KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI PHIÊU SINH ĐỘNG VẬT NGOẠI LAI TRONG NƯỚC DẰN TÀU TẠI CÁC CẢNG THUỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VIỆT QUỐC
Trang nhan đề
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục
Tóm lược
Giới thiệu
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương 2: Vật liệu, vị trí thu mẫu, phương pháp thu mẫu, phân tích mẫu
Chương 3: Kết quả thu mẫu và phân tích mẫu
Chương 4: Thảo luận
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
i
Danh mục hình ảnh
ii
Danh mục bảng
iii
Danh mục biểu đồ
iv
Tóm lược
v
Giới thiệu
1
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2
1.1 Nước dằn tàu, hệ thống nước dằn và những rủi ro do
nước dằn tàu gây ra
2
1.1.1 Nước dằn tàu ( Ballast Water)
2
1.1.2 Các loại tàu và nơi đặt khoang chứa nước dằn tàu
5
1.1.3 Những rủi ro do nước dằn tàu gây ra
6
1.1.4 Những ví dụ điển hình về loài ngoại lai xâm lấn qua con đường
nước dằn tàu
8
1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
12
1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
18
Chương 2 - VẬT LIỆU, VỊ TRÍ THU MẪU, PHƯƠNG PHÁP THU MẪU, PHÂN TÍCH
MẪU
20
2.1 Vật liệu
20
2.2 Vị trí thu mẫu
21
2.3 Phương pháp thu mẫu
22
2.3.1 Các thủ tục hành chính
22
2.3.2 Số lượng người thu mẫu
22
2.3.3 Các vị trí thu mẫu trên tàu
23
2.3.4 Các bước và kỹ thuật thu mẫu
26
2.4 Phương pháp phân tích mẫu
31
2.4.1 Phân tích mẫu tại hiện trường
31
2.4.2 Phương pháp phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm
33
2.5 Phương pháp phân tích phiêu sinh động vật ngoại lai trong nước dằn tàu
36
Chương 3 - KẾT QUẢ THU MẪU VÀ PHÂN TÍCH MẪU
37
3.1 Kết quả thu mẫu ngoài thực địa
37
3.2 Nguồn gốc mẫu nước theo quốc gia
38
3.3 Kết quả chỉ tiêu lí – hóa học của mẫu nước dằn và mẫu nước tại cảng
39
3.4 Kết quả phân tích thành phần loài phiêu sinh động vật trong mẫu nước
dằn tàu và mẫu nước sông tại các cảng
43
3.5 Kết quả phiêu sinh động vật ngoại lai trong mẫu nước dằn tàu
48
Chương 4 - THẢO LUẬN
49
4.1 Phương pháp thu mẫu nước dằn tàu
49
4.2 Nguồn gốc của mẫu nước dằn tàu
49
4.3 Các chỉ tiêu lý – hoá học mẫu nước dằn tàu
50
4.4 Mối tương quan giữa thành phần phiêu sinh động vật và thời gian trong
mẫu nước dằn tàu
53
4.5 Thành phần loài phiêu sinh động vật lạ trong nước dằn
55
4.6 Đánh giá tác động của phiêu sinh động vật lạ với cảng và hệ thống
sông Sài Gòn.
70
Chương 5 - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
73
PHỤ LỤC
22 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát thành phần loài phiêu sinh động vật ngoại lai trong nước dằn tàu tại các cảng thuộc thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
49
Chương 4 - THẢO LUẬN
4.1 Phương pháp thu mẫu nước dằn tàu
Trong các phương pháp thu mẫu nước dằn tàu, phương pháp thu mẫu bằng bơm tay
qua các Souding Pipe được xem là hiệu quả nhất, chiếm 88,5% số lượng mẫu,
phương pháp này có ưu điểm là chủ động hơn phương pháp sử dụng máy bơm của
tàu và mở Main Hold và có thời gian thu mẫu ngắn hơn so với bơm máy.
