MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội hiện nay, với sự toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật phát
triển, khối lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng thì yêu cầu làm việc theo nhóm là một
xu thế làm việc rất phát triển và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Bởi lẽ ngày nay không
ai có thể tự mình nắm vững tất cả các thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa không phải
công việc nào, vấn đề nào hay tình huống nào chúng ta đều có thể tự mình giải quyết hiệu
quả. Vì vậy, làm việc theo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung sức
mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của
cá nhân, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng Nhóm không chỉ là môi
trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội.
Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nói: “ Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường
hoạt động, dùng phương pháp hoạt động Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy
và trò, giữa trò và trò có tác dụng rất lớn”. Nhà trường hiện nay phải coi trọng việc tổ chức
cho học sinh – sinh viên hoạt động độc lập theo nhóm. HĐN trong và ngoài giờ học là hoạt
động thiết thực, giúp SV tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp họ nắm vững và đào sâu
tri thức, biết lắng nghe và học cách suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi
người, biết chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra ý kiến và cùng nhau giải quyết những vấn đề chung.
HĐN là nơi mọi người thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khuyến khích sự độc lập, tự chủ, thái độ có
trách nhiệm, kích thích tinh thần hợp tác, giúp SV nâng cao và chia sẻ nhận thức của mình.
HĐN còn phát huy sức mạnh tập thể: công việc được hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, sáng tạo
hơn và phong phú hơn, nâng cao khả năng làm việc của từng cá nhân, phát huy tối đa ưu thế
của mỗi người.
Với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm: phát huy tính tích cực, chủ động sáng
tạo của người học nghĩa là phải thay đổi vai trò của người thầy và cách học của SV. Nếu trước
kia, vai trò chính của thầy là truyền đạt kiến thức còn trò là người tiếp thu kiến thức chủ yếu từ
thầy một cách thụ động, thì ngày nay vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn SV học,
người học phải là chủ thể tự giác tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức, hình thành KN.
Chính người học phải tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học từ bạn và xã hội hóa việc học
của mình. Ngày này, dạy học quan trọng không phải là truyền đạt cho SV bao nhiêu kiến thức,
mà là trang bị cho SV khả năng tự thu nhận kiến thức, hình thành cho họ các KN thực hành, tư duy phê phán và sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, KN giao tiếp, KN làm việc nhóm Vì
thế, dạy học phải thông qua các tổ chức hoạt động của người học. Hơn nữa, trong học tập,
không phải mọi tri thức kỹ năng thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần
túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy – trò, trò – trò tạo nên mối quan hệ hợp
tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Hoạt động học tập được tiến hành theo
nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, tính
cách của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức kỹ luật, tinh thần
tương trợ, ý thức cộng đồng nhờ đó mà hiệu quả học tập sẽ tăng lên, bài học vận dụng được
vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp.
Hiệu quả của “HĐN trong học tập” là không thể phủ nhận, nhưng không phải SV nào cũng
đạt kết quả cao khi học và làm việc theo nhóm, thậm chí ít hiệu quả hơn so với làm việc cá
nhân. Vì chất lượng HĐN còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như: môi trường học tập, vốn sống,
kinh nghiệm, trình độ nhận thức và kiến thức về HĐN của bản thân SV, song quan trọng nhất
là SV phải có KN HĐN. KN HĐN sẽ giúp SV biết cách học và cách làm việc theo nhóm, nâng
cao chất lượng học tập và hình thành các KN xã hội cần thiết.
Vì vậy, SV cần được trang bị KN HĐN khi bắt đầu bước chân vào Đại học, điều này hoàn
toàn phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay là dạy học theo nhóm. Tuy nhiên, thực tiễn cho
thấy tại các trường đại học dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn
luyện KN HĐN cho SV, điều này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo và kết quả học
tập của SV. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về KN học
tập của SV như “Nghiên cứu kỹ năng tự học trên lớp của sinh viên sư phạm” của Nguyễn Thị
Bích Hạnh, “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa
sư phạm trường Đại học Tiền Giang” của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về KN HĐN trong học tập của SV.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kỹ năng
hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát thực trạng biểu hiện KN HĐN trong học tập của SV trường Đại học Sài Gòn,
qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN trong học tập của SV.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu.
3.2 Khảo sát mức độ nhận thức của SV về KN HĐN trong học tập. 3.3 Khảo sát mức độ biểu hiện của SV về KN HĐN trong học tập.
3.4 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN trong học tập, trên cơ sở
đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN cho SV.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Biểu hiện KN HĐN trong học tập của SV trường ĐHSG.
4.2 Khách thể nghiên cứu:
Khách thể nghiên cứu chính là 287 SV trường ĐHSG.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Mức độ nhận thức của SV về KN HĐN chưa cao.
- Mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập của SV có sự khác
biệt.
- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KN HĐN của SV, trong đó chủ yếu là do cách học của
SV còn mang tính đối phó, thụ động và cách dạy của GV.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1 Phạm vi về nội dung :
Khi tham gia HĐN trong học tập, SV phải vận dụng nhiều KN bộ phận. Trong đề tài này,
chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng nhận thức và mức độ biểu hiện của 5 kỹ năng sau:
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng thuyết trình
- Kỹ năng thảo luận
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
6.2 Phạm vi về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu là 287 sinh viên năm 1 và năm 3 khối Sư phạm thuộc khoa Tự nhiên
và khoa Xã hội trường ĐHSG được chọn ngẫu nhiên.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp thống kê toán học
8. Đóng góp mới của đề tài
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn KN HĐN của SV.
- Là cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm phát nâng cao KN HĐN cho SV trong nhà
trường.
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 3690 | Lượt tải: 7
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g… giúp SV có biểu hiện
khá cao trong việc thực hiện KN giải quyết vấn đề.
“Tôi chọn giải pháp phù hợp với lợi ích của nhóm” có ĐTB cao nhất (ĐTB = 4.00) của
thang đo mức độ biểu hiện của SV về KN giải quyết vấn đề. Luôn có nhiều ý tưởng và nhiều
giải pháp khi SV cùng nhau HĐN, nhưng họ biết lựa chọn các giải pháp không phải có lợi cho
mình, mà giải pháp đó phục vụ cho lợi ích chung, vì chính lợi ích của nhóm là kết quả mà mỗi
thành viên mong muốn có được. “Tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình” cũng là biểu
hiện được SV thực hiện thường xuyên (ĐTB = 3.94), vì trách nhiệm chính là then chốt đảm bảo
cho mỗi cá nhân nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ của mình đối với nhóm cũng như nhiệm vụ học
tập của bản thân.
Với các yếu tố như “Tôi giải quyết vấn đề dựa vào mục tiêu của nhóm”, “Tôi quan sát, tìm
kiếm thông tin trước khi giải quyết vấn đề”, hay “Tôi trao đổi với các thành viên trước khi ra
quyết định” có ĐTB từ 3.85 đến 3.92, điều này cho thấy SV ý thức họ là một trong những thành
viên của nhóm, họ cần phải cùng nhau làm việc nhằm đưa ra quyết định thỏa đáng.
Với điểm khảo sát các biểu hiện hầu như đều trên mức 3.5, cho thấy SV đã biết “học cách
học, cách làm việc với nhau trong nhóm để tìm ra các giải pháp cho các vấn đề trong học tập
cũng như cuộc sống”.
Tuy nhiên, với các biểu hiện “phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau”, hoặc “tôi đưa
ra nhiều ý tưởng, giải pháp” và “đưa ra các bước thực hiện vấn đề” có ĐTB từ 3.37 đến 3.47
nghĩa là chỉ ở mức trung bình. Điều này thể hiện SV quen cách nhìn “đóng khung cho mọi vấn
đề” trong việc lĩnh hội tri thức mới, chưa chịu khó tìm tòi thông tin mở rộng kiến thức chuyên
môn của mình, ít vận dụng các phương pháp sáng tạo trong học tập, SV luôn nghĩ duy nhất chỉ
có một đáp án mà không tìm ra cách giải quyết hay hơn, mới hơn, độc đáo hơn…và không dám
thay đổi với những cái có sẵn.
Với phương pháp dạy và học hiện nay, GV không còn là người truyền thụ tri thức một
cách thụ động mà là người hướng dẫn SV tìm, chọn và xử lý thông tin. Vì thế, trong quá trình
lĩnh hội tri thức và giải quyết nhiệm vụ học tập, SV phải luôn sáng tạo, luôn biết cách lật ngược
vấn đề theo một cách khác, soi sáng vấn đề từ nhiều khía cạnh chưa ai đề cập tới để tìm ra
nhiều ý tưởng khác nhau…nhằm tìm cho mình cách giải quyết vấn đề tối ưu nhất.
e. Kỹ năng hợp tác, chia sẻ
Kết quả của bảng 3.14 cho thấy ở KN hợp tác - chia sẻ, SV có ĐTB cao nhất trong các KN
là 3.79, chứng tỏ SV đã biểu hiện khá tích cực khi biết phát huy tinh thần hợp tác và đoàn kết
giữa các thành viên trong nhóm.
