Luận văn Khảo sát tín thích nghi của cây hoàng lan [Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cây Hoàng lan (Cananga odorata (Lam.) Hook. f. & Thomson) hay còn được gọi là Ngọc lan tây, thuộc họ Na (Annonaceae), là một trong các loài thực vật chứa tinh dầu phân bố ở Việt Nam, các nước Đông Nam Á, một số nước Châu Phi và Châu Mỹ. Hoa hoàng lan có chứa tinh dầu (ylang-ylang oil) được ưa chuộng trong công nghiệp hương liệu. Tinh dầu này từ lâu đã được sử dụng để điều chế nước hoa nổi tiếng Chanel N o 5. Và là nguyên liệu chính để sản xuất hầu hết các loại nước hoa đắt tiền [18], cũng như được dùng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất nước hoa theo phong cách phương Đông [48]. Tinh dầu hoàng lan có mùi thơm hấp dẫn tạo hương vị đặc biệt nên còn được sử dụng trong công nghiệp chế biến thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, nó còn được dùng làm thuốc chữa bệnh cao huyệt áp, chữa chứng nhịp tim nhanh, sốt rét, bệnh đường ruột, viêm gan [18] Cây hoàng lan là cây trồng có tiềm năng sinh lợi rất lớn. Cây trồng 2 năm tuổi bắt đầu ra hoa, đến 4 – 5 năm tuổi ra hoa rất nhiều và chu kỳ khai thác có thể đến 50 năm. Mỗi cây cho khoảng 20kg hoa/năm. Một kg tinh dầu hoàng lan có giá trị từ 81 – 97 đô la Mỹ [18]. Trên các trang web, 1 lọ 10 ml tinh dầu Ylang Ylang giá khoảng 10 -20USA [49]. Cây hoàng lan được trồng với quy mô lớn ở nhiều nước như : Philippinnes, Indonesia, quần đảo Camoros, Réunion, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc), đảo Madagasca , các nước Châu Phi , và trở thành cây có tinh dầu đem lại nguồn lợi đáng kể. Ở Indonesia, diện tích trồng hoàng lan lên đến 160.000 ha với sản lượng tinh dầu hàng năm khoảng 120 tấn [18]. Tại Việt Nam, cây Hoàng lan thường được trồng rãi rác ở các công viên, trường học, nhà dân để lấy bóng mát hoặc làm cảnh, chưa được tập trung thành diện tích lớn. Nước ta có điều kiện sinh thái phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của cây hoàng lan, hoàn toàn có thể trồng với quy mô lớn, nhằm cải thiện thu nhập của người dân. Tuy nhiên, hiện những nghiên cứu về giống, kỹ thuật gieo trồng, kỹ thuật thu hái và chế biến hoàng lan hầu như chưa được nghiên cứu ở Việt Nam. Để góp phần đưa cây hoàng lan – một cây có giá trị kinh tế cao – được trồng rộng rãi ở Việt Nam, đề tài “Khảo sát tính thích nghi của cây hoàng lan [Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước” * ‐ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính cây hoàng lan bằng biện pháp nuôi cấy invitro và giâm cành. ‐ Khảo sát tính thích nghi của cây Hoàng lan trên nền đất tỉnh Bình Phước. ‐ So sánh sự sinh trưởng của cây giống tạo từ hạt và cành giâm sau giai đoạn vườn ươm. 3. Nội dung nghiên cứu ‐ Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống vô tính hoàng lan bằng giâm cành và nuôi cấy invitro: o Giâm cành hoàng lan : Sử dụng hóa chất kích thích là IBA và thuốc thương phẩm. o Nuôi cấy invitro hoàng lan : Khảo sát khử trùng chồi, tạo chồi, vươn chồi và tạo rễ. ‐ Theo dõi sinh trưởng của cây hoàng lan tạo từ hạt và cành giâm trồng ở huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước. 4. Phạm vi nghiên cứu ‐ Nghiên cứu nồng độ IBA thích hợp cho sự hình thành rễ của các đoạn cành và đoạn thân cây hoàng lan. ‐ Nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy invitro hoàng lan như: nồng độ chất khử trùng, nồng độ chất điều hòa sinh trưởng (BA, NAA) trong tạo chồi, nồng độ GA3 trong vươn chồi, nồng độ IBA trong tạo rễ. ‐ So sánh sự sinh trưởng của cây hoàng lan tạo từ hạt và cành giâm trồng tại huyện Bình long, tỉnh Bình Phước trong 4 tháng. 5. Thời gian tiến hành thí nghiệm Từ tháng 06/2009 đến tháng 9/2010.

pdf77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2312 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát tín thích nghi của cây hoàng lan [Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thomson] tạo được từ các kỹ thuật nhân giống khác nhau tại Thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vậy, nghiệm thức có 0,2mg/l NAA kết hợp với 2mg/l BA thích hợp cho sự tạo chồi trong nuôi cấy mô hoàng lan, trong nghiệm thức này, tỷ lệ số mẫu tạo chồi và số chồi/mẫu đều cao. Kết quả này tương tự với kết quả nuôi cấy invitro hoàng lan mà Molabayabas và cộng sự (1995) đã thực hiện. Cụm chồi tiếp tục được tạo ra khi cấy chuyền các chồi hoàng lan ở các tuần sau đó. 3.2.3. Kết quả về vươn chồi hoàng lan Nghiệm thức có kết hợp giữa GA3 và BA đã kích thích tăng trưởng chiều cao của các chồi hoàng lan rất rõ rệt. Ở nghiệm thức đối chứng, hình thái chồi trước và sau 3 tuần không thay đổi về màu sắc, hình dạng lá và thân, khó nhận biết sự thay đổi về chiều cao. Trong nghiệm thức có 2mg/l BA, màu sắc chồi trước và sau 3 tuần không có sự thay đổi, các chồi mới vẫn tiếp tục được hình thành, chiều cao chồi tăng chậm. Trong các nghiệm thức có GA3 và BA, sau 3 – 4 ngày cấy chuyền, lá và thân chồi vươn cao, đồng thời màu xanh của chồi trở nên nhạt đi, chiều cao chồi tăng nhanh, cùng với sự tăng trưởng chiều cao ở chồi chính, các chồi nách cũng có sự vươn dài. Kết quả vươn chồi trong nuôi cấy invitro được thể hiện ở bảng 15 và hình 11. Hình 10. Nuôi cấy tăng sinh chồi hoàng lan A.Ban đầu; B. Sau 3 tuần; C. Cụm chồi Bảng 15. Tăng trưởng chiều cao của chồi hoàng lan Nghiệm thức Chiều cao trung bình (cm) Tăng trưởng chiều cao trung bình (cm) Đặc điểm Thời điểm cấy Tuần thứ 3 Đối chứng 1.09 ± 0.06 1.33 ± 0.06 0.24 Chồi và lá có màu xanh đậm, khoảng cách đoạn thân giữa các lá ngắn. 2mg/l BA 1.16 ± 0.05 1.69 ± 0.07 0.53 0,5mg/l GA3 + 2mg/l BA 1.20 ± 0.06 1.93 ± 0.08 0.73 Chồi và lá vươn cao, có màu xanh nhạt, khoảng cách đoạn thân giữa các lá và cuống lá dài, sẹo lớn màu trắng hình thành ở gốc chồi. 1mg/l GA3 + 2mg/l BA 1.05 ± 0.05 1.87 ± 0.07 0.82 2mg/l GA3 + 2mg/l BA 1.19 ± 0.07 2.26 ± 0.14 1.07 3mg/l GA3 + 2mg/l BA 1.16 ± 0.08 2.39 ± 0.16 1.23 Trong nghiệm thức không có chất điều hòa sinh trưởng (đối chứng), chồi vẫn có sự tăng trưởng chiều cao, nhưng sự tăng trưởng chiều cao trung bình/chồi ở các nghiệm thức có BA hay BA kết hợp với GA3 đều cao hơn so với đối chứng. Ở nghiệm thức chỉ có BA, các chồi chính không chỉ tăng về chiều cao và còn sản sinh thêm chồi mới, nên chiều cao của chúng thấp hơn so với các chồi ở nghiệm thức có sự kết hợp giữa BA và GA3. Tăng trưởng chiều cao trung bình/chồi của các chồi trong nghiệm thức có nồng độ GA3 cao hơn thì nhiều hơn so với các chồi ở nghiệm thức có nồng độ GA3 thấp hơn. Hình 11. Tăng trưởng chiều cao trung bình của các chồi Chú thích: NT 1: 2mg/l BA; NT 2 : 0,5mg/l GA3 + 2mg/l BA; NT 3 : 1mg/l GA3 + 2mg/l BA; NT 4: 2mg/l GA3 + 2mg/l BA; NT 5: 3mg/l GA3 + 2mg/l BA Hình 12. Chồi hoàng lan ở các nghiệm thức vươn chồi khác nhau A.