Luận văn Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội

MỤC LỤC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC LOẠI HèNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THễNG TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm, đặc điểm khách du lịch quốc tế. 1.1. Khỏi niệm du lịch 1.2.Tỡnh hỡnh khỏch quốc tế đến Việt Nam 1.3. Đặc điểm của khách du lịch quốc tế 1.4. Đặc điểm tâm lý, thị hiếu, tiờu dựng của khỏch du lịch quốc tế 2. Giỏ trị văn truyền thống và những giỏ trị phi vật thể của cỏc loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.1. Những giá trị văn hóa truyền thống 2.2. Giỏ trị Văn hoỏ phi vật thể và những loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.3. Một số nột khỏi quỏt về cỏc loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc trưng tại Hà Nội 2.4. Giỏ trị của cỏc loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn trờn đối với sự phỏt triển du lịch Chương 2 - THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC LOẠI HèNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI 2.1. Sơ lược quá trỡnh hỡnh thành và phỏt triển của du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội 2.1.1. Khỏi quỏt về ngành du lịch Việt Nam 2.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 2.1.3. Tỡnh hỡnh thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2000-2006 2.1.4. Khỏi quỏt tỡnh hỡnh du lịch Hà Nội 2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gỡn giữ bản sắc văn hóa, trong đó có việc giữ gỡn cỏc giỏ trị văn hóa phi vật thể 2.2.1. Tác động của các nội nhập kinh tế quốc tế và phát triển du lịch tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống 2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phỏt triển du lịch và vấn đề gỡn giữ bản sắc văn hoỏ, trong đú cú việc gỡn giữ cỏc giỏ trị văn hoỏ phi vật thể. 2.3. Thực trạng hoạt động biểu diễn truyền thống tại Hà Nội trong thời gian qua và hiện nay. 2.3.1. Khỏi quỏt chung về thực trạng biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch 2.3.2. Múa rối nước vẫn chiếm vị trí độc tôn 2.4. Phương pháp và qui trỡnh khai thỏc thị trường khách du lịch quốc tế nhằm phát triển du lịch văn hóa, trong đó có các loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 2.4.1 Phương phỏp 2.4.2. Qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trong phỏt triển cỏc loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC LOẠI HèNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 3.1. Phương hướng mục tiêu của Du lịch Hà Nội 2015-2020 3.2. Cỏc giải phỏp khai thỏc hiệu quả cỏc loại hỡnh nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phỏt triển du lịch Hà Nội Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo

doc192 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2535 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khai thác loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
qua cây cầu văn chương là thần thoại Hy Lạp. Rối nước Việt Nam - có lẽ chỉ sau thần thoại Hy Lạp - bằng sự hồn nhiên, ngộ nghĩnh, trong trẻo, ngây thơ, mang linh hồn đồng ruộng VN... đã tự nhiên thành nghệ thuật duy nhất trong cái thế giới đang già cỗi này, bắc được cây cầu sân khấu, và một lần nữa, đưa nhân loại về bản nguyên thơ dại của mình... Hai Vì thế, ngạc nhiên dai dẳng nhất của tôi là tại sao người Việt, trẻ em Việt lại không mấy nao nức xem rối nước của mình? Và, rối nước - vốn là của cải văn hoá phi vật thể đặc sắc bậc nhất VN - cách đây vài năm, khi đưa hồ sơ đề nghị UNESCO phong tặng Di sản văn hoá phi vật thể thế giới, lại bị trả về, vì chưa đủ minh chứng đây là sân khấu dân gian lâu đời và độc đáo duy nhất chỉ có ở làng quê Việt cổ truyền! Rõ ràng, người ta vẫn lúng túng trong việc hoàn tất hồ sơ và trong ứng xử văn hoá với chính của cải nghệ thuật của mình. Đến bao giờ thì rối nước sẽ đầy đặn hồ sơ; bao giờ thì quan họ, chèo cổ, ca trù v.v... sẽ lọt vào tầm ngắm của UNESCO? Trách nhiệm trả lời câu hỏi ấy, trước hết thuộc về Bộ Văn hoá -  Thông tin. Ba Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng - Chủ tịch UNIMA (Hiệp hội Múa rối thế giới) Việt Nam, Chủ nhiệm CLB Múa rối truyền thống, sở hữu một bảo tàng múa rối nước tại gia, cách Hà Nội hơn 40km - sau gần nửa thế kỷ suy ngẫm về văn hoá Việt và rối nước Việt cổ, đang rất ưu tư về nguy cơ mất hồn dân gian, dân tộc đã nhãn tiền của rối nước cổ truyền. Theo ông, UNESCO có lý, vì hồ sơ Rối nước đã không thể hiện được cốt lõi dân gian cổ truyền của chính rối nước Việt. Những chương trình hiện đang biểu diễn ở các đô thị Việt Nam, kể từ sau 1984, hầu như không còn là rối nước cổ truyền. Thay vì phát huy, có nơi đã làm động thái phát triển, bằng cách thêm thắt cho rối cổ những cái mới: kịch bản, lời thoại (khi cấu tạo hoàn toàn là sự xâu chuỗi các trò lẻ, không lời, chỉ thuần động tác của diễn viên là con rối gỗ), hơn nữa, lại thêm nếm hát chèo, nhạc chèo, nhiều đến mức phá vỡ cấu trúc trò diễn và cái đẹp trong những động tác sân khấu của con rối gỗ, do người diễn viên đứng trong nước, sau bức mành, điều khiển, khiến người xem nhầm tưởng đây là sân khấu "rối-chèo". Ấy là chưa kể có nơi còn đưa cả người thật lội nước vào diễn chung với con rối ngay trong sân khấu nước, gây phản cảm. Và quanh đi quẩn lại, vẫn chỉ có hơn chục trò rối nước cổ, mà "pha loãng" ra, thí dụ trò lẻ cổ truyền: Long-ly-quy-phượng, đã bị bẻ ra làm 4, thành rồng phun nước, phun lửa, lân tranh cầu, rùa ngụp lặn... Nhân danh "chuyên nghiệp hoá", "nâng cao, phát triển", người ta đã vô tình đánh mất hồn rối nước cổ truyền. Nguyễn Huy Hồng cho rằng, hồn vía rối cổ gắn liền không gian văn hoá châu thổ sông Hồng, với nền văn minh lúa nước điển hình. Mất đi tương quan đó, là rối nước mất hồn, mất luôn cả vẻ đẹp nguyên thuỷ. Từng nhiều năm điền dã hàng chục tỉnh châu thổ sông Hồng, tận mặt khoảng 30 phường rối nước dân gian, Nguyễn Huy Hồng thống kê được 600 trò rối cổ, và lọc ra 250 trò độc lập, không trùng lặp. Đây đích là rối cổ vàng ròng, phải được khai thác, thanh lọc, xếp loại, đánh giá, đặng tìm đặc trưng rối nước Việt cổ. Tiếc rằng, ông đã không thể làm công việc này một mình. Vừa gọi điện cho tôi từ làng Đồng Vàng, nơi có miếng đất hương hoả đã được ông tạo tác thành bảo tàng rối nước... tại gia, Nguyễn Huy Hồng bảo đã học được cách ứng xử văn hoá thích đáng với rối nước, từ phương pháp nghiên cứu của Viện Văn hoá Nghệ thuật. Ông cười sung sướng, bảo vừa được biếu cuốn sách Vùng văn hoá quan họ, hơn nghìn trang, gồm 800 bài của 300 tác giả, Viện Văn hoá Nghệ thuật ấn hành. Giống cách ta đã làm với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên, công nhận giá trị phi vật thể của cồng chiêng trong sự công nhận cả một vùng văn hoá