Luận văn Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội ngày càng văn minh – hiện đại, thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên của khoa học công nghệ và những tiến bộ vượt bậc của nó đã, đang và sẽ mang lại cho loài người những “tiện ích” hữu dụng. Nhưng, cũng chính ở thế kỷ 21 này, con người đang phải đối diện với những thách thức to lớn từ môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ giữa người với người. Với sự thay đổi đó, xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách thức và cần phải có những thay đổi để phù hợp với những mục tiêu và hoàn cảnh mới. Giáo dục cần phải liên tục đổi mới để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Đào tạo ra những con người vừa có tri thức khoa học, vừa có kỹ năng làm việc nhưng cũng phải vừa có những thái độ, hành vi tích cực trước những sự thay đổi của môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trước đây, trong bối cảnh xã hội truyền thống, người trẻ học cách đối nhân xử thế thông qua đại gia đình, làng xã, văn hóa dân gian, các chương trình giáo dục chính quy và không chính quy, Nhưng dưới những chuyển biến kinh tế xã hội diễn ra quá nhanh chóng đã hạn chế phần nào chức năng của giáo dục gia đình và các thiết chế truyền thống. Hơn thế nữa những biến động kinh tế xã hội ngày càng to lớn do quá trình hiện đại hóa đem lại cho lứa tuổi thiếu niên quá nhiều thử thách. Để giải quyết những thử thách mà thiếu niên phải đối mặt thì thiếu niên không những chỉ chuẩn bị các kỹ năng để lĩnh hội kiến thức (nghe, nói, đọc, viết, ) mà đó còn là khả năng ứng phó một cách có hiệu quả trước những thách thức của cuộc sống. Đó cũng là khả năng của một cá nhân để duy trì một trạng thái khỏe mạnh về mặt tinh thần, biểu hiện cụ thể bởi các hành vi phù hợp và tích cực với người khác, với nền văn hóa và với môi trường xung quanh. Bước vào tuổi thiếu niên, một mặt, các em bước đầu đòi hỏi thoát khỏi sự giám sát của bố mẹ và có được địa vị bình đẳng trong gia đình. Mặt khác, các em bắt đầu bước ra khỏi khuôn khổ gia đình, đi vào xã hội, nếm trải giao tiếp với mọi người với tư cách một cá thể tồn tại độc lập. Thiếu niên bắt đầu muốn tự mình xác định mục tiêu và kế hoạch cuộc đời, dùng lý trí phán đoán của mình xem xét mọi sự việc, không muốn có sự can thiệp của bất cứ ai, kể cả bố mẹ. Sự phát triển của tự ý thức đòi hỏi thiếu niên luôn muốn thoát khỏi sự ràng buộc của mối quan hệ phụ thuộc trước kia, khỏi sự giám sát từng ly từng tý của bố mẹ, trở thành cá thể độc lập, . Nhưng giữa những mong muốn mang tính cá nhân và những thách thức của cuộc sống đôi lúc không có sự tương ứng nên các em sẽ dễ rơi vào trạng thái có thái độ phản kháng bằng các hình thức lì lợm, lạnh nhạt, lầu bầu, bất hợp tác và thậm chí là tỏ thái độ sống “bất cần đời”. Thực tế cho thấy trong những năm gần đây, tình trạng thanh thiếu niên, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi trung học cơ sở, phạm pháp ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng của nó đã đến mức báo động. Học sinh trung học cơ sở dễ rơi vào những tệ nạn xã hội và góp phần ảnh hưởng xấu đến môi trường học đường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một trong những nguyên nhân chính đó chính là học sinh ngày nay rất thiếu về các kỹ năng sống cần thiết. Để hóa giải vấn đề này đã có rất nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng sống ra đời, nhằm giúp các em học sinh trung học cơ sở tập trải nghiệm trong những tình huống giả định, nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để tự tổ chức cuộc sống của cá nhân trở nên hiệu quả hơn. Mặt khác ngành Giáo dục và đào tạo cũng đã và đang có những định hướng tích cực để đưa kỹ năng sống vào giảng dạy tại các bậc học nhằm góp phần nâng cao định hướng giá trị và tạo lập hành vi phù hợp ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhưng có lẽ do đây là một lĩnh vực khoa học còn khá mới mẻ và với nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc giảng dạy, huấn luyện kỹ năng sống vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ và chưa được quan tâm đúng mức. Vấn đề kỹ năng sống dưới góc độ tâm lý là lĩnh vực chưa được nghiên cứu nhiều. Mặt khác, bản thân đã và đang có nhiều hoạt động nghiên cứu thực tiễn về vấn đề kỹ năng sống ở học sinh trung học cơ sở. Từ những lý do nêu trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài : “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu làm rõ thực trạng kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh, qua đó đề xuất những biện pháp tác động tâm lý phù hợp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở 3.2. Khách thể nghiên cứu: + Khách thể nghiên cứu thực trạng: - Học sinh ở 2 trường: THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh - Giáo viên chủ nhiệm tại các Trường THCS và nhà nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ năng sống + Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: - Học sinh ở 2 trường: THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh 4. Giới hạn nghiên cứu: 4.1 . Nội dung: Do đây là lĩnh vực khoa học mới tại Việt Nam và kinh nghiệm thực tế của người nghiên cứu nên chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu: Một số kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở dựa trên những phẩm chất tâm lý của cá nhân như: kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng hợp tác và chia sẽ, kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và hành vi chưa hợp lý như là những kỹ năng sống cơ bản của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở; thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh dưới góc độ tâm lý và tìm ra một số biện pháp cơ bản trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. 4.2. Địa điểm: - Trường THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh. Khoa Tâm lý, Giáo dục Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, Trường Đại học Sài Gòn và Trường Cao đẳng Sư phạm TW Tp. Hồ Chí Minh 4.3. Đối tượng khảo sát: 150 học sinh Trường THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh 150 học sinh Trường THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh. 30 Giáo viên chủ nhiệm 2 Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh 20 giảng viên Khoa Tâm lý, Giáo dục Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM, Trường Đại học Sài Gòn và Trường Cao đẳng Sư phạm TW Tp. Hồ Chí Minh 5. Giả thuyết khoa học Với hệ thống kỹ năng sống được đưa vào nghiên cứu của đề tài thì kỹ năng sống của học sinh Trường THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 – TP Hồ Chí Minh tuy bước đầu đã có những nhận thức đúng đắn nhưng nhìn chung vẫn còn những khó khăn và chưa ở mức cao. Nếu giáo viên tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ tích cực (học sinh được làm chủ hoạt động, giáo viên chỉ là người đề xuất ý tưởng và biện pháp thực hiện) và các hoạt động trong giờ học tích cực thì học sinh ở lớp đó có kỹ năng sống cao hơn. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về kỹ năng sống, biện pháp rèn kỹ năng sống. 6.2. Tìm hiểu thực trạng kỹ năng sống và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở TP. HCM 6.3. Tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở TP. HCM 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Mục đích: Thu thập những tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ các vấn đề lý luận của đề tài cần nghiên cứu - Cách tiến hành: Đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai, nghiên cứu thực tiễn. 7.2. Phương pháp điều tra: 7.2.1. Bằng bảng hỏi: Dành cho học sinh - Mục đích: Thu thập thông tin từ phía học sinh về: + Nhận thức hệ thống danh mục các kỹ năng sống + Năng lực giải quyết các vấn đề đòi hỏi sử dụng kỹ năng sống. - Cách tiến hành: Cho học sinh trả lời những câu hỏi và giải quyết các bài tập tình huống trên các phiếu điều tra. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài. 7.2.2. Bằng bảng thăm dò ý kiến: Dành cho chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực Kỹ năng sống và giáo viên chủ nhiệm - Mục đích: Thu thập thông tin từ phía giáo viên chủ nhiệm và nhà nghiên cứu để : + Đánh giá sơ bộ về thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh Trung học cơ sở + Đề xuất một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở - Cách tiến hành: Cho đối tượng khảo sát trả lời những câu hỏi (bao gồm cả câu hỏi mở và câu hỏi đóng) trên các phiếu thăm dò ý kiến. 7.3. Phương pháp quan sát - Mục đích: Nắm được thực trạng giải quyết vấn đề có vận dụng kỹ năng sống của học sinh. - Cách tiến hành: Đi thực tế tại 2 trường Trung học cơ sở và quan sát giờ chơi, giờ học (đặc biệt là các giờ hoạt động ngoài giờ lên lớp) nhằm nắm bắt thực trạng kỹ năng sống của học sinh. 7.4. Phương pháp thực nghiệm - Mục đích: Nhằm so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau khi tiến hành các biện pháp hình thành kỹ năng sống cho học sinh Trung học cơ sở. Đây là một trong những phương pháp chính của đề tài. - Cách tiến hành: Sau khi rút ra kết luận về thực trạng kỹ năng sống của học sinh Trung học cơ sở và thăm dò được các biện pháp hình thành kỹ năng sống, người nghiên cứu lựa chọn từ 5 – 10 kỹ năng sống cơ bản và từ 3 – 5 biện pháp tổ chức tác động. Sau khi tổ chức các biện pháp tác động, người nghiên cứu dùng phiếu điều tra về kỹ năng sống để đo lại kỹ năng sống của học sinh 7.5. Phương pháp thống kê toán học - Nhằm xử lý, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu 7.6. Ngoài ra còn thực hiện một số phương pháp khác như: Trò chuyện, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia nhằm thu thập thêm những thông tin phục vụ cho đề tài. 8. Đóng góp mới của đề tài Đây là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên về lĩnh vực kỹ năng sống dành cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam. Vì thế, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần: 8.1. Về lý luận: - Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về: kỹ năng sống, biện pháp rèn kỹ năng sống, 8.2. Về thực tiễn: - Góp phần làm sáng tỏ thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh Trung học cơ sở. - Chứng minh rằng nếu thiết lập được các biện pháp rèn luyện (tác động tâm lý) tích cực và phù hợp sẽ trang bị và nâng cao được kỹ năng sống cho học sinh. - Là căn cứ để tìm ra các phương pháp phù hợp trong việc giảng dạy và huấn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm có 2 phần chính: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng kỹ năng sống và biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở TP. HCM Chương 3: Biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở TP. HCM Kết luận và kiến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf125 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trường Bảng 39: So sánh theo tiêu chí trường Biện pháp Trường Trung bình Độ lệch chuẩn Möùc coù yù nghóa Báo cáo chuyên đề Đ.T.Điểm 3.18 1.0 .671 T.Kiên 3.06 1.0 .671 Lồng ghép trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm Đ.T.Điểm 3.00 1.1 .631 T.Kiên 3.13 1.1 .631 Lên tiết học về kỹ năng sống Đ.T.Điểm 3.81 1.3 .939 T.Kiên 3.79 1.2 .939 Căn cứ vào kết quả ở bảng trên cho thấy 2 nhóm học sinh ở cả 2 trường đều có chung nhận định đó là tiết học kỹ năng sống là một trong những biện pháp tác động tâm lý hiệu quả nhất trong việc hình thành kỹ năng sống cho các em. Lý giải điều này khi đề tài sử dụng thêm phương pháp phỏng vấn thì các em cho rằng vì khi lên tiết học về kỹ năng sống thì các em có điều kiện tiếp cận sâu hơn về những vấn đề về kỹ năng sống như: khái niệm, cách rèn luyện và được trãi nghiệm trong các tình huống có vấn đề, … tất cả những điều này các em không thể thấy ở trong báo cáo chuyên đề và lồng ghép trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm. Với # > 0.05 nên kết quả này cũng đã nói lên rằng không có sự khác biệt trong việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động tâm lý giữa 2 nhóm học sinh được đưa vào thực nghiệm đề tài. b/ Theo tiêu chí tham gia các hoạt động thực nghiệm. Bảng 40: So sánh theo tiêu chí tham gia các hoạt động thực nghiệm Biện pháp Mức độ tha gia Trung bình Độ lệch chuẩn Möùc coù yù nghóa Báo cáo chuyên đề Rất tích cực 3.41 1.3 .144 Tích cực 2.68 0.8 Bình thường 3.31 1.0 Không hào hứng 3.00 0 Lồng ghép trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm Rất tích cực 3.16 1.4 .004 Tích cực 2.52 0.9 Bình thường 3.48 0.9 Không hào hứng 1.50 0.7 Lên tiết học về kỹ năng sống Rất tích cực 4.08 0.9 .002 Tích cực 3.21 1.1 Bình thường 4.24 1.1 Không hào hứng 1.50 0.7 Căn cứ vào bảng kết quả nghiên cứu, chúng ta thấy rằng có sự khác biệt giữa các nhóm tham gia vào các hoạt động được tổ chức trong quá trình thực nghiệm. Cụ thể: ở biện pháp lồng ghép vào giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thì nhóm tham gia từ mức độ bình thường (có tham gia nhưng chưa tích cực) đến mức độ rất tích cực đều có điểm trung bình khá cao 2.52 đến 3.48 nhưng với nhóm không hào hứng thì điểm trung bình chỉ ở mức 1.50. Tương tự đối với biện pháp lên tiết học kỹ năng sống với nhóm không hào hứng điểm trung bình chỉ đạt 1.50 trong khi đó 3 nhóm còn lại với mức điểm trung bình từ 3.21 đến 4.24. Điều này cho thấy rằng với nhóm học sinh tham gia từ mức độ bình thường đến mức độ rất tích cực thì đều cho rằng ảnh hưởng của các biện pháp tác động tâm lý của các hoạt động thực nghiệm đến việc hình thành kỹ năng sống của các em là khá tốt. c/ Theo tiêu chí đánh giá chất lượng các hoạt động Bảng 41: So sánh theo tiêu chí đánh giá chất lượng các hoạt động thực nghiệm Biện pháp Đánh giá chất lượng hoạt động Trung bình Độ lệch chuẩn Möùc coù yù nghóa Báo cáo chuyên đề Rất tốt 3.50 1.2 .068 Tốt 2.74 0.6 Bình thường 3.33 1.2 Nhàm chán 3.33 0.5 Lồng ghép trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm Rất tốt 3.15 1.4 .631 Tốt 3.14 0.9 Bình thường 2.91 0.9 Nhàm chán 2.33 1.1 Lên tiết học về kỹ năng sống Rất tốt 3.40 1.5 .010 Tốt 4.33 1.0 Bình thường 3.66 1.0 Nhàm chán 2.33 0.5 Khi so sánh theo tiêu chí đánh giá chất lượng các hoạt động ngoại khóa, chúng ta thấy rằng có sự khác biệt giữa các nhóm đánh giá ở các hoạt động tác động tâm lý. Ví dụ cụ thể ở biện pháp lên tiết học về kỹ năng sống thì nhóm đánh giá chất lượng của biện pháp này ở mức độ nhàm chán thì điểm trung bình chỉ đạt ở mức 2.33 trong khi đó 3 nhóm còn lại đều đạt ở mức điểm trung bình từ 3.40 đến 4.33. Cùng với cách đánh giá biện pháp này ở 2 biện pháp còn lại là lồng ghép trong giờ sinh hoạt lớp và báo cáo chuyên đề thì điểm số trung bình của những nhóm học sinh có đánh giá từ mức độ bình thường đến rất tốt là có số điểm khá cao. Chứng tỏ rằng với nhóm học sinh có cách nhìn nhận và đánh giá chất lượng của các hoạt động thực nghiệm ở mức độ cao thì đối với các em mức độ ảnh hưởng của nó đối với việc hình thành kỹ năng sống của các em cũng ở mức độ cao. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Với kết quả của quá trình tổ chức thực nghiệm các biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành kỹ năng sống cho học sinh, chúng ta thấy rằng 3 biện pháp được đưa vào sử dụng trong quá trình thực nghiệm thì ít nhiều cũng đã góp một phần không nhỏ vào quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho các em. Điều này được minh chứng cụ thể và rõ ràng qua sự khác biệt giữa 2 lần đo trước và sau thực nghiệm. tuy nhiên vì thời gian và tiến độ thực hiện đề tài không cho phép chúng tôi kiểm chứng một cách rộng rãi và tuyệt đối về ảnh hưởng từ các biện pháp tác động. Tuy nhiên qua kết quả này cũng nói lên được rằng: nếu các trường lưu ý đến việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa một cách hiệu quả, sinh động với các nội dung lồng ghép kỹ năng sống thì sẽ giúp học sinh có điều kiện và cơ hội được tiếp cận một cách gần gũi, chính xác và đặc biệt là giúp các em có điều kiện trải nghiệm trong các tình huống thực tiễn diễn ra trong cuộc sống thường nhật, trong các mối quan hệ giữa các em với những người xung quanh đó là cha mẹ, thầy cô, bạn bè, … và trong chính bản thân các em khi đối diện với các vấn đề khó khăn trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống là sự tương tác giữa người dạy và người học. Bằng nhiều cách thức, nhiều biện pháp khác nhau, chúng ta có thể giúp học sinh lứa tuổi trung học cơ sở hình thành và phát triển kỹ năng sống một cách có chủ đích, có định hướng và đặc biệt là phù hợp với chính mục đích, nhu cầu và sự hứng thú bắt nguồn từ chính bản thân học sinh. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Lý luận: Tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ năng sống và xác định được danh mục được các nhóm kỹ năng sống cần thiết cho học sinh trung học cở sở. Qua đó đề tài phân tích cụ thể từng kỹ năng với 3 vấn đề được quan tâm cho mỗi kỹ năng là: khái niệm kỹ năng, cách thức rèn luyện kỹ năng và giá trị mang lại khi hình thành được kỹ năng đó trong đời sống của mỗi học sinh… Đây là một trong những nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm đã được đề tài xác định và bước đầu đã đưa ra được hệ thống các kỹ năng sống cần thiết cho học sinh lứa tuổi trung học cơ sở. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề kỹ năng sống trên quan điểm của các nhà tâm lý học, những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực sức khỏe con người hay các tổ chức trên thế giới về vấn đề con người và quyền con người kỹ năng sống hiện nay được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Tập trung tìm hiểu và phân tích một số biện pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Tiếp cận kỹ năng sống ở 2 góc độ khác nhau đó là dựa vào 4 trụ cột của giáo dục và phương pháp tiếp cận theo mô hình nhân cách xã hội của cá nhân. Dựa vào 2 cách tiếp cận này, đề tài cũng đưa ra một số nguyên tắc cần lưu ý khi tổ chức quá trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh và đề tài cũng hệ thống hóa nên 6 biện pháp cơ bản để giúp học sinh hình thành và phát triển kỹ năng sống dưới góc độ của khoa học tâm lý. Thực tiễn: Bước vào giai đoạn lứa tuổi thiếu niên, học sinh có nhiều biến đổi nhất định và với những biến đổi này chúng ta cần giúp cho các em có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về cuộc sống, về sự phát triển của bản thân và đặc biệt là giúp các em hòa mình vào cuộc sống của những người lớn. Một trong những việc làm tích cực và hiệu quả đó chính trang bị cho các em những kỹ năng giao tiếp - ứng xử với người khác, giúp các em nhận thức được chính mình, biết chia sẻ, yêu thương và giúp đỡ mọi người, … Tất cả những điều đó chỉ có thể có được khi gia đình, nhà trường và xã hội tạo nên 3 thế lực vững chắc luôn đồng hành với các em trong mọi lúc để giúp các em nhận ra vị trí của bản thân và hòa mình vào với cộng đồng. Học sinh lứa tuổi trung học cơ sở bước đầu đã nhận ra tầm quan trọng của kỹ năng sống đối với cuộc sống của các em cũng như đã biết đánh giá và thể hiện kỹ năng sống của mình trước người khác. Tuy nhiên các kỹ năng mà các em có được phần lớn không được hình thành từ gia đình hay nhà trường mà phần lớn là nhờ vào phương tiện truyền thông hoặc các em tự trãi nghiệm. Đánh giá tổng quan về tình hình kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở mà cụ thể là với 4 nhóm kỹ năng được đề tài đưa vào nghiên cứu là: kỹ năng tự đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp - ứng xử, kỹ năng hợp và chia sẻ, kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và hành vi chưa hợp lý và với 2 nhóm khách thể đại diện là học sinh của 2 trường: THCS Tân Kiên – Huyện Bình Chánh (đại diện cho nhóm học sinh ngoại thành) và THCS Đoàn Thị Điểm – Quận 3 (đại diện cho nhóm học sinh nội thành) – TP Hồ Chí Minh. Với kết quả điểm trung bình từ 14.06 đến 15.06 cho thấy rằng học sinh của 2 trường bước đầu đã có kỹ năng sống ở mức độ trung bình khá. Dùng phép kiểm nghiệm của toán học để so sánh tìm ra sự khác biệt của 2 nhóm khách thể theo tiêu chí trường hay theo tiêu chí giới tính đều không cho thấy sự khác biệt giữa các tiêu chí. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nhóm học sinh tham gia tích cực các hoạt động ngoại khóa và nhóm học sinh ít tham gia hoạt động ngoại khóa. Tương tự khi so sánh tiêu chí đánh giá chất lượng các hoạt động ngoại khóa đã được tổ chức tại trường thì nhóm học sinh đánh giá tích cực các hoạt động ngoại khóa tại trường có điểm trung bình cao hơn các học sinh có đánh giá thấp chất lượng các hoạt động ngoại khóa tại trường. Học sinh của cả 2 trường đều cho rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các em thiếu kỹ năng sống nhưng nguyên nhân được nhiều em quan tâm nhất đó là nhà trường chưa có chương trình giảng dạy về kỹ năng sống, thiếu đội ngũ thầy cô chuyên về giảng dạy tâm lý học đường hay kỹ năng sống, chưa có sự hòa hợp giữa cha mẹ và con cái, … là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống như hiện nay. 2. Kiến nghị những biện pháp tác động tâm lý nhằm hình thành kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Thứ nhất: Đối với xã hội. Cần kiến tạo môi trường trong lành về mặt tự nhiên và an bình về mặt xã hội cũng là cách giúp các em tránh xa những tệ nạn để hình thành nên một nhân cách trong sáng phù hợp với lứa tuổi của mình. Cần thông tin kịp thời những học sinh hiếu học, có thành tích học tập cao hay là những học sinh biết giúp đỡ người khác, … trên các phương tiện thông tin đại chúng để các em nhìn vào đó như là những tấm gương sáng để phấn đấu học tập. Cần có những sân chơi phù hợp với lứa tuổi học đường để các em được sống trong cảm giác hồn nhiên và hình thành nên những tình cảm tích cực có lợi cho cuộc sống của các em. Thứ hai: Đối với ngành giáo dục và đào tạo. Với thực trạng giảng dạy kỹ năng sống hiện nay, đa phần là do các trung tâm, công ty tư nhân tổ chức và huấn luyện nên ít nhiều đã tạo ra những bất cập trong việc xác định nội dung, khung chương trình huấn luyện. biện pháp, … để giúp học sinh có kỹ năng sống tốt hơn, chúng ta cần lưu ý đến việc xác định mức độ phù hợp của các kỹ năng sống dành riêng cho từng độ tuổi, xác định danh mục các kỹ năng sống và phân chia thời gian trong chương trình đào tạo. Riêng đối với học sinh lứa tuổi trung học cơ sở cần quan tâm đến một số kỹ năng sống như: kỹ năng ứng xử trong học đường, kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng phân biệt những hành vi phù hợp và những hành vi chưa phù hợp, kỹ năng, kỹ năng hợp tác, … Cần tăng cường việc lồng ghép việc dạy làm người trong tất cả các môn học và cần thiết kế những môn chuyên biệt chuyên dạy làm người và môn học kỹ năng sống cũng là một trong những môn dạy làm người rất hiệu quả. Vì thế, cần phải đầu tư cho đội ngũ chuyên nghiên cứu