Cần có hệ thống xử lý nước thải cho phân xưởng cũng như cho mọi phân xưởng khác trong Công ty.
Trang bị thùng chứa có dán tên riêng cho CTR & CTNH.
Lượng bụi trên sàn quanh khu vực buồng sơn cần được thu gom bỏ vào thùng CTNH.
Cần có hệ thống xử lý bụi đạt hiệu quả hơn để đảm bảo tốt cho môi trường và sức khỏe con người.
Cần thiết kế khu vực buồng sơn có diện tích lớn hơn để đảm bảo các loại máy đều được sơn trong khu vực buồng sơn đồng thời giảm lượng bụi hơn.
Khu vực buồng sơn cần có hệ thống chống ồn tốt theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.
Các bao bì CTNH cần có kho chứa đựng riêng.
Các nhà kho cần thiết kế đúng theo TCVN 5507- 2002
Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, tuy nhiên phải xem xét việc công nhân có sử dụng hay không và có biện pháp khen thưởng, xử phạt thích hợp.
Xét bồi dưỡng độc hại cho người lao động tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Thực hiện việc đo kiểm môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và kết hợp khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân theo quy định của Nhà nước.
Trong ban ISO cần tuyển thêm cán bộ có chuyên môn.
Công ty cần tuyển thêm nguồn lực có trình độ chuyên môn thuận lợi cho công việc.
Nâng cao trình độ hiểu biết của tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty về ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe.
75 trang |
Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kiểm soát ô nhiễm công nghiệp theo quan điểm ISO 14000 tại Phân Xưởng Vận Tải Công Ty Cơ Điện Thủ Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûa sơn và sau khi sơn.
Theo dõi nhắc nhở tiến độ sơn vỏ máy biến thế.
Điều phối nhân lực trong tổ.
Kế toán phân xưởng
Phụ trách tiền lương, giải quyết các chế độ, chính sách cho CBCNV phân xưởng.
Công tác hành chánh văn thư.
Theo dõi chấm công, tiền cơm, thêm giờ cho CBCNV phân xưởng.
Quản lý dụng cụ văn phòng, vật rẻ tiền mau hỏng của phân xưởng.
Tổ trưởng tổ sữa chữa
Phụ trách sữa chữa nhỏ, trung, đại tu các đầu xe.
Điều phối nhân lực trong tổ.
Lập phiếu lãnh vật tư, dự đoán vật tư sữa chữa.
3.5.4 Cơ sở hạ tầng
Diện tích mặt bằng phân xưởng vận tải: 672 m2.
Trong đó:
Văn phòng: 28 m2.
Một nhà kho: 16 m2 để xăng, sơn, dung môi.
Một nhà kho: 16 m2 để hóa chất (W-1001, AT-3000, PE-T100, AC-131, H2SO4).
Một nhà kho: 16 m2 để các vật dụng cần thiết.
Diện tích còn lại thực hiện cho công việc sản xuất tại Phân Xưởng Vận Tải.
Hệ thống cấp nước
Phân xưởng sử dụng 2 nguồn nước: nước ngầm và nước do Công ty nước Biên Hòa cấp.
Nước ngầm: dùng để pha hóa chất nhu cầu sản xuất. Lượng nước sử dụng 24 m3/tháng.
Nước do Công ty Biên Hòa cấp: dùng làm nước sinh hoạt.
Lượng nước sinh hoạt được tính theo tiêu chuẩn dùng nước trung bình là 60 (l / người) và 14 * 60 = 840 (l / ngđ).
Hệ thống thoát nước
- Tất cả nước thải của Phân Xưởng Vận Tải và các Phân Xưởng khác của Công ty đều dẫn vào hệ thống chung rồi dẫn ra sông Sài Gòn.
Hệ thống điện
Điện năng sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất và sinh hoạt của Phân Xưởng Vận Tải được cung cấp từ lưới điện Quốc gia.
Lượng điện tiêu thụ hàng tháng của Phân Xưởng Vận Tải là: 8200 KW/h/1tháng.
Nước uống của CBCNV tại Công ty
Nước uống được nấu trước một ngày để sử dụng cho ngày hôm sau uống.
Nước sử dụng còn dư trong ngày sẽ đổ đi vì có cặn, bụi bặm.
Thùng nước uống phải được đậy kín và vệ sinh súc rửa hàng ngày trước khi cho nước mới vào.
QUY TRÌNH VÀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT TẠI PXVT
Nguyên liệu và thiết bị máy móc tại phân xưởng
Nguyên liệu chính phục vụ cho quá trình sản xuất chủ yếu là trong nước.
Số nguyên liệu cấp cho quá trình sản xuất được thống kê qua bảng sau:
Bảng 2: Thống kê nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất
STT
Tên nguyên liệu
Số lượng
Loại bao bì
1
Dung môi
Thùng nhựa : 20l
2
Xăng A92
40l/tháng
Thùng nhựa
3
Sơn
Thùng sắt , giấy : 15kg
4
Vecni
60l/tháng
Thùng thiếc : 20kg
5
H2SO4
800l/tháng
Thùng nhựa : 40kg
6
PE – T100
50kg/tháng
Thùng nhựa : 25kg
7
PL - ZNT
28kg/tháng
Bao
8
PB – L18M
100kg/tháng
Thùng nhựa : 25kg
9
AC -131
11kg/tháng
Thùng nhựa : 20kg
10
AD -CO
10kg/tháng
Bao
11
AR – 09T
20kg/tháng
Thùng nhựa
(Nguồn : Từ phòng vật tư)
Máy móc thiết bị tại phân xưởng
Số máy móc thiết bị tại nhà máy hầu hết đều được nhập từ Hàn Quốc, Nhật, Đức khá hiện đại. Do nhiệm vụ của Phân Xưởng là sơn nên máy móc thiết bị sử dụng không nhiều. Diện tích chiếm chỗ cho máy móc cũng ít. Tuy vậy nhưng lượng chất thải của quá trình sơn ảnh hưởng đến môi trường không khí và tạo ra lượng chất thải nguy hại.
Bảng 3: Thống kê máy móc thiết bị tại phân xưởng
STT
Loại máy
Số lượng
Xuất xứ
1
Xe nâng tay
3
Nhật
2
Bơm
1
Việt Nam
3
Palan
2
Nhật
4
Máy nén khí
2
Hàn Quốc
5
Lò sấy
1
Việt Nam
6
Quạt gió
4
Việt Nam
7
Pistole
3
Hàn Quốc
8
Máy phun sơn
1
Đức
9
Quạt hút
2
Việt Nam
(Nguồn : Từ phòng vật tư)
Một số thông số làm việc của máy nén khí
Năm sản xuất : 1998
Áp suất : 10 ( kG/cm3 )
Dung tích tổng cộng : 300 l
Môi chất : không khí
Áp suất làm việc : 8 ( kG/cm3 )
Số chế tạo : AX – 00912 .
