I. Lí do chọn đề tài
1. Nói đến tín hiệu thẩm mỹ là nói đến vấn đề có liên quan đến nhiều chuyên
ngành, bởi vậy nó được xem xét dưới nhiều góc độ, đặc biệt là những tín hiệu ngôn
ngữ thẩm mĩ trong tác phẩm văn chương. Một tín hiệu ngôn ngữ thông thường khi
đi vào thế giới thơ ca thì đã được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín
hiệu thẩm mĩ - ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương. Tín hiệu văn chương
nói riêng và tín hiệu thẩm mĩ nói chung có thể được hiểu là tín hiệu thuộc hệ thống
các phương tiện biểu hiện của các ngành nghệ thuật bao gồm toàn bộ những yếu tố
của hiện thực, tâm trạng, cảm xúc . Những yếu tố của chất liệu ngôn ngữ với văn
chương; như các yếu tố của chất liệu mằu sắc với hội họa; âm thanh, tiết tấu với âm
nhạc . được lựa chọn và sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật vì mục đích thẩm mĩ.
Như vậy, một tín hiệu thẩm mĩ phải hội tụ đủ các nhân tố sau: 1) cái biểu
hiện, đây là hình thức vật chất nghệ thuật. 2) Cái được biểu hiện là các giá trị ý
nghĩa thẩm mĩ. 3) Chủ thể sáng tạo( thế giới phát ngôn và tiếp nhận). 4) Thuộc một
hệ thống tín hiệu thẩm mĩ nhất định.
Chính vì vậy khi xem xét cấu trúc của tín hiểu thẩm mĩ cần thấy tính hệ
thống của nó được biểu hiện ở bình diện trừu tượng và cụ thể. Thuộc bình diện trừu
tượng là những hằng thể “ nguyên mẫu” có tính cố định, bất biến. Thuộc bình diện
cụ thể là những biến thể của tín hiệu thẩm mĩ trong mỗi lần xuất hiện nó mang tính
hiện hữu cụ thể sinh động.
Thực tế cho thấy nghiên cứu giá trị của tín hiệu thẩm mĩ là nghiên cứu những
biến thể của nó qua mỗi lần xuất hiện và việc nghiên cứu hệ thống tín hiệu thẩm mĩ
cũng chính là nghiên cứu cấu trúc hình tượng mang tính cụ thể hiện hữu của tác
phẩm nghệ thuật. Tìm hiểu các tín hiệu văn chương là phải tìm hiểu các yếu tố
ngôn ngữ giúp biểu hiện nó. Khi phân tích một tín hiệu văn chương, chúng ta phải
bám sát vào tổ hợp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích.
Chính vì vậy, để hiểu và đánh giá đúng đắn và có cơ sở khoa học một tác
phẩm văn học rất cần sự khảo sát, đánh giá hệ thống các tín hiệu thẩm mĩ trong tác
phẩm. Do đó gần đây vấn đề Tín hiệu thẩm mĩ đã được nhiều học giả trong và
ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên ở Việt Nam công việc nghiên cứu
THTM văn chương cũng mới chỉ là bắt đầu.
2. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại nói chung và Thơ Mới nói riêng,
Xuân Diệu nổi lên như một hiện tượng văn học hết sức rực rỡ. Đặc biệt trong lĩnh
vực thơ tình yêu thì có lẽ cho đến nay vẫn chưa có ai xứng đáng hơn Xuân Diệu với
danh hiệu: Nhà thơ tình lớn nhất trong văn học Việt Nam hiện đại - như nhiều nhà
phê bình văn học trong và ngoài nước nghiên cứu Xuân Diệu đã đánh giá: Thế Lữ,
Hà Minh Đức, Hoài Thanh- Hoài Chân, Nguyễn Hoành Khung, Nguyễn Đăng
Mạnh, Nguyễn Bùi Vợi, Alêchxây Vaxiliep, Mirây Găngxen, Blaga Đimitrôva .
Nhưng trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng này, hầu như còn ít có người
quan tâm tới tài năng của Xuân Diệu trong lĩnh vực ngôn ngữ. Ở đây chúng tôi
muốn bàn về “Mùa xuân- Trái tim” trong thơ tình Xuân Diệu dưới góc độ là những
tín hiệu thẩm mĩ nhằm góp phần khẳng định một cách tiếp cận mới các hình tượng
văn học từ góc độ lí thuyết về tín hiệu thẩm mĩ để góp thêm tiếng nói ca ngợi tài
năng xuất chúng của nhà thơ, đồng thời phục vụ cho việc giảng dạy các tác phẩm
văn học trong nhà trường hiện nay, và ở mức độ nhất định góp phần nâng cao năng
lực cảm thụ thẩm mĩ các thi phẩm của Xuân Diệu nói riêng, các tác phẩm thơ ca
nói chung.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I.Lý do chọn đề tài 1
II.Lịch sử vấn đề 2
III.Mục đích và đối tượng nghiên cứu .3
IV.Phạm vi nghiên cứu 4
V.Phương pháp nghiên cứu .4
VI. Những dự kiến đóng góp .5
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ TÍN HIỆU THẨM MĨ
1.1.Khái niệm về tín hiệu thẩm mĩ 6
1.1.1. Mối quan hệ của bộ ba: Tín hiệu-Tín hiệu ngôn ngữ- Tín hiệu thẩm Mĩ .6
1.1.1.1.Tín hiệu 7
1.1.1.2.Tín hiệu ngôn ngữ .10
1.1.1.3.Tín hiệu thẩm mĩ .13
1.2. Những đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ .17
1.2.1 Tính đẳng cấu . 17
1.2.2. Tính cấp độ 19
1.2.3. Đặc tính tác động 20
1.2.4.Tính biểu hiện .21
1.2.5. Tính biểu cảm 23
1.2.6. Tính biểu trưng 24
1.2.7. Tính truyền thống và cách tân .25
1.2.8. Tính hệ thống .26
1.2.9. Tính trừu tượng và cụ thể 28
1.3. Tín hiệu thẩm mĩ và ngôn ngữ văn học 30
1.4. Tín hiệu thẩm mĩ văn chương .32
1.5. Tiểu kết chương I .34
CHưƠNG 2: TÍN HIỆU THẨM MĨ “MÙA XUÂN” TRONG THƠ XUÂN
DIỆU
2.1. Dẫn nhập .37
2.2.Kết quả khảo sát 39
2.3.Tín hiệu hằng thể “Xuân” .41
2.4.Các biến thể của tín hiệu hằng thể “Xuân” .48
2.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Xuân” .48
2.4.2.Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Xuân” 51
2.4.3.Biến thể quan hệ của tín hiệu thẩm mĩ “Xuân” 57
2.4.3.1.Các tín hiệu BTQH là danh từ, cụm danh từ .57
2.4.3.2. Các tín hiệu BTQH là động từ /cụm động từ .70
2.5. Tiểu kết chương 2 .72
CHưƠNG 3: TÍN HIỆU THẨM MĨ “TRÁI TIM” TRONG THƠ XUÂN DIỆU
3.1.Dẫn nhập 76
3.2.Kết quả khảo sát 80
3.3. THTM hằng thể “Tim/Trái tim” 80
3.4.Biến thể của tín hiệu hằng thể “Trái tim” .81
3.4.1.Biến thể từ vựng của THHT “Trái tim” .82
3.4.2. Biến thể kết hợp của tín hiệu hằng thể “Trái tim” 85
3.4.2.1. Ý nghĩa thẩm mĩ “tình yêu" của BTKH “trái tim” .86
3.4.2.2.Ý nghĩa thẩm mĩ “trái tim công dân”của BTKH“Trái tim” 89
3.4.3. Biến thể quan hệ của các tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim .98
3.4.3.1.Những THBTQH là những động từ hoặc cụm động từ .99
3.4.3.2. Những tín hiệu biến thể quan hệ là những tính từ hoặc cụm tính
từ .102
3.4.3.3.THBTQH là danh từ chỉ thời gian,không gian của THTM Trái tim trong
thơ Xuân Diệu .104
3.5.Tiểu kết chương 3 .105
KẾT LUẬN 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .113
PHỤ LỤC .118
138 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2513 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát các tín hiệu thẩm mĩ mùa xuân và trái tim trong thơ Xuân Diệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thoảng còn ôm dáng đồi
Lên cao hít thở khí trời
Trái tim anh muốn ngàn đời yêu em.
(Sa Pa- Hồn tôi đôi cánh)
Trái tim công dân trong thơ Xuân Diệu còn mở rộng không gian biểu hiện
tình cảm của những con người cùng chí hướng, cùng lí tưởng. Và trái tim ấy dù
trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không bao giờ chết. Ngày 23 tháng 9 năm 1970,
Davit Ipsin, chủ tịch hội sinh viên toàn nước Mĩ cùng với 25 sinh viên khác bắt đầu
tuyệt thực để phản đối nhà cầm quyền Sài Gòn bắt bớ sinh viên miền Nam hôm 30
tháng 8. Xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của bạn, anh sinh viên Sài Gòn cũng
đang tuyệt thực sung sướng muốn gửi trái tim biết ơn đến những người cùng lí
tưởng với mình:
Anh sinh viên Sài Gòn sức lả bảy ngày, hôm nay rất tỉnh!
