Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản bánh pía, trong đó hai yếu tố độ
hoạt động của nước và hệ sinh vật ban đầu trong bánh cần được lưu ý hơn cả. Đây
là những vấn đề mấu chốt cần phải được giải quyết để kéo dài thời gian bảo quản
bánh pía.
Qua quá trình khảo sát thì trên dây chuyền sản xuất có rất nhiều khâu có khả năng
nhiễm vi sinh vật vào. Nhưng đó là trước giai đoạn nướng, sau quá trình nướng thì
đa số các vi sinh vật đều bị tiêu diệt. Nên khả năng nhiễm khuẩn cao nhất ảnh
hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản sản phẩm là ở khâu làm nguội và bao gói
sau khi nướng nên cần lưu ý nhiều ở giai đoạn này. Tuy nhiên, chất lượng bánh
ngay sau khi nướng cũng bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật nhiễm vào trước khi nướng,
các vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt trong quá trình nướng nhưng nó đã làm giảm
chất lượng của bán thành phẩm phía trước làm dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm
theo.
Thời gian bảo quản sản phẩm trong quá trình khảo sát cũng chỉ được khoảng 3 tuần.
Sản phẩm trên thị trường có hạn sử dụng an toàn khoảng 15 ngày. Đây là khoảng
thời gian an toàn cho người sử dụng vì sau thời gian này nếu bánh chưa hư thì giá
trị cảm quan của bánh cũng bị giảm do bánh có nhiều thành phần như mỡ, sầu
riêng. Các thành phần này sẽ biến đổi trong quá trình bảo quản gây ra mùi vị xấu
cho sản phẩm.
50 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khả năng bảo quản bánh pía tại công ty Tân Huê Viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lúc ban đầu khi còn ở trong trái hầu như rất ít vi sinh vật.
1.6 Mỡ
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 23
Mỡ động vật là nguyên liệu có tinh truyền thống trong công nghệ sản xuất bánh pía.
Ở nước ta, mỡ lợn là loại chất béo được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là ở phạm vi
sản xuất thủ công. Việc thêm mỡ vào nhân bánh ngoài mục đích làm tăng giá trị
dinh dưỡng cho sản phẩm ra nó còn làm tăng giá trị cảm quan do nó làm nhân bánh
trở nên thơm ngon hơn.
Trong cấu trúc tế bào mỡ, giọt mỡ chiếm thể tích lớn nhất; còn protoplasma, nhân
và các thành phần khác phân bố ở rìa của tế bào mỡ cạnh màng liên kết. Tham gia
vào thành phần các chất nằm giữa tế bào và mô mỡ ngoài các chất vô định hình còn
có các sợi collagen và elastin.
Về cơ bản, giá trị thực phẩm của mô mỡ được tạo nên do chất béo, đó là nguồn
năng lượng. Cùng với chất béo, cũng có các chất sinh học khác như acid béo không
no, phosphatit, vitamin hòa tan trong dầu, sterin. Trong chất béo động vật có
triglyceride, hàm lượng di– và mono-glyceride không đáng kể. Hàm lượng acid béo
không no có thể xem như chuẩn mực để đánh giá giá trị sinh học của mô mỡ bởi vì
các acid béo linoleic C17H31COOH và acid linolenic không tổng hợp được trong cơ
thể người, còn acid arachidonic C19H31COOH chỉ được tổng hợp từ acid linoleic.
Màu sắc của mỡ do các sắc tố tan trong đó quyết định như β-caroten, có tính chống
oxi hóa. Mỡ chứa khoảng 0,8mg%vitamin A và 2,7mg%vitamin E.
Mỡ trong thành phần chất béo của bánh gồm hai phần:
• Mỡ nước
Được sản xuất từ thịt mỡ heo bằng các phương pháp thích hợp, thường là bằng
phương pháp xử lý nhiệt. Mỡ có thể ở trạng thái lỏng hay đặc, khi bị đông đặc có
màu trắng và khi chảy lỏng có màu hơi vàng nhạt, có mùi thơm đặc trưng của mỡ
lợn rán.
Để đảm bảo chất lượng bánh, thường dùng mỡ nước thượng hạng hay loại I để tạo
mùi vị thơm ngon cho sản phẩm.
Bảng 3.5 Chỉ tiêu chất lượng mỡ nước
Tên chỉ tiêu Mỡ thượng hạng Mỡ loại I
Màu sắc ở 15 – 200C Màu trắng Màu trắng đến trắng vàng
Mùi
Không có mùi lạ, mùi
thơm đặc trưng của mỡ
lơn rán
Không có mùi lạ, mùi
thơm đặc trưng của mỡ
lơn rán
Trạng thái ở 15 – 200C Lỏng hoặc rắn Lỏng hoặc rắn
Hàm lượng nước < 0,25 < 0,3
Chỉ số acid (mgKOH ) < 1,1 < 2,2
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 24
Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam 4356 – 1996
• Mỡ gáy
Là mỡ heo được sử dụng trực tiếp để làm nhân bánh. Hàm lượng lipid trong mô mỡ
heo chiếm 60 – 93%. Mỡ gáy có đặc điểm trạng thái cấu trúc chắc, không làm tươm
mỡ quá nhiều trên bề mặt nhưng không quá cứng, đóng vai trò tạo vị, tăng giá trị
cảm quan cho sản phẩm.
1.7 Đường
Saccharose ( C12H22O11 ): là loại disaccharide cấu tạo từ glucose và fructose dễ tan
trong nước và có ý nghĩa rất quan trọng đối với dinh dưỡng con người.
Chúng rất dễ thủy phân thành glucose và fructose dưới tác dụng của acid hoặc
enzyme invertase. Hàm lượng saccharose càng lớn càng chứng tỏ đường có chất
lượng càng cao và càng tinh khiết.
Vai trò của đường trong sản xuất bánh pía là tạo độ ngọt cần thiết theo yêu cầu của
sản phẩm.
Ở phần vỏ, chỉ sử dụng một ít đường vừa phải, khoảng 10% so với nguyên liệu bột
mì cần dùng. Tác dụng chính của đường là điều vị cho bánh, nếu dùng nhiều đường
quá thì làm cho da bánh bị cứng. Tuy nhiên, tỷ lệ dùng đường cho sản xuất bánh có
thể thay đổi nhiều hơn hoặc ít hơn hoặc không sử dụng trong phần chuẩn bị vỏ bánh
tùy thuộc vào sở thích của người tiêu dùng. Một phần đường được sử dụng ở phần
vỏ bánh sẽ giúp bánh có màu sắc đẹp hơn trong quá trình nướng do có phản ứng
caramen.
Ở phần nhân bánh, đường là nguyên liệu chính tạo vị ngọt đậm cho nhân. Do vậy,
lượng đường sử dụng tùy thuộc vào yêu cầu của người tiêu dùng để tạo vị ngọt
thích hợp. Là một loại bánh truyền thống, bánh pía đặc trưng bởi vị ngọt đậm của
đường cùng vị béo của mỡ, nên lượng đường thường được dùng với tỉ lệ khá lớn.
Ngoài ra, lượng đường được sử dụng với tỉ lệ lớn còn có tác dụng bảo quản cho
nhân bánh.
1.8 Muối
Muối ăn có nhiều loại, nhưng dựa vào nguồn gốc có thể chia thành: muối biển,
muối giếng, muối ăn...tuy nhiên muối được sản xuất phổ biến trong chế biến và bảo
quản thực phẩm ở nước ta hiện nay là muối biển.
Thành phần của muối chủ yếu NaCl và một phần nhỏ tạp chất. Tạp chất được chia
làm hai loại:
Tạp chất không có thuộc tính hóa học như : cát, sỏi, nước...
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 25
Tạp chất có thuộc tính hóa học như: hợp chất của Ca2+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, với các
gốc Cl-, SO42-.
