MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thực tế, trí thông minh được xem là nhân tố quan trọng giúp con người thành công
trong cuộc sống. Tại Mỹ, trắc nghiệm trí thông minh là một trong những yêu cầu bắt buộc khi tham
gia tuyển dụng lao động. Ở Việt Nam hiện nay, một số công ty lớn cũng đã chú trọng đến việc trắc
nghiệm trí thông minh nhằm tìm ra những ứng cử viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của mình. Và
cùng với sự tiến bộ đó, trí thông minh ngôn ngữ ở nước ta cũng được đánh giá cao. Thực tế cho thấy
hiện nay, những nghề chủ yếu sử dụng ngôn ngữ như: nghề giáo, nghề báo, dẫn chương trình, tư
vấn, tham vấn đã ngày càng được xem trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã
hội. Càng học cao, càng làm ở vị trí cao, con người càng cần đạt đến trình độ cao về ngôn ngữ
không chỉ ở tiếng mẹ đẻ mà còn về ngoại ngữ để diễn đạt, để giao tiếp hiệu quả.
Cùng với lô-gích toán học, trí tuệ ngôn ngữ được xếp vào một trong những loại trí tuệ được
chú ý và coi trọng nhất. Trí tuệ mặc nhiên được gắn liền với ngôn ngữ. Hay nói cách khác, ngôn
ngữ được xem là một trong những thành phần quan trọng của trí tuệ. Tuy thế, trí tuệ ngôn ngữ thật
sự thì phức tạp hơn nhiều [51, tr.48]. Và hiện nay, ở Việt Nam có rất ít các bài trắc nghiệm đo lường
riêng biệt trí tuệ ngôn ngữ.
Học sinh khối 6 là học sinh đầu cấp trung học cơ sở. Đó là lứa tuổi phát triển tương đối nhanh
về vốn từ khoa học. Các em có khả năng viết, nói lưu loát hơn, dùng ngữ pháp đúng hơn và ứng
dụng ngôn ngữ vào thực tiễn tốt hơn [3, tr.45]. Ngoài ra, lứa tuổi này bắt đầu có thể nắm bắt được
cấu trúc, từ vựng, ngữ nghĩa của ngôn ngữ thứ 2, ngoài tiếng mẹ đẻ. Đặc biệt, theo Howard
Gardner, mức độ trí thông minh nói chung, và trí thông minh ngôn ngữ nói riêng có thể được gia
tăng nếu biết cách rèn luyện [51], [53, [57]. Do vậy, việc xác định mức độ phát triển trí tuệ ngôn
ngữ để định hướng và bồi dưỡng ngôn ngữ cho các em là điều cần thiết hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học
sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí
Minh. Trên cơ sở kết quả khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển trí
tuệ ngôn ngữ của các em.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: trí tuệ, cấu trúc trí tuệ, trí tuệ
ngôn ngữ, một số biểu hiện của phát triển trí tuệ ngôn ngữ ở HS khối 6.
3.2. Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6. 3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng cho sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh
khối 6.
4. Đối tượng nghiên cứu
Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6.
5. Khách thể nghiên cứu
Học sinh khối 6 tại quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
-Khách thể khảo sát thử nghiệm: 49 học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở Ba Đình,
quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
-Khách thể khảo sát chính thức: 217 học sinh khối 6 của trường Trung học cơ sở Thực hành
Sài Gòn và trường Trung học cơ sở Kim Đồng, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
6. Giả thuyết nghiên cứu
-Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 đa phần ở mức trung bình.
-Nữ sinh lớp 6 có khả năng ngôn ngữ cao hơn nam sinh lớp 6.
-Có sự khác biệt về khả năng ngôn ngữ của HS giữa các trường.
7. Giới hạn đề tài
7.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
-Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về trí tuệ ngôn ngữ.
7.2. Giới hạn mẫu nghiên cứu
-Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên khách thể là học sinh một số khối 6 tại quận 5, thành phố
Hồ Chí Minh.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1.Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản liên quan
đến đề tài.
8.2.Phương pháp trắc nghiệm
-Mục đích: đo lường mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6.
-Phương pháp gồm 2 giai đoạn: khảo sát thử nghiệm và khảo sát chính thức trên các khách thể
là HS khối 6. Phương pháp sẽ được trình bày chi tiết ở chương 2.
8.3. Phương pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu thu được bằng phần mềm SPSS for Windows, phiên bản 11.5.
Trong những phương pháp trên, trắc nghiệm là phương pháp chính của luận văn.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2253 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6, tại quận 5 thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khả
năng có số câu với mức phân cách tốt ít nhất, chiếm 4,76%.
Mức phân cách tạm được cũng phân bố đều ở cả 8 nhóm khả năng. Tuy nhiên, nhóm 3 có tỉ lệ
cao nhất, chiếm 27,27%. Cụ thể là:
-Nhóm 1 gồm: câu 3, câu 4, câu 6, câu 7.
-Nhóm 2 gồm: câu 8
-Nhóm 3 gồm: câu 18, câu 19, câu 20, câu 22, câu 23.
-Nhóm 4 gồm: câu 30, câu 32.
-Nhóm 5 gồm: câu 33.
-Nhóm 6 gồm: câu 40, câu 42, câu 47.
-Nhóm 7 gồm: câu 49, câu 51.
-Nhóm 8 gồm: câu 57, câu 60, câu 61, câu 64.
Mức phân cách yếu thể hiện ở cả 8 nhóm khả năng. Cụ thể như sau:
-Nhóm 1 gồm: câu 2.
-Nhóm 2 gồm: câu 11, câu 15.
-Nhóm 3 gồm: câu 17.
-Nhóm 4 gồm: câu 28.
-Nhóm 5 gồm: câu 34, câu 35.
-Nhóm 6 gồm: câu 41.
-Nhóm 7 gồm: câu 53.
-Nhóm 8 gồm: câu 56, câu 58, câu 63.
Bảng 2.19: Độ phân cách các câu trắc nghiệm trong bài TNTTNN
Mức
phân
cách
Câu Nội dung Độ
phân
cách
Câu Nội dung Độ
phân
cách
Rất
tốt
10
12
13
26
36
Tạo từ láy tư
Tạo từ láy tư
Tạo từ láy tư
Đặt dấu câu
Tìm từ trái nghĩa
0,42
0,42
0,44
0,50
0,41
38
39
52
54
Chọn từ thích hợp
Tìm 2 câu gần nghĩa
Tìm từ khác nhóm
Xác định BP tu từ
0,43
0,41
0,41
0,40
Tổng cộng 9 câu, chiếm tỷ lệ 14,06%
Tốt
1
5
9
14
16
21
24
25
27
29
31
Tìm từ đúng chính tả
Tìm từ đúng chính tả
Xác định kiểu từ
Tạo từ láy tư
Gạch dưới vị ngữ
Tạo câu
Tạo cụm từ
Đặt dấu câu
Đặt dấu câu
Đặt dấu câu
Đặt dấu câu
0,32
0,30
0,36
0,32
0,38
0,34
0,31
0,37
0,33
0,37
0,30
37
43
44
45
46
48
50
55
59
62
Chọn từ thích hợp
Làm đúng thành ngữ
Làm đúng thành ngữ
Làm đúng thành ngữ
Làm đúng thành ngữ
Tìm từ khác nhóm
Tìm từ khác nhóm
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
0,31
0,35
0,33
0,34
0,39
0,34
0,33
0,31
0,34
0,32
Tổng cộng 21 câu, chiếm tỷ lệ 32,81%
Tạm
được
3
4
6
7
8
18
19
20
22
23
30
Tìm từ đúng chính tả
Tìm từ đúng chính tả
Tìm từ sai chính tả
Tìm từ sai chính tả
Tìm từ Hán Việt
Hoàn chỉnh câu
Xác định thành phần thiếu
Tạo câu
Tạo cụm từ
Tạo cụm từ
Đặt dấu câu
0,20
0,26
0,22
0,26
0,29
0,25
0,28
0,25
0,20
0,24
0,27
32
33
40
42
47
49
51
57
60
61
64
Đặt dấu câu
Giải thích nghĩa từ
Tìm thành ngữ
Làm đúng thành ngữ
Làm đúng thành ngữ
Tìm từ khác nhóm
Tìm từ khác nhóm
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
0,23
0,25
0,25
0,24
0,20
0,26
0,27
0,23
0,25
0,23
0,24
Tổng cộng 22 câu, chiếm tỷ lệ 34,38%
Yếu
2
11
15
17
28
34
Tìm từ đúng chính tả
Tạo từ láy tư
Tạo từ láy tư
Gạch dưới vị ngữ
Đặt dấu câu
Giải thích nghĩa từ
0,15
0,18
0,16
0,11
0,18
0,13
35
41
53
56
58
63
Giải thích nghĩa từ
Làm đúng thành ngữ
Tìm từ khác nhóm
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
Xác định BP tu từ
0,16
0,18
0,08
0,07
0,08
0,11
Tổng cộng 12 câu, chiếm tỷ lệ 18,75%
2.3.2.3. Kết quả mức độ phát triển trí tuệ NN của HS khối 6 trên bài TNTTNN
Kết quả tổng quát mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6
Kết quả điểm trung bình bài trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ
Bảng 2.20: Kết quả điểm trung bình toàn bài TNTTNN của HS khối 6
Số học sinh (N) Điểm thấp nhất Điểm cao nhất Điểm TBC ĐLTC
217 15 61 46,05 7,45
Kết quả về điểm toàn bài trắc nghiệm cho thấy:
217 khách thể khối 6, quận 5 thực hiện bài trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ 64 câu với điểm thấp
nhất là 15, điểm cao nhất là 61, điểm trung bình cộng là 46,05 và độ lệch chuẩn là 7,45. Như vậy,
không có HS nào đạt điểm tối đa bài TN trí tuệ ngôn ngữ. Độ lệch chuẩn cũng tương đối thấp: 7,45.