Chao ôi, anh áy náy trong sướng vui như thể nghẹn ngào
Có cách gì gửi được trái tim anh máu vẫn dâng trào
Sang bên kia Thái Bình Dương đặt vào trong lồng ngực bạn
Anh cảm kích vô cùng, mến thương vô hạn
Tâm hồn anh đang chăm lo cho bạn đang nhịn đói vì ta
Lí tưởng nối chung những khúc ruột già.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
(Sức mạnh những người tuyệt thực-Hồn tôi đôi cánh)
Trong những trận tuyến ác liệt, trái tim nhà thơ luôn hướng về đó, trái tim
của tình yêu đồng đội, trái tim của lòng căm thù giặc tới tận xương tủy, trái tim sẵn
sàng quét sạch lũ cướp nước:
Tiền tuyến của ta kia, trái tim ta ở đó
Lũ xâm lược đang còn phải quét cho sạch nó
(Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh-Tôi giàu đôi mắt)
Có lúc trái tim trong thơ Xuân Diệu hừng hực ngọn lửa căm hờn đối với giặc
Mĩ, nhưng trái tim đó lại có ánh sáng hơn tất cả ngàn tỉ mĩ kim của Mĩ, sáng hơn
tất cả bom đạn chiến tranh, vì trái tim đó có ánh sáng của chính nghĩa, của tình yêu
con người, của lòng yêu tự do và hòa bình. Đó cũng là trái tim yêu nước và căm
thù giặc:
Sao cái nước nhỏ này lại sáng hơn cái nước của ngàn tỉ mĩ
kim
Ánh sáng của trái tim mà lại chinh phục được toàn thế giới
Khoan khoái vô biên và cũng biết mấy căm hờn
Cái bọn làm giàu trên máu, tiền bạc giết hết nghĩa nhơn
Cái bọn giành ăn giật xé, rứt vú mẹ của trẻ con
Cái bọn nhe răng nanh mòn
Cắn vào ánh sáng!
(Ánh sáng trên cửa biển Hải Phòng-Tôi giàu đôi mắt)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98
Miền Bắc đã giải phóng, miền Nam vẫn trong trận chiến ác liệt. Miền Bắc
không chỉ gửi tới miền Nam lương thực thực phẩm, súng đạn, con người mà còn
gửi cả mười bảy triệu trái tim yêu thương, trái tim lo lắng tới khúc ruột miền Nam:
Ôi tấm lòng của mười bảy triệu nhân dân miền Bắc
Máu của tim mình đã gửi vào Nam
Đêm ngày mạch máu còn gửi luôn luôn
Thịt của thịt ta giằng ra sao được!
(Tôi lắng nghe những phố hè trong ấy-Tôi giàu đôi mắt)
Và có lúc tình yêu quê hương đất nước bị xâm lăng khiến trái tim thi sĩ như
muốn vỡ ra vì căm giận. Và trái tim đó như lời thề sẽ đem lại mùa xuân cho mặt
đất quê hương:
Ta yêu mình đến nỗi trái tim ta xé vỡ...
Ta muốn nói với mình-Hỡi trái tim ta
Đạp cỏ dại dưới chân, quyết phát quang bờ cõi
Đem lại mùa xuân trên mặt đất liền quê
Xương dính xương, thịt dính thịt-ta thề!
(Lời thề-Mũi Cà Mau)
Xuân Diệu từ nhà thơ lãng mạn chủ nghĩa đến nhà thơ hiện thực xã hội chủ
nghĩa là một bước chuyển biến dài, một sự đổi mới trong tâm hồn và cả trong trái
tim nhà thơ cùng với sự đổi mới của nhân dân, của đất nước và của nhân loại:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao
(Những đêm hành quân)
Và, trái tim ấy của nhà thơ đã được tôi luyện trong cuộc đấu tranh gian khổ
của nhân dân . Trái tim chung thủy này của thi sĩ cũng chính là của nhân dân trao
giữ:
Lúc gian khổ thử lòng người chung thủy
Trái tim này, tôi thấy đã mòn đâu
Trái tim nhân dân gửi vào ngực của tôi
Tràn thương mến-đến nứt ra-mà chẳng vỡ!
(Nhân dân đáng yêu-Hồn tôi đôi cánh)
Xuân Diệu còn ngợi ca trái tim của những người vợ, người mẹ Việt Nam anh
hùng, họ sẵn sàng nhường nhịn, hi sinh tất cả để cho đất nước được hòa bình. Đó
là trái tim lớn, trái tim của nhân dân. Nó làm thành mạch nguồn cảm hứng cho thi
pháp của Xuân Diệu:
Mẹ nhường nhịn cả máu xương mình đó
Nhân dân đáng yêu trái tim của cả bầu trời!
Trái tim chúng ta hiến máu cho cả cuộc đời
Có yêu mến mới căm thù như thế
(Nhân dân đáng yêu-Hồn tôi đôi cánh)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100
Miền Bắc giành được chính quyền và hoàn toàn giải phóng đã hai bảy năm.
Cứ đến ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám thành công, trái tim nhà thơ vui sướng
như nở hoa:
Hai mươi bảy năm trong trái tim tôi mỗi mùa lại nở
Tưởng hãy còn nghe khởi nghĩa bước rần rần
“Giành lấy chính quyền về tay nhân dân!”
(Nhân dân đáng yêu-tháng8 và tháng 9-năm1972)
Xuân Diệu cũng ca ngợi trái tim của liệt sĩ Nguyễn Thái Bình- con người đã
vứt bỏ tất cả tuổi thanh xuân, vinh hoa, công danh, tiền bạc. Bạo lực không làm anh
khiếp sợ, sự tàn bạo càng làm trái tim anh chất ngất căm thù. Trái tim đó như quả
bom vì đại nghĩa có thể nổ tung bất cứ lúc nào:
Hiện nay trái bom duy nhất của tôi là trái tim.
Trái tim này có thể nổ vì đại nghĩa
(Nguyễn Thái bình –T10)
Khi viết về Bác Hồ, Xuân Diệu luôn dành những câu thơ, lời thơ đẹp nhất để
tỏ bày tình cảm kính yêu vô bờ đối với Bác. Có lúc thi sĩ ví Bác như một vị thần ,
vị thánh. Tiếng nói của Bác có sức mạnh lay động hàng triệu triệu trái tim con
người ; tiếng nói đó có sức mạnh như gang, như thép tôi luyện triệu tấm lòng đứng
lên đấu tranh quyết đánh thắng giặc Mĩ:
Đường dân tộc mỗi lần sang ngoặt lớn
Tiếng nói Bác Hồ rõ ràng , ấm cúng
Có sức diệu kỳ lay động trái tim
Có sức thép gang tôi triệu tấm lòng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101
(Nghe tiếng gọi Bác Hồ toàn dân đánh thắng giặc Mĩ-T8)
Hình tượng Bác Hồ trong thơ Xuân Diệu đã trở thành biểu tượng tinh hoa
của núi sông, là hồn của dân tộc, là một phần cơ thể không thể thiếu của đất nước
Việt Nam.
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh! Đất nước hải hà
Lòng của ruộng hay tim gan của núi
Đất hằng nở rời sông hằng chảy tưới
Hồ Chí Minh là tinh túy non sông
(Đi theo Bác Hồ-T8)
Vì Bác đã trường tồn mãi mãi trong trái tim, trong tâm hồn của mỗi người
dân Việt Nam:
Bác Hồ ơi! Bác là dòng máu đỏ
Mãi trẻ trung trong ngực chúng con đây!
(Đi theo Bác Hồ-T8)
Có những khi một hàng tre, một cánh đồng, thậm chí một cọng rơm cũng là
biểu tượng của Tổ quốc Việt Nam. Tất cả những cái đó đều gần gũi thân thiết trong
trái tim con người Việt Nam:
Tổ quốc thân yêu ngàn lần ca ngợi
Nay càng thêm tha thiết với tim ta
Mỗi cây tre xóm, mỗi cánh đồng vàng rọi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102
Mỗi cây rơm đứng nghĩ ngợi bên nhà
(Hỡi hùng khí nước Việt Nam muôn thủa- T8)
Đất nước Việt Nam , đất nước của tinh thần đoàn kết và một trái tim chất
chứa yêu thương đồng bào ruột thịt, nhưng cũng chất chứa căm hờn lũ xâm lăng:
Cả miền Bắc triệu người đồng một dạ
Chỉ lăm lăm giục giã, mắt săn tìm
Những đỉnh núi trong Nam đều gọi cả
Cửu Long gần dồn dã ở trong tim!
(Hỡi hùng khí nước Việt nam muôn thưở-T8)
3.4.3 Biến thể quan hệ của các Tín hiệu thẩm mĩ chỉ trái tim
Để chỉ ra được YNTM của một THTM nói chung, THTM chỉ trái tim nói
riêng, còn phải xét THTM ấy trong mối tương quan ngữ nghĩa với các TH cùng
xuất hiện trong câu thơ, đoạn thơ và khổ thơ, tức là các BTQH. BTQH như trên đã
nêu là những biến thể nảy sinh trong quá trình sử dụng một TH nào đó, cùng xuất
hiện với nhưngTH này còn có những TH khác có vai trò bổ sung ý nghĩa cho nó.
Cùng kết hợp với nó để biểu đạt một khung ngữ nghĩa chung.
