MS: LVVH-VHVN046
SỐ TRANG: 132
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Lời cảm ơn
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu:
3. Lịch sử vấn đề:
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
5. Phương pháp nghiên cứu:
6. Những đóng góp của luận văn:
7. Kết cấu luận văn:
Chương 1: Thời đại, con người và sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Quát
1.1. Thời đại.
1.2. Con người.
1.3. Sự nghiệp sáng tác của Cao Bá Quát.
1.3.1. Quan niệm sáng tác thơ văn của Cao Bá Quát.
1.3.2. Tình hình dịch thuật tác phẩm Cao Bá Quát.
1.3.3. Nội dung và nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
Chương 2: Hình tượng nghệ thuật về con người trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát
2.1. Con người trách nhiệm.
2.2. Con người khí phách. 2.3. Con người bi phẫn.
2.4. Con người tình cảm.
2.4. Con người suy tưởng.
Chương 3: Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát
3.1. Thời gian nghệ thuật.
3.1.1. Thời gian kiểm nghiệm.
3.1.2. Thời gian tĩnh tại.
3.1.3. Thời gian toan tính.
3.2. Không gian nghệ thuật:
3.2.1. Không gian “tầm cao”.
3.2.2. Không gian nỗi niềm.
Chương 4: Ngôn ngữ nghệ thuật
4.1. Tiêu đề bài thơ.
4.2. Câu thơ.
4.2.1. Câu trần thuật.
4.2.2. Câu nghi vấn.
4.2.3. Câu cầu khiến.
4.2.4. Câu cảm thán.
4.3. Từ ngữ.
4.3.1. Từ tự xưng.
4.3.2. Từ biểu cảm.
PHẦN KẾT LUẬN
132 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3776 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi. Ví như bài Chí gia; bài Du Đằng Giang dữ hữu nhân
đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự - kỳ nhất; bài Dữ thi hữu Phan Long trân du Côn Sơn,
nhân tác Côn Sơn hành vân; bài Đạo phùng ngạ cư; bài Đắc gia thư, thị nhật tác …có 3 câu hỏi;
bài Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa Thiên ngục tỏa cấm; bài Đông vũ ngâm; bài Phó
Nam cung, xuất giao môn, biệt chư đệ tử; bài Trà giang thu nguyệt ca; bài Phúc lâm lão có 4 câu
hỏi; bài Đề Sát viện Bùi công Yên đài Anh ngữ khúc hậu có 6 câu hỏi. Như vậy, có thể nói Cao Bá
Quát luôn chất vấn với chính mình, với cuộc đời; ông trăn trở suy tư, tìm kiếm một lối thoát cho bản
thân và cho thời đại. Bài Đề Sát viện Bùi công Yên đài Anh ngữ khúc hậu có đến 6 câu hỏi thì có 4
câu hỏi bày tỏ lòng mình, cảm xúc của mình khi đọc Khúc Yên đài Anh ngữ của Bùi công.
Đó là nỗi phấn khởi vì ông sứ quân họ Bùi, người đã khơi nguồn cảm hứng: “Khởi dư giả thùy?
Bùi sứ quân!” (Làm cho ta phấn khởi thế là ai? Là ông sứ họ Bùi!); là nỗi đau, nỗi tiếc nuối của bậc
tài trai khi đọc mấy pho sách cũ lỗi thời: “Thế gian thùy thị chân nam tử? Uổng cá bình sinh độc
thư sử” (Trong thế gian này có ai thật là bậc tài trai/ Mà lại phí cả đời đọc mấy pho sách cũ?); là
niềm kính phục ông sứ Yên Đài chẳng cần “học lời con trẻ” và đó cũng chính là thái độ, tình cảm
của bản thân trong hiện tại: “Thương học anh ngôn, dục hà sĩ!” (Còn mong gì nữa mà phải hoc lời
con trẻ?); cuối cùng là lời khẳng định bản thân chẳng khác nào ông Bùi đã chơi chồn chân, giờ về
nằm nghỉ:“Cao ngọa thất trung quyện du sĩ?” (Có kẻ chơi đã chồn chân, về nằm khểnh trong
nhà)…
4.2.3. Câu cầu khiến:
Câu cầu khiến trong thơ Cao Bá Quát rất ít chỉ có 48 câu trên tổng số 418 bài thơ. Dấu hiệu
để nhận biết loại câu này là sự xuất hiện của các từ tu, mạc, thỉnh, khuyến, với tần số xuất hiện như
sa: tu (20 lần), mạc (15 lần), thỉnh (2 lần), khuyến (1 lần); còn lại là căn cứ vào nghĩa của câu. Cao
Bá Quát cũng như Nguyễn Du rất ít giáo dục ai. Ông chỉ khuyên và yêu cầu mà thôi.
Đối tượng ông khuyên là các trẻ con, là quý ngài, là bạn bè.
Nhi nữ mạc kiêu du (Cái tử)
(Các trẻ em đừng nên trêu chọc!)
Chư quân mạc tiết thiên đình sự (Đặng xuân mộng quán)
(Quý ngài chớ tiết lộ chuyện thiên đình)
Mạc sử đương diện án tân phách (Thương Sơn công tịch thượng nghĩ
đông dạ quan vưu Hối Am Minh sử nhạc phủ đồng hữu nhân phân phú)
(Đừng khiến đàn khúc mới giữa tiệc)
Khuyên bạn trong đó có mình.
Mạc uổng cô chu thử dạ tâm (Túy hậu túng bút thị Bùi Nhị)
(Chớ để phí tấm lòng đêm nay nơi con thuyền lẻ)
Mạc từ chung dạ túy (Phương Đình yến tập chủ nhân dụng Đình vận
chiêu thi, dư đắc ngũ ngôn)
(Đừng khước từ say suốt đêm)
Khuyên mọi người thành thật với lòng mình trong cách sống cả trong sang
tác.
Sinh nhân vô dĩ tục tình lưu (Lưu vận họa Hoán Phủ)
(Sống với nhau không nên giữ cái tình theo thế tục)
Tu từ thành tại kỷ (Văn tất ký xuất)
(Chọn lời phải thật lòng từ mình)
Lời yêu cầu hướng tới mọi người khi xem xét, đánh giá việc kim cổ hay bày trừ những hủ tục
tai hại.
Kim cổ sự đa tu thức định (Đề Trấn Vũ quán thạch bi)
(Việc kim cổ có nhiều, cần phải nhận định vững chắc)
Nhân thôn cựu nhiễm hội tu từ (Nguyên nhật)
(Những tật nhiễm cũ ở chốn hương thôn rồi phải bỏ đi)
Có khi là lời cảnh báo hay niềm động viên.
Khai châm đông khứ thận tư giới,
Bất tỉ Tây minh triêu mộ triều (Hồng Mao hỏa thuyền ca)
(Mở kim nam châm đi sang phía đông phải cẩn thận dè chừng!
Không thể coi như bể Tây, sớm hôm có nước triều đều đặn!)
Lạc hoa thời tiết quân tu ký,
Xuân mãn Giang Nam vô hạn xuân (Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi biệt, tẩu bút dữ
chi)
(Bác nên nhớ lấy, hiện nay tuy là mùa hoa rụng,
Nhưng ở Giang Nam vẫn bát ngát đầy vẻ xuân)
Thường thấy thì tác giả tự khuyên mình, hoặc nhận xét, xác nhận việc gì đó nhiều hơn. Nội
dung này được thể hiện nhiều qua từ mạc, tu, thỉnh.
Thỉnh quân bắc vọng khan tích nhân (Dữ thi hữu Phan Long Trân du
Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vân)
(Anh hãy quay về phía Bắc mà nhìn người thuở trước)
Chẩm khúc duy tu túy (Đoan ngọ)
(Ru ngủ nên say khướt)
Mạc tác du du tưởng (Hàn dạ tức sự)
(Đừng nghĩ viễn vong chi nữa)
Tu tín thử ông thái điềm đạm (Lựu vận họa Hoán phủ)
(Phải tin rằng ông này quá điềm đạm)
Từ khuyến xuất hiện một lần với ý mời mọc.
Khuyến nhĩ trừng ba tửu nhất chi (Du Tây Hồ bát tuyệt)
(Mời anh một chén rượu trong cảnh sóng lặng này)
Đặc biệt, khi câu cầu khiến kết hợp hình thức câu cảm thán thì nó không chỉ thực hiện chức
năng của mình mà còn làm bật tình cảm, tấm lòng của người nói, người yêu cầu. Đó là trường hợp
bài Đạo phùng ngạ cư: “Y!” Tử thả hưu lệ! … Mạn dã! Mạc sâu yết! Bạo doanh phi tráng nhan (Ôi
thôi! Anh hãy cầm nước mắt lại! …Thong thả chứ! Đừng nuốt hấp tất! No quá không khỏe người!).
Cảnh người đói nước mắt tuôn rơi được nhà thơ chiêu mời một bữa cơm thật cảm động biết bao!
