Luận văn Khảo sát khí Radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương

Khảo sát khí Radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương MS: LVVL-VLNT005 SỐ TRANG: 65 NGÀNH: VẬT LÝ CHUYÊN NGÀNH: VẬT LÝ NGUYÊN TỬ, HẠT NHÂN VÀ NĂNG LƯỢNG CAO TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2010 GIỚI THIỆU LUẬN VĂN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Các hoạt động của con người (Công nghiệp hóa, đô thị hóa, thăm dò, khai thác, chế biến tài nguyên thiên nhiên .) ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường. Vì thế mối quan tâm của Khoa học và Công nghệ trong nghiên cứu và kiểm soát chất lượng môi trường ngày càng lớn. Phóng xạ môi trường là một trong những chỉ số chất lượng môi trường quan trọng, được xã hội đặc biệt quan tâm vì những tác động của tia phóng xạ lên cơ thể tuy không nhận biết được bằng các giác quan nhưng rất phức tạp, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người. Nghiên cứu, kiểm soát phóng xạ môi trường bắt đầu bằng việc xác định hoạt độ của các nguyên tố phóng xạ tự nhiên và nhân tạo trên một vùng quan tâm. Dựa trên các số liệu đo đạc, chúng ta có thể xây dựng một bản đồ phóng xạ của vùng. Trong các nguyên tố phóng xạ tự nhiên, khí radon là sản phẩm con cháu trong chuỗi phân rã của radi và thori đặc biệt nguy hiểm. Khí radon có thể theo đường hô hấp đi vào trong cơ thể con người, đặc biệt radon lại phân rã alpha nên mối nguy hiểm là rất lớn. Khi chúng ta hít phải radon và các hạt nhân con của nó, một số phân rã phóng xạ sẽ xảy ra trong phổi chúng ta. Các hạt alpha được sinh ra có thể gây tổn hại đến mô phổi. Tổn hại như thế có thể dẫn đến ung thư phổi. Một số ca chết người trong hầm mỏ hay một số vùng miền có nhiều người bị bệnh ung thư phổi đều có thể do khí phóng xạ radon gây ra. Việc đánh giá nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ phần lớn dựa trên bằng chứng về tỷ lệ mắc phải ung thư phổi trong số các công nhân mỏ Uranium trong quá khứ. Dựa trên bằng chứng đó, các hệ số rủi ro được ước tính, chúng cho mối liên hệ giữa nguy cơ phát triển ung thư phổi với nồng độ radon trong không khí. Các kết quả cho thấy nếu một triệu người bị chiếu xạ trong một năm bởi radon trong không khí với nồng độ 1 Bq/m3 trong nhà, một hoặc hai người trong số họ có thể chắc rằng cuối cùng sẽ chết vì ung thư phổi do phóng xạ gây ra [18]. Radon có thể hiện diện trong những ngôi nhà mới xây do có nguồn gốc từ vật liệu xây dựng, hay cả những ngôi nhà cũ do thoát ra từ khe nứt nền nhà. Đặc biệt là những ngôi nhà kín gió hay trong các tầng hầm, nồng độ radon có thể rất cao, nhiều hơn hẳn ngoài trời do hiệu ứng bẫy radon. Mặc dù vậy vấn đề phóng xạ môi trường hiện vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ tại Việt Nam, đặc biệt là vấn đề khí phóng xạ radon. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát khí Radon trong nhà, khu vực đô thị Thủ Dầu Một – Tỉnh Bình Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận gồm các chương: Chương 1: Cơ sở lí thuyết. Chương 2: Thực nghiệm xác định nồng độ radon trong nhà. Chương 3: Kết quả và thảo luận. Luận văn được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 10/2009 đến tháng 7/2010. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Góp phần nâng cao hiểu biết về tri thức vật lí hạt nhân, làm quen với vật lí hạt nhân thực nghiệm và cách triển khai ứng dụng công nghệ hạt nhân trong thực tiễn. - Cho biết nồng độ radon trong nhà ở tại các điểm khảo sát ở khu vực Thị xã Thủ Dầu Một - Tỉnh Bình Dương. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là radon trong nhà ở Thị xã Thủ Dầu Một và các vấn đề kĩ thuật chuyên môn liên quan đến đo hoạt độ phóng xạ radon. 4. Phạm vi nghiên cứu Việc xây dựng bản đồ phóng xạ đòi hỏi yêu cầu cao về thời gian, kinh phí, thiết bị và nhân lực nên đề tài này chỉ tập trung tại thị xã Thủ Dầu Một, nơi có hệ thống giao thông phát triển và mật độ dân cư đông. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu khí phóng xạ radon và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người; tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước. - Tìm hiểu cách sử dụng và quy trình đo đối với phương pháp đo bằng detector vết CR39 và máy RAD7. - Khảo sát đặc điểm tự nhiên, môi trường Thị xã Thủ Dầu Một - tỉnh Bình Dương. - Tiến hành đo đạc nồng radon bằng detector CR39 và đo một số điểm với máy RAD7. - Thu thập, lưu trữ, xử lí dữ liệu và biểu diễn kết quả. - Phân tích, đánh giá kết quả. 6. Ý nghĩa khoa học thực tiễn của đề tài nghiên cứu - Bổ sung thêm cho bộ số liệu về phóng xạ môi trường nói chung và khí radon phóng xạ nói riêng của Tỉnh Bình Dương. Từ đó góp phần xây dựng được một bộ số liệu về mức phóng xạ radon trong nhà và môi trường hàng năm của tỉnh Bình Dương. - Từ kết quả đo đạc được, có thể đưa ra những đánh giá và giải pháp đối với những địa điểm có nồng độ cao. - Xác định nồng độ khí radon trong nhà để làm nền tảng phục vụ cho việc tính toán phơi nhiễm, đánh giá rủi ro sức khỏe cho người dân khu vực Thị xã Thủ Dầu Một sau này. - Đánh giá được mối tương quan giữa phương pháp đo bằng CR39 và đo bằng RAD7. - Ngoài ra, thành công của đề tài cũng sẽ trực tiếp góp phần xác lập giải pháp hữu hiệu trong việc đo nồng độ radon bằng phương pháp detector vết CR39 tại Việt Nam. 7. Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu lí thuyết: Tra cứu những vấn đề quan tâm trong tài liệu, trong sách, các luận văn, bài báo khoa học, giáo trình, các trang web trên internet có liên quan đến đề tài. - Nghiên cứu thực nghiệm: tìm hiểu quy trình và tiến hành thực nghiệm đo nồng độ radon. - Xử lí số liệu: Sử dụng các phần mềm để xử lí, lưu trữ và biểu diễn số liệu đo đạc. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Sau khi xử lí số liệu, rút ra nhận xét, phân tích kết quả.

pdf65 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khí Radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5m, phát triển rộng rãi và liên tục ở trung tâm đô thị. 2.1.2.2. Địa hình thành tạo do sông - đầm lầy Đồng bằng tích tụ sông - đầm lầy, tuổi Holocen muộn (QIV3), cao 0.5 – 1 mét, phát triển ven sông Sài Gòn, hình dạng khá đẳng thước. 2.1.2.3. Địa hình thành tạo do quá trình sườn  Sườn xâm thực, dốc 5 - 20o, tuổi Pleistocen muộn - Holocen (QIII - IV): Là bề mặt chuyển tiếp giữa thềm tích tụ - xâm thực bậc III và thung lũng tích tụ sông Sài Gòn, phát triển chủ yếu ở phía Đông Thị xã Thủ Dầu Một.  