Luận văn Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn tại thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang

_ Sau mỗi ngày hoàn thành công việc cần phun xịt chế phẩm khử mùi để hạn chế mùi hôi trong khu vực, dọn dẹp sạch sẽ tại các điểm hẹn. _ Tại các điểm hẹn cần có mái che để không cho nước mưa thấm vào rác, tạo thuận lợi cho công nhân làm việc vào mùa mưa dễ dàng. Và có những sọt rác, thùng rác để người dân bỏ rác vào sọt tránh hiện tượng vứt bỏ bừa bãi. _ Vạch lại tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn sao cho hợp lý nhất, quảng đường và thời gian di chuyển của công nhân là ngắn nhất. _ Bố trí lại điểm hẹn để mức độ ảnh hưởng tới môi trường và người dân xung quanh là ít nhất, trong điều kiện thời tiết không tốt thì hoạt động của điểm hẹn vẫn hoạt động mà tránh được sự vất vả của công nhân. _ Gia tăng thêm xe thu gom để tránh sự chờ đợi của công nhân, sữa chửa và thay mới một số thiết bị và dụng cụ thu gom rác. _ Xác định lại thời gian các điểm hẹn hoạt động sao cho không ảnh hưởng đến các hoạt động khác và giao thông nhiều. _ Thường xuyên kiểm tra chất lượng và vệ sinh tại bãi rác, cần sử dụng dung dịch khử trùng và chế phẩm hạn chế mùi tại bãi rác Long Hưng. _ Áp dụng những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mùi, khí độc, nước rác rò rỉ làm ảnh hưởng đến các hộ dân gần đó. _ Có đội ngũ quản lý bãi rác tránh tình trạng đổ rác bừa bãi của những hộ dân xung quanh. _ Các cấp chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa và gấp rút xây dựng bãi rác mới với công nghệ xử lý tốt hơn, tiên tiến hơn để thay thế cho bãi rác cũ đã quá tải.

doc92 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất nâng cao năng lực quản lý và xử lý chất thải rắn tại thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phát triển chỉ có một khu công nghiệp đang được xây dựng và một hợp tác xã, các cơ sở sản xuất nhỏ đang hoạt động nên đối với rác thải công nghiệp nguy hại không đáng kể chiếm đa số là rác thải sinh hoạt, chất thải loại dễ phân huỷ. Riêng chất thải y tế bao gồm rác sinh hoạt và chất thải nguy hại nhưng khối lượng không cao do bệnh viện và các cơ sở y tế có quy mô vừa và nhỏ. Bên cạnh đó vấn đề ý thức của người dân về vệ sinh môi trường chưa tốt nên một số người đã thải rác bừa bải trên đường, thải rác xuống kêng rạch hoặc đổ rác không ổn định làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đến sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, muốn quản lý lượng rác thải tại thị xã một cách hiệu quả và bền vững lâu dài thì tiến hành phân loại và xử lý sao cho vừa đem lại lợi ích về kinh tế lẫn môi trường. 4.2. Quá Trình Thu Gom Công tác thu gom chiếm vị trí quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường. Qua hiện trạng thu gom CTR của thị xã thấy được những thuận lợi và khó khăn để từ đó khắc phục những khó khăn và tiếp tục phát huy những thuận lợi sẽ nâng cao năng lực hiệu quả trong cộng tác bảo vệ môi trường sạch đẹp. Thuận lợi: Các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp được hợp đồng thu gom nên tình trạng đổ rác bừa bãi giảm rõ rệt. Công nhân được trang bị bảo hộ, phương tiện thu gom của công nhân tương đối đầy đủ và chất lượng tốt. Trong điều kiện lao động bằng thủ công, môi trường độc hại nhưng tập thể công nhân vẫn làm việc tổ chức quét dọn, thu gom làm vệ sinh môi trường không ngại mưa nắng đã góp phần tích cực để thành phố ngày càng “xanh, sạch, đẹp”. Việc nâng cấp, mở rộng các tuyến đường giúp cho công tác thu gom được thuận lợi hơn, công nhân giảm được nhiều sức lao động. Khó khăn: Ý thức và thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường của cộng đồng dân cư trên địa bàn thị xã tuy có được nâng cao lên theo nếp sống văn hóa mới nhưng nhìn chung vẫn còn thấp, hiện tượng xả rác bừa bãi, bỏ rác không đúng chổ vẫn còn phổ biến. Chưa triển khai các thùng rác công cộng đại trà. Đây là nguyên nhân để tình trạng vứt rác bừa bãi xảy ra. Với khí hậu nước ta có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa nắng, vào những tháng nắng thì công việc tương đối nhẹ nhưng công nhân thu gom và quét đường phải chịu một mùi hôi thối nồng nặc hơn, họ phải hít thở một lượng bụi trong không khí như bụi đường phố và các chất độc do các phương tiện giao thông thải raCòn vào mùa mưa thì công nhân rất cực nhọc, lượng rác thấm nước trở nên ấm ướt, khó quét. Phương tiện thu gom chưa phù hợp với tình trạng CTR trên địa bàn dẫn đến tình trạng xe thu gom quá đầy làm rơi rớt trên đường vận chuyển. Và vạch tuyến chưa hợp lý. Vào ca làm đêm thì rất nguy hiểm cho công nhân do nạn đua xe, phóng nhanh vượt ẩu. Công tác quản lý chưa chặt chẽ, một số hộ không chịu hợp đồng thu gom mà vứt rác bừa bãi. Có những tuyến đường chưa được nhựa hoá nên khi vào mùa mưa đến nên việc tổ chức thu gom rác gặp nhiều khó khăn. Đã từng áp dụng phân loại rác tại nguồn nhưng chưa có sự đầu tư hợp lý nên đã thất bại và hiện tại vẫn chưa thực hiện công tác phân loại tại nguồn. 