KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY GIẢO CỔ LAM GYNOSTEMMA PENTAPHYLLUM,HỌ BẦU BÍ (CUCURBITACEAE)
ĐÀO THỊ NGỌC MINH
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Danh mục
Mục lục
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Tổng quan
Phần 3: Nghiên cứu
Phần 4: Thực nghiệm
Phần 5: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
M C L C
L I C M N
DANH M C CH VI T T T
M C L C
1. M U 1
2. T NGQUAN 2
2.1 Mô t th c v t 2
2.1.1 Vài nét v h Cucurbitaceae 2
2.1.2 Chi Gynostemma . 2
2.1.3 Gi i thi u v cây gi o c lam 2
2.2 Thành ph n hóa h c . 5
2.2.1 Các carotenoid 5
2.2.2 Các polysaccharid . 6
2.2.3 Các sterol 6
2.2.4 Các flavonoid 7
2.2.5 Các saponin . 7
2.3 Ho t tính sinh h c c a cây gi o c lam 15
3. NGHIÊN C U . 17
3.1 Gi i thi u chung 17
3.2 Bi n lu n và k t qu 17
3.2.1 H p ch t BM1 18
3.2.2 H p ch t BM2 22
3.2.3 H p ch t BM3 25
3.2.4 H p ch t BM4 28
3.2.5 H p ch t BM5 33
3.2.6 H p ch t BM6 37
3.2.7 c tính t bào c a các h p ch t cô l p c t cây gi o c lam . 42
4. TH C NGHI M . 44
Kh o sát thành ph n hóa h c cây gi o c lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: ào Th Ng c Minh CBHD: TS. Tr n Lê Quan
4.1 i u ki n th c nghi m . 44
4.2 Trích ly cao thô 45
4.3 Quá trình cô l p . 46
4.3.1 Kh o sát phân o n B2 47
4.3.2 Kh o sát phân o n B4 48
4.3.3 Kh o sát phân o n B6: . 49
4.3.4 Kh o sát phân o n B8: . 50
4.4 Th nghi m c tính t bào b ng ph ng pháp SRB . 52
4.4.1 Nguyên t c 52
4.4.2 Quy trình kh o sát ho t tính gây c b ng ph ng pháp SRB . 52
5. K T LU N 54
TÀI LI U THAMKH O
PH L C
15 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3294 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam gynostemma pentaphyllum, họ bầu bí (cucurbitaceae), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -2- CBHD: TS. Trần Lê Quan
2. TỔNG QUAN
2.1 Mô tả thực vật
2.1.1 Vài nét về họ Cucurbitaceae [1]
Họ Bầu bí (Cucurbitaceae) là họ thực vật chứa một số loài được biết
đến nhiều như bầu (Lagenaria siceraria), bí ngô (chi Cucurbita), mướp (chi Luffa),
dưa hấu (Citrullus vulgaris), dưa vàng (Cucumis melo) và dưa chuột (Cucumis
sativus).
Họ Bầu bí là một trong những họ quan trọng nhất trong việc cung cấp
thực phẩm trên thế giới, có 125 chi với khoảng 960 loài phân bổ rộng khắp, chủ yếu
tại khu vực nhiệt đới và ôn đới (ở Việt Nam có khoảng 50 loài). Phần lớn các loài
trong họ này là các loại dây leo sống một năm với hoa khá lớn và sặc sỡ.
2.1.2 Chi Gynostemma [2]
Chi Gynostemma cũng được gọi chung là giảo cổ lam. Hiện nay trên
thế giới có khoảng 21 loài thuộc chi này với năm loài đã được tìm thấy ở Việt Nam
trong đó có G. laxum (giảo cổ lam ba lá, cổ yếm lá bóng), G. pubescens (giảo cổ
lam bảy lá, thất diệp đởm), G. pentaphyllum (giảo cổ lam năm lá, ngũ diệp sâm)
2.1.3 Giới thiệu về cây giảo cổ lam
2.1.3.1 Tên gọi [2], [3], [4]
Giảo cổ lam có tên khoa học là G. pentaphyllum (Thunb.)
