Muốn cạnh tranh trên thị trường thì xí nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm
và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là điều kiện tất yếu trong sản
xuất kinh doanh. Trong suốt quá trình chế biến cho đến sản phẩm cuối cùng có
nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng như: nguyên liệu, quá trình
sản xuất, môi trường, tổ chứcquản lý, máy móc thiết bị Do đó để nâng cao chất
lượng cần phải có hệ thống các biện pháp tác động đồng thời và hữu hiệu, tiến
hành một cách thường xuyên và liên tục. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp,
đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa xí nghiệp với các ngành chức năng.
Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản xuất nhập khẩu Stapimex
em có nhận xét như sau:
Về quản lý: từ Ban giám đốc, phó giám đốc, ban điều hành, ban KCS, tổ trưởng
đến toàn thể công nhân đều thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của nhà máy. Mọi
người đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Về tổ chức: tương đối hợp lý, mỗi khâu đều có một KCS kiểm tra chất lượng.
Trong một khâu của quá trình sản xuất chia nhiều tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng và
một tổ phó.
Về kỹ thuật: quy trình sản xuất của xí nghiệp hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
72 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát các quy trình công nghệ chế biến tôm đông lạnh tại công ty cổ phần thuỷ sản Sóc Trăng (stapimex), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hệ enzyme vẫn tiếp
tục hoạt động và tham gia vào quá trình phân giải các hợp chất quan trọng trong cơ
thể tôm như phân giải adenosintriphotphat (ATP), glycogen, creatinphotphatđặc
biệt là sự hoạt động của hệ enzyme tiêu hóa sẽ làm phân giải tổ chức cơ thịt tôm.
Đây chính là nguyên nhân làm cho cơ thịt tôm bị mềm và tôm bị giảm chất lượng.
Sản phẩm phân giải của các hệ enzyme là nguồn dinh dưỡng tốt cho vi sinh vật.
Do vậy sự hoạt động của các hệ enzyme trong tôm sẽ góp phần làm tăng nhanh tốc
độ ươn hỏng xảy ra ở tôm.
Đặc biệt ở tôm còn có enzyme polyphenoloxydaza, enzyme này đóng vai trò rất
quan trọng trong quá trình thay vỏ của tôm, nhưng khi tôm chết lại trở thành yếu tố
cơ bản gây nên hiện tượng biến đen. Hiện tượng biến đen sẽ làm giảm giá trị của
tôm do không đáp ứng tiêu chuẩn để chế biến các sản phẩm xuất khẩu
Cơ chế của hiện tượng biến đen ở tôm xảy ra như sau:
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 27
Polyphenoloxidaza
Monophenol Diphenol O-quinol
(không màu) (không màu) (có màu)
Các acid amin
Các protein
Phức hợp Melanin
(màu nâu)
Điều kiện cần thiết để hình thành đốm đen ở tôm là phải có đủ ba thành phần sau:
• Enzyme polyphenoloxydaza
• Oxy không khí
• Các hợp chất chứa gốc phenol (tyrosin, pheninalanin)
Muốn ngăn chặn sự hình thành đốm đen ở tôm nguyên liệu chỉ cần khử bỏ một
trong ba thành phần trên. Một số biện pháp đã được áp dụng để ngăn ngừa sự hình
thành đốm đen ở tôm nguyên liệu như:
Làm lạnh và duy trì tôm nguyên liệu ở 00C sẽ làm giảm tốc độ phản ứng
của enzyme.
Sử dụng các hợp chất như metabisulfit natri, vitamin C, aicd citric (chất
chống oxy hoá) vào bảo quản. Các hợp chất này sẽ phản ứng với oxy không khí,
nhờ đó sẽ hạn chế được quá trình biến đen xảy ra ở tôm. Tuy nhiên, hầu hết các
hợp chất hoá học cũng như các chất chống oxy hoá không được phép sử dụng để
bảo quản tôm nguyên liệu. Và điều hiển nhiên là tuyệt đối không sử dụng các hoá
chất không có tên trong danh mục cho phép. Nếu trong điều kiện không thích hợp
và không kiểm soát tốt nồng độ hoá chất cũng như thời gian boả quản thì sẽ có tác
dụng ngược. Ngoài ra, tác dụng của việc xử lý bằng hoá chất luôn bị hạn chế, do
chỉ có thể dùng với liều lượng cho phép nên lượng hoá chất chỉ đủ để thực hiện
phản ứng với một lượng oxy nhất định.
Ướp tôm bằng đá vảy hoặc đá xay mịn trong thùng cách nhiệt có nắp đậy
kín để hạn chế sự tiếp xúc với oxy không khí.
Ở nhiệt độ môi trường (27-320C) hoặc ngoài trời nắng, hoạt tính của enzyme
polyphenoloxydaza tăng cao nên sự hình thành đốm đen ở tôm xảy ra rất nhanh.
Vì vậy, bảo quản lạnh tôm nguyên liệu bằng đá vảy hoặc đá xay mịn trong thùng
+ H2O
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 28
cách nhiệt có nắp đậy kín là phương pháp tốt để hạn chế sự hình thành đốm đen ở
tôm nguyên liệu.
(Nguồn:hướng dẫn xử lý và bảo quản tôm sú mguyên liệu- 2002)
b. Hiện tượng biến đỏ ở tôm
Tôm nguyên liệu sau khi bảo quản một thời gian, tôm bị kéo màng làm cho thân
tôm không còn sáng bóng tự nhiên, thịt tôm mềm, lỏng lẻo và tôm biến đỏ rất
nhanh
* Nguyên nhân
Do sắc tố có trong tôm là astaxanthin liên kết với protein. Khi tôm bị vi sinh vật
tấn công thì liên kết bị cắt đứt giải phóng astaxinthin, astaxinthin tự do dễ bị oxy
hóa thành astaxin có màu hồng.
Khi tôm có hiện tượng biến đỏ, nếu biến đổi nhẹ có thể đưa vào sản xuất theo qui
trình phù hợp với chất lượng tôm để tạo ra sản phẩm đạt chất lượng hơn. Nếu tôm
bị biến đỏ nhìều không có qui trình sản xuất cần phải loại bỏ làm phế phẩm.
* Biện pháp để hạn chế sự biến đỏ của tôm
Khi tôm bị biến đỏ ta không thể xử lý triệt để được, vì vậy cần có biện pháp để
ngăn chặn sự biến đỏ xảy ra bằng cách muối đá ở nhiệt độ thấp để giữ tươi nguyên
liệu.
c. Quá trình phân huỷ
Khi các phản ứng oxy hóa xảy ra sẽ gây ra mùi hôi cho nguyên liệu, mùi này tạo
thành do các phản ứng khử gốc axit amin tạo thành aldehyt, cetont
* Nguyên nhân
Sự ươn thối nguyên liệu thường do bảo quản không đúng cách, không đảm bảo
được độ lạnh, enzyme và vi sinh vật vẫn còn khả năng hoạt động sẽ gây thối rữa
cho tôm.
* Biện pháp hạn chế sự ươn thối
- Rút ngắn thời gian chế biến.
- Nếu nguyên liệu nhiều không thể đưa vào chế biến ngay thì có thể bảo
quản tôm bằng nước đá
+ Nếu bảo quản trong thời gian 6 giờ thì tỉ lệ là 1 đá :1 tôm .
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 29
+ Nếu bảo quản trong thời gian 12 giờ thì tỉ lệ là 2 đá: 1 tôm.
d. Va chạm cơ học
Nguyên liệu thủy sản thường có cơ thịt mềm dễ bị dập nát gây ảnh hưởng xấu đến
chất lượng của nguyên liệu.
* Nguyên nhân
- Thao tác đánh bắt
- Thùng bảo quản tôm không nhẵn, trong quá trình vận chuyển tôm va
đập vào thành của dụng cụ chứa làm dập nát nguyên liệu.
* Biện pháp hạn chế
- Trong lúc đánh bắt và vận chuyển cần phải có thao tác nhẹ nhàng.