Điều đó cho thấy điểm TN tập trung quanh điểm trung bình.
Bảng 2.21: Kết quả điểm trung bình nhóm câu trong bài TNTTNN của HS khối 6
Tiêu chí Nội dung Điểm
TBC
Điểm
TBĐH
ĐLTC
Thứ
bậc
Nhóm 1 Xác định hình thức ngữ âm 4,46 0,63 1,52 8
Nhóm 2 Xác định các kiểu từ 5,25 0,65 1,71 7
Nhóm 3 Xác định các thành phần của câu 6,44 0,71 1,62 5
Nhóm 4 Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn 6,55 0,81 1,40 1
Nhóm 5 Hiểu nghĩa của từ 3,99 0,66 1,31 6
Nhóm 6 Hiểu nghĩa của câu 6,69 0,74 1,65 3
Nhóm 7 Tìm từ khác nhóm 4,45 0,74 1,33 4
Nhóm 8 Xác định biện pháp tu từ 8,22 0,75 1,81 2
Điểm trung bình điều hòa cho thấy: hầu hết các nhóm đều có điểm >= 0,63. Điều đó chứng tỏ
khả năng ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa của HS khối 6 ở mức trung bình trở lên. Nhóm 4 (Đặt dấu
câu đúng vào ngoặc đơn) có điểm trung bình điều hòa cao nhất, đồng nghĩa với khả năng hiểu sắc
thái của câu cũng như khả năng phân biệt các loại câu của học sinh tương đối tốt. Riêng nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm), nhóm 2 (Xác định các kiểu từ ) và nhóm 5 (Hiểu nghĩa của từ) có
điểm trung bình điều hòa thấp nhất. Điều đó chứng tỏ: khả năng nhận thức, phân biệt cách viết và
phát âm của những đơn vị ngữ âm khi được kết hợp thành từ, trí nhớ từ, vốn từ vựng, khả năng dự
đoán từ, hiểu, so sánh, phân biệt nghĩa của từ trong ngữ cảnh của học sinh chưa tốt.
Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 trên bài TNTTNN
Bảng 2.22: Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 trên bài TNTTNN
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Mức
trí tuệ
61 2 2,00 130 57 7 1,47 122
Thông
minh
60 1 1,87 128 56 3 1,33 120
59 2 1,73 126 55 7 1,20 118
58 4 1.60 124 54 3 1,06 116
Tổng cộng: 29, chiếm 13.36%
53 5 0,93 114 45 12 -0,13 98
Trung
bình
52 10 0,80 112 44 14 -0,27 96
51 6 0,66 110 43 5 -0,40 94
50 17 0,53 108 42 9 -0,54 92
49 12 0,39 106 41 7 -0,67 90
48 23 0,26 104 40 4 -0,81 88
47 15 0,12 102 39 3 -0,94 86
46 14 -0,00 100
Tổng cộng: 156, chiếm 71.89%
38 6 -1,07 84 34 2 -1,61 76
Yếu 37 1 -1,21 82 33 1 -1,75 74
36 6 -1,34 80 31 1 -2,01 70
35 7 -1,48 78
Tổng cộng: 24, chiếm 11.06%
28 1 -2,42 64 25 2 -2,82 58 Kém
và Rất
kém
27 2 -2,55 62 20 1 -3,49 48
26 1 -2,68 60 15 1 -4,16 38
Tổng cộng: 8, chiếm 3.69%
Kết quả từ bảng 2.22 cho thấy trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6, quận 5 có 5 loại: thông
minh, trung bình, yếu, kém và rất kém. Trong đó:
- 29 học sinh thông minh về ngôn ngữ với điểm TN từ 54 đến 61 và IQ tương ứng từ 116 đến
130, chiếm 13,36%.
- 156 học sinh với điểm TN từ 39 đến 53, xếp loại trung bình, chiếm 71,89%.
- 24 học sinh xếp loại yếu, có điểm TN từ 31 đến 38, chiếm 11,06%
- 6 em loại kém và 2 em loại rất kém, có điểm TN từ 15 đến 28, chiếm 3,69%
Biểu đồ 2.6: Biểu đồ phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của học sinh khối 6 trên bài TNTTNN
8 (3,69%)
24 (11,06%)29 (13,36%)
156 (71,89%)
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
Thông minh Trung bình Yếu Kém và Rất
kémMức độ trí tuệ ngôn ngữ (theo chỉ số IQ)
Số
lư
ợn
g
họ
c
si
n
h
Biểu đồ phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 theo điểm IQ (biểu đồ 2.6) cho thấy:
loại trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất (71,89%), kế đến là loại thông minh (13,36%), đứng thứ 3 là loại
yếu (11,06%) và sau cùng là loại kém và rất kém (3,69%). Như vậy, đa phần học sinh khối 6, quận 5
có mức trí tuệ ngôn ngữ trung bình, phù hợp với giả thuyết đề ra.
Bảng 2.23: Kiểm nghiệm K-S điểm IQ của HS khối 6 theo bài TNTTNN
Số học
sinh (N)
Điểm IQ
thấp nhất
Điểm IQ
cao nhất
Điểm
TBC IQ
ĐLTC
IQ
K-S P Kết
luận
217
38
130
100,09
14,90
1,69
0,00
Phân bố
chưa
chuẩn
*Mức ý nghĩa: 0,05
Ta sử dụng kiểm nghiệm Kolmogorov – Smirnov để xét tính chuẩn của phân bố điểm IQ trên
bài TN trí tuệ ngôn ngữ với khách thể là học sinh khối 6. Tuy rằng điểm trung bình cộng IQ và độ
lệch chuẩn điểm IQ đều gần bằng trung bình cộng và độ lệch chuẩn của phân bố chuẩn lý thuyết.
Thế nhưng, kết quả kiểm nghiệm cho thấy: P=0,00<0,05. Như vậy, ta chấp nhận giả thuyết H1 cho
rằng phân bố trên chưa phải phân bố chuẩn.
