Lễ hội đã từng tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, là
loại hình sinh hoạt văn hoá đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người.
Điều đáng mừng là hiện nay các lễ hội trong cả nước nói chung và lễ hội đền
Gióng – Sóc Sơn nói riêng đang được phục hồi và trở thành một môi trường văn
hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân. Được sự quan
tâm của Đảng, các cấp chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân thì
những năm gần đây sự phục hồi của lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn ngày càng có
chiều hướng tốt đẹp và tiến bộ. Điều này đã càng chứng minh cho sự trường tồn
của di tích, không gian lễ hội đang được đầu tư thích đáng để trùng tu và có kế
hoạch bảo vệ.
Đồng thời đã có kế hoạch xây dựng mô hình lễ hội Thánh Gióng ở tầm cỡ
quốc gia của “ Hội Gióng đền Sóc Sơn” tạo nên một không khí phấn khởi, kết
hợp hài hoà giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại sao cho lễ hội là một nhu
cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu trong đời sống của con người.
102 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1080 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uy nhằm
giáo dục lòng yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng cho nhân dân ta qua thời
kỳ chống Pháp, chống Mỹ. Đặc biệt năm 1942, Bác soạn bài ca Lịch sử nước ta
để bồi dưỡng kiến thức lịch sử, tinh thần kháng chiến cứu nước, chí khí cách
mạng cho đồng chí và quân dân sắp bước vào cuộc chiến đấu mới. Bài ca lịch sử
của bác mở đầu từ gốc tích họ Hồng Bàng và sự kiện anh hùng đánh giặc Ân
cứu nước của Thánh Gióng :
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Kể năm hơn bốn ngàn năm
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 63
Tổ tiên rực rỡ anh em thuận hòa
Hồng Bàng là tổ nước ta
Nước ta lúc ấy gọi là Văn Lang
Thiếu niên ta rất vẻ vang
Trẻ như Phù Đổng tiếng vang muôn đời
Tuổi tuy chưa đến chín mười
Ra tay cứu nước dẹp loài vô lương
Năm 1946 Bác Hồ về thăm quân dân Sóc Sơn. Các đội du kích và các phi đội
đã hứa trước Bác : Quyết tâm noi gương anh hùng đánh giặc Ân để lập chiến
công chống Mỹ cứu nước. Quả nhiên sau đó nhân dân Sóc Sơn đã làm tròn lời
hứa với Bác.
Nhà thơ Tố Hữu khi tự hào về con người và đất nước Việt Nam trong những
năm chống Mỹ cũng đã liên hệ đến thần tượng Thánh Gióng :
Ta như thuở xưa thần Phù Đổng
Vút lớn lên đánh đuổi giặc Ân
Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt
Chí căm thù rèn thép làm roi
Lửa chiến đấu ta phun vào mặt
Lũ sát nhân cướp nước hại nòi
( Tố Hữu, Gió Lộng)
Hoài niệm của nhiều nhà thơ thiếu nhi cũng thấy hình tượng thần kỳ của “ em
bé đánh giặc Ân” thời Hùng Vương là thực thể của những em bé Việt Nam thế
kỷ 20 đang xông pha diệt Mỹ, hăng say lao động, xây dựng đất nước :
Ngày xưa Gióng ở trên không
Bây giờ Gióng ở trong lòng các em.
Những tư liệu trên cho thấy rõ sức mạnh của Thánh Gióng được hồi sinh một
cách tuyệt vời trên các áng văn, lời thơ. Cũng từ sau cách mạng tháng Tám, vị trí
lịch sử của Thánh Gióng cũng đã được phục hồi một cách xứng đáng qua đường
lối chính sách của Đảng và sự quan tâm của các cấp bộ Đảng, các cấp chính
quyền, đoàn thể đối với các di vật và di tích tôn thờ Thánh Gióng.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 64
Huyện Sóc Sơn, từ cán bộ huyện cho đến nhân dân các xã trong huyện đều
rất mực tôn trọng và tự hào về di tích đền thờ Thánh Gióng. Nó vừa mang biểu
tượng anh hùng của cả dân tộc, vừa là bằng chứng hùng hồn nói lên rằng : mảnh
đất Sóc Sơn đã sớm hình thành trong bản đồ nước Văn Lang của người Việt và
con người Sóc Sơn đã có lịch sử từ rất lâu đời.
Riêng xã Phù Linh xứng đáng là mảnh đất có di tích thờ vị anh hùng dân tộc
đánh giặc Ân, là địa phương cứ mỗi dịp xuân về lại được vinh dự đón tiếp khách
thập phương về tham dự lễ hội đền Gióng.
Đầu năm mở Hội chào đón xuân
Tưởng niệm anh hùng đánh giặc Ân
Ba tuổi lập công đền nợ nước
Một phen gắng sức cứu muôn dân
Dấu xưa vó ngựa hằn sâu đá
Tục cũ hoa tre lễ tế thần
Du khách mười phương về dự hội
Mặt mừng tay bắt đượm tình thân.
( Trần Bá Chí dịch thơ)
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 65
Tiểu kết chương 2.
Qua nhiều công trình nghiên cứu xưa và nay đã chứng tỏ khu du lịch – di
tích đền Sóc Sơn có giá trị to lớn về nhiều mặt :
- Sóc Sơn là một quần thể di tích lịch sử văn hoá tâm linh nổi tiếng của
nước nhà : trước hết đó là một pho lịch sử khổng lồ và truyền thuyết phong phú,
hấp dẫn. Nơi đây mỗi ngôi chùa, ngôi đền, mỗi gốc cây, hòn đá đều hàm chứa
trong mình những giá trị lịch sử văn hoá tâm linh. Song có lẽ xuyên suốt toàn bộ
hệ thống các di tích lịch sử và danh thắng Sóc Sơn là nội dung lịch sử và truyền
thuyết về Đức Thánh Gióng. Các địa danh trong khu du lịch – di tích đền Sóc
Sơn đều gắn liền với tên tuổi, công trạng của Thánh Gióng. Tại nơi đây còn lưu
giữ lại những di tích lịch sử văn hoá có dấu ấn văn hoá, văn minh qua các thời
đại và còn bảo lưu được rất nhiều các di vật cổ quý giá.
- Khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn còn là một trung tâm Phật giáo gắn
với Học viện Phật giáo Việt nam.
- Đây còn là nơi bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, có giá trị xât
dựng và phát triển loại hình du lịch sinh thái : tại đây hệ thống rừng tự nhiên vẫn
được giữ gìn nghiêm ngặt, hệ thống động, thực vật khá phong phú và đa dạng.
Giá trị đặc sắc của cảnh quan khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn là ở chỗ nơi đây
rừng gắn liền với đền, chùa; đền, chùa nằm ẩn khuất trong rừng cây. Rừng tự
nhiên giống như một mái nhà che chở, ôm các di tích vào lòng, bảo vệ an toàn
cho các di tích. Quần thể di tích tôn thêm giá trị của rừng. Cả rừng và di tích tạo
nên sức hấp dẫn tuyệt vời đối với du khách khi đến thăm khu du lịch – di tích
đền Sóc Sơn.
- Khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn còn có giá trị to lớn về kinh tế : nó
mang trong mình nguồn tài nguyên quý giá, khu rừng đặc dụng với hàng vạn
khối gỗ, hàng trăm loài thuốc quý và các loài cây có giá trị khác cùng các loài
động, thực vật quý hiếm.
Khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn là một di sản văn hoá vật thể và phi
vật thể, là kết tinh tài năng và trí tuệ Việt nam ở từng giai đoạn lịch sử. Là hình
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 66
ảnh sinh động về sự hội tụ văn hoá các thời đại.
Ngày nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với khu du lịch
– di tích đền Sóc Sơn có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, việc gìn giữ, bảo tồn, tôn
tạo di sản văn hoá của dân tộc đã được xây dựng nhằm giúp cho các thế hệ phát
huy những giá trị tinh thần và vật chất phục vụ đắc lực cho thế hệ trẻ hôm nay
và mai sau trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 67
Chương 3.
Thực trạng hoạt động du lịch của lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn và
một số giải pháp để khai thác lễ hội có hiệu quả.
3.1. Thực trạng hoạt động du lịch.
Trong những năm qua thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã
xác định phát triển du lịch là một trong những mục tiêu, hướng chiến lược quan
trọng trong phát triển kinh tế. Nhiều mặt văn hoá – xã hội được quan tâm đáp
ứng được yêu cầu của nhân dân, đặc biệt là các nhu cầu của cuộc sống. Quan
điểm hướng về cội nguồn, tìm lại những nét văn hoá giàu bản sắc dân tộc đang
dần được khơi dậy , phong tục, lễ hội đang dần được phục hồi. Cùng với xu
hướng chung của cả nước, thông qua một số tiêu chí cơ bản về khách du lịch,
doanh thu du lịch, nguồn nhân lực phục vụ du lịch để đánh giá thực trạng
hoạt động du lịch của quần thể di tích đền Gióng (đền Sóc) – Sóc Sơn.
3.1.1. Số lượng khách.
Khách du lịch là cơ sở cho sự phát triển du lịch. Hàng năm khu di tích danh
thắng Sóc Sơn đón một số lượng khách du lịch tương đối lớn. Cùng với sự phát
triển chung của nền kinh tế, du lịch đền Sóc (đền Gióng) đã có những bước tăng
trưởng đáng kể, lượng khách du lịch đến đây ngày một tăng. Theo như ban quản
lý di tích Sóc Sơn thì số lượng khách du lịch đến đây hàng năm khoảng 150.000
lượt khách. Nhưng khách du lịch đến đây chủ yếu là khách nội địa, phần lớn họ
đến vào mùa lễ hội. Số lượng khách trong mấy ngày hội chính có khi lên đến
hàng chục vạn người. Lễ hội được tổ chức trang nghiêm, linh thiêng, không khí
lễ hội thật vui tươi, lành mạnh, được quần chúng nhân dân nhiệt tình tham gia.
Khách du lịch đến đây thường với nhiều mục đích khác nhau : mục đích tâm
linh lễ Phật, tham quan tìm hiểu kiến trúc, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên
kỳ vĩ.. Khách đến đây phần lớn chỉ dừng chân trong một ngày nên nhu cầu sử
dụng dịch vụ là không nhiều và lưu trú hầu như là không có. Mức chi tiêu của
du khách tại đây còn rất thấp : chủ yếu khách chỉ công đức và mua quà lưu
niệm.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 68
Khách du lịch quốc tế đến với khu di tích đền Sóc cũng có nhưng không
nhiều, chủ yếu là khách nước ngoài công tác tại Hà Nội.
Với quyết định số 22/2001/QĐ – UB ngày 08/05/2001 của UBND Thành
phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết khu du lịch văn hoá nghỉ ngơi
cuối tuần khu vực đền Sóc Sơn thì nơi đây sẽ là điểm đến lý tưởng của nhân dân
Thủ đô và khách thập phương về dâng hương, tham quan du lịch.
3.1.2 Doanh thu từ du lịch.
Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích Sóc Sơn được thành lập theo quyết
định là đơn vị sự nghiệp với nhiệm vụ chính là : bảo vệ, giữ gìn và bảo tồn di
tích. Bên cạnh đó là nhiệm vụ đón tiếp, hướng dẫn du khách, trông giữ phương
tiện, quản lý tiền công đức và thu lệ phí của những người làm dịch vụ tại khu di
tích.
Do đó hoạt động chính ở đây là thực hiện công tác quản lý du lịch theo kế
hoạch của Nhà nước đó là quản lý tiền công đức và thu tiền vé xe. Doanh thu
của khu di tích là thông qua hai hoạt động này.
- Quản lý tiền công đức của khách : đều được kê biên tổng hợp có sự tham gia
của cán bộ chuyên quản Phòng Tài chỉnh huyện và sự chứng kiến của các bộ
phận khác vào những ngày cuối tháng hoặc hàng ngày ở những ngày lễ hội,
ngày tết.
- Thu tiền vé xe : toàn bộ số tiền thu từ hoạt động trông giữ xe ô tô, xe máy, xe
đạp đều gửi nhập về kho bạc Sóc Sơn, sử dụng theo kế hoạch được huyện phê
duyệt.
Sau đó nguồn doanh thu này sẽ được trích một phần vào công tác tu sửa di
tích, xây dựng các cảnh quan mới cho di tích, tổ chức lễ hội.
3.1.3 Nguồn nhân lực.
Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn được thành lập theo
quyết định 1368/QĐ – UB ngày 15/06/1995 của UBND Thành phố Hà Nội với
tổng diện tích 152 ha. Trong đó 5 ha là khu vực 1, 15 ha là khu vực hồ nước nội
vùng, còn lại là rừng đặc dụng.
Cơ cấu bộ máy tổ chức của trung tâm :
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 69
* Tổ hành chính : bao gồm : Một tổ trưởng, một tổ phó, bốn nhân viên chuyên
môn.
Nhiệm vụ : xử lý công việc hành chính, văn phòng, tài vụ, trợ giúp Giám đốc xử
lý công việc hanhg ngày.
* Tổ hướng dẫn viên và ghi công đức : bao gồm : một tổ trưởng, một tổ phó, bốn
nhân viên chuyên môn.
Nhiệm vụ :
- Hướng dẫn khách du lịch đến tham quan và ghi công đức.
- Hướng dẫn khách thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự trong thời gian có mặt
tại khu di tích.
Việc đón tiếp và hướng dẫn du khách đến tham quan du lịch, hành hương
được xác định là một nhiệm vụ quan trọng. Rút kinh nghiệm của nhiều năm
trước, đến cuối năm 2004, Trung tâm có chủ trương thành lập một tổ chuyên
đón tiếp để ghi công đức và hướng dẫn du khách trong khu di tích. Bởi vậy
trong khi thi hành công vụ của mình thì các cán bộ, nhân viên phải đeo phù hiệu,
khi giao tiếp với khách phải theo đúng quy định. Hiện nay việc đón và hướng
dẫn khách đã có nhiều tiến bộ, thể hiện ở sự văn minh lịch sự , không để xảy ra
việc vi phạm về đạo đức và lối sống.
PHÓ GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC
Tổ hành
hương
Tổ bảo vệ Tổ hướng dẫn
viên và ghi
công công đức
Tổ hành chính
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 70
Toàn bộ tiền công đức của khách đều được kê biên tổng hợp, có sự tham gia
của cán bộ chuyên quản Phòng tài chính huyện và sự chứng kiến của các bộ
phận vào những ngày cuối tháng hoặc những ngày lễ hội, ngày tết. Toàn bộ số
tiền thu đuợc từ phí trông xe của khách đều được viết phiếu thu và định kỳ hàng
tháng giao nộp về Kho bạc Sóc Sơn. Mọi chi tiêu trong đơn vị đều thực hiện
theo kế hoạch năm đã được huyện phê duyệt, nếu có phát sinh đơn vị đều có báo
cáo và có sự phê duyệt của UBND huyện.
