LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGưỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với một nền văn hóa đa dạng
trong thống nhất. Văn hóa là dòng chảy xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương
lai của một dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, mỗi
dân tộc đã tạo dựng cho mình một lâu đài văn hóa đồ sộ, một truyền thống
văn hóa riêng để phân biệt với các dân tộc khác. Những giá trị văn hóa đó tạo
nên bản sắc văn hóa tộc người, làm thành những chuẩn mực để phân biệt tộc
người này với tộc người kia. Nếu dân tộc nào để mất đi văn hóa truyền thống
của mình thì nó không còn là một cộng đồng tộc người riêng biệt nữa.
Dân tộc Dao là một trong số 54 dân tộc anh em đang sinh sống trên đất
nước Việt Nam. Trong các tộc người thiểu số ở nước ta, người Dao có dân số
khá đông, xếp vào hàng thứ 9 với khoảng 620.538 người [45, tr. 21], cư trú
phân tán ở nhiều địa phương chủ yếu ở các tỉnh vùng cao biên giới phía Bắc
như Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn . Người Dao có
nhiều nhóm ngành khác nhau lại cư trú trên địa bàn nhiều tỉnh nên đã tạo nên
những sắc thái văn hóa phong phú và đa dạng.
Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở phía Nam Trung Quốc di cư sang
nước ta theo nhiều đợt bằng đường bộ, đường sông và đường biển. Trong số 7
nhóm người Dao địa phương thì ở Lào Cai có 3 nhóm là: Dao Tuyển, Dao Đỏ
và Dao Nga Hoàng. Bảo Thắng là một trong hai huyện có người Dao Tuyển
sống tập trung đông nhất của tỉnh Lào Cai.
Bảo Thắng là vùng bảo tồn được nhiều loại hình văn hóa dân gian và
nếp sống của cộng đồng có tính chất tộc người. Trong đó có những lễ nghi
theo chu kỳ đời người hết sức độc đáo của người Dao Tuyển. Những lễ nghi
theo chu kỳ đời người như sinh đẻ, cấp sắc, cưới xin, ma chay là một trong
những biểu hiện cụ thể vừa mang tính xã hội vừa mang tính tôn giáo. Đó là
những giá trị văn hóa điển hình phản ánh về cái mốc đáng nhớ nhất trong đời
người mà bất kỳ người Dao Tuyển nào cũng phải trải qua. Những phong tục
tập quán theo chu kỳ đời người đó vẫn được đồng bào Dao Tuyển ở đây lưu
giữ đến tận ngày nay trong những cuốn sách cổ.
Hiện nay, trong xu thế hội nhập mở cửa, quốc tế hóa với sự du nhập
của nhiều dòng văn hóa ngoại lai, người Dao Tuyển cũng như nhiều dân
tộc anh em đang đứng trước những biến đổi sâu sắc trong đời sống văn
hóa, xã hội. Việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đang là việc
làm cấp thiết.
Nghiên cứu về các tập tục chủ yếu trong chu kỳ đời người ngườ i
Dao Tuyển ở Bảo Thắng, Lào Cai là đóng góp cho việc bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa của người Dao nói chung theo chủ trương Nghị quyết
Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra:
“Chúng ta cần nỗ lực xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc,
thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Đảng và Nhà
nước ta thừa nhận các dân tộc sống trên đất nước ta đều có những giá trị và
sắc thái văn hóa riêng và chủ trương tạo điều kiện cho các giá trị và các sắc
thái văn hóa đó bổ sung cho nhau, làm phong phú nền văn hóa Việt Nam và
củng cố sự thống nhất dân tộc, là cơ sở để giữ sự bình đẳng và phát huy tính
đa dạng văn hóa của các dân tộc anh em”. [51, tr.206]. Ngoài ra, kết quả
nghiên cứu còn là nguồn tài liệu làm cơ sở cho các nhà quản lý có thể xây
dựng các chính sách phù hợp với chủ trương kế thừa và phát huy những mặt
tích cực trong lĩnh vực phong tục tập quán của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
nói riêng và của người Dao Tuyển cũng như của cả cộng đồng người Dao ở
Việt Nam nói chung.