Kết quả mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 theo giới tính
Kết quả theo điểm trung bình bài TNTTNN theo giới tính
Bảng 2.24: Kết quả điểm trung bình bài TNTTNN của HS khối 6 theo giới tính
Tiêu chí Giới
tính
Điểm
TBC
ĐLTC T P Kết
luận
Toàn bài TN Nam 43,35 7,99 -4,75 0,00 Có
KB Nữ 48,11 6,30
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
Nam 4,07 1,53 -3,31 0,00 Có
KB Nữ 4,75 1,45
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
Nam 4,54 1,69 -5,75 0,00 Có
KB Nữ 5,80 1,51
Nhóm 3
(Xác định các thành phần câu)
Nam 6,23 1,81 -1,58 0,12 Không
KB Nữ 6,59 1,45
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn)
Nam 5,93 1,61 -5,82 0,00 Có
KB Nữ 7,02 0,99
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
Nam 3,72 1,36 -2,62 0,01 Có
KB Nữ 4,19 1,24
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
Nam 6,33 1,62 -2,90 0,00 Có
KB Nữ 6,98 1,63
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
Nam 4,41 1,39 -0,31 0,76 Không
KB Nữ 4,47 1,28
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
Nam 8,11 1,93 -0,82 0,42 Không
KB Nữ 8,31 1,71
* Số lượng nam: 94; Số lượng nữ: 123
*Mức ý nghĩa: 0,05
-Xét theo nhóm ta thấy: cả 8 nhóm khả năng, điểm trung bình cộng của nữ đều cao hơn nam.
Trong 8 nhóm ấy, có đến 5 nhóm khả năng thể hiện sự khác biệt giữa nam và nữ. Cụ thể là: khả
năng Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2), Đặt dấu câu đúng vào
ngoặc đơn (nhóm 4), Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6).
-Xét theo toàn bài TN, điểm trung bình của nữ cũng cao hơn so với nam. Kiểm nghiệm T cũng
cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa nam và nữ (P = 0,00 < 0,05).
Tóm lại, theo điểm trung bình trắc nghiệm, nam và nữ có sự khác biệt nhau về khả năng ngôn
ngữ, cụ thể là nữ có khả năng ngôn ngữ tốt hơn nam.
Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nam sinh và nữ sinh khối 6 trên bài TNTTNN
Bảng 2.25: Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nam sinh khối 6 trên bài TNTTNN
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Mức
trí tuệ
57 2 1,70 126 53 3 1,20 118
Thông
minh
55 2 1,45 122 52 5 1,08 116
Tổng cộng 12, chiếm 12,77%
51 3 0,95 114 43 2 -0,04 99
Trung
bình
50 7 0,83 112 42 5 -0,16 97
49 5 0,70 111 41 4 -0,29 96
48 6 0,58 109 40 2 -0,41 94
47 6 0,45 107 39 2 -0,54 92
46 6 0,33 105 38 5 -0,67 90
45 3 0,20 103 37 1 -0,79 88
44 6 0,08 101 36 5 -0,92 86
Tổng cộng 68, chiếm 72,34%
35 5 -1,04 84 31 1 -1,54 77
Yếu 34 1 -1,17 82 28 1 -1,92 71
33 1 -1,29 81
Tổng cộng 9, chiếm 9,57%
27 1 -2,04 69 25 1 -2,29 66
Kém 26 1 -2,17 67 20 1 -2,92 56
Tổng cộng 4, chiếm 4,26%
15 1 -3,54 47 Rất
kém Tổng cộng 1, chiếm 1,06%
Bảng phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nam sinh cho thấy:
Nam sinh khối 6, quận 5 có 5 mức trí tuệ ngôn ngữ: thông minh, trung bình, yếu, kém và rất
kém. Cụ thể như sau:
-12 HS nam được xếp loại TM có điểm TN từ 52 đến 57, tương ứng IQ từ 116 đến 126, chiếm
12,77%.
-68 HS được xếp loại trung bình có điểm TN từ 36 đến 51, với IQ từ 86 đến 114, chiếm
72,34%.
-9 HS bị xếp loại yếu có điểm TN từ 28 đến 35, tương ứng với IQ từ 71 đến 84, chiếm 9,57%.
-4 HS bị xếp loại kém có điểm TN từ 20 đến 27, tương ứng với IQ từ 56 đến 69, chiếm 4,26%.
-1 HS loại rất kém có điểm TN là 15, tương ứng với IQ là 47, chiếm 1,06%.
Bảng 2.26: Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nữ sinh khối 6 trên bài TNTTNN
Điểm
thô
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
Chỉ số
thông
Điểm
thô
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
Chỉ số
thông
Mức
trí tuệ
(X) chuẩn
(Z)
minh
(IQ)
(X) chuẩn
(Z)
minh
(IQ)
61 2 2,04 131 Xuất
sắc Tổng cộng 2, chiếm 1,63%
60 1 1,88 128 57 5 1,41 121
Thông
minh
59 2 1,72 126 56 3 1,25 119
58 4 1,56 124 55 5 1,09 116
Tổng cộng 20, chiếm 16,26%
54 3 0,93 114 47 9 -0,17 97
Trung
bình
53 2 0,77 112 46 8 -0,33 95
52 5 0,61 109 45 9 -0,49 93
51 3 0,45 107 44 8 -0,65 90
50 10 0,30 105 43 3 -0,81 88
49 7 0,14 102 42 4 -0,97 85
48 17 -0,01 100
Tổng cộng 88, chiếm 71,54%
41 3 -1,12 83 38 1 -1,60 76
Yếu
40 2 -1,28 81 36 1 -1,92 71
39 1 -1,44 78
Tổng cộng 8, chiếm 6,50%
35 2 -2,08 69 34 1 -2,24 66 Kém
Tổng cộng 3, chiếm 2,44%
27 1 -3,35 50 25 1 -3,66 45 Rất
kém Tổng cộng 2, chiếm 1,63%
Bảng phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nữ cho thấy:
Nữ sinh khối 6, quận 5 có 6 mức trí tuệ ngôn ngữ: xuất sắc, thông minh, trung bình, yếu, kém
và rất kém được thể hiện cụ thể như sau:
-2 nữ sinh được xếp loại XS có điểm TN là 61, tương ứng với IQ là 131, chiếm 1,63% tổng số
học sinh nữ được khảo sát.
-20 nữ sinh được xếp loại TM có điểm TN từ 55 đến 60, tương ứng IQ từ 116 đến 128, chiếm
16,26%.
-88 nữ sinh được xếp loại trung bình có điểm TN từ 42 đến 54, với IQ từ 85 đến 114, chiếm
71,54%.
-8 nữ sinh bị xếp loại yếu có điểm TN từ 36 đến 41, tương ứng với IQ từ 71 đến 78, chiếm
6,50%.
-3 nữ sinh bị xếp loại kém có điểm TN là 34 và 35, tương ứng với IQ là 66 và 69, chiếm
2,44%.
-2 nữ sinh bị xếp loại rất kém có điểm TN là 25 và 27, tương ứng với IQ là 45 và 50, chiếm
1,63%.
Biểu đồ 2.7: So sánh mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS nam và nữ khối 6 trên bài TNTTNN theo từng
giới
1,064,26
9,57
72,34
12,77
2,44
6,50
1,63
16,26
1,63
71,54
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Xuất sắc Thông minh Trung bình Yếu Kém Rất kém
Mức độ trí tuệ theo từng giới tính
T
ỷ
l
ệ
%
Nam
Nữ
Theo tiêu chí từng giới tính, biểu đồ 2.7 cho thấy: mức độ xuất sắc chỉ có ở nữ. Ở mức độ
thông minh, nữ chiếm tỉ lệ cao hơn nam. Ở mức trung bình, 2 nhóm nam và nữ gần bằng nhau.
Riêng mức độ yếu và kém, nam cao hơn nữ. Tuy nhiên, bảng 2.27 cho thấy: điểm trung bình IQ cả 2
nhóm chênh lệch nhau không nhiều. Kiểm nghiệm T về điểm IQ trung bình cũng chưa khẳng định
được: có sự khác biệt về khả năng ngôn ngữ giữa nam và nữ.