Bảng 3.14 Mức độ biểu hiện KN hợp tác, chia sẻ của SV
Biểu hiện ĐTB ĐLTC Thứ hạng
1. Tôi tin tưởng và tôn trọng các thành viên 4.13 0.628 1
2. Tôi độc đoán* 4.10 0.838 2
3. Tôi xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình 4.04 0.668 3
4. Tôi mong muốn được học hỏi nơi người khác 4.02 0.748 4
5. Tôi ghi nhận sự đóng góp của người khác 3.99 0.640 5
6. Tôi đặt lợi ích của nhóm lên hàng đầu 3.97 0.779 6
7. Tôi trao đổi thông tin, tài liệu học tập, kinh
nghiệm..với các thành viên 3.96 0.673 7
8. Tôi hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn 3.94 0.661 8
9. Tôi hòa đồng, thân thiện và cởi mở 3.89 0.778 9
10. Tôi làm việc hết mình vì lợi ích chung của nhóm 3.85 0.748 10
11. Tôi đúng giờ trong các buổi làm việc nhóm 3.84 0.729 11
12. Tôi chia sẻ công việc với các thành viên 3.83 0.683 12
13. Tôi quan tâm đến các thành viên 3.81 0.716 13
Biểu hiện ĐTB ĐLTC Thứ hạng
14. Tôi tỏ ra giỏi hơn người khác* 3.80 0.813 14
15. Tôi cạnh tranh lành mạnh 3.78 0.777 15
16. Tôi chỉ trích, phê bình người khác* 3.74 0.780 16
17. Tôi quan tâm đến tiến độ làm việc của nhóm 3.71 0.762 17
18. Tôi chấp nhận sự khác biệt của mọi người 3.70 0.820 18
19. Tôi chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình * 3.69 0.878 19
20. Tôi ỷ lại vào người khác* 3.66 0.878 20
21. Tôi giúp đỡ người khác để hoàn thành công việc 3.56 0.745 21
22. Tôi than phiền về phần việc được giao* 3.54 0.860 22
23. Tôi tỏ thái độ khó chịu khi người khác bất đồng
quan điểm với tôi* 3.52 0.831 23
24. Tôi tìm người đổ lỗi ngay khi có sai lầm* 3.44 1.236 24
25. Tôi vui vẻ nhận phần việc khó khăn 3.40 0.686 25
ĐTB điều hòa của thang đo KN hợp tác, chia sẻ 3.79
Ghi chú: *Là những câu có điểm được mã hóa cho phù hợp với thang đo.
Làm việc nhóm trước tiên phải dựa trên sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. “Tôi tin tưởng
và tôn trọng các thành viên” là biểu hiện được SV đánh giá có ĐTB cao nhất trong thang đo
(ĐTB = 4.13). Khi được hỏi về vấn đề này, SV chia sẻ: khi đã là một nhóm nghĩa là các em
“chúng ta là một đội”, các thành viên phải tuyệt đối tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau, tin tưởng
nhau sẽ tạo nên bầu không khí giao tiếp cởi mở và thoải mái, mọi người sẽ tự tin hơn để trình
bày quan điểm, ý kiến của mình mà không sợ bị các bạn chỉ trích hay phán xét.
“Tôi độc đoán”, “Tôi tỏ ra giỏi hơn người khác” và “Tôi chỉ trích phê bình người khác”
đều được SV biểu hiện trên mức trung bình. Với sự lựa chọn này cho thấy SV không biểu hiện
“cái tôi thái quá” khi làm việc chung với nhóm, không tỏ ra độc tài trong mọi lĩnh vực, hay cho
mình là người biết tất cả, chỉ có mình là đúng và được quyền quyết định mọi vấn đề của nhóm.
Đây là biểu hiện rất đáng khen ngợi của SV.
Khi HĐN, SV có khuynh hướng thường xuyên “xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình
trong nhóm” (ĐTB = 4.04), điều này tưởng như SV không chú ý đến, nhưng lại được SV đánh
giá rất cao, bởi như các em nhận định, khi được phân công nhiệm vụ rõ ràng, phù hợp với sở
trường và mỗi người ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình, đó là sự đảm bảo chắc chắn
cho nhiệm vụ học tập của nhóm hoàn thành hiệu quả nhất.
“Tôi mong muốn học hỏi nơi người khác”, “tôi ghi nhận sự đóng góp của người khác” và
“Tôi trao đổi thông tin, tài liệu học tập, kinh nghiệm..với nhóm” được SV thường xuyên biểu
hiện. Qua trò chuyện, SV cho rằng một khi đã học theo nhóm, mỗi người sẽ phát huy thế mạnh
của mình và bổ sung cho nhau những điểm còn thiếu sót; mỗi thành viên sẽ có cơ hội học tập
kinh nghiệm từ người khác. Một số SV khoa tự nhiên còn khẳng định: người học ngày nay
không chỉ tiếp nhận tri thức thông qua thầy cô trên lớp, mà còn thông qua nhiều nguồn khác
nhau như internet, thư viện, sách báo..và đặc biệt là thông qua “nhóm học tập” mà ở đó các
thành viên phát huy tinh thần hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Khi đã tham gia HĐN, nếu
bản thân không thể hiện sự khiêm tốn học hỏi, biết lắng nghe và ghi nhận thành quả công sức
của người khác thì chúng ta không còn là “đồng đội”, không lắng nghe người khác khi họ trình
bày và cả khi họ phản biện ý kiến của mình, dễ tạo ra sự ganh ghét, bài xích lẫn nhau. Một SV
cho biết, đôi khi trong nhóm cũng có một vài thành viên ích kỷ trong việc chia sẻ “vốn hiểu
biết” của mình tạo ra bầu tâm lý khó chịu, ảnh hưởng không ít đến nhiệm vụ chung của nhóm.
Hợp tác, chia sẻ còn được SV thường xuyên thực hiện bằng cách “hoàn thành công việc
được giao đúng thời hạn” (ĐTB = 3.94). Theo SV khoa xã hội khi được phỏng vấn, các em đều
cho rằng nếu trong nhóm có người không hoàn thành công việc đúng thời hạn, họ sẽ làm đình
trệ công việc của nhóm, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả học tập của người khác.
“Tôi hòa đồng, thân thiện và cởi mở” (9), “Tôi làm việc hết mình vì lợi ích chung của
nhóm” (10), “Tôi chia sẻ công việc với các thành viên trong nhóm” (12) và “Tôi quan tâm đến
các thành viên” (13) là các biểu hiện được SV xếp hạng khá cao trong thang đo, cho thấy SV rất
tích cực biểu hiện sự hợp tác. Xu hướng mở rộng hợp tác, xóa bỏ ngăn cách trong các mối quan
hệ giữa các thành viên giúp SV trở nên gần gũi nhau hơn, hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển.
SV cho biết thêm, chính thái độ hòa đồng, thân thiện, không có sự phân biệt người giỏi, người
trung bình của các bạn…mà tâm lý các em trở nên hưng phấn, các em chờ đón các HĐN và khi
tham gia, các em bị cuốn hút vào công việc hơn bao giờ hết, vì trong nhóm có sự hỗ trợ của
đồng đội, mọi người có thái độ thiện chí với nhau…chính vì vậy mà mọi vấn đề khó khăn của
nhóm thường được giải quyết dễ dàng hơn.
“Tôi đúng giờ trong các buổi HĐN” được SV xếp hạng thứ 11 và có ĐTB khá cao là 3.85.
Kết quả này cho thấy SV đã có thói quen “đúng giờ”, một thói quen không thể thiếu trong xã
hội hiện nay. Qua tham dự và quan sát một số buổi HĐN của SV, người nghiên cứu nhận thấy
đa số SV rất nghiêm túc trong giờ giấc. Các em cho biết, thật bất công và khó chịu khi giờ họp
nhóm bắt đầu mà chỉ có vài người, khi các thành viên đông đủ thì thời gian làm việc chung
không còn nữa, đồng nghĩa với vấn đề của nhóm chưa được giải quyết. Theo SV, không thể
hợp tác tốt, tôn trọng và bình đẳng giữa các thành viên trong nhóm nếu không “đúng hẹn”.
