MS: LVVH-VHNN015
SỐ TRANG: 135
NGÀNH: VĂN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
CẤU TRÚC LUẬN VĂN
LỜI CẢM ƠN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: KHÔNG GIAN LỮ THỨ TỪ NHỮNG GÓC NHÌN
1.1. Góc nhìn loại hình, thi pháp
1.2. Góc nhìn chủ thể sáng tạo - nhân vật trữ tình
1.3. Góc nhìn văn hóa
CHƯƠNG 2: NHẬN CHÂN NHỮNG NÉT ĐẶC BIỆT CỦA KHÔNG GIAN LỮ THỨ
2.1. Không gian quy tụ và xuyên thấu
2.2. Không gian đa biến
2.3. Không gian giãn nở
2.4. Không gian du hiệp - du lãm
CHƯƠNG 3 : VẺ ĐẸP VÀ NHỮNG SẮC ĐỘ CỦA KHÔNG GIAN LỮ THỨ
3.1. Vẻ đẹp của không gian lữ thứ
3.2. Không gian tiễn biệt
3.3. Không gian trải nghiệm và tìm về bản ngã đích thực
3.4. Không gian quá vãng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
CÁC BÀI THƠ ĐƯỜNG TRÍCH DẪN TRONG LUẬN VĂN & HÌNH ẢNH MINH HỌA
135 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2998 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Không gian lữ thứ trong thơ Đường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đều trải qua binh biến An-Sử, đều viễn xứ tha hương, thậm chí ngay cả sự tồn
tại của chính mình họ cũng không thể nhận thức, không thể tự quyết, vì thế
thơ “kí tình sơn thủy” sẽ có diện mạo buồn hắt hiu rất chung, thấm đẫm tâm
trạng:
Truy tiễn đồng chu nhật,
Thƣơng xuân nhất thuỷ gian.
Phiêu linh vi khách cửu,
Suy lão tiển quân hoàn.
Hoa tạp trùng trùng thụ,
Vân khinh xứ xứ san.
Thiên nhai cố nhân thiểu,
Cánh ích mấn mao ban
Cuộc đưa tiễn thuyền cùng một buổi
Lòng thương xuân theo với nước xuân sầu
Kiếp lênh đênh thân khách đã bao lâu
Cảnh suy lão lại mừng nhau về chốn cũ
Cây từng lớp màu hoa xen sặc sỡ
Khắp ngàn non tua tủa đám mây đưa
Bên giời người cũ lơ thơ
Buồn thêm mái tóc phất phơ điểm màu
(Đỗ Phủ, Bồi giang phiếm chu tống Vi Ban quy kinh)
Không gian lữ thứ còn là không gian để kiểm chứng những lý tưởng mà
thi nhân theo đuổi cả cuộc đời. Tính chất tự sự thấm đẫm trong những dòng
thơ của Đỗ Phủ ít nhiều cũng bắt đầu từ khát vọng giúp vua vƣợt Nghiêu
Thuấn / lại cho phong tục thuần của ông. Con người nhà nho ẩn kín bên trong
con người nhà thơ Đỗ Phủ mang lại cho ông một thế đứng độc lập để quan
sát, để ghi lại những điều mình sở kiến bằng những dòng thơ. Tam lại, tam
biệt hay câu thơ đã hình thành một bức tranh đối lập: chu môn tửu nhục xú /
Lộ hữu đống tử cốt là sự cụ thể hóa đầy thuyết phục cho cái nhìn độc lập đó
của nhà thơ. Nhìn cuộc sống của nhân dân, cụ thể là của nông dân, từ góc độ
đánh giá chính sự triều đại phong kiến là một nét đặc trƣng chi phối toàn bộ
thơ văn nhà nho viết về mảng đề tài này [9]. Con đường ông đi, lý tưởng
chính trị ông tôn thờ theo quỹ đạo và phạm trù tư tưởng của Nho gia. Trước
sau Đỗ Phủ vẫn tự xưng là “nho sinh”, “lão nho”:
81
Hoàn khố bất ngã tử
Nho quan đa ngộ thân
(Đỗ Phủ, Phụng tặng Vi tả thừa trượng nhị thập nhị vận)
Về già, khi cảm thấy sự bất lực trước sự đổi thay của cuộc đời, ông vẫn tự gọi
mình là “hủ nho”:
Giang Hán quy tƣ khách
Càn khôn nhất hủ nho
(Đỗ Phủ, Giang Hán)
Nhưng cũng có lúc ông phê phán những nhà sáng lập đạo Nho:
Nho thuật hà hữu ƣ ngã tai!
Khổng Khâu, Đạo Chích câu trần ai
(Đỗ Phủ, Túy thì ca)
Có lẽ chỉ là người trải sự đời, đi nhiều, biết nhiều, lưu lạc xa xứ, Đỗ
Phủ mới có những trăn trở, day dứt như thế về con đường mình đã chọn. Và
nếu Đỗ Phủ bắt ta đi sâu vào tình đời cay đắng thì Lí Bạch lại bày tỏ niềm
thương cảm số phận con người trước sự chia lìa, mất mát khôn cùng qua sự
đối lập xưa-nay, tình-cảnh. Thân phận Vương Chiêu Quân qua đất Hồ với
một sứ mệnh lịch sử nhưng khác nào là sự đày ải, là sự trớ trêu của con tạo
xoay vần. Một khi bước chân Vương Tường ra đi là không thể ngoái đầu lại
khi mà cõi Tần, trăng đất Hán/ Dõi bóng chiếu Minh Phi/ Ải Ngọc một phen
tới /Chân trời muôn thuở đi (Lí Bạch, Vương Chiêu Quân kỳ 1), để rồi:
Chiêu Quân phất ngọc an,
Thƣợng mã đề hồng giáp.
Kim nhật Hán cung nhân
Minh triêu Hồ địa thiếp
Tay tiên nhẹ phủi yên cương
Chiêu Quân lên ngựa lệ vương má hồng
Hôm nay là Hán cung nhân
Ngày mai làm thiếp đem thân xứ Hồ
(Lí Bạch, Vương Chiêu Quân kỳ 2)
82
Sự hình thành giọng điệu dẫn đến những phong cách riêng của các nhà
thơ, các phái thơ biên tái-lãng mạn- hiện thực- sơn thủy điền viên. Và trên hết
nó góp phần khu biệt những đỉnh cao rực rỡ của văn chương Trung Quốc khi
mà Kinh Thi phản ánh hiện thực nhƣ nó có (miêu tả để nhận thức) trong khi
đó Đường thi lại phản ánh hiện thực nhƣ con ngƣời muốn (tái tạo để nhận
thức). Sự từng trải đã đem lại những cảm nhận mới mẻ, khác lạ trong nhân
sinh quan và thế giới quan của các nhà thơ, tạo lập nên sắc diện riêng biệt cho
thơ Đường như có nhà nghiên cứu đã nhận xét: chỉ có thời Đƣờng là thời kì
mà cái tình của con ngƣời lên ngôi.
Có thể nói, tiệm ngộ - đốn ngộ và trải nghiệm là những người bạn đồng
hành thân thiết của thi nhân. Ở đây, “khoảnh khắc bừng tỉnh” là cái “mã” đặc
thù của tư duy nghệ thuật thơ trữ tình đời Đường khi mà cô độc cũng là một
“sở thích”, một “thú”, tức là một quan niệm mĩ học của các thi nhân lãng mạn
nói chung. Qua cảm giác cô độc, nhà thơ một mình đối diện với thiên nhiên
(bầu trời và thiên nhiên là cái nền của thơ Đường) để tìm về bản ngã của
chính mình, phát hiện ra những trạng thái tình cảm mà xưa nay giữa đời
thường bị che lấp, khuất mờ. Phát hiện ra cái mới, nhìn thấy “hình tướng” của
vạn vật bằng “tuệ nhãn” của một “nguyên tâm” trong sáng là một điểm sáng
đẹp, trong trẻo và nên thơ nhưng không kém phần tươi sáng của không gian
du lãm. Thông qua không gian du lãm, một thông điệp nghệ thuật đã được gửi
đến độc giả: nghệ sĩ trước hết là “sự tự biết thưởng thức” đời sống và cuộc
sống xung quanh mình, của chính bản thân mình. Thơ vì thế có nhiều chỗ
“lặng”, cái lặng của thơ tràn ngập cảm xúc và tƣ duy [25,tr.15]. Và những
khoảng lặng trong thơ ca ấy đều hướng thi nhân và người đọc đến trạng thái
tiêu dao trong miền tâm tưởng như một sự cân bằng, hài hòa, như một sự ra đi
rồi trở về.
