MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DU LỊCH QUỐC TẾ
I. Khái niệm và phân loại du lịch quốc tế
1. Một số khái niệm
2. Phân loại du lịch quốc tế
II.Vai trò và những nội dung cơ bản của kinh doanh du lịch quốc tế
1. Vai trò
1.1. Du lịch quốc tế tạo nguồn thu nhập ngoại tệ đáng kể cho đất nước
1.2. Tạo điều kiện cho đất nước phát triển du lịch
1.3. Tiết kiệm thời gian và tăng vòng quay của vốn đầu tư
1.4. Du lịch quốc tế là phương tiện quảng cáo không mất tiền cho đất nước du lịch chủ nhà
1.5. Mở rộng và củng cố các mối quan hệ kinh tế quốc tế
1.6. Các vai trò khác
2. Nội dung của hoạt động kinh doanh quốc tế
III. Đặc điểm thị trường du lịch quốc tế
IV. Hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế và các nhân tố ảnh hưởng
1. Hiệu quả kinh doanh du lịch quốc tế
2. Các nhân tố ảnh hưởng
2.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
2.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
2.3. Ảnh hưởng từ các nhân tố khác
Chương II: NHỮNG KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO
I. Giới thiệu chung về đất nước và hoạt động du lịch của Thái Lan và Singapo
1. Vài nét về Thái Lan và du lịch Thái Lan
1.1. Sơ lược về Vương quốc Thái Lan
1.2. Sơ lược về du lịch Thái Lan
2. Vài nét về Singapo và du lịch Singapo
2.1. Sơ lược về Quốc đảo Singapo
2.2. Sơ lược về du lịch Singapo
II. Kinh nghiệm phát triển hoạt động du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo
1. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch
2. Kinh nghiệm phát triển cơ sở hạ tầng-vật chất phục vụ du lịch
2.1. Đường giao thông
2.2. Cơ sở lưu trú và vui chơi giải trí
2.3. Phương tiện vận chuyển trong du lịch
3. Yếu tố con người trong hoạt động du lịch
3.1. Hướng dẫn viên du lịch
3.2. Điều hành du lịch
3.3. Các đối tượng khác
4. Kinh nghiệm từ những chính sách và những sáng kiến thiết thực của nhà cung cấp dịch vụ du lịch và các cơ quan quản lý du lịch
4.1. Loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch
4.2. Coi trọng chiến lược, kế hoạch và các chính sách thúc đẩy phát triển du lịch
4.3. Chiến lược sản phẩm du lịch
4.4 Chính sách giá
4.5. Tăng cường tiếp xúc tiếp thị du lịch
4.6. Phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và xã hội, đảm bảo phát triển bền vững
5. Những kinh nghiệm từ các yếu tố khác
5.1. Lễ hội
5.2. Các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch
5.3. Phố đi bộ và chợ đêm
5.4. Phương thức thanh toán
5.5. Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch
5.6. Chính sách mùa siêu giảm giá
5.7. Những việc làm nhỏ chứng tỏ sự quan tâm đến khách du lịch
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
1. Xu hướng vận động của thị trường du lịch quốc tế ở Việt Nam
2. Một số kiến nghị giải pháp để đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế ở Việt Nam từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Thái Lan và Singapo
2.1 Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động đón khách quốc tế của Việt Nam
2.2 Những đề xuất kiến nghị
2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch
2.2.1.1 Chính phủ
2.2.1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam
2.2.2 Đối với các bộ ngành có liên quan
2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1749 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo, Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam thì hình thức thanh toán mua tour qua mạng còn quá mới mẻ. Chỉ có vài công ty du lịch lớn tại Việt Nam có thể chấp nhận việc thanh toán trực tuyến các tour tại Việt Nam cho khách nước ngoài, còn lại đa số phải thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng với mức phí cao hoặc thanh toán trực tiếp ( rất khó đối với du khách tự đặt tour sang nước ngoài). Như vậy rõ ràng đây là một bước cản trở cho việc nâng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, ngay cả việc thanh toán bằng thẻ tín dụng khi khách quốc tế sử dụng dịch vụ ở Việt Nam cũng đang làm sai. Rất nhiều các công ty và cơ sở cung cấp dịch vụ khi khách thanh toán bằng thẻ tín dụng họ phải chịu thêm một phần phí mà theo quy định là không được thu thêm. Tại Singapo, tất cả các loại thẻ tín dụng chính đều được các cơ quan của Singapo chấp nhận. Không có trường hợp nào bạn phải trat thêm một khoản phụ thu nào đó và họ đã tư vấn cho khách nếu có bất kỳ sự gian lận nào của các cơ sở chấp nhận thẻ này thì du khách có thể liên hệ với công ty thẻ tín dụng đó để báo cáo sự vi phạm này.
5.5 Vấn đề môi trường và vệ sinh trong du lịch
Có thể nói đây là vấn đề nan giải nhất trong ngành du lịch của Việt Nam. Bất cứ địa danh du lịch nào của ta cũng bề bộn rác thải gây ô nhiễm môi trường và làm giảm mỹ quan của thắng cảnh và di tích văn hóa. Thêm vào đó, tính đến thời điểm hiện nay thì chỉ có duy nhất một tỉnh ở Việt Nam có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn quốc tế ( có khu vệ sinh cho nam, nữ và người tàn tật), còn lại thì từ Bắc vào Nam tất cả các nhà vệ sinh đều không đạt tiêu chuẩn và do vậy vấn đề nhà vệ sinh là vấn đề làm du khách quốc tế không hài lòng nhất ở Việt Nam. Nhà vệ sinh cung cấp vừa không đủ số lượng, vừa không đủ tiêu chuẩn cho hoạt động du lịch. Trong khi đó, tại Singapo và Thái Lan, vấn đề vệ sinh môi trường và nhà vệ sinh rất được quan tâm đầu tư. Tại Singapo, chính phủ đã đề ra những mức phạt rất cao, có thể nói là cao nhất thế giới cho bất cứ một hành vi vi phạm nào đến môi trường như vứt rác, khạc nhổ, hút thuốc lá nơi công cộng. Những ai vi phạm sẽ bị phạt đến 1000 đô la Singapore ( tương đương với 10.000.000 VND, một số tiền khiến mọi người không dám vi phạm). Chính vì vậy ngày nay Singapo được mệnh danh là quốc đảo xanh và sạch nhất hành tinh. Còn tại các điểm du lịch và trên các tuyến đường cao tốc của Thái Lan, nhà vệ sinh luôn đủ tiêu chuẩn để phục vụ du khách.
5.6 Chính sách mùa siêu giảm giá
Một trong những phương thức hiệu quả để Singapo thu hút được khách du lịch đến nước mình là đã áp dụng thành công chính sách “ mùa siêu giảm giá” diễn ra trong thời gian dài từ 27/5 đến 24/7. Theo Cô Sulian Tan Wijaya là Giám đốc bán hàng của Tổng cục du lịch thì trong hai tháng ”sale” ( giảm giá) tất cả các mặt hàng thời trang cho đến đồ ăn uống, từ hàng điện tử cho đến đồ trang sức đề giảm giá từ 20-70%. Chiến dịch này nhằm thu hút du khách và dần dần xóa bỏ quan niệm rằng Singapo là một điểm du lịch đắt tiền và quá khả năng của nhiều người. Việc đưa ra chính sách siêu giảm giá này là do Hiệp hội bán lẻ Singapo tổ chức, tuy rằng bán rẻ nhưng vẫn có lãi chút xíu và họ lấy số lượng làm lãi. Trên các con đường mua sắm ở Singapo như Orchard Road, Marina Bay, Bugis... bất kỳ chỗ nào người ta cugnx treo các tấm biển màu vàng viết chữ đỏ: Sale 30%, sale 50%, sale 70%.... Người ta bảo chưa có nơi nào trên t hế giới mà các nhãn hiệu nổi tiếng tập trung với mật độ cao trong một khu mua sắm như ở Singapo. Người Singapo hãnh diện nói: ” Đây là nơi duy nhất mà bạn có thể mua sắm cả thế giới” quả là cũng không hề sai. Việt Nam năm vừa qua cũng đã học tập Singapo về tháng khuyến mại hàng hóa. Việt Nam chọn tháng 10 làm tháng khuyến mại. Chiến dịch thì rất rầm rộ nhưng hiệu quả thì thật không có gì đáng nói. Hàng hóa khuyến mại chủ yếu là hàng tiêu dùng được bày bán ở siêu thị. Về chủng loại khuyến mại đã ít, thế nhưng những hàng khuyến mại thì đa số lại là những hàng tồn kho. Chiến dịch tháng khuyến mại diễn ra tại thủ đô Hà Nội hầu như không gây được ấn tượng gì với du khách quốc tế. Như vậy là chiến dịch này chưa thực sự đi đúng hướng như kế hoạch ban đầu.