về tâm lý học đường, giá trị sống, kỹ năng sống để thiết kế chương trình, bài giảng và xây dựng đội ngũ chuyên trách để tham gia giảng dạy, tư vấn cho học sinh về các vấn đề liên quan đến cuộc sống của các em. Thứ ba: Đối với nhà trường. Trong tình hình giáo dục hiện nay, việc biên chế hay tổ chức hẳn những giờ dạy về kỹ năng sống là một việc làm hết sức khó khăn vì thế mỗi trường nên tận dụng một số giáo viên có kỹ năng trò chuyện, giao tiếp, nói chuyện trước đám đông, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục học sinh nhằm tạo điều kiện để những giáo viên đó có cơ hội tham gia những khóa tập huấn hay tự học các kiến thức liên quan đến học sinh như: tâm lý giới tính, sức khỏe, kỹ năng sống, … để có thể tự thành lập câu lạc bộ tư vấn tại trường học để giúp học sinh, hay lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động ngoại khóa, giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm, … Mặt khác, có rất nhiều cách để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh vì thế nhà trường cũng có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia tư vấn tâm lý hay những chuyên gia nghiên cứu về kỹ năng sống đến trường tổ chức các buổi tư vấn, trò chuyện nhằm hình thành kỹ năng sống cho học sinh. Các tổ chức Đoàn – Đội trong nhà trường nên phát huy vai trò tập hợp thanh thiếu niên và tạo ra nhiều sân chơi ngoài giờ học thật lý thú để giúp học sinh có cơ hội giao lưu – giao tiếp qua đó nâng cao được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác và tình cảm giữa học sinh với nhau nhằm giúp các em tránh được những hành vi không phù hợp. Thứ tư: Đối với mỗi gia đình. Gia đình là cái nôi để hình thành nhân cách cho học sinh. Vì thế mỗi vị cha mẹ phải là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trẻ. Cha mẹ cần học cách làm bạn cùng con để hiểu con mình hơn. Qua đó cho mẹ sẽ đưa ra được những lời khuyên hay những định hướng để giúp con hoàn thiện nhân cách một cách tốt hơn. Thứ năm: Đối với mỗi học sinh. Tổ chức và quản lý tốt quỹ thời gian của bản thân nhằm cân bằng giữa học – chơi và những việc làm khác cũng là cách giúp các em suy nghĩ tích cực, tránh những lo âu không cần thiết. Mỗi học sinh hãy học cách tự rèn bản thân để biết ép mình vào kỷ luật, đưa mình hòa nhập vào nội quy của trường lớp cũng là biện pháp hữu hiệu để hình thành và phát triển kỹ năng sống thông qua con đường trãi nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Tô Thị Ánh và Nguyễn Thị Bích Hồng (1991), “Tâm lý học lứa tuổi”, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Nguyễn Thanh Bình (2007), “Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống”, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 3. Vũ Khắc Bình & Lê Quốc Anh (2009), “Mấy vấn đề về giáo dục kỹ năng sống ở trường THCS”, Bộ GD&ĐT 4. Nguyễn Ngọc Bích (1998), “Tâm lý học nhân cách”, Nhà xuất bản Giáo dục 5. Lê Thị Bừng (2008), “Hỏi_Đáp những vấn đề tâm lý”, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Vũ Dũng (2000), “Từ điển Tâm lý học”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 7. Phạm Minh Hạc (2002), “Tuyển tập tâm lý học”, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Trần Thanh Hải (2002), “Tìm hiểu kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm của sinh viên”, Luận văn thạc sĩ. 9. Đặng Vũ Hoạt (1997), “Hoạt động giáo dục”, Nhà xuất bản Giáo dục. 10. Lê Văn Hồng (chủ biên) và Lê Thị Ngọc Lan (1998), “Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 11. Lê Xuân Hồng và tập thể cộng sự (2001), “Tâm lý học đại cương”, Trường CĐSPMG TW3 (lưu hành nội bộ). 12. Trần Đăng Khoa và Uông Xuân Vy (dịch) (2009), “Làm chủ tư duy thay đổi vận mệnh”, Nhà xuất bản Phụ nữ. 13. Phạm Lăng (2000), “Giáo dục giá trị nhân văn”, Nhà xuất bản Giáo dục. 14. Vũ Thị Nho (2000), “Tâm lý học phát triển”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 15. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa và Nguyễn Lan Anh (2001), “Tâm lý học trí tuệ”, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội. 16. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), “Các lý thuyết phát triển tâm lý người”, Nhà xuất bản ĐHSP Hà Nội. 17. Nhiều tác giả (2010), “Những kỹ năng thực hành xã hội”, Nhà xuất bản Trẻ. 18. Nhiều tác giả (dịch từ Education for Creative lingving) (2004), “Giáo dục vì cuộc sống sáng tạo”, Nhà xuất bản Đại học Tổng hợp. 19. Nhiều tác giả (dịch từ finding your strength in difficult times) (2008), “Định hướng cuộc đời”, Nhà xuất bản Tổng hợp. 20. Nguyễn Thị Oanh (2006), “10 cách thức rèn kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”, Nhà xuất bản Trẻ. 21. Nguyễn Thị Oanh (2006), “Kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên”, Nhà xuất bản Trẻ. 22. Nguyễn Thị Oanh (2006), “Tư vấn tâm lý học đường”, Nhà xuất bản Trẻ. 23. Nguyễn Thơ Sinh (2008), “Các học thuyết Tâm lý nhân cách”, Nhà xuất bản Lao động. 24. Huỳnh Văn Sơn (2009), “Nhập môn kỹ năng sống”, Nhà xuất bản Giáo dục. 25. Trần Trọng Thủy (1998), “Tâm lý học lao động”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 26. Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998), “Tâm lý học đại cương”, Nhà xuất bản Giáo dục. 27. Liêm Trinh (2007), “Dạy con kỹ năng sống”, Nhà xuất bản Phụ nữ. 28. Nguyễn Quang Uẩn (2008), “Khái niệm kỹ năng sống xét theo góc độ Tâm lý học”, Tạp chí Tâm lý học. 29. Nguyễn Khắc Viện (2001), “Từ điển tâm lý”, Nhà xuất bản Thế giới. 30. Chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong trường phổ thông giai đoạn 2008 – 2013. 31. Tài liệu chương trình (2003), “Thực nghiệm giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống cho học sinh THCS”, Bộ Giáo dục và đào tạo hợp tác với UNICEF. 32. Tài liệu Dự án (Toàn tập 8 quyển) (1996), “Chương trình Giáo dục kỹ năng sống để bảo vệ sức khỏe và phòng chống HIV/AIDS cho thanh thiếu niên trong và ngoài trường”, UNICEF. Tiếng Anh 33. Binh Nguyen Thanh and fellow worker (2006), “Life skills Mapping in Viet Nam – Ministry of education training national”. 34. Gary Chapman (2008), “The file love Languages of Teenagers”, USA. 35. J. Donald Walters (2009), “Education for life”, USA. 36. Education (2009), “What are the “skill” referrred to in this approach”, Unesco. Trang Web 37. f 38. 39. 40. education.html 41. 42. 43. 44. 45. 46. Wordpress.com/life-gia-tri-sống 47. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Kính gửi quý thầy cô! Nhằm tìm hiểu những kỹ năng sống cần thiết, qua đó xây dựng một số biện pháp nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, người nghiên cứu tổ chức thực hiện đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, để kết quả của đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, kính mong quý Thầy, Cô giáo vui lòng dành chút thời gian tham gia trả lời một số câu hỏi thuộc lĩnh vực kỹ năng sống. Sự nhiệt tình của quý thầy cô sẽ góp phần vào thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý thầy cô! Phần 1: Thông tin: 1. Thầy, Cô là giáo viên chủ nhiệm Là giảng viên Là nhà huấn luyện kỹ năng sống Là cán bộ quản lý 2. Quý Thầy, Cô đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng Phần 2: Nội dung câu hỏi : Câu 1: Quý Thầy, Cô có nhận xét gì về thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh trung học cơ sở? --- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 2: Theo quý Thầy, Cô nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng kỹ năng sống của học sinh trung học cơ sở như trên? --- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Mẫu 1 – Dùng cho giáo viên Câu 3: Xin quý