Qua cứ liệu điều tra, có thể phân các BTQH của THTM trái tim xuất hiện trong
các bài thơ của Xuân Diệu ra hai loại theo tính chất từ loại: NhữngTHBTQH là
những vị từ( bao gồm động từ hoặc cụm động từ và những tính từ hoặc cụm tính
từ) và các danh từ hoặc cụm danh từ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103
3.4.3.1 Những THBTQH là những động từ hoặc cụm động từ
Trong thơ Xuân Diệu, những vị từ (gồm động từ,tính từ) thường làm vị ngữ
cho các THTM- danh từ chỉ trái tim, và chúng cũng thường đóng vai trò chỉ các
hoạt động liên quan đến trái tim. Có khi chúng có sự chuyển nghĩa để chỉ các cung
bậc cảm xúc khác nhau của trái tim. Những kết hợp này làm trái tim trở thành hình
tượng sinh động. Đó là, trái tim đập, trái tim than thở, trái tim ngừng, trái tim lạc
đường, trái tim mở hé, trái tim lưu lạc, trái tim buồn, trái tim đau... Trong các kết
cấu tín hiệu thẩm mĩ này, các từ đi kèm vừa có chức năng định tố vừa có chức
năng vị ngữ để tạo thành kết cấu chủ- vị. Các vị ngữ đi kèm với danh từ trái tim rất
phong phú đã cho thấy khả năng dùng từ rất linh hoạt của Xuân Diệu. Dưới đây,
chúng tôi trình bày một số khả năng cơ bản của kết hợp này.
Trái tim Xuân Diệu đang lúc tuổi thanh xuân căng tràn sức sống, trái tim trẻ
trung đó vô cùng nhạy cảm với tất cả những chuyển biến rất nhẹ của thời gian:
Một buổi chiều mùa xuân lồng lộng
Đã thầm mang rạo rực mùa hè
Một buổi chiều anh lắng tai nghe
Cả trái tim đựng tràn trề nhựa đất
(Một buổi chiều)
Trái tim đó có khi được ẩn dụ hóa như một món quà để thi sĩ có thể đem
“tặng” cho người yêu:
Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc
Anh chỉ xin về một chút thương
(Muộn màng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104
Trái tim trong thơ Xuân Diệu còn có thể dùng để bao bọc cả những trái tim
Tay ấp ngực dò xem chiều máu lệ
Nghìn trái tim mang trong một trái tim
(Cảm xúc)
Xuân Diệu là nhà thơ luôn có khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế. Khi
cảm xúc dâng tới độ cuồng nhiệt say mê nhà thơ thường không bao giờ che giấu
nổi niềm khao khát cháy bỏng của mình. Ông thường diễn tả cảm xúc đó bằng một
loạt các động từ mạnh: ôm, xiết, bám, say và cuối cùng thi sĩ muốn ghì lấy:
“ Giơ tay muốn ôm cả trái đất
Ghì trước trái tim ghì trước ngực”
( Bài thơ tuổi nhỏ)
Trái tim trong thơ Xuân Diệu có lúc được nhân hóa như con người cụ thể,
khi thương nhớ ai trái tim đó cũng biết buồn đau than thở:
Suối thương nhớ thầm qua trong bóng mát
Trái tim chiều than thở giữa lau cao
(Tình mai sau)
Có lúc động từ “nhoi nhói” cũng dùng để diễn tả những cảm xúc đau đớn của
trái tim:
Trái tim tôi nhoi nhói một bên
Gây sự và trăn trở không yên
(Cầu an-T4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105
Và với tình yêu đơn phương, thi sĩ tự nhận mình là chàng Trương Chi, yêu
nhưng không lấy được người mình yêu, suốt đời mang hình bóng người ấy trong
tim, suốt đời đi tìm hình bóng trong mộng tưởng:
Anh là người thuyền chài Trương Chi
Trong trái tim mang em đọng lại
Mang em ngày thắm và đêm biếc
Trong trái tim-nhưng vẫn còn tìm
(Bá Nha Trương Chi-T6)
Khi đứng bên mồ liệt sĩ Bế Văn Đàn, anh còn rất trẻ nhưng trái tim đã
ngừng đập vì Tổ Quốc, Xuân Diệu đã sử dụng TH trái tim kết hợp với động từ “
ngập ngừng” để diễn tả dòng cảm xúc vừa thương xót đau đớn, vừa tự hào vì con
người đã dám ngã xuống để làm nên lịch sử:
Thời gian ngừng bước lặng im
Bên mồ liệt sĩ trái tim đã dừng
Trái tim ta cũng ngập ngừng
Nửa chừng giọt lệ, nửa chừng lời ca
(Mộ Bế Văn Đàn-T4)
Xuân Diệu đã dùng lời thơ hết sức trân trọng, ngợi ca những chiến sĩ kiên
cường, dù bị tra tấn dã man cũng quyết không khai, trái tim họ cứng hơn sắt thép:
Ôi giữ lấy sợi tơ mành hơi thở
Giữ lấy tim gan không chịu rụng rời
Kẹp sắt móc cổ treo móc ngược
Kẹp sắt rút từng mảnh thịt không khai!
(Thép cứng nhất là thép người)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106
3.4.3.2 THBTQH là những tính từ hoặc cụm tính từ
Những BTQH cuả THHT “trái tim” thuộc nhóm từ chỉ tính chất thường làm
định ngữ cho TH “trái tim” hoặc có khi các tính từ ấy được phức tạp hóa và trở
thành một cụm tính từ diễn tả một đặc điểm nào đó của trái tim. Cũng có khi chúng
có sự chuyển nghĩa.
Xuân Diệu ca ngợi những người mẹ Việt Nam rất đời thường và giản dị, cả
một đời chắt chiu, dành dụm, kể từ những vật bình thường nhất, nhưng tất cả đã
làm nên phẩm chất vĩ đại của các mẹ:
Khi mẹ trở lại thăm nhà, mẹ vẫn cứ mang trái tim vĩ đại
Dọn bếp hót tro, nhặt những chân ghế bàn còn lại
Mẹ nhìn phân biệt bằng mắt yêu thương
Cái chum đang còn đựng được, miếng gương có thể soi
gương
(Sự sống chẳng bao giờ chán nản-T9)
Chính những động từ và tính từ chỉ hành động và phẩm chất xuất hiện cùng
với hình ảnh trái tim với tư cách những BTQH của THTM này trong thơ Xuân
Diệu đã khiến cho trái tim Việt Nam trở thành biểu tượng lương tâm của thời đại,
giàu tình yêu thương, sáng ngời chính nghĩa:
Trái tim chúng ta là một đá nam châm cực mạnh
Trái tim đập giữa cuộc đời, như chiếu lên trời tỏa ánh!
Trái tim dũng mãnh, đập hộ cho cả thế gian.
Ở đây sáng ngời chính nghĩa, ở đây tình nghĩa Việt Nam
(Sự sống chẳng bao giờ chán nản)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107
Xuân Diệu yêu đến cuồng nhiệt sự sống, cuộc sống và ghét cay ghét đắng sự
hững hờ, lạnh lùng, lối sống thụ động, đơn điệu. Ông tuyên bố:
Sống toàn tim! Toàn trí, sống toàn hồn!
Sống toàn thân! và thức nhọn giác quan.
(Thanh niên-T2)
Xuân Diệu không phải chỉ yêu cuộc sống mà nhà thơ còn muốn truyền nhiệt
tình sống của mình cho mọi người. Nhà thơ sẵn sàng dâng hiến tất cả trái tim, nhiệt
huyết cho đời. Thi sĩ tự ví mình như con chim dâng tiếng hót cho đời đến lúc trái
tim héo mòn mới thôi:
Hát vô ích thế mà chim vỡ cổ
Héo tim xanh cho quá độ tài tình
Ca ánh sáng bao lần dây máu đỏ
Rồi một ngày sa rụng giữa bình minh
(Lời thơ vào tập gửi hương- T2)
3.4.3.3 THBTQH là danh từ chỉ thời gian, không gian của THTM trái tim
trong thơ Xuân Diệu
Như đã trình bày ở trên, “ mùa xuân”, “trái tim” trong thơ Xuân Diệu gắn
liền với tình yêu và tuổi trẻ. Từ trong chiều sâu các cặp phạm trù này đã có quan hệ
với thời gian. Yếu tố thời gian làm nên tiêu chí thi pháp của thơ ông. Do đó, nghiên
cứu thơ Xuân Diệu nói chung, các THTM mùa xuân và trái tim nói riêng, phải
khảo sát yếu tố thời gian.
Xuân Diệu thường trực nỗi băn khoăn về thời gian. Điều băn khoăn day dứt
đó có thể lý giải được. Bởi lẽ thường tình, yêu khao khát cuộc sống, yêu da diết con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108
người tất có băn khoăn về thời gian. Xuân Diệu quý và tiết kiệm thời gian trong
đời thường, điều đó cũng được ông thể hiện trong thơ ca. Ông suy tính điều gì cũng
nghĩ đến cái chết, cái kết thúc. Xuân Diệu đã từng nói rằng: thơ tình của ông luôn
luôn là sự hồi tưởng. Lạ lắm! Tình yêu muốn vô biên song cuộc đời, lòng người lại
hữu hạn (Hoàng Trọng Phiến). Thời gian ở thơ Xuân Diệu gắn với không gian xác
định. Trái tim với tư cách tín hiệu thẩm mĩ nó là: Trái tim đập giữa cuộc đời, như
chiếu lên trời tỏa sáng\ Tiền tuyến của ta kia, trái tim ta ở đó/máu của tim mình đã
gửi vào Nam\ Đặt trái tim trong đá/ Đời ta mang hạnh phúc trái tim tháng Mười\
Hai mươi bẩy năm trong trái tim tôi mỗi mùa lại nở\ Tháng ngày càng khắc Bác
vào tim con.