* Tổ hành hương : bao gồm : một tổ trưởng, hai nhân viên ( là các cụ già cao
tuổi).
Nhiệm vụ : trông nom đèn nhang, làm vệ sinh tượng, đồ thờ trong đền.
* Tổ bảo vệ : bao gồm : hai tổ trưởng, hai tổ phó, tám nhân viên chuyên môn.
Nhiệm vụ :
- Bảo vệ phương tiện của khách, giữ vững an ninh trật tự tại khu du lịch.
- Bảo vệ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng thuộc quyền quản lý của trung
tâm.
Phương tiện đi lại chủ yếu của khách là xe ô tô, xe máy. Khách đến đây
thường không lưu trú qua đêm. Vào những ngày lễ hội tấp nập người xe qua lại,
hệ thống nhà xe không đủ công suất chứa nên vẫn phải giữ xe của khách ở bãi
ngoài trời nên việc tổ chức trông giữ cũng còn gặp không ít những khó khăn.
Tuy nhiên trong những năm qua Trung tâm đã không để xảy ra việc mất mát
phương tiện đi lại của du khách. Những trường hợp khách mất vé, nhận xe
không xuất trình vé đều được xác minh kịp thời, lập biên bản báo cáo lãnh đạo
xin ý kiến xử lý.
3.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Hiện nay Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn đang lưu giữ và
bảo tồn 6 di tích : Đền Thượng, Đền Trình, Đền Mẫu, Chùa Đại Bi, Chùa Non
và lăng bia đá 8 mặt.
Trong thời gian từ 2005 – 2010 Trung tâm sẽ tiếp quản thêm đường lên
xuống nơi đặt tượng Thánh Gióng và tượng đài Thánh Gióng bay về trời.
- Hệ thống đường giao thông vào khu di tích hiện nay đang được lát nhựa và
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 71
ngày càng mở rộng hơn nữa. Hệ thống điện nước, thông tin liên lạc không
ngừng được nâng cấp và ngày càng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của du
khách.
- Hệ thống các cơ sở lưu trú : là một trong những vai trò hết sức quan trọng ảnh
hưởng tới phát triển du lịch. Tại khu di tích, cho đến nay vẫn chưa có một khách
sạn nào mà chỉ có một số ít nhà nghỉ. Hơn nữa khách du lịch đến đây chỉ ở lại
trong một ngày, xung quanh khu di tích lại không có điểm du lịch nào hấp dẫn
để khách có thể lưu trú lại qua đêm nên nhu cầu sử dụng dịch vụ này là rất ít.
- Hệ thống các nhà hàng ăn uống tại khu di tích hiện nay đang rất thiếu. Tại đây
chủ yếu chỉ có các quán ăn bình dân với đặc điểm chung là nằm ngoài hệ thống
khu di tích. Hầu hết các nhà hàng, quán ăn này có quy mô nhỏ, trang bị đơn
giản, giá rẻ và chưa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, trình độ phục vụ kém do chưa
được đào tạo về nghiệp vụ du lịch.
- Hệ thống các phương tiện vui chơi giải trí tại đây nhìn chung là chưa phát
triển.
3.1.5 Thực trạng về hoạt động tổ chức du lịch tại khu di tích đền Sóc Sơn.
a. Hoạt động du lịch tâm linh.
Đây là hoạt động du lịch chính của trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền
Sóc Sơn. Sản phẩm du lịch này vừa làm thoả mãn ước nguyện của mỗi con
người đối với thế giới tâm linh, vừa thông qua hoạt động tâm linh để giáo dục
truyền thống cho du khách, đồng thời qua đây sẽ góp phần để giữ gìn và chắt lọc
những nét văn hoá đặc sắc của ông cha ta để lại cho các thế hệ người Việt Nam.
Hàng năm trung tâm đã tổ chức đã tổ chức và hướng dẫn cho hàng trăm đoàn
khách với hàng vạn lượt khách đến làm nghi lễ dâng hương, nghe giới thiệu về
di tích và thực hiện các nội dung của mỗi đoàn như : tổ chức leo núi, cắm trại,
kết nạp đoàn đội, các hoạt động vui chơi
b. Hoạt động du lịch sinh thái.
Với tổng diện tích mà trung tâm quản lý khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn
được giao là 152 ha rừng trong tổng diện tích rừng được quy hoạch cho phát
triển du lịch sinh thái của huyện là 1.500ha. Đó là điều kiện thuận lợi để ở đây
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 72
phát triển du lịch sinh thái. Hơn nữa khí hậu tiểu vùng trong khu vực bao giờ
cũng thấp hơn 1 độ C so với các khu vực bên ngoài. Bên cạnh đó khu vực này
còn được bao quanh bởi rất nhiều cây xanh ( chủ yếu là thông), các loại hoa
rừng và nhiều cây lấy gỗ khác làm cho không khí lúc nào cũng thoáng mát,
trong lành, dễ chụi và mát mẻ. Một hành trình leo núi 180 phút để hít thở không
khí trong lành trên cao sẽ giúp cho du khách cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái về
tâm hồn, tăng cường thể lực cũng như trí lực. Đây là một loại hình du lịch hấp
dẫn rất nhiều du khách, nhất là các câu lạc bộ tuổi già, các câu lạc bộ dưỡng
sinh Đặc biệt đã thu hút được lượng khách nước ngoài công tác tại Hà Nội lên
leo núi và trở thành chương trình định kỳ thường xuyên vào 16 giờ thứ Bẩy
hàng tuần.
c. Hoạt động du lịch Tour nội vùng.
Xung quanh khu vực khu di tích đền Sóc Sơn có một số điểm du lịch hấp dẫn
khách tham quan có ý nghĩa giáo dục truyền thống cho con người và thưởng
ngoạn phong cảnh thiên nhiên rất tốt như:
Khu di tích cách mạng Trung Giã – nơi diễn ra hội nghị Trung Giã giữa
Chính phủ Việt Nam và Pháp về việc kết thúc chiến tranh ở Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Núi Đôi với bài thơ “ Núi Đôi” của Vũ Cao làm say đắm
lòng người về tình yêu đôi lứa.
Khu tượng đài Không quân, là chiếc nôi sinh ra Không quân nhân dân Việt
Nam và còn rất nhiều những khu lâm viên, trang trại tạo lên bức tranh sinh động
thu hút khách du lịch đến tham quan thưởng ngoạn bằng phương tiện ô tô, xe
máy trong khoảng thời gian vài tiếng đồng hồ.
Từ nay cho đến năm 2010, trung tâm sẽ tiếp nhận toàn bộ công trình đường
lên, xuống khu tượng đài Thánh Gióng và tượng đài Thánh Gióng cao 19m đúc
bằng đồng dựng trên đỉnh núi đá Trồng cao 297m. Đây chính là hình tượng
Thánh Gióng bay về trời, là một công trình được hoàn thiện để kỷ niệm 1000
năm Thăng Long – Hà Nội. Khi toàn bộ các công trình phục vụ cho các hoạt
động du lịch được hoàn chỉnh, chắc chắn đây sẽ là một điểm du lịch thu hút rất
nhiều khách du lịch của Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận cũng như trong cả
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 73
nước và khách du lịch quốc tế đến hành hương, tham quan và nghỉ ngơi thư giãn
sau những ngày lao động mệt nhọc và vất vả.