83
3.4. Không gian quá vãng
Bên cạnh những bài thơ tống biệt viết về tình bạn, những bài thơ viết
về nỗi nhớ quê hương cũng có một sức sống mãnh liệt trong lòng những bạn
đọc Việt Nam. Đâu đó là một sự tương đồng về tâm tưởng, tương đồng về
không gian cảm xúc, về tâm trạng thương nhớ quê nhà. Nó gợi lên niềm quằn
quại trong nỗi đau, nhớ đến buốt trái tim trong câu ca dao xưa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Chiều chiều là một khoảng thời gian u hoài, gợi cảm. Những khoảnh khắc ánh
mặt trời dần khuất sau rặng núi, để lại một màu chiều ảm đạm, thu lại thế giới
quan mỗi người khiến quê mẹ chìm trong thăm thẳm cõi hồn cô liêu. Cái ngõ
sau ấy che dấu nỗi niềm cô quạnh, u uẩn của phận người ly hương xa xứ cũng
là ngõ hướng vào nội tâm để được ngó về quê mẹ một cách âm thầm trong nỗi
rối bời ruột gan. Và chợt nhớ những mùa xuân lữ thứ của thi hào Nguyễn Du,
một đời phiêu bạt đất khách quê người, tâm mòn, chí cụt đã làm giọng thơ của
ông chất ngất một nỗi muộn phiền bởi khó nghèo, bệnh tật:
Cỏ biếc, lòng đau, trời Nam phố.
Mai vàng chi nữa Chúa xuân ơi!
(Nguyễn Du, Xuân nhật ngẫu hứng)
mới thấy hết cái chênh vênh, mất phương hướng khi phải li quê, mới cảm
nhận một cách thấm thía nỗi niềm hoài cổ u hoài luôn ẩn hiện thường trực
trong con người Á Đông vốn sống hướng nội. Tuổi xế chiều trong cảnh hoàng
hôn, khi đã ngán quan trƣờng, ngán tu đạo, quá khứ một đi không trở lại,
cuộc đời mờ mịt nhƣ khói nƣớc trên sông, chợt nhận ra quê hƣơng là lý
tƣởng, là nỗi mơ ƣớc, lại là nơi con ngƣời không bao giờ tới đƣợc, lòng nhà
thơ mới dâng lên một nỗi buồn sầu đƣợm, nỗi buồn ấy mới dâng đƣợc vào
84
vạn cổ. có phải con ngƣời mới sinh ra đã mang trong mình một tha hƣơng
[10,tr.51]:
Mộc lạc nhạn nam độ
Bắc phong giao thƣợng hàn
Ngã gia Tƣơng thủy khúc,
Dao cách sở vân đoan
Hƣơng lệ khách trung tận
Cô phàm thiên tế khan
Mê tân dục hữu vấn
Bình hải tịch man man.
Lá rơi cánh nhạn bay về
Gió trên sông thổi lạnh tê buốt lòng
Nhà ta khuất bến sông Tương
Cách xa đất sở mấy đường mây trôi
Nhớ quê mắt lệ dần vơi
Cánh buồm cô độc góc trời tha phương
Mịt mùng dọ lối hồi hương
Mênh mông biển tối thê lương lặng nhìn
(Mạnh Hạo Nhiên, Tảo hàn giang thượng hữu hoài)
Bài thơ là chuỗi tâm tư trầm lắng và ý vị giữa dòng đời trôi nổi, trên bước
đường phiêu bạt, khi nỗi nhớ quê dằng dặc trước cảnh trời đông lạnh, tuyết
trắng vây quanh. Hồn thơ trắc ẩn như cánh nhạn xa bầy, cô đơn, u uẩn, bay về
một khung trời hoài vọng xa xăm. Những tiếng kêu ly hương thảng thốt,
những tiếng gọi chia lìa thống thiết, những tiếng nấc trầm luân khô lệ… như
vẫn còn quanh quất đâu đây… phải chăng người thơ đã muốn quay về cõi an
nhiên tự tại, nơi quá khứ êm đềm để muốn tìm quên những nghiệt ngã xót xa
khi lê thân lưu đày nơi đất khách quê người?
Thi nhân cố gắng bảo lưu, gìn giữ bóng hình quê hương bằng mọi cách, cái sự
xa cách nghìn trùng ấy chỉ càng làm tăng thêm sự trơ trọi, khác biệt, cô đơn,
bơ vơ của người con nơi đất khách. Và thi nhân cũng di chuyển sự cô đơn
chơi vơi ấy qua vạn vật: Xứ lạ nhìn hoa, hoa lặng lẽ. Quê ngƣời nghe nhạc,
nhạc chơi vơi (Vi Trang, Tư quy). Cái ám ảnh xa quê ấy được Đỗ Phủ thể
hiện qua cách nói đầy hoài nghi như một sự lảng tránh thực tại phũ phàng
đang cố gắng tìm quên trong hơi rượu:
85
Vân vật bất thù hƣơng quốc dị
Giao nhi thả phúc chƣởng trung bôi
Cảnh này, thôn cũ khác chăng?
Rượu nồng chuếnh choáng, ta rằng nhớ quê?
(Đỗ Phủ, Đông cảnh)
Trên bước đường lữ thứ, hình ảnh quê hương luôn là một điểm tựa ấm
áp nhưng cũng là một nỗi ám ảnh day dứt khôn nguôi của các nhà thơ đời
Đường. Vì thế, “cái Tôi” thường gặp hơn cả trong thơ nhà nho là hình tượng
con người đang cô đơn, đang suy tư mông lung trong đêm khuya tĩnh mịch,
nơi u cư hay nơi đất khách quê người:
Hòe liễu tiêu sơ nhiễu quận thành
Dạ thiêm sơn vũ tác giang thanh
Thu phong nam mạch vô xa mã
Độc thƣợng cao lâu cố quốc tình
Liễu hòa xơ xác quanh thành,
Đêm tuôn mưa núi dập dềnh tiếng sông
Đường thu xe ngựa quạnh không
Lầu cao thơ thẩn não lòng cố hương
(Dương Sĩ Ngạc, Đăng lâu)
Hồi Nhạc phong tiền sa tự tuyết
Thụ Hàng thành ngoại nguyệt nhƣ sƣơng
Bất tri hà xứ xuy lô quản
Nhất dạ chinh nhân tận vọng hƣơng
Cát in trước núi ngời như tuyết
Trăng rọi bên thành trắng tựa sương
Ai thổi sáo lau nghe văng vẳng
Canh chầy chiến sĩ ngóng quê hương
(Lý Ích, Dạ thướng Thụ Hàng thành văn địch)
Thùy gia ngọc địch ám phi thanh
Tán nhập xuân phong mãn Lạc thành
Thử dạ khúc trung văn “Chiết liễu”
Hà nhân bất khởi cố viên tình
Nhà ai sáo ngọc tiếng mơ màng
Theo gió xuân vào khắp Lạc Dương
Văng vẳng đêm nay bài chiết liễu
Ai người không chạnh nỗi tha hương
( Lí Bạch, Xuân dạ Lạc thành văn địch)
Cảm giác nhớ quê là một cảm giác thường trực trong tâm khảm thi
nhân. Nhưng với bản tính thâm trầm, kín đáo của người phương Đông, nỗi
86
niềm ấy được ẩn kín trong tâm khảm của nhà thơ. Nó chỉ bộc lộ, trỗi dậy
mạnh mẽ trong những dịp xuân về, tết đến, những khoảnh khắc mà con người
khát khao sự đoàn viên, sum vầy, ấm áp trong tình thân gia đình. Một khi cố
quận quê hương ruột thịt thì mịt mùng xa cách, nỗi nhớ nhung nơi chôn rau
cắt rốn trong cảnh đời lữ thứ tha hương… một nỗi buồn mênh mông sâu lắng
và dằng dặc để Đỗ Phủ phải khắc khoải tự hỏi: “hôm nao mới được về nhà
thăm quê?”. Bởi khi làm cánh chim viễn xứ, phải rời tổ ấm của quê cha đất tổ,
thì cái nỗi buồn thấm thía và da diết, nẫu ruột thấu tận tâm can phải là nỗi
buồn xa quê hương, khi năm tàn tháng tận, sức tàn lực kiệt, khi vào những
ngày cuối năm mà phải lê thân nơi quán trọ chốn đất khách quê người, mà
bóng hình quê hương thì xa vời vợi:
Giang bích điểu du bạch
Sơn thanh hoa dục nhiên.
Kim xuân khan hựu quá
Hà nhật thị quy niên?
Sông xanh càng trắng chim trời
Núi cao biếc thắm rạng ngời đỏ hoa
Thấy rằng năm hết xuân qua
Hôm nao mới được về nhà thăm quê?
(Đỗ Phủ, Tuyệt cú nhị thủ kỳ 2)
Hƣơng tâm tân tuế thiết
Thiên bạn độc san nhiên
Lĩnh viên đồng đán mộ
Giang liễu công phong yên
Dĩ tự Trƣờng Sa truyện
Tòng kim hựu kỷ niên
Lão chí cƣ nhân hạ
Xuân quy tại khách tiên
Năm mới quê càng nhớ
Góc trời mắt lệ sa
Già lê thân quán trọ
Xuân đến người phương xa
Sớm chiều cùng vượn núi
Sông gió liễu thướt tha
Khác chi câu chuyện cổ
Còn lại bao năm qua?