Makino thuộc họ Bầu bí (Cucurbitaceae), còn gọi là cam trà vạn, cây trường sinh,
cây cỏ thần kỳ, cây bổ đắng, sâm phương nam, dây lõa hùng, trường sinh thảo, ngũ
diệp sâm, phúc âm thảo, 绞股蓝 (jiaogulan, Trung Quốc), 甘茶蔓 (amachazuru,
Nhật Bản), dungkulcha (Hàn Quốc), cha-satun (Thái Lan).
2.1.3.2 Mô tả cây [2]
Giảo cổ lam là một loài cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua
cuốn đơn ở nách lá. Cây đực và cây cái riêng biệt. Lá kép hình chân vịt.
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -3- CBHD: TS. Trần Lê Quan
Hình 1: Lá cây giảo cổ lam Hình 2: Quả cây giảo cổ lam
Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh
hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có ba vòi nhụy. Cây ra hoa
vào tháng 7-8, có quả chín từ tháng 9 đến tháng 10.
Hình 3: Hoa cây giảo cổ lam
Quả khô hình cầu, đường kính 5 - 9 mm, khi chín màu đen.
2.1.3.3 Môi trường sống và thu hái [4]
Giảo cổ lam mọc tự nhiên ở độ cao 300–3200 m tại các cánh
rừng hoặc thung lũng trên núi, những nơi ẩm thấp như bên bờ suối, trong các bụi
cây, phân bố rộng rãi ở các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ,
Nepal, Bangladesh, Sri Lanka, Lào, Myanmar, Việt Nam.
Giảo cổ lam được lần đầu tiên phát hiện vào năm 1976 tại Nhật
Bản. Tuy nhiên, giảo cổ lam đã được các bộ lạc sống trên núi cao sử dụng từ hơn
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -4- CBHD: TS. Trần Lê Quan
500 năm trước đó với mục đích kéo dài tuổi thọ. Tuổi thọ bình quân của họ đạt
được rất cao đến gần trăm tuổi.
Ở Việt Nam, GS.TS. NGND Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu
trưởng trường đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm Bộ môn Dược liệu) lần đầu tiên
phát hiện thấy cây này trên núi Phanxipang (Lào Cai) vào năm 1997, sau đó được
GS.TS. NGND. Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác. Hiện nay, giảo cổ
lam cũng đã được tìm thấy trên những vùng núi cao ở các tỉnh phía Bắc như Cao
Bằng, Thái Nguyên, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình.
2.1.3.4 Tính vị và công năng [4], [5], [6]
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, giảo cổ lam có vị đắng, tính
bình, cường dương, bổ âm với rất nhiều tác dụng như:
ü Tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống viêm và nhiễm
trùng
ü Tác dụng làm hạ mỡ máu, nhất là giảm cholesterol toàn
phần, ngăn ngừa xơ vữa mạch máu, chống huyết khối và bình ổn huyết áp, phòng
ngừa các biến chứng tim mạch, não.
ü Chống lão hoá, giảm căng thẳng mệt mỏi, giúp tăng lực,
tăng khả năng làm việc. Tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sự hình thành và phát
triển của khối u.
ü Giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, tăng cường máu lên não,
ngăn ngừa chứng lú lẫn ở người già.
ü Rất tốt cho tế bào gan, tăng cường chức năng giải độc
của gan
ü Điều chỉnh rối loạn chuyển hoá mỡ nên làm giảm béo
tốt, nhất là béo bụng, đùi.
Hiện nay ở Việt Nam, giảo cổ lam đã được sử dụng như một
loại thực phẩm chức năng bào chế dưới các dạng trà túi lọc, viên nang, chai nước
giải khát rất thuận tiện cho người tiêu dùng.