Sườn xâm thực - rửa trôi, dốc 2 - 5o, tuổi Pleistocen muộn - Holocen (QIII - IV): phát triển rộng rãi trong diện tích đô thị, dựa vào đặc điểm của sườn (độ dốc, chiều dài sườn, mức độ xâm thực), chia sườn làm hai kiểu sau: - Sườn xâm thực - rửa trôi, có độ dốc 2o - 3o, tập trung chủ yếu ở phía Đông đô thị. - Sườn xâm thực - rửa trôi, có độ dốc 3o - 5o, phát triển chủ yếu ở phía Đông xã Hưng Định, Bình Nhâm. 2.1.2.4. Địa hình nhân sinh Trong quá trình phát triển đô thị, con người đã cải tạo, san lấp làm thay đổi bề mặt địa hình nguyên thủy, tập trung chủ yếu ở khu vực thị xã Thủ Dầu Một và dọc theo một số đường quốc lộ chính, các trục đường lớn, khu dân cư… 2.1.2.5. Các yếu tố kiến tạo Thủ Dầu Một nằm trong đới giao lưu của các hệ thống đứt gãy chính đi qua. Gồm có ba hệ thống đứt gãy như sau: Hình 2.2: Bản đồ các đặc điểm địa chất kiến tạo TX TDM (Tỉ lệ 1:100.000) - Hệ thống đứt gãy phương á kinh tuyến: cắt qua sát rìa phía Tây từ phường Chánh Nghĩa lên phía Bắc, thuộc đới đứt gãy Lộc Ninh-Thủ Dầu Một. - Hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc-Đông Nam: đứt gãy này cắt qua xã Bình Nhâm, phường Chánh Nghĩa. Đây là đứt gãy phân bậc thuộc đới đứt gãy sông Sài Gòn có tính chất thuận ngang phải, cắm về Tây Nam với góc dốc gần thẳng đứng (80 – 85o). - Hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc-Tây Nam: đứt gãy dọc theo sông Bà Lụa sang suối Cát về phía Đông Bắc. Đứt gãy này có thể thuộc đới đứt gãy Vĩnh Long-Tuy Hòa với tính chất thuận có mặt trượt cắm về phía Tây Bắc. Với hệ thống đứt gãy như trên, yếu tố đứt gãy có thể là yếu tố cần phải lựa chọn khi xét các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà trong đề tài. 2.1.3. Khí hậu, thời tiết Những yếu tố như áp suất khí quyển, lượng mưa, độ ẩm trong không khí, gió có thể ảnh hưởng đến dòng khí radon trong đất vào nhà ở. Sự chênh lệch áp suất bên trong-bên ngoài ngôi nhà có thể làm tăng tốc độ di chuyển của radon vào nhà; lượng mưa và độ ẩm trong không khí nhiều cũng làm tăng tốc độ radon vào nhà; tốc độ gió mạnh có thể làm giảm nồng độ radon trong khí đất và trong không khí xung quanh ngôi nhà do vậy gió có thể góp phần làm giảm nồng độ radon trong nhà. Bên cạnh đó, nồng độ radon cũng thay đổi theo mùa: nồng độ radon thường cao nhất vào mùa đông và thấp nhất vào mùa hè. Mặt khác, điều kiện khí hậu thời tiết còn chi phối trực tiếp đến mức độ thông thoáng của nhà ở. Do đó yếu tố khí hậu thời tiết cũng rất là quan trọng khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà. Khí hậu Thủ Dầu Một mang những đặc điểm đặc trưng khí hậu Đông Nam Bộ nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt (mùa mưa và khô). Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Những cơn mưa chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô có lượng mưa khá cao. Với đặc điểm hai mùa rõ rệt thì yếu tố mùa có thể được xem là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà ở khu vực. Nhiệt độ không khí: - Trung bình năm: 26,9oC - Trung bình tháng nóng nhất: 29oC - Trung bình tháng lạnh nhất: 23oC Độ ẩm không khí: - Trung bình năm: 85 - 90% - Cao nhất: 65 - 80% - Thấp nhất: 35 - 45% Lượng mưa: - Trung bình năm: 1856mm - Cao nhất: 2680mm - Thấp nhất: 1136mm Chế độ gió không lớn và không thường xuyên, tần số lặng gió là 67,8. Mùa khô, gió thổi theo hướng Đông, Đông Bắc. Mùa mưa gió thổi theo hướng Tây, Tây Nam. Tốc độ bình quân 1,6 m/s. Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình ngày 5 - 7giờ, xảy ra cao nhất vào giữa mùa khô (tháng 3), thấp nhất vào tháng 10. Thích hợp cho sự phát triển cây trồng nhiệt đới. 2.1.4. Thủy văn Qua nhiều nghiên cứu có thể nói yếu tố thủy văn là một trong những yếu tố góp phần vào nồng độ radon trong không khí xung quanh. Nếu sông ngòi, suối bắt nguồn hay chảy qua các khe đá là các loại đá có chứa Radinium, Uranium, Thorium (đá granit, đá núi lửa, đá phiến sét) thì nồng độ radon mà nó góp phần vào trong không khí sẽ lớn. Đồng thời nguồn nước dưới đất cũng là một nguồn đóng góp đến nồng đồ radon trong nhà thông qua việc sử dụng nước của người dân. Do vậy việc sử dụng nước dùng cho sinh hoạt của người dân có thể là yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon. 2.1.4.1. Nước mặt Gồm có 2 hệ thống sông suối chính: Sông Sài Gòn: chảy phía Tây thị xã theo hướng Bắc Nam với chiều dài khoảng 15km, lưu lượng mùa kiệt 10m3/giờ, đổ ra biển Đông qua cửa Cần Giờ, rất có giá trị trong cung cấp nước và sản xuất nông nghiệp. Suối Cát: nằm ở trung tâm vùng nghiên cứu hướng chảy Đông Bắc - Tây Nam nối với sông Bà Lụa và đổ ra sông Sài Gòn ở khu vực Thạnh Phú. Suối có lưu lượng: 10 - 25 l/s và thượng nguồn thường cạn kiệt vào mùa khô. Suối Cát có dòng chảy hẹp, lòng không sâu nên không thuận lợi cho giao thông. Ngoài ra, trong vùng còn có các sông suối nhỏ thuộc hệ thống sông Sài Gòn: sông Búng, rạch Cầu Mới, sông Bà Lụa, rạch Nghé... chất lượng nước giống sông Sài Gòn, không thuận lợi cho giao thông, chỉ có giá trị thoát nước và canh tác nông nghiệp. Phía Đông Bắc vùng nghiên cứu còn có hệ thống suối Hố Đá nhưng lưu lượng nước không lớn không có giá trị cung cấp nước và giao thông. 2.1.4.2. Nước dưới đất Tiềm năng nước dưới đất ở Thủ Dầu Một rất phong phú, trữ lượng tiềm năng: 66.000 m3/ngày, trữ lượng cấp C1: 12.000 m3/ngày và trữ lượng cấp B: 4.000 m3/ngày. 2.1.5. Thổ nhưỡng Chủ yếu là các loại đất: đất dốc tụ trên phù sa cổ (Da), đất vàng nâu trên phù sa (Fa), đất phù sa không được bồi có tầng loang lổ (Pf), đất phù sa glây (Pg), đất phèn tiềm tàng (Sp), đất xám trên phù sa cổ (Xa) và đất bùn suối (Bùn). Đất ở đây có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ cát cao, nhất là các loại đất phát sinh trên phù sa cổ, khả năng giữ nước kém, dễ bị rữa trôi cả theo chiều ngang lẫn chiều dọc. Riêng loại đất phù sa cổ có thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình, còn đất phèn và đất dốc tụ có tỉ lệ sét 44 - 51%, kết vón đá ong và trơ sỏi đá. Ngoài ra, còn có thêm loại đất đô thị. Loại đất này có thành phần và tính chất bị chi phối nhiều do hoạt động của con người. Lượng radon từ đất đi vào nhà cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như thổ nhưỡng. Tốc độ của dòng radon từ đất bị ảnh hưởng các yếu tố từ đất như: kích thước hạt đất, sự khuếch tán, độ ẩm, lỗ rỗng, độ thấm của đất. Do đó yếu tố thổ nhưỡng cũng là yếu tố cần quan tâm khi xem xét yếu tố ảnh hưởng đến nồng độ radon trong nhà. 2.1.6. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.6.1. Dân cư Tính đến 8/2009, Thị xã Thủ Dầu Một có tổng dân số là 211.068 người, mật độ dân cư đông đúc, chủ yếu tập trung vào 3 phường trung tâm: Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Cường. Thị xã Thủ Dầu Một có các khu dân cư: - Khu dân cư Chánh Nghĩa: 41ha - Khu dân cư Hiệp Thành I: 70ha - Khu dân cư Hiệp Thành II. - Khu dân cư Hiệp Thành III: 44.6ha - Khu dân cư và du lịch Chánh Mĩ - Khu dân cư và dịch vụ Phú Hòa: 100ha - Khu dân cư Thành phố mới. 2.1.6.2. Kinh tế Thị xã Thủ Dầu Một là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học kĩ thuật… Thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên sự phát triển có sự ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng và ngược lại. Thị xã đang xây dựng khu liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị thành phố mới Bình Dương có diện tích 4200 ha, tương lai là trung tâm hành chính kinh tế mới của tỉnh Bình Dương. Bình Dương là tỉnh có tiềm năng lớn về tiểu thủ công nghiệp: Gốm sứ, sơn mài (làng sơn mài Tương Bình