(Lưu Trường Khanh, Tân niên tác)
Ý thức gia hương vì thế là truyền thống của người Trung Quốc. Do đó,
nó trở thành nguồn thi hứng mãnh liệt của thơ Đường:
87
Quân tự cố hƣơng lai
Ƣng tri cố hƣơng sự
Lai nhật ỷ song tiền
Hàn mai trứ hoa vị
Anh từ quê nhà đến,
Chắc rõ chuyện quê nhà
Cây mai gầy trước sổ,
Hôm đi chưa nở hoa ?
(Vương Duy, Tạp thi)
Cách điệp từ này hé lộ cái tình nồng nàn của kẻ xa quê lâu ngày. Cố
hương cửu biệt, nhớ thương da diết, vì thế mà gặp một người ở trong quê ra,
mừng rỡ khôn xiết, hỏi han dồn dập chuyện quê nhà. Cảm hoài về cố hương
còn là nhà thơ phát hiện một tình cảm đặc biệt mà bình thường khó nhận thấy:
sầu lữ thứ - sầu tƣ hƣơng. Hướng về quê hương, thi nhân dường như đã đồng
quy hình ảnh của minh qua bóng dáng của chim Việt đậu cành nam, ngựa Hồ
hí phương Bắc. Hình ảnh quê hương không chỉ hiện hữu qua những vật gợi
nhớ, qua tiếng sáo khuya trong đêm thanh vắng mà ở đây, còn tồn tại một
khát khao mong những người ở quê nhà vẫn bình an. Nỗi khát khao ấy hiện
hữu, thấm đẫm trong từng cánh thƣ. Đó là một chút bối rối tự vấn không biết
những lá thư có nói hết tâm trạng nhớ quê của mình :
Lạc Dƣơng thành lý kiến thu phong
Dục tác gia thƣ ý vạn trùng
Phục khủng thông thông thuyết bất tận
Hành nhân lâm phát hựu khai phong
Thành Lạc gió thu chợt thổi qua
Ngổn ngang trăm mối viết thư nhà
Những e vội vã lời chưa hết
Sắp gửi người đi lại bóc ra
(Trương Tịch, Thu tứ)
Là nỗi lo lắng không biết lá thư có về được cố hương trong cảnh binh đao
loạn lạc:
Thú cổ đoạn nhân hành
Thu biên nhất nhạn thanh
Lộ tòng kim dạ bạch
Nguyệt thị cố hƣơng minh
Trống dồn dứt vết chân đi;
Nhạn thu một tiếng biên thùy bi ai
Đêm nay sương trắng đã rơi,
Quê xưa giờ vẫn sáng ngời bóng trăng.
88
Hữu đệ giai phân tán
Vô gia vấn tử sinh
Ký thƣ trƣờng bất đạt
Huống nãi vị hƣu binh
Có em đều đã chia tan;
Không nhà mà đến hỏi thăm mất còn.
Gửi thư chẳng biết tới không,
Huống chi chinh chiến nay còn chưa thôi
(Đỗ Phủ, Nguyệt dạ ức xá đệ)
Và cũng có khi không cần những lá thư, tình quê vẫn chảy tràn mênh mang
trong không gian xa xứ, lòng quê vẫn dạt dào những cảm xúc ban sơ như thuở
mới cất bước ra đi:
Cố viên đông vọng lộ man man
Song tự long chung lệ bất can
Mã thƣợng tƣơng phùng vô chỉ bút
Bằng quân truyền ngữ báo bình an
Quê nhà xa tít ngoái trông sang
Áo thõng hai tay lệ chảy dàn
Trên ngựa gặp nhau không giấy bút
Nhờ anh nhắn hộ tớ bình an
(Sầm Tham, Phùng nhập kinh sứ)
Nhưng nỗi buồn xa xứ trong thơ cũng được chiết tỏa nếu nhà thơ gặp
được người bạn tri kỉ trên đất lạ. Và có rất nhiều bài thơ viết về không gian lữ
thứ đã vượt thoát khỏi nỗi buồn cố hữu để đón nhận những cảm xúc mới
trong lòng thi nhân. Có những bài thơ trong không gian xa quê nhưng đã vượt
thoát qua nỗi buồn lữ thứ, đã nhìn thấy ở vùng đất mới những tình cảm thân
yêu mà khi xa nó, lòng người cũng bùi ngùi xa cách. Bởi chia tay với một
mảnh đất cũng đồng nghĩa với việc chia tay với quá khứ của chính mình:
Khách xá Tinh Châu dĩ thập sƣơng,
Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dƣơng
Vô đoan cánh độ Tang Càn thủy,
Khƣớc vọng Tinh Châu thị cố hƣơng
Tinh Châu đất khách trải mươi hè
Hôm sớm Hàm Dương bụng nhớ quê
Qua bến Tang Càn, vô tích nữa
Tinh Châu ngoảnh lại đã thành quê.
(Giả Đảo, Độ Tang càng)
Nỗi buồn xa xứ được chiết tỏa khi thi nhân có bầu bạn tri kỷ nơi đất
khách quê người và cả khi nhà thơ nhìn cuộc đời đầy biến thiên nhưng lại
89
bằng đôi mắt chủ toàn, không phân biệt vật ngã, giữ cho mình sự thư thái
trong tâm hồn để nhìn thấy đâu đâu cũng là quê hương, đâu đâu cũng là miền
đi về của sự bình yên:
Tâm thái thần ninh thị quy xứ
Cố hƣơng hà độc tại Trƣờng An?
Cõi lòng thư thái, tinh thần yên ổn là nơi minh trở về
Cố hương đâu phải chỉ riêng Trường An)
(Bạch Cư Dị, Ngẫu đề đông bích)
Những bài thơ đề cập đến nỗi buồn xa xứ chiếm được rất nhiều tình
cảm của độc giả Việt Nam. Điều đó không chỉ là sự tương đồng trong cảm
thức hoài cổ, sống nội tâm, hay quay về với quá khứ. Các nhà thơ tả cảnh
không phải nhằm mục đích tái hiện thiên nhiên thuần túy mà cốt khắc họa cụ
thể một suy tư, một cảm xúc, một tâm trạng. Cho nên cũng là đường nét, cũng
là màu sắc, cũng là âm thanh…nhưng chúng ở trong thơ không như chúng
vốn có ở trong đời, tất cả đều biến dạng, bao phủ một lớp sương khói hồn
người. Hơn nữa, nó còn là sự tương đồng trong cách cảm nhận văn chương
như một thi pháp đặc trưng của văn học trung đại của các nước đồng văn: cảm
xúc tha hƣơng, lữ thứ là một cảm xúc xuất hiện thƣờng xuyên trong thơ ca
nhà nho. Văn chƣơng nhà nho viết về bản thân là viết về cái đạo sống,
phƣơng thức sống, phƣơng thức làm ngƣời mà anh ta chủ trƣơng [9,tr.160].
Vẻ đẹp và những sắc độ của không gian lữ thứ vì thế dường như mênh mang
hơn, sâu lắng hơn khi nó lưu giữ trong mình biết bao trầm tích của quá khứ để
gửi đến hiện tại và tương lai những thông điệp đầy chất thơ về cuộc đời và về
phận người.
90
KẾT LUẬN
Đặc điểm chung của tư duy nghệ thuật thơ Đường là tƣ duy quan hệ,
nói cách khác, nó theo đúng phép biện chứng nghệ thuật. Thơ Đường hướng
tới cái cao siêu nhưng không hề viển vông, thực tế nhưng không sa vào sự
dung tục tầm thường, hướng đến sự dung hòa trong những quan hệ thống
nhất, tương giao để đạt được sự hòa điệu. Thơ Đường còn là hiện thân sự cấu
tạo của cái đẹp khi ý và hình tượng trong thơ được trải qua một sự lựa chọn,
cải tạo và phối trí một cách tinh tế. KHÔNG GIAN LỮ THỨ TRONG THƠ
ĐƢỜNG được viết với mong muốn giữ lại và thể hiện tất cả những đặc điểm
nghệ thuật như thế.
Chương 1- Không gian lữ thứ từ những góc nhìn, cụ thể là ba góc
nhìn chính: góc nhìn loại hình và thi pháp, góc nhìn chủ thể trữ tình và góc
nhìn văn hóa, có thể chưa cấp được một cái nhìn tổng thể và toàn diện về
không gian lữ thứ, một kiểu dạng không gian đặc biệt trong cảm quan của
người xưa. Nhưng với vai trò là sự định hướng và khái quát về mặt khái niệm,
sự nhìn nhận và tìm hiểu không gian lữ thứ dưới ba góc nhìn như thế không
chỉ là sự thể hiện những phương pháp được lựa chọn của người viết để tìm
hiểu về đối tượng nghiên cứu của luận văn. Qua từng góc nhìn cụ thể để tìm
ra những lời giải đáp cho những câu hỏi riêng của mình: Không gian lữ thứ có
thể được nhìn nhận theo những cách nào? Vì sao không gian lữ thứ lại là một
không gian đặc biệt trong cảm quan của người xưa? Làm thế nào để khám phá
ra vẻ đẹp đặc biệt của nó?