Chính từ những lý do trên nên em chọn vấn đề “Lễ cấp sắc và tang ma
của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai” làm luận văn thạc
sỹ của mình. Mục đích nhằm góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
của người Dao Tuyển ở Lào Cai nói riêng và của dân tộc Dao nói chung.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 0
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
3. Đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu . 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu . 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
3.3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Phương pháp nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu 5
4.2. Nhiệm vụ của luận văn . 5
5. Nguồn tài liệu . 5
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Bố cục luận văn . 6
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ NGưỜI DAO TUYỂN Ở HUYỆN BẢO
THẮNG TỈNH LÀO CAI 7
1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên huyện Bảo Thắng 7
1.2. Người Dao Tuyển ở Bảo Thắng 12
1.2.1. Địa bàn cư trú và nguồn gốc lịch sử của người Dao Tuyển ở
huyện Bảo Thắng . 12
1.2.2. Đời sống kinh tế, xã hội của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng 15
Chương 2. LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA CỦA NGưỜI DAO
TUYỂN Ở HUYỆN BẢO THẮNG TỈNH LÀO CAI . 30
2.1. Lễ tục cấp sắc của người Dao Tuyển 30
2.1.1. Quan niệm về sự trưởng thành . 30
2.1.2. Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển . 30
2.1.3. Ý nghĩa của lễ cấp sắc 78
2.1.4. Một số biến đổi ngày nay . 80
2.2. Lễ tục tang ma của người Dao Tuyển . 81
2.2.1. Quan niệm về hồn và cái chết 81
2.2.2. Lễ tục tang ma . 82
2.2.3. Để tang và những kiêng kỵ 103
2.2.4. Một số biến đổi trong tang ma . 105
Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA
CỦA NGưỜI DAO TUYỂN 108
3.1. Giá trị trong lễ cấp sắc và tang ma . 108
3.1.1. Giá trị lịch sử . 108
3.1.2. Giá trị nhân văn . 109
3.1.3. Giá trị nghệ thuật . 115
3.1.4. Giá trị cố kết cộng đồng . 118
3.2. Những yếu tố phi giá trị . 118
3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị trong đời sống . 119
KẾT LUẬN . 123
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
Phụ lục . 131
151 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 4094 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên
quan đến chôn cất đều được diễn ra nhanh chóng. Sự đổi mới hiện nay còn
được thể hiện ở việc không kết hợp lễ chôn cất với lễ chay. Người ta cho rằng
nếu kết hợp cả hai lễ thì phải quàn người chết nhiều ngày ở trong nhà để có
thời gian đi báo cho anh em họ hàng ở xa đến lễ. Bởi vậy, trong nhà có người
chết thì người ta lập tức tiến hành các nghi thức đưa thi thể đi chôn. Sau này,
lúc nào có điều kiện về kinh tế người ta mới tổ chức lễ chay. Có thể coi đây là
bước biến đổi hợp lý, đảm bảo vệ sinh, giữ gìn được sức khỏe cho con cháu
người chết và cộng đồng.
Thời gian diễn ra lễ tang và lễ chay cũng đã được rút ngắn. Nếu trước
đây đồng bào thường làm ma trong 3 đến 4 ngày liền chi phí rất tốn kém thì
giờ đồng bào chỉ làm ma trong phạm vi 2 ngày 1 đêm. Sự biến đổi này làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
106
giảm sự tốn kém về vật chất cho con cháu và tránh được những sự lãng phí
không cần thiết.
Trong lễ an táng trước đây hầu như chỉ có con cháu cùng với anh em
trong dòng họ là chính, dân làng cùng nhiều bè bạn thường không trực tiếp
đến giúp mà chỉ giúp đỡ bằng cách biếu hoặc cho vay một số lễ vật nếu tang
chủ yêu cầu. Người ta sợ ma của người chết làm hại, quan niệm cho rằng ma
của người chết thường bảo vệ con cháu nên rất ghét người lạ. Do vậy, trong lễ
chôn cất, nếu con cháu ít mà họ hàng ở xa thì khá vất vả và đây là một trong
nhiều nguyên nhân làm cho đồng bào có thói quen sinh đẻ nhiều. Hiện nay,
mỗi khi trong làng có người chết đều được anh em xóm giềng và bè bạn đến
giúp đỡ kể cả lúc chôn cất.
Nếu xem xét các yếu tố biến đổi trong tang lễ thì thấy rằng chúng chỉ
biến đổi về các thành tố liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội, còn bản
chất vẫn được duy trì một cách bền vững. Tất cả các yếu tố biến đổi đều diễn
ra theo chiều hướng đơn giản hóa, phù hợp với nếp sống mới.
Tiểu kết
Lễ cấp sắc là một lễ tục có tính chất quan trọng trong đời người, đánh
dấu bước ngoặt trong sự phát triển của thanh niên Dao Tuyển. Chỉ có những
người đàn ông đã trải qua lễ cấp sắc mới được xã hội cộng đồng Dao cho là người
lớn, mới được tham gi vào các nghi lễ thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Bàn Vương,
mới có một vị trí nhất định trong cộng đồng tộc người nơi đây.
Ma chay của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng được tiến hành hai nghi
lễ: lễ làm ma và lễ chay. Mỗi nghi lễ có nhiều chi tiết riêng phản ánh những
quan niệm và cách ứng xử của người sống với người chết. Lễ làm ma là nghi
lễ chia tay với người chết để người chết đi về thế giới bên kia, còn lễ làm chay
là để giải thoát cho người chết khỏi 18 tầng địa ngục để người chết về sum
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
107
họp với tổ tiên. Tất cả các nghi lễ làm ma cũng như làm chay đều diễn ra dưới
sự cầm trịch của thầy cúng.
Lễ cấp sắc và lễ tang ma ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của
đồng bào. Do đó, các nghi lễ này có giá trị nhất định đối với việc nghiên cứu tâm
lý cá nhân và cộng đồng người Dao Tuyển nói riêng, văn hóa Dao nói chung.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
108
Chương 3
NHỮNG GIÁ TRỊ TRONG LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA
CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN
3.1. Giá trị trong lễ cấp sắc và tang ma
3.1.1. Giá trị lịch sử
- Lễ cấp sắc của người Dao Tuyển nói riêng và người Dao nói chung
cung cấp một số tư liệu về nguồn gốc dân tộc, quá trình di cư và những sinh
hoạt văn hóa, xã hội của cộng đồng.