4.3. Công Tác Vận Chuyển: Thuận lợi: Phương tiện dùng cho vận chuyển tương đối đầy đủ, do đó không có tình trạng rác tồn đọng do thiếu phương tiện. Công ty đã chủ động trong quy trình vận chuyển tránh những giờ ùn tắc. Có đội ngũ công nhân sáng tạo đã cải tiến một số phương tiên thành những phương tiên chuyên dùng cho quá trình vận chuyển. Chi phí vận chuyển thấp. Xe ủi rác chỉ có hai chiếc, mỗi khi có sự cố gây ùn tắt việc san ủi làm môi trường tại bãi rác xấu đi. Khó khăn: Thiếu hụt kinh phí đầu tư các phương tiện mới do hầu như phương tiện đều đã cũ. 4.4. Hiện Trạng Thu Hồi Tái Sử Dụng Thuận lợi: Hoạt động thu hồi phế liệu xảy ra trong hầu hết các công đoạn của hệ thống kỹ thuật quản lý rác; loại không thể tái chế được thu gom và kí hợp đồng với đơn vị VSMT nhận vận chuyển đến khu xử lý rác của thị xã còn loại có thể tái chế, tái sử dụng được phân loại và bán cho các cơ sở sản xuất sử dụng cho mục đích khác hoặc tái sinh. CTR tại nguồn được thu hồi bởi người dân, một số người nhặt rác hay công nhân vệ sinh. Song song với quá trình thu gom luôn là hoạt động thu hồi rác. Trong hầu hết các xe thu gom đẩy tay đều trang bị các bao chứa phế liệu bên thành xe. Tại bãi rác thị xã từ trước đến nay là mỗi ngày luôn có rất nhiều người vào bãi nhặt rác để tìm mưu sinh và bình quân thu nhập khoảng 100.000 đồng/người.ngày. Hiện nay công tác xử lý rác chưa triệt để nên hoạt động tái chế phế liệu trên địa bàn thị xã đã góp phần không nhỏ trong việc xử lý những loại rác khó phân hủy và làm giảm đáng kể thể tích rác. Đồng thời tạo công ăn việc làm cho một lực lượng lao động làm trong ngành tái chế. Khó khăn: - Các cơ sở phế liệu đều là tư nhân, cá thể, do đó không ít thì nhiều đều gây ô nhiễm môi trường qua dạng khí thải hoặc nước thải và ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe công nhân trong dây chuyền tái chế. Người dân làm việc phân loại tự phát trong bãi sẽ bị nguy hại đến sức khỏe trầm trọng do họ tiếp xúc hằng ngày với rác thải. 4.5. Hiện Trạng Xử Lý Chất Thải Rắn Bãi rác Long Hưng là một bãi rác hở, chưa đúng theo quy định của một BCLHVS. Rác được vận chuyển về đổ tràn lan và không có đội ngũ quản lý chặt chẽ nên các hộ ở gần bãi đem đổ tràn ra bên ngoài. Tại bãi rác được phun xịt hoá chất Pecmecide 50ec phòng chống gặm nhắm, ruồi nhặn,nhưng chỉ được phun xịt khi ruồi, gặm nhắm nhiều. Đường vào bãi rác có cơ sở hạ tầng kém, vào mùa mưa đường lầy lội gây khó khăn cho việc vận chuyển rác. Hiện nay bãi rác Long Hưng đã quá tải vì vậy cần có bãi rác mới thay thế và áp dụng biện pháp nhằm cải thiện môi trường ngày càng tốt hơn. 4.6. Đánh Giá Tồn Tại Quy hoạch ngành vệ sinh chưa được phê duyệt làm cơ sở quản lý, đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH cho tỉnh. Đặc biệt, vấn đề địa điểm, đất đai xây dựng các công trình thu gom, trung chuyển rác, khu xử lý. Việc đầu tư phương tiện của thị xã không đồng bộ, không hợp quy cách, không đảm bảo yêu cầu sử dụng gây nhiều khó khăn trong triển khai công nghệ làm rác mới cũng như trong quá trình phối hợp tác nghiệp. Công nghệ, kỹ thuật ngành rác hiện nay có các nhược điểm sau: - Chưa thực hiện phân loại rác từ nguồn. - Thiết bị lưu chứa, thu gom rác không đạt tiêu chuẩn, chứa rác vượt quá quy cách thiết kế. - Xử lý rác chưa đảm bảo tuyệt đối VSMT. Về thu phí dịch vụ giải quyết rác đô thị từ khâu thu gom, vận chuyển, xử lý rác góp phần giảm chi phí ngân sách tỉnh chưa thực hiện được. Chương 5 : DỰ BÁO TỐC ĐỘ GIA TĂNG CHẤT THẢI RẮN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 5.1. Dự Báo Tốc Dộ Gia Tăng Dân Số  Gia tăng dân số là một trong những yếu tố quan trọng trong vấn đề gia tăng CTR. Công tác dự báo tốc độ phát triển dân số thị xã từ năm 2007 đến năm 2020 được tiến hành dựa trên số liệu dân số thực tế, tốc độ tăng dân số của thị xã và trên cơ sở tính toán của công thức Euler cải tiến: Công thức Euler cải tiến: N*(i+1) = Ni + r *∆ t * Ni Ni+1 = Ni + r *∆ t * Ni+1/2 Trong đó: Ni : dân số hiện tại Ni+1 : dân số năm tiếp theo N*(i+1) : giá trị trung gian Ni+1/2 : giá trị trung gian r : tốc độ tăng dân số ∆t : khoảng thời gian chênh lệch thường chọn ∆t = 1 Theo Niên giám thống kê dân số thị xã Gò Công năm 2006 là 55.242 người, tốc độ gia tăng dân số lấy bằng mức bình quân toản thị xã là 1,01%. Dựa vào công thức Euler cải tiến ta xác định được tốc độ gia tăng dân số của thị xã đến năm 2020 như bảng 15. Bảng 17 : Dự báo tốc độ gia tăng dân số TXGC từ năm 2006 – 2020 Năm N*i+1 Ni+1/2 Ni+1 Tổng số dân 2006 55.212 2007 55.769 55.490 55.772,449 55.772 2008 56.335 56.059 56.338,1353 56.338 2009 56.907 56.622 56.909,8822 56.909 2010 57.483 57.196 57.486,6796 57.486 2011 58.048 57.758 58.057,3358 58.051 2012 58.637 58.344 58.640,2744 58.640 2013 59.232 58.936 59.235,2536 59.235 2014 59.833 59.534 59.836,2934 59.836 2015 60.440 60.138 60.443,398 60.443 2016 61.053 60.748 61.056,5548 61.056 2017 61.672 61.364 61.675,7764 61.675 2018 62.297 61.986 62.301,0586 62.301 2019 62.930 62.615 62.933,4115 62.933 2020 63.568 63.250 63.571,825 63.571 5.2. Dự Báo Thành Phần Và Khối Lượng Chất Thải Rắn Sinh Họat 5.2.1. Dự báo thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần CTRSH trên địa bàn thị xã Gò Công rất đa dạng và phức tạp luôn biến động theo nhiều yếu tố như kinh tế, tập quán sinh hoạt, tốc độ đô thị hoá, ... Bảng 18 : Thành phần vật lý CTRSH của thị xã Gò Công STT Thành phần Dao động (%) 1 Thực phẩm 63,59 – 68,59 2 Giấy 4,71 – 6,03 3 Nhựa 1,26 – 3,37 4 Vải 2,07 – 3,31 5 Cao su 2,13 – 4,5 6 Thuỷ tinh 1,7 – 2,7 7 Kim loại 1,03 – 3,4 (Nguồn: Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường VITTEP) Căn cứ vào định hướng phát triển thị xã Gò Công từ nay cho đến năm 2020 cho thấy thị xã Gò Công đang tiến hành thúc đẩy sự phát triển kinh tế góp phần nâng cao cuộc sống nhân dân. Khi mức sống của người dân tăng, có thể dự báo một cách khái quát thành phần rác sẽ thay đổi như sau: Bảng 19: Sự biến đổi thành phần vật lý CTRSH ở TXGC Thành phần Mức độ Thực phẩm Tăng Giấy Tăng Plastics Tăng Thành phần không cháy (kim loại, thủy tinh) khó phân huỷ và độc hại Tăng Rác vườn và củi gỗ Giảm Tro Giảm Phát sinh một số rác thải: đồ gia dụng hư hỏng, các lốp vỏ xe Sẽ kéo theo sự thay đổi tính chất rác: - Độ ẩm: giảm. - Giá trị nhiệt lượng, thành phần tái sử dụng: tăng. 5.2.2. Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thị xã Gò Công Dự báo khối lượng rác phát sinh trong tương lai là vấn đề cần thiết và quan trọng để có kế hoạch đầu tư cho việc thu gom, vận chuyển rác một cách hiệu quả và hợp lý. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thị xã năm 2020 là 7 – 9 %, với tốc độ như vậy thì lượng rác tính trên đầu người tăng khoảng 2 % /năm. Dưa theo tình hình dân số và gia tăng dân số của thị xã để tính toán lượng phát thải. Hệ số phát sinh CTR như sau: Bảng 20: Hệ số phát sinh CTR thị xã Gò Công Năm Khu vực thành thị (kg/người.ngày) Khu vực nông thôn (kg/người.ngày) 2006 0,5 0,3 2007 0,52 0,32 2008 0,54 0,34 2009 0,56 0,36 2010 0,58 0,38 2011 0,6 0,4 2012 0,62 0,42 2013 0,64 0,44 2014 0,66 0,46 2015 0,68 0,48 2016 0,7 0,5 2017 0,72 0,52 2018 0,74 0,54 2019 0,76 0,56 2020 0,78 0,58 5.2.2.1. Khu vực đô thị: Theo kết quả khảo sát và tính toán thì tốc độ phát thải ở khu vực đô thị là 0,3 – 0,5 kg/người.ngày (năm 2006), từ đó có thể xác định được khối lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tại khu vực đô thị là: Tổng khối lượng CTRSH = Tốc độ phát thải ở khu vực đô thị * Dân số toàn thị xã * Phần trăm dân số sống tại khu vực đô thị = 0,5 kg /người.ngày * 20% * 55.212người = 5.521,2 kg /ngày. = 5,5 tấn /ngày. Bảng 21: Dự báo diễn biến khối lượng RSH khu vực đô thị từ năm 2006 – 2020 Năm Dân số Hệ số phát thải (kg/người.ngày) Lượng rác thải (tấn/ngày) Lượng rác thải (tấn/năm) 2007 11.154 0,52 5,80 2.117 2008 11.268 0,54 6,08 2.221 2009 11.382 0,56 6,37 2.326 2010 11.497 0,58 6,67 2.434 2011 11.610 0,60 6,97 2.543 2012 11.728 0,62 7,27 2.654 2013 11.847 0,64 7,58 2.767 2014 11.967 0,66 7,90 2.883 2015 12.088 0,68 8,22 3.000 2016 12.211 0,70 8,55 3.120 2017 12.335 0,72 8,88 3.242 2018 12.460 0,74 9,22 3.365 2019 12.587 0,76 9,57 3.492 2020 12.714 0,78 9,92 3.620 5.2.2.2. Khu nông thôn Theo kết quả khảo sát và tính toán thì tốc độ phát thải là 0,3 kg/người.ngày (năm 2006), từ đó có thể xác định được khối lượng rác thải phát sinh mỗi ngày tại khu vực nông thôn là: Tổng khối lượng CTRSH = Tốc độ phát thải ở khu vực nông thôn * Dân số toàn thị xã * Phần trăm dân số sống tại khu vực nông thôn = 0,3 kg /người.ngày * 80 % * 55.212người = 13.250,88 kg /ngày = 13,25 tấn /ngày. Bảng 22: Dự báo diễn biến khối lượng RSH khu vực nông thôn thị xã Gò Công Năm Dân số Hệ số phát thải (kg/người.ngày) Lượng rác thải (tấn/ngày) Lượng rác thải (tấn/năm) 2007 44.617 0,32 14,28 5.211 2008 45.070 0,34 15,328 5.593 2009 45.527 0,36 16,39 5.982 2010 45.988 0,38 17,48 6.379 2011 46.440 0,4 18,58 6.780 2012 46.912 0,42 19,70 7.191 2013 47.388 0,44 20,85 7.611 2014 47.868 0,46 22,02 8.037 2015 48.354 0,48 23,21 8.472 2016 48.844 0,5 24,42 8.914 2017 49.340 0,52 25,66 9.365 2018 49.840 0,54 26,91 9.823 2019 50.346 0,56 28,19 10.291 2020 50.856 0,58 29,50 10.766 5.3. Dự Báo Thành Phần Và Khối Lượng Chất Thải Rắn Công Nghiệp Hiện nay, tại thị xã Gò Công lượng CTCN thực chất chưa phải là vấn đề đáng lo ngại vì các KCN và cụm công nghiệp hầu như chỉ mới ở giai đoạn quy hoạch và tiền thi công. Do đó, việc tính toán xác định lượng rác thải công nghiệp của thị xã là một vấn đề khó khăn. Tuy vậy, ta vẫn có thể dự đoán sơ khởi lượng chất thải công nghiệp phát sinh dựa vào giá trị tăng trưởng công nghiệp bình quân của thị xã trong năm 2006, và từ đó đưa ra dự báo tốc độ phát thải lượng rác công nghiệp của thị xã từ năm 2006 đến năm 2020. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường thị xã năm 2006 thì tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân từ nay đến năm 2020 của thị xã là 11,8 %. Bên cạnh đó, theo số liệu thu thập được từ Công ty CTĐT thì lượng CTCN trên địa bàn thị xã Gò Công mà công ty thu gom được là 3,5 tấn /ngày (năm 2005). Từ đó ta có thể ước định khối lượng chất thải công nghiệp từ năm 2006 đến năm 2020 dựa vào công thức: Ni+1 = Ni + r * ∆t (1) Với ∆t = 1 năm, lúc đó (1) sẽ là : Ni+1 = Ni * (1 + r) (2) Trong đó: Ni : lượng CTCN năm trước đó Ni+1 : lượng CTCN năm cần tính r : tốc độ tăng trưởng công nghiệp năm cần tính (giá trị bình quân), r = 11,8%. Bảng 23: Dự báo diễn biến khối lượng CTCN từ năm 2006 - 2020 Năm Chất thải công nghiệp Tấn/ngày Tấn/năm 2006 3,91 1.428 2007 4,37 11597 2008 4,89 1.785 2009 5,47 1.996 2010 6,11 2.231 2011 6,83 2.495 2012 7,64 2.789 2013 8,54 3.118 2014 9,55 3.486 2015 10,68 3.897 2016 11,94 4.357 2017 13,35 4.871 2018 14,92 5.446 2019 16,68 6.089 2020 18,65 6.808 5.4. Dự Báo Thành Phần Và Khối Lượng Chất Thải Rắn Y Tế Hiện nay, trên toàn thị xã có 2 bệnh viện lớn nhưng hiện chỉ có một bệnh viện Đa Khoa và các cơ sở y tế có hợp đồng thu gom. Tuy nhiên trong những năm sắp tới thì các bệnh viện này sẽ tự xử lý vì hiện nay đang được tiến hành xây dựng lò đốt chất thải y tế. Trên địa bàn CTR y tế có khối lượng phát thải khoảng 1,8 tấn /ngày. Từ đó ta có thể ước định khối lượng chất thải y tế từ năm 2006 đến năm 2020 dựa vào công thức: Ni+1 = Ni + r * ∆t (1) Với ∆t = 1 năm, lúc đó (1) sẽ là : Ni+1 = Ni * (1 + r) (2) Trong đó: Ni : lượng CTYT năm trước đó Ni+1 : lượng CTYT năm cần tính r : tốc độ gia tăng số giường bệnh (tạm lấy bằng tốc độ gia tăng dân số, r = 1,01 % ) Bảng 24 : Dự báo diễn biến khối lượng CTYT từ năm 2004 – 2020 Năm Chất thải y tế Tấn/ngày Tấn/năm 2007 1,82 664 2008 1,84 672 2009 1,86 679 2010 1,88 686 2011 2,00 730 2012 2,02 737 2013 2,04 745 2014 2,06 752 2015 2,08 759 2016 3,00 1.095 2017 3,02 1.102 2018 3,04 1.110 2019 3,06 1.117 2020 3,08 1.124 Chương 6: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CTR TẠI TXGC 6.1. Đề Xuất Biện Pháp Nâng Cao Khả Năng Thu Gom, Vận Chuyển Chất Thải Rắn 6.1.1. Rác sinh hoạt 6.1.1.1. Rác đô thị Qui trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác sinh hoạt đô thị: RÁC SINH HOẠT PHÂN LOẠI SƠ BỘ TẠI NGUỒN PHẾ LIỆU RÁC SAU KHI