Tây Nguyên, cuốn sách này đã dùng phương pháp: Đặt quan họ vào bối cảnh văn hoá vùng Kinh Bắc của châu thổ Bắc Bộ, và công nhận cả một vùng văn hoá Bắc Bộ bao quanh. Ông hồ hởi ao ước: Sẽ phải làm như thế, đối với rối nước Việt. Ước gì, chúng ta có một công trình lớn tương tự, tìm về tận nguồn rối nước trong vùng văn hoá châu thổ sông Hồng... Nhã nhạc Huế dự Festival nghệ thuật tại Tây Ban Nha Thứ ba, 27/6/2006, 10:27 GMT+7 Ngày 26-6, Đoàn Nghệ sĩ nhã nhạc gồm 26 người thuộc Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế đã lên đường sang Tây Ban Nha tham gia Festival nghệ thuật ở 10 thành phố lớn. Tại đây họ sẽ biểu diễn 10 tiết mục gồm nhã nhạc và múa cung đình. Đây cũng là lần đầu tiên nhã nhạc Huế được biểu diễn tại Tây Ban Nha, do đó Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Huế đã chọn lựa các tiết mục tiêu biểu và đặc sắc để biểu diễn ở xứ người, nhằm mục đích quảng bá và giới thiệu với công chúng thế giới một loại hình nghệ thuật độc đáo của nhã nhạc Việt Nam. Chuyến lưu diễn kết thúc vào ngày 18-9-2006. Festival tạo cho du khách cái nhìn mới về Huế Thứ ba, 6/6/2006, 09:57 GMT+7 Festival Huế 2006 đang diễn ra với những hoạt động hết sức sôi nổi, hào hứng nhưng vẫn giữ được những nét riêng. “Huế sẽ cố gắng để Festival được diễn ra hàng năm, nhưng mỗi năm sẽ mang những phong cách khác nhau và mang tính quần chúng hơn”. Ông Nguyễn Xuân Lý, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết như thế khi trò chuyện với phóng viên về những hoạt động của Huế trong những ngày này. Tiết mục điệp khúc Chầu văn Huế Xin ông cho biết quan điểm về di sản văn hoá và hội nhập của Huế trong thời kỳ phát triển? Di sản văn hoá là một sản phẩm quý “chiết suất” từ công sức của toàn xã hội và đất nước mà Huế là nơi có may mắn đó. Chất lượng cuộc sống mỗi ngày được nâng cao, đòi hỏi công việc bảo tồn, bảo vệ di sản văn hoá cũng phải phát triển song hành tương đương, nhưng chúng ta không được vì thế mà làm một cách ôm đồm, vội vã làm mất đi bản sắc văn hoá dân tộc. Di sản, và nhất là những di sản văn hoá phi vật thể là những phạm trù hết sức quý giá và chúng ta có nhiệm vụ phải gìn giữ, trước khi tôn tạo, phát triển. Festival Huế 2006 có nhiều điều khác và mới so với những kỳ Festival trước như thế nào, thưa ông? Festival Huế 2006 được tổ chức trên nội dung chính 700 năm Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế nên tiếp thu những kinh nghiệm từ 3 kỳ Festival trước, Ban tổ chức đã chu đáo hơn, có tính chất quy mô hơn với nhiều chương trình mới lạ và chất lượng. Đó là sự góp mặt của nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật Quốc tế như đoàn nghệ thuật Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc… và những đoàn nghệ thuật trong nước như Đoàn ca múa nhạc Thăng Long, Bông Sen, các đoàn nghệ thuật của Huế.  Cũng trong dịp Festival này, lần đầu tiên trại sáng tác Âm nhạc quốc tế lần đầu tiên đã được khai mạc, tuy chưa có những kết quả mỹ mãn như ý muốn, song chúng tôi hy vọng trong lần tổ chức sau sẽ đạt được những kết quả tốt hơn. Năm nay, phần lễ hội truyền thống cũng được tái hiện một cách chân thực và đầy đủ, như lễ hội Nam Giao. Vẫn lấy ý tưởng từ lễ Nam Giao truyền thống, song năm nay lễ Nam Giao sẽ được tập trung vào khai thác các yếu tố văn hoá của Huế xưa. Lễ Nam Giao năm nay tái hiện đầy đủ cả ba phần: từ Đại Nội rước lên Nam Giao, Tế Giao và từ Nam Giao rước về Đại Nội. Phần đặc biệt nhất của lễ Nam Giao là đoàn ngự đạo hồi cung sẽ diễn ra trong buổi tối để tăng thêm phần độc đáo, du khách có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp lãng mạn của Huế về đêm. Đây là một lễ hội truyền thống mang ý nghĩa lễ hội, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình, thể hiện ý tưởng gắn kết con người với thế giới tự nhiên, chứ không mang tính chất nghi lễ chính thức. Hơn 500 người sẽ tham gia lễ rước, NSƯT Thế Hiển sẽ đóng vai vua, ngự trên ngai vàng và đọc bài sớ lễ…. Với những chương trình như thế, chúng tôi cũng như BTC mong muốn tạo được không khí mới, cái nhìn mới của du khách dành cho Huế, cho Festival. Khúc "Ai tư vãn" do Tấn Minh và Nhà hát ca múa Thăng Long trình diễn  Ở Huế có một “không gian riêng” dành cho điêu khắc gia Điềm Phùng Thị, nay lại là một “không gian Lê Bá Đảng” nữa, xin ông cho biết những việc làm này có ý nghĩa như thế nào? Nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị và hoạ sỹ tài danh Lê Bá Đảng đều là những người con của Huế. Họ có tầm ảnh hưởng khá lớn về mặt văn hoá nghệ thuật với mỹ thuật, hội hoạ Việt Nam và lan toả khắp thế giới. Ý niệm về không gian của riêng mình, ai chẳng có. Ý muốn biểu dương vũ trụ cũng không lạ. Nhưng ý thức được tính tương đối trong vũ trụ thì phải đến Trang Tử mới thật sự đặt vấn đề. Hội hoạ, điêu khắc có những ngôn ngữ riêng, cũng như có tính đặc trưng riêng giữa phương Tây và phương Đông. Song để dung hợp được kỹ thuật tạo hình phương Tây với triết lý phương Đông để tạo nên một con đường nghệ thuật đề tên mình thì chỉ có ở Điềm Phùng Thị và Lê Bá Đảng. Họ đã tạo được chỗ đứng của mình trong lòng công chúng thế giới thì tại sao quê hương này lại không mời họ về? Để từ đó, những công chúng yêu nghệ thuật trong nước biết đến họ nhiều hơn, hiểu những việc họ làm hơn? Hơn nữa, chúng tôi muốn qua việc làm này, thế hệ trẻ, con cháu chúng ta có dịp nhìn vào đó để có những tư duy lớn hơn, tầm nhận thức cao hơn để đón nhận tấm lòng của từng tác giả trong từng tác phẩm ở cái “không gian riêng” đó.  So với 3 kỳ Festival đã diễn ra, khách quan mà nói thì chúng ta có những thuận lợi và khó khăn gì để rút ra những kinh nghiệm cho lần tổ chức tiếp theo, thưa ông? Mỗi kỳ Festival trôi qua là mỗi lần chúng ta có thêm một bài học lớn. Huế được thừa hưởng di sản từ cha ông để lại, di sản đã tạo nên “cái riêng” của Huế, con người xứ Huế góp phần làm hài hoà hơn sự “thiên thời, địa lợi” đó. Chúng tôi cố gắng tiếp nối truyền thống đó để xây dựng Huế thành một thành phố của Festival. Bên hồ sen Tuy vậy, vấn đề đặt ra ở đây là từng bước đi đó sẽ phải thực hiện như nào cho có sự đồng bộ và chắc chắn. Trước mắt, chúng tôi sẽ rà soát lại, thử nghiệm vịêc tổ chức Festival ở từng địa phương với những phần lễ hội truyền thống riêng, sau đó sẽ tổ chức Festival cho từng địa phương theo hình thức nhỏ, đan xen trong khoảng thời của Festival định kỳ như hiện nay. Cá nhân tôi hy vọng những việc này sẽ thành công trong khoảng thời gian tới. Xin cảm ơn ông. Festival Huế 2006: Hơn 100 chương trình nghệ thuật đặc sắc Thứ ba, 30/5/2006, 10:18 GMT+7 Liên tục trong 9 ngày đêm, từ ngày 3 đến 11/6, cố đô Huế và nhiều khu vực phụ cận sẽ trở thành một không gian văn hóa hấp dẫn, với hàng trăm chương trình, lễ hội văn