Với các BTQH chỉ thời gian và không gian của THTM trái tim chúng ta
thấy tình cảm nói chung trong thơ Xuân Diệu luôn gắn bó với cách mạng. Nói riêng
về tình yêu thì với Xuân Diệu tình yêu là muôn đời và thuỷ chung son sắt:
Những giờ trong sáng chiều hôm,
Nhưng đêm sương thoảng còn ôm dáng đồi
Lên cao hít thở khí trời
Trái tim anh muốn ngàn đời yêu em
(SaPa –T10)
Hoặc:
Tình yêu muốn hóa vô biên
Ông rất sợ thời gian qua mau, nên lao động văn chương cật lực, yêu đương
cũng vội vàng:
Mau với chứ, vội vang lên với chứ,
Em, em ơi, tình non đã già rồi;
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109
(Giục giã)
Xuân Diệu rất sợ cô độc, nên ông chắt chiu và trân trọng từng chút tình . Đối
với thế hệ trẻ ông dành tất cả tình yêu thương. Với trái tim nhân hậu, ông tha thiết
tình người, khao khát cầu xin:
Và hãy yêu tôi một giờ cũng đủ
Một giây cũng cam một phút cũng đành.
(Lời thơ vào tập Gửi hương – T2)
Do vậy, trái tim trong Xuân Diệu là một tín hiệu thẩm mĩ đa thanh, đa
nghĩa. Nó làm thành nhánh nhỏ trong trường yêu lớn.
3.5 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3
Xuân Diệu không phải người đầu tiên đưa “trái tim” vào thơ ca. “Trái tim”
được hiểu như một biểu tượng của tình cảm, của tình yêu con người, đã trở thành
hình tượng thẩm mĩ xuất hiện khá phổ biến trong văn học thế giới và Việt Nam. Ở
Việt Nam, do sự tiếp xúc và du nhập văn hóa Phương Tây, các nhà thơ đã đưa “trái
tim” trở thành biểu tượng của ý chí, tình cảm và đặc biệt là tình yêu con người.
Cho đến nửa cuối thế kỷ XX, tên gọi của trái tim đã trở nên hết sức quen thuộc,
thậm chí được dùng phổ biến và có thêm ý nghĩa biểu trưng, như một hình ảnh ước
lệ.
Xuân Diệu cũng chịu ảnh hưởng rất lớn của nền thơ ca thế giới. Ông cũng
thường dùng phương tiện ngôn ngữ có ý nghĩa biểu trưng này- một tên gọi vừa
giản dị, vừa hoa mĩ của trái tim để chỉ tình yêu. Trong các tác phẩm của nhà thơ
Xuân Diệu, từ chỉ bộ phận cơ thể trái tim đã trở thành tín hiệu thảm mĩ đắc dụng
biểu hiện các cung bậc tình cảm, tình yêu với mọi sắc thái đa dạng của nó. Trong
thơ Xuân Diệu, cũng như TH Mùa xuân , TH trái tim đã thể hiện tư tưởng nghệ
thuật và thi pháp của Xuân Diệu. Đó là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110
đời trần tục. Ông là nhà thơ Việt Nam đầu tiên đưa vào thơ ca tình yêu đích thực,
tình yêu giao cảm tuyệt đối từ nhục dục đến tâm hồn. Xuân Diệu cho mọi cảm nhận
của thơ tình là vấn đề của trái tim. Ông là “ông Hoàng của thơ tình” Việt Nam.
Người đọc thơ Xuân Diệu vô thức biến mình thành người có thị hiếu thẩm mĩ. Điều
này thể hiện ở con số thống kê: Từ Xuân xuất hiện trong 137 câu thơ, còn từ ngữ
chỉ Trái tim được sử dụng trong tới 111 câu thơ.
“Trái tim” trong thơ Xuân Diệu không những biểu thị ý nghĩa lớn hơn một
TH ngôn ngữ, ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ-tượng trưng đa định hình, mà còn
thực tại hóa một số nét nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi này, khiến
những nét nghĩa đó trở thành một biểu trưng nghệ thuật mang sắc thái riêng cá
nhân của nhà thơ tài hoa. Và ở đó chính là nơi nhà thơ thể hiện sự “tự cảm thấy”
của mình , thể hiện “lăng kính nhìn sự vật, hiện tượng, cuộc sống , con người...của
tác giả” - như cách nói của thi pháp học (Trần Đình Sử). Điều đó khi trở thành yếu
tố lặp lại trong hệ thống tác phẩm của tác giả đã góp phần xác định giọng điệu
riêng của nhà thơ Xuân Diệu.
Qua thống kê, chúng ta thấy các THTM có tần số xuất hiện không đồng đều,
trong đó THTM trái tim có tần số xuất hiện cao nhất: 80 lần (chiếm 57,55%) . Từ
tim xuất hiện 31 lần( chiếm 22,30%). Ngoài ra còn có cácTHTM khác là biến thể
từ vựng, nằm trong quan hệ chỉnh thể – bộ phận với THTM HT trái tim là ngực
xuất hiện 28 lần (chiếm 20,15%).
Luận văn đã xem xét ý nghĩa thẩm mĩ cụ thể của từng THTM này trong thơ
Xuân Diệu.
Khi tiến hành khảo sát , thống kê các TH cùng chỉ trái tim, luận văn thu
được một vài đơn vị từ ngữ đôi khi được Xuân Diệu sử dụng trong thơ như đơn vị
đồng nghĩa ngữ cảnh, đồng sở chỉ cùng gọi trái tim với tư cách là biến thể từ vựng
của THTM này. Đôi khi nhà thơ không muốn dùng từ tim hay trái tim mà thay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111
bằng từ ngực/ lồng ngực, con chim hồng để chỉ thay thế cho bộ phận cơ thể này
của con người.
Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy với tư cách là những
BTKH,THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu đã mang những ý nghĩa biểu trưng,
hay YNTM, độc đáo khác nhau. Đó là trái tim – biểu tượng của tình yêu nam nữ,
nhà thơ sẵn sàng dâng hiến tất cả cho người yêu và trái tim công dân – biểu tượng
tình cảm nói chung của một con người hết lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng
hi sinh bản thân để phục vụ Tổ quốc. Trái tim đó cũng biểu trưng cho tinh thần đấu
tranh không ngừng nghỉ với bè lũ xâm lăng để bảo vệ Tổ quốc.
Qua cứ liệu điều tra, có thể phân các BTQH của THTM trái tim xuất hiện
trong các bài thơ của Xuân Diệu ra hai loại theo tính chất từ loại: NhữngTHBTQH
là những vị từ (bao gồm động từ hoặc cụm động từ và những tính từ hoặc cụm tính
từ) và các danh từ hoặc cụm danh từ.
Trong thơ Xuân Diệu, những vị từ (gồm động từ, tính từ) thường làm vị ngữ
cho các THTM- danh từ chỉ trái tim, và chúng cũng thường đóng vai trò chỉ các
hoạt động liên quan đến trái tim. Có khi chúng có sự chuyển nghĩa để chỉ các cung
bậc cảm xúc khác nhau của trái tim. Những kết hợp này làm trái tim trở thành hình
tượng sinh động, như: trái tim đập, trái tim than thở, trái tim ngừng, trái tim lạc
đường, trái tim mở hé, trái tim lưu lạc, trái tim buồn, trái tim đau... Trong các kết
cấu tín hiệu thẩm mĩ này, các từ đi kèm vừa có chức năng định tố vừa có chức
năng vị ngữ để tạo thành kết cấu chủ- vị. Các vị ngữ đi kèm với danh từ trái tim rất
phong phú đã cho thấy khả năng dùng từ rất linh hoạt của Xuân Diệu.
Với các BTQH chỉ thời gian và không gian của THTM trái tim trong thơ
Xuân Diệu, chúng ta thấy tình cảm nói chung trong thơ Xuân Diệu luôn gắn bó với
cách mạng, còn tình yêu của nhà thơ là tình yêu muôn đời và thuỷ chung như nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113
KẾT LUẬN
1. Các Tín hiệu thẩm mĩ Mùa xuân/ Trái tim trong thơ Xuân Diệu mang
đậm thi pháp của nhà thơ. Chúng tôi chọn đề tài này nhằm vận dụng lý thuyết về
tín hiệu thẩm mĩ để chứng minh cho một quan niệm: Ngôn ngữ nghệ thuật là thứ
ngôn ngữ đặc biệt. Nó chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên. Tín hiệu thẩm mĩ chính là
Ngôn ngữ nghệ thuật như vậy. Khi ngôn ngữ tự nhiên trở thành tín hiệu ngôn ngữ
nghệ thuật hay tín hiệu văn chương thì nó là phương thức diễn đạt nội dung nghệ
thuật của tác phẩm ngôn từ. Như vậy, văn học là nghệ thuật ngôn từ. Ngoài ra, đề
tài này cũng nhằm cung cấp một số ngữ liệu biểu hiện sự hành chức nghệ thuật của
hai THTM nói trên để góp thêm cách giải mã nghệ thuật ngôn từ trong thơ Xuân
Diệu.
2. Trên cơ sở khảo sát hai THTM Mùa xuân/Trái tim trong thơ Xuân Diệu,
luận văn đã thu được một số kết quả.
Về tần số xuất hiện, tín hiệu mùa xuân xét trên bình diện với tư cách là hằng
thể và biến thể từ vựng xuất hiện 268 lần, còn TH trái tim xuất hiện 139 lần. Các
tín hiệu Mùa Xuân/Trái tim được Xuân Diệu sử dụng với những sắc thái ý nghĩa
và cung bậc tình cảm khác nhau trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau. Do đó
mỗi lần tín hiệu Mùa xuân hay Trái tim xuất hiện trong thơ Xuân Diệu là một lần
tươi mới. Do đó, có thể khẳng định mỗi TH Mùa xuân hay Trái tim dường như là
một từ khoá hay một nhãn tự mà Xuân Diệu đặc biệt ưu ái.