Đối chứng; B. 2mg/l BA; C. 0.5mg/l GA3 + 2mg/l BA; D. 1mg/l GA3 + 2mg/l BA; E. 2mg/l GA3 + 2mg/l BA; F. 3mg/l GA3 + 2mg/l BA Như vậy, chồi vươn lóng tốt ở nghiệm thức có BA kết hợp với GA3. Sự tăng trưởng chiều cao chồi tỷ lệ thuận với sự tăng dần nồng độ GA3 có trong môi trường. Ở các nghiên cứu trước đây, chồi được tăng sinh chủ yếu trong môi trường có 2mg/l BA hoặc 2mg/l BA kết hợp với 0,2mg/l NAA. 3.2.4. Kết quả tạo rễ ở chồi invitro 3.2.4.1. Hiệu quả của IBA đến ra rễ chồi invitro khi được bổ sung vào môi trường dinh dưỡng Theo các nghiên cứu nuôi cấy invitro chồi hoàng lan trước đây, tái sinh rễ được tạo trên môi trường ½ WPM có 0,5mg/l IBA. Chính vì vậy, để kích thích tạo rễ ở chồi hoàng lan invitro, môi trường ½ WPM có bổ sung 0,5mg/l và 1mg/l IBA được thiết lập. Nhưng sau 9 tuần theo dõi, các chồi vẫn không ra rễ, mặc dù chồi phát triển bình thường. Như vậy, nồng độ IBA bổ sung trực tiếp vào môi trường còn ít, tác dụng kích thích chưa đủ để các chồi ra rễ. 3.2.4.2. Hiệu quả xử lý chồi invitro bằng IBA trước khi cấy lại vào môi trường dinh dưỡng Sự hình thành rễ mới xảy ra ở các chồi hoàng lan được nhúng qua các dung dịch IBA trong 10 phút, rễ mới dần xuất hiện và nhô ra từ gốc của chồi. Sau đó, các rễ này dài ra rất nhanh. Các kết quả tạo rễ ở chồi hoàng lan được trình bày ở bảng 16. Kết quả cho thấy, rễ mới chỉ hình thành trên môi trường ½ WPM. Ở môi trường này, các yếu tố dinh dưỡng đa lượng, vi lượng, vitamin và đường đều giảm đi so với môi trường WPM. Sự giảm sút dinh dưỡng này tạo nên động lực thúc đẩy sự tạo rễ ở các chồi hoàng lan. Các chồi hoàng lan không được xử lý với dung dịch IBA (đối chứng) không hình thành rễ. Khi các chồi được nhúng vào dung dịch IBA ở 5ppm và 10ppm trước khi cấy vào môi trường, một số chồi có khả năng tạo rễ. Nồng độ IBA 10ppm có tỷ lệ chồi tạo rễ cao hơn so với nồng độ 5ppm. Tỷ lệ chồi tạo rễ đạt được là 40%. Bảng 16. Tỷ lệ chồi ra rễ invitro và số rễ trung bình/chồi Nghiệm thức Tỷ lệ (%)chồi ra rễ Số rễ trung bình/chồi Thời gian tạo rễ Môi trường Hóa chất WPM Đối chứng 0 - - 5ppm IBA 0 - - 10ppm IBA 0 - - 1/2 WPM Đối chứng 0 - - 5ppm IBA 15.17 ± 1.54 1 3 tuần 10ppm IBA 40 ± 2.48 1.2 ± 0.17 2 tuần Như vậy, chồi hoàng lan invitro được nhúng trong dung dịch 10ppm IBA, cho kết quả tạo rễ cao nhất sau 2 tuần nuôi cấy trên môi trường ½ WPM. Ở các nghiên cứu nuôi cấy invitro hoàng lan trước có hiệu quả kinh tế hơn, chồi tạo rễ khi được nuôi cấy trên môi trường ½ WPM có 0,5mg/l IBA, tuy nhiên, thời gian ra rễ và tỷ lệ chồi tạo rễ chưa được đề cập rõ. 3.3. Sinh trưởng của cây hoàng lan trồng ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước 3.3.1. Một số đặc điểm sinh thái ở nơi trồng cây hoàng lan 3.3.1.1. Thành phần lý hóa của đất Các lô thí nghiệm trồng hoàng lan được bố trí ở cùng 1 nơi, do đó, diều kiện sinh thái của các lô này sai khác rất ít. Thành phần cơ giới và hóa học của đất trồng cây hoàng lan ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước được trình bày ở bảng 17. Bảng 17. Thành phần cơ giới và hóa học của đất trồng cây ở thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước Tầng đất (cm) pH Mùn N P2O5 K2O Dễ tiêu (mg/kg) Thành phần cơ giới (%) % P2O5 K2O Cát Thịt Sét 0 - 20 7.86 2.01 0.119 0.201 0.206 9.263 17.3 26 55 19 20 - 40 5.86 1.82 0.077 0.194 0.277 7.762 9.25 23 64 13 40 - 60 6.06 1.44 0.07 0.088 0.249 5.128 6.1 23 63 14 60 - 80 5.78 1.34 0.063 0.074 0.249 3.442 5.2 17 65 18 (Nguồn: Phân tích tại Phân Viện Khoa Học Nghiên Cứu Lâm Nghiệp Nam Bộ) Trong thành phần cơ giới của đất, tỷ lệ cát chiếm từ 17 – 26%, tỷ lệ sét chiếm từ 13 – 19%, tỷ lệ đất thịt chiếm khá cao từ 55 – 65%. Trong thành phần hóa học của đất, các chỉ tiêu dinh dưỡng khá nhiều, trong đó lượng kali khá cao. 3.3.1.2. Ánh sáng – Nhiệt độ nơi trồng cây Hình 13. Các chồi ra rễ A.5ppmIBA; B.10ppmIBA Ánh sáng và nhiệt độ tại nơi trổng cây được trình bày ở bảng 18. Bảng 18. Cường độ ánh sang (lux) và nhiệt độ (oC) tại nơi trồng hoàng lan Thời gian đo Cường độ ánh sáng (lux) Nhiệt độ (oC) 31/05/2010 10g - 11g 156.32 33 30/06/2010 10g - 11g 117 32 31/07/2010 10g - 11g 101.45 31 31/08/2010 10g - 11g 133.05 31 Cường độ ánh sáng cao dao động từ 101,45 – 156,32 lux. Đồng thời, nhiệt độ tại đây cao, 31 – 33oC, điều kiện nhiệt độ này không nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng tốt (18 – 25oC). Theo đặc điểm sinh thái, cây hoàng lan phân bố ở những nơi có lượng mưa lớn và ánh sáng nhiều, nhiệt độ cao nhất cây có thể chịu được là 28 – 35oC. Như vậy, cây có thể sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng và nhiệt độ tại nơi này. 3.3.2. Sự sinh trưởng của hoàng lan Sau khi thực hiện giâm cành, những cây được chọn trồng ra đất có nguồn gốc từ đoạn 2 thuộc thân cây hoàng lan. Tất cả các cây từ hạt và giâm cành đều sống sau 4 tháng trồng. Kết quả của các chỉ tiêu theo dõi sinh trưởng được thống kê qua các mục dưới đây. 3.3.2.1. Sự phát triển hệ rễ của cây Sau 4 tháng trồng, tiến hành đào đất để xem xét Hình 15. Cây hoàng lan lúc ban đầu và sau 4 tháng trồng A.Cây tạo từ hạt ban đầu; B. Cây giâm cành ban đầu; C. Cây sau 4 tháng trồng Hình 14. Hệ rễ của cây hoàng lan sau 4 tháng trồng A.Cây tạo từ hạt B. Cây từ giâm cành bộ rễ của cây tạo từ hạt và giâm cành, cho thấy bộ rễ của các cây phát triển tốt, dài khoảng 20cm. Rễ chính của các cây to hơn và dài ra đâm sâu vào đất, rễ bên dài và lan rộng ra xung quanh. Ở cây giâm cành không còn vết tích cành giâm, một trong các rễ bất định của cành giâm phát triển mạnh tạo nên rễ chính có dạng rễ cọc giống với cây tạo từ hạt. Như vậy, các cây này đã thích nghi tốt với môi trường đất của nơi trồng tại Bình Long – Bình Phước. Tuy nhiên, rễ của cây từ hạt dài hơn và to hơn so với cây từ giâm cành. 3.3.2.2. Sự tăng trưởng đường kính thân cây Đường kính thân cây tăng trưởng nhanh hay châm tùy thuộc vào đặc điểm di truyền của loài và điều kiện ngoại cảnh, điều kiện dinh dưỡng. Sự tăng trưởng đường kính thân hoàng lan của các cây từ hạt và giâm cành được thể hiện qua bảng 19 và hình 16. Bảng 19. Đường kính trung bình và tăng trưởng đường kính (cm) thân cây hoàng lan Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành D ∆d D ∆d Tháng 04/2010 0.295 ± 0.31 0.28 ± 0.28 Tháng 05/2010 0.33 ± 0.35 0.035 0.32 ± 0.35 0.04 Tháng 06/2010 0.45 ± 0.35 0.12 0.47 ± 0.43 0.15 Tháng 07/2010 0.69 ± 0.70 0.24 0.69 ± 0.54 0.22 Tháng 08/2010 0.98 ± 0.99 0.29 1.00 ± 0.86 0.31 Sau 5 tháng được mang trồng ra đất, các cây có sự tăng trưởng về đường kính thân. Đường kính thân ở tháng sau to hơn tháng trước đó. Sự tăng trưởng đường kính thân (∆d) tăng