hóa nghệ thuật trong và ngoài nước. Festival Huế 2006, với chủ đề 700 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên - Huế, di sản văn hóa với hội nhập và phát triển, bắt đầu bằng lễ hội khai mạc vào tối 3/6 tại quảng trường Ngọ Môn, mà theo ban tổ chức, có quy mô hoành tráng, mang đậm sắc thái của văn hóa Việt Nam. Kết hợp nghệ thuật chuyên nghiệp với diễn xướng dân gian độc đáo Lễ hội khai mạc sẽ là sự kết hợp độc đáo giữa nghệ thuật chuyên nghiệp trên sân khấu với những trò diễn xướng dân gian ở quảng trường và nghệ thuật pháo hoa độc đáo của nghệ sĩ pháo hoa quốc tế Pierre Alain Hubert, xen lẫn giữa những tiết mục biểu diễn của dàn giao hưởng dân tộc, những vở múa cung đình, nhã nhạc Việt Nam và những tiết mục biểu diễn chất lượng cao của các đoàn nghệ thuật tiêu biểu trong nước. Cũng từ ngày 3/6, nhiều chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp có chất lượng cao sẽ diễn ra hằng đêm tại Đại Nội và biệt cung An Định. Những loại hình nghệ thuật độc đáo của Việt Nam, đặc biệt là nghệ thuật cung đình Huế, nghệ thuật các vùng miền đặc trưng, tiêu biểu của Việt Nam sẽ góp mặt cùng các chương trình nghệ thuật của các nước: Vở múa Hạn hán và cơn mưa của Ea Sola, vở Lễ đăng quang phối hợp giữa Nhà hát Monte- Chanrge và Nhà hát Tuồng Việt Nam, chương trình âm nhạc của vùng Nord Pas de Calais, nhóm hài Les Matapestes vùng Poitou Charentes... (Pháp); múa hình thể đương đại của Anh; điền kịch của Trung Quốc, do Nhà hát Điền kịch Vân Nam biểu diễn; múa cổ điển của Nga, do đoàn nghệ thuật Divertisement biểu diễn; ca múa nhạc của Thái Lan; ca múa nhạc của Indonesia; nhạc Tango của Argentina; nhã nhạc của Hàn Quốc; Nhật Bản... So với các festival trước, sự tham gia nhiều hơn và chương trình biểu diễn độc đáo hơn của các đoàn nghệ thuật nước ngoài sẽ tạo cho bức tranh nghệ thuật tại festival lần này có sắc thái đa dạng hơn. Tái hiện nhiều lễ hội văn hóa cổ Đêm hoàng cung Huế diễn ra tại Đại Nội, trong mỗi tour 3 ngày, được xem là ấn tượng và độc đáo. Đêm hoàng cung Huế sẽ tái hiện không gian huyền ảo của cung điện Huế, với những nghệ thuật múa hát cung đình, trình tấu nhã nhạc, biểu diễn tuồng Huế, ca Huế... gắn với các sinh hoạt ẩm thực cung đình: dạ nhạc tiệc cung đình, uống rượu, uống trà, thưởng hoa... làm sống lại thú vui giải trí cung đình xưa như ném phi tiêu vào đầu hồ, thả thơ đố chữ,... ngắm nhìn voi ngựa, kiệu hoa với những hình ảnh quan quân, cung tần, thị nữ, thái giám... của các triều Nguyễn ngày xưa. Lần đầu tiên Festival Huế tái hiện lễ hội Truyền lô - vinh quy bái tổ, dưới hình thức diễn xướng nghệ thuật: trình diễn lại lễ xướng danh, rước bảng vàng đề danh tiến sĩ từ lầu Ngọ Môn ra Phu Vân lâu, đưa tiến sĩ tân khoa về hoàng cung dự yến tiệc, về làng vinh quy bái tổ. Lễ hội Nam Giao cũng được tổ chức, mà theo ban tổ chức là tái hiện với quy mô hoàn chỉnh hơn. Lễ hội áo dài truyền thống Việt Nam sẽ được tổ chức quy mô lớn trong không gian độc đáo của sông Hương, với hàng trăm người mẫu trong nước sẽ trình diễn hàng trăm mẫu áo dài được cách tân theo phong cách thời trang hiện đại của các nhà thiết kế trong cả nước, dưới ánh sáng pháo hoa trên sông Hương và trên cầu Tràng Tiền. Đặc biệt, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tái hiện tại festival Huế lần này, sau khi được công nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Bạn đã nghe hát xẩm bao giờ chưa? Cái nghệ thuật của phố chợ, lề đường bình dân đến vậy mà lại quyến rũ đến không ngờ... Báu vật sống Cách đây có dễ đã hàng chục năm, trong một liên hoan trích đoạn chèo hay toàn quốc tổ chức ở Hoa Lư, Ninh Bình, cả một tuần lễ trên sân khấu rộn ràng những đào kép chèo trẻ trung xuân sắc nườm nượp thi tài, vào đêm cuối bỗng xuất hiện một bà lão “đặc” nông dân, như bước ra từ cổ tích Tấm Cám: nghệ nhân Hà Thị Cầu. NSƯT Thanh Ngoan Bà cụ vấn khăn, mặc yếm áo cánh, quần đen, tay kéo nhị, răng đen nhưng nhức, khoan thai bước lên sân khấu, ngồi đĩnh đạc trên chiếc chiếu cói Ninh Bình nổi tiếng và cất tiếng hát... xẩm huê tình, như một tiết mục chào mừng. Khán giả bất ngờ lặng ngắt, gần như tê điếng lòng dạ trước một cảnh tượng vô cùng hi hữu của nghệ thuật dân gian quê mùa, vốn là của những người hát rong khiếm thị trong những làng xã, chợ búa ngày xửa ngày xưa, hay trong những phố thị tỉnh lẻ, những lòng phố, con ngõ nhỏ nhoi của Hà Nội một thời đã quá xa xăm... Tiếng hát xẩm của nghệ nhân Hà Thị Cầu quả thật độc đáo, sang sảng nội lực, lên bổng xuống trầm, khoan nhặt du dương, dìu dặt huê tình, khiến người nghe như muốn tan nát cả cõi lòng... Kết thúc Hội chèo Ninh Bình, ấn tượng hát xẩm nghệ nhân Hà Thị Cầu, với tôi, hóa ra lại là khó phai nhất. Và quả nhiên, bà đúng là hiển thị rỡ ràng một thứ báu vật sống của văn hóa phi vật thể trong gia tài di sản văn hóa truyền khẩu độc đáo của người Việt. Tôi và nhiều người nghe hôm ấy đều không hẹn mà cùng ngỡ rằng, có lẽ sau bà, khó có nghệ sĩ nào có thể lặp lại được một thứ mã nghệ thuật gần như có một không hai này. Lúng liếng là lúng liếng ơi... Thế rồi có một cô đào chèo sáng giá của Nhà hát chèo VN cũng bị bất ngờ phải lòng cái nghệ thuật hát xẩm đặc biệt bình dân, cũng đặc biệt quyến rũ ấy của nghệ nhân Hà Thị Cầu, mà dốc lòng dốc chí khôi phục nghệ thuật hát xẩm và có gan đưa hát xẩm vào biểu diễn ngay giữa lòng phố cổ Hà Nội, tháng 3-2006, khi Hà Nội mở một tuyến du lịch phố cổ, cho khách du lịch đi bộ dọc theo phố Hàng Đào lên tới chợ Đồng Xuân. Má lúm đồng tiền, đôi mắt lá răm đen láy như ca dao miêu tả huê tình lúng liếng là lúng liếng ơi, cô đào chèo đầy bản lĩnh, nói theo cách Nam bộ là “gan cùng mình” này chính là NSƯT Thanh Ngoan, tuổi Bính Ngọ, 1966, cái tuổi không chịu khoanh tay ngồi chờ số phận đem điều may mắn đến cho mình, mà chỉ muốn phải tự tay lao động và tự tay gặt hái thành quả nghệ thuật. Thanh Ngoan đang học đại học đạo diễn sân khấu tại chức năm thứ hai, ĐH Sân khấu - điện ảnh Hà Nội. Tôi được mời thỉnh giảng môn cơ sở văn hóa VN và lịch sử sân khấu VN đúng vào lớp của Ngoan, chỉ có hơn chục nghệ sĩ kịch, chèo, cải lương Hà Nội mà có đến quá nửa là “sao sân khấu” của các nhà hát, đoàn hát thủ đô: NSND Lê Khanh, NSƯT Thúy Ngần, Thúy Mùi, Chí Trung, Sĩ Tiến... Thanh Ngoan chăm chỉ ham học như Lê Khanh. Lạ nhất là Khanh rất mê xem Ngoan diễn chèo, nhất là các vai đào lệch. Tôi và nhà văn Hồ Anh Thái cũng mê như Khanh, mê nhất là những vai đào lẳng, đào lệch. Thanh Ngoan tự nhận mình là một đào chèo may mắn, trời cho duyên sân khấu bẩm sinh, dẫu rằng cả gia đình cô, một gia đình nông dân vùng biển Thái Thụy, Thái Bình, không một ai theo nghiệp hát chèo. Ngôi làng của Ngoan cách bờ biển chừng 3km, Ngoan cười phá lên, tự nhận xét: “Vì thế da em mới ngăm ngăm cô ơi, mà em thì ăn sóng nói gió, lại lận đận tình duyên nữa. Lần đò thứ hai rồi. Nhưng số em có lẽ ăn về hậu vận, lần này xem ra xuôi chèo mát mái...”