MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thế giới ngày càng biến chuyển về mọi mặt trong đó có nền kinh tế biến chuyển khá rõ rệt,
nền kinh tế các nước đều theo một trào lưu đó là hoà nhập vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam
cũng không ngoại lệ, ngày 07/11/2006 Việt Nam đã chính thức gia nhập vào nền kinh tế thương
mại thế giới (WTO) đưa nền kinh tế nước ta phát triển lên một tầm cao mới. Để có thể hội nhập
với nền kinh tế quốc tế, xã hội cần phải có đội ngũ nguồn nhân lực trí tuệ, có trình độ chuyên
môn tay nghề cao và phải có tâm huyết với nghề.
Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố chủ
quan của người học, yếu tố đóng vai trò quyết định. Sự ảnh hưởng của những yếu tố tâm lý nhân
cách của sinh viên đến diễn biến và kết quả hoạt động học tập, trau dồi nghề nghiệp của bản thân
các em, đó là nhận thức và thái độ nghề nghiệp được hiểu một cách cụ thể ở sinh viên đang học
nghề. Nhận thức nghề nghiệp là sự hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến nghề. Thái độ
nghề nghiệp là sự thể hiện tình cảm yêu thích hay thờ ơ, chán ghét, có thái độ tích cực hay tiêu
cực đối với nghề, nảy sinh trên cơ sở nhận thức về nghề.
Sinh viên học nghề ngay sau khi vào trường cần có sự hiểu biết nhất định về đặc điểm, nội
dung, vai trò, giá trị của nghề và tình cảm tích cực đối với nghề đã chọn và đang học. Điều đó rất
quan trọng bởi lẽ tình cảm nghề nghiệp sẽ tạo nên hứng thú nghề nghiệp. “Hứng thú kích thích
tích cực của nhân cách, thúc đẩy con người hoạt động” học tập nỗ lực hơn và đạt kết quả tốt hơn.
Sau này khi ra trường khi các em làm nghề mà mình yêu thích thì các em sẽ có tâm huyết với
nghề và sẽ gặt hái được nhiều thành công hơn trong công việc, sự nghiệp của mình.
Như vậy, nhiệm vụ đặt ra ở đây đối với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là đối
với các trường Đại học và Cao đẳng không chỉ chú trọng đào tạo chuyên môn nghề nghiệp mà
còn giúp các em có nhận thức và thái độ đầy đủ, đúng mực với nghề mà các em đã lựa chọn.
Cùng với sự nghiệp đổi mới và phát triển của đất nước, trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối
Ngoại Thành Phố Hồ Chí Minh không ngừng phát triển với nhiều đóng góp lớn lao vào sự
nghiệp xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Trường đào tạo đa ngành nghề thuộc lĩnh
vực kinh tế và thương mại. Trong vài năm gần đây trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại
(CĐKTĐN) là một trong những trường cao đẳng có số lượng thí sinh đăng ký và thi vào trường
nhiều nhất trong cả nước. Điều này chứng tỏ những ngành nghề thuộc lĩnh vực kinh tế và thương
mại đang rất thu hút các bạn trẻ. Tuy nhiên mức độ hiểu biết, nhận thức và thái độ của các em về
ngành nghề này như thế nào sau khi các em đã thi đậu và theo học trong trường? Cần làm gì để góp phần nâng cao nhận thức và thái độ nghề nghiệp, giúp các em chuẩn bị hành trang để bước
vào hoạt động lao động trong xã hội?
Từ những băn khoăn đó đã khiến chúng tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát nhận thức và thái
độ của sinh viên Trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại Thành Phố Hồ Chí Minh đối với một
số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng nhận thức, thái độ của SV trường CĐKTĐN đối với một số
nghề liên quan đến kinh tế và thương mại đề xuất một số biện pháp giúp SV có nhận thức và
thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp của mình.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài: nhận thức, thái độ, đặc điểm tâm lý sinh
viên, nghề nghiệp liên quan đến kinh tế và thương mại
Khảo sát thực trạng nhận thức và thái độ của SV CĐ.KTĐN đối với một số nghề liên quan đến
kinh tế và thương mại.
Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên về nghề
nghiệp các em đã chọn và có thái độ đúng đắn với các nghề này.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1 Khách thể nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu trên 400 sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh, Khoa Tài Chính Kế Toán,
trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại, TP. Hồ Chí Minh
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng Kinh Tế Đối Ngoại đối với một số
nghề liên quan đến kinh tế và thương mại.
5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Nhận thức và thái độ của sinh viên trường CĐ.KTĐN đối với nghề nghiệp thuộc lĩnh vực
kinh tế và thương mại chưa đầy đủ và phù hợp.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Khi nghiên cứu lý luận, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên
cứu thực tiễn (sách, luận án, tạp chí, bài báo, các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước ) về các vấn đề liên quan đến đề tài. Các tư liệu trên được nghiên cứu, phân tích, tổng
hợp, hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Đây là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài. Chúng tôi tiến hành xây dựng bảng hỏi
dành cho 400 SV năm thứ nhất và SV năm cuối các khoa Quản trị kinh doanh và Tài chính
kế toán. Việc chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện một cách ngẫu nhiên. Bảng hỏi được thực
hiện qua ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1:
Dựa trên những cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi tiến hành thiết kế bảng hỏi mở về
những vấn đề liên quan đến nhận thức và thía độ của SV về NN thuộc lĩnh vực KTTM . Sau
đó, phát cho 30 SV được chọn ngẫu nhiên để thu thập những thông tin cần thiết làm định
hướng cho việc xây dựng bảng hỏi chính thức của đề tài.
Giai đoạn 2:
Từ kết quả thu được sau khi phát bảng hỏi mở cộng với những lý luận của đề tài sẽ xây
dựng bảng hỏi chính thức bao gồm các nội dung sau:
- Các câu hỏi về thông tin cá nhân về khách thể nghiên cứu
- Các câu hỏi nhằm khảo sát nhận thức của SV về NN thuộc lĩnh vực KTTM gồm các câu
1, 4, 10, 11, 12, 13, 14
- Các câu hỏi nhằm tìm hiển thái độ và hành động của SV đối với NN. Gồm các câu
2,3,5,6,7,8,9,15,16,17,18,19,20
Giai đoạn ba:
Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức. Kết quả thu về như sau: Số phiếu phát ra là
400 phiếu, số phiếu hợp lệ là 380 phiếu. Điều tra ở sinh viên các chuyên ngành: Quản trị
DNTM (109 SV), Marketing TM (129 SV), Kế toán DNTM (120 SV), Kinh doanh (21
SV).
6.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn:
- 20 sinh viên các khoa: Quản trị kinh doanh, khoa tài chính kế toán để tìm hiểu suy nghĩ,
hiểu biết, thái độ của các em về nghề nghiệp các em đã chọn.
- Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, khao Tài chình kế toán, 5 giảng viên giảng dạy trong
trường, 5 giáo viên chủ nhiệm để thu thập thông tin liên quan đến đề tài.
6.3 Phương pháp toán thống kê:
Kết quả điều tra bằng phiếu hỏi được xử lý bằng phần mềm SPSS for Windows phiên bản
11.5 tính tần số, tỷ lệ phần trăm, trị số trung bình,
7. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
7.1 Giới hạn:
Nghiên cứu nhận thức và thái độ của sinh viên khoa: Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính Kế
Toán về nghề liên quan đến kinh tế và thương mại.
7.2 Phạm vi:
Nghiên cứu 400 sinh viên năm nhất và năm cuối hai khoa: Quản Trị Kinh Doanh, Tài Chính
Kế Toán trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại
8. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
8.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ hơn lý luận về nhận thức và thái độ, mối
tương quan giữa nhận thức và thái độ, những NN thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại cũng
như nhận thức và thái độ của SV đối với NN thuộc lĩnh vực kinh tế thương mại.