Thầy, Cô cho biết ở lứa tuổi học sinh trung học cơ sở những kỹ năng sống nào cần phải được trang bị để giúp các em sống tích cực hơn? --- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 4: Trong hệ thống các kỹ năng sống mà quý Thầy, Cô vừa kể ở trên, xin quý thầy cô vui lòng chọn từ 2 đến 3 kỹ năng mà thầy cô cho là quan trọng nhất và cho biết lý do vì sao? --- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Câu 5: Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, theo quý Thầy, Cô thì những biện pháp tác động nào được xem là có hiệu quả trong việc trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở? --- ------------------------------------------------------------------------------------------------------- Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô. Kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành đạt. Trân trọng kính chào. PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Thân gửi các bạn học sinh! Nhằm tìm hiểu những kỹ năng sống cần thiết, qua đó xây dựng một số biện pháp nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, chúng tôi có tổ chức thực hiện đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, để kết quả của đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, rất mong các bạn tham gia trả lời một số câu hỏi thuộc lĩnh vực kỹ năng sống. Sự nhiệt tình của mỗi bạn sẽ góp phần vào thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác từ tất cả các bạn! Phần 1: Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai bằng cách đánh dấu chéo “X” vào a, b, c, hoặc d. Câu 1: Bạn là: a. Nam b. Nữ Câu 2: Bạn học khối lớp: a. Khối lớp 6 b. Khối lớp 7 c. Khối lớp 8 d. Khối lớp 9 Câu 3 : Kết quả học tập của bạn là: a. Xuất sắc b. Giỏi c. Khá d. Trung bình Phần 2: Hãy cho chúng tôi biết: Trong cuộc sống của bạn, đã bao giờ bạn gặp phải những tình huống khó khăn chưa và bạn đã giải quyết nó như thế nào? Vấn đề thứ nhất: Khi bạn bị người khác đánh giá về không đúng về mình? và có bao giờ bạn cảm thấy khó khăn khi tự đánh giá chính mình: Vấn đề thứ hai: Trong giao tiếp với ba mẹ hay người lớn, bạn thường gặp phải những khó khăn nào và bạn đã làm gì để xử lý? (xin vui lòng nêu ví dụ cụ thể) Vấn đề thứ ba: Bạn có cảm thấy dễ dàng trò chuyện, chia xẻ với người khác hay đối với bạn đó là việc làm hết sức khó khăn ? (xin vui lòng nêu ví dụ cụ thể) Vấn đề thứ tư : Bạn làm gì để nhận biết đâu là những hành động xung quanh mình là hợp lý và đâu là những hành động chưa hợp lý: (xin vui lòng nêu ví dụ cụ thể) Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác rất nhiệt tình của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ, sức khỏe, học giỏi. Thân ái! Mẫu 2 – Dùng cho học sinh PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Thân gửi các bạn học sinh! Nhằm tìm hiểu những kỹ năng sống cần thiết, qua đó xây dựng một số biện pháp nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, chúng tôi có tổ chức thực hiện đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, để kết quả của đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, rất mong các bạn tham gia trả lời một số câu hỏi thuộc lĩnh vực kỹ năng sống. Sự nhiệt tình của mỗi bạn sẽ góp phần vào thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác từ tất cả các bạn! Phần 1: Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai bằng cách đánh dấu chéo “X” vào a, b, c, hoặc d. Câu 1: Bạn là: a. Nam b. Nữ Câu 2 : Bạn học trường : a. Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm b. Trung học cơ sở Tân Kiên Câu 3: Bạn học khối lớp: a. Khối lớp 6 b. Khối lớp 7 c. Khối lớp 8 d. Khối lớp 9 Câu 4: Kết quả học tập của bạn là: a. Xuất sắc b. Giỏi c. Khá d. Trung bình Câu 5: Bạn tham gia trong các hoạt động ngoại khóa (sinh hoạt lớp – đội, hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi cắm trại, hoạt động văn hóa – văn nghệ, …) : a. Thường xuyên b. Thỉnh thoảng c. Rất ít khi d. Chưa bao giờ Câu 6: Bạn đánh giá thế nào về “chất lượng” của các hoạt động ngoại khóa tại trường mình ? a. Rất tốt b. Tốt c. Bình thường d. Nhàm chán Mẫu 3 – Dùng cho học sinh Phần 2: Những hiểu biết cơ bản của bạn về kỹ năng sống: Đánh dấu “X” vào đáp án mà bạn cho là chính xác nhất. Câu 1: Theo bạn, kỹ năng sống: a. Rất quan trọng b. Quan trọng c. Bình thường. d. Không quan trọng Câu 2: Theo đánh giá của bạn, thì kỹ năng sống của bạn ở mức: a. Thấp. b. Trung bình. c. Tốt. d. Rất tốt Câu 3: Theo bạn, kỹ năng sống là: a. Là những kỹ năng giúp chúng ta ứng phó với tất cả những sự cố thường xảy ra trong cuộc sống b. Là những kỹ năng giao tiếp ứng xử hằng ngày c. Là những kỹ năng làm việc hằng ngày. d. Tất cả các ý trên e. Ý kiến khác (Xin ghi ra) -- Câu 4: Theo bạn, để có kỹ năng sống thì học sinh cần: a. Học thật giỏi b. Tham gia nhiều các hoạt động ở lớp - ở trường. c. Ham mê đọc sách và các tài liệu liên quan d. Rèn luyện và trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, trong học tập e. Tất cả các ý kiến trên Câu 5: Theo bạn, học sinh nào có kỹ năng sống tốt thì học sinh đó sẽ: a. Học giỏi b. Hoạt động phong trào tốt. c. Sẽ có một cuộc sống tự tin, vui vẻ và thoải mái d. Được mọi người yêu mến và có kết quả học tập ổn định. e. Tất cả các ý kiến trên Câu 6: Theo bạn, những kỹ năng sống nào là quan trọng với cuộc sống của bản thân bạn? 1: Không quan trọng, 2: Ít quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng, 5: Rất quan trọng – Đánh dấu “X” vào số điểm bạn cho. Stt Các kỹ năng sống Điểm 1 2 3 4 5 1 Kỹ năng tự phục vụ bản thân 2 Kỹ năng xác lập mục tiêu cuộc đời 3 Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả 4 Kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc 5 Kỹ năng tự nhận thức bản thân 6 Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với các mối quan hệ 7 Kỹ năng hợp tác và chia sẽ 8 Kỹ năng thể hiện sự tự tin trước đám đông 9 Kỹ năng đối đầu với những khó khăn trong cuộc sống và phân biệt hành vi hợp lý – chưa hợp lý 10 Kỹ năng tự đánh giá người khác Câu 7: Theo bạn, những lý do nào khiến cho học sinh ngày nay thiếu kỹ năng sống? 1: Không quan trọng, 2: Ít quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng, 5: Rất quan trọng – Đánh dấu “X” vào số điểm bạn cho. Stt Lý do Điểm 1 2 3 4 5 1 Do dành quá nhiều thời gian để học 2 Do có nhiều thú vui để chơi hơn là việc đi nghe chuyên đề về kỹ năng sống 3 Do không có sự hòa hợp giữa cách giao tiếp giữa người lớn (ba mẹ, thầy cô, …) với học sinh 4 Do thông tin trên internet về kỹ năng sống nhiều rồi nên học sinh có thể tự tìm hiểu nên ít quan tâm đến cách hướng dẫn của người lớn 5 Lý do khác (Xin ghi ra): .................................................................... ......................................................... Câu 8: Theo bạn, những nguyên nhân nào dẫn đến việc hình thành kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở chưa tốt? 1: Không quan trọng, 2: Ít quan trọng, 3: Bình thường, 4: Quan trọng, 5: Rất quan trọng – Đánh dấu “X” vào số điểm bạn cho. Stt Nguyên nhân Điểm 1 2 3 4 5 1 Do nhà trường chưa có chương trình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh 2 Do lịch học quá nhiều nên không có thời gian rèn kỹ năng sống 3 Do chưa có chuẩn kiến thức về kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở 4 Do chưa có thầy cô chuyên trách giảng dạy nội dung kỹ năng sống cho học sinh 5 Nguyên nhân khác (Xin ghi ra): .......................................................................... .......................................................................... Phần 3: Suy nghĩ thật nhanh và tìm cho