. Tôi chẳng tiện hỏi thêm chuyện riêng của Ngoan, biết vậy để mừng cho cô có thể yêu mến nghệ thuật chèo toàn phần, theo đúng tính cách người mà cũng chính là tính cách nghề nghiệp mà cô có khả năng tự thức thật rõ ràng mạch lạc về mình: “Em yêu nghề diễn viên chèo hết mình, từ khi em là đứa con gái quê lúa Thái Bình khăn gói lên Hà Nội, được tuyển thẳng vào Nhà hát chèo từ năm 13 tuổi. 28 năm ở Hà Nội em chỉ ở Nhà hát chèo, không đứng núi này trông núi nọ, miệt mài học nghề từ các nghệ nhân nổi tiếng: Năm Ngũ, Dịu Hương, Minh Lý, Diễm Lộc. Lúc nào em cũng biết em đang ở đâu, em đang làm gì, em sẽ làm gì để phát triển nghề nghiệp của em. Em muốn trở thành một nghệ nhân chèo đa dạng, biết hát diễn chèo cổ, chèo cách tân, ca trù, chầu văn... Cách đây vài năm, em đâm đầu vào mê hát xẩm, và cô thấy đấy, em đã có riêng một sân khấu ở phố cổ dành riêng cho hát xẩm Hà Nội xen lẫn với một ít làn điệu chèo cổ, ca trù và hát văn...”. Thanh Ngoan (áo đỏ) Rồi Thanh Ngoan lúng liếng mắt hạt nhãn, má lúm, môi hồng, cô cất tiếng hát, đầy những nỗi niềm riêng... Nhị tình em ở nhất tâm... / Sao anh lại ở với em nhị tình? Đúng là trong cả cuộc đời nghệ thuật, Thanh Ngoan chỉ sợ nhất là người xem quay lưng ngoảnh mặt với chèo hoặc hiểu sai chèo, làm mất giá chèo, vốn được coi là một đồ cổ lành, một viên ngọc không tì vết, như thầy Trần Bảng của cô vẫn dạy. Ngoan ráng thi đỗ vào khoa đạo diễn, chỉ với ý định được làm nghề chèo một cách có học, được đọc sách “công cụ” để hiểu sâu về văn hóa dân gian, nguồn cội của sân khấu chèo. Không phải ngẫu nhiên, Thanh Ngoan đã cùng hai nghệ sĩ thành lập Câu lạc bộ Sắc Việt, với một không gian biểu diễn thính phòng ở 75 Hàng Bồ, chuyên biểu diễn chèo cổ, ca trù, chầu văn... đều đều vào thứ bảy, chủ nhật hằng tuần và đã trụ vững gần hai năm, như một địa chỉ du lịch nghệ thuật hấp dẫn khách du lịch trong ngoài nước, nhất là những người Hà Nội xa xứ. Đợi cho đến chín muồi về thời gian nghiên cứu, cũng như nội lực biểu diễn (Thanh Ngoan có tài lôi kéo các bạn nghề cùng xắn tay áo làm nghệ thuật), tháng 8-2006 này Thanh Ngoan mới “xuất chiêu” hát xẩm và cùng với Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc VN thu ba CD: Năm cung chèo, Xẩm Hà Nội, Hát văn tuyển chọn. Dịp 2-9 vừa qua, Thanh Ngoan hân hoan khoe thêm VCD Hà Nội 36 phố phường mới ra mắt. Theo “lúng liếng là lúng liếng ơi Thanh Ngoan”, chúng tôi thỉnh thoảng “giang hồ vặt”, từ phía nam thành phố, ngã tư Vọng, lên bờ hồ Hoàn Kiếm, gửi xe máy đầu phố Hàng Đào, lững thững đi dọc phố. Trước cửa chợ Đồng Xuân, 8 giờ tối, cô đào Thanh Ngoan rực rỡ xiêm áo đào chèo, yếm thắm, môi hồng, mắt liếc đong đưa, giọng hát mới tình tứ, đa đoan làm sao: Em ơi em ở lại nhà / Vườn dâu em đốn mẹ già em thương / Mẹ già một nắng hai sương / Chị đi một bước trăm đường chị lo... À, mà đấy mới chỉ là một làn điệu xẩm tầu điện thôi nhé, hay còn gọi là xẩm thập ân, xẩm chợ. Còn nhiều nữa. Đêm đầu thu Hà Nội, ta có thể đi chơi suốt đêm trong phố cổ mà bên tai vẫn còn nữa, văng vẳng các làn điệu xẩm da diết tình tự của những ngày xưa xa lắm, nào là xẩm ngâm (sa mạc, bồng mạc), xẩm xoan (chinh bong), xẩm ba bậc (xẩm nhả tơ), xẩm chợ và sau chót là xẩm huê tình... Theo mỗi bước đi thong thả của ta trong đêm sâu Hà Nội, những làn điệu xẩm ấy mới quấn quyện, quyến luyến làm sao. Không tin, bạn cứ thử “giang hồ vặt” ra Hà Nội phố cổ một chuyến mà nghe Thanh Ngoan hát xẩm. Bạn sẽ phải lòng... hát xẩm Hà Nội cho coi! Thu Huyền diễn chèo ở Pháp Thứ sáu, 22/6/2007, 11:13 GMT+7 Trở về sau những Ngày văn hóa Hà Nội tại Pháp, NSƯT Thu Huyền tỏ ra lạc quan trước sức sống của nghệ thuật truyền thống mà nhiều người cho rằng đang mai một. Thu Huyền cho biết: Những ngày văn hóa Hà Nội tại Pháp lưu diễn gồm 35 người, trong đó 15 người bên rối và 20 người bên ca múa nhạc, chèo. Đoàn rối làm chương trình riêng. 20 người còn lại phải làm một chương trình vừa khai mạc, giới thiệu văn hóa và bế mạc. NSƯT Thu Huyền Nói chung, đoàn để lại ấn tượng tốt với những bạn Pháp. Chúng tôi đã phải cố gắng làm được một lúc nhiều việc như tôi vừa hát vừa diễn chèo vừa làm MC. Mọi người cũng thế. Có người vừa múa đơn, vừa múa tập thể. - Nhiều người nói nghệ thuật truyền thống là thứ chỉ mang đi nước ngoài để giới thiệu trong khi tình hình bảo tồn, phát huy trong nước chẳng khả quan gì? - Với nghệ thuật, nhận định của mỗi người một khác, đặc biệt là nghệ thuật truyền thống. Ở các nước, nghệ thuật truyền thống cũng trong tình trạng như bạn nói vì nó không phải là đại chúng. Thế nhưng, nhà nước bao giờ cũng phải bảo tồn nó. Việc bảo tồn là việc khó. Một nghệ sĩ không thể làm được, một đoàn nghệ thuật cũng không làm được mà cần một hệ thống. Tuy nhiên, truyền thống là thứ ăn sâu vào con người. Nghệ thuật dân gian có tiết tấu chậm nên không phù hợp với các bạn trẻ nhưng ai ai cũng biết đến. Đặc biệt các bạn đang sinh sống ở nước ngoài đều mang văn hóa dân tộc để khoe với bạn bè quốc tế. Tất nhiên để đòi hỏi các bạn thích theo trào lưu là rất khó. Thích các nghệ thuật mới mà không quên nghệ thuật truyền thống cũng đáng trân trọng chứ. - Là người gắn bó nhiều năm, chị thấy chèo đang ở đâu? - Vừa qua, chúng ta có chương trình phổ cập văn hoá truyền thống cho trẻ em. Đưa nghệ thuật truyền thống vào các trường phổ thông. Chúng tôi đã đến nhiều trường  biểu diễn. Tôi rất vui vì ngoài hiphop, dance, các bạn trẻ vẫn rất hứng thú với chiếu chèo. Cái gì là cội nguồn vẫn có sức sống lâu bền như thế. Nhằm tạo một sân chơi văn hoá cho du khách trong những ngày đầu xuân, giúp du khách hiểu thêm về sinh hoạt văn hoá của dân tộc Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tổ chức chương trình "Vui xuân Đinh Hợi" từ ngày 20 - 25.2 (từ mùng 4 - 9 Tết âm lịch). Chương trình trình diễn múa rối nước dân gian sẽ diễn ra từ ngày 20 đến 25.2 Ngày 20 - 21.2 sẽ diễn ra một số trò chơi dân gian đặc sắc trong các dịp hội xuân ở làng quê Việt Nam như: Múa tứ linh, đánh pháo đất, đi cầu tre, đi cà kheo... Từ ngày 20 - 25.2, vào lúc 10h, 11h30, 14h30, 16h là chương trình trình diễn múa rối nước dân gian của phường rối nước Hồng Phong, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Các tích trò độc đáo vui nhộn phản ánh sinh hoạt, lao động sản xuất của người nông dân Việt Nam hay các câu chuyện cổ tích, câu chuyện lịch sử như: Tễu giáo đầu, Quy đốt lá xuý - bật cờ mở lọng, Đấu ngựa cửa sóc, Cắm cờ hội, Múa rồng, Lân vờn cầu, Đấu vật, Chọi trâu, Nhi đồng hý thuỷ, Múa rắn, Cáo bắt vịt, Tứ linh, Múa cá, Bát tiên, Câu ếch, Cày cấy, Phù Đổng