Bảng 2.27: So sánh điểm trung bình IQ của HS nam và nữ khối 6 theo bài TNTTNN
Tiêu chí Giới
tính
Số
học
sinh
Điểm
TBC
IQ
ĐLTC
IQ
IQ
cao
nhất
IQ
thấp
nhất
T P Kết
luận
Theo
mẫu
chung
Nam 94 94,70 15,98 122 38 -4,75 0,00 Có KB
Nữ 123 104,21 12,61 130 58
Theo
từng giới
tính
Nam 94 99,95 15,01 126 47 -0,05 0,96 Không
KB
Nữ 123 100,04 15,04 131 45
*Mức ý nghĩa: alpha= 0,05
Theo tiêu chí mẫu chung, điểm trung bình IQ của nữ cao hơn nam gần 10 điểm. Với mức ý
nghĩa P = 0,00 <0,05, kiểm nghiệm T cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa về điểm IQ trung bình giữa
nam và nữ. Biểu đồ 2.8 cũng cho thấy: ở mức thông minh và trung bình, nữ có tỉ lệ % cao hơn nam.
Nhưng ở mức yếu và kém, nữ lại có tỉ lệ % thấp hơn nam. Và đặc biệt, ở mức rất kém, nữ không có.
Kết quả từ biểu đồ 2.8 và điểm trung bình cho ta kết luận: mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nữ cao hơn
nam.
Biểu đồ 2.8: So sánh mức độ trí tuệ ngôn ngữ của nam và nữ HS khối 6 trên bài TNTTNN theo mẫu
chung
2,134,26
20,21
4,25
69,15
20,33
1,63
4,06
73,98
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Thông minh Trung bình Yếu Kém Rất kém
Mức độ trí tuệ theo mẫu chung
T
ỷ
l
ệ
%
Nam
Nữ
Kết quả mức độ phát triển TTNN của HS khối 6 theo trường
Kết quả điểm trung bình bài TNTTNN theo trường
Kết quả bảng 2.28 cho thấy:
-Ở tất cả các nhóm khả năng, điểm trung bình cộng của trường THSG đều cao hơn so với
trường KĐ. Trong số 8 nhóm khả năng thì có đến 5 nhóm thể hiện sự khác biệt ý nghĩa về điểm
trung bình giữa 2 trường. Cụ thể là: khả năng Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các
kiểu từ (nhóm 2), Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn (nhóm 4), Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu
nghĩa của câu (nhóm 6)
-Xét theo toàn bài TN, ta thấy: trường THSG có điểm trung bình cao hơn so với trường KĐ.
Kiểm nghiệm T với mức ý nghĩa P=0,00<0,05 cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa về điểm trung bình
giữa 2 trường. Hay nói cách khác, trường THSG có khả năng ngôn ngữ cao hơn trường KĐ.
Bảng 2.28: Kết quả điểm trung bình bài TNTTNN của HS khối 6 theo trường
Tiêu chí Trường Điểm
TBC
ĐLTC T P Kết
luận
Toàn bài TN TNSG 47,96 6,70 5,24 0,00 Có
KB KĐ 42,78 7,58
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
TNSG 4,89 1,37 5,94 0,00 Có
KB
KĐ 3,71 1,48
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
TNSG 5,57 1,57 3,67 0,00 Có
KB KĐ 4,71 1,80
Nhóm 3
(Xác định các thành phần câu)
TNSG 6,50 1,62 0,78 0,44 Không
KB KĐ 6,33 1,62
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng vào ngoặc đơn)
TNSG 6,82 1,12 3,53 0,00 Có
KB KĐ 6,08 1,70
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
TNSG 4,35 1,12 5,42 0,00 Có
KB KĐ 3,36 1,39
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
TNSG 7,04 1,58 4,21 0,00 Có
KB KĐ 6,10 1,61
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
TNSG 4,53 1,18 1,25 0,21 Không
KB KĐ 4,30 1,55
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
TNSG 8,24 1,84 0,21 0,83 Không
KB KĐ 8,19 1,76
*Số học sinh trường TNSG: 137; Số học sinh trường KĐ: 80
*Mức ý nghĩa: alpha = 0,05
Phân loại mức độ trí tuệ NN của HS khối 6 ở các trường theo bài TNTTNN
Bảng phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của trường THSG (bảng 2.29) cho thấy:
HS trường THSG có 5 mức trí tuệ ngôn ngữ: thông minh, trung bình, yếu, kém và rất kém.
-23 HS được xếp loại TM có điểm TN từ 55 đến 61, tương ứng IQ từ 116 đến 129, chiếm
16,79%.
-95 HS TB có điểm TN từ 42 đến 54, với IQ từ 87 đến 114, chiếm 69,34%.
-15 HS yếu có điểm trắc nghiệm từ 35 đến 41, tương ứng IQ từ 71 đến 84, chiếm 10,95%.
-2 HS kém có điểm TN là 28 và 33, tương ứng IQ là 55 và 67, chiếm 1,46%.
-2 HS rất kém có điểm trắc nghiệm là 20 và 27, tương ứng IQ là 37 và 53, chiếm 1,46%.
Bảng 2.29: Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 trường THSG theo bài TNTTNN
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Mức
trí tuệ
61 2 1,94 129 57 7 1,34 120
Thông
minh
60 1 1,79 127 56 3 1,20 118
59 2 1,64 125 55 5 1,05 116
58 3 1,49 122
Tổng cộng 23 chiếm 16,79%
54 3 0,90 114 47 13 -0,14 98
Trung
bình
53 3 0,75 111 46 5 -0,29 96
52 9 0,60 109 45 8 -0,44 93
51 6 0,45 107 44 7 -0,59 91
50 11 0,30 105 43 2 -0,74 89
49 6 0,15 102 42 4 -0,89 87
48 18 0,00 100
Tổng cộng 95, chiếm 69,34%
41 4 -1,03 84 37 1 -1,63 75
Yếu 40 4 -1,18 82 36 2 -1,78 73
39 1 -1,33 80 35 2 -1,93 71
38 1 -1,48 78
Tổng cộng 15, chiếm 10,95%
33 1 -2,23 67 28 1 -2,97 55 Kém
Tổng cộng 2, chiếm 1,46%
27 1 -3,12 53 20 1 -4,17 37 Rất
kém Tổng cộng 2, chiếm 1,46%
Bảng 2.30: Phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 trường KĐ theo bài TNTTNN
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Điểm
thô
(X)
Tần số
(F)
Điểm
tiêu
chuẩn
(Z)
Chỉ số
thông
minh
(IQ)
Mức
trí tuệ
58 1 2,00 130 53 2 1,34 120
Thông
minh
55 2 1,61 124 52 1 1,21 118
Tổng cộng 6, chiếm 7,50%
50 6 0,95 114 43 3 0,02 100
Trung
bình
49 6 0,82 112 42 5 -0,10 98
48 5 0,68 110 41 3 -0,23 96
47 2 0,55 108 39 2 -0,49 93
46 9 0,42 106 38 5 -0,63 91
45 4 0,29 104 36 4 -0,89 87
44 7 0,16 102 35 5 -1,02 85
Tổng cộng 66, chiếm 82,50%
34 2 -1,15 83 31 1 -1,55 77
Yếu Tổng cộng 3, chiếm 3.75%
27 1 -2,08 69 25 2 -2,34 65 Kém
26 1 -2,21 67
Tổng cộng 4, chiếm 5%
15 1 -3,66 45 Rất
Kém Tổng cộng 1, chiếm 1,25%
Bảng phân loại mức độ trí tuệ ngôn ngữ của trường KĐ (bảng 2.30) cho thấy:
HS trường KĐ cũng có 5 mức trí tuệ ngôn ngữ. Cụ thể như sau:
-6 HS được xếp loại TM có điểm TN từ 52 đến 58, với IQ từ 118 đến 130, chiếm 7,50%.
-66 học sinh trung bình có điểm TN từ 35 đến 50, với IQ từ 85 đến 114, chiếm 82,50%.
-3 HS yếu có điểm TN từ 31 đến 34, với IQ từ 77 đến 83, chiếm 3,75%.
-4 HS kém có điểm TN từ 25 đến 27, với IQ từ 65 đến 69, chiếm 5%.
-1 HS rất kém có điểm TN là 15, với IQ là 45, chiếm 1,25%.