4.2 Nguồn gốc của mẫu nước dằn tàu
Theo thông tin khai báo của thuyền phó về nơi lấy nước dằn tàu, nguồn gốc của
nước dằn tàu chủ yếu tập trung ở 2 khu vực: Đông Á và Nam Á. Trong 200 mẫu thì
sống lượng mẫu có nguồn gốc từ các cảng của Trung Quốc nhiều nhất chiếm 29%,
Biển Đông 10%. Trong 78 mẫu có sự xuất hiện phiêu sinh động vật thì số lượng
mẫu nhiều nhất từ các cảng Trung Quốc 26,9%, Biển Đông 16,7%. Điều này cho
thấy, thành phần loài phiêu sinh động vật có trong mẫu nước dằn tàu khá tương
đồng với điều kiện sinh thái của Việt Nam (biểu đồ 3.2).
Theo thông tin khai báo thì mẫu nước được lấy ở các cảng vùng cửa sông: Klang –
Malaysia, Yangon - Myanma, Nagoya - Nhật Bản, Mumbai - Ấn Độ, Shanghai -
Trung Quốc… hoặc cảng biển và ven biển: Sikka - Ấn Độ, Laem Chabang -Thái
Lan. Môi trường nước vùng cửa sông là nơi có sự đa dạng sinh học rất lớn và điều
kiện sinh thái của các cảng trong 2 khu vực trên khá tương đồng với các môi trường
nước vùng cửa sông của Việt nam, nên sự thích nghi, phát triển và xâm lấn của
phiêu sinh vật là rất có thể.
Khi so sánh giữa chỉ tiêu về độ mặn đo được của các mẫu nước dằn tàu và tờ khai
báo của thuyền phó về nguồn gốc nước dằn, nhận thấy có sự sai lệch về vị trí lấy
nước dằn tàu, ví dụ như tàu có số IMO: 9127423, 9167679, 9140061, 9262156,
9262156, 9140061 các tàu này khai báo lấy nước tại Biển Đông nhưng khi đo lại có
50
độ mặn lần lượt là 1,4‰, 8,4‰, 8,8‰, 12,9‰, 16,6‰, 17‰. Điều này, chứng tỏ
mẫu nước dằn thu được có nguồn gốc tại một cảng hoặc một vùng nước lợ nào đó.
Những thông tin về vị trí lấy mẫu nước dằn thu thập được cũng không cụ thể, do
nhóm thu mẫu chỉ ghi nhận lại những thông tin cung cấp từ thuyền phó của tàu.
4.3 Các chỉ tiêu lí – hoá học mẫu nước dằn tàu
Độ mặn
Độ mặn của mẫu nước dằn tàu được đo có biên độ rộng 0,02‰ – 38,9‰ (biểu đồ
3.3), đây cũng là một chỉ số sinh thái quan trọng vì chỉ số này cho thấy nguồn nước
dằn tàu mang sinh vật từ nhiều hệ sinh thái khác nhau: hệ sinh thái nước ngọt nội
địa, hệ sinh thái nước lợ cửa sông, hệ sinh thái nước mặn ven bờ, hệ sinh thái nước
mặn biển khơi. Chính sự đa dạng về nguồn gốc sinh thái của mẫu nước dằn làm
tăng thêm tính rủi ro và áp lực nhiều hơn, khi mà các nguồn nước này được xả bỏ
vào các hệ sinh thái cảng khác nhau.
Trong 200 mẫu nước dằn có tới 67% mẫu nước lợ trong đó 64% mẫu có mang
phiêu sinh động vật trong tổng số 78 mẫu (biểu đồ 3.4) .Theo khuyến cáo của tổ
chức IMO thì mẫu nước dằn tàu nên được lấy là nước biển ngoài khơi, không nên
lấy nước dằn tàu vùng cửa sông và vùng nước cạn, nếu làm như vậy sẽ giúp hạn chế
được sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, do nước biển khơi có tính đa dạng loài
thấp hơn.