Muối ăn là kết tinh không màu, tan tốt trong nước, dễ hút ẩm. Nếu độ ẩm của không
khí lớn hơn 75% thì muối sẽ hút nước. Nếu độ ẩm nhỏ hơn 75% muối khô rất
nhanh. Muối có lẫn nhiều CaCl2, MgCl2 sẽ có vị đắng. Nếu muối có kali tồn tại dù
một lượng ít khi ăn cũng gây triệu chứng đau cổ họng.
Trong công thức bánh pía, muối được sử dụng với một lượng nhỏ, khoảng 1 – 1,5%
trong khối bột nhào với tác dụng tăng độ rắn chắc cho gluten, có tác dụng tốt đến
cấu trúc bánh sau khi nướng, đồng thời có tác dụng tạo vị cho vỏ bánh. Mặc dù
muối được sử dụng với một lượng nhỏ nhưng chất lượng muối ảnh hưởng đến chất
lượng sản phẩm nên muối được sử dụng phải đảm bảo chất lượng cho phép.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 26
Bảng 3.6 Chỉ tiêu chất lượng muối ăn
Tên tiêu chuẩn Mức chất lượng
1. Cảm quan
Màu sắc Trắng trong hoặc trắng
Mùi vị
Không mùi
Dịch muối 5% có vị mặn thuần khiết,
không có vị lạ.
Dạng bên ngoài và cỡ hạt Khô ráo, tơi đều,trắng sạch
Cỡ hạt 1 – 15mm
2. Hóa học
Hàm lượng NaCl, % khối lượng khô > 95%
Hàm lượng chất khô không tan trong
nước, % khối lượng khô
< 0,25%
Nguồn: Tiêu chuẩn Việt Nam 3973 – 1984
2. PHỤ GIA BẢO QUẢN
2.1 Acid benzoic và các benzonat
- Acid benzoic ( C6H5COOH ) là dạng tinh thể hình kim không màu, dễ hòa tan
trong rượu và eter, nhưng ít tan trong nước.
- Acid benzoic là chất sát trùng mạnh đối với nấm men và nấm mốc và có tác dụng
yếu hơn đối với các vi khuẩn. Tác dụng bảo quản chỉ xảy ra ở môi trường acid pH =
2,5 – 3,5, acid benzoic ít hòa tan trong nước (ở nhiệt độ phòng chỉ tan không quá
0,2%) nên việc sử dụng các dung dịch bảo quản này rất khó.
- Trong thực tế thường dùng muối natri benzoat( C6H5COONa ). Natri benzoat dễ
tan trong nước, ở nhiệt độ phòng tan được tới 50 – 60% . Chính vì vậy mà natri
benzoate được ứng dụng trong bảo quản thực phẩm nhiều hơn là acid benzoic.
- Giới hạn cho phép:
Theo tiêu chuẩn Việt Nam, số 3742/2001/QĐ – BYT ngày 31/8/2001, natri benzoat
được phép sử dụng trong thực phẩm với hàm lượng 1000ppm.
2.2 Chất hút oxi
Sản phẩm bánh pía không dùng chất phụ gia trực tiếp vào sản phẩm để tránh hiện
tượng oxi hóa chất béo. Sản phẩm bánh pía có hàm lượng béo tương đối nên trong
quá trình bảo quản cũng có những yếu tố bên ngoài tác động vào. Thường oxi, ẩm,
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 27
ánh sáng là ba yếu tố có tác động trực tiếp đến những biến đổi của sản phẩm trong
quá trình bảo quản. Ánh sáng có thể bị loại trừ bằng cách sử dụng bao bì có tác
dụng ngăn cản sự xâm nhập của ánh sáng.
Oxi và ẩm là hai yếu tố rất khó loại trừ hoàn toàn do nhiều nguyên nhân:
• Bao bì sử dụng khó ngăn cản sự xâm nhập của oxi và ẩm trong quá trình bảo
quản.
• Trong bản thân sản phẩm ban đầu chưa ổn định, còn chứa hai yếu tố trên và
trong quá trình bảo quản chúng có thể bị thay đổi dưới những tác động từ bên
ngoài.
Trong hai yếu tố trên, oxi có tính quyết định nhất trong các sản phẩm thực phẩm có
chứa các thành phần không ổn định như chất béo, trong các sản phẩm này với sự có
mặt của oxi sẽ thúc đẩy quá trình oxi hóa chất béo, sinh mùi xấu cho sản phẩm làm
cho sản phẩm mặc dù chưa hư nhưng mất giá trị cảm quan. Ngoài ra với sự có mặt
của oxi sẽ là điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật hiếu
khí và các loài men – mốc.Vì vậy đối với các sản phẩm thực phẩm đặc biệt là các
loại bánh nướng như bánh trung thu, bánh pía...thường sử dụng gói hút oxi để hạn
chế những tác nhân gây hại trên.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 28
CHƯƠNG IV. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP
THÍ NGHIỆM
1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
1.1 Địa điểm và thời gian phân tích
Địa điểm: Trung tâm y tế dự phòng của thành phố Cần Thơ.
Thời gian: từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 12 tháng 4 năm 2008.
1.2 Nguyên liệu
Sản phẩm bánh pía của công ty Tân Huê Viên.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát sự biến đổi độ ẩm, độ hoạt động của nước và các chỉ tiêu vi sinh (tổng vi
sinh vật hiếu khí và tổng tế bào nấm men-nấm mốc) của bánh trong quá trình bảo
quản. Sử dụng các mẫu bánh ngẫu nhiên được bảo quản trong bao bì của công ty
(bao bì ghép) và bao bì PE có tráng nhôm kết hợp với các cách bảo quản khác nhau:
• Mẫu bánh bảo quản trong bao bì màng ghép của công ty và không có gói hút
oxi.
• Mẫu bánh bảo quản trong bao bì màng ghép của công ty và có gói hút oxi.
• Mẫu bánh bảo quản trong bao bì PE tráng nhôm và không có gói hút oxi.
• Mẫu bánh bảo quản trong bao bì PE có tráng nhôm và có gói hút oxi.
Nhận xét sự thay đổi độ ẩm, độ hoạt động của nước và sự phát triển của vi sinh vật
trong quá trình bảo quản bánh. Đánh giá tình hình vệ sinh của bánh.
3. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
3.1 Phương pháp vi sinh
Xác định tổng số nấm men – nấm mốc
Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí
3.2 Phương pháp cơ học
Xác định độ hoạt động của nước
3.3 Phương pháp hóa lí
Xác định độ ẩm của bánh
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 29
CHƯƠNG V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. QUY TRÌNH SẢN XUẤT
Bột dai
Chia nhỏ đều
bột
Cán tạo dai
bột
Cán tạo da
bánh
In mộc dấu
tên cơ sở
Đóng thùng
thành phẩm
Bánh pía thành
phẩm
Vô hộp, máy đóng gói
tự động và in ngày sản
xuất, hạn sử dụng, gói
hút oxi
Phòng làm
nguội
Lò nướng bánh
liên tục 12 – 15
phút
Đậu xanh hạt
bóc vỏ
Ngâm rửa
sạch
Hấp chín đậu
Nghiền
nhuyễn
Trái sầu
riêng
Trứng vịt
muối
Tách bỏ vỏ,
hạt
Lấy thịt Lấy lòng
đỏ trứng
Bỏ vỏ,
lòng trắng
Nhân đậu
xanh chín
Gói tạo hình
bánh pía
Nhân sầu
riêng và mỡ,
đường
Lòng đỏ
nướng chín
Rửa, nướng
chín
Máy gói tạo
thành nhân
Thịt sầu
riêng
Nấu xào
nhân
Đường
Mỡ
Bột mì +
đường + nước
+ mỡ nước
Bột mì + bột
năng + mỡ
nước
Bột bở
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 30
2. MỘT SỐ CÔNG ĐOẠN CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN
PHẨM
2.1 Chế biến nhân bánh
2.1.1 Công đoạn ngâm, làm sạch đậu xanh:
Đậu được ngâm trong nước khoảng 2h ở nhiệt độ phòng để hạt đậu mềm giúp cho
quá trình hấp được dễ dàng hơn, quá trình chín của đậu cũng đều hơn, hạt đậu
không bị sượng sau khi hấp do tinh bột của đậu đã được hút nước và trương nở
trước khi hấp. Quá trình ngâm làm hạt đậu hút nước làm gia tăng khối lượng và thể
tích, trong quá trình ngâm bụi bẩn cũng tách khỏi hạt đậu và hòa tan một số sắc tố
vào trong nước.