mình một lựa chọn thích hợp nếu phải rơi vào những tình huống giả định bằng cách đánh dấu “X” vào đáp án mà bạn cho là cách giải quyết hay nhất – nên nhớ chỉ được chọn 1 đáp án. Tình huống 1: Nếu được nói về bản thân mình, bạn sẽ nói những gì? a. Luôn vui vẻ, hòa đồng và thích chơi với nhiều bạn. b. Rất sợ đám đông và thích làm việc 1 mình. c. Thỉnh thoảng thì hòa đồng nhưng cũng có những lúc thì không. d. Không biết phải nói gì. Tình huống 2: Trong nhóm bạn của bạn ai cũng cao hơn, học giỏi hơn, nhà khá giả hơn bạn, bạn cảm thấy thế nào? a. Ngại ngùng khi phải đi chơi chung. b. Nhất quyết lần sau không đi cùng nhóm nữa. c. Bình thường thôi, tự nhủ “mình cũng có cái hay của mình”. d. Mặc kệ, không quan tâm. Tình huống 3: Khi bị ba mẹ hay người lớn mắng “giờ còn thế chắc sau này không làm nên trò trống gì?”, bạn sẽ: a. Buồn vì bị hạ thấp. b. Cảm thấy bình thường. c. Uh! Có lẽ đúng thật. d. Sẽ phải cố gắng nhiều hơn để không còn bị mắng như thế. Tình huống 4: Khi đứng trước một vấn đề nan giải, khó giải quyết, bạn thường: a. Không suy nghĩ nữa vì có nghĩ cũng chẳng ra. b. Cố gắng suy nghĩ và tự mình thử đi thử lại nhiều lần. c. Nhờ sự hỗ trợ từ người lớn. d. Để đó, từ từ giải quyết. Tình huống 5: Vì một lý do nào đó mà lớp bạn sẽ phải bầu lại ban cán sự lớp, cảm thấy mình đủ khả năng để đảm nhiệm 1 vị trí nào đó (lớp trưởng, lớp phó, …), bạn sẽ: a. Xung phong xin được làm ban cán sự. b. Thôi, cứ để cả lớp chọn ai cũng được. c. Mong thầy cô và các bạn chú ý để đề cử mình. d. Từ chối dù có được đề cử. Tình huống 6: Tuần tới là sinh nhật người bạn thân, bạn muốn có tiền để mua quà tặng sinh nhật cho bạn mà quỹ tiết kiệm của bạn đã hết, bạn thường: a. Viết 1 lá thư để lên bàn để mẹ hoặc ba biết. b. Gặp và xin trực tiếp ba mẹ để xin. c. Đưa ra điều kiện với ba mẹ, nếu tuần này có nhiều điểm tốt thì sẽ được thưởng tiền. d. Lén ba mẹ lấy tiền mua quà. Tình huống 7: Lớp mình đang chọn 1 tiết mục hát đơn ca để tham gia một cuộc thi văn nghệ cấp trường, bạn muốn tham gia nhưng trong lớp đã có 1 người bạn thân của bạn đăng ký trước, bạn phải làm sao? a. Thôi thì nhường cho bạn ấy vậy. b. Không, đấy là mơ ước của mình, sẽ nói cô giáo và năn nỉ cô cho mình hát. c. Đề nghị với lớp là tổ chức thi vòng loại ở lớp để tất cả các bạn có thể đăng ký để lựa chọn. d. Gặp riêng người bạn thân ấy để nói bạn ấy nhường cho mình. Tình huống 8: Nếu bạn biết có một bạn hay nói những điều không đúng về bản thân bạn, bạn sẽ: a. Gặp mặt và làm cho bạn ấy một trận ra hồn. b. Thôi thì kệ ai muốn nói gì cũng được miễn là mình không có. c. Tìm một cơ hội tốt để giải thích cho bạn đó biết. d. Nhờ một người bạn khác nói hộ. Tình huống 9: Có lần bạn bị kêu trả bài đầu giờ nhưng do tối qua mải mê làm toán mà bạn chưa kịp học thuộc, bạn sẽ: a. Im lặng và tỏ ra có lỗi. b. Nói thật với giáo viên và xin nợ lần sau sẽ trả. c. Cầu cứu các bạn ngồi ở bàn trên và cố gắng trả bài dù không thuộc lắm. d. Kệ … giáo viên muốn cho điểm hay làm gì cũng được. Tình huống 10: Sáng nay vào lớp, bạn thấy chỗ ngồi của mình ai đó vô ý đã vẩy đất cát lên rất nhiều, bạn sẽ: a. La toáng lên giữa lớp vì tức giận. b. Im lặng và tìm khăn lau. c. Tra hỏi xem ai đã làm điều đó. d. Im lặng tìm khăn lau sau đó chờ buổi họp lớp cuối tuần sẽ nói chuyện này trước lớp. Tình huống 11: Trong giờ ra chơi, bạn nhìn thấy 1 người bạn cùng lớp đứng khóc sau hành lang lớp học, bạn sẽ: a. Làm ngơ vì nghĩ đây là chuyện của bạn ấy. b. Lại gần hỏi xong rồi đi vì sợ bạn ấy ngại. c. Lại gần tìm hiểu và an ủi bạn. d. Chạy đi tìm cô giáo để kể lại sự việc. Tình huống 12: Khi gặp chuyện buồn, bạn sẽ: a. Tìm các bạn thân và tâm sự cùng các bạn ấy. b. Im lặng vì có nói ra thì chẳng ai giúp gì được. c. Cứ để từ từ cũng sẽ hết buồn. d. Tìm một nhà tâm lý hoặc một ai đó trong gia đình để được giải bày. Tình huống 13: Trong học kỳ I vừa qua, bạn là 1 trong 2 bạn trong lớp có kết quả học tập môn toán cao nhất, giáo viên chủ nhiệm yêu cầu 1 trong 2 bạn tuần sau sẽ chia sẻ bí quyết học toán để các bạn cùng lớp học tập, lúc này bạn sẽ: a. Thỏa thuận với bạn còn lại và nhờ bạn ấy trình bày. b. Không quan tâm vì bạn nghĩ nếu chia sẽ thì ai cũng học giỏi giống mình sao? c. Thỏa thuận với bạn còn lại và cả hai cùng viết bài để chia sẻ với lớp. d. Vì sợ giáo viên và các bạn trong lớp phê bình nên làm cho có. Tình huống 14: Để ôn thi học kỳ có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm xếp bạn vào một nhóm mà hầu hết các bạn ở nhóm đó học yếu về môn toán (trong khi bạn là người học giỏi toán), lúc này bạn sẽ: a. Chấp nhận vì đây cũng là cách giúp các bạn ấy. b. Gặp riêng và xin cô chuyển nhóm vì học chung sẽ làm cho mình khó giỏi hơn. c. Cứ học, nhưng ai muốn làm gì thì làm bởi có nói thì các bạn cũng chẳng hiểu. d. Sao cũng được. Tình huống 15: Mỗi lần lớp có đợt vận động quyên góp tiền, áo quần – sách vở cũ, … để tổ chức các hoạt động cộng đồng, bạn là người: a. Xung phong đầu tiên. b. Cứ từ từ, để xem các bạn khác thế nào đã. c. Thôi! Mặc kệ, vì bạn nghĩ “mình giúp họ thì ai giúp mình”. d. Có thì góp không có thì thôi. Tình huống 16: Thứ 7 tuần này, từ 14 giờ cho đến 20 giờ lớp bạn tổ chức 1 buổi liên hoan để nghĩ tết (và cả lớp yêu cầu không ai được vắng mặt) nhưng tối thứ 7 này ba mẹ lại mời cả nhà đi ăn để mừng 20 năm ngày cưới của ba mẹ, vậy bạn sẽ: a. Thôi cứ đi dự liên hoan với lớp vì các bạn tổ chức nhiều trò chơi vui và hấp dẫn. b. Thôi lên lớp báo là không đi dự liên hoan được vì phải đi ăn cùng ba mẹ. c. Bực và giận mọi người quá sao lại tổ chức trùng giờ, không đi đâu cả! d. Lên lớp báo với lớp và đề nghị lớp cho phép chỉ tham gia liên hoan đến 5 giờ 30 phút thôi. Tình huống 17: Trong lớp bạn chơi rất thân với một người bạn cùng giới và hình như bạn rất ít chơi với tất cả các bạn khác trong lớp, bạn nghĩ mối quan hệ này: a. Bình thường thôi. b. Hay là mình yêu bạn mình. c. Chỉ là bạn thôi mà. d. Ghê quá ! chắc phải nghĩ chơi thôi. Tình huống 18: Trên 1 chuyến xe buýt công cộng, bạn cứ bị 1 người đàn ông lạ mặt bám theo miết và ông ta cứ tìm cách đụng chạm vào người bạn, bạn sẽ: a. Quay lại và tát ông ta một cái thật mạnh rồi sao cũng được. b. Tìm cách tránh xa ông ta. c. Chắc là ông ta chỉ vô tình vì xe buýt chật chội mà. d. Không biết phải làm sao. Tình huống 19: Trong một lần đi dự sinh nhật của người bạn thân được tổ chức ở quán, các bạn trong nhóm đều uống bia và rủ bạn cùng uống, bạn sẽ: a. Ừ, thử một lần chắc không sao. b. Không! Vì bia là chất kích thích rất nguy hiểm. c. Không thử và khuyên các bạn ấy không nên uống. d. Bỏ về và không dự sinh nhật nữa. Tình huống 20: Nhóm bạn thân của bạn vừa mới cải nhau với một nhóm khác ở lớp bên cạnh, nghe các bạn rủ khi ra về sẽ đánh nhau, bạn sẽ: a. Nhiệt tình tham gia vì tinh thần đồng đội. b. Ngăn cản và gợi ý cách giải quyết khác. c. Giờ ra chơi gặp nhóm kia và thông báo cho nhóm kia biết cách để tránh. d. Khẩn trương trình bày với giáo viên và xin giáo viên giữ bí mật về việc đã trình báo. Xin chân thành cảm ơn sự cộng tác rất nhiệt tình của bạn. Chúc bạn luôn vui vẻ, sức khỏe, học giỏi. Thân ái! PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Thân gửi các bạn học sinh! Nhằm tìm hiểu những kỹ năng sống cần thiết, qua đó xây dựng một số biện pháp nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, chúng tôi có tổ chức thực hiện đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, để kết quả của đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, rất mong các bạn tham gia trả lời một số câu hỏi thuộc lĩnh vực kỹ năng sống. Sự nhiệt tình của mỗi bạn sẽ góp phần