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -5- CBHD: TS. Trần Lê Quan
2.2 Thành phần hóa học
Chi Gynostemma nổi tiếng với thành phần saponin trong đó nhiều loại
saponin rất giống với thành phần saponin có trong nhân sâm, có tác dụng rất tốt cho
sức khỏe về phòng ngừa và chữa bệnh. Khi so sánh hàm lượng saponin giữa một số
loài cùng chi, loài G. pentaphyllum được biết đến với hàm lượng saponin cao nhất
trong chi này, kế đến là G. pubescens và thấp nhất là G. longipes [7]
Thành phần hóa học chủ yếu của giảo cổ lam là saponin và flavonoid. Các
saponin trong cây giảo cổ lam (còn gọi là gypenosid hay gynosaponin) có cấu trúc
triterpen khung dammaran, trong đó có nhiều hợp chất đã được xác định có trong
thành phần saponin trong nhân sâm và tam thất. Ngoài ra, giảo cổ lam còn chứa các
carotenoid, polysaccharid, sterol, các acid amin tan trong nước, nhiều vitamin và
các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. [6]
2.2.1 Các carotenoid [8], [9]
Vai trò của các carotenoid đã được chứng minh có tác dụng ngăn
ngừa các căn bệnh mãn tính. Ví dụ như lutein làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm
vàng và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, lycopen và β-caroten ức chế sự tổng
hợp các cholesterol, do đó có khả năng làm tăng sự thoái biến các lipoprotein có
phân tử lượng thấp.
Năm 2004, H. L. Liu và các cộng sự đã xác định một số carotenoid có
trong cây giảo cổ lam bằng phương pháp HPLC, trong đó nhiều nhất là trans-lutein,
kế đến là cis-lutein, các carotenoid như neochrom, neoxanthin, trans-α-caroten,
auroxanthin, violaxanthin, luteoxanthin, β-cryptoxanthin, các đồng phân cis- và
trans-β-caroten.
OH
HO
H
1 trans-Lutein
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -6- CBHD: TS. Trần Lê Quan
2.2.2 Các polysaccharid [10]
Năm 2008, tác giả Xingbin Yang và các cộng sự đã xác định được
rằng glucose là monosaccharid chiếm nhiều nhất trong tổng lượng đường hiện diện
trong cây giảo cổ lam với 23.2 %, kế đến là galactose chiếm 18.9 %, arabinose 10.5
%, rhamnose 7.7%, acid galacturonic 4.7 %, xylose 3.9 %, mannose 3.1 %, và acid
glucuronic 1.2 %, ngoài ra còn có một lượng nhỏ ribose và fucose.
2.2.3 Các sterol [6], [11], [12]
Năm 1989, tác giả Marino và các cộng sự đã xác định trong cây giảo
cổ lam có sự hiện diện của các sterol thường gặp như ergostanol, sitosterol và
stigmasterol với hàm lượng rất thấp (khoảng 0.0001%). Các dẫn xuất thế 24,24-
dimetylcholestanol cũng được Akihisa tìm thấy vào năm 1988-1989 trong các loại
cây thuộc họ Cucurbitaceae. Chondrillasterol (2) và spinasterol (3), hai xuyên lập
thể phân tại C-24, là hai sterol chính có trong cây này. Ngoài ra, các acetylen sterol
đầu tiên (4, 5, 6, 7) cũng được cô lập từ cây giảo cổ lam vào năm 1989.
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -7- CBHD: TS. Trần Lê Quan
2.2.4 Các flavonoid [6], [13]
Sự hiện diện của nhiều flavonoid trong cây giúp cho giảo cổ lam có
hoạt tính sinh học cao, có khả năng chống lão hóa, rất tốt cho sức khỏe. Năm 1989,
Fang và Zeng đã cô lập được rutin và ombuosid (8a). Quercetin và ombuin (8b)
cũng được xác nhận. Bên cạnh đó, vitexin (9) lần đầu tiên được cô lập từ cây giảo
cổ lam bởi Yin và các cộng sự.
2.2.5 Các saponin [7], [14]
Tổng hàm lượng saponin trong cây giảo cổ lam khô vào khoảng 2.4%.
Hàm lượng này cao nhất trước khi cây ra hoa. Ngoài ra, khi thu hái cây vào những
thời điểm khác nhau hay tại những vùng đất khác nhau thì tổng hàm lượng saponin
cũng sẽ khác nhau.
Từ năm 1976 đến nay các nhà khoa học trên thế giới, chủ yếu từ Nhật
Bản và Trung Quốc, đã cô lập được trên 100 triterpen saponin từ cây giảo cổ lam.
Các saponin này được gọi là gypenosid (gypenosid I – LXXIX) hay gynosaponin.