Sơ đồ xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện sản phẩm
Xử lý tẩy rỉ sét
Tg 15-40’
Rửa nước
Vệ sinh dùng bơm nước phun
Định hình bề mặt
Tg 1-2’
Phốt phát
Tg 15-25’
Vệ sinh dùng bơm nước phun
Trung hòa
Tg 3-5’
Sấy khô bằng quạt
Tg khi sp khô
Sơn
Tg khi bột sơn phủ toàn bộ bề mặt
Sấy nóng chảy to 200-225oC
Tg 15’
Sản phẩm hoàn tất
Sơ đồ 6: Sơ đồ xử lý bề mặt và sơn tĩnh điện sản phẩm
3.6.3 Mô tả quy trình
3.6.3.1 Xử lý hóa chất bề mặt cần sơn
Đối với các bề mặt không được mạ kẽm
Công đoạn
Hóa chất
Điều kiện làm việc
Tẩy rỉ sét và dầu mỡ
H2SO4 : 200 g/l
PE – T100 : 2 g/l
Nhiệt độ thường , tg : 15-30 phút , giẻ lau khô
Rửa nước (nhúng , phun )
Nước
Nhiệt độ thường , tg : 1-2 phút
Định hình bề mặt
PL – ZNT : 1.2 g/l
Nhiệt độ thường , tg : 1-2 phút
Phôt phát kẽm ( nhúng )
PB – L18M : 80 g/l
AC -131 : 0.1 g/l
AD –CO : 1.5 g/l
Nhiệt độ thường , tg : 15 - 45 phút
Rửa nước ( phun )
Nước
Nhiệt độ thường , tg : 1-2 phút
Trung hòa
AR – 09T : 10 g/l
Nhiệt độ thường , tg : 1-2 phút
Sấy khô
Nhiệt độ > 100oC ( tg khô hoàn toàn có thể dùng quạt , tg : 15 phút )
Đối với bề mặt không mạ kẽm
Công đoạn
Hóa chất
Điều kiện làm việc
Phốt phát kẽm ( phun )
W – 1001 : 150 g/l
Phụ gia : 1 g/l
Sô đa : 5 g/l
AC -131 : 0.3 – 0.5 g/l
Nhiệt độ thường
Tg : 1-2 phút
Rửa nước
Nước
Nhiệt độ thường
Phun chất chống rỉ
AT – COR : 20-30 g/l
Nhiệt độ thường
Đối với bề mặt mạ kẽm
Công đoạn
Hóa chất
Điều kiện làm việc
Tẩy dầu mỡ
Giẻ lau , xăng
Xử lý đến khi không còn dầu
Phốt phát kẽm
W – 1001 : 150 g/l
Phụ gia : 1 g/l
Sô đa : 5 g/l
AC -131 : 0.3 – 0.5 g/l
Tg : 1.5 - 2 phút
Rửa nước
Nước
Nhiệt độ thường
Tg : 5 phút
Sấy khô
Nhiệt độ > 100oC ( tg khô hoàn toàn có thể dùng quạt )
Phụ lục 1: Hướng dẫn công việc- Hướng dẫn pha nồng độ và bổ sung hóa chất.
3.6.3.2 Sơn
Chuẩn bị:
Nếu không thay đổi màu sơn:
Kiểm tra sự phù hợp của mã sơn ghi trên bao bì và ghi trong bảng kế hoạch.
Kiểm tra sự nguyên vẹn của bao bì bằng mắt.
Nếu bình thường thì đổ bột sơn vào thùng chứa sơn (thùng chứa phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi đổ sơn).
Nếu thay đổi màu sơn
Trước tiên lấy bột sơn trong thùng chứa nhiên liệu ra và làm sạch thùng.
Thổi sạch đường ống dẫn bột bằng khí nén (có thể làm sạch đường ống dễ dàng bằng cách sử dụng một miếng cao su xốp cho vào đường ống rồi dùng khí nén thổi qua đường ống).
Tháo súng ra làm sạch và ráp lại.
Trình tự thực hiện các công việc như phần của thay đổi màu sơn.
Điều chỉnh module điều khiển để phun bột mới.
Phun bột tráng đường ống và súng trước khi phun chính thức vào sản phẩm.
Tiến hành sơn:
Phụ lục 2: Biện pháp an toàn khi sử dụng thiết bị phun
Làm tơi bột:
Mở công tắc nguồn module điều khiển.
Mở nắp đậy của thùng chứa.
Từ từ tăng khí làm tơi bột, bột sơn phải sôi nhẹ nhưng đều. Nếu thấy cần thiết có thể tăng khí làm tơi bột cho đến khi bột sôi đều, sau đó giảm khí cho đến khi bột sôi nhẹ.
Điều chỉnh lượng bột ra và chùm bột
Hướng nồng súng vào buồng phun sơn và bóp cò súng.
Điều chỉnh khí vận chuyển tùy theo công nhân cần sơn lưu lượng ít hay nhiều mà chọn trị số thích hợp.
Điều chỉnh khí bổ sung, nếu khí vận chuyển đặt ở mức > 2.5 bar thì không cần khí bổ sung nữa, có thể xoay hết cở nút khí bổ sung về phía bên trái (sau khi điều chỉnh khí vận chuyển thì hòn bi trong cột hiển thị phải di động trong phạm vi vạch màu xanh lá cây khoảng 4 -5 m3 / h).
Điều chỉnh áp suất khí làm sạch
Đối với đầu phun tia thẳng
Điều chỉnh đồng hồ đo áp suất ở trên module điều khiển tới mức nạp bột theo yêu cầu.
Điều chỉnh lượng khí bổ sung trên cột đo khí sao cho hòn bi di động ở vạch màu xanh lá cây phía dưới cột thước đo.
Điều chỉnh khí làm sạch thể hiện ở thước đo sao cho hòn bi di động ở vạch màu xanh lá cây phía dưới cột thước đo.
Đối với đầu phun bột thành chùm cong
Điều chỉnh đồng hồ đo áp suất ở trên module điều khiển tới mức nạp bột theo yêu cầu.
Điều chỉnh lượng khí bổ sung trên cột đo khí sao cho hòn bi di động ở vạch màu xanh lá cây phía dưới cột thước đo.
Điều chỉnh khí làm sạch thể hiện ở thước đo sao cho hòn bi di động ở vạch màu xanh lá cây phía dưới cột thước đo.
Điều chỉnh chùm bột sơn
Nhấc súng lên và chĩa vào buồng phun sơn, nhưng không chĩa vào các sản phẩm định sơn.
Bóp cò súng.
Điều chỉnh điện cao thế: Kiểm tra bằng cách theo dõi đèn LE’D phải sáng, khi sơn bình thường trị số điện thế từ 70 – 100 KV, khi cần và dặm sản phẩm trị số điện thế 30 - 50 KV.
Hướng súng ở khoảng cách 20 cm vào các sản phẩm cần sơn.
Di chuyển súng đều từ trên xuống dưới, từ trái qua phải để bột sơn bám đều trên các sản phẩm cần sơn. Công nhân phải di chuyển đều để tạo nên một lớp sơn mỏng, bề dày lớp sơn thông thường từ 50 Mm – 100 Mm.
Kết thúc sơn:
Tắt máy:
Nhả cò súng.
Vặn ngắt công tắc module (không cần điều chỉnh lượng cao thế khi làm sạch lượng bột phun ra).
Với thời gian tạm ngưng làm việc như ăn cơm trưa, qua đêm không cần tháo ống hơi với nguồn cung cấp khí nén.
Làm sạch đường ống dẫn bột:
Trước khi sử dụng thời gian lâu phải làm sạch tất cả các bột bám trong đường ống như:
Tháo ống ra.
Chĩa súng vào buồng phun sơn.
Thổi sạch đường ống bằng khí nén.
Lắp đường ống trở lại với đầu ống tay áo của injector.
Sấy
Sản phẩm sau khi đã phun bột sơn tĩnh điện xong, công nhân kiểm tra lại nếu bột sơn đã bám đều trên bề mặt sản phẩm thì tiến hành đưa vào lò sấy sơn. Nếu bột bám chưa đều thì phải phun dặm và để bột sơn bám đều trên sản phẩm.
Sấy theo trình tự sau:
Đưa sản phẩm vào lò sấy, các sản phẩm đặt cách vách lò khoảng >=30 cm.
Đặt đồng hồ nhiệt độ ở vị trí 200oC – 215oC. Đóng điện trở lò sấy.
Sấy từ nhiệt độ bình thường đến nhiệt độ 215oC.
Giữ nhiệt độ 215oC đến 225oC trong vòng 15 phút.
Chuyển sản phẩm ra khỏi lò sấy để nguội.
3.6.4 Đặc tính của nguyên liệu phụ hóa chất trong công nghệ
3.6.4.1 Hóa chất
Bảng 4: Thông tin hóa chất tại phân xưởng vận tải
STT
Tên hóa chất
Thành phần
Nguy hiểm đối với con người
1
PB – L18M: chất lỏng, không màu chuyển sang màu vàng nhạt.