Biểu đồ 2.9: So sánh mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 trường THSG và KĐ trên bài TNTTNN
theo tiêu chí từng trường
5
1,46
10,95
16,79
1,46
69,34
7,50
82,50
1,253,75
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Thông minh Trung bình Yếu Kém Rất kém
Mức độ trí tuệ ngôn ngữ theo từng trường
T
ỷ
l
ệ
%
THSG
KĐ
Biểu đồ phân loại mức độ TTNN của học sinh lớp 6 theo từng trường thể hiện rõ: cả 2 trường
đều có 5 mức trí tuệ: thông minh, trung bình, yếu, kém và rất kém. Tuy nhiên, ở mức thông minh và
yếu, trường THSG có tỉ lệ phần trăm cao hơn hẳn so với trường KĐ. Riêng mức trung bình và kém,
trường KĐ lại cao hơn trường THSG. Ở loại rất kém, 2 trường xấp xỉ bằng nhau. Thế nhưng, bảng
2.31 lại cho thấy: theo tiêu chí từng trường, IQ trung bình của 2 trường cũng xấp xỉ bằng nhau.
Kiểm nghiệm T chưa khẳng định: có sự khác biệt về khả năng NN của 2 trường
Bảng 2.31: So sánh điểm trung bình IQ của HS các trường theo bài TNTTNN
Tiêu
chí
Trường Số
học
sinh
TBC
IQ
ĐLTC
IQ
IQ
cao
nhất
IQ
thấp
nhất
T P Kết
luận
Theo
mẫu
chung
THSG 137 103,91 13,39 130 48 5,24 0,00 Có KB
KĐ 80 93,55 15,15 124 38
Theo
từng
trường
THSG 137 99,99 15,03 129 37 0,06 0,95 Không
KB
KĐ 80 99,85 14,78 130 45
Xét theo mẫu chung, ta thấy: điểm trung bình IQ của trường THSG cao hơn hẳn so với trường
KĐ. Kiểm nghiệm T với P = 0,00<0,05 cũng khẳng định: có sự khác biệt ý nghĩa về IQ trung bình
giữa 2 trường. Thêm vào đó, biểu đồ 2.10 thể hiện: ở mức thông minh và trung bình, trường THSG
đều có tỉ lệ % cao hơn hẳn so với trường KĐ. Nhưng ở mức yếu, kém và rất kém thì trường KĐ lại
cao hơn so với trường THSG.
Từ những kết quả trên, ta có thể kết luận: trường THSG có mức độ trí tuệ ngôn ngữ cao hơn
trường KĐ.
Biểu đồ 2.10: So sánh mức độ trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6 của trường THSG và KĐ trên bài
TNTTNN theo tiêu chí mẫu chung
5
18,98
73,72
5,11
1,46 0,73
21,25
1,25
68,75
3,75
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Thông minh Trung bình Yếu Kém Rất kém
Mức độ trí tuệ ngôn ngữ theo mẫu chung
T
ỷ
l
ệ
%
THSG
KĐ
*Tóm lại:
-Bài TNTTNN có độ tin cậy khá cao và tính vững chãi của điểm số qua các trường tốt. Tuy
nhiên, bài TNTTNN hơi dễ hơn 1 chút so với trình độ của HS.
- Điểm số bài TNTTNN của HS khối 6 tập trung quanh điểm trung bình và khả năng ngữ âm,
ngữ pháp, ngữ nghĩa của HS khối 6 ở mức trung bình trở lên.
-Tuy kiểm nghiệm K –S cho thấy phân bố điểm IQ chưa chuẩn nhưng đa phần khách thể có
mức trí tuệ ngôn ngữ trung bình, phù hợp với giả thuyết đề ra.
-Xét về điểm trung bình và IQ, nữ sinh có khả năng ngôn ngữ tốt hơn nam sinh, HS trường
THSG có khả năng ngôn ngữ tốt hơn HS trường KĐ.
2.3.3. Tương quan giữa bài trắc nghiệm NN và bài trắc nghiệm trí tuệ NN
2.3.3.1. Kết quả tương quan giữa bài TNNN và bài TNTTNN
Hệ số tương quan Pearson R được tính cho bài TNNN và bài TNTTNN được trình bày trong
các bảng sau:
Bảng 2.32: Tương quan giữa tổng điểm bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm
NN
Trắc nghiệm
TTNN
R P Kết
luận
Tổng điểm Tổng điểm 0,60(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 1 (Xác định hình thức ngữ âm) 0,33(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 2 (Xác định các kiểu từ) 0,45(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 3 (Xác định thành phần câu) 0,25(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 4 (Đặt dấu câu đúng) 0,44(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 5 (Hiểu nghĩa của từ) 0,33(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 6 (Hiểu nghĩa của câu) 0,37(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 7 (Tìm từ khác nhóm) 0,29(**) 0,00 Có YN
Tổng điểm Nhóm 8 (Xác định biện pháp tu từ) 0,41(**) 0,00 Có YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
Bảng 2.32 cho ta thấy rằng: tổng điểm bài trắc nghiệm NN tương quan thuận với tất cả các tiêu
chí trong bài trắc nghiệm TTNN, cụ thể là với tổng điểm bài TNTTNN và các khả năng: Xác định
hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2), Xác định thành phần câu (nhóm 3), Đặt
dấu câu đúng (nhóm 4), Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6), Tìm từ khác
nhóm (nhóm 7), Xác định biện pháp tu từ (nhóm 8). Mức ý nghĩa của tất cả các trường hợp tương
quan trên đều có trị số P = 0,00 < 0,01.
Bảng 2.33 : Tương quan giữa nhóm 1 của bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm NN Trắc nghiệm TTNN R P Kết
luận
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Tổng điểm
0,29(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
0,09 0,18 Không
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
0,39(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 3
(Xác định thành phần câu)
0,19(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng)
0,15(*) 0,02 Có
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
0,09 0,17 Không
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
0,05 0,43 Không
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
0,15(*) 0,02 Có
YN
Nhóm 1
(Tìm chữ cái thích hợp)
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
0,22(**) 0,00 Có
YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
Bảng 2.33 cho ta kết quả tương quan như sau:
Khả năng Tìm chữ cái thích hợp (nhóm 1) của bài TNNN tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2
đuôi) với tổng điểm bài TNTTNN và các khả năng: Xác định các kiểu từ (nhóm 2), Xác định thành
phần câu (nhóm 3) và Xác định biện pháp tu từ (nhóm 8).
Thêm vào đó, khả năng Tìm chữ cái thích hợp của bài TNNN tương quan có ý nghĩa ở mức
0,05 (2 đuôi) với khả năng Đặt dấu câu đúng (nhóm 4) và Tìm từ khác nhóm (nhóm 7) của bài
TNTTNN.
Tuy nhiên, nhóm khả năng trên của bài TNNN không tương quan với khả năng Xác định hình
thức ngữ âm (nhóm 1), khả năng Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5) và Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6) của
bài TNTTNN.
Bảng 2.34 : Tương quan giữa nhóm 2 của bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm NN Trắc nghiệm TTNN R P Kết
luận
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Tổng điểm
0,40(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
0,20(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
0,31(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 3
(Xác định thành phần câu)
0,17(*) 0,01 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng)
0,31(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
0,22(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
0,24(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
0,19(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 2
(Hiểu ý nghĩa của câu,
thành ngữ, tục ngữ)
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
0,26(**) 0,00 Có
YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
Kết quả tương quan thể hiện ở bảng 2.34 như sau:
Khả năng Hiểu ý nghĩa của câu, thành ngữ, tục ngữ (nhóm 2) của bài TNNN tương quan có ý
nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi) với hầu hết các tiêu chí của bài TNTTNN, cụ thể như: tổng điểm bài
TNTTNN và các khả năng: Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2),
Đặt dấu câu đúng (nhóm 4), Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6), Tìm từ
khác nhóm (nhóm 7), Xác định biện pháp tu từ (nhóm 8). Chỉ duy với khả năng Xác định thành
phần câu (nhóm 3) của bài TNTTNN, nhóm 2 của bài TNNN tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2
đuôi). Như vậy, nhóm 2 của bài TNNN tương quan với tất cả các tiêu chí của bài TNTTNN.