Nhưng quá trình ngâm sẽ là một điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, với
thời gian ngâm khá dài giúp cho vi sinh vật có sẵn trong môi trường nước, trong đậu
và những vi sinh vật từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào sẽ phát triển nhanh
chóng. Thời gian ngâm đậu càng lâu thì sự phát triển của vi sinh vật càng biểu hiện
rõ ràng: nước ngâm đậu bị sủi bọt, có mùi hôi. Thường ở giai đoạn cuối của quá
trình ngâm thì nước ngâm có mùi chua.
2.1.2 Công đoạn nấu đậu
Đậu xanh sau khi ngâm được làm sạch sau đó được đem đi hấp. Quá trình hấp kéo
dài khoảng 1h45 phút ở nhiệt độ khoảng từ 1000C – 1020C, quá trình hấp làm cấu
trúc hạt đậu bị biến đổi so với ban đầu, tinh bột hồ hóa hoàn toàn giúp cho quá trình
nghiền ở công đoạn sau được dễ dàng hơn. Ngoài ra, hấp đậu sẽ không làm mất chất
dinh dưỡng trong đậu nhiều như là quá trình nấu do nó không bị hòa tan trong nước
và hạt đậu vẫn giữ được vị ngọt. Dưới tác dụng của nhiệt làm phân hủy những hợp
chất gây mùi đậu sống và hình thành những hợp chất có mùi thơm đặc trưng cho
đậu nấu chín, góp phần tạo hương vị đặc trưng cho bánh.
Dưới tác dụng của hơi nước bão hòa ở nhiệt độ cao trong thời gian khá dài thì các
enzyme có trong đậu cũng như các enzyme của vi sinh vật bị vô hoạt, tiêu diệt một
phần vi sinh vật bám trên bề mặt đậu.
Quá trình hấp phải chú ý đến thời gian và nhiệt độ hấp. Nếu thời gian kéo dài và
nhiệt độ cao, đậu chín quá mức, lúc đó đậu bị nhão do sẽ gây khó khăn cho quá
trình nghiền trộn. Ngược lại, nếu hấp ở thời gian và nhiệt độ ngắn thì sẽ sống ảnh
hưởng tới giá trị cảm quan cho sản phẩm cuối.
2.1.3 Công đoạn trộn đường và xay nhuyễn đậu
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 31
Đậu sau khi hấp xong được đánh tơi sau đó được đem đi trộn đường với lượng
đường sử dụng ở tỉ lệ là đậu : đường là 10:7. Dưới tác dụng cơ học quá trình nghiền
mịn làm phá vỡ cấu trúc của tế bào hạt đậu làm tăng bề mặt tiếp xúc, tăng khả năng
liên kết giữa các hạt tinh bột để tạo độ đồng nhất giữa đường và đậu trong quá trình
phối trộn. Vì thế kéo theo sự thay đổi các tính chất vật lí của hỗn hợp: làm thay đổi
thể tích, độ nhớt.... Bên cạnh đó, dưới tác dụng của nhiệt độ và độ ẩm có sẵn trong
đậu làm đường chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng tạo hỗn hợp đông nhất với đậu
sau khi xay.
2.1.4 Công đoạn sên đậu
Đây là công đoạn quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng nhân bánh. Sau công đoạn
nghiền nhuyễn đậu tiến hành thêm lượng đường còn lại vào và đem đi sên, thực
chất đây là quá trình đánh trộn có gia nhiệt. Quá trình này làm cô đặc hỗn hợp
đường và đậu sau khi nghiền đến một độ ẩm nhất định. Mục đích đánh trộn có gia
nhiệt là tạo khối đồng nhất, tăng khả năng liên kết giữa các hạt tinh bột với nhau,
tạo vị, tạo màu, tạo cảm quan tốt cho nhân bánh.
Quá trình sên đậu có sự thay đổi trong pha hỗn hợp. Dưới tác dụng của nhiệt (t0 =
1000C – 1050C), hơi nước trong hỗn hợp chuyển từ lỏng thành hơi và thoát ra khỏi
hỗn hợp, làm hỗn hợp đặc lại. Thời gian sên càng lâu đậu sẽ khô, bở, kém chất
lượng gây khó khăn cho việc định hình nhân bánh còn thời gian quá ngắn thì hỗn
hợp đậu còn lượng nước cao nên nó sẽ bị nhão nên thời gian tối ưu cho việc sên đậu
là khoảng 45 phút. Bên cạnh đó đồng thời cũng xảy ra phản ứng maillard, mức độ
phản ứng tùy thuộc vào nhiệt độ hỗn hợp và lượng nước còn lại trong hỗn hợp: càng
đến cuối công đoạn mức độ phản ứng càng tăng. Nếu để quá lâu hỗn hợp bị sậm
màu, có vị đắng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Trong quá trình sên đậu có bổ sung thêm mỡ nước và dầu. Mục đích của việc thêm
mỡ nước vào là làm cho đậu sau khi sên được mịn màng, không bị bở. Quá trình
sên đậu kết thúc khi sờ vào hỗn hợp đậu mà không bị dính đậu ở tay.
2.1.5 Công đoạn làm nguội
Sau quá trình đánh trộn có gia nhiệt hỗn hợp đậu được đem đi làm nguội, quá trình
làm nguội có thể để tự nhiên hoặc có sử dụng thêm quạt thổi.
Mục đích của quá trình làm nguội là làm bay hơi ẩm, ổn định cấu trúc nhân, giúp
đậu dẻo hơn tạo thuận lợi cho quá trình gói nhân.
Việc làm nguội tự nhiên trong môi trường tự nhiên không được vô trùng, lại có thời
gian làm nguội lâu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có sẵn từ không khí
xâm nhập vào. Khả năng nhiễm khuẩn rất cao do đậu sau khi sên xong là một điều
kiện dinh dưỡng rất tốt cho sự phát triển và hoạt động của vi sinh vật. Đây là công
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 32
đoạn có tính chất khá quyết định đến chất lượng vệ sinh của nhân bánh nên cấn chú
ý để giảm tối đa khả năng nhiễm vi sinh vật vào.
2.2 Chế biến bột làm da bánh
2.2.1 Nhào bột
Mục đích của nhào bột là trộn đều tất cả nguyên liệu, tạo thành một khối bột nhào
đồng nhất, dẻo dai và đàn hồi hổ trợ cho quá trình tiếp theo đồng thời tạo màu sắc
cho sản phẩm.
Khối bột nhào có nhiều thành phần: nước, đường, chất béo, bột mì. Nước hòa tan
với đường rồi cho vào máy nhào sau đó cho bột mì, mỡ nước vào. Cho nước vào vì
protein của bột mì có khả năng hút nước mạnh, protein sẽ hút nước tạo thành
gluten, chính gluten này sẽ làm khối bột nhào dai và đàn hồi. thời gian nhào bột
khoảng 20 phút, thời gian ngắn quá khối bột nhào không dai. Tỉ lệ bột mì : đường :
nước : mỡ nước là 6 : 1,5 : 2 : 0,6.
Trong quá trình nhào lượng nước thêm vào cũng góp phần quyết định chất lượng
của bánh. Nếu cho nhiều nước quá thì làm bột bị nhão gây khó khăn cho quá trình
cán, gói bánh. Nếu thếm ít nước quá thì khối bột sẽ khô nên các thành phần cho vào
phải đúng tỉ lệ đã đề ra.
Vi sinh vật trong bột do hai nguồn nhiễm: từ bản thân của nguyên liệu (đây là
nguồn nhiễm chủ yếu) và từ không khí, từ nước khi xay hoặc từ các dụng cụ, máy
móc, các vật chứa đựng...