Axit photphoric : 1-10 %
Kẽm dihydrophotphat : 10-20%
Kẽm Nitrat : 10-20%
Natriclorua : 1-10%
Tiếp xúc mắt, da, màng nhầy: gây kích thích.
2
AC - 131: chất lỏng trong, màu vàng nhạt, có mùi đặc trưng.
Natri nitrit : 30-40%
Tiếp xúc mắt, da: gây kích thích.
Nuốt phải gây kích thích màng nhầy có thể nguy hiểm.
3
PL – ZNT: chất bột, màu trắng không mùi.
Natri phốt phát , hai bazo : 40-50% , 10-20%
Hộp chất Titan : < 1%
Tiếp xúc mắt, da, màng nhầy: gây kích thích.
4
AD – CO: chất bột, màu trắng, không mùi.
Natri cacbonat : 90-100%
Mắt: gây bỏng nặng có thể mù mắt.
Da, màng nhầy: bỏng nặng có thể lở loét.
Nuốt phải gây tổn thương, cháy hệ thống tiêu hóa.
5
W – 1001: chất lỏng trong xanh nước biển.
Kẽm di hydrophotphat : 20-30%
Axit photphoric : 1-10%
Kẽm Nitơrat : 10-20%
Natriclorua : 1-10%
Axit Nitoric : 1-10%
Tiếp xúc mắt, da, màng nhầy: gây kích thích.
6
AR – 09T: chất lỏng trắng hoặc vàng nhạt.
Natri photphat : 90-95%
Tiếp xúc mắt, da, màng nhầy: gây kích thích.
7
PE – T100: chất lỏng trong không mùi.
Chất có hoạt tính bề mặt : 30-40%
Axit sulphuric : < 5%
Gây bỏng đối với mắt, kích thích da.
(Nguồn : Bảng MSDS của phân xưởng vận tải)
Dung môi
Phân Xưởng dùng một số dung môi để vệ sinh máy móc cũ, máy sữa chữa, palan: thường dùng xăng A92. Lượng xăng dùng khoảng 40l/tháng.
Phân Xưởng còn dùng chất pha loãng sơn.
Chất pha loãng sơn gốc Alkyd: Aceton là chất lỏng dễ cháy – chất lỏng có khả năng duy trì sự cháy sau khi đã tách bỏ nguồn lửa và có nhiệt độ bùng cháy -18oC. Công thức CH3COCH3.
Những chất này là loại dung môi có mùi, dễ bắt cháy, hòa tan được trong nhiều chất, là hóa chất được sử dụng trong sơn, vecni
3.6.4.3 Sơn
Sơn Alkyd
Thành phần sơn Alkyd: dầu sơn, nhựa alkyd, bột oxyt sắt và bột độn, chất làm khô và dung môi.
Đặc điểm sơn alkyd: độ bám dính tốt, bền trong khí quyển, độ cứng và độ bóng cao, bền màu sắc.
Sơn bột
Được sử dụng một số lớn polyme không tan trong dung môi. Những loại nhựa được sản xuất sơn bột là nhựa: epoxy, polyester, polyuretan, polyanmit, polyetylen, polypropylen
Đặc điểm của sơn bột: màng sơn có độ bền cao, bền với hóa chất và có tính năng cách điện tốt, bám dính tốt trên thủy tinh, kim loại và sành sứ.
Sơn bột không có sử dụng dung môi để pha sơn vì vậy khi sử dụng sơn bột ít ảnh hưởng đến môi trường.
Sơn vecni cách điện
Đặc tính: màu nâu sáng, màu khô tự nhiên có thể dùng quạt.
Tính chất kỹ thuật của màng sơn: màng vecni bền vững, độ đàn hồi tốt, chịu độ ẩm tốt, chịu nhiệt tốt, bám chặt trên bề mặt kim loại. Điện thế phóng qua 60 KV/mm.
Dung môi: dầu lửa, cồn, dầu thông.
CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI PHÂN XƯỞNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN
4.1 MÔI TRƯỜNG VI KHÍ HẬU
4.1.1 Nhiệt độ
Nguồn phát sinh:
Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp là nguồn nhiệt từ mặt trời.
Nhiệt độ được sinh ra từ động cơ của các loại máy bơm, quạt hút và các thiết bị máy móc khác.
Aûnh hưởng lớn nhất là lò sấy: dùng để sấy sản phẩm sau khi sơn, nhiệt độ trong lò sấy 200 – 225oC, nhiệt độ của sản phẩm ra khỏi lò sấy 40 – 50 oC.
Máy nén khí: dùng để tạo khí nén cung cấp cho việc phun sơn, phun phốt phát kẽm.
Bảng 5: Lượng nhiệt thải ra trung bình của người
Trạng thái lao động
Qo( Kcalo/h )
Lao động nhẹ (may , vá , thêu )
100 – 120
Lao động vừa
120 – 170
Lao động nặng
170 – 220
Lao động rất nặng
220 – 270
(Nguồn : Sách ô nhiễm không khí – ĐHQGTPHCM – Viện Môi Trường và Tài Nguyên)
4.1.2 Độ ẩm
Nguồn phát sinh:
Công đoạn vệ sinh bằng nước và bơm nước phun: nước chảy tràn khu vực vệ sinh ra cống tạo ra độ ẩm với môi trường không khí.
4.1.3 Các giải pháp thực hiện
Phân xưởng có bố trí 3 quạt gió tại khu vực sản xuất, tại văn phòng có bố trí 1 quạt trần, 1 quạt hút.
Đối với ánh sáng: bố trí các bóng đèn cao áp, trần nhà có lắp các tole sáng để tận dụng ánh sáng mặt trời.
Công ty đã thực hiện kiểm tra môi trường lao động thể hiện qua bảng sau:
Bảng 6: Kết quả đo đạt vi khí hậu năm 2007
TCCP
Nhiệt độ ( oC )
<= 32
Độ ẩm ( % )
<= 80
Tốc độ gió ( m/s )
0.5 – 2
STT
Vị trí đo
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
1
Khu vực tẩy
36.5
50
0.6
2
Khu vực buồng sơn
36.5
52
0.7
(Nguồn : kiểm tra môi trường lao động năm 2007)
Đạt: số mẫu đạt TCVS
Kđạt: số mẫu không đạt TCVS
Nhiệt độ ngoài trời: 34 oC; độ ẩm: 50
4.2 CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ
4.2.1 Tiếng ồn
Nguồn phát sinh:
Xe cẩu tải: dùng để nâng các sản phẩm lớn nhưng cũng ít ảnh hưởng nhiều đến phân xưởng vì đa số hoạt động bên ngoài phân xưởng.
Chủ yếu các thiết bị máy nén khí, thiết bị dùng để vệ sinh sản phẩm bằng tay.
Khu vực buồng sơn là nơi gây ra độ ồn nhiều.
4.2.2 Bụi
Nguồn phát sinh:
Từ khâu cung cấp nguyên liệu: bột sơn và hóa chất khô. Các bao bì bị dính bám có thể rơi ra ngoài. Do sơn bột có kích thước nhỏ nên bay lơ lửng trong không khí, một phần lắng đọng trên nền nhà và quần áo công nhân.
Từ khâu sơn:
Buồng sơn: là nơi sơn tĩnh điện tại đây phát sinh lượng bụi nhiều nhất.
Sơn bên ngoài: trong quá trình sơn có phát sinh bụi sơn và cặn sơn bay lơ lửng trong không khí và rơi xuống lắng đọng lên sàn nhà, quần áo.
Sau khi sơn xong sản phẩm được đưa qua lò sấy: trong quá trình vận chuyển bụi sơn rơi xuống nền nhà.
4.2.3 Các giải pháp thực hiện
Khu vực buồng sơn là nơi gây ra độ ồn nhiều nhất nhưng trong buồng có lắp đặt thiết bị chống ồn nên độ ồn có đảm bảo hơn.
