PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Đó là mối quan hệ giữa “cái chung” và “cái riêng” trong triết học. Nghiên cứu lịch sử một địa phương, một tộc người sẽ góp phần quan trọng làm sáng tỏ bức tranh vốn đã rất phong phú và phức tạp của lịch sử dân tộc.
Việc nghiên cứu cơ cấu tổ chức của làng xã cổ truyền là chiếc chìa khoá để tìm hiểu và lý giải tất cả sự phong, phú rộng lớn và bao quát của vấn đề làng xã. Làng xã trong tiến trình lịch sử Việt Nam có vai trò hết sức to lớn mà chúng ta không thể phủ nhận. Nghiên cứu làng xã, chúng ta sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử dân tộc cũng như những truyền thống, phẩm chất của con người Việt Nam nói chung.
Vấn đề nghiên cứu làng xã cổ truyền Việt Nam càng trở nên bức thiết và có ý nghĩa hơn khi hiện nay vấn đề: Nông nghiệp – nông dân – nông thôn ngày càng nhận được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta. Đảng đề ra mục tiêu là phải đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Loại bỏ những gì, giữ lại và phát huy những gì là vấn đề có tính nguyên tắc trong công cuộc xây dựng nông thôn mới hiện nay. Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta có những hiểu biết sâu sắc qua sự nghiên cứu nghiêm túc về làng xã cổ truyền.
Tầm quan trọng rất lớn của vấn đề về cả lý luận và thực tiễn là như vậy nhưng những nghiên cứu về làng xã Việt Nam hiện nay mới chỉ là bước đầu, còn đơn sơ và chưa đáp ứng được nhu cầu nhận thức cũng như thực tiễn. Nghị quyết Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá X ngày 5/8/2008 đã chỉ ra “Nhận thức về vị trí, vai trò của nông
nghiệp, nông dân, nông thôn còn bất cập so với thực tiễn; chưa hình thành một cách có hệ thống, các quan điểm lý luận về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực này thiếu đồng bộ, thiếu tính đột phá, một số chủ trương chính sách không hợp lý, thiếu tính khả thi nhưng chậm điều chỉnh, bổ sung kịp thời ”
Trong bối cảnh đó, việc đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức của chúng ta về vấn đề làng xã Việt Nam cổ truyền và hiện đại có ý nghĩa rất lớn trước khi đưa ra và thực hiện có hiệu quả những chính sách phát triển nông nghiệp - nông thôn – nông dân.
Nghiên cứu những vấn đề làng bản cổ truyền của các dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa không kém phần quan trọng vì đồng bào các dân tộc thiểu số là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam.
Võ Nhai là huyện vùng cao của tỉnh Thái Nguyên, đồng bào các dân tộc nơi đây đã có những đóng góp rất lớn cho cách mạng trong lịch sử. Đến nay, điều kiện kinh tế vật chất và đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc trong Huyện còn ở mức thấp. Trong các dân tộc thiểu số ở đây, người Tày có số lượng lớn nhất và có quá trình định cư lâu dài nhất.
Việc nghiên cứu làng bản cổ truyền của người Tày sẽ góp một phần rất quan trọng vào việc tái hiện lại bức tranh toàn cảnh về lịch sử xây dựng và phát triển của vùng đất Võ Nhai. Kết quả nghiên cứu còn góp thêm cơ sở khoa học cho chính quyền địa phương các cấp trong việc đề ra và thực hiện những chính sách và biện pháp đúng đắn nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cũng như nhằm bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của người Tày nói riêng và nhân dân các dân tộc trong huyện Võ Nhai nói chung.
Xuất phát từ bối cảnh và lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do tầm quan trọng và rộng lớn của vấn đề mà đề tài làng xã Việt Nam nói chung đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều nhà khoa học ở cả trong và ngoài nước trong những giai đoạn gần đây.
Tuy nhiên, trong lịch sử, nhất là thời kỳ phong kiến và trước đó, vấn đề làng xã rất ít được “đoái hoài” đến. Lịch sử trong giai đoạn đó chỉ là lịch sử của giai cấp thống trị và của những nhân vật kiệt xuất. các nhà sử học phong kiến rất ít khi có những ghi chép về nông thôn, làng xã. Chúng ta chỉ có thể góp nhặt được những ghi chép ít ỏi về làng xã trong một số bộ sử và địa chí thời phong kiến nước ta như: Đại Việt thông sử, Dư địa chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đồng khách dư địa chí, Trong đó, tác phẩm “Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ là có giá trị tư liệu hơn cả.
Từ thế kỷ thứ XVI – XVII trở đi, làng việt là đối tượng điều tra nghiên cứu của các thương nhân và giáo sĩ phương Tây. Mục đích lớn nhất của họ là phục vụ cho công cuộc xâm lược và đô hộ Việt Nam. Vì vậy, những nghiên cứu đó chưa được hệ thống và khách quan. Tất nhiên, đây cũng là nguồn tư liệu không thể bỏ qua trong quá trình nghiên cứu làng xã cổ truyền.
Sau chiến tranh thế giới lần thứ I, việc nghiên cứu làng Việt được mở rộng hơn trước. Một số tác giả người Pháp đã có những tác phẩm chuyên khảo về làng Việt. Nhưng, cách nhìn nhận và lý giải của họ vẫn không được khách quan. Lúc này đã có một số tác giả người Việt tham gia nghiên cứu, tiêu biểu nhất là Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục, Nguyễn Văn Huyên với một số chuyên khảo bằng tiếng Pháp.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong vùng kiểm soát của thực dân Pháp và sau đó là chính quyền Ngụy Sài Gòn, ở miền Nam có một số tác phẩm tiêu biểu như: Kinh tế làng xã Việt Nam của Vũ Quốc Thúc (Hà Nội, 1951). Làng xã Việt Nam của Toan Ánh (Sài Gòn, 1968).
Cuốn sách đầu tiên nghiên cứu làng xã Việt Nam theo quan điểm macxit là cuốn “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình (tức Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) do Đức Cường xuất bản năm 1937. Vấn đề làng xã chỉ thực sự được giới sử học Việt Nam ở miền Bắc đặc biệt quan tâm nghiên cứu kể từ sau Cải cách ruộng đất và phong trào tập thể hoá ở nông thôn. Trong đó, cuốn sách nghiên cứu về làng xã Việt được coi là cơ bản và sâu sắc nhất tính đến trước đổi mới là cuốn “Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc bộ” của tác giả Trần Từ, (Hà Nội 1984).
Từ khi đổi mới đến nay là thời kỳ nở rộ của những công trình nghiên cứu về làng xã, điều này được biểu hiện ở:
- Sự ra đời của rất nhiều những đầu sách, những công trình nghiên cứu về làng xã Việt Nam của những học giả cả trong và ngoài nước.
- Có khá nhiều chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu như: Nguyễn Từ Chi,
Nguyễn Hải Kế, Phan Đại Doãn, Nguyễn Quang Ngọc,
- Ngày càng nhiều những học viên, nghiên cứu sinh ở cả trong và ngoài
nước chọn làng xã là đối tượng học tập, nghiên cứu của họ.
Mặc dù có những mục đích và quan niệm không giống nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã cung cấp thêm những tư liệu mới, đưa ra những nhận định mới, góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về làng xã Việt Nam truyền thống và hiện đại. Tuy nhiên, đó mới chỉ được coi là những thành quả bước đầu.
Nhưng một thực tế mà khi tìm hiểu chúng tôi thấy, đó là chưa hề có chuyên đề hay những công trình đi sâu nghiên cứu về cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc thiểu số ở nước ta, trong khi làng xã cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ lại được rất nhiều các học giả quan tâm. Có thể nói đây là một mảng tối trong việc nghiên cứu đề tài làng xã cổ truyền.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta là bộ phận không thể tách rời của dân tộc Việt Nam. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vấn
đề đại đoàn kết dân tộc. Tất cả những chính sách về dân tộc thiểu số của Đảng ta đều xoay quanh 3 nguyên tắc: Đoàn kết, Bình đẳng, Tương trợ, nhằm làm sao từng bước vững chắc nâng cao đời sống vật chất và văn hoá tinh thần của đồng bào, làm sao cho miền núi tiến kịp miền xuôi. Đồng bào các dân tộc thiểu số tiến kịp với trình độ phát triển của người Kinh. Vì vậy, việc nghiên
cứu làng bản của người dân tộc thiểu số cũng có ý nghĩa quan trọng không kém vấn đề làng xã cổ truyền của người Việt.
Những nhà dân tộc học hàng đầu ở nước ta như: Nguyễn Văn Huyên, Bế Viết Đẳng, Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Tấn Quỳnh, Đặng Văn lung, Hoàng Nam, Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn, đã dày công nghiên cứu một cách toàn diện về nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Những nghiên cứu của họ thường miêu tả khái quát văn hoá các tộc người. Trong đó, cơ cấu tổ chức làng bản của các dân tộc chỉ được họ đề cập đến như một khía cạnh, chưa phải đi sâu nghiên cứu mang tính chất chuyên đề. Những nghiên cứu về dân tộc Tày cũng vậy.
Đặc biệt, vấn đề “ Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai tỉnh Thái Nguyên” chưa có ai nghiên cứu và công bố. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung làm rõ vấn đề này. Những công trình nghiên cứu của các học giả đi trước sẽ là nguồn tài liệu vô cùng quý giá để chúng tôi tham khảo, học tập cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục đích
Qua việc nghiên cứu và phân tích cơ cấu làng bản cổ truyền của người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đề tài sẽ góp phần vào việc tái hiện lại một số hiện tượng lịch sử, văn hoá xã hội, quá trình xây dựng và phát triển của địa phương này, cũng như lịch sử vốn phong phú, đa dạng và phức tạp của tộc người nói chung.