Ngoài ra “Tôi cạnh tranh lành mạnh” có mức độ biểu hiện trên trung bình (ĐTB = 3.78),
cho thấy SV thường xuyên có nhu cầu tự khẳng định mình, mong muốn được đón nhận và thể
hiện mọi tiềm năng của bản thân khi HĐN. Cạnh tranh lành mạnh là làm nổi bật ưu thế của
mình, khiêm tốn hòa nhã trong tranh luận, giữ lập trường nhưng không cố chấp, biết lắng nghe
ý kiến của người khác và bảo vệ luận điểm của mình bằng lý lẽ thuyết phục. Vì vậy, tuy có
cạnh tranh giữa các thành viên nhưng không phải là sự đố kỵ, mà chính là sự “chia sẻ” kinh
nghiệm quí báu của mình để giúp người khác tiến bộ.
SV cũng thường biểu hiện thái độ “quan tâm đến tiến độ làm việc của nhóm” (ĐTB =
3.71). Các thành viên kiểm tra tiến độ làm việc của nhóm là cần thiết, tránh tình trạng “nước
đến chân mới nhảy” nên bài làm sẽ qua loa, cho có, chất lượng kém và mang tính đối phó. Thái
độ thờ ơ, không chú ý, không quan tâm… đến công việc của nhóm cũng là nguyên nhân gây
mất đoàn kết nội bộ, SV cho biết.
“Tôi chấp nhận sự khác biệt của mọi người” có ĐTB là 3.70, lựa chọn này cho thấy “hợp
tác và cởi mở với những khác biệt” được SV thường xuyên thực hiện. Là một tập hợp nhiều
người, mỗi người sẽ có phong cách làm việc khác nhau mà mỗi thành viên trong nhóm cần phải
hiểu và tôn trọng sự khác biệt này. Biết chấp nhận sự khác biệt không phải là dễ dàng thực hiện,
nhiều SV thừa nhận. Nhưng các em khẳng định, một người có khả năng làm việc theo nhóm tốt
là người có thể hiểu và tôn trong phong cách làm việc, cá tính hay phẩm chất của người khác.
Nếu chúng ta thể hiện “cái tôi” của mình quá lớn chắc chắn sẽ dẫn đến hậu quả là bảo thủ, cứng
nhắc và không chịu thừa nhận sai lầm, đây là biểu hiện của thái độ “bất hợp tác”.
“Tôi chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình khi làm việc nhóm” ( 3.70) và “Tôi ỷ lại vào người
khác” ( 3.66) có ĐTB ở mức cao, chứng tỏ SV không có khuynh hướng biểu hiện nó khi tham
gia HĐN. Điều này cho thấy, SV sẵn sàng hy sinh “cái tôi” của mình vì lợi ích chung của
nhóm, không dựa dẫm vào người khác, biết chung sức cùng nhau thực hiện kế hoạch chung của
nhóm. Đa số SV ý thức rất rõ khi đã làm việc nhóm, thì việc đánh giá kết quả học tập là dựa
theo kết quả của nhóm chứ không phải của bất cứ một cá nhân nào, do đó mọi thành viên phải
có trách nhiệm đóng góp, phải hoàn thành công việc của mình, phải hợp tác chặt chẽ với nhau
vì mục tiêu chung của nhóm. “Tôi giúp đỡ người khác để hoàn thành công việc” có ĐTB là
3.56, nhưng cũng cho thấy SV thực hiện thường xuyên.
“Tôi than phiền về công việc được giao” và “Tôi tỏ thái độ khó chịu khi người khác bất
đồng quan điểm với tôi” tuy có ĐTB trên 3.5, nghĩa là SV ít khi biểu hiện điều này, nhưng chỉ
xếp hạng thứ 22 và 23 trong thang đo. Lý giải điều này, SV cho rằng tuy không đến nổi lúc nào
cũng than phiền về công việc của mình, mà các em chỉ mong có sự phân chia công việc hợp lý,
khách quan, công bằng để không ai cảm thấy bị thiệt thòi hay có cảm giác bị bỏ rơi trong nhóm.
Chỉ có hai yếu tố “Tôi tìm người đổ lỗi ngay khi có sai lầm” (ĐTB=3.44) và “tôi vui vẻ
nhận phần việc khó khăn” (ĐTB=3.40) có ĐTB thấp nhất trong thang đo, cho thấy đôi khi SV
mới có những biểu hiện trên. Qua phỏng vấn, SV cho biết bản thân đôi khi cũng chưa thẳng
thắn nhận trách nhiệm về mình khi xảy ra sự cố mà hay tìm cách đổ lỗi do hoàn cảnh, chưa
cùng nhau chịu trách nhiệm chung khi làm việc nhóm. Ngoài ra, lựa chọn của SV cho thấy “Vui
vẻ chấp nhận phần việc khó khăn” là rất khó thực hiện, điều này cũng phù hợp với tâm lý vì
mọi người đều có khuynh hướng “chọn việc nhẹ nhàng”.
3.2.2 Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo khoa, năm
và giới tính
Nhằm tìm hiểu sự khác biệt mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN của SV
theo khoa, theo năm học và theo giới tính hay không? Chúng tôi dùng kiểm nghiệm T-test để
kiểm tra sự khác biệt về ĐTB của các KN bộ phận, kết quả thu được như sau:
a. Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo khoa
Bảng 3 .15 Mức độ biểu hiện của SV đối với KN bộ phận của KN HĐN theo khoa
Tự nhiên Xã hội
Stt Kỹ năng ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC T P.
1 Lắng nghe 3.67 4.782 3.76 5.570 -2.380 0.167
2 Thuyết trình 3.49 8.182 3.51 9.573 -3.560 0.061
3 Thảo luận 3.55 6.631 3.66 7.192 -2.676 0.180
4 Giải quyết vấn đề 3.68 5.350 3.83 6.173 -2.649 0.079
5 Hợp tác, chia sẻ 3.74 8.903 3.77 9.916 -3.578 0.016*
6 KN HĐN 3.62 0.286 3.76 0.337 -3.581 0.086
(*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0.05)
Kết quả so sánh ở bảng 3.15 cho thấy có sự khác biệt mức độ biểu hiện KN hợp tác – chia
sẻ giữa SV khoa Tự nhiên và SV khoa Xã hội. ĐTB mức độ biểu hiện KN hợp tác,chia sẻ của
SV khoa Xã hội cao hơn SV khoa Tự nhiên. Như vậy, khi tham gia HĐN, SV khoa Xã hội đã
có những biểu hiện tích cực hơn khoa Tự nhiên trong việc hợp tác, chia sẻ.
b. Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo năm học
- Bảng 3.16 cho kết quả không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê trong mức độ biểu
hiện các KN bộ phận của HĐN trong học tập, nghĩa là mức độ biểu hiện của SV về các KN
HĐN giữa năm I và năm III như nhau. Có thể nói, SV có được KN HĐN là do tự phát. Nhà
trường chưa có kế hoạch bồi dưỡng và phát triển KN HĐN cho SV. Trong quá trình dạy học,
GV cũng chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện các KN này cho SV.
Bảng 3.16 Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo năm học
Năm I Năm III
Stt Các Kỹ năng HĐN ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC T P.
1 Lắng nghe 3.70 4.968 3.72 5.37 -0.603 0.386
2 Thuyết trình 3.51 9.288 3.62 8.643 -1.931 0.188
3 Thảo luận 3.58 6.572 3.61 7.288 -0.585 0.386
4 Giải quyết vấn đề 3.73 5.901 3.76 5.901 -0.527 0.953
5 Hợp tác, chia sẻ 3.77 9.379 3.84 9.528 -0.875 0.859
6 KN HĐN 3.66 0.320 3.70 0.314 -1.619 0.619
- Mức độ biểu hiện của các KN HĐN nói chung giữa SV năm I và SV năm III cũng không
có sự khác biệt.
c. Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo giới tính
Bảng 3.17 Mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN theo giới tính
Nam Nữ
Stt Các Kỹ năng HĐN ĐTB ĐLTC ĐTB ĐLTC T P.
1 Lắng nghe 3.70 5.353 3.72 5.031 -0.558 0.596
2 Thuyết trình 3.59 9.776 3.54 8.220 0.863 0.047*
3 Thảo luận 3.56 7.662 3.63 6.210 -1.472 0.046*
4 Giải quyết vấn đề 3.76 6.104 3.74 5.546 0.294 0.083
5 Hợp tác, chia sẻ 3.77 10.64 3.81 8.228 -0.895 0.003*
6 KN HĐN 3.67 0.340 3.69 0.296 -0.335 0.101
(*: có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê với mức α = 0.05)
Bảng 3.17 cho kết quả:
Khi tham gia HĐN, giữa SV nam và SV nữ các KN thuyết trình, KN thảo luận và KN hợp
tác - chia sẻ, có sự khác biệt mức độ biểu hiện
- Với KN thuyết trình, ĐTB của SV nam cao hơn SV nữ, khả năng diễn đạt trình bày của
nam tốt hơn nữ.
