KHẢO SÁT TRUYỀN THUYẾT VỀ LƯU NHÂN CHÚ Ở VÙNG ĐẠI TỪ THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do văn hoá xã hội
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn đổi mới và hội nhập. Nghị quyết hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII đã khẳng định: "Nền văn hóa mà Đảng ta lãnh đạo toàn dân xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" [7, tr.1]. Văn kiện lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam cũng chỉ rõ: "Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Cần phải hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể" [7, tr.1]. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích việc tìm hiểu, nghiên cứu những giá trị văn hóa truyền thống để khẳng định bản sắc văn hóa dân tộc. Điều đó trở thành nội lực tạo nên sức mạnh để Việt Nam hòa nhập cùng thế giới. Nghiên cứu truyền thuyết nói chung và truyền thuyết về Lưu Nhân Chú nói riêng là một hoạt động thiết thực để thực hiện chủ trương đường lối của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước - giữ gìn phát huy bản sắc dân tộc.
1.2. Lý do khoa học
Từ hàng nghìn năm nay đã và đang tồn tại một nền văn hoá Vịêt Nam thống nhất. Nhưng bản sắc văn hoá Việt Nam lại được biểu hiện thông qua sự đa dạng của các tộc người trong cộng đồng người Việt Nam và sự phong phú của các vùng miền đất nước. Nghiên cứu các trường hợp của Folklore cụ thể từng vùng văn hoá không phải là hướng đi mới, nhưng đối với Việt Nam là hướng đi rất cần thiết. Nó có tác dụng bảo tồn văn hoá truyền thống; sự giao
thoa văn hoá các tộc người. Đại Từ - Thái Nguyên là một vùng văn hoá. Vốn là vùng đất có vị thế đặc biệt, Đại Từ đã từng là vị trí chiến lược cho các cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước. Vì vậy, nghiên cứu vùng văn hoá Đại Từ là một việc làm cần thiết đáng được chú ý.
Hơn năm trăm năm về trước, khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ (1418), Thái Nguyên là một trong những trung tâm kháng chiến chống giặc Minh xâm lược với một dòng họ bốn đời làm phiên trấn Thái Nguyên, cha con Lưu Nhân Chú tổ chức lực lượng kháng chiến ngay tại quê nhà. Ngay từ những ngày đầu kháng chiến người trai yêu nước ấy đã hướng về đất Lam Sơn, tự nguyện đứng dưới lá cờ khởi nghĩa của Lê Lợi. Là một trong những người tham dự Hội thề Lũng Nhai, có mặt ngay từ đầu cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chỉ huy trực tiếp nhiều trận đánh lớn của nghĩa quân Lam Sơn, đặc biệt là những trận đánh mang tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến, Lưu Nhân Chú chứng tỏ bản lĩnh và tài năng một nhà quân sự xuất sắc. Ông có những cống hiến to lớn trong kháng chiến, dẫn tới sự thành lập vương triều nhà Lê, một vương triều thịnh đạt trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Lưu Nhân Chú một danh nhân lịch sử dân tộc, niềm tự hào của quê hương Đại Từ - Thái Nguyên. Danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú đã được người đời dệt nên những truyền thuyết đẹp. Đây là hiện tượng văn hoá rất đáng lưu ý, chưa được lưu truyền rộng rãi xứng đáng với vị thế của Lưu Nhân Chú trong lịch sử dân tộc. Vì vậy, chúng tôi đi vào tìm hiểu những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú hiện đang được lưu hành ở vùng Đại Từ - Thái Nguyên với mong muốn phần nào làm sáng tỏ vị trí của danh nhân Lưu Nhân Chú trong tâm thức cộng đồng, cả về diện rộng và chiều sâu.
Truyền thuyết và lễ hội vốn có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhờ truyền thuyết, lễ hội bám chặt gốc rễ vào mảnh đất đời sống, trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tâm linh của con người. Truyền thuyết là chiếc cầu nối giữa niềm tin, cảm xúc của cộng đồng với tín ngưỡng, phong tục, tập quán. Niềm tin trong truyền thuyết được hiện thực hóa trong lễ hội. Lễ hội giúp truyền thuyết được lưu giữ và có sức lan tỏa rộng rãi. Thông qua việc khảo sát, phân tích các môtip, những đặc điểm nội dung và nghệ thuật cũng như mối quan hệ giữa truyền thuyết về Lưu Nhân Chú với lễ hội núi Văn, núi Võ ở Đại Từ, Thái Nguyên cũng là một đóng góp cho hướng nghiên cứu, giảng dạy văn học dân gian theo tính nguyên hợp.
1.3. Lý do cá nhân
Là một người con của quê hương Đại Từ - Thái Nguyên, người viết mong muốn đóng góp một phần công sức vào việc giữ gìn và phát triển di sản văn hoá dân gian trên quê hương mình. Và tìm hiểu những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú trên quê hương Đại Từ là một hoạt động thiết thực giúp tôi có thêm những hiểu biết về văn hoá dân gian địa phương. Từ đó, càng tự hào về vùng quê cách mạng của mình. Đối với một giáo viên Ngữ văn, sinh ra, lớn lên, trưởng thành và công tác trên vùng đất Đại Từ thân yêu, đây là nền tảng vô cùng thuận lợi để tôi giúp học sinh hiểu biết về lịch sử và văn hoá địa phương. Và đặc biệt, việc tìm hiểu chuỗi truyền thuyết về Lưu Nhân Chú có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động dạy học văn học dân gian địa phương theo đặc trưng thể loại - gắn với môi trường diễn xướng. Đồng thời, giáo dục học sinh lòng biết ơn, sự ngưỡng mộ tôn kính người anh hùng có công chống giặc ngoại xâm.
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 0
1. Lý do chọn đề tài 1
1.1. Lý do văn hoá xã hội . 1
1.2. Lý do khoa học 1
1.3. Lý do cá nhân 3
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10
3.1. Đối tượng nghiên cứu 10
3.2. Phạm vi nghiên cứu . 10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 10
5. Đóng góp của luận văn . 11
6. Phương pháp nghiên cứu 11
7. Cấu trúc Luận văn 12
B. PHẦN NỘI DUNG . 13
Chương một. ĐẠI TỪ - MỘT VÙNG VĂN HÓA LỊCH SỬ . 13
1. Đại Từ - một vùng văn hóa lịch sử 13
1.1. Đặc điểm địa lý 13
1.2. Sơ lược lịch sử . 15
1.3. Văn hóa dân gian . 20
1.3.1. Văn học dân gian 20
1.3.2. Các lễ hội dân gian tiêu biểu . 26
1.3.2.1. Hội tung còn ở Phú Xuyên . 26
1.3.2.2. Hội xuống đồng ở Hùng Sơn 27
1.3.2.3. Lễ rước kiệu ở Bình Thuận 29
1.3.2.4. Lễ Phật Đản chùa Sơn Dược 30
1.4. Các địa danh văn hóa lịch sử . 32
2. Lưu Nhân Chú - con người trong lịch sử 34
2.1. Bối cảnh thời đại những năm đầu đời Lưu Nhân Chú sống 35
2.2. Lai lịch 35
2.3. Cống hiến của Lưu Nhân Chú trong lịch sử dân tộc . 35
2.3.1. Giai đoạn thứ nhất, 1409 đến 1416 . 36
2.3.2. Giai đoạn thứ hai từ Hội thề Lũng Nhai đến năm đầu dựng
cờ khởi nghĩa (1416 - 1418) 37
2.3.3. Giai đoạn thứ ba, mười năm khởi nghĩa (1418 - 1427) 38
2.3.4. Giai đoạn thứ tư - Những năm năm đầu xây dựng đất nước
(1428 - 1434) . 39
3. Đại Từ và những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú và dòng họ Lưu 39
Chương hai. TRUYỀN THUYẾT VỀ LưU NHÂN CHÚ Ở VÙNG
ĐẠI TỪ, THÁI NGUYÊN 42
1. Khảo sát các truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ, Thái Nguyên 42
1.1. Số lượng 42
1.2. Đặc điểm . 45
2. Lưu Nhân Chú - lịch sử và truyền thuyết 54
2.1. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế nhân vật 55
2.2. Cuộc đời sự nghiệp của nhân vật . 56
2.3. Sau khi Lưu Nhân Chú mất 57
3. Hình tượng Lưu Nhân Chú trong truyền thuyết 59
3.1. Truyền thuyết khắc họa nhân vật Lưu Nhân Chú ở vị thế người
anh hùng chống giặc ngoại xâm 59
3.2. Truyền thuyết khắc họa hình tượng Lưu Nhân Chú trên phương
diện người dũng sĩ . 67
3.3. Lưu Nhân Chú - con người nhân hậu, trung nghĩa . 70
3.4. Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần", "phúc thần" . 73
3.4.1. Truyền thuyết khắc họa Lưu Nhân Chú trên cương vị "nhân thần" 73
3.4.2. Phúc thần 74
4. Các môtip nổi bật . 75
4.1. Môtip sinh nở thần kì . 75
4.2. Môtip "tướng lạ - tài lạ" . 80
4.3. Môtip chiến công phi thường . 83
4.4. Môtip hóa thân . 88
4.5. Môtip linh hiển, âm phù . 95
Chương ba. TRUYỀN THUYẾT VỀ LưU NHÂN CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI ĐưƠNG ĐẠI TẠI