Ở góc nhìn loại hình và thi pháp, không gian lữ thứ là một trong hai
không gian lớn cơ bản chi phối đến sáng tác của thi nhân bên cạnh không gian
91
làng họ, hương tính. Nhìn nhận không gian sáng tác của thi nhân thành hai
kiểu loại: không gian lữ thứ và không gian quê nhà (không gian làng họ,
hương tính) để thấy rõ sự khu biệt về mặt loại hình nhằm phát hiện những thủ
pháp nghệ thuật đặc trưng chi phối và cấu tạo của từng loại không gian nghệ
thuật đó. Giữa hai kiểu dạng không gian này còn tồn tại một lằn ranh, một
ranh giới với sự giao thoa, chấp nhận sự tương thông và tương hợp của hai
kiểu không gian. Và qua góc nhìn thi pháp, không gian lữ thứ còn là cách
thức để khám phá và nhìn thấu vẻ đẹp khác biệt của Đường thi so với thơ lục
bát Việt Nam, hài cú Nhật Bản (song sự nghiên cứu so sánh như vậy chưa thể
thực hiện trong luận văn này). Không gian lữ thứ là không gian gặp gỡ của
không gian địa lý và không gian tâm lý, là không gian giao hòa của không
gian sự kiện, không gian bối cảnh, không gian tâm lý và không gian kể
chuyện.
Ở góc nhìn của chủ thể sáng tạo-nhân vật trữ tình, không gian lữ thứ là
một không gian đặc biệt vì nó tồn tại trong một thế giới nghệ thuật mà chủ thể
sáng tạo của nó là những nhà thơ vốn độc đáo trong cá tính. Không gian ấy
qua cách nhìn của từng tác giả lại có những sắc màu khác nhau, và chính sự
giao thoa ấy tạo nên dấu ấn riêng trong thơ Đường. Có thể chia không gian lữ
thứ qua cách nhìn của tác giả thành hai dạng: không gian lữ thứ thực và
không gian lữ thứ ảo. Không gian lữ thứ thực là không gian mà tác giả “trực
tiếp” thuộc về nó, sống và đắm chìm trong dạng thức ấy để từ đó, trực tiếp
phát sinh ra những tình cảm sâu sắc nhưng đầy màu sắc cá nhân của từng tác
giả. Và không gian lữ thứ ảo là không gian mà tác giả “hóa thân” vào người
bạn của mình trong cuộc đưa tiễn để nhìn thấy trước mắt một không gian xa
lạ. Sự phân thân ấy vừa thể hiện sự chia sẻ với người bạn trên bước đường bắt
đầu một cuộc hành trình dấn thân vào chốn xa lạ, mù mịt không hẹn ngày tái
ngộ đồng thời cũng bộc lộ những cảm quan của chính nhà thơ qua sự hình
92
dung về một không gian xa xôi ấy. Tình bạn, tình tri kỉ, nỗi lòng được kí thác,
được gởi gắm và hóa thân qua hình ảnh của cành liễu lúc đưa tiễn, của những
điệu nhạc chia xa …Ở đây, không gian lữ thứ trở thành người bạn vô hình
chia sẻ những cảm xúc của người đi và kẻ ở.
Ở góc nhìn văn hóa, không gian lữ thứ xuất hiện nhƣ một sự cân bằng,
nhƣ một niềm an ủi, nhƣ một sự hoài cố về những gì đã qua. Lời thơ viết ra từ
những “vọng động” trong tâm trạng của nhà thơ. Không gian lữ thứ là nơi bảo
lưu yếu tố cân bằng cho thi nhân. Có thể nói, thông qua không gian lữ thứ tác
giả thơ Đường hướng đến chữ HÒA trong triết học phương Đông: sự hòa
mình giữa một tiểu vũ trụ với đại vũ trụ, sự cân bằng giữa nội tâm và ngoại
giới…Không gian lữ thứ qua góc nhìn văn hóa còn thể hiện nhân sinh quan
của người phương Đông khi nhìn nhận số phận con người là một hành trình đi
và về con đường mà mỗi người phải trải qua, sống trên cõi đời cũng là một
hành trình lữ thứ, cõi thế gian là cõi tạm “sinh ký tử quy”, “du tử quy
lai”…Và không gian lữ thứ trong thơ còn cung cấp chìa khóa để giải mã
những yếu tố văn hóa của một thời đại, trong đó có sự ảnh hưởng, giao thoa,
và chi phối của tam giáo đồng nguyên đến phong cách của các nhà thơ, đến
sắc màu Đường thi.
Trong chương 2, Nhận chân những giá trị đặc biệt của không gian lữ
thứ, thì không gian lữ thứ, một không gian nghệ thuật của văn học sẽ được
nhìn nhận trong mối quan hệ với cách cảm nhận không gian của hội họa, âm
nhạc và những ngành khoa học tưởng chừng như rất xa với văn chương như
vật lý, toán học… để phát hiện ra những tính chất đặc biệt của không gian lữ
thứ như tính quy tụ và xuyên thấu, tính đa biến, tính giãn nở, tính du lãm-du
hiệp. Qua những phương diện, nét độc đáo của không gian lữ thứ tiệm cận
đến sự tường minh và để có được những tính chất độc đáo ấy, thi nhân đã vận
93
dụng rất nhiều thủ pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thời đại. Và đó
cũng là dấu ấn thi pháp nghệ thuật của một thời đại văn học.
Thơ Đƣờng là thơ của các mối quan hệ: quan hệ giữa tình-cảnh-ý,
quan hệ của thi nhân với thiên nhiên, với xã hội và quan hệ chính với bản
thân mình. Với cách nhìn nhận như vậy, trong tư duy nghệ thuật xuất hiện
hàng loạt những phạm trù nói lên quan hệ giữa chủ thể và khách thể thẩm mĩ:
xúc cảnh sinh tình, thác cảnh tỉ đức, ngụ chí vu cảnh, tá cảnh ngôn lý, tình
cảnh giao dung, hƣ thực tƣơng sinh… Và do có sự xâm nhập của yếu tố hội
họa trong thơ nên các tầng lớp không gian xâm nhập lẫn nhau tạo nên độ sâu
cho bài thơ, các lớp không gian xuyên thấu và đồng hiện tạo nên sự phức hợp
cho bức tranh lữ thứ.
Trên bề mặt, thơ Đường thường tạo cho độc giả cảm giác bất biến về
không gian trong thơ. Song, không gian lữ thứ vừa có tính chất bất biến
nhưng cũng có tính chất biến đổi, thậm chí là sự biến đổi mang tính chất đối
cực. Điều này được thể hiện qua những thủ pháp nghệ thuật, những bút pháp
nghệ thuật mà các nhà thơ sử dụng: di bộ hoán hình (hình ảnh thơ thay đổi
theo từng bước chân), so sánh đối chiếu (so sánh không gian trong quá khứ
với không gian trong hiện tại không chỉ mở rộng trường liên tưởng mà còn là
cách khắc phục tính đơn điệu, sức ỳ tâm lí trong cách cảm thụ không gian),
luật viễn cận động (vốn được mượn từ hội họa cho phép sự tưởng tượng của
độc giả được đẩy lên mức tối đa: đọc đến đâu ta bắt gặp đến đó một không
gian mới, một thời gian mới) và cách nhìn ngƣỡng-phủ và vọng tứ phƣơng rất
đặc trưng của cảm quan trung đại…Sự chuyển hóa của không gian lữ thứ cho
phép người đọc nhận ra một nét đặc biệt trong tâm thức văn hóa của tác giả:
sự chiếm ưu thế của trạng thái trung dung chấp nhận sự tồn tại của lƣỡng
ngạn (hai bờ thực ảo của cuộc đời).
94
Không gian giãn nở trong thơ Đường là do sự tương tác không đều
giữa không gian và tình huống, giữa không gian vật lý và không gian tâm lý.
Màu sắc của không gian lữ thứ cũng chịu tác động của độ vênh này. Từ sự
gặp gỡ của tình huống, của tâm trạng và không gian song chiếu theo những tỉ
lệ chấp nhận sự sai biệt mà tính chất mờ ảo, các sắc độ của không gian lữ thứ
cũng trở nên đa dạng hơn. Không gian lữ thứ vì thế ít nhiều mang tính cảm
giác. Độ vênh giữa các lớp không gian thể hiện qua các bài thơ xa xứ và tiễn
biệt: trước mắt người đi và kẻ ở đều có chung cảm nhận về một không gian lữ
thứ xa xăm mù mịt đang chờ bước chân lữ khách ở phía trước; hay những
cuộc chia tay trên đất khách càng ngậm ngùi hơn (Tỳ bà hành…), không gian
lữ thứ ở đây vì thế là không gian lữ thứ gián cách.
Ngoài những tính chất trên thì tính du hiệp- du lãm cũng là một đặc
trưng mĩ cảm của thơ Đường, làm nên phong khí thơ Đường. Theo trường
liên tưởng của ngữ nghĩa, lữ thứ ít nhiều có yếu tố du hiệp. Và sự dấn thân
chu du, hành hiệp lại cho người đọc cảm giác về một không gian tráng lệ, hào
hùng, không gian vũ trụ. Chính yếu tố này tăng thêm tính chất cổ kính của thơ
Đường mà ta khó có thể bắt gặp trong những thời đại khác. Tính chất du hiệp
ảnh hưởng từ Đạo giáo không chỉ gợi lên không khí thơ Đường (đặc biệt là
Thịnh Đường) khác hoàn toàn với phong cách thơ Nam Bắc, Lục triều mà còn
tác động đến việc hình thành những phong cách, những nét độc đáo trong các
thi phẩm của Lí Bạch.