Bảng 2.35: Tương quan giữa nhóm 3 của bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm NN Trắc nghiệm TTNN R P Kết
luận
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Tổng điểm
0,27(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
0,09 0,18 Không
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
0,09 0,15 Không
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 3
(Xác định thành phần câu)
0,12 0,07 Không
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
0,19(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
0,27(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
0,14(*) 0,03 Có
YN
Nhóm 3
(Tìm từ khác nhóm)
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
0,21(**) 0,00 Có
YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
Bảng 2.35 cho ta kết quả:
Khả năng Tìm từ khác nhóm (nhóm 3) của bài TNNN tương quan thuận có ý nghĩa ở mức 0,01
với một số tiêu chí của bài TNTTNN như: tổng điểm, khả năng Đặt dấu câu đúng (nhóm 4), Hiểu
nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6), Xác định biện pháp tu từ (nhóm 8). Riêng với
khả năng Tìm từ khác nhóm (nhóm 7), khả năng Tìm từ khác nhóm (nhóm 3) của bài TNNN tương
quan thuận có ý nghĩa ở mức 0,05.
Đối với các khả năng Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2),
Xác định thành phần câu (nhóm 3) của bài TNTTNN, khả năng Tìm từ khác nhóm (nhóm 3) của bài
TNNN không có tương quan.
Bảng 2.36 : Tương quan giữa nhóm 4 của bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm NN Trắc nghiệm TTNN R P Kết
luận
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
Tổng điểm
0,37(**) 0,00 Có
YN
trong câu)
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
0,28(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
0,29(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 3
(Xác định thành phần câu)
0,17(*) 0,01 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng)
0,28(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 4
(Xác định trật tự từ
trong câu)
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
0,22(**) 0,00 Có
YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
Bảng 2.36 cho thấy:
-Khả năng Xác định trật tự từ trong câu (nhóm 4) của bài TNNN tương quan thuận ở mức ý
nghĩa 0,01 với hầu hết các tiêu chí của bài TNTTNN như: tổng điểm toàn bài TNTTNN, khả năng
Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2), Đặt dấu câu đúng (nhóm 4),
Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6), Tìm từ khác nhóm (nhóm 7), Xác định
biện pháp tu từ (nhóm 8).
-Riêng khả năng Xác định thành phần câu (nhóm 3) của bài TNTTNN, khả năng Xác định trật
tự từ trong câu (nhóm 4) của bài TNNN chỉ tương quan thuận ở mức ý nghĩa 0,05.
Như vậy, khả năng Xác định trật tự từ trong câu (nhóm 4) của bài TNNN tương quan cao với
tất cả các nhóm khả năng trong bài TNTTNN.
Bảng 2.37: Tương quan giữa nhóm 5 của bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm NN Trắc nghiệm TTNN R P Kết
luận
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Tổng điểm
0,33(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
0,17(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 3
(Xác định thành phần câu)
0,11 0,10 Không
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng)
0,31(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 5
(Hiểu nghĩa của từ)
0,17(*) 0,01 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
0,18(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 5
(Ghép theo phạm trù)
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
0,29(**) 0,00 Có
YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
-Khả năng Ghép theo phạm trù (nhóm 5) của bài TNNN tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 với
các tiêu chí của bài TNTTNN như: tổng điểm, khả năng Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác
định các kiểu từ (nhóm 2), Đặt dấu câu đúng (nhóm 4), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6), Tìm từ khác
nhóm (nhóm 7), Xác định biện pháp tu từ (nhóm 8).
-Tuy nhiên, khả năng Ghép theo phạm trù (nhóm 5) của bài TNNN tương quan có ý nghĩa ở
mức 0,05 với khả năng Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5) của bài TNTTNN và không có tương quan với
khả năng Xác định thành phần câu (nhóm 3) của bài TNTTNN.
Bảng 2.38 : Tương quan giữa nhóm 6 của bài TNNN và bài TNTTNN
Trắc nghiệm NN Trắc nghiệm TTNN R P Kết
luận
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Tổng điểm
0,54(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 1
(Xác định hình thức ngữ âm)
0,31(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 2
(Xác định các kiểu từ)
0,43(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 3
(Xác định thành phần câu)
0,18(**) 0,00 Không
YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 4
(Đặt dấu câu đúng)
0,36(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 6 Nhóm 5 0,35(**) 0,00 Có
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
(Hiểu nghĩa của từ) YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 6
(Hiểu nghĩa của câu)
0,40(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 7
(Tìm từ khác nhóm)
0,23(**) 0,00 Có
YN
Nhóm 6
(Tìm từ cùng nghĩa và
trái nghĩa)
Nhóm 8
(Xác định biện pháp tu từ)
0,31(**) 0,00 Có
YN
** Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 đuôi)
* Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,05 (2 đuôi)
Kết quả ở bảng 2.38 cho thấy:
Khả năng Tìm từ cùng nghĩa và trái nghĩa (nhóm 6) của bài TNNN tương quan thuận cao với
tất cả các tiêu chí của bài TNTTNN, cụ thể như: tổng điểm bài TNTTNN, khả năng Xác định hình
thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2), Xác định thành phần câu (nhóm 3), Đặt dấu
câu đúng (nhóm 4), Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu (nhóm 6), Tìm từ khác nhóm
(nhóm 8). Tất cả các tương quan đều có trị số P = 0,00 < 0,01.
*Tóm lại:
Xét theo tiêu chí nhóm, ta thấy:
Đa phần các nhóm khả năng trong bài TNNN đều tương quan thuận với các nhóm khả năng
trong bài TNTTNN, ngoại trừ một số ít trường hợp sau:
-Nhóm khả năng Tìm chữ cái thích hợp (nhóm 1) của bài TNNN không tương quan với nhóm
khả năng Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Hiểu nghĩa của từ (nhóm 5), Hiểu nghĩa của câu
(nhóm 6) của bài TNTTNN.
-Nhóm khả năng Tìm từ khác nhóm (nhóm 3) của bài TNNN không tương quan với nhóm khả
năng Xác định hình thức ngữ âm (nhóm 1), Xác định các kiểu từ (nhóm 2), Xác định các thành phần
của câu (nhóm 3) của bài TNTTNN.
-Nhóm khả năng Ghép theo phạm trù (nhóm 5) của bài TNNN không tương quan với nhóm
khả năng Xác định các thành phần của câu (nhóm 3) của bài TNTTNN.
Tuy nhiên, xét về tiêu chí toàn bài, tổng điểm bài TNNN đều tương quan thuận với tất cả các
nhóm khả năng của bài TNTTNN và ngược lại, tổng điểm bài TNTTNN cũng tương quan thuận với
tất cả các nhóm khả năng của bài TNNN. Đặc biệt, tổng hai bài trắc nghiệm tương quan thuận khá
cao với R = 0,60 và mức ý nghĩa P = 0,00< 0,01.
Những kết quả trên cho ta kết luận: bài TNTTNN và bài TNNN tương quan thuận cao. Điều đó
có nghĩa là 2 bài trắc nghiệm này có giá trị đồng thời, hay nói cách khác, chúng cùng đo một thứ, đó
là: trí tuệ ngôn ngữ. Thêm vào đó, nếu HS có điểm bài TNNN cao thì cũng sẽ có điểm bài TNTTNN
cao.
2.3.3.2. Dự đoán điểm bài trắc nghiệm trí tuệ NN theo bài trắc nghiệm NN
Theo phương trình tiên đoán, ta có: y = b + ax. Như vậy, phương trình hồi quy dự báo điểm số
bài trắc nghiệm trí tuệ ngôn ngữ dựa vào bài trắc nghiệm ngôn ngữ là:
Điểm TNTTNN = 19,409 + 0,957*điểm TNNN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
1. Về nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa những lý luận của các nhà khoa học đi trước, luận văn đã góp
phần làm sáng tỏ định nghĩa trí tuệ, định nghĩa trí tuệ ngôn ngữ. Từ đó, cũng đã đưa ra cấu trúc trí
tuệ, đặc điểm trí tuệ ngôn ngữ, vai trò của trí tuệ ngôn ngữ, một số biểu hiện của phát triển trí tuệ
ngôn ngữ ở HS khối 6…Trên cơ sở những lý luận được nghiên cứu, tác giả đã xây dựng trắc nghiệm
đo lường trí tuệ ngôn ngữ có tính tin cậy và tính giá trị cao.