Hiệp) …tiềm năng này sẽ giúp cho Bình Dương nói chung và Thị xã Thủ Dầu Một nói riêng phát triển ngành nghề truyền thống này. Định hướng phát triển các ngành nghề chính là: - Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp:  Phát triển ngành nghề truyền thống: Gốm sứ, sơn mài…  Công nghiệp: sản xuất thực phẩm, đồ uống, chế biến nông sản…  Phát triển sản xuất hàng tiêu dùng. - Dịch vụ: ưu tiên phát triển dịch vụ như: du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ nông nghiệp và dịch vụ xã hội. Hiện tại Thị xã Thủ Dầu Một có khu du lich “Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến” là công viên lớn nhất cả nước và cũng là công viên có diện tích lớn nhất Đông Nam Á với quy mô 450 ha. 2.1.7. Giao thông Thị xã Thủ Dầu Một có hệ thống giao thông đường bộ khá tốt với mật độ cao. Các đường giao thông chính trong vùng: - Đường bộ:  Quốc lộ 13 (Đại lộ Bình Dương): là tuyến đường giao thông quan trọng nhất trong vùng, lưu thông đi các huyện Thuận An, Bến Cát và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như tỉnh Bình Phước và các tỉnh ở Tây Nguyên.  Liên tỉnh lộ 13 (Quốc lộ 13 cũ): nối liền Thị xã với Lái Thiêu ( trung tâm hành chính của huyện Thuận An)  Liên tỉnh lộ 742 : Nối liền Thị xã với các huyện Dĩ An, Tân Uyên  Đường Nguyễn Tất Thành (Quốc lộ 14 cũ): nối thị xã với huyện Phú Giáo Ngoài ra hệ thống giao thông đường bộ trong đô thị khá dày, đã được nâng cấp tráng nhựa, quy hoạch các nút giao thông - Đường thủy: Sông Sài Gòn chảy qua thị xã Thủ Dầu Một có giá trị rất lớn, có hệ thống Cảng Bà Lụa công suất 60.000 tấn/năm. 2.1.8. Giáo dục Thị xã Thủ Dầu Một là trung tâm văn hóa giáo dục của tỉnh Bình Dương, gồm có nhiều trường Đại học, Cao đẳng đang hoạt động như: Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Bình Dương, Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Bình Dương, Cao đẳng Y tế Bình Dương... và nhiều trường trung cấp khác. Đặc biệt là trường Đại học Quốc tế Miền Đông đang được xây dựng với sự giúp đỡ về nhân lực của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, và các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia. Trường sẽ bắt đầu tuyển sinh vào năm 2010. Sự ra đời của trường sẽ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự phát triển kinh tế và nhu cầu xã hội của tỉnh Bình Dương nói riêng và vùng Đông Nam bộ cũng như cả nước nói chung. 2.2. Quy trình xác định nồng độ radon bằng phương pháp detector vết CR39 2.2.1. Tính toán số lượng mẫu và bản đồ lấy mẫu Dựa trên nguồn tài liệu từ trường Đại học Bắc Arizona (Northern Arizona University) [63], ta sẽ dựa trên dân số để lấy số lượng mẫu như bảng 2.1. Bảng 2.1: Lấy mẫu dựa trên dân số STT Kích thước dân số Số lượng mẫu ứng với các sai số +/- 3% +/- 5% +/- 7% +/- 10% 1 500 a 222 145 83 2 600 a 240 152 86 3 700 a 255 158 88 4 800 a 267 163 89 5 900 a 277 166 90 6 1.000 a 286 169 91 7 2.000 714 333 185 95 8 3.000 811 353 191 97 9 4.000 870 364 194 98 10 5.000 909 370 196 98 11 6.000 938 375 197 98 12 7.000 959 378 198 99 13 8.000 976 381 199 99 14 9.000 989 383 200 99 15 10.000 1,000 385 200 99 16 15.000 1,034 390 201 99 17 20.000 1,053 392 204 100 18 25.000 1,064 394 204 100 19 50.000 1,087 397 204 100 20 100.000 1,099 398 204 100 21 Hơn 100.000 1,111 400 204 100 Thị xã Thủ Dầu Một có dân số 211.068 người nên cần lấy ít nhất 100 mẫu (sai số 10%). Với diện tích hành chính là 87,88 km2 thì mật độ lấy mẫu trung bình là > 1 mẫu/km2. Do mật độ dân số vùng trung tâm (phường Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Phú Cường) cao hơn so với vùng ngoài (các phường xã còn lại) nên mật độ lấy mẫu vùng trong sẽ cao hơn. Mật độ lấy mẫu như sau: vùng trung tâm (tổng diện tích là 12,8 km2) lấy mẫu theo ô lưới 0,5 x 0,5 km2, như vậy 1km2 có 4 mẫu, tổng số mẫu vùng trung tâm cỡ 51; vùng ngoài (tổng diện tích là 75,08 km2) lấy mẫu theo ô lưới 1 x 1 km2, tổng số mẫu vùng ngoài cỡ 75. Với việc phân chia như vậy thì các mẫu sẽ tập trung nhiều ở các phường trung tâm (Hiệp Thành, Phú Cường, Chánh Nghĩa). Một số khu vực như Đại Nam thuộc xã Hiệp An, khu thành phố mới đang xây dựng thuộc xã Định Hòa sẽ không có mẫu. Như vậy tổng số lượng mẫu đặt ở các phường xã thuộc khu vực ngoài là 64 mẫu, khu vực trung tâm là 53 mẫu, tổng số mẫu là 117. Hình 2.3: Bản đồ vị trí lấy mẫu Việc lấy mẫu theo ô lưới phải đảm bảo sao cho mỗi ô có 1 mẫu và ở trung tâm của ô. Tuy nhiên thực tế việc liên hệ để đặt mẫu ở nhà dân gặp nhiều khó khăn và phải nhờ đến sự giúp đỡ của chính quyền, nên việc lấy mẫu chỉ nhằm đảm bảo số lượng mẫu và sự phân bố đồng đều về khoảng cách các mẫu. Đồng thời kết hợp lấy tọa độ địa lí nơi lấy mẫu bằng máy định vị GPS. Phân bố mẫu theo từng phường xã được cho ở biểu đồ trong Hình 2.5. Hình 2.4: Tổng số nhà khảo sát ở từng phường xã 2.2.2. Tạo holder Mỗi detetor CR39 có kích thước 1,5x1,5 cm2 được đặt trên chóp của một hũ nhựa hình trụ cao 55 mm và đường kính 35 mm với đầu phía dưới của hũ nhựa được để trống. Đầu dưới của hũ được bọc lại bằng giấy lọc có tác dụng chống bụi, hơi nước và ngăn chặn ảnh hưởng của con cháu của radon tới sự tạo vết [46]. Nếu hũ hở, hơi nước sẽ tạo một màng mỏng bám trên bề mặt CR39 làm giảm năng lượng bắn phá của alpha, do đó làm giảm sự tạo vết. Giấy lọc sử dụng để làm holder kín của hãng Whatman: GF/C đường kính 4,7 mm, số hiệu 1822-047. Sau khi thiết lập holder thì tiến hành treo holder ở nơi cần xác định nồng độ radon trong nhà. Trong quá trình phơi nhiễm thì khí radon sẽ khuếch tán vào holder, từ đó các hạt alpha từ sự phân rã radon và con cháu có thể đập vào detector và để lại vết. Sau một khoảng thời gian cho phơi nhiễm là 90 ngày, quy trình khắc vết trên CR39 đã hoàn thành. Nồng độ radon có thể được xác định bằng cách đếm những vết trên detector CR39 này. Hình 2.5: Holder kín 2.2.3. Lựa chọn vị trí đặt mẫu và đặt mẫu Vị trí đặt mẫu trong nhà tuân theo TCVN 7889:2008 như đã trình bày trong 1.2.3. Để có thể đánh giá được sự tích tụ radon trong các loại phòng khác nhau, trong 117 mẫu có các vị trí phòng lấy mẫu khác nhau bao gồm: phòng ngủ, phòng khách, nhà kho, nhà bếp, vị trí khác (các lối đi nối giữa các phòng, phòng sinh hoạt của gia đình…). Số lượng các phòng được xác định nồng độ được thể hiện ở biểu đồ hình 2.6. Hình 2.6: Số lượng từng loại phòng lấy mẫu Số lượng vị trí lấy ở phòng ngủ là cao nhất bởi vì thời gian mà con người ở phòng này là lớn nhất trong các tất cả các phòng còn lại. Xác định nồng độ Rn ở phòng này sẽ có ý nghĩa nhiều hơn, mới có thể dùng số liệu đánh giá một cách tốt nhất cho các phơi nhiễm, các rủi ro sức khỏe cho người dân… Trong đó, phòng ngủ 54,70 %, phòng khách 17,95 %, nhà bếp 15,38 %, khác 7,69 %, nhà kho 4,91 %. Hình 2.7: Đặt mẫu tại nhà dân 2.2.4. Phân tích mẫu 2.2.4.1. Lẫy mẫu và xử lí mẫu Sau khi để một thời gian phơi nhiễm là 3 tháng thì tiến hành lấy mẫu về phòng thí nghiệm xử lí hóa chất để làm nổi rõ các vết khi tia alpha bắn phá tạo nên. Mẫu sau khi lấy phải được bảo quản trong giấy nhôm