8.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho Ban Giám Hiệu, chủ nhiệm các khoa
cũng như các giảng viên trong trường CĐ. KTĐN trong việc xây dựng các biện pháp cụ thể
để góp phần nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp cho SV trong trường
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2259 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát nhận thức và thái độ của sinh viên trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại thành phố Hồ Chí Minh đối với một số nghề liên quan đến kinh tế và thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o học
Bảng 2. 16: Mức độ hài lòng với nghề đang theo học
Mức độ N %
Rất hài lòng 49 12,9
Hài lòng 256 67,4
Không hài lòng 74 19,5
Rất không hài lòng 1 0,3
TB: 2,92 ĐLTC: 0,57
Như vậy điểm TB về mức độ hài lòng của SV với NN đang theo học là mức độ khá (TB:
2,92). Cụ thể là:
Sinh viên đánh giá mức độ hài lòng với nghề đang theo học chiếm tỉ lệ cao nhất 67,4%, điều
này cho thấy đa phần SV chọn ngành nghề học xuất phát từ nguyện vọng của bản thân nên phân nửa
SV cảm thấy hài lòng với nghề đang theo học. Thái độ tích cực này sẽ ảnh hưởng tốt đến ý thức học
tập của SV, các em sẽ tích cực học tập, đầu tư vào chuyên môn nhiều hơn. Bên cạnh đó vẫn còn
19,5% SV đánh giá không hài lòng với nghề đang theo học và 0,3% SV cho rằng rất không hài lòng
với nghề. Qua phỏng vấn trực tiếp, một bộ phận SV chia sẻ ban đầu các em rất hào hứng vì thi được
đúng ngành nghề mình lựa chọn nhưng sau một thời gian học tập thì thấy mình không hợp với nghề
nên có tâm trạng chán nản, học một cách đối phó. Qua tiếp xúc với các giáo viên chủ nhiệm, các
thầy cô cũng chia sẻ có một bộ phận SV thường xuyên cúp tiết, nghỉ học hay ngồi học mà không có
sự tập trung. Số lượng SV thấy rất hài lòng với nghề đang theo học chiếm tỉ lệ thấp 12,9%.
Mức độ hài lòng với nghề đang theo học ảnh hưởng rất lớn đến ý thức học tập và phấn đấu
của các em. Nếu các em thấy hài lòng với nghề đang theo học thì các em không chỉ hoàn thành
nhiệm vụ học tập trên trường mà còn thường xuyên học hỏi, trau rồi, đào sâu kiến thức chuyên môn,
tích cực tìm hiểu thông tin liên quan đến NN và có sự lạc quan, hứng khởi trong học tập cũng như
trong công việc sau này của mình. Nhưng nếu SV không có hứng thú với ngành nghề theo học thì
các em sẽ học một cách đại khái, đối phó thậm chí là bỏ học giữa chừng. Do đó công tác hướng
nghiệp không chỉ dừng lại ở bậc phổ thông mà ngay cả SV cũng cần được hướng nghiệp, cần khơi
dậy ở các em tình yêu, niềm tự hào với nghề các em đang theo học.
Để tìm hiểu mức độ hài lòng với NN của SN năm cuối và SV năm nhất có sự khác biệt hay
không, khi tiến hành kiểm nghiệm Chi bình phương để so sánh kết quả thu được trong bảng 2.17
như sau:
So sánh mức độ hài lòng với nghề đang theo học giữa SV năm nhất và SV năm cuối
Kết quả bảng 2.17 cho thấy không có sự khác biệt về mức độ hài lòng với ngành nghề đang
theo học của SV năm nhất và SV năm cuối . Như vậy tỉ lệ SV năm cuối và SV năm nhất có mức độ
hài lòng với NN tương đương nhau.
Bảng 2.17: So sánh mức độ hài lòng với nghề đang theo học giữa SV năm nhất và SV năm cuối
Mức độ Năm thứ X2 df=3 P
1 3
Rất hài lòng 20 29 4,819 0,186
Hài lòng 67 189
Không hài lòng 20 54
Rất không hài lòng 0 1
Tổng cộng 107 273
Để kiểm chứng thêm mức độ hài lòng của SV đối với nghề đang theo học. chúng tôi đặt câu
hỏi: “Nếu có cơ hội thay đổi ngành nghề khác bạn có thay đổi không ?”, kết quả thu được trong
bảng 2.18 như sau:
2.2.2.2 Thái độ của SV nếu có cơ hội thay đổi nghề nghiệp
Bảng 2.18: Thái độ của SV nếu có cơ hội thay đổi nghề nghiệp
N %
Không thay đổi 186 48,9
Phân vân 99 26,1
Sẽ thay đổi 95 25,0
TB: 2,23 ĐLTC: 0,82
Kết quả bảng 2.18 trên cho thấy: SV quyết định không thay đổi nghề đang theo học chiếm tỉ
lệ cao nhất 48,9%. Đây là thông tin tích cực vì nó khẳng định lại một lần nữa một bộ phận SV đã
yêu thích NN đang chọn, các em có lập trường vững vàng với nghề đang học và điều này sẽ là động
lực giúp các em trở thành những người có trình độ chuyên môn tay nghề cao. Số lượng SV còn đang
phân vân, chưa chắc chắn đã yêu thích nghề mình theo học hay chưa còn chiếm tỉ lệ khá cao 26,1%.
25,0% SV khẳng định sẽ thay đổi ngành nghề khác nếu có cơ hội. Thái độ còn hoang mang và chưa
thực sự thấy nghề hấp dẫn sẽ làm cho SV không đầu tư thoả đáng vào học tập, đi học nhưng vẫn có
ý định thi lại vào trường khác…điều này sẽ làm cho các em học tập xa sút, không làm được việc sau
khi ra trường…
Như vậy điểm TB chung quyết định không thay đổi nghề của SV ở mức độ khá (2,23). Bên
cạnh đó vẫn còn một bộ phận SV còn có thái độ hoang mang, giao động chưa thực sự yêu thích
nghề mình đang học.
Để khảo sát ý thức nâng cao trình độ chuyên môn sau này của SV, chúng tôi đặt câu hỏi như
sau: “Sau khi ra trường, nếu có cơ hội học tập phát triển ngành nghề bạn có học không ?”, kết quả
trong bảng 2.19 như sau:
2.2.2.3 Thái độ của SV trong việc học tập phát triển nghề nghiệp sau này
Bảng 2. 19: Thái độ của SV trong việc học tập phát triển ngành nghề sau này
N %
Tiếp tục học tập 352 92,6
Phân vân 21 5,5
Không học nữa 7 1,8
TB: 2,90 ĐLTC: 0,34
Điểm TB mẫu về thái độ của SV trong việc tiếp tục học tập phát triển ngành nghề sau này ở
mức độ tốt (TB: 2,90). SV lựa chọn “Tiếp tục học tiếp” chiếm tỉ lệ cao nhất 92,6%. Như vậy đa
phần SV vẫn chưa hài lòng với trình độ cao đẳng đang được đào tạo, các em đều xác định sau này
sẽ học tiếp, học liên thông lên đại học. Thông tin này cho thấy rất nhiều SV có ý thức trong việc
nâng cao trình độ chuyên môn để hoàn thiện mình xong đây cũng là con đường để các em có nhiều
cơ hội tiến thân trong công việc sau này. Tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn cũng là
điều kiện mà nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ở nhân viên của mình. Bên cạnh đó vẫn còn 5,5% SV còn
phân vân và 1,8% SV trả lời sẽ không học nữa.
So sánh thái độ học tập phát triển ngành nghề sau này của SV năm nhất và SV năm cuối
Bảng 2.20: So sánh thái độ học tập phát triển ngành nghề sau này của SV năm nhất và SV năm
cuối
Năm thứ X2 df=2 P
1 3
Tiếp tục học tập 98 254 0,296 0,862
Phân vân 7 14
Không học nữa 2 5
Tổng cộng 107 273
Kết quả so sánh bằng kiển nghiệm Chi bình phương trong bảng 2.20 cho thấy thái độ của SV
năm nhất và SV năm cuối đối với việc tiếp tục học lập để phát triển ngành nghề sau này không có
sự khác biệt. Có nghĩa là cả SV năm cuối và SV năm nhất mới bước vào giảng đường cao đẳng đều
đã đặt ra cho mình mục tiêu học tập lên cao hơn nữa chứ không chỉ dừng lại ở bậc cao đẳng. Điều
này cho thấy các em rất có ý chí trong sự nghiệp học hành sau này của bản thân.
Thái độ đối với NN của SV cũng được thể hiện qua thái độ học tập của SV. Thông qua việc
SV có tích cực hay không tích cực, yêu thích hay không yêu thích…với việc học tập, chúng ta sẽ
đánh giá được mức độ hài lòng của SV đối với NN các em đang theo học.