Dựa vào kết quả biểu diễn đồ thị độ mặn của mẫu nước dằn tàu và mẫu nước tại các
cảng (biểu đồ 3.3), cho thấy khoảng dao động độ mặn của nước ở cảng nằm trong
khoảng dao động độ mặn của mẫu nước dằn tàu, điều này cũng là bằng chứng cho
sự tương đồng về nguồn gốc sinh thái của mẫu nước dằn tàu bên ngoài Việt Nam so
với môi trường nước tại các cảng có tiến hành thu mẫu. Qua việc thu thập số liệu,
nhận thấy độ mặn của vùng nước hạ lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai [5] là khá tương
51
đồng với biên độ mặn của nước dằn. Do đó theo yếu tố độ mặn cho thấy vùng hạ
lưu sông Sài Gòn - Đồng Nai là vùng có nhiều nguy cơ bị xâm hại hơn.
Hai mẫu nước dằn có độ mặn cao 38,4‰ (IMO 9009085) và 38,9‰ (IMO
9150860), Có thể do các nguyên nhân sau:
• Mẫu có độ mặn 38,4‰ (IMO 9009085) mẫu được lấy tại cảng Sikka của Ấn
Độ, đây là một cảng biển, mẫu có độ mặn 38,9‰ (IMO 9150860) được lấy
tại biển Đông.
• Thời gian mẫu nước được giữ trong khoang cho đến ngày lấy: mẫu có độ
mặn 38,4‰ từ 18/10/2008 – 4/11/2008 và mẫu có độ mặn 38,9‰ 7/11/2008
– 30/12/2008, có thể một phần nước đã bốc hơi làm gia tăng nồng độ muối
trong nước.
• Việc bơm nước dằn tàu vào có thể trộn lẫn với phần nước lắng tụ còn trong
khoang, phần nước này có thể có nồng độ muối lớn, do được tích tụ qua
nhiều lần tàu bơm và xả nước dằn lấy tại biển.
Độ mặn 24,2‰ đo tại cảng Bến Nghé ngày 30/10/2008 có sự chênh lệch lớn so
với độ mặn ở các lần đo 0,1‰ ngày 16/09/2008, 0,2‰ ngày 23/09/2008, 0,3‰
ngày 9/10/2008. Sự chênh lệch lớn của độ mặn này là do sai số do thiết bị đo.
Do vậy, độ mặn của mẫu nước cảng Bến Nghé sẽ nằm trong khoảng dao động
0,1 – 0,3‰ và có giá trị sai số 24,2 ‰
Nồng độ oxygen hoà tan, nhu cầu oxy sinh hoá, pH
Nồng độ oxygen hoà tan
Trong 200 mẫu nước dằn tàu và 78 mẫu có sự hiện diện của phiêu sinh động vật
chủ yếu nằm trong khoảng 6 – 8 mg O2/l (biểu đồ 3.5), nồng độ oxygen hoà tan
trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ
sinh, côn trùng, ...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do
quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm
52
[43]. Tuy nhiên, nồng độ oxygen đo được trong mẫu nước dằn tàu sẽ thấp hơn
rất nhiều so với số liệu ghi nhận được, do không thể đo trực tiếp DO trong
khoang nước dằn. Việc đo được thực hiện gián tiếp bằng cách bơm mẫu nước
vào các xô và đo. Do vậy, một phương pháp đo đạc chính xác hơn để loại bỏ đi
những sai số cần được nghiên cứu.
Mặc dù ở những điều kiện nồng độ oxygen rất thấp, nhưng vẫn phát hiện có sự
hiện diện của phiêu sinh động vật, đặc biệt là những loài phiêu sinh động vật
sống đáy Amphiascus sp. trong mẫu IMO 212782000 (No.1), 9146780, 9386706
có lượng oxygen hoà tan nhỏ hơn 2 mgO2/l, trong mẫu IMO 212782000 (No.1)
có số lượng 30 cá thể/20l nước dằn, sự tồn tại của loài này do chúng là những
loài sống đáy nên nhu cầu về oxygen thấp. Ngoài ra, trong điều kiện nồng độ
oxygen 0 mg/l trong mẫu IMO 9153070, phát hiện 2 loài Hemicyclops sp.,
Paracalanus sp.