- KN thảo luận và KN hợp tác chia sẻ, ĐTB của SV nữ đều cao hơn SV nam, điều này có
nghĩa nữ biểu hiện tốt hơn nam khi tham gia thảo luận và hợp tác học tập theo nhóm.
- Không có sự khác biệt mức độ biểu hiện các KN HĐN trong học tập nói chung giữa SV
nam và SV nữ.
3.2.3 So sánh sự khác biệt mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN trong
học tập
Nhằm tìm hiểu có sự khác biệt về mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN
của SV hay không, chúng tôi dùng kiểm nghiệm ANOVA để so sánh sự khác biệt ĐTB giữa
các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập.
Bảng 3.18 So sánh sự khác biệt mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN
Stt Kỹ năng HĐN ĐTB ĐLTC P.
1 Lắng nghe 3.71 0.348
2 Thuyết trình 3.57 0.449
3 Thảo luận 3.60 0.347
4 Giải quyết vấn đề 3.75 0.414
5 Hợp tác, chia sẻ 3.79 0.378
0.000
Kết quả kiểm nghiệm ANOVA với mức ý nghĩa 0.000 (P<0.05) chứng tỏ có sự khác biệt
về mặt thống kê giữa biểu hiện của các KN. Tiếp tục hậu kiểm Tukey để làm rõ sự khác biệt cụ
thể giữa các KN thu được kết quả như bảng 3.19 dưới đây:
Bảng 3.19 Hậu kiểm Tukey so sánh sự khác biệt mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận
của KN HĐN
Các KN
HĐN Lắng nghe
Thuyết
trình Thảo luận
Giải quyết
vấn đề
Hợp tác,
chia sẻ
Lắng nghe _ P.=0.000* P.=0.006* P.=0.719 P.=0.073
Thuyết - - P.=0.888 P.=0.000* P.=0.000*
trình
Thảo luận _ - - P.=0.000* P.=0.000*
Giải quyết
vấn đề - - - - P=0.667
Hợp tác,
chia sẻ - - - - -
Ghi chú: Trung bình khác biệt có ý nghĩa (*) khi P < 0.05
Theo kết quả bảng 3. 19 cho thấy:
- Mức độ biểu hiện của SV giữa KN lắng nghe và KN thuyết trình có sự khác biệt, trong
đó biểu hiện KN lắng nghe (ĐTB=3.71) cao hơn KN thuyết trình (ĐTB=3.57).
- Mức độ biểu hiện giữa KN lắng nghe và KN thảo luận có sự khác biệt, SV biểu hiện KN
lắng nghe (ĐTB=3.71) tốt hơn KN thảo luận (ĐTB=3.60).
Như vậy, SV có biểu hiện lắng nghe tốt hơn thuyết trình và thảo luận khi HĐN.
- Có sự khác biệt trong mức độ biểu hiện giữa KN thuyết trình và KN giải quyết vấn đề,
trong đó SV biểu hiện KN giải quyết vấn đề (ĐTB=3.75) tốt hơn KN thuyết trình (ĐTB=3.57).
- SV cũng biểu hiện mức độ khác biệt giữa KN thuyết trình và KN hợp tác, chia sẻ. KN
hợp tác chia sẻ (ĐTB=3.79) được SV biểu hiện tốt hơn KN thuyết trình (ĐTB=3.57).
- Mức độ biểu hiện giữa KN thảo luận và KN giải quyết vấn đề có sự khác biệt ở SV. Với
KN giải quyết vấn đề (ĐTB=3.75) SV đã biểu hiện tốt hơn so với KN thảo luận (ĐTB=3.60).
- Giữa KN thảo luận và KN hợp tác chia sẻ, SV cũng có sự khác biệt ở mức độ biểu hiện.
KN hợp tác chia sẻ (ĐTB=3.79) được SV biểu hiện cao hơn so với KN thảo luận (ĐTB=3.60).
Đối với KN giải quyết vấn đề và KN hợp tác, chia sẻ; SV cũng biểu hiện ở mức độ cao
hơn KN thuyết trình và KN thảo luận trong quá trình HĐN.
3.2.4 Tương quan giữa nhận thức và mức độ biểu hiện của SV đối với các KN bộ
phận của KN HĐN
Để tìm hiểu có sự nhất quán hay không giữa mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện của
SV đối với các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập, chúng tôi tìm hiểu tương quan giữa sự
hiểu biết và biểu hiện của SV về các KN HĐN trong học tập. Kết quả được trình bày ở bảng
sau:
Bảng 3.20 Tương quan giữa nhận thức và mức độ biểu hiện của KN bộ phận của KN
HĐN
Stt Kỹ năng Hoạt động nhóm r P.
1 KN Lắng nghe 0.194 0.001
2 KN thuyết trình 0.332 0.000
3 KN thảo luận 0.168 0.004
4 KN giải quyết vấn đề 0.246 0.000
5 KN hợp tác, chia sẻ 0.172 0.003
Kết quả bảng 3.20 cho thấy giữa mức độ nhận thức về KN HĐN trong học tập và mức độ
biểu hiện KN HĐN trong học tập có mối tương quan nhưng chỉ ở mức thấp, nhưng tất cả theo
chiều thuận.
Như vậy:
- Mức độ biểu hiện các KN Lắng nghe, KN thuyết trình, KN thảo luận, KN giải quyết vấn
đề và KN hợp tác chia sẻ của SV ở mức cao.
- Có sự khác biệt mức độ biểu hiện giữa SV khoa tự nhiên và SV khoa xã hội trong KN
hợp tác chia sẻ.
- SV năm I và SV năm III không có sự khác biệt về mức độ biểu hiện các KN bộ phận của
HĐN trong học tập.
- Có sự khác biệt mức độ biểu hiện đối với KN thuyết trình, KN thảo luận, KN hợp tác
chia sẻ giữa SV nam và SV nữ.
- Có sự tương quan giữa nhận thức và mức độ biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN
trong học tập của SV.
- Mức độ biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập có sự khác biệt.
3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN trong học tập của SV
Với thực trạng mức độ biểu hiện các KN HĐN trên, chúng tôi tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến việc hình thành KN HĐN trong học tập của SV trường Đại học Sài gòn. Chúng tôi
xếp các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN trong học tập của SV theo ba nhóm
bao gồm yếu tố nhà trường, GV và bản thân SV.
Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 3.21:
Bảng 3.21 Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN
Stt Các nhóm yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLTC
1 Sinh viên (câu 17 đến câu 24) 2.41 0.661
2 Giáo viên (câu 5 đến câu 16) 2.15 0.754
3 Nhà trường (câu 1 đến câu 4) 2.07 0.740
SV đánh giá chính bản thân có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành KN HĐN của
họ, trong đó SV chú trọng đến cách học của mình ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành
KN HĐN trong học tập. Xếp thứ hai về mức độ ảnh hưởng theo đánh giá của SV chính là việc
quan tâm, hướng dẫn và quản lý HĐN của GV. Cuối cùng là yếu tố nhà trường, trong đó SV
cho rằng việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa quan trọng nhất. Cả ba yếu tố đều ảnh hưởng ở
mức vừa đến việc hình thành KN HĐN của SV.
3.3.1 Về phía nhà trường
Bảng 3.22 Các yếu tố thuộc về nhà trường ảnh hưởng đến KN HĐN
Stt Yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLTC
1 Nhà trường chưa trang bị cho SV kiến thức về KN
HĐN 2.09 0.665
2 Cơ sở vật chất còn hạn chế (phòng học chật chội,
bàn ghế khó di chuyển, thiếu tài liệu tham khảo..)
2.20 0.741
3 Nhà trường chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa lôi
cuốn SV tham gia
2.23 0.737
4 Sĩ số lớp quá đông 1.97 0.819
“Nhà trường chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa để SV tham gia” (2.33) và “Cơ sở vật
chất còn hạn chế” (2.20) tuy có ĐTB ở mức ảnh hưởng vừa nhưng cũng được nhiều SV lựa
chọn . Theo các em, nhu cầu được tham gia các hoạt động ngoại khóa rất lớn và cần thiết, vì
qua đó bản thân SV được trau dồi rèn luyện rất nhiều KN, không chỉ là KN HĐN mà còn là KN
giao tiếp, ứng xử. Ngoài ra, GV và SV cũng rất khó khăn trong việc di chuyển bàn ghế để ngồi
học theo nhóm, giảm bớt hiệu quả khi thầy và trò tổ chức học theo nhóm.