Trước hết là những câu chuyện truyền thuyết, những bài ca đọc trong
nghi lễ cấp sắc là những tài liệu quý để tìm hiểu về nguồn gốc tộc người đó là
sự tích Bàn Hồ. Những câu chuyện hay, những bài thơ dài không dừng lại ở sự
tích Bàn Hồ mà còn nói về quá trình di cư của tổ tiên họ, Đó là những truyện
thơ về Đặng Hành và Bàn Đại Hội có nói tới hai họ Đặng và họ Bàn đã di cư
sang Việt Nam như thế nào?. Trong chuyện Bình Hoàng khoán điệp còn viết về
sự phân bố, cư trú và tên gọi của các ngành Dao, trong đó có một số ngành
đang sinh sống ở Việt Nam như ngành Dao Làn Tiẻn, Dao Quần Trắng…
Qua lễ cấp sắc ta có điều kiện tìm hiểu cách làm giấy dó khá nổi tiếng
của dân tộc, cách nhuộm vải, cách cắt may trang phục thầy cúng kiểu nữ. Đây
là dịp tốt để chúng ta nghiên cứu trang phục cổ phản ánh lại thời kỳ mẫu hệ
xã xưa mà người phụ nữ dao còn làm thầy cúng. Cũng qua trang phục chúng
ta được hiểu thêm về nguồn gốc thủy tổ của người Dao là “Long khuyển” - đó
là mô típ trang trí trên áo.
Qua lễ cấp sắc ta cũng thấy được Đạo giáo tộc Dao hóa và Dao tộc Đạo
giáo hóa khá sâu đậm trong tục lệ sinh hoạt của người Dao. Đạo giáo ra đời ở
Trung Quốc, ảnh hưởng đến người Dao từ lâu đời. Nội dung Đạo giáo đã
được người Dao tiếp thu và biến hóa đi rất nhiều hay nói cách khác là: Đạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
109
giáo đã sử dụng các tín ngưỡng (thờ cúng Bàn Vương) và hành vi tôn giáo
(cấp sắc) vốn có ở người Dao và đưa vào đó một nghi thức mới, một nội
dung mới:
- Tất cả mọi người đàn ông của dân tộc Dao đều phải qua lễ cấp sắc
Đạo giáo.
- Ai không qua lễ cấp sắc thì dù chết già linh hồn họ cũng không được
về với tổ tiên (Bàn Vương) và lúc sống cũng không được cúng bái cha mẹ,
cao hơn nữa là Bàn Vương.
- Điều có ý nghĩa quan trọng là: Đạo giáo đã đặt ra tục lệ: Ai không làm
lễ cấp sắc sẽ không được công nhận là con cháu Bàn Vương.
Tục lệ thêm thắt này khẳng định tính phổ biến của Đạo giáo ở người
Dao. Từ cái ngoại sinh trở thành cái nội sinh tồn tại đến tận ngày nay. Đó
chính là sự xâm nhập của Đạo giáo vào tín ngưỡng, phong tục tập quán của
người Dao nói chung và người Dao Tuyển nói riêng thông qua lễ cấp sắc.
3.1.2. Giá trị nhân văn
Giá trị nhân văn trong lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển thể
hiện ở những mặt sau:
a, Giáo dục, rèn luyện nhân cách con người
Một trong những giá trị tiêu biểu của tập tục cấp sắc và tang ma nói
riêng cung như tập tục trong chu kỳ đời người nói chung của người Dao đó
chính là giáo dục, rèn luyện nhân cách. Khi một thành viên của cộng đồng
sinh ra, lớn lên, trưởng thành, xây dựng gia đình, về già và chết đi… đều phải
sống và tuân theo cái “khuôn” văn hóa của tộc người. Nhân cách của mỗi
thành viên cộng đồng được hình thành, định hình và hoàn thiện từ trong tập
tục, nếp sống gia đình, dòng họ. Khi người mẹ mang thai, sinh nở, khi một
thành viên ra đời, làm lễ đặt tên, khi trưởng thành làm lễ cấp sắc, xây dựng
gia đình làm chồng, làm vợ, khi về già làm ông bà… là một quá trình thu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
110
nhận các quan niệm đạo đức, lối sống… theo những chuẩn mực nhất định để
hình thành nên nhân cách của mỗi thành viên. Mỗi độ tuổi trong chu kỳ đời
người yêu cầu và biểu hiện nhân cách đó khác nhau. Lúc trẻ tập tục dạy cho
biết học tập để trở thành người, khi trưởng thành thì thể hiện nhân cách, lúc
về già lam gương cho con cháu. Nội dung của các tập tục góp phần quan
trọng định hình nhân cách cho các thành viên của cộng đồng. Cụ thể là: vui
mừng khi có một thành viên mới ra đời trong gia đình, dòng họ; Đến tuổi
trưởng thành, các thành viên nam được làm lễ cấp sắc để công nhân là thành
viên trưởng thành, chính thức của cộng đồng, để giao các nhiệm vụ và được
hưởng quyền lợi. Trong lễ được nghe các điều khuyên răn, những điều nên
làm và không được làm trong cuộc sống; đên tuổi hôn nhân được gia đình, họ
hàng chăm lo khi bước vào cuộc sống độc lập; Khi chết đi được con cháu đau
buồn làm ma và làm chay với các nghi lễ thể hiện sự tôn trọng tiễn người thân
về với tổ tiên…
Chúng ta có thể thấy sự hình thành nhân cách của các thành viên trong
cộng đồng được nuôi dưỡng trong suốt quá trình sinh sống trong cái nôi văn
hóa gia đình, cộng đồng mà các mốc quan trọng trong chu kỳ đời người là
một sự khẳng định của cả một quá trình của cuộc đời một thành viên.
Nội dung của lễ cấp sắc có ý nghĩa giáo dục tích cực đối với người
thanh niên Dao. Ý nghĩa giáo dục người được cấp sắc được thể hiện rất rõ
trong các lời giáo huấn, những điều quy định ghi trong tờ âm dương điệp của
bên Sư giáo và Đạo giáo.