VÙNG ĐẠI TỪ-THÁI NGUYÊN . 99
1. Truyền thuyết về Lưu Nhân Chú và tín ngưỡng tại vùng Đại Từ, Thái Nguyên 99
1.1. Lễ hội tưởng nhớ Lưu Nhân Chú tại Đại Từ, Thái Nguyên 99
1.2. Tục thờ cúng Lưu Nhân Chú tại Đại Từ, Thái Nguyên 103
2. Khảo sát về tình hình lưu truyền, phổ biến của truyền thuyết về Lưu
Nhân Chú ở Đại Từ, Thái Nguyên 106
2.1. Đặc điểm phân bố 106
2.2. Mức độ phổ biến 110
3. Một số đề xuất, kiến nghị . 119
C. KẾT LUẬN 126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 .
174 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2454 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát truyền thuyết về Lưu Nhân Chú ở vùng Đại Từ Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhân Chú nghe
các vị thần báo mộng Lê Lợi làm vua nước Nam, sau đó họ còn nghe thấy các vị
thần kể rằng: Ở xã An Dưỡng, Đông Triều năm nay đại hạn, dân ở đó lập đàn cầu
đảo. Thượng đế cử Thần xuống chứng giám. Dân xã này có giết trâu lại bỏ quên con
dao trong đống phân trâu. Mọi người nghi nhau lấy trộm chửi mắng nhau loạn xạ,
cho rằng phải có kẻ lấy trộm thì mới mất con dao chứ. Trong số đó có một người
nói rằng:"Chỉ có Thần Tam Đảo lấy con dao của chúng mày, chứ có ai lấy trộm
đâu". Nghe thấy thế, Thần bỏ về trời tâu với thượng đế, mà không chứng giám nữa.
Cho nên dân xã ấy có cầu cũng chẳng ứng nữa.
Đến mờ sáng hôm sau, ba người lạy tạ khấn thần rồi gánh dầu đi. Khi đến xã
An Dưỡng huyện Đông Triều ghé vào hàng nước uống, hỏi han cặn kẽ các cụ già,
quả thật có sự việc như lập đàn cầu đảo mất dao. Lại đến xem đống phân trâu thì
thấy con dao trong đó đúng như được nghe.
Từ đấy, ba cha con trở về quê quán, dặn dò vợ con rồi đến thẳng Lam Sơn.
Vua biết tấm lòng của họ, nói chuyện với ba người rất vui và tiếp đãi rất hậu. Từ đó,
ba người ở lại với vua, trong nhà có việc gì tin cẩn đều giao cho hết. Có một hôm ba
cha con cày ruộng ở động Chiêu Nghi cùng với gia nhân của vua là Trương Lôi,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
thấy một vị nhà sư mặc bộ quần áo trắng, chống gậy đi từ làng Đức Trai đi ra mà
than rằng:
"Tiếc thay, kiểu đất này không biết thuộc về ai"
Trương Lôi nghe thế rất mừng, liền đến hỏi:
"Lão tăng nói gì, tôi có thể được chăng? ''
Vị sư già suy nghĩ một lát rồi trả lời:
"Ta xem tướng của nhà ngươi làm vua thì chưa đủ, nhưng làm tướng thì có
thừa, Thuyền nhỏ không trở được vật nặng"
Trương Lôi về bẩm với vua và rước vua ra gặp mặt sư già
"Ta đây họ Trịnh, tên là Bạch Sơn Tăng từ Sĩ Lao xuống, nay thấy ông khí
tướng khác thường, tất có thể làm được việc lớn"
Vua chỉ tay lên trời nặng lời thề, vị sư già khen rằng"Nếu có lòng như thế, lão
tăng đây chẳng tiếc gì cả'' và nói tiếp:
"Xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi có hình thế kiểu đất cực kí quý hiếm, nếu
đưa mộ táng vào đây không quá ba năm sẽ thành ngôi thiên tử. Trai thì tất phú quý
không kể xiết, gái thì tiếc không đủ chồng thôi. Chỉ e rằng con cháu về sau ắt có
phân tán, rồi lại trung hưng mãi mãi không rứt".
Nói xong vị sư già chỉ cho huyệt đất theo hướng tây bắc đông nam, lấy núi Chí
Linh làm án. Sau đó cùng bốn người Trương Lôi và ba cha con Lưu Nhân Chú rước
linh xa lên an táng tại xứ Phật Hoàng, động Chiêu Nghi. Nói xong, vị sư già bay
thẳng lên trời. Nhà vua trông theo bái vọng. Mới biết sự việc do trời sắp đặt.
Khi Lê Lợi giương cờ khởi nghĩa đánh cho giặc Minh thua liểng xiểng. Sau
này có một tên Đỗ Phú xã Hào Lương vì có thù oán với vua, hiến kế xui chúng
đến đào mả bố Lê Lợi đem tiêu hủy thì sẽ ngăn chặn được cuộc khởi nghĩa của
ông. Tướng giặc nghe lời sai quân đến đào hài cốt ở xứ Phật Hoàng, đem treo ở
phía sau thuyền.
Nghe tin, Lê Lợi vô cùng đau xót, nhà vua quyết tâm cướp lại hài cốt của cha
mình. Ông bàn bạc với các tướng sĩ, quyết định cử ba cha con Lưu Nhân Chú cùng
các dũng sĩ gan dạ, mưu trí, có tài bơi lội, tổng cộng hai mươi người đi lấy lại hài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
cốt. Họ đội cỏ gai, yên lặng bơi xuôi từ trên thượng lưu cho đến phường Giang
Khẩu thì đuổi kịp thuyền giặc. Trời tối, nhân khi bọn giặc ngủ say, lấy trộm hài cốt
đưa về bí mật táng tại chỗ cũ. Lấy bộ hài cốt khác táng chồng lên. Sáng hôm sau,
quân giặc phát hiện linh xa treo trên thuyền bị mất liền đến chỗ cũ, bọn chúng đào
lên lấy bộ hài cốt để bên trên, tán nhỏ vứt xuống sông. Sau đó vua mới cùng mọi
người mở hội thề Lũng Nhai.
(Tác giả luận văn ghi lại trong Gia phả dòng họ Lưu ở Văn Yên)
7. Sự tích núi Văn núi Võ
Núi Văn núi Võ thuộc về xã Văn Yên là một cảnh trí thơ mộng hào hùng trong
quần thể phong cảnh vùng hồ núi Cốc. Người vùng hồ tự coi cảnh trí ấy là một di
tích của đại công thần Lưu Nhân Chú thời Lê. Đó là hai ngọn núi mọc lên giữa bốn
bề xanh lúa. Ngọn núi Văn thanh cao như chiếc mũ cánh chuồn. Ngọn núi Võ oai
nghiêm tựa hình chiếc mũ giáp trụ. Hai chiếc mũ khổng lồ chụm lại như một chiếc
cổng đá khổng lồ đang mở ra lừng lững oai nghiêm. Cách đấy không xa là ngọn núi
Quần Ngựa uy nghi, lộ ra một đường hằn sâu xoáy trôn ốc chân núi lên tới đỉnh.
Cây cối bán vào các khối đá như thể tô điểm cho màu xanh của núi.
Chuyện kể rằng, có một chàng trai đầu trần chân đất, chẳng có tên lẫn họ.
Người vùng này từ nhỏ đã sống bằng nghề nông. Song chàng không chỉ thạo sự cày
sâu cuốc bẫm mà còn là một người võ nghệ rất cao cường. Đến một năm nọ đất
nước đang êm ả thanh bình nơi nơi trên luống cày và bên bên bếp lửa vang vang bài
ca về non sông xứ sở và công tích ông cha, thì bỗng có giặc ngoại xâm. Chàng trai
cảm kích vô cùng lời ru của mẹ thời thơ ấu rằng:
Ai đưa ta đến chốn này
Bên kia là núi, bên này là sông
Chàng thẫn thờ đứng bên bờ sông Công, nhìn lên ngọn núi Cốc mà lòng sôi dạ
xót. Chàng mơ ước được lên đường đánh giặc. Vừa khi ấy, nhà vua cho người đi rao
khắp xứ để tìm người giỏi về cứu nước. Tiếng rao rền vang sông núi quê hương xứ
sở của chàng. Chàng hớn hở chào mẹ lên đường về kinh đô để thi tài, chẳng kịp
nghe lời mẹ dặn. Vừa khi đặt chân tới kinh thành sầm uất nhộn nhịp như xứ lạ,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
chàng trai đã vội vàng hỏi thăm vào tận nơi có trường Giảng Võ để xin được dự
cuộc đua tài, không ngờ chỉ vì chàng ít được học chữ nghĩa nên lần ấy chàng đã
phạm điều cấm kị cực kì nghiêm trọng. Chuyện kể rằng, lệnh vua ban vừa truyền
thử môn đầu tiên là đọ tài bắn cung, chàng đã giương dây cung quý của mình lên
với một mũi tên bén nhọn trước tất cả mọi người trong cuộc. Cũng vì chữ lễ chưa
được thông nên chàng nóng vội, không chờ lệnh tiếp phát ra, đã ngắm vào chính cái
dải lụa treo lá cờ hiệu của triều đình mà bắn. Mũi tên vụt bay đi. Nhanh như chớp,
dải lụa làm dây cờ đứt làm hai đoạn, lá cờ hiệu rơi xuống. Ba quân ngự lâm ngơ
ngác, cả triều đình rất đỗi kinh hoàng. Các thí sinh giật mình lùi về sau mà run sợ
tháo mồ hôi đầm đìa như tắm. Khi mọi người vỡ lẽ về câu chuyện chưa từng có ở
trường Giảng Võ này, nhà vua vô cùng tức giận. Triều đình khép chàng vào tội khi
quân. Quan triều thét đao phủ đem chàng ra ngoài cửa Bắc chém đầu.