Cụ thể hơn, tác giả mong muốn làm phong phú hơn những hiểu biết của khoa học về bản sắc văn hoá của dân tộc Tày vốn đã có nhiều nét đặc trưng trong đời sống vật chất, văn hoá tinh thần và tổ chức xã hội.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhận thức rõ hơn một cơ cấu xã hội truyền thống, lâu đời của miền núi nước ta. Qua đó, tác giả đề tài mong muốn đóng góp vào quá trình xây dựng nông thôn mới, làng bản văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và trên địa bàn huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên nói riêng trong cuộc sống xã hội hiện đại.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu kết cấu làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Kết cấu tổ chức đó bao gồm các loại hình tổ chức và các hình thức tập hợp người, các quy chế vận hành của nó. Đề tài cũng nghiên cứu những ảnh hưởng của kết cấu tổ chức đó lên đời sống vật chất, tâm lý và truyền thống của người Tày ở nơi đây.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt thời gian: Đề tài nghiên cứu quá trình ra đời, phát triển và biến đổi của làng bản người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên theo diễn tiến của lịch sử.
Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu làng bản của dân tộc Tày trên địa giới huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên ngày nay (tập trung vào các xã phía Bắc, nơi có người Tày cư trú với tỷ lệ cao).
3.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài
Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số, các thành phần dân tộc, lịch sử hành chính của huyện
Kết cấu tổ chức làng bản của dân tộc Tày, ảnh hưởng của kết cấu đó lên hoạt động kinh tế, đời sống vật chất, tinh thần và những truyền thống trong đời sống văn hoá của họ; so sánh với làng Việt truyền thống và một số dân tộc khác.
Nêu lên những nét đặc trưng cổ truyền trong văn hoá làng bản của đồng bào.
4. Nguồn tư liệu
Đề tài làng xã cổ truyền nói chung và làng bản cổ truyền của người dân tộc thiểu số nói riêng hầu như không được bất kỳ một cuốn chính sử của một vương triều phong kiến nào đề cập đến. Tuy nhiên, khi tham khảo kỹ một số bộ sử cũ như: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Nam thực lục, chúng tôi cũng đã tìm được một số thông tin liên quan nhằm phục vụ cho đề tài của mình.
Chúng tôi cũng tiếp cận được với khá nhiều các tác phẩm, tài liệu, kỷ yếu, đề tài nghiên cứu, các chuyên khảo hoặc có liên quan đến làng xã cổ truyền và các dân tộc thiểu số Việt Nam, đặc biệt là về dân tộc Tày.
Hệ thống văn bản về chính sách đối với các dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cũng rất quan trọng với đề tài này.
Đặc biệt quan trọng hơn cả là tư liệu điền dã, khảo sát thực địa. Ngoài ra một số hương ước, gia phả, tộc phả và địa bạ cũng được chúng tôi lưu tâm tới trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng và kết hợp một số phương pháp sau đây: Điền dã, miêu thuật, hồi cố, thống kê, so sánh, tự sự lịch sử, liên ngành, nhằm làm sao những thông tin có được là chính xác nhất và khách quan nhất, chất lượng đề tài tốt nhất trong khả năng có thể.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu về tổ chức làng bản cổ truyền của người Tày ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày ở địa bàn huyện Võ Nhai nói riêng. Qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp thêm cơ sở khoa học cho việc thực hiện các chính sách của chính quyền địa phương các cấp nhằm nâng cao đời sống
vật chất cũng như tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số và sự phát triển của địa phương.
Một đóng góp quan trọng nữa của đề tài là sẽ góp phần tôn tạo, giữ gìn những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của dân tộc Tày ở Võ Nhai, Thái Nguyên nói riêng và các dân tộc thiểu số trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung. Đề tài ở một mức độ nào đó sẽ nâng cao ý thức tự giác của mỗi người chúng ta trong việc biết trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của người Tày cũng như các dân tộc thiểu số khác.
Cuối cùng, đề tài là một nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập và nghiên cứu lịch sử địa phương, dân tộc học, văn hoá học
7. Cấu trúc của đề tài
Đề tài được chia làm 3 phần:
- Phần mở đầu.
- Phần nội dung:
+ Chương 1. Khái quát về huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
+ Chương 2. Làng bản của người Tày ở huyện Võ Nhai.
+ Chương 3. Những biến đổi của người Tày ở Võ Nhai từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
- Phần kết luận.
Ngoài ra, đề tài còn có các mục: Tài liệu tham khảo và phụ lục.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .1
1. Lý do chọn đề tài . 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 8
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài. .10
3.1. Mục đích 10
3.2. Đối tượng nghiên cứu. 11
3.3. Phạm vi nghiên cứu .11
3.4. Nội dung nghiên cứu của đề tài .11
4. Nguồn tư liệu .12
5. Phương pháp nghiên cứu .12
6. Đóng góp của đề tài 12
7. Cấu trúc của đề tài 13
CHưƠNG 1 15
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 15
1.1. Lịch sử hành chính huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên .15
1.2. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 16
1.2.1. Vị trí địa lý .16
1.2.2. Điều kiện tự nhiên .17
1.3. Khái quát về kinh tế - xã hội của huyện Võ Nhai .21
1.4. Dân cư và các dân tộc trên địa bàn huyện .23
1.4.1. Dân cư .23
1.4.2. Các dân tộc ở Võ Nhai .25
CHưƠNG 2 29
LÀNG BẢN CỔ TRUYỀN CỦA NGưỜI TÀY 29
Ở HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN 29
2.1. Tên gọi và không gian sinh tồn .29
2.1.1. Tên gọi và nguồn gốc tên gọi của làng bản .29
2.1.2. Không gian sinh tồn 37
2.2. Cơ cấu tổ chức 56
2.2.1. Các tổ chức quản trị 56
2.2.2. Tổ chức dòng họ .62
2.2.3. Các tổ chức có tính chất xã hội 66
2.2.4. Kiến trúc công cộng và các hoạt động cộng đồng 70
2.3. Những đặc trưng và vai trò của làng bản trong lịch sử 79
2.3.1. Tính chất đặc trưng của làng bản cổ truyền của người Tày ở Võ Nhai 79
2.3.2 Vai trò của làng bản 80
CHưƠNG 3 85
NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA LÀNG BẢN NGưỜI TÀY Ở VÕ NHAI .85
TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM ĐẾN NAY . .85
3.1. Nguyên nhân biến đổi .85
3.2. Diễn biến và những biểu hiện 86
3.2.1. Những biến đổi về không gian sinh tồn .86
3.2.2. Những biến đổi trong nền kinh tế 94
3.2.3. Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức .99
3.3. Một vài kiến nghị .104
PHẦN KẾT LUẬN 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .113
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN .109
PHỤ LỤC ẢNH .115 .
127 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng bản cổ truyền của dân tộc Tày ở huyện Võ Nhai Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gôi nhà sàn
thường được mở ra 4 phía thoáng đãng.
Trong phần trình bày về các loại hình nhà cửa của người Tày ở Võ Nhai,
chúng tôi đã chỉ ra một thực tế rằng, nhà sàn là ngôi nhà truyền thống của
người Tày và hầu hết các gia đình Tày đều làm nhà sàn và thích ở nhà sàn.
Đồng bào chọn làm nhà sàn để ở vì lý do an toàn và thoáng mát. Ngày nay khi
mà mối đe doạ từ thú dữ không còn thì đồng bào vẫn thích ở nhà sàn như một
thói quen đã trở thành truyền thống. Tại các bản người Tày ở phía bắc huyện
Võ Nhai, chúng ta vẫn thấy gần như 100% các gia đình ở nhà sàn. Tại vùng
này, những nét truyền thống trong ngôi nhà sàn còn được bảo lưu khá rõ rệt.
Cũng vẫn là nhà sàn nhưng kỹ thuật dựng nhà và cách bố trí không gian
trong nhà cùng các công trình phụ đã cõ những nét mới. Kiểu nhà sàn 3 hoặc
4 vì kèo đã gần như bị thay thế bởi các kiểu 5, 6 và 7 vì kèo. Trong đó, kiểu 6
vì kèo là phổ biến hơn cả. Kiểu này có lẽ là ra đời muộn nhất trong những
kiểu kết cấu nhà sàn của dân tộc Tày ở Võ Nhai. Kiểu 6 vì kèo vừa tốn ít gỗ
hơn mà không gian dành cho sinh hoạt trong nhà cũng được rộng rãi, thoải
mái hơn. Cùng với sự thịnh hành của kiều nhà sàn 6 vì kèo là sự thay thế cột
tròn bằng các cột vuông. Trong nhiều năm gần đây, người Tày ở Võ Nhai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
thường không đặt bếp trong ngôi nhà chính của họ. Bếp và các công trình phụ
thường được làm tách ra nhưng vẫn liền kề với nhà chính. Họ thường dựng
một trái nhà riêng làm bếp. Nhà bếp này cũng là một dạng nhà sàn nhỏ với chỉ
2 hoặc 3 vì kèo. Đó là nơi vừa có bếp lửa dùng để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm
vào mùa đông, là chỗ diễn ra các bữa cơm thường ngày của gia đình và cũng
là nơi đặt bếp nấu thức ăn cho gia súc, nấu rượu…Chuồng gia súc đã được
làm tách biệt khá xa so với nhà chính. Điều này cho thấy nhận thức của đồng
bào về vấn đề vệ sinh đã tốt hơn trước rất nhiều. Và cũng bởi nguyên nhân
nữa là gia súc ngày nay không còn bị đe doạ bởi thú dữ. Riêng gia cầm thì
cũng có gia đình vẫn để ngủ tự do dưới gầm sàn. Gầm sàn ngày nay đa số
đồng bào vẫn để thoáng, nhưng cũng có không ít gia đình che chắn lại hoặc
xây tường bao xung quanh. Đó thường là nơi để những vật dụng, nông cụ,
phương tiện đi lại. Vấn đề vệ sinh và cảnh quan xung quanh ngôi nhà đã được
các gia đình quan tâm hơn rất nhiều. Gầm sàn đã khô thoáng hơn, mương
rãnh thoát nước xung quanh ngôi nhà đảm bảo điều đó.