Vẻ đẹp của không gian lữ thứ là vẻ đẹp“thi họa đồng lí” khi các nhà
thơ phát triển cực độ phƣơng pháp ám thị, gợi ý trong nghệ thuật làm thơ là
một luận điểm quan trong của chương 3- Vẻ đẹp và những sắc độ của không
gian lữ thứ. Hội họa cũng như thơ ca Trung Hoa cổ có chung một nguyên tắc
thẩm mĩ là tỉnh mục (mắt sáng rỡ, đột nhiên thấy rõ một điều gì) và hài hòa.
95
Cấu trúc của không gian trong thơ cổ điển khi mô tả về thiên nhiên bao giờ
cũng được mô tả thành ba phần: trời – đất – để trống khoảng giữa (thiên – địa
– thái hư). Và một điều được thừa nhận khi nghiên cứu về thơ Đường là “thi
trung hữu họa, họa trung hữu thi”, ba yếu tố của phép tam viễn trong hội họa:
cao viễn-thâm viễn-bình viễn đã in đậm dấu vết qua tác phẩm của thi nhân.
Giữa thơ và họa có những nguyên tắc chung dẫn đến sự thâm nhập lẫn nhau
một cách nhuần nhị giữa hai loại hình nghệ thuật này. Bức tranh trong thơ
hiện lên với tất cả thần thái của nó dưới ngòi bút của những thi sĩ- họa gia.
Qua cách nhìn của hội họa, những bức tranh trong thơ gợi lên cho
người đọc cảm giác về không gian lữ thứ cũng có những màu sắc riêng của
nó. Và bút pháp vẽ màu, nhuận sắc, nhập thần cho những bức tranh ấy có thể
chia làm ba loại: những bài thơ sử dụng bút pháp vẽ tranh màu, những bài thơ
sử dụng thủ pháp “đạm thái”(vẽ nhạt màu),và những bài thơ sử dụng bút pháp
“bạch miêu”(vẽ không) của hội họa. Những nhà thơ Đường đã khéo léo kết
hợp các giác quan (thiên về trực giác) để có thể cảm nhận sự vật một cách
trọn vẹn, có thể nhìn thấu “bản tướng” của tạo vật. Màu sắc trong tranh sẽ quy
định thần thái của bức tranh và vì thế sức ám gợi về một không gian trong bức
tranh cũng có sự thay đổi, những cảm nhận vui buồn về bài thơ ít nhiều cũng
xuất phát từ cái nhìn hội họa này.
Vẻ đẹp của không gian lữ thứ không chỉ thể hiện qua sự biến hóa của
màu sắc mà còn thể hiện qua sự cảm nhận ánh sáng và góc nhìn mĩ thuật của
Trung Quốc. Mĩ học về không gian đã được áp dụng để thể hiện thần sắc của
vạn vật. Khác với các quy tắc hội họa của phương Tây (mà đại biểu là
Leonardo da Vinci đã đưa ra như xác định đường chân trời để đặt một điểm
nhìn, do đó chỉ có một không gian duy nhất), trong quy tắc hội họa của
phương Đông một bức tranh sẽ có vô số điểm nhìn, vì thế các tầng không gian
96
trong tác phẩm sẽ xuyên thấu lẫn nhau. Và điều này cũng ít nhiều thể hiện cái
nhìn chủ toàn trong tư duy và tâm thức của người phương Đông. Sự xâm
nhập của hội họa vào thơ ca đã tạo cho không gian thơ - đặc biệt là không
gian lữ thứ - “chiều thứ năm hƣ ảo” bên cạnh bốn chiều có thực của nó.
Thông qua cách nhìn hội họa, không gian lữ thứ đã được cảm nhận một cách
trọn vẹn đã giúp cho nhà thơ trong mối liên hệ với độc giả “tìm thấy tự ngã
của mình nơi ngoại vật”. Và vẻ đẹp của không gia lữ thứ trong thơ Đường
còn giúp độc giả hình dung ra thiên nhiên như một bức tranh toàn cảnh và độc
lập như một mĩ quan của Đường thi.
Và nếu ở chương 2, không gian lữ thứ được gợi nhắc qua các tính chất
thì ở chương 3 lại thiên về miêu tả “sự xuất hiện” của kiểu dạng không gian
này. Không gian lữ thứ đã hóa thân qua không gian tiễn biệt, không gian trải
nghiệm và tìm về bản ngã đích thực và không gian hoài cổ, quá vãng. Trong
không gian tiễn biệt-không gian lữ thứ mang tính chất ảo, gián cách, gián tiếp.
Dạng thức không gian này xuất hiện trong khung cảnh đưa tiễn, li biệt giữa
những người bạn trong một khung cảnh “biệt dị hội nan”(chia tay dễ, gặp
nhau khó). Khung cảnh thiên nhiên, khung cảnh chia li gợi lên cảm thức chia
li. Không gian lữ thứ ở đây là một sự tồn tại nhưng cũng lại là một sự vắng
mặt sâu xa: sự tồn tại của một tình bạn tri kỉ, không nói thành lời nhưng cũng
là một sự vắng mặt, sự biến đổi để bằng hữu trở thành cố nhân, chỉ nhớ nhau
qua hình bóng, qua tâm tưởng, “cảm bằng mắt, hiểu bằng tâm”.
Không gian lữ thứ vì thế trở thành người bạn thứ ba đứng giữa chứng
kiến cảnh biệt li, lưu giữ những khoảnh khắc của tha nhân, mở ra một khung
trời mới: khung trời của kẻ tha hương trong con mắt của cả người đi và kẻ ở.
Không gian lữ thứ ở đây có sự biến hóa vô cùng: có thể là không gian của trời
đất bao la, có thể là không gian của một cánh buồm cô lẻ, dòng sông, miền
97
quan ải, đất trích, không gian của một cành liễu, không gian choán chỗ của
một li rượu tiễn biệt,của một ngọn nến nhỏ lệ suốt năm canh, của một khúc
hát, không gian gợi mở qua những điển tích về sự chia li: cánh nhạn, chiết
liễu… vì thế không gian lữ thứ trong khung cảnh tiễn biệt là một sự đối lập
nghiệt ngã càng làm nổi bật tình bằng hữu, là đầu mút của tâm trạng, là nơi
giao thoa của các yếu tố quá khứ-tương lai, quê hương-xứ lạ, thực-ảo, hội
ngộ-biệt ly, thường-biến…
Không gian lữ thứ là không gian đẹp nhưng buồn, song cũng có những
ngoại lệ khi nhà thơ vượt thoát lên tất cả những lẽ thông thường, đặc biệt là
những bài thơ thấm đẫm màu sắc Phật giáo của các nhà sư. Và nỗi buồn ở đây
cũng là một nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác không mang màu sắc bi lụy, yếm
thế. Chính sự có mặt của những bài thơ mang sắc màu Phật giáo mà không
gian lữ thứ trở thành điểm gặp nhau nổi bật giữa “thiền” và “thơ”, cái mà
Suzuki gọi là “tinh thần vĩnh tịch” của thiền. Nói các khác, đó là sự “hƣ” và
“tĩnh” trong tâm thiền sƣ, không mê vọng, ảo tƣởng, định kiến hay xao động
để có thể giác ngộ và giải thoát [6,tr.39].
Không gian trải nghiệm và tìm về bản ngã đích thực cũng là một điểm
sáng của Đường thi. Sự trải nghiệm ở đây, không chỉ hiểu là sự thay đổi con
người thi nhân để thích ứng với sự thay đổi của môi trường, hoàn cảnh mà
còn là sự thay đổi của các hình thức nghệ thuật và tư tưởng trong thơ từ cấp
độ từ loại, giọng điệu, thể loại và phong cách. Nếu Lí Bạch là đại diện tiêu
biểu cho không gian du lãm, du hiệp; Vương Duy là hiện thân cho sự tạo lập
và khắc họa vẻ đẹp của không gian qua nguyên tắc thi họa đồng lý, thì Đỗ
Phủ lại là một đại biểu xứng đáng cho sự trải nghiệm trong thơ và qua thơ.
Không gian của sự tìm về bản ngã đích thực còn là sự trải nghiệm tình cảm
thiên về nỗi buồn nhưng qua không gian du lãm, một sắc thái trong trẻo lại
98
hiển thị. Ở đây, “khoảnh khắc bừng tỉnh” là cái “mã” đặc thù của tư duy nghệ
thuật thơ trữ tình đời Đường. Và thông qua hành trình rong ruổi của lữ khách
mà tất cả những tục lụy được tẩy bỏ. Ngoại giới được cảm nhận bằng con mắt
“hồn toàn”-trở lại trạng thái hồn nhiên như trẻ thơ để nhận thức vũ trụ và nhìn
thấy trong bản thể của vũ trụ sự thống nhất hoàn hảo giữa “vật” và “tâm” .