Cấu trúc của các gypenosid chủ yếu có khung sườn dammaran cũng là khung sườn
chính của các saponin hiện diện trong nhân sâm. Có tám ginsenosid của nhân sâm
cũng được cô lập từ giảo cổ lam. Đó là các triterpen saponin có khung
protopanaxadiol ginsenosid Rb1, Rb3, Rd, F2, Rg3, malonyl-Rb1, malonyl-Rd và một
ginsenosid có khung protopanaxatriol là ginsenosid Rf. Gypenosid XVII, IX (cũng
là notoginsenosid Fd) và XV cũng được tìm thấy trong cây tam thất P. notoginseng,
trong khi gypenoside XVII và IX được tìm thấy trong cây sâm Mỹ P.
quinquefolium. Các ginsenosid này chiếm khoảng 25% tổng saponin có trong cây
giảo cổ lam.
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -8- CBHD: TS. Trần Lê Quan
Khung triterpen dammaran của các aglycon saponin có trong cây giảo
cổ lam có thể có mạch nhánh hở (hình 4) hay mạch nhánh vòng (hình 5). Nhóm
chức thường gặp nhất là nhóm hydroxyl, thường thấy xuất hiện ở C-3, C-20, C-21
và C-25, ít gặp hơn là ở C-2, C-12, C-19 và C-24. Các nhóm chức khác như nối đôi
(ở C-23, C-24 và C-25), aldehid (ở C-19) và keton (ở C-12) cũng thấy xuất hiện
trong một vài hợp chất. Các đơn vị đường có trong các saponin này chủ yếu là b-D-
glucopyranose, b-D-xylopyranose, a-L-arabinopyranose và a-L-rhamnopyranose,
thường thấy ở vị trí C-3 (có cấu hình b), ở C-20 và C-21.
Hình 4: Cấu trúc khung dammaran với mạch nhánh hở
Trong đó R1-R7 có thể là:
R1 R2 R3 R4 R5 R6 R7
H H CH3 H CH3 CH3 a
Glycosid* OH CH2OH OH CH2OH OH b
CHO =O OH CH2OH c
O-glycosid* CH2-O-glycosid* d
e
f
g
h
i
* Các đơn vị đường như glucopyranose, arabinopyranose, xylopyranose,
rhamnopyranose
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -9- CBHD: TS. Trần Lê Quan
R3
R1 O
R2
R4 R5
2829
1 9
18 17
30
O
OH
O
HO
OH
O
O
O
R6R6
OHHO
O
R6
20
20
R5
j
l
n
k
m
Hình 5: Cấu trúc khung dammaran với mạch nhánh vòng
Trong đó R1-R6 có thể là:
R1 R2 R3 R4 R5 R6
H H CH3 H j H
Glycosid * OH k OH
l OAc
m
n
* Các đơn vị đường như glucopyranose, arabinopyranose, xylopyranose, rhamnopyranose
Năm 1996, từ dịch trích metanol của phần thân cây giảo cổ lam, tác
giả Lihong Hu và các cộng sự đã cô lập được ba triterpen saponin mới (10-12) cùng
với một saponin đã được biết trước đó (13). Cấu trúc của các hợp chất này được
chứng minh bằng phương pháp hóa học và các phương pháp phổ nghiệm. Aglycon
của hợp chất 10 và 11 có khung 12-oxo-2α,3β,20(S)-trihydroxydammar-24-en. [15]
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -10- CBHD: TS. Trần Lê Quan
O
OHO
HO
OH
O O
HO
OH
HO
OH
HO
O O
HO
HO
OH
O
OHO
HO
R
OH
O
R
O
OHO
HO
OH
O O
HO
OH
HO
OH
O O
HO
HO
OH
OH
O
10 R = CH3
11 R = H
12 R = CH2OH
13 R = CHO
Vào năm 2003, từ phần thân cây giảo cổ lam, tác giả Xin Liu và các
cộng sự đã cô lập được năm saponin mới có mạch nhánh kiểu ocotillon đặt tên là
gynosid A-E (14-18) và mười saponin khung dammaran khác. Cấu trúc của các hợp
chất mới được xác định bằng phương pháp phân tích phổ NMR và thủy giải acid.
Riêng cấu trúc và lập thể của gynosid A (14) được xác nhận bằng phương pháp
nhiễu xạ tia X. [16], [17]
Năm 2004, tác giả Åke Norberg và các cộng sự, trong đó có các nhà
khoa học Việt Nam đã cô lập được một gypenosid mới, đặt tên là phanosid (19).