2.2.3 Thái độ của sinh viên trong quá trình học tập
Hoạt động học tập của SV gắn liền với việc trang bị kiến thức NN do đó thông qua mức độ
tích cực hay hứng thú trong học tập của SV, ý thức chuẩn bị bài vở, nghiên cứu tài liệu của SV ta sẽ
đánh giá được thái độ học tập của SV.
2.2.3.1 Thái độ học tập của sinh viên
Để khai thác thái độ học tập của SV, chúng tôi đặt câu hỏi: Thái độ của bạn khi tham gia vào
hoạt động học tập như thế nào? Kết quả thu được trong bảng 2.21
Bảng 2.21: Thái độ học tập của sinh viên
Mức độ N %
Rất tích cực 24 6,3
Tích cực 140 36,8
Có phần tích cực 111 29,2
Bình thường 100 26,3
Không tích cực 5 1,3
TB: 3,20 ĐLTC: 0,94
Kết quả điểm TB mẫu là TB: 3,20. Như vậy thái độ học tập của SV ở mức độ trung bình, cụ
thể là: SV rất tích cực trong việc học tập chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn 6,3%. SV đánh giá tích cực trong
học tập là 36,8%, tỉ lệ này cũng không cao lắm. SV tham gia vào hoạt động học tập có phần tích cực
là 29,2% và tỉ lệ SV cảm thấy bình thường là 26,3%. Tỉ lệ SV cảm thấy không tích cực khi tham gia
vào hoạt động học tập chiếm 1,3%.
Như vậy số SV có thái độ tích cực, rất tích cực chiếm tỉ lệ ít hơn so với tỉ lệ SV thấy bản thân
không tích cực, bình thường hay có phần tích cực trong học tập. Khi tham gia vào hoạt động học tập
mà SV không tích cực, không nỗ lực phấn đấu việc học tập của các em sẽ không mang lại hiệu quả
cao. Các em sẽ học đối phó, thụ động…điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến việc thực hành nghề sau này
của SV. Qua phỏng vấn trực tiếp, một số SV chia sẻ chưa thực sự bằng lòng với hệ cao đẳng đang
theo học nhưng vì thi trượt đại học nên các em tạm thời học hệ cao đẳng đợi năm sau nếu thi đậu đại
học thì các em sẽ không học cao đẳng nữa. Chính suy nghĩ học cao đẳng chỉ là giải pháp tình thế đã
làm cho SV chưa thực sự toàn tâm hoàn ý vào học tập, học một cách đối phó, hậu quả là các em
không hoàn thành được nhiệm vụ học tập hay kết quả học tập rết kém.
Để khai thác thêm thái độ học tập của SV, cần điều tra về hứng thú học tập của các em, kết
quả được thể hiện ở bảng 2.22
2.2.3.2 Hứng thú học tập của sinh viên
Bảng 2.22:Hứng thú học tập của sinh viên
Mức độ N %
Rất hứng thú 19 5,0
Hứng thú 214 56,3
Ít hứng thú 137 36,1
Không hứng thú 10 2,7
TB: 2,62 ĐLTC: 0,65
Kết quả bảng 2.22 cho thấy: Điểm trung bình chung hứng thú học tập của SV TB: 2,62 ở
mức độ khá. SV cảm thấy hứng thú chiếm tỉ lệ cao nhất 56,3%, tỉ lệ rất hứng thú là 5,0%. Còn lại
36,1% SV cho rằng mình ít hứng thú và không hứng thú 2,7%. Như vậy phân nửa SV thấy có hứng
thú trong học tập là thông tin đáng mừng vì khi học các em cảm thấy thích, thấy hứng thú thì việc
học tập của các em sẽ trở nên nhẹ nhàng, sẽ đem lại liệu quả cao trong học tập và đây là cơ sở để
sau này các em thực hành NN được tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số SV thấy không hứng thú, ít
hứng thú trong học tập chiếm tỉ lệ tương đối cao (3,88%). Qua phỏng vấn trực tiếp, có những lý do
làm cho SV còn ít hứng thú trong học tập đó là: một số SV chưa thực sự yêu thích nghề đang theo
học nhưng vì thấy những ngành nghề KTTM sau dễ xin việc nên mới thi vào. Một số SV lại cho
rằng vì môn học khô khan, kém hấp dẫn hay vì giáo viên giảng dạy chưa hay nên các em không thấy
hứng thú, cũng có SV cho rằng vì ngại học, lười học nên khi học các em thấy không hứng thú gì
cả…như vậy bên cạnh việc trang bị kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, nhà trường cũng cần lưu
tâm đến việc kích thích tình thần học tập, thái độ học tập tích cực ở SV, khơi dậy tình yêu, niềm tự
hào đối với ngành nghề các em đang theo học cũng như những triển vọng lạc quan của NN trong
tương lai sẽ đem lại cho các em.
Thái độ học tập của SV cò được thể hiện qua việc chuẩn bị bài vở trước giờ học hay ý thức
nghiên cứu tài liệu có thường xuyên hay không. Để khai thác khía cạnh này, chúng tôi đặt câu hỏi:
“Bạn có chuẩn bị bài vở trước giờ học hay đọc sách chuyên môn hay không?”, kết quả thu được
trong bảng 2.23
2.2.3.3 Ý thức chuẩn bị bài vở, đọc tài liệu trước giờ học của SV
Bảng 2.23: Ý thức chuẩn bị bài vở, đọc tài liệu trước giờ học của SV
Mức độ N %
Thường xuyên 67 17,6
Thỉnh thoảng 245 64,5
Rất ít khi 55 14,5
Không bao giờ 13 3,5
TB: 2,96 ĐLTC: 0,68
Kết quả bảng 2.23 trên cho thấy điểm trung bình chung về ý thức chuẩn bị bài vở, đọc tài liệu
trước giờ học của SV ở mức độ khá, TB: 2,96. Mức độ không thường xuyên (thỉnh thảng) chiếm tỉ
lệ cao nhất 64,5%. Kế đến là mức độ thường xuyên 17,6%. SV trả lời rất ít khi chuẩn bị bài vở và
đọc tài liệu trước giờ học chiếm 14,5% và tỉ lệ trả lời không bao giờ là 3,5%.
Hoạt động học tập ở bậc cao đẳng, đại học đòi hỏi rất cao tính tích cực, tự chủ, tự giác của
người học. Ngoài giáo trình chính của môn học SV cần phải nghiên cứu những nguồn tài liệu tham
khảo khác chuẩn bị bài vở trước khi lên lớp. Tuy nhiên số SV thường xuyên làm việc này chiếm tỉ
lệ rất ít (17,6%). Còn lại chủ yếu là SV thỉnh thoảng, ít khi và không bao giờ nghiên cứu tài liệu
trước khi lên lớp. Điều này cho thấy tính độc lập, tự giác trong học tập của SV còn hạn chế, các em
còn thụ động trong việc tự trang bị kiến thức cho mình. Ngay cả chuyện ôn luyện kiến thức thường
xuyên một số SV cũng chưa có sự tự giác. Các em cho rằng khi nào thi thì mới học, khi nào bắt
buộc thì SV mới chịu học, mới nghiên cứu tài liệu. Để khắc phục tính thụ động này của người học,
thiết nghĩ giáo viên giảng dạy cần thường xuyên sử dụng phương pháp giảng dạy để phát huy tính tự
chủ của SV, giúp SV biết làm chủ trong hoạt động học tập có như vậy hoạt động học tập mới đạt kết
quả cao.
Thái độ đối với NN của SV còn được thể hiện qua việc SV có tích cực tham gia những hoạt
động bổ trợ cho NN của các em hay không. Đây cũng là việc làm cần thiết để SV chuẩn bị hành
trang cho NN của các em sau này.