Cô độc cũng là một “sở thích”, một “thú”, tức là một quan niệm mĩ
học của các thi nhân lãng mạn nói chung. Qua cảm giác cô độc, nhà thơ một
mình đối diện với thiên nhiên (bầu trời và thiên nhiên là cái nền của thơ
Đường ) để tìm về bản ngã của chính mình, phát hiện ra những trạng thái tình
cảm mà xưa nay giữa đời thường bị che lấp, khuất mờ. Phát hiện ra cái mới,
nhìn thấy “hình tướng” của vạn vật bằng “tuệ nhãn” của một “nguyên tâm”
trong sáng là một điểm sáng đẹp, trong trẻo và nên thơ nhưng không kém
phần tươi sáng của không gian du lãm. Thông qua không gian du lãm, một
thông điệp nghệ thuật đã được gửi đến độc giả: nghệ sĩ trước hết là “sự tự biết
thưởng thức” đời sống và cuộc sống xung quanh mình, của chính bản thân
mình. Trong đại đa số trường hợp, “cái tôi” của nhà nho thường hay xuất hiện
trong bối cảnh thiên nhiên.
Cuối cùng không gian quá vãng là không gian mà thi nhân nếm trải
cảm giác làm khác nơi xứ lạ. Nhiều kiệt tác thơ Đường là những bài thơ viết
về tâm trạng xa quê (Tĩnh dạ tứ, Phong Kiều dạ bạc, Hoàng hạc lâu, Tuyệt cú
12, Xuân vọng…). Không gian lữ thứ ở đây đã có sắc thái khác so với các
kiểu dạng không gian trước. Tác giả trực tiếp trải nghiệm trong không gian lữ
thứ; và đôi khi chính bầu không khí của tâm trạng chia hai ngả ấy đã giúp tứ
thơ hình thành (Bạch Cư Dị chỉ làm thơ hay khi bị biếm trích ở Giang Châu,
Đỗ Phủ với chùm thu hứng lay động lòng người cũng là khi ông ở xa quê…).
99
Không gian lữ thứ giúp nhà thơ phát hiện một tình cảm đặc biệt mà bình
thường khó nhận thấy: sầu lữ thứ - sầu tư hương.
Trên bước đường lữ thứ, hình ảnh quê hương luôn là một điểm tựa ấm
áp nhưng cũng là một nỗi ám ảnh day dứt khôn nguôi của các nhà thơ đời
Đường. Vì thế, “cái Tôi” thường gặp hơn cả trong thơ nhà nho là hình tượng
con người đang cô đơn, đang suy tư mông lung trong đêm khuya tĩnh mịch,
nơi u cư hay nơi đất khách quê người. Nhưng nỗi buồn xa xứ trong thơ cũng
được chiết tỏa nếu nhà thơ gặp được người bạn tri kỉ trên đất lạ. Và có rất
nhiều bài thơ viết về không gian lữ thứ đã vượt thoát khỏi nỗi buồn cố hữu để
đón nhận những cảm xúc mới trong lòng thi nhân.
Không gian lữ thứ trong thơ Đường vì thế đã kiến tạo nên một mùa cổ
điển cho văn học nhân loại, đã làm cho sinh mệnh thơ có được sức sống
trường tồn, vĩnh cửu trong đời sống tinh thần của những người yêu cái Đẹp./.
100
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. A.JA.Gurevich (1998), Các phạm trù văn hóa Trung cổ, Hoàng
Ngọc Hiến dịch, Nxb Giáo dục
2. Trịnh Ân Ba, Trịnh Thu Lôi (2002), Văn học Trung Quốc, Nxb Thế
giới, Hà Nội
3. Đỗ Tùng Bách (2000), Thơ thiền Đƣờng Tống, Phước Đức dịch,
Tấn Tài hiệu đính, Nxb Đồng Nai
4. Phan Kế Bính (1970), Việt Hán văn khảo, Mặc Lâm xuất bản, Sài
Gòn
5. Nguyễn Phan Cảnh (2006), Ngôn ngữ thơ, Nxb Văn học
6. Lê Nguyên Cẩn(chủ biên) (2006), Tác gia tác phẩm văn học nƣớc
ngoài trong nhà trường – Vương Duy, Nxb Đại học Sư phạm
7. Giản Chi (tuyển dịch) (1995), Vƣơng Duy thi tuyển, Nxb Văn học
8. Doãn Chính (chủ biên) (2002), Đại cƣơng triết học Trung Quốc,
Nxb Thanh niên
9. Lê Chí Dũng (1986), Nguyên tắc phản ánh thực tại của văn học
trung đại, Khoa Ngữ Văn- Đại học tổng hợp Hà Nội
10. Nguyễn Sĩ Đại (1996), Một số đặc trƣng nghệ thuật thơ tứ tuyệt đời
Đƣờng, Nxb Văn học, Hà Nội
11. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục
12. Trần Xuân Đề (1975), Thơ Đỗ Phủ, Nxb Giáo Dục
13. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn
học
101
14. Lâm Ngữ Đường (Nguyễn Hiến Lê dịch)(1970), Nhân sinh quan và
thơ văn Trung Hoa, Cadao
15. Đoàn Lê Giang (1998), “Sự ra đời của từ văn học và quan niệm
mới về văn học ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản ” ,
Tạp chí Văn học , (5), tr 66-70
16. N.I.Konrat (2007), Phƣơng Đông học, Trịnh Bá Đĩnh tuyển chọn,
giới thiệu, Nxb Văn học
17. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đƣờng, Nxb Thuận
Hóa
18. Nguyễn Tuyết Hạnh, Vấn đề dịch thơ Đƣờng ở Việt Nam, Trung
tâm nghiên cứu Quốc học, Nxb Văn học
19. Phạm Thị Hảo (2008), Khái niệm và thuật ngữ lí luận Văn học
Trung Quốc, Nxb Văn học
20. Heodore M.Ludwig (2000), Những con đƣờng tâm linh phƣơng
Đông – phần 2 – Các tôn giáo Trung Hoa và Nhật Bản, Nxb Văn
hóa – Thông tin
21. Lê Từ Hiển, Lưu Đức Trung biên soạn và tuyển chọn (2007), Hai-
kƣ hoa thời gian, Nxb Giáo dục
22. Lưu Hiệp (2007), Văn tâm điêu long, Phan Ngọc giới thiệu, dịch và
chú thích, Nxb Lao Động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông
Tây
23. Hồ Sĩ Hiệp (1997), Hình thức thơ ca cổ điển Trung Quốc, Đại học
Sư phạm Tp Hồ Chí Minh
24. Hồ Sĩ Hiệp biên soạn (2003), Bạch Cƣ Dị tỳ bà hành, Nxb Tổng
hợp Đồng Nai
25. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
102
26. Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh (2000), Văn học sử Trung
Quốc, tập 2, Phạm Công Đạt dịch, Nxb Phụ Nữ
27. Cao Xuân Huy (1995), Tƣ tƣởng phƣơng Đông gợi những điểm
nhìn tham chiếu, Nxb Văn học
28. Đoàn Hương (2004), Văn luận, Nxb Văn học, Hà Nội
29. Trần Trung Hỷ (2007), Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc, Nxb
Giáo dục
30. Đỗ Văn Hỷ (1991), “Trong thơ có họa”, Tạp chí Văn học (1).