Hiện nay do điều kiện kinh tế đã khá hơn, giao thông thuận tiện hơn đôi
chút và việc sản xuất nguyên vật liệu làm nhà đã khá phát triển thì những ngôi
nhà sàn của đồng bào rất ít còn được lợp bằng lá và thay vào đó là ngói vừa
sạch đẹp, trang nhã hơn lại tránh được nguy cơ hoả hoạn. Đó là những tiến bộ
đáng kể trong nếp nhà của họ.
Tại những vùng xa xôi hẻo lánh, đặc biệt là các xã phía bắc thì nhà sàn
còn chiếm tỉ lệ ưu thế nhưng tại những vùng thấp hơn gần đường giao thông
lớn, gần các trung tâm buôn bán, có sự giao lưu nhiều với người Kinh thì nhà
nền đất đã được xây dựng khá nhiều và đang trở thành một xu thế tất yếu
trong quá trình phát triển của nhà cửa người Tày. Một nguyên nhân quan
trọng dẫn đến việc này đó là nguyên liệu gỗ, đặc biệt là các loại gỗ tốt truyền
thống, dùng để dựng nhà sàn ngày càng trở nên rất khan hiếm do rừng già
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
không còn và do chính sách bảo vệ rừng của nhà nước. Muốn có đủ gỗ dựng
một ngôi nhà sàn, họ phải vào những khu rừng rất sâu, thậm chí lên tận địa
phận tỉnh Bắc Kạn, công khai thác và vận chuyển là quá tốn kém và vất vả.
Số ít gia đình đã tích luỹ và giữ được gỗ từ những giai đoạn trước đủ để dựng
nhà cho các con trai khi họ ra ở riêng. Đồng bào cũng thường tiến hành trao
đổi mua bán gỗ và các vật liệu khác trong phạm vi một bản và các bản lân cận
để có đủ số gỗ. Những việc này đều đang bị chính sách bảo vệ các loại gỗ đặc
biệt quý hiếm của Nhà nước ngăn trở. Việc khai thác buôn bán, vận chuyển
các loại gỗ quý như đinh, sến, nghiến, táu…là vi phạm pháp luật. Vì nhiều lý
do như vậy, nên hiện nay những gia đình người Tày ở vùng thấp phải là khá
giả mới tính đến chuyện dựng nhà sàn. Nhu cầu nhà ở của đồng bào ngày một
gia tăng do dân số phát triển; nguyên vật liệu tự nhiên ngày càng khan hiếm;
ngành sản xuất nguyên vật liệu để xây nhà chưa phát triển kịp ở các xã phía
bắc Võ Nhai; giao thông vận chuyển chưa thực sự thuận tiện đang là những
vấn đề thực tế cấp bách đặt ra cho vấn đề nhà ở của đồng bào tại các xã vùng
cao đặc biệt khó khăn này. Trong bối cảnh đó, việc các gia đình chọn làm nhà
nền đất là một tất yếu.
Số nhà nền đất chiếm tuyệt đại đa số trong đồng bào Tày ở những xã
vùng thấp, nơi gần đường giao thông và những nơi có sự xen cư giữa hai dân
tộc Tày - Kinh. Hiện nay, tại 2 bản Mỏ Gà và Phượng Hoàng, xã Phú Thượng
chỉ còn 3 -4 ngôi nhà sàn mỗi bản. Tại trung tâm xã Cúc Đường, chúng ta
cũng thấy rất nhiều nhà nền đất, tại các xã cao hơn như Vũ Chấn, Nghinh
Tường, nhà nền đất cũng đã thấy lác đác xuất hiện. Những ngôi nhà nền đất
của đồng bào ngày nay có kỹ thuật xây dựng và bố trí không gian không khác
gì mấy nhà của người Kinh và phần lớn đều được bê tông hoá. Điều đó cũng
cho thấy sự giao lưu và hội nhập nhanh của người Tày với nền văn hóa
phổ thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Cùng với những thay đổi trên, cách bố trí và sử dụng không gian trong
ngôi nhà cũng thấy có những nét mới. Dù ở nhà sàn nhưng vẫn thấy nhiều gia
đình có kê giường, tủ, bàn ghế giống như nhà nền đất. Gác xép thấy ít gia
đình làm và sử dụng hơn. Trong ngôi nhà người ta cũng ít quy định khắt khe
chỗ ăn ngủ của mỗi thành viên. Duy trì có bàn thờ là vẫn luôn được đặt ở gian
chính với vị trí trang trọng nhất. Đó là một nét thay đổi nữa trong tư duy ăn ở
của đồng bào.
Nhìn vào những ngôi nhà của người Tày ở Võ Nhai ngày nay ta vẫn thấy
còn đậm nét những nét truyền thống, những ưu điểm của nhà sàn. Nhưng quá
trình phát triển và giao lưu kinh tế, văn hoá cũng như môi trường tự nhiên
thay đổi đã làm cho ngôi nhà của đồng bào ít nhiều thay đổi, hội nhập và phù
hợp hơn với hoàn cảnh hiện tại.
Cùng với sự thay đổi ít nhiều của ngôi nhà thì những công trình kiến trúc
công cộng cũng thay đổi nhưng mạnh mẽ và dễ nhận thấy hơn rất nhiều. Nếu
như trước năm 1945 thì các bản Tày đều có đình bản. Nhưng dần dần do
nhiều nguyên nhân, những ngôi đình này lần lượt mất đi. Các nguyên nhân
chính có thể kể ra ở đây là do chiến tranh tàn phá; trải qua một thời gian dài
các ngôi đình không được quan tâm, tôn tạo, văn hoá đình ngày càng đi vào dĩ
vãng; các cuộc cải cách xã hội những năm 50 - 60, thế kỷ XX với tư tưởng "tả
khuynh", quay lưng lại với văn hóa tâm linh truyền thống đã làm cho đình bản
và những thiết chế văn hoá bản làng trở thành đối tượng bị xử lý, cải tạo, cấm
đoán. Đình Thượng Nung là ngôi đình lớn và nổi tiếng nhất vùng thì nay gần
như chỉ còn lại phần nền móng, vẫn chưa được tôn tạo. Đình Cúc, nay thuôc
xã Cúc Đường bị thực dân Pháp đốt năm 1947. Đình Na Đồng cũng không
còn tồn tại từ năm 1961 do bị bỏ bẵng và dột nát trong một thời gian dài. Hiện
nay, số lượng đình bản của người Tày còn tồn tại ở Võ Nhai là không đáng
kể. Trong số rất ít đó có thể kể đến đình Mỏ Gà thuộc xã Phú Thượng. Đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
đã được vua Khải Định cấp sắc phong vào năm 1938. Sau một thời gian quá
dài không được quan tâm, đình này hầu như bị hư hỏng hết. Năm 2007, đình
Mỏ Gà mới được tôn tạo lại, nay đã tìm thấy sắc phong gốc và đang đề nghị
được công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Số phận của đình Mỏ Gà còn may
mắn hơn rất nhiều so với đại đa số những ngôi đình bản đã từng tồn tại ở Võ
Nhai. Ví dụ về trường hợp đình Mỏ Gà ở trên cho thấy việc tôn tạo và khôi
phục phần nào ngôi đình cũng như những hoạt động văn hoá tín ngưỡng công
cộng liên quan đến ngôi đình dù muộn nhưng vẫn còn tốt hơn rất nhiều nếu
chúng ta làm ngơ cho văn hoá đình bị mất hẳn tại khu vực này.
Cùng với sự mất đi lần lượt của những ngôi đình bản thì những ngôi
miếu chung, nơi thờ thổ công của từng bản người Tày cũng hầu như không
còn tồn tại nữa. Thời gian mất đi của đa số những ngôi miếu thổ thần này
thường là ở thập kỷ 50 - 60 của thế kỷ XX. Khi miếu không còn thì văn hoá
tín ngưỡng như thờ thổ thần chung hay các lễ hội cầu mùa cũng không còn
nữa. Người dân trong các bản ngày nay hay thờ thổ công của riêng gia đình
họ bằng cách lập những ban thờ cạnh nhà.
Ngày nay công trình kiến trúc công cộng đáng kể nhất và được xây dựng
khá phổ biến ở các làng bản Tày Võ Nhai là nhà văn hoá xóm bản. Những
nhà văn hoá này do nhân dân trong bản tự đóng góp xây dựng là theo chủ
trương xây dựng đời sống văn hoá mới ở khu dân cư. Đó là những điểm hội
họp nhằm bàn những việc bản, việc xóm của cư dân.
