Luận văn Kinh tế - Xã hội huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2009)

KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CAO LỘC TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 - 2009) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ 1. Lý do chọn đề tài Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc thắng lợi (năm 1975), nuớc ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng đã mở ra một thời kỳ mới cho lịch sử dân tộc - thời kỳ đổi mới. Đại hội đã đề ra mô hình kinh tế mới ở nước ta là phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Sau 23 năm đổi mới (1986-2009) với những thành tựu to lớn, đất nước ta có sự chuyển biến về mọi mặt. Từ năm 1995, đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội và bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cao Lộc là một huyện miền núi biên giới phía Bắc có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh - quốc phòng của tỉnh Lạng Sơn và cả nước. Là một địa danh có lịch sử lâu đời, nằm ở cửa ngõ thông thương giữa đất nước ta và Trung Quốc, Cao Lộc sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế, thương mại và hoạt động đối ngoại của tỉnh Lạng Sơn. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đặc biệt với chủ trương "Mở cửa biên giới" của Ban Bí thư trung ương Đảng, đời sống kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc chuyển biến mạnh mẽ. Từ một nền kinh tế thuần nông trước năm 1986, huyện đã tập trung mọi tiềm lực để khai thác lợi thế biên giới và kinh tế cửa khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng. Nhờ đó, kinh tế huyện phát triển nhanh chóng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ; cơ sở vật chất đô thị phát triển theo hướng văn minh, hiện đại; văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ; an ninh - quốc phòng được giữ vững; đời sống nhân dân được cải thiện từng bước. Những thành tựu đã đạt được trong 23 năm đổi mới ở Cao Lộc đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, đồng thời thể hiện sự vận dụng một cách chủ động, sáng tạo mọi chủ trương, đường lối của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được bước đầu, tình hình kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc vẫn còn những tồn tại, bất cập cần khắc phục, tháo gỡ nhằm góp phần phát huy hơn nữa tiềm năng thế mạnh của địa phương trong sự phát triển kinh tế - xã hội một cách vững chắc. Việc thực hiện nghiên cứu đề tài "Kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2009)” có ý nghĩa cả về mặt khoa học và thực tiễn. Nội dung chính của luận văn tái hiện bức tranh sinh động về sự phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc từ năm1986 đến năm 2009, trên cơ sở đó rút ra những bài học thành công, những hạn chế chủ quan, khách quan đồng thời mong muốn góp phần gợi mở một số giải pháp phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc trong tương lai với những nét đặc thù của khu kinh tế cửa khẩu. Luận văn góp phần khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tế thực hiện đường lối đổi mới ở một địa phương miền núi biên giới. Đồng thời nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hoá tốt đẹp của nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc. Xuất phát từ những lí do trên tôi chọn vấn đề nghiên cứu: "Kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2009)" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1 Khái quát về huyện Cao Lộc trước thời kỳ đổi mới 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 8 1.2 Đặc điểm dân tộc và truyền thống đấu tranh cách mạng .12 1.3 Tình hình kinh tế - xã hội trước năm 1986 16 Chương 2 Kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc trong thời kỳ đổi mới (1986-2009) 2.1 Trong những năm đầu thực hiện đổi mới (1986-1990) 25 2.1.1 Kinh tế 25 2.1.2 Văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng 32 2.2 Trong việc thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 1991 - 1995 .35 2.2.1 Kinh tế .35 2.2.2 Văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng .45 2.3 Trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (1996-2009) 51 2.3.1 Kinh tế .51 2.3.2 Văn hoá - xã hội, an ninh - quốc phòng .66 Chương 3 Vị trí, vai trò của kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn 3.1 Vị trí, vai trò .79 3.1.1 Về kinh tế 79 3.1.2 Về văn hoá – xã hội 89 3.1.3 Về an ninh - quốc phòng 94 3.2 Những mặt tồn tại và phương hướng khắc phục .96 Kết luận .105 Tài liệu tham khảo .108 Phụ lục .120

pdf133 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kinh tế - Xã hội huyện Cao Lộc tỉnh Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới (1986 - 2009), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a huyện được tổ chức phong phú và đa dạng, phong trào xây dựng đời sống văn hoá được triển khai sâu rộng và có chất lượng. Số hộ có Rađiocatset để nghe Đài tiếng nói Việt Nam trên 12.000 hộ đạt tỷ lệ 85%, phủ sóng toàn bộ địa bàn huyện đảm bảo cho số hộ được nghe Đài tiếng nói Việt Nam là 100%. Nâng diện phủ sóng truyền hình được 18/23 xã, thị trấn, đạt trên 85% số hộ được xem truyền hình, cao hơn tỷ lệ chung của tỉnh. Tỷ lệ số dân tỉnh Lạng Sơn nghe được Đài tiếng nói Việt nam là 100% và 82% dân số xem được Đài truyền hình Việt Nam. Đến nay trên địa bàn huyện có 05 trạm phát lại truyền hình và 15 trạm truyền thanh so với 52 trạm phát truyền hình và 148 trạm phát thanh của tỉnh. Năm 2009, thực hiện được 144 chương trình, truyền thanh 576 tin, 178 bài, đã có 128 tin, 26 bài được đăng tải trên truyền hình tỉnh, 48 tin, bài đăng trên báo Lạng Sơn. Năm 2009, tham gia các giải thể thao do tỉnh tổ chức đạt thành tích khá, với 2 huy chương vàng, 3 huy chương bạc, 1 huy chương đồng giải cầu lông tỉnh; giải nhất đôi nam bóng bàn, giải thể thao lãnh đạo quản lý lần VIII của tỉnh... Trong hội thi thể thao 5 huyện biên giới lần thứ IX năm 2009, huyện đạt giải nhất toàn đoàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 92 Đó là những đóng góp to lớn trong lĩnh vực thể dục - thể thao của huyện cho sự phát triển của thể dục - thể thao toàn tỉnh. Trong các Hội thi văn hoá, văn nghệ do tỉnh tổ chức, các loại hình văn nghệ dân tộc, dân gian truyền thống của huyện Cao Lộc luôn được đánh giá cao. Các giải nhất, nhì cho các cá nhân, tập thể trong các đợt Hội diễn Khu vực 5 huyện biên giới của các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy phong trào gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc của nhân dân xứ Lạng. Huyện Cao Lộc có 10 di tích văn hoá, lịch sử được xếp hạng, trong đó có 1 di tích xếp hạng cấp quốc gia là hang Phia Điểm, xã Yên Trạch - một di tích khảo cổ học, 9 di tích xếp hạng cấp tỉnh gồm đền Mẫu Đồng