3. Kết quả khảo sát cho thấy: THTM Xuân xuất hiện 125 lần chiếm 46,64%
và TH Mùa Xuân xuất hiện 38 lần chiếm 14,2%. Ngoài ra còn có một số tín hiệu
thẩm mĩ khác có tư cách là BTTV của THTM này.
THHT Xuân vốn có ý nghĩa chỉ mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết
ấm dần lên thường được coi là mùa bắt đầu trong năm, mùa này có thời tiết tốt và
có điều kiện lý tưởng cho sự sinh sôi nẩy nở vạn vật. Với ý nghĩa này, Xuân còn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114
được cụ thể hoá hơn bằng BTTV Mùa Xuân. Các ý nghĩa thẩm mĩ của THTM
Xuân/Mùa Xuân trong thơ Xuân Diệu đã được phát triển trên cơ sở các nét nghĩa
cơ bản này của ý nghĩa gốc.
Các BTQH của THTM HT Mùa Xuân được phân thành hai nhóm: Nhóm
TH danh từ hoặc cụm danh từ và nhóm TH là những động từ hay cụm động từ có
tác dụng cụ thể hoá hoặc làm rõ nghĩa cho các THTM chỉ Mùa Xuân (bao gồm
THHT và THBTTV).
Các BTQH của THTM Mùa Xuân là danh từ-cụm danh từ có thể là các TH
chỉ không gian và thời gian. Thời gian trong thơ Xuân Diệu có thể là thời gian cụ
thể hay thời gian trừu tượng. Dù trừu tượng hay cụ thể, nhà thơ vẫn luôn nhận thấy
sự đối lập nghiệt ngã giữa thời gian vô tận của vũ trụ và thời gian ngắn ngủi của
một đời người. Trong thơ Xuân Diệu, ông luôn lo sợ mùa Xuân qua đi tuổi trẻ sẽ
không còn và mình sẽ không còn. Nên Xuân Diệu luôn vội vàng giục giã phải sống
gấp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó Mùa Xuân trong thơ Xuân Diệu còn đánh dấu những
mốc thời gian Mùa Xuân gắn với những sự kiện trọng đại cụ thể của đất nước.
Các BTQH nói về không gian của THTM Mùa Xuân trong thơ Xuân Diệu
là không gian của trần thế, là không gian Mùa Xuân thấm đấm màu sắc thắm tươi,
hương hoa rực ngát như ở chốn thiên đường.
Các BTQH là động từ/cụm động từ trong thơ Xuân Diệu thường làm vị ngữ
cho các THTM chỉ Mùa Xuân có ý nghĩa chỉ các hoạt động trạng thái diễn ra khi
Mùa Xuân đến, cũng có khi chúng có sự chuyển nghĩa để chỉ sức sống tràn đầy của
Mùa Xuân
4. Xuân Diệu chịu ảnh hưởng rất lớn của nền thơ ca thế giới. Ông cũng thường
dùng biểu trưng trái tim để chỉ tình yêu. Trong các tác phẩm của nhà thơ Xuân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115
Diệu, trái tim đã trở thành tín hiệu thảm mĩ đắc dụng biểu hiện các cung bậc tình
cảm, tình yêu với mọi sắc thái đa dạng của nó. Cũng như THTM Mùa xuân ,
THTM trái tim đã thể hiện tư tưởng nghệ thuật và thi pháp riêng của Xuân Diệu.
Đó là niềm khát khao giao cảm hết mình với cuộc đời trần tục. Ông là nhà thơ Việt
Nam đầu tiên đưa vào thơ ca tình yêu đích thực, tình yêu giao cảm tuyệt đối từ
nhục dục đến tâm hồn. Xuân Diệu cho mọi cảm nhận của thơ tình là vấn đề của trái
tim. Người đọc thơ Xuân Diệu từ vô thức đã biến mình thành người có thị hiếu
thẩm mĩ.
“Trái tim” trong thơ Xuân Diệu không những biểu thị ý nghĩa lớn hơn một
TH ngôn ngữ, ý nghĩa của một hình ảnh ẩn dụ-tượng trưng đa định hình, mà còn
thực tại hóa một số nét nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa của tên gọi này, khiến
những nét nghĩa đó trở thành một biểu trưng nghệ thuật mang sắc thái riêng cá
nhân của nhà thơ tài hoa. Và đó chính là nơi nhà thơ thể hiện sự “tự cảm thấy” của
mình , thể hiện thế giới quan và nhân sinh quan của mình, góp phần xác định giọng
điệu riêng của nhà thơ Xuân Diệu.
Luận văn cũng đã xem xét ý nghĩa thẩm mĩ của từng dạng biến thể của
THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu, chỉ ra cụ thể những đơn vị từ ngữ đôi khi
được Xuân Diệu sử dụng trong thơ như THTM đồng nghĩa ngữ cảnh, đồng sở chỉ
cùng gọi trái tim với tư cách là biến thể từ vựng của THTM này.
Các BTKH của THTM trái tim trong thơ Xuân Diệu mang những ý nghĩa
biểu trưng, hay YNTM, độc đáo khác nhau. Đó là trái tim – biểu tượng của tình
yêu nam nữ. Với YNTM này, nhà thơ sẵn sàng dâng hiến trọn vẹn tất cả trái tim
mình cho người yêu. Và đó là trái tim công dân – biểu tượng tình cảm nói chung
của một con người hết lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng hi sinh thân mình
cho Tổ quốc. Trái tim đó cũng biểu trưng cho tinh thần đấu tranh không ngừng
nghỉ với bè lũ xâm lược để bảo vệ giang sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116
Các BTQH của THTM trái tim xuất hiện trong các bài thơ của Xuân Diệu
gồm hai loại : NhữngTHBTQH là những vị từ (bao gồm động từ hoặc cụm động từ
và những tính từ hoặc cụm tính từ) và các danh từ hoặc cụm danh từ.
Trong thơ Xuân Diệu, những vị từ thường làm vị ngữ cho THTM trái tim,
và chúng cũng thường chỉ các hoạt động liên quan đến trái tim. Có khi chúng có sự
chuyển nghĩa để chỉ các cung bậc cảm xúc khác nhau của tình cảm con người.
Những kết hợp này làm cho trái tim trở thành hình tượng sinh động, như: trái tim
than thở, trái tim lạc đường, trái tim mở hé, trái tim lưu lạc, trái tim buồn, trái tim
đau... Trong những kết cấu tín hiệu thẩm mĩ này, các BTQH đã cho thấy khả năng
dùng từ rất linh hoạt và sáng tạo của nhà thơ Xuân Diệu.
Với các BTQH chỉ thời gian và không gian của THTM trái tim trong thơ
Xuân Diệu, chúng ta thấy tình cảm nói chung trong thơ Xuân Diệu luôn gắn bó với
cách mạng. Nói riêng về tình yêu thì với Xuân Diệu tình yêu là muôn đời và thuỷ
chung son sắt.
Do vậy, trái tim trong Xuân Diệu là một tín hiệu thẩm mĩ đa thanh, đa nghĩa.
Nó làm thành nhánh nhỏ trong trường yêu lớn.
5. Do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, luận văn không tránh khỏi nhiều
thiếu sót, vì đây là công trình khoa học đầu tiên áp dụng lí thuyết về THTM để
nghiên cứu phong cách một nhà thơ lớn như Xuân Diệu, nên hẳn quá trình nghiên
cứu còn chưa sâu, chưa đủ. Em kính mong thầy cô và các bạn đồng nghiệp chia sẻ,
đóng góp để luận văn có thể hoàn thiện hơn nữa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. NGHIÊN CỨU, LÝ LUẬN, PHÊ BÌNH.
1. Phạm Thị Kim Anh (1999): “ Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ
có nguồn gốc thực vật trong thơ mới, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP HN.
2. Phạm Thị Kim Anh: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ tín hiệu thẩm mĩ “Lúa” trong
“thơ Mới”, Tạp chí Ngôn ngữ số 6- 2000
3. Phạm Thị Kim Anh(2005): “ Từ ngữ thuộc trường ngữ nghĩa thực vật trong
thơ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐHSP HN.
4. Nguyễn Phan Cảnh ( 2006): Ngôn ngữ thơ, NXB Văn học, H.
5. Hoàng Cát(1970): “Xuân Diệu với cách mạng tháng Tám”, báo Văn nghệ,số
373.
6. Huy Cận (1987) : “ Thơ tình của Xuân Diệu”, sách Xuân Diệu con người và
tác phẩm, NXB Tác phẩm mới, H.
7. Đỗ Hữu Châu (1987) : Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB ĐH & THCN, H.
8. Đỗ Hữu Châu (2005 ): Tuyển tập, tập một, NXBGD, H.
9. Đỗ Hữu Châu (1983):Lý thuyết hệ thống trong ngôn ngữ học dưới ánh sáng
của phương pháp luận khoa học của Mác , Tạp chí Ngôn ngữ , số 1.
10. Phạm Minh Diệu(1985): Tìm hiểu một số phương pháp phân tích ngôn ngữ tác
phẩm văn học, Luận văn thạc sĩ.
11. Lê Đạt (2001): “ Mấy ý kiến ngắn về thơ, (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3)
12. Hà Minh Đức( 1974): Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB
Khoa học xã hội, H.
13. Hà Minh Đức (1975): “ Xuân Diệu và những chặng đường thơ cách mạng” ,
Tạp chí Văn học ,số 2.
14. Lê thị Tuyết Hạnh(1990): Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ của Xuân
Quỳnh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP HN.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118
15. Lê Anh Hiền( 1973): “ Tìm hiểu nghĩa ẩn của từ hoa trong thơ ca,Tạp chí
Ngôn ngữ, số 2.