5.7 Những việc làm nhỏ chứng tỏ sự quan tâm đến khách du lịch
- Hiện nay, theo quy định mới của các sân bay và các hãng hàng không, mọi người đều không được mang chất lỏng trong hành lý xách tay khi làm thủ tục tại sân bay. Ngay khi có quy định mới này, sân bay Thái Lan lập tức trang bị những bình nước uống miễn phí cho du khách trong sân bay để phục vụ du khách trong lúc chờ lên máy bay hoặc thời gian chờ nối chuyến. Đây chỉ là một sự đầu tư nhỏ nhưng là một việc làm ấn tượng khiến khách du lịch quốc tế đặc biệt hài lòng vì chắc chắn mọi người đều cần nước uống trong khi đó nước uống bán tại sân bay thì tương đối đắt. Còn ở Việt Nam, hình như chúng ta không chú ý đến nhu cầu này của du khách.
- Một việc làm khác tại sân bay Thái Lan và Singapo đáng để chúng ta học tập. Khi muốn quảng cáo về các điểm du lịch, khi muốn khách du lịch quốc tế kéo dài thời gian lưu trú và thăm quan nhiều hơn tại Việt Nam thì tại sao chúng ta lại không quan tâm đến các cách thức quảng cáo điểm đến ngay khi khách quốc tế đặt chân lên sân bay của Việt Nam? Điều này Việt Nam chưa làm được nhưng Thái Lan và Singapo thì làm rất tốt. Ngay khi bước chân xuống sân bay Thái và Singapo, du khách sẽ thấy ngay những giá đựng bản đồ du lịch và những tập gấp giới thiệu về khách sạn, về nhà hàng, về các điểm thăm quan và về phương tiện vận chuyển. Mọi thứ đều được in rất đẹp, rất bắt mắt và hoàn tiền miễn phí. Khách quốc tế nào cũng cần lấy bản đồ du lịch khi đến một đất nước khác. Bản đồ ngoài việc cung cấp cho du khách một sự hình dung khái quát về đất nước, về các thành phố du lịch, về các điểm du lịch, bản đồ du lịch còn cung cấp thêm rất nhiều thông tin đi kèm như địa chỉ các hãng du lịch, các khách sạn, các nhà hàng. Và đó chính là quảng cáo và quảng cáo có hiệu quả vì nó không mang tính bắt buộc.
- Khách du lịch ngoài mục đích thăm quan, trải nghiệm những nền văn hóa mới, họ còn luôn có nhu cầu mua sắm, đôi khi đối với một số người, nhu cầu này còn cao hơn. Để khuyến khích khách du lịch mua sắm hàng hóa tại nước mình như một cách xuất khẩu ngay tại chỗ, chính phủ Thái Lan và Singapo còn làm hài lòng du khách bởi chính sách hoàn thuế tại sân bay.
Tại Thái Lan, tổng giá trị hàng hóa trên 5000 baht sẽ được hoàn thuế 7%. Còn tại Singapo tổng giá trị trên 300 dollars Singapore cũng sẽ được hoàn thuế 7%. Chính vì chính sách này nên khách du lịch đôi khi đã mua hàng hóa nhiều hơn du kiến để có thể được hưởng chính sách đặc biệt dành cho khách nước ngoài khi đi du lịch tại 2 quốc gia này. Quả là một chính sách hay kích thích sự tiêu dùng của khách nước ngoài của Thái Lan và Singapo đáng để chúng ta học tập.
Tóm lại, chỉ dưới góc độ của một sinh viên nghiên cứu, tổng hợp qua kinh nghiệm thực tế và qua các phương tiện truyền thông, sách báo…chúng ta đã thấy được rất nhiều kinh nghiệm đáng quý trong phát triển du lịch của Thái Lan và Singapo đáng để Việt Nam học tập. Đó chỉ là một trong số rất nhiều những kinh nghiệm mà chúng ta nhìn thấy được, biết được khiến cho ngành du lịch của họ phát triển đến như vậy. Vậy làm sao để chúng ta áp dụng một cách linh hoạt với đặc điểm nền kinh tế, với ngành du lịch, với những con người Việt Nam các kinh nghiệm này đạt được hiệu quả? Đây mới là điều khó đối với những người lãnh đạo, những người có trách nhiệm trong ngành du lịch cũng như toàn bộ người dân Việt Nam.
**************
CHƯƠNG III
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP RÚT RA TỪ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO CHO HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM
1. XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM
Hòa chung nhịp độ phát triển du lịch thế giới và khu vực, ngành du lịch Việt nam đang có những chuyển biến mạnh mẽ. Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng hàng năm, nếu như năm 1999 mới chỉ có 1,018 triệu lượt khách thì đến năm 2007 con số đó đã gấp 4 lần, đạt con số 4,2 triệu lượt khách quốc tế với thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch ước tính là 56 nghìn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm 2006.
Theo dự báo, năm 2010 Việt nam sẽ đón tiếp và phục vụ khoảng 6 triệu lượt khách quốc tế và đến năm 2020 con số này sẽ là 10 triệu lượt khách. Trong những năm tới luồng khách du lịch quốc tế đến vùng Đông Nam Á chủ yếu vẫn từ Nhật, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, Anh, Úc nên Việt nam phải có những định hướng chiến lược thu hút và duy trì loại khác quốc tế này. Trong tương lai không xa, khách từ các nước ASEAN sẽ đến Việt Nam nhiều hơn do các điều kiện đi lại, tình hình xã hội, mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước ASEAN được đẩy mạnh. Việc nối tour đường bộ Malaysia, Singapore, Myanma với tuyến du lịch Đông dương ( Việt nam - Lào - Campuchia) sẽ khép kín lộ trình khách Quốc tế 3 Đông Nam Á, mở ra cho nước ta nhiều cơ hội để khai thác và phát triển du lịch với các hình thức hấp dẫn theo phong cách và truyền thống văn hóa Việt Nam.