4.2.4. Câu cảm thán:
Có 134 câu cảm thán trong 418 bài thơ chữ Hán của Cao Bá Quát. Dấu hiệu để nhận biết loại
câu này thông qua hình thức dấu chấm than cuối câu (65 câu) hay sự xuất hiện của các từ ô hô, liên,
thán, đốt đốt, trù trướng, thảm thê, vô hạn, oán … Câu cảm thán thường diễn tả những lời than,
những thương xót, nuối tiếc hay những xúc động tình cảm… Sự xuất hiện của nó làm cho cảm xúc
trong thơ dâng trào, đặc biệt khi kết hợp ô hô, đốt đốt, oán, than, cuồng, điên…
Đó là những lời than về tình cốt nhục sinh ly tử biệt, lời than về nỗi mất con, về trách nhiệm của
những kẻ chăn dân chưa thật “cẩn thận”
Ô hô cốt nhục tình (Đắc gia thư, thị nhật tác)
(Than ôi! Tình cốt nhục)
Ngã hà thảm thê (Thất tử)
(Sao tôi thảm thiết!)
Ô hô! Ngã hữu dân,
Thân tai tại sát mi! (Đồng tử mục đường lang)
(Than ôi! Những người có trách nhiệm chăn dân của chúng ta! Phải
cẩn thận, xét đến vẻ lông mày của mọi người)
Có khi là nỗi ngậm ngùi của bản thân vì bị thói đời lôi cuốn, vì ở hoàn cảnh đất nhớ quê hay
nỗi uất ức không thể trút bỏ.
Tự thán du du ủy tục tình! (Đăng Sơn Hoành)
(Ngậm ngùi cho mình cứ để thói đời lôi cuốn mãi)
Khởi thức Nam nhân hữu biệt ly! (Dương phụ hành)
(Đâu biết có một người Nam đang ở cảnh biệt ly!)
Bất khán đề oán mãn giang thành (Ký hận – kỳ nhị)
(Không nỡ đem nỗi oán hờn mà đề khắp chốn giang thành!)
Có khi là nỗi đau thể xác lẫn tâm hồn vì thương nhớ bạn, vì không thể kìm nén cảm xúc.
Hà xứ tương tư bất đoạn hồn! (Trệ vũ chung dạ cảm tác)
(Đã nhớ nhau thì ai ở đâu mà tâm hồn chẳng tan nát!)
Bạch giả chính dương cuồng! (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành khuyết
vi diện biệt phụng ký –Kỳ nhất)
(Rằng: Lý Bạch lúc này đang giả điên!)
Có khi diễn tả nỗi băn khoăn, day dứt; hay tình thế bi đát của con người qua từ thán, hỹ và
hình thức dấu câu.
Nhất bộ nhất hồi thán! (Phụ tương tử)
(Mỗi bước lại ngập ngừng than thở)
Lệ phục chiếu tăng ngô tử hỹ! (Phúc lâm lão)
(Lại còn chiếu lệ tăng thêm, thì tôi đến chết mất)
Hu ta lão hỹ! chỉ bại tường (Phúc lâm lão)
(Nhưng than ôi! Tôi già mất rồi (lão vừa nói vừa chỉ tay vào bức
tường đổ)
Có khi xuất hiện nhiều hình thức cảm thán trong một bài thơ, kết hợp giữa các hình thức cảm
thán với các kiểu câu để làm bật cảm xúc, tình cảm của người nói. Đó là trường hợp bài Đề sát Viện
Bùi công Yên đài Anh ngữ khúc hậu. Bài thơ có tất cả 7 câu cảm thán.
Câu hỏi kết hợp với câu cảm thán để diễn tả ý khẳng định: “Khởi dư giả thùy? Bùi sứ quân!”
(Người làm cho ta phấn khởi như thế là ai? Là ông sứ họ Bùi)
Từ cảm thán đốt đốt với dấu chấm cảm: “Đốt đốt nam nhi chân khoái sự!” (Chà chà! Làm
trai như thế mới thực là khoái!)
Hình thức điệp, dấu chấm cảm và sự xuất hiện của từ ô hô: “Nhất danh cơ bạn trường như
thử! Ô hô! Nhất danh cơ bạn trường như thử! Bạch phát, thanh bào, ngô lão hỹ!” (Một chút danh
cứ ràng buộc mãi thế này! Than ôi! Một chút danh cứ ràng buộc mãi thế này! Bạc đầu với chiếc áo
xanh. Ta già mất rồi!)
Những hình thức cảm thán này chuyển tải cảm xúc: nỗi hứng phấn cũng như niềm đau của
nhà thơ khi đến với tác phẩm của ông Bùi công; khi nhận ra mình đã thật sự già rồi, mình đã bị ràng
buộc vì một chút danh hời nhỏ nhoi. Nói chung là mình đã uổng phí tài trai vì mấy pho sách cũ.
4.3. Từ ngữ:
Từ ngữ trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát rất phong phú và đa dạng. Nó chịu ảnh hưởng của
nghệ thuật trung đại nói chung và sự cách tân của cá nhân nói riêng. Từ ngữ trong thơ Cao Bá Quát
làm rõ cho phương thức tự sự và phương thức trữ tình trong chiếm lĩnh đối tượng và bộc lộ cảm xúc
của nhà thơ. Sau đây xin đi cụ thể vào hai phương diện lớp từ tự xưng và từ mang chức năng biểu
cảm.
4.3.1. Từ tự xưng:
Cũng giống như những đại thi hào lớn của dân tộc Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương, Nguyễn Công Trứ,… Cao Bá Quát luôn có khuynh hướng thể hiện mình, khẳng định bản
thể trước cuộc đời này. Vì thế, lớp từ tự xưng xuất hiện nhiều trong thơ ông. Khảo sát 418 bài thơ
thì có đến 289 lần tác giả trực tiếp hoặc gián tiếp dùng từ tự xưng. Con số này tương đương với từ
tự xưng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (Theo Tiến Sĩ Lê Thu Yến, sau khi khảo sát 250 bài thơ chữ
Hán Nguyễn Du thì có đến 269 lần Nguyễn Du dùng từ tự xưng). Lớp từ tự xưng trong thơ chữ
Hán Cao Bá Quát rất đa dạng. Có thể thấy sự xuất hiện của các từ như ngã, ngô, dư, độc, thân,
khách, du khách, hành nhân, du nhân, chủ nhân, du tử, tráng sĩ, Mẫn Hiên, Cúc Đường, Cao
Lang…
Cao Bá Quát luôn ý thức cái tôi bản ngã của mình. Thế nên, ông hay nói về chính mình, về
bản thân, về mối quan hệ của mình trong xã hội và trong trời đất. Đó là những khát vọng, hoài bão,
ước muốn, suy tư, trăn trở, đau khổ, thất vọng, hào hứng, niềm tin… Cái tôi lẫn cái ta bản ngã xuất
hiện hàng loạt trong thơ ông là vậy.
Thời thế suy vi, thế lực kim tiền, danh vọng đã làm cho chốn quan trường điên đảo, cái thân
kẻ sĩ chân chính đầy cá tính vì vậy mà mịt mờ, chìm nổi. Cao Bá Quát đau lòng vì điều này. Cái tôi
cá nhân đã giãi bày.
Mang mang thân thế tri hà liễu (Biệt Phạm Đôn Nhân Lang trung)
(Thân thế mịt mờ, biết bao giờ cùng?)
Mang mang thân thế độc du hành (Du Đằng Giang dữ hữu nhân đăng
Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)
(Thân thế mịt mờ, chỉ đáng trừng mắt trông đời)
Tấm thân ấy vì vậy mà nổi trôi khắp nơi theo những chặng hành trình, cái phận ấy vì vậy mà
mỏng manh.
Bách niên thân thị khách (Mộ đắc xá huynh quán dạ giam thư kiến ký)
(Trăm năm thân này là khách)
Phiêu bạc thử thân thành để dụng (Dư hốt ư mộng trung vãng Thám tuần phủ, ám
tưởng kinh trung cố nhân hoặc đương hữu nhiệm ngã giả, nhân ký tuần phủ kiêm trình Đôn Nhân
Phạm Tử - kỳ nhị)
(Tấm thân trôi giạt này biết có làm nên chuyện gì)
Cao Bá Quát rong rủi khắp nơi như con ngựa đã mệt mỏi sợ đến ngả đường rẽ (Ngụ sở cảm
sự, mạn bút thư hoài). Nhưng vì đời, ông vẫn cứ dấn thân. Cái thân ấy bị ràng buộc.
Cơ bạn thử thân câu hệ vật (Hí tặng Phan Sinh)
(Cái thân bị ràng buộc chỉ vì cùng vương vít với việc đời)
Lại “đồng bệnh tương liên” quý kẻ có tài nên cái thân bị khốn khổ, đày đọa, biết còn làm
được gì.
Mệnh thân ma yết định hà tri (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu nhân)
(Thân mệnh con bọ khốn khổ nào biết định đoạt ra sao?)
Tội định thân hà dụng? (Tội định)
(Tội khép rồi, thân còn làm gì được?)
Thôi thì đành như sợi cỏ bồng phiêu dạt.
Phận ủy cô phi hồng (Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa
Thiên ngục tỏa cấm)
Thân phận đành như sợ cỏ bồng phiêu dạt)
Đúng thật cái thân đang đứng giữa cơn sóng gió.