để tránh phơi nhiễm trong quá trình vận chuyển. Có nhiều cách xử lí mẫu, mẫu được xử lí chủ yếu dựa vào sự ăn mòn của nhóm OH - lên CR39 thông qua quá trình thủy phân các liên kết este cacbonat trong polime [46]. Qua nhiều nghiên cứu thử nghiệm [50] với các bazơ NaOH, KOH, LiOH, Ca(OH)2, Mg(OH)2, Ba(OH)2 đã thu được các kết quả: Đối với NaOH, hiệu suất khắc vết lên CR39 cao nhất ở nhiệt độ là 70oC với nồng độ 6M (với các số liệu tương ứng là: 4M - 51.33%, 6M - 64.04%, 8M - 59.81%, 10M - 58.06%, 12M - 55.62%) Hình 2.8: Hiệu suất khắc của CR-39 theo nhiệt độ với NaOH 6M Đối với LiOH và KOH hiệu suất khắc vết tối đa ở nhiệt độ và nhiệt độ tương ứng là 70oC, 5M và 70oC, 6M. Nhưng hiệu suất khắc và thời gian khắc lâu nên chúng không được sử dụng để khắc. Đối với bazơ của nhóm IIA, chúng có hằng số phân li rất thấp (KMg = 2.51x10 -3, KCa = 3.98x10-2, KBa = 0.253). Do hằng số phân li thấp nên chúng có độ hòa tan kém trong nước, ngay cả ở nhiệt độ rất cao. Mg(OH)2 và Ca(OH)2 có độ hòa tan thấp đáng kể trong nước và không cung cấp đủ các ion OH- cần thiết để thực hiện quá trình khắc. Mg(OH)2 có độ hòa tan của 0.0009g/100g H2O tại 18oC và 0.004/100g H2O tại 100 oC. Tương tự độ hòa tan của Ca(OH)2 : 0.077g/100g H20 tại 0 oC và 0.185g/100g H20 tại 100 oC. Vì vậy Mg(OH)2 và Ca(OH)2 đã không được sử dụng để khắc vết, thậm chí trong một thời gian dài. 0C Hiệu suất % Trong quá trình thử nghiệm thực tế tại phòng thí nghiệm, thời gian và nhiệt độ tối ưu được chọn là mẫu được xử lí bằng cách ngâm detector CR39 trong NaOH 6M trong vòng 24 giờ với nhiệt độ 70oC trong tủ sấy để làm nổi rõ các vết bắn phá của tia alpha lên mẫu. Sau đó lấy detector ra rửa sạch NaOH bằng nước cất và giấm (CH3COOH) 2%. Hình 2.9: CR39 đã xử lí hóa chất Mẫu được để khô và bảo quản lại trong giấy nhôm có kí hiệu bên ngoài. Hình 2.10: Bảo quản mẫu 2.2.4.2. Đọc mẫu Hiện nay trên thị trường có bán bộ đọc mẫu gồm phần mềm và khay đọc mẫu đi kèm giúp cho việc đọc mẫu trở nên dễ dàng. Tuy nhiên trong đề tài này, các mẫu được đọc bằng kính hiển vi bằng mắt thường. Do mẫu khí trong nhà tạo số lượng vết không nhiều như đối với mẫu khí đất nên toàn bộ mẫu đều được đọc hết tấm chứ không dùng thước vi trắc để chia vùng đại diện. Mỗi mẫu được đọc tối thiểu 2 lần để đảm bảo sự chính xác. 2.2.5. Xây dựng đường chuẩn Thiết kế buồng chuẩn bằng mica có kích thước 40cm x 40cm x 30cm như hình 2.11. Holder được sử dụng cùng kích thước với holder được sử dụng ngoài hiện trường. Hình 2.11: Buồng chuẩn Nguồn chuẩn là nguồn phóng xạ Radium-226 của NIST (National Institute for Standards and Technology) với các thông số chuẩn được cho bởi nhà sản xuất [47]. Hình 2.12: Nguồn chuẩn Radi Nguồn này có hệ số phát khí radon cao với hoạt độ được tính theo công thức:  Rn Rn- .t - .tRn o Ra A f 1 e .e A         (2.1) Trong đó: - Thời gian tạo nguồn chuẩn: 9/1/2003, 12:00 EST - Hoạt độ nguồn radi lúc chế tạo: (ARa)o = 5,177209 Bq vị trí đặt nguồn chuẩn vị trí đặt các holder - Hoạt độ nguồn radi hiện tại ARa = (ARa)o.exp(-λRa.Δt) với Δt là thời gian từ lúc tạo nguồn chuẩn đến lúc ta bắt đầu đưa vào buồng chuẩn. - Hệ số phát radon: fo= 0,891 ± 0,015 - Hệ số tạo thành radon sẵn bên trong nguồn: α = 0,064 ± 0,024 - Chu kì bán rã của Rn: T = 3,8235 ± 0.0003 (ngày) - Thời gian đo t Nguồn được đặt giữa đáy buồng, các holder được bố thí đều quanh tâm sao cho hình học đo đối với các holder là như nhau. Khoảng cách từ nguồn đến holder là 30cm nên chỉ có các tia alpha do radon thoát ra khỏi nguồn mới tạo vết, các tia alpha do các phân rã từ nguồn có năng lượng từ 5 đến 7 MeV có quãng chạy khoảng dưới 10cm không thể tới detector. Tiến hành cho phơi nhiễm detector CR39 được để trong holder và trong buồng phơi nhiễm đóng kín với thời gian 10 ngày. Làm lại thí nghiệm này nhiều lần, mỗi lần bố trí nhiều holder để xem xét độ lặp lại của số vết trên detector CR39. Từ công thức 2.1, tính được nồng độ của Rn trong buồng phơi nhiễm bằng công thức: CRn = ARn/Vbuồng (với Vbuồng = 0,048 m 3) (2.2) Cuối cùng, xử lí hóa chất đối với CR-39 và đếm số vết mà alpha bắn phá để lại trên tấm CR39, được kết quả giữa số vết và nồng độ theo công thức đường chuẩn: y = K.x (2.3) Trong đó: y là nồng độ khí radon (Bq/m3). x là số vết/ngày đếm được trên tấm CR39. Hình 2.13: Độ ổn định các vết trên CR39 giữa các lần chuẩn Kết quả thu được K = 4,533 (Bq/m3) / (vết/ngày/1 tấm CR39) 2.2.6. Tính toán hoạt độ của mẫu phân tích Sau khi đã có số liệu của đường chuẩn và số vết đếm được trên mỗi tấm CR39 ta có thể tính nồng độ radon thông qua số vết bằng công thức 2.3. Lúc này hệ số K đã biết. Do thời gian đo khoảng 3 tháng nên biến x cần được quy đổi về đơn vị ngày cho phù hợp. Ứng với mỗi vị trí đo ta ghi chép lại ngày đặt mẫu và ngày lấy mẫu nên có thể tính chính xác số ngày đặt mẫu của mỗi mẫu. Từ đó tính được nồng độ của mỗi mẫu một cách chính xác. 2.3. Quy trình xác định nồng độ radon bằng RAD7 2.3.1. Điểm đo Số lượng điểm đo trong nhà bằng RAD7 là 9 điểm trên tổng số 117 điểm đặt mẫu đo bằng CR39, chiếm khoảng 7,7%. Vị trí các điểm đo được lựa chọn ngẫu nhiên, và đo tại cùng vị trí đặt CR39. Tuy nhiên do điều kiện thời gian nên chỉ có thể đo RAD7 tức thời. Mục đích của việc đo bằng RAD7 nhằm đánh giá mối tương quan giữa phương pháp đo bằng detector vết CR39 và bằng RAD7, giữa số liệu đo tích lũy và đo tức thời. Máy RAD7 sử dụng do hãng DURRIDGE, Mĩ sản xuất năm 2002 có giấy kiểm định chuẩn máy đi kèm. Quy tắc vận hành máy và đo đạc tuân theo các quy trình chuẩn [2], [5]. 2.3.2. Thiết lập cấu hình đo cho RAD7 Chọn từ Menu > Setup. Các thiết lập cần chú ý: Setup Cycle - thời gian chu kì: 2 phút. Việc thiết lập chu kì giúp chọn lựa thời gian thực hiện thí nghiệm và RAD7 đọc dữ liệu ra sau mỗi chu kì. Setup Recycle - số chu kì lặp lại: 2 chu kì. Setup Mode - thay đổi kiểu hoạt động của RAD7: Sniff. Kiểu Sniff có khả năng đáp ứng nhanh với sự thay đổi các mức radon bằng cách tập trung vào xung alpha 218Po là 3 phút, mục tiêu là theo dõi và đo đạc sự thay đổi nhanh độ tập trung radon. Setup Thoron - cài đặt chế độ đo thoron: off. Setup Pump - cài đặt bơm: auto. Kiểu auto chuyển đổi hai trạng thái tắt và mở bơm theo định dạng xác định trước, cho phép lấy mẫu không khí đầy đủ trong khi bảo tồn pin nạp. Bơm ở chế độ này luôn mở bốn phút vào lúc bắt đầu một chu kì thí nghiệm mới để bảo đảm mẫu đầu tiên tốt. Khi độ ẩm trong phần tử mẫu vẫn lớn 10%, bơm tiếp tục duy trì để cho các phần tử khô đi, rồi bơm chỉ chạy một phút trong mổi năm phút cho đến khi kết thúc chu kì. RAD7 đã được chuẩn định với bơm hoạt động trong chế độ này. Setup Tone - chọn loại âm thanh có thể nghe được: off. Setup Format - thay đổi cách thức in ra dữ liệu: off. Ta không cần in số liệu ra giấy mà sẽ đọc và ghi chép số liệu sau mỗi chu kì RAD7 đưa ra màn hình. Setup Units - thay đổi các đơn vị trong báo cáo về nồng độ radon và nhiệt độ: chọn Bq/m3 và độ C. 2.3.3. Vận hành RAD7 trong quá trình đo Chọn từ Menu > Test. Các bước tiến hành: Test