Lúc bấy giờ có một vị tướng cũng tài giỏi hơn người đang ở trong ban giám
khảo cuộc thi vội vàng bước lên quỳ trước mặt vua. Ông này khéo léo xin được vua
tha cho chàng trai vùng sơn cước này tội chết. Người ta cho rằng có lẽ vị tướng này
có con mắt rất tinh đời. Ông đã sớm nhận ra chàng trai là bậc anh hùng hào hiệp
hiếm có, nếu để mặc cho chàng trai bị đưa đi chém đầu thì đất nước này mất một
nhân tài không thể bù đắp được. Ông viện cớ là chàng trai miền núi này chỉ do chưa
được học hành thông hiểu lễ nghĩa mà nên tội. May thay, nhà vua chiều lòng vị
tướng quân tài cao đức rộng ấy mà tha chết cho một tay cung thiện xạ. Ngay lập
tức, nhà vua đuổi chàng về quê cũ. Chàng trai vô cùng đau lòng, nuối tiếc nhưng
bụng nghĩ rằng trong tình cảnh không may này thì còn biết ăn nói thế nào cho nhà
vua hiểu nỗi lòng mình. Chàng trai đành gạt nước mắt để lại dây cung quý và thanh
gươm được mài sắc như nước trên ngọn núi đá quê hương để lủi thủi ra về.
Một thời gian sau, giặc ngoại xâm đã ỷ thế tràn qua quê hương suối Đôi của
chàng. Chàng trai uất ức đứng lên sườn núi nhìn xuống nghiến răng trợn mắt đến
bật máu đỏ ròng. Giặc ào qua rồi, chàng băng xuống cánh đồng, không thèm nghĩ
đến sự nguy hiểm bất cứ lúc nào có thể xảy đến. Chàng đi lấy củi chỉ là cái cớ mà
nghĩ cho ra một kế đuổi giặc. Thế rồi một cơ may chẳng bao lâu đã đến. Khi ấy,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
chàng vừa đặt vác củi to lù lù như con trâu mộng xuống lối đi và ngồi nghĩ ngợi thì
có một đạo quân từ đâu rượt tới. Vó ngựa từ xa đã tung bụi mù mịt nhưng chàng
không hay biết. Đến lúc cả đoàn ngựa dừng lại trước bó củi chặn ngang đường
chàng còn chưa ngẩng mặt lên để ý xem họ là ai. Đạo quân này lấy làm lạ. Vị tướng
đi đầu bước lại gần chàng, ông xòe tay nâng vành nón lá cọ của chàng lên xem mặt.
Chàng nhận ra ngay rằng chính vị tướng này là ân nhân của mình. Vị tướng cũng
nhận ra người ngồi đó chính là chàng trai bắn cung tài hoa ngày nào được ông xin
tha tội chết. Chàng trai ứa nước mắt, chẳng nói lên lời khiến ông động lòng. Ông
vội vàng đỡ chàng trai dạy và nói:
- Ta nhận ra anh là người tài giỏi, lại thành tâm khao khát được dẹp giặc cứu
nước. Lần này, ta sẽ tâu lên nhà vua để cho thỏa lòng mong ước.
Vị tướng dẫn quân đi rồi chỉ vài hôm sau, chàng trai đã được một người lính
chạy trạm tìm đến tận nơi cấp báo rằng:
- Bây giờ thế giặc rất mạnh, thế nước đang lâm nguy. Lệnh vua truyền cho anh
chỉ trong mười ngày là phải có mặt ở triều đình để yết kiến.
Chàng nghe nói vui mừng khôn xiết. Thế là ngay từ hôm ấy, chàng ra sức
luyện tập. Chàng có ý định tu chí rèn sức qua hết các ban võ nghệ một lần nữa trước
khi lên đường. Chàng nhớ lời mẹ khi ấy nói rằng "Ở nhà nhất mẹ nhì con...", nên
biết đâu phần lớn trong mười tám ban võ nghệ kia thảy đã được mọi người tài cao
biết đến. Nhưng thời gian quá gấp, chàng quyết định chỉ rèn cho mình một thế võ
hiểm chưa từng có. Để nắm chắc phần thắng trong tay trước lũ giặc hung bạo trong
những ngày tới, chàng lập tức ra bờ suối Đôi xúc cát đổ đầy vào hai ống quần đã
được dùng dây thắt chặt vào bắp chân. Cứ thế chàng nhún nhẩy lên sườn núi. Việc
ấy mới được một ngày chàng cảm thấy người nhẹ bỗng, chàng lại tiếp tục đổ cát sỏi
vào hai ống tay áo, rồi sau thấy vẫn còn nhẹ, chàng dồn cát đầy mình để trở về núi
Võ bây giờ để luyện tập. Chàng mải miết chuyên cần đến mức không thể tượng
tượng được. Chỉ sau ba ngày, chàng trai đeo thêm trên mình những binh khí rất
nặng mà đã có thể nhún mình một cái là đã bay vọt lên tận đỉnh núi. Dân bản thấy
sự khác thường, từ người già đến trai tráng kéo nhau về đây để xin cùng tập. Nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
người còn đứng đông chật ở các ngọn núi xung quanh để ngắm chàng. Riêng ngọn
núi mà chàng đang đứng tập kia thì cứ ngày ngày lún xuống dưới sức mạnh của các
cú nhảy. Vài hôm sau đầu ngọn núi ấy đã mòn theo bước chân của chàng mà dựng
đứng, phẳng lì. Đúng hẹn chàng trở về vái chào mẹ và dân làng rồi lên đường tìm
gặp nhà vua. Sau đó, nghe nói chàng lập nhiều công trạng. Để ghi nhớ câu chuyện
ấy, người đời sau còn gọi ngọn núi này là núi Võ. Nơi đây Lưu Nhân Chú một võ
tướng đồng thời là một nhà chính trị tài ba đã lấy núi Võ là nơi rèn chí luyện tài và
biến núi Võ thành nơi luyện tập quân sĩ phục vụ nhà Lê. Năm tháng đi qua, ngọn
núi võ đứng một mình, lẻ loi như thế không biết bao nhiêu lâu. Đến một thời gian,
tự nhiên từ mùa xuân qua hết mùa hạ mà trời không mưa. Cây cối cằn khô, ruộng
đồng nứt nẻ chân chim. Những hòn sỏi màu hồng ngọc dưới lòng xuối Đôi chảy về
sông Công ngày nào nhánh nước cũng đã đổi màu trắng bạc như muốn vỡ ra. Hàng
trăm nghìn con ba ba chen chúc nhau trong các hườm đá cũng không đủ tránh nắng.
Chúng nằm phơi chết trên cát cũng chẳng ai buồn nhặt. Khi ấy các già bản bàn họp.
Họ nhìn đám trẻ con khát nước bỏ cả trò buông diều đánh khăng. Mọi người bối rối
ngước nhìn ngọn núi Võ. Thế rồi một đêm trăng sao, khi những người già vẫn đứng
trong hơi nóng hầm hập phả ra từ mặt núi đá mà cầu nguyện thì vị già làng cao tuổi
nhất bỗng nghe thấy có tiếng bình văn sảng sảng ở phía có gò đất nổi lên cách ngọn
núi Võ không xa. Ông lên tiếng hỏi nhưng mọi người ngơ ngác không hiểu. Đêm ấy
ông không trở về bản mà quyết ở lại ngôi lều canh nương đã trơ trọi bên bờ suối
Đôi. Ông không thể chợp mắt vì cái nóng phả ra từ lòng suối cạn. Nhưng còn vì cái
tiếng bình văn vẫn cứ ám ảnh ông theo ngọn gió nóng vẫn thổi về Tam Đảo nhè
nhẹ. Quãng đầu canh ba, tự nhiên ông ngồi dậy nhìn sang gò đất bên núi Võ thì thấy
một người cao lớn thấp thoáng ẩn hiện. Vị này hình như đội mũ cánh chuồn, đứng
nhìn cánh đồng Văn Yên, Kí Phú ngày nay xơ xác trong sương, rồi lững thững đi về
bên kia ngọn suối. Bóng mũ cánh chuồn lặn dần dưới trăng trên cánh đồng Tràng
Dương. Ông dụi mắt cảm thấy như trời đất dựng đá, cá lội vực sâu. Ông chít lại
chiếc khăn đầu rìu, buông quần lá tọa bước ra ngoài trời thì bốn bề vắng ngắt,
không một tiếng dế kêu. Phía xa xa trên một cái gò, cỏ tranh bỗng cháy rừng rực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Chuyện kì lạ ấy cứ thế diễn ra với ông trong mấy đêm liền. Sang đêm thứ chín, ông
mệt qua thiếp đi. Ông nằm mộng thấy một người khổng lồ nhưng hình dạng giống y
như là chàng trai đã từng luyện chí rèn tài trên đỉnh núi Võ mà ông đã từng nghe
người xưa truyền lại. Ông vội quỳ xuống vái lạy. Vị này bước tới gần, rũ áo xòa tay
rộng giơ lên bảo rằng:
- Ta là một đại tướng nước Việt vốn có quê hương ở vùng này. Truyền đời ta
chưa thấy nghe nói ở nơi đây có lần hạn hán như bây giờ. Kể từ khi đất nước thanh
bình đã khoảng trăm năm nhưng riêng ngọn núi Võ kia chẳng có người coi sóc. Đó
không phải là nơi lam cảnh tầm thường, cớ sao nỡ để mưa lũ quyét đổ vỡ ngổn
ngang. Nay ta bảo thật...