Cộng chứng phong ba hiện tại thân (Đoàn Tính lâm hành bả tửu vi
biệt, tẩu bút dữ chi)
(Và cũng nhận thấy cái thân đang đứng giữa cơn sóng gió)
Nhưng cái thân ấy vẫn cứ vẫy vùng, cái thân ấy chất vấn với chính mình, khẳng định mình.
Thử thân hà sự tác thi ông? (Thứ vận Thận Tư phóng quan Nhị hàm
đồng Di Xuân, Hòa Phủ)
(Thân này vì cớ gì lại cứ phải làm một nhà thơ!)
Cao Bá Quát vẫy vùng, dấn thân và hành động chính là do cái ta ý thức, dằn vặt, thôi thúc
bên trong. Ngày ấy chí lớn của ta ở muôn dặm, nơi hư không xa tắp (Tương đáo cố hương). Lòng ta
rạo rực, bao khát khao.
Ngã dục đăng cao sầm
Hạo ca ký vân thủy (Quá Dục Thúy sơn)
(Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất kia
Hát vang để gửi tấm lòng vào mây nước)
Ngã dục sáp song thí
Phi bộ lăng tử yên (Lục nguyệt thập ngũ dạ nguyệt hạ tác, phụng ký
chư cố nhân)
(Ta muốn chấp thêm đôi cánh,
Bay lên tận tầng mây tía)
Ta hào hứng lập danh với đời.
Quan cái phân phân ngã hành hỹ! (Hoành Sơn vọng hải ca)
(Mũ lọng nhộn nhịp, ta cũng đi đây!)
Dẫu ta tin rằng.
Tảo tín văn chương bất trị tiền (Thuật hoài)
(Ta đã sớm tin rằng, văn chương là điều chẳng đáng giá)
Và ý định của ta.
Ngã vô hành dã, diệc vô lưu (Trường giang thiên – kỳ tam)
(Ta không có ý gì đi cũng không có ý gì ở cả)
Ngã sơ vô hành lưu (Châu hành há Thanh Khê, cố nhân ký biệt tây
du chư đệ tử)
(Tôi chả bao giờ định ra đi hay ở lại)
Buồn và đáng thương cho ta gặp phải cái vạ quan trường. Ta là người tội lỗi bị bỏ rơi.
Mỗi liên xỉ thiệt thường tao ngã (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu
nhân)
(Thương cho ta mỗi lần gặp cái vạ miệng lưỡi)
Tội phế tín ngã sở (Chinh nguyệt nhị thập nhất nhật di tống Thừa
Thiên ngục tỏa cấm)
(Đã là người tội lỗi bị bỏ rơi, thì đâu chẳng là nhà?)
Ta cứ hỏi: vì sao ta bị tù đày? Vì sao ta phải gặp nó – cái gông?
Ngô sinh vị để mạn tương tầm? (Trường giang thiên – kỳ nhị)
(Đời ta vì sao lại phải gặp nó?)
Từ đây, ta bị vùi dập, phiêu dạt khắp nơi, cũng có lúc ta mệt mỏi muốn an nhàn.
Quyện ngã tiệm thành chân lãn tản (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn
đầu đề bích – kỳ nhị)
(Ta mỏi mệt rồi, dần dà thành con người thật sự biếng lười, nhàn tản)
Lãn ngã dĩ khai cao ngọa kính (Dư hốt ư mộng trung vãng thám tuần phủ, ám tưởng
kinh trung cố nhân hoặc đương hữu nhiệm ngã giả, nhân ký tuần phủ kiêm trình Đôn Nhân Phạm
Tử - kỳ nhất)
(Nghĩ mình lười, đã vạch ra lối về nằm khểnh)
Và ta đã thật sự trở thành kẻ nhàn tản
Tản nhân qui khứ ngọa giang thành (Đông tác Tuần Phủ tịch thượng
ẩm)
(Kẻ nhàn tản này về nằm khểnh ở thành bên sông)
Ta thấy mình là một vị tiên
Ngã thị Phù Dung thành chi tản tiên! (Di Xuân dĩ bồn liên vi thu
phong sở tồi hữu thi kiến ký, nhân thứ kỳ vận, ca dĩ họa chi)
(Ta đây là một vị tiên nhàn tản ở thành Phù Dung)
Ta lại khát khao.
Thùy năng vị ngã trừu thử nhất ngung động,
Thố chi Tấy Hồ chi thượng, Châu Long, Phượng Chủy chi gian (Du
tiên Lữ động nhân đàm Thái Nguyên sơn thủy chi thắng Túy hậu thành ngâm văn)
(Ai có thể chuyển giúp ta cả một góc động này,
Về đặt bên Hồ Tây, giữa khoảng hai gò Châu Long và Phượng Chủy)
Sản khước đông biên quách cánh nghi! (Đề Trấn Vũ quán thạch bi)
(San phẳng mé đông đi, thành quách trông càng hữu tình)
Khi say thì ta cứ ngâm câu thơ ấy (Đề Trấn Vũ quán thạch bi) nhưng bao khát khao vẫn
không làm vơi nỗi buồn trong ta. Có lúc ta mượn rượu để giải sầu.
Tá bỉ bôi trung vật,
Ký ngã thế ngoại tình (Đồng Chuyết Huyên ẩm đại túy hoa hạ mạo vũ
nhi qui)
(Mượn vật trong chén của nó,
Gởi tình ngoài đời của ta)
Ta thấy đời ta lầm lỡ, ràng buộc vì cái danh hờ.
Dư sinh phù danh ngộ (Đắc gia thư, thị nhật tác)
(Đời ta trót lầm lỡ vì cái danh hờ)
Dư sinh cơ bạn chỉ vi danh (Ký hận – kỳ nhị)
(Đời ta bị ràng buộc chỉ vì chút danh nhỏ)
Ta phờ phạc cả người, ta cảm đời mà than thở
Cứ ngô tiêu tán tự trường ca (Thương Sơn công hữu sở quỹ vật kiêm
trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ từ)
(Phờ phạc ngồi tựa ghế, những nghêu ngao hoài)
Ngô chi sinh dã vô nhai, duyệt thế thâm nhi ngộ thán (Du Đằng Giang
dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)
(Đời ta sống không bờ, trải đời mà than thở)
Để rồi khi gặp lại bạn, ta thương ta thương cả cho bạn (Biệt Phạm Đôn Nhân Lang trung)…
Bất chợt, có người đón trước mặt ta mà than thở (Đạo phùng ngạ phu)…
Ta cũng là nhân vật cũ ở Trung Nguyên có tấm lòng yêu nước (Dữ Hoàng Liên Phương ngữ
cập hải ngoại sự, triếp hữu sở cảm, tẩu bút dữ chi), nhưng ta đành bất lực, lòng ta oán hận vô cùng,
ta có nhiều mối hận.
Ngã do di hận mãn đinh châu (Họa Thận tư xuân nhật đồng chư hữu
đăng trấn vũ quán Lâu Vọng hồ kiến ký thứ vận)
(Ta còn nhiều mối hận chất đầy nơi cồn bãi)
Nỗi hận làm cho ta uất ức, ta sinh bệnh, ta mắc chứng điên vì đời.
Đạo ngã hữu tại, bất tử duy mệnh cuồng (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất
lụy Thường Tín kiêm trí Lê Huy Vĩnh lão khế)
(Rằng, tôi còn khỏe, không chết, chỉ mắc chứng điên thôi)
Bạch dã chính dương cuồng (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành, khuyết
vi diện biệt phụng ký)
(Rằng: Lý Bạch lúc này đang giả điên)
Có lúc ta tự trách mình, phàn nàn với chính mình.
Ta ngã bế hộ điêu trùng, xỉ khẩu giảo văn tự (Đề sát Viện Bùi Công
yên Đài anh ngữ khúc hậu)
(Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt giũa câu văn)
Và phàn với cả ai đó.
Thán tức hà nhân ủng tỵ khan! (Dạ quan Thanh nhân diễn kịch
trường)
(Đáng phàn nàn cho ai đó cứ nghếch mũi ngồi xem!)
Khi muốn bày tỏ tình cảm một cách mạnh mẽ hơn, Cao Bá Quát dùng từ độc, cô (một mình).
Đó là những trường hợp nội tâm nhà thơ đang có sự giằng xé hoặc những nung nấu khó giãi bày, để
trong lòng thì khó chịu.
Cô ngâm dục họa Lệ Chi thi (Ngụ sở cảm sự, mạn bút thư hoài)
(Khúc ngâm cô độc muốn họa lại bài thơ Lệ Chi)
Cô ngâm trấn tịch liêu (Tiểu lập)
(Một mình cất tiếng ngâm phá tan sự yên lặng)
Độc ỷ thương mang mộ khí trung (Thứ vận Thận Tư phóng quan Nhị
hà đồng Di Xuân, Hòa Phủ)
(Một mình đứng trong bóng chiều man mác)
Tráng niên tâm sự độc sài phi (Nhật mộ)
(Tâm sự của tuồi trai tráng, đành gửi lại cửa sài)
Hình thức dùng từ trượng phu cũng thể hiện cảm xúc mạnh mẽ.