Bột là nguyên liệu chứa tương đối đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và vi sinh
vật cũng dễ sử dụng các chất dinh dưỡng này để phát triển. hơn nữa bột không có
tính chất tự bảo vệ như hạt còn nguyên vẹn. Vì vậy điều kiện để bảo quản cũng vô
cùng quan trọng, chỉ cần độ ẩm hay nhiệt độ trong lúc bảo quản có thay đổi cũng là
một điều kiện khá tốt để vi sinh vật phát triển mạnh mẽ và gây hư hỏng bột.
Ở điều kiện độ ẩm tương đối của không khí từ 80% trở lên, bột dễ bị mốc và các vi
sinh vật có sẵn trong bột phát triển. Bột bị mốc sẽ có phẩm chất kém vì mốc tạo mùi
hôi cho bột không thể khử được dẫn đến chất lượng của sản phẩm giảm theo.
Bột có thể bị hư hỏng khi bột được ủ trong điều kiện nhiệt độ không ổn định. Việc ủ
bột trong thời gian dài làm khối bột có sự thay đổi nhiệt độ, các vi khuẩn lactic hoặc
các loài khác sẽ xuất hiện, các vi khuẩn này sẽ lên men đường có trong bột để tạo
thành các acid khác nhau làm cho bột bị chua, làm giảm chất lượng bột. Khác với
hiện tượng mốc, bột bị chua do vi sinh vật thường bắt đầu từ những lớp bên trong
lan dần ra những lớp bên ngoài.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 33
Những hiện tượng bột bị chua do vi sinh vật và do mốc đều là do những biến đổi
hóa học trong bột gây nên. Những biến đổi đó có ảnh hưởng đến chất lượng bánh
thành phẩm, và thời gian bảo quản sản phẩm cũng vì như vậy mà bị hạn chế. Do đó,
để chất lượng bánh được bảo đảm, phải chọn bột đạt tiêu chuẩn và có biện pháp bảo
quản bột cho tốt để bột không bị hư ảnh hưởng đến chất lượng bánh và thời gin bảo
quản sẽ được kéo dài.
2.2.2 Định lượng, cán vỏ bánh
Ở khâu này chủ yếu là tạo hình cho phần vỏ bánh, vỏ bánh bao gồm bột dai và bột
bở. Bột dai là chính là khối bột nhào được phối trộn như ở phần trên gồm bột mì,
đường, nước, mỡ nước..
Bột bở được phối trộn gồm bột mì, bột năng và mỡ nước. Tỉ lệ bột mì : bột năng :
mỡ nước là 4 : 0,4 : 0,2. Quá trình nhào bột được thực hiện đến khí bột và mỡ tạo
thành một khối đồng nhất, có độ sệt nhất định.
Bột dai sau khi được trộn xong thì được cán tạo dai bột. Công đoạn cán được thực
hiện bằng máy, trung bình 3kg bột thì số vòng cán lập lại 28-30 lần. Trong khi cán
phải thường xuyên gấp khối bột lại. Sau khi bột được cán qua máy thì được người
công nhân gấp và đập khối bột lại nhiều lần. Việc cán bột nhằm mục đích làm cho
khối bột càng đều hơn, dai hơn, đàn hồi hơn và dính chặt với nhau. Bánh thành
phẩm tăng độ mịn cho da bánh, vỏ bánh nhẵn, bóng, trắng vàng, tăng giá trị cảm
quan.
Sau khi cán bột được chia nhỏ ra theo yêu cầu từng loại bánh. Sau đó thực hiện theo
các bước sau:
• Bước 1:
Cán bột dai thành hình vuông rồi đặt bột bở ở giữa và cán hai bột dính lại với nhau
mà không trộn lẫn vào nhau, nghĩa là khối bột vỏ bao bọc khối bột bở, nếu trộn lẫn
vào thì da tạo thành sẽ không phân lớp. Sau đó ta cuộn lại sao cho hai đầu mí của
bột vừa ghép lại không chồng lên nhau sâu quá như thế sẽ làm cho bột cứng khó
cho thao tác thực hiện sau này.
• Bước 2:
Bột đã cuộn ở bước 1 tiếp tục cán dài ra thành hình chữ nhật và cuộn bột lại lần thứ
hai. Trong quá trình thực hiện nếu ta cuộn không chặt thì da không tạo được nhiều
lớp vì lớp da tùy thuộc vào số vòng mà ta cuộn. Việc ghép hai đầu mí lại sau khi
thực hiện hai bước trên là để giữ chắc lớp khi cán mỏng.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 34
Đây là khâu kĩ thuật then chốt làm cho hai phần bột ép nhiều lớp mỏng nhưng
không trộn lẫn vào nhau. Xuất phát từ những yêu cầu này mà đòi hỏi người công
nhân có tay nghề cao và các khâu được thực hiện chủ yếu bằng tay.
Các biến đổi chủ yếu trong quá trình định lượng, tạo hình chủ yếu gây ra những
biến đổi về hình dạng của khối bột sau khi trộn. Trong quá trình thực hiện các vi
sinh vật trong không khí xung quanh dễ dàng xâm nhập vào khối bột làm giảm chất
lượng vệ sinh của khối bột vì giai đoạn này bao gồm rất nhiều công đoạn nhỏ ở phía
trong như cán bột vỏ, bột bở, chia vỏ bánh, định hình bột vỏ... Vì vậy, khi khối bột
được chuẩn bị xong phải thực hiện nhanh chóng các quá trình sau để hạn chế sự
phát triển của vi sinh vật.
Các công đoạn tạo hình cho vỏ bánh chủ yếu thực hiện bằng tay (chủ yếu là cuộn vỏ
bánh lại sau khi cán) nên khả năng nhiễm vi sinh vật từ tay của người thợ vào da
bánh là rất lớn nên phải chú ý về vấn đề vệ sinh của người công nhân để giảm khả
năng bị nhiễm.
2.3 Định hình và làm chín
2.3.1 Giai đoạn gói nhân, định hình
Da và nhân sau khi làm xong thì tiến hành định hình bánh, đây là giai đoạn quyết
định đến hình dạng bánh, tạo cho bánh có hình dạng theo yêu cầu, tùy theo từng loại
bánh mà hình dạng và kích thước khác nhau.
Hiện nay trong sản xuất bánh pía của công ty thì công đoạn tạo hình cho nhân bánh
được thực hiện bằng máy, chỉ có ở công đoạn gói nhân vào bột vỏ có bổ sung trứng
vịt muối thì phải thực hiện bằng tay vì đây là khâu quan trọng đòi hỏi sự khéo léo
của người công nhân nên chưa thể thay thế bằng máy móc được. Nếu gói không
khéo thì phần vỏ bánh không bao bọc hết phần nhân, bánh bị bể làm mất giá trị cảm
quan cho sản phẩm. Các thao tác ở công đoạn này chủ yếu cũng được thực hiện
bằng tay.
2.3.2 Giai đoạn nướng
Đây là giai đoạn cuối cùng để tạo thành sản phẩm. Nướng có mục đích làm chín sản
phẩm. Sau giai đoạn này bánh có cấu trúc, màu sắc, mùi vị đặc trưng cho sản phẩm
bánh pía và cũng đạt những tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng. Bánh sau khi
được định hình xong được đem đi nướng ngay, nhiệt độ nướng tăng từ từ để cho
bánh được chín đều tránh hiện tượng nhiệt độ tăng đột ngột làm cho bánh bị cháy
khét ngay mà phần nhân bánh lại không chín.
Quá trình nướng được thực hiện trong một lò nướng bánh liên tục, mỗi loại bánh có
một nhiệt độ nướng khác nhau, như dây chuyền nướng bánh loại 1gồm bảy máy với
2 giai đoạn lớn. Giai đoạn đầu bánh đi qua năm máy với nhiệt độ tăng lần lượt là
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 35
1000C -1500C - 2200C - 2500C - 2300C , giai đoạn thứ hai là lúc bánh qua năm máy
đầu thì sẽ được những người công nhân quét bóng mặt và bánh sẽ chạy qua hai máy
cuối cùng với nhiệt độ là 2000C - 1800C, thời gian bánh chạy qua hết băng chuyền
khoảng 12 phút.