2.2.4 Ý thức tham gia một số hoạt động bổ trợ cho nghề nghiệp sau này của sinh viên
Ý thức tham gia các hoạt động bổ trợ cho NN sau này của SV được thể hiện ở việc: Ngoài học
kiến thức chuyên môn trong trường, SV cũng cần chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức
nghiệp vụ, kiến thức bổ trợ cho NN sau này. Bên cạnh đó SV cũng cần tranh thủ tích lũy kinh
nghiệm NN thực tế ngoài xã hội qua việc làm thêm, qua đó giúp các em có cơ hội ứng dụng kiến
thức trong nhà trường vào hoạt động thực tế…
2.2.4.1 Ý thức của sinh viên với việc học tập các môn bổ trợ cho NN sau này
Bảng 2.24. Khảo sát việc tham gia học các môn bổ trợ cho nghề nghiệp sau này của sinh viên
Các môn bổ trợ N %
Ngoại ngữ 328 86,3
Tin học 217 57,1
Kỹ năng mềm 119 31,3
Luật kinh tế 4 1,1
Nghiệp vụ thư ký trợ lý giám đốc 3 0,8
Nghiệp vụ xuất nhập khẩu 3 0,8
Kết quả bảng 2.24 trên cho thấy các môn bổ trợ có SV tham gia học nhiều nhất là:
Ngoại ngữ chiếm 86,3%. Như vậy đa phần SV đánh giá rất cao tầm quan trọng của việc học
ngoại ngữ và đây cũng là một trong những tiêu chuẩn nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ở nhân viên làm
trong lĩnh vực KTTM. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã hội nhập với nền kinh tế
thế giới nên đòi hỏi người làm trong lĩnh vực KTTM phải biết ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh là ngôn
ngữ thông dụng nhất hiện nay. Đây là yêu cầu bắt buộc nếu sau này SV làm ở các công ty liên
doanh hoặc những công ty có quan hệ làm ăn với nước ngoài.
Môn học bổ trợ SV theo học nhiều thứ hai là tin học chiếm 57,1%. Trong một xã hội hiện đại
như ngày nay thì không thể thiếu được vai trò của công nghệ thông tin. Ngày nay công nghệ thông
tin đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống. Việc hiểu biết và sử dụng thành thạo máy vi tính
cùng với những phần mềm trợ giúp sẽ giúp cho người làm trong lĩnh vực KTTM đạt được hiệu quả
cao hơn.
Ngoài kiến thức về ngoại ngữ, tin học, người làm trong lĩnh vực KTTM đòi hỏi cần phải có kỹ
năng mềm. Số SV học kỹ năng mềm chiếm 31,3%. Đây là một trong những điều kiện tiên quyết, là
nhân tố quyết định đến sự thành công của người làm trong môi trường KTTM. Nhà kinh doanh, nhà
quản trị, nhân viên marketing để biết làm thế nào có thể chinh phục được khách hàng, chinh phục
được thị trường, đàm phán hiệu quả với đối tác…đòi hỏi họ phải có kỹ năng mềm.
Một số SV cũng tham gia học các môn bộ trợ cho NN khác nữa như: Luật kinh doanh (1,1%),
nghiệp vụ xuất nhập khẩu (0,8%), nghiệp vụ thư ký trợ lý giám đốc (0,8%). Đây cũng là những kiến
thức bổ trợ rất bổ ích cho người làm trong lĩnh vực KTTM tuy nhiên số lượng SV theo học những
môn này còn ít.
Việc SV đi làm thêm cũng là cơ hội để các em tiếp xúc với hoạt động ngoài xã hội, tích luỹ
kinh nghiệm thực tế để chuẩn bị cho NN sau này của mình.
2.2.4.2 Sinh viên với việc làm thêm
Mục đích đi làm thêm của sinh viên
Bảng 2.25: Mục đích đi làm thêm của sinh viên
Mục đích N %
Tích lũy kinh nghiệm 174 45,8
Mục đích kinh tế 144 37,9
Áp dụng kiến thức vào thực tế 56 14,7
Rảnh rỗi nên làm cho vui 36 9,5
Qua điều tra chúng tôi thu được số lượng SV có đi làm thêm chiếm 40,5%. Ngoài thời gian
học tập trên lớp, một bộ phận SV còn biết tranh thủ làm thêm vào những thời gian rảnh rỗi như: ban
đêm, ngày nghỉ, lễ tết, nghỉ hè…ngày nay chuyện làm thêm trong giới SV đã trở nên rất phổ biến và
các em đi làm thêm cũng với nhiều mục đích khác nhau. Qua bảng hỏi về mục đích làm thêm của
SV, chúng tôi thu được kết quả như sau: SV đi làm thêm vì mục đích “Tích luỹ kinh nghiệm” chiếm
tỉ lệ cao nhất, 45,8%. Hiện nay tường CĐ KTĐN có 3 cơ sở nằm trong thành phố Hồ Chí Minh và
đây là cơ hội rất thuận lợi cho SV dễ dàng tìm được việc làm thêm trong thành phố và vì các em là
SV trường CĐ KTĐN nên những việc làm thêm liên quan đến hoạt động kinh doanh rất thích hợp
với các em và cũng dễ kiếm việc. Khi đi làm thêm, SV sẽ có cơ hội trải nghiệm những hoạt động
thực tế trong cuộc sống, xử lý các tình huống trong quá trình làm việc cho nên nhiều SV cảm thấy
thời gian đi làm thêm rất hữu tích cho bản thân, giúp SV tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế,
chuẩn bị hành trang giúp cho các em sau này ra trường làm việc hiệu quả hơn. Có kinh nghiệm thực
tế cũng là một trong những yêu cầu nhà tuyển dụng hay đòi hỏi ở SV khi các em đi xin việc. Ngoài
mục đích làm thêm là để tích luỹ kinh nghiệm thì SV còn đi làm thêm vì mục đích kinh tế, mục đích
này chiếm 37,9%. Cuộc sống nơi thành thị với biết bao lo toan cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
cũng như để phục vụ cho việc học tập mà không phải SV nào cũng được gia đình chu cấp đầy đủ.
Nhiều SV đã tìm đến công việc bán thời gian để kiếm thêm thu nhập nhằm phụ giúp cho cha mẹ,
nhất là những em có gia đình ở nông thôn và có thu nhập thấp. Một số SV cũng chia sẻ thông qua
việc đi làm thêm như vậy sẽ giúp các em biết tự lập hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên trong số những
em đi làm thêm này cũng có em vì mải mê với việc kiếm tiền nên đã xem nhẹ việc học tập và không
hoàn thành được nhiệm vụ học tập của bản thân. Mục đích đi làm thêm vì muốn “Áp dụng kiến thức
vào thực tế” chiến tỉ lệ 14,7%. Vì đặc thù của SV trường CĐ KTĐN sau này là làm các ngành nghề
trong lĩnh vực KTTM nên các em rất cần có sự trải nghiệm thực tế, đi là thêm cũng là một cơ hội
cho các em biết ứng dụng kiến thức học được trong nhà trường vào giải quyết các công việc, tinh
huống thực tế, giúp các em có cơ hội kiểm nghiệm lý thuyết hoạ được trong trường với hoạt động
thực tế ngoài xã hội. Mục đích SV đi làm thêm vì “ Rảnh rỗi nên làm cho vui” chiếm tỉ lệ thấp nhất
9,5%. Một số SV đi làm thêm có khi chỉ để lấp thời gian rảnh rỗi hay để có cơ hội ra ngoài gặp gỡ,
mở rộng quan hệ bạn bè.
Như vậy mục đích đi làm thêm của SV đa phần theo chiều hướng tích cực, làm thêm để tích
luỹ kinh nghiệm, có thêm thu nhập, tìm cơ hội để áp dụng lý thuyết vào thực tế…điều đó cho thấy
ngay khi còn đang ngồi trên ghế giảng trường SV đã rất có ý thức trong việc tạo cho mình những cơ
hội tiếp cận với hoạt động NN thực tế ngoài xã hội để sau này khi các em ra trường làm việc chính
thức sẽ thuận lợi hơn. Bên cạnh đó vẫn còn một số SV vì mải làm thêm, lo kiếm tiền nên không
hoàn thành được nhiệm vụ học tập. Đây là điều đáng trách và cần có sự nhắc nhở, định hướng lại
một cách kịp thời.