Trượng phu án kiếm khứ tiện khứ,
Kỳ lộ vô vi nhi nữ sầu! (Trà Giang thu nguyệt ca)
(Là người trượng phu đã chống gương đi thì đi thẳng,
Chẳng bắt chước như đàn bà, con trẻ bịn rịn trong lúc phân kỳ!)
Trượng phu tam thập bất thành danh (Du Đằng Giang dữ hữu nhân
đằng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề, tính tự)
(Trượng phu ba mươi tuổi chẳng nên danh gì!)
Khi không cần nhấn nhưng ý vẫn khẳng định, Cao Bá Quát có thể dùng từ một cách nhẹ
nhàng hơn như tráng sĩ, anh hùng, khách.
Thời thanh tráng sĩ tiện (Đặng Ngự sử Trạch, Phùng Diệp Di Xuân
cộng túc)
(Thời buổi thanh bình, kẻ tráng sĩ trở nên thấp hèn)
Anh hùng mạc vãn thiên niên quốc (Đăng Hoành Sơn)
(Người anh hùng không kéo lại được nước nghìn năm)
Hữu khách đình bôi ỷ kiếm khan (Thứ vãn tương độ Lãng tân, Thạch
Thượng tạm yết)
(Khách ngừng chén rượu tựa gươm ngắm nghía)
Khách tinh tự chiếu cô sà sứ (Phái vãng dương trình chu hành phó
Đà tấn, tẩu bút lưu biệt tân thức)
(Sao khách chiếu vào sứ giả đi bè lẻ loi)
Hình thức phủ định hay nghi vấn cũng thể hiện cảm xúc này.
Du nhân qui bất qui? (Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn, nhân
tác Côn Sơn hành vân)
(Không du tử về hay không đây?)
Khởi tri hồ hải phiêu linh khách (Thiên áo thành phùng cố nhân
Cổ Vân Khê văn kỳ cận phả đắc ý ư họa dữ ẩm cập chi)
(Đâu hay nay đây mai đó trở thành khách lênh đênh)
Hành khách bất tri du tử ý (Dữ thi hữu Phan Long Trân du Côn Sơn,
nhân tác Côn Sơn hành vân)
(Khách đi đường không hiểu ý người du tử)
Có khi chỉ cần nói tới chiếc áo xanh (chỉ việc làm quan), hay nói đến việc tóc bạc
Bạch phát, thanh bào, ngô lão hỹ! (Đề sát viện Bùi Công Yên Đài anh
ngữ khúc hậu)
(Bạc đầu với chiếc áo xanh. Ta già mất rồi!)
Tân kính sương mao sầu tự đối (Sơ thu vịnh Hoài Phủ, Minh Trọng
nhị tri kỷ)
(Buồn bã nhìn tóc bạc mình trong gương mới)
Sấu cốt chi ly ủng mấn hoa (Bài Thương Sơn công hữu sở quỹ vật
kiêm trí hảo thi, bộc phương nhiễu vu thất tử chi thích, cảm thê giao khẩn tình hiện hồ)
(Nắm xương gầy rời rạc mang mái đầu hoa râm)
Đặc biệt, cái tôi cá nhân Cao Bá Quát thể hiện mạnh mẽ qua việc dùng họ, tự, hiệu.
Cao tử bất hạnh (Thất tử)
(Cao tử bất hạnh)
Cao lang chỉ tự mai hoa sấu (Du Tây Hồ bát tuyệt – kỳ ngũ)
(Chàng Cao gầy gò giống hệt cành mai)
Lục bức dương bình họa Mẫn Hiên (Lưu biệt Hoàng Liên Phương)
(Sáu bức bình phong vẽ chàng Mẫn Hiên trên biển)
Sương tuyết ưng liên cúc độc khai (Tức tịch thứ vận)
(Đáng thương hoa cúc nở một mình trong sương tuyết)
Dùng các hình ảnh có liên hệ mật thiết với quê hương để chỉ cá nhân.
Linh qui khởi trùng vật
Sinh trưởng biệt Gia Lâm (Qui)
(Rùa thiên há phải vật côn trùng,
Lớn lên đi khỏi Gia Lâm)
Đức Giang chi dương,
Nguyệt hằng chi cương.
Thượng hữu bán tử chi tùng bách,
Đột ngột đống cửu nhi tương vương (vọng) (Đằng tiên ca)
(Ở phía nam sông Đức Giang,
Ở đỉnh núi Nguyệt Hằng.
Trên có cây tùng, cây bách chết một nửa,
Nhưng vẫn cùng nhau đứng trơ trơ giữa trời rét mướt)
Điều này làm cho Cao Bá Quát khác với những thế hệ nhà thơ trước ông, cùng thời và cả sau
này nữa. Lớp từ tự xưng cho thấy cá tính Cao Bá Quát mạnh mẽ, sự ý thức cá nhân cao độ. Cao
giống những nhà thơ trước ông, cùng thời ông bởi lớp từ du nhân, du khách, tráng sĩ, anh hùng và
gần với nhà thơ hiện đại bởi cái nét phóng khoáng, lãng mạn của một khách giang hồ, tấm thân
chìm nổi của con người thế sự, … Ở mỗi trường hợp, Cao dùng từ tự xưng cho thích hợp. Ví như
khi đến nơi cổ kính trang nghiêm hoặc hướng về người xưa thì cái bản ngã của Cao là tráng sĩ, anh
hùng, du khách; để bộc bạch nỗi niềm thế sự thì Cao dùng ngã, ngô; để nhấn mạnh cái cá nhân thì
Cao dùng tên họ, tự, biệt hiệu; để hướng về quê hương với nỗi niềm thì Cao dùng tên đất, tên làng
để chỉ mình.
Lớp từ tự xưng còn thể hiện rõ con người cá nhân qua những lời đối thoại mang tính tự sự,
những lời độc thoại nội tâm. Điều này rất gần cái tôi cá nhân của con người hiện đại trong thơ văn
sau này. Cao Bá Quát đã độc thoại với chính mình trong nỗi cô đơn, lo toan, ngẫm nghĩ; Cao cũng
đã đối thoại với con người trong niềm cảm thông, chia sẻ… Chúng ta có thể điểm qua một số bài
thơ thể hiện cái cá nhân mạnh mẽ, phong phú; các phương thức biểu hiện cái cá nhân tự sự, như bài
Đề Sát viện Bùi công Yên đài anh ngữ khúc hậu, Phụ tương tử, Cái tử, Phúc lâm lão, Trà giang thu
nguyệt ca, …
Như vậy, chúng ta thấy Cao Bá Quát rất có ý thức trong việc khẳng định mình và bộc lộc cái
tôi cá nhân. Cái bản ngã của ông được thể hiện phong phú, đa dạng, nhiều chiều. Điều này làm cho
cảm xúc thơ ông mạnh mẽ hơn. Thơ Cao Bá Quát gần với thơ hiện đại là vậy.
4.3.2. Từ biểu cảm:
Cao Bá Quát từng nói cái gốc của thơ là ở tính tình, tức là từ rung động, cảm với đối tượng
mà có thơ. Cảm xúc đó có thể là vui, buồn, giận, hờn, ghen, ham muốn, phẫn nộ, phê phán… Ở mỗi
nhà thơ, lại có những cảm xúc chủ đạo riêng, hướng về một đối tượng nào đó. Ví như Nguyễn Công
Trứ thiên về lối ngất ngưởng, ngạo đời; Nguyễn Du thiên về số phận con người cá nhân với những
lo toan trong cuộc đời. Riêng Cao Bá Quát, đó chính là cảm hứng, khát vọng thay đổi xã hội qua
những phê phán mạnh mẽ, quyết liệt và hành động cụ thể. Tất cả đều xuất phát phát từ cội nguồn
của cái tâm cái tình mà ra cả.
Từ ngữ diễn đạt cảm xúc trong thơ Cao Bá Quát rất nhiều, cả những từ thiên về cảm hứng
trước vũ trụ lẫn những từ thể hiện xúc cảm trước cuộc đời, trước những thực tế mắt thấy tai nghe và
cả những nỗi niềm của bản thân riêng chung. Có thể thấy sự xuất hiện của các từ trù trướng, liên,
hoài, ức, cảm, oán, than, khổ, sĩ (xấu hổ), thương, hận, tiếu, sầu, thảm thê… Cao Bát dùng những
từ này biểu thị cảm xúc của bản thân trước cuộc đời. Đó là những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá,
thương cảm… Cao Bá Quát không chỉ thương cho bản thân mà thương cho cả cuộc đời này. Thế
nên, ông trăn trở, oán giận những gì làm cho đời mình, cuộc sống này trở nên vô nghĩa, tù túng, khổ
sở; lại khát khao, hi vọng một ngày mai tương sáng cho đời mình, cho cuộc sống. Tất cả, những
cảm xúc ấy đều hiện diện qua câu chữ. Một niềm thương cảm ở Cao Bá Quát thật mênh mông!