- Uớp tôm bằng đá xay nhỏ để tránh dập nát tôm.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 30
CHƯƠNG III QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT
CÁC SẢN PHẨM TÔM ĐÔNG LẠNH
3.1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TÔM VỎ BỎ ĐẦU
ĐÔNG BLOCK
3.1.1 Quy trình sản xuất
Nguyên liệu
Rửa lần 1
Sơ chế
Rửa lần 2
Phân cỡ, phân loại
Rửa lần 3
Cân
Xếp khuôn
Chờ đông
Cấp đông
Tách khuôn
Mạ băng
Bao gói
Dò kim loại
Đóng thùng
Bảo quản
Hình 8: Quy trình chế biến tôm vỏ bỏ đầu đông block
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 31
3.1.2 Giải thích quy trình
Nguyên liệu
Nguyên liệu được ướp đá trong thùng cách nhiệt ở nhiệt độ ≤ 4oC và vận chuyển
về xí nghiệp bằng xe chuyên dùng tại xí nghiệp, KCS kiểm tra và đánh giá chất
lượng nguyên liệu trước khi tiếp nhận.
Nguyên liệu dùng để chế biến tôm vỏ bỏ đầu thường là tôm sú có chất lượng tốt.
+ Mùi tanh tự nhiên
+ Có màu sắc đặc trưng, sáng bóng
+ Không có đốm đen nào trên thân
+ Tôm không bị mềm vỏ, bể vỏ, giãn đốt
+ Tôm không bị sâu đuôi, đen đuôi
Rửa lần 1
Mục đích: loại bỏ tạp chất và vi sinh vật bám trên thân tôm
Thao tác: đổ nước vào bồn rửa, cho tiếp chlorine với nồng độ 50-100 ppm, cho tiếp
đá cây vào bồn và thổi khí cho tan hết đá để được nước rửa có nhiệt độ ≤ 4oC. Cho
tôm vào phểu, băng chuyền nhỏ chuyển tôm nguyên liệu vào bồn rửa, tiến hành
thổi khí để chuyển tôm lên băng chuyền lớn, băng chuyền lớn chuyển tôm xuống
bàn rung, công nhân hứng tôm bằng rổ nhựa và tiến hành cân để biết số lượng ban
đầu của nguyên liệu.
Yêu cầu:
+ Nồng độ chlorine 50-100 ppm
+ Nước rửa phải sạch, nhiệt độ nước rửa ≤ 4oC.
Sơ chế
Mục đích: loại bỏ những phần không ăn được, không có giá trị về mặt cảm quan,
giá trị kinh tế và theo yêu cầu của quy trình.
Thao tác: tay trái cầm nghiêng thân tôm, tay phải cầm dao (hoặc kéo) tách phần vỏ
ở đầu ra, cắt bỏ phần râu, mắt tôm và hàm đen, dùng dao cạo sạch gạch tôm và rửa
dưới vòi nước cho sạch.
Yêu cầu:
+ Thao tác nhẹ nhàng và đúng kỹ thuật
+ Không làm đứt phần lưỡi hàm bên dưới
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 32
+ Phải rửa sạch phần gạch trên thân tôm
+ Tôm luôn được bảo quản bằng đá bào sao cho nhiệt độ thân tôm ≤ 10oC
+ Phế liệu phải được chuyển ngay khỏi khu vực sản xuất để tránh lây
nhiễm.
Tôm sau khi sử lý sơ bộ được rửa bằng nước sạch đã được làm lạnh và khử trùng.
Rửa lần 2
Mục đích: làm sạch tạp chất và vi sinh vật bám trên thân tôm.
Thao tác: tôm sau khi xử lý được nhúng qua bồn nước đã được làm lạnh với nồng
độ chlorine 20 -50 pppm.
Yêu cầu :
+ Nhiệt độ nước rửa ≤ 4oC
+ Nước rửa phải sạch và thường xuyên thay nước mới.
Phân cỡ, phân loại
Phân cỡ
Mục đích: tách riêng các cỡ, hạng, lọai tôm vì mỗi cỡ, hạng, loại tôm có giá thành
khác nhau và cũng góp phần làm tăng hiệu quả kinh tế.
Thao tác: tôm sau khi rửa được chuyển lên máy phân cỡ, những con tôm có kích
thước nhỏ sẽ rơi xuống trước, những con tôm có kích thước lớn hơn sẽ di chuyển
dọc theo các con lăn và rơi xuống máng hứng.
Máy phân cỡ chỉ phân sơ bộ kích thước của tôm, độ chính xác chưa cao. Để có cỡ
tôm chính xác hơn công nhân cân từng con tôm nguyên liệu .
Tôm thường có các kích cỡ sau đây :8/12, 13/15, 16/20, 21/25, 26/30, 31/40, 41/50
, 61/70
Một cỡ tôm bao gồm các con tôm đầu cỡ, giữa cỡ và cuối cỡ.
Ví dụ: size 21/25 bao gồm những con tôm có cỡ từ 21; 22 ;23; 24; 25
con /lb. Tương ứng với các khối lượng: 18,1 g; 18,9 g; 19,7 g; 20,6 g; 21,6 g sẽ
được xếp vào cỡ 21/25.
- Yêu cầu:
+ Cần phải có độ chính xác cao (0,1 g)
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 33
+ Đơn vị thử cỡ là pound (453,6g)
+ Thao tác phải nhẹ nhàng.
Phân loại
Mục đích: loại ra những con tôm có chất lượng không đạt yêu cầu quy trình sản
xuất (tôm đuôi đen, sâu đuôi, hở đốt, tôm mềm, ).
Thao tác: tôm được đổ thành từng đống trên bàn và luôn được phủ đá, công nhân
dùng tay cào nhẹ đống tôm ra cho mỏng và tiến hành phân loại.
Yêu cầu :
+ Thao tác nhẹ nhàng, chính xác.
+ Luôn được phủ đá để ổn định nhiệt độ tôm < 100C
Rửa lần 3
Mục đích: loại bỏ hết tạp chất và vi sinh vật .
Thao tác: tôm được rửa bằng nước sạch đã được làm lạnh và khử trùng, để ráo rổ
tôm để cho quá trình cân tiếp theo sau được chính xác hơn.
Yêu cầu: nước rửa phải sạch
+ Chlorine có nồng độ từ 20-50 ppm.
+ Nhiệt độ nưởc rửa <4oC.
Cân
Mục đích: đảm bảo sự đồng đều về khối lượng tùy theo yêu cầu của khách hàng
(1,8 kg hoặc 2 kg).
Thao tác: cho tôm vào rổ và tiến hành cân. Khối lượng sản phẩm cho từng block
bao gồm trọng lượng tịnh và phụ trội.
Tôm sau khi cân được đổ vào khay, châm nước có nhiệt độ <4oC vào khay và kèm
theo thẻ để chờ xếp khuôn.
Yêu cầu: công nhân phải nắm vững tiêu chuẩn quy định để xác định chính xác
lượng phụ trội theo từng cỡ tôm.
Xếp khuôn
Khuôn dùng để xếp tôm là khuôn nhôm có nắp truyền nhiệt bằng nhôm. Loại
khuôn này thích hợp cho xếp tôm block 1,8 hoặc 2 kg
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 34
Mục đích:
+ Làm tăng vẻ mỹ quan cho sản phẩm.
+ Giảm được sự dập gãy của sản phẩm.
+ Tạo độ chặt chẽ cho khối tôm và giảm thể tích cho sản phẩm.
Thao tác: tôm được xếp thành từng lớp, mỗi lớp có từ 2-5 hàng theo chiều dọc
khuôn tùy theo kích cỡ tôm, xếp tôm theo kiểu lợp mái ngói.
Ví dụ: cỡ 8 /12 xếp 5 hàng, mỗi hàng 11-12 con.
cỡ 13/15 xếp 6 hàng, mỗi hàng 10 con.
cỡ 21/25 xếp 8 hàng, mỗi hàng 12-13 con.
Mặt đáy xếp hai hàng biên trước rồi mới đến hai hàng giữa (hoặc một hàng) mặt
trên cùng xếp lưng tôm hướng ra ngoài để dấu chân vào trong khuôn.
Yêu cầu: xếp mặt đáy và mặt trên cùng sao cho khi ra bánh tôm chỉ thấy thân tôm
mà không thấy chân tôm.
Chờ đông
Mục đích: khi chưa đủ số lượng vào tủ cấp đông, khuôn tôm được đưa vào kho
chờ đông để bảo quản tôm bán thành phẩm.