Bỗng nghe tiếng gà làm ông tỉnh giấc, trời đất đã rạng ngày. Ông già định thần
tỉnh dạy. Ông biết rằng tiếng than của dân làng đã động đến cửa trời. Ông trở về bản
họp hội các già làng. Ai nấy đều sửng sốt. Mọi người đổ ra gò đất ngay buổi sáng
hôm ấy. Ở một bên gò còn đọng lại vài hạt sương rớt lại trên mảnh lá cọ khô cong.
Trên đó lờ mờ nổi lên những dòng chữ nhưng chẳng còn ai đọc được vì đó là chữ
cổ từ thủa nào không rõ. Người già bàn tính xắp đặt công việc. Thế rồi theo lời các
già, đám trai tráng khỏe mạnh ra sức đào đắp lập nên một chiếc bàn vuông bốn cạnh
trên mặt gò đất, tự như một tấm bánh chưng khổng lồ. Họ lại dựng bốn phương
những cây cột đắp bằng đất, lễ vật được đặt lên trên chiếc bàn ấy. Người già bước
lên đàn cầu mưa. Những người lớn tuổi thì kéo các trai làng đi sửa sang lại ngọn núi
Võ. Tiếp đó họ đắp những con đường đi về các ngả sang đồi Quần Ngựa, lên núi
Tương Tư. Đường kéo dài tới bờ suối Đinh. Đường vào đình Gấm bây giờ... Công
việc ấy là để mọi người tiện bề đi lại trông nom nhưng tương truyền nơi ấy còn lưu
giữ mồ mả của nhân tài đời xưa, kiếp trước.
Chiều hôm ấy, khi con trâu còn đứng ăn đất cóng, con gà còn kiếm nước ở
mắt lóng cây bương thì bỗng nhiên trời kéo mây ùn lên thành từng đống. Mây kéo
lên thành từng mảng. Đến chập tối, gió ầm ầm từ phía ngọn núi Cốc thổi về. Thế rồi
người dân trong vùng được chứng kiến một đêm mưa gió tràn trề. Trong ánh chớp
kéo dài, người ta thấy những vệt mưa vòng sang bờ suối Đôi, mưa từ chân trời Tam
Đảo mưa sang ngọn núi Cốc rồi mưa theo ngọn gió cuốn trở lại. Mưa ngập sâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
ruộng cạn. Mưa tràn gò thấp bờ cao. Người già, người trẻ trong bản vui sướng bảo
nhau, thật đúng là trời làm một cuộc đẻ nước.
Rạng sáng hôm sau, trời tạnh mây quang. Trong lúc hửng đông, dân làng nhìn
thấy trên cánh đồng Văn Yên ngày nay mọc lên một ngọn núi lớn như hình mũ cánh
chuồn, ngay bên cạnh ngọn núi Võ. Người người mừng rơn mở hội đón nước về
đồng. Họ náo nức bảo nhau: Hình như trong tiếng mưa, ai cũng nghe thấy tiếng
sang sảng bình văn sách. Có người còn quả quyết đọc một đoạn thơ thuộc làu:
Văn văn Võ võ lụy hai hàng
Văn cũng sang mà Võ cũng sang
Văn dìu cánh phượng trăm yên họ
Vỗ thét oai hùng dẹp bốn phương.
Thế rồi nghe nói từ đấy người đời đặt cho ngọn núi này cái tên như bây
giờ: Núi Văn. Thành ra ở vùng hồ, có hai ngon núi mang hai cái tên núi Văn
núi Võ và sự tích của chúng được truyền từ đời nay qua đời khác và lưu danh
cho đến tận bây giờ...
(Vũ Phong - Vũ Anh Tuấn sưu tầm và biên soạn)
8. Sự tích núi Quần Ngựa và cánh đồng Tràng Dương
Khi ấy giặc Minh sang xâm lược nước ta, thế giặc rất mạnh. Nhân dân lâm vào
cảnh ngoại xâm tàn khốc. Cha con Lưu Nhân Chú giả làm người đi buôn dầu đến
thẳng Lam Sơn tụ nghĩa. Lúc bấy giờ, khe truông hiểm trở, đường xá gập ghềnh, ba
người đến trọ ở thôn Nguyễn Xá, thăm hỏi người trong thôn không ai giấu giếm
điều gì. Hôm sau, ba người đến yết kiến Lê Lợi, thì thấy ông có thiên tư tuấn tú
khác thường, thần sắc đẹp, mồm rộng mũi cao, vai có nốt ruồi, tiếng to như chuông,
đi như rồng, bước như hổ. Lưu Nhân Chú thưa rằng: "Nghe lời đồn đại được biết
quan nhân là người nhân nghĩa, lượng cả bao dung, xin đến làm tôi tớ, mong được
nhờ cậy". Vua hỏi quê quán, họ tên. Ba cha con thực tình thưa :"Cha ông chúng tôi
làm quan phiên trấn, quê quán vốn hai xã Văn Lãng, Thuận Thượng, vì quân Ngô
tàn ngược nên dấu tông tích, làm nghề buôn dầu, tìm đến nơi đây mong được dung
nạp". Vua nghe chuyện rất vui, tiếp đãi rất hậu. Từ đấy, ba người luôn ở cạnh vua,
được vua tin dùng, giao phó cho hết.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Một hôm, vua gọi cha con Lưu Nhân Chú và mọi người thân tín đến, bàn
chuyện đánh giặc. Vua nói:"Thế giặc rất mạnh, lực lượng của ta còn mỏng, quân
lương còn thiếu, như vậy chưa thể đánh giặc được".
Ba cha con quảy gánh về quê, chiêu tập lực lượng. Việc chiêu tập quân sĩ diễn
ra rất nhanh, nhân dân hăng hái hưởng ứng. Binh sĩ đã rồi dào còn việc luyện quân,
chuẩn bị lương thực nuôi quân khiến Lưu Nhân Chú ngày đêm lo lắng, trăn trở.
Chàng đã thức mấy đêm rồi. Một đêm nọ, tiếng gà rừng eo óc gáy sáng trong khe
núi mà Lưu Nhân Chú chưa hề chợp mắt. Bỗng ở đâu có một làn gió mát rượi,
thoang thoảng mùi hoa rừng đưa đến, mệt quá, Lưu Nhân Chú thiu thiu ngủ. Trong
giấc ngủ chập chờn, chàng thấy một cụ già tóc trắng như cước, mặc quần áo xanh
hiện lên bảo:
"Ta là thần núi Tam Đảo, thấy con có tấm lòng trượng nghĩa, cứu nước cứu
dân đang lầm than đói khổ, ta mừng lắm! Con có khó khăn gì ta giúp cho."
Lưu Nhân Chú bèn khẩn khoản nỗi lòng. Cụ già nói:"Ở đây, có một ngọn núi
trông tựa như chiếc mũ giáp trụ của quan võ, trong đó có một cái hang rất rộng và
sâu, mùa hè thì mát, mùa đông thì ấm. Cuối hang có một ngách nhỏ có thể đi sâu
trong lòng núi xiên sang ngọn núi bên kia. Nơi đây, là chỗ trú ẩn tai mắt của giặc"
Rồi ông cụ chỉ tay về ngọn núi đó cách mấy bước chân, nói tiếp: "Con nhìn
thấy trái núi kia chưa? Núi này không cao lắm, dáng núi thoai thoải rất tốt cho việc
luyên tập kị binh. Còn cách đây mấy dặm về phía đông, có một vùng đất khá bằng
phẳng, đất đai màu mỡ, nhưng rất rậm rạp, con có thể khai khẩn, trồng lúa gạo, tích
trữ lương thực nuôi quân...". Nói rồi, cụ già phất áo biến vào làn sương mờ ảo của
núi rừng. Nhân Chú giật mình bừng tỉnh, nhớ lời cụ già dặn. Chàng cùng nhân dân
khai khẩn vùng đất phía đông, đào mương, xẻ núi, cấy lúa trồng, ngô khoai. Một
thời gian sau, vùng đất hoang đã trở thành cánh đồng màu mỡ, bốn mùa xanh tươi
trù phú. Lương thực không những đủ nuôi quân mà còn tích trữ được rất nhiều. Từ
đó, cánh đồng ấy được nhân dân gọi là cánh đồngTàng Lương.