BẢNG 5 : DỰ BÁO SỐ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ VÀ DOANH THU XÃ HỘI TỪ DU LỊCH VIỆT NAM THỜI KỲ
Chỉ tiêu
Năm
Số lượng khách du lịch Quốc tế
(ngàn lượt/người)
Doanh thu xã hội từ du lịch (triệu USD)
2005
3100
1674
2010
6000
3900
2020
10000
8400
Nguồn : Viện nghiên cứu phát triển du lịch
BẢNG 6 : KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THÁNG 12 NĂM 2007 VÀ CẢ NĂM 2007
Thỏng 12
năm 2007
(Lượt người)
Cả năm 2007
(Lượt người)
So với tháng trước (%)
Năm 2007 so với năm 2006 (%)
Tổng số
354.000
4.171.564
104,0
116,0
Theo phương tiện
Đường không
279.047
3.261.941
105,0
120,7
Đường biển
17.227
224.389
93,3
100,1
Đường bộ
57.726
685.234
103,2
104,3
Theo mục đích
Du lịch, nghỉ ngơi
221.991
2.569.150
106,1
124,1
Đi công việc
51.407
643.611
97,4
111,7
Thăm thân nhân
50.857
603.847
103,2
107,6
Các mục đích khác
29.744
354.956
102,6
93,9
Theo thị trường
Trung Quốc
43.290
558.719
94,3
108,2
Hồng Kụng (TQ)
445
5.864
92,1
139,6
Đài Loan (TQ)
24.364
314.026
94,4
114,3
Nhật Bản
36.367
411.557
108,8
107,2
Hàn Quốc
43.462
475.535
112,9
112,7
Campuchia
11.906
150.655
96,3
97,2
Indonesia
1.898
22.941
101,2
107,63
Lào
2.195
31.374
84,4
92,33
Malaysia
11.953
145.535
100,4
137,8
Philippin
2.488
31.820
95,2
116,3
Singapo
10.160
127.040
97,6
121,0
Thỏi Lan
13.120
160.747
99,7
129,8
Mỹ
37.462
412.301
112,2
106,9
Canada
8.672
89.084
121,0
120,8
Phỏp
14.289
182.501
95,3
137,9
Anh
8.883
105.918
102,7
125,7
Đức
8.704
95.740
112,2
124,7
Thụy Sỹ
1.869
20.683
111,5
123,9
Italy
1.953
21.933
109,7
139,2
Hà Lan
3.094
36.622
103,6
137,9
Thụy Điển
2.559
22.409
144,7
119,1
Đan Mạch
1.841
21.130
107,1
117,0
Phần Lan
904
6.262
189,4
117,2
Bỉ
1.478
18.706
96,3
126,6
Na Uy
1.019
11.573
108,3
91,2
Nga
5.291
44.554
151,3
154,8
Tõy Ban Nha
1.680
27.224
73,8
123,0
Úc
24.046
227.300
132,8
131,7
Niudilõn
1.794
20.173
109,6
142,4
Các thị trường khác
26.814
371.638
86,5
127,0
(Nguồn: Tổng cục Thống kờ)
2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP ĐỂ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU KINH NGHIỆM CỦA THÁI LAN VÀ SINGAPO
2.1 Một số hạn chế và điểm yếu dễ nhận thấy ở hoạt động đón khách quốc tế của Việt Nam
Không thể phủ nhận rằng, trong mấy năm vừa qua, du lịch Việt Nam đã có
những bước phát triển đáng kể. Tuy nhiên thực tế cho thấy rằng, hiệu quả mà ngành du lịch đem lại vẫn chưa xứng đáng với tiềm năng du lịch của nước nhà.
Theo ủy ban nhân dân thành phố Hà Nộ thì có tới 70-80% số khách quốc tế đến Hà Nội không quay lại. Nhìn vào con số này ta thấy được một thực tế là khách quốc tế khi đến Hà Nội đã không hài lòng về nhiều dịch vụ dẫn đến việc họ chỉ đến một lần duy nhất rồi thôi.
Ông John Kodsowski, Giám đốc điều hành Hiệp hội Du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA) nói: “Du lịch phát triển chững lại, bởi Việt Nam không có hình ảnh thương hiệu rõ ràng. Sản phẩm du lịch, những dịch vụ ăn theo vẫn còn nghèo nàn. Nhiều người nước ngoài đã nói, những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam không có gì mới. So với các nước trong khu vực, ngành Du lịch Việt Nam chưa có những chiến lược, mục tiêu cụ thể để phát triển toàn ngành; Trong khi Thái Lan có thể dễ dàng đón những đoàn khách lên đến cả ngàn người, thì với các công ty du lịch Việt Nam đón đoàn khách hơn 300 người là cả một vấn đề, vì khó tìm khách sạn, đặt chỗ trên các chuyến bay nội địa, lực lượng phục vụ... Càng khó hơn, khi những năm gần đây, số phòng nghỉ ở các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế gần như không phát triển, trong khi lượng khách quốc tế đến ngày càng tăng. Những dịp như cuối năm, mùa cao điểm, tìm được một lượng phòng lớn ở các khách sạn này không phải là điều dễ dàng, chưa kể giá phòng vào cuối năm cứ nhích dần lên; Nói đến du lịch Việt Nam, thật tình còn nhiều điều để nói. Nói đến du lịch Việt Nam, không chỉ riêng Hà Nội mà tất cả điểm đến ở Việt Nam đều nghèo nàn, về hạ tầng, phương tiện, dịch vụ và các điểm giải trí...
Tất cả những ý kiến trên đều không sai, nhưng chưa đủ. Chưa ai nói được đầy đủ nguyên nhân đã làm cho ngành Du lịch nước ta không phát triển như tiềm năng sẵn có. Tất cả đều đổ cho ngành Du lịch là không công bằng. Thử hỏi, các nước xung quanh Việt Nam đang chi rất nhiều tiền cho ngành Du lịch. Cụ thể, ngân sách để quảng bá du lịch ở Thái Lan là 150 triệu USD/năm, ở Malaysia là 120 triệu USD, ở Indonesia là 100 triệu USD/năm trong khi Tổng cục du lịch Việt Nam (VNAT) chỉ được rót khoảng 2 triệu USD/năm.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Xuân nói - ‘’Bản thân mình là người trong nước đi các nơi mà bị chèo kéo rất là chán! Gần như mình trở thành một miếng mồi...’’. Chỉ tiếc là, ông lại không đề cập đến cuộc sống quá khổ của những con người ở những khu du lịch và bộ máy hành chính không biết điều hành...
Việt Nam chỉ đón được 4 triệu lượt khách du lịch quốc tế/năm ( năm 2007), trong khi đó, Thái Lan hơn 14 triệu. Điều đáng buồn là, hầu hết du khách đến Việt Nam đều “một đi không trở lại”, thậm chí họ còn tuyên truyền đừng đi nữa. Đặc biệt tai nạn giao thông ở Việt Nam ngày càng thảm khốc, kinh hoàng như vụ 2 giáo sư khả kính của thế giới và Việt Nam đều bị tai nạn khi đi bộ ở Hà Nội dẫn đến tử vong.
Du lịch Việt Nam đang gặp nhiều trở ngại, các thủ tục xuất nhập cảnh vẫn chưa thuận lợi, thời gian còn dài; hệ thống biển báo trên đường còn bất cập; các trạm dừng chân, các dịch vụ như tiếp nhiên liệu, khu vệ sinh, giải khát trên đường phục vụ các đoàn xe du lịch cũng còn nhiều bất cập; vấn đề quy định tốc độ xe chạy trên đường quá chậm cũng là điều hạn chế, gây ức chế cho du khách; việc xe chở khách không được vào thành phố trong giờ làm việc cũng làm phiền hà cho khách du lịch. Tình trạng một số doanh nghiệp kinh doanh đón khách mà chưa có giấy phép và vấn đề chất lượng sản phẩm du lịch Việt Nam cùng còn nhiều việc phải bàn.
Có người cho rằng, người Việt có khuynh hướng móc tiền, nhưng không thích cung cấp hay phục vụ, đó là điểm khác biệt với các nước phát triển, họ móc một đồng không đủ phải móc 10 đồng nhưng là móc một cách có khoa học mà khi bị mất tiền rồi người ta vẫn thích.
Mặc cho các quan chức của Tổng cục Du lịch Việt Nam luôn nói đến việc Việt Nam ngày càng được các khách quốc tế quan tâm, để ý, và việc quảng bá du lịch Việt Nam ra thế giới đang được làm rất tốt, sự thực vẫn ngược lại như vậy. Công việc quảng bá du lịch Việt Nam, từ khâu ý tưởng, thực hiện đến mở rộng chào hàng ra thế giới đều chưa xứng tầm với sự kì vọng và khả năng mà chúng ta có thể làm được. Mặt khác, khi mà ngay chính cơ sở hạ tầng dành cho du lịch còn thiếu, còn mạnh địa phương nào thì nơi đó làm, đội ngũ hướng dẫn viên còn thiếu tính chuyên nghiệp, thì việc quảng bá, dù cho hay đến mấy, cũng chỉ thừa, nếu không muốn nói là sẽ còn phản tác dụng.