dần. Ở tháng đầu các cây được chuyển tới nơi trồng, quá trình này đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng đường kính nói riêng, cũng như sự tăng trưởng chung của cây. Do đó, sự tăng trưởng tháng đầu còn thấp, ở cây từ hạt là 0,035cm và cây giâm cành là 0,04cm. Sự tăng trưởng đường kính ở các tháng sau tăng lên rõ rệt, tăng trưởng sau tháng thứ hai gấp 3 lần tháng đầu; tuy nhiên, tăng trưởng sau tháng thứ ba chỉ gấp 2 lần tháng thứ hai; tăng trưởng sau tháng thứ tư chỉ gấp 1 lần tháng thứ ba. Như vậy, đường kính của cây càng lớn, thì tốc độ tăng trưởng đường kính cũng chậm lại. Hình 16. Đồ thị tăng trưởng đường kính thân trung bình của cây tạo từ hạt và giâm cành Đường kính thân cây ban đầu và đường kính thân cây sau 4 tháng của các cây từ hạt và giâm cành sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê. Sự tăng trưởng đường kính thân (∆d) của chúng qua các tháng thí nghiệm cũng tuơng đồng nhau. Như vậy, sự tăng trưởng về đường kính ở cây từ hạt và giâm cành không khác nhau sau 5 tháng trồng trên nền đất tại Bình Long, tỉnh Bình Phước. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng về đường kính thân của các cây hoàng lan từ hạt cũng như cây giâm cành được trồng tại Bình Long, tỉnh Bình Phước, có sự tương đồng với sự sinh trưởng trong 6 tháng đầu của các cây hoàng lan được trồng thuần loại tại Giồng Trôm, Bến Tre. Tuy nhiên, đường kính thân trung bình của các cây tại Bình Long nhỏ hơn so với đường kính của các cây tại Giồng Trôm (phụ lục 2). 3.3.2.3. Sự tăng trưởng về chiều cao trung bình của cây Sự tăng trưởng về chiều cao của các cây từ hạt và giâm cành được trình bày qua bảng 20 và hình 17. Bảng 20. Chiều cao trung bình và tăng trưởng chiều cao (cm) của các cây hoàng lan Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành H ∆h H ∆h Tháng 04/2010 17.93 ± 2.2 16.94 ± 2.39 Tháng 05/2010 18.46 ± 3.72 0.53 17.59 ± 2.49 0.65 Tháng 06/2010 29.9 ± 3.29 11.56 27.59 ± 2.95 10 Đư ờn g kí nh th ân (c m ) Tháng 07/2010 38.9 ± 4.03 9 36.69 ± 3.43 9.1 Tháng 08/2010 52.18 ± 4.73 13.28 45.25 ± 4.05 8.56 Hình 17. Đồ thị tăng trưởng chiều cao trung bình của cây hoàng lan tạo từ hạt và giâm cành Qua các tháng, chiều cao trung bình của các cây từ hạt và giâm cành tăng dần. Ở tháng đầu sau khi được trồng ra đất, chiều cao của các cây này tăng rất ít, chiều cao trung bình của các cây từ hạt tăng 0,53cm và các cây giâm cành tăng 0,65cm. Ở các tháng sau, chiều cao trung bình tăng lên rất nhiều so với chiều cao ở tháng đầu tiên. Đối với cây từ hạt, sự tăng trưởng về chiều cao biến động qua các tháng. Đối với cây giâm cành, chiều cao trung bình của các cây qua các tháng tăng lên, nhưng tốc độ tăng trưởng của chúng có sự giảm dần từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 4. Sự tăng trưởng chiều cao (∆h) của cây từ hạt và giâm cành qua 3 tháng đầu sai khác nhau rất ít, nhưng tháng thứ tư, các cây từ hạt tăng trưởng chiều cao nhiều hơn so với các cây giâm cành, sự tăng trưởng chiều cao của cây từ hạt là 13,28cm, trong khi đó tăng trưởng chiều cao của cây giâm cành chỉ đạt 8,56cm. Về mặt thống kê, chiều cao trung bình ban đầu của các cây từ hạt và giâm cành sai khác không có ý nghĩa, nhưng sau 4 tháng, chiều cao trung bình giữa chúng có sự khác biệt rõ rệt, cây từ hạt cao hơn so với cây giâm cành. Như vậy, sự tăng trưởng về chiều cao ở cây từ hạt và giâm cành có sự khác biệt sau 4 tháng trồng trên nền đất tại Bình Long, tỉnh Bình Phước. Nhìn chung, sự tăng trưởng của các cây tại Bình Long và sự tăng trưởng chiều cao trong 6 tháng đầu của các cây được trồng thuần loại tại Giồng Trôm, Bến Tre có sự giống nhau, chiều cao cây tăng dần qua các tháng, nhưng, chiều cao cây tại Bình Long thấp hơn so với tại Giồng Trôm (phụ lục 2). 3.3.2.4. Sự tăng trưởng về số cành cấp I của cây Khi được trồng ra đất, các cây hoàng lan có từ hạt và giâm cành phần lớn vẫn chưa có cành cấp I, một số ít cây có 1 cành. Qua các tháng, số cành cấp I tăng lên, sự tăng trưởng được thể hiện ở bảng 21 và hình 18. Tương tự như ở chiều cao và đường kính, số cành cấp I trung bình/cây của các cây hoàng lan từ hạt và giâm cành tăng lên qua các tháng sau khi trồng. Số cành cấp I trung bình ban đầu và qua các tháng của chúng sai khác nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê. Và ở tháng thứ nhất sau khi được trồng, số cành cấp I ở cả cây từ hạt và giâm cành tăng lên rất ít. Bảng 21. Số cành cấp I trung bình/cây và tăng sinh số cành của các cây hoàng lan Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành C ∆C C ∆C Tháng 04/2010 0.17 ± 0.17 0.17 ± 0.14 Tháng 05/2010 0.27 ± 0.28 0.1 0.27 ± 0.24 0.1 Tháng 06/2010 1.5 ± 0.73 1.23 1.87 ± 0.63 1.6 Tháng 07/2010 3.97 ± 0.99 2.47 4.5 ± 0.67 2.63 Tháng 08/2010 6.93 ± 1.19 2.96 6.7 ± 0.81 2.2 Hình 18. Đồ thị tăng trưởng số cành cấp I của cây hoàng lan tạo từ hạt và giâm cành Số c àn h cấ p I t ru ng b ìn h/ câ y Qua các tháng, sự tăng sinh số cành cấp I (∆C) của cây từ hạt ở tháng sau cao hơn tháng trước. Sự tăng sinh số cành cấp I của cây giâm cành ở tháng thứ tư (∆C = 2,2 cành) ít hơn so với sự tăng sinh số cành cấp I của cây từ hạt, và có giảm đi so với tháng trước. Nhìn chung, sự tăng trưởng về số cành cấp I của cây từ hạt và giâm cành qua 5 tháng đươc trồng tại Bình Long, tỉnh Bình Phước tương tự nhau. Sự tăng sinh số cành cấp I của các cây tại Bình Long tăng dần qua các tháng, tương tự như sự tăng sinh số cành cấp I trong 6 tháng đầu của các cây tại Giồng Trôm – Bến Tre. Tuy nhiên, So với số cành cấp I trung bình/cây của các cây được trồng tại Giồng Trôm, số cành cấp I trung bình/cây qua 5 tháng của cây tại đây nhiều hơn. 3.3.2.5. Sự tăng trưởng về số lá của cây Cùng với sự tăng trưởng số cành cấp I của cây, số lá của các cây từ hạt và giâm cành được mang trồng có từ 5 – 8 lá, sau 5 tháng, số lá của cây đạt được hơn 60 lá. Sự tăng trưởng số lá được thể hiện ở bảng 22 và hình 19. Bảng 22. Số lá trung bình/cây và tăng sinh số lá của các cây hoàng lan Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây từ giâm cành Số lá(L) ∆L Số lá(L) ∆L Tháng 04/2010 6.7 ± 0.67 5.77 ± 0.73 Tháng 05/2010 8.77 ± 0.96 0.33 6.8 ± 0.93 1.03 Tháng 06/2010 10.99 ± 0.89 2.22 10.87 ± 0.76 4.07 Tháng 07/2010 29.5 ± 6.88 18.51 39.77 ± 6.16 28.9 Tháng 08/2010 54.67 ± 10.98 25.17 63.87 ± 10.73 24.1 Qua các tháng, số lá trung bình/cây tăng dần lên ở cây từ hạt và cây giâm cành. Ở hai tháng đầu sau khi trồng, số cành cấp I của cây còn ít, thậm chí, một số cây chưa có cành cấp I, số lá trung bình/cây của cây tăng chậm. Các tháng sau đó, số lá trung bình/cây ở cây từ hạt và giâm cành tăng lên rất nhiều so với hai tháng ban đầu. Tương tự như sự tăng sinh số cành cấp I