Để khảo sát những việc SV làm thêm có liên quan đến NN của các em đang theo học hay
không, chúng tôi thu được kết quả trong bảng 2.26 như sau:
Mức độ liên quan giữa việc làm thêm của SV với NN các em đang học
Bảng 2.26: Mức độ liên quan giữa việc làm thêm của SV với NN các em đang học
Mức độ liên quan N %
Hoàn toàn liên quan 27 7,1
Liên quan một phần 158 41,6
Hoàn toàn không liên quan 74 19,5
Kết quả bảng 2.26 trên cho thấy công việc SV làm thêm chỉ liên quan một phần đến NN các
em đang theo học chiếm tỉ lệ cao nhất 41,6%. Kế đến là tỉ lệ SV trả lời công việc làm thêm hoàn
toàn không liên quan chiếm 19,5%. Chỉ có 7,1% SV có công việc làm thêm hoàn toàn liên quan đến
NN của bản thân. Công việc làm thêm chủ yếu SV làm là: làm gia sư, nhân viên tiếp thị, nhân viên
phục vụ, nhân viên kinh doanh…những công việc này SV tranh thủ làm ban đêm, những buổi
không lên lớp và các ngày nghỉ.
Như vậy những công việc SV làm thêm đa phần chỉ liên quan phần nào đến NN của các em vì
đó chỉ là những công việc SV tranh thủ làm vào những khi có thể, tuy nhiên làm thêm cũng hỗ trợ
phần nào về mặt kinh tế cho SV và giúp các em có cơ hội cọ sát những hoạt động thực tế. Nhiều SV
chia sẻ nhờ đi làm thêm các em thấy mạnh dạn, nhanh nhẹn, hoạt bát hơn, giao tiếp lưu loát hơn…
Tóm lại một bộ phận SV trường CĐ KTĐN khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận và tham gia
vào những công việc bán thời gian. Mục đích chủ yếu của SV đi làm thêm là để tích luỹ kinh
nghiệm, tạo thêm thu nhập cũng như để áp dụng lý thuyết học được trong nhà trường vào thực tế,
những mục đích này rất tích cực. Tuy nhiên vẫn còn một số SV vì mải mê với việc làm thêm mà sao
nhãng việc học tập dẫn đến kết quả học tập giảm sút và phải thi lại nhiều lần thậm chí phải bỏ học
giữa chừng. Như vậy việc tư vấn, định hướng kịp thời giúp SV có nhận thức đúng đắn về vấn đề
làm thêm cần được sự quan tâm từ phía nhà trường và gia đình các em.
Để khảo sát mức độ hài lòng hay không hài lòng của SV đối với hoạt động hướng nghiệp trong
nhà trường, chúng tôi xây dựng câu hỏi: Bạn có hài lòng với hoạt động hướng nghiệp trong trường
hay không? Kết quả thu được trong bảng 2.27 như sau:
2.2.5 Mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động hướng nghiệp trong trường CĐ KTĐN
Bảng 2.27 : Mức độ hài lòng của SV với hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường
Mức độ N %
Rất hài lòng 21 5,5
Hài lòng 158 41,6
Ít hài lòng 155 40,8
Không hài lòng 46 12,1
Đối với hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường, SV lựa chọn mức độ hài lòng chiếm tỉ lệ
cao nhất (41,6%). Trong vài năm trở lại đây, hoạt động hướng nghiệp cho SV trong nhà trường cũng
được lưu tâm. Trường đã liên kết với một vài đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp để tổ chức các buổi
giao lưu hội thảo về NN, tư vấn hướng nghiệp cho SV. Tuy nhiên hoạt động này không nhiều và
chưa được tổ chức thường xuyên do đó SV đánh giá rất hài lòng chiếm tỉ lệ rất ít 5,5%. SV ít hài
lòng với hoạt động hướng NN trong nhà trường chiếm tỉ lệ cao 40,8% và không hài lòng là 12,1%.
Như vậy SV ít hài lòng và không hài lòng với hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường còn
chiếm tỉ lệ cao. Nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức chuyên môn cho SV mà còn cần phải
quan tâm đến hoạt động hướng nghiệp để giúp các em định hướng được côg việc sẽ làm gì, làm ở
đâu…giúp các em có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi hành nghề.
2.3 MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI
VỚI NGHỀ NGHIỆP
Trên cơ sở kết quả nhận thức của SV về thông tin NN các em đang theo học cũng như thái độ
tích cực hay tiêu cực đối với nghề, chúng tôi tiến hành lập bảng so sánh để đánh giá sự tương quan
giữa nhận thức và thái độ của SV đối với NN các em đang theo học. Kết quả thu được ở bảng 2.28
như sau:
Bảng 2.28: So sánh tương quan giữa hiểu biết về nghề SV đang theo học với thái độ tích cực
hoặc tiêu cực với nghề nghiệp
Tương quan giữa
Hiểu biết về nghề đang theo học (c10) với Thái độ tích cực Thái độ tiêu cực
Trị số tương quan Pearson (R) 0,663 0,083
Mức ý nghĩa (P) 0,001 0,115
Kết quả trong bảng 2.28 cho thấy có sự tương quan có ý nghĩa về mặt thống kế giữa hiểu biết
về nghề theo học và thái độ tích cực đối với nghề nghiệp và không có sự tương quan có ý nghĩa về
mặt thống kế giữa hiểu biết với nghề theo học và thái độ tiêu cực đối với nghề nghiệp. Nói cách
khác, sinh viên hiểu biết rõ về nghề theo học có thái độ tích cực đối với nghề nghiệp.
Kết quả tương quan 0,663 là tương quan thuận và có phần chặt chẽ. Có nghĩa là ta có thể
khẳng định: những SV hiểu biết hay nhận thức rõ về nghề thì sẽ có thái độ tích cực với nghề. Điều
này chứng tỏ, nếu SV có nhận thức đúng, đầy đủ thì sẽ có thái độ tốt, tích cực về NN. Đây là một
yêu cầu đối với bản thân SV cũng như nhà trường. Đối với SV thì cần tìm hiểu kỹ thông tin, kiến
thức về nghề nghiệp như: khi học sẽ học những gì, những yêu cầu của nghề là gì, sau này ra trường
có thể làm ở đâu, môi trường làm việc ra sao, nhu cầu của xã hội đối với nghề như thế nào, hướng
liên thông, triển vọng phát triển của nghề, … Về phía nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác
hướng nghiệp, khi SV đã trúng tuyển, cần định hướng cho các em về nghề nghiệp để các em hiểu
các thông tin có liên quan đến nghề, từ đó mới có thái độ tích cực. Có thái độ tích cực thì SV sẽ có
hành vi tích cực trong quá trình học tập, phấn đấu của bản thân từ đó SV sẽ có kết quả học tập tốt.
Và đây là cơ sở để SV sau này tham gia vào hoạt động NN một cách có hiệu quả, gặt hái được nhiều
thành công …
Như vậy việc SV có hiểu biết, nhận thức đúng hay sai, nhiều hay ít về NN sẽ có ảnh hưởng
rất lớn đến thái độ của các em. Việc nâng cao nhận thức NN không chỉ là trách nhiệm của bản thân
SV mà còn cần có sự quan tâm của các lực lượng gia đình, nhà trường, xã hội… giúp SV chuẩn bị
hành trang tốt nhất cho NN trong tương lai.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1 Về mặt lý luận
Đề tài đã làm sáng tỏ các vấn đề: nhận thức, thái độ, mối tương quan giữa nhận thức và thái
độ, NN thuộc lĩnh vực KTTM cũng như nhận thức và thái độ của SV đối với NN.
Giữa nhận thức và thái độ có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau: thái độ chịu sự chi
phối của nhận thức nhưng cùng lúc đó thái độ lại tác động ngược trở lại đối với nhận thức.
Thông thường nếu nhận thức đúng đắn sẽ có thái độ tích cực, đúng nhưng khi con người có thái
độ tích cực đối với một vấn đề cụ thể thì nhu cầu và hứng thú nhận thức của chủ thể sẽ được
nâng lên.