Thao tác: khuôn tôm được xếp theo chiều thẳng đứng, xoay vuông góc lên nhau,
không được chồng ép. Khuôn tôm được châm nước sach đã được làm lạnh đến mặt
tôm, chuyển tôm vào kho chờ đông.
Yêu cầu:
+ Kho chờ đông phải sạch, đặt khuôn tôm cách tường, cách nền để tránh lây
nhiễm
+ Nhiệt độ kho chờ đông dao động từ 0<toC ≤ 4oC
+ Nhiệt độ nước châm vào tôm 0<t0C ≤ 40C
+ Thời gian chờ đông <4 giờ
+ Khuôn tôm được xếp trong kho chờ đông sao cho thuận tiện cho việc xuất
nhập theo nguyên tắc vào ra trước.
Cấp đông
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 35
Mục đích: hạ thấp nhiệt độ thân tôm xuống dưới điểm đóng băng để làm chậm sự
hư hỏng của thực phẩm đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Thao tác:
+ Trước khi xếp vào tủ đông, tôm được thay nước mới
+ Khuôn tôm được đậy nắp truyền nhiệt bằng nhôm
+ Khởi động tủ đông đến khi nhiệt độ của tủ đạt yêu cầu
+ Xếp các khuôn tôm lên các tấm panel của tủ cấp đông
+ Hạ các tấm cấp đông, ép chặt khuôn tôm và tiến hành cấp đông
Yêu cầu:
+ Nước châm vào khuôn phải sạch, không có vi sinh vật, nhiệt độ nước <4oC.
+ Nhiệt độ tủ cấp đông -36 ÷ - 40oC
+ Nhiệt độ tôm sản phẩm phải đạt <-18oC
Tách khuôn
Mục đích: tách rời block tôm ra khỏi khuôn.
Thao tác: cho từng khuôn tôm lên băng chuyền đưa đến vòi nước có nhiệt độ 12 -
15oC để công nhân dễ dàng tách block tôm ra khỏi khuôn .
Mạ băng
Tôm sau khi tách khuôn được băng chuyền đưa tiếp sang vòi phun sương
(nước mạ băng) có nhiệt độ 0<toC< 4oC để tạo lớp băng mỏng trên toàn bộ bề mặt
block tôm.
Mục đích:
+ Tạo lớp băng bảo vệ cho sản phẩm.
+ Tăng vẻ mỹ quan cho sản phẩm
+ Ngăn chặn sự thăng hoa của nước đá
Yêu cầu:
+ Nhiệt độ nước mạ băng 0< toC<4oC
+ Thời gian mạ băng 3 - 5 giây
Bao gói
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 36
Mục đích: ngăn chặn sự hư hỏng của sản phẩm, tạo vẻ mỹ quan cho sản phẩm
Thao tác: block tôm sau khi mạ băng được cho vào túi PE hàn kín miệng
Yêu cầu:
+ Thao tác phải nhanh, đúng kỹ thuật
+ Bao bì phải tách nhiệt, cách ẩm tốt, bền về cơ học.
Dò kim loại
Công đoạn dò kim loại rất quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
sản phẩm. Đó là một yêu cầu khách quan đòi hỏi bất cứ xí nghiệp nào cũng phải áp
dụng.
Mục đích: phát hiện và loại bỏ kim loại có lẫn trong sản phẩm.
Thao tác: cho sản phẩm được hàn kín miệng lên băng chuyền của thiết bị dò có gắn
đầu dò kim loại. Nếu phát hiện sản phẩm có chứa kim loại thiết bị điều khiển sẽ tác
động làm dừng băng tải và chuông sẽ reo báo hiệu. Tiến hành loại bỏ sản phẩm và
kiểm tra lại độ chính xác của máy bằng cách cho mẫu đó chạy qua máy dò kim loại
nhiều lần.
Yêu cầu:
+ Máy dò kim loại phải đặt cân bằng trên sàn, không rung động.
+ Sản phẩm đưa vào phải nhẹ nhàng, nằm giữa băng tải.
+ Thường xuyên kiểm tra độ nhạy của máy bằng các mẫu thử: Fe, Sus
+ Tách riêng sản phẩm có chứa kim loại và tiến hành kiểm tra lại sản phẩm.
+ Thường xuyên vệ sinh máy sạch sẽ.
Đóng thùng
Mục đích:
+ Bảo quản sản phẩm, tránh được sự hư hỏng có thể xảy ra trong giai đoạn
chờ phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
+ Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng.
+ Quảng cáo sản phẩm.
Thao tác:
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 37
Xếp 6 block tôm có cùng kích cỡ vào thùng carton. Bên ngoài thùng phải ghi đầy
đủ các chỉ tiêu cần thiết như: tên và biểu tượng của xí nghiệp, tên sản phẩm, kích
cỡ, ngày tháng sản xuất, khối lượng tịnh, nhiệt độ bảo quảnĐai nẹp lại, tuỳ theo
yêu cầu của khách hàng mà ta sử dụng màu dây khác nhau.
Yêu cầu:
+ Phải đóng thùng theo từng chủng loại, kích thước.
+ Các thông tin ghi trên bao bì phải đầy đủ và rõ ràng.
Bảo quản
Các thùng tôm sau khi được bao gói hoàn chỉnh sẽ được chuyển ngay vào kho bảo
quản.
Mục đích:
+ Duy trì chất lượng của sản phẩm.
+ Bảo quản để chờ ngày xuất hàng vì chưa đủ số lượng.
Thao tác: cần phải nhanh chóng và nhẹ nhàng. Hàng trong kho được xếp theo từng
lô riêng biệt và phải cách tường, sàn, trần theo từng khoảng cách nhất định. Khi
xếp hàng vào kho phải theo nguyên tắc vào trước ra trước.
Yêu cầu:
+ Nhiệt độ trong kho phải ổn định -20 ± 20C
+ Thời gian bảo quản tối đa 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
+ Hàng hoá chất đúng nơi quy định.
+ Khi vận chuyển sản phẩm phải mặc đày đủ đồ bảo hộ lao động cần thiết.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 38
3.2 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TÔM THỊT ĐÔNG BLOCK
3.2.1 Quy trình sản xuất
Bán thành phẩm HLSO (Headless shell-on)
Xử lý
Rửa lần 1
Phân cỡ ,phân loại
Rửa lần 2
Cân
Xếp khuôn
Chờ đông
Cấp đông
Tách khuôn
Mạ băng
Bao gói
Dò kim loại
Đóng thùng
Bảo quản
Hình 9: Quy trình chế biến tôm thịt đông block
3.2.2 Giải thích quy trình
Nguyên liệu
Chỉ tiêu về chất lượng để chế biến tôm thịt
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 39
- Tôm không đạt tiêu chuẩn để chế biến tôm vỏ, PTO do bị khuyết tật về vỏ,
đuôi được chuyển sang chế biến tôm dạng PD & PUD.
- Tôm không bị ươn thối, tôm vẫn giữ được độ tươi.
- Tôm không bị đứt đuôi.
- Tôm có màu sắc tự nhiên, thịt tôm không bị xanh hay vàng.
- Mùi tanh tự nhiên
- Chất lượng tôm để chế biến tôm thịt có thể đạt được ở mức độ cho phép
như trên hoặc có thể tốt hơn.
Xử lý
Thao tác như sau:
- Lặt đầu: giống như cách lặt đầu tôm vỏ bỏ đầu đông block
- Lột vỏ:
+ Tôm được cầm ở tay trái, hơi gần về phía đuôi. Ngón trỏ và ngón cái của
tay phải nắm ngang phần gốc chân bụng của đốt đầu tiên lột ngược lên cho đến đốt
cuối cùng.
+ Bóp nhẹ phần cuối đuôi cho thịt hơi tách khỏi vỏ và giữ cố định phần đuôi
bằng các ngón tay trái, tay phải nắm phần thịt kéo nhẹ lấy hết thân tôm ra khỏi vỏ.
Yêu cầu:
+ Tôm luôn được duy trì ở nhiệt độ < 40C bằng cách phủ đá bào.
+ Tránh làm xay xát thân tôm và đứt đuôi tôm.