vào thành công của đề tài. Mẫu 4 – Dùng cho học sinh (ĐC) Rất mong nhận được sự hợp tác từ tất cả các bạn! Phần 1: Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai bằng cách đánh dấu chéo “X” vào a, b, c, hoặc d. Câu 1: Bạn là: a. Nam b. Nữ Câu 2 : Trường bạn là : a. Trung học Cơ sở Đoàn Thị Điểm b. Trường Trung học cơ sở Tân Kiên Câu 3: Kết quả học tập của bạn là: a. Xuất sắc b. Giỏi c. Khá d. Trung bình Phần 2: Suy nghĩ thật nhanh và tìm cho mình một lựa chọn thích hợp nếu phải rơi vào những tình huống giả định bằng cách đánh dấu “X” vào đáp án mà bạn cho là cách giải quyết hay nhất – nên nhớ chỉ được chọn 1 đáp án. (Danh mục 20 tình huống được dùng ở phiếu thăm dò – mẫu 3) PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Thân gửi các bạn học sinh! Nhằm tìm hiểu những kỹ năng sống cần thiết, qua đó xây dựng một số biện pháp nhằm trang bị kỹ năng sống cho học sinh trung học cơ sở, chúng tôi có tổ chức thực hiện đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, để kết quả của đề tài được thực hiện một cách khoa học và có giá trị, rất mong các bạn tham gia trả lời một số câu hỏi thuộc lĩnh vực kỹ năng sống. Sự nhiệt tình của mỗi bạn sẽ góp phần vào thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác từ tất cả các bạn! Phần 1: Hãy cho chúng tôi biết bạn là ai bằng cách đánh dấu chéo “X” vào a, b, c, hoặc d. Câu 1: Bạn là: a. Nam b. Nữ Mẫu 5 – Dùng cho học sinh (TN) Câu 2: Trường bạn là : a. Trung học Cơ sở Đoàn Thị Điểm b. Trường Trung học cơ sở Tân Kiên Câu 3: Kết quả học tập của bạn là: a. Xuất sắc b. Giỏi c. Khá d. Trung bình Câu 4: Trong quá trình chúng tôi tổ chức thực nghiệm Biện pháp hình thành kỹ năng sống cho học sinh tại trường bạn, bạn tham gia với tinh thần: a. Rất tích cực b. Tích cực c. Bình thường d. Không hào hứng Câu 54: Bạn đánh giá thế nào về “chất lượng” của các hoạt động thực nghiệm của chúng tôi? a. Rất tuyệt b. Tuyệt c. Bình thường d. Nhàm chán Câu 6: Bạn đánh giá mức độ ảnh hưởng đến việc hình thành kỹ năng sống của bạn khi tham gia các hoạt động chúng tôi tổ chức như thế nào? 1: Không ảnh hưởng , 2: Ít ảnh hưởng, 3: Bình thường, 4: Ảnh hưởng tốt, 5: Ảnh hưởng rất tốt – Đánh dấu “X” vào số điểm bạn cho. Stt Biện pháp Điểm 1 2 3 4 5 1 2 báo cáo chuyên đề trong giờ sinh hoạt dưới cờ 2 Lồng ghép trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm 3 Tiết học về kỹ năng sống Câu 7: Nếu được có một vài góp ý cho các hoạt động ngoại khóa của trường bạn nói chung và hoạt động thực nghiệm của chúng tôi nói riêng, bạn có những đóng góp nào? (Xin vui lòng ghi cụ thể) Phần 2: Suy nghĩ thật nhanh và tìm cho mình một lựa chọn thích hợp nếu phải rơi vào những tình huống giả định bằng cách đánh dấu “X” vào đáp án mà bạn cho là cách giải quyết hay nhất – nên nhớ chỉ được chọn 1 đáp án. (Danh mục 20 tình huống được dùng ở phiếu thăm dò – mẫu 3) TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HCM PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Kính gửi quý thầy cô! Nhằm tìm hiểu thêm những suy nghĩ và đánh giá của quý thầy cô về những vấn đề liên quan đến kỹ năng sống của học sinh lứa tuổi trung học cơ sở qua đó giúp chúng tôi đưa ra một số kết luận và kiến nghị mang tính khách quan phục vụ kết quả nghiên cứu của đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”, kính mong quý Thầy, Cô giáo vui lòng dành chút thời gian tham gia trả lời một số câu hỏi thuộc lĩnh vực kỹ năng sống. Sự nhiệt tình của quý thầy cô sẽ góp phần vào thành công của đề tài. Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý thầy cô! Vấn đề thứ nhất: Theo quý thầy cô những kỹ năng sống nào cần trang bị cho học sinh lứa tuổi trung học cơ sở để giúp các em thích nghi tốt hơn với cuộc sống. ------- ----------------------------------------------------------------------------------- Vấn đề thứ hai: Theo đánh giá khách quan hiện nay của quý thầy cô thì thực trạng kỹ năng sống hiện nay của học sinh ở trường của quý thầy cô như thế nào? Xin quý thầy cô nêu một số kỹ năng sống còn hạn chế ở các em? ------- ----------------------------------------------------------------------------------- Vấn đề thứ ba: Theo quý thầy cô trong tình hình thực tế của giáo dục hiện nay, đâu là biện pháp hữu hiệu nhất để giúp các em học sinh có kỹ năng sống? ------- ----------------------------------------------------------------------------------- Vấn đề thứ tư: Việc thực hiện nhiệm vụ đưa kỹ năng sống vào trường học ở trường quý thầy cô gặp những thuận lợi và khó khăn gì? ------- ----------------------------------------------------------------------------------- Vấn đề thứ năm: Những kiến nghị hoặc đề xuất của quý thầy cô về vấn đề đưa kỹ năng sống vào trường học? ------- ----------------------------------------------------------------------------------- Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô! Mẫu 6 – Dùng cho giáo viên BẢNG QUY ĐỊNH ĐIỂM CHO 20 TÌNH HUỐNG Tình huống Điểm 1 2 3 4 1 d b c a 2 b a d c 3 c b a d 4 a d b c 5 d b c a 6 d c a b 7 b d a c 8 a b d c 9 d c a b 10 a c b d 11 a b d c 12 b c d a 13 b d a c 14 b c d a 15 c d b a 16 c a b d 17 d b a c 18 d a c b 19 d a c b 20 a c d b TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG THỰC NGHIỆM NHẰM NÂNG CAO KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH I. Mục đích ý nghĩa - Nhằm hình thành và phát triển một số kỹ năng sống cho học sinh thông qua các biện pháp tác động tâm lý phù hợp như: Lồng ghép trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm, sinh hoạt dưới cờ, dạy kỹ năng sống, … - Kiểm chứng giả thuyết của đề tài “KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH” và thông qua đó còn tìm ra các biện pháp tác động tâm lý phù hợp nhằm hình thành và phát triển kỹ năng sống cho các em. II. Thời gian – Địa điểm - Thời gian thực hiện: Từ tháng 04/2010 – 06/2010. - Địa điểm:  Trường Trung học cơ sở Đoàn Thị Điểm – Quân 3– TP Hồ Chí Minh  Trường Trung học cơ sở Tân Kiên – Huyện Bình Chánh – TP Hồ Chí Minh III. Nội dung Stt Nhóm kỹ năng Nội dung thực nghiệm 1 Kỹ năng tự nhận thức bản thân Đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi, … 2 Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp Giao tiếp trong môi trường học đường, giao tiếp với ba mẹ, người lớn tuổi 3 Kỹ năng chia sẻ và hợp tác Tinh thần tập thể, hợp tác và giúp đỡ người khác 4 Kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và hành vi chưa hợp lý Hành vi lạm dụng tình dục và hành vi yêu thương, hành vi dũng cảm với hành vi liều mạng, … IV. Phương pháp thực hiện Bước 1: Lựa chọn mẫu nghiên cứu và chia làm 2 nhóm: Nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm. Tiến hành khảo sát mức độ kỹ năng sống cả 2 nhóm trước khi đưa vào thực nghiệm. Bước 2: Làm việc với Ban Giám hiệu 2 trường và tổ chức tập huấn thầy cô làm giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh tham gia ở nhóm đối chứng nhằm giúp quý thầy cô hiểu rõ hơn về kỹ năng sống và phương pháp tác động tâm lý nhằm hình thành kỹ năng sống cho học sinh Bước 3: Chọn lựa nhóm kỹ năng và hình thức tổ chức thực nghiệm Stt Nhóm kỹ năng Hình thức 1 Kỹ năng tự nhận thức bản thân Tổ chức trò chơi “tôi là ai?” trong giờ sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm 2 Kỹ năng ứng xử trong giao tiếp Dạy bài kỹ năng ứng xử trong môi trường học đường 3 Kỹ năng chia sẻ và hợp tác Dạy bài Kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết xung đột trong học đường 4 Kỹ năng phân biệt hành vi hợp lý và hành vi chưa hợp lý Báo cáo chuyên đề trong giờ sinh hoạt dưới cờ Bước 4: Khảo sát mức độ kỹ năng