Sư giáo có 9 điều quy định như sau:
1. Đệ nhất giới, là môn đồ sư giáo, không được coi thường trời đất,
thần phật
2. Đệ nhị giới, là môn đồ sư giáo, không được ngược đãi cha mẹ
3. Đệ tam giới, là môn đồ sư giáo, không được sát hại sinh linh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
111
4. Đế tứ giới, là môn đồ sư giáo, không được trộm cắp, hại người
5. Đệ ngũ giới, là môn đồ của sư giáo, không được khinh dẻ người nghèo
6. Đệ lục giới, là môn đồ của sư giáo, không được tham hoa ai sắc làm
nhơ bản thân
7. Đệ thất giới, là môn đồ của sư giáo, không được uống rượu ăn nói
ngang ngửa
8. Đệ bát giới, là môn đồ sư giáo, dù đêm hôm khó khăn vẫn phải cứu người
9. Đệ cửu giới, là môn đồ sư giáo, phải thành thực, khi làm thầy cúng
không được dối trá, ẩu giả, ăn quỵt của dân lành
Đạo giáo có chín điều quy định như sau:
1. Đệ nhất diệu giới, không được sát hại tính mệnh. Thường hành cứu
khổ chúng sinh
2. Đệ nhị diệu giới, không được tham lam
3. Đệ tam diệu giới, không được hỗn hôn dục tà.
4. Đệ tử diệu giới, không được khinh tâm.
5. Đệ ngũ diệu giới, không được hung tâm ngoan ngu.
6. Đệ lục diệu giới, không được phấn nộ điên đảo
7. Đệ thất diệu giới, không được vong ngôn sinh ngữ, trung trực nội
ngoại thuận hoà
8. Đệ bát diệu giới, khi tụng kinh niệm phật, không được nghe nhìn
cười nói
9. Đệ cửu diệu giới chân tâm, bảo quốc ninh gia, không được thoái
thoát chuyển tâm
Trong các điều giáo huấn ghi trong đạo sắc cấp cho người thụ lễ đều
hướng tới cái chân, thiện, tuyệt đối kiêng kỵ người thụ lễ làm điều ác. Đó là
sự kính trọng các thầy cúng đến làm lễ cấp sắc, biết ơn nghĩa mẹ cha, thủy
chung với bạn bè, biết trọng nghĩa kinh tài, có làng vị tha và dũng cảm, sống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
112
thành thật, không lừa lọc, không dâm đãng… hơn nữa, các điều giáo huấn này
đôi khi còn được thực hiện bằng lời thề của người thụ lễ dưới sự giám sát của
các thần linh và tổ tiên nên tính giáo dục càng có giá trị.
Ngoài ra, lễ cấp sắc còn khuyên dạy con người biết tôn trọng và chấp
hành các luật lệ, tập tục, tập quán tộc người. Điều này được thể hiện rất rõ ở
trong cuốn Quá sơn bảng văn - truyền thuyết về thủy tổ của người Dao, được
một số dòng họ đem ra đọc trong lễ cúng Bàn Vương. Trong quyển sách này
có đoạn viết: “Vua ban cho con cháu Bàn Vương cư trú ở rừng sâu, đao canh
hỏa chủng. Con cháu Bàn Vương không được gây tai họa, phải tôn trọng luật
lệ. Nếu ai không tuân theo luật lệ đều đưa ra quan trị tội” [31,tr.146]. Bởi
vậy, người thụ lễ cấp sắc sắc thường luôn tự nguyện trong việc tu dưỡng đạo
đức để làm việc thiện, tránh gây ra tội ác. Có thể nói rằng lễ cấp sắc đóng vai
trò rất quan trọng trong việc giáo dục con người Dao biết sống lương thiện,
hòa hợp cộng đồng, biết tôn trọng tập tục và tập quán tộc người.
b, Giá trị nhân văn giữa người sống và người chết
Trong tập tục tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng, nếu ta gạt
bỏ đi những phần có tính mê tín dị đoan sẽ bóc tách được những nét văn hóa
phù hợp với tính cách và con người Dao Tuyển nơi đây. Ở đó, thể hiện lòng
hiếu thảo, lòng kính trọng mong muốn được báo hiếu, đền đáp ơn sinh thành
dưỡng dục của những người đang sống với những người đã khuất, với đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” đã có từ ngàn đời mà nó vẫn còn hiện hữu cho tới
ngày nay. Bởi vậy, tập tục này có một sức sống mạnh mẽ trong tâm thức của
đồng bào.
Như vậy, tập tục theo chu kỳ đời người với các nghi lễ được toàn thể
gia đình, dòng họ, làng bản tham dự như là cái “khung” văn hóa định hình
“nhào nặn” nên nhân cách của các thành viên trong công đồng. Đó cũng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
113
chính là lý do để các thành viên tồn tại và phát triển trong môi trường văn hóa
tộc người.
c, Góp phần bảo tồn nhiều giá trị văn hóa tộc người
Tập tục trong đời sống của các tộc người là một lối sống của cộng đồng
được ra đời, định hình, thử thách trong quá trình phát triển của các tộc người.
Như vậy, tập tục được hình thành như một nhu cầu tất yếu, một lẽ đương
nhiên cần có trong đời sống của cộng đồng tộc người. Tập tục cấp sắc và tang
ma của người Dao Tuyển được ra đời và duy trì đến hôm nay chắc hẳn cũng
không nằm ngoài quy luật chung đó.