Tuy nhiên để có được những điều kiện cho hoạt động này thì tại đây còn phải
mất rất nhiều thời gian đầu tư vào các hạng mục cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật cũng như đội ngũ cán bộ nhân viên có hiểu biết về du lịch và kinh doanh
du lịch. Những vướng mắc này đã được Trung tâm khu du lịch – di tích đền Sóc
Sơn xây dựng đề án theo tinh thần nghị quyết 16 của Thành uỷ Hà Nội về phát
triển Sóc Sơn 2004 – 2010 cụ thể hoá vào đơn vị. Chắc chắn 5 năm kế hoạch lần
thứ 3 ( 2005 – 2010) của Trung tâm sẽ có nhiều khởi sắc.
3.2 Một vài giải pháp để khai thác lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn có hiệu quả.
3.2.1 Giải pháp bảo tồn, tôn tạo và khai thác di tích.
Di tích lịch sử, văn hoá đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn đã và đang lưu giữ
được những giá trị lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc văn hoá tiêu biểu thể hiện sâu
sắc truyền thống của vùng quê Sóc Sơn. Những giá trị đó sẽ trở thành tiềm năng
to lớn góp phần thúc đẩy du lịch nơi đây ngày càng phát triển.
Trong những năm qua việc trông coi bảo vệ di tích vẫn được xác định là
nhiệm vụ chủ yếu tại đây. Vì phải bảo vệ một quần thể di tích được xếp hạng
cấp Nhà nước tại địa bàn rừng núi, địa bàn phức tạp, trong khu di tích còn rất
nhiều tài sản quý có giá rị văn hoá cần được bảo vệ, quản lý theo một quy trình
nghiêm ngặt.
Nhận thức được đầy đủ trách nhiệm, Trung tâm quản lý khu du lịch – di tích
đền Sóc Sơn đã có những biện pháp chỉ đạo chặt chẽ, cụ thể và đồng bộ. Từ việc
củng cố, kiện toàn bộ máy bảo vệ, kiện toàn trung đội bảo vệ mà lòng cốt là lực
lượng Đảng viên, đoàn viên khoẻ mạnh, nhiệt tình, kiên định trong công tác.
Đồng thời chủ động xây dựng phương án tác chiến, thường xuyên tổ chức luyện
tập nhằm phòng ngừa những tình huống bất trắc xảy ra trong những ngày tết,
ngày lễ hội Đặc biệt từ khi chùa Non - một địa danh của quần thể di tích Sóc
Sơn được cải tạo, nâng cấp, pho tương đại Phật tổ đước đăng quang yên vị tại
chùa. Tiếp sau đó là xây dựng Học viện Phật giáo Việt Nam tại khu đất 10,8 ha
tiếp giáp phía nam của khu di tích thì lưu lượng khách du lịch đến hành hương,
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 74
tham quan ngày một đông ( vào những ngày cao điểm có đến 4000 – 5000
người/ ngày).
Tuy nhiên khu di tích này đang đứng trước nhiều nguy cơ xuống cấp. Nhận
thức được điều này huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo và làm tốt công tác tu bổ và tôn
tạo di tích.
Uỷ ban nhân dân huyện cùng các ban ngành có liên quan nên tạo mọi điều
kiện thuận lợi để di tích lịch sử văn hoá này được duy trì, tổ chức lễ hội , khuyến
khích việc tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ dân gian truyền thống gắn
với lễ hội, phục dựng các nghi thức lễ hội truyền thống, hướng dẫn, phổ biến
rộng rãi về nguồn gốc, nội dung các giá trị truyền thống tiêu biểu độc đáo của lễ
hội , giới thiệu, tuyên truyền các giá trị của di tích để thu hút khách du lịch, tăng
nguồn thu qua việc khai thác di tích.
Nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng trong khu vực di tích cũng rất
được quan tâm, đặc biệt là hệ thống dường giao thông dẫn vào khu di tích, các
tuyến đường tham quan, đi lại trong khu di tích được thiết kế phù hợp với tính
chất lịch sử của di tích, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy giá trị của di tích.
Các công trình phục vụ như : bãi đỗ xe, quán ăn, công trình vệ sinh, cửa hàng
bán đồ lưu niệm được bố trí tránh không làm ảnh hưởng, làm gây ô nhiễm môi
trường và phù hợp với cảnh quan của khu di tích.
Cơ sở vật chất trong khu di tích : trung tâm quản lý khu di tích, nhà tiếp
khách, hệ thống thu gom rác thải, hệ thống phòng cháy chữa cháy được xây
dựng ngoài khu bảo vệ di tích không làm ảnh hưởng đến cảnh quan của di tích.
3.2.2 Giải pháp tuyên truyền, quảng bá cho du lịch lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn.
Xây dựng một chương trình quảng cáo phù hợp, hoàn thiện : khi đã xác định
được sản phẩm đặc trưng cần phải xác định được hình ảnh riêng có cho sản
phẩm của mình và phải giới thiệu được hình ảnh đó đến khách du lịch tạo cho họ
ấn tượng tốt đẹp về du lịch văn hoá tâm linh của lễ hội đền Gióng.
Nên xây dựng, thiết kế một bộ bưu ảnh hoàn chỉnh về di tích lịch sử văn hoá
cũng như về lễ hội ở đền Gióng – Sóc Sơn . Đây sẽ là những hình ảnh đặc sắc
nhất về lễ hội đền Gióng. Nó sẽ nhanh chóng được giới thiệu đến công chúng.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 75
Đây sẽ là phương pháp rất hiệu quả và ít tốn kém, vì khi đi du lịch thông thường
du khách rất muốn có được những hình ảnh độc đáo, những kỷ niệm, những
món đồ lưu niệm về nơi mà mình đã đi.
Biên soạn và phát hành những ấn phẩm có chất lượng và các thông tin chính
xác về lễ hội để giới thiệu cho du khách về con người, cảnh quan, tài nguyên du
lịch lễ hội.Thành phố Hà Nội cũng như huyện Sóc Sơn cũng đã có những sách
báo viết về cảnh quan đẹp của lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn nhưng
chưa nhiều và chưa được giới thiệu rộng rãi. Vì vậy việc viết sách hướng dẫn về
du lịch lễ hội Gióng – Sóc Sơn cũng như giới thiệu hình ảnh của du lịch đền Sóc
(đền Gióng) qua các bài báo, tạp chí đại chúng và tạp chí du lịch là vô cùng cần
thiết và đây cũng là cách quảng bá rất hiệu quả cho ngành du lịch
Cũng có thể thiết kế một trang Web trên mạng Internet để quảng bá cho du
lịch nơi đây. Đây là phương tiện quảng cáo rất rẻ mà lại mang lại hiệu quả rất
cao
Tham gia vào các hội chợ du lịch : khi tham gia vào các hội chợ du lịch,
ngành du lịch sẽ có cơ hội quảng bá sản phẩm di lịch của lễ hội đền Gióng –
Sóc Sơn đến với mọi khách hàng thông qua việc phát hành những bưu ảnh, bản
đồ; đồng thời sẽ học hỏi được những kinh nghiệm xây dựng tour của các công ty
du lịch đến từ nhiều huyện, nhiều tỉnh thành khác.