Sau giờ làm việc công nhân vệ sinh có quét dọn, lượng bụi dính bám trong quá trình làm sẽ được thu gom và thải bỏ cùng với chất thải nguy hại.
Các nguyên liệu rắn được đặt trên các pallet và để nơi khô ráo.
Sử dụng thiết bị lọc bụi bằng giấy carton. Hiệu quả làm việc đạt 50% lượng bụi trong phân xưởng.
Công nhân được trang bị bảo hộ lao động: găng tay, khẩu trang, ủng
Các bao bì đựng nguyên liệu sau khi sử dụng xong được dùng để chứa đựng các bụi sơn sau đó loại bỏ cùng chất thải nguy hại.
Công ty đã thực hiện kiểm tra môi trường lao động thể hiện qua bảng sau:
Bảng 7: Kết quả đo đạt yếu tố vật lý năm 2007
TCCP
Aùnh sáng ( Lux )
>=300
Tiếng ồn ( dBA )
<= 85
Bụi ( mg/m3 )
4
STT
Vị trí đo
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
1
Khu vực tẩy
200-210
74-75
2
Khu vực buồng sơn
300-310
73-74
1.8
(Nguồn : kiểm tra môi trường lao động năm 2007)
Đạt: số mẫu đạt TCVS
Kđạt: số mẫu không đạt TCVS
KHÍ THẢI VÀ HƠI KHÍ ĐỘC
Nguồn phát sinh
Trong khu vực sản xuất khí thải và hơi khí độc phát sinh chủ yếu là do sử dụng sơn và các dung môi để pha sơn.
Hơi axit sunfuric: khâu xử lý rỉ sét và dầu mỡ (H2SO4: 10 – 20%). Chất lỏng không màu, lượng axit nhiều hơn nước có thể gây cháy nổ nên khi pha chế chú ý cho nước vào trước sau đó mới cho axit. Hơi axit độc ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc.
Hơi dung môi từ khâu sơn: phân xưởng vận tải sử dụng dung môi pha sơn là aceton có mùi thơm hóa chất. Khi phun sơn công nhân làm việc trực tiếp do đó hơi sơn bốc lên và xông vào mũi là điều không thể tránh khỏi.
Các phương tiện vận chuyển: hoạt động tại phân xưởng còn phát sinh lượng khí COX, NOX, SOX, cacbuahydro, bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm Vì nguồn phân bố này rãi rác nên khó kiểm soát một cách chặt chẽ.
Khí nén: do ống dẫn khí nén đã quá cũ nên vận hành một lượng khí nén đã rò rĩ ra ngoài tại mối nối của ống dẫn khí.
Kho chứa hóa chất: đây là nơi tập trung các loại hóa chất sử dụng cho phân xưởng nên không thể tránh được lượng phát sinh hơi hóa chất từ kho.
Các giải pháp thực hiện
Phân Xưởng Vận Tải có bố trí các quạt gió và quạt hút.
Trang bị bảo hộ cho công nhân: găng tay, khẩu trang, ủng, đồ bảo hộ, mặt nạ phòng độc.
Công ty đã thực hiện kiểm tra môi trường lao động thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: Kết quả đo đạt hơi khí độc năm 2007
Tên hóa chất
NO2
CO
H2SO4
THC
TCCP
10mg/m3
40mg/m3
2mg/m3
300mg/m3
Stt
Vị trí đo
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
Đạt
Kđạt
1
Khu vực tẩy
0.3
2
Khu vực buồng sơn
65
(Nguồn : kiểm tra môi trường lao động năm 2007)
Đạt: số mẫu đạt TCVS
Kđạt: số mẫu không đạt TCVS
CHẤT THẢI RẮN
Nguồn phát sinh
Khi đi vào hoạt động, phân xưởng sản sinh ra một lượng chất thải ra rắn nhất định từ quá trình sản xuất và từ hoạt động của công nhân trong phân xưởng. Vì đặc thù của phân xưởng là sơn nên chất thải sản xuất của phân xưởng cũng là chất thải nguy hại.
Chất thải nguy hại
Trong văn phòng: mực in, giẻ lau mực in, bóng đèn.
Thùng đựng dung môi, sơn, vecni, hóa chất dạng nước (thùng nhựa, thùng thiếc).
Bao bì đựng nguyên liệu dạng bột và hóa chất khô (giấy, bao plastic).
Khâu sản xuất: cặn sơn dư, giẻ lau xăng, dung môi, hóa chất khô rơi vãi trong quá trình cung cấp hóa chất, cặn bùn có chứa axit sunfuric, sơn được cạo từ các máy biến áp cũ.
Chất thải sinh hoạt
Chủ yếu là sinh hoạt ăn uống của văn phòng và công nhân gồm các loại thực phẩm dư thừa, giấy, chai lọ, hộp đựng thức ăn.
Các giải pháp thực hiện
Chất thải nguy hại
Thùng nhựa đựng dung môi được tập trung lại để bán phế liệu.
Thùng đựng axit sunfuric được để trong phân xưởng 1 tháng mang xuống kho chất thải nguy hại của Công ty.
Các hóa chất rơi vãi cũng được thu gom vào chất thải nguy hại.
Các giẻ lau cũng được thu gom vào chất thải nguy hại.
Chất thải sinh hoạt
Được bố trí các thùng đựng rác, rác thải sinh hoạt được thu gom hàng ngày bởi Công Ty Môi Trường Đô Thị.
4.5 NƯỚC THẢI
4.5.1 Nguồn phát sinh
Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt tại Phân Xưởng rất ít chủ yếu là các hoạt động của công nhân trong các sinh hoạt chung, nước thải từ nhà vệ sinh.
Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất chủ yếu ở khâu xử lý bề mặt có chứa axit. Nước thải từ các quá trình rửa và phun vật liệu để qua khâu tiếp theo.
Nước mưa
Nước mưa từ mái nhà và trong khuôn viên nhà máy được thu gom về cống qua các hố ga và thoát ra cống chung của phân xưởng. Do chảy tràn trên mặt đất nên có khả năng cuốn trôi theo bụi và các chất bẩn, dầu mỡ các nguyên liệu sản xuất.
4.5.2 Các giải pháp thực hiện
Nước mưa
Đối với nước mưa xung quanh phân xưởng đều xây dựng các hệ thống cống rãnh thoát nước mưa: hố ga, mưa, hệ thống ống dẫn.
Nước thải sinh hoạt
Nước thải từ nhà vệ sinh được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại, đảm bảo chất lượng nước thải.
Nước thải sản xuất
Nếu bể chứa axit quá dơ cần loại bỏ bằng cách:
Pha hóa chất trung hòa AT – 3000 vào dung dịch axit.
Pha trộn theo tỷ lệ 1/10 – 1/7.
Thời gian khoảng 30 – 60 phút.
Đo pH 6 – 7, rồi tháo bỏ toàn bộ dung dịch ra ngoài.
Tất cả các nước thải phân xưởng đều thải ra cống chung của Công ty.
4.6 CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
4.6.1 Sự cố trong lao động
Thông thường môi trường làm việc là đảm bảo an toàn để phòng ngừa các sự cố xảy ra trong quá trình làm việc.Tuy nhiên tại Phân Xưởng Vận Tải vẫn xảy ra các sự cố như: các loại máy móc, các hóa chất trong khi sử dụng.Và
Các bộ phận truyền động, chuyển động: cần trục, xe nâng, xe ô tô.
Do tràn đổ hóa chất trong khi vận chuyển và pha chế hóa chất.
Do điện giật.
Do công nhân làm việc quá sức.
Cháy nổ: hóa chất, bình khí nén, dung môi.
Vận chuyển sản phẩm nặng.
Vật rơi đổ sập: khi nâng chuyển máy biến áp, chi tiết bộ phận máy biến áp diesel.