16. Nguyễn Thị Ngân Hoa( 2005):“ Sự phát triển ý nghĩa của hệ biểu tượng trang
phục trong ngôn ngữ thơ ca, Luận án tiến sĩ , ĐHSP HN.
17. Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Thị Ngân Hoa (2000): Phân tích phong cách ngôn
ngữ trong tác phẩm văn học, NXB Đại học Sư phạm, H.
18. Lê Quang Hƣng (1994): “Tinh thần phục hưng trong lý tưởng thẩm mĩ của
Xuân Diệu thời trước 1945”, Tạp chí Văn học,số 7.
19. Lê Quang Hƣng : Thế giới nghệ thuật thơ Xuân Diệu trước 1945,NXB giáo
dục Đại học quốc gia Hà Nội
20. Đoàn Thị Đặng Hƣơng (1992): “Xuân Diệu, hoàng tử của thi ca Việt Nam
hiện đại”, Tạp chí Tác phẩm mới, số 3.
21. Nguyễn Lai (1999 ) : Những bài giảng văn ở Đại học, tập 1, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
22. Nguyễn Lai(1983): “ Từ một số luận điểm của Mác suy nghĩ về bản chất tín
hiệu của ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
23. Nguyễn Lai (1996): “ Tìm hiểu sự chuyển hóa từ mã ngôn ngữ sang mã hình
tượng (Tạp chí Ngôn ngữ, số 3.
24. Phong Lê (2007) : “ Thơ và văn xuôi trong lịch sử nhìn từ đặc trưng và thể loại
(Tạp chí thơ )
25. Phong Lê(1999): “Xuân Diệu-mùa xuân và tình yêu” , sách Văn, chuyện Văn
và Người, NXB Văn hoá thông tin, H.
26. Lotmam : “ Cấu trúc văn bản nghệ thuật (dịch- Trần Ngọc Vương, Trịnh Bá
Đĩnh, Nguyễn Thu Thủy ).
27. Nguyễn Đăng Mạnh (1985): “Xuân Diệu và niềm khát khao giao cảm với
đời”, báo Văn nghệ , số 29.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119
28. “ Nghệ thuật nhƣ là thủ pháp- Lí thuyết chủ nghĩa hình thức Nga (Bản dịch
của Trương Đăng Dung, Huyền Trang, Nguyễn Văn Quảng, Phạm Nguyên
Phẩm, Đỗ Lai Thúy, Ngân Xuyên)
29. Vũ Quần Phƣơng (1995): “Thơ tình Xuân Diệu nồng và trẻ”, Tạp chí Văn
học,số 12.
30. Trƣơng Thị Nhàn ( 1995): Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ các tín hiệu thẩm mĩ-
không gian trong ca dao, Luận án tiến sĩ, ĐHSP HN.
31. Saussure F .D. (1973): Giáo trình ngôn ngữ học đại cương (Tổ ngôn ngữ khoa
Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp dịch, NXB khoa học xã hội, H.
32. Trần Đình Sử (1996 ) :“ Lí luận và phê bình văn học, NXB Văn học, H.
33. Trần Đình Sử(1995): “Tính mơ hồ, đa nghĩa của Văn học”, Tạp chí Văn học,
số 1.
34. Chu Văn Sơn (2003): Ba đỉnh cao thơ Mới, NXB Giáo dục,H.
35. Hoài Thanh, Hoài Chân (1993): Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học, H.
36. Lý Hoài Thu(2003): Thơ Xuân Diệu trước cách mạng Tháng Tám (Thơ thơ và
gửi hương cho gió), NXBGD, H.
37. Đỗ Lai Thúy (1992): Con mắt thơ, NXB Lao động, Hà Nội.
38. Đỗ lai Thúy (1999): Từ cái nhìn văn hóa,NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội .
39. Đỗ Lai Thúy (dịch)( 2001): “ Nghệ thuật như là thủ pháp,NXB Hội nhà văn,
H.
40. Lƣu Khánh Thơ (tuyển chọn và giới thiệu)(2001): Xuân Diệu - tác gia tác
phẩm, NXB Giáo dục,H.
41. Nguyễn Đức Tồn (1996): Phương pháp xác lập và cấu trúc dãy đồng nghĩa
trong biên soạn từ điển từ đồng nghĩa tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4 .
42. Nguyễn Đức Tồn (1997): Phương pháp giải thích và tìm sự khu biệt ngữ nghĩa
các từ đồng nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2.
43. Nguyễn Đức Tồn(1997): Từ đặc trưng dân tộc của định danh nhìn lại nguyên lí
võ đoán của kí hiệu ngôn ngữ, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120
44. Nguyễn Đức Tồn ( 2008 ): Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư
duy, NXB KHXH, Hà Nội.
45. Thơ tình Xuân Diệu , NXBVH, H., 2006.
46. Hoàng Trinh: ( 1991 )“ Thi pháp học và thế giới vĩ mô của văn học.Tạp chí
văn học số 5.
47. Hoàng Trinh: (1992 )“ Từ kí hiệu học đến thi pháp học .NXB Khoa học xã hội
,H.
48. Xuân Diệu về tác gia và tác phẩm, NXBGD, H., 2001.
49. Xuân Diệu thơ và đời, NXBVH, H., 2004.
II. TÁC PHẨM VĂN HỌC
50.Tuyển tập Nguyễn Bính NXBVH, 1986
51.Tuyển tập Huy Cận, Tập 1. NXBVH, 1986
52.Tuyển tập thơ Xuân Quỳnh-Tự hát
53.Xuân Diệu. Thơ thơ, NXB Đời nay, 1938
54.Xuân Diệu. Riêng chung, NXBVH, 1960
55.Xuân Diệu. Mũi Cà Mau-Cầm tay, NXBVH, 1962
56.Xuân Diệu. Một khối hồng, NXBVH, 1964
57.Xuân Diệu. Gửi hương cho gió, NXB Hoa Tiên, Sài Gòn, 1967 (Tái bản)
58.Xuân Diệu. Hai đợt sóng, NXBVH, 1967
59.Xuân Diệu. Tôi giàu đôi mắt, NXBVH, 1970
60.Xuân Diệu. Hồn tôi đôi cánh, NXBVH, 1976
61.Xuân Diệu. Tuyển tập Xuân Diệu, Tập 1, NXBVH, 1986
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121
PHỤ LỤC
STT
Câu thơ chứa từ “xuân” và
“mùa xuân”
Bài thơ
Tập
thơ
1 Sao buổi đầu xuân êm ái thế Nụ cười xuân T1 T
2 Chưa từng hẹn đến giữa xuân tươi Nụ cười xuân T1 T
3 Xuân của đất trời nay mới đến Nguyên đán T1 T
4 Trong tôi xuân đã đến lâu rồi Nguyên đán T1 T
5 Phải mặn nồng cho mãi mãi đem
xuân
Phải nói T1
6 Tôi không chờ nắng hạ mới hoài
xuân
Vội vàng T1 T
7 Xuân đang tới nghĩa là xuân đang
qua
Vội vàng T1 T
8 Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già Vội vàng T1 T
9 Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất Vội vàng T1 T
10 Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào
ngươi
Vội vàng T1 T
11 Gió đào thỏ thẻ bảo hoa xuân Với bàn tay ấy T1 T
12 Làm êm ấm đôi ngày xuân trống trải Mời yêu T1 T
13 Thế là xuân tôi không hỏi chi nhiều Xuân không mùa T1 T
14 Xuân đã sẵn trong lòng tôi lai láng Xuân không mùa T1 T
15 Xuân không chỉ ở mùa xuân ba
tháng
Xuân không mùa T1 T
16 Xuân là khi nắng rạng đến tình cờ Xuân không mùa T1 T
17 Xuân là lúc gió về không định trước Xuân không mùa T1
18 Thế là xuân.Ngày chỉ ấm hơi hơi Xuân không mùa T1
19 Xuân ở giữa mùa đông khi nắng hé Xuân không mùa T1
20 Là xuân đó.Tôi đợi chờ chi nữa? Xuân không mùa T1
21 Xuân ơi xuân vĩnh viễn giữa lòng ta Xuân không mùa T1
22 Thế là xuân.Hà tất đủ chim hoa? Xuân không mùa T1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122
23 Tình không tuổi và xuân không ngày
tháng
Xuân không mùa T1
24 Đem lòng tôi ràng rịt với xuân tươi Đa tình T1
25 Xuân như đàn,đông cũng quyện
dường tơ
Tình mai sau T1
26 Gió xa quá,trời xuân êm bát ngát Bóng đêm biếc T1
27 Anh như cây cối chờ xuân biếc Thơ bát cú T1
28 Thu đi đông lại,bồi hồi sắp xuân Hỏi T1
29 Trước sức xuân sang chợt nở đều Vui T1
30 Cho tôi lại thấy mặt ngày xuân Hiểu T1
31 Có con chim biếc nào đem xuân về Tìm T1
32 Em nhỉ,mấy xuân đằm thắm lạ Chầm chậm đừng quên T1
33 Uổng cho áo mới mừng xuân rộn Rạo rực T2
34 Xuân đầu mùa trong sạch vẻ đơn sơ Tình thứ nhất T2
35 Sẵn kho xuân quên cả túi không tiền Đêm thứ nhất T2
36 Trên gác về trống lạnh cả lòng xuân Đêm thứ nhất T2
37 Hãy làm dáng điệu xuân ôm ấp Dâng T2