Có thể dễ dàng nhận thấy, gần đây liên tiếp những lễ hội, những festival được tổ chức khắp mọi nơi, những chương trình “Năm du lịch” đang diễn ra như một hội chứng ở khắp các tỉnh thành phố Việt Nam. Nếu chỉ nhìn vào tính hoành tráng của các buổi khai mạc được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình trung ương, chắc hẳn nhiều người không khỏi mừng vui cho du lịch nước nhà. Nhưng có bao giờ nhà đài phản ánh cái không khí sau ngày khai mạc? Có cơ quan, tổ chức nào thống kê xem có bao nhiêu lượng khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam thông qua những sự kiện này? Có ai đặt câu hỏi: liệu rằng những chương trình như thế có thực sự đánh trúng tâm lý, thị hiếu du khách nước ngoài không? Có bao nhiêu công ty, tổ chức lữ hành trong và ngoài nước được thông báo đầy đủ về chương trình của các sự kiện như vậy, được hướng dẫn đầy đủ về ý nghĩa và tính hấp dẫn của chúng, hay chỉ là những thông báo chung chung theo kiểu thông báo cho mọi người biết để đến xem mà thôi.
Những điều này càng chứng tỏ tính thiếu thống nhất và một chiến lược rõ ràng, sự phối hợp của các tỉnh, thành phố nhằm tạo ra một mạng lưới du lịch chặt chẽ, tạo ra một bộ mặt du lịch của cả quốc gia. Dễ thấy tỉnh nào có thế mạnh gì thì làm du lịch, còn mặc kệ tỉnh khác, hoặc giả thấy tỉnh khác làm, tỉnh mình cũng không thể thua kém. Nhưng hoàn toàn là ăn xổi, mà không hề đầu tư có tính toán, hỏi ý kiến của các chuyên gia hoạch định du lịch, các công ty lữ hành có kinh nghiệm, nên cuối cùng, chỉ bùng lên rồi lại nhanh chóng tắt, hoặc nếu không tắt thì cũng chỉ là sáng le lói. Câu chuyện ví dụ: rừng Phong Nha, Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, lập tức tỉnh Quảng Bình ra sức quảng bá du lịch, dân cư nơi đây vội vã vay tiền mua thuyền tính chở khách đi chơi núi non sông nước. Nhưng làm một mà không tính hai, ba - không xây dựng khách sạn, không phát triển giao thông, không cơ sở vật chất phục vụ khách, khách chẳng có chỗ để nghỉ ngơi mà thăm thú. Vậy là được ít lâu, tới giờ cực kì ít khách đi thuyền, thuyền đắp chiếu, món nợ ngân hàng thì còn đó chưa có tiền trả. Quê toàn dân nghèo, cũng vì miếng cơm manh áo mà làm du lịch, những tưởng đổi đời. Tỉnh khuyến khích làm, vì chèo thuyền chở khách phải đóng thuế, tỉnh có thêm thu nhập, nhưng không có kế hoạch, không có chiến lược mà hướng dẫn dân làm, và bây giờ thì bỏ rơi. Tỉnh nghèo, dân nghèo, ánh sáng thay đổi vừa loé lên đã vụt tắt nhanh chóng thật đáng buồn. Những gian hàng du lịch Việt Nam hàng năm ở các hội chợ du lịch quốc tế lớn ở Đức, Pháp, Anh, Mỹ, lần nào cũng vậy: bé nhỏ, lại thường nằm trong các góc kẹt vì đăng kí trễ (lí do - thiếu kinh phí), trang trí sơ sài và nghèo nàn, ít có gì thay đổi. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ áo dài, nón lá, hoặc nếu không thì áo tứ thân, nón quai thao quan họ, nếu không phải âm nhạc từ đàn bầu, đàn t’rưng thì cũng lại là nhã nhạc cung đình Huế. Và thế là, hầu như gian hàng của Việt Nam không gây được sự chú ý đặc biệt của báo giới và công chúng nước ngoài. Có cảm giác như chúng ta tham dự gọi là góp mặt cho đủ, cho có, còn làm được đến đâu thì kệ.
Công bằng mà nhận xét, mỗi năm qua, chúng ta đều có sự tiến bộ, nhưng là tiến bộ so với chính mình, và trong khi ta tiến bộ 1, bạn bè tiến bộ 2, 3. Chúng ta chưa có được một bước tiến mang tính mạnh mẽ và đột phá, gây một ấn tượng ngoạn mục cho các công ty lữ hành lớn trên thế giới, tạo tiền đề cho những bước tiếp theo.
Thái Lan họ có gì hơn Việt Nam? Trong khi, chúng ta có được thiên nhiên ưu đãi đủ mọi thứ, từ tài nguyên đến cảnh đẹp. Vậy mà chúng ta chỉ biết lợi dụng nó cho mục đích trước mắt mà không biết giữ gìn, tu tạo. Hà nội - Điểm đến của Thiên niên kỉ mới - mà khi đến người ta không biết đến làm gì. Các thắng cảnh thì không được tu tạo thường xuyên, xuống cấp, dịch vụ đắt đỏ, mua hàng thì bị chặt chém đến việc móc túi, ăn xin cũng đủ làm du khách không muốn đến Việt Nam lần thứ 2. Là người Việt Nam chân chính, họ cảm thấy xót xa khi thấy du khách nước ngoài nói, đến Hà Nội chỉ nửa ngày là đủ....Thủ đô Hà Nội mà chỉ cần nửa ngày để thăm thì thật là đáng tiếc.
Nếu cứ như thế này thì du lịch Việt Nam biết đến bao giờ mới trở thành một ngành “công nghiệp không khói”?
Mục tiêu ngành du lịch là phấn đấu để đến năm 2010, Việt Nam trở thành quốc gia phát triển về du lịch trong khu vực, với mức thu nhập từ du lịch phải đạt 4-5 tỉ USD. Để hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế thực sự đem lại hiệu quả cao, đòi hỏi các cấp, ngành có liên quan đưa ra những chính sách, cơ chế hợp lí, tạo điều kiện để ngành du lịch phát triển. Vì phát triển du lịch không chỉ là nhiệm vụ của ngành du lịch, của các nhà quản lý mà phải là nhiệm vụ chung của các ngành và phải được xã hội hóa do đó phải có một hệ thống giải pháp đồng bộ nhằm khơi dậy tiềm năng của ngành du lịch nước nhà.
Sau một số chuyến khảo sát các chương trình du lịch tại Thái Lan và Singapo và nghiên cứu về đề tài: “ Những kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo”, tôi xin mạnh dạn nêu ra một số kiến nghị dưới đây dựa trên một số kinh nghiệm phát triển du lịch của 2 nước trên. Tức nhiên, với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta khó có thể áp dụng tất cả các kinh nghiệm của Thái Lan và Singapo ngay nhưng chúng ta cũng có thể học tập được ít nhất là một nửa từ kinh nghiệm của họ.
2.2 Những đề xuất kiến nghị
2.2.1 Đối với các cơ quan chức năng quản lí về du lịch
2.2.1.1 Chính phủ
Nhằm xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 theo định hướng của đại hội lần thứ 8 của Đảng, Chính phủ cần cụ thể những định hướng lớn thông qua cơ chế, chính sách và những giải pháp mà bản thân ngành không tự giải quyết được.
* Chính phủ cần tháo gỡ cơ chế về vốn
Đặc biệt là vấn đề cho ngành du lịch được vay vốn ưu đãi, dài hạn để xây dựng các điểm du lịch, khu du lịch và nâng cấp đổi mới cơ sở hạ tầng trang thiết bị cho ngành cho phép ngành du lịch được trích một phần thu đáng kể từ hoạt động du lịch để ngành chủ động đầu tư trực tiếp phát triển du lịch, làm công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
* Đầu tư phát triển có sở hạ tầng du lịch theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp
Cơ sở hạ tầng du lịch gồm các hệ thống giao thông, các địa danh du lịch trọng điểm, các khách sạn.... Hệ thống đường giao thông vào các khu du lịch chưa được quan tâm chú trọng đầu tư. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các nơi có địa điểm du lịch thường chưa quan tâm tới bảo vệ tu sửa các khu du lịch đó một cách thích đáng dẫn tới tài nguyên du lịch có khả năng bị hủy hoại, vừa gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái vừa ảnh hưởng đến kinh doanh du lịch của cả hãng du lịch và dân cư địa phương. Việc đảm bảo xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hòi nhà nước Việt Nam và các Tổng cục du lịch Việt Nam cần ban hành các quy chế quản lý hợp lý, khai thác và qui hoạch khu du lịch, các hoạt động du lịch. Hiện nay đã có Luật du lịch, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều vấn đề vẫn còn bất cập và còn thiếu nhiều vấn đề chưa có luật đề cập và bảo vệ đòi hỏi các cơ quan chức năng cần đầu tư làm luật cho đầy đủ và hợp lý hơn nữa.