4.6.2 Sự cố do cháy nổ
Chất cháy ở thể rắn, lỏng, khí, bụi.
Do chập mạng điện, mạng điện quá tải, nhiệt trên dây dẫn tăng cao, khi đóng ngắt cầu dao, cháy cầu chì, mối nối dây dẫn không chặt.
Sử dụng dung môi pha sơn axeton, xăng là những chất dễ cháy nổ nhất.
Nổ: do sử dụng bình khí nén, nếu áp suất tăng quá giới hạn cho phép sẽ gây cháy nổ.
4.6.3 Tình hình PCCC và an toàn lao động
4.6.3.1 Tình hình chữa cháy
Được quan tâm tốt.
Luôn tuân thủ nội quy PCCC và tổ chức huấn luyện thường xuyên cho công nhân viên để nắm rõ công tác PCCC tại nhà máy nên không có sự cố xảy ra.
4.6.3.2 Tình hình an toàn lao động
Luôn có bộ phận chuyên trách về vấn đề an toàn lao động, nên được kiểm tra rất chặt chẽ.
4.6.4 Các biện pháp phòng cháy các sự cố về cháy nổ và an toàn lao động
4.6.4.1 Sự cố về cháy nổ
Bố trí các bình chữa cháy cho các kho chứa hóa chất và khu vực sản xuất bao gồm : bình bột ABC 6 bình, bình CO2 12 bình (2 bình 6 kg , 6 bình 8 kg , 3 bính 12 kg , 1 bình 24 kg).
Các bình khí nén trang bị van an toàn.
Huấn luyện PCCC 1 năm / 1 lần.
4.6.4.2 An toàn lao động
Xây dựng bộ phân chuyên trách về an toàn lao động.
Tổ chức các chương trình huấn luyện về vệ sinh an toàn trong lao động.
Aùp dụng chương trình 5S trong nhà xưởng: sàn lọc, sạch sẽ, sẵn sàng, săn sóc, sắp xếp.
Trang bị thiết bị bảo hộ khi làm việc: kính bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay.
Tiếp đất toàn bộ các thiết bị có sử dụng điện.
CHƯƠNG V: KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TẠI PHÂN XƯỞNG VẬN TẢI CỦA CÔNG TY
5.1 HOẠCH ĐỊNH
5.1.1 Khía cạnh môi trường tại PXVT của Công ty
STT
Hoạt động
Đầu vào
Đầu ra
Khía cạnh môi trường
Tiêu hao tài nguyên
ÔNMT
1
Xử lý tẩy rỉ sét, dầu mỡ.
H2SO4
pE – T100
Nước
Giẻ lau
Nước thải có axit, dầu mỡ, kim loại rĩ sét
Giẻ lau dính dầu mỡ
Sử dụng nước
Tiêu thụ điện
Nước thải gây ô nhiễm đất và nước ngầm.
2
Rửa nước.
Nước
Nước thải có lẫn axit
Sử dụng nước
Nước thải.
3
Dùng bơm phun nước.
Nước
Nước thải có lẫn axit
Sử dụng nước
Tiêu thụ điện
Nước thải.
4
Định hình bề mặt.
Nước
pL – ZNT
Nước thải
Sử dụng nước
Nước thải.
5
Phốt phát kẽm.
pB – L18M
AC -131
AD –CO
Nước thải
Sử dụng nước
Nước thải.
6
Dùng bơm phun nước.
Nước
Nước thải có lẫn axit
Sử dụng nước
Tiêu thụ điện
Nước thải.
7
Trung hòa.
AR-09T
Nước thải
Sử dụng nước
Nước thải.
8
Sấy khô bằng quạt.
Điện
Tiêu thụ điện
9
Sơn tĩnh điện.
Sơn, dung môi sơn.
Cặn sơn, màu sơn, bụi sơn, mùi dung môi.
Tiêu thụ điện
Ô nhiễm môi trường không khí.
10
Sấy nóng chảy.
To 200-225oC
To 40-50oC
Tiêu thụ điện
Phụ lục 3: Lưu đồ xác định khía cạnh môi trường.
Bảng 9: Bảng đánh giá KCMT tại PXVT
STT
Khía cạnh môi trường
Tác động môi trường
Yêu cầu PL
Aûnh hưởng đến kv
Mức độ tác động
Đáng kể
Không đáng kể
1
Nước thải
Gây ô nhiễm đất.
Aûnh hưởng thủy sinh.
Có
Tất cả
Đáng kể
2
Tiêu thụ điện
Tiêu hao năng lượng.
Không
Không
Không đáng kể
3
Bụi
Ô nhiễm không khí.
Có
Khuôn viên PX và các khu vực lân cận
Đáng kể
4
Chất thải sinh hoạt
Ảnh hưởng môi trường xq, môi trường đất.
Khối lượng lớn gây mất mỹ quan.
Có
Khuôn viên PX
Không đáng kể
5
Chất thải nguy hại
Aûnh hưởng môi trường đất.
Có
Tất cả
Đáng kể
6
Vi khí hậu
Ồn
Nhiệt độ
Rung
Aûnh hưởng người lao động.
Có
Môi trường sản xuất của công nhân
Đáng kể
Bảng 10: Các tiêu chí xác định khía cạnh môi trường đáng kể
Tiêu chí
Các yếu tố
Xem xét khía cạnh
Đánh giá
01
Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Vượt quá luật cho phép
5
Có ràng buộc
3
Không ràng buộc
1
02
Tần suất tác động môi trường
Xảy ra thường xuyên
5
Có xảy ra nhưng không thường xuyên
3
Rất ít xảy ra
1
03
Mức độ tác động đối với môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên thiên nhiên
Tác động rất lớn
5
Ít tác động
3
Không tác động
1
04
Mức độ rủi ro đối với con người
Aûnh hưởng rất lớn
5
Ít ảnh hưởng
3
Không ảnh hưởng
1
Khía cạnh môi trường được xem là đáng kể nếu rơi vào 1 trong 4 trường hợp sau:
Nếu tổng số điểm ≥ 12
Nếu 01 ≥ 3
Nếu tổng cộng 02 + 03 > 6
Nếu tổng cộng 02 + 04 > 6
Bảng 11: Xác định các khía cạnh môi trường tại PXVT của Công ty
Các khía cạnh môi trường
01
02
03
04
Tổng cộng
Bụi thải
3
5
5
5
18
Nước thải
3
5
5
3
16
Khí thải
3
5
5
3
16
Chất thải nguy hại
3
3
3
3
12
Vi khí hậu
3
1
3
1
8
5.1.2 Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác
Yêu cầu của ISO 14000 đòi hỏi Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì một thủ tục để xác định và tiếp cận với các yêu cầu của pháp luật mà Công ty phải tuân thủ đối với các hoạt động và dịch vụ của mình.
Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác được quy định tồn tại dưới một số hình thức sau:
Quy định riêng cho hoạt động.
Quy định riêng cho sản phẩm, dịch vụ của tổ chức.
Quy định về môi trường.
Chứng chỉ, giấy phép.
Các yêu cầu khác:
Các tiêu chuẩn ngành công nghiệp.
Các yêu cầu nội bộ.
Chương trình môi trường riêng của Công ty
Các yêu cầu pháp luật phải tuân thủ tại PXVT của Công ty:
Bụi thải theo quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.
Nước thải theo TCVN 5945: 2005.
Chất thải nguy hại theo TT 12 / 2006 / TT-BTNMT và QĐ 23 /2006 / QĐ-BTNMT.
Khí thải theo TCVN 5937: 2005 & TCVN 5938:2005 (môi trường không khí xung quanh) và TCVN 5939:2005 & TCVN 5940:2005 (đo tại nguồn khí thải ra môi trường).
Tiếng ồn theo TCVN 5949:1998.