Nhu cầu oxygen sinh hoá
Là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ, vì vậy xác định
tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo
quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có
ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng
các vi sinh vật [43], theo tiêu chuẩn về BOD5 nước tự nhiên là 4-10 mg O2/l, và
nguồn nước tự nhiên bị coi là bị ô nhiễm trên 15 mg O2/l [44]. Trong các mẫu
nước dằn tàu có tới 24,5% mẫu có BOD5 trên 15mg O2/l, BOD5 cao nhất đo
được ở mẫu IMO 9175858 có 217,45 mg O2/l (biểu đồ 3.6). Khi so sánh BOD5
của mẫu nước dằn tàu và mẫu nước ghi nhận được tại các cảng, nhận thấy BOD5
của các cảng cao hơn so với BOD5 của mẫu dằn tàu và cao hơn 15mg O2/l. Khi
so sánh với tiêu chuẩn BOD5 của tiêu chuẩn chất lượng nước bề mặt của Việt
Nam TCVN 5942:1995 [45], cho thấy chất lượng nước của các cảng đều bị ô
nhiễm nghiêm trọng.
53
pH
pH của mẫu nước dằn có phiêu sinh động vật khá kiềm tính dao động 7- 8, đây
là pH thường gặp ở những vùng nước cửa sông, ven biển và biển.
4.4 Mối tương quan giữa thành phần phiêu sinh động vật và thời gian
trong mẫu nước dằn tàu
Dựa trên số liệu khai báo về thời gian lấy mẫu nước dằn của các tàu và thời gian
tiến hành thu mẫu, tiến hành xem xét mối tương quan của số lượng loài và thời
gian nhằm cho thấy khả năng sống sót của loài theo thời gian trong mẫu nước
dằn. Số lượng loài là những phiêu sinh động vật được định danh đến mức loài,
giống hoặc ấu trùng và bỏ đi mẫu mà chỉ có sự hiện diện của vỏ Ostracoda IMO
9159098 (No.3S), vì sự hiện diện của vỏ Ostracoda chỉ cho biết đã có sự hiện
diện của loài này trong mẫu trước đây mà không phản ánh được khả năng sống
sót của loài theo thời gian. Mối tương quan được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây
:
Số Lượng Loài Theo Thời Gian
0
50
100
150
200
250
0 2 4 6 8 10 12 1
Số Lượng
N
gà
y
4
Biểu đồ 4 Mối tương quan giữa số lượng loài theo thời gian
54
Dựa trên đồ thị, nhận thấy có sự tỷ lệ nghịch số lượng loài theo thời gian, trong
khoảng thời gian dưới 100 ngày thì số lượng loài nhiều nhất. Số lượng loài nhiều
trong những mẫu có khoảng thời gian ngắn như: IMO 8318374 có 12 loài, thời gian
tồn tại tới ngày thu mẫu là 5 ngày, IMO 9140061 có 10 loài, thời gian tồn tại tới
ngày thu mẫu là 63 ngày, IMO 9306251 (No.FPT) có 8 loài, thời gian tới ngày thu
mẫu là 31, IMO 9332717 (No.6) có 6 loài, thời gian tồn tại tới ngày thu mẫu là 8
ngày…Số lượng loài thấp ở những mẫu có thời gian tồn tại dài như: IMO 9159098
(Heeling TK - P) có 1 loài, có thời gian tồn tại tới ngày thu mẫu là 212 ngày, IMO
9140061 có 1 loài, thời gian tồn tại tới ngày thu mẫu là 199 ngày, IMO 9444986
(No. 4P) có 4 loài, thời gian tồn tại tới ngày thu mẫu là 159 ngày. Sự giảm số lượng
loài phiêu sinh động vật theo thời gian là do sự khác biệt về điều kiện sinh thái
trong khoang nước dằn và sinh thái của loài. Các phiêu sinh động vật sống trong
khoang nước dằn chịu nhiều áp lực về sự thiếu oxygen, sự giới hạn nguồn thức ăn
và các chất độc được giải phóng trong khoang nước dằn tàu. Theo Calton (1985)
trong khoang nước dằn tàu, không có ánh sáng nên số lượng loài phiêu sinh thực vật
giảm, làm giảm nguồn thức ăn của phiêu sinh động vật dựa trên phiêu sinh thực
vật, nhưng ngược lại vi sinh vật phân huỷ và ấu trùng không dinh dưỡng, ấu trùng
có nguồn dinh dưỡng dự trữ vẫn có khả năng sống sót tốt hơn [36].