Yếu tố “Nhà trường chưa trang bị cho SV kiến thức về KN HĐN” cũng được SV lựa chọn
ở mức ảnh hưởng vừa. Điều này cho thấy SV chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của việc có
kiến thức về KN HĐN, mà theo SV KN được hình thành chủ yếu thông qua hoạt động, nghiêng
về thực hành nhưng lại thiếu lý thuyết.
3.3.2 Về phía giáo viên
Bảng 3.23 Các yếu tố thuộc về giáo viên ảnh hưởng đến KN HĐN
Stt Yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLTC
1 GV chưa biết cách thức tổ chức HĐN cho SV 1.96 0.716
2 GV còn dạy theo lối “thầy đọc trò chép” 2.03 0.764
3 GV không hoặc ít cho SV học theo nhóm 1.99 0.752
4 GV chỉ giao đề tài cho nhóm mà không hướng dẫn,
giúp đỡ SV
2.16 0.754
5 GV không yêu cầu SV làm việc theo nhóm 1.86 0.874
6 GV không đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả làm
việc của từng nhóm
1.94 0.739
7 GV chưa quan tâm rèn luyện KN HĐN cho SV 2.13 0.747
8 GV chưa quan sát, theo dõi, đôn đốc… khi SV học
theo nhóm
2.02 0.714
9 GV không quản lý, kiểm tra SV khi tổ chức học
theo nhóm
2.08 0.755
10 GV còn thờ ơ, thiếu nhiệt tình và chưa giúp đỡ khi
SV gặp khó khăn
2.17 0.772
11 GV và SV ít có cơ hội trao đổi, tiếp xúc trong và
ngoài giờ học
2.39 0.704
12 GV đánh giá, cho điểm kết quả HĐN thiếu chính
xác, khách quan và công bằng
2.14 0.763
Bảng 3.23 cho kết quả “GV và SV ít có cơ hội trao đổi tiếp xúc trong và ngoài giờ học”
tuy có ĐTB là 2.39 nghĩa là ảnh hưởng vừa đến việc hình thành KN HĐN, nhưng được SV lựa
chọn nhiều nhất trong các yếu tố trên. Qua trao đổi, các em cho rằng đôi khi cũng thắc mắc về
cách làm việc nhóm nhưng không biết làm thế nào để hỏi GV, “GV chưa nhiệt tình giúp đỡ các
em” (ĐTB = 2.17) cũng ảnh hưởng không ít đến việc hình thành KN HĐN.
Khi tổ chức học theo nhóm, SV cũng cho rằng “GV chỉ giao đề tài mà không hướng dẫn
phải làm như thế nào” (ĐTB = 2.16), “GV đánh giá điểm thiếu khách quan, công bằng” (ĐTB =
2.14), “GV không quản lý, kiểm tra SV khi tổ chức học nhóm” (ĐTB = 2.08)…đều được SV
đánh giá là ảnh hưởng vừa đến KN HĐN. SV cho rằng nếu học theo nhóm mà GV không theo
dõi, kiểm tra thì sẽ có người không cố gắng, hoặc mạnh ai nấy làm, một người làm nhưng kết
quả là của cả nhóm. Như vậy, công việc của GV trong HĐN không bao giờ là thừa, trái lại đó là
sự cần thiết để giúp các em rèn luyện KN, nhờ đó mà HĐN đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, SV
cũng bày tỏ nguyện vọng mong muốn GV thực sự quan tâm hơn nữa khi tổ chức học theo
nhóm.
3.3.3 Về phía Sinh viên
Bảng 3.24 Các yếu tố thuộc về sinh viên ảnh hưởng đến KN HĐN
Stt Yếu tố ảnh hưởng ĐTB ĐLTC
1 SV chưa nhận thức rõ vai trò của KN HĐN 2.38 0.688
2 SV chưa tích cực tham gia HĐN 2.53 0.601
3 SV chưa có ý thức rèn luyện KN HĐN 2.48 0.625
4 Khả năng tự học của SV chưa cao 2.47 0.635
5 Cách học của SV còn mang tính đối phó, thụ động 2.59 0.601
6 Chia nhóm không phù hợp (năng lực, số người…) 2.21 0.774
7 Xác định mục tiêu, nhiệm vụ HĐN không rõ ràng 2.18 0.708
8 SV tham gia HĐN còn nặng tính hình thức 2.52 0.641
Bảng 3.24 cho kết quả “Cách học của SV còn mang tính đối phó, thụ động” (ĐTB =
2.59), “SV chưa tích cực tham gia HĐN” (ĐTB = 2.53) và “SV tham gia HĐN còn mang nặng
tính hình thức” là các yếu tố được SV đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành KN
HĐN. Qua trao đổi với GV, thầy cô nhận xét, đôi khi các em cũng tổ chức học nhóm chung
chung, hình thức mang tính đối phó…do đó học nhóm chưa thật sự mang lại hiệu quả. Ngoài ra,
“SV chưa có ý thức rèn luyện KN HĐN” và “Khả năng tự học của SV chưa cao” cũng được SV
xếp ở vị trí ảnh hưởng thứ 4 và 5. Việc dạy và học ở Đại học nhấn mạnh đến sự tự giác và chịu
trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân dẫn đến cách học ở Đại học luôn xoay quanh
vấn đề làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất.
Hơn nữa, tự học là hình thức học tập không thể thiếu của SV và SV cho rằng cách học sẽ
giúp bản thân có cơ hội tự đặt câu hỏi, tự trình bày quan điểm và thực hiện học hợp tác. Qua trò
chuyện, SV cho biết khi tổ chức học theo nhóm không chỉ đơn thuần do yêu cầu của giáo viên
đề ra cho SV, mà quan trọng hơn chính là cách học, cách nghiên cứu của SV và đây chính là
môi trường để SV thể hiện phương pháp học của mình thông qua việc biểu hiện các KN làm
việc nhóm. Khi SV biết phát huy cao độ tinh thần học tập, điều đó có nghĩa SV đã có ý thức và
KN khi tham gia học nhóm.
Chia nhóm không phù hợp được SV đánh giá ảnh hưởng vừa đến việc hình thành KN
HĐN. Giải thích điều này, SV cho biết, với số lượng thành viên quá đông, hoặc trình độ nhận
thức không cân đối…cũng rất khó để các em tổ chức HĐN hiệu quả, nhiều khi các thành viên
trong nhóm không biết phải làm gì, phân công việc thế nào cho hợp lý, và cũng không có nhiều
cơ hội để khẳng định mình.
Tiểu kết chương 3
Kết quả khảo sát thực trạng KN HĐN trong học tập của SV trường ĐHSG cho thấy:
Nhận thức của SV về KN HĐN nói chung và các KN bộ phận trong học tập đều ở mức
trung bình.
Mặc dù chưa được trang bị một cách bài bản và hệ thống những kiến thức về KN HĐN
trong học tập, nhưng mức độ biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập của SV đều
ở mức cao. Trong các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập thì KN hợp tác chia sẻ được SV
biểu hiện cao nhất, tiếp theo là KN giải quyết vấn đề, KN lắng nghe và KN thảo luận, cuối cùng
là KN thuyết trình.
Có sự khác biệt mức độ biểu hiện của SV giữa các KN bộ phận của KN HĐN trong học
tập.
Giữa mức độ nhận thức và mức độ biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập
chưa có sự tương quan chặt chẽ.
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến KN HĐN trong học tập của SV,
trong đó yếu tố thuộc về SV được các em đánh giá ảnh hưởng nhiều nhất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. HĐN trong học tập là hình thức học tập thiết yếu ở Đại học, nhằm phát huy tính chủ
động của người học. Hoạt động học tập theo nhóm tạo ra môi trường thuận lợi giúp người học
hoàn thiện các kỹ năng HĐN cần thiết. Ngoài ra, HĐN còn giúp SV rèn luyện tư duy sáng tạo,
kỹ năng giao tiếp và tinh thần hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
1.2. Rèn luyện KN HĐN trong học tập ở SV là một trong những mục tiêu đào tạo của nhà
trường vì nó góp phần làm tăng hiệu quả học tập của SV, rèn luyện cho SV có khả năng tự học,
thói quen và niềm say mê học tập suốt đời.
1.3. Qua nghiên cứu thực trạng KN HĐN trong học tập của SV trường Đại học Sài Gòn, có
thể thấy:
* Thực trạng nhận thức về KN HĐN trong học tập của SV
- SV trường Đại học Sài gòn đã có hiểu biết về KN HĐN nhưng ở mức trung bình. Không
có sự khác biệt giữa SV khoa tự nhiên và SV khoa xã hội, giữa SV năm I và SV năm III, giữa
SV nam và SV nữ hiểu biết về KN HĐN trong học tập nói chung.