trung bình/cây, ở các cây từ hạt, sự tăng sinh số lá trung bình/cây (∆L) tăng dần lên, tháng sau cao hơn tháng trước; ở các cây giâm cành, sự tăng sinh số lá trung bình/cây (∆L) tăng dần ở 3 tháng đầu; tới tháng thứ tư, sự tăng sinh này (∆L = 24.1) ít hơn so với sự tăng sinh (∆L = 25.17) ở tháng thứ tư của cây từ hạt. Hay nói cách khác, sự tăng sinh số lá trung bình/cây có liên quan tới sự tăng sinh số cành của cây. Hình 19. Đồ thị tăng trưởng số lá của cây tạo từ hạt và giâm cành Số lá trung bình/cây ban đầu của các cây từ hạt và giâm cành sai khác không có ý nghĩa. Sau 4 tháng, số lá trung bình của các cây giâm cành (63,87 lá) nhiều hơn so với cây từ hạt (54,67 lá), nhưng sự sai khác này chưa có ý nghĩa về mặt thống kê. Như vậy, sự tăng sinh số lá trung bình/cây trong 4 tháng của chúng tương tự nhau. 3.3.2.6. Sự tăng trưởng về diện tích lá trung bình/cây của cây Trong quá trình sinh trưởng, diện tích lá tăng dần lên và dừng lại khi lá đạt kích cỡ tối đa. Sự tăng trưởng diện tích lá/cây nhanh hay chậm tùy theo từng loài, và phụ thuộc vào điều kiện ngoại cành, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng. Diện tích lá/cây ở các cây hoàng lan qua 5 tháng sau khi được trồng tăng dần lên cùng với sự tăng sinh số cành và số lá của cây. Sự tăng trưởng diện tích lá trung bình/cây của các cây từ hạt và giâm cành được thể hiện ở bảng 23 và hình 20. Diện tích lá trung bình/cây của các cây hoàng lan từ hạt và giâm cành tăng dần lên sau 4 tháng được trồng tại Bình Long –tỉnh Bình Phước. Trong hai tháng đầu,số lá cây và số cành cấp I của các cây còn ít và các lá của các cây còn nhỏ, nên diện tích lá /cây tăng chậm. Các tháng sau đó, các lá cây lớn nhanh, số lá và số cành cấp I nhiều hơn, vì vậy, diện tích lá trung bình/cây của các cây tăng nhanh, tốc độ tăng trưởng diên tích lá tăng lên rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng diện tích lá của cây từ hạt và giâm cành ở 2 tháng đầu tương nhau, nhưng từ tháng thứ 3, diện tích lá ở các cây giâm cành tăng nhanh hơn so với các cây từ hạt, lá cây của chúng lớn hơn. Ở tháng thứ tư, diện tích lá trung bình/cây ở cây từ hạt đạt 44,13dm2, tuy nhiên, ở cây giâm cành đạt 55,17 dm2. Số lá tr un g bì nh /c ây Bảng 23. Diện tích lá trung bình/cây và tăng trưởng diện tích lá/cây (dm2) của các cây hoàng lan Tháng thí nghiệm Cây từ hạt Cây giâm cành S (dm2) ∆S (dm2) S (dm2) ∆S (dm2) Tháng 04/2010 1.52 ± 0.09 1.36 ± 0.33 Tháng 05/2010 2.07 ± 0.24 0.55 1.81 ± 0.51 0.45 Tháng 06/2010 4.97 ± 0.13 2.9 4.89 ± 1.89 3.08 Tháng 07/2010 17.97 ± 3.44 13 23.5 ± 3.85 18.61 Tháng 08/2010 44.13 ± 1.3 26.16 55.17 ± 7.09 31.67 Hình 20. Đồ thị tăng trưởng diện tích lá trung bình /cây của cây hoàng lan tạo từ hạt và giâm cành Về mặt thống kê, diện tích lá trung bình/cây ban đầu của các cây từ hạt và giâm cành sai khác không có ý nghĩa, nhưng sau 4 tháng trồng, diện tích lá giữa các cây này khác biệt nhau. Như vậy, sự tăng trưởng vê diện tích lá/cây của cây từ hạt và cây giâm cành không giống nhau. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Thực hiện giâm cành từ thân chính tốt hơn giâm cành từ cành tay của cây hoàng lan, trong đó, đoạn 2 của cây (đoạn dưới ngọn thân) làm nguyên liệu giâm cành tốt nhất, đoạn này dễ ra rễ hơn so với đoạn 1 (đoạn ngọn) và đoạn 3 (đoạn gốc). - Nồng độ IBA càng tăng, tỷ lệ ra rễ càng cao, thời gian ra rễ nhanh, IBA 1000ppm là nồng độ có tỷ lệ ra rễ cao hơn so với các nồng độ IBA khác. Tại nồng độ này, đoạn 1 cho tỳ lệ ra rễ cao nhất 40%. Thuốc kích thích ra rễ Oxyberon dust 0.5 (Nhật) hiệu quả hơn so với N3M (Việt Nam). - Thời điểm giâm cành thích hợp nhất là vào các tháng mùa mưa trong năm. - HgCl2 có tác dụng vô trùng mẫu cấy hiệu quả hơn Javel. Tỷ lệ mẫu vô trùng bằng 0,1mg/l HgCl2 trong 10 phút cho tỷ lệ vô trùng cao nhất (93,67%), nhưng nồng độ 0,07mg/l HgCl2 trong 10 phút thích hợp hơn, vì tại nồng độ này, tỷ lệ mẫu sống vô trùng là cao nhất (78,33%). - Sau 6 tuần nuôi cấy trên các nghiệm thức tạo chồi, môi trường WPM có 2mg/l BA kết hợp với 0,2mg/l NAA được ghi nhận là thích hợp cho sự tạo chồi và cụm chồi hoàng lan. Ở nghiệm thức này, tỷ lệ số mẫu tạo chồi (81,53%) và số chồi/mẫu (1,74 chồi) là cao nhất. - Sự tăng trưởng chiều cao của chồi càng cao khi nồng độ GA3 trong môi trường nuôi cấy tăng. Sau 3 tuần nuôi cấy, các chồi có chiều cao trung bình lớn nhất (2.26 cm) và tăng trưởng chiều cao chồi nhiều nhất (1.07cm) khi được nuôi cấy trên môi trường có 3mg/l GA3 và 2mg/l BA. - Môi trường dùng nuôi cấy tạo rễ cho các chồi hoàng lan là ½ WPM và các chồi được nhúng vào dung dịch 10ppm IBA trong 10 phút trước khi cấy vào môi trường cho tỷ lệ ra rễ cao nhất (40%) sau 2 tuần. Kết luận về khảo sát sự sinh trưởng của các cây hoàng lan có từ hạt và giâm cành sau 4 tháng trồng tại thị xã Bình Long – tỉnh Bình Phước : - Các cây hoàng lan thích nghi và sinh trưởng tốt trên đất tại Bình Long – Bình Phước. Tỷ lệ sống của các cây đem trồng là 100%. - Sự tăng trưởng đường kính thân, số cành cấp I và số lá của các cây tạo từ hạt và giâm cành tương đương nhau. Nhưng tăng trưởng về chiều cao cây và diện tích lá không giống nhau. o Đường kính thân trung bình của các cây từ hạt đạt 0,98cm và cây giâm cành đạt 1cm. o Chiều cao trung bình của các cây từ hạt đạt 52,18cm và cây giâm cành đạt 45,25cm. o Số cành cấp I trung bình của các cây từ hạt đạt 6,93 cành và cây giâm cành đạt 6,7 cành. o Số lá trung bình/cây của cây từ hạt đạt 54,67 lá và cây giâm cành đạt 63,87 lá. o Diện tích lá trung bình/cây của cây từ hạt đạt 44,13dm2 và cây giâm cành đạt 55,17dm2. 2. Kiến nghị - Tiếp tục nghiên cứu phương pháp nhân giống vô tính hoàng lan nhằm tìm ra hệ số nhân giống cao hơn, đồng thời tiến hành nghiên cứu nhân giống cây ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau. - Cây giâm cành từ cành tay hoàng lan phát triển chiều cao theo hướng ngang, sát mặt đất, không vươn cao như cây từ hạt hay cây giâm cành từ thân, rất tiện cho việc thu hoạch. Cần nghiên cứu thêm phương pháp nhân giống và khảo sát các giai đoạn sinh trưởng và sinh sản, cũng như sản lượng sản phẩm của cây này. - Tiếp tục khảo sát thêm sinh trưởng của cây hoàng lan tại Bình Long – tỉnh Bình Phước trong thời gian tiếp theo, đồng thời tìm hiểu thời điểm ra hoa, sản lượng hoa thu được trong từng mùa vụ, sản lượng tinh dầu có trong hoa. - Tiếp tục khảo sát sinh trưởng của các cây tạo được từ thành tựu của nuôi cấy invitro. TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách trong nước. 1. Trần Hợp - Tài nguyên cây gỗ Việt Nam - NXB Nông Nghiệp, 2002 2. Vũ ngọc Lộ (1996). Những cây tinh dầu Việt Nam – Khai thác, chế biến và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, trang 5 – 125 3. Lã Đình Mỡi (1988). Vài ý kiến về công tác nghiên cứu cây tinh dầu ở nước ta. Báo cáo khoa học ngành dược. trang 5. 