự toán xây dựng, hồ sơ quyết toán hoàn thành công trình, hoá đơn giá trị gia tăng ... để xác định mức khấu hao tăng, giảm trong tháng là:
Nguyên giá TSCĐ * tỉ lệ khấu hao
12 tháng
Mức khấu hao tháng =
Tại Công ty, mức khấu hao được tính vào chi phí sản xuất chung gồm có: các loại máy móc thiết bị dùng cho sản xuất, phân xưởng sản xuất. Từ đó kế toán tập hợp bảng phân bổ số 3: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Tập hợp có bảng phân bổ khấu hao tháng 12/2005 tại Công ty như Biểu số 5
3.4 Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài.
Chi phí dịch vụ mua ngoài được tính vào chi phí SXC để phân bổ cho chi phí sản xuất sản phẩm ở Công ty bao gồm: các khoản chi về tiền điện, tiền nước phục vụ cho sản xuất... Các khoản này đều được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Đối với khoản này được thanh toán theo kiểu gối đầu, chi phí tiền tháng trước được tính vào chi phí sản xuất của tháng này. Cuối tháng, căn cứ vào hoá đơn tiền điện, tiền nước chuyển đến, kế toán thanh toán ngân hàng lập uỷ nhiệm chi cho ngân hàng để thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Khi nhận được giấy báo nợ của ngân hàng, kế toán tập hợp ghi vào nhật ký chứng từ số2, phần ghi nợ TK 627. Cụ thể, tháng 12/2005 trả tiền điện nước của tháng 11/2005 bằng tiền gửi ngân hàng thể hiện trên nhật ký chứng từ số 2 (Biểu số 7).
3.5 Kế toán tập hợp chi phí khác bằng tiền.
Chi phí khác bằng tiền được tính vào khoản mục chi phí SXC của Công ty bao gồm: chi phí lãi tiền vay dài hạn của ngân hàng đầu tư mà Công ty đã vay để đầu tư chiều sâu mua dây chuyền sản xuất thuốc, chi phí tập huấn bảo hộ lao động, khi bồi dưỡng kiến thức nâng cao tay nghề cho công nhân ...
Căn cứ vào các phiếu chi tiền mặt kế toán ghi vào các báo cáo chi. Mỗi tờ báo cáo chi có 25 nghiệp vụ phát sinh và vào cuối tháng, kế toán lấy tổng cộng ở từng báo cáo để lên nhật ký chứng từ số 1 (Biểu số 6) theo định khoản:
Nợ TK 627:
Có TK 111:
3.6 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung.
Cuối tháng, kế toán tập hợp chi phí sản xuất căn cứ vào số liệu ghi trên bảng phân bổ số 1, bảng phân bổ số 2, bảng phân bổ số 3, nhật kí chứng từ số 1, nhật kí chứng từ số 2, để tập hợp chi phí sản xuất chung và vào bảng kê số 4 (Biểu số 12), phần ghi nợ TK 627 và sổ cái TK 627 - Chi phí sản xuất chung.