Cao Bá Quát thương mình vì thân phận mỏng manh, trôi nổi, nhiều rủi ro;
Bán sinh mệnh bạc thương kê lặc (Thập nguyệt thập nhất nhật thừa lễ
Bộ nghiêm tấn hậu cưỡng bệnh mạn chí – kỳ nhị)
(Nửa đời người thân phận mỏng manh nghĩ chuyện gân gà mà thương)
Đỉnh đỉnh bách niên bi ngạnh phiếm (Trường giang thiên – kỳ nhị)
(Trăm năm đằng đẵng, thương cho chiếc thân như cành cây trôi)
Mỗi liên xỉ thiệt thường tao ngã (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu
nhân)
(Thương cho ta mỗi lần gặp cái vạ miệng lưỡi)
vì con cái ly biệt;
Ngã hà thảm thê (Thất tử)
(Sao tôi thảm thiết)
Lữ hồn túy tỉnh lưỡng kham liên (Khốc tử)
(Hồn lữ khách tỉnh say đều đáng thương)
vì đường đời trắc trở mà đôi chân thì quá ngắn;
Tự liên song đoản cước (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành khuyết vi diện
biệt phụng kí – kỳ nhị)
(Thương cho mình hai chân quá ngắn)
Cao Bá Quát lại thương cho người,
Nhất bộ nhất hồi thán (Phụ tương tử)
(Mỗi bước đi lại ngập ngừng than thở)
Khách tử lệ giao lạc (Sa hành đoản ca)
(Khách trên đường nước mắt lã chã rơi)
Khả liên dị cảnh diệc huề phù! (Quan chuẩn)
(Người ở nơi khác bồng bế nhau đến, tình cảnh đáng thương!)
thương cho người trong đó có mình.
Chính thị văn chương tân khổ địa (Ngũ nguyệt thập nhị nhật quan
huyện thí)
(Đúng thật văn chương là đất cay đắng khổ ải)
Kiến thời liên ngã canh liên quân (Biệt Phạm Đôn Nhân)
(Gặp nhau, ta thương ta lại thương cả cho bạn)
Lại thương cho cả cảnh vật nảy nở đơn độc hay không giữ trọn sắc xuân.
Sương tuyết ưng liên cúc độc khai (Tức tịch thứ vận)
(Đáng thương hoa cúc một mình nở trong sương tuyết)
Xuân sắc khả liên lưu bất trúc (Lạc hoa)
(Đáng thương là không giữ được màu xuân)
Nhất dạ thương xuân yểm ức trường (Du mỗ cố trạch dạ thính đàn tranh)
(Một tối thương xuân càng ấm ức hoài)
Cảm xúc ngậm ngùi cũng thường thấy trong tâm trạng của Cao Bá Quát. Cao Bá Quát ngậm
ngùi vì xa cách, vì để thói đời cứ cuốn trôi mãi.
Hạo hạo kiền khôn tích tạm phân (Biệt Phạm Đôn Nhân)
(Trời đất man mác, ngậm ngùi lúc chia tay)
Tự thán du du ủng tục tình! (Đăng Hoành Sơn)
(Ngậm ngùi cho mình cứ để thói đời lôi cuốn mãi)
Lại có một nỗi buồn, bồi hồi từ sự ngậm ngùi ấy.
Tân kính sương mao sầu tự đối (Sơ thu vịnh Hoài Phủ, Minh Trọng
nhị tri kỷ)
(Buồn bã nhìn tóc bạc mình trong gương mới)
Tư lượng vãng sự thiêm trù trướng (Khách lộ cảm hoài)
(Đắn đo suy nghĩ việc đã qua thêm buồn)
Tôn tử bồi hồi đối tuyết mai (Đăng sơn hữu hoài)
Ngồi ngắm tuyết mai, nâng chén rượu bần thần mãi)
Buồn để rồi xót xa, cười nhạo chính mình.
Như hà cửu tọa linh tâm toán! (Kim nhật hành)
(Sao cứ ngồi mãi đây cho lòng xót xa!)
Thử khách sầu trung chỉ tự trào (Thù hữu nhân úy vấn)
(Cái lão ấy, hễ buồn là chỉ tự nhạo mình mà thôi!)
Nỗi buồn có khi là tiếng dế, một tiếng ngâm, một ngọn gió hoặc chỉ là những ưu tư phiền
muộn không giải tỏa được.
Dạ cùng thê thiết khủng triêm khâm (Thương Sơn công tịch thượng
nghĩ đông dạ quan vưu hối am minh sử nhạc phủ đồng hữu nhân phân phú)
(Tiếng dế đêm thê thiết e ướt vạt áo)
Điệu nhập tây phong oán khởi tri (Thâm dạ văn lân ông tụng thi)
(Tiếng ngâm vẳng qua cửa bắc buồn não nuột)
Trù trướng tây phong giang thượng khách (Cửu nhật Di Xuân kiến ký
thứ vận)
(Gió tây thổi, lòng khách trên sông buồn não nề)
Tục tình nan tự khiển (Độc dạ)
(Tình thế tục khó bề tự khuây khỏa)
Có khi, Cao Bá Quát đau lòng vì chính mình.
Chính khan nhân tự nhất bi thu (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu
nhân)
(Hãy nhìn thẳng tôi từ mùa thu đau lòng này)
Cao Bá Quát đau lòng để rồi thở than, phàn nàn.
Ngô chi sinh dã vô nhai, duyệt thế thâm nhi ngộ thán (Du Đằng Giang dữ hữu nhân
đăng Kim Chung tự, túy hậu lưu đề , tính tự)
(Đời ta sống không bờ, trải đời mà than thở)
Đồng du mạn thán tương phùng lãn (Đồng Bùi Nhị Minh Trọng Trà giang dạ bạc)
(Bạn đồng du, những than hoài là gặp nhau đã muộn)
Thán tức hà nhân ủng tuy khan! (Dạ quan Thanh nhân diễn kịch trường)
(Đáng phàn nàn cho ai đó cứ nghếch mỗi ngồi xem!)
để rồi căm hờn
Mang mang thân thế độc du hành (Du Đằng Giang dữ hữu nhân đăng Kim Chung tự,
túy hậu lưu đề, tính tự)
(Thân thế mịt mùng, chỉ đáng trừng măt trông đời)
để rồi oán hận
Ngã do di hận mãn đinh châu (Họa Thận Tư xuân nhật đồng chư hữu
đăng lâu quán vọng hồ kiến ký thứ vận)
(Ta còn nhiều mối hận chất đầy nơi còn bãi)
Trường hận thường giao luân cẩm tự? (Tiếp nội thư tính ký hàn y bút
điều sổ sự)
(Mối hận vô cùng, ai xui mình bàn việc dệt chữ gấm)
Na thức cổ lai trùng cửu hận (Cấm sở cửu nguyệt trình chư hữu nhân)
(Ai mà biết cái hận trùng cửu từ cổ lai đến giờ)
Nhưng ông không nỡ đem nỗi oán hờn mà đề khắp giang thành! (Ký hận – kỳ nhị). Thế nên,
cái cảm xúc uất ức dồn nén thành nỗi ưu phiền bệnh tật, cảm xúc ấy đến độ điên, cuồng.
Đạo ngã hữu tại, bất tử duy mệnh cuồng (Tống Nguyễn Trúc Khê xuất
lụy Thường Tín kiêm trí Lê Huy Vĩnh lão khế)
(Rằng, tôi còn khỏe, không chết, chỉ mắc chứng điên thôi)
Bạch dã chính dương cuồng (Văn Lưu Nguyệt Trì Bắc hành, khuyết vi
diện biệt phụng ký)
(Rằng: Lý Bạch lúc này đang giả điên)
Có khi là cảm xúc lạc quan với tinh thần tiến thủ lấy cái cười lấn át những khó khăn thử
thách, làm động lực tinh thần ở mỗi bước tiến. Cao Bá Quát đã cười trước bước đường vô định, gian
khó, cười trong ngục tù với khát khao tự do.
Thanh bào như thảo du vô xứ,
Độc bả suy nhan tiếu hướng thiên (Bài Viên cư trị vũ)
(Áo xanh màu cỏ không biết đi đâu,
Chỉ ngửa khuôn mặt gầy gò lên trời mà cười)
Nhất tiếu vọng sơn đầu,
Trường ca “Hành lộ nan” (Trấn An lệnh Lê Tử Chi nhiệm, đặc lai
tương phỏng, kỳ hữu sở tặng, thư dĩ dữ chi)
(Cười xòa một tiếng nhìn lên đỉnh núi,
Hát vang lên khúc “Hành lộ nan”)
Hà đương giá tác vân thê khứ,
Nhất tiếu thừa phong ổn sán hưu (Trường giang thiên – kỳ tam)
(Ước gì đem gông này bắc làm cái thang mây,
Cười xòa một tiếng, cưỡi gió mà lên cho rãnh)
Cười cả khi buồn, cười để nhạo mình, cười để tự mình biết mình vậy.
Thử khách sầu trung chỉ tự trào (Thù hữu nhân úy vấn)
(Cái lão ấy, hễ buồn là chỉ tự nhạo mình mà thôi!)