38 Để sáng xuân đen đỏ lẫn cùng vàng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Năm thứ nhất
T3
39 Bốn xuân no ấm mãi hòa bình Lí tưởng T4
40 Mà thu sướng, nhuộm màu xuân mát
mát
Nhớ mùa thu tháng tám T4
41 Đỏ rất xuân, thơm rực máu bông
hường
Đẻ một hành tinh T4
42 Xuân thế gian, Người đã sẻ cho trời Đẻ một hành tinh T4
43 Trăng đã làm thao thức biết bao
xuân
Xuân T4
44 Buổi đầu xuân- đi giữa buổi đầu tiên Xuân T4
45 Xuân đậm hồng như một nụ cười Hoa T4
46 Như hoa bên suối xuân Cụ Muỗi T4
47 Thân làm giá súng, thân làm cành Mộ Bế Văn Đàn T4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123
xuân
48 Sức xuân vùn vụt đang lên Tội ác phá rừng T5
49 Ba xuân màu biếc xanh hương rợp
đời
Tội ác phá rừng T5
50 Ngày xuân hái lộc cùng hoa trong
này
Đề từ T6
51 Xuân đầy mặt đất thu ngang bức rèm Anh nhớ thương ai-1961 T6
52 Ánh xuân mỗi sớm hồng tươi mượt Thơ tình mùa xuân T6
53 Màu tươi từ lúc xuân thì Aragông và Enxa T6
54 Đất trụi trần thành những dặm đường
xuân
Ông cụ Trồng cây T7
55 Những cánh chim xuân vỗ khắp trời Anh lính trẻ mới vào quân giải
phóng
T7
56 Gió xuân về huyện Cẩm Khê Xã thanh Nga T7
57 Đã mang quả tơ xuân Mẹ con T7
58 Như con chim chuyền cành xuân
nhảy nhót
Em nhỏ hát bài (giải phóng Miền
Nam)
T7
59 Hây hây mười chín xuân hồng Đánh lên đầu Mỹ T7
60 Mưa sau cơn hạn, mượt mà cỏ xuân Mùa xuân T7
61 Một thiên thần tuổi trẻ lúc xuân sang Khúc hát tình yêu và đất nước T7
62 Hỡi người thợ điệu thắm thiết đời
xuân
(Nguyễn Văn Trỗi) T8
63 Lửa xuân ấy là xuân hậu bị Em nhỏ Hương Khê T8
64 Nhớ em xuân đã sang hè hai năm Hiểu em Nhơn T8
65 Việt Nam dân chủ cộng hòa, sức
xuân
Cây số hai mươi T8
66 Trách chi xuân cũng gọi rằng xoan Xoan Ngọc Long T8
67 Thăm cảnh vật hồi xuân Bản đồ huyện ý Yên T8
68 Sang xuân trắng một rừng hoa sở Nhớ xã Thanh Nga T8
69 Trời nước thấy xuân đến Cây trông đứng trước biển T8
70 Ngày xuân thăm Hà Bắc Bác Hồ về thăm một làng Hà Bắc T9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124
71 áo anh trắng, trẻ như tuổi anh xuân ánh sáng trên cửa biển Hải Phòng T9
72 Mầm xuân vẫn giữ bền Bài thơ tre Bạch Dương-1965 T9
73 Sáu xuân, sáu hè, sáu đông Xem bảng 67 T9
74 Đất Thái Bình cuối xuân 67 Một cái ao ở Thái Bình T9
75 Như con mắt thanh xuân Đôi đũa mun T9
76 Xuân mười tám tuổi nguyện hy sinh Nguyễn Thị Non- Liệt sĩ T9
77 Tuổi xuân em mới quá trăng tròn Nguyễn Thị Non- Liệt sĩ T9
78 Xuân còn hè đã thoảng bay Chớm sang vị hè T10
79 Ý xuân trong lúc chứa chan Chớm sang vị hè T10
80 Mỗi tế bào của tạo vật đều xuân (Tạo thần tiên) 1962-1963 T10
81 Bên cạnh Hồ Tây gió thổi xuân Xuân bên Hồ Tây T10
82 Gió đưa xuân sắc cảnh thanh tân Xuân bên Hồ Tây T10
83 Sang xuân hoa cải gió đua rập rờn Lá lúa xuân 1968 T10
84 Thấy xuân thêm sức, muốn bừng lên Lá lúa xuân 1968 T10
85 Gió xuân thổi tới tận miền Nam Lá lúa xuân 1968 T10
86 Vũ thắng trăm phần cấy lúa xuân Tặng hợp tác xã Vũ Thắng T10
87 Sang vụ đông xuân năm 70 Tặng hợp tác xã Vũ Thắng T10
88 Lúa xuân mang hẳn mùa xuân lại Tặng hợp tác xã Vũ Thắng T10
89 Trăm phần trăm ấy lúa xuân reo Tặng hợp tác xã Vũ Thắng T10
90 Gặt thóc xuân hai tạ một sào Tặng hợp tác xã Vũ Thắng T10
91 Lúa xuân khi mới về Lúa xuân xã Nam Bình T10
92 Ô! Cái lúa xuân này Chè suối Giàng 1970 T10
93 Lúa xuân là chị lúa xanh Chè suối Giàng 1970 T10
94 Khi gió xuân thơm mới thổi về Chè suối Giàng 1970 T10
95 Sang xuân đất nước sang đà Mùa xuân trong rừng Cúc
Phương
T10
96 Sắc xuân ai dệt ai làm Cành hoa mận T10
97 Gió xuân động khẽ cành trên Cành hoa mận T10
98 Mang những lá tơ xuân Cây liễu trẻ T10
99 Một sớm mai xuân em ở bên Một sớm mai xuân T10
100 áng hương tuổi trẻ hôm xuân ấy Một sớm mai xuân T10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125
101 Mối tình vương vấn lúc xuân sang Một sớm mai xuân T10
102 Và cả trái đất hào hùng như một
người hít thở gió xuân
Năm mươi năm liên bang Xô
Viết
T10
103 Mùa xuân chín ửng trên đôi má Nụ cười xuân T1
104 Ai có biết mùa xuân lên nặng lắm Mời yêu T1
105 Xuân không chỉ ở mùa xuân ba
tháng
Xuân không mùa T1
106 Mùa xuân khó chịu quá đi thôi Đơn sơ T1
107 Mùa xuân tôi chưa hề có hoa tươi Dối trá T1
108 Là cả mùa xuân em tặng anh Vui T1
109 Chỉ còn lại của mùa xuân quá vãng Hè T2
110 Máu mùa xuân chưa nở hết bông
hoa
Tình thứ nhất T2
111 Một buổi chiều mùa xuân lồng lộng Một buổi chiều T2
112 Ào ạt tới như mùa xuân đổ suối Lệ T4
113 Thu Việt Nam có nghĩa một mùa
xuân
Nhớ mùa tháng Tám T4
114 Từ trong ruộng đất, đợi chút mùa
xuân
Con sáo sang sông T4
115 Đem lại mùa xuân trên mặt đất liền
quê
Lời thề T5
116 Anh như đất ủ muốn thành mùa
xuân
Qủa trứng và lòng đỏ T6
117 Mùa xuân về trong tiếng ca chim Thơ tình mùa xuân T6
118 Một suối nào tuôn mãi nước mùa
xuân
Aragông và Enxa T6
119 Mùa xuân một lứa trẻ băng khôi Anh lính trẻ mới vào quân giải
phóng
T7
120 Cuối mùa xuân nở hoa vàng anh Trong rừng Qùy Châu T7
121 Ma không bối rối với mùa xuân Một khối hồng T7
122 Ngày làm nắng ấm rực mùa xuân Một khối hồng T7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126
123 Đã mọc cỏ mùa xuân Viên đá trên sông Đà T7
124 Nhìn xa đất nước đang làm mùa
xuân
Đứng trên đồi dẻ Nhã Nam T7
125 Mùa xuân đến cũng thêm hoa đón Chị Tạ Thị Kiều thăm vườn hoa
Thống Nhất
T8
126 Anh là tác giả của mùa xuân Một chân trời hửng sáng T9
127 Có lẽ mùa xuân líu lưỡi tôi Trên bãi sông Hồng T9
128 Là CNXH,mùa xuân chiến thắng
đời đời
Đứng bên chân Bác T10
129 Tất cả Bác Hồ từ khi tuổi trẻ đến 79
mùa xuân
Xem triển lãm “Nhân dân thế giới
thương tiếc Bác Hồ”
T10
130 Mùa xuân đã về hương đẫm ướt Xuân bên Hồ Tây T10
131 Tất cả mùa xuân đẹp lắm rồi Xuân bên Hồ Tây T10
132 Lúa xuân mang hẳn mùa xuân lại Tặng hợp tác xã Vũ Thắng T10
133 Mùa xuân lông tuyết búp non thêu Chè suối Giàng T10
134 Mùa xuân:dưa chuột,cà chua,cam
vàng thơm dậy
Bài thơ những đồ hộp hoa quả T10
135 Mùa xuân trong rừng Cúc Phương Mùa xuân trong rừng Cúc
Phương
T10
136 Xây dựng mùa xuân xã hội Mùa xuân trong rừng Cúc
Phương
T10
137 Chưa có con người nhưng tạo vật đã
có mùa xuân
Anh địa chất và những triệu năm T10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127
STT Câu thơ có chứa từ trái tim Tên bài thơ
Tập
thơ
1 Hạnh phúc ngừng giữa đôi trái tim đau Biệt li êm ái T1
2 Ghì trước trái tim ghì trước ngực Bài thơ tuổi nhỏ T1
3 Trái tim buồn như một bãi tha ma Dối trá T1
4 Mà trái tim đã ghê dáng hững hờ Dối trá T1
5 Ngậm ngùi tặng trái tim lưu lạc Muộn màng T1
6 Trái tim em thức đập Trái tim em thức đập T1