4. Lã Đình Mỡi (2000). Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, tập 1. NXB Nông nghiệp Tp. Hồ Chí Minh, trang 5 – 20. 5. Phan Minh Giang, Nguyễn Diệu Hương, Phan Tống Sơn (2001). Góp phần nghiên cứu thành phần hoá học tinh dầu hoa Hoàng lan (Cananga odorata (Lam.) Hook. f. et Thomas, Annonaceae) của Việt Nam – Tạp chí dược học, tr 9 -11. 6. Nguyễn Thị Minh Nguyệt (2002). Khảo sát quá trình phát triển và già chín của hạt trên bốn loài cây: Móng bò tím (Bauhinia purpurea), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum (DC) K. Heyne), Ngọc lan tây (Cananga odorata (Lam) Hook. F. et Thoms) và Viết (Mimusops elengi.L) – Luận văn thạc sĩ Sinh học, tr 68. 7. Phạm Phương Bình (2007). Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây Hoàng lan (Cananga odorata (Lam) Hook. F. et Thoms) ở giai đoạn vườn ươm– Luận văn thạc sĩ Sinh học,81tr. 8. Bùi Trang Việt, Sinh lý thực vật đại cương – Phần II, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trg187,188- 210. 9. Nguyễn Thượng Hiền, Giáo trình thực vật và Đặc san rừng, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, trg 25 – 70. 10. Ngô Quang Đê, Nguyễn Hữu Vinh (1997). Trồng rừng. NXB Nông nghiệp Hà Nội, trang 16 – 39. 11. Cao Anh Long (1996). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và sinh trưởng rễ bất định của cành chiết, cành giâm một số loài cây ăn quả - Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Nông nghiệp. tr. 4 -34 12. Trần Văn Minh(2005). Công nghệ sinh học thực vật – Giáo trình cao học, nghiên cứu sinh. Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh, trg 15 – 97, 934. 13. Nguyễn Đức Lượng và Lê Thuỷ Tiên (2006). Công nghệ tế bào.NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trang 376. 14. Nguyễn Đức Thành (2000). Nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nghiên cứu và ứng dụng. NXB Nông nghiệp Hà Nội, 15. Nguyển Văn Uyển và các tác giả (1993). Nuôi cấy mô thực vật phục vụ trong công tác giống cây trồng. NXB Nông nghiệp. Tr 19 – 45. 16. Trần Thế Tục - Hoàng Ngọc Thuận(1993). Nhân giống cây ăn quả: chiết, ghép, giâm cành, tách chồi. NXB Nông nghiệp Hà Nội. 17. Dương Công Kiên (2002). Nuôi cấy mô thực vật. NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 18. Phạm Văn Ngọt và cộng sự (2009). Nghiên cứu khả năng nảy mầm và sinh trưởng của cây hoàng lan (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. & Thomson) trồng ở huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp bộ. 19. Trương Mai Hồng, Nguyễn Thái Hiền, Lê Thị Nguyệt Thu, Trần Đăng Hồng, Richard H. Ellis (2004). Khảo sát sự phát triển và già chín của hạt trên ba loài cây : móng bò tím (Bauhinia purpurrea L.), ngọc lan tây (Cananga odorata (Lamk.) Hook.f. et Thoms) và viết (Mimusops elengi.L), tạp chí KHKT Nông Lâm nghiệp, tr. 29 – 33. Sách nước ngoài. 20. Vasil. H. C., Hildebrandt A.C (1966). Variations of morphogenetic behavior in plant tissue culture. Am.J. Bot 53. pp 860 – 869. 21. Aung, L.H (1972). The nature of root promoting substances in Lycopersicon esculentum seedlings. Phys. Plant 26. pp 9, 306 22. Biran, A.H.Halery (1973). Endogenouceslevels of grocoth regulators and their relationship to the rooting of dahlia cuttings. Phys. Plant 28. pp 42, 436. 23. Biran (1973). The relationship between rooting of dahlia cuttings and the presence and type of bud. Phys. Plant 28. pp 47, 244. 24. Biran, P.W., H.G. Hemming and D.Lowe (1960). Inhibition of rooting of cuttings by gibberellic acid. Ann.Bot. N.S 24. pp 9, 49. 25. Cameron, R.J., and G.V. Thomson (1969). The vegetatire propagation of pinus radiata: Rooting initiation in cuttings. Bot. Gar. 130 (4). pp 242-251. 26. Chin, T.Y., M.m. Meyer, Jr and L. Beevers (1969). Abscisic acid stimulated rooting of stem cuttings . Planta 88. pp 96, 192. 27. Corbett, L.C. (1897). The development of roots from cutting. W.Va.Ag.Ex.Ann.Rpt 9 (1895 – 96). pp 99, 196. 28. Farrar, J.H., and N.H. Grace (1942). Vegetative propagation of conifers. XI. Effect of type of cutting on the rooting of Norway spouce cuttings. Can. Jour. Res. Sect. G. 20. pp 21, 116. 29. Gardner, F.E. (1929). The relationship between tree age and the rooting of cuttings. Pros. Amer. Soc. Hort. Sci 26. pp 4, 101. 30. Garner, R.J., and E.S.I. Hatcher (1962). Regeneration in relation to vegetative growth and flowering. Proc. 16th inter. Hort. Cong. PP. pp 11, 105. 31. Ginzburg, C. (1967). Organization of the adventitious root apex in Tamarix achylla. Amer. Jour. Bot. 54. pp 4 -8. 32. Girouard, R.M. (1967). Initiation and development of adventitious roots in stem cuttings of Hedera helix. Can. Jour. Bot. 45. pp 86, 1883. 33. Girouard, R.M. (1969). Physiological and biological studies of ventitious root formation. Extractible rooting co-factors from Hedera helix. Can. Jour. Bot. 47(5). pp 99, 687. 34. Hartmann, H.T., R.M. Brooks (1958). Propagation of Stockton Morello cherry rootstock by softwood cuttings under mist sprays. Proc. Amer. Soc. Hort. Sci. 71. pp 34 -127. 35. Heide O.M. (1968). Auxin level and regeneration of begonia leaves. Plant 81. pp 59 – 135. 36. Herman, D.E. and C.E. Hess (1963). The effect of etiolation upon the rooting of cuttings. Proc. Inter. Plant. Prop. Soc. 13. pp 42 -62. 37. Hitchcook, A.E., and P.W. Zimmerman (1940). Effects obtained with mixtures of root- inducing and othersubstances. Contrib. Boye thomp. Inst. 11. pp 60, 143. 38. Loach, K. (1977). Leaf water potencial and the rooting of cuttings under mist and polythene. Phys. Plant. 40. pp 97, 191. 39. Mahlsted, J.P., and P.P. Watson (1952). An anatomical study of adventitious root development in stems of vaccinium corymbbosum. Bot. Gaz. 113. pp 85, 279. 40. Mohammed, S., and E.N. Ericksen (1974). Root formation in pea cuttings. IV. Further studies on the influence of indole-3-acetic acid at different development stagees. Phys. Plant. 32. pp 94 – 96. 41. Okoro, O.O., and J.Grace (1978). The physiology of rooting populus cuttings. II. Cytokinin activityin leafless hardwood cuttings. Phys.plant. 44. pp 70, 167. 42. Paton, D.M., R.R. Willing. W. Nichols, and L.D. Pryor (1970). Rooting of stem cuttings of Eucalyptus: A rooting inhibitor in adult tissue. Austral. Jour. Bot.18. pp 83, 175. 43. Pearse, H.L. (1943). The effect of nutrition and phytohormones on the rooting of vine cuttings. Ann. Bot. N.S. 7. pp 32-123. 44. Stolrz, L.P., C.E. Hess (1966). Factors in fluencing root initiation in an easy and difficult-to root chrysanthemum. Proc. Amer. Hort. Sci 92. pp 26-622. 