Trong các làng bản người Tày hiện nay, sở hữu công cộng của cộng đồng
ngày càng được thu hẹp do nhiều nguyên nhân trong đó quan trọng nhất là
quá trình tư nhân hoá trong việc sở hữu tư liệu sản xuất đang ngự trị đã nảy
sinh từ lâu và nay đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Ngoài những công trình công
cộng như nhà văn hoá, đường xá, cầu cống, phai đập, kênh mương thì tất cả
đều được tư nhân hoá từ rừng núi, ruộng đất đến các tư liệu sản xuất. Mọi thứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
đều thuộc về từng gia đình riêng trong bản. Những gì được coi là "của chung"
trong không gian sinh tồn đó còn lại không đáng kể. Chủ trương giao đất, giao
rừng và công nhận gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập được Nhà nước thực
hiện sau Khoán 10 và đặc biệt là những năm gần đây.
Như vậy, không gian sinh tồn của người Tày ở Võ Nhai do nhiều nguyên
nhân như đã phân tích đã có nhiều biến đổi đáng chú ý, tích cực có và tiêu cực
cũng có nhiều. Diện mạo vật chất của làng bản cũng đang cho thấy những tín
hiệu đáng mừng. Đi đôi với đó là diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp nhanh
chóng; môi trường sinh thái có nguy cơ mất cân bằng; ruộng nương bình quân
ngày càng ít do dân số tăng nhanh, xóm bản ngày một thêm đông đúc, chật
chội; những công trình kiến trúc công cộng có vai trò quan trọng trong lịch sử
mất đi, khi cùng với đó là những thiết chế văn hoá đi kèm,… đó là những vấn
đề đang đặt ra đòi hỏi phải có những chính sách vĩ mô hợp lý của nhà nước và
địa phương cho vùng này.
3.2.2. Những biến đổi trong nền kinh tế
Những chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, nhà nước qua các
thời kỳ từ sau cách mạng tháng Tám cũng như những biến đổi về mặt không
gian sinh tồn là những nguyên nhân cơ bản nhất làm cho kinh tế và đời sống
vật chất của người Tày ở Võ Nhai có những thay đổi khá nhanh chóng so với
giai đoạn đầu thế kỷ XX trở về trước.
Trước khi xét những chuyển biến trong kinh tế và đời sống vật chất của
đồng bào, chúng ta hãy tìm hiểu về những quan hệ sản xuất đã được xác lập
và thay đổi trong cộng đồng Tày từ năm 1954 đến nay. Bởi vì nó có ảnh
hưởng quan trọng đến đời sống kinh tế, vật chất cũng như các quan hệ trong
làng bản. Năm 1954 là mốc đánh dấu miền Bắc nước ta được giải phóng và
tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Theo chủ trương lúc đó, tiến lên chủ
nghĩa xã hội trong nông nghiệp, việc quan trọng là phải dần xoá bỏ nền kinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
tế tiểu nông gia đình. Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp được phát động,
thực hiện trên toàn miền Bắc. Gia đình mất dần vai trò là một đơn vị kinh tế
độc lập. Mỗi bản được biên chế thành vài đội sản xuất nhỏ, rồi một bản thành
một đội sản xuất. Khi phong trào hợp tác hoá đạt đến đỉnh cao thì hợp tác xã
liên bản ra đời gồm vài bản gần nhau. Bản lúc này trở thành một đội sản xuất
thuộc hợp tác xã. Mọi tư liệu sản xuất đều được công hữu hoá. Làng bản
không còn chức năng điều tiết với mọi vấn đề của cộng đồng. Cơ cấu kinh tế
của đồng bào do vậy đã thay đổi rõ rệt. Các nghề thủ công gia đình bị mai
một nhiều. Có thể nói mô hình hợp tác xã nông nghiệp đã tỏ ra không mấy
phù hợp với trình độ sản xuất của đồng bào. Nó kìm nén phần nào sức sản
xuất của nông thôn vùng Tày.
Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội VI (1986) và nhất là
chính sách Khoán 10 đã mang lại luồng gió mới cho kinh tế của người Tày ở
Võ Nhai. Gia đình được xác lập lại như một đơn vị kinh tế tự chủ và nó đã
nhanh chóng phát huy được vai trò truyền thống của mình. Xu hướng tư hữu
hoá công cụ sản xuất và các tư liệu sản xuất khác ngày càng phát triển. Tư
liệu sản xuất gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Các công cụ cơ bản do
hợp tác xã quản lý trở về thuộc quyền quản lý của các gia đình. Các gia đình
tích cực đầu tư mua sắm những trang thiết bị hiện đại như: Máy cày mini,
máy kéo, máy xay xát…đã có một số nơi có sự liên doanh tự nguyện giữa các
hộ gia đình chủ yếu là cùng dòng tộc. Họ hùn vốn để làm kinh doanh dịch vụ.
Cũng như nhiều vùng nông thôn trên cả nước, nền kinh tế tiểu nông được tái
lập và đang là chủ đạo trong vùng dân tộc Tày ở Võ Nhai. Nó phù hợp với
trình độ phát triển của đồng bào và là động lực cho sự thay đổi diện mạo nông
thôn nơi đây.
Trải qua rất nhiều những thăng trầm về kinh tế, văn hoá nhưng đến nay
kinh tế nông nghiệp lúa nước vẫn là ngành kinh tế chủ đạo của người Tày ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Võ Nhai. Các ngành nghề khác vẫn chỉ mang tính chất phụ trợ, nông nghiệp
lúa nước của đồng bào tính đến nay đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể về
tất cả các mặt như: tư liệu lao động, cơ cấu giống lúa, năng suất và chất lượng
lúa gao.
Như đã trình bày, chính sách Khoán 10 được thực hiện từ năm 1988 đã
tác động tích cực tới nông nghiệp nông thôn trong vùng Tày ở Võ Nhai. Các
gia đình được tự chủ về kinh tế nên phát huy tối đa khả năng lao động sáng
tạo, trước nhất là trong nông nghiệp. Cơ cấu giống lúa và giống cây trồng nói
chung có sự chuyển dịch mạnh mẽ. Tỷ lệ các giống lúa lai có năng suất cao
ngày càng được người dân đưa vào sản xuất. Cây chè được trồng mới ở một
số nơi, cây thuốc lá vẫn được đồng bào ưa trồng. Các loại rau màu và một số
cây ăn quả đều tăng cả về diện tích và sản lượng. Hiện nay trong các bản Tày
như ở xã Vũ Chấn và Cúc Đường thì hầu hết các gia đình đã sắm được máy
cày mini để phục vụ sản xuất nông nghiệp, thay cho sức trâu bò. Việc mua
sắm máy móc của đồng bào được nhà nước tạo điều kiện hỗ trợ cho vay vốn.
Ngoài ra các lớp tập huấn về kỹ thuật cho đồng bào được tổ chức thường
xuyên và miễn phí tại trung tâm các xã vùng cao.
Rừng và nghề rừng vẫn là thế mạnh của các xã vùng cao ở Võ Nhai.
Chương trình 327 của Chính phủ được triển khai với kế hoạch giao đất, giao
rừng tới từng hộ nông dân đã góp phần thúc đẩy kinh tế nghề rừng phát triển.
Các loại cây lấy gỗ như keo, mỡ, bạch đàn được trồng nhiều, thêm vào đó là
những loại cây công nghiệp như: trám, hồi…Điều này vừa bảo vệ được rừng,
lấy lại được cân bằng sinh thái và cũng góp phần đáng kể tăng thêm thu nhập
cho mỗi hộ gia đình. Tuy nhiên, do hiện trạng giao thông chưa được cải thiện
nên sản phẩm nông lâm nghiệp do đồng bào làm ra có giá thành rất thấp và lại
khó tiêu thụ. Đó là một thiệt thòi rất lớn cho người dân ở khu vực này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Ngành kinh tế chăn nuôi của người Tày những năm gần đây có nhiều nét
mới so với chăn nuôi truyền thống của họ. Địa bàn chăn nuôi bị thu hẹp và sự
xuất hiện của những chiếc máy cày mini, máy kéo đã làm cho đàn trâu trong
các bản Tày suy giảm nhanh về số lượng. Tuy chưa có số liệu cụ thể nhưng
qua khảo sát ở vài nơi, chúng tôi thấy có rất ít gia đình còn nuôi trâu. Nếu có
thì số lượng cũng ít, thường nhà có cũng chỉ từ 1 - 2 con. Đồng bảo chủ yếu
nuôi với mục đích bán thịt thương phẩm. Phương thức chăn thả trâu đàn cũng
gần như không còn. Việc tậu trâu không được coi là việc hệ trong đời đối với
người dân như trước đây. Tuy nhiên với tiềm năng chăn nuôi của vùng còn
khá thì việc chăn nuôi trâu như vậy là không tương xứng. Lợn, gà và một số
loại vật nuôi khác đã thấy có sự tăng trưởng về số lượng trong vùng. Nhưng
phương thức chăn nuôi tập trung chưa thấy phổ biến. Kỹ thuật chọn giống và
kỹ thuật chăn nuôi chưa được cải tiến nhiều. Đồng bào vẫn chủ yếu chăn lợn,
gà, vịt với quan điểm tận dụng thức ăn thừa cũng như phụ phẩm nông nghiệp
và các loại thức ăn từ tự nhiên nên năng suất rất thấp. Một năm họ thường chỉ
cho xuất chuồng từ 1-2 lứa lợn. Gia cầm còn thả rông tự nhiên nhiều. Một số
gia đình Tày ở vùng thấp như thị trấn Đình Cả, xã Phú Thượng qua học hỏi
kỹ thuật sản xuất đã đầu tư chăn nuôi lợn gà tập trung với những giống hiện
đại nên năng suất khá cao. Đây sẽ là mô hình được phát triển nhân rộng trong
thời gian không xa tại những địa bàn cư trú của người Tày.