5.1.3 Các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động
Bảng 12: Mục tiêu, chỉ tiêu và các chương trình hành động kiểm soát ô nhiễm
STT
Khía cạnh môi trường
Mục tiêu
Chỉ tiêu
Biện pháp kiểm soát
Chịu trách nhiệm
1
Bụi
Giảm tối đa nồng độ bụi.
Nồng độ bụi phát sinh thấp hơn hoặc bằng TCVN 5937:2005 & QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.
Lắp đặt, bảo trì hoặc thay mới thiết bị lọc bụi.
Khu vực buồng sơn cần được che chắn hay có thiết bị lọc bụi đặt trực tiếp trong buồng sơn.
Ban ATLĐ và MT
PXVT
2
Nước thải
Đạt chất lượng xả thải ra nguồn tiếp nhận loại A.
Nước thải đạt TCVN 5945:2005.
Phân loại và xử lý nước thải trước khi xả vào cống thoát nước.
Ban ATLĐ và MT
PXVT
3
Ồn
Giảm ồn các thiết bị máy móc như máy nén khí, kv buồng sơn.
Đạt tiêu chuẩn mức ồn theo TCVN 5949:1998 & QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.
Áp dụng biện pháp cách âm.
Kv buồng sơn cần được che chắn và lắp đặt thiết bị chống ồn tốt hơn.
Ban ATLĐ và MT
PXVT
Phòng kỹ thuật
4
Chất thải nguy hại
Quản lý tốt lượng rác thải.
Theo TT12/2006/TT-BTNMT & QĐ 23 /2006/ QĐ-BTNMT.
Phân loại CTSH, CTNH.
Quy hoạch lại thời gian chuyển CTNH đảm bảo cho PX an toàn hơn.
Ban ATLĐ và MT
PXVT
Phòng kế toán thống kê tài chính
5
Sự cố cháy & đổ tràn hoá chất
Ngăn ngừa không để xảy ra sự cố.
Ứng cứu kịp thời nếu xảy ra sự cố.
Theo yêu cầu của Luật PCCC Nghị định 35/2003/NĐ-CP
Nghị định 68/2005/NĐ-TT & TT12/2006/TT-BCN.
Trang bị dụng cụ ứng cứu.
Trang bị bảo hộ cho người lao động.
ATLĐ cho máy móc trong PX.
Ban ATLĐ và MT
PXVT
5.2 THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU HÀNH
5.2.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Để thiết lập, duy trì và cải tiến HTQLMT, ban lãnh đạo Công ty cần xác định các nguồn lực cần thiết cũng như vai trò trách nhiệm và quyền hạn của cán bộ nhân viên Công ty.
Để thực hiện chương trình quản lý môi trường hiệu quả thì những việc làm sau cần thiết:
Đại diện lãnh đạo có trách nhiệm lập kế hoạch, thực hiện, điều hành, giám sát, khắc phục HTQLMT. Báo cáo kết quả hoạt động cho ban lãnh đạo xem xét và làm cơ sở cải tiến HTQLMT.
Đưa công tác bảo vệ môi trường trực tiếp vào quy trình hoạt động cho từng thành viên.
Để tiến tới đạt chứng chỉ ISO 14000 thì việc chuẩn bị là hết sức cần thiết do đó ban ISO cần thêm cán bộ có trình độ chuyên môn.
Tổ chức và quản lý
Trách nhiệm và quyền hạn
Ban quản đốc
Quản lý và điều hành trực tiếp phân xưởng.
Kỹ thuật phân xưởng
Chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng.
Trực tiếp điều động nhân sự, tiến độ và chất lượng sơn vỏ máy biến thế và các chi tiết khác.
Chịu trách nhiệm kỹ thuật khâu sơn, pha chế hóa chất và bảo quản thiết bị trong dây truyền sơn tĩnh điện.
Phụ trách thường trực ISO 9001:2000 và chương trình 5S của phân xưởng.
Theo dõi kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa trung, đại tu ô tô, thúc đẩy tiến độ thực hiện.
Phụ trách KCS phân xưởng.
Ban kế toán phân xưởng
Phụ trách tiền lương, giải quyết các chế độ, chính sách cho CBCNV phân xưởng.
Công tác hành chánh văn thư.
Theo dõi chấm công, tiền cơm, thêm giờ cho CBCNV phân xưởng.
Quản lý dụng cụ văn phòng, vật rẻ tiền mau hỏng của phân xưởng.
Công nhân viên phân xưởng
Lập thủ tục giao nhận vỏ máy biến thế và các chi tiết khác.
Lập phiếu lãnh vật tư sơn theo định mức.
KCS vỏ máy biến thế sau khi tẩy rửa sơn và sau khi sơn.
Theo dõi nhắc nhở tiến độ sơn vỏ máy biến thế.
Điều phối nhân lực trong tổ.
Ban ISO
Chịu trách nhiệm thực hiện và duy trì HTQLCL.
5.2.2 Năng lực, đào tạo, nhận thức
Tất cả các nhân viên đang làm việc tại PXVT đều phải được đào tạo những kiến thức thích hợp về môi trường.
Cán bộ phụ trách về môi trường của công ty cụ thể là ban ATLĐ và MT, ban ISO có trách nhiệm biên soạn các tài liệu nhận thức chung về hệ thống quản lý môi trường.
Trong phân xưởng ban lãnh đạo phải có trình độ chuyên môn về lĩnh vực môi trường để quản lý và viết báo cáo theo định kỳ.
Tổ chức các lớp đào tạo, nhận thức về vấn đề môi trường trong trường hợp công nhân mới vào làm hoặc có sự đổi mới nâng cao HTQLMT.
Phân xưởng phải thông báo và mở lớp đào tạo (nếu thấy cân thiết) về: chính sách môi trường, các yêu chung bảo vệ môi trường của công ty cho tất cả các đối tác, các nhà cung ứng, khách hàng và các nhà thầu phụ.
Bảng 13: Kế hoạch đào tạo cho PXVT của Công ty
STT
Xuất phát từ yêu cầu
Nội dung được đào tạo
Đối tượng được đào tạo
Tần suất
Chuyên gia
1
Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho công nhân viên trong PX.
Kiến thức chung về HTQLMT của công ty.
Toàn thể cán bộ công nhân viên.
1 lần/người và đào tạo lại nếu HTQLMT có thay đổi.
Mở lớp đào tạo cho nhân viên mới vào làm.
Cán bộ môi trường
Ban ISO
Ban ATLĐ và MT
2
An toàn lao động cho công nhân trong nhà máy.
An toàn lao động.
Công nhân làm việc tại PXVT.
Đào tạo cho công nhân khi mới vào làm.
Cán bộ ban ATLĐ và MT
3
An toàn trong bảo quản dung môi, hóa chất.
Cách thức bảo quản nguyên vật liệu, hóa chất.
Công nhân làm việc tại PXVT.
Thường xuyên kiểm tra xem hóa chất có bị đổ tràn, hạn sử dụng.
Cán bộ môi trường
Ban ISO
Ban ATLĐ và MT
4
Vệ sinh thực phẩm cho công nhân viên.
Vệ sinh an toàn thực phẩm tại PX.
Toàn bộ công nhân viên.
1 lần/năm
Chuyên viên thuộc tổ chức vệ sinh thực phẩm bên ngoài hoặc trạm y tế công ty.
5
PCCC.
Phòng chống cháy nổ.
Công nhân làm việc tại các dây chuyền sản xuất có sử dụng điện, chất dễ cháy nổ
Tập huấn công tác PCCC tại phân xưởng sản xuất cho công nhân 6 tháng/lần.
Đội PCCC tại PXVT.
6
Bảo vệ môi trường của phân xưởng.
Đội ngũ các chuyên gia đánh giá HTQLMT.
Cán bộ nhân viên, ban ATLĐ và MT, ban ISO.
Đào tạo nâng cao hiểu biết 6tháng/lần.
Chuyên viên thuộc tổ chức môi trường bên ngoài.