45. Thimann K.V. (1935). On the plant growth hormone produced by Rhizopus suinus. Jour. Bio. Chem.. 190. pp 91 – 279. 46. Thimann K.V. and J.B. Koepdi (1935). Identity of the growth promoting and the root forming substance of plants. Nature 135. pp 2 -101. 47. Thimann K.V., and F.W. Went (1934). On the chemical nature of the root-forming hormone. Proc. Kon. Ned. Akad. Wet. 37. pp 59 – 456. 48. Went F.W. (1934). On the pea test method for auxin, the plant growth hormone. Proc. Kon. Ned. Akad. Wet. 37. pp 55- 547. 49. Zimmerman.P.W. and F. Wilcoxon (1935). Several chemical growth substances with cause initiatin of roots and other responses in plants. Contrib. Boyce. Thomp. Inst. 7. pp 29 -209. Các trang web. 50. 51. 52. 53. 54. 3 55. 56. 57. 58. 59. 60. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Các yếu tố khí tượng tại Tp. Hồ Chí Minh Tháng Nhiệt độ (oC) Độ ẩm (%) Tổng lượng mưa (mm) Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trung bình Thấp nhất 10/2009 27,8 35,5 23,3 80 48 249,0 11/2009 28,4 36,5 22,3 73 42 141,0 12/2009 27,5 35,1 23 74 46 79,5 01/2010 27,3 35 21,2 71 40 23,0 02/2010 28,4 36,2 24 70 37 Không mưa 03/2010 29,4 37,5 23,9 68 28 3,9 04/2010 30,4 37,8 26,5 70 36 9,9 05/2010 31,3 38,5 26.5 70 39 8,8 06/2010 29,3 38,2 25,1 76 46 160 (Nguồn: Đài khí tượng thủy văn Nam Bộ) Phụ lục 2. Đường kính thân trung bình và chiều cao trung bình của cây hoàng lan trồng thuần loại tại Giồng Trôm –Bến Tre. Thời gian đo Đường kính thân trung bình (cm) Chiều cao trung bình thân cây (cm) NTS1 NTS2 NTS1 NTS2 09/2006 0.35 ± 0.08 0.34 ± 0.07 10.45 ± 1.22 10.40 ± 0.96 11/2006 0.54 ± 0,10 0.6 ± 0.08 18.60 ± 2.07 18.45 ± 2.12 01/2007 0.78 ± 0.12 0.90 ± 0.11 48.34 ± 4.25 47.83 ± 4.2 03/2007 1.15 ± 0.17 1.42 ± 0.16 70.75 ± 6.58 70.32 ± 6.58 (Nguồn: Tài liệu tham khảo 18) Phụ lục 3. Thống kê mô tả về tỷ lệ sống ở tuần thứ 8 của các đoạn cành tay hoàng lan trong thí nghiệm giâm cành Nước cất 50ppm IBA 100ppmIBA 500ppm IBA 1000ppmIBA Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Mean 80 42.5 30 47.5 27.5 22.5 67.5 30 20 85 32.5 5 8.5 3.75 0 Standard Error 0.91 0.25 0.41 0.25 0.48 0.48 0.63 0.71 0.58 0.29 0.48 0.29 0.65 0.48 0 Median 8 4 3 5 2.5 2.5 7 2.5 2 8.5 3.5 0.5 8.5 3.5 0 Mode 0 4 3 5 2 3 7 2 3 9 4 0 0 3 0 Standard Deviation 1.83 0.5 0.82 0.5 0.96 0.96 1.26 1.41 1.15 0.58 0.96 0.58 1.29 0.96 0 Sample Variance 3.33 0.25 0.67 0.25 0.92 0.92 1.58 2 1.33 0.33 0.92 0.33 1.67 0.92 0 Kurtosis -3.3 4 1.5 4 -1.3 -1.3 2.23 1.5 -6 -6 -1.3 -6 -1.2 -1.3 0 Skewness 0 2 0 -2 0.85 -0.9 -1.1 1.41 0 0 -0.9 0 0 0.85 0 Range 4 1 2 1 2 2 3 3 2 1 2 1 3 2 0 Minimum 6 4 2 4 2 1 5 2 1 8 2 0 7 3 0 Maximum 10 5 4 5 4 3 8 5 3 9 4 1 10 5 0 Sum 32 17 12 19 11 9 27 12 8 34 13 2 34 15 0 Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 2.91 0.8 1.3 0.8 1.52 1.52 2 2.25 1.84 0.92 1.52 0.92 2.05 1.52 0 Phụ lục 3 . (Ttiếp theo) 50ppm2.4D +IBA 100ppmIAA+IBA Oxyberon N3M Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Mean 0 0 0 0 0 0 35 12.5 10 3.25 2.75 2.25 Standard Error 0 0 0 0 0 0 0.29 0.63 0.71 0.25 0.85 0.75 Median 0 0 0 0 0 0 3.5 1 0.5 3 2.5 2 Mode 0 0 0 0 0 0 4 1 0 3 0 1 Standard Deviation 0 0 0 0 0 0 0.58 1.26 1.41 0.5 1.71 1.5 Sample Variance 0 0 0 0 0 0 0.33 1.58 2 0.25 2.92 2.25 Kurtosis 0 0 0 0 0 0 -6 2.23 1.5 4 0.34 -3.9 Skewness 0 0 0 0 0 0 0 1.13 1.41 2 0.75 0.37 Range 0 0 0 0 0 0 1 3 3 1 4 3 Minimum 0 0 0 0 0 0 3 0 0 3 1 1 Maximum 0 0 0 0 0 0 4 3 3 4 5 4 Sum 0 0 0 0 0 0 14 5 4 13 11 9 Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 0 0 0 0 0 0 0.92 2 2.25 0.8 2.72 2.39 Phụ lục 4. Thống kê mô tả về tỷ lệ sống ở tuần thứ 8 của các đoạn thân hoàng lan trong thí nghiệm giâm cành Nước cất 50ppm IBA 100ppmIBA 500ppm IBA 1000ppmIBA Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Mean 77.5 67.5 67.5 90 85 85 20 15 12.5 55 32.5 17.5 62.5 20 7.5 Standard Error 0.63 1.03 1.11 0.41 0.29 0.5 0.71 0.96 0.48 0.96 0.63 0.48 1.38 0.82 0.48 Median 8 7 7 9 8.5 9 2.5 1 1.5 5 3 1.5 6.5 2 0.5 Mode 8 7 0 9 8 9 3 0 2 4 3 1 0 2 0 Standard Deviation 1.26 2.06 2.22 0.82 0.58 1 1.41 1.91 0.96 1.91 1.26 0.96 2.75 1.63 0.96 Sample Variance 1.58 4.25 4.92 0.67 0.33 1 2 3.67 0.92 3.67 1.58 0.92 7.58 2.67 0.92 Kurtosis 2.23 1.79 -1.7 1.5 -6 4 1.5 -1.3 -1.3 -1.3 2.23 -1.3 -3 1.5 - 1.29 Skewness -1.1 - 0.71 -0.5 0 0 -2 -1.4 0.85 -0.9 0.85 1.13 0.85 -0.3 0 0.85 Range 3 5 5 2 1 2 3 4 2 4 3 2 6 4 2 Minimum 6 4 4 8 8 7 0 0 0 4 2 1 3 0 0 Maximum 9 9 9 10 9 9 3 4 2 8 5 3 9 4 2 Sum 31 27 27 36 34 34 8 6 5 22 13 7 25 8 3 Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 2 3.28 3.53 1.3 0.92 1.59 2.25 3.05 1.52 3.05 2 1.52 4.34 2.6 1.52 Phụ lục 4 . (Tiếp theo) 50ppm2.4D +IBA 100ppmIAA+IBA Oxyberon N3M Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Mean 85 82.5 37.5 67.5 57.5 55 62.5 62.5 57.5 100 82.5 60 Standard Error 0.96 0.75 0.85 0.63 0.63 0.87 0.63 0.63 1.65 0 0.75 0.41 Median 9 8 3.5 7 6 5.5 6 6 5.5 10 8 6 Mode 10 7 0 7 6 4 6 6 0 10 7 6 Standard Deviation 1.91 1.5 1.71 1.26 1.26 1.73 1.26 1.26 3.3 0 1.5 0.82 Sample Variance 3.67 2.25 2.92 1.58 1.58 3 1.58 1.58 10.9 0 2.25 0.67 Kurtosis -1.3 -3.9 0.34 2.23 2.23 -6 2.23 2.23 1.17 0 -3.9 1.5 Skewness -0.9 0.37 0.75 -1.1 -1.1 0 1.13 1.13 0.44 0 0.37 0 Range 4 3 4 3 3 3 3 3 8 0 3 2 Minimum 6 7 2 5 4 4 5 5 2 10 7 5 Maximum 10 10 6 8 7 7 8 8 10 10 10 7 Sum 34 33 15 27 23 22 25 25 23 40 33 24 Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 3.05 2.39 2.72 2 2 2.76 2 2 5.26 0 2.39 1.3 Phụ lục 5. Số rễ và chiều dài rễ của các đoạn thân nước cất - doan 2 50pppm IBA - đoạn 2 50pppm IBA - đoạn 3 500ppm - đoan 1 1000ppm - đoan 1 1000ppm - đoan 2 Oxyberon - đoạn 1 Oxyberon - đoạn 2 Oxyberon - đoan 3 Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Mean 1.25 1.02 1.89 2.42 1.67 2.83 2.29 1.69 2.5 2.87 2.83 1.13 2.8 2.79 3.56 2.01 2.56 1.26 Standard Error 0.25 0.31 0.31 0.43 0.49 0.28 0.61 0.25 0.24 0.53 0.87 0.17 0.25 0.42 0.53 0.24 0.65 0.21 Median 1 0.7 2 2 1 2.8 2 2 2.5 1.2 2 1 3 2 3 1.45 2 0.95 Mode 1 0 2 0.4 1 3 1 2 3 0.5 2 1 3 2 3 0.5 2 1.6 Standard Deviation 0.5 0.7 0.93 1.78 1.21 0.87 1.6 1.02 0.97 3.34 2.14 0.7 0.79 2.29 2.25 1.77 1.94 1.03 Sample Variance 0.25 0.49 0.86 3.16 1.47 0.76 2.57 1.03 0.93 11.2 4.57 0.48 0.62 5.25 5.08 3.13 3.78 1.07 Kurtosis 4 -1.6 3.28 -1.4 3.66 1.74 -0.4 -0.8 2.01 1.52 4.29 -0.1 -1.1 1.7 0.43 1.34 3.17 6.77 Skewness 2 0.78 1.47 0.31 1.95 0.79 1.05 -0 0.76 1.54 1.98 0.59 0.41 1.46 0.97 1.37 1.73 2.25 Range 1 1.6 3 5.3 3 3.2 4 3.4 4 11.9 6 2.5 2 8.6 8 7.2 6 4.7 Minimum 1 0.4 1 0.2 1 1.5 1 0.1 1 0.1 1 0.2 2 0.4 1 0.2 1 0.3 Maximum 2 2 4 5.5 4 4.7 5 3.5 5 12 7 2.7 4 9 9 7.4 7 5 Sum 5 5.1 17 41.2 10 28.3 16 28.7 40 112 17 19.2 28 