SV có nhận thức đúng, đầy đủ về thông tin NN sẽ là cơ sở để các em thấy lạc quan, tin
tưởng, yêu thích với NN các em đang theo học, tích cực học tập, rèn luyện bản thân…đây là một
trong những yếu tố quyết định sự thành công trong nghề nghiệp của các em sau này. Tuy nhiên
kết quả khảo sát nhận thức và thái độ về NN của SV trường CĐ. KTĐN còn một vài điều băn
khoăn như sau:
1.2 Về mặt thực trạng nghiên cứu nhận thức và thái độ của SV đối với NN thuộc lĩnh vực
KTTM
1.2.1 Nhận thức của sinh viên về nghề nghiệp
Đa phần SV đã nhận thức được tầm quan trọng của NN đối với bản thân (98,7%). Tuy
nhiên mức độ hiểu biết, nhận thức của SV về thông tin NN, những đặc điểm, tính chất, yêu cầu
của nghề,… còn nhiều hạn chế. Các em mới chỉ hiểu biết ở mức độ chung chung, biết một phần
nào đó, chưa chi tiết, cụ thể và ít nhiều còn mang yếu tố cảm tính.
SV nhận thức về triển vọng phát triển của nghề, nhu cầu xã hội đối với nghề, thu nhập do
nghề mang lại… còn một số điều chưa hợp lý, có sự mâu thuẫn với thực tế đang diễn ra trong xã
hội.
Nhận thức của SV về các yếu tố thuộc phẩn chất và năng lực NN để thành công trong công
việc còn hạn chế, đánh giá của SV về tầm quan trọng của các yếu tố này ở một số ngành nghề
vẫn chưa có sự hợp lý.
SV đánh giá thấp về vai trò tác động của gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác
hướng nghiệp cho các em. Do đó các em cho rằng bản thân chưa nhận được sự quan tâm, giúp
đỡ và giáo dục kịp thời nhiều từ gia đình, nhà trường và xã hội. Như vậy công tác hướng nghiệp
của nhà trường, xã hội cần phải được đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa.
1.2.2 Thái độ đối với nghề nghiệp của sinh viên
Thái độ tích cực và tiêu cực của SV đối với NN ở mức độ trung bình (TB:3,0). SV có thái
độ tích cực và đánh giá cao tính thời thượng của nghề, khả năng thu nhập do nghề mang
lại…xong các em cũng có thái độ tiêu cực với nghề ở các khía cạnh: tính phức tạp, khó khăn của
nghề, những rủi ro có thể xảy ra, hay áp lực cao trong công việc …thái độ tiêu cực này sẽ dễ làm
các em chán nản, dễ chùn bước trong quá trình học tập và làm việc sau này.
Một bộ phận SV có thái độ không hài lòng với ngành nghề mình đang học do đó nếu có cơ
hội thay đổi ngành nghề khác thì có đến 51,1% SV có ý định thay đổi. Thái độ không hài lòng
này sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập, phấn đấu của SV. Thái độ học tập của SV có
trung bình mẫu ở mức độ trung bình (TB:3,20). Ý thức tự giác trong việc học tập, nghiên cứu tài
liệu của SV chưa được tốt lắm. Có đến 64,5% SV trả lời chỉ thỉnh thoảng nghiên mới cứu tài liệu
học tập.
Nhằm trang bị những kiến thức bổ trợ cho NN sau này đa phần SV ưu tiên học thêm các
môn ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. Một bộ phận SV tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi làm
thêm để tích luỹ kinh nghiệm NN thự tế tuy nhiên số lượng này không nhiều (40,5%) và cũng có
một bộ phận SV vì mải lo đi làm thêm, lo đi kiếm tiền mà không toàn thành được nhiệm vụ học
tập.
2. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu chúng tôi thấy công tác hướng nghiệp ở bậc Cao đẳng, Đại
học là rất cần thiết và quan trọng. Thông qua công tác hướng nghiệp sẽ giúp SV nâng cao hiểu
biết về NN, có thái độ tích cực với nghề, giúp các em khi ra trường tham gia vào hoạt động NN
sẽ dễ thích ứng và hành nghề một cách hiệu quả hơn… Để làm tốt công tác hướng nghiệp trong
các trường chuyên nghiệp, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
2.1 Đối với nhà trường
Cần tăng cường hơn nữa công tác hướng nghiệp cho SV để các em nhận biết được công
việc sau này sẽ làm một cách đầy đủ và đúng đắn bằng cách:
- Đầu tư, tăng cường các nguồn tài liệu liên quan đến thông tin NN (sách báo, tạp chí, tài
liệu tham khảo, phim ảnh…) để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu thông tin NN của SV
- Tăng cường liên kết với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các nhà tuyển dụng, doanh
nhân…để tổ chức các buổi hội thảo tư vấn NN cho SV, tổ chức cho SV đi tham quan, khảo sát
thực tế quy trình làm việc tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh
- Đoàn trường nên phát động và ủng hộ việc thành lập các câu lạc bộ về NN trong giới SV,
thường xuyên tổ chức sân chơi, những cuộc thi tìm hiểu về thông tin NN cho SV tham gia.
2.2 Đối với giáo viên
Trang bị cho SV những thông tin, kiến thức về NN, hình thành ở SV lòng yêu nghề, niềm tự
hào, sự tự tin, lạc quan, nghị lực vượt khó trong công việc…
Kích thích lòng say mê, hứng thú học tập và nghiên cứu khoa học để chuẩn bị những kiến
thức chuyên môn NN, tư vấn cho SV tích cực học tập những môn bổ trợ cho NN sau này. Định
hướng cho SV tham gia vào những hoạt động NN thực tế ngoài xã hội
2.3 Đối với sinh viên
SV cần tự giác, tích cực, chủ động trong việc trang bị cho bản thân những kiến thức, thông
tin liên quan đến NN của các em, có thái độ lạc quan, tin tưởng vào NN mình chọn
Kết hợp học lý thuyết với hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong nghề, tích cực tu dưỡng, rèn
luyện phẩm chất NN đòi hỏi
Xây dựng kế hoạch học tập khoa học, đầu tư nhiều thời gian, tâm huyết cho những môn
học chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến NN của các em
Chịu khó học thêm những môn bổ trợ cho NN sau này và tranh thủ tham gia vào những
hoạt động ngoại khoá, những việc làm giúp SV tích luỹ kinh nghiệm thực tế .
Có kế hoạch phấn đấu cho sự phát triển của NN tương lai như học lên…
2.4 Đối với xã hội
Cần quan tâm và đầu tư thích đáng vào công tác hướng nghiệp cho SV. Thông qua các
phương tiện truyền thông cần có những kênh, những sân chơi, các chuyên mục liên quan đến
thông tin NN để SV có cơ hội tiếp cận và học hỏi
Các tổ chức xã hội, các đơn vị kinh doanh, các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các
trường chuyên nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho SV được thực hành, thực tập NN.
3.5 Đối với gia đình
Cha mẹ cũng cần động viên, khuyến khích con em tích cực tham gia vào hoạt động học tập,
cung cấp thông tin, nguồn tài liệu liên quan đến hoạt động NN của các em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Danh Anh, Phạm Đức Quang (1986), Tuổi trẻ và nghề nghiệp, NXB Công nhân kỹ
thuật.
2. Đỗ Văn Thọ (2003), Nâng cao những phẩm chất tâm lý phù hợp nghề cho SV bằng tác động
trực tiếp trong quá trình giảng dạy, tổ chức học tập, Tạp chí tâm lý học, (6), tr52.
3. Hoàng Khuê (Chủ biên) (1992), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ, Hà Nội.
4. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiên cứu vời SPSS for Windows, NXB Thống kê.
5. I.X.Côn (1987), Tâm lý học thanh niên, NXB Giáo dục Hà Nội.
6. Leonchiev A.N. (1989), Hoạt động – Ý thức – Nhân cách, NXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Lê Ngọc Lan (1985), “Sự tự đánh giá và quá trình phát triển nhân cách sinh viên”, Tạp chí
Đại học và Trung học chuyên nghiệp, số tháng 1,tr 24 – 25.
8. Nguyễn Thị Mỹ Linh (2007), “Nghiên cưới tự đánh giá của SV trường ĐHKT Tp. Hồ Chí
Minh”. Người hướng đẫn PGS.TS. Đoàn Văn Điều
9. Nguyễn Văn Hộ (1998), Cơ sở sư phạm của công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông,
NXB Giáo dục.
10. Nguyễn Quang Uẩn (1995), Tâm lý học đại cương, NXB Giáo dục Hà Nội.
11. Nguyễn Đăng Lập (2009), Kiến thức và kỹ năng vào nghề của tuổi trẻ thời nay, NXB Giáo
dục.
12. Nguyễn Thắng Vu (2007), Tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh nghề Kế toán, NXB Kim
Đồng.