5.2.3 Kiểm soát điều hành
Dựa trên khía cạnh môi trường đáng kể đã đánh giá, thực hiện các kiểm soát điều hành cần thiết, cụ thể là:
5.2.3.1 Bụi
Bảng 14: Các đề xuất kỹ thuật nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi tại PX
STT
Hoạt động/sản phẩm/dịch vụ
Nguyên nhân gây ô nhiễm
Đề xuất biện pháp kỹ thuật
1
Bột sơn, hóa chất khô.
Các bao bì chứa đựng bột sơn, hóa chất khô rơi vả lên sàn nền phân xưởng.
Sử dụng cẩn thận, lưu trữ, phân loại riêng các bao bì.
2
Buồng sơn tĩnh điện.
Là nơi có lượng bụi nhiều nhất do việc phun bột sơn.
Thay đổi thiết bị hút bụi trong buồng sơn đảm bảo lượng bụi giảm tối đa.
3
Sơn bên ngoài.
Là nơi có lượng bụi nhiều nhất do việc phun bột sơn.
Cần có buồng sơn lớn hơn đảm bảo sơn được tất cả các loại và trong đó đặt thiết bị hút bụi tốt.
4
Vận chuyển từ khâu sơn qua lò sấy.
Quá trình vận chuyển làm rơi vả bụi.
Cần có bể hứng bên dưới và đặt sẵn thiết bị hút bụi.
5.2.3.2 Không khí
Hơi axit sunfuric: khâu xử lý rỉ sét và dầu mỡ (H2SO4: 10 – 20%). Nên khi pha dung dịch cần biết pha như thế nào để đảm bảo độ an toàn.
Phụ lục 1: Hướng dẫn công việc - Hướng dẫn pha đo nồng độ và bổ sung hóa chất.
Hơi dung môi từ khâu sơn: phân xưởng vận tải sử dụng dung môi pha sơn là aceton. Khi phun sơn công nhân làm việc trực tiếp do đó hơi sơn bốc lên và xông vào mũi. Cần trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ: khẩu trang, găng tay, ủng
Các phương tiện vận chuyển: hoạt động tại phân xưởng còn phát sinh lượng khí COX, NOX, SOX, cacbuahydro, bụi từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm Vì nguồn phân bố này rãi rác nên khó kiểm soát một cách chặt chẽ.
Phụ lục 4: Hướng dẫn công việc vận chuyển.
Khí nén: do ống dẫn khí nén đã quá cũ nên vận hành một lượng khí nén đã rò rĩ ra ngoài tại mối nối của ống dẫn khí. Cần có kế hoạch kiểm tra định kỳ ống dẫn khí nén đảm bảo an toàn cho phân xưởng cũng như là các công nhân viên trong phân xưởng. Việc kiểm tra định kỳ ống dẫn khí nén 2 tháng/lần nhằm giúp phát hiện các chỗ rò rĩ của ống dẫn khí, từ đó xem ống có hư hại hay rò rĩ để bảo trì và có thể thay ống dẫn khí khác đảm bảo an toàn cho công việc.
Kho chứa hóa chất: là nơi tập trung các loại hóa chất sử dụng cho phân xưởng. Cần có kế hoạch sử dụng, bảo quản, sắp xếp an toàn đảm bảo hóa chất không bị rơi vãi, không hết hạn sử dụng và dễ tìm kiếm.
Phụ lục 5: Hướng dẫn quản lý an toàn hóa chất.
5.2.3.3 Nước thải
Nguồn phát sinh:
Nước thải là nước mưa thu gom trên khuôn viên nhà máy.
Nước thải là nước sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong PX.
Nước thải là nước từ các hoạt động sản xuất.
Phương án khống chế ô nhiễm:
Phân loại nguồn nước thải: Nước thải “quy ước sạch“và nước thải không sạch.
Nước thải “quy ước sạch“bao gồm toàn bộ lượng nước mưa sạch rơi trên mặt bằng khuôn viên nhà máy xả thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, không cần qua xử lý.
Nước thải không sạch gồm các loại nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất. Cần được xử lý bằng các biện pháp cơ học, lý học, hóa học trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Biện pháp phụ trợ xử lý:
Công ty cần xây dựng các tuyến cống thoát nước đảm bảo cho việc thông thoáng tốt nước thải trong công ty cũng như là PXVT, không để ngập úng xảy ra.
Định kỳ nạo vét cống tránh tình trạng tắt nghẽn đường ống, mùi hôi của nước thải.
Xây dựng các tuyến nước mưa.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Giám sát hiệu quả xử lý để theo dõi và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng nước thải xử lý đạt tiêu chuẩn loại A khi thải vào vùng tiếp nhận.
5.2.3.4 Chất thải rắn
Chất thải sinh hoạt: lượng rác ít như rác thực phẩm nhưng cần bố trí thùng chứa có nắp đậy để không tạo mùi hôi.
Thường xuyên quét khu vực chứa rác.
Thu gom đúng quy định vào giờ nghĩ trưa.
Công nhân không vức rác bừa bãi, luôn có hình thức khen thưởng xử phạt để chấp hành một cách nghiêm túc.
Chất thải nguy hại: sơn, axit, dung môi, hóa chất.
Các bao bì, thùng đựng axit sau khi sử dụng xong cần có kho chứa chất thải nguy hại.
Trang bị thùng chứa có dán tên chất thải nguy hại.
Thu gom thải bỏ đúng quy định.
Cặn bùn từ bể tẩy rỉ sét xử lý thu gom đúng quy định.
Lượng bụi trên sàn sau khi thu gom nên bỏ vào thùng đựng chất thải nguy hại.
Đăng ký chủ nguồn thải (theo TT 12/2206/TT-BTNMT)
Lựa chọn và ký hợp đồng với nhà thầu xử lý chất thải nguy hại.
Phụ lục 6: Hướng dẫn quản lý CTR & CTNH.
5.2.4 Thông tin liên lạc
Tổ chức cần phải thiết lập thông tin nhằm đảm bảo các thông tin về nội bộ phân xưởng Công ty và các đơn vị bên ngoài luôn được thông suốt và hiệu quả.
Liên lạc nội bộ : (do Ban ISO chịu trách nhiệm)
Báo cáo lên Ban Giám Đốc các vấn đề môi trường của phân xưởng.
Các vấn đề liên quan đến môi trường.
Các hướng dẫn công việc trong HTQLMT.
Các công văn.
Lập kênh thông tin nội bộ.
Thông báo trên bảng tin.
Aphit tuyên truyền sản xuất gần gũi thân thiện với môi trường.
Liên lạc bên ngoài :
Lập kênh thông tin liên lạc với bên ngoài.
Thông tin với khách hàng, cơ quan đại diện, Chính Phủ, báo chí có quan tâm đến hoạt động môi trường của Công ty.
Liên lạc khi có sự cố :
Khi có sự cố xảy ra sự liên lạc đều trở nên khó khăn do đó việc duy trì một hệ thống báo động và loa là hết sức cần thiết cụ thể là:
Liên lạc nội bộ bằng hệ thống chuông báo động hoặc bộ đàm.
Liên lạc bên ngoài qua số điện thoại 114 của công an PCCC.
5.2.5 Chuẩn bị sẵn sàng và ứng cứu sự cố khẩn cấp
Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục nhằm xác định các tình trạng khẩn cấp, tiềm ẩn có thể xảy ra tác động đến môi trường và cách thức tổ chức ứng phó với các tác động đó.
Xác định các KCMT có thể gây ra sự cố
Chuẩn bị trang thiết bị cần thiết
Sự cố
Đáp ứng
Khắc phục, phòng ngừa
Chỉnh sữa phù hợp
Lưu hồ sơ
Duy trì
Không
Có
Phù hợp
Không phù hợp
Sơ đồ 7: Sự chuẩn bị sẵn sàng ứng cứu sự cố khẩn cấp
Cách thực hiện:
Ban ISO có trách nhiệm xem xét, đánh giá, xác định các khía cạnh môi trường có thể xảy ra sự cố trong quá trình làm việc của phân xưởng.