83.8 64 109 23 30.2 Count 4 5 9 17 6 10 7 17 16 39 6 17 10 30 18 54 9 24 Confidence Level(95.0%) 0.8 0.87 0.71 0.91 1.27 0.62 1.48 0.52 0.51 1.08 2.24 0.36 0.56 0.86 1.12 0.48 1.49 0.44 Phụ luc 5. (Tiếp theo) N3M - đoan 2 50ppm 2,4D - đoạn 1 50ppm 2,4D - đoạn 2 100ppmIAA- đoạn 1 100ppmIAA - đoạn 2 100ppmIAA - đoạn 3 Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Số rễ cm Mean 1.91 1.98 1 2.52 1.71 1.3 1.22 3.37 2 2.63 1.29 2.06 Standard Error 0.31 0.4 0 0.83 0.29 0.23 0.15 0.64 0.26 0.45 0.18 0.49 Median 2 1.5 1 1.7 2 1 1 2 2 2 1 2.1 Mode 1 0.7 1 0 2 0.6 1 1.7 2 2 1 0 Standard Deviation 1.04 1.82 0 1.85 0.76 0.79 0.44 2.12 0.82 2.03 0.49 1.47 Sample Variance 1.09 3.33 0 3.43 0.57 0.62 0.19 4.48 0.67 4.1 0.24 2.16 Kurtosis -0.3 3.3 0 4.61 -0.4 -0.8 0.73 -1.5 4.5 0.24 -0.8 0.44 Skewness 0.86 1.83 0 2.13 0.6 0.72 1.62 0.69 1.53 1.21 1.23 0.7 Range 3 7.1 0 4.4 2 2.3 1 5.3 3 6.6 1 4.7 Minimum 1 0.2 1 1.4 1 0.5 1 1.3 1 0.5 1 0.2 Maximum 4 7.3 1 5.8 3 2.8 2 6.6 4 7.1 2 4.9 Sum 21 41.5 5 12.6 12 15.6 11 37.1 20 52.5 9 18.5 Count 11 21 5 5 7 12 9 11 10 20 7 9 Confidence Level(95.0%) 0.7 0.83 0 2.3 0.7 0.5 0.34 1.42 0.58 0.95 0.45 1.13 Phụ lục 6. Thống kê mô tả về tỷ lệ ra rễ sau 8 tuần của các đoạn cành tay hoàng lan trong giâm cành Nghiệm thức 500ppm IBA - đoạn 2 1000ppm IBA - đoạn 1 1000ppm IBA - đoạn 2 Oxyberon dust 0.5 - đoạn 1 Oxyberon dust 0.5 - đoạn 2 Mean 2.5 2.5 5 15 2.5 Standard Error 0.25 0.25 0.5 0.5 0.25 Median 0 0 0 1 0 Mode 0 0 0 1 0 Standard Deviation 0.5 0.5 1 1 0.5 Sample Variance 0.25 0.25 1 1 0.25 Kurtosis 4 4 4 4 4 Skewness 2 2 2 2 2 Range 1 1 2 2 1 Minimum 0 0 0 1 0 Maximum 1 1 2 3 1 Sum 1 1 2 6 1 Count 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 0.795611576 0.795611576 1.591223153 1.591223153 0.795611576 Phụ lục 7. Thống kê mô tả về tỷ lệ ra rễ sau 8 tuần của các đoạn thân hoàng lan trong giâm cành Nước cất 50 IBA 500 IBA 1000 IBA Đoạn 2 3 1 2 3 1 2 1 2 3 Mean 10 5 7.5 22.5 15 12.5 2.5 40 15 2.5 Standard Error 0.41 0.29 0.48 0.63 0.5 0.95 0.25 1.22 0.96 0.25 Median 1 0.5 0.5 2 1 0.5 0 4.5 1 0 Mode 1 1 0 2 1 0 0 6 0 0 Standard Deviation 0.82 0.58 0.96 1.26 1 1.89 0.5 2.45 1.91 0.5 Sample Variance 0.67 0.33 0.92 1.58 1 3.58 0.25 6 3.67 0.25 Kurtosis 1.5 -6 -1.3 2.23 4 2.62 4 -2.9 -1.3 4 Skewness 0 0 0.85 1.13 2 1.66 2 -0.5 0.85 2 Range 2 1 2 3 2 4 1 5 4 1 Minimum 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 Maximum 2 1 2 4 3 4 1 6 4 1 Sum 4 2 3 9 6 5 1 16 6 1 Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 1.3 0.92 1.52 2 1.6 3.01 0.8 3.9 3.05 0.8 Phụ lục 7. (Tiếp theo) 50 2,4D + 100 IBA 100 IAA + 100 IBA Oxyberon N3M Đoạn 1 2 3 1 2 3 1 2 3 1 2 3 Mean 12.5 17.5 10 22.5 25 17.5 27.5 35 22.5 10 27.5 5 Standard Error 0.25 0.629 0 0.25 0.29 0.75 0.75 1.19 1.31 0.41 0.85 0.5 Median 1 2 1 2 2.5 2 2 4.5 2 1 2.5 0 Mode 1 2 1 2 3 3 2 5 0 1 0 0 Standard Deviation 0.5 1.258 0 0.5 0.58 1.5 1.5 2.38 2.63 0.82 1.71 1 Sample Variance 0.25 1.583 0 0.25 0.33 2.25 2.25 5.67 6.92 0.67 2.92 1 Kurtosis 4 2.227 0 4 -6 -3.9 4 3.13 -5.3 1.5 0.34 4 Skewness 2 -1.13 0 2 0 -0.37 2 -1.8 0.12 0 0.75 2 Range 1 3 0 1 1 3 3 5 5 2 4 2 Minimum 1 0 1 2 2 0 2 0 0 0 1 0 Maximum 2 3 1 3 3 3 5 5 5 2 5 2 Sum 5 7 4 9 10 7 11 14 9 4 11 2 Count 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 Confidence Level(95.0%) 0.7956 2.002 0 0.8 0.92 2.387 2.39 3.79 4.18 1.3 2.72 1.59 Phụ lục 8. Thống kê mô tả về tỷ lệ (%) số mẫu vô trùng ở thí nghiệm khử trùng Nghiệm thức 30% Javel - 10' 30% Javel - 15' 50% Javel - 10' 50% Javel 15' 0.05 HgCl2 5' 0.05 HgCl2 7' 0.05 HgCl2 10' 0.07 HgCl2 5' 0.07 HgCl2 7' 0.07 HgCl2 10' 0.1 HgCl2 5' 0.1 HgCl2 7' 0.1 HgCl2 10' Mean 3.67 8.33 10 13.33 66.667 72.333 76.667 81.67 82 84.5 87.333 92.333 93.667 Standard Error 0.33 0.88 0.577 0.882 1.2019 1.453 0.8819 0.333 1.1547 0.2887 1.2019 0.3333 0.8819 Median 4 8 10 13 66 72 77 82 82 84.5 88 92 94 Mode 4 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 92 0 Standard Deviation 0.58 1.53 1 1.528 2.0817 2.5166 1.5275 0.577 2 0.5 2.0817 0.5774 1.5275 Sample Variance 0.33 2.33 1 2.333 4.3333 6.3333 2.3333 0.333 4 0.25 4.3333 0.3333 2.3333 Kurtosis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Skewness -1.73 0.94 0 0.935 1.2933 0.5856 -0.935 -1.732 0 0 -1.293 1.7321 -0.935 Range 1 3 2 3 4 5 3 1 4 1 4 1 3 Minimum 3 7 9 12 65 70 75 81 80 84 85 92 92 Maximum 4 10 11 15 69 75 78 82 84 85 89 93 95 Sum 11 25 30 40 200 217 230 245 246 253.5 262 277 281 Count 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Confidence Level(95.0%) 1.43 3.79 2.484 3.795 5.1711 6.2516 3.7946 1.434 4.9683 1.2421 5.1711 1.4342 3.7946 Phụ lục 9. Thống kê mô tả về tỷ lệ (%) số mẫu sống ở thí nghiệm khử trùng Nghiệm thức 50%J avel - 10' 50% Javel 15' 0.05 HgCl2 5' 0.05 HgCl2 7' 0.05 HgCl2 10' 0.07 HgCl2 5' 0.07 HgCl2 7' 0.07 HgCl2 10' 0.1 HgCl2 5' 0.1 HgCl2 7' 0.1 HgCl2 10' Mean 3.333 3.333 51.667 53.3333 55 66.667 73.333 78.333 65 63.333 60.667 Standard Error 1.667 3.333 1.2019 1.66667 1.1547 1.2019 1.6667 0.8819 1.5275 1.2019 1.453 Median 5 0 51 55 55 66 75 78 66 64 61 Mode 5 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Standard Deviation 2.887 5.774 2.0817 2.88675 2 2.0817 2.8868 1.5275 2.6458 2.0817 2.5166 Sample Variance 8.333 33.33 4.3333 8.33333 4 4.3333 8.3333 2.3333 7 4.3333 6.3333 Kurtosis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Skewness -1.73 1.732 1.2933 -1.7321 0 1.2933 -1.732 0.9352 -1.458 -1.293 -0.586 Range 5 10 4 5 4 4 5 3 5 4 5 Minimum 0 0 50 50 53 65 70 77 62 61 58 Maximum 5 10 54 55 57 69 75 80 67 65 63 Sum 10 10 155 160 165 200 220 235 195 190 182 Count 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Confidence Level(95.0%) 7.171 14.34 5.1711 7.17109 4.9683 5.1711 7.1711 3.7946 6.5724 5.1711 6.2516 Phụ lục 10. Thống kê mô tả về tỷ lệ (%) số mẫu tạo chồi ở thí nghiệm tạo chồi Tuần thứ 3 Tuần thứ 6 Nghiệm thức Đối chứng 0.5 mg/l BA 1 mg/l BA 2 mg/l BA 3 mg/l BA 0.2 NAA +2BA 0.5 NAA+ 2BA 1 NAA +2BA Đối chứng 0.5 mg/l BA 1 mg/l BA 2 mg/l BA 3 mg/l BA 0.2 NAA +2BA 0.5 NAA +2BA 1 NAA +2BA Mean 33.23 40.83 50.97 57.4 42.87 85.17 81.67 72.67 13.83 20.5 26.57 44.37 34.9 81.53 73.17 61.5 Standard Error 0.393 0.601 0.578 0.31 0.593 0.441 0.882 0.667 0.441 0.436 0.296 0.41 0.493 0.291 0.441 0.289 Median 33 40.5 50.9 57.2 42.6 85 82 72 14 20.4 26.7 44.5 35 81.6 73 61.5 Mode 0 0 0 0 0 0 0 72 0 0 0 0 0 0 0 0 Standard Deviation 0.681 1.041 1.002 0.53 1.026 0.764 1.528 1.155 0.764 0.755 0.513 0.709 0.854 0.503 0.764 0.5 Sample Variance 0.463 1.083 1.003 0.28 1.053 0.583 2.333 1.333 0.583 0.57 0.263 0.503 0.73 0.253 0.583 0.25 Kurtosis 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Skewness 1.361 1.293 