đánh giặc Ân... sẽ được trình diễn. Du khách sẽ được tham gia các hoạt động giao lưu, trao đổi với các nghệ sĩ biểu diễn, tham gia tập điều khiển con rối trên sân khấu rối nước thu nhỏ. Tối 20.2: Đốt pháo bông vào lúc 19h30 và múa rối nước vào lúc 20h. Ngày 24 - 25.2 là các trò chơi dân gian của một số dân tộc thiểu số ở Việt Nam: Ném pao, đánh lông gà của người Mông, trò chơi sắc màu, trò chơi sỏi đá của người Ê Đê. Riêng ngày 25.2 có thêm múa sạp của người Thái, ném còn của người Tày và vào lúc 16h sẽ là chương trình thuyết trình, trình diễn, giao lưu trao đổi tìm hiểu về nghệ thuật ca trù - di sản văn hoá độc đáo của VN. Liên hoan múa rối ASEAN lần thứ nhất: Múa rối nước VN được chào đón nhiệt liệt Chủ nhật, 3/12/2006, 16:22 GMT+7 Từ ngày 29-11 đến 3-12, Liên hoan múa rối ASEAN lần thứ nhất đã diễn ra tại thủ đô Jakarta (Indonesia) với sự tham gia của 9 đoàn nghệ thuật múa rối thuộc các nước ASEAN. Đoàn Nhà hát múa rối quốc gia VN, gồm 11 nghệ sĩ, do Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Trung Lương, Phó giám đốc Nhà hát dẫn đầu, đã tham gia biểu diễn tại liên hoan. Múa rối nước VN đã thu hút được sự chú ý và cổ vũ nhiệt tình của bạn bè quốc tế tại Liên hoan múa rối ASEAN tại Indonesia Tại Liên hoan, đại diện của 10 nước ASEAN, kể cả Brunei, quốc gia không có đoàn nghệ thuật múa rối, đã ký Tuyên bố chung về việc chuẩn bị thành lập Hiệp hội múa rối ASEAN, một tổ chức phi chính phủ với nhiệm vụ phối hợp hợp tác trong lĩnh vực múa rối tại các nước ASEAN, tổ chức các cuộc triển lãm, liên hoan, trao đổi các đoàn nghệ thuật múa rối để quảng bá và duy trì loại hình nghệ thuật độc đáo này. Chương trình biểu diễn múa rối nước của VN, lần đầu tiên có mặt tại Indonesia, đã thu hút được sự chú ý và cổ vũ nhiệt tình của bạn bè nước chủ nhà và quốc tế. Theo chương trình, mỗi đoàn nghệ thuật múa rối chỉ biểu diễn một lần tại liên hoan, nhưng đoàn nghệ thuật múa rối nước của nước ta đã được Ban tổ chức mời biểu diễn 4 lần. Trong đêm biểu diễn đầu tiên ngày 2-12, số người đến xem biểu diễn múa rối nước VN đã đạt con số kỷ lục tại liên hoan. Bạn bè Indonesia và quốc tế rất ngạc nhiên và thích thú trước 16 màn rối nước cổ đặc sắc do các nghệ sĩ VN biểu diễn. Múa rối nước, nghệ thuật dân gian độc đáo, ra đời ở nước ta từ thế kỷ 12, đã thực sự góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người VN tại Indonesia nói riêng và thế giới nói chung. Chuẩn bị cho APEC 2006 tại Việt Nam: Vai trò của hợp tác văn hóa Thứ sáu, 13/10/2006, 18:58 GMT+7 Vài năm trở lại đây, các vị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã quyết định đưa hợp tác văn hoá vào chương trình hợp tác chung giữa các nền kinh tế thành viên. Và cùng với xu thế chung của thế giới là coi trọng hợp tác văn hoá - là một trong ba yếu tố cấu thành và cơ bản của toàn bộ tiến trình hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, các vị lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC đã quyết định đưa hợp tác văn hoá vào chương trình hợp tác chung giữa các nền kinh tế thành viên. Khách Tây Ban Nha chờ đợi chương trình biểu diễn rối nước - một loại hình nghệ thuật VN được thế giới rất yêu thích Bắt đầu từ năm 2005, tại Hội nghị cấp cao APEC họp tại Busan, Hàn Quốc, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đã nhất trí thành lập Mạng lưới văn hoá APEC nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau thông qua hợp tác văn hoá và du lịch. Hàn Quốc là nơi diễn ra Hội nghị APEC 2005 và do vậy Hàn Quốc đã đảm nhiệm vai trò đầu mối điều phối Mạng lưới văn hoá APEC trong năm 2005. Tại Hội nghị các viên chức cao cấp APEC lần thứ nhất (SOM I) họp vào tháng 2.2006 tại Hà Nội, Việt Nam đã tiếp nhận vai trò và nhiệm vụ đầu mối điều phối Mạng lưới văn hoá APEC 2006. Tại Hội nghị SOM I này, VN đã đưa ra hai đề xuất hợp tác về văn hoá dự kiến tiến hành tại Việt Nam trong năm APEC 2006, đó là tổ chức Liên hoan phim APEC tại Việt Nam và Triển lãm hình ảnh về đất nước và con người các nền kinh tế thành viên APEC. Tại Hội nghị SOM II họp tại TPHCM, vào tháng 5.2006, các nền kinh tế thành viên đã thông qua sáng kiến này và như vậy hai sáng kiến của nước ta đã trở thành sáng kiến chung của APEC. Liên hoan phim APEC 2006 sẽ được tổ chức từ ngày 6-23.10.2006 tại ba thành phố lớn nhất của ta là Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM với 15 bộ phim từ 15 nền kinh tế thành viên (một số thành viên không có điều kiện gửi phim tham dự). Các phim được trình chiếu tại VN lần này đa dạng về đề tài, phong phú về hình thức cũng như nội dung thể hiện. Bộ phim "Chuyện của Pao" (đạo diễn Ngô Quang Hải) sẽ khai mạc Liên hoan phim APEC 2006. Trong thời gian Hội nghị cao cấp APEC, từ trung tuần tháng 11, tại Trung tâm Triển lãm văn hoá - nghệ thuật VN sẽ diễn ra Triển lãm "Hình ảnh APEC và di sản văn hoá VN". Mỗi nền kinh tế thành viên sẽ gửi 10-15 bức ảnh khổ lớn để giới thiệu về thiên nhiên, đất nước, con người và về các thành tựu kinh tế. Một triển lãm tranh cổ động tiêu biểu được lựa chọn từ hàng trăm tác phẩm trong cuộc thi sáng tác tranh cổ động về Hội nghị APEC 2006 do Bộ VHTT phát động sẽ được trưng bày trong dịp này. Những nhà tổ chức nước ta đã khéo léo kết hợp một dự án chung của APEC là triển lãm ảnh APEC với việc tổ chức triển lãm giới thiệu di sản văn hoá VN trong khuôn khổ kỷ niệm Ngày di sản văn hoá VN hàng năm (23.11) tạo nên một hoạt động triển lãm có quy mô lớn, giới thiệu không chỉ các nền kinh tế thành viên thông qua triển lãm ảnh mà còn tập trung giới thiệu những giá trị văn hoá tiêu biểu trong kho tàng di sản văn hoá hết sức phong phú và độc đáo của các dân tộc VN. Dự kiến, chương trình nghệ thuật trong tiệc Gala Dinner của Chủ tịch nước ta chiêu đãi các vị đứng đầu các nền kinh tế thành viên và các đại biểu tham dự hội nghị sẽ là những đỉnh cao của nghệ thuật biểu diễn VN thông qua các chương trình, tiết mục biểu diễn âm nhạc dân tộc, các điệu múa truyền thống và đương đại với quy mô tổ chức hoành tráng và với sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ đến từ các đơn vị nghệ thuật trung ương và Hà Nội. Hội nghị APEC 2006 tại VN với hàng trăm cuộc họp, hội nghị của nhiều ngành khác nhau kéo dài trong suốt năm ở các địa phương khác nhau của đất nước với đỉnh cao là Tuần lễ cấp cao APEC vào trung tuần tháng 11 năm nay là dịp hết sức thuận lợi để chúng ta có thể giới thiệu với bạn bè trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương về hình ảnh đất nước, con người VN.  