Khả năng sống sót của những loài trong mẫu nước dằn tàu như Copepodis của
Calanoida IMO 9159098 (Heeling TK-P) có thời gian tồn tại tới ngày thu mẫu là
212 ngày, Pseudodiaptomus japonicus IMO 9140061 thời gian tồn tại tới ngày thu
mẫu là 199 ngày, Oncaea conifera, Paracalanus gracilis, Amphiascus sp., Acartia-
sp. (juvenile) IMO 9444986 (No.4P) thời gian sống sót tới ngày lấy mẫu là 159
ngày. Nếu như những thông tin cung cấp thời gian của tàu là chính xác thì khả năng
sống sót của những loài này là do chúng sinh trưởng và phát triển lên từ giai đoạn
ấu trùng không dựa trên nguồn thức ăn là tảo hoặc những ấu trùng này có nguồn
dinh dưỡng dự trữ, chúng có khả năng thích nghi tốt với sự thiếu oxygen như loài
sống đáy Amphiascus sp.. Ngoài ra trong quá trình phân tích mẫu cũng tìm thấy
55
nhiều hợp tử của Amphiascus sp., Pseudodiaptomus sp.. Điều này giải thích cho sự
dao động của đồ thị tại một số điểm không theo mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa số
lượng loài và thời gian.
4.5 Thành phần loài phiêu sinh động vật lạ trong nước dằn tàu
Phiêu sinh động vật được xem là lạ trong luận văn này là những loài phiêu sinh
động vật sau khi được so sánh với các tài liệu và số liệu thu thập được (mục 2.5)
không thấy xuất hiện ở khu vực cảng thành phố Hồ Chí Minh.
Một số loài phiêu sinh động vật được xem là lạ như Amphiacus sp.,
Pseudodiaptomus sp. dù đã được giải phẫu chân số 5 để phân loại nhưng do nguồn
tài liệu không đủ nên chúng tôi cũng không thể phân loại 2 loài này được (hình
4.1& 4.13)
Sự mô tả về các khu vực phân bố của những loài phiêu sinh động vật lạ này được
thu thập từ nguồn thông tin chủ yếu từ Internet nên có thể cũng chưa được đầy đủ.
Amphiascus sp.
Dựa vào đặc điểm hình thái chân 1 và chân 5 của loài này, chúng tôi không thể
phân loại đến mức loài do chúng tôi chưa có đủ nguồn tài liệu.
Sinh thái: là những loài sống trong lớp mùn trong vùng triều ở những vùng cửa
sông, những loài này được đánh giá là có vai trò quan trọng trong hoạt động của
lưới thức ăn [54], [55].
Phân bố: nhiều nơi vùng biển phía nam nước Úc, Địa Trung Hải, Biển Bắc, Nauy,
Bangladesh - Myanma, Trung Mỹ và Nam Mỹ…[46]
56
Đây là loài thu được nhiều lần nhất, phát hiện 18 mẫu trong 200 mẫu. Do đây là loài
sống đáy nên có khả năng thích nghi được nồng độ oxygen thấp và sử dụng nguồn
thức ăn là vật liệu hữu cơ, vi sinh vật. Trong quá trình phân tích mẫu cũng phát hiện
thấy có trứng và những cá thể mang trứng nên có thể giải thích cho thời gian tồn tại
lâu dài của loài trong mẫu.
Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể Amphiascus sp. được thể
hiện ở bảng 4.1.
Bảng 4.1 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài
Amphiascus sp.