13. Nguyễn Thắng Vu (2009), Tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh nghề Marketing, NXB Kim
Đồng.
14. Nguyễn Thắng Vu (2009), Tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh nghề Bán hàng, NXB Kim
Đồng.
15. Nguyễn Thắng Vu (2009), Tủ sách hướng nghiệp nhất nghệ tinh ngành Quản trị kinh doanh,
NXB Kim Đồng.
16. Nguyễn Thị Nhung (2009), Tâm lý học quản trị, NXB Thống kê
17. Ngô Hoài Sơn (2009), Định hướng NN cho giới trẻ, NXB Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
18. Nguyễn Minh Nhựt (2009), Bạn sẽ chọn nghề như thế nào, NXB Trẻ.
19. Nguyễn Vinh (2007), Chọn nghề và cách chiến thắng nhà tuyển dụng, NXB Văn hóa, thông
tin.
20. Nguyễn Chí thu (2010), Cẩm nang hướng nghiệp, NXB Trẻ.
21. Nhân Văn (2008), Sổ tay hướng dẵn cách tìm việc, NXB Thanh Hóa
22. PGS. Nguyễn Quang Uẩn (1994), Tâm lý học đại cương, NXB Hà Nội.
23. Phạm Tất Dong (1989), Giúp bạn chọn nghề, NXB Giáo dục Hà Nội.
24. Phạm Minh Hạc (1982), Tâm lý học, NXB Giáo dục Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học, NXB Giáo dục, tập 1.
26. Phạm Văn Hải (2009), Chọn nghề chọn tương lai, NXB Trẻ.
27. Phạm Viết Vượng (1997), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB ĐHQG Hà Nội.
28. Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thủy (1988), Tâm lý học, tập 1, NXb Giáo dục, Hà
Nội.
29. P. H. Diệp (2005), Cẩm nang tìm việc, NXB Trẻ
30. Quang Dương (2010), Tư vấn hướng nghiệp, NXB Trẻ.
31. Robert S. Felbman (2004), Tâm lý học căn bản (người dịch: Minh Đức và Hồ Kim Chung),
NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
32. Từ điển Triết học (1986), NXB Tiến bộ Matx- cơ-va
33. Thái Trí Dũng (1998), Tâm lý học quản trị kinh doanh, NXB Thống kê
34. Trần Hữu Thực (1997), Cẩm nang hướng dẫn tìm nghề, tìm việc, NXB Thống kê.
35. Trần Hữu Thực (1997), Cẩm nang hướng dẫn tìm nghề, tìm việc, NXB Thống kê.
36. Việt Hà (2000), Tìm hiểu bản thân tự hoàn thiện mình, NXB Tổng hợp, Đồng Nai.
37. V.V.Tsebuseva (1979), Tâm lý học dạy lao động, NXB Giáo dục Hà Nội.
38. Vũ Dũng (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
39. X.Iabutusep, X.A.Saporinski (1982), Cơ sở giáo dục học nghề nghiệp, NXB Công nhân kỹ
thuật Hà Nội
40.
41.
42. Robert S.Felmand (2004), Tâm lý học căn bản, NXB Văn hóa – Thông tin
43. Nguyễn Quang Uẩn (2005), Giáo trình tâm lý học đại cương, NXB Đại học sư phạm
44. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS,
NXB Thống kê.
45. Sterphen – Wayne Shebilsue (2007), Tâm lý học nguyên lý và ứng dụng, NXB Lao động –
Xã hội.
46. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
47. Trần Hồng Cẩm – Cao Văn Đán – Lê Hải Yến (2000), Giải thích thuật ngữ - Giáo dục học
(lưu hành nội bộ).
48. Hoàng Anh (2007), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
49. Nguyễn Khắc Viện (2001), Từ điển tâm lý, NXB Văn hóa thông tin.
50. Đặng Phương Kiệt (2001), Cơ sở tâm lý học ứng dụng, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
51. Trần Ngọc Khuê – Lê Kim Việt (2004), Tâm lý xã hội trong quá trình thực hiện quy chế dân
chủ ở cơ sở, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
52. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006), Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia Hà
Nội
53. Ngô Công Hoàn (1997), Tâm lý học xã hội trong quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây theo suy nghĩ của riêng bạn.
Giới tính: Nam Nữ
Tuổi: ………… Đang học lớp: ……..……….
Câu 1. Bạn biết gì về thông tin NN bạn đang theo học?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 2: NN bạn đang học cần những năng lực gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 3: NN bạn đang học cần những phẩm chất gi?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 4: Bạn chọn nghề vì lý do nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 5: Bạn thường thu thập thông tin NN thông qua kênh nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 6. Bạn có hài lòng với NN đang theo học không, nếu có cơ hội thay đổi NN khác bạn có
thay đổi không?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 6: Thái độ của bạn khi tham gia học tập như thế nào?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 7: Bạn có học thêm các môn bổ trợ cho NN không và đó là môn gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 8: Bạn có đi làm thêm không và mục đích làm thêm là gì?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 10: Bạn có đề xuất gì trong công tác hướng nghiệp trong trường bạn đang học ?
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Chân thành cảm ơn bạn ./.
Phụ lục 2
Trường Đại Học Sư Phạm TP.Hồ Chí Minh
Phòng Đào tạo Sau đại học
-----o0o-----
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Để khảo sát và góp phần nâng cao nhận thức và thái độ nghề nghiệp của sinh viên, chúng tôi gửi tới các bạn
phiếu thăm dò ý kiến này. Mong các bạn cộng tác bày tỏ những nhận xét và suy nghĩ của bản thân một cách
thẳng thắn và thoải mái bằng cách đánh dấu (X) vào ô trả lời theo yêu cầu của câu hỏi. Xin cảm ơn các bạn.
- Bạn là: a. Nam b. Nữ
- Học chuyên ngành: - Quản trị DNTM - Marketing TM - Kế toán DNTM
Kinh doanh
- Sinh viên năm thứ: a. Nhất b. Hai c. Ba
- Xếp loại học lực học kỳ I: - Xuất sắc - Giỏi - Khá - Trung bình
- Nơi cư trú trước khi vào trường: - Thành thị - Nông thôn
- Nơi ở hiện nay: - Cùng gia đình - Phòng trọ - Người quen - Nơi khác
- Điều kiện kinh tế gia đình: - Khá giả - Trung bình - Nghèo
PHẦN 1
Câu 1:Theo bạn, nghề nghiệp có quan trọng đối với bản thân không?
a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Phân vân d. Không quan trọng
Câu 2: Bạn có hài lòng với nghề bạn đang theo học hay không?
a. Rất hài lòng b. Hài lòng c. Không hài lòng d. Rất không hài lòng
Câu 3: Nếu có cơ hội thay đổi ngành học khác bạn sẽ:
a. Không thay đổi b. Phân vân c. Sẽ thay đổi
Câu 4: Hãy đánh dấu mức độ quan trọng các yếu tố sau đối với việc lựa chọn các ngành nghề bạn đang học
Lí do chọn nghề Mức độ
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Có phần
quan
trọng
Ít quan
trọng
Không
quan
trọng
1. Nghề cần cho xã hội
2. Điểm tuyển thấp
3. Có thu nhập cao
4. Dễ xin được việc làm
5. Nghề nhàn hạ
6. Hợp với sở thích
7. Hợp với khả năng
8. Theo lời khuyên của cha mẹ
9. Theo ý kiến bạn bè
10. Nghề có nhiều cơ hội thăng tiến
11. Lí do khác(ghi rõ):
Câu 5: Khi tham gia vào hoạt động học tập bạn thấy:
a. Rất hứng thú b.Hứng thú c.Ít hứng thú d.Không hứng thú
Câu 6:Bạn có chuẩn bị bài vở trước giờ học hay đọc sách chuyên môn hay không?
a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Rất ít khi d.Không bao giờ
Câu 7: Sau khi ra trường, nếu có cơ hội học tập phát triển ngành nghề bạn sẽ:
a. Tiếp tục học tập b. Phân vân c. Không học nữa
Câu 8: Ý thức học tập của bạn là:
a. Rất tích cực b.Tích cực c.Có phần tích cực
d. Bình thường e. Không tích cực
Câu 9: Theo bạn, chất lượng đào tạo của trường hiện nay là:
a. Rất tốt b. Tốt c.Trung bình d. Không tốt
e. Hoàn toàn không tốt
Câu 10: Bạn hiểu về thông tin nghề bạn đang học ở mức độ nào?