3.2.3 Giải pháp nâng cao ý thức của người dân về vai trò của lễ hội đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Huyện Sóc Sơn có nhiều lễ hội lớn, nhỏ khác nhau được mở ra hằng năm.
Để cho lễ hội đền Sóc (đền Gióng) – Sóc Sơn phát huy triệt để các ưu thế của
mình góp phần tạo dựng một lối sống lành mạnh nhằm tạo tiền đề cho phát triển
kinh tế - xã hội, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hoá của quần chúng nhân
dân, các cơ quan đoàn thể và các cán bộ Đảng viên không những vừa phải củng
cố tăng cường vừa phải cải tiến việc chỉ đạo lễ hội thông qua việc định hướng tổ
chức tuyên truyền, giáo dục tích cực, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá,
tổng kết việc triển khai những chỉ thị, nghị quyết, các chính sách, quy chế về lễ
hội, có biện pháp chỉ đạo cụ thể để các chủ truơng đó thực sự đi vào lòng dân.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 76
3.2.4 Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động lễ hội.
Điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí là yếu tố quan trọng và cần thiết phục
vụ cho hoạt động lễ hội, là nhân tố tạo nên chất lượng của hoạt động lễ hội. Vậy
mà ngân sách dành cho việc trùng tu di tích và đào tạo cán bộ làm công tác quản
lý thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu.
Để khắc phục tình trạng trên, huyện Sóc Sơn cần phải chỉ đạo các ban ngành,
các đơn vị cơ sở bàn bạc thống nhất về chế độ và mức chi kinh phí cho hoạt
động lễ hội. Cần có các phương thức khai thác, lưu giữ những giá trị nghệ thuật
truyền thống, các trò chơi dân gian, đa dạng hoá hình thức hoạt động văn hoá
nghệ thuật làm cho lễ hội ngày càng hấp dẫn du khách. Cần chú trọng đầu tư các
phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá rộng rãi cho việc mở hội, giữ cảnh
quan thiên nhiên và vệ sinh môi trường xanh, sạch, đẹp. Phải biết kết hợp du lịch
sinh thái với du lịch tham quan lễ hội, tham quan di tích lịch sử văn hoá gắn liền
với lễ hội.
Nâng cấp, xây dựng thêm một số nhà nghỉ, khách sạn đạt yêu cầu, đầu tư cơ
sở vật chất kỹ thuật : điện, đường giao thông, nước, bảo hiểm y tế, các điểm thu
đổi tiền, các dịch vụ thương mại, bưu chính viễn thông để khách du lịch lễ hội
có đủ điều kiện sinh hoạt.
Dịch vụ ăn uống : Chính quyền địa phương phải thường xuyên kiểm tra
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tránh tình trạng ngộ độc, dịch bệnh
Không gian của các cơ sở phục vụ ăn uống phải rộng rãi, trang thiết bị phục vụ
phải an toàn Ban tổ chức lễ hội cần chỉ đạo sát sao công tác vệ sinh môi
trường: xây dựng các nhà vệ sinh công cộng phu hợp với cảnh quan môi trường,
xây dựng hệ thống các thùng rác hợp lý để khách du lịch và người dân địa
phương có ý thức giữ gìn vệ sinh tại khu di tích.
Đầu tư xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy các giá trị di sản
thông qua việc bảo quản, tu bổ và phục hồi các di sản. Các di tích cần được quan
tâm, sửa chữa và tôn tạo làm cho ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Ngoài ra, các dịch vụ khác như : bán đồ lưu niệm. Những món quà lưu niệm
nhỏ bé nhưng lại chứa đựng những ý nghĩa to lớn, kết tinh những nét đẹo văn
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 77
hoá tại điểm du lịch. Tại khu di tích đền Sóc Sơn, dịch vụ bán đồ lưu niệm hầu
như chưa được chú trọng. Do vậy cần có sự quy hoạch thành các khu vực bán đồ
lưu niệm sao cho phù hợp với cảnh quan của khu di tích, đồng thời tạo ra những
sản phẩm lưu niệm độc đáo, đặc trưng, giàu bản sắc văn hoá truyền thống của
địa phương phù hợp với thị hiếu của du khách.
3.2.5 Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.
Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động du lịch được coi là một công
việc quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu với bất kỳ một điểm du lịch nào. Lễ
hội là một loại hình du lịch khá đặc biệt chứa đựng trong mình những giá trị “
chìm” vô cùng quý báu mà nếu như không biết khai thác sẽ làm mất đi những
nét đẹp văn hoá truyền thống, mất đi sức hấp dẫn của lễ hội. Không nằm ngoài
yếu tố đó, lễ hội đền Gióng Sóc Sơn cũng hàm chứa trong nó nhiều giá trị văn
hoá truyền thống đẹp đẽ cần thiết được khai thác phù hợp nhằm nêu bật được
những nét đẹp văn hoá truyền thống ấy giúp cho du khách có thể hiểu và cảm
nhận được. Điều này chỉ có được khi đào tạo được nguồn nhân lực với năng lực,
phẩm chất tốt, làm việc chuyên nghiệp và khoa học.
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định của sự phát triển nên cần phải có chính
sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình : đào tạo
mới, đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có, tuyển chọn, tiếp nhận những sinh viên
tốt nghiệp có chuyên ngành, bổ sung đội ngũ cán bộ có trình độ, có chuyên môn,
nghiệp vụ.
Về hướng dẫn viên du lịch : có vai trò rất quan trọng trong việc truyền đạt
thông tin về vẻ đẹp, những giá trị văn hoá ẩn chứa trong lễ hội đến du khách.
Nên đào tạo những hướng dẫn viên du lịch người địa phương. Bởi họ là những
người thông thuộc địa hình, dân cư địa phương, hơn thế họ sẽ là những hướng
dẫn viên địa phương có kiến thức, chiều sâu về điểm đến du lịch. Hơn nữa đối
với khách du lịch thì một điểm đến du lịch sẽ thú vị hơn nhiều khi được nghe
chính những con người nơi đó giới thiệu về quê hương mình. Đồng thời để lễ
hội đền Sóc Sơn thực sự trở thành một sự kiện văn hoá quan trọng , hấp dẫn du
khách hơn nữa đòi hỏi đội ngũ cán bộ ngành văn hoá, đặc biệt là các nhà tổ chức
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 78
lễ hội phải có sự hiểu biết sâu rộng về lễ hội, các nghi thức, trò diễn trong lễ hội.
Bên cạnh đó cũng đòi hỏi công tác tổ chức lễ hội phải mang tính chuyên
nghiệp, hoành tráng, xứng tầm với một lễ hội quy mô quốc gia.
Để làm tốt nhiệm vụ này cần thường xuyên tiến hành kiểm tra, đánh giá,
phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn bộ cán bộ, nhân viên làm việc tại khu di
tích.
Từng bước xây dựng đội ngũ các nhà quản lý, các doanh nghiệp ngày càng
năng động, sáng tạo, đủ năng lực điều hành các hoạt động kinh doanh du lịch đạt
hiệu quả cao. Cần có những chính sách kính thích nhân tài, “Chiêu hiền đãi sĩ”
để thu hút nhân tài về phục vụ cho ngành du lịch để phát triển du lịch tại đây khi
họ tốt nghiệp tại các trường Đại học, các trường nghiệp vụ, đặc biệt là con em
của địa phương.