Ngày thu mẫu Số IMO Nguồn Gốc Ngày lấy nước
dằn của tàu
Số lượng
(Cá thể/20l)
9/10/2008 9332717 (No. 6) Đài Loan 23/8/2008 1
21/10/2008 9319131 Hồng Kông 16/10/2008 1
23/10/2008 212782000 (No. 1) Malaysia 4/6/2008 30
30/10/2008 9332717 (No. 6) Đài Loan 23/8/2008 1
30/10/2008 7608370 Thái Bình Dương 6/10/2008 1
30/10/2008 9345922 Biển 8/2008 94
30/10/2008 9146780 Thái Lan 5
6/11/2008 9216729 (No. 5P) Ngoài nước + Vũng Tàu 8/9/2008 3
2/12/2008 9386706 Zheiiang 22/10/2008 2
2/12/2008 9319131 (No. 1) Kaohsiung- Đài Loan 12/9/2008 3
2/12/2008 9140061 Biển Đông 1/10/2008 1
2/12/2008 8318374 Shihanoukville 28/11/2008 1
2/12/2008 9444986 (No. 5S) Bangkok- Thái Lan 28/11/2008 1
2/12/2008 9444986 (No. 4P) Kobe- Nhật Bản 29/6/2008 1
4/12/2008 9356799 (No. 4) Yangshan 25/11/2008 1
9/12/2008 9159098 (No. 2) Hồng Kông – Trung Quốc 7/1/2007 2
9/12/2008 9167679 Biển Đông 1/11/2008 1
16/12/2008 9262156 (No.
FPT)
Biển Đông 13/12/2008 1
23/12/2008 9140061 (No. 3) Biển 12.21N 109.46E
trộn nước sông
Việt Nam
3
57
Hình 4.1 Amphiascus sp.
Hình 4.2 Sự phân bố và mật độ của giống Amphiascus [46]
58
Bestiolina sp.
Sinh thái: gồm những loài sống ở những vùng biển, vùng rừnng ngập mặn B.
similis, hoặc vùng cửa sông, đầm phá B. amoyensis [56].
Phân bố: nhiều nơi như Ấn Độ, nam Châu Phi, Thái Bình Dương, Malaysia -
Indonesia - Philippines, Trung Quốc - bắc Việt Nam [57].
Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Bestiolina sp.
được thể hiện ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài
Bestiolina sp.
Ngày thu mẫu Số IMO Nguồn Gốc Ngày lấy nước
dằn của tàu
Số lượng
(Cá thể/20l)
28/10/2008 9077202 (No. APT) Trung Quốc 22/10/2008 3
11/11/2008 9306251 (No. FPT) Biển 12/10/2008 3
20/11/2008 9319131 Kaohsiung- Đài Loan 12/9/2008 2
Hình 4.3 Bestiolina sp.
59
Jalysus sp.
Sinh thái: là loài sống trong lớp mùn ở nền đáy của khu vực cửa sông, vùng triều
ven biển.
Thời gian thu mẫu ngày 18/9/2008 từ tàu IMO9332717(No.1), nguồn gốc mẫu từ
cảng của Singapore, thời gian tàu lấy nước dằn ngày 15/9/2008. Số lượng 6 cá thể /
20l
Hình 4.4 Jalysus sp.
Harpacticus sp.
Sinh thái: là loài sống trong lớp mùn của nền đáy, ở những vùng cửa sông, vùng
triều, vùng bờ ven biển.
Phân bố: nhiều nơi như phía đông Ấn Độ, phía nam châu Úc, phía đông nước Mỹ,
phía bắc Canada, Alaska [47].
Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Harpacticus sp.
được thể hiện ở bảng 4.3.
60
Bảng 4.3 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài
Harpacticus sp.
Ngày thu mẫu Số IMO Nguồn Gốc Ngày lấy nước
dằn của tàu
Số lượng
(Cá thể/20l)
30/10/2008 9332717 (No. 6) Đài Loan 23/8/2008 1
6/11/2008 9216729 (No. 5S) Hồng Kông +
Keelung + Vũng
Tàu
1/9/2008 2
11/11/2008 9140061 (No. 3) Biển Đông 1/10/2008 1
Hình 4.5 Harpacticus sp.
Hình 4.6 Sự phân bố và mật độ của giống Harpacticus [47].
61
Hemicyclops sp.
Là loài sống ở vùng biển và ven biển, chúng là loài ký sinh [49]. Theo Susumu
Ohsuka và các công sự (2004) đây là loài có khả năng xâm hại các thuỷ vực vùng
ven biển và nước lợ [35].