Sự thâm nhập của nền kinh tế thị trường cũng như sự thay đổi trong tâm
lý sản xuất của đồng bào đã làm cho những nghề chăn nuôi cổ truyền không
còn tồn tại. Đó là nghê trồng dâu, nuôi tằm, thả cá ruộng. Nghề nuôi ong mật
vẫn được duy trì và đang có cơ sở để phát triển. Tại một số xã phía bắc, người
Tày đã có nghề mới là nuôi tắc kè. Nghề này xuất hiện từ việc đồng bào có
thói quen bắt và sử dụng tắc kè tự nhiên để ngâm rượu và làm thuốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Nói chung, kinh tế nông nghiệp của người Tày ở Võ Nhai đã có những
nét chuyển biến tích cực và đáng kể, năng suất và sản lượng tăng, do kỹ thuật
và kinh nghiệm sản xuất được cải tiến đáng kể, cơ cấu giống có chuyển biến.
Những hoạt động trong nền kinh tế nông nghiệp của đồng bào đã chuyển biến
theo hướng sản xuất hàng hoá phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng
Xã hội chủ nghĩa.
Ở nông thôn vùng Tày các nghề tiểu thủ công nghiệp đã bị mai một rất
nhiều. Nghề mộc và đan lát còn được duy trì nhưng phát triển theo quy mô
gia đình nhỏ bé, chưa có tính chất sản xuất hàng hoá. Tại đa số các làng bản,
một số nghề chế biến nông lâm sản đang được đồng bào quan tâm phát triển
như: ép dầu thực vật, làm đường mật, làm đậu phụ, nấu rượu, xay xát
gạo…Những nghề này đang khẳng định vai trò của nó trong nền kinh tế của
đồng bào.
Rừng tự nhiên bị thu hẹp, lâm sản khan hiếm đã làm cho kinh tế tự nhiên
của đồng bào không còn giữ được vị trí quan trọng như trước đây. Săn bắn chỉ
còn là thú vui tiêu khiển. Sự khai thác quá mức và trái phép đã làm cho các
loại hải sản nước ngọt cũng trở nên khan hiếm nhanh chóng. Kinh tế hái lượm
vẫn giữ được một phần vai trò trong việc cải thiện bữa ăn của đồng bào. Mùa
nào thức nấy, trong rừng hoặc ven sông suối vẫn cung cấp các loại rau sạch,
măng, các loại nấm,…
Trao đổi buôn bán của người Tày ở Võ Nhai đã phát triển tấp nập hơn
trước khá nhiều với các trung tâm thương nghiệp như thị trấn Đình Cả, La
Hiên, các chợ khu vực cụm xã như Cúc Đường, Thượng Nung. Hiện nay,
đồng bào có thể bán bất cứ sản phẩm gì do họ làm ra và mua bất cứ thứ hàng
thiết yếu nào ngay trong bản của họ. Trong các bản đều có những hộ gia đình
người Tày tham gia kinh doanh, luân chuyển hàng hoá, khi hệ thống giao
thông liên xã được hoàn thiện thì việc trao đổi buôn bán của vùng dân tộc Tày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
sẽ có điều kiện phát triển hơn rất nhiều. Đó là động lực cực kỳ quan trọng cho
sự phát triển kinh tế của vùng, tránh bị tụt hậu quá xa so với các vùng khác
trong huyện, trong tỉnh.
Như vậy, nền kinh tế của người Tày ở Võ Nhai đã có những chuyển biến
tích cực. Tuy nhiên, sự biến đổi này đã diễn ra với một tốc độ chậm chạp. Đời
sống kinh tế vật chất của đồng bào còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sản
xuất hướng ra thị trường chưa có điều kiện phát triển. Cơ cấu kinh tế trong
vùng tuy có chuyển biến nhưng chưa đủ mạnh để làm thay đổi diện mạo làng
bản theo hướng phát triển hiện đại. Vùng này cần thêm nhiều sự hỗ trợ từ phía
nhà nước và sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt của chính quyền địa phương.
3.2.3. Sự biến đổi trong cơ cấu tổ chức
3.2.3.1. Trong các tổ chức quản trị
Trong các làng bản của người Tày ở Võ Nhai ngày nay, tổ chức đã từng
có vai trò "lập pháp" cho cộng đồng là hội đồng già làng đã không còn tồn tại.
Tuy nhiên do truyền thống rất kính trọng người có tuổi trong cộng đồng nên
các già bản hiện nay vẫn có tầm ảnh hưởng đáng kể trong cuộc sống của dân
bản. Trong các cuộc họp bàn dân, bầu bán, người ta tôn trọng trước tiên ý
kiến của những người cao tuổi. Họ có thể là những người đứng ra dàn xếp,
giải quyết hài hoà các tranh chấp, xích mích thuộc phạm vi cộng đồng mình.
Ngày nay, ở các xóm bản đều có các chi hội người cao tuổi.
Trưởng bản trong lịch sử đã có uy tín và tầm ảnh hưởng lớn trong dân
bản. Họ là người đại diện cho quyền lợi và nguyện vọng của cộng đồng. Họ
cũng đại diện và thể hiện ý chí của bộ máy chính quyền. Khi các hợp tác xã ra
đời thì chức danh này bị xoá bỏ và thay voà đó là các đội trưởng sản xuất.
Đến giữa những năm 90- Thế kỷ XX công tác quản lý cơ sở được Đảng và
Nhà nước tăng cường thì chức danh trưởng bản mới được phục hồi trở lại.
Những người trưởng bản ngày nay vẫn do người dân bầu ra và được chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
quyền cấp xã công nhận. Cùng với trưởng bản, ngày nay ở hầu hết các bản
Tày đã có tổ chức cơ sở Đảng cùng các hội đoàn thể xã hội khác như: Chi hội
phụ nữ, hội người cao tuổi, cựu chiến binh, chi đoàn thanh niên, tổ hòa giải
xóm bản,…Tất cả cấu thành hệ thống chính trị ở cơ sở.
Trong các làng bản Tày ngày xưa, luật tục đã rất phổ biến. Nó là những
chuẩn riêng của từng bản buộc mọi người dân trong bải phải tuân theo. Ngày
nay, các luật tục đó vẫn còn tồn tại và được cải tiến, phát triển thêm dưới dạng
quy ước xây dựng làng bản văn hoá, việc xây dựng những quy ước này được
đưa ra bàn bạc dân chủ công khai và thống nhất từ các bản. Những quy ước
này thể hiện sự thích nghi của các luật tục trong giai đoạn mới. Nó phù hợp
với chủ trương của Đảng trong việc phát triển kinh tế, văn hoá ở nông thôn,
vùng đồng bào dân tộc ít người. Nó thể hiện sự chắt lọc và phát huy những
giá trị tốt đẹp từ trong truyền thống của đồng bào.
3.2.3.2. Trong tổ chức dòng họ
So với giai đoạn đầu thế kỷ XX trở về trước thì ngày nay, tổ chức dòng
họ của người Tày ở Võ Nhai không thấy có thay đổi nhiều. Người dân vẫn
đặc biệt coi trọng mối quan hệ gia tộc họ hàng. Có việc gì dù lớn hay nhỏ, các
gia đình cũng đều cần sự trợ giúp ủng hộ của những người đồng tộc. Nguyên
tắc ngoại hôn dòng họ vẫn được duy trì.
Tuy nhiên, xét về mặt tổ chức thì các dòng họ Tày ở Võ Nhai vốn đã
lỏng lẻo thì nay càng lỏng lẻo hơn. Ít thấy có thờ cúng chung; từ đường và
ruộng hương hoả, người trưởng tộc cũng không còn và nếu có thì vai trò cũng
rất mờ nhạt,…Nhưng các thành viên trong họ không vì thế mà quên đi mối
quan hệ họ mạc, truyền thống và công đức của cha ông họ dù đã trải qua
nhiều đời, các liên hệ này được truyền nhau từ đời này sang đời khác. Trong
các bản Tày ở Võ Nhai hiện nay hầu như không thấy có nghĩa địa chung của
làng bản, nhưng các dòng họ lại có nghĩa địa chung của họ. Ở đó có mộ tổ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
mộ của các thành viên trong họ được bố trí theo những quy định riêng của
từng dòng họ.
Xét về quy mô thì mỗi dòng họ ngày nay đã lớn hơn trước rất nhiều. Sự
phát triển dân số đó cùng với sự di dân tìm đất đai để định cư và canh tác đã
làm cho các thành viên trong họ có xu thế sống tản mát dần. Họ Nông gốc ở
Cúc Đường, nhưng ngày nay gần như khắp 6 xã phía Bắc của Võ Nhai đều có
các gia đình thuộc dòng họ này hoặc có các mối quan hệ khác liên quan đến nhau.
Dù không còn tộc trưởng và những quy định thành văn nhưng mỗi khi có
việc thì các gia đình trong họ đều cử thành viên của mình tập trung lại dưới sự
chủ trì của những người có tuổi. Dịp mùng 3/3 âm lịch họ cử người cùng nhau
vun đắp, chăm nom mộ tổ và nghĩa địa chung. Đó là những cơ hội tốt để các
thành viên trong họ đoàn kết với nhau và được củng cố thêm ý thức dòng tộc.
Mối quan hệ giữa các gia đình trong họ và mối quan hệ láng giềng là hai mối
quan hệ bao trùm và đan xen lẫn nhau trong mỗi bản Tày cũng như của cả
một khu vực có người Tày cư trú.
Dù ít hơn người Kinh, nhưng ở trong mỗi làng bản Tày cũng có thấy ít
nhiều tư tưởng cục bộ dòng họ, khép kín dòng họ. Xã Cúc Đường và tại nhiều
bản của xã này, những người đứng đầu các ban ngành đoàn thể cũng là đa số
người thuộc dòng hộ Nông. Tuy vậy, vấn đề này là không nặng nề và đáng lo
ngại. Người ta vẫn đặc biệt tôn trọng nhau dù là trong hay ngoài họ trong các
mối quan hệ.