3.2.6 Phương hướng phục dựng “ Hội Gióng đền Sóc Sơn” ở tầm quốc gia.
Bộ văn hoá – Thông tin giao cho Sở Văn hoá – Thông tin Hà Nội xây dựng
kịch bản và phối hợp với địa phương để tổ chức lễ hội ở Sóc Sơn.
a. Diễn trình và tổ chức lễ hội.
Mở hội từ ngày Mồng 6 đến mồng 8 tháng Giêng âm lịch.
Địa điểm mở hội : trên toàn khu vực lân cận đền Sóc với trung tâm hội là
quần thể di tích - cảnh quan đền Sóc Sơn.
b. biểu tượng chính của lễ hội.
- Ngựa Gióng cao khoảng 3 đến 4 m màu đỏ rực, tạo thế đang chồm bay.
Ngựa có thể làm bằng gỗ tre hoặc tre đan theo hình phẳng hoặc theo hình không
gian.
- Dò hoa tre : là một thanh tre dài khoảng 40 đến 50 cm được vót thành một
túm xơ ở đầu rồi nhuộm màu đỏ, vàng.
- Voi : cao khoảng 3 đến 4m màu đen có vẽ hình hoa văn dữ dằn. Voi có
thể được làm bằng gỗ hoặc tre đan theo hình phẳng hoặc hình không gian.
- Cây trầu cau cao trên 2m, dưới gốc trầu là oản, quả, bánh dày.
- Ngà voi : dài khoảng 2m, được vót bằng gỗ mỡ màu trắng (hoặc chế tác
bằng nhựa trắng).
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 79
- Hai cây cỏ voi : tức là hai cây chuối lá cao 2m.
- Cờ đại, cờ Tiết Mao, cờ đuôi nheo, cờ tứ tượng và cờ tứ linh.
c. Các nghi lễ rước và cúng tiến.
- Lễ khai quang ( lễ mộc dục) theo nghi thức cổ truyền do bô lão làng Vệ
Linh thực hiện vào nửa đêm ngày Mồng 5, rạng sáng ngày Mồng 6 tháng Giêng.
- Rước và lễ dâng dò hoa của làng Vệ Linh.
- Rước và lễ dâng trầu cau của làng Đan Tảo.
- Rước voi, lễ cúng tiến voi của làng Dược Thượng.
- Rước ngà voi và lễ dâng ngà voi của làng Phả Lộng.
- Rước và dâng cỏ voi của làng Yên Sào.
- Rước giò lưỡi mác, ghế tướng và nghi lễ chém tướng.
- Rước thuyền và dâng thuyền cầu mưa thuận gió hoà trên cơ sở cải biên
nghi lễ rước trải cổ truyền.
- Lễ hoá voi do làng Dược Thượng cung tiến như tái hiện kết thúc lễ hội.
Các điểm lưu ý : các nghi lễ trên cơ bản đều dựa vào việc phục dựng lại
thể thức truyền thống, riêng việc rước trải và lễ dâng trải, trước đây là những “
hình nhân thế mạng” thì nay phải thay bằng mô hình “ thuyền cầu mưa” để loại
bỏ những hình thức mê tín dị đoan đã từng tồn tại ở lễ hội này. Trước đây người
dân địa phương cho rằng : chót giết nhầm người của Thánh đuợc biểu hiện ở “
hình nhân thế mạng” thì mắc vào lời nguyền của Thánh : một mạng phải đền
mười mạng. Nếu việc cải biên nghi lễ này thành nghi lễ dâng thuyền không
được tán thành rộng rãi thì trước mắt chưa nên phục dựng lại nghi lễ này. Đối
với lễ hoá voi cũng cần được cân nhắc trước xu thế bảo vệ động vật quý hiếm.
Có thể thay lễ hoá voi bằng chung kết một loại trò chơi lễ hoa đăng trên hồ
Đồng Quang thuộc khu di tích Sóc Sơn với cảnh diễn “Gióng thăng”.
d. Các trò chơi dân gian, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ.
- Múa sư tử, múa sinh tiền của làng Dược Thượng.
- Trò chơi “ Cầu húc” của làng Xuân Dục (đây là một trò chơi theo nghi
thức thờ thần mặt trời).
- Tổ chức hội khoẻ Phù Đổng hàng năm của huyện Sóc Sơn vào những
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 80
ngày diễn ra lễ hội đền Sóc, trong đó có lựa chọn một số môn thi đấu phù hợp
với lễ hội để tổ chức ngay tại khu vực lễ hội.
- Tổ chức hội diễn nghệ thuật dân gian ( tuồng, chèo, ca trù, múa rối nước,
cải lương).
- Nghiên cứu, phục dựng các trò chơi dân gian, nhất là những trò chơi
thượng võ độc đáo trong huyện Sóc Sơn để tổ chức ngay tạo khu vực lễ hội.
e. Điều kiện để tổ chức lễ hội Gióng đền Sóc ở tầm cỡ quốc gia.
So với mặt bằng bằng : Hội Gióng Phù Đổng” thì mặt bằng tổ chức “ Hội
Gióng đền Sóc ” có nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên Sở Văn hoá –
Thông tin Hà Nội cần phối hợp với huyện Sóc Sơn và các xã quanh di tích đền
Sóc quy hoạch hàng quán, nhà khách, hồ nước ở khu vực di tích, hệ thống điện
chiếu sáng, đáp ứng được yêu cầu của lễ hội và du lịch ở tầm cỡ quốc gia.
Xây dựng nguồn kinh phí của Nhà nước và của dân theo phương châm xã
hội hoá để tổ chức lễ hội, từ kinh phí tập luyện, trang phục cho các vai diễn đến
kinh phí hoạt động của các trò chơi dân gian, thể dục thể thao, văn hoá, văn
nghệ.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 81
Tiểu kết chương 3.
Từ các thực trạng hoạt động của khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn đã đưa ra
một số giải pháp để khai thác du lịch tại đây có hiệu quả hơn. Trong các giải
pháp được nêu ra trên đây thì giải pháp trước mắt là phải tích cực tuyên truyền
quảng bá cho du lịch lễ hội nơi đây đến du khách, giáo dục và nâng cao ý thức
của người dân về vai trò của lễ hội, đồng thời nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực phục vụ du lịch. Bên cạnh đó các giải pháp lâu dài là : chú trọng đến việc
bảo tồn, tôn tạo di tích, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động
lễ hộiĐể khai thác được du lịch lễ hội một cách tối ưu nhất thì bản thân ngành
du lịch của tỉnh, huyện phải khắc phục được những khó khăn, phát huy được
những thế mạnh vốn có của mình. Trong quá trình thực hiện chắc chắn sẽ gặp
được nhiều cơ hội và thách thức nên việc nắm bắt đúng cơ hội là rất quan trọng.
Vì vậy khu du lịch – di tích đền Sóc Sơn cần phải có những kế hoạch cụ thể để
dự báo trước tình hình phát triển của du lịch trong thời gian tiếp theo.
Hoạt động tổ chức một lễ hội đòi hỏi phải có sự chuẩn bị chu đáo trong
một thời gian dài, kịch bản phải được xây dựng một cách khoa học, hợp lý nhằm
toát lên nét đẹp văn hoá của lễ hội, giữ được nguyên vẹn giá trị của lễ hội có
nguồn gốc lịch sử hình thành từ xa xưa. Có như vậy thì hoạt động du lịch dù có
được tổ chức thường niên vẫn thu hút được lượng khách du lịch đông đảo về
tham dự, thậm chí năm sau còn cao hơn năm trước.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 82
PHẦN KẾT LUẬN.
