Luận văn Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Từ những nghiên cứu đã được trình bày trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, đa số các nước đang phát triển là các nước nông nghiệp. Ở các nước này, phụ nữ nông thôn có vai trò rất to lớn trong các hoạt động kinh tế-xã hội, trong việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, do những định kiến xã hội, do sức khoẻ thể lực kém, học vấn tay nghề thấp. nhiều tiềm năng của phụ nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm, thậm chí kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển. Bởi vậy, khai thác và phát huy tiềm năng của phụ nữ nông thôn là vấn đề cấp thiết đối với các nước này. Thứ hai, phụ nữ nông thôn Việt Nam có những đặc trưng của phụ nữ nông thôn các nước đang phát triển, đồng thời còn có những đặc điểm riêng do những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội quy định. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lao động nữ nông thôn Việt Nam. Qúa trình đổi mới đã tác động mạnh mẽ, tạo điều kiện phát triển phụ nữ và lao động nữ nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển lao động nữ ở nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn; còn nhiều tiềm năng của lao động nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Nguyên nhân có nhiều, trong đó các chính sách kinh tế-xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Thứ ba, phát triển lao động nữ ở nông thôn là một nội dung phát triển con người, là điều kiện thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn không chỉ là công việc của riêng phụ nữ, mà là công việc của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp này. Các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển phụ nữ nói chung, lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Do đó, mỗi chính sách cần phải cân nhắc những tác động về giới. Thứ tư, phát triển lao động nữ ở nông thôn chính là phải nâng cao năng lực cho phụ nữ bằng việc nâng cao học vấn và chuyên môn kỹ thuật, nâng cao sức khoẻ (bao gồm cả sức khoẻ sinh sản), thể lực cho phụ nữ nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn còn là phải phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn.

doc123 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lao động nữ ở nông thôn Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính. * Không chỉ có sự bất bình đẳng về lương, về tiếp cận tới các dịch vụ khuyến nông mà sự nhìn nhận đánh giá của xã hội về sự đóng góp của lao động nữ trong nông nghiệp cũng còn chưa công bằng. Một minh chứng: mỗi kỳ đại hội hoặc đại hội thi đua ở các cấp, các ngành thường rất ít phụ nữ được tham dự. Tại Hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội (10-9-1998) trong số 194 đại biểu nông dân từ mọi miền đất nước về dự Hội nghị chỉ có 7 đại biểu là phụ nữ mặc dù chúng ta biết rất rõ rằng còn có rất nhiều phụ nữ sản xuất, kinh doanh giỏi. Hiện tượng này cho thấy, một mặt là sự đánh giá không đầy đủ và thiếu quan tâm của xã hội về sự cống hiến của phụ nữ trong nông nghiệp; mặt khác phụ nữ Việt Nam - nhất là phụ nữ nông thôn - thường nhường nhịn, hy sinh vì chồng, vì con. Như lời ông Nguyễn Đức Triều- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: "Không phải nữ nông dân sản xuất, kinh doanh không giỏi, mà nhiều khi ngược lại là khác. Nhưng khi gia đình được bình xét là hộ sản xuất giỏi, được đi dự Hội nghị thì chị em thường nhường nhịn, để chồng đi dự"[7]. * * * Như trên đã trình bày, bên cạnh những đóng góp to lớn của lao động nữ nông thôn trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn (cả trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp) thì chúng ta cũng nhận thấy không ít những khó khăn mà người lao động nữ đang phải đối mặt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Những khó khăn đó bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan. Với bản thân người phụ nữ, hạn chế dễ nhận thấy là điều kiện sức khoẻ và trình độ chuyên môn kỹ thuật, kinh nghiệm làm ăn trong nền kinh tế chuyển đổi, tâm lý tiểu nông, chưa có tác phong công nghiệp cùng với gánh nặng vai trò mà họ đang đảm nhận trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất và tái sản xuất. Khó khăn khách quan cần phải kể đến trước hết là còn có sự thiếu công bằng giới trong một vài chính sách xã hội hiện nay. Thực tiễn cho thấy một số vấn đề nảy sinh cần được các nhà tạo lập chính sách đưa ra hướng giải quyết. Cũng cần nhận thấy rằng, còn có những trở ngại từ di sản truyền thống, đặc biệt là tư tưởng trọng nam khinh nữ. Đó chính là những vật cản trên con đường phát triển của lao động nữ nông thôn, nó hạn chế việc phát huy năng lực của họ trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ LAO ĐỘNG NỮ Ở NÔNG THÔN TRONG NHỮNG NĂM TỚI Việt Nam, với gần 80 triệu dân, trong đó hơn 75% số dân sống ở nông thôn và hơn 60% số hộ thuần nông, về cơ bản, nước ta vẫn là nước nông nghiệp. Trong những năm qua, nhờ đổi mới, nông nghiệp và nông thôn đã thu được nhiều thành quả quan trọng, đưa nước ta từ chỗ thiếu lương thực, đã đáp ứng đủ nhu cầu và trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thành quả của đổi mới nông nghiệp và kinh tế nông thôn cũng góp phần tạo điều kiện cho nhiều ngành sản xuất và chế biến nông lâm, thuỷ sản như chè, cà phê, cao su, cây ăn quả, chăn nuôi, thuỷ sản... phát triển nhanh và đạt năng suất cao. Về thành tựu của công cuộc đổi mới phát triển kinh tế - xã hội qua 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ VIII (1996-2000), Đảng ta đã đánh giá như sau: “Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân hằng năm 5,7% so với mục tiêu đề ra 4,5-5%, trong đó nông nghiệp tăng 5,6%, lâm nghiệp 0,4%, ngư nghiệp 8,4%. Cơ cấu mùa vụ đã chuyển dịch theo hướng tăng diện tích lúa đông xuân và lúa hè thu có năng suất cao ổn định. Các loại giống lúa mới đã được sử dụng trên 87% diện tích gieo trồng. Sản lượng lương thực có hạt tăng bình quân hằng năm trên 1,6 triệu tấn; lương thực bình quân đầu người đã tăng từ 360 kg năm 1995 lên trên 444 kg năm 2000. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị đất nông nghiệp tăng từ 13,5 triệu đồng/ha năm 1995 lên 17,5 triệu đồng/ha năm 2000. Chăn nuôi tiếp tục phát triển. Sản lượng thịt lợn hơi năm 2000 ước trên 1,4 triệu tấn, bằng 1,4 lần so với năm 1995. Nghề nuôi, trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển khá. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt trên 2 triệu tấn so với mục tiêu kế hoạch 1,6-1,7 triệu tấn; xuất khẩu đạt 1.475 triệu USD. Những thành tựu đạt được nêu trên là kết quả thực hiện các chính sách đổi mới về phát triển nông nghiệp và nông thôn, đẩy mạnh đầu tư, ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, gắn sản xuất với thị trường” [22, tr. 224-225]. Từ những nghiên cứu của mình các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước nhận xét rằng: Trong thập kỷ tới, phát triển nông thôn vẫn sẽ tiếp tục phụ thuộc vào tăng trưởng nông nghiệp, khi vẫn chưa có được những điều kiện cơ bản cho một quá trình công nghiệp hoá nông thôn trên diện rộng [15, tr. 166]. Phát triển công nghiệp trong nông nghiệp sẽ giúp giảm bớt khoảng cách này. Tuy vậy, giải quyết việc làm nông thôn vẫn phụ thuộc nhiều vào sự tăng trưởng của các doanh nghiệp hộ gia đình dựa trên cơ sở các nguồn lực địa phương cũng như sự phát triển của các ngành tiểu, thủ công nghiệp làng bản trong tầm trung hạn. Vì thế, phát triển nông thôn có tầm quan trọng to lớn đối với chiến lược phát triển đất nước. Điều này được thể hiện rất rõ trong các Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam. Vị trí quan trọng của nông thôn trong chiến lược phát triển đất nước được khẳng định lại tại Hội nghị Trung ương lần thứ sáu (khoá VIII): “Sự phát triển nông nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp) và kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá có vai trò cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, làm cơ sở để ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. [21 ,tr. 46] 3.1 Lao động nữ trong chiến lược phát triển nông thôn 3.1.1 Chiến lược phát triển nông thôn đến năm 2010 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta trong giai đoạn 2001-2010 như sau: “Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai và lao động của từng vùng, từng địa phương. Phấn đấu đến năm 2005 thu nhập bình quân của nông dân gấp 1,7 lần so với hiện nay; không còn hộ đói, giảm đáng kể tỷ lệ hộ nghèo Tiếp tục đẩy mạnh sản xuất lương thực theo hướng thâm canh, tăng năng suất và tăng nhanh lúa đặc sản, chất lượng cao. Sản lượng lương thực có hạt năm 2005 dự kiến 37 triệu tấn, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Phát triển chăn nuôi, dự kiến năm 2005 sản lượng thịt hơi các loại khoảng 2,5 triệu tấn. Hướng chính là tổ chức lại sản xuất, khuyến khích phát triển hộ hoặc nông trại chăn nuôi quy mô lớn Mở mang các làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa công nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật; trao đổi nông sản hàng hoá ở nông thôn.... Đảm bảo an toàn xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở nông thôn Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm. Đến năm 2005, ngành nông nghiệp chiếm khoảng 75-76% giá trị sản xuất toàn ngành; lâm nghiệp khoảng 5-6%; thuỷ sản khoảng 19-20%” [22, tr. 226-227, 279] Những nội dung định hướng trên đây cho thấy xu hướng biến đổi cơ cấu lao động ngành nghề ở nông thôn sẽ diễn ra ngày một nhanh và với phạm vi rộng. Điều này sẽ tác động đến phụ nữ nông thôn - là chủ thể của các hoạt động kinh tế ở địa bàn nông thôn - trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Sự tác động này sẽ thể hiện rõ khi quá trình “chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất, nông nghiệp và kinh tế nông thôn” diễn ra và phụ nữ là người chịu tác động của quá trình này nhiều hơn so với nam giới. Nguyên nhân là phụ nữ nông thôn phải đảm nhận chủ yếu những hoạt động liên quan đến canh tác, trồng trọt, chăn nuôi. Sự tác động này với phụ nữ sẽ có mặt tích cực và không tích cực. Mặt tích cực, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề sẽ tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn có được môi trường hoạt động kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước. Trong bối cảnh này, phụ nữ sẽ học hỏi và phát huy được những năng lực tiềm tàng của mình trước những biến đổi xã hội. Mặt không tích cực, do một số hạn chế (nhất là về chuyên môn kỹ thuật, về kinh nghiệm quản lý...) sẽ là trở ngại đối với phụ nữ trong quá trình thích ứng với sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề. Thiếu kinh nghiệm quản lý, khiến phụ nữ gặp khó khăn trong việc quản lý kinh tế, điều hành các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất chuyên ngành nghề. Không có chuyên môn kỹ thuật là một trở ngại đối với phụ nữ khi tham gia vào các ngành nghề phi nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, công nghiệp nhẹ. 3.1.2 Vị trí của lao động nữ trong việc thực hiện các chiến lược phát triển nông thôn Nghị quyết 10 của Đảng ra ngày 5/4/1982 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến sự thay đổi cơ bản cơ chế quản lý nông nghiệp nông thôn Việt Nam: sức lao động được giải phóng, người nông dân tự chủ trong sản xuất, hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ, hợp tác xã đóng vai trò phục vụ đắc lực cho kinh tế hộ. Hiện nay, thực hiện Luật hợp tác xã năm 1996, ở các vùng nông thôn Việt Nam đang diễn ra quá trình chuyển đổi cơ cấu, thành lập hợp tác xã theo mô hình mới, phát triển chương trình tín dụng nông thôn nông nghiệp để giúp nông dân xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất hàng hoá. Phụ nữ nông thôn đã được tạo thêm các điều kiện về kinh tế bình đẳng hơn so với giai đoạn trước đây. Ngoài việc tham gia các hợp tác xã hiện có tại địa phương, các hộ nông dân có thêm cơ hội tham gia các tổ/nhóm phụ nữ tín dụng, tiết kiệm của Hội phụ nữ, chi hội “sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân, các cơ sở của Hội Khuyến nông, Hội làm vườn,... Các mô hình trang trại hiện đang phát triển mạnh. Hệ thống dịch vụ sản xuất và sinh hoạt mở ra ngày càng đa dạng. Sự chuyển đổi đó tạo cơ hội mới cho phụ nữ nông thôn có thêm việc làm được trả lương. Trên thực tế, phụ nữ nông thôn ngày nay là lực lượng chủ yếu tham gia ngành nghề phi nông nghiệp, dịch vụ và buôn bán nhỏ. Trong thời gian nông nhàn, phụ nữ thường đổ ra thành thị kiếm việc làm tăng thu nhập. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế rõ ràng đã tạo thêm cho phụ nữ các cơ hội tham gia hoạt động kinh tế và các điều kiện tốt hơn để bảo đảm đời sống gia đình. Theo dự báo của các nhà nghiên cứu dân số, trong vòng 20 năm nữa, phụ nữ trong độ tuổi lao động vẫn luôn chiếm khoảng 50% dân số trong độ tuổi lao động của nước ta. Điều này nói lên tầm quan trọng của lao động nữ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (xem bảng) Bảng 3.1: Phụ nữ trong độ tuổi lao động tại thời điểm 1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999 và dự báo năm 2009, 2019 (nghìn người) Tổng số Trong đó Nữ % 1/4/1979 25699.0 13158.0 51.2 1/4/1989 33599.8 17134.0 51.1 1/4/1999 43909.9 21935.5 49.95 Dự báo 2009 55959.4 27429.4 49.0 Dự báo 2019 60121.9 28844.1 47.97 Nguồn: Tổng cục thống kê (2002), Số liệu thống kê dân số và kinh tế- xã hội Việt Nam 1975-2001 Tầm quan trọng của phụ nữ trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn được thể hiện không chỉ ở chỗ phụ nữ là người thực hiện và đảm nhiệm chủ yếu công việc sản xuất trong nông nghiệp; mà còn thể hiện ở việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa nông nghiệp thoát khỏi độc canh cây lúa tạo nên bước nhảy thần kỳ chưa từng có trong lịch sử về sản xuất lương thực, đưa Việt Nam đứng vào vị trí thứ 2 về xuất khẩu gạo trên thế giới. Bên cạnh đó, phụ nữ còn có vai trò không nhỏ trong việc đa dạng hoá ngành, nghề ở nông thôn. Với những phẩm chất riêng của nữ giới (sự khéo léo, chăm chỉ, chịu khó, biết tính toán...) phụ nữ có ưu thế hơn nam giới trong phát triển các làng nghề truyền thống; trong lao động ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như ở lĩnh vực dịch vụ xã hội. Mặt khác, phụ nữ còn có vai trò quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn thông qua các hoạt động giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Những thành tựu của việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã ảnh hưởng tích cực đến quá trình phát triển phụ nữ. Nhờ đó, phụ nữ nông thôn dần dần được giải phóng khỏi những lao động vất vả và bận rộn trong sản xuất nông nghiệp và trong lao động gia đình. Máy làm đất, máy tuốt lúa, máy xay xát thóc gạo, cắt gọt khoai sắn, chế biến các sản phẩm nông-lâm-ngư nghiệp,... đang được sử dụng tương đối phổ biến trong các hộ gia đình và nhất là ở các trang trại thuộc các vùng nông thôn nước ta. Những tiện nghi gia đình phục vụ công việc nội trợ không chỉ phổ biến ở các đô thị mà cả ở nhiều vùng thị trấn, thị tứ và nông thôn, đã đỡ đần rất nhiều cho người phụ nữ trong lao động nội trợ - chăm sóc. Cũng cần nhận thấy rằng, trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, phụ nữ đã và đang cố gắng để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển. Và thành tựu nổi bật của sản xuất nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung đã ghi nhận sự đóng góp to lớn của họ. Tuy nhiên, với điều kiện sống và lao động hiện nay, người phụ nữ ở các vùng nông thôn đang phải đương diện với những vất vả trong việc thực hiện đa vai trò trước yêu cầu của nền kinh tế thị trường có sự định hướng xã hội chủ nghĩa. 3.2 Những quan điểm chủ yếu 3.2.1 Nâng cao vai trò lao động nữ ở nông thôn là bộ phận của chiến lược phát triển con người Phát triển con người có nghĩa là đầu tư vào phát triển tiềm năng của con người như giáo dục, y tế, kỹ năng... để con người có thể làm việc một cách sáng tạo và có năng suất cao nhất. Phát triển vì con người là bảo đảm sự tăng trưởng kinh tế mà con người tạo ra phải được phân phối rộng rãi và công bằng. Phát triển cho con người là hướng vào việc tạo cho con người có cơ hội tham gia mọi hoạt động của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội). Do vậy, phát triển con người còn có ý nghĩa là mở rộng những lựa chọn của con người để hướng tới cuộc sống mà họ coi trọng; chính vì vậy phát triển có ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng kinh tế là cái chỉ đóng vai trò phương tiện- cho dù là một phương tiện rất quan trọng- để mở rộng sự lựa chọn của con người. Nhưng để mở rộng cơ hội lựa chọn cho mỗi con người thì điều quan trọng là xây dựng năng lực của con người, được hiểu là một tập hợp những thứ mà con người có thể làm được hay có thể trở thành trong cuộc đời. “Những khả năng cơ bản nhất của phát triển con người là có thể đạt được một cuộc sống mạnh khoẻ, có tuổi thọ cao, có tri thức, có thể tiếp cận với các nguồn lực cần thiết cho một cuộc sống đầy đủ và có khả năng tham gia vào đời sống của cộng đồng. Không có những khả năng này, sẽ không có nhiều sự lựa chọn và nhiều cơ hội trong cuộc sống sẽ không thể tiếp cận được” [17, tr. 13]. Với tư cách là chủ thể xã hội, con người tham gia sự phát triển sản xuất vật chất. Chính sản xuất vật chất và tái sản xuất con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển, con người ngày càng hoàn thiện mọi mặt, càng có nhu cầu tham gia tổ chức, quản lý xã hội và sự phát triển của bản thân mình. Con người, một khi được thoả mãn những nhu cầu đó, sẽ có đóng góp to lớn, trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển xã hội. Muốn vậy, con người phải được hoàn thiện mọi mặt, được đặt vào vị trí trung tâm. Mọi chiến lược phát triển đều phải hướng vào con người, vì con người là tài sản quý báu của quốc gia. Đây là mối quan hệ biện chứng. Muốn phát triển, phải dựa vào con người. Mặt khác, đích cuối cùng của chiến lược phát triển là vì con người, phục vụ con người, tạo ra sự phát triển và mức sống vật chất, tinh thần phong phú và văn minh hơn. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được nếu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp và gắn liền với sự phát triển con người, kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng và công bằng xã hội. Thực hiện đồng bộ điều đó, con người mới phát huy được mọi mặt, khơi dậy sức sáng tạo và tiềm năng, thể hiện đầy đủ vai trò quyết định của mình đối với xã hội và lịch sử nhân loại. Như vậy, con người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng của quá trình phát triển xã hội và là sản phẩm của xã hội, thể hiện trình độ phát triển của xã hội. Phát triển con người cần chú trọng đến phát triển phụ nữ. Bởi vì, như chúng ta đã thấy, phụ nữ có vai trò rất to lớn trong sự phát triển xã hội, trước hết là trong các hoạt động sản xuất và tái sản xuất. Do vậy, một khi phụ nữ được phát triển thì chính là xã hội cũng phát triển và ngược lại nếu xã hội ít quan tâm đến phát triển phụ nữ thì xã hội cũng sẽ chậm phát triển. Đây là mối quan hệ biện chứng về giới và phát triển. 