Phân bố ở khu vực Trung Mỹ, Brasil, Pháp, Đan Mạch - Hà Lan, phía Bắc Nhật
Bản.
Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài Hemicyclops sp.
được thể hiện ở bảng
Bảng 4.4 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài
Hemicyclops sp.
Ngày thu mẫu Số IMO Nguồn Gốc Ngày lấy nước
dằn của tàu
Số lượng
(Cá thể/20L)
16092008 9153070 Jakarta 2/9/2008 3
25092008 9046253 Thailand 4
06112008 9216729 (No. 5P) Mixed,Vung Tau 2
06112008 9216729 (No. 5S) HongKong,
Keelung, Vung
Tau
9/2008 1
06112008 9216729 (No. 2P) Pusan, Kobe 9/2008 1
20112008 9180023 Pouchang 1
25112008 9039561 Biển Đông 22/11/2008 1
02122008 8318374 Shihanoukville 28/11/2008 5
04122008 9162435 (No.
APT)
Paochang 3
62
Hình 4.7 Hemicyclops sp.
Hình 4.8 Sự phân bố và mật độ của Hemicyclops sp. [48]
Kelleria sp.
Bao gồm những loài sống ở vùng nước lợ, vùng biển ven bờ. Kelleria sp. là loài có
đời sống ký sinh.[58], [59], [60].
Phân bố vùng biển phía đông Ấn Độ và Indonesia như K. indonesiana, K. javaenis,
K. pectinata [61].
63
Thời gian thu mẫu ngày 30/10/2008 từ tàu IMO 9345922 nguồn gốc mẫu từ biển,
thời gian tàu lấy nước dằn cách ngày thu mẫu 3 tháng. Số lượng 2 cá thể / 20l.
Hình 4.9 Kelleria sp.
Hình 4.10 Sự phân bố và mật độ của giống Kelleria [50].
64
Pseudodiaptomus clevei
Sinh thái: là loài sống ở vùng biển [62].
Phân bố: được thu thập lần đầu tiên từ đảo Kangean, Indonesia (A. Scott, 1909), sau
đó được tìm thấy Aru Archipelago giữa đảo Wokam và đảo Ujir, Indonesia
(Fruchtl,1924). Loài này cũng được báo cáo là cũng được thu từ vùng biển
Andaman (Pillai, 1980). P. clevei chưa được tìm thấy tại các vùng nước của Châu
Úc, nhưng sự gần gũi về mặt địa lý với đảo Aru thì được cho rằng phạm vi phân bố
của loài có thể mở rộng đến Papua New Guine, hoặc châu Úc[8]. Tuy nhiên, loài
này cũng được phát hiện ở vùng ven bờ Việt Nam ( Nguyễn Cho, chưa công bố) do
trước đây thiêu tài liệu tham khảo nên chưa công bố.
Phát hiện trong hai mẫu nước dằn :
• Thời gian thu mẫu ngày 30/10/2008 từ tàu IMO 7608370, nguồn gốc mẫu từ
biển Thái Bình Dương, thời gian tàu lấy nước ngày 6/10/2008
• Thời gian thu mẫu ngày 2/12/2008 từ tàu IMO 8318374 nguồn gốc mẫu từ
cảng Shihanoukville biển, thời gian tàu lấy nước ngày 28/11/2008
Hình 4.11 Pseudodiaptomus clevei
65
Pseudodiaptomus sp.
Dưa vào đặc điểm hình thái chân 5 của con cái chúng tôi cũng chưa thể xếp phiêu
sinh động vật này vào một loài cụ thể nào của giống Pseudodiaptomus. Do chúng tôi
chưa có đủ nguồn tài liệu tham khảo và những nguồn thông tin khác.
Sinh thái: bao gồm những loài sống ở nhiều môi trường khác nhau: nước ngọt, lợ,
mặn.