PHÂN LOẠI SƠ BỘ TẬN DỤNG BÁN PHẾ LIỆU XE ĐẨY TAY XE CẢI TIẾN THÙNG ÉP RÁC KÍN-THỂ TÍCH 6 - 10 m3 XE ÉP RÁC 4 – 6 Tấn THÙNG RÁC CÔNG CỘNG 240 – 660 Lít ĐIỂM HẸN XE TẢI 4 – 6 Tấn XE ÉP RÁC 4 – 6 Tấn BÃI RÁC THỊ XÃ Hình 7: Qui trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác Qui trình thu gom, vận chuyển rác hiện tại ở TXGC về cơ bản đáp ứng việc thu gom và vận chuyển . Tuy nhiên, để đảm bảo thu gom rác triệt để, đạt được mục tiêu đề ra, cần phải củng cố lại hệ thống thu gom ngay từ khâu phát sinh rác đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng. Thu gom rác từ gốc, đây là nguyên lý tốt nhất để áp dụng cho TXGC. Tuy nhiên, với thói quen vứt rác bừa bãi như hiện nay thì việc thực hiện rất khó, vì vậy khi bắt đầu áp dụng cần phải tiến hành bắt đầu từ các trường học, đoàn thể, các cơ quan, xí nghiệp sau đó áp dụng cho từng hộ dân. Thu gom rác từ gốc được hiểu là: mỗi hộ dân, mỗi cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh doanhphải tự tổ chức thu gom rác vào các thùng chứa, điểm chứa để công nhân vệ sinh đến thu nhận. Các hàng rong, các hộ buôn bán ở chợ cũng phải thực hiện như vậy. Bảng 25: Các loại rác cần được phân loại STT Rác hữu cơ dễ phân hủy (thùng màu đen) Rác tái chế (thùng màu vàng) Các loại rác khác 1 Rau quả Kim loại Tro, gạch 2 Thực phẩm Nắp lọ Sành sứ 3 Lá cây Thuỷ tinh Vải, hàng dệt 4 Sản phẩm nông nghiệp Nylon Gỗ 5 Các chất hữu cơ khác Giấy Thạch cao - Nhanh chóng tạo thói quen phân loại rác tại nguồn. CTR sẽ được phân loại thành ba loại: thùng màu đen đựng chất thải hữu cơ dễ phân huỷ như rau quả, thực phẩm; thùng màu vàng đựng rác tái chế như kim loại, nắp lọ, thuỷ tinh,; và các loại rác như xà bần, tro gạch, sành sứ được chứa đựng trong thùng màu xanh. - Phải vận chuyển hết lượng rác thu gom hàng ngày về bãi chứa với thời gian càng ngắn càng tốt. - Thời gian tổ chức thu gom, vận chuyển rác phải diễn ra vào lúc ít người và ít các loại phương tiện lưu thông trên đường. - Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường bởi các nguồn rác cố định và di động bằng cách đổi mới kết cấu bô rác, tuyển chọn các phương tiện thu gom vận chuyển theo hướng tiêu chuẩn hoá sao cho đạt hiệu quả vệ sinh nhất và đồng thời có tính khả thi về đầu tư kinh phí. Giải quyết các nguồn rác Giải quyết rác đường phố: Do tính chất công việc thực hiện ngay trên đường phố, để khắc phục việc cản trở lưu thông trên đường và đảm bảo an toàn cho công nhân vệ sinh nên thời gian tiến hành quét rác đường phố phải được thực hiện lúc ít người nhất. Hiện nay, thời gian quét rác của công nhân vệ sinh được tổ chức theo 2 ca là 2 tương đối hợp lý: ca chính (từ 2 giờ đến 6 giờ sáng) và ca phụ (từ 13 giờ 30 đến 17giờ 30 chiều) Rác sau khi quét được thu gom lại cho vào thùng rác đường phố phải có các dấu hiệu phản quang ở cả 2 mặt trước và sau để tránh tai nạn có thể xảy ra cho công nhân trong khi thực hiện nhiệm vụ. Giải quyết rác từ các hộ dân: - Hộ mặt tiền đường chính và các hộ ở gần đường chính: Sau khi thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình, phần phế liệu được nhân dân gom bán cho các người mua phế liệu. Phần rác thải còn lại sẽ đựng trong bao nylon được buộc kín lại khi đầy rác. Khi gần đến giờ thu gom, rác được để trước nhà, cạnh lề đường hoặc cho vào các thùng chứa rác công cộng, các công nhân vệ sinh đến thu gom và vận chuyển ra bãi rác. Rác thực phẩm được thu gom mỗi ngày, còn các loại rác khác thu gom 2 lần /tuần. - Hộ ở sâu trong các hẻm nhỏ, ở cạnh sông rạch: Công tác thu gom kém hiệu quả và khó khăn. Dùng xa cải tiến kéo tay có kích thước thùng chứa phù hợp hoặc các xe cải tiến có đặt các thùng rác loại 660 lít ( hoặc 240 lít, 1000 lít) kéo đến từng hộ trong các hẻm đến thu gom. Sau đó, các xe sẽ chuyển rác rađường lớn (hoặc các điểm hẹn, các bô ép rác) để xe ô tô chuyên dùng cặp thùng rác đổ vào xe. Thời gian thu gom rác ở các hẻm được thực hiện vào ban ngày từ 06 giờ đến 16 giờ, tùy thuộc vào tuyến đường xe rác thu gom. + Ưu điểm: giải quyết được thu gom rác thải ở các khu dân cư nằm trong hẻm và cạnh sông, tránh được việc thải rác bừ a bãi làm ô nhiễm môi trường. + Hạn chế: công nhân lao động nặng nhọc, chi phí cao đòi hỏi nhân dân phải tự giác tham gia thu gom rác và đóng tiền vệ sinh phí để đảm bảo chi phí cho công nhân thực hiện và bù đắp hao mòn phương tiện. Giải quyết rác khu thương mại, nhà hàng, khách sạn , chợ, cơ quan, trường học: Rác thải của khu vực này chủ yếu là thực phẩm hữu cơ, phân huỷ nhan chóng gây mù hôi thối. Công tác thu gom đòi hỏi phài đúng giờ qui định, không để tồn động rác qua ngày sau. Các cơ quan, trường học có lượng rác thải lớn: cần trang bị các thùng rác tiêu chuẩn tự chuyển ra lộ để xe ép rác đến lấy. Còn ở chợ TXGC thì dùng thùng ép rác kín có cơ cấu tự ép và cơ cầu cặp với dung tích từ 6 – 10 m3. Khi đầy rác, thùng ép kín được cẩu lên xe tải và chuyển thẳng về bãi rác. Riêng các chợ nhỏ có thể đặt các thùng chứa lớn thể tích 660 lít đặt chổ hợp lý để xe lấy rác đến thu gom hằng ngày. Thu gom rác công cộng: Các tụ điểm sinh hoạt công cộng, nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tuỳ theo lượng người và lượng rác thải, để đúng nơi quy định, có nắp đậy, tránh vung vãi, tạo thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến đường hoặc thu gom vào các xe chứa rác lưu động. Dọc các tuyến đường chính ít dân cư, nhiều khách vãng lai cần đặt các thùng rác cộng cộng sức chứa từ 100 lít đến 240 lít với qui cách thuận tiện cho việc bỏ rác vào thùng, xe dễ thu gom. 6.1.1.2. Rác nông thôn Phân loại và xử lý tại các hộ gia đình Các loại phế liệu như nhựa, nhôm, thuỷ tinh, giấy báo, kim loại, được thu gom, bán phế liệu. Lá cây, cành cây, gỗ có thể tận dụng làm