2. Về khảo sát thực trạng
Từ kết quả khảo sát thực tiễn, chúng tôi đưa ra nhận xét như sau:
2.1. Bài TNNN có độ tin cậy khá cao. Mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6, quận
5, thành phố Hồ Chí Minh trên bài trắc nghiệm ngôn ngữ đa phần ở mức trung bình. Phân bố điểm
số bài TNNN của HS khối 6, thành phố Hồ Chí Minh theo xu hướng phân bố chuẩn.
2.2. Bài TNTTNN có độ tin cậy khá cao và có tương quan cao với bài TNNN nên có tính giá
trị trong việc đo lường khả năng ngôn ngữ của HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Mức độ
phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh trên bài trên bài
TNTTNN cũng đa phần ở mức trung bình.
Những kết quả trên cho phép ta khẳng định giả thuyết: mức độ phát triển trí tuệ ngôn ngữ của
HS khối 6, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu đạt mức độ trung bình.
2.3. Cả 2 bài TNNN, TNTTNN đều cho thấy nữ sinh khối 6 có khả năng ngôn ngữ cao hơn
nam sinh khối 6. Thêm vào đó, học sinh trường THSG cũng có khả năng ngôn ngữ cao hơn trường
Kim Đồng.
2.4. Có sự tương quan thuận khá cao giữa 2 bài TNNN và TNTTNN. Điều đó chứng tỏ: bài
TNNN có thể giúp dự đoán điểm bài TNTTNN của HS khối 6 bằng phương trình tiên đoán.
Kiến nghị
Để định hướng cho sự phát triển trí tuệ ngôn ngữ của HS khối 6, chúng tôi đưa ra những kiến
nghị sau:
1. Đối với Bộ giáo dục
Theo kết quả nghiên cứu thu nhận được, đa phần HS yếu về khả năng hiểu nghĩa của từ, khả
năng thông hiểu ngôn ngữ ở các tầng lớp nghĩa (nghĩa đen và nghĩa bóng). Thế nhưng, theo cách
phân bố chương trình học Ngữ văn lớp 6 hiện nay, trong suốt 2 học kỳ của cả một năm học, HS khối
6 chỉ được học 2 tiết về “chữa lỗi dùng từ” ở tuần thứ 6 và thứ 7 của chương trình học. Do đó, Bộ
Giáo dục nên tăng cường số lượng tiết học về từ vựng trong chương trình học phổ thông.
Đối với việc rèn luyện ngữ âm, sách giáo khoa lớp 6 có những bài tập dành cho HS. Thêm vào
đó, việc luyện ngữ âm cũng đã bắt đầu cấp Tiểu học. Thế nhưng, các sách giáo khoa đều chưa hệ
thống hóa được những nguyên tắc viết và phát âm đúng những đơn vị ngữ âm. Do đó, Bộ giáo dục
nên lưu ý bổ sung thêm vấn đề này bên cạnh các bài tập rèn luyện để HS dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn.
2. Đối với nhà trường
Nhà trường cần có những tiết ngoại khóa giúp học sinh rèn luyện ngôn ngữ. Ví dụ: thi kể
chuyện, thi đố em về ca dao, tục ngữ, vè, thi sáng tác văn thơ mỗi tuần hoặc tháng… để những học
sinh có khả năng ngôn ngữ có cơ hội phát triển và đồng thời khuyến khích các học sinh khác tham
gia rèn luyện ngôn ngữ.
3. Đối với giáo viên
Khi học về ngôn ngữ, đa phần học sinh chưa hiểu rõ những nét nghĩa của từ nên thường sử
dụng từ sai nghĩa và sai phong cách. Giáo viên cần giải thích cặn kẽ những tầng lớp nghĩa của từ để
học sinh tường tận. Bên cạnh đó, giáo viên nên khuyến khích HS sử dụng từ điển Tiếng việt để
kiểm tra những từ chưa hiểu rõ. Đó cũng là một cách tạo cho các em thói quen chủ động tìm tòi, học
hỏi những điều chưa biết. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp dạy
học tích cực để học sinh có cơ hội bộc lộ những suy nghĩ của mình.
4. Đối với các bậc phụ huynh
Giáo dục là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó, gia đình đóng vai trò
nòng cốt. Do vậy, cha mẹ cần kết hợp với giáo viên, quan sát, phát hiện tiềm năng của con em mình
để bồi dưỡng cho đúng cách. Thêm vào đó, trong gia đình, cha mẹ nên thường xuyên lắng nghe, trò
chuyện, trao đổi với trẻ, khuyến khích trẻ bày tỏ những suy nghĩ của mình. Đó không chỉ là cách kết
nối khăng khít mối quan hệ giữa những người thân trong gia đình mà còn là cách giúp trẻ tự tin sử
dụng ngôn ngữ để diễn đạt những điều mình nghĩ.
5. Đối với các em học sinh
Các em học sinh cần tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, trao đổi ý tưởng với thầy cô,
cha mẹ, bạn bè. Thêm vào đó, các em nên đọc nhiều sách và tham gia các trò chơi liên quan đến
ngôn ngữ như: ô chữ, điền từ, tìm từ… hoặc viết thư cho bạn bè, viết báo, viết nhật ký…
6. Đối với những nghiên cứu sau
Có thể đi sâu vào việc nghiên cứu trí tuệ ngôn ngữ ở góc độ ngoại ngữ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng (1996), Tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục
2. Bùi Đức Tịnh, Văn Phạm Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh
3. Bùi Ngọc Oánh (1993), Tâm lý học đại cương, tập 3, NXB Đại học Sư Phạm TP.HCM
4. Cao Xuân Hạo (2005), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, NXB Khoa học Xã hội.
5. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng, NXB Khoa học xã hội
6. Chu Bích Thu, Nguyễn Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Thanh Nga, Nguyễn Thúy Khanh, Phạm
Hùng Việt (2009), Từ điển tiếng Việt phổ thông, Viện Ngôn Ngữ học
7. Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Bộ Giáo dục và đào
tạo.
8. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, tập 1,
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
9. Dương Thiệu Tống (2002), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, tập 2,
NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
10. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, tập 1,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Dương Thiệu Tống (2000), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục, tập 2,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
12. Daniel Goleman (2007), Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc, NXB Tri Thức.
13. Đoàn Văn Điều (1995), Nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục, NXB Giáo dục.
14. Đuông Ta Mo La Kha Xúc (2002), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh từ
11đến 15 tuổi và khả năng sử dụng Test Raven ở Lào, Luận án Tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào
tạo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
15. Đỗ Thị Nga (2006), Khảo sát năng lực trí tuệ của học sinh lớp 5 tại thị xã Đồng Xoài – tỉnh
Bình Phước năm học 2005- 2006, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Bộ giáo dục và đào tạo,
trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.
16. Giáo trình đào tạo giáo viên THSP (1998), Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, tập 1, Nhà xuất
bản Giáo dục.
17. Giáo trình đào tạo giáo viên THSP (1998), Rèn kỹ năng sử dụng Tiếng Việt, tập 2, Nhà xuất
bản Giáo dục.
18. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Hồng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB
Thống Kê.
19. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu với SPSS for Windows, NXB Thống Kê.
20. Hoàng Kim Bảo, Nguyễn Hải Châu, Lương Kim Nga, Vũ Nho, Nguyễn Quang Ninh (2007),
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Ngữ Văn, quyển 1, Nhà xuất bản
Giáo dục.
21. Hoàng Kim Bảo, Nguyễn Hải Châu, Lương Kim Nga, Vũ Nho, Nguyễn Quang Ninh (2004),
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS môn Ngữ Văn, quyển 2, Nhà xuất bản
Giáo dục.
22. Hoàng Dũng, Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Đại học Sư
Phạm TP.HCM.
23. Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm (2007), Dạy học Tiếng Việt trung học cơ sở, NXB Giáo
dục.
24. Howard Gardner, Phạm Toàn dịch (1997), Cơ cấu trí khôn, NXB Giáo dục
25. Huỳnh Văn Chẩn (2006), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ của học sinh lớp 6 thị xã Bến
Tre, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Bộ giáo dục và đào tạo, trường Đại học Sư Phạm
TP.HCM.