- Đối với các KN bộ phận của HĐN trong học tập là KN lắng nghe, KN thuyết trình, KN
thảo luận, KN giải quyết vấn đề và KN hợp tác – chia sẻ SV cũng chỉ nhận thức ở mức trung
bình. Trong các KN bộ phận của HĐN nêu trên thì KN Lắng nghe được SV nhận thức ở mức
cao. Các KN hợp tác – chia sẻ, KN thảo luận, KN thuyết trình và KN giải quyết vấn đề SV
nhận thức ở mức trung bình.
- Đối với các KN bộ phận của KN HĐN, nhận thức của SV khoa tự nhiên và khoa xã hội
có sự khác biệt trong KN giải quyết vấn đề. Giữa SV năm I và SV năm III, có sự khác biệt nhận
thức về KN thuyết trình. Nhận thức về KN giải quyết vấn đề, có sự khác biệt giữa SV nam và
SV nữ.
* Thực trạng biểu hiện các KN HĐN trong học tập của SV
- Sự biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập của SV đều ở mức cao (ĐTB
= 3.68). Trong các KN HĐN, mức độ biểu hiện cao nhất của SV là KN hợp tác – chia sẻ
(ĐTB=3.79), KN giải quyết vấn đề (ĐTB=3.75) và KN lắng nghe (ĐTB=3.71) cũng được SV
biểu hiện ở mức cao. Kế đến là KN thảo luận (ĐTB=3.60) và cuối cùng là KN thuyết trình
(ĐTB=3.57).
- Sự biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập có sự khác biệt giữa SV khoa
tự nhiên và SV khoa xã hội đối với KN hợp tác chia sẻ. Không có sự khác biệt giữa SV năm I
và SV năm III trong việc biểu hiện các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập. Có sự khác
biệt trong việc biểu hiện KN thuyết trình, KN thảo luận và KN hợp tác – chia sẻ giữa SV nam
và nữ. Tuy nhiên, sự khác biệt này không lớn.
- Nhìn chung, không có sự khác biệt mức độ ở 5 KN bộ phận của KN HĐN trong học tập
giữa SV khoa tự nhiên và xã hội, giữa SV năm nhất và SV năm ba, giữa SV nam và SV nữ.
- Có sự khác biệt mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập của
SV.
- Có sự tương quan giữa nhận thức và mức độ biểu hiện đối với KN bộ phận của KN HĐN
trong học tập, tuy nhiên sự tương quan này chỉ ở mức thấp.
* Ý thức rèn luyện KN HĐN trong học tập của SV
SV trường Đại học Sài gòn đánh giá cao tầm quan trọng của KN HĐN (ĐTB = 4.38), do
đó các em đã chú ý quan tâm đến việc rèn luyện KN HĐN (ĐTB=3.93).
* Các yếu tố ảnh hưởng đến KN HĐN trong học tập
Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan chi phối mức độ biểu hiện KN HĐN trong học
tập của SV. Song, theo các em yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất thuộc về chính bản thân SV, cụ thể
là cách học của SV và SV cũng chưa tích cực tham gia HĐN, SV chưa có ý thức rèn luyện...Về
phía giáo viên, yếu tố được SV lựa chọn ảnh hưởng nhiều đến KN HĐN là GV và SV ít có cơ
hội tiếp xúc trong và ngoài giờ học. Về phía nhà trường, SV cho rằng hoạt động ngoại khóa có
ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN.
1.4. Với những kết quả thu được, có thể nói rằng nhiệm vụ nghiên cứu đã được hoàn
thành, giả thuyết nghiên cứu đã được chứng minh.
KN HĐN trong học tập của SV cần được nghiên cứu thêm. Nếu có điều kiện, tác giả mong
muốn sẽ mở rộng đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và tổ chức thực nghiệm nhằm tác
động nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm của SV.
2. Kiến nghị
Dựa trên kết quả nghiên cứu thực trạng KN HĐN trong học tập của SV trường ĐHSG,
người nghiên cứu đề xuất một số yêu cầu nhằm rèn luyện và nâng cao KN HĐN cho SV
2.1 Đối với nhà trường
Nhà trường cần có kế hoạch định hướng rèn luyện KN HĐN cho SV ngay từ năm đầu,
cung cấp một cách toàn diện và hệ thống những kiến thức về KN HĐN trong học tập.
Để phát triển KN HĐN cho SV đạt mức độ cao, nhà trường cần tạo mọi điều kiện, phương
tiện để SV có thể HĐN một cách thuận lợi như bố trí phòng học hợp lý, bàn ghế có thể di
chuyển được, các thiết bị phương tiện dạy học đầy đủ hiện đại, sách giáo khoa - tài liệu tham
khảo đa dạng phong phú...
Ngoài ra, Đoàn thanh niên nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tổ chức các
cuộc thi về chuyên môn, năng lực sư phạm… giữa các khoa, các lớp… Qua đó giúp SV có cơ
hội trau dồi, rèn luyện các KN cũng như thể hiện khả năng của mình.
2.2 Đối với Giáo viên
Giáo viên thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn.
Giáo viên tích cực hơn nữa trong việc đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên tổ
chức dạy học theo nhóm, quan tâm hơn nữa đến việc rèn luyện, bồi dưỡng cho SV về các KN
HĐN. GV cần định hướng, quản lý, đánh giá thường xuyên và tham gia làm việc cùng các
nhóm, hỗ trợ các nhóm khi cần thiết.
Giáo viên hướng dẫn SV cách tự học, thúc đẩy họ chủ động trong việc tự học và khuyến
khích SV sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình học tập của mình.
2.3 Đối với Sinh viên
KN HĐN trong học tập được hình thành thông qua nhận thức và rèn luyện. Vì vậy, SV
cần nhận thức đúng đắn về KN HĐN trong học tập, hiểu rõ được vai trò và tác dụng của KN
HĐN trong học tập, có ý thức rèn luyện KN HĐN thường xuyên, tích lũy kinh nghiệm, vận
dụng các KN HĐN linh hoạt và sáng tạo trong quá trình tham gia HĐN trong học tập. Ngoài ra,
SV cần tích cực tham gia HĐN trong và ngoài giờ học, tham gia các hoạt động ngoại khóa
trong và ngoài nhà trường…để phát triển KN HĐN của mình.
Riêng KN thuyết trình có mức biểu hiện thấp nhất trong các KN HĐN trong học tập, SV
cần trau dồi về ngôn ngữ, làm phong phú vốn từ và cách diễn đạt ý tưởng của mình bằng cách
đọc sách, tìm và xử lý thông tin, thường xuyên trao đổi ý tưởng với thầy cô, bạn bè…nhằm
nâng cao khả năng nói của mình. GV cần tạo bầu không khí lớp học thân thiện, thoải mái, cởi
mở...để SV mạnh dạn nêu ý kiến của mình, phương pháp giảng dạy phát huy tối đa khả năng
diễn đạt của SV và GV nên biết rõ những khó khăn SV gặp phải khi thuyết trình để có biệp
pháp giúp đỡ cụ thể, kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Như An (1990), Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB Hà nội.
2. Hoàng Anh (chủ biên) (2007), Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách, NXB Đại học Sư
phạm Hà nội.
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2005), Đề án đổi mới giáo dục Đại học Việt nam giai đoạn
2006 – 2020.
4. Nguyễn Thanh Bình (2007), Giáo trình giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm
Hà nội.
5. Nguyễn Ngọc Bích (2000), Tâm lý học nhân cách, NXB Đại học Quốc gia Hà nội.
6. Carl Rogers, Phương pháp dạy và học hiệu quả (người dịch: Cao Đình Quát), NXB
Trẻ.
7. Đại học Hà nội (2009), Kỷ yếu Hội nghị Khoa học “Đổi mới phương pháp giảng dạy
Đại học”, Hà nội.
8. Ngô Thu Dung (2007), Phương pháp dạy học nhóm, một phương pháp thích hợp cần sử
dụng trong giảng dạy và tổ chức một số môn học và hoạt động giáo dục theo hệ
thống tín chỉ. Kỷ yếu Hội thảo quốc gia của VUN lần 2-2007 về “Đổi mới phương
pháp dạy học trong đa tạo theo hệ thống tín chỉ - Xây dựng hệ thống thông tin quản
lý đào tạo”, Hải phòng.
9. Nguyễn Thị Thúy Dung (2009), Kỹ năng giải quyết tình huống quản lý của học viên
các lớp bồi dưỡng hiệu trưởng tiểu học, luận án tiến sĩ tâm lý học, Đại học Sư
phạm Hà nội.
10. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý học, NXB Khoa học xã hội.
11. Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà nội.
12. Đinh Phương Duy, Tâm lý học, NXB Giáo dục.
13. Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang (2006), Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác
trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang, Luận văn
Thạc sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh.
14. Đặng Thị Phương Hà (2006), “Tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác ở các lớp
ngoại ngữ”, Tạp chí Khoa học và công nghệ (số 15), trường Đại học Ngoại ngữ, Đà
nẵng.
15. Trần Thị Thanh Hà (2005), Một số Kỹ năng giao tiếp trong vận động quần chúng của
Chủ tịch Hội phụ nữ cấp cơ sở, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý học.
16. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2004), Lý luận dạy học Đại học, NXB Đại học Sư phạm.
17. Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giáo, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo (2000), Từ điển Giáo
dục học, NXB từ điển bách khoa, Hà nội.
18. Trần Hiệp (1996), Tâm lý học xã hội – Những vấn đề lý luận, NXB Khoa học Xã hội,
Hà nội.
19. Nguyễn Ánh Hồng (2004), “Một số vấn đề về hoạt động nhóm của sinh viên”, Tạp chí
phát triển Giáo dục, (số 2).
20. Kruchetxki V.A (1981), Những cơ sở của Tâm lý học Sư phạm, tập II, NXB Giáo dục.
21. Nguyễn Bích Liên, Hoàng Thị Sâm, Nguyễn Thị Ái Minh (2008), Dạy và học theo tinh
thần đồng đội, Hội thảo khoa học quốc tế, phát triển Giáo dục Đại học Việt nam và
Đài Loan – triển vọng và tương lai.
22. Phan Thanh Long (2004), Các biện pháp rèn luyện kỹ năng dạy học cho sinh viên Cao
đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ Giáo dục.
23. Trần Thị Thu Mai (2000), “Về phương pháp học tập theo nhóm”, Tạp chí nghiên cứu
Giáo dục, (số 12/2000) tr.31.
24. Lưu Xuân Mới (2000), Lý luận dạy học Đại học, NXB Giáo dục.
25. Trần Thị Bích Nga, Phạm Ngọc Sáu, Nguyễn Thị Thu Hà (biên dịch), Xây dựng nhóm
làm việc hiệu quả, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh.
26. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000), Tâm lý học hoạt động và
khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, NXB Đại học Quốc, gia tp. Hồ Chí Minh.
27. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia, Hà nội.
28. Nhiều tác giả (2010), Cẩm nang những kỹ năng thực hành xã hội cần thiết cho sinh
viên, NXB Trẻ, Hồ Chí Minh.
29. Đào Thị Oanh (chủ biên), Vấn đề Nhân cách trong Tâm lý học ngày nay, NXB Giáo
dục.
30. Nguyễn Thị Oanh (1993), Tâm lý truyền thông và giao tiếp, Đại học Mở - Bán công
Tp. Hồ Chí Minh.
31. Nguyễn Thị Oanh (2007), Làm việc theo nhóm, NXB Trẻ.
32. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia, tp. Hồ Chí
Minh.
33. Hoàng Phê (chủ biên) (1992), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển ngôn ngữ Hà nội.
34. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục.
35. Kiều Ngọc Quý (2009), Tổ chức học tập hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phương
pháp dạy học theo nhóm tại lớp Giáo dục K08-Khoa Giáo dục trường Đại học
KHXH và NV tp.Hồ Chí Minh,Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học.
36. Nguyễn Thơ Sinh, Tâm lý học xã hội, NXB Lao động.
37. Huỳnh Văn Sơn (2009), Nhập môn kỹ năng sống, NXB Giáo dục.
38. Nguyễn Thạc (chủ biên), Tâm lý học Sư phạm Đại học, NXB Đại học Sư phạm.
39. Trần Trọng Thủy (1978), Tâm lý học lao động, Đại học Sư phạm Hà nội I.
40. Trần Trọng Thủy (chủ biên) (1999), Tâm lý học, NXB Giáo dục.
41. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý,
NXB Khoa học và Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
42. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý,
NXB Khoa học và Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
43. Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý,
NXB Khoa học và Xã hội, thành phố Hồ Chí Minh.
44. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với
SPSS, NXB Thống kê.
45. Nguyễn Quang Uẩn (Chủ biên) (2009), Giáo trình Tâm lý học đại cương, NXB Đại
học Sư phạm.
46. Lương Văn Úc, Giáo trình Xã hội học, NXB Đại học kinh tế quốc dân.
Tiếng Anh
47. Robert J.Marzano – Debra J.Pickering – Jane E.Pollock, Các phương pháp dạy học
hiệu quả (người dịch: Hồng Lạc), NXB Giáo dục.
48. Corsini,R. (1999), The dictionary of psychology.
49. J.P. Chaplin (1971), dictionary psychology, Dell Publishing Co; Inc; NewYork.
50. Robyn Gillies (2007), Cooperative Learning: Integrating Theory and Practice.
California: SAGE Publications.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Các bạn sinh viên thân mến!
Việc rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm rất quan trọng đối với sinh viên trong môi
trường học tập và làm việc hiện nay. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được từ bạn những lời
đóng góp chân thành, bổ ích và lý thú.
Xin chân thành cám ơn bạn.
1. Trong quá trình học tập, bạn có tham gia học theo nhóm không? Bạn có suy nghĩ gì về cách
học này?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
2. Theo bạn, sinh viên hiện nay cần phải có các kỹ năng học theo nhóm không? Tại sao?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………..
3. Các kỹ năng hoạt động nhóm đó theo bạn là những kỹ năng nào? Bạn biết gì về các kỹ năng
đó?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
4. Theo bạn, sinh viên chưa có kỹ năng làm việc nhóm hoặc kỹ năng làm việc nhóm chưa cao là
do những nguyên nhân nào?
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………
5. Đề nghị của bạn nhằm rèn luyện và nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm cho sinh viên?
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………
Phụ lục 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Các bạn thân mến!
Để có cơ sở đưa ra một số biện pháp tác động nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm
(KNHĐN) trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài gòn, xin bạn vui lòng dành chút thời
gian trả lời các câu hỏi dưới đây.
Rất mong sự hợp tác của các bạn.
Phần I: Những thông tin chung
1. Giới tính: □ Nam □ Nữ
2. Bạn là sinh viên khoa: □Tự nhiên □ Xã hội
3. Bạn đang học năm: □ Năm I □ Năm III
Phần II: Nội dung chi tiết
A. Trong mỗi câu sau đây, bạn hãy đánh dấu X vào ô bạn cho là phù hợp nhất với mình:
Câu 1: Bạn có biết về kỹ năng hoạt động nhóm ?
□ Hoàn toàn không biết □ Biết nhiều
□ Không biết □ Biết rất nhiều
□ Biết một chút
Câu 2: Theo bạn, vai trò của kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập đối với sinh viên hiện
nay:
□ Hoàn toàn không quan trọng □ Quan trọng
□ Không quan trọng □ Rất quan trọng
□ Bình thường
Câu 3: Bạn quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm ở mức độ nào?