31. Đàm Gia Kiện (chủ biên)(1993), Lịch sử văn hóa Trung Quốc, Nxb
Khoa học xã hội
32. Khoa Ngữ văn và Báo chí trường Đại học KHXH và Nhân văn, Cái
nhìn mới về lí luận văn học cổ điển Trung Quốc, Tập báo cáo hội
nghị khoa học, Tp Hồ Chí Minh 12.2006
33. Nguyễn Hiến Lê (1997), Đại cƣơng văn học sử Trung Quốc (trọn
bộ), Nxb Trẻ,Tp Hồ Chí Minh
34. Lisevich.I.S (1993), Tƣ tƣởng văn học Trung Quốc cổ xƣa, Trần
Đình Sử dịch, trường ĐHSP TP.HCM xuất bản
35. Lê Nguyễn Lưu (1997), Đƣờng thi tuyển dịch, Nxb Thuận Hóa
36. Phương Lựu (1989), Tinh hoa lí luận văn học cổ điển Trung Quốc,
Nxb Giáo dục
37. Phương Lựu (1996), Văn hóa, văn học Trung Quốc cùng một số
liên hệ ở Việt Nam, Nxb Hà Nội
38. Maylac B.S (1991), “Vấn đề nhịp điệu không gian và thời gian
trong việc nghiên cứu sự sáng tạo”, Tạp chí Văn học (2)
39. Nhiều tác giả (1997), Lịch sử Văn học Trung Quốc, tập 1, Nxb
Giáo dục
40. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới
103
41. Phan Ngọc (1990), Đỗ Phủ nhà thơ dân đen, Nxb Đà Nẵng
42. Nguyễn Văn Nam (bình chú) (1992), Làm quen với thơ Đƣờng,
Nxb Văn học, Hà Nội
43. Phạm Thế Ngũ (1968), Khảo luận về thơ cũ Trung Hoa, Phạm Thế
xuất bản
44. Lã Nguyên (1998), “Tiếp cận tác phẩm thơ từ góc độ văn hóa nghệ
thuật”, Tạp chí Văn học
45. Ngô Văn Phú (dịch và giới thiệu) (2008), 300 bài thơ Đƣờng, Nxb
Văn học
46. Ngô Văn Phú (biên soạn và tuyển chọn) (2001), Thơ Đƣờng ở Việt
Nam, Nxb Hội Nhà văn
47. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1998), Về thi pháp thơ Đƣờng,
NXB Đà Nẵng
48. Trần Trọng San (1990) (biên dịch), Kim Thánh Thán phê bình thơ
Đƣờng, Tủ sách đại học tổng hợp tp Hồ Chí Minh
49. Nguyễn Kim Sơn (2003), “Thần hóa, diệu ngộ - quan niệm của Đạo
gia về quá trình sáng tạo nghệ thuật”, Tạp chí Văn học ,(10), tr
70-75
50. Nguyễn Kim Sơn (2003), “Góp bàn về lí tưởng thẩm mĩ của Đạo
gia”, Tạp chí Văn học, (2), tr 65-70
51. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội
52. Trần Đình Sử (1995), “Thời Trung đại – cái tôi trong các học
thuyết, trong đời sống và trong văn học”,Tạp chí Văn học, (7),tr
2-10
53. Trần Đình Sử (2003), Thi pháp Truyện Kiều, Nxb Giáo dục, Hà
Nội
104
54. Khâu Chấn Thanh (1994), Lý luận văn học nghệ thuật cổ điển
Trung Quốc , Mai Xuân Hải dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
55. Vũ Thanh (tuyển chọn)(2006), Tuyển tập Nguyễn Khắc Phi, Nxb
Giáo dục, Hà Nội
56. Cao Tự Thanh (1995), Giai thoại thơ Đƣờng, Nxb Phụ Nữ
57. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dƣới góc nhìn
văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Lương Duy Thứ (2000), Bài giảng văn học Trung Quốc, Nxb Đại
học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
59. Lương Duy Thứ (1996) “Thơ cổ Trung Quốc quá trình diễn tiến và
thi pháp”, tạp chí Văn học (6 )
60. Lương Duy Thứ (2005),Thi pháp thơ Đƣờng,Nxb Đại học Sư phạm
61. Chu Quang Tiềm (1991), Tâm lí văn nghệ, Khổng Đức, Đinh Tấn
Dung dịch, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh
62. Đặng Tiến (1972), Vũ trụ thơ, Giao điểm xuất bản, Sài Gòn
63. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh
64. Tủ sách những vấn đề Ngữ Văn (2003), Thơ – nghiên cứu, lý luận,
phê bình, Nxb Đại học quốc gia tp Hồ Chí Minh.
65. Đoàn Thu Vân (1998), “Khoảnh khắc quên trong thơ Thiền”, Tạp
chí Văn học , (4), tr 90 – 94
66. Trần Ngọc Vương (1998), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa
nguồn chung, Nxb Giáo dục
67. Will Durant (2004),Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội
105
TÀI LIỆU MẠNG
68. Phạm Hải Anh, Tứ tuyệt Lí Bạch, luận án tiến sĩ Khoa học Ngữ văn
- www.tanvien.net
69. Trần Lê Bảo, Giải mã văn hóa trong tác phẩm văn học –
70. Nguyễn Trần Bạt, Không gian tinh thần –
71. Edgar Morin, Cội nguồn thi ca (Khổng Đức dịch) –
72. Bùi Việt Phương, Không gian và tâm thức nghệ thuật (nguồn: Tạp
chí tia sáng) -
73. Lý Toàn Thắng, Hai hình thức phản ánh và hai cách nhìn không
gian trong ngôn ngữ - www.hcmussh.edu.vn
74. Nguyễn Khắc Mai (Tạp chí Xưa & Nay số 301+302 tháng 2/2008),
Minh triết chữ Hòa –
75. Trần Văn Lương, Mùa thu trong thơ cổ điển Trung Hoa –
www.vantuyen.net
76. www.vuonghaida.com
77. www.thivien.com.vn
TÀI LIỆU TIẾNG NƢỚC NGOÀI
78. 王明居 (著)(2001), 句唐诗风格轮,安徽大学出版社。
Vương Minh Quân (soạn thảo) (2001), Đƣờng thi phong cách
luận, An Huy đại học xuất bản xã
79. 袁行霈(主篇)(2005),中国文学史,第二版,高等教育出
版社.
106
Viên Hành Bái (chủ biên) (2005), Trung Quốc văn học sử (tập
2), Cao đẳng giáo dục xuất bản xã
80. 辞 海 编 辑 委 员 会 (1999), 辞 海词典,上海辞书出版社。
Từ Hải biên tập ủy viên hội (1999), Từ Hải từ điển, Thượng Hải
từ thư xuất bản xã
81. Liu Wu Chi (1966), An introduction to Chinese literature,
Bloomington, Indiana Univ Press.
82. John C.H.Wu, The Four seasons of T'ang poetry, Rutland 1972
107
PHỤ LỤC
CÁC BÀI THƠ ĐƢỜNG TRÍCH DẪN TRONG LUẬN VĂN &
HÌNH ẢNH MINH HỌA
1. Sầm Tham, Sơn phòng xuân sự
2. Trương Nhược Hư, Xuân giang hoa nguyệt dạ
3. Đỗ Phủ, Thanh giang
4. Vương Duy, Vị thành khúc
5. Thôi Hiệu, Hoàng Hạc lâu
6. Mạnh Hạo Nhiên, Điểu minh giản
7. Trương Kế, Phong Kiều dạ bạc
8. Tư Không Đồ, Ngoạn hoa dữ Vệ Tƣơng đồng túy
9. Vương Duy, Cửu nhật cửu nguyệt ức Đông Sơn huynh đệ
10. Lí Bạch, Tặng nội
11. Vi Trang, Đông Dƣơng tửu gia tặng biệt
12. Đỗ Phủ, Đào nạn
13. Vi Thừa Khánh, Nam hành biệt đệ
14. Bạch Cư Dị, Thu san
15. Đỗ Mục, Tặng biệt kỳ 2
16. Mạnh Hạo Nhiên, Tảo hàn giang thƣợng hữu hoài
17. Trịnh Cốc, Hoài thủy biệt hữu
18. Lí Bạch, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng
19. Bạch Cư Dị, Tỳ bà hành
20. Lí Bạch, Anh Vũ châu
108
21. Sầm Tham, Phùng nhập kinh sứ
22. Đỗ Phủ, Thu hứng bát thủ kỳ nhất
23. Vương Bột, Tƣ quy
24. Lạc Tân Vương, Tại ngục vịnh thiền
25. Đỗ Phủ, Thu hứng
26. Vương Duy, Thu dạ khúc
27. Vương Duy, Sơn cƣ thu minh
28. Vương Duy, Mộc Lan sài
29. Lí Bạch, Tĩnh dạ tứ
30. Lí Bạch, Bả tửu vấn nguyệt
31. Vương Chi Hoán, Đăng Quán Tƣớc lâu
32. Liễu Tông Nguyên- Dữ Hạo Sơ thƣợng nhân đồng khán sơn kí
Kinh hoa thân cố
33. Tống Chi Vấn, Đăng Tiêu Dao lâu
34. Dương Sĩ Ngạc, Đăng lâu
35. Lí Bạch, Tô đài lãm cổ
36. Trương Kính Trung, Biên từ
37. Lí Bạch, Ức Đông Sơn kỳ 1
38. Vương Chi Hoán, Cửu nhật tống biệt
39. Lí Bạch, Vọng Lƣ sơn bộc bố
40. Đỗ Phủ , Vọng nhạc
41. Vương Duy, Hán Giang lâm thao
42. Vương Xương Linh, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 1