Start - Bắt đầu đo theo giao thức đã cài đặt. Màn hình hiển thị: Start counting, lúc này việc đếm đã được bắt đầu. Màn hình trạng thái sẽ xuất hiện với thời gian chuyển động đếm ngược. Khi số đếm thời gian đến 0, RAD7 sẽ tự động tính nồng độ radon, lưu kết quả vào bộ nhớ và xoá số đếm trên màn hình và hiển thị thông số cho chu kì tiếp theo. Chu kì mới được bắt đầu ngay sau khi chu kì trước kết thúc. Nếu trong quá trình đo cần dừng lại thì chọn Test Stop, màn hình đáp ứng Stop counting. Sau khi đo đạc xong tại một vị trí, ta phải làm sạch buồng bằng lệnh Test Purge. Bơm chạy, cao thế tắt để làm sạch khí radon và con cháu của nó ở buồng mẫu. Phải cung cấp không khí sạch và khô (không khí ngoài trời) nơi đầu vào để đẩy khí radon đã được lấy mẫu trước đó ra ngoài, luôn sử dụng bộ lọc đầu vào và ống khô. Mười phút sau mức phông nền sẽ trở lại như cũ. Làm khô RAD7 không sử dụng nhiều chất hút ẩm phải nối các lỗ trên máy với một ống khô tạo thành một vòng kín. Khi bơm hoạt động, không khí sẽ luân chuyển lặp lại xuyên qua chất hút ẩm, quy trình này sẽ loại trừ một cách hiệu quả độ ẩm dư từ RAD7. Có thể thực hiện việc đo đạc phông nền khi máy được thiết lập trong cấu hình này. Trả lời Yes cho câu hỏi Stop purge?, nhấn phím [ENTER] để kết thúc việc làm sạch. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thống kê dữ liệu Kết quả nồng độ radon trong nhà của khu vực thị xã Thủ Dầu Một cho thấy sự phân bố nồng độ radon của 117 mẫu nằm trong khoảng 8,09 – 52,75 Bq/m3. Nồng độ radon trung bình là 19,83 ± 6,02 Bq/m3. Phân bố nồng độ radon có dạng phân bố chuẩn Hình 3.1: Tần số xuất hiện nồng độ radon Các điểm có nồng độ cao là các nhà có chế độ thông khí kém. Cụ thể là vị trí nhà có nồng độ cao nhất 52,75 Bq/m3 thuộc phòng ngủ đóng kín thường xuyên và không có quạt hút, nhà có độ thông thoáng không tốt. Còn vị trí nhà có nồng độ radon thấp nhất 8,09 Bq/m3 là hành lang nơi rất thông thoáng gió, nhà có vách là các tấm gỗ thưa không tạo điều kiện cho khí radon tích lũy. Hình 3.2: So sánh nồng độ Rn trong nhà trung bình với các tiêu chuẩn Từ đồ thị trên hình 3.2 ta thấy rằng nồng độ radon trung bình (19,73 Bq/m3) trong khu vực nghiên cứu tương đối thấp. Nồng độ này so với mức hành động của nồng độ radon tự nhiên trung bình năm trong nhà được quy định trong TCVN 7889:2008 thì con số này chỉ bằng 1/10 lần, còn so với mức hành động nồng độ Radon trung bình trong nhà của Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Mĩ (EPA) quy định thì nồng độ này bằng 2/15 lần. Do vậy mà rủi ro sức khỏe tức thời mà radon gây ra cho người dân trong khu vực nghiên cứu là không có nhưng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe lâu dài. 3.1.1. Thống kê nồng độ radon theo xã phường Hình 3.3: Nồng độ Rn trung bình của các xã phường Giá trị nồng độ trung bình ở các xã phường tương đối đồng đều, cao nhất ở phường Chánh Nghĩa - là 1 trong 3 phường trung tâm, và thấp nhất ở xã Hiệp An, 2 phường trung tâm còn lại là Hiệp Thành và Phú Cường có nồng độ radon đạt mức trung bình và thấp. Điều đó cho thấy các nhà khảo thuộc khu vực các phường trung tâm của Thị xã Thủ Dầu Một tuy có cấu trúc nhà kín hơn so với các điểm khảo sát ở vùng ngoài nhưng lại có sự tập trung radon không đều và phân bố quanh giá trị trung bình. Nồng độ Rn trung bình B q /m 3 Thị xã Thủ Dầu Một còn có 3 phường còn lại là Phú Lợi, Phú Hòa và Phú Thọ, tuy cũng là phường nhưng mật độ dân cư và giao thông không cao nên trong khảo sát không được xếp vào khu vực trung tâm. Tuy nhiên với lưới đo 1 km x 1 km, nồng độ radon ở 3 phường này đều nằm cao hơn mức trung bình. Trong số các xã thì chỉ có xã Phú Mĩ có nồng độ radon cao hơn so với các phường xã khác; điều đó cho thấy mức độ thông thoáng của các nhà ở các xã có sự thông thoáng tốt hơn. Ngoài ra ta còn có nhận xét rằng 3 trong 4 phường xã có nồng độ radon cao nhất đều nằm ở phía Đông-Đông Nam của Thị xã ngoại trừ phường Phú Lợi, nên có thể dự đoán rằng yếu tố vị trí địa lí và địa chất có ảnh hưởng đến nồng độ khí radon trong nhà trên địa bàn. 3.1.2. Thống kê nồng độ radon theo loại phòng khảo sát Trong quá trình khảo sát, loại phòng đặt mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên với số lượng như ở biểu đồ hình 2.6. Mặc dù có sự chênh lệch nhiều về số lượng giữa các loại phòng, nhưng tất cả đều nằm ở tầng trệt hoặc nhà trệt nên khoảng cách lấy mẫu so với mặt đất có sự tương đồng. Phân bố nồng độ Rn ở các phòng lấy mẫu khác nhau cũng có sự khác biệt nồng độ (hình 3.4). Hình 3.4: Nồng độ Rn trung bình của các loại phòng lấy mẫu Mặc dù chỉ với 5 điểm đo nhưng nồng độ radon ở nhà kho là cao nhất 23,056 (Bq/m3), tiếp theo là phòng ngủ 21,303 (Bq/m3) với số lượng điểm đo nhiều nhất, nhà bếp 19,483 (Bq/m3) và thấp nhất là phòng khách 19,324 (Bq/m3). Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu về những mức độ khác nhau của radon ở những ngôi nhà ở thành phố Alexandria, Ai Cập (10/2007 – 07/2008) [30]. Có thể giải thích cho các sự khác biệt này là chế độ thông gió, sự khuếch tán của không khí khác nhau của các phòng này. Nhà kho và phòng ngủ thường xuyên đóng kín các cửa, còn phòng khách thì ngược lại, có chế độ thông khí tốt hơn. Nồng độ Rn trung bình Đa số mọi người ở trong phòng ngủ trung bình 8 tiếng mỗi ngày, nên nguy cơ phơi nhiễm radon từ phòng ngủ sẽ cao nhất so với các phòng khác, nhất là khi nồng độ radon trong phòng ngủ lại cao hơn các phòng khác. Điều này cần được tuyên truyền cho người dân để có các biện pháp khắc phục như mở cửa thường xuyên để thông thoáng. Nhà kho tuy thời gian tiếp với con người là ít nhất nhưng cũng cần có các biện pháp giảm thiểu thích hợp. 3.2. Bản đồ nồng độ khí radon trong nhà Hình 3.5: Bản đồ nồng độ khí radon trong nhà Thị xã Thủ Dầu Một Hình 3.6: Phần trăm các mức nồng độ radon trong nhà Nồng độ radon từ 20 – 30 Bq/m3 (5 – 10% mức hành động) chiếm tỉ lệ cao nhất 53 %, kế tiếp là từ 10 – 20 Bq/m3 (10 – 15% mức hành động) chiếm tỉ lệ 41%. Có 1 điểm đo đạt giá trị nồng độ 52,75 Bq/m3 (đạt mức trên 20% mức hành động) thuộc khu vực Phường Chánh Nghĩa là 1 trong 3 phường trung tâm của khảo sát. Trong khoảng nồng độ 15 – 20% mức hành động có 4 điểm, trong đó có 3 điểm đo nẳm trong 3 phường trung tâm. Điều đó phản ánh tình trạng xu hướng xây nhà hộp nhưng lại có sự thông thoáng kém ở khu vực đô thị trung tâm. Tuy nhiên bên cạnh đó, 2 điểm đo có mức nồng độ thấp nhất (0 – 5% mức hành động) lại thuộc phường trung tâm Hiệp Thành. Đó là do địa điểm tiến hành khảo sát là nhà có sự thông thoáng tốt. Giá trị nồng độ radon từ 10 – 20 Bq/m3 (5 – 10% mức hành động) tập trung phần nhiều ở khu vực phía Đông (thể hiện bằng màu lục), còn giá trị nồng độ từ 10 – 20 Bq/m3 (5 – 10% mức hành động) tập trung phần nhiều ở khu vực phía Tây (thể hiện bằng màu xanh dương). Hình 3.5 đã khẳng định thêm nhận xét ở mục 3.1.1 về sự ảnh hưởng của yếu tố địa chất đến nồng độ radon. 