Quá trình tập tục liên quan đến chu kỳ đời người nói chung và lễ tục
cấp sắc và tang ma nói riêng ra đời và vận hành trong đời sống tộc người cũng
chỉ với tư cách một thành tố văn hóa làm nên bản sắc văn hóa tộc người. Bản
sắc văn hóa tộc người là hệ thống các giá trị của văn hóa tộc người nhưng
phản ánh những cá tính riêng của tộc người. Bản sắc văn hóa Dao Tuyển tồn
tại duy trì đến hôm nay là do trong đời sống của các tộc người có những thiết
chế, những chuẩn mực của luật tục được biểu hiện trên nhiều khía cạnh trong
đó lễ tục cấp sắc và tang ma là một khía cạnh quan trọng.
Sắc thái văn hóa của người Dao Tuyển qua lễ tục cấp sắc được biểu
hiện với những khía cạnh như:
+ Là tập tục bắt buộc đối với thành viên nam tuổi từ 10 đến 17 tuổi.
Trong gia đình anh làm lễ trước, em làm sau, nếu người chết chưa làm lễ cấp
sắc thì được làm trước khi cấp sắc cho người sống.
+ Phải qua tục cấp sắc mới trở thành người bình thường để đảm nhận
các công việc mà người đàn ông phải làm theo quan niệm của cộng đồng.
+ Lễ cấp sắc có nhiều thang bậc khác nhau.
+ Là dịp để nhắc đến công lao của tổ tiên, thần linh bảo hộ cho gia đình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
114
+ Bố mẹ là người đứng ra tổ chức cho con trai sau một quá trình chuẩn
bị về vật chất.
Tập tục cấp sắc với một số biểu hiện đặc trưng trên đây cho thấy đây là
một tập tục khá điển hình không chỉ của người Dao Tuyển mà là của cả cộng
đồng Dao nói chung. Tập tục phản ánh những giá trị bản sắc tộc người trong
chế độ phụ quyền, mang dấu ấn đánh dấu sự trưởng thành của thành viên nam
trong gia đình và cộng đồng kèm theo đó là một hệ thống các nghĩa vụ, giá trị
mà thành viên đó phải và được gánh vác trong gi đình, dòng họ và cộng đồng
mà thành viên nữ không được đảm nhiệm. Các giá trị bản sắc tộc người được
phản ánh khá sinh động trong các quy trình chuẩn bị công phu và thực hành
nghi lễ của tục cấp sắc.
Tục cấp sắc của người Dao là một hiện tượng văn hóa dân gian, một
phức hợp phản ánh khá điển hình một nghi thức tập tục quan trọng và hội tụ
nhiều bản sắc tộc người trong một quan niệm, một triết lý có từ lâu đời trong
nếp sống thể hiện về thân phận con người trong mối quan hệ với tổ tiên với
hiện tại và với tương lai.
Tập tục tang ma của người Dao Tuyển là thể hiện một hệ thống các
quan niệm về thế giới tâm linh và thực tại của cộng đồng. Đó là các quan
niệm về linh hồn và về cái chết, về ma chay và về các tập tục làm ma với hệ
thống các nghi thức theo một quy định mang đậm cá tính tộc người và các
nhóm địa phương trong tộc người. Đối với đời sống của mỗi thành viên, mỗi
gia đình, mỗi dòng họ, tập tục trong tang ma là một tập tục phản ánh nhiều
quan niệm triết lý của cộng đồng mang đậm dấu ấn nhân bản. Gia đình, bè
bạn, dòng họ vui mừng khi có một thành viên mới ra đời nhưng lại đau lòng
khi một thành viên có nhiều mối quan hệ với người đang sống ra đi về với tổ
tiên. Các tập tục trong lễ tang ma tuy diễn ra với nhiều nghi thức phức tạp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
115
song toát lên tất cả là thể hiện sự báo hiếu của con cháu, anh chị em, dòng họ
đối với người đã khuất.
Như vậy, các quy định của dân tộc về cái mốc làm các loại lễ cho một
thành viên như độ tuổi, thời gian làm lễ cấp sắc, lễ làm ma, làm chay…; các
nghi lễ với các bước tiến hành theo quy trình đã được quy định lâu đời, các
yếu tố văn hóa vật thể chuẩn bị cho các bước làm lễ (ăn uống, vàng mã…),
các yếu tố liên quan đến văn hóa tâm linh - phi vật thể như cúng bài, âm nhạc,
quan niệm về linh hồn… là những biểu hiện cụ thể sinh động của các giá trị
văn hóa tộc người được bảo tồn qua nhiều thế hệ. Khi tập tục liên quan đến
chu kỳ đời người còn tồn tại trong đời sống tộc người Dao Tuyển thì nhiều
giá trị bản sắc văn hóa tộc người được bảo tồn. Đó cũng là một hệ thống các
tập tục bền chặt và có thể nói ít biến đổi nhất trong hệ các giá trị văn hóa tộc
người nói chung và cũng chính vì lẽ đó mà nó phần nào giúp chúng ta nhận
diện sắc thái văn hóa tộc người Dao Tuyển nói riêng và tộc người Dao nói
chung trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, của sự giao lưu văn hóa
mang tính quốc gia và quốc tế hiện nay.
Tóm lại, lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
mang giá trị nhân văn hết sức to lớn. Những lễ nghi đó góp phần giáo dục, rèn
luyện nhân cách con người; mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp giữa người sống
và người chết; và góp phần bảo tồn nhiều giá trị bản sắc văn hóa tộc người.