0.298 1.46 1.09 0.935 -0.94 1.732 -0.94 0.586 -1.09 -0.82 -0.52 -0.59 0.935 0 Range 1.3 2 2 1 2 1.5 3 2 1.5 1.5 1 1.4 1.7 1 1.5 1 Minimum 32.7 40 50 57 42 84.5 80 72 13 19.8 26 43.6 34 81 72.5 61 Maximum 34 42 52 58 44 86 83 74 14.5 21.3 27 45 35.7 82 74 62 Sum 99.7 122.5 152.9 172 128.6 255.5 245 218 41.5 61.5 79.7 133.1 104.7 244.6 219.5 184.5 Count 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 Confidence Level(95.0%) 1.691 2.586 2.488 1.31 2.55 1.897 3.795 2.868 1.897 1.875 1.275 1.762 2.122 1.25 1.897 1.242 Phụ lục 11. Thống kê mô tả về chiều cao trung bình ban đầu và sau 3 tuần ở thí nghiệm vươn lóng Nghiệm thức đối chứng 2BA 0,5GA3 + 2BA 1GA3 + 2BA 2GA3 + 2BA 3GA3 +2BA bandau tuần 3 bandau tuần 3 bandau tuần 3 bandau tuần 3 bandau tuần 3 bandau tuần 3 Mean 1.0867 1.33 1.155 1.69 1.20333 1.925 1.0535 1.88 1.185 2.26 1.16 2.39 Standard Error 0.0286 0.03 0.0285 0.04 0.03053 0.042 0.0247 0.04 0.03223 0.07 0.03774 0.08 Median 1 1.3 1.1 1.7 1.2 1.9 1 1.8 1.2 2.2 1.2 2.3 Mode 1 1.3 1 1.4 1.3 2 1 1.8 1 1.8 1.3 2 Standard Deviation 0.2213 0.25 0.2205 0.27 0.23648 0.322 0.2083 0.33 0.24962 0.55 0.29238 0.62 Sample Variance 0.0489 0.06 0.0486 0.07 0.05592 0.103 0.0433 0.11 0.06231 0.30 0.08549 0.39 Kurtosis 0.0182 0.21 -0.9591 -0.03 -0.2964 3.612 0.0867 -0.23 -0.68128 0.32 -0.52729 0.38 Skewness 0.4655 0.52 0.1664 0.43 -0.3832 1.458 0.1879 0.17 0.01425 0.83 -0.385 0.71 Range 1 1.1 0.8 1.3 1 1.7 1 1.6 1 2.3 1.2 3 Minimum 0.7 0.9 0.8 1.2 0.6 1.4 0.6 1.1 0.7 1.4 0.5 1.4 Maximum 1.7 2 1.6 2.5 1.6 3.1 1.6 2.7 1.7 3.7 1.7 4.4 Sum 65.2 79.7 69.3 101 72.2 115.5 74.8 133 71.1 136 69.6 144 Count 60 60 60 60 60 60 71 71 60 60 60 60 Confidence Level(95.0%) 0.0571 0.06 0.057 0.07 0.06109 0.083 0.0493 0.08 0.06448 0.14 0.07553 0.16 Phụ lục 12. Thống kê mô tả về tỷ lệ (%) ra rễ và số rễ trung bình/chồi trên môi trường ½ WPM ở thí nghiệm tạo rễ Tỷ lệ ra rễ Số lượng rễ Nghiệm thức Đối chứng 5ppm IBA 10ppm IBA 5ppm IBA 10 ppm IBA Mean 0 15.1666667 40 1 1.2 Standard Error 0 0.60092521 0.9660918 0 0.0816497 Median 0 15.5 40 1 1 Mode 0 16 0 1 1 Standard Deviation 0 1.47196014 2.3664319 0 0.4082483 Sample Variance 0 2.16666667 5.6 0 0.1666667 Kurtosis 0 -0.8591716 -1.875 0 0.5928854 Skewness 0 - 0.41807152 4.58E-17 0 1.5974933 Range 0 4 6 0 1 Minimum 0 13 37 1 1 Maximum 0 17 43 1 2 Sum 0 91 240 9 30 Count 6 6 6 9 25 Confidence Level(95.0%) 0 1.54472744 2.483418 0 0.1685166 Phụ luc 13. So sánh đường kính thân trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành trước khi trồng thí nghiệm ở Bình Long – Bình Phước (04/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups d_gcanhbandau 30 0.277 X d_hatbdau 30 0.295 X Contrast Sig. Difference +/- Limits d_gcanhbandau - d_hatbdau -0.018 0.041145 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 14. So sánh đường kính thân trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành sau khi trồng thí nghiệm 4 tháng ở Bình Long – Bình Phước (05 – 08/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups d_hat 30 9.81333 X d_giamcanh 30 10.01 X Contrast Sig. Difference +/- Limits d_giamcanh - d_hat 0.19667 1.28385 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 15. So sánh chiều cao trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành trước khi trồng thí nghiệm ở Bình Long – Bình Phước (04/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups h_giamcanh 30 16.9367 X h_hat 30 17.93 X Contrast Sig. Difference +/- Limits h_giamcanh - h_hat -0.9933 3.18148 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 16. So sánh chiều cao trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành sau khi trồng thí nghiệm 4 tháng ở Bình Long – Bình Phước (05 – 08/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups h_giamcanh 30 45.25 X h_hat 30 52.1833 X Contrast Sig. Difference +/- Limits h_giamcanh - h_hat * -6.9333 6.09252 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 17. So sánh số cành cấp I trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành trước khi trồng thí nghiệm ở Bình Long – Bình Phước (04/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups C_hat 30 0.1667 X C_giamcanh 30 0.1667 X Contrast Sig. Difference +/- Limits C_giamcanh - C_hat 0 0.2182 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 18. So sánh số cành cấp I trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành sau khi trồng thí nghiệm 4 tháng ở Bình Long – Bình Phước (05 – 08/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups socanhcapI_giamcanh 30 6.7 X socanhcapI_hat 30 6.93333 X Contrast Sig. Difference +/- Limits socanhcapI_giamcanh - socanhcapI_hat -0.2333 1.40755 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 19. So sánh số lá trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành trước khi trồng thí nghiệm ở Bình Long – Bình Phước (04/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups L_giamcanh 30 5.76667 X L_hat 30 6.7 X Contrast Sig. Difference +/- Limits L_giamcanh - L_hat -0.9333 0.97325 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 20. So sánh số lá trung bình của cây từ hạt và cây giâm cành sau khi trồng thí nghiệm 4 tháng ở Bình Long – Bình Phước (05 – 08/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups L_hat 30 54.6667 X L_giamcanh 30 63.8667 X Contrast Sig. Difference +/- Limits L_giamcanh - L_hat 9.2 15.0302 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 21. So sánh diện tích lá trung bình/cây của cây từ hạt và cây giâm cành trước khi trồng thí nghiệm ở Bình Long – Bình Phước (04/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD    Count Mean Homogeneous Groups S_bandau_giamcanh 3 1.35908 X S_bandau_hat 3 1.52156 X Contrast Sig. Difference +/- Limits S_bandau_giamcanh - S_bandau_hat -0.1625 0.22015 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 22. So sánh diện tích lá trung bình/cây của cây từ hạt và cây giâm cành sau khi trồng thí nghiệm 4 tháng ở Bình Long – Bình Phước (05 – 08/2010) Multiple Range Tests Method: 95.0 percent LSD Count Mean Homogeneous Groups S_la_hat 3 44.1332 X S_la_giamcanh 3 55.1729 X Contrast Sig. Difference +/- Limits S_la_giamcanh - S_la_hat * 11.0398 4.6515 * denotes a statistically significant difference. Phụ lục 23. Thành phần hóa học của môi trường WPM Thành phần Hàm lượng (mg/l) Đa lượng: NH4NO3 400 MgSO4 180.7 KH2PO4 170 CaCl2 khan 72.5 CaNO3.4H2O 386 K2SO4 990 Vi lượng: H3BO3 62 MnSO4.H2O 22.3 .7H2O 8.6 Na2MoO4.2H2O 0.25 CuSO4.5H2O 0.25 Fe - ETTA: FeSO4 27.8 NaETTA 37.26 Vitamin: Myo-inositol 100 Glysin 2 Nicotinic acid 0.5 Pyridoxine 0.5 Thiamine 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVSHSTH008.pdf
Tài liệu liên quan