3.3. Lớp địa chất kiến tạo và sông ngòi Để có thể lí giải về sự phân bố nồng độ radon trong nhà của khu vực Thủ Dầu Một một cách rõ ràng hơn, ta cần chồng thêm các lớp dữ liệu địa lí khác, cụ thể là các lớp địa chất kiến tạo và lớp sông ngòi. Hình 3.7: Nồng độ radon và lớp địa chất, sông ngòi Khi so sánh với lớp thông tin địa chất trong khu vực thì nồng độ radon tập trung ở tầng Pleistocen (phía Đông khu vực) có giá trị nồng độ cao hơn so với tầng Holocen (phía Tây khu vực). Theo như phân tầng địa chất thì tầng Pleistocen nằm bên dưới, cổ hơn so với tầng Holocen, và tầng này có nhiều lổ rỗng, tạo điều kiện cho khí thoát lên nhiều hơn. Ngoài ra dựa trên lớp sông ngòi, ta thấy khu vực phía Tây tiếp giáp với sông Sài Gòn và nhiều sông suối nhỏ khác, khí radon trong đá gốc bốc lên bị lớp nước và các tầng đất sét mịn che phủ làm ngăn cản quá trình thoát khí. Đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố nồng độ khí radon trong nhà giảm dần về phía Tây bên cạnh yếu tố nhà cửa. Khí radon trong nhà có nguồn gốc từ khí radon trong đất, đo đó dựa trên bộ dữ liệu đo đạc nồng độ khí radon trong đất bằng máy RAD7 (số liệu thuộc Trung tâm Địa Vật lí - Liên đoàn Bản đồ Miền Nam) ta có thể giải thích được phần nào sự tập trung nồng độ radon cao hay thấp trong các ngôi nhà. Hình 3.8: Nồng độ radon trong nhà và trong đất Nồng độ radon trong đất được nội suy ra bản đồ màu nồng độ radon trong đất cho toàn thị xã. Dựa vào bản đồ nồng độ radon trong đất, ta thấy các khu vực dị thường phù hợp với vị trí của các đứt gãy có trên địa bàn. Dựa trên các đứt gãy, ta thấy những điểm đo có hệ thống đứt gãy đi qua nồng độ radon có giá trị cao hơn (thể hiện bằng màu đỏ, vàng và xanh lá cây) so với các điểm đo ở khu vực xa đứt gãy, đặc biệt là đối với đứt gãy Tây Bắc – Đông Nam gần khu vực sông Sài Gòn. Ngoài ra dựa trên tương quan giữa nồng độ radon trong nhà và trong đất, ta thấy trên bản đồ một số vị trí dị thường nồng độ trong đất cũng có xu hướng là nồng độ trong nhà cao, tuy không rõ nét. Điều này cho thấy nồng độ radon trong nhà ngoài chịu ảnh hưởng của đặc điểm địa chất, nó còn phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố nhà cửa như độ thông thoáng, vật liệu nền nhà, … Dị thường nồng độ radon trong đất rất cao ở phía Đông Bắc lại không có điểm đo trong nhà vì đây thuộc khu quy hoạch thành phố mới, hiện chưa có nhà cửa. Do đó đây là điều cần lưu ý đối với những ai sẽ xây nhà, cần có các biện pháp phù hợp để tránh rủi ro phóng xạ. 3.4. So sánh 9 điểm trong nhà đo bằng CR39 và RAD7 Kết quả đo bằng RAD7 được so sánh với đo bằng CR39 như trong bảng 3.1. Bảng 3.1: Tọa độ và nồng độ của 9 điểm đo bằng RAD7 STT Tọa độ UTM CR39 RAD7 X Y (Bq/m3) (Bq/m3) 1 684911 1212317 25,74 183,35 2 682658 1212057 18,74 136,35 3 680639 1212425 17,67 91,1 4 678015 1218955 20,06 137,5 5 683444 1217768 23,1 137,85 6 684953 1215267 21 229,5 7 681642 1215775 15,73 137,5 8 677965 1214717 17,93 137,5 9 679670 1221007 17,83 180,5 Ta nhận thấy rằng giá trị đo tức thời bằng RAD7 có nồng độ cao hơn nhiều so với đo tích lũy bằng CR39. Điểm đo 6 bằng RAD7 có nồng độ 229,5 Bq/m3 vượt mức cho phép theo TCVN, các điểm đo còn lại cũng có nồng độ khá cao, đa số đều hơn 100 Bq/m3. Điều này có thể được lí giải rằng nồng độ radon tức thời trong nhà còn tùy thuộc vào thời gian trong ngày [1], vì radon có xu hướng tập trung cao vào buổi sáng sớm sau một đêm do sự tích lũy và buổi trưa do sự đối lưu và khuếch tán. Do đó RAD7 đo tức thời nên dùng để tìm kiếm phát hiện là chính. Để có thể đánh giá mối tương quan giữa 2 phương pháp, ta biểu diễn nồng độ radon đo được trên cùng một đồ thị, trong đó giá trị nồng độ đo bằng RAD7 được giữ nguyên, còn giá trị nồng độ đo bằng CR39 được tăng lên 5 lần để phù hợp với khoảng chia. Hình 3.9: Nồng độ radon đo bằng RAD7 và CR39 (x 5 lần) tại 9 điểm đo Đồ thị cho thấy số liệu đo bằng 2 phương pháp đa số có mối tương quan tuyến tính và tương quan thuận với nhau tốt. Tuy nhiên số liệu thứ 6 và thứ 9 cho thấy mối tương quan nghịch rất xa. Để đánh giá sự tương quan giữa 2 phương pháp đo bằng số liệu cụ thể, ta lập bảng ma trận hệ số tương quan đơn (Pearson). Bảng 3.2: Ma trận hệ số tương quan của nồng độ radon đo bằng CR39 và RAD7 CR39 RAD7 CR39 1 RAD7 0,410896 1 Dựa trên ý nghĩa của hệ số tương quan, ta thấy hệ số tương quan r = 0,410896 nằm trong khoảng 0,4 đến 0,5 nên mức độ tương quan được kết luận là trung bình. Tuy nhiên như đã phân tích, các yếu tố như thời điểm lấy mẫu trong ngày, thời gian đo đạc và vị trí đặt đầu dò của 2 phương pháp không có sự đồng nhất. Do đó để có thể kết luận được chính xác hơn cần có nhiều điểm đo bằng RAD7 hơn và quy trình đo được kiểm soát nghiêm ngặt hơn. 3.5. So sánh kết quả đo ở Thủ Dầu Một với những nơi khác 3.5.1. Trong nước Từ kết quả nồng độ radon của khu vực Thị xã Thủ Dầu Một, ta có sự so sánh với các với các khu vực đã khảo sát ở trong nước [1], [7]. Hình 3.10: So sánh nồng độ radon TX TDM với một số khu vực ở Việt Nam Kết quả cho thấy nồng độ radon trong nhà ở khu vực Thị xã Thủ Dầu Một thấp so với trung bình các tỉnh thành khác trong nước. Chỉ cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh và Thái Nguyên. 3.5.2. Thế giới Hình 3.11: So sánh nồng độ radon TX TDM với một số quốc gia Ở Mĩ, nồng độ radon trong nhà cỡ 1,3pCi/L tức khoảng 48,1Bq/m3 [28]. Giá trị radon trong nhà trung bình theo khảo sát của WHO năm 2007 trên 26 nước là 64,3 Bq/m3 [56], chủ yếu số liệu của các nước châu Âu. Một số nghiên cứu khác cho ta kết quả nồng độ radon trung bình trong nhà của các nước châu Âu một cách đầy đủ [54][55]. Như vậy nồng độ radon khu vực Thị xã Thủ Dầu Một cũng thuộc hàng thấp so với trung bình các nước và trung bình chung của thế giới. Trung bình Thế giới KẾT LUẬN Luận văn đã đạt được những mục tiêu đề ra đó khảo sát và lập bản đồ khí phóng xạ radon trong nhà khu vực đô thị Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Trong quá trình thực hiện, tác giả luận văn đã tiến hành các nghiên cứu tìm hiểu về lí thuyết của phương pháp cũng như đã trực tiếp tiến hành theo quy trình đo đạc trên địa bàn Thị xã Thủ Dầu Một và tại phòng thí nghiệm Khoa Môi trường, Đại học Khoa hoc Tự nhiên TPHCP. Luận văn đã đã được những thành công nhất định với những kết quả chính là: 1. Qua tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề về lí thuyết phương pháp đo nồng độ khí phóng xạ radon trong nhà, từ đó thấy rằng phương pháp đo sử dụng detector vết CR39 được sử dụng là giải pháp có tính hiệu quả cao, rẻ, phù hợp với điều kiện kinh tế và khoa học nước ta; ngoài ra còn đáp ứng nhu cầu phân tích đại trà trong một khoảng thời gian dài, và cung cấp một bộ số liệu để có thể đánh giá phơi nhiễm. 