3.1.3. Giá trị nghệ thuật
a. Giá trị nghệ thuật trên trang phục thầy cúng
Trong lễ cấp sắc, lễ làm chay, người Dao Tuyển có hai loại thầy đến
chủ trì nghi lễ: Thầy cúng Tam Nguyên bên Sư Giáo và thầy cúng Tam Thanh
bên Đạo gáo. Trang phục của 3 ông thầy cúng Tam Nguyên đơn giản. Các bộ
trang phục này đều là áo dài, hai tà, xe nách bên phải có cúc cài, quần chàm
kiểu chân què. Áo dài của thầy cúng Thượng Nguyên chỉ có màu vàng, không
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
116
thêu họa tiết, áo của thầy cúng Trung Nguyên màu đỏ và của thầy Hạ Nguyên
là màu chàm đen sẫm.
Trang phục thầy cúng Tam Thanh sặc sỡ, thêu thùa nhiều họa tiết hoa
văn. Áo dài của các thầy may cắt đơn giản, không có tay nhưng nó thực sự là
một tác phẩm nghệ thuật trang trí độc đáo, phản ánh vũ trụ luận của người
Dao Tuyển. Theo quan niệm của Đạo giáo thân thể con người là một vũ trụ
thu nhỏ gồm ba cõi đất, trời khác nhau. Đầu là cõi trời, là cõi Thượng Nguyên,
trong sáng. Đầu của thầy cúng đội mũ. Mũ thầy cúng được trang trí đẹp, có
hình các vì tinh tú trên bầu trời, hình hai con rồng chầu mặt trời và núi cũng
nhấp nhô hình 5 ngọn núi, có chữ Nhật bên phải và chữ Nguyệt bên trái. Phần
thân người từ vai xuống đến thắt lưng là cõi Trung Nguyên. Đặc biệt phần
thân sau lưng người có xương sống được ví như cột trụ của cơ thể. Vì vậy,
phần thân sau lưng của các thầy sẽ trở thành đồ án trang trí chủ đạo. Còn phần
trước ngực chỉ trang trí đơn giản. Còn từ thắt lưng trở xuống bàn chân tương
ứng với cõi Hạ Nguyên.
Hai tấm vải phía trước áo thầy cúng Tam Thanh thêu các hình tượng,
trên cùng là trời có hai con rồng bay, dưới nước có hai hình con cá bơi, dưới
đất ở vạt bên phải là hình một trẻ em cầm gậy, vạt bên trái thêu hình trẻ em
cầm búa. Dưới hai vạt áo là hình Công Tào cưỡi ngựa, cầm cờ báo tin. Hai vạt
áo phía trước còn thêu 8 hình tròn của 8 quẻ bát quái. Vạt bên phải thêu 4 quẻ:
Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Vạt bên trái thêu 4 quẻ: Càn, Khảm, Cấn, Chấn. Tấm áo
phía sau là bức thêu hoàn chỉnh phản ánh thế giới nhiều tầng. Tầng trên cùng là
hình ba vị Tam Thanh cưỡi chim hạc trắng, chính giữa là Ngọc Thanh, bên trái
là Thượng Thanh, bên phải là Thái Thanh.
Gấu áo của ông Tam Thanh còn thêu các hình bầu dục có tia lửa, Bên
trong ghi các địa danh, các đạo quán, các nơi tu luyện của các vị thần Đạo
giáo. Trong các trang phục thầy cúng, các họa tiết chữ Nôm Dao thêu trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
117
hình tròn với nội dung phản ánh 24 khí tiết cũng trang trí khắp riềm áo, gấu
áo tạo thành đương viền bao quanh các họa tiết chính. Đó là các tiết: Lập
xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn,
Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Sư thử, Bạch lộ, Thu phân,
Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn,
Đại hàn. Phần dưới tà áo sau có loại thêu 1 đôi rồng, có loại thêu đôi ngựa
hoặc những đám mây.
Màu sắc của trang phục thầy cúng người Dao gồm 7 màu: đỏ, vàng,
trắng, lục, lam, chàm, tím. Màu nền của áo là màu chàm nhưng trên nền này,
người Dao Tuyển đã thêu và ghép vải tạo thành một dải hoa văn đan xít nhau
khiến cho màu chàm của nền áo bị thu hẹp còn hoa văn lại hiện ra sặc sỡ trên
nền chàm. Hầu hết các học tiết chính đều là màu đỏ và màu vàng đặt cạnh
nhau. Màu đỏ cạnh màu vàng, màu đỏ thành màu đỏ tươi, màu vàng trên nền
đỏ khiến màu vàng thành vàng óng… Như vậy, các nghệ nhân dân gian đã
khéo léo sử dụng các màu sắc nhằm đối chọi với màu chàm của nền áo tạo
nên sắc rực rỡ của trang phục thầy cúng.
Trang phục thầy cúng của người Dao Tuyển thực sự là bức tranh nghệ
thuật giàu giá trị thẩm mỹ, là tác phẩm phản ánh đậm nét vũ trụ quan của
đồng bào.
b. Nghệ thuật diễn xướng
Trong lễ cấp sắc và ma chay của đồng bào Dao Tuyển còn có nhiều áng
thơ ca lời hay ý đẹp, nhạc điệu phong phú, tiết tấu rõ ràng.