□ Hoàn toàn không quan tâm □ Quan tâm
□ Không quan tâm □ Rất quan tâm
□ Đôi khi
Câu 4: Xin bạn cho biết mức độ hiểu biết của mình về các kỹ năng hoạt động nhóm trong
học tập:
Mức độ
Stt
Kỹ năng (KN) hoạt động
nhóm trong học tập Hoàn toàn
không biết
Không
biết
Biết một
chút
Biết
nhiều
Biết rất
nhiều
1 KN lắng nghe
2 KN thuyết trình
3 KN thảo luận
B. Dưới đây là một số biểu hiện của các KN HĐN trong học tập. Bạn hãy chọn các mức độ
mà bạn cho là phù hợp với mình nhất bằng cách đánh dấu X vào cột bên phải mỗi câu
theo qui ước sau:
Cột số 5: Rất thường xuyên
Cột số 4: Thường xuyên
Cột số 3: Đôi khi
Cột số 2: Không bao giờ
Cột số 1: Hoàn toàn không bao giờ
Mức độ biểu hiện
Stt KHI CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM TRÌNH BÀY
1 2 3 4 5
1 Tôi ngừng nói
2 Tôi nhìn người nói
3 Tôi hướng về phía người nói
4 Tôi ngồi nghe với thư thế tự nhiên, thoải mái, không gò bó
5 Tôi không đưa ra ý kiến nhận xét khi chưa nghe hết thông tin
6 Tôi không ngắt lời người nói nếu họ nói quá dài hay nhàm chán
7 Tôi ghi lại những thông tin cơ bản
8 Tôi tập trung chú ý ngay cả khi tôi bất đồng quan điểm với họ
9 Tôi thể hiện sự chú ý bằng cách “gật đầu” hoặc nói “vâng, tôi hiểu”
10 Tôi chú ý đến ngôn ngữ không lời (cảm xúc, cử chỉ, điệu bộ) của họ
11 Tôi biểu hiện nét mặt thích hợp thể hiện sự đồng cảm với người nói
12 Tôi làm việc riêng ( đọc báo, nghe điện thoại, nói chuyện…)
13 Tôi chỉ đặt câu hỏi để làm rõ ý khi cần thiết
14 Tôi suy nghĩ về những điều đã nghe được
15 Tôi nhớ những thông tin cơ bản, cần thiết
4 KN giải quyết vấn đề
5 KN hợp tác, chia sẻ
KHI TÔI THUYẾT TRÌNH
16 Tôi xác định rõ mục đích, nội dung
17 Tôi thu thập thông tin, tài liệu có liên quan
18 Tôi lập dàn ý chi tiết
19 Tôi khái quát nội dung trình bày
20 Tôi chuẩn bị các câu hỏi sẽ hỏi hoặc có thể được hỏi
21 Tôi đi thẳng vào nội dung chính, không lan man dài dòng
22 Tôi trình bày nội dung một cách logic, mạch lạc
23 Tôi phát âm rõ ràng, chính xác
24 Tôi nói với giọng đều đều, tẻ nhạt
25 Tôi trình bày một cách sinh động, biểu cảm
26 Tôi nói với âm lượng vừa đủ để các thành viên có thể nghe rõ
27 Tôi nhìn giấy đọc một mạch, không chú ý thái độ của người nghe
28 Tôi nhấn mạnh các ý quan trọng
29 Tôi tiếp xúc bằng mắt với người nghe
30 Tôi dừng lại đặt câu hỏi một cách hợp lý
31 Tôi trình bày một cách tự nhiên, thoải mái, cởi mở
32 Tôi quan sát thái độ của người nghe
33 Tôi chọn vị trí thích hợp để các thành viên nghe và nhìn thấy tôi
34 Tôi đưa ra nhiều chứng cứ, ví dụ…minh họa
35 Tôi tóm tắt lại ý chính trước khi kết thúc
KHI THAM GIA THẢO LUẬN NHÓM
36 Tôi nắm rõ mục tiêu thảo luận
37 Tôi đọc trước các tài liệu có liên quan
38 Tôi viết ra nội dung cần thảo luận
39 Tôi chuẩn bị các câu hỏi liên quan
40 Tôi lắng nghe một cách cẩn thận tất cả các ý kiến
41 Tôi chấp nhận ý kiến trái ngược mình
42 Tôi phát biểu tập trung vào mục tiêu thảo luận
43 Tôi không ngại thay đổi quan điểm của mình
44 Tôi không chê bai, chỉ trích ý kiến trái ngược
45 Tôi chỉ thấy ý kiến của mình là đúng
46
Tôi khuyến khích mọi người đóng góp ý kiến bằng cách khen ngợi,
ủng hộ họ
47 Tôi đưa ý kiến phản hồi mang tính xây dựng
48
Tôi ngắt lời người khác một cách hợp lý, lịch sự khi muốn đưa ra ý
kiến của mình
49 Tôi nói quá nhiều
50 Tôi không nói câu nào trong suốt buổi thảo luận
51 Tôi phát biểu linh tinh
52 Tôi bỏ ngang khi bất đồng ý kiến
53 Tôi thuyết phục người khác nghe mình thay vì chỉ bảo, ra lệnh
54 Tôi không hấp tấp, vội vã mà biết chờ đến lượt mình phát biểu
55 Tôi biết dừng lại đúng lúc để tạo cơ hội cho người khác phát biểu
KHI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA NHÓM
56 Tôi xác định trọng tâm vấn đề cần giải quyết
57 Tôi quan sát, tìm kiếm, thu thập thông tin
58 Tôi phân tích, tổng hợp lại các thông tin có được
59 Tôi lắng nghe tất cả ý kiến của các thành viên
60 Tôi xem xét cẩn thẩn các ý kiến, giải pháp
61 Tôi đưa ra nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp
62
Tôi phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau trước khi ra quyết
định
63 Tôi vội vã ra quyết định mà không suy nghĩ, thiếu thông tin
64 Tôi trao đổi với các thành viên trước khi ra quyết định
65 Tôi chọn giải pháp phù hợp với lợi ích của nhóm
66 Tôi giải quyết vấn đề dựa vào mục tiêu của nhóm
67 Tôi xem xét, đánh giá hiệu quả của vấn đề được giải quyết
68 Tôi đưa ra các bước thực hiện vấn đề
69 Tôi chịu trách nhiệm với quyết định của mình
KHI THAM GIA HOẠT ĐỘNG NHÓM
70 Tôi xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của mình
71 Tôi hoàn thành công việc được giao đúng thời hạn
72 Tôi tin tưởng và tôn trọng các thành viên
73 Tôi trao đổi thông tin, tài liệu học tập, kinh nghiệm…với nhóm
74 Tôi vui vẻ nhận phần việc khó khăn
75 Tôi làm việc hết mình vì lợi ích chung của nhóm
76 Tôi tìm người đổ lỗi ngay khi có sai lầm
77 Tôi đặt lợi ích của nhóm lên hàng đầu
78 Tôi chia sẻ công việc với các thành viên trong nhóm
79 Tôi chấp nhận sự khác biệt của mọi người
80 Tôi ghi nhận sự đóng góp của người khác
81 Tôi tỏ ra giỏi hơn người khác
82 Tôi than phiền về phần việc được giao
83 Tôi mong muốn được học hỏi nơi người khác
84 Tôi tỏ thái độ khó chịu khi người khác bất đồng quan điểm với tôi
85 Tôi quan tâm đến các thành viên trong nhóm
86 Tôi độc đoán
87 Tôi hòa đồng, thân thiện và cởi mở
88 Tôi ỷ lại vào người khác
89 Tôi chỉ nghĩ đến quyền lợi của mình khi làm việc nhóm
90 Tôi giúp đỡ người khác để hoàn thành công việc
91 Tôi chỉ trích, phê bình người khác
92 Tôi quan tâm đến tiến độ làm việc của nhóm
93 Tôi đúng giờ trong các buổi họp nhóm
94 Tôi cạnh tranh lành mạnh
Phụ lục 3
Các bạn sinh viên thân mến!
Để có cơ sở đưa ra một số biện pháp tác nhằm nâng cao kỹ năng hoạt động nhóm (KN HĐN)
của SV trường ĐHSG, xin bạn vui lòng dành chút thời gian trả lời các câu hỏi dưới đây.
Rất mong sự hợp tác của bạn.
Bạn hãy đánh dấu X vào cột tương ứng với mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đây đến việc
hình thành KN HĐN của sinh viên:
Mức độ ảnh hưởng
Stt Yếu tố ảnh hưởng
Nhiều Vừa Ít
1
Nhà trường chưa trang bị cho sinh viên (SV) kiến thức về
KN HĐN
2
Cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế (phòng học chật
chội, bàn ghế khó di chuyển, thiếu tài liệu tham khảo…)
3
Nhà trường chưa có nhiều hoạt động ngoại khóa lôi cuốn
SV tham gia
4 Sĩ số lớp quá đông
5
Giáo viên (GV) chưa biết cách thức tổ chức hoạt động nhóm
cho SV
6 GV còn dạy theo lối “thầy đọc trò chép”
7 GV không hoặc ít tổ chức cho SV học theo nhóm
8
GV chỉ giao đề tài cho nhóm mà không hướng dẫn, trợ giúp
gì cho SV
9 GV không yêu cầu SV làm việc theo nhóm
10
GV không đưa ra nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của
từng nhóm
11 GV chưa quan tâm đến việc rèn luyện KN HĐN cho SV
12
GV chưa quan sát, theo dõi, đôn đốc… hoạt động của từng
nhóm
13 GV không quản lý, kiểm tra khi SV hoạt động nhóm
14
GV còn thờ ơ, thiếu nhiệt tình & giúp đỡ SV khi họ gặp
khó khăn
15
GV & SV ít có cơ hội trao đổi, tiếp xúc trong và ngoài giờ
học
16
GV đánh giá cho điểm thiếu chính xác, khách quan, công
bằng
17 SV chưa nhận thức rõ vai trò của KN HĐN trong học tập
18 SV chưa tích cực tham gia hoạt động nhóm
19 SV chưa có ý thức rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
20 Khả năng tự học của SV chưa cao
21 Cách học của SV còn mang tính đối phó, thụ động
22
Chia nhóm không phù hợp (số người, năng lực, hứng thú,
quan hệ…)
23 Mục tiêu, nhiệm vụ HĐN không rõ ràng
24 Hoạt động nhóm còn mang nặng tính hình thức, cho có
Xin chân thành cảm ơn các bạn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTLH019.pdf