Phanosid với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin (in vitro) ở mức gấp 10 lần khi
lượng glucose là 3.3 mM và có khả năng kích tạo insulin ở mức gấp 4 lần khi mức
glucose là 16.7 mM. Ở mức đường huyết trên, 2 µM hoạt chất glibenclamid, một
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -11- CBHD: TS. Trần Lê Quan
thuốc tân dược được sử dụng trong điều trị tiểu đường, chỉ có khả năng kích tạo
insulin gấp hai lần. Khi cho chuột uống phanosid (40 và 80 mg/ml), khả năng hấp
thụ glucose được cải thiện đáng kể và mức insulin huyết thanh cũng được tăng
cường. [18]
O
HO O
O
HO OH20
2122
23
O
HO
HO
OH
O
HO
O
HO
OH
O
HO
19
Cũng trong năm 2004, tác giả Feng Yin và các cộng sự đã cô lập được
ba gypenosid mới (20-22) cùng với ba hợp chất khác đã được công bố trước đó (23-
25). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định bằng các phương pháp phổ
nghiệm. [13]
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -12- CBHD: TS. Trần Lê Quan
Năm 2005, tác giả Feng Yin và các cộng sự đã cô lập được sáu hợp
chất triterpen saponin mới (26-31) có khung 21,23-lacton từ dịch trích metanol của
phần thân cây giảo cổ lam. Cấu trúc các hợp chất này được xác định bằng phương
pháp thoái biến hóa học và các phương pháp phân tích phổ NMR. [19]
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -13- CBHD: TS. Trần Lê Quan
3
26 R1 = Rha R2 = Xyl R3 = Ac
27 R1 = Rha R2 = Xyl R3 = H
28 R1 = Rha R2 = Glc R3 = H
O
HO
O
20
21
24
22
25
18
17
O
R2O
O
HO
R1O
O
HO
HO
OR3
O
OR2O
OR1
HO
OR3 3
O
HO
O
20
21 24
22
25
18
17
O
29 R1 = H
30 R1 = H
31 R1 = Ac
R3 = Ac
R3 = H
R3 = Ac
R2 = Xyl
R2 = Xyl
R2 = Xyl
Cùng năm 2005, tác giả Tom Hsun-Wei Huang và các cộng sự đã tìm
ra được gynosaponin TR1 (32) trích từ giảo cổ lam có khả năng hoạt hóa receptor X
của gan (LXR), một receptor đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nồng độ
cholesterol, mở ra triển vọng điều trị bệnh xơ vữa động mạch. [20]
HO
OH
O
HO
HO
R2O
O
HO
OH
HO
32
Năm 2006, tác giả Feng Yin và các cộng sự đã cô lập được chín hợp
chất saponin mới (33-41) có khung dammanran từ dịch trích metanol của phần thân
cây giảo cổ lam mọc hoang ở Trung Quốc. Cấu trúc của các hợp chất này được xác
định bằng phương pháp phân tích phổ NMR và phương pháp thoái biến hóa học.
Đặc biệt, các hợp chất 38-41 là những ví dụ đầu tiên của khung 21,24-
cyclopentyldammaran, trong đó có liên kết C-C giữa C-21 và C-24 thay vì liên kết
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -14- CBHD: TS. Trần Lê Quan
eter giữa hai carbon này như 33-37. Các hợp chất 33, 36, và 40 có hoạt tính kháng
các tế bào ung thư dạ dày SGC-7901 và tế bào ung thư gan BEL-7402. [21]
Năm 2006, tác giả Tom Hsun-Wei Huang và các cộng sự đã chứng
minh được rằng dịch trích của G. pentaphyllum và thành phần chính của nó,
gypenosid XLIX (42), có tác dụng kháng viêm bằng cách ức chế sự hoạt hóa NF-
kB do lipopolysaccarid (LPS) trong đại thực bào của chuột. [22]
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -15- CBHD: TS. Trần Lê Quan
2.3 Hoạt tính sinh học của cây giảo cổ lam [6], [23], [24]
Hoạt tính sinh học của cây giảo cổ lam chủ yếu là do thành phần saponin, vì
vậy, saponin đã trở thành đối tượng của rất nhiều những nghiên cứu về giảo cổ lam
trên thế giới. Và cũng vì những tác dụng đa dạng mà cây giảo cổ lam còn được gọi
là cây trường sinh.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy dịch trích nước của giảo cổ lam có tác dụng
làm giảm nồng độ lipid và cholesterol trong máu của chuột. Gynosaponin với liều
200 mg/kg làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cũng như nồng độ LDL và
VLDL trên chuột, đồng thời làm tăng tỷ lệ HDL/LDL.