+ Phế liệu đầu tôm, vỏ tôm phải được chuyển ngay ra khỏi khu vực sản
xuất.
Rửa lần 1
Ở tôm thịt, vỏ đã được lột đi, để lại màng nối liên kết trên thân, sắc tố trên da, dễ
bong ra làm cho tôm có vẻ xác xơ. Ngoài ra tôm thịt cũng đã qua ít nhiều biến đổi
nên nước dịch từ thân tôm cứ chảy ra. Do đó, rửa tôm sẽ làm sạch con tôm hơn.
Phân cỡ, phân loại: giống như tôm vỏ bỏ đầu đông block
Rửa lần 2
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 40
Khâu này rất quan trọng về phương diện vệ sinh và phẩm chất tôm vì là khâu rửa
cuối cùng, đảm bảo sạch tạp chất, sạch nước dịch tôm và tiệt trùng.
Yêu cầu: phải thay nước trước khi rửa loại tôm khác để tránh ô nhiễm chéo.
Cân: giống như tôm vỏ bỏ đầu đông block
Xếp khuôn
Thao tác:
+ Chuẩn bị khuôn có kích thước 277 x 217 x 60 mm
+ Chuẩn bị một thau nước dùng để loại tạp chất.
+ Chuẩn bị một thau nước có rổ để trên dùng để đổ tôm vào.
+ Tuỳ theo cỡ tôm mà tiến hành xếp khuôn cho phù hợp
Cỡ 8/12 xếp 4 hàng
Cỡ 13/15 xếp 5 hàng
Cỡ 16/20 xếp 6 hàng
Cỡ 20/21 xếp 7 hàng
Cỡ 26/30; 30/31; 31/35; 71/90 xếp 8 hàng, ở giữa rải đều sao cho tôm chiếm hết
khoảng trống trong khuôn.
Sau khi xếp khuôn, khuôn tôm được chuyển sang ép mặt và chắt bớt nước dịch tôm
tiết ra. Tiến hành châm nước đã được làm lạnh.
Chờ đông
Cấp đông
Tách khuôn
Mạ băng
Bao gói
Dò kim loại
Bảo quản
Các thao tác chờ đông, cấp đông, tách khuôn, mạ băng, bao gói, dò kim loại, bảo
quản giống như các thao tác của quá trình tôm vỏ bỏ đầu đông block.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 41
3.3 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TÔM PTO HẤP ĐÔNG IQF
3.3.1 Quy trình sản xuất
Bán thành phẩm HLSO (Headlees shell-on)
Xử lý
Rửa lần 1
Ngâm
Rửa lần 2
Xếp mâm
Hấp
Làm nguội
Cấp đông
Cân
Mạ băng
Tái đông
Bao gói
Dò kim loại
Đóng thùng
Bảo quản
Hình 10: Quy trình chế biến tôm PTO hấp đông IQF
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 42
3.3.2 Giải thích quy trình
Nguyên liệu
• Nguyên liệu dùng để chế biến tôm PTO thông thường là tôm không
đạt tiêu chuẩn để chế biến tôm vỏ do bị khuyết tật phần vỏ (bể vỏ,
bong vỏ)
• Tôm có mùi tanh tự nhiên
• Tôm có màu sắc tự nhiên, thịt tôm không bị biến màu xanh, vàng.
• Chất lượng tôm còn tươi tốt
• Tôm không bị sâu đuôi, đen đuôi, mềm đuôi.
• Đối với tôm dùng để chế biến tôm PTO thì không đánh giá phần vỏ
thân tôm.
• Tôm đạt được các chỉ tiêu trên sẽ được đem chế biến tôm PTO hoặc
chất lượng tôm có thể tốt hơn.
Xử lý
Mục đích: loại bỏ những phần không ăn được, không có giá trị về mặt giá trị kinh
tế và mặt cảm quan
Thao tác:
+ Lặt đầu: giống như tôm vỏ bỏ đầu đông block
+ Lột vỏ và chừa đuôi: dùng dao hoặc tay lột hết vỏ tôm từ đốt đầu đến
đốt thứ năm, chừa lại đốt thứ sáu và đốt đuôi.
+ Xẻ lưng: dùng dao xẻ cạn dọc lưng tôm từ đốt thứ hai đến cuối đốt thứ
tư (xẻ 3 đốt) hoặc từ đốt thứ hai đến cuối đốt thứ năm (xẻ 4 đốt) tuỳ theo yêu cầu
của khách hàng, dùng mũi dao tách chỉ lưng ra ngoài.
+ Cạo chân: lật ngửa thân tôm, dùng dao cạo nhẹ phần bụng cho sạch
chân.
Yêu cầu:
+ Không làm đứt đốt đuôi.
+ Vết xẻ lưng phải thẳng, không bị lệch và không quá sâu.
+ Không sót chỉ lưng
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 43
Rửa lần 1: cho từng rổ tôm vào bồn rửa có nồng độ Chlorin từ 20 – 50 ppm
để loại bỏ tạp chất còn bám trên thân tôm sau khi đã xử lý.
Phân cỡ, phân loại: loại bỏ những con tôm không đạt yêu cầu chế biến theo
quy trình trên
Rửa lần 2: trước khi ngâm, tiến hành rửa tôm lần 2 trong các bồn nước có
nồng độ chlorine từ 20 – 50ppm để đảm bảo sạch hết các tạp chất.
Ngâm
Sau khi rửa, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, tôm được ngâm ngay trong dung
dịch ngâm. Thời gian 2 – 3 giờ tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Mục đích
+ Loại bỏ tạp chất
+ Làm tăng vẻ mỹ quan: vỏ sáng bóng
+ Tránh được sự hao hụt trong quá trình lạnh đông
Thao tác
+ Chuẩn bị dung dịch ngâm, hỗn hợp gồm: STTP, muối, nước, đá
+ Cho dung dịch vào bồn, cho tiếp tôm vào, khởi động motor trục quay với
tốc độ vừa phải để tránh xây xát tôm
Yêu cầu
+ Nhiệt độ nước ngâm ≤ 40C
+ Tỷ lệ tôm: dung dịch ngâm là 1 : 1
Tách màu
Đối với tôm sú cần tách màu nhiều nhóm màu khác nhau: xanh, đen và từ nhạt đến
đậm.
Mục đích: tạo sự đồng đều về màu sắc
Thao tác: tôm được đổ thành từng đống ở trên bàn, công nhân tiến hành phân loại
dựa vào màu sắc của tôm
Yêu cầu:
+ Công nhân phải lành nghề
+ Nhiệt độ thân tôm luôn ≤ 40C
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 44
Rửa lần 4
Công đoạn rửa cuối cùng của quy trình, tôm được rửa trong bồn nước đã được làm
lạnh
Xếp vĩ
Mục đích:
+ Tạo hình cho tôm: cong tự nhiên
+ Chiếm được nhiều diện tích, tiết kiệm được thời gian hấp
Thao tác: công nhân xếp tôm theo thứ tự trên mâm, trong quá trình xếp mâm có thể
loại ra những con tôm không đạt yêu cầu chế biến cho quy trình
Yêu cầu: xếp tôm sao cho tôm có hình dáng cong tự nhiên
Hấp, làm nguội
Mục đích: tạo ra sản phẩm có thể sử dụng ngay không cần chế biến lại.
Thao tác: tôm sau khi xếp vĩ được công nhân cho vào lò hấp. Sau khi hấp, tôm
được làm lạnh ngay bằng cách cho băng chuyền chạy qua hệ thống phun sương,
sau đó chạy qua bồn nước lạnh.
Yêu cầu:
+ Nhiệt độ hấp: 90 – 1000C
+ Nhiệt độ thân tôm sau khi hấp: 70 ± 20C
+ Thời gian hấp tuỳ thuộc vào kích cỡ của tôm
+ Nhiệt độ nước làm nguội < -40C
+ Nhiệt độ thân tôm sau khi làm nguội < 100C
Cấp đông
Mục đích: hạ thấp nhiệt độ sản phẩm xuống đưới điểm đóng băng để ức chế hoạt
động của vi sinh vật
Thao tác: tôm được xếp trên băng chuyền của tủ cấp đông IQF. Xếp tôm cạnh nhau
nhưng không được chồng hoặc chạm vào nhau
Yêu cầu:
+ Nhiệt độ cấp đông: -36 ÷ -400C
+ Nhiệt độ tâm của sản phẩm ≤ -180C
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 45
+ Thời gian cấp đông tuỳ thuộc vào từng cỡ tôm
Cân
Tiến hành cân tôm sau khi đã đựơc cấp đông. Trọng lượng của tôm tuỳ theo yêu
cầu của khách hàng. Lượng phụ trội quy định theo kích cỡ từ 1 -1.3%
Mạ băng
Mục đích: tạo một lớp băng mỏng bao bọc bên ngoài thân tôm để bảo vệ sản phẩm.