Thiết lập hệ thống và trang bị đầy đủ cần thiết cho việc khắc phục, phòng ngừa sự cố. Lập đội ứng phó tình trạng khẩn cấp, phân công trách nhiệm, vai trò, quyền hạn cụ thể. Tiến hành đào tạo và tập luyện thành thạo để ứng phó khi có sự cố.
Khi có sự cố xảy ra cần áp dụng các kiến thức đã luyện tập để khắc phục sự cố.
Sau đó tiến hành điều tra nguyên nhân khắc phục, phòng ngừa.
Từ đó rút ra sự không phù hợp, chỉnh sữa lại nhằm giảm nhẹ ảnh hưởng đến mức thấp nhất.
Nếu vẫn không phù hợp thì xác định lại khía cạnh môi trường.
Nếu phù hợp lưu hồ sơ kết quả.
Bảng 15: Hành động chuẩn bị khắc phục, ứng cứu, xử lý khi có sự cố
Sự cố
Chuẩn bị
Hoạt động
Cháy nổ
Lập đội PCCC
Tổ chức huấn luyện
Trang bị đầy đủ thiết bị PCCC
Trang bị chuông báo động, loa, dấu hiệu đèn thoát hiểm
Dán số điện thoại 114, 115
Nhấn chuôngbáo cháy
Thông báo loa cho mọi người biết di tảng khỏi nơi xảy ra sự cố
Tắt cầu dao điện
Gọi điện 114, 115
Đưa nạn nhân ra khỏi nơi xảy ra sự cố
Sơ cứu nạn nhân
Đưa lên xe cấp cứu
Báo cáo sự cố
Rò rĩ tràn đổ hóa chất
Dán bảng thông tin an toàn hóa chất tại nơi sử dụng hóa chất
Trang bị thùng dựng cát
Trang bị khẩu trang
Thông báo cho cán bộ quản lý về khu vực, cá nhân bị ảnh hưởng nếu gây ảnh hưởng đến môi trường
Dùng cát cho lên lượng hóa chất vừa đổ tràn
Di dời nạn nhân và tải sản ra khỏi khu vực bị đổ tràn
Sơ cứu nạn nhân
Đưa lên xe cấp cứu
Báo cáo sự cố
5.3 KIỂM TRA VÀ HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC
5.3.1 Quan trắc và đo môi trường
Bảng 16: Kế hoạch quan trắc và đo
Các đặc tính
Nơi quan trắc và đo
Tần suất
Người chịu trách nhiệm
Tài liệu/ hồ sơ
Sử dụng hóa chất
Tổng kết lượng nhập, xuất hóa chất hàng tháng
Nhân viên kho hóa chất
Sổ theo dõi nhập xuất của kho hóa chất
Bụi, hơi, khí thải, vi khí hậu
Máy khí nén
Buồng sơn
Lò sấy
Định kỳ 2 lần/năm
Viện nghiên cứu KHKT-BHLĐ
Kết quả khảo sát đo đạc môi trường
Nước thải
Bể xử lý tẩy rỉ sét, vệ sinh nước, phun nước
Định kỳ 2 lần/năm
Viện nghiên cứu KHKT-BHLĐ
Kết quả khảo sát đo đạc môi trường
Chất thải nguy hại
Xưởng sản xuất
1 tháng/lần
Ban quản đốc PX
Ban ISO
Số lượng CTNH phải đem xử lý hàng tháng
Qua kết quả quan trắc và đo ban ISO sẽ cung cấp thông tin cho quá trình đánh giá việc tuân thủ theo yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác.
Các sự không phù hợp phát sinh trong quá trình quan trắc và đo được ghi lại và xử lý.
5.3.2 Đánh giá sự tuân thủ
Bảng 17: Thủ tục đánh giá mức độ tuân thủ
Công việc
Người chịu trách nhiệm
Tài liệu/hồ sơ
Đánh giá sự tuân thủ theo yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác 2lần/năm
Ban ISO
Tài liệu/hồ sơ về môi trường
Lập thành văn bản sự không phù hợp
Ban ISO
Hồ sơ báo cáo sự không phù hợp
Báo cáo với Ban Giám Đốc về mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác của PX. Đánh giá hiệu quả của hệ thống.
Ban ISO
Hồ sơ báo cáo sự không phù hợp
Kết quả đánh giá hiệu quả hệ thống
Quan trắc và đo
Ban ISO
Các phòng ban
có liên quan
Quy trình quan trắc và đo
5.3.3 Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
Phù hợp
Không phù hợp
Phân tích nguyên nhân
Kết thúc
Xem xét cải tiến
Đề xuất và thực hiện hành động khắc phục
Kiểm tra việc thực hiện
Lưu hồ sơ
Đáp ứng
Không
đáp ứng
Đánh giá kiểm tra xem xét sự phù hợp
Sơ đồ 8: Sự không phù hợp và hành động khắc phục phòng ngừa
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN
VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Với tình hình hoạt động tại PXVT như hiện nay thì các vấn đề cần được quan tâm là:
Lượng bụi phát sinh tại PX làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng không khí trong khuôn viên PX, những vùng lân cận và còn ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
Tiếng ồn do máy nén khí và đặc biệt là trong buồng sơn chưa có hướng khắc phục ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của công nhân.
Phân xưởng chưa có hệ thống xử lý nước thải riêng.
Biện pháp quản lý chất thải rắn còn thiếu hiệu quả.
Công ty áp dụng hệ thống quản lý tích hợp IMS: SA 8000, ISO 9001:2000, ISO 14001:2004.
Công ty còn áp dụng hệ thống 5S (sắp xếp, sàng lọc, sẵn sàng, sạch sẽ,săn sóc).
Công ty đã chứng nhận ISO 9001:2000 đây là nền tảng và điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ISO 14000:2004 trong thời gian tới.
6.2 KIẾN NGHỊ
Phân xưởng cần đề ra các giải pháp thiết thực nhằm giảm tối đa lượng phát thải vào môi trường.
Bể tẩy gỉ dầu mỡ cần có biện pháp thu gom cặn bùn theo TT 12/2006 CTNH/BTNMT.
Lượng dầu mỡ trong bể tẩy gỉ cần được thu gom riêng và xử lý.
Cần có hệ thống xử lý nước thải cho phân xưởng cũng như cho mọi phân xưởng khác trong Công ty.
Trang bị thùng chứa có dán tên riêng cho CTR & CTNH.
Lượng bụi trên sàn quanh khu vực buồng sơn cần được thu gom bỏ vào thùng CTNH.
Cần có hệ thống xử lý bụi đạt hiệu quả hơn để đảm bảo tốt cho môi trường và sức khỏe con người.
Cần thiết kế khu vực buồng sơn có diện tích lớn hơn để đảm bảo các loại máy đều được sơn trong khu vực buồng sơn đồng thời giảm lượng bụi hơn.
Khu vực buồng sơn cần có hệ thống chống ồn tốt theo QĐ 3733/2002/QĐ-BYT.
Các bao bì CTNH cần có kho chứa đựng riêng.
Các nhà kho cần thiết kế đúng theo TCVN 5507- 2002
Trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động, tuy nhiên phải xem xét việc công nhân có sử dụng hay không và có biện pháp khen thưởng, xử phạt thích hợp.
Xét bồi dưỡng độc hại cho người lao động tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao và tiếng ồn vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép.
Thực hiện việc đo kiểm môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ và kết hợp khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân theo quy định của Nhà nước.
Trong ban ISO cần tuyển thêm cán bộ có chuyên môn.
Công ty cần tuyển thêm nguồn lực có trình độ chuyên môn thuận lợi cho công việc.
Nâng cao trình độ hiểu biết của tất cả cán bộ công nhân viên trong Công ty về ngăn ngừa ô nhiễm, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn sức khỏe.