Theo Nguyễn Văn Tình (điều phối viên Mạng lưới văn hoá APEC 2006, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ VHTT) Giữ gìn vốn văn hoá cổ: Khó nhưng vẫn phải làm Thứ hai, 16/7/2007, 19:51 GMT+7 Xác định tiêu chí di sản và thống kê giá trị di sản là những việc chẳng dễ dàng, vì âm nhạc cổ truyền thuộc loại hình văn hoá phi vật thể, mà nắm cái vô thể vô hình đâu phải bất cứ ai cũng làm được với chỉ vài động tác đo đếm cũng mấy phép tính cộng trừ là xong... "Văn bản hoá" những di sản vô hình Cái được coi là gốc của nghệ thuật truyền miệng truyền ngón nghề thực ra chỉ dựa trên cơ sở "văn bản vô hình" tồn tại trong ký ức nghệ nhân. Nào có ai tận mắt nhìn thấy cái gốc, chỉ biết các cụ bảo vậy, còn các cụ cũng lại được biết qua qua cụ của các cụ mà thôi. Mỗi thời dù giữ nguyên môi trường và cách thức diễn xướng đúng như "các cụ bảo" thì vẫn vô tình để lại dấu ấn của mình khi tái hiện "văn bản gốc". Mỗi đời đều hồn nhiên làm cái việc "tân trang" vốn cổ trong giới hạn có thể chấp nhận. Mỗi thế hệ đều lấy hơi thở của thời đại mình duy trì sức sống cho nghệ thuật truyền thống, và trong quá trình kéo dài tuổi thọ đó, văn bản của đời sau nghiễm nhiên được bổ sung thêm yếu tố mới so với văn bản trước. Như vậy, cái gốc là khái niệm không bất biến, di sản phi vật thể là khái niệm động và mở, còn bảo tồn di sản đó cần thực hiện một cách linh hoạt, chứ không đóng gói cố định như các chứng tích bất động sản của quá khứ. Việc nhận dạng để lưu giữ cái gốc vô hình và khả biến trong dân gian nhất thiết phải "viện" đến những con mắt "tinh đời", nếu trước đây chỉ biết dựa theo cảm tính của nghệ nhân, thì nay còn có thể trông cậy vào sự am hiểu của các nhà dân tộc nhạc học qua các sưu tầm, phân tích và thống kê vốn cổ. Nếu quả thực hát ả đào được coi là "đặc sản" của Hà Thành thì đâu là nét đặc trưng để phân biệt Ca trù Hà Nội với nơi khác? (Ảnh minh họa) Thống kê di sản bao gồm một loạt thao tác mang tính chuyên ngành: liệt kê, đối chiếu, đánh giá, phân loại, tổng hợp và hệ thống hoá kết quả điền dã sưu tầm. Các cụ xưa chẳng thống kê mà vẫn lưu truyền được vốn quý qua bao đời, sao nay phải vẽ chuyện ra vậy? Bởi hơn lúc nào hết, chúng ta đang phải đối mặt với một thực trạng đáng lo ngại: đời sống xã hội trong thời đại toàn cầu hoá biến đổi nhanh đang xoá dần không gian tự nhiên của nhiều loại nhạc hình cổ. Rồi sẽ chẳng còn dấu vết của những gì từng có trong dân gian nếu không chủ động tìm ra những giải pháp tích cực. Với tham vọng "văn bản hoá" những di sản vô hình bằng các tài liệu đọc - nghe - nhìn, nếu ta khởi sự ngay thì may ra còn kịp "vật thể hoá" phần nào tài sản phi vật thể thông qua những cứ liệu cụ thể: con số và ngôn từ trong tư liệu viết, nốt nhạc và chữ nhạc trong các bản ký âm, hình ảnh và âm thanh trên băng đĩa, ảnh chụp, bản vẽ, nhạc cụ cổ truyền... Thống kê di sản đòi hỏi không chỉ cái nhìn giao diện giữa nhiều ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mà còn cần thực hiện kịp thời và liên tục, nếu không, chúng ta khó thoát khỏi mặc cảm có lỗi với những nghệ nhân chưa kịp truyền dạy hết bí quyết nhà nghề đã phải về trời. Ta còn phải chịu trách nhiệm trước những kết quả điền dã tồn kho chưa được xử lý để "cập nhật" vào hệ thống dữ liệu, cũng như những con số thống kê đã và sẽ trở thành dữ liệu ảo vì "quá đát". Sẽ không bao giờ có hồi kết trong việc bổ sung dữ liệu cho di sản "sống", tức là một di sản vẫn đang phát huy được vai trò diễn xướng trong đời sống đương đại. Bởi vậy thống kê di sản âm nhạc là bất tận, và mọi nhầm lẫn hay đứt đoạn đều thiệt thòi cho tương lai. Tính liên ngành và tính liên tục của công tác thống kê di sản âm nhạc đòi hỏi những kế hoạch quy mô, những dự án lâu dài với chính sách nghệ nhân thoả đáng, với các chương trình điền dã thường kỳ trên các vùng miền khác nhau và một hệ thống lưu trữ vừa cập nhật thường xuyên (đầu vào) vừa tìm kiếm dễ dàng (đầu ra). Vô tư "xài đồ cổ" Thống kê di sản có lợi không những trong bảo tồn mà cả cho các đối tượng chủ trương phát triển vốn cổ, vì thế ở đây không thể bỏ qua ý nghĩa của công tác thống kê di sản trong việc đưa chất liệu cổ truyền vào sáng tác mới. Kết quả kiểm kê và hệ thống những vốn cổ mang tính vùng có thể gỡ bí và gỡ rối cho "dân" sáng tác. Chẳng hạn, nhân nhìn lại những sáng tác về Hà Nội trước thềm kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long mới thấy số lượng lớn mà đọng lại chẳng được mấy thí dụ về sự kế thừa nhạc cổ truyền, và trong những ca khúc mang tính kế thừa đó chất liệu chủ yếu được khai thác là Ca trù. Nếu quả thực hát ả đào được coi là "đặc sản" của Hà Thành thì đâu là nét đặc trưng để phân biệt Ca trù Hà Nội với nơi khác, hay Hà Nội nghìn năm văn hiến chỉ hội tụ tinh hoa âm nhạc các vùng miền nên không có một truyền thống riêng nào cả? Chẳng ai giải đáp những thắc mắc đại loại như thế bằng các nhà dân tộc nhạc học, những nhà chuyên môn trong công tác thống kê di sản. Và nếu Hà Nội bị liệt vào danh sách những vùng "trắng" tư liệu, thì Thủ đô rất đáng được ưu tiên kiểm kê tài sản trước dịp "sinh nhật" tròn một thiên niên kỷ. Di sản âm nhạc là cội nguồn sáng tạo và phát triền cho một nền nhạc mới giàu bản sắc. Về thái độ ứng xử với di sản trong phương diện kế thừa chất liệu cổ truyền còn nhiều điều phải bàn cãi. Cùng với sự lên án hiện tượng "đạo nhạc" gần đây cũng bắt đầu có lời cảnh báo về thói quen "ăn sẵn" trong vận dụng nhạc cổ. Sao chép của người khác là vi phạm bản quyền, trong khi đó sao chép của ông bà cụ kỵ, của tác giả vô danh lại an toàn hơn và luôn được khuyến khích. Hai hành vi đó tuy không mấy khác nhau, nhưng hình như vẫn có thái độ dễ dãi hơn với hiện tượng "xài đồ cổ" hết sức vô tư, đến nỗi viết ca khúc mà chẳng khác gì đặt lời mới cho dân ca, hoặc sáng tác khí nhạc chẳng khác gì phối khí cho giai điệu dân ca. Dù ở phương diện nào, bảo tồn hay kế thừa, phát huy hay phát triển, cũng phải biết quản lý và sử dụng di sản sao cho phải đạo. Làm được thế chúng ta mới không đắc tội với tổ tiên và không mắc lỗi với tương lai, vì như người đời vẫn nói: nếu ta bắn súng lục vào quá khứ thì tương lai sẽ bắn đại bác vào ta. Theo Nguyễn Thị Minh Châu Hễ có bạn đến nhà, hay một vị khách nào đó muốn được xem "kho báu" của mình anh đều rất nhiệt tình biểu diễn và giới thiệu từng loại nhạc cụ. Khách đến nhà anh là cả khu phố lại rộn vang tiếng trống, tiếng chiêng, sáo trúc với những giai điệu đặc trưng của nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên. Lòng đam mê Có ai dám vay hàng trăm triệu đồng (phải trả lãi) để mua nhạc cụ. Mượn tiền mẹ, bà bảo chỉ còn 2 chỉ vàng nữa thôi là hết vốn rồi, nhưng anh vẫn cố năn nỉ mượn. Những năm 80 của thế kỷ trước, cuộc sống nhìn chung còn khó khăn, ai cũng cho anh là thằng khùng. Và hơn ai hết, gia đình mới biết anh "khùng" đến mức nào. Nhượng cả căn nhà và khu đất hơn 1.500m2 trên đường Dương Quảng Hàm, Q.Gò Vấp, để lấy tiền mua nhạc cụ dân tộc, mà người