2. Nghiên cứu này đã thực hiện tại 117 nhà của khu vực Thị xã Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương từ 12/2009 đến 6/2010 với 3 phường trung tâm đo theo lưới 0,5 x 0,5 km2 và các phường xã còn lại đo theo lưới 1 x 1 km2 và đưa ra những kết quả ban đầu về nồng độ radon trong nhà của khu vực. Nồng độ trung bình (19.83Bq/m3) nằm trong mức nồng độ cho phép theo TCVN 7889:2008. Ngoài ra kết quả đo còn phản ánh được sự ảnh hưởng của cấu tạo địa chất, địa hình, kiểu nhà và chế độ thông thoáng đến nồng độ khí radon trong nhà. 3. Nghiên cứu này đã đóng góp được một bảng số liệu quan trọng về khí phóng xạ radon trong nhà ở khu vực Thị xã Thủ Dầu Một. Thành công của luận văn đã chứng tỏ khả năng ứng dụng hiệu quả của phương pháp xác định nồng độ radon trong nhà bằng phương pháp sử dụng detector CR-39 tại Việt Nam. Đồng thời cũng cho thấy xuất lộ những vấn đề cần quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới như: nâng cao độ tin cậy của phương pháp, đo kiểm tra đánh giá...Vấn đề cần được nghiên cứu tiếp. KIẾN NGHỊ Tuy nồng độ radon ở các điểm đo đều thấp hơn mức hành động, tuy nhiên nếu tiếp xúc trong thời gian dài thì nồng độ vẫn có thể gây ra những rủi ro cao. Do đó, đề tài có những kiến nghị như sau: 1. Về phương pháp đo: - Trước khi tiến hành khảo sát khí radon trong nhà nên bắt đầu từ việc khảo sát vùng nghiên cứu bằng dữ liệu bản đồ đại chất và phổ gamma hàng không để xác định những nơi nghi ngờ có nồng độ radon cao. - Việc xác định nồng độ radon nên thực hiện thêm một lần nữa, đặc biệt là các vị trí có nồng độ cao để có thể đánh giá, nhận xét một cách xác thực hơn. - Nên xây dựng một quy định hệ thống ô lưới lấy mẫu đo khí radon trong nhà ở Việt Nam. - Cần thiết phải có quy trình cụ thể về phương pháp detector vết phù hợp với điều kiện Việt Nam như đã có đối với RAD7. 2. Về an toàn bức xạ: - Tiến hành xác định nồng độ radon trong nhà rộng rãi hơn, ở nhiều khu vực hơn để có thể đánh giá được mức độ rủi ro về sức khỏe của người dân nhiều hơn. - Cần thiết phải có sự phối hợp của nhiều ngành để có đầy đủ số liệu đánh giá dịch tễ học về sự ảnh hưởng radon đến sức khỏe con người. - Hiện nay Việt nam chỉ mới có quy định về nồng độ radon chứ chưa hề có quy định về liều chiếu đối với người dân như của IAEA, do đó cần phải bổ sung thêm. - Tiến tới xây dựng chương trình quốc gia về radon nói riêng và an toàn phóng xạ nói chung nhằm kiểm soát an toàn phóng xạ. Cần có quy định về việc biểu diễn thành lập bản đồ phóng xạ để có sự thống nhất giữa các tỉnh thành trong cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Thái Văn Bằng (2008), Bước đầu nghiên cứu và xác định nồng độ Radon phóng xạ trong không khí tại một số nhà ở đặc trưng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM, hướng dẫn: PGS.TS. Châu Văn Tạo, KS. Nguyễn Văn Mai. 2. Th.S Vũ Văn Bích (2005), Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ xác định riêng biệt radon, thoron trên máy phổ alpha RAD7 nhằm nâng cao hiệu quả điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường – Cục Địa chất và Khoáng sản Vệt Nam – Liên đoàn Địa chất Xạ hiếm, Hà Nội. 3. Bộ Công nghiệp (1998), Quy phạm kĩ thuật thăm dò phóng xạ, Hà Nội. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ - Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7889: 2008 (2008), Tiêu chuẩn nồng độ khí Radon trong nhà - Mức quy định và yêu cầu chung về phương pháp đo, Hà Nội. 5. Bộ Tài nguyên và Môi trường - Cục Địa chất và Khoáng sản Vệt Nam (2005), Quy trình đo phổ alpha khí phóng xạ bằng máy RAD7 trong điều tra địa chất và nghiên cứu môi trường, Hà Nội. 6. Bộ Xây dựng - Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 397:2007 (2007), Hoạt độ phóng xạ tự nhiên của vật liệu xây dựng – Mức an toàn trong sử dụng và phương pháp thử, Hà Nội. 7. Nguyễn Ngọc Chân, La Thanh Long, Nguyễn Bá Ngạn (7-8-2007), “Radon trong không khí: Ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người và một số kết quả đo Radon phục vụ điều tra, đánh giá môi trường”, Tạp chí địa chất, loạt A, số 301. 8. Vòng Chi Dớt (2006), Son khí và sức khỏe con người, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Tp.HCM, hướng dẫn: TS. Thái Khắc Định, TS. Trần Văn Luyến. 9. Nguyễn Phú Duyên (2005), “Ứng dụng kỹ thuật đồng vị radon nghiên cứu hoạt động hiện đại của đứt gẫy sông Sài Gòn, liên quan đến sạt lở bờ sông và hoạt động địa chấn ngoài khơi phía Nam Việt Nam”, Tạp chí Địa Chất, loạt A, số 295. 10. Hà Quang Hải (Chủ biên), Trần Tuấn Tú (2007), Bản đồ học và Hệ thống thông tin địa lí, NXB Đại học Quốc gia Tp.HCM. 11. Nguyễn Quang Long, Trần Tuyết Mai, Dương Văn Thắng, Đoàn Thúy Hậu (2009), “Phông phóng xạ môi trường vùng Hà Nội”, báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc lần thứ VIII, 20-22/8/2009, Nha Trang. 12. Bùi Minh Lộc (2009), Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường, Luận văn tốt nghiệp đại học, Đại học Sư phạm Tp.HCM, hướng dẫn: TS. Thái Khắc Định, ThS. Trần Tuấn Tú. 13. Trần Văn Luyến (2005), Nghiên cứu nền phông phóng xạ vùng Nam Bộ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên Tp.HCM. 14. Trần Văn Luyến, Thái Khắc Định (2009), “Độ phóng xạ tự nhiên trong gạch, xi măng, gạch men và đá ốp lát tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh”, báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc lần thứ VIII, 20-22/8/2009, Nha Trang. 15. Lê Khánh Phồn, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Văn Nam, Nguyễn Anh Tuấn (12/2009), “Nghiên cứu đặc điểm dị thường khí phóng xạ phục vụ tìm kiếm phát hiện quặng ẩn và đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên một số mỏ quặng chứa chất phóng xạ”, Tạp chí Các khoa học về Trái Đất, 31 (4) [CĐ], tr 299-306. 16. Nguyễn Hào Quang, Phóng xạ môi trường đối với sức khỏe con người, Trung tâm Kỹ thuật An toàn Bức xạ và Môi trường, Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân. – địa chỉ download: trang web Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam: 17. Nguyễn Bá Tiến, Ngô Văn Tuyến, Vương Hữu Anh, Lê Xuân Hữu, Phùng Vũ Phong, Đoàn Thanh Sơn, Nguyễn Trọng Hùng, Trịnh Giáng Hương (2009), “Kết quả khảo sát phông phóng xạ tự nhiên dọc đường Hồ Chí Minh - Một số điều cần lưu ý”, báo cáo Hội nghị Khoa học và Công nghệ Hạt nhân toàn quốc lần thứ VIII, 20-22/8/2009, Nha Trang. 18. VARANS, Radon trong nhà - điều đó có nghĩa gì?, Tài liệu phổ biến kiến thức của Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân (Vietnam Agency for Radiation and Nuclear Safety) – địa chỉ download: 09000&menulink=100000&menuup=109000 Tiếng Anh 19. Claus E. Andersen, Kaare Ulbak, Anders Damkjær, Peter Kirkegaard, Peter Gravesen (2001), “Mapping indoor radon-222 in Denmark: design and test of the statistical model used in the second nationwide survey”, The Science of the Total Environment, 272, page 231-241. 20. I. Barnet, P. Pacherová, M. Neznal, M. Neznal, (2008), “Radon in geological environment - Czech experience” , Czech Geological Survey, Special Papers No. 19, Praha. 21. Jing Chen (2005), “A Review of Radon Doses”, Radiation Protection Management, Volume 22, No.4, page 27-31. 22. CRCPD - Radon Bulletins (11/2007), Conference of Radiation Control Program Directors, Inc. 23. CRCPD - Radon Bulletins (8/2009), Conference of Radiation Control Program Directors, Inc. 24. DURRIDGE Co. (2002), RAD7 Manual, company private. 