chất đốt. Phần rác sinh hoạt còn lại: + Rác hữu cơ: thực phẩm hư, trái cây hỏng, xác súc vậtđược xử lý bằng giải pháp ủ, chôn làm phân bón. Đối với xác súc vật khi chôn cần rắc vôi, khử trùng để hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh. + Các loại xà bần như đá, đất, vỏ sò, nhựa, dachôn, lấp mương trủng. + Bao nylon, vải, các chất có thể cháy có thể đốt, tuy nhiên nên hạn chế vì khi đốt các chất này có thể phát sinh các khí độc. 6.1.2. Đối với rác nông nghiệp Dựa vào tính chất của các phế thải để tận dụng các phế liệu sản xuất ra các sản phẩm có ích cho xã hội, góp phần tăng thu nhập cho gia đình và bảo vệ môi trường. Rơm rạ, mặc cưa, bã mía : chế biến nấm rơm, nấm bào ngư, nấm linh chi Trấu, cành cây tận dụng làm nguyên liệu đốt hoặc bán cho các lò gạch. Rau củ hư, lá, thân cây, cám làm thức ăn chăn nuôi Vỏ dừa, gáo dừa tận dụng làm chất đốt, bán làm nguyên liệu sản xuất sơ dừa, than gáo dừa, thảm sơ dừa Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật : Bao bì thuốc BVTV Xử lý sơ bộ : Súc rửa bằng nước Chọc thủng, xé bao Thu gom Xử lý tại gia đình: Đốt (giấy, nylon) và chôn kỹ bụi tro. Chôn lấp (trộn với vôi, rác hữu cơ và phủ đất). Hình 8 : Qui trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV cần chú ý không được sử dụng lại bao bì chứa thuốc vào bất cứ mục đích nào, kể cả bán phế liệu. Nơi xử lý bao bì BVTV phải xa các nguồn nước, xa gia đình, nơi công cộng. Đáy và thành hố chứa rác được trải bằng lớp đất sét để hạn chế khả năng thấm các chất ô nhiễm ra xung quanh. 6.1.3. Đối với chất thải rắn công nghiệp 6.1.3.1. Thu gom, phân loại Công tác thu gom, phân loại, giảm thiểu CTR công nghiệp tại nguồn cần được quan tâm thực hiện trong công tác quản lý CTR công nghiệp. Phân loại CTR: Việc phân loại CTR công nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích sau: Về khía cạnh kinh tế: phân loại CTR tại nguồn không đặt ra một chi phí vận hành mới cho nhà máy do nó đã trở thành qui phạm trong vận hành. Đồng thời, tận dụng được phế liệu và giảm thiểu đáng kể chi phí xửlí chất thải bên trong nhà máy. Về khía cạnh môi trường: việc lẫn lộn các chất thải công nghiệp với nhau có thể làm gia tăng hay giảm đi tính độc hại của hỗn hợp. Các quá trình hóa học tìm ẩn này rất khó kiểm soát, vì vậy phân loại tại nguồn là biện pháp thích hợp trong phương pháp quản lý CTR công nghiệp. Dựa vào tính chất, tính độc hại, thành phần của CTR mà thực hiện việc phân loại. Qui trình thu gom, phân loại CTR công nghiệp Thu gom phân loại sơ bộ Rác thải sinh hoạt đã phân loại sơ bộ Tái sử dụng, tái chế, bán phế liệu Chất thải rắn Thu gom phân loại sơ bộ Xử lý tại cơ sở (chôn, đốt) Cty Công trình Đô thị Rác thải sinh hoạt Chôn lấp hợp vệ sinh hay thiêu Cơ sở sản xuất CTR sản xuất đã phân loại sơ bộ Phân loại chi tiết CTR không nguy hại Tái sử dụng CTR độc hại Phân loại chi tiết Xử lý cùng rác sinh hoạt thị xã Hình 9: Qui trình thu gom, phân loại CTR công nghiệp Các biện pháp thu gom, phân loại Rác sinh hoạt và CTR công nghiệp phải được thu gom tách biệt. Sử dụng các thùng chứa rác tiêu chuẩn có màu để phân loại, dễ phân biệt và thuận lợi cho việc thu gom và vận chuyển. Có thể sử dụng các thùng đựng rác như sau: + Thùng đựng rác tái chế: chứa chất thải có giá trị tái chế như kim loại, thủy tinh, giấy, + Thùng đựng rác sinh hoạt: có thành thực phẩm hoặc chất hữu cơ cao. + Thùng chứa chất thải rắn không có giá trị tái sử dụng và khô. + Thùng chứa CTR độc hại: bằng thép hoặc Composite có đắp đậy kín. Tuỳ theo tính chất CTR mỗi cơ sở có thề có số lượng thùng rác từ 2, 3 đến 4 thùng. + Vị trí đặt các thùng rác: cần bố trí thùng rác ở vị trí hợp lý (thuận tiện, dễ thấy,dễ thu gom) tại các khu vực sản xuất. + Đối với khu công nghiệp và các cơ sở có lượng rác thải lớn, phải bố trí bãi rác trung chuyển hoặc nơi chứa chất thải phù hợp để hạn chế tối đa khả năng ô nhiễm đến xung quanh. + Chu kỳ thu gom CTR: cần xây dựng lịch thu gom hợp lý và ổn định đối với từng loại chất thải dựa vào khối lượng, thành phần chất hữu cơ dễ phân huỷ và khả năng vận chuyển của đơn vị thu gom. CTR hữu cơ dễ phân huỷ phải được thu gom hàng ngày, các loại CTR khác có thể dao động từ 1 đến 7 ngày. + Các giải pháp xử lý CTR công nghiệp (đặt biệt là CTR nguy hại) tại cơ sở; phải thông qua và được sự chấp thuận của cơ quan quản lý môi trường địa phương. 6.1.3.2.Vận chuyển CTR - Chu kỳ vận chuyển CTR được qui định bởi đơn vị vận chuyển để chi phí là tối thiểu và không gây cản trở cho sản xuất. Cần sử dụng các phương tiện chuyên dùng để tránh rơi vãi dọc đường, gây mất vệ sinh môi trường. - Đối với các cơ sở tự vận chuyển CTR không nguy hại: (trấu, gạch vụn, bả báng dầu.) phương tiện vận chuyển phải che chắn kín để hạn chế khả năng phát tán chất thải vào môi trường xung quanh. - Việc vận chuyển CTR nguy hại phải được cơ sở tổ chức chặt chẻ với sự giám sát của cơ quan quản lý môi trường và sự bảo đảm cuả cơ quan vận chuyển nhằm mục đích hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 6.1.4. Đối với chất thải rắn y tế Để xử lý triệt để lượng rác y tế, cần phối hợp tốt hoạt động của hệ thống thu gom, phân loại tại nguồn với hệ thống quản lý rác toàn thị xã. 6.1.4.1. Hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển Hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế phải đảm bảo các yêu cầu sau: Thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh từ các bệnh viện và các cơ sở y tế với khối lượng khoảng 1.880 kg /ngày vào năm 2010. Tiến hành phân loại rác thải y tế ra từng loại khác nhau (rác thải sinh hoạt, rác y tế nguy hại) và chứa vào các thùng có màu sắc khác nhau theo quy định. Đảm bảo vệ sinh khu vực, hạn chế các tác hại đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, các bệnh viện và cơ sở y tế phải tự tổ chức hoặc hợp đồng với Công ty Công trình Đô thị chở rác đi ngay trong ngày vào thời gian nhất định. Tuyến đường thu gom, thời gian phải thuận lợi và hợp lý để không ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện và hạn chế thấp nhất giá thành vận chuyển. 