Ngăn cản được quá trình bay hơi nước và oxy hoá trong thời gian bảo quản. Mặc
khác mạ băng còn làm bóng bề mặt sản phẩm.
Thao tác: sử dụng nước sạch đã được làm lạnh. Băng chuyền tôm chạy qua vòi
phun sương để đảm bảo tỉ lệ mạ băng được đồng đều.
Có thể mạ băng bằng cách cho tôm đã cân vào rổ, nhúng vào bồn nước đã được
làm lạnh. Khi lấy rổ tôm lên khỏi mặt nước mạ băng phải xóc rổ cho vơi bớt nước
để lớp mạ đều và tôm không dính vào nhau.
Yêu cầu:
+ Nhiệt độ nước mạ băng: ≤ -40C
+ Tỉ lệ mạ băng ≥ 10%
Tái đông
Mục đích: làm khô mặt băng để ổn định nhiệt độ thân tôm
Thao tác: cho tôm vào vĩ, chuyển vĩ tôm lên băng chuyền của tủ tái đông, thời gian
tái đông tuỳ theo kích cỡ của sản phẩm.
Yêu cầu: nhiệt độ tái đông ≤ -270C
Bao gói
Sau khi tái đông, tiến hành cho tôm vào túi PE, hàn kín miệng. Tuỳ theo yêu cầu
của khách hàng mà có thể mạ băng sản phẩm lần thứ hai rồi mới cho vào bao bì
Dò kim loại (giống như tôm vỏ bỏ đầu đông block)
Đóng thùng: Xếp 5 hoặc 10 túi PE vào thùng carton theo yêu cầu của khách
hàng. Ngoài thùng phải ghi đầy đủ thông tin .
Bảo quản (giống như tôm vỏ bỏ đầu đông block)
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 46
3.4 QUY TRÌNH CHẾ BIẾN TÔM PTO ĐÔNG IQF
3.4.1 Quy trình sản xuất
Bán thành phẩm HLSO (Headlees shell-on)
Xử lý
Rửa lần 2
Ngâm
Tách màu
Rửa lần 4
Cấp đông
Cân
Mạ băng
Tái đông
Bao gói
Dò kim loại
Đóng thùng
Bảo quản
Hình 11: Quy trình chế biến tôm PTO đông IQF
3.4.2 Giải thích quy trình
Các công đoạn chế biến tôm PTO đông IQF tương tự như các công đoạn của quy
trình chế biến tôm PTO hấp, chỉ bỏ qua công đoạn hấp và làm nguội. Sau khi rửa
lần 4, tiến hành cấp đông ngay.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 47
3.5 TRANG THIẾT BỊ
3.5.1 Tủ đông tiếp xúc
Hình 12: Sơ đồ tủ đông tiếp xúc
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên liệu được xếp trong khuôn cấp đông bằng vật liệu nhôm, phía trên có nắp
đậy ép vào bề mặt sản phẩm để tăng diện tích tiếp xúc. Đặt các khuôn nhôm lên
các tấm panel, cả hai mặt đều tiếp xúc với tấm panel. Môi chất lạnh sẽ trao đổi
nhiệt với nguyên liệu thuỷ sản theo phương thức dẫn nhiệt. Môi chất lạnh sẽ thu
nhiệt từ bề mặt kim loại, còn nguyên liệu sẽ tiếp xúc bề mặt kim loại nhận có nhiệt
độ lạnh làm cho nhiệt độ của nguyên liệu giảm dần. Nhiệt độ của nguyên liệu càng
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 48
giảm thì sự chênh lệch nhiệt độ của quá trình trao đổi nhiệt càng đến trạng thái cân
bằng nhiệt. Khi nhiệt độ tâm của sản phẩm đạt -180C thì cho máy ngừng hoạt động
và tiến hành ra tủ.
Ngoài ra, khả năng làm lạnh nhanh hay chậm còn tuỳ thuộc vào diện tích tiếp xúc
của bề mặt sản phẩm với tấm panel, diện tích tiếp xúc càng lớn thì quá trình trao
đổi nhiệt làm lạnh diễn ra càng nhanh.
3.5.2 Tủ cấp đông IQF
Hình 13: Sơ đồ tủ cấp đông IQF
a. Các bước chuẩn bị trước khi chạy máy IQF
• Mở cửa buồng máy cấp đông.
• Kiểm tra không có người bên trong máy.
• Kiểm tra xem có bất kỳ vật dụng nào còn sót lại bên trong máy cấp đông
không
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 49
• Hạ thấp tấm phân phối gió impingenment tới vị trí đóng
• Đóng tất cả các tấm che hệ thống thông gió
• Kiểm tra nước đóng băng dọc theo vách của tấm che hệ thống thông gió
• Đóng tất cả các cửa buồng máy
• Đóng tất cả các nắp xả nước của máy.
b. Trước khi khởi động máy
• Hốt sạch các vụn nguyên liệu và tuyết bám còn sót khi tất cả còn đóng băng
• Mở tất cả các nắp xả nước
• Đóng van khoá đường ống cấp dịch lạnh
c. Chạy máy theo chương trình cài đặt sẵn
• Chọn màn hình lập trình các chức năng hoạt động của máy.
• Chọn các chức năng hoạt động của máy theo ý muốn.
• Nhấn nút chạy máy. Băng tải chạy khi tín hiệu cảnh báo.
• Mở các van của đường ống cấp dịch lạnh
d. Trong quá trình cấp đông cần kiểm tra đều đặn.
• Nhiệt độ buồng lạnh
• Nhiệt độ giàn lạnh
• Thời gian cấp hay tốc độ cài đặt băng tải
e. Ngừng máy
• Chạy máy cho đến khi không còn sản phẩm trên băng tải
• Nhấn nút dừng máy
Tất cả các chức năng sẽ dừng lại. Tín hiệu yêu cầu cấp dịch lạnh vẫn duy trì sau 10
phút
Loại bỏ việc chọn chế độ cấp đông
Tất cả các chức năng chọn sẽ bị loại bỏ. Tín hiệu yêu cầu cấp dịch lạnh bị xoá bỏ
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 50
3.5.3 Máy phân cỡ
Hình 14: Sơ đồ máy phân cỡ
Nguyên tắc hoạt động:
Tôm sau khi xử lý được cho vào phểu của máy phân cỡ, tại đây tôm được rửa với
nồng độ Chlorin 20 – 50 ppm nhằm loại bỏ các tạp chất còn sót lại trong quá trình
xử lý. Khởi động băng chuyền để chuyển tôm lên dàn rung, từ dàn rung tôm rơi
xuống các con lăn, khoảng cách giữa các con lăn sẽ lớn dần để những con tôm có
kích thước nhỏ rơi xuống máng hứng trước, những con tôm có kích thước lớn hơn
sẽ rơi xuống máng hứng sau
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 51
3.5.4 Lò hấp
Hình 15 : Sơ đồ lò hấp
Nguyên tắc hoạt động:
Tôm PTO dạng rời xếp vào khay được xích tải chuyển qua buồng hấp. Tại
buồng hấp dưới tác dụng của hơi nước cấp từ hệ thống lò hơi sẽ làm chin sản
phẩm. Sản phẩm sau khi ra khỏi buồng hấp sẽ đến buồng làm nguội sơ cấp, tại đây
dưới tác dụng của hệ thống vòi phun sương nước lạnh để hạ nhiệt độ. Sauk hi ra
khỏi buồng làm nguội sơ cấp, sản phẩm sẽ được nhúng chìm hoàn toàn trong nước
lạnh tại thùng làm nguội thứ cấp. Toàn bộ các quá trình này có thể tùy biến và điều
chỉnh dễ dàng phù hợp với từng loại sản phẩm khác nhau.