Đăng, Thuỷ Môn Đình, pháo đài Đồng Đăng, chùa Bắc Nga tại xã Gia Cát, hang Tu Lầm và bia đá của Ngô Thì Sĩ tại xã Bình Trung, ga Tam Lung và đình Háng Pà tại xã Thụy Hùng, khu du kích Ba Sơn tại xã Xuất Lễ. Một số di tích ngày nay tiếp tục được huyện đầu tư tôn tạo và bảo tồn. Thôn Nhọt Năm, xã Công Sơn được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận là thôn còn giữ được nét văn hoá truyền thống của người Dao. Những di tích trên góp phần quan trọng vào việc bảo tồn những giá trị lịch sử, văn hoá và giáo dục tƣ tƣởng cách mạng cho các thế hệ nhân dân tỉnh Lạng Sơn, đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch tỉnh. Trong thời kỳ hội nhập, các lễ hội truyền thống ngày càng phát huy vai trò to lớn trong sự giao thoa văn hoá giữa các vùng, miền và các dân tộc. Trên địa bàn huyện Cao Lộc có 32 lễ hội lớn nhỏ trong đó lễ hội đền Mẫu Đồng Đăng và lễ hội chùa Bắc Nga là hai trong những lễ hội tiêu biểu nhất trong lễ hội Xuân Xứ Lạng. Các lễ hội truyền thống không chỉ hấp dẫn du khách trong và ngoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 93 nước đến tham quan, thưởng lãm mà còn giới thiệu đến du khách các giá trị văn hoá, lịch sử và con người xứ Lạng. Công tác xoá đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội được huyện chú trọng. Giai đoạn 2006 - 2009, tổ chức dạy nghề và giới thiệu lao động đi đào tạo nghề được 3.014 lao động, trung bình mỗi năm huyện đào tạo nghề cho hơn 750 người [98, tr.15]. Những năm gần đây, toàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 6.500 đến 8.000 lao động được đào tạo nghề mỗi năm [103, tr.7]. Trên 1.500 lao động của huyện Cao Lộc được giải quyết công ăn, việc làm mỗi năm, chiếm 13,27% số lao động được giải quyết việc làm trên toàn tỉnh. Biểu 3.6 Kết quả thực hiện chƣơng trình xoá đói giảm nghèo huyện Cao Lộc (2008-2009) Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Tổng số hộ gia đình Hộ 14,976 15,450 Số hộ nghèo Hộ 2,530 2,344 Số nhân khẩu thuộc hộ nghèo Người 11,781 10,852 Tỷ lệ hộ nghèo % 16.89 15.17 Số hộ thoát nghèo Hộ 696 Số hộ rơi vào nghèo Hộ 312 510 Số hộ cận nghèo Hộ 692 Số ngƣời nghèo đƣợc cấp thẻ bảo hiểm y tế Người 10,555 10,852 Số hộ nghèo đƣợc hỗ trợ xây dựng nhà ở Hộ 220 235 [94, tr.8] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 94 Tỷ lệ hộ nghèo huyện Cao Lộc năm 2006 là 24,25%, năm 2008 là 16,89%. Năm 2009, tổng số hộ nghèo là 2.344 hộ, chiếm tỷ lệ 15,17%, trong đó hộ nghèo khu vực nông thôn là 2.284 hộ chiếm 18.66% so với tổng số hộ khu vực nông thôn, hộ nghèo ở khu vực thành thị là 60 hộ, chiếm 1,87% so với tổng số hộ khu vực thành thị. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Lạng Sơn năm 2005 là 29,07% và năm 2008 giảm xuống còn 19,32%. Tốc độ giảm nghèo trung bình hàng năm của tỉnh là 2,5% [102, tr.4] và của huyện Cao Lộc là 2,27%. Từ năm 2006 đến năm 2009, huyện Cao Lộc cấp phát được 47.969 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và người dân xã đặc biệt khó khăn. Năm 2009, 10.852 người nghèo và người dân các xã đặc biệt khó khăn của huyện Cao Lộc được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Bằng nguồn vốn của “Quỹ vì người nghèo”, đến năm 2009, toàn tỉnh xây dựng và sửa chữa được 1.282 nhà đại đoàn kết, trong đó huyện đã hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 169 nhà, chiếm 13,18% [94, tr.6]. Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của huyện và toàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành. Như vậy, công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện các chính sách xã hội của huyện Cao Lộc được tiến hành có hiệu quả cao. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện thấp hơn toàn tỉnh, các kết quả về đào tạo, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khoẻ, hỗ trợ về nhà ở, giáo dục cho người nghèo đạt kết quả cao hơn so với toàn tỉnh, tuy nhiên, tốc độ giảm nghèo của huyện chưa đạt mặt bằng chung của tỉnh. Những thành tựu trong việc thực hiện các chính sách xã hội của huyện đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. 3.1.3 Về an ninh - quốc phòng Cao Lộc là huyện biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường sắt và một số cửa khẩu tiểu ngạch, đường mòn qua Trung Quốc, có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 95 các tuyến đường Quốc lộ 1A, 1B, 4A, 4B đi qua, thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, với các vùng miền trong nước và với nước ngoài… Vì vậy, Cao Lộc luôn được xác định là địa bàn trọng điểm về an ninh - quốc phòng không chỉ đối với tỉnh Lạng Sơn mà còn đối với cả nước. Công tác tuyển quân năm 2009 được tiến hành chặt chẽ, bảo đảm dân chủ, công khai, công bằng, đúng luật. Huyện ra quyết định gọi 115 công dân nhập ngũ và bàn giao cho các đơn vị nhận quân, đạt 100% chỉ tiêu Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Tỷ lệ công dân đến đăng ký trực tiếp đạt 32,7%, tỷ lệ này thấp hơn mặt bằng của tỉnh. Tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ năm 2009 theo pháp lệnh, đạt 1,8% tổng dân số, tỷ lệ chung của tỉnh là 1,7%. Từ 2006 đến 2009, các lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại của huyện đã phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu, gian lận, thu nộp cho ngân sách của huyện 19,7 tỷ đồng [91, tr.4]. Trong năm 2009, toàn tỉnh đã phát hiện 2.573 vụ buôn lậu và gian lận thương mại, xử phạt hành chính và tịch thu hàng hoá với tổng trị giá 33,1 tỷ đồng [105, tr.11]. Riêng huyện Cao Lộc đã xử lý 1.015 vụ vi phạm (chiếm 39,25% tổng số vụ vi phạm được phát hiện trong toàn tỉnh), với giá trị hàng hoá là 9,2 tỷ đồng (đóng góp 27,79% trị giá hàng hoá thu được trong toàn tỉnh). Năm 2009, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra 281 vụ vi phạm hình sự, đã điều tra làm rõ 232 vụ, 314 đối tượng tội phạm, đạt 82,6% số vụ xảy ra, thu hồi tài sản trị gái 538,2 triệu đồng. Trong đó huyện Cao Lộc góp phần làm rõ 48 vụ với 45 đối tượng (chiếm 20,69% tổng số vụ được làm rõ trong toàn tỉnh). Các vụ án đặc biệt nghiêm trọng của huyện trong năm 2009 được điều tra làm rõ 100%, tỷ lệ này của tỉnh là 93,33%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 96 Tuy nhiên, tình hình an toàn giao thông của huyện vẫn diễn biến phức tạp, số vụ, tỷ lệ người bị chết và thương vong cao hơn so với tỷ lệ chung của tỉnh. Trong năm 2009, toàn tỉnh Lạng Sơn xảy ra 170 vụ tai nạn giao thông, làm chết 139 người, bị thương 188 người. Trên địa bàn huyện xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, chiếm 17,65% tổng số vụ, làm 57 người chết và bị thương, chiếm 17,43% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông trong toàn tỉnh. Lực lượng cảnh sát giao thông huyện, lập biên bản, xử