sống sau đợt thực nghiệm nhằm so sánh kết quả trước và sau thực nghiệm giữa: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, giữa đầu vào và đầu ra của nhóm thực nghiệm. Hoàn thành kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Ghi chú: Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Long BẢNG XỬ LÝ THỐNG KÊ BẰNG SPSS 1. Bảng xử lý thống kê để đo độ tin cậy của phiếu thăm dò 1.1 Bảng tín độ tin cậy từ câu 1 – câu 8 (Paired Samples Test ) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference t df Sig. (2- tailed) Lower Upper Pair 1 Hoat dong ngoai khoa - Hoat dong ngoai khoa .1200 .72572 .14514 -.1796 .4196 .827 24 .417 Pair 2 Chat luong hoat dong ngoai khoa - Chat luong hoat dong ngoai khoa .1200 1.16619 .23324 -.3614 .6014 .514 24 .612 Pair 3 Danh gia tam quan trong cua KNS - Danh gia tam quan trong cua KNS .0800 .70238 .14048 -.2099 .3699 .569 24 .574 Pair 4 Muc do KNS - Muc do KNS -.1600 .94340 .18868 -.5494 .2294 -.848 24 .405 Pair 5 Dinh nghia KNS - Dinh nghia KNS .4400 1.55671 .31134 -.2026 1.0826 1.413 24 .170 Pair 6 Dieu kien co KNS - Dieu kien co KNS -.2400 .96954 .19391 -.6402 .1602 -1.238 24 .228 Pair 7 Ket qua khi co KNS - Ket qua khi co KNS -.1200 .52599 .10520 -.3371 .0971 -1.141 24 .265 Pair 8 Ky nang tu phuc vu ban than - Ky nang tu phuc vu ban than .2000 2.10159 .42032 -.6675 1.0675 .476 24 .638 Pair 9 Ky nang xac lap muc tieu cuoc doi - Ky nang xac lap muc tieu cuoc doi -.2400 1.53514 .30703 -.8737 .3937 -.782 24 .442 Pair 10 Ky nang quan ly thoi gian hieu qua - Ky nang quan ly -.1200 1.53623 .30725 -.7541 .5141 -.391 24 .700 thoi gian hieu qua Pair 11 Ky nang quan ly va dieu chinh cam xuc - Ky nang quan ly va dieu chinh cam xuc .4400 1.52971 .30594 -.1914 1.0714 1.438 24 .163 Pair 12 Ky nang tu nhan thuc ban than - Ky nang tu nhan thuc ban than .1600 1.21381 .24276 -.3410 .6610 .659 24 .516 Pair 13 Ky nang giao tiep va ung xu - Ky nang giao tiep va ung xu .3200 1.54704 .30941 -.3186 .9586 1.034 24 .311 Pair 14 Ky nang hop tac va chia se - Ky nang hop tac va chia se .1200 1.45258 .29052 -.4796 .7196 .413 24 .683 Pair 15 Ky nang the hien su tu tin - Ky nang the hien su tu tin .7600 1.96384 .39277 -.0506 1.5706 1.935 24 .065 Pair 16 Ky nang doi dau voi kho khan - Ky nang doi dau voi kho khan .5200 1.78232 .35646 -.2157 1.2557 1.459 24 .158 Pair 17 Ky nang tu danh gia nguoi khac - Ky nang tu danh gia nguoi khac .2000 1.77951 .35590 -.5345 .9345 .562 24 .579 1.2 Bảng tín độ tin cậy của 20 câu hỏi (Paired Samples Test) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference t df Sig. (2- tailed) Lower Upper Pair 1 Noi ve ban than - Noi ve ban than .4800 1.19443 .23889 -.0130 .9730 2.009 24 .056 Pair 2 Choi voi ban hon minh - Choi voi ban hon minh .0000 .86603 .17321 -.3575 .3575 .000 24 1.000 Pair 3 Khi bi ba me mang - Khi bi ba me mang -.0400 1.51327 .30265 -.6646 .5846 -.132 24 .896 Pair 4 Gap van de nan giai - Gap van de nan giai .0000 1.41421 .28284 -.5838 .5838 .000 24 1.000 Pair 5 Bau lai ban can su lop - Bau lai ban can su lop .0400 1.48549 .29710 -.5732 .6532 .135 24 .894 Pair 6 Can tien mua qua sinh nhat ban - Can tien mua qua sinh nhat ban -.2400 1.05198 .21040 -.6742 .1942 -1.141 24 .265 Pair 7 Thi van nghe - Thi van nghe .4400 1.29357 .25871 -.0940 .9740 1.701 24 .102 Pair 8 Ban than noi khong tot ve minh - Ban than noi khong tot ve minh -.0800 1.73013 .34603 -.7942 .6342 -.231 24 .819 Pair 9 Khong thuoc bai - Khong thuoc bai .2400 1.33167 .26633 -.3097 .7897 .901 24 .376 Pair 10 Cho ngoi bi vay cat - Cho ngoi bi vay cat .0000 .95743 .19149 -.3952 .3952 .000 24 1.000 Pair 11 Thay ban cung lop khoc - Thay ban cung lop khoc .0800 1.63095 .32619 -.5932 .7532 .245 24 .808 Pair 12 Khi gap chuyen buon - Khi gap chuyen buon .1200 1.81016 .36203 -.6272 .8672 .331 24 .743 Pair 13 Chia se bi quyet hoc toan cung mot nguoi ban trong lop - Chia se bi quyet hoc toan cung mot nguoi ban trong lop .0400 1.17189 .23438 -.4437 .5237 .171 24 .866 Pair 14 GV xep vao nhom hoc yeu de on thi - GV xep vao nhom hoc yeu de on thi .3200 1.21518 .24304 -.1816 .8216 1.317 24 .200 Pair 15 Quyen gop vi cong dong - Quyen gop vi cong dong .1200 1.12990 .22598 -.3464 .5864 .531 24 .600 Pair 16 Di choi voi lop hay mung ky niem ngay cuoi cua ba me - Di choi voi lop hay mung ky niem ngay cuoi cua ba me -1.4400 8.07816 1.61563 -4.7745 1.8945 -.891 24 .382 Pair 17 Choi rat than voi ban cung gioi - Choi rat than voi ban cung gioi .1600 .85049 .17010 -.1911 .5111 .941 24 .356 Pair 18 Bi nguoi dan ong la bam theo tren xe buyt - Bi nguoi dan ong la bam theo tren xe buyt .2000 1.38444 .27689 -.3715 .7715 .722 24 .477 Pair 19 Cac ban ru uong ruou bia - Cac ban ru uong ruou bia -.2400 .83066 .16613 -.5829 .1029 -1.445 24 .161 Pair 20 Khi nhom ban than ru danh nhau voi mot nhom khac - Khi nhom ban than ru danh nhau voi mot nhom khac .3200 .80208 .16042 -.0111 .6511 1.995 24 .058 2. Bảng so sánh giữa 2 lần đo - trước và sau thực nghiệm (Independent Samples Test) Mean Std. Deviation Std. Error Mean 95% Confidence Interval of the Difference t df Sig. (2- tailed) Lower Upper Pair 1 Noi ve ban than - Noi ve ban than .4800 1.19443 .23889 -.0130 .9730 2.009 24 .056 Pair 2 Choi voi ban hon minh - Choi voi ban hon minh .0000 .86603 .17321 -.3575 .3575 .000 24 1.000 Pair 3 Khi bi ba me mang - Khi bi ba me mang -.0400 1.51327 .30265 -.6646 .5846 -.132 24 .896 Pair 4 Gap van de nan giai - Gap van de .0000 1.41421 .28284 -.5838 .5838 .000 24 1.000 nan giai Pair 5 Bau lai ban can su lop - Bau lai ban can su lop .0400 1.48549 .29710 -.5732 .6532 .135 24 .894 Pair 6 Can tien mua qua sinh nhat ban - Can tien mua qua sinh nhat ban -.2400 1.05198 .21040 -.6742 .1942 -1.141 24 .265 Pair 7 Thi van nghe - Thi van nghe .5600 1.19304 .23861 .0675 1.0525 2.347 24 .028 Pair 8 Ban than noi khong tot ve minh - Ban than noi khong tot ve minh -.0800 1.73013 .34603 -.7942 .6342 -.231 24 .819 Pair 9 Khong thuoc bai - Khong thuoc bai .2400 1.33167 .26633 -.3097 .7897 .901 24 .376 Pair 10 Cho ngoi bi vay cat - Cho ngoi bi vay cat .0000 .95743 .19149 -.3952 .3952 .000 24 1.000 Pair 11 Thay ban cung lop khoc - Thay ban cung lop khoc .0800 1.63095 .32619 -.5932 .7532 .245 24 .808 Pair 12 Khi gap chuyen buon - Khi gap chuyen buon .1200 1.81016 .36203 -.6272 .8672 .331 24 .743 Pair 13 Chia se bi quyet hoc toan cung mot nguoi ban trong lop - Chia se bi quyet hoc toan cung mot nguoi ban trong lop .0400 1.17189 .23438 -.4437 .5237 .171 24 .866 Pair 14 GV xep vao nhom hoc yeu de on thi - GV xep vao nhom hoc yeu de on thi .3200 1.21518 .24304 -.1816 .8216 1.317 24 .200 Pair 15 Quyen gop vi cong dong - Quyen gop vi cong dong .1200 1.12990 .22598 -.3464 .5864 .531 24 .600 Pair 16 Di choi voi lop hay mung ky niem ngay cuoi cua ba me - Di choi voi lop hay mung ky niem ngay cuoi cua -1.4400 8.07816 1.61563 -4.7745 1.8945 -.891 24 .382 ba me Pair 17 Choi rat than voi ban cung gioi - Choi rat than voi ban cung gioi .1600 .85049 .17010 -.1911 .5111 .941 24 .356 Pair 18 Bi nguoi dan ong la bam theo tren xe buyt - Bi nguoi dan ong la bam theo tren xe buyt .2000 1.38444 .27689 -.3715 .7715 .722 24 .477 Pair 19 Cac ban ru uong ruou bia - Cac ban ru uong ruou bia -.2400 .83066 .16613 -.5829 .1029 -1.445 24 .161 Pair 20 Khi nhom ban than ru danh nhau voi mot nhom khac - Khi nhom ban than ru danh nhau voi mot nhom khac .3200 .80208 .16042 -.0111 .6511 1.995 24 .058 Học sinh hưởng ứng khi Giáo viên đặt câu hỏi CÂUcâu hỏi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH016.pdf
Tài liệu liên quan