3.2.3.3. Trong tổ chức phường phe
Có thể nói trải quan thời gian và các biến động xã hội, rất nhiều thứ ở
bản Tày Võ Nhai đã biến đổi so với trước kia. Nhưng, tổ chức phường phe
(phường đám ma) thì vẫn còn đó. Tổ chức hoạt động của nó không khác gì
nhiều so với trước kia. Mỗi bản có một phe với một trùm trưởng và một trùm
phó (có nơi như ở bản Na Đồng, xã Vũ Chấn có 2 ông trùm trưởng). Phe vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
chỉ là một tổ chức lo toan giúp đỡ nhau trong việc hiếu thuần tuý, không thấy
tham gia vào các hoạt động khác. Quy định trong việc xử phạt các thành viên
vẫn rất nghiêm khắc. Người ta vẫn có ý thức tự giác, tinh thần cộng đồng cao
khi tham gia phương phe. Lý do cơ bản làm cho các phường phe tồn tại dai
dẳng, hoạt động quy củ, được người ta coi trọng và muốn tham gia như vậy là
do tinh thần cộng động, tương thân tương ái đã trở thành truyền thống của
người dân. Hơn nữa, nghi lễ đám tang của người Tày vẫn còn rườm rà, phức
tạp và tốn kém. Nếu không có sự trợ giúp đắc lực của phường phe thì tang
chủ khó mà lo xong một đám tang tươm tất.
Ngày nay, phổ biến trong các phường phe của người Tày ở Võ Nhai là
những quy định riêng của từng phường phe được ghi lại thành văn bản. Họ
thống nhất điều này thông qua những buổi họp của phe sau các đám tang.
Những quy định đó chủ yếi nói về trách nhiệm của các thành viên trong các
đám tang, vấn đề xử phạt những người vi phạm, đề cao vai trò và sự quyết
định của những ông trùm phe.
So với trước kia thì một đám tang của người Tày hiện nay được đơn giản
đi khá nhiều, thời gian chỉ thường từ 2 - 3 ngày. Nhưng, trong đám tang
không thể thiếu thầy cúng và sự trợ giúp của các phường phe. Thầy cúng,
trùm phe và chủ nhà là những nhân vật quan trọng nhất trong đám tang.
Sự tồn tại bền bỉ của các phường phe trong vùng Tày ở Võ Nhai cho thấy
tinh thần cộng đồng, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn của đồng bào
không hề thuyên giảm qua thời gian. Phường phe là một minh chứng tiêu biểu
nhất cho điều đó. Đó thực sự là một nét đẹp truyền thống của đồng bào Tày
và cần được phát huy trong bối cảnh hiện nay khi Đảng ta đang phát động
phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư.
3.2.3.4. Trong các hoạt động cộng đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Khác với tổ chức phường phe như đã trình bày ở trên, các hoạt động
cộng đồng mà tiêu biểu nhất là lễ hội và thờ cúng chung từ lâu đã không được
duy trì tại các bản người Tày ở Võ Nhai. Nguyên nhân chính của vấn đề này
như đã nêu đó là sự mất đi của những ngôi đình bản, những ngôi miếu thờ thổ
công của từng bản và quan trọng hơn là trong một thời gian khá dài chúng ta
đã không quan tâm nhiều và trân trọng những giá trị văn hoá đặc trưng của
từng dân tộc với tư tưởng: xây dựng được Chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng
được một nền văn hoá chung xã hội chủ nghĩa.
Hoạt động thờ cúng hiện nay chỉ tồn tại trong từng gia đình, dòng họ.
Các lễ nghi liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp đều không thấy còn tồn tại
như lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới. Những ngôi miếu thờ thổ công chung của
từng bản đã mất đi cách đây vài chục năm, khoảng những năm giữa và cuối
thế kỷ XX đã kéo theo sự ra đi của những hoạt động thờ cúng chung này.
Cùng với những ngôi miếu thờ thổ công, đình bản mất đi làm cho những
hoạt động cộng đồng gắn với nó cũng không còn nữa. Trước năm 1945, các
bản đều có được đình riêng và đã có đình thì sẽ có hội đình (hội lồng tồng)
được tổ chức vào tháng giêng âm lịch. Những lễ hội lồng tồng mang những
nét văn hoá Tày đặc trưng của Võ Nhai thường chỉ được tổ chức khoảng
những năm 50 – 60, Thế kỷ XX trở về trước. Đó là giai đoạn còn tồn tại đình
và văn hoá đình bản đang thịnh hành ở đây. Ngày nay hầu như không còn
thấy bóng dáng những ngôi đình tại các bản Tày ở Võ Nhai, có chăng chỉ là
những nền đất cũ (như đình Thượng Nung, đình Na Đồng). Hai ngôi đình tiêu
biểu còn tồn tại đến ngày hôm nay là đình Mỏ Gà, xã Phú Thượng; đình Cả,
thị trấn Đình Cả. Đình Cả thể hiện nét văn hoá pha trộn của cả người Tày,
người Nùng, người Kinh. Đình Mỏ Gà mang đặc trưng của văn hoá Tày,
Nùng hơn. Năm 2007, chính quyền địa phương đã cho tôn tạo lại đình này và
cố gắng khôi phục lại lễ hội lồng tồng. Đó là cách làm rất tốt, tuy nhiên đây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
không phải là việc làm dễ dàng, vì từ lâu người dân ở đây đã không còn nhớ
đến khái niệm “hội đình” và sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng tại đình, đặc biệt là
lớp trẻ.
Khi mà ngày nay những lễ hội truyền thống và những nét văn hoá đặc
sắc của từng dân tộc đang được Đảng và Nhà nước khuyến khích khôi phục
và phát huy; khi mà quá trình giao lưu kinh tế và văn hoá đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ giữa các vùng miền và các dân tộc; khi mà người dân, nhất là
lớp trẻ ngày nay đang chạy theo nếp "văn hoá công nghiệp" đôi khi trái với
thuần phong mỹ tục; khi mà sự thâm nhập của văn hoá độc hại đang từng
bước làm băng hoại truyền thống đạo lý và lấn át những giá trị nhân văn,…
thì việc nghiên cứu, đầu tư khôi phục lại phần nào văn hoá đình bản, nhất là lễ
hội lồng tồng là một việc làm rất nên làm không chỉ ở vùng Tày Võ Nhai.
Điều này muốn làm tốt được cần sự vào cuộc của ngành văn hoá, các cấp
chính quyền địa phương và nhất thiết phải tham khảo ý kiến và tranh thủ được
sự ủng hộ của người dân.
3.3. Một vài kiến nghị
Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu những vấn đề trong khuôn khổ đề tài
này, nhất là qua việc tìm hiểu những biến đổi trong làng bản của người Tày,
chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra đây vài ý kiến kiến nghị như sau:
Một là về mặt tổng thể: Phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển
kinh tế - xã hội, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào; tăng cường hỗ trợ, ưu tiên
cho vùng đặc biệt khó khăn; thực hiện có hiệu quả những chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách của Nhà nước, các chương trình, dự án của Chính
phủ đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, việc cần làm ngay là
hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng
quan trọng khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
Hai là: Quan tâm đầu tư xây dựng được đội ngũ cán bộ cơ sở tốt về
chuyên môn, giỏi về khả năng dân vận và có tinh thần nhiệt tình công tác.
Muốn vậy trước hết Nhà nước và chính quyền địa phương phải tăng cường
các khoản phụ cấp cho đội ngũ cán bộ này; trao quyền hành nhiều hơn nữa
cho trưởng bản; kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở để làm sao cho các tổ
chức này không còn hoạt động mang tính hình thức nhằm phát huy hết vai trò
của những tổ chức này trong điều kiện mới.
Ba là: Làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền trên lĩnh vực văn hoá tư
tưởng nhằm bài trừ hủ tục, những lễ nghi rườm rà và tốn kém trong những
việc hiếu, hỷ,…. Phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp và đẩy lùi sự
thâm nhập của các loại hình văn hoá lai căng, độc hại.
Bốn là, về cụ thể: Nhà nước và địa phương nên thực hiện một số công
vịêc như:
Nghiên cứu và khuyến khích sản xuất vật liệu phù hợp với điều kiện tại
địa phương nhằm phục vụ cho nhu cầu dựng nhà đang gia tăng của đồng bào
do gỗ ngày càng khan hiếm và đồng bào vẫn tiếp tục phá rừng, khai thác gỗ
trái phép để dựng nhà và làm đồ gia dụng.
Khuyến khích các bản trên cơ sở kế thừa, phát huy các mặt tích cực của
luật tục để xây dựng được các quy chế, xây dựng làng bản văn hoá vừa phù
hợp với thuần phong mỹ tục của đồng bào vừa không trái với pháp luật của
Nhà nước.
Tôn trọng và duy trì hoạt động của tổ chức phường phe, khuyến khích
các phường phe xây dựng những quy định thành văn bản và không mâu thuẫn
với quy chế chung của làng bản.
Dù sớm hay muộn, chính quyền địa phương cũng nên tìm cách phục hồi
lại những hoạt động cộng đồng làng bản, đặc biệt là hội lồng tồng như trường
hợp của bản Mỏ Gà. Việc phục hồi này phải được thực hiện trên tinh thần tôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
trọng những giá trị truyền thống, không quá "hiện đại hoá" mà vẫn đảm bảo
tính hấp dẫn để thu hút đông đảo người dân trong cộng đồng tham gia.