Những nghiên cứu lâm sàng cho thấy G. pentaphyllum có hiệu quả trong
chữa trị lão hóa, chứng đau nửa đầu, hen suyễn mãn tính, viêm gan B, đau dạ dày
mãn tính. Từ đó, cho thấy giảo cổ lam có khả năng cải thiện và điều hòa quá trình
chuyển hóa lipid.
Giảo cổ lam cũng có tác dụng trên hệ tim mạch. Gypenosid tổng tiêm nội
phúc mạc trên thỏ với liều 100 mg/kg làm giảm nhồi máu cơ tim gây ra do thắt
động mạch vành và ức chế sự tăng nồng độ acid béo tự do sau nhồi máu cơ tim.
Gypenosid ở nồng độ 50, 100 và 200 mg/mL thể hiện hoạt tính bảo vệ đối với tế bào
cơ tim bằng cách ức chế tổn thương gây bởi glucose và sự thiếu hụt oxygen cũng
như ức chế sự giải phóng creatin phosphokinase và lactat dehydrogenase. Tiêm tĩnh
mạch gypenosid (5 và 10 mg/kg) vào chó cũng làm tăng lưu lượng máu qua động
mạch vành.
Gần đây, nghiên cứu cũng cho thấy gypenosid ức chế sự tổng hợp nitrit của
đại thực bào RAW 264.7 kích thích bởi LPS. Nghiên cứu sâu hơn cho thấy
gypenosid ức chế hoạt tính và sự sao chép gen iNOS bằng cách giảm hoạt tính của
NF-kB. Sự ức chế sinh tổng hợp NO bằng cách ức chế sự thể hiện gen của iNOS
hoặc hoạt tính của nó là một mục tiêu quan trọng trong việc điều khiển một số bệnh
lý như viêm và xơ cứng động mạch. Những kết quả này cho thấy tầm quan trọng
của các gypenosid trong việc điều khiển sinh tổng hợp NO.
Khảo sát thành phần hóa học cây giảo cổ lam Gynostemma pentaphyllum
HVCH: Đào Thị Ngọc Minh -16- CBHD: TS. Trần Lê Quan
Saponin toàn phần trích từ G. pentaphyllum ở liều 100 mg/kg bằng đường
miệng trong hai tuần làm giảm đáng kể đường huyết trên chuột tiểu đường gây ra
do streptozotocin. Phanosid (19) từ giảo cổ lam có khả năng tăng tiết insulin từ
tuyến tụy của chuột. Phanosid với liều uống 40 và 80 mg/kg cải thiện dung nạp
glucose và làm tăng nồng độ insulin trong máu trên chuột.
Giảo cổ lam còn có tác dụng tăng cường miễn dịch. Gypenosid 200 và 400
mg/kg có tác dụng ngăn chặn sự làm teo các cơ quan miễn dịch do
cyclophosphamid.
Gypenosid còn có hoạt tính bảo vệ gan do CCl4 với liều 50 mg/kg s.c.
Dịch trích từ G. pentaphyllum còn cho thấy có tác dụng chống mệt mỏi, làm
tăng tuổi thọ trên động vật thử nghiệm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy gypenosid toàn phần của cây giảo cổ lam an toàn,
không có độc tính và phản ứng phụ. LD50 trên chuột cống là 1.85 g/kg gypenosid
tổng được tiêm nội phúc mạc. 8 g/kg gypenosid bằng đường miệng trên chuột cống
trong một tháng cũng không có độc tính và phản ứng phụ.
Những kết quả này cho thấy giảo cổ lam là một loại cây thuốc với nhiều tác
dụng quý báu, an toàn.