3.2.2 Nâng cao vai trò lao động nữ nông thôn không chỉ là sự nghiệp của riêng phụ nữ Gia đình, cộng đồng và xã hội cần tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển, không chỉ là sự tham gia ngày càng nhiều của nữ giới trong các lĩnh vực kinh tế - chính trị - xã hội để họ đạt được bình đẳng như nam giới trong quá trình phát triển và không còn phải lệ thuộc vào nam giới, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có cơ hội học hỏi, nâng cao hiểu biết về văn hoá-xã hội và luật pháp, không còn sự mặc cảm, tự ty trước nam giới trong đời sống xã hội. Muốn vậy, cần chuyển từ nhận thức sang hành động việc coi vai trò tái sinh sản (cả về con người sinh học và con người xã hội) do người phụ nữ đang gánh vác không còn là vấn đề riêng tư của mỗi cá nhân mà phải xem đó là một nhiệm vụ xã hội hết sức quan trọng, chỉ có được quan niệm và hành động như vậy mới đánh giá đúng vai trò và sự cống hiến của người phụ nữ trong quá trình phát triển của xã hội và từ đó mới có thể tạo điều kiện cho người phụ nữ phát triển thực sự. Những điều mà Ph. Ăng ghen đã viết cách đây hơn một thế kỷ vẫn còn nguyên ý nghĩa thời sự: “Sự giải phóng phụ nữ, địa vị bình đẳng của người phụ nữ với nam giới là không thể có được và mãi mãi không thể có được chừng nào mà người phụ nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động xã hội có tính chất sản xuất và còn phải khuôn mình trong lao động tư nhân của gia đình. Chỉ có thể giải phóng được người phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ phải làm công việc trong nhà rất ít. Nhưng chỉ có với nền đại công nghiệp hiện đại, là nền công nghiệp không những thu nhận lao động của phụ nữ trên quy mô lớn, mà còn trực tiếp đòi hỏi phải có lao động phụ nữ và ngày càng có xu hướng biến lao động tư nhân của gia đình thành một ngành công nghiệp công cộng thì mới có thể thực hiện được điều nói trên” [34, tr. 248]. Trong điều kiện như vậy, người phụ nữ mới được phát triển theo đúng nghĩa của thuật ngữ này, theo đó mọi người phải được tự do thực hiện những lựa chọn và tham gia vào các quá trình ra quyết định ảnh hưởng đến đời sống của mình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra: lao động ở nước ta đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất thấp, tỷ lệ lao động nữ qua đào tạo lại càng thấp, nhất là phụ nữ ở các vùng nông thôn. Vì thế, chính sách đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn - kỹ thuật cho người lao động cần ưu tiên phụ nữ. Ưu tiên đào tạo lao động nữ chính là nhằm đạt được mục tiêu phổ cập về chuyên môn đối với người lao động, đồng thời tạo cơ hội cho việc hoàn thành nhiệm vụ công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Theo chúng tôi, với phụ nữ ở các vùng nông thôn, bên cạnh việc trang bị kiến thức để cho họ trở thành những phụ nữ nông dân của nền nông nghiệp hiện đại, có khả năng tiếp cận thị trường; ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kỹ thuật như áp dụng IPM, gieo sạ bằng máy thẳng hàng, bón phân theo bảng so màu lá lúa,... vừa tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi vừa bảo đảm an toàn lương thực và bảo vệ môi trường sinh thái, thì cần chú ý đào tạo chuyên môn cho phụ nữ để phát triển các ngành, nghề truyền thống, lĩnh vực mà phụ nữ có nhiều phẩm chất thuận lợi hơn nam giới trong sản xuất ở lĩnh vực này. Mặt khác, kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cần ưu tiên đào tạo phụ nữ, vì họ là lực lượng quan trọng trong quản lý kinh tế hộ, quản lý các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Để xây dựng giai cấp nông dân, trong đó phụ nữ chiếm số đông, ngang tầm công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là chủ thể của nền nông nghiệp mới, bên cạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, cần triển khai phát triển mạnh mẽ hơn việc dạy nghề sao cho phù hợp với yêu cầu phát triển các làng nghề truyền thống và thương mại - dịch vụ, ưu tiên các nghề liên quan đến công nghiệp chế biến nông sản. Để làm được điều này, nhà nước cần có những chính sách riêng về đào tạo nghề cho nông dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện và nâng cao chất lượng hệ thống dạy nghề để lao động nông nghiệp được đào tạo nghề và trở thành lực lượng hùng hậu có tri thức khoa học, kỹ năng sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới. Làm được những điều đó, chính là tạo nên đội ngũ lao động có trình độ kỹ thuật, chuyên môn và tay nghề cao ở các vùng nông thôn; vì vậy sẽ tạo nên những sản phẩm kinh tế có gía trị cao do sự khác biệt giữa lao động phức tạp và lao động giản đơn, như C.Mác đã từng chỉ ra: “lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn”. Cùng sản xuất một loại sản phẩm như lao động phức tạp có hàm lượng chất xám cao sẽ tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế hơn rất nhiều so với sản phẩm của lao động giản đơn. 3.3 Các giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của lao động nữ nông thôn trong thời gian tới 3.3.1 Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cho lao động nữ * Về học vấn và chuyên môn kỹ thuật Khu vực nông thôn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng cao, có trình độ, hiểu biết, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn cần thiết phục vụ sản xuất kinh doanh. Những quy định, chính sách của nhà nước chưa được phổ biến và giải thích đủ rõ và đủ sâu cho dân cư nông thôn để họ có thể quyết định các vấn đề liên quan tới tổ chức kinh doanh và sản xuất kinh doanh. Nhiều luật pháp và pháp lệnh quan trọng có ảnh hưởng lớn tới tổ chức và vận hành các hoạt động kinh doanh như Luật Lao động, Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty, Pháp lệnh về kế toán,... vẫn chưa được nhiều người biết tới và hiểu rõ. Các thủ tục liên quan tới việc tổ chức kinh doanh cũng trong tình trạng tương tự. Tình trạng người có tay nghề, có khả năng kinh doanh bỏ nông thôn ra thành thị vẫn tiếp tục diễn ra. Một số địa phương đã tìm cách khắc phục tình trạng này bằng cách tạo các điều kiện thuận lợi về thủ tục kinh doanh, về địa điểm để thu hút các nhà kinh doanh ở các đô thị chuyển về nông thôn và đã thu được một số kết quả bước đầu. Tuy nhiên nếu xét về mặt kinh tế thì trên mặt bằng chung hiện nay, những ưu tiên dành cho các doanh nghiệp khi họ chuyển về nông thôn là chưa đủ sức hấp dẫn. Một ước tính không chính thức đưa ra tỷ lệ cán bộ làm công tác khuyến nông trên hộ nông dân là 1:50.000 hộ. Từ trước tới nay các cán bộ khuyến nông mà 25% trong số họ là phụ nữ đã được khuyến khích để vận động nông dân thực hiện những mục tiêu sản xuất do Trung ương định ra. Thực tế, nếu cán bộ khuyến nông mong muốn xuống xã gặp nông dân thì họ gặp khó khăn do không có trợ cấp, thiếu phương tiện đi lại. Dịch vụ khuyến nông đặc biệt yếu trong việc đáp ứng những nhu cầu thông tin của phụ nữ, các nhóm bị thiệt thòi, đặc biệt ở những nơi xa xôi hẻo lánh và các dân tộc thiểu số. Để cải thiện việc tiếp cận và liên quan tới dịch vụ khuyến nông đối với phụ nữ, theo chúng tôi cần chú ý: Đào tạo vấn đề giới cho cán bộ trong các cơ quan nhà nước và tổ chức nhân dân. Cần phát triển các công cụ và hướng dẫn trong công tác kế hoạch hoá có tính nhạy cảm về vấn đề giới. Xây dựng khả năng của các nhóm cộng đồng và những nhà lãnh đạo là phụ nữ trong việc tham gia vào các hoạt động xây dựng kế hoạch, trong việc quản lý các chương trình cộng đồng và trong việc tiếp thị các sản phẩm nông nghiệp. Cũng cần khuyến khích thiết lập những mạng lưới để sao cho những người nông dân, nhóm nông dân tổ chức của nhân dân và các hợp tác xã có thể đối thoại và học hỏi lẫn nhau. Đặc biệt cần phải quan tâm đào tạo về quản lý các nguồn lực cho nữ giới cũng như các nhóm cộng đồng và làng xã. Tăng cường sự tham gia của nữ nông dân vào đào tạo khuyến nông, đặc biệt là trong chăn nuôi, định ra chỉ tiêu về sự tham gia của phụ nữ trong các chương trình đào tạo thường kỳ, xây dựng các chương trình đào tạo thêm đặc biệt là cho nữ nông dân. Cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ cho các học viên để hạn chế những cản trở đối với sự tham gia của phụ nữ Tăng cường sự tham gia của các em gái và phụ nữ vào đào tạo hướng nghiệp nông nghiệp. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với cơ hội việc làm phi nông nghiệp thông qua việc coi họ là đối tượng để phổ biến thông tin về luật doanh nghiệp mới, đào tạo kỹ năng phát triển kinh doanh và đào tạo nghề, tiếp cận với vốn vay chính thức với mức vốn cao hơn. Tăng cường việc đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp của phụ nữ nhằm đưa ra các hàng hoá có giá trị cao hơn như cây ăn quả, nấm, cá, gia cầm và các mặt hàng được được chế biến. Cung cấp những hỗ trợ cần thiết về tín dụng, phân tích thị trường và đào tạo cho các hoạt động đó. Tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với các công nghệ nông nghiệp phù hợp với cấp hộ gia đình gồm công nghệ sau thu hoạch và chế biến lương thực Tăng cường công luận về vai trò của phụ nữ trong nông nghiệp thông qua các trường học, chính quyền địa phương và các tổ chức quần chúng. * Về sức khoẻ Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sức khoẻ phụ nữ hiện nay đáng lo ngại, nhất là ở khu vực nông thôn, dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực: “Đến năm 1999, cả nước có 3545 xã có bác sĩ (trong tổng số 10469 xã) đạt khoảng 33,9% nhưng các tỉnh miền núi mới chỉ đạt 22,2%. Những xã có bác sĩ làm việc cần bổ sung trang thiết bị và dụng cụ y tế, tăng cường thuốc thiết yếu để đáp ứng kỹ thuật cao hơn về phòng bệnh và chữa bệnh” [60] Sức khoẻ rất quan trọng đối với người phụ nữ không chỉ vì nó cần cho các hoạt động sản xuất, mà nó còn quan trọng, cần thiết cho việc thực hiện các vai trò khác của giới như: vai trò sinh sản và nuôi dưỡng, vai trò cộng đồng... Sức khoẻ yếu kém sẽ không đảm bảo cho việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất mà công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi, đó là chưa kể việc sẽ khó khăn trong việc xây dựng một cuộc sống bền vững và một gia đình hạnh phúc nếu người phụ nữ luôn đau ốm. Chú ý đến nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ nói chung và phụ nữ ở các vùng nông thôn nói riêng, cần tập trung vào sức khoẻ sinh sản của phụ nữ. Thực hiện chức năng sinh sản, người phụ nữ hiện đang đương đầu với những gánh nặng về dân số - kế hoạch hoá gia đình do quan niệm của nam giới và thiếu sự chia sẻ của họ trong vấn đề này. Bên cạnh đó, điều kiện và chất lượng dịch vụ về dân số - kế hoạch hoá gia đình chưa đáp ứng tốt, dẫn đến những lo ngại về sức khoẻ của phụ nữ khi tỷ lệ nạo, hút thai cao, số lần mang thai và sinh nở nhiều. Số liệu cho thấy 5 tai biến sản khoa (băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, sản giật, uốn ván và vỡ tử cung) là những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong mẹ. Và phần lớn những nguyên nhân tử vong này sẽ tránh được nếu phụ nữ đi khám thai đầy đủ và sinh đẻ tại các cơ sở y tế. Vì thế, quan tâm đến chất lượng dân số trong phát triển không thể coi nhẹ vấn đề sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản của phụ nữ ở nông thôn. Cần nâng cao chất lượng dịch vụ sức khoẻ cộng đồng, nâng cao trách nhiệm của nam giới và sự chia sẻ của họ trọng lĩnh vực sức khoẻ sinh sản nói riêng và chăm sóc sức khoẻ nói chung. Bên cạnh đó, cần chú ý cải thiện môi trường lao động và sinh hoạt. Người phụ nữ ở nông thôn với gánh nặng của công việc sản xuất và gia đình, cùng với điều kiện sống chưa đầy đủ lại phải đương diện với vấn đề ô nhiễm môi trường, càng làm tăng thêm nguy cơ về sức khoẻ. Theo chúng tôi, bên cạnh những chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn nhằm nâng cao mức sống người dân, cần chú trọng đến công tác giữ gìn, bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chú ý đến sự phát triển con người trong quá trình phát triển bền vững, đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục người dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sản xuất và sinh hoạt, trong lĩnh vực này, phụ nữ lại là lực lượng chủ đạo. Chúng tôi tán đồng với ý tưởng của các nhà khoa học y tế về việc thành lập Vụ sức khoẻ nông thôn để chăm lo sức khoẻ cho người dân. Với tên gọi này, Vụ sẽ có nhiều khả năng phối hợp với các ngành khác trong việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ cho người dân ở nông thôn. Bởi vì gần 80% người dân Việt Nam sinh sống ở nông thôn và khoảng 90% người nghèo sống ở nông thôn, việc thành lập Vụ sức khoẻ nông thôn sẽ thúc đẩy quá trình nâng cao và phát triển sức khoẻ cho cư dân ở khu vực nông thôn và đem lại cân bằng trong chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo trong đó đa số là phụ nữ. 3.3.2 Nhóm giải pháp phát huy năng lực của lao động nữ Để phát huy tốt năng lực của lao động nữ nông thôn cần có những chính sách kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp, tạo điều kiện khơi dậy được những tiềm năng, phẩm chất quý giá của phụ nữ. Chính sách xã hội nông thôn không phải là một chính sách xã hội thuần nhất mà là một tập hợp các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề rất phức tạp ở nông thôn. Nó chỉ được giải quyết một cách triệt để khi nó kết hợp thực hiện đồng bộ một cách hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nông thôn theo mục tiêu xây dựng một nông thôn mới, thực sự dân chủ, công bằng, làm cho mọi người ở nông thôn có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, bảo đảm đời sống bền vững và thực hiện một xã hội nông thôn văn minh hiện đại. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn, các chính sách xã hội ở vùng nông thôn càng có ý nghĩa quan trọng để góp phần xoá bỏ sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, sự chênh lệch giữa các tầng lớp dân cư ở nông thôn và tạo điều kiện cho phụ nữ nông thôn phát triển. Những chính sách xã hội nông thôn như: chính sách xoá đói giảm nghèo, chính sách lao động-việc làm, chính sách dân số - kế hoạch hoá gia đình, chính sách ruộng đất, chính sách tín dụng, chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ vi sinh vào nông thôn... có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của phụ nữ. Trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến 2 trong nhiều chính sách kinh tế - xã hội nói trên. Chính sách về quyền sử dụng đất của phụ nữ nông thôn Điều 18 Hiến pháp 1992 quy định: Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân sử dụng cố định lâu dài và người dân được quyền chuyển sử dụng đất theo quy định của pháp luật. theo quy định của Luật đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP năm 1993 của Chính phủ ban hành bản quy định về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, các hộ gia đình và các cá nhân, không phân biệt nam nữ, được nhận đất ổn định lâu dài để sản xuất khi có một trong các điều kiện là nhân khẩu thường trú, người đang đi học - đi nghĩa vụ quân sự hoặc người sống bằng nghề nông. Về đất ở có quy định bổ sung cho các số chị em phụ nữ tuổi trên 30 nhỡ thì quá lứa muốn ra ở riêng cũng được cấp đất riêng. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối năm 1997 có trên 7 triệu hộ gia đình ở nông thôn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên 4 triệu hộ được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Phần lớn các giấy này do cả vợ và chồng đứng tên hoặc do người chồng đứng tên với sự thoả thuận trước đó của người vợ với tư cách người chủ sử dụng đất hoặc sở hữu nhà ở. Có 12,7% phụ nữ đứng tên các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc sở hữu nhà với tư cách là các chủ hộ gia đình, thường là độc thân hoặc goá chồng. Trong quá trình giao đất ở nông thôn Việt Nam vừa qua, người phụ nữ cũng được xem xét bình đẳng như nam giới: được giao đất sử sụng lâu dài để làm nhà ở và sản xuất, được thực hiện đầy đủ cả 5 quyền trên diện tích đất được giao là quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp và thừa kế. Tuy nhiên, thực tiễn còn một số vấn đề nảy sinh cần được các nhà làm chính sách nghiên cứu đưa ra hướng giải quyết. Thí dụ, nhiều phụ nữ khi đi lấy chồng không còn được gia đình bố mẹ đẻ cho sử dụng đất cũ và cũng không được nhà chồng giao đất mới. Phụ nữ thường ít được hưởng đất thổ cư của cha mẹ để lại do tư tưởng trọng nam khinh nữ và phong tục tập quán lâu đời của các gia đình, họ tộc Việt Nam. Chính sách tín dụng. Điều 376 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Tổ chức chính trị - xã hội tại cơ sở có thể bảo lãnh bằng tín chấp cho cá nhân và hộ gia đình vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng hay tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ theo quy định của Chính phủ”. Theo tinh thần này thì Hội phụ nữ có quyền bảo lãnh bằng tín chấp cho phụ nữ vay một khoản tiền nhỏ tại ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Phụ nữ nông thôn được hưởng chính sách tín dụng chung của nhà nước quy định cho nông dân vay không cần thế chấp với số tiền 1 triệu đồng với cơ chế cho vay thông qua các tổ phụ nữ tiết kiệm, tổ tương trợ của nhân dân theo tinh thần Nghị định 14-CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ. Hiện có khoảng 50% phụ nữ nông thôn đã được vay tín dụng với mức lãi suất thấp. Các hộ nghèo và hộ do phụ nữ làm chủ hộ được Nhà nước ưu tiên cho vay từ ngân hàng phục vụ người nghèo và quỹ hỗ trợ nông dân đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật và cách thức sản xuất. Với phong trào “Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo”, Hội phụ nữ đã quyên góp được 70 tỷ VNĐ cho 26 vạn phụ nữ nghèo vay làm vốn sản xuất. Trong 5 năm từ 1992 đến 1997, Hội phụ nữ được Nhà nước phân bổ 23 tỷ VNĐ từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đã tạo thêm 14 vạn chỗ làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ nông thôn vẫn có nhu cầu được đáp ứng nhiều hơn nữa về tín dụng, và đặc biệt là hỗ trợ về công nghệ và thị trường để sử dụng vốn vay có hiệu quả. Ảnh hưởng của một số chính sách kinh tế - xã hội khác đối với phụ nữ Đổi mới là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước và đang được tiếp tục thực hiện. Trong lĩnh vực kinh tế, đổi mới được thể hiện ở các chính sách kinh tế: chính sách đầu tư, chính sách khoa học-công nghệ, chính sách giáo dục-đào tạo, chính sách giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho hộ nông dân, các chính sách về lao động và việc làm, chính sách xoá đói giảm nghèo... Những năm qua, các chính sách kinh tế - xã hội đó đã góp phần nâng cao địa vị của người phụ nữ trong gia đình, đặc biệt là việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh trong gia đình và địa vị của người phụ nữ trong xã hội. Một trong những đặc điểm của các chính sách kinh tế là không phải lúc nào cũng nêu trực tiếp đối tượng cụ thể của chính sách. Vấn đề giới, phụ nữ cũng không được đặt ra với quan niệm cho rằng chính sách kinh tế là của chung cho mọi đối tượng, nam cũng như nữ. Ngoài ra, không ít các nhà hoạch định chính sách cho rằng phụ nữ và giới là vấn đề xã hội, nằm ngoài phạm vi quan tâm của các chính sách kinh tế. Các số liệu và sự kiện đã nêu chứng tỏ chính sách kinh tế có tác động to lớn đối với phụ nữ như thế nào, đặc biệt trên những lĩnh vực như việc làm, vốn, thu nhập... Con người mà chính sách hướng tới chưa ở đâu và bao giờ lại là con người “chung chung” mà ngược lại, luôn luôn có những đặc điểm cụ thể về giới, dân tộc, học vấn, địa vị xã hội... Một chính sách có khả năng đi vào cuộc sống nhanh nhất là một chính sách đáp ứng tốt nhất những nhu cầu cụ thể và thiết thực của các nhóm đối tượng đặt ra. Điều đó giải thích vì sao các chính sách kinh tế cần quan tâm đến vấn đề xã hội, trong đó có khía cạnh giới mà mỗi chính sách kinh tế khi ban hành cần cân nhắc đầy đủ đến những tác động khác nhau có thể tạo ra cho phụ nữ và nam giới. Trong những năm qua, quá trình chia ruộng đất diễn ra ở nhiều địa phương nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp trong việc phân hạng điền, đo đạc, bắt thăm... cho thấy một số biểu hiện phân biệt đối xử đối với phụ nữ nghèo, phụ nữ đơn thân. Số ruộng họ được nhận thường rơi vào những vùng không đủ nước, bạc màu, xa làng... Đặc biệt hiện nay, ở một nơi tại miền Bắc, có một bộ phân nông dân chỉ được cấp một phần ruộng theo quy định do còn nợ cũ với hợp tác xã. Tỷ lệ ruộng bị rút trong tổng số diện tích ruộng đất được giao cho hộ lên tới 44% ở Nam Hà, 40% ở Hoà Bình, 35% ở Hà Bắc. Đáng chú ý là trong số những hộ bị rút ruộng có nhiều nữ chủ hộ. Phần lớn họ là phụ nữ nghèo, đơn thân, cao tuổi, sức khoẻ yếu. Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách trên thực tế không hoàn toàn như trên văn bản. Sự bình đẳng giới có thể bị vi phạm bởi tác động của nhiều yếu tố. Việc hoạch định các chính sách kinh tế do vậy cần được tiến hành với nhận thức cao hơn về quyền lợi của phụ nữ để hạn chế tối đa các kẽ hở cho các hiện tượng lợi dụng chính sách, vi phạm nguyên tắc công bằng giới. Đại hội Đảng lần thứ IX - lần đầu tiên trong lịch sử các đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam - đã đưa vào Văn kiện đại hội thuật ngữ giới. Khi đề cập đến vấn đề phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốt luật pháp và chính sách bình đẳng giới, bồi dưỡng, đào tạo nghề nghiệp, nâng cao học vấn; có cơ chế chính sách để phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp, các ngành; chăm sóc và bảo vệc bà mẹ và trẻ em; tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt thiên chức người Mẹ, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc [22, tr. 126] Tư tưởng về bình đẳng giới, một lần nữa lại được Đảng ta khẳng định trong quan điểm phát triển “Thiết thực chăm lo sự bình đẳng giới, sự tiến bộ của phụ nữ” [22, tr. 163]. KẾT LUẬN Từ những nghiên cứu đã được trình bày trên đây, chúng tôi rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, đa số các nước đang phát triển là các nước nông nghiệp. Ở các nước này, phụ nữ nông thôn có vai trò rất to lớn trong các hoạt động kinh tế-xã hội, trong việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai... Tuy nhiên, do những định kiến xã hội, do sức khoẻ thể lực kém, học vấn tay nghề thấp... nhiều tiềm năng của phụ nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Đây là một trong những nguyên nhân làm chậm, thậm chí kìm hãm sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển. Bởi vậy, khai thác và phát huy tiềm năng của phụ nữ nông thôn là vấn đề cấp thiết đối với các nước này. Thứ hai, phụ nữ nông thôn Việt Nam có những đặc trưng của phụ nữ nông thôn các nước đang phát triển, đồng thời còn có những đặc điểm riêng do những điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội quy định. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến lao động nữ nông thôn Việt Nam. Qúa trình đổi mới đã tác động mạnh mẽ, tạo điều kiện phát triển phụ nữ và lao động nữ nông thôn. Tuy nhiên, trên thực tế, sự phát triển lao động nữ ở nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn; còn nhiều tiềm năng của lao động nữ nông thôn chưa được khai thác, phát huy. Nguyên nhân có nhiều, trong đó các chính sách kinh tế-xã hội có vị trí đặc biệt quan trọng. Thứ ba, phát triển lao động nữ ở nông thôn là một nội dung phát triển con người, là điều kiện thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn không chỉ là công việc của riêng phụ nữ, mà là công việc của toàn xã hội. Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp này. Các chính sách kinh tế-xã hội của nhà nước đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến sự nghiệp phát triển phụ nữ nói chung, lao động nữ ở nông thôn nói riêng. Do đó, mỗi chính sách cần phải cân nhắc những tác động về giới. Thứ tư, phát triển lao động nữ ở nông thôn chính là phải nâng cao năng lực cho phụ nữ bằng việc nâng cao học vấn và chuyên môn kỹ thuật, nâng cao sức khoẻ (bao gồm cả sức khoẻ sinh sản), thể lực cho phụ nữ nông thôn. Phát triển lao động nữ ở nông thôn còn là phải phát huy năng lực của phụ nữ nông thôn. * * * Sự nghiệp của Đảng cộng sản Việt Nam là sự nghiệp giải phóng và phát triển con người. Những thành tựu của qúa trình đổi mới đã tạo ra những tiền đề cực kỳ quan trọng thực hiện sứ mệnh đó. Chính vì vậy, có thể nói rằng chưa bao giờ phụ nữ Việt Nam nói chung, phụ nữ nông thôn nói riêng lại có điều kiện thuận lợi để phát triển như ngày nay. Vấn đề còn lại chính là bản thân phụ nữ phải khai thác tận dụng được những cơ hội đó để phát triển. Với những truyền thống rất tốt đẹp, với những khả năng và điều kiện hiện tại, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng rằng phụ nữ nông thôn đủ sức vượt qua những thách thức, phát triển chính mình, thực hiện được trách nhiệm đối với đất nước và dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Action Aid Việt Nam (1999), Hà tĩnh - Báo cáo đánh giá về nghèo khó với sự tham gia của cộng đồng, Hà nội Trần Thị Vân Anh - Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, Giới và Phát triển, NXB Phụ nữ, Hà Nội Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2000), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, Kết quả điều tra mẫu, NXB Thế giới, Hà nội Báo Nhân dân (7/3/95), Vấn đề đặt ra từ những hộ nông dân ít và không có ruộng đất sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long Báo Nhân Dân (8/12/2001), Thông tin về công nghệ và tiến bộ kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn Báo Nhân dân (27/10/2002), Chị Bình chăn nuôi giỏi Báo Phụ nữ Tp Hồ Chí Minh, số 70 ngày 12-9-1998 Melanie Beresford (1994), Ảnh hưởng của cải cách kinh tế vĩ mô đối với phụ nữ ở Việt Nam, Hà nội Đỗ Thị Bình (chủ biên) (1997), Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Bộ lao động - thương binh và xã hội (2002), Niên giám thống kê Lao động - thương binh và xã hội 2001, NXB Lao động xã hội, Hà nội Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), Các ngành nghề nông thôn Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Nguyễn Văn Bích-Chu Tiến Quang (chủ biên) (1999), Phát triển nông nghiệp nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà nội Robert Chambers (1991), Phát triển nông thôn: Hãy bắt đầu từ những người cùng khổ, NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà nội Chương trình phát triển của Liên hợp quốc - Tổng cục thống kê (2001), Mức sống trong thời kỳ kinh tế bùng nổ - Việt Nam, NXB Thống kê, Hà nội Chương trình phát triển của Liên hợp quốc, MPI/DSI (2001), Việt Nam hướng tới 2010, tập 2, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2000), Báo cáo phát triển con người 1999, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2001), Báo cáo phát triển con người 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Báo cáo quốc gia lần thứ hai về tình hình thực hiện công ước Liên hiệp quốc xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW), NXB Phụ nữ, Hà nội Cục chế biến nông-lâm sản và ngành nghề nông thôn (1997), “Một số kết quả ban đầu về điều tra ngành nghề nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 228 (5), tr. 50-59 Lê Đức Dục - Thanh Hà (1998), “Những ngôi làng vắng bóng đàn ông”, báo Tuổi trẻ thứ năm 23/7/1998 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu (lần 1) Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Frank Ellis (1995), Chính sách nông nghiệp trong các nước đang phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà nội Neva Goodwin - Phạm Vũ Luận (chủ biên) (2002), Kinh tế vi mô trong nền kinh tế chuyển đổi, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Domunique Haughton, Jonathan Haughton và những người khác (1999), Hộ gia đình Việt Nam nhìn quan phân tích định lượng, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Hội Khoa học kinh tế Việt Nam (1998), Tài liệu tập