Hàng ngày, Lưu Nhân Chú cho đội kị binh luyên tập trên núi mà ông cụ đã
dặn. Một thời gian sau, những con ngựa chiến trở nên thuần thục, đặc biệt như có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
một nguồn sức mạnh vô hình khiến chúng rất khỏe. Cũng từ đó, ngọn núi ấy được
gọi là núi Quần Ngựa. Hiện nay, núi Quần Ngựa nằm cách núi Võ hai trăm mét về
phía đông. Đó là ngọn núi đất, đúng hơn là một quả đồi có hình mâm xôi, trên đó
còn một đường xoáy hình trôn ốc, rộng chừng ba mét chạy từ chân núi cho đến đỉnh
núi. Đó là những dấu tích tướng quân Lưu Nhân Chú luyện kị binh thủa nào. Còn
cánh đồng Tàng Lương ngày nay thuộc đất Vạn Thọ, người dân ở đây gọi chệch đi
là Tràng Dương.
(Ghi theo lời kể của bà Lê Thị Hảo, xóm Đình xã Văn Yên)
9. Sự tích đền Lục Giáp
Truyện kể rằng Lưu Nhân Chú đi đánh giặc qua vùng Đắc Sơn của huyện
Phổ Yên ngày nay. Đến làng Sơn Cốt, tự nhiên con ngựa ông đang cưỡi không đi
nữa, nó quỳ xuống đất, hí vang. Thấy sự lạ, ông xuống ngựa, nhìn xung quanh thì
thấy địa thế trên bến dưới thuyền, dòng sông Công hiền hòa uốn khúc. Nhìn ra đồng
ruộng phì nhiêu, làng mạc trù phú nên thơ. Nên chăng, đây là điềm lạ, ông bèn cho
lập miếu ở đây. Có lần, ông đến vùng này mộ quân, khi tuyển được hai trăm binh
liền tổ chức đấu vật tại sân ngôi miếu này, nhân dân gọi đó là Miếu Vật. Sau này
chiến thắng quân Minh ông trở về miếu thắp hương và cho người vào Thanh Hóa
vận chuyển gỗ ra để dựng một cái đền ở đây, có những cái cột người ôm không xuể.
Khi dựng xong đền, giao cho nhân dân sáu vùng của làng Sơn Cốt thờ cúng. Đền
mang tên Lục Giáp từ đó.
(Ghi theo lời kể của ông Đào Văn Thưởng, xóm Đài, xã Đắc Sơn, Phổ Yên)
10. Sự tích núi Xem, giếng Dội, hồ Tắm Ngựa
Lúc bấy giờ giặc Minh sang xâm lược nước ta. Chúng ra bao nhiêu tội ác ghê
rợn. Nhân dân vô cùng căm thù chúng nhưng chưa biết làm thế nào để đánh được
giặc. Một đêm nọ, nhân dân vùng Thuận Thượng thấy có hiện tượng lạ, bầu trời
sáng rực lên, có 12 ngôi sao có ánh sáng khác thường chiếu xuống phương Nam.
Các cụ già bảo rằng, đó là điềm lành, nước Nam sắp xuất hiện người tài đánh giặc
cứu nước. Ngày hôm sau, dân làng đang cày ruộng, bỗng tự nhiên một khu đất sụt
xuống, có một dòng nước trong vắt, phun lên ào ào, trông xa giống như một cái cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
vồng nước trắng xóa. Mạch nước đó phun hết ngày này sang ngày khác. Nhân dân
thấy lạ chạy đến xem. Người xem rất đông, đứng chật kín cả một một quả núi. Sau
này, bà con nơi đây thường ngày ra đây ngồi xem tướng quân Lưu Nhân Chú luyện
tập binh mã, cơ ngũ, tập bày tận trên cánh đồng, thi cưỡi ngựa để cắm cờ, giành cờ
từ đỉnh núi Cắm Cờ. Từ đó, quả núi ấy được gọi là núi Xem. Ngày nay, ngọn núi
này nằm cạnh Ủy ban xã Văn Yên, từ ngọn núi Xem, có thể phóng tầm mắt suốt
cánh đồng lớn nhất của xã Văn Yên vào tới tận chân Tam Đảo.
Mạch nước trắng xóa ấy cứ phun mãi không ngừng. Nước chảy thành dòng
dồn tụ lại thành một cái hồ lớn, rộng hơn 13 mẫu. Nước trong xanh, ven bờ cỏ cây
rợp bóng mát. Hàng ngày nhân dân ở trong vùng thường ra hồ để tắm sau một ngày
làm việc vất vả. Đầm là nơi Lưu Nhân Chú cùng nghĩa sĩ tắm giặt sau những ngày
luyện tập gian khổ. Đầm cũng là nơi tắm cho những con ngựa chiến trong những
chiều hè oi bức. Do vậy, nhân dân Văn Yên gọi nôm na là hồ Tắm Ngựa. Đến tận
bây giờ nhân dân quanh vùng còn lưu truyền nhau câu ca:
"Hồ Tắm Ngựa mênh mông mười ba mẫu rộng
Tắm ngựa hồng, tắm cả voi reo"
Trước hiện tượng mạch nước lạ ấy, bọn địa lí người Tàu đoán rằng nước Nam
sắp xuất hiện tướng tài. Bọn chúng tìm cách chặn long mạch. Chúng lấy quả bưởi
bổ làm đôi, đem một nửa thả xuống dòng nước chảy trên đất của chúng, xem mạch
nước đó có chảy về phương Nam như dự đoán của chúng không. Một thời gian, thì
thấy ở giếng Dội phụt lên nửa quả bưởi. Bọn địa lí người Tàu ghép nủa quả bưởi
còn lại với nửa quả bưởi phụt lên từ giếng Dội thì thấý trùng khít. Không bao lâu
nữa dòng họ Lưu có người làm vua sẽ lãnh đạo nhân dân chống lại chúng. Chúng
lấy chảo gang chịt dòng nước lại đổ than vào từ đó dòng nước ở giếng Dội không
phun lên nữa. Làm như vậy để bọn chúng triệt nhân tài đất Nam. Sau này, con cháu
dòng họ Lưu truyền nhau rằng, vì bị triệt long mạch trong dòng họ có người chết
yểu. Sợ người Trung Quốc tìm để tiêu diệt, con cháu dòng họ Lưu đổi từ chữ
"Nhân" thành chữ "Sĩ".
(Ghi theo lời kể của ông Lưu Sĩ Vinh, xóm Dưới, xã Văn Yên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
11. Sự tích núi Cắm Cờ
Phía tây nam xã Văn Yên có một ngọn núi mà nhân dân ở đây gọi là núi Cắm
Cờ. Đây là ngọn núi rất lớn và hiểm trở. Truyện kể rằng, tên của ngọn núi gắn liền
với sự nghiệp của tướng quân Lưu Nhân Chú.
Từ khi tìm được minh chủ, Lưu Nhân Chú được dự hội thề Lũng Nhai. Trong
lòng ông luôn ghi nhớ lời thề nguyền, coi nhau một tổ như cây liền cành. Ngày ấy,
lực lượng nghĩa quân còn mỏng, nhân tài hiếm hoi như lá mùa thu. Được lệnh của
Lê Lợi, ba cha con Lưu Nhân Chú trở về tứ trấn ngầm mộ dân lính, chiêu binh mãi
mã, tích trữ lương thảo, ẩn quân đợi ngày dấy nghĩa. Ban ngày, họ giả làm khách
buôn bí mật chiêu mộ nhân dân, ban đêm lại cùng nhau nghỉ trên cây, lấy mỡ viết
vào lá cây rằng : ''Lê Lợi làm vua nước Nam Việt". Kiến theo vết chữ, ăn thủng lá
cây thành chữ. Những lá cây đó tỏa đi khắp nơi. Quân Ngô trông thấy cho là điềm
trời. Sau khi chiêu mộ được đội quân đông đảo, Lưu Nhân Chú cho quân sĩ luyện
tập. Hàng ngày, từ sớm cho đến tối, cả những đêm trăng đoàn quân của ông khổ
công luyện tập trên một ngọn núi. Ông lấy ngọn núi này giả làm thành của giặc, mỗi
lần binh sĩ chiếm được thành lại cắm cờ đỏ rực trên ngọn núi ấy. Từ đó, nhân dân
gọi ngọn núi đó là núi Cắm Cờ.