Thủ bả liên hoa tiếu tự tri (Vãn du Sài Sơn vũ hậu đăng sơn đầu bề
bích – kỳ nhị)
(Tay cầm bông hoa sen, mỉm cười, mình tự biết mình)
Có thể thấy, Cao Bá Quát sử dụng từ biểu cảm rất linh hoạt và phong phú. Ví như để diễn tả
ý xót thương, Cao Bá Quát không chỉ dùng từ thương mà còn sử dụng cả từ liên, từ bi; diễn tả ý
buồn Cao Bá Quát có thể dùng từ trù trướng, sầu, du du, ưu; để diễn tả nỗi nhớ dùng ông dùng từ
ức, hoài, tư... Điều này làm cho việc phối hợp vần điệu của câu thơ, bài thơ dễ dàng hơn...
Tóm lại, Cao Bá Quát rất có ý thức khi sử dụng vốn từ biểu cảm để bày tỏ cảm xúc của lòng
mình. Điều đó làm cho cảm xúc trong thơ của ông mãnh liệt hơn, lôi cuốn người đọc hơn. Một kẻ sĩ
có trách nhiệm với đời hẳn không thể thiếu những cảm xúc, xúc cảm chân thành trong thơ. Lớp từ
biểu cảm đã cho chúng ta thấy và hiểu rõ hơn một Cao Bá Quát có tấm lòng “lo trước thiên hạ vui
sau thiên hạ” trong cuộc hành trình đi tìm chân lí sống của đời mình.
PHẦN KẾT LUẬN
Thơ chữ Hán là di sản quý giá nhất trong toàn bộ sáng tác của Cao Bá Quát. 1267 bài thơ chữ
Hán đã làm bật lên vẻ đẹp khí phách và lương tâm của một tài thơ trác tuyệt Cao Bá Quát nửa đầu
thế kỉ XIX. Thế giới nghệ thuật trong thơ ông vừa mới lạ vừa độc đáo. Nó được hun đúc và tạo ra
bởi bàn tay và khối óc của Thánh Quát trên cái nền thời đại nhiều biến động.
Khảo sát 418 bài thơ, luận văn đã hệ thống lí giải và nêu được một số vấn đề sau:
1. Khái quát được bối cảnh thời đại, con người Cao Bá Quát và đặc biệt là quan niệm sáng
tác thơ văn Cao Bá Quát. Điều này, giúp cho chúng ta có cái nhìn đúng về Cao Bá Quát, con người
trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát.
2. Luận văn đã đi sâu vào thế giới nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát phát hiện hình tượng
con người nghệ thuật với nhìn tích cực, tiến bộ về cuộc đời, thế giới và bản thân. Con người trách
nhiệm hiện lên với vẻ đẹp của kẻ sĩ đối với chính mình và xã hội. Từ việc ý thức trách nhiệm này,
con người đã tỏ rõ khí phách, bản lĩnh, khát vọng, phẫn uất, trăn trở, suy tư… trước cuộc đời. Con
người khí phách luôn nêu cao tinh thần tự do, hành động phản kháng dám nghĩ, dám làm. Con
người bi phẫn với những thất vọng, niềm đau và sự phẫn nộ quyết liệt trước cuộc đời. Đó chính là
động lực để Cao Bá Quát đứng lên khởi nghĩa sau này. Con người tình cảm được khắc sâu với tấm
lòng tha thiết với quê hương, gia đình, bạn bè và cả những ai bất hạnh trên đời. Tấm lòng ấy rất
chân thật, xuất phát từ trái tim rung động. Nó là nguồn sống mà cũng là động lực giúp Cao Bá Quát
luôn vươn lên, hành động mạnh mẽ. Con người suy tưởng với những chất vấn, băn khoăn, trăn trở
và kiếm tìm đến day dứt đau lòng. Và kết quả là đã định hình những bước đi đầu tiên.
3. Thời gian, không gian cũng là một nét thể hiện tư duy trong sáng tạo nghệ thuật của Cao
Bá Quát. Thời gian và không gian trong thơ có tính chất bức phá mạnh mẽ thể hiện chí khí, tâm tư
và bản lĩnh của cá nhân. Thời gian kiểm nghiệm thể hiện sự đánh giá của bản thân về quá khứ, về
những việc đã xảy ra. Thời gian tĩnh tại diễn tả sự trì trệ, ngưng đọng, chậm chạp. Thời gian toan
tính thể hiện những khát khao, mong ước và hành động. Không gian nghệ thuật cũng khắc sâu tâm
tư của con người. Không gian “tầm cao” thể hiện chí khí, khát vọng mạnh mẽ. Không gian nỗi niềm
làm rõ những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người.
4. Ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện cá tính, bản chất con người. Tiêu đề bài thơ làm rõ tính tự sự
trong quan niệm sáng tác của Cao Bá Quát. Nó còn cho thấy con người luôn quan tâm đến hiện thực
cuộc sống xung quanh mình. Ở câu thơ, sự xuất hiện nhiều hay ít các dạng câu có thể lý giải tầm
nhìn, cách nghĩ hay những khúc mắc mà con người quan tâm. Ở từ ngữ, từ tự xưng biểu hiện con
người cá nhân rõ nét, từ biểu cảm cho thấy cảm xúc của con người trước cuộc sống, cuộc đời và thế
giới xung quanh…
Với những kết quả trên, dù chưa toàn diện và hoàn thiện, luận văn cũng có một số đóng góp:
Về mặt cảm thụ: Việc tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Cao Bá Quát giúp
người đọc thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm nghệ thuật; hiểu, yêu, kính trọng một tài thơ lỗi
lạc, một nhân cách đáng quý Cao Bá Quát.
Về mặt giảng dạy: Luận văn tiếp cận các tác phẩm ở góc độ nghệ thuật, khám phá và khai
thác tác phẩm sâu hơn ở các phương diện hình tượng nghệ thuật về con người, bước đầu tìm hiểu
thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật…
Về mặt nghiên cứu văn học: Luận văn đã khảo sát một số đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán
Cao Bá Quát ở phạm vi rộng 418 bài thơ, gồm phương diện: hình tượng nghệ thuật về con người,
thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật … góp phần vào việc nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá thơ
văn Cao Bá Quát nói chung, thơ chữ Hán Cao Bá Quát nói riêng.
THƯ MỤC THAM KHẢO
I. Sách:
1. Nguyễn Phan Cảnh (1987), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội.
2. Hà Như Chi (1967), Việt Nam thi văn giảng luận, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn.
3. Trương Chính (1983), Thơ văn Nguyễn Công Trứ, Nxb. Văn học.
4. Trương Chính (1997), “Cao Bá Quát (1808-1855)”, in trong Tuyển tập Trương Chính, tập 2, Nxb.
Văn học, Hà Nội, tr. 86-121.
5. Nguyễn Duy Diễn (1957), Luận đề Cao Bá Quát, Nxb. Thăng Long, Sài Gòn.
6. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội, tr.144-148.
7. Hồ Việt Điểu (1958), Luận đề Cao Bá Quát, Tủ sách giáo khoa Bạn Trẻ xuất bản, Sài Gòn.
8. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1984), Cơ sở lý luận văn học, Nxb. Đại học và Trung học chuyên
nghiệp.
9. Lam Giang (1959), Giảng luận về Cao Bá Quát và Cao Bá Nhạ, Nxb. Tân Việt, Sài Gòn.
10. Lê Giang (2001), Ý thức văn học cổ trung đại Việt Nam, Luận Án Tiến sĩ Ngữ văn, bảo vệ năm
2001 tại Trường Đại học KHXN và NV, TP. HCM
11. Bảo Định Giang-Bùi Hữu Nghĩa (1998), Con người và tác phẩm, Nxb. TP. HCM.
12. Lam Giang (1994), Khảo luận về thơ, Nxb. Đồng Nai.
13. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục-Trung tâm Học liệu, in lần
thứ 10, Sài Gòn.
14. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam thi văn hợp tuyển, Bộ Giáo dục-Trung tâm Học liệu, in
lần thứ 9, Sài Gòn.
15. Nguyễn Thị Bích Hải (1995), Thi pháp thơ Đường, Nxb. Thuận Hóa.
16. Chu Trọng Hiếu (1996), Nguyễn Công Trứ - Thơ và đời, Nxb. Văn học, Hà Nội.
17.Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb. Văn hóa – Thông
tin.
18. Tố Hữu (2002), “Cao Bá Quát một khí phách hào hùng, một nhà thơ lỗi lạc của dân tộc”, in
trong Bản sắc dân tộc trong văn hóa văn nghệ, in lần thứ 2, Nxb. Văn học, Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học.
19. Trúc Khê (1952), Cao Bá Quát danh nhân truyện ký, Thư xã xuất bản, Hà Nội.
20. Vũ Khiêu (1970), “Lời giới thiệu” trong sách Thơ chữ Hán Cao Bá Quát, tuyển dịch, in lần thứ
nhất năm 1970, Nxb. Văn học, Hà Nội.
21. Đặng Thanh Lê và các tác giả khác (1990), Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII-nửa
đầu thế kỉ XIX, Nxb. Giáo dục.