Biểu số 12:
SỔ CÁI TỔNG HỢP
Từ ngày 01/10/2001 đến 31/12/2001
Sổ
TK
Tên các TK đối ứng
TK
đối ứng
Phát sinh kỳ này
Luỹ kế phát sinh từ đầu năm
Nợ
Có
Nợ
Có
6272
Số dư đầu năm
Tiền mặt - tiền Việt
1111
95.400
95.400
Tạm ứng
141
550.000
Nguyên vật liệu chính
1521
25.166.448
52.084.433
Công cụ lao động, dụng cụ
1531
391.771.780
636.238.207
Chi phí SXKD dở dang
154
417.974.424
690.107.920
Thành phẩm
155
990.796
1.139.880
Cộng phát sinh
417.974.424
417.974.424
690.107.920
690.107.920
Số dư cuối kỳ
6274
Số dư đầu năm
Chi phí SXKD dở dang
154
358.795.245
708.071.560
Hao mòn TSCDD hữu hình
2141
358.795.245
708.071.560
Cộng phát sinh
358.795.245
358.795.245
708.071.560
708.071.560
Số dư cuối kỳ
6279
Số dư đầu năm
Tiền mặt - tiền Việt
1111
188.042.592
301.179.086
Tiền gửi ngân hàng
1121
13.667.000
Phải thu của khách
131
5.400.000
5.400.000
Tạm ứng
141
578.161.684
738.417.151
Nguyên vật liệu chính
1521
1.926.718
3.494.280
Công cụ lao động, dụng cụ
1531
540.000
Chi phí SXKD dở dang
154
1.040.810.816
1.760.323.672
Thành phẩm
155
293.368
293.368
Phải trả cho người bán
331
266.985.454
697.332.787
Cộng phát sinh
1.040.809.816
1.040.810.816
1.760.323.672
1.760.323.672
Số dư cuối kỳ
Tổng số phát sinh
3.158.503.152
3.158.503.152
Tổng số dư cuối kỳ
Sau khi đã tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán tiến hành phân bổ vào giá thành cho từng mặt hàng ở hai phân xưởng. Tiêu thức phân bổ là tiền lương thực trả cho công nhân sản xuất sản phẩm. Cách thức phân bổ:
Tổng CPSXC
Hệ số phân bổ =
Tổng tiền lương thực trả cho CNSXSP
Mức CPSXC phân bổ Chi phí tiền lương phải trả
= x Hệ số phân bổ
Cho từng mặt hàng Cho từng sản phẩm
4. Tổng hợp chi phí sản xuất
Định kỳ, cuối tháng sau khi đã có đầy đủ các chứng từ, các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ, bảng kê ... kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh trên nhật ký chứng từ số 7. Cơ sở để lập là các bảng phân bổ số 1, 2, 3, các bảng kê số 1, 4, 5, 8, các nhật ký chứng từ có liên quan. Cụ thể:
Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp:
- Căn cứ vào dòng công nợ của TK 154 và TK 627 trên bảng kê số 4 để xác định số tổng cộng nợ từ TK 154, TK 627 ghi vào các cột và dòng phù hợp.
- Căn cứ vào bảng phân bổ NVL - CCDC, chi phí NVL tập hợp được và ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 152, 153
- Căn cứ vào bảng phân bổ KH TSCĐ, tập hợp chi phí KH TSCĐ và ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 214
- Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH ghi:
Nợ TK 641, 642
Có TK 334, 338 (Chi tiết)
Ví dụ: Biểu số 15 - Nhật ký chứng từ số 7. Tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp.
Số liệu trên NKTT số 7 là căn cứ để kế toán ghi vào sổ cái TK 154, sổ cái TK 627.
5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở
Sản phẩm làm dở của Công ty bao gồm các chi tiết của sản phẩm đã hoàn thành nhập kho tại phân xưởng hoặc vào kho bán thành phẩm của Công ty và các bộ phận chi tiết còn dở dang trên các giai đoạn công nghệ.
Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang, Công ty đánh giá theo phương pháp định mức. Căn cứ vào số lượng từng loại chi tiết sản phẩm và đơn giá cố định (do phòng kế hoạch xây dựng) kế toán xác định giá trị của từng chi tiết theo công thức:
Giá trị chi tiết n của sản phẩm
=
Số lượng chi tiết n
x
Đơn giá cố định quy định cho chi tiết n của sản phẩm
Kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang được thực hiện trên Bảng kiểm kê sản phẩm dở dang và bán thành phẩm của từng phân xưởng có chi tiết cho từng loại sản phẩm. Tập hợp các Bảng kiểm kê sản phẩm làm dở và bán thành phẩm kế toán lập bảng tổng hợp giá trị kiểm kê bán thành phẩm (Biểu số 14).