(Ghi theo lời kể của ông Trần Xuân Tuyết, xóm Kạn, xã Kí Phú)
12. Sự tích đát Đá Mài
Đến trung tâm xã Vân Yên, đi về phía tây khoảng năm cây số ta gặp một dòng
thác trắng xóa từ trên triền núi chảy xuống. Dòng thác này tạo thành một cái đát
nước có tầng ba bậc. Hai bên rìa đát, có rất nhiều hòn đá to mà hòn nào sờ trên bề
mặt đều thấy giáp, hình thù nhẵn góc cạnh. Mặt đá võng xuống như hình lòng
thuyền. Các cụ già ở đây kể lại rằng, sau khi tham dự hội thề Lũng Nhai, Lưu Nhân
Chú bí mật trở về quê hương chiêu mộ binh sĩ, luyện tập kiếm cung. Ngày thì nghĩa
sĩ cùng nhau luyện tập võ nghệ trên núi Cắm Cờ, núi Quần Ngựa. Đêm nào cũng
vậy, bất kể thời tiết nghĩa binh của Lưu Nhân Chú ngồi kín hai bên bờ đát để mài
binh khí. Đá ở đây mài gươm, mài dáo rất sắc. Âm thanh của tiếng mài gươm hòa
với tiếng thác nước ngân lên một khúc ca hào sảng. Do vây, cái tên đát Đá Mài có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
từ đó. Đến bây giờ, bất cứ ai đặt chân đến đây, vẫn nghe văng vẳng trong âm thanh
của thác nước tiếng mài gươm cửa nghĩa quân Lưu Nhân Chú cách đây gần sáu
trăm năm.
(Ghi theo lời kể của ông Trần Xuân Tuyết, xóm Kạn, xã Kí Phú)
13. Sự tích bến Ngâm Thuyền
Đó là một cái bến nước của dòng suối Đôi nằm ở của ngõ xã Vạn Thọ - Đại
Từ. Dòng suối Đôi bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo, chảy qua địa phận hai xã Văn
Yên và Ký Phú qua xã Vạn Thọ nhập vào dòng sông Công bây giờ. Vốn gọi là suối
nhưng lòng của nó khá rộng và sâu, nước nhiều, trong xanh và chảy xiết. Người dân
nơi đây có cảm thấy nó như một dòng sông nhỏ vậy. Cái bến nước rộng và sâu,
nước lững, người dân trong vùng gọi là bến Ngâm Thuyền. Các cụ truyền rằng,
trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh, ngày ngày ông Lưu Nhân
Chú cho luyện tập thủy binh trên dòng suối Đôi. Cuối mỗi buổi tập ông lệnh cho
quân sĩ đem thuyền dìm xuống đoạn suối này, để tránh tai mắt của giặc Minh. Từ
đó, cái bến ấy có tên là bến Ngâm Thuyền.
(Ghi theo lời kể của ông Hoàng Lập, xã Vạn Thọ, Đại Từ)
14. Cứu đói cho nghĩa quân ở Linh Sơn
Những ngày đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân chiến thắng liên tục
và thu được nhiều quân trang, khí giới. Quân giặc tức giận đem quân chống trả quyết
liệt. Khi ấy, nhà vua còn ít quân, lương thực lại cạn kiệt phải ẩn nấp ở núi Linh Sơn.
Giặc vây hãm Linh Sơn suốt ba tháng trời. Nghĩa quân cạn kiệt nguồn lương thực, đói
quá phải tìm rau rừng để ăn qua ngày. Có những lúc nghĩa quân phải giết cả voi, cả
ngựa để cầm hơi. Trước tình thế ấy, Lưu Nhân Chú đã liều mình vượt vòng vây của
giặc, trở về quê nhà vận chuyển lương thực cứu đói cho nghĩa quân.
Trở về quê, Lưu Nhân Chú cùng mọi người bàn tính kế vận chuyển lương thực
nuôi quân. Quân lương thì không thiếu nhưng sao cho kịp vì đường xá xa xôi, núi
rừng hiểm trở, rồi tai mắt của giặc Minh. Rồi cuối cùng mọi người đã tìm ra một
cách, tuyển hai trăm tráng đinh, một người sẽ mang một nồi gạo, một ống thịt muối
như vậy nghĩa quân Lam Sơn sẽ đủ sức phá vây Linh Sơn. Thế rồi, mọi người tỏa ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
các vùng Đắc Sơn, Quân Chu, Vạn Thọ, Hùng Sơn tập hợp tráng đinh. Túi đựng
gạo thì được cắt từ vạt áo dài của các bà, các mẹ, các thiếu nữ Thuận Thượng khâu
thành những túi ruột tượng. Mỗi ruột tượng đựng được một nồi gạo, nghĩa binh vắt
qua vai, như vậy sẽ đi lại một các dễ dàng. Lấy thịt lợn đem muối khô, đựng vào
ống bương, ống nứa đeo bên hông. Cả đoàn người trèo đèo, lội suối, rẽ rừng mà đi,
thẳng tiến vào Linh Sơn cứu đói.
(Ghi theo lời kể của bà Lưu Thị Hà xã Văn Yên)
15. Sự tích núi Miễu
Ở phía bắc đất Văn Yên giáp với xã Mĩ Yên, gần sát chân Tam Đảo có một
ngọn núi xanh tươi, trông giống như dáng người nằm ngủ nằm vắt chân chữ ngũ.
Đây là ngọn núi rất gần gũi và thiêng liêng đối với dòng tộc họ Lưu. Truyện kể
rằng: Chiến thắng quân Minh, đất nước thanh bình, cha con Lưu Nhân Chú được
ban thưởng. Lưu Nhân Trung được phong chức tư mã Đại tướng quân, ban cho
ngân phù và kim ngư đại. Ông có một con chó rất tinh khôn, nó đã theo ông suốt cả
một thời chiến trận, nó vào sinh ra từ với Lưu Trung. Ông đi đâu nó cũng theo.
Một hôm ông đi săn, đến một ngọn núi sát chân dãy Tam Đảo, cảnh vật xung
quanh sơn thủy hữu tình, chim hót, nước chảy róc rách, bỗng có làn hương thơm
thoang thoảng xuất hiện. Cả ngày đi săn đã thấm mệt, ông nằm xuống và ngủ thiếp
đi, khẩu súng săn vẫn đeo bên cạnh. Bỗng nhiên có một đàn mối đông vô vàn đùn
lên đắp kín từ đầu đến chân. Trời đã về chiều mà không thấy Lưu Trung trở về. Cả
nhà nóng ruột. Mãi đến tối thì thấy con chó chạy về, nó vừa chạy vừa sủa vang
không dứt. Nó chạy đến cổng nhưng không về nhà mà lại quay đầu hướng lên phía
ngọn núi ấy mà cắn. Thấy sự lạ, người nhà đi theo con chó. Lúc này, nó không sủa
nữa mà cắm đầu lao một mạch đến ngọn núi ấy. Đến nơi, thì đàn mối kia đã đùn lên
thành một gò đất rất lớn, chỉ còn thấy mỗi khuôn mặt Lưu Trung mà thôi. Khuôn
mặt ấy đang được mối từ từ lấp kín. Dòng họ Lưu cho đó là nơi huyệt đất tốt mà
trời ban cho. Bèn đặt miếu thờ ông tổ của dòng họ Lưu - Lưu Công Thụy Huyền
Nghi. Ngọn núi có tên là núi Miễu từ đó. Ngày lễ tết con cháu dòng họ thường về
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
để chăm chút khói hương. Các cụ trong dòng họ Lưu kể rằng, Lưu Nhân Chú chém
được đầu Liễu Thăng ở núi Mã Yên đã đem đầu y treo lên cây đa ở núi Miễu, tóc y
dài đến một trượng.
(Ghi theo lời kể của ông Lưu Sĩ Nghệ, xóm Dưới xã Văn Yên)
16. Sự tích núi Chúa ở Phục Linh
Ở xã Phục Linh, trên đường danh giới giữa huyện Đại Từ và huyện Phú
Lương có một dãy núi bốn mùa xanh tốt, trông từ xa giống như một con hổ phục.
Núi ấy, tương truyền rằng:
Ngày xưa, có một vị tướng quân tên là Lưu Nhân Chú. Ông mang quân đi phò
vua giúp nước. Được lệnh của vua Lê, ông trở về quê chiêu binh mãi mã, luyện
quân sĩ, tích trữ lương thảo, chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. Khi huấn luyện quân, vị
tướng thường mặc chiếc áo khâu theo kiểu của người địa phương. Quân sĩ đều nhận
ra chủ soái của mình nhờ tấm áo chàm xanh mộc mạc ấy. Có một con hổ xám trong
vùng cũng trở nên thân thuộc với tấm áo chàm xanh.