Các thông tin về nghề
Mức độ hiểu biết
Biết rõ Biết chút ít Không biết
1.Giá trị KT – XH của nghề
2.Nhu cầu lao động của nghề
3.Đặc điểm chuyên môn, lao động của nghề.
4.Các yêu cầu tâm sinh lý người hành nghề
5.Điều kiện làm việc trong nghề
6.Chế độ đối với người hành nghề
7.Triển vọng phát triển trong nghề
Câu 11: Để mở rộng kiến thức, thu thập thông tin và nâng cao trình độ chuyên môn bạn thường làm gì?
Kênh thông tin Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ
1.Đọc sách, giáo trình, tham khảo tài liệu
chuyên môn
2.Đọc báo, tạp chí kinh tế
3.Xem tivi
4.Nghe radio
5.Truy cập Internet
6.Tham dự các buổi hội thảo
7.Hoạt động khác (ghi rõ):
Câu 12: Theo bạn để nâng cao nhận thức và thái độ nghề nghiệp của sinh viên thì đó là trách nhiệm của ai?
a. Gia đình b. Nhà trường c. Xã hội d. Bản thân sinh viên
e. Ý kiến khác(ghi rõ):………………………
Câu 13:Bạn hãy đánh giá về khả năng phát triển, nhu cầu của xã hội và thu nhập của 1 số ngành nghề sau:
Nghề Khả năng phát triển Nhu cầu của xã hội Thu nhập
Rất
phát
triển
Phát
triển
Không
phát
triển
Rất
cần
thiết
Cần
thiết
Không
cần
thiết
Cao Trung
bình
Thấp
Quản trị DNTM
Marketing TM
Kế toán DNTM
Kinh doanh
Câu 14: Bạn hãy đánh giá mức độ quan trọng để thành công trong công việc của các yếu tố sau đối với nghề
bạn đang theo học:
Yếu tố Mức độ
Rất
quan
trọng
Quan
trọng
Có
phần
quan
trọng
Ít
quan
trọng
Không
quan
trọng
1.Say mê lãnh đạo, khả năng tự chủ cao, lạc quan
2.Năng lực tổ chức, lãnh đạo
3.Năng lực chuyên môn
4.Khả năng giao tiếp và đàm phán
5.Thành thạo ngoại ngữ, tin học
6.Tính hòa đồng, tôn trọng mọi người, công bằng trong
đánh giá
7.Dám mạo hiểm, quyết đoán, chấp nhận rủi ro
8.Hiểu biết tâm lý con người, biết dùng người
9.Kiên trì, tự tin, năng động, sáng tạo
10.Khả năng nghiên cứu thị trường, khuếch trương sản
phẩm, kỹ năng bán hàng,…
11.Kỹ năng lắng nghe hiệu quả, kỹ năng thuyết phục, kỹ
năng xử lý thông tin
12.Hiểu biết về tâm lý khách hàng và đối tác
13.Trung thực, coi trọng chữ tín
14.Cẩn thận, khách quan, thận trọng, có tính bảo mật
15.Yêu thích những con số
16.Kỹ năng ghi chép, thu thập, xử lý và cung cấp các
thông tin
17.Chịu đựng những áp lực công việc
18.Năng lực quan sát, phân tích, tổng hợp, khả năng diễn
đạt
19.Có tính độc lập cao trong công việc, đồng thời phải có
tinh thần tập thể
20.Có bản lĩnh, ý chí
21.Có tư duy kinh doanh
22.Hiểu biết thị trường, hàng hóa, khách hàng, đối thủ
cạnh tranh
23.Hiểu biết luật kinh doanh
24.Có hoài bão, khát vọng làm giàu chính đáng
25.Đạo đức kinh doanh
Câu 15: Bạn có học các môn bổ trợ cho nghề nghiệp của mình sau này không?
a. Ngoại ngữ b. Tin học c. Kỹ năng mềm
d. Môn khác(Ghi rõ):……………………………….
Câu 16: Hiện nay bạn có đi làm thêm không?
a. Có b. Không
Câu 17: Bạn đi làm thêm vì mục đích gì?
a. Kinh tế b. Áp dụng kiến thức vào thực tế c. Tích lũy kinh nghiệm
d. Rảnh rỗi nên làm cho vui e. Mục đích khác (Ghi rõ): ……………………
Câu 18:Công việc bạn đang làm thêm có liên quan đến nghề của bạn sau này không?
a. Hoàn toàn liên quan b.Liên quan một phần c .Hoàn toàn không liên quan
Câu 19:Bạn có hài lòng với các hoạt động định hướng nghề nghiệp trong trường CĐ. KTĐN không?
a.Rất hài lòng b.Hài lòng c. Ít hài lòng d. Không hài lòng
Câu 20 : Các bạn trả lời bằng cách chọn mức độ phù hợp với đánh giá riêng của bạn về đặc điểm NN
của các bạn đang theo học
Nội dung Mức độ đồng ý (ĐY)
Rất
đồng
ý
Đồng
ý
Lưỡng
lự
Không
đồng
ý
Rất
không
đồng
ý
1. Nghề mang tính thời thượng
2. Nghề có nhiều cơ hội rèn luyện bản lĩnh cá
nhân
3. Nghề có ích cho xã hội
4. Nghề có nhiều cơ hội học tập
5. Nghề có môi trường làm việc năng động,
sáng tạo
6. Nghề mang lại thu nhập cao
7. Nghề có nhiều cơ hội giao tiếp, mở rộng
quan hệ
8. Nghề phát huy được khả năng quan sát, phân
tích, tổng hợp, diễn đạt
9. Nghề phát huy được tính độc lập cao trong
công việc
10. Nghề dễ xin việc
11. Nghề có áp lực công việc cao
12. Nghề có nhiều yếu tố rủi ro
13. Nghề không chủ động được về mặt thời
gian
14. Nghề đòi hỏi phải có kiến thức tổng hợp
15. Nghề có thể lợi dụng những kẽ hở của pháp
luật
16. Nghề phải thường xuyên cập nhật thông tin,
kiến thức
17. Nghề đòi hỏi phải có sức khoẻ tốt
18. Nghề có nhiều phức tạp
19. Nghề không nhàn hạ
20. Nghề đòi hỏi chú trọng chữ tín
Phụ lục 3
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN
(Dành cho thầy/ cô)
Xin thầy /cô vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân như: thời gian công tác, chuyên
ngành giảng dạy
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Câu 1. Thầy /Cô thấy ý thức học tập của SV lớp thầy /Cô giảng dạy như thế nào?
Câu 2. Các bạn SV có hay hỏi thầy /cô về thông tin NN hay không?
Câu 3. Thầy /cô thấy sự hiểu biết của SV về NN các em đang theo học như thế nào?
Câu 4. Trường đã làm gì giúp SV nâng cao nhận thức và thái độ NN?
Câu 5. Thầy /cô nhận xét gì về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của trường?
Câu 6. Trong quá trình giảng dạy thầy /cô đã làm gì giúp SV nâng cao hiểu biết về NN các em
đang theo học?
Câu 7. Thầy /cô thấy công tác hướng nghiệp cho SV trong nhà trường như thế nào?
Câu 8. Thầy/cô có đề xuất gì trong công tác hướng nghiệp của nhà trường?
Phụ lục 4
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN
(Dành cho sinh viên)
Bạn vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây theo suy nghĩ của riêng bạn.
Giới tính: Nam Nữ
Tuổi: ………… Đang học lớp: ……..……….
Câu 1. Bạn đã chuẩn bị gì cho NN tương lai?
Câu 2. Bạn biết gì về NN bạn đang theo học?
Câu 3. Bạn có lo lắng gì cho NN sau khi ra trường không ?
Câu 4. Theo bạn cần làm gì để góp phần nâng cao hiểu biết về NN?
Câu 5. Bạn có hài lòng với hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường không?
Câu 6. Bạn nhận xét gì về chất lượng đào tạo của trường?
Câu 7. Bạn có để xuất gì trong công tác hướng nghiệp trong nhà trường?
Câu 8. Bạn nhận thức về thông tin NN nhờ ai?
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH020.pdf