Số liệu trên bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang được dùng để ghi vào Sổ cái TK 154 phần số dư cuối kỳ, đồng thời được chuyển vào Sổ chi tiết TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
III. KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG
Đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Hùng Hưng là loại sản phẩm đã hoàn thành ở bước công đoạn cuối cùng và đưa vào nhập kho thành phẩm. Để đáp ứng kịp thời và chính xác thông tin về giá thành sản phẩm công ty tính kỳ tính giá thành là hàng tháng phù hợp với kỳ tập hợp chi phí. Đơn vị tính giá thành là chiếc.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là từng phân xưởng nhưng có chi tiết cho từng loại sản phẩm. Như vậy về thực chất đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty cũng chính là từng loại sản phẩm.
Vì vậy Công ty áp dụng phương pháp giản đơn trong việc tính giá thành sản phẩm.
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
=
Giá trị SPDD đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
-
Giá trị SPDD cuối kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành SP hoàn thành
Số lượng SP hoàn thành
Việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm của Công ty được thực hiện trên Sổ chi tiết TK 154. Căn cứ vào bảng kê số 4 - TK 621,622 (Biểu số 10).
Kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 154 (Biểu số 12) chi tiết cho từng loại sản phẩm.
Căn cứ vào cột dở dang cuối kỳ của sổ chi tiết TK 154 tháng trước để ghi vào dở dang đầu kỳ của sổ chi tiết TK 154 tháng này.
Căn cứ vào bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang kế toán ghi vào cột dở dang cuối kỳ của sổ chi tiết TK 154, có chi tiết cho từng loại sản phẩm. Từ đó kế toán tính giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ.
Trên đây là toàn bộ các bước tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Hùng Hưng.
PHẦN THỨ BA
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG
I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY HÙNG HƯNG
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, mỗi doanh nghiệp đều cần phải biết sử dụng giá cả một cách hợp lý. Nói chung mọi hoạt động kinh doanh đều có chung một mục đích cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận và không ngừng nâng cao lợi nhuận. Đây là câu hỏi đặt ra đối với mọi doanh nghiệp. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần phải tổ chức công tác hoạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. Có quản lý tốt chi phí sản xuất mới tìm ra nguyên nhân để có những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất đến mức thấp nhất, từ đó mới có điều kiện để hạ thấp giá thành sản phẩm.
Tại Công ty TNHH Hùng Hưng đây cũng là vấn đề đã và đang được ban lãnh đạo Công ty quan tâm sâu sắc. Công ty không ngừng nghiên cứu và vận dụng các biện pháp quản lý kế toán, công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất nói riêng.
Qua thời gian thực tập, lần đầu tiên làm quen với thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đánh giá về ưu điểm và những tồn tại cần tiếp tục được hoàn thiện trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Hùng Hưng như sau:
1. Ưu điểm trong công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở Công ty đã được đề cập một cách đầy đủ, kịp thời cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng nhất cho các đối tượng sử dụng. Công tác lập kế hoạch giá thành sản phẩm được tiến hành nhanh, kịp thời từ đó tạo điều kiện thuận lợi, làm cơ sở để đánh giá công tác phấn đấu để hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện hạ giá bán đảm bảo cho sản phẩm sản xuất ra đến đâu tiêu thụ đến đó.
- Về bộ máy kế toán của Công ty
Công ty áp dụng hình thức kế toán tập chung như hiện nay là đảm bảo sự lãnh đạo tập chung thống nhất đối với công tác kế toán trong Công ty, đảm bảo cho bộ máy kế toán phát huy đầy đủ vai trò chức năng của mình. Công tác kế toán, tài vụ, thống kê được hợp nhất vào phòng Kế toán. Dưới các phân xưởng chỉ có các nhân viên kinh tế trợ giúp bằng việc thống kê ghi chép ban đầu.