Truyện kể rằng, Lương trang cùng Thuận Thượng lúc nào cũng đầy ắp thóc
gạo, đàn lợn nhung nhúc trong chuồng. Mấy hôm liền, trại của vị tướng quân ấy đều
bị mất trộm lợn. Vài hôm lại mất một con mà không để lại dấu tích gì. Ở sườn đông
dãy núi Tam Đảo có con cọp thành tinh, nó có bộ móng màu xám. Nó thoắt ẩn,
thoắt hiện. Khi di chuyển, cặp móng ấy phát ra tiếng kêu kì lạ, lanh lảnh như tiếng
huýt sáo và lóe ra thứ ánh sáng trông như những vệt sao. Lưu Nhân Chú cùng đám
thợ săn bàn kế bắt cọp móng xám. Đêm hôm ấy, như thường lệ, cọp móng xám lại
mò xuống lương trang để bắt lợn. Lưu Nhân Chú lặng lẽ nấp sau gốc cây để quan
sát. Bỗng ông thấy lành lạnh, một tiếng húyt sáo ghê rợn xuất hiện, nhìn kĩ trong làn
ánh trăng mờ ảo, thì thấy một túm lông trắng muốt di chuyển dần dần đến phía
chuồng lợn. Nhanh như cắt, ông cởi phăng chiếc áo chàm, chụp ngay lên túm lông
ấy. Bị bất ngờ, túm lông trắng ấy hiện nguyên hình thành một con cọp cái thành
tinh, to như con trâu mộng, trên trán có một mảng lông trắng muốt. Nó là chúa của
bầy cọp ở sườn đông Tam Đảo. Một tay vị tướng túm chặt gáy hổ, tay kia đấm như
trời giáng vào mạng sườn hổ. Con hổ vùng vẫy thoát ra khỏi tay ông. Tiếng hổ gầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
trấn động cả một vùng. Lát sau, kiệt sức con hổ nằm đờ ra bất động. Khi bỏ tấm áo
chàm trùm mặt hổ ra, Nhân Chú thấy đôi mắt hổ long lanh ướt nhìn ông van vỉ.
Bụng nó bầu sữa căng chảy ra từng giọt trắng đặc, đó là một con hổ cái. Động lòng
thương, ông dùng lá rừng xoa bóp cho hổ. Hổ lết mình đưa ông về hang. Mấy chú
hổ con đang lả đi vì đói... Mấy tháng trước đây, hổ đực đã bị cánh thợ săn bắn chết.
Hiểu rõ chuyện, vị tướng tốt bụng Nhân Chú liền bảo mọi người mang cho hổ xám
một con dê rừng nướng. Những ngày sau đó, ngày nào ông cũng cho người cung
cấp thức ăn cho hổ...
Về sau cọp móng xám giúp nghĩa quân đánh giặc. Cứ mỗi buổi sáng mọi
người lại thấy hôm thì con hoãng, hôm thì con nai, con lợn rừng để ở của trại.
Người dân đi rừng, gặp thú giữ cọp móng xám luôn xuất hiện cứu họ.
Sau đó ít lâu, có công trong việc trừ giặc Minh cứu nước, Nhân Chú được
thưởng công lớn về sống ở kinh đô. Nhân dân địa phương cảm phục tài đức của ông
mà lập đền thờ. Tấm áo chàm xanh ông thường mặc được lưu lại trong điện và trở
thành kỉ vật thiệng liêng của dân làng. Hồi đó cứ vào đêm trăng sáng người dân
trong vùng thường thấy một con hổ xám tiến vào điện thờ, phục xuống ngắm vuốt
tấm áo chàm xanh, rồi lại lặng lẽ tiến trở về rừng.
Mấy năm sau, vua Lê Thái Tổ qua đời vua Thái Tông còn nhỏ, Thượng tướng
quân Lưu Nhân Chú bị bọn quan lại trong triều ghen ghét đố kị nên tìm cách hạ độc.
Chúng mời ông dự yến tiệc, ngầm cho lông chim trẩm ngâm rượu vào bát canh.
Nhân Chú ăn vào đau bụng rồi chết. Cái tin sét đánh ấy bay về vùng Thuận Thượng,
dân chúng vô cùng thương tiếc ông. Những nghĩa sĩ xưa nay về lam lũ ruộng đồng
làm lễ điếu ông. Chiếc áo chàm xưa được đặt trước lư hương mịt mù khói tỏa. Đêm
thứ ba, hổ xám xuất hiện. Nó vật vã khóc lóc thảm thiết đòi mọi người lấy tấm áo
chàm xuống cho nó. Nó vuốt ve tấm áo chàm một cách trìu mến và đau thương.
Bỗng phắt một cái, hổ cắp chiếc áo vọt qua vòng người, chạy băng qua suối, qua
đèo giữa những tiếng hò reo đuổi bắt. Vì tấm áo chàm là vật quý nhất còn lại của
Lưu Nhân Chú nên mọi người quyết dành lại bằng được. Thoạt tiên, hổ chạy về
phía núi Tam Đảo để đánh lừa phường săn và chạy ngược về hướng khác. Một cuộc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
rượt đuổi từ Lưu phủ qua cánh đồng Tàng Lương đến tận vùng Hùng Sơn. Con hổ
cắp tấm áo chạy như bay còn đoàn người hối hả rượt đuổi đằng sau. Đến Phục Linh
hổ dừng lại lấy hơi. Nhưng khi nó tiếp tục chạy thì tấm áo bỗng trở nên nặng trĩu
làm hổ không sao mang nổi. Hổ đành đi giật lùi và kéo lê tấm áo theo. Đúng đến
đương ranh giới với phủ Phú Lương hổ cố hết sức mà tấm áo không nhích thêm
được bước nào. Hổ phục xuống, nó không gào khóc thảm thiết mà đau đáu nhìn tấm
áo, mặc cho hai dòng nước mắt ròng ròng. Hổ khóc mãi khóc mãi cho đến lúc tắt
thở. Nó vẫn nằm nguyên trong tư thế sụp lạy tấm áo chàm.Trước khi trút hơi thở
cuối cùng nó gầm lên nghe đau đớn đến đứt ruột. Nghe tiếng hổ gầm, đoàn người
kịp chạy đến thì bỗng một cơn lốc ào đến quấn tấm áo chàm phủ lên người hổ xám.
Sau chỗ ấy, mọc lên hình một quả núi giống hình một con hổ phục. Màu xanh
bốn mùa chính là màu xanh tấm áo chàm của Thượng tướng Lưu Nhân Chú. Và
nhân nhân trong vùng gọi ngọn núi này là núi Chúa. Ngày nay, núi Chúa ở xã Phục
Linh vẫn còn đó, uy nghiêm sừng sững như khắc ghi sự bất tử của Thượng tướng
quân Lưu Nhân Chú
(Ghi theo lời kể của ông Vũ Phong, )
17. Truyện Lưu Nhân Chú báo mộng.
Người già trong dòng họ Lưu thường kể rằng, ông Lưu Nhân Chú thiêng lắm,
trong dòng họ có chuyện gì, ông thường hiện về báo mộng cho con cháu. Một đêm
ông Lưu Sĩ Vinh hậu duệ đời mười tám đời của dòng họ Lưu nằm mộng thấy tiếng
ngựa hí, tiếng voi ầm ầm đi về mà không thấy người chỉ nghe tiếng nói bảo rằng:
"Chỗ ta ở ồn ào quá, các người chuyển ta đến chỗ thanh tĩnh hơn". Hôm sau, con
cháu dòng họ Lưu họp bàn, cuối cùng nhất trí chuyển nơi thờ của cụ Lưu Nhân Chú
đến núi Võ. Từ đấy, không mơ thấy cụ hiện về bảo chuyển chỗ ở nữa.
Khi đã lập miếu thờ cụ Lưu Nhân Chú ở núi Võ, có một người dân trong vùng,
vì tò mò nên đã lấy một vật thờ ở miếu đem về nhà. Mấy hôm sau, y ốm liệt dường,
liệt chiếu, không ăn uống được. Hỏi ra, người nhà biết anh ta đã lấy đồ thờ trong
miếu cụ Nhân Chú. Gia đình ra miếu thâp hương cầu khấn mới khỏi. Nhân dân
trong vùng truyền rằng, cụ Lưu Nhân Chú thiêng lắm, có điều gì cầu khẩn ra đó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
thắp hương xin cụ, cụ sẽ phù trợ cho. Nhân dân trong vùng còn kể rằng Lưu Nhân
Chú còn hiển linh giúp Đề Thám đánh Pháp.
(Ghi theo lời kể của ông Lưu Sĩ Vinh, xóm Dưới, xã Văn Yên)
* Tên các truyền thuyết do tác giả luận văn tạm đặt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
PHỤ LỤC II
CÁC MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA
Mẫu số 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ TÌNH HÌNH PHỔ BIẾN TRUYỀN THUYẾT LƯU NHÂN CHÚ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Đối tượng : Học sinh tiểu học.
* Để kết quả điều tra được chính xác, các em hãy trả lời trung thực những câu
hỏi mà chúng tôi đưa ra.
* Hướng dẫn trả lời: Đối với những câu hỏi trắc nghiệm, các em đánh dấu (X)
vào ô trống trước đáp án mà mình đã chọn. Đối với những câu hỏi khác, các em viết
câu trả lời vào phần dòng kẻ để sẵn.
Họ và tên.............................................................................................................
Tuổi:....................................................................................................................
Trường:.....................................................................Lớp:...................................
Địa chỉ gia đình:..................................................................................................
***********************************
PHẦN CÂU HỎI
1. Em có nghe nói hoặc được biết về người có tên Lưu Nhân Chú không?
Có. Không.
Nếu đã biết về Lưu Nhân Chú, em hãy trả lời câu hỏi sau đây:
2. Em biết được mấy truyện kể về ông Lưu Nhân Chú?
.............................................................................................................................
3. Em biết được những truyện này là do:
Em đọc sách.
Em hãy nêu tên cuốn sách đó: ......................................................................
Nghe người khác kể lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
4. Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào về nhân vật Lưu Nhân Chú được
nhắc đến trong những truyện kể mà em biết?