6.1.4.2. Các biện pháp thu gom, phân loại và vận chuyển tại các cơ sở Các thùng rác và cách bố trí Trang bị các thùng chưá rác tiêu chuẩn: Kích thước, đặc điểm từng loại thùng phụ thuộc vào mức phát sinh rác của các khoa, các văn phòng, nhà vệ sinh, căn tin,. Đặt các thùng /sọt rác phía trước cửa ra vào các khoa hoặc những nơi thuận tiện cho người xả rác và công việc thu gom rác. Tùy theo từng khoa, phòng mà đặt các loại thùng khác nhau. Phiá trong mỗi thùng /sọt có lót túi PVC và qui định màu cho từng loại rác thải. Đối với rác sinh hoạt túi màu xanh, chất thải lâm sàng: túi màu vàng, túi màu đen dùng để đựng rác thải hóa học và thuốc gây độc tế bào. Khi thu gom chỉ cần buộc miệng lại, cất lên xe đẩy và thay túi mới vào. Các thùng /sọt đựng rác sinh hoạt thường có thể tích 0,1 m3/cái, kích thước 0,4 x 0,4 x 0,6 m. Loại sọt này có nhiều dạng bằng tre nứa hay bằng nhựa. Các thùng rác độc hại thường có thể tích 0,05 m3/cái, kích thước 0,3 x 0,3 x 0,5 m, nắp được đậy kín, bên trong có đặt túi PVC màu vàng hoặc màu đen. Có thể sử dụng thùng nhựa hoặc Composit bán sẵn trên thị trường. Tần suất thu gom: Căn cứ vào thành phần, tính chất và mức độ nguy hại, tần suất thu gom rác y tế được đề xuất như sau: Đối với rác sinh hoạt thì thu gom mỗi ngày một lần. Đối với chất thải y tế nguy hại như các bệnh phẩm, bông băng sẽ được thu gom, xử lý sơ bộ (tiệt trùng) và cho vào các bao nylon kín trước khi đưa vào thùng rác (màu vàng) theo quy định. Tuần suất thu gom: 1 – 2 lần /ngày. Đối với chất thải hoá học: tuỳ theo mức độ nguy hại, số lượng và thành phần mà tần suất thu gom có thể lâu hơn. Bô trung chuyển (sử dụng cho Bệnh viện Đa khoa thị xã Gò Công) Để đảm bảo vệ sinh môi trường chung, bô rác trung chuyển của bệnh viện chỉ được chưá rác thải sinh hoạt, không chứa rác thải độc hại. Định kỳ mỗi ngày bô rác được xe của Công ty CTĐT đến lấy và chở ra bãi rác. Cần thay thế bô rác hở bằng bô chứa rác chuyên dụng với ưu điểm: kín, hạn chế mùi hôi, thuận tiện cho chuyên chở, hợp vệ sinh. 6.1.4.3. Biện pháp thu gom, vận chuyển rác y tế tại TXGC Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế: Chất thải y tế Rác sinh hoạt (thùng xanh) Chai, lọ, hộp, giấy. Bô rác công cộng Chất thải y tế nguy hại Chất thải lâm sàn Chất thải hoá học Bán phế liệu Cty CTĐT thu gom Thu gom, xử lý Thu gom, xử lý Hình 11 : Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế tại TXGC Biện pháp : Sau khi thu gom, phân loại tại cơ sở, rác y tế được tiếp tục thu gom, vận chuyển bằng các biện pháp sau: Rác sinh hoạt được Công ty Công trình Đô thị thu gom vận chuyển về bãi rác. Rác thải y tế nguy hại được thu gom, vận chuyển theo 2 cách: Rác thải từ Bệnh viện đa khoa: thu gom và xử lý tại khu vực bệnh viện mới (bệnh viện đang chuẩn bị xây dựng lò đốt rác y tế với quy mô 300 kg /ngày). Chất thải từ 4 trung tâm y tế và các cơ sở y tế trên địa bàn được Công ty CTĐT thu gom bằng xe chuyên dùng cho các bệnh viện theo lịch hằng ngày về đốt tại lò đốt rác của Công ty CTĐT. 6.2. Đề Xuất Giải Pháp Xử Lý Chất Thải Rắn 6.2.1. Đánh giá khả năng áp dụng Trên cơ sở mô tả và phân tích các phương pháp xử lý rác ở trên, kết hợp với kết quả điều tra hiện trạng KT - XH, điều kiện tự nhiên và tính chất của rác thải tại thị xã Gò Công, một số biện pháp được đưa ra so sánh dựa theo 06 yếu tố sau: Khả năng đáp ứng kỹ thuật tại địa phương, Khả năng đáp ứng về tài chính, Mức độ phù hợp đối với tính chất rác địa phương, Mức độ an toàn môi trường của từng biện phá, Mức độ phù hợp tích chất rác đối với các biện pháp xử lý, Mức độ an toàn môi trường của từng biện pháp. 6.2.2. Đối với chất thải rắn sinh hoạt Giải pháp xử lý rác thích hợp với điều kiện TXGC từ nay đến năm 2015 là xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, từ năm 2015 đến 2020 phương án xây dựng nhà máy chế biến phân rác. Xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh: Vị trí dự án: Dự án được đặt tại xã Long Chánh. Khu vực này có nhiều thuận lợi vì xung quanh là ruộng luá, cơ sở hạ tầng tương đối tốt, lại cách xa khu dân cư, cách xa nguồn nước. Qui mô dự án: Tổng lượng rác thải tiếp nhận vào bãi rác từ năm 2007 đến năm 2015 là 16.128 tấn rác Mô hình chôn lấp hợp vệ sinh: Dựa vào điều kiện về địa chất công trình, địa chất thuỷ văn, khí hậu khu vực và tình hình kinh phí đầu tư cũng như phải đảm bảo các điều kiện môi trường và công nghệ phù hợp. Mô hình chôn lấp rác hợp vệ sinh có sử dụng lớp chống thắm, thu gom và xử lý nước thải, thu gom khí thải bãi rác. Đây là mô hình chôn lấp rác theo kiểu chìm - nổi kết hợp. Rác thải được đổ xuống hố (rãnh) đã được đào sẵn và dùng máy để san ủi, đầm nén chất thải. Sau khi đã lấp hết độ sâu chất thải tiếp tục được đổ và chôn lấp để tạo thành gò rác cao khoảng 2m. Sau đó, rác tiếp tục đổ vào các hố khác ở gần bên. Hố chôn rác : Hố được đào sâu khoảng 1,5 m; nền hố được đầm nén bằng phẳng có độ dốc 2 % về hố thu nước. Dự tính bãi sẽ có khoảng 6 hố chôn rác với kích thước 80 x 30 m. Do khu vực bãi rác là đất ngập nước nên cần có lớp đất sét đầm nén kết hợp với lớp chống thấm để tăng khả năng chống thắm cho hố. Xung quanh hố xây dựng bằng đê cao 2 m (bằng bờ đê bãi chứa rác hiện nay, bề rộng đỉnh đê từ 5 – 6,5 m), độ nghiêng mặt đê 300 có lớp chống thấm phía trong. Đểâ có tác dụng cách ly hố chôn với môi trường xung quanh đồng thời còn là đường vận chuyển để đổ rác. Lớp chống thấm: Bãi sẽ sử dụng lớp chống thấm sản xuất trong nước với ch61t lượng tốt, với giá cả hợp lý. Ngoài tác dụng chống thấm, lớp lót còn có tác dụng cách ly nước thẩm thấu vào bãi rác. Đường ra vào bãi rác và đường nội bộ trong bãi: Sử dụng đường đi của dân, mở rộng đường thêm và tráng nhựa để xe ra vào bãi rác mới (khoảng 500m). Đường nội bộ trong bãi rác được lu nén, mặt đường rãi đá. Thu gom và xử lý nước rò rỉ bãi rác (nước rác): Nước rác trong hố chôn được thu gom bằng mương thu nước bê tông có kích thước sâu 0,6 m; rộng 0,5 m; cuối mương là hố ga. Mương thu gom được đặt giữa hố chôn, độ dốc từ hai bên nền bãi vào mương thu gom khoảng 2%, độ dốc mương thu gom về hố ga là 1,5 %. Đặt máy bơm ở hố ga để bơm nước trở lại hố chứa rác hoặc bơm qua hệ thống xử lý nước thải. Việc đưa nước rác trở lại mỗi ngày không những thúc đẩy quá trình phân huỷ rác (vi sinh vật hoạt động mạnh hơn trong môi trường ẩm ướt), đồng thời làm giảm đáng kể nồng độ các chất ô nhiễm hữu cơ trong nước rò rỉ. Khi áp dụng phương pháp này sẽ làm giảm tải trọng chất bẩn cần phải xử lý ở các công trình phía sau, giảm kinh phí xử lý nước rác trong quá trình chôn lấp chất thải. Nước sau khi được bơm tưới trở lại bãi rác nhiều lần, sau đó nước rò rỉ sẽ được dẫn đến các công trình trong trạm xử lý nước thải. Cần tạo các mương thóat nước mưa bề mặt trong khi đào hố chôn rác, tuy nhiên phải kiểm tra pH nước mưa trước khi thải ra khu vực, vì nước mưa đã lôi kéo một lượng phèn có sẵn trong đất (pH thấp) có thể gây ô nhiễm cho các ruộng lúa xung quanh. Kiểm soát khí thải bãi rác: Khí thải bãi rác được cho phát tán có kiểm soát bằng cách bố trí các đường ống PVC đục lổ thu gom khí ở giữa các lớp rác và phát tán trên bề mặt bãi. Xung quanh ống thu khí được bao bọc bởi lớp sạn. Mỗi hố chôn thiết lập một ống thu và thoát khí thải. Xây dựng nhà máy xử lý rác bằng phương pháp vi sinh và chế biến thành phân hữu cơ Ưu điểm: xử lý tương đối triệt để phế thải với sản phẩm là phân hữu cơ “sạch”, ít gây ô nhiễm môi trường, tiêu diệt được các vi khuẩn và vi sinh vật gây bệnh, chi phí đầu tư thấp với các thiết bị chế tạo trong nước, tiêu hao năng lượng ít, đơn giản và dễ vận hành, có thể nâng công suất lên 2 – 2,5 lần công suất thiết kế. Mô tả công nghệ chế biến rác thành phân bón: Rác thải được thu gom và chở đến bãi tập trung, sau đó rác được xe xúc chuyển đến trạm cấp liệu và rải đều xuống băng tải để phân loại. Các loại phế liệu như: kim loại, thuỷ tinh, nhựa, giấy,.. được đưa đi tái chế. Rác thải vô cơ như : đá, sỏi, đất, được đem đi chôn lấp. Rác hữu cơ được trộn đảo kết hợp phân hầm cầu, tiến hành ủ sục khí (21 ngày), củ chín (28 ngày), sàng phân loại và phân loại tinh. Ơû đây các bã vô cơ được chở đi chôn lấp, chất hữu cơ còn lại được trộn thêm phụ gia (N,P,K,) với liều lượng tuỳ theo nhu cầu của thị trường, sau đó đóng bao và cất vào kho sản phẩm. Hình 12: Sơ đồ công nghệ xử lý rác bằng phương pháp vi sinh Các thông số kỹ thuật chính: + Công suất dây chuyền: 50 m3 /ca # 20 tấn /ca (150 m3 / ngày) + Lượng phân hầm cầu: 5 tấn /ngày (1.800 tấn / năm) + Lượng điện tiêu thụ: 50 Kw.h / ngày + Lượng nước tiêu thụ: 15 m3 / ngày + Tổng mặt bằng sử dụng 16.000 m2, trong đó: diện tích sân bãi và đường ô tô là 4.000 m2, diện tích có mái che: 3.000 m2 + Trạm biến áp: 150 KVA + Nhân lực: 45 người, trong đó: trực tiếp 35 người, gián tiếp 10 người (nếu làm đủ 3 ca). + Tổng chi phí cho thiết kế, xây dựng, lắp đặt thiết bị cho dây chuyền xử lý rác phế thải bằng phương pháp vi sinh này khoảng 8.500.000.000 VNĐ. 6.2.3. Đối với chất thải rắn công nghiệp Rác thải sinh hoạt (rác hữu cơ): được xử lý cùng với rác thải thị xã. CTR công nghiệp : tùy theo tính chất, thành phần, mức độ độc hại và đơn vị thu gom sẽ có biện pháp xử lý phù hợp. + Phuơng pháp ổn định hóa, tạo khối: dùng để xử lý CTR nguy hại. Một số công nghệ có thể áp dụng ở thị xã Gò Công như: Công Nghệ chemfix (sử dụng xi-măng để đông hóa): thường dùng với các loại chất thải kim loại nặng (chì, cianua...). Công nghệ sử dụng vôi ( vật liệu đông tụ là vôi, silic): áp dụng để xử lý các chất thải hữu cơ nguy hại. Công nghệ bọc vỏ: khối chất thải được bọc trong một lớp vỏ hoặc đúc bằng vật lệu trơ. Chất thải nguy hại sau khi ổn định hoá sẽ được đem đi chôn lấp hợp vệ sinh. + Phương pháp hóa học: để xử lý các chất thải có tính axit, bazơ, các kim loại nặng... Các giải pháp xử lý hóa học rất nhiều, chủ yếu áp dụng các phản ứng oxy hóa, trung hòa, thủy phân... Tùy theo hóa tính của CTR sẽ có các giải pháp xử lý cụ thể. + Phương pháp thiêu đốt: xử lý CTR công nghiệp rất triệt để nhưng chi phí khá cao, được áp dụng để xử lý CTR độc hại, CTR có thành phần hữu cơ cao hoặc khó phân hủy như : da, plastic, cao su, vải, các loại bùn hữu cơ độc hại, keo... Cấu tạo nguyên lý hệ thống lò đốt rác giống lò đốt rác y tế. + Phương pháp ủ: để xử lý rác thải có thành phần chất hữu cơ (bã mắm, phủ tạng thủy sản, phân và lông gia súc...) dùng phương pháp ủ hiếu khí thành phân bón cho cây trồng hoặc ủ kỵ khí ( sản xuất khí đốt) rất thuận tiện, hiệu quả. + Chôn lấp hợp vệ sinh: được sử dụng để xử lý CTR nguy hại sau khi được tạo khối, tro của lò đốt rác hoặc chất thải công nghiệp không nguy hại được Công ty CTĐT vận chuyển về bãi rác thị xã (gạch đá vụn, bao bì dược phẩm,...). + Tận dụng, tái sử dụng, tái chế: một số loại chất thải có giá trị nhiệt lượng cao (trấu, mùn cưa, ...) được cơ sở tận dụng làm nhiên liệu cung cấp cho các lò gạch. Các loại phế liệu như kim loại, nhựa, giấy,.. được sử dụng làm nguyên liệu hoặc bán cho các cơ sở kinh doanh và tái chế phế liệu. Ngoài ra, các cơ sở có thể tận dụng các phế thải làm thức ăn chăn nuôi, vật liệu chèn gốm, sản xuất phân bón (cám sơ dừa...). 