26. Lê Thị Minh Hà (2002), Nghiên cứu mức độ phát triển trí tuệ và thể lực của trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi, Luận án Tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
27. Lê Thị Hân, Lý Minh Tiên, Đỗ Hạnh Nga, Trần Thị Thu Mai, Huỳnh Lâm Anh Chương
(2002), Cải biên và định chuẩn trắc nghiệm ngôn ngữ của Hans Eysenck dùng đo trí thông
minh cho trẻ em từ 10 đến 15 tuổi tại thành phố Hồ Chí Minh, Đề tài cấp cơ sở, Bộ giáo dục
đào tạo, trường Đại học Sư Phạm TP.HCM
28. Mai Thị Kiều Phương (2007), Làm văn bằng phương pháp kết cấu và phương pháp diễn đạt,
NXB Đại học quốc gia Hà Nội
29. Mai Thị Kiều Phương (2007), Phương pháp dạy và học kĩ năng làm văn, NXB Đại học quốc
gia Hà Nội.
30. Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2007), Những trắc nghiệm tâm lý, tập 1, NXB Đại học Sư Phạm
31. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2001), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
32. Nguyễn Công Khanh (2001), Ứng dụng SPSS For Windows xử lý và phân tích dữ liệu trong
các nghiên cứu về giáo dục, y tế, tâm lý và xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
33. Nguyễn Lân (1988), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, NXB Văn Học
34. Phạm Hoàng Gia (1979), Bản chất của trí thông minh và cơ sở lý luận của đường lối lĩnh hội
khái niệm, Luận án Phó giáo sư Tiến sĩ, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội.
35. Patricia H.Miler, Vũ Thị Chín dịch (2003), Các thuyết về tâm lý học phát triển, NXB Văn
hóa – Thông tin
36. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2001), Tâm lý học trí tuệ, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
37. Phạm Văn Quyết (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội
38. P.A. Ruđích (1986), Tâm lý học, NXB Thể dục Thể thao Hà Nội
39. Piaget (1998), Tâm lý học trí khôn, NXB Giáo dục
40. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học học, tập1, NXB Giáo dục
41. Phan Thị Mỹ Tiên (2007), Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản tự sự cho
học sinh trung học cơ sở, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học, Bộ giáo dục và đào tạo, trường Đại
học Sư Phạm TP.HCM.
42. Phan Thiều, Rèn luyện ngôn ngữ, tập 2, NXB Giáo dục
43. Robert S.Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lý học, NXB Thống kê
44. Sách Giáo Khoa (2009), Ngữ văn lớp 6, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục
45. Sách Giáo Khoa (2009), Ngữ văn lớp 6, tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục
46. Stephen Worchel, Wayne Shebilsue (2007), Tâm lý học nguyên lý và ứng dụng, NXB Lao
động – Xã hội
47. Trần Kiều (chủ biên) (2005), Trí tuệ và đo lường trí tuệ, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
48. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán tâm lý, NXB Giáo dục.
49. Tô Minh Thanh (2006), Ngữ nghĩa học tiếng Anh, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM
50. Trần Hoàng (2004), Logic học nhập môn, NXB Đại học Sư Phạm TP.HCM
51. Thomas Armstrong (2007), 7 loại hình thông minh, NXB Lao Động
52. Vũ Ngọc Khánh (2004), Để dạy và học tốt môn văn, Nhà xuất bản Đại học Sư Phạm
Tiếng Anh
53. May Lwin, Adam Khoo, Kenneth Lyen, Caroline Sim (2003), How to Multiply your child’s
intelligence, Prentice Hall
54. Phillip Carter, Ken Russell (2001), Increase your brainpower, The IQ Workout Series
55. Robert M.Kaplan, Dennis P.Saccuzzo (2001), Psychological testing, Wadsworth
56. Sandra A. McIntire, Leslie A. .Miller (2000), Foundations of Psychological testing, McGraw
Hill.
Trang web
57. www.howardgardner.com
58. www.
59. www.macmillandictionary.com
60. www.britannica.com
PHỤ LỤC 1
(TRẮC NGHIỆM NGÔN NGỮ)
Các em hãy viết hoặc đánh dấu (X) vào một số thông tin về bản thân dưới đây:
Em tên là:………………………………………….
Em là: Nam Nữ
Em học lớp:
Trường:
Các em hãy đọc kỹ từng câu dưới đây và chọn một câu trả lời mà các em cho là đúng nhất.
1. Kèn với chơi cũng như sách với……..
a. nghịch b. đọc c. âm nhạc d. tiếng e. giải trí
2.Xe hơi có bánh cũng như ngựa có…..
a.chân b. đuôi c.phi d.tầu e.lái
3.Bò với chuồng cũng như người với……..
a.cũi b.sữa c. nhà d. trại e. quán
4. Nàng với chàng cũng như cái với……..
a.con b.ông c. đực d. mẹ
5. Nhà thảo mộc học so với nhà xã hội học cũng như cây cối so với…..
a.phụ nữ b. vấn đề c. xã hội d. xã hội học
6. Sợi với vải cũng như dây kẽm với…..
a.cứng b hàng rào c.dây neo d. lưới sắt e. kim khí
7. Chim so với cá cũng như máy bay so với……
a.thuyền b. cá mập c. xuồng d. tàu e. tàu ngầm
8.Vệ sinh giúp cho…..
a.nước uống b. sức khỏe c. bảo hiểm d. cạnh góc
9. Nếu mọi người đều mặc áo thì những người mập mạp mặc……
a. áo rộng b.áo chật c. áo d. áo sọc
10. Quân Đức quốc xã vơ vét các thành phố bằng cách……
a. bắn phá b. thiêu đốt c. hủy hoại d. cướp bóc e. triệt hạ
11.Các thiếu nữ bao giờ cũng có……..
a. người yêu b. quần áo diện c. nụ cười d. tóc e. mắt mũi
12. Chữ nào tương tự với bất đắc chí?
a. bất đắc dĩ b. bất mãn c. bất hòa d. bất tài e. bất lực
13. Nếu một người hoang mang, tức là người ấy……
a. không biết b. tiêu sài c. xúc động d. ngơ ngác
14 . Một sinh viên là một …….
a. thanh niên b. cán bộ c. học sinh d. người học nghề
15. Ngoan cố phản nghĩa với….
a. ngoan ngoãn b. hư hỏng c. phục thiện d. bướng bỉnh
PHỤ LỤC 2
(TRẮC NGHIỆM TRÍ TUỆ NGÔN NGỮ)
Các em hãy viết hoặc đánh dấu (X) vào một số thông tin về bản thân dưới đây:
Em tên là:………………………………………….
Em là: Nam Nữ
Em học lớp:
Trường:
Các em hãy đọc kỹ từng câu dưới đây và chọn một câu trả lời mà các em cho là đúng nhất.
1. Tìm 1 câu thành ngữ nói về sự cẩn thận trong những câu sau:
a. Thâm căn cố đế
b.Thất điên bát đảo
c.Tiến thoái lưỡng nan
d. Cẩn tắc vô ưu
Điền từ vào chỗ trống để làm đúng câu thành ngữ
2. ….nói dối
a. ăn xin b. ăn chay c.ăn gian d.ăn không
3. Như đổ thêm…….vào lửa
a. xăng b. dầu c.nước d.cát
4. Như ……hôm ……mai
a. sao b. trăng c. chiều d. tối
5. Thẳng như ….ngựa
a. chân b. ruột c. đuôi d.thân
6.Ồn như vỡ….
a. chợ b. tổ c.òa d. bát
7.Gan như …..
a. sư tử b.cọp vằn c. cóc tía d. báo đen
8.Cơm dẻo canh…..
a. chua b. ngọt c. mặn d. thơm
Tìm từ khác nhóm
9. a. khai hoang b.gặt hái c.buôn bán d.tuốt lúa
10.a. trường phổ thông b.sân trường c.vườn trường d.phòng giáo viên
11.a. máy cày b. vun xới c. làm cỏ d. bón phân
12. a. nhảy cao b. hồ bơi c. chạy bộ d. bơi lội
13.a. ham thích b. ham mê c. ham muốn d. ham hố
14.a. cung cách b. tính cách c. cá tính d. nhân cách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH031.pdf