huấn: Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tập 1, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Hội Đồng dân số (1997), Sản xuất, sinh sản và phúc lợi gia đình - Phân tích mối quan hệ giới trong hộ gia đình Việt Nam, Hà nội Phạm Thị Thu Hằng (2002), Tạo việc làm tốt bằng các chính sách phát triển doanh nghiệp nhỏ, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Nolwen Henaff - Jean-Yves Martin (2001), Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm sau đổi mới, NXB Thế giới, Hà nội Thu Hà (2001), “Giới và công việc được trả lương ở Căm pu chia”, Tạp chí Phụ nữ và Tiến bộ, số 3(28) Tương Lai (1991), “Thử gợi lên một số vấn đề về gia đình, dân số và sự phát triển nông thôn”, Tạp chí Xã hội học, số 4 (1991) Borje Ljunggren (chủ biên) (1994), Những thách thức trên con đường cải cách Đông Dương, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Vũ Mạnh Lợi (1991), “Khác biệt nam nữ trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ”, Những nghiên cứu Xã hội học về gia đình Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội C.Mác-Ph. Ăng-ghen (1984), Tuyển tập, tập 6, NXB Sự thật, Hà nội E. Wayne Nafziger (1998), Kinh tế học của các nước đang phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội Ngân hàng thế giới (1998), Thúc đẩy phát triển nông thôn Việt Nam: Từ viễn cảnh tới hành động. Báo cáo cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam, 7-8/12/1998, Hà Nội Ngân hàng phát triển châu Á (1999), Chính sách về giới và Phát triển, Hà nội Ngân hàng thế giới (1999), Việt Nam tấn công đói nghèo, Hà nội Ngân hàng thế giới (2000), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới 2000/2001 - Tấn công đói nghèo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Ngân hàng thế giới (2001), Đưa vấn đề Giới vào phát triển, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Nguyễn Văn Phúc (1997), “Công nghiệp nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Cộng sản số 1 Paul Read, Harry Minas và Steven Klimidis (1999), “Việt Nam một thăm dò sơ bộ về tuổi thọ, của cải và phát triển kinh tế”, Báo cáo tại hội thảo quốc tế về chăm sóc sức khoẻ, Hạ Long 7-10/4/1999. Jeong Nam Song (1996), “ Một số đặc điểm của nông thôn Hàn Quốc”, Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, tập II, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX-07, Hà nội Phạm Đức Thành và Mai Quốc Chánh (Chủ biên) (1998), Giáo trình kinh tế lao động, NXB Giáo dục, Hà Nội Bùi Ngọc Thanh, Nguyễn Hữu Dũng, Phạm Đỗ Nhật Tân (chủ biên) (1996), Nghiên cứu chính sách xã hội nông thôn Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Lê Đình Thắng (chủ biên) (2000), Chính sách phát triển nông nghiệp và nông thôn sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Hoàng Bá Thịnh (2002), Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Hữu Thọ (1998), “Tiếp tục bàn về nông nghiệp và nông thôn”, Báo Nhân Dân, ngày 13-9-1998 Trần Văn Thọ (chủ biên) (2000), Kinh tế Việt Nam 1955-2000, NXB Thống kê, Hà Nội Nguyễn Kim Thuý (2000), "Phụ nữ nông thôn Việt Nam", Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thế giới, Hà Nội Nguyễn Kim Thuý (2000), "Phụ nữ Việt Nam trong khu vực kinh tế phi chính thức", Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thế giới, Hà Nội Tổ chức lương thực thế giới - Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (2002), Khác biệt giới trong nền kinh tế chuyển đổi ở Việt Nam, Hà nội Tổng cục Thống kê (1994), Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1992-1993, NXB Thống kê, Hà nội Tổng cục Thống kê (2000), Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998, NXB Thống kê, Hà nội Tổng cục thống kê (1999), Kết quả điều tra toàn bộ công nghiệp năm 1998, NXB Thống kê, Hà nội Tổng cục Thống kê (1994), Niên giám thống kê 1993, NXB Thống kê, Hà nội Tổng cục thống kê (2000), Nữ giới và nam giới ở Việt Nam thập kỷ 90, NXB Thống kê, Hà Nội Tổng cục Thống kê (2000) Số liệu về phát triển xã hội ở Việt Nam thập kỷ 90, NXB Thống kê, Hà Nội Tổng cục thống kê (2002), Số liệu thống kê dân số và kinh tế xã hội Việt Nam 1975-2001, NXB Thống kê, Hà Nội Lê Ngọc Trọng (2000), “Chăm sóc sức khoẻ người nghèo”, Tạp chí Cộng sản (18), trang 41-44. Trung tâm nghiên cứu khoa học lao động nữ (1997), Phụ nữ tham gia lãnh đạo quản lý, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (1996), Kết quả dự án Phụ nữ nông thôn đồng bằng sông Hồng: Giới, công tác quản lý nguồn nước và vấn đề chuyển đổi kinh tế, Hà Nội. Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (1997), Kết quả nghiên cứu dự án Sản xuất, sinh sản và hạnh phúc gia đình, Hà Nội Trung tâm nghiên cứu Giới, Gia đình và Môi trường trong Phát triển (2001), Phụ nữ - Sức khoẻ và Môi trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Văn Trung (chủ biên) (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để công nghiệp hoá hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta, NXB Chính trị quốc gia, Hà nội Đào Thế Tuấn (1993), “Kinh tế hộ gia đình của nông dân”, Tạp chí Xã hội học, số 4 Lê Thị Nhâm Tuyết (1975), Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Lê Thị Nhâm Tuyết (chủ biên) (2000), Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ XXI, NXB Thế Giới, Hà Nội Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Phân tích tình hình và đề xuất chính sách tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam Uỷ ban các vấn đề xã hội của quốc hội Việt Nam và cơ quan phát triển quốc tế Canada (1995), Kỷ yếu hội thảo: Vai trò giới tính và nguồn nhân lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Hà nội Uỷ ban quốc gia Dân số - Kế hoạch hoá gia đình - GTZ (1996), Điều tra Sức khoẻ Sinh sản 1995, Hà Nội Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2000), Báo cáo điều tra về ý chí kinh doanh, Hà nội Lê Thành Ý (1999), “Phụ nữ Bắc Trung bộ và những vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí hoạt động khoa học số 3 Tiếng Anh Jamilah Ariffin (1992), Women and Development in Malaysia, Pelanduk Publication, Malaysia. Ester Boserup (1970), Woman’s role in Economic Development, Earthscan Publications Limited, Lodon ILO (2001), World Employment Report 2001 International Rice Research Institute (1985), Women in Rice Farming, Gower Publishing Company Ltd., England Toward Gender Equality (1995), The Role Public Policy, World Bank Publication United Nation (1995), Women of Bangladesh - A Country profile, New York. United Nation (1997), Women in China - A Country profile, New York. World Bank (1998), World Development Report, Oxford University Press, New York

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37164.doc
Tài liệu liên quan