Chỉ số cơ sở hạ tầng được đo bằng độ dài và chất lượng đường sá, dịch vụ vệ sinh, cấp nước và xe lửa. Cơ sở hạ tầng yếu kém là một nguyên nhân khiến khách du lịch quốc tế khó chịu nhất khi đi du lịch Việt Nam. Cùng với tình trạng tắc nghẽn giao thông, quy định tốc độ giao thông không hợp lý trên một số tuyến du lịch làm cho chỉ số cạnh tranh về cơ sở hạ tầng của Việt Nam thấp. Kinh nghiệm của Singapo đã chỉ ra, có 5 yếu tố tạo nên sự thành công của ngành du lịch, đó là: phương tiện giao thông (Accesibility); cơ sở tiện nghi (Amenities); điểm thắng cảnh (Attraction); các dịch vụ hỗ trợ (Ancillary services) và điều chỉnh của chính phủ (Adjustment). Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sẽ đáp ứng được 3 trong số 5 điều kiện trên. Vì vậy, cần ưu tiên vốn vay trước hết cho phát triển cơ sở hạ tầng du lịch so với các ngành nghề khác – những ngành không được coi là ngành mũi nhọn, không thuộc nhóm ngành nghề có khả năng cạnh tranh. Khối lượng đầu tư cho du lịch phải hợp lý và dài hạn. Huy động mọi nguồn vốn của cả nước ngoài và tư nhân. Bên cạnh việc quy họach khai thác các nguồn du lịch sẵn có của thiên nhiên, các di tích lịch sử văn hóa dân tộc, cần kết hợp đầu tư phát triển các cơ sở du lịch hiện đại.
Du lịch Việt Nam mới đạt con số khách quốc tế khiêm tốn là 4 triệu cũng có thể do một phần phòng khách sạn trong mùa cao điểm không đủ- nguyên nhân hạn chế số lượng khách tăng lên do không có dịch vụ cung cấp. Để trong thời gian tới số lượng phòng đáp ứng nhu cầu của khách, để cung và cầu gặp nhau, chính phủ cần có các chính sách và tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào cơ sở lưu trú cho nước nhà.
Khách du lịch nước ngoài vẫn kêu ca rằng du lịch Việt Nam không có những khu vui chơi giải trí tương xứng. Ngoài các khu vui chơi như Saigon Water Park, công viên Đầm Sen, khu du lịch Suối tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh thì không còn một nơi nào có được các khu giải trí như vậy, ngay cả tại thủ đô Hà Nội ( nơi chỉ có Công viên nước Hồ Tây chỉ hoạt động vào mùa hè) Vì thế thời gian lưu trú của khách du lịch tại Việt Nam luôn luôn thấp hơn thời gian lưu trú của khách tại các nước trong khu vực như ở Singapo, Indonexia, hay Thái Lan. Thông thường khách ở lại Thái Lan 7 ngày, ở Indonexia 8 ngày, ở Philippin 12 ngày trong khi ở Việt Nam 4-5 ngày. Hơn thế, khách du lịch tại các thành phố ( trừ thành phố Hồ Chí Minh) hầu như buổi tối họ không biết làm gì, không có gì giải trí vào buổi tối. Ngay như ở Hà Nội- thủ đô của một quốc gia có tiềm năng du lịch buổi tối ngoài các quán bar đóng cửa trước 11h00 đêm, khách không biết vui chơi giải trí ở đâu. Chính phủ nên ưu tiên phát triển những cơ sở vui chơi giải trí hiện đại có quy mô lớn ở những thành phố và điểm du lịch chính để thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thêm thời gian lưu trú của họ để đến mục đích cuối cùng là làm du khách chi tiêu nhiều hơn ở Việt Nam
* Đảm bảo chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho sự đi lại, ăn ở của du khách trong suốt quá trình lưu trú
Trong kinh doanh du lịch, điều quan trọng trước hết là phải biết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút được khách du lịch trong và ngoài nước, kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch. Việc hạn chế miễn giảm visa của Việt Nam trong thời gian qua đã làm giảm mất nhiều cơ hội cho phát triển du lịch. Chế độ phí visa thông thường, phí dịch vụ visa nhanh của Việt Nam ở nước ngoài cũng góp phần làm tăng giá các tour du lịch vào Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của thị trường du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó cần có quy định hợp lý đảm bảo an toàn cho khách nước ngoài nhưng không gây nên sự phân biệt khách nội địa và quốc tế.
* Đưa ra những chính sách phù hợp cho Tổng cục Du lịch và các doanh nghiệp du lịch
- Chính phủ nên có cơ chế phù hợp tạo điều kiện thuận lợi để Tổng cục du lịch Việt Nam được mở văn phòng đại diện ở những thị trường trọng điểm, tại các thị trường có nhiều khách du lịch đến Việt Nam để quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài.
- Xem xét thêm về việc áp dụng mức thuế hợp lý cho các doanh nghiệp du lịch để các công ty du lịch có thể tạo ra được những chương trình du lịch với giá hấp dẫn hơn, cạnh tranh hơn với các chương trình du lịch của các nước trong khu vực.
- Xem xét về những vấn đề hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và vận chuyển như giảm giá điện cho khách sạn, giảm thuế nhập khẩu xe vận chuyển khách du lịch… tạo điều kiện cho giá thành các dịch vụ du lịch càng ngày càng hợp lý hơn.
* Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch tổng thể của nhà nước
Đặc biệt tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, các hộ gia đình tham gia khai thác phát triển tiềm năng du lịch. Du lịch muốn thành công thì phải làm sao để “ Người người làm du lịch, nhà nhà làm du lịch, xã hội làm du lịch”
* Cho phép hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách quốc tế
Chính phủ cần nghiên cứu xây dựng chính sách thuế hợp lý cho ngành du lịch, áp dụng chính sách hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế như một số nước trong khu vực đã thực hiện. Việc làm này chắc chắn sẽ làm tăng khả năng tiêu dùng của khách tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các ngành nghề liên quan đến du lịch phát triển như ngành thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm, may mặc…
* Xem xét việc cho phép nhiều hãng hàng không mới, rẻ vào Việt Nam
Chính phủ hiện nay vẫn còn dè dặt trong việc cho phép các hãng hàng không tư nhân nước ngoài mở đường bay vào Việt Nam một phần cũng do cảng hàng không nước ta chưa đủ điều kiện đón tiếp, một phần cũng để bảo hộ cho hãng hàng không Quốc gia Việt Nam. Để thu hút nhiều khách đến Việt Nam trong tương lai chắc chắn Chính phủ cần nghiên cứu để đón tiếp các hãng nước ngoài, các hãng vận chuyển giá rẻ. Vấn đề là cần nâng cấp, mở rộng, xây mới những sân bay quốc tế tại các thành phố lớn ở Việt Nam để Việt Nam sẽ được nhiều hãng nước ngoài lựa chọn đặt đường bay trực tiếp.
2.2.1.2 Tổng cục du lịch Việt Nam
Là cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, Tổng cục du lịch cần thực hiện hơn nữa vai trò chức năng quản lí, cụ thể:
* Có chính sách phát triển du lịch hợp lí, toàn diện và bền vững thông qua việc bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh như cố đô Huế, Vịnh Hạ Long, Phố cổ Hội An, Phong Nha...
* Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch
- Quảng bá du lịch Việt Nam nhằm cung cấp thông tin du lịch nước ta tới du khách một cách thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi. Muốn vậy, phải tìm hiểu và nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường bên ngoài, các thị hiếu về sản phẩm và dịch vụ du lịch của thị trường các nước trong khu vực và thế giới. Từ đó, có cách quản lý và phục vụ riêng cho phù hợp với từng loại khách. Những nghiên cứu này rất thiết thực nhằm hạn chế tình trạng khách du lịch chỉ đến Việt Nam duy nhất một lần và không bao giờ quay trở lại. Hội nghị APEC và sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được coi là những cơ hội quảng bá du lịch Việt Nam ra bên ngoài tốt nhất từ trước đến nay. Tăng cường sự hiện diện của du lịch Việt Nam tại các Hội chợ, Hội nghị và Hội thảo quốc tế. Tổ chức nhiều Hội thảo chuyên đề để quảng bá du lịch Việt Nam. Nếu cần, thậm chí có thể thuê các công ty quảng bá chuyên nghiệp của nước ngoài thực hiện. Trước mắt, xây dựng các văn phòng đại diện, thông tin du lịch Việt Nam ở các thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Mỹ và Châu Âu.
- Tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến thông tin còn bằng cách thường xuyên phát hành và phân phát các sách giới thiệu về du lịch Việt Nam, các tài liệu khác có liên quan, phát miễn phí cho khách du lịch tại sân bay khi họ đến Việt Nam. Tài liệu phải được in ấn rõ ràng, đẹp mắt, thông tin phải chính xác, cập nhập thay thế qua từng thời kỳ.
-Tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch theo kinh nghiệm Singapo đang làm (Để kích thích lượng khách du lịch đến Singapo ngày càng nhiều, Tổng cục du lịch Singapo đã trích 170 triệu đô la Singapo, trong đó 2 tỷ đô từ Quỹ phát triển du lịch của nước này để đầu tư cho chương trình “ Các sự kiện kinh doanh tại Singapo” trong vòng 5 năm từ năm 2006 đến năm 2010) đó là tăng thêm ngân sách cho việc xúc tiến quảng bá. Ngoài ra, cần phải chú trọng đến chiến lược, kế hoạch và việc làm cụ thể để quảng bá cho du lịch Việt Nam. Nếu người Việt Nam chưa đủ trình độ làm thì nên chăng chúng ta có thể thuê chuyên gia nước ngoài. Rất nhiều chuyên gia nước ngoài từ các nước có nền du lịch phát triển sẽ giúp được ta đưa ra một kế hoạch, một chiến lược, một tầm nhìn khiến công việc quảng bá hình ảnh du lịch nước nhà đạt hiệu quả nhất.
- Xây dựng và phát triển thêm nhiều trang web giới thiệu về du lịch Việt Nam bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau ( theo kinh nghiệm của Singapo), tiến tới xây dựng thêm những trang web phục vụ cho từng thị trường có lượng khách đến Việt Nam nhiều để thu hút thêm số lượng khách trong tương lai. Việc khách tự túc đi du lịch không thông qua các công ty du lịch ở nước họ sinh sống rất phổ biến ở nước ngoài, nơi những du khách có nhiều kinh nghiệm, ngôn ngữ và kiến thức đủ để tự túc đặt tour tại nước ngoài. Những đối tượng khách này tìm kiếm thông tin du lịch chủ yếu qua internet do vậy nếu chúng ta có những trang web chuyên quảng bá về du lịch Việt Nam với đầy đủ các thông tin tư vấn cho khách về khách sạn, công ty du lịch, điểm vui chơi giải trí, thắng cảnh, di tích ở Việt Nam… chắc chắn sẽ là một công cụ hữu hiệu khiến cho khách yên tâm và quyết định chọn Việt Nam làm điểm đến cho những kế hoạch du lịch của họ.
* Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng cạnh tranh cho ngành du lịch
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề có tính chiến lược của mọi quốc gia. Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch, góp phần nhanh chóng đưa du lịch Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Nguồn nhân lực phải được phát triển một cách có hệ thống cả vế số lượng và chất lượng. Để đạt được như mục tiêu kế hoạch 5 năm (2006-2010) đề ra, cần phải có lực lượng lao động trực tiếp trong du lịch là hơn 333.000 người, nghĩa là trong 5 năm tới cần phải đào tạo mới cho khoảng 100.000 lao động du lịch. Hiện tại, chất lượng lao động cũng chưa đáp ứng được yêu cầu. Số có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm hơn 3%. Số lao động biết ngoại ngữ không nhiều, chỉ chiếm khoảng gần 1/2. Tính chuyên nghiệp của lực lượng lao động trong ngành du lịch chưa cao. Vì vậy, ngoài việc đào tạo mới thì việc đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động hiện tại cũng cần được chú trọng. Đội ngũ cán bộ quản lý và giám sát du lịch phải được đào tạo chuyên sâu và có bài bản cả về trình độ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, tin học và có sự hiểu biết về pháp luật. Chỉ có thể phát triển du lịch nhanh và bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu và toàn diện nếu có đội ngũ lao động chất lượng cao, số lượng đủ, cơ cấu hợp lý gồm đông đảo những hướng dẫn viên du lịch lành nghề, những nhà khoa học công nghệ du lịch tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, tháo vát và có trách nhiệm cao.
Hiện nay, do năng lực quản lý của đội ngũ những nguời làm công tác trong ngành du lịch của ta chưa có tính chuyên nghiệp cao thì việc sử dụng sự trợ giúp tư vấn của nước ngoài là cần thiết nhằm không chỉ nâng cao hiệu quả xúc tiến phát triển ngành du lịch mà còn nâng cao nghiệp vụ kỹ năng của cán bộ trong ngành du lịch. Ngoài ra, cần tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân bằng nhiều hình thức về vai trò, vị trí và hiệu quả của du lịch, về trách nhiệm phát triển du lịch, về cách ứng xử, giao tiếp khi có khách quốc tế đến tham quan địa phương. Tránh tình trạng mời chào, chèo khéo, bắt ép khách mua hàng. Kinh phí xúc tiến phát triển du lịch là quan trọng, song đôi khi không phải lúc nào cũng cần có nhiều tiền, mà cần phải có cách "ứng xử phù hợp". Khắc phục những yếu kém trong giao tiếp cũng rất quan trọng
* Đảm bảo môi trường pháp lí công bằng và thuận lợi cho công ty du lịch, khuyến khích việc đầu tư vào sản phẩm du lịch của các công ty du lịch
Quan trọng nhất là việc đưa ra các văn bản pháp quy có nội dung hợp lý về quyền khai thác sản phẩm độc quyền đối với các chương trình do các công ty tự xây dựng, tránh sự mạo nhận giữa các công ty trên cùng một đơn vị sản phẩm. Đồng thời khuyến khích các công ty lữ hành chuyên tâm hơn vào việc xây dựng các chương trình du lịch cho riêng mình. Có hình thức khuyến khích các doanh nghiệp đón khách quốc tế đa dạng hóa chương trình du lịch, nâng cao chất lượng của chương trình và làm thêm những chương trình liên tuyến từ Việt Nam để chi phí của du khách cho chuyến du lịch nhiều nước của họ đổ về cho các doanh nghiệp Việt Nam.
* Chủ động hơn nữa trong việc tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp hội du lịch
Công tác này nhằm phát huy thế mạnh Việt Nam trên trường quốc tế, tuyên truyền quảng bá du lịch Việt Nam. Đặc biệt là việc tham gia các hội nghị, hội thảo các tổ chức du lịch quốc tế.
Tổng cục du lịch nên có những chương trình phát động du lịch trên nhiều phương tiện truyền thông, đặc biệt là những nơi có tiềm năng du lịch phục vụ khách quốc tế để những chính sách về du lịch đi sâu vào từng người dân, sao cho mỗi người dân đều có tinh thần chuẩn bị phục vụ khách, tất cả dân chúng đều làm du lịch. Để làm được như vậy những người lãnh đạo làm trong ngành du lịch từ cấp trung ương đến từng địa phương phải nghiên cứu một kế hoạch, chiến lược thật kỹ sao cho chính sách có hiệu quả và làm cho dân chúng ở khu vực du lịch hiểu rằng việc phát triển du lịch làm lợi cho nhiều ngành dịch vụ liên quan, làm lợi cho chính bản thân khu du lịch đó và từ đó là làm lợi cho từng người dân trong khu vực mà làm tốt các khai thác bảo vệ tài nguyên du lịch và phục vụ tốt khách du lịch.