Nhiều loại nhạc cụ đã được huy động vào việc phục vụ nghi lễ như nạo
bạt, choòng cheng, trống, cồng, chiêng... Diễn xướng lúc trầm, lúc bổng theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
118
từng khung cảnh của buổi lễ, theo từng sắc thái lúc hành lễ của các thầy cúng
tạo nên sự trang nghiêm của các nghi thức cúng, lễ.
Trong lễ cấp sắc còn có nghệ thuật biểu diễn của các thầy cúng với các
điệu nhảy múa cổ truyền như múa gà, nhảy bát quái,… Đây là những điệu
múa được biểu diễn theo những bài hát hoặc thơ cúng. Bên ngoài có tiếng
trống, tiếng chiêng đệm theo.
3.1.4. Giá trị cố kết cộng đồng
Tinh thần cộng đồng làng bản trong lễ tục cấp sắc và tang ma của người
Dao Tuyển ở Bảo Thắng thể hiện khá rõ nét. Mỗi khi gia đình nào làm lễ cấp
sắc cho con trai đều được sự giúp đỡ trong việc dựng ngũ đài sơn, dựng chay
đàn, nấu nướng hay các công việc khác. Không chỉ đến giúp đỡ mà họ còn
đến chia vui với gia chủ. Hay khi một thành viên của một gia đình chết, cả
làng có nhiệm vụ giúp đỡ lo liệu ma chay, đến chia buồn với tang chủ và tỏ
lòng tiếc thương đối với người quá cố. Việc tang ma không phải là việc riêng
của gia đình người chết mà trở thành việc chung của cả dòng họ, làng mạc.
Mỗi khi gia đình có việc lớn đều được sự giúp đỡ chia sẻ của làng xóm. Sự
giúp đỡ sẻ chia này làm cho mọi người trong dòng họ, trong làng bản gần gũi
với nhau, gắn kết với nhau hơn. Tính cố kết cộng đồng làng bản trở lên chặt
chẽ và bền vững hơn.
3.2. Những yếu tố phi giá trị
Trước hết, các lễ tục này rất phức tạp, nhiều nghi thức và còn khá nhiều
lễ cúng, đặc biệt phải tuân thủ những tập quán và những quy định khá khắt
khe của cộng đồng, do đó gây nên sự lãng phí ít nhiều về tiền của và thời gian
của các gia đình.
Thứ hai là, các quan niệm, tục kiêng kỵ và những quy định của tập
quán liên quan đến việc tổ chức lễ thường tạo nên một số hàng rào tâm lý có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
119
thể làm chậm tiến độ tiếp thu các yếu tố mới trong quá trình giao lưu và vận
động xây dựng nếp sống hiện đại.
Thứ ba là, việc sinh đẻ và nuôi dạy con của các bậc cha mẹ đã vất vả,
nhưng còn vất vả hơn khi họ phải lo tổ chức lễ cấp sắc cho con cháu. Đây quả
là tập tục trái với quan niệm về việc thêm con bớt bần của đồng bào, làm cho
thế hệ trước trong suốt cuộc đời chỉ biết lo toan các nghi lễ cho thế hệ sau.
Như vậy, lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển còn mang nặng
mê tín dị đoan, nhiều nghi thức tục lệ cúng bái, kiêng kỵ phức tạp, tốn kém,
ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của đồng bào…
3.3. Bảo tồn và phát huy những giá trị trong đời sống
Hiện nay văn hóa truyền thống của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng
đang có nhiều biến đổi sâu sắc trước xu thế phát triển của công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước và sự giao lưu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc anh
em trong cùng một không gian sinh sống. Do vậy, chúng ta cần phải bảo tồn
và phát huy những giá trị trong văn hóa truyền thống nói chung và những giá
trị trong lễ tục cấp sắc, tang ma nói riêng của người Dao Tuyển.
Khi đề cập đến nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa Đảng đã
chỉ rõ: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi
của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị văn hóa mới và giao lưu
văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa những giá trị văn hóa truyền thống,
văn hóa cách mạng. bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [51, tr. 206].
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm
nghèo cho đồng bào Dao Tuyển ở huyện Bảo Thắng nói riêng và đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Lào Cai nói chung. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng,
phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu về văn hóa của dân tộc mình. Bởi
không ai hiểu người Dao Tuyển bằng chính người Dao Tuyển, chính họ là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
120
nhân tố quan trọng trong việc kế thừa và phát triển văn hóa dân tộc Dao
Tuyển. Dựa vào đường lối phát triển văn hóa dân tộc của Đảng và Nhà nước,
chính những người trí thức Do Tuyển sẽ tìm ra con đường phát triển tốt nhất
cho dân tộc mình phù hợp với tình hình phát triển chung của đất nước.
Thứ hai, tuyên truyền giáo dục rộng rãi văn hóa các dân tộc thiểu số để
nâng cao lòng tự hào dân tộc để đồng bào nhận thấy rõ giá trị phong phú độc
đáo trong văn hóa dân tộc. Bởi vì, bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có thể được
bảo tồn, phát huy khi mọi di sản văn hóa quý báu được lưu giữ vững chắc
trong bảo tang và ý thức của mỗi người dân, do chính họ là người thực hiện.
Việc tuyên truyền giáo dục này không chỉ thông qua việc giáo dục trường học
và các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài truyền hình, đài truyền
thanh… Đây là việc làm hết sức cần thiết để đồng bào Dao Tuyển hiểu sau
hơn giá trị văn hóa của cộng đồng mình, vừa để các dân tộc hiểu biết lẫn
nhau, đoàn kết tương trợ nhau.