43. Vương Xương Linh, Phù Dung lâu tống Tân Tiệm kỳ 2
44. Hạ Tri Chương, Hồi hƣơng ngẫu thƣ
45. Đỗ Mục, Thanh minh
46. Lý Tần, Độ Hán giang
109
47. Vương Duy, Thiếu niên hành
48. Vương Xương Linh, Tòng quân hành
49. Lí Bạch, Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thƣ Thúc Vân
50. Lí Bạch, Lƣ Sơn dao ký Lƣ thị ngự Hƣ Chu
51. Lí Bạch, Kim Hƣơng tống Vi Bát chi Tây Kinh
52. Lí Bạch, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng
Lăng
53. Lí Bạch, Tặng Uông Luân
54. Lí Bạch, Hành lộ nan 1
55. Lí Bạch, Độ Kinh Môn tống biệt
56. Lí Bạch, Vọng Thiên Môn sơn
57. Đỗ Mục, Sơn hành
58. Vương Duy, Võng Xuyên biệt nghiệp
59. Vương Duy, Mộc Lan sài
60. Tống Chi Vấn, Đăng Tiêu Dao lâu
61. Vương Duy, Tống Vƣơng Tôn sƣ quy Trung sơn
62. Vương Duy, Lộc trại
63. Vương Duy, Sơn trung
64. Vương Duy, Thƣ sự
65. Lưu Trường Khanh, Thu nhật đăng Ngô Công Đài thƣợng tƣ
viễn điếu
66. Vương Xương Linh, Tái hạ khúc
67. Vương Duy, Võng Xuyên nhàn cƣ kỳ nhất
68. Đới Thúc Luân, Đề Trĩ Châu sơn thủy
69. Lý Bạch, Vọng Thiên Môn sơn
70. Vương Duy, Điền viên lạc kỳ tứ
71. Lí Bạch, Kim Lăng tửu tứ lƣu biệt
110
72. Giả Chí, Tống Lý thị lang phó Thƣờng Châu
73. Bạch Cư Dị, Lâm giang tống Hạ Chiêm
74. Trương Bật, Ký nhân
75. Dương Cự Nguyên, Họa Luyện Tú tài Dƣơng Liễu
76. Vi Trang, Cù Châu biệt Lý tú tài
77. Ôn Đình Quân, Tặng thiếu niên
78. Trịnh Cốc, Hoài thƣợng biệt hữu nhân
79. Vi Trang, Đông Dƣơng tửu gia tặng biệt kỳ 1
80. Vương Duy, Tống Nguyên nhị sứ An Tây
81. Nguyên Chẩn, Quá Đông Đô biệt Lạc Thiên kỳ 2
82. Đỗ Phủ, Công An tống Vi nhị thiếu phủ Khuông Tán
83. Cao Thích, Biệt Đổng Đại kỳ 2
84. Vương Bột, Tống Đỗ thiếu phủ chi nhậm Thục Xuyên
85. Cao Thích, Dạ biệt Vi Tƣ sĩ
86. Cao Thích, Tống Sài tƣ hộ sung Lƣu khanh phán quan chi Lãnh
Ngoại
87. Tư Không Thự, Vân Dƣơng quán dữ Hàn Thân túc biệt
88. Cao Thích,Tống Lý thiếu phủ biếm Giáp Trung, Vƣơng thiếu
phủ biếm Trƣờng Sa
89. Pháp Chiếu, Tống Thiền sƣ quy Tân La
90. Kim Địa Tạng, Tống đồng tử hạ sơn
91. Lí Bạch, Tống hữu nhân
92. Đỗ Phủ, Đăng cao
93. Vương Bột, Ky xuân
94. Lư Chiếu Lân, Khúc trì hà
95. Đỗ Phủ, Bồi giang phiếm chu tống Vi Ban quy kinh
96. Đỗ Phủ, Phụng tặng Vi tả thừa trƣợng nhị thập nhị vận
111
97. Đỗ Phủ, Giang Hán
98. Đỗ Phủ, Túy thì ca
99. Lí Bạch, Vƣơng Chiêu Quân kỳ 1
100. Lí Bạch, Vƣơng Chiêu Quân kỳ 2
101. Mạnh Hạo Nhiên, Tảo hàn giang thƣợng hữu hoài
102. Vi Trang , Tƣ quy
103. Đỗ Phủ, Đông cảnh
104. Dương Sĩ Ngạc, Đăng lâu
105. Lý Ích, Dạ thƣớng Thụ Hàng thành văn địch
106. Lí Bạch, Xuân dạ Lạc thành văn địch
107. Đỗ Phủ, Tuyệt cú nhị thủ kỳ 2
108. Lưu Trường Khanh, Tân niên tác
109. Vương Duy, Tạp thi
110. Trương Tịch, Thu tứ
111. Đỗ Phủ, Nguyệt dạ ức xá đệ
112. Sầm Tham, Phùng nhập kinh sứ
113. Giả Đảo, Độ Tang càng
114. Bạch Cư Dị, Ngẫu đề đông bích
112
Phong Kiều dạ bạc-Trƣơng Kế
Nguyệt lạc ô đề sƣơng mãn thiên,
Giang phong ngƣ hỏa đối sầu miên.
Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự,
Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền.
113
Cửu nguyệt cửu nhật ức Sơn Đông huynh đệ - Vƣơng Duy
Độc tại dị hƣơng vi dị khách,
Mỗi phùng giai tiết bội tƣ thân.
Dao tri huynh đệ đăng cao xứ,
Biến sáp thù du thiểu nhất nhân.
114
Hồi Hƣơng Ngẫu Thƣ - Hạ Tri Chƣơng
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồi
Hƣơng âm vô cải mấn mao tồi
Nhi đồng tƣơng kiến bất tƣơng thức
Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai.
115
Sơn Hành - Đỗ Mục
Viễn thƣợng hàn sơn thạch kính tà
Bạch vân sinh xứ hữu nhân gia
Đình xa tọa ái phong lâm vãn
Sƣơng diệp hồng ƣ nhị nguyệt hoa
116
Thiếu Niên Hành - Vƣơng Duy
Nhất thân năng tý lƣỡng điêu hồ,
Lỗ kỵ thiên quần chích tự vô.
Thiên tọa kim an điều bạch vũ,
Phân phân xạ sát ngũ thiền vu.
117
Tặng Uông Luân - Lí Bạch
Lí Bạch thừa chu tƣơng dục hành
Hốt văn ngạn thƣợng đạp ca thanh
Đào hoa đàm thuỷ thâm thiên xích
Bất cập Uông Luân tống ngã tình.
118
Tòng Quân Hành - Vƣơng Xƣơng Linh
Thanh hải trƣờng vân ám tuyết sơn
Cô thành dao vọng Nhạn Môn quan
Hoàng sa bách chiến xuyên kim giáp
Bất phá Lâu Lan chung bất hoàn.
119
Hoàng Hạc Lâu TốngMạnh Hạo Nhiên Chi Quảng Lăng - Lí Bạch
Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt hạ Dƣơng Châu
Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trƣờng Giang thiên tuế lâu.
120
Đăng Quán Tƣớc Lâu - Vƣơng Chi Hoán
Bạch nhật y sơn tận
Hoàng hà nhập hải lƣu
Dục cùng thiên lý mục
Cánh thƣớng nhất tằng lâu
121
Tĩnh Dạ Tứ - Lí Bạch
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thƣợng sƣơng
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tƣ cố hƣơng.
122
Thanh Minh - Đỗ Mục
Thanh minh thời tiết vũ phân phân
Lộ thƣợng hành nhân giục đoạn hồn
Tá vấn tửu gia hà xứ hữu
Mục đồng dao chỉ Hạnh Hoa thôn.
123
Tảo Phát Bạch Đế Thành - Lí Bạch
Triêu từ bạch đế thải vân gian
Thiên lý Giang Lăng nhất nhựt hoàn
Lƣỡng ngạn viên thanh đề bất tận
Khinh chu dĩ quá vạn trùng san.
124
Nguyệt Dạ - Đỗ Phủ
Kim dạ Phu Châu nguyệt,
Khuê trung chỉ độc khan.
Dao liên tiểu nhi nữ,
Vị giải ức Trƣờng An.
Hƣơng vụ vân hoàn thấp,
Thanh huy ngọc tý hàn.
Hà thời ỷ hƣ hoảng,
Song chiếu lệ ngân can.
125
Tái Hạ Khúc Kỳ Nhị - Lƣ Luân
Lâm ám thảo kinh phong
Tƣớng quân dạ dẫn cung
Bình minh tầm bạch vũ
Một tại thạch lăng trung.
126
Túc Kiến Đức Giang - Mạnh Hạo Nhiên
Di chu bạc yên chử
Nhật mộ khách sầu tân
Dã khoáng thiên đê thụ
Giang thanh nguyệt cận nhân.
127
Vọng Nguyệt Hoài Viễn - Trƣơng Cửu Linh
Hải thƣợng sinh minh nguyệt
Thiên nhai cộng thử thì
Tình nhân oán dao dạ
Cánh tịch khởi tƣơng tƣ
Diệt chúc lân quang mãn
Phi y giác lộ ti
Bất kham doanh thủ tặng,
Hoàn tẩm mộng giai kỳ.
128
Dạ Túc Sơn Tự - Lí Bạch
Nguy lâu cao bách xích
Thủ khả trích tinh thần
Bất cảm cao thanh ngữ
Khủng kinh thiên thƣợng nhân
129
Giang Tuyết - Liễu Tông Nguyên
Thiên sơn điểu phi tuyệt
Vạn kính nhân tung diệt
Cô chu thôi lạp ông
Độc điếu hàn giang tuyết.
130
Phú Đắc Cổ Nguyên Thảo Tống Biệt - Bạch Cƣ Dị
Ly ly nguyên thƣợng thảo
Nhất tuế nhất khô vinh
Dã hỏa thiêu bất tận
Xuân phong xúy hựu sinh
Viễn phƣơng xâm cổ đạo
Tình thúy tiếp hoang thành
Hựu tống Vƣơng Tôn khứ
Thê thê mãn biệt
131
Trúc Lý Quán - Vƣơng Duy
Độc tọa u hoàng lý
Đàn cầm phục trƣờng khiếu
Thâm lâm nhân bất tri
Minh nguyệt lai tƣơng chiếu.
132
133
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVVHVHNN015.pdf