22. Mai Quốc Liên chủ biên (2004), Cao Bá Quát toàn tập, tập I, Nxb. Văn học-Trung tâm Nghiên
cứu Quốc học.
23. Mai Quốc Liên (2004), “Cao Bá Quát – Một thiên tài kỳ vĩ của văn học Việt Nam”, in trong
Cao Bá Quát toàn tập, tập I, Nxb. Văn học-Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, tr. 7-39.
24. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, tập II, Nxb.
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
25. Nguyễn Lộc (1992), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX, tập I, Nxb.
Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, tái bản.
26. Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb.
Giáo dục.
27. Phương Lựu (chủ biên) (1997), Lý luận văn học, Nxb. Giáo dục.
28. Phương Lưu (1985), Về quan niệm văn chương cổ điển Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
29. Nguyễn Phong Nam (chủ biên) (1997), Những vấn đề lịch sử và văn chương triều Nguyễn, Nxb.
Giáo dục.
30. Nguyễn Nghiệp (1982), Cao Bá Quát, Nxb. Văn hóa, Hà Nội.
31. Nhiều tác giả (1997), Nguyễn Công Trứ-Cao Bá Quát, Nxb. Văn Nghệ TP. HCM.
32. Nhiều tác giả (1988), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
33. Nhiều tác giả (2004), Cao Bá Quát-Tham luận Hội thảo (có 22 ý kiến tham luận), Nxb. Văn
học-Trung tâm Nghiên cứu Quốc học.
34. Nguyễn Ngọc Quận (2005), Sáng tác của Cao Bá Quát trong tiến trình văn học dân tộc, Luận
án Tiến sĩ Ngữ văn, bảo vệ năm 2005 tại Trường Đại học KHXH và NV, TP. HCM.
35. Vĩnh Sính (2004), “Thử tìm hiểu thêm về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát”, in
trong Hồn Việt (tập 2), Trung tâm Nghiên cứu Quốc học – Nxb. Văn học, tr.61-80.
36. Nguyễn Hữu Sơn (2005), Cao Bá Quát - Một đời thơ suy tưởng, Nxb. Trẻ - Hội Nghiên cứu và
Giảng dạy văn học Tp. HCM.
37. Nguyễn Hữu Sơn- Trần Đình Sử- Huyền Giang- Trần Ngọc Vượng- Trần Nho Thìn- Đoàn Thị
Thu Vân (1997), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
38. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu, Nxb. Tác phẩm mới và Hội nhà văn Việt Nam.
39. Trần Đình Sử (1996), Lý luận phê bình văn học, Nxb. Hội nhà Văn Hà Nội.
40. Trần Đình sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
41. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb. Giáo dục.
42. Trần Đình sử (2001), Văn học và thời gian, Nxb. Văn học.
43. Doãn Quốc Sĩ – Việt Tử (1959), Khảo luận về Cao Bá Quát, Nhà in Nam Sơn, Sài Gòn.
44. Lê Tâm (1952), Thân thế và sự nghiệp Cao Bá Quát, Nxb. Cây Thông, in lần thứ hai, Hà Nội.
45. Chu Thiên (1963), “Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương”, in trong Thông báo khoa học,
tập I- Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 67-82.
46. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb. Trẻ.
47. Lê Ngọc Trà, Phùng Quý Nhâm (1997), Giáo trình lý luận văn học, trường ĐHSP. TP. HCM.
48. Trần Nho Thìn (2003), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb. Văn học.
49. Vi Chí Thông (1990), Cá nhân dưới ảnh hưởng tư tưởng Nho gia, Nxb. Nhân dân, Hà Nội.
50. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1970), Nhóm tuyển dich gồm Vũ Khiêu và nhiều người khác, in lần
thứ nhất (có kèm theo nguyên văn chữ Hán và bản chụp bút tích Cao Bá Quát), Nxb. Văn học,
Hà Nội.
51. Thơ chữ Hán Cao Bá Quát (1970), Nhóm tuyển dich gồm Vũ Khiêu và nhiều người khác, in lần
thứ ba có bổ sung, sửa chữa (có thêm phần thơ Nôm do Nguyễn Bỉnh Khôi biên soạn, và bỏ bớt
5 bài thơ chữ Hán được xác định lại là của người khác), Nxb. Văn học, (in lần đầu và lần thứ hai
lấy tên: Thơ chữ Hán Cao Bá Quát).
52. Nguyễn Tài Thư (1980), Cao Bá Quát con người và tư tưởng, Nxb. KHXH, Hà Nội.
53. Nguyễn Đức Tiếu (1962), “Thơ khẩu khí”, Văn hóa nguyệt san, Sài Gòn, tập XI, số 70, tháng 5,
tr. 433-458.
54. Đỗ Minh Tuấn (1995), Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb. Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
55. Lê Trí Viễn (1978), “Chương III: Cao Bá Quát (?-1855)” trong Lịch sử văn học Việt Nam tập
III, Văn học viết (viết chung với Phan Côn, Đặng Thanh Lê, Phạm Văn Luận, Lê Hoài Nam),
Nxb. Giáo dục, tr.336-362.
56. Lê Trí Viễn (1985), Lịch sử Văn học Việt Nam (Văn học viết thời quốc gia phong kiến độc lập –
thế kỉ X – giữa thế kỉ XIX), Trường Đại học Sư phạm TP. HCM, lưu hành nội bộ.
57. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại, Nxb. KHXH, Hà Nội.
58. Lê Trí Viễn (chủ biên) (1997), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam, trường ĐHSP. TP.HCM.
59. Trần Ngọc Vượng (1995), Loại hình học tác giả văn học: Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
60. Hoàng Hữu Yên (1999), “Chương IX: Nguyễn Công Trứ” và “Chương X: Cao Bá Quát” trong
Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX (của nhóm soạn giả Đặng Thanh Lê –
Hoàng Hữu Yên – Phạm Luận) – Sách Đại học Sư phạm, Nxb. Giáo dục, tr. 209-252.
61. Lê Thu Yến (1999), Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb. Thanh niên.
62. Lê Thu Yến (2000), Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nxb. Giáo dục.
II.TẠP CHÍ:
63. Lương An (1980), “Đề sau thơ Cúc Đường, một nhận xét đúng đắn và dũng cảm của Miên
Thẩm đối với Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn học, số 3, tr. 116-117.
64. Nguyễn Anh (1972), “Cao Bá Quát, kẻ bất đắc chí, con người nổi loạn hay nhà cách mạng?”,
Tạp chí Văn học, Sài Gòn, tháng 12, tr. 31-41.
65. Thái Bạch (1965), “Một nhà thơ cần phải xét lại – Cao Bá Quát”, Phổ thông tạp chí, Sài Gòn, số
155, tr. 57-65, và số 156, tr. 53-61.
66. Nguyễn Văn Bách (1994), “Bài thơ Phạm Sĩ Ái nhớ Cao Bá Quát”, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr.
63-64.
67. Hoa Bằng (1969), “Cao Bá Quát với cuộc khởi nghĩa chống triều Nguyễn (1854-1856)”, tạp chí
Nghiên cứu lịch sử, Hà Nội, số 121, tháng 4, tr. 27-40.
68. Hoa Bằng (1972), “Một vài tìm tòi về câu đối tương truyền là của Cao Bá Quát và về bài thơ
“Thú Hương Sơn’, Tạp chí Văn học, Hà Nội, số 2, tháng 3 và 4, tr. 61-64.
69. Nguyễn Huệ Chi (1961), “Tìm hiểu nhân sinh quan tích cực trong thơ Cao Bá Quát”, tạp chí
Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, số 6, tr.21-36.
70. Nguyễn Huệ Chi (2003), “Tiếp cận nghệ thuật đối với hai chủ đề độc đáo trong thơ chữ Hán
Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn học, số 8, tr.13-22.
71. Phan Thu Chi (1961), “Đặt lại vấn đề Thánh Quát có phải họ Cao không?”, Thời nay bán
nguyệt, Sài Gòn, số 38, tr. 81-85.
72. Văn Chung (1958), “Bạn đồng điệu của Cao Bá Quát: Thủ khoa Nguyễn Hàm Ninh”, Văn hóa
nguyệt san, Sài Gòn, số 35, tháng 10, tr. 1148-1161.
73. Nguyễn Duy Diễn (1958), “Cao Bá Quát, một chiến sĩ cách mạng?”, Tạp chí Sáng tạo, Sài Gòn,
số 22, tháng 7, tr. 71-75.
74. Xuân Diệu (1971), “Cao Bá Quát”, tạp chí Tác phẩm mới, Hà Nội, số 11, tháng 1-2, tr. 82-92.
75. Thế Dương (1960), “Thánh Quát chính là họ Cao”, Thời nay bán nguyệt san, Sài Gòn, số 20, tr.
130-131.
76. Kiêm Đạt (1958), “Mấy trường hợp Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát”, tạp chí Giáo dục phổ
thông, Sài Gòn, số 28, tr. 31-34.
77. Kiêm Đạt (1960), “Những bài thơ tuyệt mệnh của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, Phan
Thanh Giản, Nguyễn Khuyến, Trương Vĩnh Ký, Phan Bội Châu…”, tạp chí Giáo dục phổ
thông, Sài Gòn, số 61, tr. 14-23.