Bộ máy kế toán của Công ty được bố trí tương đối khoa học, hợp lý phân công chuyên môn hoá cán bộ kế toán, mối nhân viên kế toán phụ trách một phần hành công việc có liên quan trực tiếp với nhau lên dễ kiểm tra, đối chiếu, phát hiện sai sót.
Đội ngũ nhân viên kế toán của Công ty có trình độ chuyên môn cao (hầu hết đều tốt nghiệp đại học chuyên nghành kế toán, tài chính và sử dụng thành thạo vi tính), nhiệt tình, trung thực có trách nhiệm trong công việc, luôn nắm vững chế độ chính sách và nhiệm vụ của mình.
- Về hình thức sổ kế toán
Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung trong công việc ghi chép sổ kế toán. Đây là hình thức phù hợp với đặc điểm của Công ty.
Công ty đã thực hiện đúng hình thức Nhật ký chung với hệ thống sổ sách chứng từ tương đối đầy đủ theo quy định của Bộ Tài Chính. Ngoài ra, việc tổ chức luân chuyển chứng từ sổ sách ở phòng Kế toán một cách hợp lý cũng góp phần thuận lợi cho việc tính toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách kịp thời.
- Về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Công ty đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng sản phẩm trong từng quý một cách rõ ràng đã phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý và phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty tạo ra sự cố gắng, nỗ lực trong việc quản lý giá thành và hạ thấp chi phí.
Kỳ tính giá thành là từng quý, phù hợp với báo cáo, phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty, giúp cho việc cung cấp số liệu và giá thành kịp thời, chính xác để tiến hành phân tích nhiệm vụ hạ giá thành của kỳ sau.
Đối với chi phí có thể tập hợp trực tiếp được cho từng sản phẩm, kế toán Công ty đều tiến hành hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất đúng và đủ, làm cơ sở để đánh giá, so sánh với khối lượng công việc, định mức chi phí mà Công ty giao cho từng sản phẩm.
Tuy nhiên công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cũng không tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện.
2. Một số hạn chế cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty TNHH Hùng Hưng
Thứ nhất: Về kế toán chi phí NVLTT: Công ty chỉ tập hợp các chi phí về các nguyên vật liệu, trong khi các chi phí về nhiên liệu Công ty bỏ ra để sản xuất nhưng lại kế toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung. Việc kế toán này tuy là làm cho tổng chi phí không đổi song tỷ trọng của chi phí sản xuất chung lại tăng lên. Như vậy, công tác quản lý chi phí theo từng khoản mục để có kế hoạch tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm gặp khó khăn.
Thứ hai: Về kế toán chi phí NCTT, chi phí nhân viên phân xưởng: Hiện nay Công ty tiến hành hạch toán cả tiền lương và các khoản trích theo lương (gồm BHYT, BHXH và KPCĐ) của nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất và chi phí nhân công trực tiếp mà không kế toán vào chi phí nhân viên phân xưởng (TK 627). Việc kế toán như vậy làm tăng chi phí NCTT và giảm chi phí sản xuất chung, làm cho cơ cấu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thay đổi do tỷ trọng của từng khoản mục chi phí sản xuất thay đổi, mặc dù thay đổi nhỏ và tổng giá thành sản xuất không đổi.
Thứ ba: Về phân bổ chi phí sản xuất chung hiện nay đơn vị phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiền lương của công nhân sản xuất chính. Tiêu thức này rất hợp lý và chính xác đối với các chi phí tiền lương công nhân viên phân xưởng, các chi phí bằng tiền khác, nhưng đối với một số khoản chi phí sản xuất chung khác như: khấu hao MMTB, chi phí động lực...thì lại tỏ ra không thích hợp. Bởi vì có những sản phẩm có số giờ làm máy chiếm nhiều, trong khi một số sản phẩm khác lại có số giờ lao động thủ công chiếm nhiều hơn. Việc phân bổ các loại chi phí bỏ ra cho từng loại sản phẩm.Trong trường hợp này là chưa chính xác
Thứ tư: Do sản phẩm dở dang của xí nghiệp gồm nhiều chủng loại, khối lượng lớn nên việc kiểm kê khá vất vả. Các sản phẩm dở dang của Công ty được đánh giá theo phương pháp định mức chi phí có ưu điểm là tính toán đơn giản, nhanh gọn. Tuy nhiên vì việc đánh giá sản phẩm dở dang không chi tiết cho khoản mục điều này gây khó khăn cho công tác quản lý giá thành sản phẩm, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và lập báo cáo về giá thành theo khoản mục.