thường đánh giá chỉ đáng vài đồng. Trong căn nhà chưa đầy 200m2 được xếp đầy những nhạc cụ từ trống, chiêng, đàn bầu, đàn đá, sáo...cho đến cả mõ trâu. Anh bảo: "chưa có chỗ để nên tôi cứ bày như thế cho dễ biểu diễn mỗi khi có khách đến tham quan, tìm hiểu". Vừa nói xong, Đức Dậu liền thể hiện ngay một giai điệu sáo Mèo. Vừa biểu diễn xong bài sáo, anh kêu vợ cùng mình hoà tấu một bản nhạc bằng đàn đá. Đức Dậu thổi kèn lá Sinh năm 1957, cầm tinh con gà lại là đầu Đinh, nên bố mẹ anh liền đặt ngay cái tên Dậu cho dễ gọi. Tuổi thơ của Đức Dậu rất đam mê tiếng nhạc dân tộc, năm 13 tuổi anh cứ nằng nặc đòi bố mua cho mình một cây đàn bầu rồi mày mò tự học. Sau khi đã biết đánh đàn, anh lại tiếp tục muốn học hỏi những nhạc cụ khác. Năm 1974, lần đầu tiên Đức Dậu được xem đoàn văn công từ Tây Nguyên ra Hà Nội biểu diễn, tiếng đàn t'rưng với giai điệu ngọt ngào, tiếng trống sấm nghe thật oai hùng, tiếng đàn đã nghe như tiếng suối reo cứ len lỏi vào cả trong giấc mơ của anh. Năm 1975, Đức Dậu thi vào trường Cao đẳng Văn hoá Nghệ thuật Quân đội. Ra trường anh về công tác tại Đoàn Ca múa nhạc của Tổng cục Chính trị, sau đó chuyển sang Viện Nghiên cứu Âm nhạc và cuối cùng là về với đời sống phóng túng của một nghệ sĩ tự do. Năm 1980, Đức Dậu thành lập Nhóm nhạc Phù Đổng và đến năm 1986 nhóm nhạc vào TP.HCM với quyết tâm tạo bước chuyển mới cho bộ gõ. Ngàn dặm sưu tầm Đối với Đức Dậu, nhạc cụ dân tộc là tiếng vọng của tâm linh ngàn đời. Đó là lời gửi gắm của tổ tiên mà chúng ta phải gìn giữ. Chính vì tâm niệm như thế mà bước chân anh in dấu khắp nơi, từ đồng bằng Bắc bộ đến miền núi Tây Bắc, Tây Nguyên...để sưu tầm cho đủ bộ gõ và học cách thể hiện để nó sống dậy. "Đánh hơi" thấy ở đâu có nghệ nhân, nhạc cụ lạ, anh lại vội vã tầm sư học đạo. Nghe phong thanh có nhạc cụ quý hiếm sắp thất truyền, anh lại lùng sục rước về cho kỳ được. Mỗi lần đi diễn dành dụm được đồng nào anh lại quy hết ra nào trống, khèn, sáo, chiêng...dù anh biết rằng nếu dành số tiền đó đem đầu tư vào đất đai thì bây giờ đã là tỷ phú. Đức Dậu đánh trống sấm Đức Dậu kể, mỗi lần đi Tây Nguyên đều để lại cho anh một kỷ niệm. Một lần đi lang thang vào buôn của người Gia Rai ở Gia Lai để tìm kiếm nhạc cụ thì được người quen mời uống rượu. Vui vì tìm được bạn tri ân, gặp được người hứng khởi kể cho nghe truyền thuyết về cây đàn goong, về cây tiêu khổng lồ một đầu nhọn, hôm sau tỉnh rượu, anh mới biết hôm qua họ đãi mình món lẩu da trâu được cắt từ cái trống ra. Khi biết chuyện anh chỉ ứa nước mắt, vì biết gia chủ quá nghèo không có gì khả dĩ hơn để đãi khách. Lại một lần khác nữa, một chiếc trống được ngã giá 13 triệu đồng, với số tiền đó đủ để gia đình mua một chiếc máy cày. Sau một hồi thuyết phục họ đã đồng ý bán, nhưng không hiểu vì sao, chiếc trống được chở ra đến bến xe thì ông bố chặn đường đòi trả lại tiền và lấy lại trống về. Rồi anh lại phải ở lại mấy ngày nữa để thuyết phục họ bán cho mình với lời hứa là bảo quản và giữ gìn nó như bản thân. Tới lúc đó họ mới đồng ý cho rước "báu vật" về Sài Gòn. Đó là cái trống cổ Hơgor được làm từ thân cây cổ thụ có đường kính 1,3m chiều dài thân trống là 1,07m. Đặc biệt, để làm cái tang trống, các nghệ nhân Tây Nguyên đã dùng phương pháp rất độc đáo là thoa mật ong lên thân cây rồi để mối xông. Sau một thời gian bị mối ăn rỗng thì họ mới mang thân cây ấy về ràng da. Mặt trống được làm bằng da 2 con trâu đực và cái. Điều đặc biệt nữa là mặt trống được khoét lỗ để treo cặp chũm choẹ nhỏ nên khi đánh âm thanh vang dội rất sinh động. Trong tâm thức của người Gia Rai, chiếc trống sấm khi đánh lên, nó có tác dụng xua đuổi tà ma, cầu cho dân làng mạnh khoẻ, mùa màng tươi tốt. Theo giới nghiên cứu thì chiếc trống mà anh mua được không dưới 200 năm tuổi và là báu vật có một không hai... Kết quả suốt hành trình phiêu du ấy anh đã có được một gia sản vô giá với khoảng 200 nhạc cụ dân tộc với 2000 hiện vật hợp thành "kho tàng giàu giai điệu" từ mõ, sanh sứa, phách, sênh đến đàn đá, đàn bầu; từ 30 loại sáo nhỏ nhắn của bộ hơi, đến cả trăm loại trống, chiêng đồ sộ của bộ gõ. Từ khi có cái "bảo tàng" mini của Đức Dậu, GS - TS Trần Văn Khê không phải nói chay mỗi khi đi ra nước ngoài giới thiệu nhạc cụ dân tộc VN nữa. Gần đây Đức Dậu cũng được mời đi nước ngoài biểu diễn như Singapore, Pháp, Thụy Điển, Mỹ, Nga...Và lúc này nhà anh lại đông vui hơn vì hàng xóm được xem biểu diễn âm nhạc miễn phí. TÀI LIỆU THAM KHẢO Alastair M. Morrison (1998) : Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Tổng cục du lịch (Tài liệu dịch.Batchelor Richard (1999): [Strategic marketing of tourism destinations], Vellas François and Bécherrel Lionel Eds. : The International Marketing of Travel and Tourism-A Strategic Approach-, Macmillan, pp.183-195. Briggs Susan (1997): Successful Tourism Marketing- A Practical Handbook, Kogan Page, pp. 91-172. Bojanic David C. (1991): The use of advertising in managing destination image (reports), Tourism management, Vol.12 No 4, pp. 352-5.Buck Roy C. (1980): [Power of “The Word” in Tourism Promotion], Hawkins Donald E., Shafer Elwood L., Rovelstad James M. Eds. : Tourism Marketing and Management Issues, George Washington University, pp. 161-176. Butterfield David W., Deal Kenneth R., and Kubursi Atif A. (1998): Measuring the Returns to Tourism Advertising, Journal of travel research, Vol. 37, pp. 12-20. Collin P.H. (2003): Dictionary of Hotels, Tourism and Catering Management, Peter Collin Publishing. Coltman Michael M. (1989): Tourism Marketing, Van Nostrand Reinhold, pp.254-303. Crouch Geoffrey I. (1994): Promotion and Demand in International Tourism, Journal of travel & tourism marketing, Vol. 3, No. 3, pp. 109-125. Davidoff Philip G.