3.6 CÁC TIÊU CHUẨN ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG
THÀNH PHẨM
Việc kiểm tra chất lượng thành phẩm được thực hiện để quyết định sản phẩm có
được xuất xưởng hay không
3.6.1 Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong chế biến thủy sản đông lạnh
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 52
a. Lấy mẫu
- Mỗi lô hàng là một lượng sản phẩm có cùng một tên gọi, kích cỡ, phẩm
chất và được bao gói cùng một loại bao bì
- Trước khi lấy mẫu, phải xác định tính đồng nhất của lô hàng, đối chiếu với
giấy tờ kèm theo, kiểm tra bao bì của lô hàng.
- Lấy các thùng sản phẩm ở vị trí khác nhau trong lô hàng, mỗi thùng lấy
một mẫu để kiểm tra.
- Nếu kết quả kiểm tra có nghi vấn thì phải lấy mẫu lại để kiểm tra lần hai
b. Kiểm tra trạng thái bên ngoài, nhiệt độ và khối lượng của sản phẩm
- Kiểm tra hình dáng, màu sắc, bề dày lớp băng phủ ngoài sản phẩm
- Xác định khối lượng sản phẩm (cả bao bì và băng)
- Kiểm tra nhiệt độ đông lạnh của sản phẩm bằng cách dùng khoan, khoan
sâu từ ngoài vào đến giữa thân tôm, đặt nhiệt kế vào để xác định nhiệt độ tâm của
sản phẩm.
c. Kiểm tra cảm quan và lý tính
• Xác định khối lượng
Cho sản phẩm vào bồn (chậu) nước để rả đông, để ráo nước, cân sản phẩm
xem có đủ số lượng hay không
• Kiểm tra trạng thái bên ngoài: kiểm tra đuôi, vết cắt và tạp chất.
• Kiểm tra sự đàn hồi: bằng cách lấy ngón tay ấn nhẹ vào phần thịt
của sản phẩm.
• Xác định kích cỡ: bằng cách đếm tổng số con trong bao bì
• Kiểm tra mùi của sản phẩm
3.6.2 Phương pháp đánh giá
Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm bao gồm bốn nhóm chỉ tiêu sau:
a. Chỉ tiêu vật lý
• Nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ -180C
• Khối lượng
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 53
• Kích cỡ: khối lượng con lớn nhất không lớn hơn 35% khối lượng một
con tôm trong 1lb
b. Chỉ tiêu cảm quan
• Lớp băng trong và phủ kín sản phẩm, mặt băng có thể bị nứt nhẹ.
• Tạp chất: đánh giá số con còn sót tim, vỏ, chân, râu ≤ 1% so với tổng
số con trong mẫu kiểm tra.
• Màu sắc: màu sắc đặc trưng của tôm
• Mùi vị: không có mùi lạ, mùi đặc trưng của sản phẩm
• Trạng thái bên ngoài: tôm phải nguyên vẹn, không mềm vỏ, hở đốt,
không đứt đuôi (tôm vỏ bỏ đầu). Tôm PTO hay tôm thịt: tôm không
bị gãy đuôi, không đứt phần thịt.
c. Chỉ tiêu chất lượng và bao bì
Bao bì PE: nguyên vẹn, thẻ cỡ đặt đúng vị trí, ghi đủ các phần quy định và phù hợp
với sản phẩm.
Bao bì giấy: nguyên vẹn, thông tin ghi trên hộp phải đúng và rõ ràng.
Bao bì carton: nguyên vẹn, không móp méo, đai nẹp phải đúng quy định, thông tin
ghi trên bao bì phải đầy đủ và rõ ràng.
d. Chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh
i. Mức độ nhiễm khuẩn
Tổng số vi sinh vật hiếu khí trong sản phẩm không lớn hơn
500000
E.coli không cho phép
Staphylococus aureus không cho phép
Samonella không cho phép
ii. Chế độ vệ sinh
Kho bảo quản không có vật lạ và phải sạch sẽ
Công nhân thực hiện phải khám bệnh định kỳ.
(Nguồn:Trần Đức Ba – Nguyễn Văn Tài – 2004 – Công Nghệ Lạnh Thủy Sản)
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 54
3.7 CÁC BIẾN ĐỔI XẢY RA TRONG QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN VÀ BẢO
QUẢN SẢN PHẨM
3.7.1 Biến đổi trong quá trình lạnh đông
a. Biến đổi vi sinh vật
Khi hạ nhiệt độ thân tôm xuống đến điểm đóng băng, vi sinh vật hoạt động chậm
lại. Nhiệt độ dưới -150C sẽ ngăn chặn được vi trùng lẫn nấm mốc vì ở khoảng nhiệt
độ này lượng nước trong thân tôm chỉ còn lại khoảng 10%.
Ngoài ra, ở khoảng nhiệt độ -1 ÷ -50C gần như đa số nước tự do của tế bào thủy sản
kết tinh thành đá. Nếu lạnh đông chậm, các tinh thể nước đá to, sắc làm vỡ tế bào
vi trùng mạnh nhất ở giai đoạn này. Do đó phương pháp lạnh đông chậm tiêu diệt
vi trùng hơn là phương pháp lạnh đông nhanh nhưng lại gây hại cho thể chất của
sản phẩm.
b. Biến đổi hoá học
Biến đổi chất đạm
Ở -200C chất đạm bị đông lại, sau sáu tháng bảo quản có phân giải nhẹ
Ở khoảng nhiệt độ -1 ÷ -50C protein bị biến tính, đặc biệt myosin bị kết tủa. Thời
gian lạnh đông càng kéo dài thì protein càng bị biến tính. Làm lạnh đông nhanh sẽ
đỡ bị biến tính protein. Dưới -200C thì protein hầu như không bị biến tính
Biến đổi chất béo
Chất béo bị thủy phân và hàm lượng acid béo ở thể tự do phụ thuộc nhiệt độ và
thời gian bảo quản. Nếu nhiệt độ -120C sau 10 tuần lễ chỉ số peroxit tăng lên rõ rệt,
sau 30 tuần chỉ số này vượt quá quy định về phẩm chất vệ sinh
Biến đổi gluxit
Khi lạnh đông chậm, glycogen phân giải ra nhiều acid lactic ở nhiệt độ thấp hơn là
ở trường hợp lạnh đônh nhanh.
Biến đổi sinh tố
Sinh tố ít bị mất trong giai đoạn lạnh đông, đa số bị mất trong lúc chế biến, rửa.
Ở nhiệt độ lạnh, sinh tố A tỏ ra bền vững. Sinh tố B2, PP mất một ít. Sinh tố C mất
nhiều khi sản phẩm mất nước, cháy lạnh.Bị hao hụt toàn bộ phải kể đến sinh tố E,
tôm làm lạnh đông không còn sinh tố E nữa
Biến đổi chất khoáng
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 55
Nhiệt độ lạnh không ảnh hưởng lên chất khoáng nhưng do sự biến đổi cơ cấu sản
phẩm khi làm lạnh đông khiến hao hụt một lượng lớn khoáng chất trong dịch tế bào
chảy ra ngoài khi rã đông
c. Biến đổi lý học
Tăng thể tích: nước trong thuỷ sản đóng băng làm tăng thể tích lên
10%
Thay đổi màu sắc:
Do mất nước, các sắc tố hemoglobin, mioglobin và hemoxyanin chuyển thành
mêthmoglobin, motnioglobin và mêthmoxyanin làm sắc màu sậm lại. Trong quá
trình cấp đông nhanh (sản phẩm đông IQF) chất lượng sản phẩm không thay đổi
đáng kể về màu sắc, cơ cấu. Khi cấp đông chậm (đông block) sự giảm chất lượng
về màu sắc, cơ cấu trở nên rõ rang hơn.
Sự giảm trọng lượng:
Sản phẩm đông lạnh bị giảm trọng lượng do bốc hơi nước hoặc do thiệt hại lý học
trong quá trình làm lạnh đông
Thiệt hại lý học có thể do tác động trong khi lạnh đông khiến cho nhiều mảnh nhỏ
bị vỡ vụn, chẳng hạn như khi sản phẩm bị hoá lỏng bởi luồng không khí mát. Hình
thức thiệt hại khác là thuỷ sản dán chặt vào mâm cấp đông hoặc đai chuyền, làm
tróc một phần trọng lượng khi tách khỏi mâm. Nếu xịt nước dưới mặt đáy để tách
sẽ giảm được thiệt hại này.