Thứ năm: Hiện nay, đơn vị chưa lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm mà kết hợp theo dõi giá thành ngay trên sổ chi tiết TK 154. Điều này có một số hạn chế là:
+ Không theo dõi được giá trị sản phẩm dở dang và giá thành theo từng khoản mục chi phí, muốn biết giá thành đơn vị của sản phẩm thì phải tính bằng tay, lấy tổng giá thành chia cho khối lượng sản phẩm hoàn thành
Như vậy, công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Hùng Hưng vẫn còn một số vấn đề nếu được khắc phục sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh.
II. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY TNHH HÙNG HƯNG
Qua thời gian thực tập và tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty em nhận thấy rằng: Công tác kế toán đã đảm bảo tuân thủ đúng chế độ hiện hành, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu quản lý của xí nghiệp, tạo điều kiện giúp Công ty tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty còn một số tồn tại, vướng mắc chưa hợp lý mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đạt hiệu quả cao hơn đồng thời giúp cho Công ty đạt được hiệu quả cao trong sản xuất.
Với mong muốn góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
Đế xuất 1: Đối với công tác quản lý nguyên vật liệu và kế toán NVLTT
Theo nguyên tắc, khi có NVL mua ngoài để nhập kho, Công ty cần phải lập Ban kiểm nhận nguyên vật liệu, ban này chịu trách nhiệm kiểm nghiệm cả về mặt chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách vật tư đồng thời lập biên bản kiểm nhận vật tư, trong đó nghi rõ tình hình thừa, thiếu, chất lượng vật tư nhập kho. Song trên thực tế, Công ty không tổ chức kiểm nghiệm vật liệu nhập kho về mặt chất lượng. Sau khi tìm kiếm được nguồn hàng, Công ty đề nghị bên cung ứng gửi đến một số mẫu để thử, nếu đáp ứng được yêu cầu thì sẽ mua với số lượng lớn. Mọi yêu cầu về số lượng, chất lượng, giá cả được cam kết chặt chẽ trong hợp đồng. Khi vật tư mang về nhập kho thì thủ quỹ chỉ quan tâm đến số lượng có khớp với hoá đơn thanh toán hay không và kiểm tra về quy cách chủng loại rồi cho nhập kho không hề có kiểm tra về chất lượng sản phẩm nhập kho. Chỉ đến khi đưa vào sản xuất nếu chất lượng không đạt thì bên cung ứng phải chịu trách nhiệm đổi hoặc bồi thường theo đúng hợp đồng đã ký. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất có thể dẫn tới gián đoạn sản xuất do không có NVL hoặc sẽ giảm tốc độ thực hiện kế hoạch sản xuất của Công ty.
Do vậy để quản lý chặt chẽ hơn đối với việc thu mua và sử dụng nguyên vật liệu, muốn cho sản xuất không bị gián đoạn thì cần thiết phải kiểm tra toàn diện nguyên vật liệu nhập và cần phải có biên bản kiểm nghiệm vật tư. Công ty có thể đầu tư mua thiết bị kiểm nghiệm hoặc đi thuê của một tổ chức chuyên trách về mặt kiểm định NVL. Nếu qua kiểm định nếu có NVL sai quy cách thì được ghi vào biên bản kiểm nhận. Điều này sẽ đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục.
Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như ở phần trước đã chỉ ra, đơn vị cần hạch toán chi phí nhiên liệu vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp không đưa vào chi phí sản xuất chung để phản ánh chính xác khoản mục giá thành thông qua đó giúp cho công tác quản lý giá thành nói chung, quản lý nguyên vật liệu nói riêng, được hợp lý, giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá được việc sử dụng nguyên vật liệu sao cho hợp lý, tiết kiệm nhằm hạ giá thành sản phẩm cho doanh nghiệp
Mẫu biên bản kiểm kê được biểu thị qua biểu sau:
Biểu số 16:
BIÊN BẢN KIỂM KÊ VẬT TƯ
Ngày ... tháng ... năm 2005
Căn cứ : ........ số ............ ngày .... tháng .... năm 2005.
Của : ...............................................................
Ban kiểm định gồm:
Ông (Bà): ................................................ Chức vụ: ......................................
Ông (Bà): ................................................ Chức vụ: ......................................
Đã kiểm định các loại:
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách hh, vt
Mã số
Phương thức kiểm định
Đơn vị tính
Số lượng theo chứng từ
Kết quả kiểm định
Ghi chú
Số lượng đúng quy cách
Số lượng sai quy cách
...
.....
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
2- Đề xuất 2:Về kế toán chi phí NC trực tiếp
Theo chế độ quy định lương và các khoản tính theo lương của công nhân quản lý phân xưởng không được hạch toán vào chi phí nhân cồn trực tiếp mà hạch toán vào chi phí sản xuất chung có vậy kế toán giá thành theo khoản mục mới chính xác và qua đó mới giúp ích cho công tác quản lý giá thành của đơn vị
3 - Đề xuất 3: Về tiêu thức phân bổ chi phí sản xất chung.
Nhằm tránh việc xác định cơ cấu giá thành của các loại sản phẩm thiếu chính xác do phân bổ chi phí khấu hao MMTB không phù hợp, theo em kế toán Công ty nên điều chỉnh tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao MMTB theo số giờ máy hoạt động thực tế để tạo ra chi tiết, sản phẩm. Còn đối với các khoản chi phí sản xuất chung khác thì kế toán vẫn tập hợp và phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức tiền lương công nhân sản xuất chính như hiện nay Công ty đang thực hiện.
Chi phí KH phân bổ sản phẩm i
=
Tổng chi phí KH TSCĐ sử dụng cho sản xuất
x
Số giờ máy chạy của sản phẩm i
Tổng số giờ máy hoạt động
Công thức phân bổ chi phí khấu hao MMTB trong chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm
=
Chi phí khấu hao phân bổ cho sản phẩm
+
Các chi phí chung khác (trừ chi phí KH phân bổ cho sản phẩm)
Việc xác định số giờ máy hoạt động của sản phẩm có thể dựa vào định mức số giờ máy hoạt động trong bảng kế hoạch giá thành từng loại sản phẩm. Bởi vì các sản phẩm của Xí nghiệp là các sản phẩm truyền thống, sản xuất ổn định nên việc theo dõi để lập định mức giờ máy sản xuất các sản phẩm là hoàn toàn có thể thực hiện được.
4 - Đề xuất 4: Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang
Hiện nay Xí nghiệp đang thực hiện việc đánh giá sản phẩm dở dang (SPDD) theo phương pháp định mức chi phí và không chi tiết cho từng khoản mục chi phí.
Giá trị SPDD
=
Số lượng SPDD
x
Đơn giá định mức
Điều này dẫn đến việc tính giá thành cũng không thể chi tiết cho từng khoản mục, gây khó khăn cho công tác quản lý giá thành sản phẩm.
Tuy nhiên việc chi tiết giá trị sản phẩm dở dang theo từng khoản mục chi phí gặp phải khó khăn là sản phẩm của Xí nghiệp qua nhiều chi tiết, cho nên việc tính toán giá trị từng loại chi tiết sản phẩm ở từng bước công nghệ và chi tiết cho từng khoản mục là việc mất quá nhiều thời gian và công sức.
Trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Xí nghiệp chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt trong sản phẩm dở dang thì chủ yếu là chi phí NVL, bởi vậy theo em, Xí nghiệp có thể coi như giá trị sản phẩm được tính theo phương pháp giản đơn nhưng có chi tiết chi từng khoản mục chi phí, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý giá thành sản phẩm.
Từ việc coi trọng giá trị sản phẩm dở dang chỉ có khoản mục chi phí NVL trực tiếp, Xí nghiệp nên lập Thẻ tính giá thành sản phẩm.
5 - Đề xuất 5: Lập thẻ tính giá thành sản phẩm.
Công ty nên lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm để tiện theo dõi, kiểm tra, tra cứu và tạo thuận lợi cho công tác quản lý giá thành sản phẩm. Nếu lập thẻ tính giá thành Công ty nên lập như sau:
+ Căn cứ vào cột dở dang cuối kỳ của thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ trước ghi số liệu vào cột dở dang đầu kỳ (khoản mục chi phí NVL trực tiếp) của thẻ tính giá thành sản phẩm kỳ này.
+ Căn cứ vào sổ chi tiết TK154 để ghi vào cột Chi phí phát sinh trong kỳ tương ứng với từng khoản mục chi phí trên thẻ tính giá thành sản phẩm.
+ Căn cứ vào Bảng tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (khoản mục chi phí NVL trực tiếp) của thẻ tính giá thành sản phẩm.
* Giá thành sản phẩm được tính cho từng khoản mục theo công thức:
Z
=
Dđk
+
Ctk
-
Dck
Trong đó:
Z : Giá thành sản phẩm.
Dđk : Dở dang đầu kỳ
Ctk : Chi phí sản xuất trong kỳ
Dtk : Dở dang cuối kỳ
Việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm có chi tiết cho từng khoản mục chi phí giúp cho các nhà quản lý phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành theo khoản mục, từ đó phân tích các khoản mục chi phí, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm. Việc lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm làm tăng khối lượng sổ sách gây khó khăn cho công tác bảo quản song việc tính toán. Trên các thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm là cần thiết.
Mẫu thẻ tính giá thành sản phẩm được biểu thị qua biểu sau:
Biểu số 17:
MẪU THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng ... / 2005
Số lượng: ........... Tên sản phẩm: ............................
Khoản mục chi phí
Dđk
Chi phí sản xuất
Dck
Giá thành
Đơn giá
1. Chi phí NVLTT
2. Chi phí NCTT
3. Chi phí SXC
Cộng
KẾT LUẬN
Mục tiêu đầu tiên cũng là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp khi bước vào sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Để đạt được mục tiêu này, các doanh nghiệp phải quan tâm thích đáng tới công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong điều kiện cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, xu hướng cạnh tranh giá cả sẽ nhường chỗ cho cạnh tranh chất lượng. Người ta không thể tăng lợi nhuận thông qua việc mua rẻ bán đắt, mà vấn đề đặt ra là tăng lợi nhuận từ chính tiềm lực của mình đó là giảm được chi phí sản xuất kinh doanh thông qua việc tiết kiệm tối đa các khoản mục chi phí, không ngừng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động. Từ việc giảm chi phí, tăng lợi nhuận doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mua sắm thêm máy móc thiết bị, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường.
Em mong rằng với đề tài này phần nào giúp cho doanh nghiệp tham khảo và tìm ra được hướng đi riêng cho mình.
Cuối cùng em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Quốc Dân nói chung, khoa Tài chính - Kế toán nói riêng và thầy giáo Trương Anh Dũng đã trực tiếp giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH Hùng Hưng, tập thể các bác, các cô chú trong phòng Kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Hà nội, ngày 30 tháng 6 năm 2006.
Sinh viên
Nguyễn Thị Trang Nhung
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BC1433.doc