7 Anh gìn giữ trái tim Trái tim em thức đập T1
8 Trái tim em lạc đường Trái tim em thức đập T1
9 Anh là trái tim thương Trái tim em thức đập T1
10 Hãy vẫn ngừng hơi nghe trái tim Huyền diệu T1
11 Nghìn trái tim mang trong một trái tim Cảm xúc T1
12 Máu vu vơ theo giữa trái tim đời Tình mai sau T1
13 Trái tim chiều than thở giữa lau cao Tình mai sau T1
14 Ngôi nhà, cánh cổng, trái tim Đời anh em đã đi qua T1
15 Vô tình chôn giữa trái tim thơ Ngẩn ngơ T1
16 Kể từ khi có trái tim Tình yêu muốn hóa vô biên T1
17 Có trái tim đựng tràn trề nhựa đất Một buổi chiều TT1
18 Kẻ đựng trái tim trìu máu đất Hư vô T1
19 Con chim hồng, trái tim nhỏ chủ tôi Giục giã T2
20 Không cần nói trái tim dường mở hé Kỉ niệm T2
21 Trái tim ngừng trong một lúc vô biên Kỉ niệm T2
22 Trên cành hồng và những trái tim Mới yêu T2
23 Đổi trái tim có được không Cầu an T4
24 Trái tim tôi nó thường đau khổ Cầu an T4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128
25 Trái tim tôi nhoi nhói một bên Cầu an T4
26 Đổi cho tôi một trái tim như thế Cầu an T4
27 Một bàn tay, một trái tim Đẻ một hành tinh T4
28 Nhanh như chớp,trái tim con đầy uất Chặt cái bùi ngùi T4
29 Qua những trái tim đời vẫn lên đường Đi với dòng người T4
30 Ồ,trái tim ta vững! Cao T4
31 Trong đời lũ trái tim ngoài ngực Đấu tranh T4
32 Sao tôi chỉ có trái tim này Căm giận T5
33 Một quả lựu đạn trái tim tôi Căm giận T5
34 Ta yêu mình đến nỗi trái tim ta xé vỡ Lời thề T5
35 Ta muốn nói với mình:- Hỡi trái tim ta Lời thề T5
36 Anh chị vào đây hẹn trái tim Vườn hoa Thống Nhất T5
37 Từ xa tiếng đập trái tim Từ xa bờ cỏ đường quê T6
38 Bóng hình còn giữa trái tim vọng hoài Anh nhớ thương ai T6
39 Trong trái tim mang em đọng lại Bá Nha, Trương Chi T6
40 Trong trái tim nhưng vẫn còn tìm Bá Nha, Trương Chi T6
41 Kể từ khi có trái tim Tình yêu muốn hóa vô biên T6
42 Mang đi một trái tim ngời Con người bay vào vũ trụ T6
43 Ôi trái tim tuổi nhỏ,trái tim sắp sửa
thiếu niên
Em nhỏ hát bài “Giải phóng
miền Nam”
T7
44 Anh mượn cả trái tim em máu mới Khúc hát tình yêu và đất nước T7
45 Đặt trái tim trong đá Viên đá trên sông Đà T7
46 Mang một trái tim vàng Trên bãi biển Trà Cổ T7
47 Có sức diệu kì lay động trái tim Nghe tiếng gọi Bác Hồ toàn dân
đánh thắng giặc Mĩ
T8
48 Chỉ là một trái tim ta muôn thủa Những chùm chiến thắng T8
49 Chính là lúc trái tim càng sáng rực Những đêm hành quân T8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129
50 Ôi trái tim nhỏ xíu Đi thăm con T8
51 Trái tim tôi chứa cả thành một đại
dương
Đi theo miền Nam từ Hà Nội
vào tới Vĩnh Linh
T9
52 Đôi ta mang đẹp trái tim tháng Mười Lên tới sao Kim T9
53 Như thủa tình yêu gọi trái tim Đêm ở Thái Bình T9
54 Trái tim anh chỉ một Sao mọc T9
55 Trái tim ta chuyện thầm thì cùng nhau Anh về ấm Thượng T9
56 Theo nhịp trái tim tôi,tôi lại bước ra
ngoài
Đi đến thăm nhà đồng chí Lê
Nin
T9
57 Khi mẹ trở lại thăm nhà mẹ vẫn cứ
mang trái tim vĩ đại
Sự sống chẳng bao giờ chán nản TT9
58 Trái tim chúng ta là một đá nam châm
cực mạnh!
Sự sống chẳng bao giờ chán nản T9
59 Trái tim đập giữa cuộc đời,như chiếu
lên trời tỏa ánh
Sự sống chẳng bao giờ chán nản T9
60 Trái tim dũng mãnh đập hộ cho cả thế
gian
Sự sống chẳng bao giờ chán nản T9
61 Trái tim con người vẫn làm chủ Sự sống chẳng bao giờ chán nản T9
62 Tiền tuyến của ta kia,trái tim ta ở đó Từ Cao Lạng tới Vĩnh Linh T9
63 Ánh sáng của trái tim mà lại chinh
phục được toàn thế giới!
ánh sáng trên cửa biển Hải
Phòng
T9
64 Bác Hồ nằm trong trái tim thế giới
Xem triển lãm “nhân dân thế
giới thương tiếc Bác Hồ”
T10
65 Trái tim xưởng thợ, dặm trường đồng
quê
Lê Nin, vầng trán tôi yêu T10
66 Trái tim này tôi đã thấy mòn đâu Nhân dân đáng yêu T10
67 Trái tim nhân dân gửi vào ngực của tôi Nhân dân đáng yêu T10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130
68 Nhân dân đáng yêu,trái tim là cả bầu
trời
Nhân dân đáng yêu T10
69 Trái tim chúng ta hiến máu cho cả
cuộc đời
Nhân dân đáng yêu T10
70 Hai mươi bảy năm trong trái tim tôi
mỗi mùa lại nở
Nhân dân đáng yêu T10
71 Hiện nay trái bom duy nhất của tôi là
trái tim tôi
Nguyễn Thái Bình T10
72 Trái tim này có thể nổ vì đại nghĩa Nguyễn Thái Bình T10
73 Hãy dừng lại đây hỡi trái tim ta Cái ngày không quên ở Điện
Biên Phủ
T10
74 Hãy dừng lại ở phút này hỡi trái tim ta Cái ngày không quên ở Điện
Biên Phủ
T10
75 Con đường đi tới trái tim em Anh đã giết em
76 Anh đã giết em, anh chôn em vào trái
tim anh
Anh đã giết em
77 Nghìn trái tim mang trong một trái tim Cảm xúc
78 Những câu thơ chứa từ Tim
79 Tim ấp mộng những hồn sầu rã mục Đa tình T1
80 Thấy máu chảy thấy tim ngừng kính
cẩn
Việt Nam dân chủ cộng hòa
năm thứ nhất
T3
81 Đã vào làm cốt lõi của tim tôi Đấu tranh T4
82 Trong tim, trong mắt ngọc vô hình Ngọc tặng T4
83 Tim xoay cả cửa nhà Ốm T4
84 Mạch tim đau, xưởng thợ vẫn không
dừng
Ốm T4
85 Gĩư lấy tim gan không chịu rụng rời Thép cứng nhất là thép người T4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131
86 Dòng sông Bến Hải chảy qua tim Chị Vân T5
87 Uất từ lòng chị đến tim ta Chị Vân T5
88 Đạn nhắm tim tôi bắn thẳng mà Em ứng T5
89 Đôi tim gắn với dài lâu triệu người Tình yêu muốn hóa vô biên T6
90 Ngăn sao máu đỏ vọt từ tim ra Sao máu đỏ đánh lên đầu Mĩ T6
91 Yếu tim, mắt kém, đương sao nổi Mã pí lèng T7
92 Một khối hồng đau đáu trong tim Một khối hồng T7
93 Đỏ rừng rực máu trong tim chảy Người thợ rèn nghe chuyện
miền Nam
T7
94 Ngăn sao máu đỏ vọt từ tim ta Đánh lên đầu Mĩ T7
95 Ta hẹn thề dành lại nửa tim ta Khúc hát tình yêu và đất nước T7
96 Nay càng thêm tha thiết với tim ta Hỡi hùng khí nước Việt Nam
muôn thuở...
T8
97 Cửu long gầm dồn dã ở trong tim Hỡi hùng khí nước Việt Nam
muôn thuở
T8
98 Lo từng tim đập chậm hay mau Các cháu đi sơ tán T8
99 Mà ngún trong tim rực lửa đào Hiểu em Nhơn T8
100 Lòng của ruộng hay tim gan của núi Đi theo Bác Hồ T8
101 Là tim ngay thẳng như trời thanh cao Tôi giàu đôi mắt T9
102 Tháng ngày càng khắc Bác vào tim con Bác ơi T9
103 Máu của tim mình đã gửi vào Nam Tôi lắng nghe những phố hè
trong ấy
T9
104 Ngực anh thở hai hơi, tim anh hòa đôi
máu
Sức mạnh những người tuyệt
thực
T10
105 Đóa hoa hồng đỏ bên tim khẽ cài Tạo thần tiên T10
106 Có lẽ trong tim Trên bờ hắc hải T10
107 Cũng làm bằng tinh hoa trời đất hòa Những đóa hoa hồng T10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132
với máu nóng tim người
108 Ta đã cất dưới đá núi Tây Nguyên một
mảnh tim ta đỏ rực
Những ngày tháng tư năm 1972 T10
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_SP_VH_DNT.pdf