Trên phương diện vĩ mô, Nhà nước nên để cho làng bản được tự quản ở
mức độ phù hợp để làm sao phát huy hết vai trò của nó trong việc điều chỉnh
các mối quan hệ cộng đồng; bảo tồn các bản sắc văn hoá truyền thống đặc
trưng của đồng bào. Pháp luật của Nhà nước thi hành ở vùng dân tộc nên có
những quy định riêng, không mâu thuẫn và phải tôn trọng những điểm phù
hợp, tiến bộ trong luật tục của đồng bào. Muốn vậy cần ban hành nghị định
hướng dẫn thi hành cụ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
PHẦN KẾT LUẬN
1. Võ Nhai là địa bàn sinh sống của 8 dân tộc anh em, trong đó đông nhất
là người Kinh, Tày, Nùng. Các dân tộc nơi đây đã có truyền thống đấu tranh
cách mạng vể vang trong lịch sử. Dân tộc Tày có lịch sử định cư lâu đời nhất,
họ chủ yếu cư trú taị 6 xã vùng cao phía bắc của Huyện với tỷ lệ trên 60%.
Họ đã và đang cùng với các dân tộc anh em khác ra sức lao động sản xuất,
phát triển kinh tế và tạo ra cho riêng mình một nền văn hoá đặc trưng mang
đậm đà bản sắc dân tộc.
2. Các làng bản cổ xưa của người Tày ở huyện Võ Nhai đã được thành
lập từ lâu, đồng thời với quá trình định cư, định canh của đồng bào ở khu
vực này.
Mỗi bản của người Tày lại có những tên gọi khác nhau. Những tên gọi
này được đặt bao giờ cũng gắn liền với đặc điểm, vị trí địa lý, đời sống văn
hoá, tình cảm và hoạt động sản xuất vật chất của đồng bào. Những tên gọi
làng bản cổ xưa nhất ở vùng này thường mang những tiền tố như: Nà, Bản,
Lũng, Khuổi. Qua những tên gọi này, chúng ta thấy ẩn trong đó nhiều thông
tin về địa lý, địa vực, địa hình của làng bản đó. Những tên này tồn tại dai dẳng
và đa số trong đó vẫn còn được bảo lưu đến ngày nay. Trải qua thời gian và
nhiều sự biên động, một số tên gọi bản đã thay đổi, một số mất đi và nhiều tên
gọi mới ra đời gắn liền với quá trình phát triển của vùng đất này.
Quy mô của các bản Tày truyền thống ở Võ Nhai thường rất nhỏ. Giai
đoạn đầu thế kỷ XX trở về trước, mỗi bản thường chỉ có dưới 10 gia đình. Số
họ trong mỗi bản thường từ 2 - 3 họ trở lên. Những bản nhỏ nhất thường là
bản mới thành lập do quá trình di cư tìm đất đai để ở và canh tác dẫn đến chia
tách bản. Tại những thung lũng bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông
nghiệp thì bản thường đông hơn và cư trú mật tập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Người Tày là cư dân có truyền thống định canh định cư nên họ thường
cố gắng chọn đất lập bản một lần. Bản thường được lập ở những nơi gần
nguồn nước sông, suối. Đây là tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất của họ.
Khu vực lập bản phải có đất đai để canh tác ruộng nương, có rừng để khai
thác lâm thổ sản, có nơi để chăn thả gia súc,…Người Tày ở Võ Nhai không
lập bản cheo leo trên vùng núi cao như người H'Mông, người Dao. Bản của
họ thường ở thấp, tại các thung lũng gần đường giao thông. Ngoài ra, việc
chọn đất lập bản cũng bị chi phối bởi yếu tố phong thuỷ.
Các bản Tày xưa kia thường bố trí rải rác do dân cư thưa thớt. Dù lớn
hay nhỏ, bản được chia ra làm vài xóm, mỗi xóm có vài gia đình, thậm chí có
khi mỗi gia đình ở một khu vực biệt lập. Tuy vậy, giữa các bản với nhau đều
có ranh giới được ngăn cách bởi những dòng suối, cánh rừng hay dãy núi.
Người dân trong bản đều ý thức rõ phạm vi của bản mình và tôn trọng địa
phận của các bản khác.
Vì được bố trí rải rác nên các bản Tày ở Võ Nhai ít theo một hàng lối
nhất định. Mỗi nhà một hướng khác nhau. Giữa bản không có một trục giao
thông giống như làng cổ truyền của người Kinh. Những ngôi nhà và các xóm
trong bản được nối với nhau bởi những con đường mòn bằng đất hoặc đá do
dân bản góp sức làm. Tại các bản Tày cổ truyền ở Võ Nhai, người ta cũng
không có thói quen rào giậu quanh bản như những người đồng tộc tại một số
nơi ở Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Nhà nào biết rào riêng nhà nấy bằng
những hàng rào nhằm hạn chế thú dữ đe dọa người và gia súc, chống trộm cướp.
Nhà cửa trong các làng bản gồm 2 loại hình chủ yếu là nhà sàn và nhà
nền đất, nhà nền đất của đồng bào mới xuất hiện cách nay khoảng vài chục
năm. Nhà sàn là kiểu nhà truyền thống đã có từ rất lâu đời được dựng bằng
những loại gỗ quý trong vùng như: đinh, táu, nghiến lát,…. Nhà sàn của đồng
bào thường làm cột vuông và có từ 4 - 6 vì kèo. Nói chung, những ngôi nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
sàn của người Tày ở phía Bắc Võ nhai là còn giữ được nhiều nét
truyền thống.
Trong những làng bản Tày truyền thống đều thấy xuất hiện những ngôi
đình bản và miếu thờ thổ công chung. Đình của người Tày ở đây thường được
dựng rất lớn, chiều dài có khi tới trên 20m bằng những cột nghiến to hơn một
người ôm. Đình được lợp bằng lá cọ, lá gianh. Thợ chính dựng đình được mời
từ dưới xuôi lên. Vì vậy mà những ngôi đình ở đây mang đậm dấu ấn kỹ thuật
của người Kinh. Việc dựng đình là công việc chung của cả bản. Đình là trung
tâm cho các hoạt động văn hoá tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của dân
bản. Miếu thường nhỏ hơn, được dựng ở đầu làng hoặc dưới những gốc cây
đa. Miếu được dựng để thờ thổ công bảo vệ làng bản.
Ngoài đình và miếu, trong bản còn có những sở hữu công cộng như: rừng
cây, nguồn nước, vật linh mà dân bản đều có quyền sử dụng và có trách
nhiệm bảo vệ. Tại các bản Tày đều không thấy có nghĩa địa chung của bản mà
chỉ có nghĩa địa của từng dòng họ.
3. Kinh tế truyền thống của người Tày ở Võ nhai mang nặng tính tự cung
tự cấp. Đồng bào lấy canh tác lúa nước làm ngành kinh tế chính và quan trọng
nhất. Chăn nuôi của họ mang tập quán chăn thả là chính, đặc biệt là thả trâu
đàn và cá ruộng. Ngành nghề thủ công không có nhiều nét đặc trưng, chủ yếu
sản xuất phục vụ theo nhu cầu nội tại của gia đình và làng bản. Trong những
điều kiện như vây, hoạt động trao đổi, buôn bán kém phát triển, hệ thống chợ
hình thành rất muộn. Kinh tế tự nhiên có vai trò quan trọng trong một thời
gian dài.
Những năm trở lại đây, kinh tế và đời sống vật chất của đồng bào đang
có những chuyển biến rất đáng mừng.
4. Làng bản Tày cổ truyền là một tổ chức tự quản có quy chế tương đối
chặt chẽ. Trong đó nổi lên vai trò của hội đồng già làng, trưởng bản và luật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
tục của bản. Hội đồng già làng trong mỗi bản có vai trò như một cơ quan "lập
pháp", sửa đổi, bổ sung và giám sát việc thực hiện luật tục của mỗi người dân
và gia đình trong bản. Trưởng bản là do dân bầu ra, là người đặc biệt có uy tín
với dân bản, có năng lực điều hành, ông là người đại diện cho quyền lợi,
nguyện vọng của người dân và cũng đại diện cho chính quyền cấp trên trong
việc thu thuế, bắt phu và giải quyết các vấn đề khác trong bản.
Luật tục của các bản Tày ở Võ Nhai thường không thành văn, nó như
"luật pháp" riêng của bản quy định tất cả các vấn đề như: ma chay, cưới xin,
giải quyết tranh chấp, thái độ đối với của công và công việc chung của bản,
buộc các thành viên phải tuân theo. Luật tục có vai trò vô cùng quan trọng
trong cơ chế tự quản làng bản vì luật pháp của Nhà nước và quyền lực của
chính quyền trung ương rất yếu ớt ở khu vực này.
Tổ chức dòng họ của người Tày ở Võ Nhai nói chung không mấy chặt
chẽ như ở người Kinh vùng đồng bằng Bắc bộ. Không có từ đường riêng, ít
thấy có ruộng họ và không tổ chức họp họ thường xuyên nhưng người Tày
vẫn đặc biệt coi trọng các mối quan hệ họ tộc. Trong một bản các mối quan hệ
thân tộc chằng chịt với nhau, đan xen hoà quyện cùng mối quan hệ láng
giềng. Người cùng họ khi có công việc gì trước tiên là tìm đến nhau và nhờ
nhau giúp đỡ. Trong đa số các họ trước kia đều có những người trưởng họ, có
uy tín khá lớn. Các họ cũng thường ghi tộc phả nhưng nay đều bị thất truyền.