* Nghiên cứu ban hành những luật lệ xử lý nghiêm khắc các trường hợp gây ảnh hưởng đến hoạt động du lịch
Vấn đề đang tồn tại gây bức xúc cho các du khách nước ngoài khi đi du lịch Việt Nam là tình trạng chèo kéo, ăn xin, tranh cướp khách, dọa dẫm, mê tín dị đoan… vẫn còn ở không ít điểm du lịch. Chúng ta hiện nay chưa có những chế tài nghiêm khắc để xử phạt những trường hợp này.Nên chăng cần phải làm thật nghiêm túc, chặt chẽ để bộ mặt du lịch của nước nhà không bị ảnh hưởng bởi một bộ phận nhỏ dân chúng hoặc người làm du lịch gây nên.
2.2.2 Đối với các bộ ngành có liên quan
* Ngành an ninh-ngoại giao
Cải tiến, đơn giản hoá, thuận tiện nhanh chóng trong việc duyệt nhân sự,cấp hộ chiếu, visa cho khách nhập cảnh, xuất tại các cửa khẩu đường bộ, đường biển.
Tăng cường, củng cố mối quan hệ hợp tác quan hệ hữu nghị quốc tế
Đào tạo những nhân viên trực tiếp làm việc với khách du lịch có phong cách nhã nhặn và thái độ niềm nở khi đón khách quốc tế, hết sức giúp đỡ để khách quốc tế xuất nhập cảnh thuận lợi và dễ dàng.
* Ngành giao thông vận tải
Nâng cấp các tuyến đường sắt xuyên Việt, khẩn trương đổi mới và nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của nhân viên.
Nâng cấp những tuyến đường bộ quốc lộ, các đường vào các khu thắng cảnh và di tích văn hóa.
* Ngành giao thông công chính
Phối hợp với Tổng cục du lịch hoặc các cơ quan chức năng có trách nhiệm quy hoạch xây dựng những nhà vệ sinh công cộng hiện đại đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế trên những quốc lộ chính, những con đường dẫn vào điểm thăm quan và tại các điểm thăm quan. Vấn đề nhà vệ sinh tại Việt Nam luôn là mối lo ngại đối với các du khách nước ngoài. Các nhà vệ sinh được xây dựng có thể thu phí cao khách vẫn hài lòng khách hơn là các nhà vệ sinh kém chất lượng mà không thu phí như hiện nay ( chủ yếu là các nhà vệ sinh ở các điểm bán xăng trên đường quốc lộ).
* Ngành hàng không
Tích cực tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam thông qua các chuyến bay, tuyến bay và các dịch vụ trên không cũng như dịch vụ mặt đất.
Nâng cao chất lượng phục vụ kết hợp với các công ty du lịch trong việc khai thác khách. Cải tiến và nâng cấp trật tự ở các sân bay quốc tế, cần có hệ thống chỉ dẫn thủ tục xuất nhập cảnh khi khách đến và dời khỏi Việt Nam.
Cho phép các hướng dẫn viên của các hãng lữ hành quốc tế thuận tiện trong việc đưa đón và tiễn khách tại sân bay.
Tăng cường hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi cho các hãng lữ hành Việt Nam tham gia mạng lưới đại lí vé, trong hệ thống đặt giữ chỗ. Đặc biệt là chính sách ưu tiên, ưu đãi phù hợp với những đoàn khách sang Việt Nam với mục đích hỗ trợ phát triển du lịch.
Hoàn thiện ngành hơn nữa tạo điều kiện cho việc mở rộng các đường bay từ các quốc gia khác bay đến Việt Nam, vừa phát triển thương mại quốc tế vừa phát triển du lịch của các quốc gia.
* Ngành hải quan
Tăng cường đầu tư, nâng cấp hệ thống trang thiết bị nhằm kiểm tra nhanh chóng, an toàn và tiện lợi cho khách.
Hoàn thiện hơn nữa về hành lang pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về hàng hoá xuất nhập qua con đường du lịch. Ví dụ như: Quy định về đồ giả cổ, đồ thủ công mỹ nghệ dân gian nhằm khuyến khích khách du lịch mua và mang ra dễ dàng. Cải tiến thủ tục và nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong văn minh lịch sự của cán bộ kiểm tra.
* Ngành giáo dục
Để phát triển du lịch, yếu tố quan trọng nhất là nhân lực, đặc biệt ở đây là nhân viên điều hành du lịch và hướng dẫn du lịch. Chất lượng nhân lực là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của công ty kinh doanh du lịch cũng như bộ mặt của toàn ngành. Việc đào tạo sinh viên du lịch ở một số cơ sở đào tạo hiện nay vẫn đang còn những bất hợp lý dẫn đến sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Tổng cục du lịch đưa ra những con số khiến nhiều người rất quan tâm, toàn ngành du lịch hiện tại có 850.000 lao động, trong đó có 250.000 lao động trực tiếp và chỉ có 50% trong số này đã qua đào tạo. Khoảng 80% sinh viên sau khi tốt nghiệp các cơ sở đào tạo du lịch không đáp ứng được công việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các sinh viên này chỉ có kiến thức trên sách vở mà không có kỹ năng làm việc thực tế. Vì vậy đa số các doanh nghiệp khi nhận sinh viên du lịch phải đào tạo lại. Lại có một thực tế đau lòng hơn là hầu hết sinh viên ngành du lịch ra trường lại làm trong lĩnh vực khác. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc “ chảy máu chất xám” trong ngành du lịch. Ngoại ngữ cũng là một vấn đề cần chú ý trong việc đào tạo. Theo khảo sát của Toeic Việt Nam với 1000 nhân viên làm việc trong ngành du lịch thì có 87% nhân viên nhà hàng, 69% nhân viên lễ tân, 76% nhân viên buồng, 87% nhân viên an ninh và 45% nhân viên điều hành và hướng dẫn viên chưa đạt tiêu chuẩn tiếng Anh để làm việc. Nhìn những con số và các kết luận trên, thiết nghĩ ngành giáo dục nói chung và các cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch nói riêng cần thay đổi phương pháp và nội dung đào tạo để tăng chất lượng nhân lực cho hoạt động du lịch trong xu hướng phát triển.
2.2.3 Đối với các khách sạn và công ty du lịch đón khách quốc tế
- Quản lý chất lượng công tác điều hành và hướng dẫn. Đây là 2 bộ phận có nhiệm vụ thực hiện các chương trình du lịch do vậy chất lượng thực hiện các chương trình du lịch trọn gói phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của hoạt động điều hành và hướng dẫn.
- Xây dựng hệ thống kiểm tra thường xuyên: Giúp cho công ty nắm được mức chất lượng thực sự của dịch vụ mà công ty hiện nay đang phục vụ khách. Trên cơ sở đó công ty sẽ có những biện pháp thích hợp để có thể tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho du khách.
-Thường xuyên có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo và nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn.
- Lập ra bộ phận thống kê, nghiên cứu sự vận động của thị trường khách du lịch nhằm dự báo chính xác và có kế hoạch trong việc chuẩn bị sẵn sàng đón tiếp và phục vụ.
- Ứng dụng công nghệ thông tin và trong du lịch, đặc biệt là mạng Internet (các website) trong vấn đề quảng cáo và khuyếch trương hình ảnh của công ty với thị trường khách hàng tiềm năng.Theo Tổ chức Phát triển và hợp tác kinh tế (OECD), nếu việc mua bán được thực hiện qua Internet sẽ tiết kiệm được 10 - 50% chi phí mua sắm và 50 - 96% thời gian. Những công ty kinh doanh lữ hành hay các khách sạn lớn ở Việt Nam hiểu rõ điều đó, đặc biệt khi lượng khách quốc tế đến nước ta ngày càng nhiều. Đây quả là lý do hấp dẫn để các hãng lữ hành cố gắng khai thác triệt để Internet. Chính vì vậy, giao dịch du lịch điện tử cần được các công ty kinh doanh lữ hành xây dựng và triển khai một cách nhanh chóng và có tính qui mô cao.