Lễ hội đã từng tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, là
loại hình sinh hoạt văn hoá đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người.
Điều đáng mừng là hiện nay các lễ hội trong cả nước nói chung và lễ hội đền
Gióng – Sóc Sơn nói riêng đang được phục hồi và trở thành một môi trường văn
hoá lành mạnh, đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân. Được sự quan
tâm của Đảng, các cấp chính quyền và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân thì
những năm gần đây sự phục hồi của lễ hội đền Gióng – Sóc Sơn ngày càng có
chiều hướng tốt đẹp và tiến bộ. Điều này đã càng chứng minh cho sự trường tồn
của di tích, không gian lễ hội đang được đầu tư thích đáng để trùng tu và có kế
hoạch bảo vệ.
Đồng thời đã có kế hoạch xây dựng mô hình lễ hội Thánh Gióng ở tầm cỡ
quốc gia của “ Hội Gióng đền Sóc Sơn” tạo nên một không khí phấn khởi, kết
hợp hài hoà giữa lễ hội truyền thống và lễ hội hiện đại sao cho lễ hội là một nhu
cầu sinh hoạt văn hoá tâm linh không thể thiếu trong đời sống của con người.
Lễ hội có từ rất lâu đời, trong khi đó du lịch ra đời muộn hơn nhưng lại phát
triển với tốc độ nhanh chóng và là một yêu cầu không thể thiếu trong xã hội hiện
đại. Trong quá trình phát triển của xã hội tự thân hai hoạt động này sẽ tìm đến
nhau để cùng tồn tại và phát triển. “ Du lịch Việt Nam muốn phát triển, tất yếu
phải khai thác và sử dụng các giá trị văn hoá truyền thống, cách tân và hiện đại
hoá sao cho phù hợp, hiệu quả, trong đó có kho tàng lễ hội truyền thống”.
(Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch, Trường Đại học
Văn hoá Hà Nội, 2004, trang 283). Và dĩ nhiên du lịch lễ hội đền Gióng – Sóc
Sơn cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Những làng quê yên bình trong bầu không khí trong lành và tĩnh lặng là đích
đến cho bất cứ ai muốn thoát khỏi cái ồn ào, náo nhiệt của nhịp sống nơi đô thị.
Cùng với thú tìm về những làng nghề truyền thống hay trải mình với những cánh
đồng hoa, không ít người ở Hà Nội đã tìm về với những chùa, tháp, miếu mạo,
đình đền để tìm kiếm những phút giây thư thái, thanh tịnh trong tâm hồn và hiểu
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 83
thêm về những địa danh trên quê hương đất nước mình. Sóc Sơn với núi Sóc,
đền Sóc, đỉnh Phù Linh, chùa Non Nước, Học viện Phật giáo Việt Nam là một
địa điểm lý thú thu hút nhiều du khách, đặc biệt là trong các chuyến dã ngoại
cuối tuần.
Mỗi lần về với Sóc Sơn, về với chốn linh thiêng tôn thờ vị anh hùng của dân
tộc, ta thêm hiểu, thêm yêu mỗi cảnh sắc của quê hương mình.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 84
Một số chương trình du lịch gắn với khu di tích – du lịch đền Sóc
(đền Gióng) - Sóc Sơn - Hà Nội.
Chương trình 1.
Đền Hùng - Đền Sóc - Chùa Non Nước
( Thời gian 01 ngày)
Xuất phát tại Hà Nội
06:00 Xe ô tô và hướng dẫn viên AMI TOUR đón đoàn tại điểm hẹn khởi hành
đi Đền Hùng - đất Tổ của dân tộc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 90km..
08:30 Đến đền Hùng, quý khách vào làm lễ dâng hương đất tổ, thăm quan bảo
tàng. Sau đó tiếp tục thăm quan từ đền Hạ - tương truyền là nơi Âu Cơ sinh hạ
bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con, đền Trung - tương truyền là nơi các
Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn Nghĩa Lĩnh ngắm cảnh và họp
bàn việc nước, đền Thượng - được đặt trên đỉnh núi, nơi ngày xưa theo truyền
thuyết các Vua Hùng thường lên tiến hành các nghi lễ, tín ngưỡng tế trời đất,
cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh, hay đền Giếng - nơi thờ hai
vị công chúa là Tiên Dung và Ngọc Hoa, con gái vua Hùng thứ XVIII, thăm
Giếng Ngọc, Lăng vua Hùng - tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ VI, tự do
chụp ảnh mua sắm quà lưu niệm.
12:00 Quý khách ăn trưa tại thành phố Việt Trì thưởng thức đặc sản cá sông.
13:30 Quý khách tiếp tục khởi hành đi Khu di tích lịch sử đền Sóc - xã Phù
Linh - Sóc Sơn, đền thờ Thánh Gióng một vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân
sang xâm lược nước Văn Lang vào đời vua Hùng Vương thứ sáu.Tới nơi, quý
khách làm lễ dâng hương tại đền thờ Phù Đổng Thiên Vương. Sau đó tiếp tục
thăm chùa Non Nước - nằm trong quần thể khu di tích Đền Sóc ở độ cao hơn
110 m so với chân núi nơi đặt pho tượng Phật tổ Như Lai bằng đồng đúc liền
khối lớn nhất ở Việt Nam nặng 30 tấn, cao 6,50 m. Quý khách vào thăm quan
làm lễ trong chùa.
16:00 Quý khách lên xe trở về Hà Nội. Về tới Hà Nội, kết thúc chương trình.
Tạm biệt và hẹn gặp lại quý khách.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 85
Giá trọn gói cho mỗi khách du lịch: Giá sẽ được tính tại thời điểm khách đặt
tour.
* Giá trên bao gồm:
- Vận chuyển xe máy lạnh đời mới đưa đón theo chương trình.
- Ăn các bữa theo chương trình , mức ăn 50.000vnđ/khách/bữa chính
- Hướng dẫn viên nhiệt tình kinh nghiệm
- Bảo hiểm du lịch, mức đền bù cao nhất: 10.000.000vnđ/người/vụ.
- Nước uống trên xe 01chai 0.5l/khách.
- Phí thắng cảnh(vào cửa lần 01)
- Dịch vụ phí, quà lưu niệm
* Không bao gồm:
- Chi phí cá nhân, đồ uống, giặt, là, điện thoại tại khách sạn, thuế VAT.
* Chú ý: Trẻ em dưới 05 tuổi miễn phí, đóng bảo hiểm, từ 06 -10 tuổi bằng 1/2
suất . Từ 11tuổi trở lên tính bằng 01 suất người lớn.
Chương trình 2.
Hà Nội – Sóc Sơn - Cổ Loa
( Thời gian 01 ngày)
Trở về cuội nguồn nơi thờ Thánh Gióng người được mệnh danh một trong
"Tứ bất tử", một vị thánh có công đánh đuổi giặc Ân sang xâm lược nước Văn
Lang vào đời vua Hùng Vương thứ VI. Người xưa có câu ca rằng:
"Sóc Sơn là ngọn núi nào
Có ông Thánh Gióng bay vào trời xanh"
Cùng với đền Sóc Sơn, nơi thờ Thánh Gióng, chùa Non Nước, với pho tượng
Phật tổ Như Lai bằng đồng liền khối lớn nhất Việt Nam... tạo nên một vùng
danh lam thắng cảnh hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Lịch trình
7h00 : Xe và Hướng dẫn viên của Đồng Xuân Travel đón Quý khách từ Hà Nội
đi Sóc Sơn. Tới nơi Quý khách thăm đền Sóc Sơn, tiếp đó là Chùa Non Nước
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 86
(tên chữ là Sóc Thiên Vương Thiền tự) nằm trong quần thể khu di tích Ðền Sóc
ở độ cao hơn 110 m so với chân núi. Nơi có Pho tượng Phật bằng đồng nguyên
khối lớn nhất Việt Nam tại chùa Non Nước.