phạt hành chính 3.475 trường hợp phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu trên 880 triệu đồng nộp ngân sách Nhà nước. Có thể khẳng định trong những năm gần đây, huyện Cao Lộc đã làm tốt công tác bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Các vụ việc về an ninh trật tự xảy ra ở cơ sở cơ bản đều được giải quyết kịp thời, tạo được niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân, góp phần tích cực trong công tác đảm bảo giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Huyện đã quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng địa phương, thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc nhằm giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền huyện đã đấu tranh có hiệu quả với các hành vi, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại. Cao Lộc là huyện đi đầu trong công tác chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại của tỉnh, góp phần tích cực ổn định thị trƣờng, tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh tuân thủ pháp luật, tạo môi trƣờng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của địa phƣơng, tăng thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 97 3.2 Những mặt tồn tại và phƣơng hƣớng khắc phục Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc toàn huyện, kinh tế của huyện Cao Lộc trong thời kỳ đổi mới tăng trưởng nhanh chóng, các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, quốc phòng và an ninh được đảm bảo, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân được nâng cao, chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc trong thời kỳ đổi mới còn một số mặt tồn tại, cần khắc phục. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với mặt bằng chung của tỉnh, nhưng còn thiếu bền vững, thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của tỉnh. Kinh tế ở các xã vùng cao, các xã đặc biệt khó khăn và một số vùng có đông đồng bào dân tộc còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác lạc hậu, một số hộ nông dân thiếu đất sản xuất. Cơ sở hạ tầng, nhất là cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn ở một số xã còn thấp kém, thiếu đồng bộ. Kinh tế lâm nghiệp bước đầu có chuyển biến nhưng chưa rõ nét, chưa thật sự bảo đảm cho đồng bào các dân tộc sống và gắn bó với nghề rừng. Huy động các nguồn lực đầu tư vào địa bàn đạt thấp, tiến độ thực hiện các dự án về dịch vụ, thương mại còn chậm, các công trình xây dựng còn chậm so với kế hoạch đề ra, một số dự án, công trình chậm thực hiện nghiệm thu thanh toán, do đó giải ngân thanh toán không theo tiến độ. Tình hình xã hội còn nhiều tồn tại, bất cập. Tỷ lệ hộ nghèo tại các xã đặc biệt khó khăn như Công Sơn, Mẫu Sơn, các xã vùng sâu,vùng xa còn cao, khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc trong huyện có xu hướng gia tăng. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo chưa đồng đều giữa các vùng, ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 98 huyện, chất lượng giáo dục còn thấp. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho ngành giáo dục, công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo dục còn nhiều khó khăn. Chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngày càng cao của kinh tế - xã hội địa phương. Công tác chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn còn nhiều hạn chế, trang thiết bị y tế ở các cơ sở y tế, kể cả ở bệnh viện huyện còn lạc hậu, thiếu các thiết bị hiện đại để phục vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân một cách tốt nhất. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm đạt được nhiều kết quả nhưng chưa thật vững chắc, tốc độ giảm nghèo còn thấp, tỷ lệ số hộ rơi vào nghèo hàng năm còn cao. Một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan chưa được bài trừ. Một số bản sắc, phong tục tập quán trong văn hoá của các dân tộc thiểu số đang bị mai một. Mức hưởng thụ văn hoá của đồng bào chưa cao và chưa đồng đều. Một số tệ nạn xã hội vẫn còn nhức nhối như tệ nạn nghiện hút ma tuý, mại dâm, lô đề... Tai nạn giao thông giảm chậm, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông cao. Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn huyện còn diễn biến phức tạp. Công tác quản lý tài chính ngân sách, quản lý tài sản công, ở một số cơ quan, đơn vị còn lỏng lẻo, còn tình trạng chi sai nguyên tắc, lãng phí. Nhiều nơi môi trường sinh thái đang tiếp tục bị suy thoái và huỷ hoại nghiêm trọng, công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập. Đứng trước những tồn tại, hạn chế trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Cao Lộc phải định ra được những giải pháp cụ thể, thích hợp để thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh chóng, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên mảnh đất biên giới giàu tiềm năng. Trong khuôn khổ luận văn này chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số phương hướng, biện pháp nhằm khắc phục những vấn đề còn tồn tại trên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 99 - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững. Chủ động khai thác những tiềm năng, thế mạnh của địa phương, sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước để phát triển kinh tế - xã hội, giúp đồng bào các dân tộc trên địa bàn ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. - Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, du lịch, kinh tế cửa khẩu, vốn là thế mạnh của huyện. Tranh thủ cơ chế chính sách của Trung ương, của tỉnh về phát triển hệ thống chợ, hệ thống giao thông, khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, khu du lịch Mẫu Sơn... trên cơ sở đó xây dựng chế độ ưu đãi cho các nhà đầu tư tại các khu vực biên giới, các điểm chợ, khu du lịch theo quy hoạch. Đi đôi với việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu tại khu vực cửa khẩu biên giới bằng nguồn vốn ngân sách, phải tích cực quảng bá, giới thiệu đến các nhà đầu tư nhằm huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng. Hàng năm tiếp tục đưa kế hoạch phát triển thương mại - dịch vụ, kinh tế cửa khẩu vào nội dung trọng điểm của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư cho các trục giao thông nối các điểm chợ, khu vực cửa khẩu, khu du lịch với vùng kinh tế động lực của thành phố Lạng Sơn. - Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xoá đói, giảm nghèo, làm tốt chính sách trợ giúp các hộ nghèo. Giải quyết ngay những vấn đề bức xúc như tình trạng thiếu lương thực, thiếu nước sinh hoạt, nhà ở tạm bợ, không đủ tư liệu sản xuất, giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất. Hướng dẫn nông dân sử dụng giống mới, áp dụng các tiến bộ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 