Phân bố: đây là giống phân bố nhiều khu vực trên thế giới, chủ yếu tập trung ở khu
vực phía nam bán cầu. Một số loài của giống này đã trở thành loài xâm hại như
Pseudodiaptomus forbesi, Pseudodiaptomus inopinus, Pseudodiaptomus marinus, là
những loài bản địa của Đông Á xâm hại khu vực bờ phía tây Hoa Kỳ qua con đường
nước dằn tàu, Pseudodiaptomus trihamatus là loài bản địa của khu vực Châu Á trở
thành loài xâm hại khu vực đảo Hawaii qua hoạt động của nghề cá [35]. Đối với
Việt Nam đây là loài lạ và điều kiện sinh thái tương đồng thì sự xâm hại của loài
này là rất có thể.
Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài
Pseudodiaptomus sp. được thể hiện ở bảng 4.4.
Bảng 4.5 Nguồn gốc, thời gian lưu mẫu nước dằn và số lượng cá thể của loài
Pseudodiaptomus sp.
Ngày thu mẫu Số IMO Nguồn Gốc Ngày lấy nước
dằn của tàu
Số lượng
(Cá thể/20L)
23/10/2008 9262156 (No.
1,2,3)
Biển 21/10/2008 1
30/10/2008 9332717 (No. 6) Đài Loan 23/10/2008 20
26/12/2008 9262156 Biển Đông 23/12/2008 38
66
Hình 4.12 Sự phân bố và mật độ của giống Pseudodiaptomus [51]
A
67
B
C
Hình 4.13 A. Pseudodiaptomus sp., B. Chân 5 con cái Pseudodiaptomus sp., C.
Chân 5 con đực Pseudodiaptomus sp.
68
Stephos sp.
Sinh thái: loài sống ở vùng bờ ven biển
Phân bố: vùng biển Nhật Bản, Nam Phi, Địa Trung Hải có loài S. marsalensis, vịnh
Terra Nova châu Nam Cực có loài S. longipes.[63], [64], [65].
Thời gian thu mẫu ngày 2/12/2008 từ tàu IMO8318374 nguồn gốc mẫu từcảng
Shihanoukville, thời gian tàu lấy nước dằn ngày 28/11/2008. Số lượng 1 cá thể/ 20l.
Hình 4.14 Stephos sp. (5x10)
Hình 4.15 Sự phân bố và mật độ của giống Stephos [65]
69
Loài có thể là mới
Thời gian thu mẫu ngày 11/11/2008 từ tàu IMO 9140061 (No. 4) nguồn gốc mẫu từ
Biển Đông, thời gian tàu lấy nước dằn 21/8/2008. Số lượng 2 cá thể / 20l.
Không tìm thấy tài liệu có mô tả hình thái của loài này, và xét những đặc điểm hình
thái được giải phẫu cũng không định danh được bộ của loài này.
Hình 4.16 Loài có thể là mới
Hình 4.17 Chân 5 của loài có thể là mới
70
4.6 Đánh giá tác động của phiêu sinh động vật lạ với cảng và hệ thống sông Sài
Gòn.
Dựa vào đặc điểm sinh thái của những phiêu sinh động vật ngoại lai được phân tích
cho thấy các phiêu sinh động vật này chủ yếu phân bố trong môi trường nước lợ ở
vùng cửa sông, vùng triều ven biển như Amphiascus sp., Bestiolina sp., Harpacticus
- sp., Jalysus sp., Hemicyclops sp., Kelleria sp., Pseudodiaptomus sp., Stephos sp.
Do vậy, trong hệ thống sông Sài Gòn thì vùng chịu nhiều tác động xâm lấn của
những loài ngoại lai này là khu vực hạ lưu của sông Sài Gòn -Đồng Nai: Cần Giờ,
vịnh Rành Rái, Lý Nhơn vì những khu vực này có độ mặn dao động 24-29‰ [5] và
càng hướng vào trong khu vực cảng thì sự tác động giảm dần do sự giảm độ mặn,
chỉ một số loài có khả năng thích nghi biên độ muối rộng như Pseudodiaptomus sp.
mới có khả năng xâm lấn.
Các phiêu sinh động vật ngoại lai ngoài những tác động ảnh hưởng đến lưới thức
ăn trong khu vực, các loài như Hemicyclops sp., Kelleria sp. còn là những loài kí
sinh có thể gây hại cho nhiều thuỷ sinh vật khác.