78. Mạc Phương Đình (1960), “Thánh Quát không phải họ Cao?’, Tạp chí Thời nay, Sài Gòn, số 18,
tr. 24-27.
79. Hồng Liên Lê Xuân Giáo (1964), “Giai thoại về văn học lịch sử của Chu Thần Cao Bá Quát tiên
sinh”, Văn hóa nguyệt san, Sài Gòn, tập XIII, quyển 8, tháng 8, tr. 925-935.
80. Lữ Hồ (1958), “Bài ca của một cuồng sĩ”, tạp chí Sáng tạo, Sài Gòn, số 18, tháng 3, tr. 51-60.
81. Vũ Thu Lợi (1960), “Chung quanh một câu đối của Cao Bá Quát”, Thời nay bán nguyệt san, Sài
Gòn, số 28, tr. 75-77.
82. Tô Hà (1991), Khoảng cách im lặng của những câu thơ, Tạp chí Văn học, số 2.
83. Tương Huyền (1972), “Cao Bá Quát, kẻ phá đám trước cuộc đời”, Tạp chí Văn học, Sài Gòn,
tháng 12, tr. 42-55.
84. Hoàng Thị Mai Hương (2000), “Một nhân cách nho sĩ, một tài thơ qua Đường Trung Phạm Đôn
Nhân nguyên thảo”, Tạp chí Hán Nôm, số 3, tr. 45-53.
85. Đỗ Văn Hỷ dịch (1978), “Viết ở cuối tập thơ Rừng chuối của Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn học,
số 5, tr. 154-155.
86. Vũ Khiêu (1969), “Đọc Cao Bá Quát nhân 160 năm ngày sinh của nhà thơ”, Tạp chí Tác phẩm
mới, Hà Nội, số 4, tháng 10-11-12,tr.74-80.
87. Phan Kim (1972), “Thân thế và thi nghiệp nhà thơ Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn học, Sài Gòn,
tháng 12, tr. 3-8, 68-69.
88. Châu Hải Kỳ (1958), “Cao Bá Quát đã làm sống họ Cao vì tư tưởng Cách mạng Xã hội?”, Tạp
chí Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số 22, ngày 1.9, tr. 5-6.
89. Châu Hải Kỳ (1957), “Phải chăng Cao Bá Quát là tác giả các câu đối dưới đây?”, Tạp chí Giáo
dục phổ thông, Sài Gòn, số 4, tr 4-5.
90. Châu Hải Kỳ (1958), “Cao Bá Quát đã làm sống họ Cao vì tư tưởng Cách mạng xã hội?”, Tạp
chí Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số 22, tr. 5-6.
91. Châu Hải Kỳ (1958), “Có quả thật Cao Bá Quát đã khinh miệt dân chúng?”, Tạp chí Giáo dục
phổ thông, Sài Gòn, số 20, ngày 1.8, tr.8-9. và 29.
92. Châu Hải Kỳ (1959), “Lược luận về các tác giả trong Chương trình Trung học đệ cấp nhất cấp”,
tạp chí Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số 37, tr. 41-50.
93. Châu Hải Kỳ (1963), “Trong cuộc biến động Mỹ Lương, Cao Bá Quát đã dựa vào lực lượng nào
để chống Triều đình Tự Đức”, tuần báo Văn đàn, Sài Gòn, số 22, tr. 14-15.
94. Nguyễn Minh và K. X. T (1959), “Cao Bá Quát (?-1854)”, tạp chí Giáo dục phổ thông, Sài Gòn,
số 34, tr. 41-48 và 63.
95. Nguyễn Nghĩa (1980), Tìm hiểu ngôn ngữ thơ, Tạp chí Văn học.
96. Nguyễn Nghiệp (1962), Những nhân tố gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tư tưởng Nguyễn Công
Trứ, Tạp chí Văn học, số 5.
97. Điền Nguyên (1958), “Nhân cuộc thi tú tài Việt vừa qua, bàn về Cao Bá Quát”, tập san Nhân
Loại, Sài Gòn, số 2, tr. 5-8, 21.
98. Nguyễn Tường Phượng (1934), “Một nhân vật tỉnh Bắc Ninh, ông Cao Bá Quát”, Nam phong
tạp chí, tập 35, số 209, tr. 259-266.
99. Nguyên Sa (1957), “Cái chết của người thi sĩ’, tạp chí Sáng tạo, Sài Gòn, số 4, tháng giêng, tr.
24-28.
100. Claudine Salamon và Tạ Trọng Hiệp (1996), “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức
của ông qua chuyến đi công cán “Vùng Hạ Châu” (bản dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Văn
Kiệm), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5, tr. 49-55.
101. Claudine Salamon và Tạ Trọng Hiệp (1996), “Sứ thần Việt Nam Cao Bá Quát và nhận thức
của ông qua chuyến đi công cán “Vùng Hạ Châu” (bản dịch từ tiếng Pháp của Nguyễn Văn
Kiệm) (tiếp theo), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1, tr. 11-27.
102. Trần Lê Sáng (1973), Thử tìm hiểu quan niệm “thi ngôn chí” của nhà nho, Tạp chí Văn học.
103. Hồ Sen (1959), “Thái độ hưởng nhàn qua vài thi nhân (Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Tản
Đà)”, tạp chí Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số 31-32, Xuân Kỷ hợi, tr. 13-20.
104. Vĩnh Sính (2004), “Thử tìm hiểu thêm về chuyến đi công vụ ở Hạ Châu của Cao Bá Quát”, in
trong Hồn Việt (tập 2), Trung tâm Nghiên cứu Quốc học – Nxb. Văn học, tr.61-80.
105. Nguyễn Trường Sơn (1958), “Bài học lịch sử trong vụ án bay đầu Cao Bá Quát”, tạp chí Giáo
dục phổ thông, Sài Gòn, số 15, tr. 11-13.
106. Phạm Văn Sơn (1966), “Tìm hiểu thêm về Cao Chu Thần”, Văn hóa nguyệt san, Sài Gòn, tập
XV, số 4 và 5, tháng 11 và 12, tr. 430-438.
107. Phạm Trọng Tâm (1959), “Lòng hiếu sinh của Cao Bá Nhạ, nỗi ngán đời của Cao Bá Quát”,
tạp chí Giáo dục phổ thông, Sài Gòn, số 38, ngày 15.5, tr.15-23.
108. Bùi Duy Tân (1979), ‘Bài thơ Trào chiết tí Phật không phải của Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn
học, số 1, tr. 142-143.
109. Đỗ Lai Thúy (2000), “Trần Đình Hượu và những khái niệm công cụ trong nghiên cứu Nho
giáo”, Văn hóa Nghệ thuật, số 192, tr. 80-84.
110. Thái Vị Thủy (1965), “Thiên nhiên với nhà thơ Cao Bá Quát”, tạp chí Vạn Hạnh, Sài Gòn, số
3, tr. 89-96.
111. Chu Thiên (1963), “Cao Bá Quát và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương”, in trong Thông báo khoa
học, tập I- Sử học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, tr. 67-82.
112. Chu Thiên (1964), “Một bài thơ nói về việc Cao Bá Quát tử trận”, (mục Sưu tầm), Tạp chí Văn
học, Hà Nội, số 12, tr. 93-94.
113. Nguyễn Đức Tiếu (1962), “Thơ khẩu khí”, Văn hóa nguyệt san, Sài Gòn, tập XI, số 70, tháng
5, tr. 433-458.
114. Nguyễn Đức Tiếu (1962), “Xung quanh cái chết của danh sĩ số 1 triều Nguyễn. Sự lập chí của
Cao Bá Quát”, tạp chí Bách khoa thời đại, Sài Gòn, số 143, ngày 15.12, tr. 11-18.
115. Nguyễn Đức Tiếu (1992), Sự lập chí của Cao Bá Quát, Tạp chí Bách Khoa, số 143.
116. Tảo Trang (1963), “Một số tài liệu về thơ văn Cao Bá Quát’ (mục Đính chính thơ văn cổ), tạp
chí Nghiên cứu Văn học, Hà Nội, số 2, tr. 102-104.
117. Tảo Trang (1963), “Góp thêm tài liệu về năm sinh và chỗ ở của Cao Bá Quát”, Tạp chí Văn
học, Hà nội, số 5, tháng 11, tr.65-70.
118. Mai Trân (1964), Hai bài thơ của Miên Thẩm nói về Cao Bá Quát, Tạp chí Văn học, số 6.
119. Phương Tri (1971), “Kỉ niệm lần thứ 160 ngày sinh Cao Bá Quát và lần thứ 100 ngày sinh
Trần Tế Xương” (mục Sinh hoạt văn học), Tạp chí Văn học, Hà Nội, số 1, tr.139-140.
120. Hoàng Trinh (1984), Những truyền thống nhân đạo chủ nghĩa trong thơ Việt Nam, Tạp chí Văn
học, số 2.
121. Đoàn Thị Thu Vân (1998), Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lý-Trần, Tạp chí Văn
học, số 4.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHVN046.pdf