Thiệt hại lý học trong một máy đông không đáng kể và không hơn 1% nếu thực
hiện làm lạnh đông đúng cách.
Việc giảm trọng lượng do bốc hơi tuỳ vào các yếu tố như: loại máy đông, thời gian
lạnh đông, loại sản phẩm, cỡ dạng sản phẩm, tốc độ không khí và điều kiện vận
hành máy.
Mức giảm trọng lưởng thuỷ sản nhỏ cao hơn ở thuỷ sản lớn. Tỷ suất hao hụt tỷ lệ
thuận với diện tích bề mặt, thuỷ sản nhỏ có tổng diện tích bề mặt lớn hơn thuỷ sản
lớn. Ngoài ra, thuỷ sản đông rời hao hụt hơn thuỷ sản đông block.
Bao gói thuỷ sản khi lạnh đông cũng làm giảm hao hụt rất nhiều nhưng nếu bao gói
không chặt trọng lượng vẫn bị hao hụt do bốc hơi bề mặt bên trong lớp bao gói.
(Nguồn:Trần Đức Ba – Nguyễn Văn Tài – 2004 – Công Nghệ Lạnh Thủy Sản)
3.7.2 Sự thay đổi chất lượng sản phẩm trong quá trình trữ đông
a. Các biến đổi hóa lý
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 56
Trong quá trình trữ đông, sản phẩm vẫn tiếp tục giảm sút chất lượng do một số hoạt
động lý hoá diễn ra ở tốc độ chậm trong cơ thịt. Các hoạt động này gây ra các biến
đổi thường gặp ở sản phẩm trong quá trình bảo quản trong kho trữ
Sự biến đổi protid: làm cho sản phẩm bị biến màu hồng nhạt.
Sự oxy hoá chất béo: đối với sản phẩm có hàm lượng chất béo cao, sự oxy
hoá làm sản phẩm có mùi hôi, vị đắng, biến màu nâu nhạt và không còn
dùng được
Sự mất nước: làm cho sản phẩm bị khô, mất trọng lượng.
Nếu tình trạng mất nước nặng, mặt sản phẩm sẽ bị xơ trắng, xốp thường gọi là
“cháy lạnh“. Đặc biệt khi thời gian bảo quản dài thì hiện tượng cháy lạnh càng rõ
rệt hơn
Sự cháy lạnh làm giảm trọng lượng lô hàng thể hiện như: trơ băng, cơ thịt khô, mất
tính đàn hồi và có thể mất đi mùi vị đặt trưng của tôm
Nguyên nhân: khi đưa thành phẩm đông lạnh vào kho lưu trữ, nhiệt độ bề mặt sản
phẩm thường thấp hơn nhiệt độ kho. Do đó xảy ra sự truyền nhiệt từ môi trường
vào sản phẩm. Nguồn nhiệt từ môi trường vào sản phẩm gây ra sự bốc ẩm liên tục
như thăng hoa nước đá. Vì ẩm ở sản phẩm đều ở dạng tinh thể đá nên thực tế
không có sự khuếch tán ẩm. Trong sản phẩm và ở phần ngoài sẽ dần tạo nên một
lớp xốp ngày càng sâu vào trong thành phần mất nước vì đã thăng hoa, ban đầu chỉ
ở bề mặt sau lan dần vào trong sản phẩm.
Tốc độ các biến đổi trên phụ thuộc vào các yếu tố chủ yếu sau đây:
Điều kiện hoạt động của kho trữ
Nhiệt độ kho và sự dao động nhiệt độ kho
Tốc độ gió và sự phân bố gió
Cách sắp xếp hàng trong kho
Chế độ mở cửa – ra vào kho
Cách bao gói sản phẩm
b. Sự mất trọng lượng
Yếu tố quyết định sự mất nước sản phẩm trong kho trữ đông là sự thay đổi nhiệt độ
liên quan đến ẩm độ tương đối của không khí trên bề mặt sản phẩm. Nhiệt độ trong
kho tăng cao, sẽ làm ẩm độ tương đối thấp hơn 100%. Tại lúc này nước trong sản
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 57
phẩm sẽ thăng hoa vào không khí xung quanh hoặc vào phần không khí bên trong
bao bì để đạt độ ẩm bão hoà. Quá trình này liên tục xảy ra mỗi khi nhiệt độ kho dao
động do mở cửa, xuất nhập thành phẩm. Mặt bên trong bao bì sẽ xuất hiện các tinh
thể đá tuyết do lượng nước bốc hơi đạt bão hoà ngưng tụ lại và đông thành đá khi
nhiệt độ kho giảm xuống. Thời gian trữ đông càng dài sản phẩm bị mất trọng lượng
đáng kể
Ngoài ra tốc độ mất trọng lượng của sản phẩm còn phụ thuộc vào vị ttrí của sản
phẩm trong kho.
+ Sản phẩm xếp trước dàn lạnh, nơi có tốc độ gió lớn nhất
+ Sản phẩm xếp gần vị trí cửa ra vào, cửa sổ, ssát trên nóc kho, nơi có
nhiệt độ dao động thường xuyên nhất
+ Sản phẩm xa dàn lạnh, gần vách cũng có thể chịu sự hao hụt cao do sự
phân phối không kém và nhiệt xâm nhập qua tường
Bao bì sản phẩm có tác dụng hạn chế sự mất nước do ngăn cản sự xâm nhập nhiệt ,
sự lưu thông của gió trên bề mặt sản phẩm. Bao bì phải bọc sát sản phẩm (hút chân
không) để hạn chế không khí bên trong bao bì và bao bọc hết sản phẩm. Các sản
phẩm đóng gói trong bao bì tạm, nhựa nếu không được bao bọc tốt sẽ bị mau mất
trọng lượng và cháy lạnh
(Nguồn:Công Ty Thủy Sản Cửu Long – 2004 – Giáo trình đào tạo Kỹ thuật chế biến thủy sản đông lạnh)
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 58
CHƯƠNG IV HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
4.1 SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Nước thải
Hình 16 : Hệ thống xử lý nước thải
Đường nước điều hoà
Hố thu gom
Bể tuyển nổi
Bể điều hoà
Bể lắng áp lực
Bể lọc sinh học hiếu khí vật
liệu nổi nhún chìm (SAB)
Bể lắng đứng
Bể lọc áp lực
Bể tiếp xúc khử trùng
Chất thải rắn
Cống thoát
Hoá chất keo tụ
Hoá chất keo tụ
Cl2
Bể chứa nước
rửa nguội SAB
Bể chứa bùn
Sân phơi bùn
: Đường nước thải
: Đường nước tuần hoàn
: Đường bùn
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 59
4.2 THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
Nước thải từ các nguồn thải trong nhà máy (các phân xưởng chế biến) sẽ tự chảy
theo hệ thống cống thu gom đến hố ga thu gom nước thải hiện hữu. Tại đây bố trí
song chắn rác cơ học kích thước mắt lưới khoảng 19 mm. Mục đích để loại bỏ các
cặn lơ lửng thô (vụn thuỷ sản), bao nylon, rác, giấy. Những chất này nếu không lấy
ra sẽ làm hỏng các thiết bị bơm nước thải theo sau, bít các valve, đường ống. Công
nghệ giảm hiệu quả xử lý và tính ổn định của các đơn nguyên xử lý nước thải phía
sau.
Nước thải sau khi đi qua song chắn rác sẽ tự chảy vào hố ga thu gom. Tại đây nước
thải được bơm đặt chìm bơm sang bể điều hoà hiện hữu. Chức năng của bể này là
điều hoà lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải ( pH, BOD, COD,
chất dinh dưỡng) những lợi ích do bể này mang lại có thể được liệt kê như sau:
Giảm lưu lượng cực đại trong những giờ sản xuất cao điểm.
Giảm nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ cao cho các quá trình xử lý sinh học
theo sau.