100 kỹ thuật trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ phát triển các ngành thủ công truyền thống, xoá dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn. - Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn huyện, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội - Tăng cường tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cho mọi người về ý nghĩa, tầm quan trọng và yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ môi trường và tài nguyên rừng. Thực hiện có hiệu quả các chương trình bảo vệ và phát triển rừng, tăng độ che phủ rừng, bảo vệ các nguồn nước sông suối, chống xói mòn đất. Quy hoạch và quản lý chặt chẽ việc phát triển sản xuất công nghiệp, việc khai thác tài nguyên khoáng sản, các công trình thuỷ lợi nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội nhưng phải đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái và chống ô nhiễm nguồn nước. Đa dạng hoá việc giao đất, giao rừng gắn kết hợp lợi ích của Nhà nước - cộng đồng - gia đình - doanh nghiệp. Xây dựng và mở rộng các mô hình phát triển kinh tế rừng với bảo vệ và phát triển vốn rừng. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân đấu tranh phòng chống cháy rừng, khai thác lâm sản trái phép. - Thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cho địa phương. Củng cố hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú huyện và các trường học ở vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh việc tổ chức các trường mẫu giáo công lập. Đa dạng hoá, phát triển nhanh các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên, cử tuyển học sinh dành cho con em các dân tộc vào học tại các trường đại học, cao đẳng. Thực hiện một số ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có tài năng, trí tuệ từ các nơi về địa phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 101 để giúp đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội, để xây dựng huyện trở nên giàu về kinh tế, vững về chính trị, đảm bảo an ninh - quốc phòng. - Tăng cường đầu tư cơ sở khám chữa bệnh, trang thiết bị y tế, cán bộ y tế cho các xã, thôn, bản, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, khuyến khích trồng và sử dụng các loại cây thuốc dân gian. - Về công tác quốc phòng: Phát huy sức mạnh tại chỗ để sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, không để xảy ra những “điểm nóng” về an ninh, trật tự xã hội. Tiếp tục xây dựng, phát triển nhanh các khu vực kinh tế kết hợp quốc phòng. Thực hiện tốt chính sách tín ngưỡng và tôn giáo, kiên quyết ngăn chặn việc lợi dụng chính sách tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng để hoạt động phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc chống phá sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. - Công tác cán bộ là khâu then chốt để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, là nhân tố quyết định trong công cuộc đổi mới ở địa phương. Vì vậy, Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện phải có kế hoạch cụ thể để xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở các xã vùng sâu, vùng xa, có qui hoạch cán bộ các cấp. Củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Thực hiện tốt việc kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở, kiên quyết khắc phục tình trạng quan liêu, xa dân của một số cán bộ. Thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, luân chuyển cán bộ. - Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, chống mọi biểu hiện cục bộ, gây chia rẽ bè phái mất đoàn kết giữa các dân tộc trong các thôn, bản, làng xã và trong huyện. - Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình phủ sóng phát thanh, truyền hình, tăng cường các hoạt động văn hoá thông tin, tuyên truyền hướng về Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 102 cơ sở. Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh, truyền hình, làm tốt công tác nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hoá của các dân tộc. - Để giữ vững, ổn định an ninh trật tự, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội huyện, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án thế trận an ninh nhân dân. Tiếp tục củng cố, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc gia. Xác định rõ vai trò, phạm vi trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội trên địa bàn trong công tác phòng chống tội phạm. Chủ động phát hiện phòng ngừa đấu tranh có hiệu quả với mọi âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Tiếp tục quan tâm xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện về tư tưởng, chính trị và tổ chức, nâng cao năng lực trình độ, trách nhiệm trong thực thi nhiệm vụ. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho lực lượng vũ trang đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ vững an ninh - quốc phòng trong tình hình mới. Tiểu kết Qua 23 năm tiến hành đổi mới theo đường lối của Đảng, Cao Lộc với những thế mạnh riêng đã nhanh chóng trở thành huyện có tốc độ tăng trưởng khá của tỉnh và có vị trí, vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn. Mặc dù là huyện có diện tích đất nông nghiệp ít, đất đai canh tác không màu mỡ nhưng với việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi nên Cao Lộc vẫn là huyện có sản lượng lương thực trung bình của tỉnh. Ngành công nghiệp - xây dựng huyện có tốc độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 103 tăng trưởng cao hơn các địa phương khác của tỉnh, giá trị sản xuất của ngành hàng năm chiếm khoảng 10% giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh. Thương mại - dịch vụ, du lịch là thế mạnh của huyện. Qua các giai đoạn phát triển, Cao Lộc luôn có những giải pháp tích cực để phát huy thế mạnh đó. Đóng góp hàng năm của ngành thương mại - dịch vụ, du lịch huyện vào tổng sản phẩm ngành thương mại - dịch vụ của tỉnh khoảng 14%, trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng ngành thương mại - dịch vụ nhanh nhất tỉnh. Cùng với thành phố Lạng Sơn, Cao Lộc là một trong những địa phương thu hút đông khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt trong những lễ hội xuân ở các xã, thị trấn. Không chỉ có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh, Cao Lộc còn là địa bàn trọng yếu trong việc giữ vững an ninh chính trị, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, tội phạm và các tệ nạn xã hội. Cao Lộc đã làm tốt vai trò ”phên giậu” của quốc gia, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc vùng biên cương Tổ quốc, tạo điều kiện cho đất nước phát triển vững mạnh. Bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc còn tồn tại một số hạn chế, thiếu sót. Kinh tế huyện phát triển nhanh nhưng còn tiềm ẩn nhiều yếu tố thiếu bền vững. Sự phát triển kinh tế ở các vùng không đồng đều, kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn chậm phát triển. Sự chuyển đổi cơ cấu trong nông - lâm nghiệp còn chậm và chưa vững chắc. Xã hội còn nhiều vấn đề bất cập. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xã còn cao, khoảng cách chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp nhân dân ngày càng cao. Sự phát triển văn hoá - xã hội chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế. Giáo dục, y tế có bước phát triển nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương. Các tệ nạn xã hội, tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp, chưa giải quyết được triệt để. Môi trường Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 104 sinh thái nhiều nơi bị suy thoái. Đứng trước những vấn đề còn tồn tại trên, Đảng bộ và chính quyền huyện Cao Lộc cần phải định ra được những giải pháp thích hợp, đồng bộ để thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện phát triển nhanh chóng, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 105 KẾT LUẬN 1. Cao Lộc là một huyện biên giới miền núi nhưng có nhiều tiềm năng, thế mạnh so với các địa phương khác để phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là thương mại - dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu. Phát huy thế mạnh trên, Cao Lộc có thể trở thành một trung tâm thương mại của tỉnh Lạng Sơn, là nơi trung chuyển hàng hoá giữa tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) với tỉnh Lạng Sơn và với các địa phương khác trong cả nước và là vùng kinh tế động lực, thúc đẩy công nghiệp, thương mại - dịch vụ của tỉnh phát triển. 2. Sau 23 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, chính quyền và nhân dân huyện Cao Lộc đã quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhờ đó, kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc có những chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Diện mạo huyện Cao Lộc thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc: - Kinh tế phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng cao ở tất cả các ngành, đặc biệt là công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2009 của huyện là 11,91%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 16,33%, thương mại - dịch vụ tăng 14,44%. Cao Lộc là một trong những huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất tỉnh Lạng Sơn. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế huyện, ngành thương mại - dịch vụ, du lịch chiếm tỷ trọng cao nhất với 44,38%, công nghiệp - xây dựng chiếm 27,58%, nông - lâm nghiệp chiếm 28,04%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 106 Cao Lộc là địa phương có tốc độ chuyển dịch cơ cấu nhanh nhất so với các địa phương khác trong tỉnh Lạng Sơn. Thu nhập bình quân tính theo đầu người hàng năm đều tăng. Năm 2009, thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 10,63 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 15,17%, thấp hơn tỷ lệ hộ nghèo của toàn tỉnh. - Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội huyện có những bước tiến vững chắc. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao. Đường giao thông, điện lưới quốc gia, trường học, bệnh viện, trạm xá, các công trình phúc lợi được đầu tư, phát triển. Chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, quốc phòng an ninh được củng cố, quan hệ đối ngoại với Trung Quốc ngày càng phát triển. 3. Xây dựng huyện Cao Lộc thành một huyện phát triển về kinh tế - xã hội là mục tiêu xuyên suốt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện. Qua 23 năm xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, bên cạnh những thành tựu to lớn đạt được, còn một số mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Đứng trước những khó khăn đó, huyện cần tổng kết kinh nghiệm trong chặng đường đã qua nhằm tìm ra những giải pháp tích cực, đồng bộ để phát huy những thành tựu và khắc phục những hạn chế, tồn tại, thúc đẩy kinh tế - xã hội huyện Cao Lộc phát triển nhanh chóng và bền vững. Trong đó cần chú ý tới việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; chính sách khoa học, công nghệ, môi trường, huy động vốn đầu tư, mở rộng thị trường. Đồng thời cần vạch rõ phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong những năm tiếp theo sẽ là: - Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ. Chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 107 kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi và nông sản hàng hoá. Khuyến khích phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh. Tập trung phát triển những sản phẩm có lợi thế như vật liệu xây dựng, đồ uống và các đặc sản xứ Lạng trên đất Cao Lộc nhằm từng bước tạo ra khối lượng lớn hàng hoá có chất lượng cao và có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước và quốc tế. Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng các hoạt động thương mại, dịch vụ ở khu vực thị trấn, cửa khẩu. - Phát triển nguồn nhân lực địa phương, tạo cơ sở để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo chiều sâu. Đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ. Tuyển chọn, giới thiệu thanh niên chưa có nghề nghiệp vào học các trường dạy nghề, từng bước điều chỉnh cơ cấu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đẩy nhanh các hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ vào quản lý, sản xuất, kinh doanh. - Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu vực nông thôn; đẩy mạnh, khuyến khích, tạo điều kiện cho các hoạt động thương mại, dịch vụ. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh các dự án xây dựng khu dân cư, các dự án đầu tư vào lĩnh vực thương mại, dịch vụ trên địa bàn; tăng nguồn thu, ổn định chi ngân sách. - Phát triển kinh tế gắn với bảo đảm an ninh - quốc phòng, an sinh xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo, đẩy mạnh tốc độ giảm nghèo hàng năm. Tăng cường bảo vệ tài nguyên, môi trường. Với những định hướng đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân các dân tộc huyện Cao Lộc sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 108 hóa, hiện đại hóa, xây dựng quê hương biên giới giàu mạnh, công bằng, dân chủ và văn minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc (1993), Lịch sử khu du kích Ba Sơn, lưu trữ tại Ban tuyên giáo huyện Cao Lộc. 2. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc (2005), Lịch sử Đảng bộ huyện Cao Lộc (1930-1985), lưu trữ tại Ban tuyên giáo huyện Cao Lộc. 3. Ban chấp hành Đảng bộ huyện Cao Lộc (2010), Lịch sử Đảng bộ huyện Cao Lộc (1986-2005), lưu trữ tại Ban tuyên giáo huyện Cao Lộc. 4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng sơn (2002), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng sơn từ Đại hội đến Đại hội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn (1955-1985), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. 