10h30 : Sau khi thăm quan Đền Sóc, Quý khách rời Sóc Sơn khởi hành về khu
di tích Cổ Loa.
11h30 : Quý khách ăn trưa và nghỉ ngơi tại nhà hàng.
Chiều Quý khách tham quan Cổ Loa nơi được biết đến không chỉ là cái tên một
thành trì quân sự nổi tiếng của nước Âu Lạc thời An Dương Vương mà còn là
trụ sở của huyện Phong Khê thời thuộc Hán, là căn cứ quân sự thời Hậu Lý Nam
Đế vào năm 692. Đó cũng là kinh đô đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt
Nam độc lập do Ngô Vương Quyền khởi lập và tồn tại từ năm 939 đến năm
944... Cổ Loa thành là một minh chứng cho tài năng sáng tạo và tinh thần bám
trụ của người Việt.
16h00 : Quý khách lên xe về Hà Nội. Xe đưa Quý khách về điểm đón ban đầu,
chia tay đoàn và kết thúc chương trình du lịch.
Giá trọn gói cho mỗi khách du lịch: Giá sẽ được tính tại thời điểm khách đặt
tour.
Chương trình bao gồm:
Xe ôtô đời mới có máy lạnh.
Ăn trưa theo chương trình.
Hướng Dẫn Viên:Chuyên nghiệp, suốt tuyến
Vé tham quan vào cổng 1 lần
Bảo hiểm du lịch đa là 10 000 000đ/người .
Khuyến Mại :Nước uống, khăn lạnh.
Chưa bao gồm:
Thuế VAT, điện thoại cá nhân, ăn uồng ngoài chương trình,vui chơi giải
trí cá nhân.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 87
Chương trình 3
Hà Nội - Thiền viện Trúc Lâm Tây Thi ên - Đ ền Sóc - Chùa Non Nước
( 01 ng ày)
Quần thể di tích Đền Sóc (Sóc Sơn, Hà Nội) với những di tích thờ phụng, tôn
vinh người anh hùng Thánh Gióng trải từ chân núi lên đến đỉnh núi Vệ Linh,
nằm trong địa bàn thôn Vệ Linh, xã Phù Linh (trước kia thuộc Vĩnh Phúc, từ
năm 1976 chuyển về trực thuộc Hà Nội).
Theo con đường quanh co dẫn lên núi Sóc, du khách sẽ tới thăm nơi người
anh hùng Thánh Gióng để lại dấu tích trước khi bay về trời. Trước khi lên thăm
các ngọn núi, du khách vào thăm các di tích ở khu vực dưới chân núi Sóc. Đó là
đền Trình, đền Mẫu, chùa Đại Bi và đền Thượng, bốn điểm di tích được bố trí
rất gần nhau. Tâm điểm của quần thể di tích là đền Thượng, nơi thờ đức Thánh
Gióng.
Lịch trình :
Sáng: Xe và hướng dẫn viên của Công ty TẦM NHÌN MỚI đón Quý khách tại
điểm hẹn khởi hành đi Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.
09h00: Quý khách đến Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên. Ngắm khung cảnh
tuyệt đẹp của vùng đất địa linh, với thế phong thuỷ vô cùng đẹp đẽ. Vào chùa
thắp hương cầu an lành, thưởng thức bầu không khí thanh tịnh nơi đây.
11h00: Quý khách lên xe về Thạch Lỗi - Sóc Sơn ăn trưa.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 88
Chiều: Thăm Đền Sóc - nơi thờ Thánh Phù Đổng Thiên Vương, Quý khách lễ
và thắp hương tại Đền Trình - đền Mẫu. Thăm Chùa Non Nước là nơi có bức
tượng Phật lớn nhất Việt Nam - cũng là vùng đất địa linh, được Giáo hội Phật
giáo Việt Nam lựa chọn làm nơi xây dựng học viện Phật Giáo.
16h30: Quý khách lên xe khởi hành về Hà Nội. Đến Hà Nội, xe đưa quý khách
về điểm hẹn, chia tay đoàn - kết thúc chuyến đi.
* Giá trọn gói cho mỗi khách du lịch: Giá sẽ được tính tại thời điểm khách đặt
tour.
Giá bao gồm :
- Xe ôtô du lịch đời mới, máy lạnh đưa đón theo chương trình.
- Các bữa ăn theo chương trình, vé thắng cảnh, hướng dẫn viên suốt tuyến.
- Bảo hiểm du lịch (mức đền bù tối đa 10.000.000 VNĐ/người/vụ).
Không bao gồm :
- Thuế VAT.
- Giặt là, điện thoại, các chi phí cá nhân, để uống, bữa ăn ngoài chương trình
Tầm Nhìn Mới luôn đồng hành cùng Quý khách !
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Trung Vũ, Hội làng Hà Nội, NXB Văn hóa - Thông tin và Viện
Văn hóa, Hà Nội 2006.
2. Trần Quốc Vượng , Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB
Văn hóa Dân tộc - Tạp chí văn hóa nghệ thuật 2000.
3. Dương Văn Sáu, Lễ hội Việt Nam trong sự phát triển du lịch,
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 2004.
4. Trần Bá Chí, Hội Gióng đền Sóc, UBND Huyện Sóc Sơn, Hà Nội
1986
5. Lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội 1994.
6. Văn hóa dân gian những lĩnh vực nghiên cứu, NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội 1989.
7. Thần tích Đổng Thiên Vương, Trung tâm du lịch di tích đền Sóc
Sơn, Sóc Sơn 2008.
8. Non nước Việt Nam, Tổng cục du lịch Việt Nam, Trung tâm công
nghệ thông tin du lịch, Sách hướng dẫn du lịch, Hà Nội 2006.
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 90
Phong cảnh Sóc Sơn
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 91
Cổng di tích
Hồ Đồng Quang
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 92
Đền Thượng
Đền Mẫu
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 93
Chùa Đại Bi
Đền Trình
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 94
Lăng bia đá 8 mặt
Chùa Non Nước
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 95
Tượng Phật Tổ Như Lai tại chùa Non Nước
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 96
Đường lên đỉnh núi Vệ Linh
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 97
Đường xuống núi
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 98
Nơi đặt tượng Thánh Gióng
Học viện Phật giáo Việt Nam
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 99
Mät sè h×nh ¶nh vµ lÔ héi vÒ §Ìn Sãc (§Òn Giãng)
Lễ rước Dò hoa tre
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 100
Lễ rước voi
Lễ rước trầu cau
Lễ rước ngà voi
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 101
Lễ rước cỏ voi
Lễ rước trải
Khai thác các giá trị văn hóa của lễ hội Đền Sóc (Đền Gióng) - Sóc Sơn để phục vụ Du lịch
Sinh viên: Trần Thị Bích Ngọc - Lớp: VHL 101 102
Lễ rước tướng
Hình ảnh tướng giặc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14.TranThiBichNgoc_VHL101.pdf