Tối ưu hoá các điều kiện cho quá trình xử lý sinh học theo sau, bao gồm việc
giảm tải lượng hữu cơ, giảm và làm chậm lại sự dao động tải lượng hữu cơ trong
quá trình sản xuất (hoá chất dùng để diệt khuẩn trong phân xưởng sản xuất).
Kiểm soát được pH
Bể được khuấy trộn tốt bằng máy thổi khí (air blower) với hệ thống ống phân phối
bố trí dưới đáy bể, đảm bảo điều kiện hiếu khí cho toàn bộ thể tích bể để ngăn ngừa
nước thải ở điều kiện kỵ khí (septic) và gây mùi hôi thối. Lưu lượng khí cấp tính
toán là 0,01 – 0,015 m2/m3.min.
Từ bể điều hoà sục khí, nước thải được bơm vào bể tuyển nổi khí hoà tan DAF (
cải tạo lại bể lắng đứng hiện hữu) bằng bơm nước thải nhún chìm. Chức năng của
bể này là tách dầu mỡ, cặn lơ lửng SS và phosphorus ra khỏi nước thải bằng
phương pháp kết tủa hoá học để chuẩn bị điều kiện tối ưu cho bể SAB
Từ bể tuyển nổi DAF, nước trong tự chảy sang bồn chứa nước trung gian 2m3, tại
đây nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực. Chức năng của bồn này là khử thêm
cặn lơ lửng và bông kết tủa phosphorus và nitrogen để cho bể SAB theo sau hoạt
động ổn định.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 60
Nước thải sau khi ra khỏi bồn áp lực sẽ chảy sang bể lọc sinh học vật liệu nổi
nhúng chìm SAB (cải tạo lại bể bùn hoạt tính hiện hữu). Chức năng của bể này khử
chất hữu cơ và nitrogen.
Sau khi ra khỏi bể SAB, nước thải sẽ tự chảy sang bể lắng đứng (cải tạo lại 2 bể
lắng đứng hiện hữu). Chức năng của bể này là khử cặn lơ lửng kết hợp khử
phosphorus bằng phương pháp hoá học
Nước thải sau khi qua các bể lắng đứng sẽ được bơm vào bồn lọc áp lực để khử
triệt để cặn lơ lửng và tạo điều kiện tối ưu cho giai đoạn khử trùng tiếp theo sau.
Nước thải sau khi ra khỏi bồn lọc áp lực sẽ chảy sang bể tiếp xúc khử trùng hiện
hữu nhằm tiêu diệt toàn bộ vi khuẩn, virus gây hại cho người và nguồn nước tiếp
nhận. Bể được thiết kế với các vách ngăn để cho Chlorin và nước thải tiếp xúc tối
ưu. Thời gian lưu nước trong bể là 30 phút với hàm lượng Chlorin dư là 0,5 mg/l
đủ đảm bảo khử trùng.
Bùn cặn đựơc giữ lại ở lớp vật liệu lọc của bể SAB sẽ được xả rửa ngược sang
ngăn chứa nước rửa ngược, từ đây nước rưả ngược được bơm sang bể chứa bùn (sử
dụng lại bể kỵ khí hiện hữu) bằng bơm chìm để tách bùn cặn ra khỏi nước thải.
Nước rửa ngược bể lọc cát áp lực và bùn lắng tại đáy của bể lắng đứng cũng được
bơm về bể chứa bùn này. Sau khi lắng bùn, nước thải trên lớp bùn sẽ tự chảy trọng
lực tuần hoàn về hố thu gom nước thải để xử lý với nước thải đầu vào.
Sau khi lắng trong, phần bùn lắng ở đáy bể chứa bùn sẽ được bơm về sân phơi bùn
bằng bơm bùn đặt chìm. Lớp bùn tuyển nổi trên máng tràn của bể tuyển nổi cũng
được đưa về sân phơi bùn.
Tại sân phơi bùn, sau khi lắng trọng lực, nước trong sẽ chảy về hố ga thu gom để
xử lý cùng với nước thải đầu vào. Bùn sau khi tách nước được làm phân bón sinh
học.
Nước thải sau khi xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm đạt tiêu chuẩn thải ra nguồn
nước tiếp nhận loại B của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN – 5945:2005.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 61
CHƯƠNG V KẾT LUẬN
Muốn cạnh tranh trên thị trường thì xí nghiệp phải đảm bảo chất lượng sản phẩm
và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là điều kiện tất yếu trong sản
xuất kinh doanh. Trong suốt quá trình chế biến cho đến sản phẩm cuối cùng có
nhiều yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chất lượng như: nguyên liệu, quá trình
sản xuất, môi trường, tổ chứcquản lý, máy móc thiết bịDo đó để nâng cao chất
lượng cần phải có hệ thống các biện pháp tác động đồng thời và hữu hiệu, tiến
hành một cách thường xuyên và liên tục. Đây là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp,
đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa xí nghiệp với các ngành chức năng.
Qua thời gian thực tập tại xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản xuất nhập khẩu Stapimex
em có nhận xét như sau:
Về quản lý: từ Ban giám đốc, phó giám đốc, ban điều hành, ban KCS, tổ trưởng
đến toàn thể công nhân đều thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của nhà máy. Mọi
người đều có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
Về tổ chức: tương đối hợp lý, mỗi khâu đều có một KCS kiểm tra chất lượng.
Trong một khâu của quá trình sản xuất chia nhiều tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng và
một tổ phó.
Về kỹ thuật: quy trình sản xuất của xí nghiệp hiện đại, mang lại hiệu quả kinh tế
cao.
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 62
LỜI CẢM TẠ
Nhìn chung, điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất của xí nghiệp đầy đủ. Đội ngủ
công nhân viên có trình độ chuyên môn cao nên những mặt hàng sản xuất ra có
chất lượng tốt, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng.
Sau thời gian thực tập tại xí nghiệp Stapimex em đã học hỏi đựợc rất nhiều kinh
nghiệm thực tế để làm hành trang cho công việc sau này. Qua đó, nhờ được sự giúp
đỡ tận tình của ban giám đốc xí nghiệp, các anh chị trong ban kỹ thuật, anh chị
KCS cùng toàn thể các anh chị em trong xí nghiệp đã giúp em hiểu biết thêm nhiều
kiến thức phong phú, rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế mà lúc trước em chỉ
được học trên lý thuyết.
Em xin cám ơn ban giám đốc, ban điều hành, phòng kỹ thuật cùng toàn thể các anh
chị em trong công ty. Em cũng xin chân thành cám ơn thầy Nguyễn Văn Mười đã
đóng góp ý kiến và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập. Tuy nhiên do thời
gian và kiến thức của em còn nhiều hạn chế rất mong được sự dóng góp ý kiến của
quý thầy cô để bài phúc trình của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cám ơn
Sinh viên thực hiện
Lý Thị Hạnh Dung
Báo cáo tốt nghiệp khóa 29 – năm 2008 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp & Sinh học ứng dụng 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thanh Quế - 2005 - Giáo trình chế biến thuỷ sản – Trường Đại Học Cần Thơ.
2. Phùng Đẹp Tươi – 2005 - Chuyên đề tốt nghiệp – Tìm hiểu quá trình công nghệ sản xuất
các mặt hàng tôm đông lạnh và xây dựng GMP cho mặt hàng tôm hấp cấp đông - Lớp chế
biến thuỷ sản 2000 – Nha Trang
3. Công ty thuỷ sản Cửu Long – 2004 - Giáo trình đào tạo kỹ thuật chế biến thuỷ sản đông
lạnh
4. Trần Đức Ba - Nguyễn Văn Tài - 2004 - Công nghệ lạnh thuỷ sản – Nhà Xuất Bản ĐHQG
TPHCM
5. Nguyễn Hoàng Lan – 2005 – Luận Văn Tốt Nghiệp – Khảo sát khả năng ức chế của một
số loại acid hữu cơ (acid acetic, acid citric, acid lactic, E400) thay thế Chlorin đối với vi
khuẩn Coliforms trên nguyên liệu tôm sú.
6. Huỳnh Nguyễn Bảo Duy-Huỳnh Lê Tâm-Else Marie Andersen – 2002 – Hướng dẫn xử lý
và bảo quản tôm sú nguyên liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0243.pdf