Các doanh nghiệp lữ hành cần thiết kế cho riêng mình những trang web nội dung phong phú, đặc sắc với những chương trình tour chủ lực, liên tục cập nhật thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Có kế hoạch trong việc phát triển sản phẩm mới bằng cách tổ chức các đợt khảo sát những tuyến điểm du lịch mới, cũng như việc rút kinh nghiệm và bổ xung những tuyến điểm du lịch cũ.
- Tăng cường công tác quảng bá, tiếp thị thông qua việc tham gia các hội chợ, hội thảo, diễn đàn... quốc tế trong nước và nước ngoài.
- Tăng cường mở rộng các mối quan hệ kinh tế quốc tế nhằm khai thác mở rộng thị trường khách du lịch. Có quan hệ tốt với các nhà cung ứng hiện có để tạo ra sự ổn định về nguồn khách. Tích cực công tác thăm dò tìm kiếm thị trường, đặt văn phòng đại diện hay chi nhánh taị nước ngoài: Du lịch là ngành sản xuất ra loại “hàng hoá vô hình”, sự tiêu dùng sản phẩm du lịch cũng như các dịch vụ hỗ trợ bổ sung đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua và ngươì bán. Chính vì vậy để có thể tăng cường khả năng cạnh tranh, khai thác tốt nhất nguồn khách, việc đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài đối với các công ty du lịch lớn là cần thiết.
-Tập trung phát triển những loại hình tour mà công ty có ưu thế để có bản sắc riêng của công ty mình. Như vậy công ty sẽ tập trung được nguồn lực nhân sự và tài chính để đầu tư phát triển loại hình du lịch mình theo đuổi từ đó phục vụ khách du lịch chọn loại hình tour đó một cách có hiệu quả nhất.
- Vận dụng linh hoạt chính sách marketing hỗn hợp
Chính sách Marketing hỗn hợp là một công cụ đắc lực trong việc theo đuổi các mục tiêu kinh doanh của một doanh nghiệp. Chính sách Marketing thành công khi và chỉ khi tất cả 4 chính sách dưới đây đều phát huy tác dụng.
+ Chính sách sản phẩm
Để tạo được các sản phẩm có sức cạnh tranh, thu hút được khách, các công ty cần quan tâm đến hai khía cạnh : Một là đa dạng hoá sản phẩm, hai là nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Chính sách giá cả
Để thu hút khách và tăng lợi nhuận, các công ty du lịch cần sử dụng chính sách giá cả như một công cụ kích thích tiêu dùng và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Hiện nay giá của các chương trình du lịch cho khách quốc tế đến Việt Nam còn khá cao nếu so với các nước trong khu vực ( tính một cách tương đối) nên chăng các công ty du lịch hợp tác với các trung tâm mua sắm để tăng thu nhập từ phần hoa hang mua sắm của khách ( như Thái Lan và Singapo hiện nay đang làm) với mục đích giảm giá thành của tour để thu hút thêm nhiều khách hơn nữa.
+ Chính sách phân phối
Các công ty du lịch cần nghiên cứu để tạo ra nhiều kênh phân phối sản phẩm du lịch ( chương trình du lịch) cho khách quốc tế.
+ Chính sách giao tiếp khuyếch trương
Cần mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác du lịch trên thế giới. Để làm được điều này, các công ty du lịch cần tăng cường việc đi tiếp thị, tiếp xúc với các công ty du lịch ở nước ngoài, liên hệ thường xuyên với các đối tác mới, liên tục tìm kiếm các đối tác bằng nhiều công cụ tìm kiếm trên internet, qua phòng thương mại của Việt Nam đặt tại nước ngoài, qua Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài…
- Hợp tác với ngành ngân hàng để tiếp thu những công nghệ thanh toán tiến tiến cho phép khách hàng có thể đặt tour du lịch Việt Nam qua các công du lịch và thanh toán qua thẻ tín dụng. Điều này làm được mới chứng tỏ sự chuyên nghiệp trong hoạt động đón và phục vụ du khách trên khắp thế giới.
Tóm lại, là một ngành kinh tế quan trọng, du lịch xâu chuỗi rất nhiều ngành kinh tế văn hóa khác nhau. Như vậy, phải hiểu và đánh giá du lịch đúng tầm của nó có và cần phải có để có những giải pháp phát triển phù hợp nhất trong thời buổi hội nhập hiện nay. Chúng ta cần mạnh dạn đột phá, đầu tư cho các khu du lịch và các dịch vụ vui chơi giải trí cao cấp thu hút nhiều tiền của du khách là mục đích quan trọng của du lịch Việt Nam. Nhưng đi đôi với việc làm trên, cần nâng cấp và mở rộng các sân bay quốc tế, bởi nếu không, khách du lịch có tiền sẽ không đến với Việt Nam. Tiếp theo, các cấp và các doanh nghiệp phải chủ động đầu tư hơn nữa cho cơ sở hạ tầng du lịch với một tầm nhìn dài, cơ bản, trên cơ sở có quy hoạch. Song, điều bao trùm vẫn là con người. Với ngành du lịch, con người càng quyết định hơn vì bản thân con người cũng là một sản phẩm du lịch, họ là kênh đầu tiên để du khách tiếp cận và hiểu được giá trị của một nền văn hóa. Bởi vậy, thay vì là công cụ của du lịch, con người làm du lịch hãy trở thành một sản phẩm của du lịch theo nghĩa đẹp nhất của từ này. Và đó là yêu cầu mới trong đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Có thể đưa ra rất nhiều giải pháp cho phát triển du lịch Việt Nam nhưng để tóm tắt lại chúng ta cần chú trọng đến 3 yếu tố vô cùng quan trọng là:
Con người-Tài nguyên du lịch-Chiến lược quảng bá
và những yếu tố khác sẽ phục vụ cho 3 yếu tố cơ bản trên.
*****************
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế tại hai quốc gia xa cách về mặt địa lý cũng khiến cho việc nghiên cứu gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên với lòng hăng say khám phá, sự chú ý quan sát và tìm hiểu qua sách, báo, internet cũng khiến tôi hiểu thêm rất nhiều kinh nghiệm trong phát triển hoạt động lữ hành quốc tế của Thái Lan và Singapo.
Việc tìm hiểu này khiến tôi thấy mình phải có trách nhiệm trong việc góp sức nhỏ bé của mình để tuyên truyền cho những người đang hoạt động trong ngành du lịch về mảng đón khách quốc tế vào Việt Nam những kinh nghiệm quý báu này để tất cả mọi người đồng tâm, quyết tâm áp dụng những cái hay, cái mới để cải thiện hoạt động đón khách quốc tế của mình. Tất cả đều để hướng tới mục tiêu tăng trưởng về số lượng cũng như chất lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tương lai, để sánh ngang và vượt lên trên các nước trong khu vực.
Do lượng kiến thức còn hạn chế, bài viết khó tránh khỏi những sai sót và nhiều vấn đề chưa được đề cập tới. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, một lần nữa tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo Chủ nhiệm khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế cùng các thầy, các cô trong trường ĐHNT đã hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bài viết này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Singapore- Quốc đảo sư tử- Vũ Thị Hạnh Quỳnh biên soạn- NXB Thế giới 2007
Thái Lan-Anh Côi biên soạn-NXB Thanh niên 2003
Thái Lan-Đất nước của nụ cười-Vũ Thị Hạnh Quỳnh biên soạn- NXB Thế giới 2007
Báo du lịch các số năm 2007-2008
Trang web: www.itdr.org.vn của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch
Trang web: www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục DL Việt Nam
Trang web: www.tourismthailand.org của Tổng cục DL Thái Lan
Trang web: www.visitsingapore.com của Bộ Du lịch Singapore
Trang web về du lịch: www.baodulich.com, www.webdulich.com
www.dulichvn.orgvn
Trang du lịch của trang web: www.vietnamnet.vn, www.vnexpress.net...
Luật du lịch năm 2005
Kinh nghiệm phát triển du lịch quốc tế của Thái Lan và Singapo. Giải pháp cho phát triển du lịch quốc tế tại Việt Nam
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DL (173).doc