6. Chi cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (1991), Số liệu thống kê tỉnh Lạng Sơn (1980- 1990), Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn. 7. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (1999), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 1998, Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn. 8. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2005), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2004, Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn. 9. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2009), Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2008, Phòng tổng hợp Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn. 10. Hoàng Văn Cường (2005), Xu hướng phát triển kinh tế- xã hội các vùng dân tộc miền núi, Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 11. Trường Chinh (1987), Đổi mới là đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 109 12. Trường Chinh (2009), Tuyển tập (1976-1986), tập III, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Chỉnh, Vũ Quốc Việt (2002), Kinh tế Việt Nam đổi mới, những phân tích và đánh giá quan trọng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 14. Lê Duẩn (1986), Nắm vững đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa, tiến lên xây dựng kinh tế địa phương vững mạnh, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 15. Lê Duẩn (2009), Tuyển tập (1975-1986), tập III, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 16. Trần Dũng (2006), Chuyển biến kinh tế - xã hội thị xã Vĩnh Yên( Vĩnh Phúc) từ khi tái lập tỉnh(1997) đến 2005, luận văn thạc sĩ Lịch sử, Thái Nguyên. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng về phát triển công nghiệp, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Đảng về phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 21. Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, những vấn đề lí luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. Phạm Văn Đồng (1984), Tạo bước chuyển biến mới để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế – xã hội trong những năm trước mắt, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 110 23. Hội đồng nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2009), Nghị quyết về một số chủ trương, giải pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 2009, lưu trữ tại kho lưu trữ Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 24. Nhâm Quốc Hưng (2006), Tình hình kinh tế xã hội thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên trong thời kì đổi mới( từ năm 1996 đến năm2005), luận văn thạc sĩ Lịch sử, Thái nguyên. 25. Nguyễn Văn Linh (1987), Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. 26. Nguyễn Văn Linh (1991), Đổi mới để tiến lên, Nhà xuất bản sự thật, Hà Nội. 27. Đỗ Mười (1992), Sự nghiệp đổi mới vì chủ nghĩa xã hội, Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội. 28. Phạm Xuân Nam (1991), Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. 29. Phòng Thống kê huyện Cao Lộc (1998), Niên giám thống kê huyện Cao lộc 1995-1997, lưu trữ tại Phòng Thống kê huyện Cao Lộc. 30. Phòng Thống kê huyện Cao Lộc (2001), Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2000, lưu trữ tại Phòng Thống kê huyện Cao Lộc. 31. Phòng Thống kê huyện Cao Lộc (2006), Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2005, lưu trữ tại Phòng Thống kê huyện Cao Lộc. 32. Phòng Thống kê huyện Cao Lộc (2010), Niên giám thống kê huyện Cao Lộc năm 2009, lưu trữ tại Phòng Thống kê huyện Cao Lộc. 33. Tỉnh uỷ Lạng Sơn (2006), Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Lạng Sơn. 34. Trung tâm báo chí nước ngoài (2001), Việt Nam con đường cải cách, Nhà xuất bản quân đội nhân dân, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 111 35. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1986), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 1985, phương hướng, nhiệm vụ năm 1986, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 36. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1987), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 1986, phương hướng, nhiệm vụ năm 1987, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 37. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1988), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1987 và phương hướng, nhiệm vụ năm 1988,, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 38. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1989), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 1988 và những nhiệm vụ, chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 1989, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 39. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1990), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1989 và phương hướng - nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1991, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 40. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1991), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 1990 và phương hướng, nhiệm vụ - mục tiêu kinh tế, xã hội năm 1991, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 41. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1992), Báo cáo tình hình kết quả thực hiện mục tiêu - nhiệm vụ kinh tế- xã hội năm 1991 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1992, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 42. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1993), Báo cáo tình hình thực hiện mục tiêu, nhiện vụ kinh tế- xã hội năm 1992 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 1993, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 112 43. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1994), Báo cáo thực hiện mục tiêu nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 1993 và phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 1994, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 44. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1995), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 1994, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 45. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1996), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 1995 và phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 1996, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 46. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1997), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 1996 và một số công tác trọng tâm quý I năm 1997, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 47. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1998), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng năm 1997 và phương hướng nhiệm vụ năm 1998, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 48. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (1999), Báo cáo thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1998 và phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu năm 1999, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 49. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2000), Báo cáo tổng kết thực hiện kế hoạch Nhà nước năm 1999, phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2000, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 50. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2001), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2001, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 113 51. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2002), Báo cáo tình hình thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh năm 2001 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2002, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 52. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2003), Báo cáo tình hình thực hện các nhiệm vụ mục tiêu kinh tế - xã hội năm 2002, phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu năm 2003, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 53. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2003), Báo cáo kết quả ba năm thực hiện chương trình 135 1999-2002 huyện Cao Lộc, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 54. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2003), Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 55. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2003), Báo cáo tổng kết đông xuân năm 2002-2003 và phương hướng, nhiệm vụ sản xuất đông xuân 2003-2004, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 56. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2003), Báo cáo thực hiện đầu tư phát triển 2003, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 57. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2004), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2003, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 58. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2004), Báo cáo một năm thực hiện nghị quyết hội nghị lần thứ VII (phần 2) khoá IX về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” về công tác dân tộc, công tác tôn giáo, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 59. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2004), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình xã điểm toàn diện năm 2001-2003, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 114 60. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2004), Báo cáo tình hình hoạt động và kết quả triển khai quy chế thực hiện cơ chế “một cửa”, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 61. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2005), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2004, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 62. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2006), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 63. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2007), Báo cáo thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2006 và phương hướng nhiệm vụ kế hoạch năm 2007, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 64. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2007), Báo cáo sơ kết ba năm thực hiện quyết định 120/2003/QP-TTG ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 65. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2007, nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch năm 2008, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 66. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2008), Báo cáo tình hình triển khai và kết quả thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II, huyện Cao Lộc, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 67. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo “100 năm thành lập huyện Cao Lộc”, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 68. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tại đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Cao Lộc lần thứ nhất 2009, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 115 69. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo năm 2009, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 70. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo hiện trạng các công trình thuỷ lợi, quy hoạch giai đoạn 2010-1015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn huyện, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 71. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo kết quả công tác quốc phòng địa phương năm 2009 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 72. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá giai đoạn 2006-2009, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 73. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo kết quả triển khai các dự án quy hoạch chi tiết đô thị, cửa khẩu, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 74. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2009 huyện Cao Lộc, phòng thống kê huyện Cao Lộc. 75. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 07- CT/TU ngày 14/07/2006 về đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2006-2010 và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 31/08/2006 về việc thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 76. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình công tác đối ngoại năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 116 77. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 78. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009 và kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc 79. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện giao thông địa phương trong năm 2009 trên địa bàn huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 80. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2009, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 81. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ Quyết định số 120/2003QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng chính phủ, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 82. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi năm 2009, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 83. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tổng kết 20 năm phong trào xây dựng làng văn hoá (1989-2009) và tuyên dương làng văn hoá tiêu biểu huyện Cao Lộc năm 2009, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 84. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc trong những năm qua và định hướng đến năm 2020, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 117 85. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2009), Báo cáo về việc kiểm tra tình hình hoạt động khai thác lâm sản và chuyển mục đích sử dụng rừng trên phạm vi toàn huyện, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 86. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo kết quả thực hiện đề án mở rộng hệ thống truyền thanh - truyền hình ở cơ sở giai đoạn 2006-2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 87. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện công tác cải cách hành chính theo Nghị quyết Trung ương V (khoá X) trên địa bàn huyện Cao Lộc, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 88. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo sơ kết 5 năm triển khai các đề án thực hiện chương trình hành động thực hiện nghị quyết X của Đảng, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 89. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo thực hiện đề án nâng cao chất lượng giáo dục 2006-2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 90. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, nhiệm vụ mục tiêu kế hoạch năm 2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 91. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đề án đẩy mạnh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 92. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 43/2004 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Lạng Sơn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản giai đoạn 2004-2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 118 93. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đề án phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2006-2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 94. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đề án xoá đói giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 95. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 10 năm công tác phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2000-2010 trên địa bàn huyện Cao Lộc, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 96. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thi số 48/2005 của Ban thường vụ Tỉnh uỷ Lạng Sơn về đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, kinh tế đồi rừng, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 97. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện đề án thế trận an ninh nhân dân vững mạnh giai đoạn 2006-2010, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 98. Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc (2010), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng giai đoạn 2006-2010, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2010-2015, phòng lưu trữ huyện Cao Lộc. 99. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2007 và tình hình 2 tháng đầu năm 2008, kho lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 100. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản năm 2008, kế hoạch xây dựng cơ bản năm 2009, kho lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên 119 101. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2008), Báo cáo tình hình thực hiện dự toán thu, chi ngân sách năm 2008, phương án phân bổ ngân sách địa phương năm 2009, kho lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 102. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2009), Báo cáo tóm tắt kết quả nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu năm 2008, kế hoạch năm 2009, kho lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 103. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2009), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc và phong trào thi đua yêu nước các dân tộc thiểu số trong những năm qua; định hướng đến năm 2020, kho lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 104. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2009), Báo cáo tổng hợp dự án điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển thương mại trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020, kho lưu trữ uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 105. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (2010), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2010, kho lưu trữ ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn. 106. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Viện dân tộc học (1996), Những biến đổi kinh tế - văn hoá các vùng núi phía Bắc, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên PHỤ LỤC Trụ sở Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc trong thời kỳ đổi mới [Nguồn: tác giả] Trường Trung học Phổ thông Cao Lộc trong thời kỳ đổi mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên [Nguồn: tác giả] Biểu diễn văn nghệ trong lễ hội Ba Sơn [Nguồn: langson.gov.vn] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Đền Mẫu Đồng Đăng trong ngày lễ hội [Nguồn: tác giả] Đào Mẫu Sơn - một đặc sản nổi tiếng của Xứ Lạng [Nguồn: langson.name] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng [Nguồn: langson.name] Du khách chờ làm thủ tục xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên [Nguồn: tác giả] Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị [Nguồn: tác giả] Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm và làm việc với huyện Cao Lộc (tháng 9-2003) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên [Nguồn: Uỷ ban nhân dân huyện Cao Lộc] Toàn cảnh thị trấn Đồng Đăng (huyện Cao Lộc) trong thời kỳ đổi mới [Nguồn: langson.name] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Một đoạn đường quốc lộ 1A chạy qua địa phận thị trấn Đồng Đăng [Nguồn: tác giả] Di tích nhà bia Thuỷ Môn Đình được xếp hạng di tích văn hoá cấp tỉnh [Nguồn: tác giả] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Băng tuyết trên đỉnh Mẫu Sơn [Nguồn: langson.name] Nông dân xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc thu hoạch vụ lúa xuân [Nguồn: tác giả] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Xưởng sản xuất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Long [Nguồn: tác giả] Nhà máy xi măng Hồng Phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên [Nguồn: tác giả]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV2010_SP_HoangThiThanhHue.pdf