25. EPA (May 1993), Protocols for Radon and Radon Decay Product Measurements in Homes, EPA 402-R-92-003, United States Environmental Protection Agency, Washington DC. 26. EPA (April 1994), Radon Mitigation Standards, EPA 402-R-93-078, United States Environmental Protection Agency, Washington DC. 27. EPA (June 2003), EPA Assessement of risks from Radon in homes, EPA 402-R-03-003, Office of Radiation and Indoor Air - United States Environmental Protection Agency, Washington DC. 28. EPA (January 2009), A Citizens Guide to Radon, EPA 402-K-09-001, United States Environmental Protection Agency, Washington DC. 29. N.M. Fahmi, M. Abd El-Zaher, A. M. El-Khatib (2008), “Risk assessment from radon gas in the greenhouse”, IX Radiation Physics & Protection Conference, 15-19 November 2008, Nasr City – Cairo, Egypt, page 333-338. 30. N.M. Fahmi, M. Abd El-Zaher (2008), “Studying the variation of radon level in some houses in Alexandria city, Egypt”, IX Radiation Physics & Protection Conference, 15-19 November 2008, Nasr City - Cairo, Egypt, page 339-347. 31. C. Sainz-Fernandez, L. S. Quyndós-Poncela, I. Fuente-Merino, J.L. Arteche-Garcia, J. L. Matarranz, L. Quyndós Lopez (2008), “A brief history of radon measurements and remediation in Spain”, Proceedings of the American Association of Radon Scientists and Technologists 2008 International Symposium Las Vegas NV, September 14-17, 2008. 32. A. C. George (2008), “World History Of Radon Research And Measurement From The Early 1900's To Today”, The Natural Radiation Environment: 8th International Symposium (NRE VIII), AIP Conference Proceedings, Volume 1034, page 20-33. 33. Kamal Hadad, R. Doulatdar, S. Mehdizadeh (2007), “Indoor radon monitoring in Northern Iran using passive and active measurements”, Journal of Environmental Radioactivity, 95, page 39- 52. 34. Health Canada (March 10, 2006), Report of the radon working group on a new radon guideline for Canada, Submitted to the Federal Provincial Territorial Radiation Protection Committee. 35. IAEA (2003), Radiation Protection against Radon in Workplaces other than Mines, Safety Reports Series No.33, Vienna. 36. ICRP (November 2009), International Commission on Radiological Protection Statement on Radon, ICRP Ref 00/902/09. 37. G. Ielsch, M.E. Cushing, Ph. Combes, M. Cuney (2010), “Mapping of the geogenic radon potential in France to improve radon risk management: methodology and first application to region Bourgogne”, Journal of Environmental Radioactivity, doi:10.1016/j.jenvrad.2010.04.006. (article in press) 38. G. Jonsson (1997), “The nuclear track detector – A tool in radon measurements”, Radiation Measurements, Vol. 28, Nos I-6, page 695-698. 39. J. Kemskia, A. Siehl, R. Stegemann, M. Valdivia-Manchego (2001), “Mapping the geogenic radon potential in Germany”, The Science of the Total Environment, 272, page 217-230. 40. Michael E. Kitto, John G. Green (2008), “Mapping the indoor radon potential in New York at the township level”, Atmospheric Environment, 42, page 8007-8014. 41. Robert K. Lewiss (2006), “A History of Radon - 1470 to 1984”, Presented at the 2006 National Radon Meeting - CRCPD. 42. Mandla Mahlobo, S. M. Farid (1992), “Radon dosimetry using plastic nuclear track detector”, Journal of Islamic Academy of Sciences, 5:3, page 153-157. 43. M. Mansy, H. El-samman, M. A. Hassan, E. Mahfouz, H. Eissa and M. El-fiki (September 2000), “Calibration of radon monitors and its Associated uncertainties in nis egypt radon Calibration chamber”, M. Mansy et al. / ICEHM2000, Cairo University, Egypt, page 569- 575. 44. James Marsh, John Harrison, Margot Tirmarche, Domineque Laurier, Eric Blanchardon and Francosi Paquet (May 2009), Does conversion factor for radon, HPA, New Mexico. 45. Paul Moore, John Cobby (1998), Introductory Statistics for Environmentalists, Prentice Hall Europe. 46. D. Nikezic, K.N. Yu (2004), “Formation and growth of tracks in nuclear track materials”, Materials Science and Engineering, R 46, page 51-123. 47. NIST (2005), Certificate - Standard Reference Material 4971 Radon-222 Emanation Standard, National Institute of Standards&Technology, Department of Commerce, United State of America. 48. C.A. Papachristodoulou, D.L. Patiris, K.G. Ioannides (2010), “Exposure to indoor radon and natural gamma radiation in public workplaces in north-western Greece”, Radiation Measurements, doi:10.1016/j.radmeas.2010.02.018. (article in press). 49. Marcia Pires de Campos, Elaine Wirney Martins (2007), “Calibration of the solid state nuclear track detector CR-39 for radon measurements”, 2007 International Nuclear Atlantic Conference - INAC 2007, Santos, SP, Brazil. 50. Shafi-ur-Rehman (November 2005), Radon measurments with CR-39 detectors implication for uranium ore analysis and risk assessment, thesis of Doctor of Philosophy, Department of Physics and Applied Mathematics Pakistan Institute of Engineering and Applied Sciences (PIEAS), Nilore, Islamabad 45650, Pakistan. 51. R. Shweikani, G. Raja (2005), “Design, construct and test of a calibration radon chamber”, Radiation Measurements, 40, page 316-319. 52. Peter Volkovitsky (2006), “NIST 222Rn emission standards”, Applied Radiation and Isotopes, 64, page 1249-1252. 53. P Wanabongse, B Sola, J Jamsangtong and S Rattanabussayaporn (2009), “Calibration of CR-39 solid state nuclear track detector”, Indian J. Phys, 83 (6), page 833-837. 54. WHO Regional Office for Europe (2001), Air Quality Guidelines, Chapter 8.3: Radon, Copenhagen, Denmark. 55. WHO Regional Office for Europe (2009), Radon levels in Dwellings, Fact sheet 4.6, Code: RPG4_Rad_Ex1, European Environment and Health Informatinon System. 56. WHO (2007), Survey On Radon Guidelines Programmes And Activities, International Radon Project, Geneva. 57. WHO (2009), WHO handbook on indoor radon: a public health perspective, France. 58. WHO (2005), The 1st Meeting of National Experts for WHO’s International Radon Project, 17- 18 January 2005, Geneva, Switzerland. 59. WHO (2006), The 2nd Meeting of National Experts for WHO’s International Radon Project, 13-15 March 2006, Geneva, Switzerland. 60. WHO (2007), The 3rd Meeting of National Experts for WHO’s International Radon Project, 13- 15 March 2007, Geneva, Switzerland. 61. Yuji Yamada, Quanfu Sun, Shinji Tokonami, Suminori Akiba, Weihai Zhuo, Changsong Hou, Shouzhi Zhang, Tetsuo Ishikawa, Masahide Furukawa, Kumiko Fukutsu, Hidenori Yonehara (2006), “Radon-Thoron discriminative measurements in Gansu province, China, and their implication for dose estimates”, Journal of Toxicology and Environmental Health, Part A, page 723–734. 62. H.C. Zhu, J.M. Charlet, A. Poffijn (2001), “Radon risk mapping in southern Belgium: an application of geostatistical and GIS techniques”, The Science of the Total Environment, 272, page 203-210. 63.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVLVLNT005.pdf
Tài liệu liên quan