Biến đổi cảm quan
Quá trình nướng dưới tác dụng của nhiệt độ cao trong bánh xảy ra các hiện tượng
biến đổi các tính chất sinh – hóa – lí của các thành phần tham gia cấu thành bánh
bán thành phẩm, làm cho sản phẩm chín đều. Sự biến đổi dẫn đến sự tạo thành
hương vị, màu sắc vàng đẹp đặc trưng và làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm.
Biến đổi vi sinh
Bánh từ giai đoạn chuẩn bị đến giai đoạn hình thành sản phẩm trải qua rất nhiều
công đoạn và thời gian tương đối dài nên nguy cơ nhiễm vi sinh vật vào sản phẩm là
rất cao, nhưng khoảng thời gian đầu mới nhiễm vào vi sinh vật phải mất một
khoảng thời gian để thích nghi sau đó mới bắt đầu sinh trưởng và phát triển mạnh,
sau khi thích nghi vi sinh vật bắt đầu phát triển theo cấp số nhân.
Nhiệt độ cao có ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp đối với cơ thể vi sinh vật. Nói
chung, nhiệt độ từ 60 – 700C kéo dài trong 30 phút có thể tiêu diệt hầu hết các thể
sinh dưỡng. Nhiệt độ cao gây biến tính protein trong tế bào. Do đó tế bào chất và
enzyme bị đình chỉ hoạt động. Tính chịu nhiệt của các loại vi sinh vật rất khác nhau.
Thường nấm men, nấm mốc chết khá nhanh ở nhiệt độ 50 – 600C, một số vi khuẩn
chịu nhiệt thì 80 – 900C mới bị tiêu diệt. Nhiệt độ càng cao thời gian tiêu diệt vi
sinh vật càng ngắn. Bánh chạy qua hết băng chuyền của lò nướng ở nhiệt độ khá
cao với thời gian khoảng 15 phút thì khả năng tiêu diệt được nhiều vi sinh vật là khá
lớn, nên các vi sinh vật nhiễm vào bánh ở giai đoạn đầu phần lớn bị tiêu diệt ở công
đoạn này. Sự nhiễm vi sinh vật ở các công đoạn đầu trước khi nướng không ảnh
hưởng nghiêm trọng đến vi sinh vật của sản phẩm nhưng nếu vi sinh vật phát triển
nhiều ở các công đoạn đầu thì chất lượng bánh sẽ bị giảm do vi sinh vật làm hư
hỏng bột vỏ, bột nhân và cả nhân bánh.
Đôi khi, sự giảm chất lượng của sản phẩm do sản phẩm hư hỏng trước khi nướng.
Hư hỏng ở đây là những hư hỏng về mặt hóa học của nguyên liệu làm nên sản
phẩm, chứ không phải từ việc nhiễm vi sinh vật vào sản phẩm mới dẫn tới hư hỏng.
Chẳng hạn như các nguyên liệu bột mì, đậu xanhkhông được lựa chọn, bảo quản
kĩ trước khi đem sử dụng thì các biến đổi trong thành phần các nguyên liệu sẽ làm
giảm chất lượng của nguyên liệu kéo theo sự giảm chất lượng của bánh.
Như vậy các chỉ tiêu hóa học và vật lí của nguyên liệu trước khi đưa vào chế biến
cũng góp phần rất quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm chứ không
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 36
phải chỉ nến chú ý đến việc xâm nhiễm vi sinh vật vào bán thành phẩm mà quên đi
các yếu tố về nguyên liệu.
2.3 Giai đoạn hoàn thiện
Đây là công đoạn sau cùng trong qui trình công nghệ sản xuất bánh pía. Bắt đầu từ
giai đoạn này phải chú ý rất kĩ về vấn đề vi sinh vì đây là giai đoạn quyết định đến
chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cho sản phẩm sau cùng. Ở khâu này nếu
không thực hiện tốt các vấn đề vệ sinh thì sẽ tạo điều kiện thuân lợi cho sự xâm
nhập và phát triển của vi sinh vật vào sản phẩm, giai đoạn này bao gồm các công
đoạn nhỏ sau:
2.3.1 Làm nguội bánh
Sản phẩm sau khi nướng xong, lượng vi sinh vật có trong bánh hầu như bị diệt gần
hết, để tránh bánh bị nhiễm vi sinh vật, phải thực hiện việc làm nguội sản phẩm
trong phòng kín, vô trùng và cách li với con người bên ngoài tránh hiện tượng ai ra
vô phòng cũng được vì con người cũng là một nguồn nhiễm vi sinh vật, phòng phải
có hệ thống điều hòa để hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn vào bánh gây hư
hỏng sản phẩm đồng thời kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
Bánh sau khi nướng có nhiệt độ rất cao, nếu đem bánh đi bao gói ngay thì sẽ dẫn
đến hiện tượng “ đổ mồ hôi ” trên bánh, đó là hiện tượng ngưng tụ hơi nước trong
bao bì và trên bề mặt bánh. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển của nấm
mốc do có môi trường rất ẩm nên trước khi bao gói sản phẩm cần được làm nguội
đến nhiệt độ bình thường bằng phương pháp tự nhiên hoặc cưỡng bức. Bánh khi
nướng xong thì phần da bánh rất giòn, quá trình làm nguội còn có tác dụng làm cho
da bánh dai lại, ổn định bánh trước khi bao gói.
Nhưng ở đây phương pháp làm nguội là làm nguội tự nhiên (có khi sử dụng quạt
gió) trong môi trường tự nhiên không có cách ly riêng để bánh nguội dần. Phương
pháp làm nguội này có thời gian làm nguôi lâu, lại sử dụng không khí tự nhiên để
làm nguội nên tạo điều kiện cho các vi sinh vật có sẵn trong không khí xâm nhập
hoặc bám trên bề mặt bánh trước khi bao gói, đây là mầm nhiễm khá lớn vào trong
bánh vì khi bánh đã được bao gói thì các vi sinh vật này sẽ phát triển làm bánh hư
hỏng, giảm thời gian bảo quản. Bắt đầu từ khâu này vi khuẩn xâm nhiễm vào bánh
không còn được loại trừ vì bánh không còn chịu chế độ xử lí nhiệt nào nữa.
2.3.2 Bao gói
Sản phẩm sau khi được hoàn tất thì được đem đi bao gói. Bao gói nhằm mục đích
bảo vệ sản phẩm khỏi các tác động của các yếu tố từ bên ngoài như các va chạm cơ
học. Hiện nay công việc bao gói sản phẩm không còn được thực hiện bằng phương
pháp thủ công nữa. Thiết bị bao gói đã được cơ giới hóa nên số lượng công nhân
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 37
làm việc ở khâu này đã giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn từ công nhân vào sản phẩm
cũng hạn chế
Sản phẩm sau khi làm nguội được đem sang phòng bao gói, bánh được công nhân
cho vào khay PP, mỗi bao PP chứa bốn cái bánh sau đó được cho vào bao bò, bỏ
gói hút oxi vào và được đem đi ghép mí. Việc ghép mí được thực hiện bằng máy,
sau khi ghép các bao bì bánh pía dẽ được kiểm tra lại nếu chưa kín thì sẽ được ghép
lại.Tuy nhiên dù đã cơ giới hóa thiết bị nhưng vẫn chưa hoàn toàn, nên cũng cần
công nhân làm ở khâu cho bánh vào khay PP. Đây cũng là một nguồn nhiễm đáng
quan tâm vì nếu công nhân không đeo găng tay và khẩu trang khi làm việc thì
những vi sinh vật từ những người công nhân này sẽ nhiễm vào bánh. Vì thế ở công
đoạn này thì ý thức của người công nhân là rất quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh
cá nhân, tuân thủ theo qui định an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bao bì để bao gói sản phẩm trước đây được làm bằng giấy vì thế mà thời gian bảo
quản không được lâu, vì thế mà khả năng tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng
không được nhiều.