Tại khu vực Võ Nhai hiện nay người Tày phổ biến mang các họ như: Nông,
Ma, Hoàng, Lý, Nguyễn…
Tổ chức phường phe trong các làng bản ở Võ Nhai tồn tại bền bỉ và được
bảo lưu qua những thăng trầm của xã hội Tày. Điều đặc biệt của phường phe
ở đây là tổ chức này chỉ độc lo trợ giúp nhau trong việc hiếu mà không thấy
tham gia vào các công việc khác như cưới xin hay làm nhà mới. Đồng bào
quan niệm không thể để tổ chức chuyên lo những công việc hiếu truyền thống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
sang làm những việc "hỷ". Mỗi phường phe gồm một trùm trưởng và một
trùm phó hoặc cả hai đều là trùm trưởng và thay nhau điều hành trong các
đám tang. Phường phe là tổ chức điển hình cho tinh thần cộng đồng, đoàn kết
tương trợ trong các làng bản Tày từ lâu trong lịch sử cũng như hiện nay.
Là một xã hội nông nghiệp lúa nước truyền thống thì những lễ hội và thờ
cúng liên quan đến tín ngưỡng nông nghiệp là khá phong phú trong các làng
bản, đặc biệt là hội lồng tồng. Một nét đặc trưng trong các hội lồng tồng ở Võ
Nhai là họ thường thuê những gánh hát nhà tơ (ca trù) và hát chèo từ dưới
xuôi và các nơi khác đến biểu diễn. Lễ hội và những dịp thờ cúng chung có
vai trò rất lớn trong việc gắn kết tinh thần cộng đồng trong bản, thể hiện đậm
nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Nhưng rất tiếc nay đã không còn và vẫn
chưa mấy được khôi phục.
Nói chung, xét ở mọi khía cạnh thì làng bản của người Tày đã và đang có
vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển của tộc người cũng như đối
với chính quyền cơ sở trong việc quản lý vùng nông thôn. Nó là một tổ chức
xã hội cơ sở, tổ chức tự quản hoàn chỉnh. Nó củng cố tinh thần cộng đồng,
giúp cộng đồng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Nó là nơi mà trong đó
người ta sáng tạo ra những gía trị văn hoá truyền thống tốt đẹp,…
5. Từ sau cách mạng tháng Tám đến nay do nhiều nguyên nhân mà làng
bản của người Tày ở Võ Nhai đã có những thay đổi rất đáng kể. Về quy mô
thì làng bản đã đông đúc hơn rất nhiều, số hộ, số nhân khẩu và tộc danh tăng
lên, đất đai cho sản xuất bị chia ra nhỏ lẻ, rừng tự nhiên không còn đáng kể.
Nền kinh tế hàng hoá ngày càng thâm nhập làm đẩy lùi kinh tế tự nhiên. Tuy
nhiên, nông nghiệp lúa nước vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của
đồng bào. Đời sống của đồng bào còn đang gặp phải rất nhiều khó khăn, vất vả.
Trên lĩnh vực văn hoá thì nhiều yếu tố văn hoá truyền thống của dân tộc
bị mai một nhanh chóng. Sự mất đi của những ngôi đình bản, miếu bản cùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
những hoạt động văn hoá tín ngưỡng đi kèm với nó như lễ hội lồng tồng và
nhiều nghi lễ thờ cúng chung khác.
Muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất của người
dân, khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, xây
dựng nền văn hoá mới trong vùng đồng bào cần những chính sách đồng bộ từ
kinh tế đến văn hoá, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ và phát huy cao độ những
sự tích cực trong truyền thống của đồng bào.
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương cùng với tinh thần tích cực tự
giác, cần cù, sáng tạo trong lao động, nắm bắt nhanh khoa học- kỹ thuật của
đồng bào thì chúng ta tin tưởng lạc quan rằng tất cả các mặt trong đời sống
của người Tày tại khu vực này sẽ thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng tích
cực. Đồng bào sẽ nhanh chóng hoà nhập và theo kịp tốc độ phát triển của địa
phương và cả nước, bảo tồn và phát huy được những truyền thống văn hoá tốt
đẹp mang đậm đà bản sắc dân tộc mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Âu (2000), Một số vấn đề về địa danh học Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
2. Chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc, Nxb Văn hoá Dân
tộc, Hà Nội, 2000.
3. Phan Hữu Dật (Chủ biên), Mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn cấp bách liên
quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay 2000 - 2001, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội.
4. Phan Hữu Dật (Chủ biên), Một số vấn đề về dân tộc học Việt Nam 1999,
Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Phan Đại Doãn, Làng Việt Nam - mấy vấn đề kinh tế - xã hội 1992, Nxb
Mũi Cà Mau.
6. Đại Nam nhất thống trí, tập 4, 1994, Nxb Thuận Hoá, Huế.
7. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Đề án xây dựng, phát triển kinh tế - xã
hội huyện Võ Nhai giai đoạn 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010.
8. Đàm Nam Điền (2006), Tên làng xã huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng trước
năm 1945, Khoá luận tốt nghiệp cử nhân, chuyên ngành Lịch sử Việt
Nam cổ trung đại, Đại học Sư phạm Thái Nguyên.
9. Đồng Khánh Dư địa chí: Thái Nguyên tỉnh, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh
Thái Nguyên.
10. Huyện uỷ Võ Nhai, Lịch sử đảng bộ huyện Võ Nhai, tập I, tập II.
11. Lưu Anh Hùng (1994), Buôn làng cổ truyền xứ Thượng, Nxb Văn hoá
Dân tộc, Hà Nội.
12. Insun Yu (1994), Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ XVII - XVIII, Bản dịch
của Nguyễn Quang Ngọc, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Nguyễn Hải Kế (1996), Một làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ. Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
14. Lễ hội Lồng Tồng của người Tày, Nùng ở Đông Bắc Việt Nam (Đề tài
nghiên cứu cấp Viện), Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam.
15. Lã Văn Lô, Hà Văn Thái (1984), Văn hoá Tày - Nùng, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
16. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
17. Nguyễn Phan Quang (1999), Việt Nam thế kỷ XIX (1802 - 1884), Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh.
18. Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên (2002), Văn hoá dân gian Tày.
19. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2007),
Địa chí Thái Nguyên.
20. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc
bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
21. Dương Thị The - Phạm Thị Thoa (1981), Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ
XIX (thuộc các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
22. Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc
gia dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Viện dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam, Hà Nội.
24. Viện Khoa học Xã hội (1978), Các dân tộc thiểu số Việt Nam (nhiều tác
giả), Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
25. Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
26. Uỷ ban dân tộc miền núi (2001), 55 năm công tác dân tộc và miền núi
(1946 - 2000), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
27. Đàm Thị Uyên (2007), Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến
Việt Nam (Thế kỷ XI - XIX) - Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
TT Họ và tên Tuổi Địa chỉ Nghề nghiệp
1 Nông Tiến Hỷ 87 Trường Sơn - Cúc Đường Hưu trí
2 Nông Tiến Thịnh 84 Trường Sơn - Cúc Đường Nông dân
3 Nông Tiến Sỹ 61 Trường Sơn - Cúc Đường Nông dân
4 Nông Tiến Sản 35 Trường Sơn - Cúc Đường Nông dân
5 Nông Anh Đài 55 Tân Sơn - Cúc Đường Cán bộ
6 Hoàng Thị Hà 70 Na Đồng - Vũ Chấn Nông dân
7 Ma Văn Tịnh 81 Na Đồng - Vũ Chấn Hưu trí
8 Hoàng Hồng Ninh 62 Na Đồng - Vũ Chấn Nông dân
9 Hoàng Văn Tuyết 48 Na Mấy - Vũ Chấn Cán bộ
10 Nông Ngọc Châu 31 Na Rang - Vũ Chấn Cán bộ
11 Nguyễn Hải Kế 75 Na Đồng - Vũ Chấn Hưu trí
12 Lành Tiến Phong 69 Mỏ Gà - Phú Thượng Hưu trí
13 Lành Tiến Huy 40 Mỏ Gà - Phú Thượng Nông dân
14 Hoàng Thị Phương 47 Phượng Hoàng - Phú Thượng Cán bộ
15 Nông Ngọc Chu 60 Bãi Lai - TT. Đình Cả Cán bộ
16 Nông Ngọc Toản 29 Bãi Lai - TT. Đình Cả Giáo viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
PHỤ LỤC ẢNH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
Ảnh 1, 2: Đƣờng vào bản Tày hôm nay
Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
1
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
Ảnh 19, 20: Bàn thờ đƣợc đặt ở vị trí trang trọng nhất trong ngôi nhà của ngƣời Tày -
Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
19
20
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
Ảnh 21: Bà Hoàng Thị Hà - Bản Na Đồng, xã Vũ Chấn
bên ngôi nhà sàn truyền thống - Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
Ảnh 22: Gia phả của dòng họ Lành ở Bản Mỏ Gà, Phú Thƣợng
Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
21
22
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
3
4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
5
6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
Ảnh 3, 4, 5, 6, 7, 8: Khuôn viên các gia đình Tày cƣ trú biệt lập
Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
7
8
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
9
10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
11
12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
Ảnh 9, 10, 11, 12, 13, 14: Những xóm bản cƣ trú mật tập
Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
13
14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
126
Ảnh 15: Kinh tế đồi - rừng ở Võ Nhai trong thời kỳ đổi mới
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai, tập 2
Ảnh 16: Điện về bản vùng cao - Nguồn: Tác giả chụp năm 2010
15
16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
127
Ảnh 17, 18: Sản xuất nông nghiệp ở Võ Nhai thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc
Nguồn: Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai, tập 2
17
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc233.pdf