Có sức khỏe phi thường.
Có tướng mạo, hình dáng khác thường.
Do"người trời" đầu thai.
Có tài phép lạ.
Những đặc điểm khác: ...................................................................................
............................................................................................................................. 5.
Em đã kể những truyện mà em biết cho người khác nghe chưa?
Đã kể. Chưa kể.
6. Em có muốn biết thêm những truyền thuyết khác về Lưu Nhân Chú không?
Có. Không. Bình thường.
7. Em có biết nơi nào thờ cúng người có tên Lưu Nhân Chú không?
Có, nơi đó là nơi: ...........................................................................................
Không.
8. Thái độ của em đối với nhân vật Lưu Nhân Chú?
Yêu mến, kính trọng. Bình thường. Không
thích.
Ý kiến khác: ..................................................................................................
9. Đề nghị em hãy kể những câu chuyện về Lưu Nhân Chú mà em biết?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các em
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Mẫu số 2:
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ TÌNH HÌNH PHỔ BIẾN TRUYỀN THUYẾT LƯU NHÂN CHÚ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Đối tượng: Học sinh THCS và THPT.
* Để kết quả điều tra được chính xác, khoa học đề nghị anh (chị) trả lời trung
thực những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra dưới đây.
* Hướng dẫn trả lời: Đối với những câu hỏi trắc nghiệm, anh (chị) đánh dấu
(X) vào ô trống trước đáp án mà mình lựa chọn. Đối với những câu hỏi khác, anh
(chị) viết câu trả lời vào phần dòng kẻ để sẵn.
Họ và tên: ...........................................................................................................
Tuổi:....................................................................................................................
Trường:.....................................................................Lớp:...................................
Địa chỉ gia đình:..................................................................................................
.............................................................................................................................
***********************************
PHẦN CÂU HỎI
1. Anh (chị) có biết nhân vật Lưu Nhân Chú không?
Có. Không.
2. Anh (chị) biết đến nhân vật Lưu Nhân Chú qua nguồn thông tin nào ?
Nghe người khác nhắc đến, kể lại.
Được học trên lớp, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo.
Các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo,
tạp chí, mạng internet...)
Ý kiến khác: ........................................................................................................
3. Anh (chị) đồng ý với nhận xét nào sau đây về Lưu Nhân Chú
Người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Con người nhân hậu, trung nghĩa.
Vị phúc thần của nhân dân Đại Từ.
Ý kiến khác: .......................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
4 Theo anh (chị) được biết, Lưu Nhân Chú có điểm nào đặc biệt?
Có sức khỏe phi thường. Do"người trời"đầu thai.
Có tướng mạo, hình dáng khác thường. Có tài phép lạ.
Những đặc điểm khác: ....................................................................................
5. Anh (chị) biết được bao nhiêu truyền thuyết về Lưu Nhân Chú? (tên truyền thuyết)
.............................................................................................................................
6. Anh (chị) biết được những truyền thuyết ấy là do:
Đọc sách.
Biết qua phương tiện giao thông đại chúng.
Nghe người khác kể lại.
Ý kiến khác: .......................................................................................................
7. Anh (chị) đã kể lại những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú mà mình biết cho
người khác?
Đã kể. Chưa kể.
8. Anh (chị) có muốn biết thêm những truyền thuyết khác về Lưu Nhân Chú không?
Có. Không. Bình thường.
9. Anh (chị) có biết nơi nào thờ cúng Lưu Nhân Chú không?
Có, đó là nơi: .................................................................................................
Không.
10. Thái độ của anh (chị) đối với nhân vật Lưu Nhân Chú?
Yêu mến, kính trọng Bình thường. Không thích.
Ý kiến khác: ........................................................................................................
11. Đề nghị anh (chị) hãy kể những câu chuyện về Lưu Nhân Chú mà anh (chị) biết?
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của các anh (chị)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Mẫu số 3:
PHIẾU ĐIỀU TRA
VỀ TÌNH HÌNH PHỔ BIẾN TRUYỀN THUYẾT LƯU NHÂN CHÚ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ - THÁI NGUYÊN
Dành cho đối tượng trong độ tuổi từ 55 - 70
* Để kết quả điều tra được chính xác, khoa học đề nghị ông (bà) trả lời trung
thực những câu hỏi dưới đây.
* Hướng dẫn trả lời: Đối với những câu hỏi trắc nghiệm, ông (bà) đánh dấu (X)
vào ô trống trước đáp án mà mình lựa chọn. Đối với những câu hỏi yêu cầu trả lời
trực tiếp, ông (bà) viết câu trả lời vào phần dòng kẻ để sẵn.
Họ và tên: ...........................................................................................................
Tuổi:....................................................................................................................
Trường:...............................................................................................................
Địa chỉ gia đình:..................................................................................................
.............................................................................................................................
***********************************
PHẦN CÂU HỎI
1. Ông (bà) có biết nhân vật Lưu Nhân Chú không?
Có. Không.
2. Ông (bà) biết đến nhân vật Lưu Nhân Chú qua nguồn thông tin nào ?
Nghe người khác nhắc đến, kể lại.
Được học trên lớp, đọc sách giáo khoa, sách tham khảo.
Các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, báo,
tạp chí...)
Ý kiến khác:.........................................................................................................
3. Anh (chị) đồng ý với nhận xét nào sau đây về Lưu Nhân Chú
Người anh hùng chống giặc ngoại xâm.
Con người nhân hậu, trung nghĩa.
Vị phúc thần của nhân dân Đại Từ.
Ý kiến khác:.........................................................................................................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
4. Theo ông (bà) được biết, Lưu Nhân Chú có điểm nào đặc biệt?
Có sức khỏe phi thường. Do"người trời"đầu thai.
Có tướng mạo, hình dáng khác thường. Có tài phép lạ.
Những đặc điểm khác: ..................................................................................
5. Ông (bà) biết được bao nhiêu truyền thuyết về Lưu Nhân Chú?
............................................................................................................................. 6.
Ông (bà) biết được những truyền thuyết ấy là do:
Đọc sách. Nghe người khác kể lại.
Biết qua phương tiện giao thông đại chúng.
Ý kiến khác: .......................................................................................................
7. Ông (bà) đã kể lại những truyền thuyết về Lưu Nhân Chú mà mình biết cho
người khác?
Đã kể cho người khác nghe. Chưa kể cho ai.
8. Ông (bà) có muốn biết thêm những truyền thuyết khác về Lưu Nhân Chú không?
Có. Không. Bình thường.
9. Ông (bà) có biết nơi nào thờ cúng Lưu Nhân Chú không?
Có, đó là nơi: ..................................................................................................
Không.
10. Ông (bà) đã đến dâng hương tại nơi thờ cúng Lưu Nhân Chú chưa?
Đã từng đến dâng hương. Chưa từng đến.
11. Thái độ của ông (bà) đối với nhân vật Lưu Nhân Chú?
Yêu mến, kính trọng. Bình thường. Không thích.
Ý kiến khác: ...................................................................................................
12. Mục đích của ông (bà) khi đến lễ tại các nơi thờ Lưu Nhân Chú.
Tỏ lòng kính trọng một nhân vật lịch sử
Cầu bình an sức khỏe
Cầu tài cầu lộc...
Ý kiến khác (có thể nói rõ hơn)
.............................................................................................................................
13. Đề nghị ông (bà) hãy kể những câu chuyện về Lưu Nhân Chú mà ông (bà) biết?
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
PHỤ LỤC III
TƯ LIỆU ẢNH
Ảnh 1: Chùa Am (xóm Bậu, xã Văn Yên) nơi thờ Lưu Nhân Chú
(Ảnh do tác giả chụp tháng 8 năm 2009)
Ảnh 2: Lễ rước trong lễ hội núi Văn, núi Võ
(Ảnh do tác giả chụp tháng 2 năm 2009)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Ảnh 3: Toàn cảnh lễ hội núi Văn, núi Võ
(Ảnh do tác giả chụp tháng 2 năm 2009)
Ảnh 4: Gia phả dòng họ Lưu
(Ảnh Nguyễn Đình Hưng - Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Ảnh 5: Núi Võ và núi Quần Ngựa xã Văn Yên
(Ảnh Đồng Khắc Thọ - Bảo tàng Thái Nguyên)
Ảnh 6: Đền thờ Lưu Nhân Chú đang trong giai đoạn xây dựng
(Ảnh tác giả chụp tháng 8 năm 2009)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Ảnh 7: Di tích lịch sử núi Văn, xã Văn Yên, huyện Đại Từ
(Ảnh tác giả chụp tháng 8 năm 2009)
Ảnh 8: Di tích lịch sử hồ Tắm Ngựa, xã Văn Yên, huyện Đại Từ
(Ảnh tác giả chụp tháng 8 năm 2009)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Ảnh 9: Di tích lịch sử núi Cắm Cờ, xã Văn Yên, huyện Đại Từ
(Ảnh tác giả chụp tháng 8 năm 2009)
Ảnh 10: Di tích lịch sử bến Ngâm Thuyền, xã Văn Yên, huyện Đại Từ
(Ảnh tác giả Luận văn đi điền dã tháng 8 năm 2009)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc266.pdf