Hiện nay trên qui mô công nghiệp, bao bì đã được thay thế bằng bao bì ghép nhiều
lớp với nhau, phía trong có lớp nhôm nhằm cản không khí xâm nhập vào để hạn chế
các vi sinh vật hiếu khí và men mốc.
Việc sử dụng bao bì màng phức hợp để bảo quản sản phẩm là một bước tiến bộ để
kéo dài thời gian bảo quản. Tuy nhiên, thời gian bảo quản sản phẩm tuy có kéo dài
hơn so với trước đây nhưng cũng không khả quan lắm. Có nhiều nguyên dẫn đến sự
hư hỏng bánh như bánh khi bao gói vẫn mang mầm nhiễm vào, bao bì vẫn còn tồn
tại không khí tạo điều kiện cho các mầm nhiễm phát triển, có khả năng bao bì ghép
mí vẫn chưa kín hoàn toàn...
Thường cho thêm gói hút oxi hạn chế sự tiếp xúc của oxi với sản phẩm để kéo dài
thời gian bảo quản. Nhưng đến khoảng thời gian nào đó thì gói hút oxi đã no không
còn khả năng hút được nữa, lúc này vi sinh vật trong bánh bắt đầu phát triển. Vì
vậy, khả năng bảo quản bánh trong bao bì có thêm gói hút oxi chỉ là tương đối chứ
không phải là tuyệt đối hoàn toàn, chỉ kéo dài thời gian bảo quản hơn cách bảo quản
không có gói hút oxi. Bao bì của công ty sử dụng là dạng bao bì phức hợp nên sử
dụng thêm một loại bao bì khác để xem khả năng bảo quản trong hai loại bao bì
khác nhau, bao bì sử dụng để khảo sát là bao bì PE có tráng nhôm, bao bì khảo sát
có lớp PE cũng khá dày nên khả năng bảo quản cũng gần giống như lớp nhôm.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 38
Hình 5.1 Bao bì phức hợp
Hình 5.2 Bao bì nhôm tráng PE
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 39
3. KHẢO SÁT KHẢ NĂNG BẢO QUẢN BÁNH TRONG CÁC LOẠI BAO
BÌ KHÁC NHAU
3.1 Số lượng vi sinh vật trong bánh theo thời gian bảo quản
Bảng 5.1 Tổng số vi sinh vật hiếu khí và bào tử nấm men – nấm mốc
PP1 PP2 PP3 PP4 Thời
gian
bảo
quản
Men-
mốc
TSVS
VHK
Men-
mốc
TSVSV
HK
Men-
mốc
TSVS
VHK
Men-
mốc
TSVS
VHK
0 5 20 5 20 5 20 5 20
7 0 10 0 40 0 30 10 200
14 10 60 10 40
21 500 340 10 170
Ghi chú:
PP1: bảo quản bằng bao bì phức hợp, không có gói hút oxy.
PP2: bảo quản bằng bao bì phức hợp, có gói hút oxy.
PP3: bảo quản bằng bao bì PE có tráng nhôm, không có gói hút oxy.
PP4: bảo quản bằng bao bì PE có tráng nhôm, có gói hút oxy.
Các chỉ tiêu vi sinh vật luôn giữ vai trò quan trọng trong vấn đề bảo quản thực
phẩm, đây là chỉ tiêu hàng đầu, quyết định đến thời gian bảo quản và chất lượng của
thực phẩm. Bánh pía là loại bánh có nhiều chất dinh dưỡng nên nó là môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật, đặc biệt là các vi sinh vật hiếu khí và
men – mốc. Sau quá trình nướng thì vi sinh vật tồn tại trong bánh không nhiều, quá
trình nướng đã tiêu diệt gần như hoàn toàn các vi sinh vật nhiễm vào ở các giai
đoạn trước.
Bảng 5.2 Vi sinh vật trong bánh sau quá trình nướng
Vi sinh vật Kết quả
TSVSVHK 20
TSTBNM – NM 5
E.Coli 0
Coliform 0
Samonella -
Staphylococcus aureus -
Nhưng ở các công đoạn làm nguội và bao gói thì khả năng nhiễm vi sinh vật vào
bánh là rất lớn nên từ giai đoạn này các mầm nhiễm ở trong bánh khi gặp điều kiện
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 40
thuận lợi sẽ phát triển làm hư hỏng bánh trong quá trình bảo quản. Các mầm nhiễm
này chủ yếu là các vi sinh vật hiếu khí và các bào tử men – mốc, đây là hai mầm
nhiễm đáng lo nhất và dễ phát triển khi gặp điều kiện có oxi nên thời gian bảo quản
bánh phụ thuộc chủ yếu vào tổng vi sinh vật hiếu khí và các bào tử men – mốc có
trong bánh. Khi nhiễm vào chúng sẽ phân hủy các hợp chất protein của bánh. Hàm
lượng của chúng trong bánh càng cao, thời gian bảo quản sẽ càng ngắn do hoạt
động sinh trưởng và trao đổi chất của hệ vi sinh vật trong bánh tăng cao làm bánh
có mùi khó chịu.
Tổng số vi sinh vật trong bánh phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: chất lượng
nguyên liệu, qui trình sản xuất, môi trường và điều kiện sản xuất, độ đồng đều về
chất lượng bánhvì thế khả năng nhiễm vi sinh vật vào bánh cũng không giống
nhau, vì thế số lượng vi sinh vật nhiễm vào bánh chỉ có tính chất tương đối chứ
không phải là tuyệt đối. Trong quá trình theo dõi nhận thấy rõ sự chênh lệch về số
lượng vi sinh vật trong các nhóm bảo quản theo thời gian bảo quản, điều đó cho
thấy các yếu tố trên có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ vi sinh vật trong bánh và cũng
ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản bánh.
So sánh kết quả kiểm tra của mẫu với mức qui định về chỉ tiêu vi sinh do Bộ Y Tế
đưa ra thì các gía trị về tổng vi sinh vật hiếu khí và tổng tế bào men – mốc đều đạt
chất lượng và nằm trong giới hạn cho phép tại thời điểm mới đưa vào bao bì. Lúc
này bánh đã nhiễm khuẩn nhưng vi sinh vật vẫn chưa phát triển được do nó còn mất
một thời gian để thích nghi.
Đối với phương pháp bảo quản không có gói hút oxi, thì cả hai loại bao bì không
thấy có sự khác biệt nhiều về số lượng vi sinh vật nhiễm vào, đến ngày bảo quản
thứ 7 thì bánh chưa bị hư nhưng chất lượng bánh thì có biến đổi chút ít, không còn
thơm ngon, vi sinh vật có phát triển nhưng không nhiều vẫn còn nằm trong giới hạn
cho phép. Đến tuần thứ 2 thì cả hai phương pháp này bánh đều bị hư, quan sát thấy
bánh bị mốc rất nhiều. Mốc phát triển rất nhiều ở phương pháp bảo quản thứ nhất
do không khí vẫn còn tồn tại trong bao bì rất nhiều ở lúc ghép mí, nên khi vi sinh
vật đến giai đoạn phát triển chúng sử dụng nguồn không khí này để phát triển mạnh.