、Davidoff Doris S. (1994): Sales and Marketing for Travel and Tourism, Prentice Hall Career & Technology, pp. 100-116, 187-205. Đỗ Thanh Hoa (2006): Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam tại một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tổng cục du lịch.137p. Edwards Allen L. and Kenney Kathryn Claire (1967): [A Comparison of the Thurstone and Likert Techniques of Attitude Scale Construction], Martin Fishbein Ed. : Readings in Attitude Theory and Measurement, John Wiley & Sons, pp. 06-107. Fesenmanie Daniel R. (1995): Traveler Use of Visitor information centers: Implications for Development in Illinois, Journal of travel research, Vol. 33, No. 4, pp. 44-50. Getz Donald and Sailor Lisa (1993): Design of destination on Attraction - Specific Brochures, Journal of Travel and Tourism marketing, Vol. 2, No. 2/3, pp 111-131. Goodall Brian and Bergsma Jan (1990): [Destination - As Marketed in Tour Operators’ Brochures], Gregory Ashworth and Brian Goodall Eds. : Marketing Tourism Places, Routledge, pp. 170-191. Gretzel Ulrike, Yuan Yu-Lan, and Fesenmaier Daniel R. (2000): Preparing for the new economy: Advertising Strategies and change in destination marketing organizations, Journal of Travel Research, Vol.39, pp.146-156. JNTO (1999): Marketing Manual, pp58-69, 250-279 Kotler Philip, Bowen John, and Makens James (1996): Marketing for Hospitality &Tourism,ホスピタリティ・ビジネス研究会訳、東海大学出版会、pp. 591-662, 733-755. Laskey Henry A., Seaton Bruce and Nicholls J. A. F. (1994): Effects of Strategy and Pictures in Travel Agency Advertising, Journal of Travel Research, Vol.32, No. 4, pp. 13-9. Lª Anh TuÊn (2004): Kh¶o s¸t vÒ h×nh ¶nh cña quèc gia th«ng qua c¸c bøc ¶nh ®ưîc sö dông trong c¸c tËp gÊp dïng cho qu¶ng b¸ du lÞch quèc tÕ – Ph©n tÝch néi dung cña nh÷ng h×nh ¶nh sö dông trong c¸c tËp gÊp híng tíi thÞ trêng NhËt B¶n-, Asia Pacific Tourism Exchange Centre, Tuyªn ng«n cho sù ph¸t triÓn vµ giao lu du lÞch, TuyÓn tËp nh÷ng nghiªn cøu ®o¹t gi¶i thëng lÇn thø 10, pp.35-50. (Tài liệu tiếng Nhật) Likert Rensis (1967): [The Method of Constructing and Attitude Scale], Martin Fishbein Ed.: Readings in Attitude Theory and Measurement, John Wiley & Sons pp. 90-95. Luật du lịch, NXB chính trị quốc gia, 2005 Morgan Nigel and Prichard Annette (2000): Advertising in Tourism and Leisure, Butterworth Heinemann, pp3-21, 56-77, 86-107, pp. 272-297. Morgan Nigel & Pritchard Annette (1998): Tourism promotion and power- Creating image, creating identities-, Wiley, pp.25-39. Ngamsom Bongkosh, Qu Hailin and Gaiko Sylvia (2000): [An Analysis of Thailand’s Marketing promotion strategies during the financial crisis], Mok Connie C. B. and DeFranco Agnes L. Ed.: Advances in hospitality and tourism research, Volume 5, Proceedings of Fifth Annual Graduate Education and Graduate Students Research Conference in Hospitality and Tourism- university of Houston, pp.34-45. Nguyễn Văn Lưu (1998): Thị trường du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Kiên Trường (2004): Quảng cáo và ngôn ngữ trong quảng cáo, NXB Khoa học xã hội Nguyễn Quỳnh Nga (2001): Nghiên cứu đánh giá một số đặc điểm của thị trường Nhật bản và Trung Quốc nhằm phát triển nguồn khách của du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Tổng cục du lịch.106p Perdue Richard P. (1995): Traveler preferences for information Center Attributes and Services, Journal of Travel Research, Vol. 33, No.3 p.2-7. Pháp lệnh quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành (Tái bản và bổ sung), NXB chính trị quốc gia, 2004 Pizam Abraham (1990): Evaluating the effectiveness of Travel Trade shows and other Tourism Sales- Promotion Techniques, Journal of Travel research, Vol. 29, No.1, pp.3-8. Schmoll G.A. (1977): Tourism Promotion – Marketing Background, Promotion Techniques and Promotion Planning Methods, Tourism International Press, pp. 21-26, 69-79. Sirakaya Ercan and Sonmez Sevil (2000): Gender Images in State Tourism Brochures: An overlooked Area in Socially Responsible Tourism Marketing, Journal of travel research, Vol. 38, pp. 353-362. Tổng cục du lịch (2006): Báo cáo tổng kết Chương trình hành động quốc gia về du lịch 2000 - 2005 Tổng cục du lịch (2006): Chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam đến 2015, Trần Ngọc Nam (2000): Marketing du lịch, NXB Tổng hợp Đồng Nai Wicks Bruce E. & Schuett Micheal A. (1991): Examining the role of tourism promotion through the use of brochures, Tourism Management, Vol. 12, No. 4, pp. 301-312. Wicks Bruce E. & Schuett Micheal A. (1993): Using Travel Brochures to Target Frequent Travelers and “Big-spender”, Journal of Travel & Tourism marketing, Vol. 2, No. 2/3, pp. 77-90. Woodside Arch G. (1990): Measuring advertising Effectiveness in Destination Marketing strategies Journal of Travel Research, Vol.29, No.2, pp. 3 www.vietnamtourism.com www.vnn.vn www.vnexpress.net www.muaroinuoc.com.vn www.tourismthailand.org www.tourism.gov.my www.visitsingapore.org www.cnta.gov.cn MỤC LỤC Trang Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THÔNG TẠI VIỆT NAM 1. Khái niệm, đặc điểm khách du lịch quốc tế. 1.1. Khái niệm du lịch 1.2.Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam 1.3. Đặc điểm của khách du lịch quốc tế 1.4. Đặc điểm tâm lý, thị hiếu, tiêu dùng của khách du lịch quốc tế 2. Giá trị văn truyền thống và những giá trị phi vật thể của các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.1. Những giá trị văn hóa truyền thống 2.2. Giá trị Văn hoá phi vật thể và những loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Việt Nam. 2.3. Một số nét khái quát về các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống đặc trưng tại Hà Nội 2.4. Giá trị của các loại hình nghệ thuật biểu diễn trên đối với sự phát triển du lịch Chương 2 - THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở HÀ NỘI 2.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của du lịch Việt Nam và du lịch Hà Nội 2.1.1. Khái quát về ngành du lịch Việt Nam 2.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam đến 2010 2.1.3. Tình hình thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam giai đoạn 2000-2006 2.1.4. Khái quát tình hình du lịch Hà Nội 2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa, trong đó có việc giữ gìn các giá trị văn hóa phi vật thể 2.2.1. Tác động của các nội nhập kinh tế quốc tế và phát triển du lịch tới hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống 2.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển du lịch và vấn đề gìn giữ bản sắc văn hoá, trong đó có việc gìn giữ các giá trị văn hoá phi vật thể. 2.3. Thực trạng hoạt động biểu diễn truyền thống tại Hà Nội trong thời gian qua và hiện nay. 2.3.1. Khái quát chung về thực trạng biểu diễn nghệ thuật truyền thống phục vụ du lịch 2.3.2. Múa rối nước vẫn chiếm vị trí độc tôn 2.4. Phương pháp và qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế nhằm phát triển du lịch văn hóa, trong đó có các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống. 2.4.1 Phương pháp 2.4.2. Qui trình khai thác thị trường khách du lịch quốc tế trong phát triển các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống Chương 3 - CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH HÀ NỘI 3.1. Phương hướng mục tiêu của Du lịch Hà Nội 2015-2020 3.2. Các giải pháp khai thác hiệu quả các loại hình nghệ thuật biểu diễn truyền thống trong phát triển du lịch Hà Nội Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo 8 8 8 11 12 16 17 19 24 27 46 50 50 50 53 54 56 63 63 64 66 66 68 70 70 77 82 82 91 111 114 187

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL 133.doc
Tài liệu liên quan