6.2.4. Đối với chất thải rắn y tế Chất thải sinh hoạt : được công ty CTĐT thu gom và xử lý cùng với chất thải ở các hộ gia đình. Chất thải nguy hại : bao gồm chất thải lâm sàng, vật liệu thấm máu (bông, găng tay, lam, kim tiêm, các mô cơ thể...) và chất thải hóa học (các muối vô cơ, các loại hóa chất chứa halogen, formaldehyd...) đầu tư lò đốt rác 2 cấp chuyên dụng. 3.1. Kết Luận Trong những năm gần đây, Thị xã Gò Công là trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá xã hội của khu vực phía Đông tỉnh Tiền Giang nên công tác bảo vệ môi trường là một trong các nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – văn hoá xã hội ở địa phương và nhận thức của con người về tầm quan trọng của môi trường ngày càng được nâng cao, rất nhiều hoạt động mang tính chất cải thiện môi trường lần lượt được đưa vào áp dụng nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại đến môi trường. Hệ thống quản lý chất thải rắn được quan tâm và chú trọng tuy chưa đạt được kết quả cao nhưng đã có được sự chuyển biến rất lớn. Hình thành, phát triển và nhân rộng mô hình thu gom rác dân lập, nhằm đẩy mạnh tiến độ hợp đồng thu gom (công lập và dân lập), xử lý rác tại bãi rác tập trung. Đã từng có công nghệ phân loại, tái chế rác hữu cơ thành phân bón hữu cơ vào năm 1998 tuy chưa thành công ngừng hoạt động 2003 nhưng đây cũng là bước quan trọng và rút được nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện mô hình xử lý rác, tận dụng và tái chế rác theo hướng áp dụng công nghệ tiến tiến. Các cơ quan quản lý về môi trường đã hướng dẫn các cơ sở sản xuất, dịch vụ đã và có khả năng gây ảnh hưởng đến môi trường áp dụng những biện pháp nhằm khắc phục và ngăn ngừa tác động ô nhiễm môi trường. Sớm có bước khảo sát, học tập kinh nghiệm và áp dụng những biện pháp tiên tiến để hạn chế ô nhiễm môi trường ở khu vực đô thị. Giải quyết vấn đề rác thải ở các đô thị nói chung và trên địa bàn thị xã Gò Công nói riêng là một thách thức về quản lý môi trường đô thị với các cơ quan, ban, ngành liên quan thuộc thẩm quyền quản lý Nhà nước của tỉnh Tiền Giang. Tình trạng rác thải như hiện nay trên địa bàn thị xã Gò Công đã ở mức báo động, bãi chôn lấp thì quá tải. Chính vì thế, việc “ Khảo Sát, Đánh Giá Thực Trạng Và Đề Xuất Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Và Xử Lý Chất Thải Rắn Tại Thị Xã Gò Công Tỉnh Tiền Giang ” đã mang lại cho người dân có ý thức và trách nhiệm hơn trong việc thải bỏ rác. Từ đó giúp cho các cơ quan có trách nhiệm dễ dàng hơn trong khâu thu gom, tái chế và xử lí rác thải. Từ những cải tiến đề xuất cho mô hình thu gom, phân loại hiệu quả tại thị xã Gò Công thì việc xử lý rác thải làm sao vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa không gây ô nhiễm môi trường và ít tốn kém là một vấn đề kèm theo. Tuy vậy, làm sao có thể duy trì chương trình được mới là vấn đề đặt ra. Chính quyền phải có trách nhiệm nhắc nhở người dân thực hiện đúng việc phân loại rác tại nguồn và tận dụng nguồn rác thải để phục vụ cho đời sống của mình. Nếu gia đình nào không thực hiện đúng thì phải hình phạt thích đáng để giáo dục cho mọi người. Nâng cao năng lực quản lý môi trường cho cán bộ, nâng cao ý thức tự giác, trách nhiệm bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư. 3.2. Kiến Nghị Nhằm nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn tại thị xã, một số kiến nghị dựa trên các kết quả khảo sát như sau: _ Nâng cao ý thức giáo dục về vấn đề phân loại rác tại nguồn và lợi ích của việc phân rác tại nguồn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức của người dân về môi trường nhất là thành phần thanh niên. _ Cần có quy hoạch cụ thể hoặc nâng cấp các điểm tập trung rác để thuận lợi cho việc quản lý rác, hạn chế những ảnh hưởng của các điểm hẹn đến khu dân cư. _ Sau mỗi ngày hoàn thành công việc cần phun xịt chế phẩm khử mùi để hạn chế mùi hôi trong khu vực, dọn dẹp sạch sẽ tại các điểm hẹn. _ Tại các điểm hẹn cần có mái che để không cho nước mưa thấm vào rác, tạo thuận lợi cho công nhân làm việc vào mùa mưa dễ dàng. Và có những sọt rác, thùng rác để người dân bỏ rác vào sọt tránh hiện tượng vứt bỏ bừa bãi. _ Vạch lại tuyến thu gom và vị trí các điểm hẹn sao cho hợp lý nhất, quảng đường và thời gian di chuyển của công nhân là ngắn nhất. _ Bố trí lại điểm hẹn để mức độ ảnh hưởng tới môi trường và người dân xung quanh là ít nhất, trong điều kiện thời tiết không tốt thì hoạt động của điểm hẹn vẫn hoạt động mà tránh được sự vất vả của công nhân. _ Gia tăng thêm xe thu gom để tránh sự chờ đợi của công nhân, sữa chửa và thay mới một số thiết bị và dụng cụ thu gom rác. _ Xác định lại thời gian các điểm hẹn hoạt động sao cho không ảnh hưởng đến các hoạt động khác và giao thông nhiều. _ Thường xuyên kiểm tra chất lượng và vệ sinh tại bãi rác, cần sử dụng dung dịch khử trùng và chế phẩm hạn chế mùi tại bãi rác Long Hưng. _ Áp dụng những biện pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mùi, khí độc, nước rác rò rỉ làm ảnh hưởng đến các hộ dân gần đó. _ Có đội ngũ quản lý bãi rác tránh tình trạng đổ rác bừa bãi của những hộ dân xung quanh. _ Các cấp chính quyền cần quan tâm nhiều hơn nữa và gấp rút xây dựng bãi rác mới với công nghệ xử lý tốt hơn, tiên tiến hơn để thay thế cho bãi rác cũ đã quá tải.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7 noi dung[HINH MAU].doc
  • doc1 Bia.DOC
  • doc2 Nhiem Vu.doc
  • doc3 NHAN XET GV.doc
  • doc4 Loi Cam On.doc
  • doc5 muc luc.doc
  • doc6 danh muc.doc
  • doc8 TL Tham Khao.doc
  • doc9 Phu Luc [HINH MAU].doc
  • doc10 So Do Dia Diem Bai Rac.doc
  • doc11 So Do Mang Luoi [HINH MAU].doc
  • doctrang ghi phan1,2,3 dat truoc cac chuong 1,3 va sau chuong 6.doc
Tài liệu liên quan