Bao bì khảo sát có thể do dung tích chứa khí ít hơn nên lượng không khí không
nhiều để vi sinh vật phát triển. Mặt khác bao bì công ty có một khay PP chứa bánh ở
bên trong, khay này có thể là một nguồn nhiễm cho bánh do khay cũng không được
vệ sinh kĩ trước khi bỏ bánh vào khay. Như vậy ở phương pháp bảo quản này thời
gian bảo quản khoảng dưới 10 ngày, thời gian bảo quản rất ngắn gây khó khăn cho
việc tiêu thụ sản phẩm và chất lượng bánh đến tay người tiêu thụ không còn đạt chất
lượng.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 41
Hình 5.3 Mẫu bánh ở tuần bảo quản thứ 2 trong bao bì màng ghép của công ty,
không có gói hút oxi
Hình 5.4 Mẫu bánh trong bao bì màng ghép của công ty, có gói hút oxi ở tuần bảo
quản thứ 2
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 42
Hình 5.5 Mẫu bánh ở tuần bảo quản thứ 2 trong bao bì PE có tráng nhôm, không có
gói hút oxi
Hình 5.6 Mẫu bánh trong bao bì PE có tráng nhôm, có gói hút oxi ở tuần bảo quản
thứ 2
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 43
Hình 5.7 Mẫu bánh ở tuần bảo quản thứ 3 trong bao bì màng ghép của công ty,
không có gói hút oxi
Hình 5.8 Mẫu bánh trong bao bì của công ty, có gói hút oxi ở tuần bảo quản thứ 3
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 44
Hình 5.9 Mẫu bánh bị mốc ở tuần bảo quản thứ 3 trong bao bì PE có tráng nhôm,
không có gói hút oxi
Hình 5.10 Mẫu bánh trong bao bì PE có tráng nhôm, có gói hút oxi ở tuần bảo quản
thứ 3
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 45
Đối với phương pháp bảo quản có gói hút oxi thì thời gian bảo quản kéo dài hơn thì
tổng vi sinh vật hiếu khí có phát triển nhưng đến tuần thứ 3 mà vẫn chưa vượt quá
giới hạn cho phép của Bộ Y Tế đưa ra, trong thời gian bảo quản thì ở phương pháp
4 tổng số vi sinh vật hiếu khí phát triển không đều do khảo sát trên từng cái bánh,
chất lượng bánh không đồng đều trong cùng một mẻ dẫn đến kết quả có sự tăng
giảm nhưng so với tiêu chuẩn thì tổng số lượng vi sinh vật hiếu khí nhiễm vào cũng
chưa vượt qua mức giới hạn cho phép. Ở phương pháp 2 tổng vi sinh vật hiếu khí
nhiễm vào nhiều hơn phương pháp 4 nhưng cũng vẫn còn nằm trong ngưỡng cho
phép. Còn men – mốc thì trong 2 tuần đầu vẫn không có sự khác biệt giữa hai
phương pháp bảo quản nhưng đến tuần thứ 3 thì phương pháp thứ 2 đã có tổng tế
bào men – mốc vượt quá giới hạn cho phép do thời gian đầu gói hút oxi hoạt động
rất mạnh nên lượng oxi trong bao bì không đáng kể cho sư phát triển của vi sinh
vật. Đến tuần thứ 3 thì lúc này gói hút oxi đã no, không còn phát huy được hiệu quả,
lượng oxi hút vào không còn được nhiều là điều kiện cho men – mốc phát triển
mạnh, còn phương pháp thứ 4 có thể do bao bì nhỏ hơn bao bì của công ty nên
lượng không khí chứa trong bao bì không nhiều bằng bao bì của công ty nên gói hút
oxi vẫn còn phát huy tác dụng do nó hút chưa no nên lượng oxi không đủ cho men –
mốc phát triển mạnh vượt mức. Cũng có thể do khả năng ghép mí không đạt yêu
cầu, bao bì được ghép mí vẫn chưa kín hòa toàn, có thể có những lỗ nhỏ mà ta
không phát hiện ra được nên lượng oxi vẫn còn tồn tại nhiều trong bao bì.
Bao bì có gói hút oxi kéo dài được thời gian bảo quản hơn so với bao bì không có
gói hút oxi. Nhưng để kéo dài thời gian bảo quản còn phải quan tâm đến nhiều yếu
tố khác nữa, nhất là sự biến đổi của bánh trong thời gian bảo quản như sản phẩm có
sầu riêng, mỡ thì thời gian bảo quản càng kéo dài thì mùi vị của bánh có biến đổi,
lúc đó nếu lượng vi sinh vật chưa vượt mức cho phép thì bánh cũng không còn mùi
vị thơm ngon đặc trưng cho sản phẩm bánh pía nữa. Chính vì lí do này mà thời gian
bảo quản thường là khoảng 15 ngày để đảm bảo chất lượng cho người tiêu dùng.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 46
3.2 Khảo sát về biến đổi độ hoạt động của nước
Tính chất cảm quan, độ ổn định của các sản phẩm thực phẩm tùy thuộc vào thành
phần các chất có trong thực phẩm. Trong đó nước có ảnh hưởng quan trọng.
Cường độ hư hỏng của sản phẩm do một loạt các yếu tố bên trong và bên ngoài mà
trước hết là do hoạt độ nước của sản phẩm quyết định. Nhìn chung các sản phẩm có
hoạt độ nước cao thì quá trình sinh học và sự phát triển của vi sinh vật chiếm ưu
thế.
Bảng 5.3 Sự biến đổi độ hoạt động của nước theo thời gian bảo quản
Thời gian bảo
quản
PP1 PP2 PP3 PP4
0 0.8 0.85 0.78 0.8
7 0.85 0.88 0.8 0.85
14 0.85 0.8
21 0.85 0.8
Ghi chú:
PP1: bảo quản bằng bao bì phức hợp, không có gói hút oxy.
PP2: bảo quản bằng bao bì phức hợp, có gói hút oxy.
PP3: bảo quản bằng bao bì PE có tráng nhôm, không có gói hút oxy.
PP4: bảo quản bằng bao bì PE có tráng nhôm, có gói hút oxy.
Tốc độ hư hỏng và sự phát triển của vi sinh vật trong điều kiện bảo quản bình
thường phụ thuộc vào hàm lượng nước và aw nên nó có liên quan mật thiết đến sự
hư hỏng của thực phẩm trong quá trình chế biến. Khi aw tăng thì tốc độ hư hỏng của
thực phẩm cũng tăng do các chất phản ứng trở nên linh động hơn. Trong phản ứng
thủy phân, các chất phản ứng sử dụng nước làm dung môi và quan trọng hơn là vi
sinh vật có thể sử dụng nước để phát triển nhanh chóng.
Chỉ tiêu quan trọng nhất trong mối liên hệ với nước của từng vi sinh vật riêng biệt
là aw tối thiểu để vi sinh vật phát triển được. Nói chung với nấm mốc có aw tối thiểu
là 0.8, riêng với nấm mốc ưa khô aw tối thiểu là 0.65; với nấm men có aw tối thiểu là
0.88, riêng với nấm men ưa thấm là 0.6; với vi khuẩn có aw tối thiểu là 0.91, riêng
với vi khuẩn ưa mặn aw tối thiểu là 0.75.
Vi khuẩn khi gặp điều kiện thuận lợi thì nó sẽ phát triển nhanh nhất trong số các vi
sinh vật. Nấm men và nấm mốc phát triển trong môi trường acid hơn hoặc khô hơn
hoặc đặc hơn vi khuẩn. Như vậy có nghĩa là aw cần thiết để ngăn cản đa số nấm phát
triển là thấp hơn aw để ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Nhìn chung, nấm mốc
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 47
và nấm men phát triển được tại aw < 0.85. Với độ hoạt động của nước của bánh so
với các độ hoạt động của các loài vi sinh vật thì đó là một điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của các loài vi sinh vật, đối với vi khuẩn thì độ hoạt động của nước trong
bánh chưa phải là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chúng nhưng nó lại là
ngưỡng tương đối thuận lợi cho sự phát triển của nấm men – nấm mốc.
Đối với phương pháp bảo quản thường không có gói hút oxi thì sau 1 tuần bảo quản
thì có sự di chuyển ẩm từ nhân ra ngoài da bánh đã làm cho độ hoạt động của nước
tăng lên so với lúc đầu. Với độ hoạt động của nước cao kết hợp với sự có mặt của
oxi không khí đã tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển nhanh chóng đặc
biệt là nấm mốc và làm hư hỏng bánh rất nhanh trong khoảng 10 ngày.
Còn ở phương pháp bảo quản có gói hút oxi thì độ hoạt động của nước thay đổi
không nhiều trong thời gian bảo quản. Trong ngày bảo quản đầu tiên aw của bánh
khá cao nhưng bánh vẫn chưa bị mốc vì vi sinh vật chưa phát triển. Trong tuần lễ
bảo quản đầu tiên thì cả hai phương pháp bảo quản trong hai loại bao bì đều có sự
gia tăng aw lên một chút do trong thời gian bảo quản ban đầu thành phần của bánh
vẫn chưa ổn định hoàn toàn mà lúc đầu gói hút oxi hoạt động khá mạnh nên nó đã
loại bỏ oxi của thành phần không khí trong bao bì làm thành phần của không khí có
sự thay đổi. Bình thường thành phần không khí có: O2, N2 và hơi nước, khi gói hút
oxi hút oxi thì thành phần không khí thay đổi, hơi nước thoát ra thế chỗ cho oxi
làm tăng ẩm làm tăng aw. Vì loại bỏ oxi ngay từ đầu nên aw tăng trong tuần bảo
quản đầu tiên, thời gian sau thì aw khá ổn định không có sự thay đổi nhiều. Khi gói
hút oxi đã no thành phần không khí trong bao bì có sự cân bằng trở lại nên aw không
có sự thay đổi nhiều nhưng cũng ở mức khá cao, chính điều này đã tạo thuận lợi cho
vi sinh vật phát triển mạnh ở giai đoạn sau làm bánh bị hư..
Việc sử dụng gói hút oxi để bảo quản bánh để kéo dài thời gian bảo quản bánh; nó
chỉ hạn chế, làm chậm các biến đổi của bánh và sự phát triển của vi sinh vật chứ nó
không loại trừ hoàn toàn các tác nhân gây hư hỏng bánh. Chính vì vậy mà trong quá
trình bảo quản các quá trình làm hư hỏng bánh vẫn không ngừng xảy ra làm cho
bánh bị giảm chất lượng.
3.3 Khảo sát về sự biến đổi độ ẩm
Tế bào vi sinh vật chứa lượng nước rất lớn ( 70 – 85% ). Muốn trao đổi chất và tiến
hành mọi hoạt động khác vi sinh vật cần có lượng nước nhất định trong môi trường.
Những vi sinh vật khác nhau yêu cầu độ ẩm khác nhau. Những vi sinh vật kỵ khí
hay kỵ khí tùy tiện có thể sống trong môi trường lỏng hoặc trong môi trường rắn
như đất, bùnngập nước, nhưng những vi sinh vật hiếu khí như nấm mốc, xạ
khuẩn chỉ phát triển trên mặt môi trường lỏng hoặc môi trường rắn có độ ẩm tối
thích từ 55 – 65%.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 48
Thường mỗi loài vi sinh vật có một giới hạn về độ ẩm tối thiểu để phát triển. Đối
với nấm mốc thường độ ẩm cực tiểu là 15%, vi khuẩn là từ 20 – 30%. Độ ẩm không
khí tối thích với mốc là 95 – 100%, độ ẩm cực tiểu là 65 – 70%.
Bảng 5.4 Sự biến đổi độ ẩm theo thời gian bảo quản
Thời gian bảo
quản
PP1 PP2 PP3 PP4
0 17,41 17,41 17,76 17,76
7 17,45 17,53 17,73 19,01
14 16,35 17,74
21 16,41 17,47
Ghi chú:
PP1: bảo quản bằng bao bì phức hợp, không có gói hút oxy.
PP2: bảo quản bằng bao bì phức hợp, có gói hút oxy.
PP3: bảo quản bằng bao bì PE có tráng nhôm, không có gói hút oxy.
PP4: bảo quản bằng bao bì PE có tráng nhôm, có gói hút oxy.
Với độ ẩm của bánh như vậy thì thuận lợi cho sự phát triển của nấm mốc hơn là vi
khuẩn. Nhìn chung độ ẩm của bánh trong quá trình bảo quản không có sự thay đổi
nhiều ngay khi có sử dụng gói hút oxi. Độ ẩm của bánh thuận lợi cho sự phát triển
của nấm mốc, với sự có mặt của oxi và các điều kiện khác thì nấm mốc phát triển
nhanh chóng làm hư hỏng bánh nhanh ở phương pháp bảo quản không có gói hút
oxi. Đối với phương pháp bảo quản có sử dụng gói hút oxi thì do có sự hạn chế về
oxi nên tốc độ hư hỏng chậm hơn.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 49
CHƯƠNG VI .KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thời gian bảo quản bánh pía, trong đó hai yếu tố độ
hoạt động của nước và hệ sinh vật ban đầu trong bánh cần được lưu ý hơn cả. Đây
là những vấn đề mấu chốt cần phải được giải quyết để kéo dài thời gian bảo quản
bánh pía.
Qua quá trình khảo sát thì trên dây chuyền sản xuất có rất nhiều khâu có khả năng
nhiễm vi sinh vật vào. Nhưng đó là trước giai đoạn nướng, sau quá trình nướng thì
đa số các vi sinh vật đều bị tiêu diệt. Nên khả năng nhiễm khuẩn cao nhất ảnh
hưởng trực tiếp đến thời gian bảo quản sản phẩm là ở khâu làm nguội và bao gói
sau khi nướng nên cần lưu ý nhiều ở giai đoạn này. Tuy nhiên, chất lượng bánh
ngay sau khi nướng cũng bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật nhiễm vào trước khi nướng,
các vi sinh vật này có thể bị tiêu diệt trong quá trình nướng nhưng nó đã làm giảm
chất lượng của bán thành phẩm phía trước làm dẫn đến chất lượng sản phẩm giảm
theo.
Thời gian bảo quản sản phẩm trong quá trình khảo sát cũng chỉ được khoảng 3 tuần.
Sản phẩm trên thị trường có hạn sử dụng an toàn khoảng 15 ngày. Đây là khoảng
thời gian an toàn cho người sử dụng vì sau thời gian này nếu bánh chưa hư thì giá
trị cảm quan của bánh cũng bị giảm do bánh có nhiều thành phần như mỡ, sầu
riêng. Các thành phần này sẽ biến đổi trong quá trình bảo quản gây ra mùi vị xấu
cho sản phẩm.
Với độ hoạt động của nước khá cao thì nó là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của vi sinh vật. Bảo quản sản phẩm trong bao bì có gói hút oxi kéo dài được thời
gian bảo quản sản phẩm kéo dài hơn so với bình thường, nó làm chậm sự hư hỏng
của bánh trong điều kiện aw của bánh khá cao.
Các thao tác thủ công trong quá trình làm bánh là rất quan trọng vì nó ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.
2. ĐỀ NGHỊ
Nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất bánh đảm bảo giảm vi sinh vật và tiến tới
qui trình sản xuất vô trùng.
Luận văn tốt nghiệp khoá 29 – 2008 Trường Đại Học Cần Thơ
Ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông Nghiệp & Sinh học ứng dụng 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Quốc Cường, Điều tra tình hình sản xuất các sản phẩm truyền thống tại địa
bàn tỉnh Sóc Trăng, Khoá luận tốt nghiệp, 2000.
2. Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Thị Kim Thoa, Bảo quản và chế biến rau quả thường
dùng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Hà Nội, 2003.
3. Bùi Xuân Đồng, Nguyên lý phòng chống nấm mốc và mycotoxin, Nhà xuất bản
Khoa Học và Kĩ Thuật, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Mười, Công nghệ chế biến thịt, Nhà xuất bản giáo dục.
5. Lương Đức Phẩm, Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm, Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Hà Nội, 2002.
6. Lê Ngọc Tú cùng các tác giả khác, Hoá học thực phẩm, Nhà xuất bản Khoa học
và Kĩ thuật, Hà Nội, 2001.
7. Võ Hương Thảo, Nghiên cứu bảo quản trứng vịt muối bằng màng Zein và
Chitosan, Luận văn, 2002.
8. Bộ Y Tế, Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực- thực phẩm (ban hành
kèm theo quyết định số 867/1998/QĐ/BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế ngày 4-4-1998),
Hà Nội, 1998.
9. Phạm Xuân Vượng, Giáo trình kiểm tra chất lượng thực phẩm, Nhà xuất bản Hà
Nội, 2007.
10. Các tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 4359 – 1996, TCVN 3973 – 1985.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0136.pdf