Thứ ba, bản sắc văn hóa tộc người được trao truyền từ thế hệ này sang
thế hệ khác thông qua các kênh truyền miệng, hướng dẫn thực hành. Người
Dao Tuyển cũng như nhiều dân tộc Dao anh em khác có chữ viết đã lưu giữ
tri thức dân gian trong sách vở và mở ra một kênh lưu truyền hiệu quả qua các
thế hệ, xuyên cả thời gian là sách cổ. Sách cổ ghi chép hàng nghìn câu lời hay
ý đẹp phản ánh quan hệ ứng xử giữa người với người trong công đồng, ứng
xử giữa con người với thiên nhiên. Sách cổ cũng ghi chép các lễ nghi, phong
tục, tín ngưỡng để trao truyền cho các thế hệ sau. Suốt từ khi mới cất tiếng
khóc chào đời đến khi nhắm mắt xuôi tay về với tổ tiên, người Dao Tuyển
luôn tắm mình trong các gia trị văn hóa được ghi chép trong sách cổ.
Người Dao Tuyển khi đến tuổi thiếu niên và trưởng thành (thường từ
10 đến 17 tuổi), nam giới đều được làm lễ cấp sắc. Đây là nghi lễ chuyển giai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
121
đoạn từ thiều niên đến tuổi trưởng thành. Để thực hiện nghi lễ này, các thầy
cúng và người được làm lễ phải đọc rất nhiều kinh thư, sách tôn giáo, điển
tích của người Dao. Các thầy cúng người Dao Tuyển phải sử dụng bộ Kinh
thư. Ngoài việc vân dụng các điển tích, thầy cúng còn trực tiếp dạy đạo đức,
chuẩn mực sống cho người được cấp sắc (thể hiện trong các lời răn). Đồng
thời căn cứ vào nội dung sách cổ đã ghi chép, thầy cúng dạy học trò được cấp
sắc các nghi lễ, tín ngưỡng, thực hành Đạo giáo. Thầy cúng giảng giải ý nghĩa
các biểu tượng trong nghi lễ tôn giáo cho học trò như các biểu tượng của mâm
cúng, biểu tượng của đánh trống,… Thông qua lời đọc, lời xướng, lời ngâm
trong các kinh thư, bài cúng, học trò còn tiếp cận các giáo lý của đạo giáo thể
hiện trong kinh thư. Lễ cấp sắc như một lớp học đặc biệt truyền dạy cả nếp
sống, đạo đức đan xen với kiến thức tôn giáo cho lớp trẻ. Sự truyền dạy này
bằng niềm tin trong nghi lễ có tính chất thiêng liêng, bằng hành động, cử chỉ
của người thầy nhưng không thể thiếu được vai trò của sách cổ. Thậm chí
cách đánh trống, cách nhảy múa cũng ghi trong sách.
Khi người Dao Tuyển nhắm mắt xuôi tay, các bài tang ca, các nghi lễ
khâm niệm, tiễn đưa hồn, đến cả những lời ca than khóc cũng được ghi chép
trong các bộ sách cổ. Nội dung của các bài đánh trống, thổi kèn cũng như
cách trang trí trong tang lễ, làm chay cũng được người Dao Tuyển ghi chép
đầy đủ trong sách cổ.
Qua đó ta thấy sách cổ có vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và trao
truyền văn hóa người Dao Tuyển từ thế hệ này sang thế khác. Do vậy, việc
bảo tồn sách cổ sẽ là một trong những biện pháp nhằm bảo tồn và phát huy
những giá trị văn hóa trong cộng đồng dân tộc.
Để bảo tồn được sách cổ người Dao Tuyển phải có biện pháp tuyên
truyền về giá trị sách cổ, đổi mới nhận thức về vai trò của tôn giáo tín
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
122
ngưỡng, vai trò của các nghệ nhân, thầy cúng người Dao Tuyển. Kết hợp
chặt chẽ giữa công nghệ bảo tồn tiên tiến với các hình thức bảo dân gian của
người dân. Đặc biệt là cần làm sống lại môi trường học tập chữ Dao cổ cho
thanh thiếu niên, trao truyền kiến thức thực hành viết, đọc chữ Dao cổ cho
thế hệ trẻ.
Tiểu kết
Qua tập tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển ở Huyện Bảo
Thắng ta thấy chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa tiêu biểu. Đó là giá
trị lịch sử cho ta biết về nguồn gốc, quá trình sinh cơ lập nghiệp của đồng
bào; giá trị nhân văn giữa người sống và người chết, giáo dục rèn luyện nhân
cách con người; đó là những giá trị cố kết cộng đồng tộc người. Không chỉ
vậy, lễ cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển còn chứa đựng những giá trị
nghệ thuật biểu hiện trên trên trang phục thầy cúng, biểu hiện ở những câu
hát, bài cúng và nhịp của các nhạc cụ trong suốt quá trình diễn ra các nghi lễ.
Bên cạnh những yếu tố giá trị tộc người tiêu biểu ta còn thấy ở đó vẫn tồn tại
những yếu tố mê tín, dị đoan, ảnh hưởng đến sức khỏe, vật chất và điều kiện
sinh hoạt cũng như lao động của đồng bào. Tuy nhiên, tập tục cấp sắc và tang
ma của người Dao Tuyển chứa đựng nhiều yếu tố văn hóa và văn hóa tộc
người nên cần phải được bảo tồn và gìn giữ để bản sắc văn hóa người Dao
Tuyển mãi mãi được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
123
KẾT LUẬN
1. Dao Tuyển là tên gọi của một trong các nhóm địa phương người
Dao, cư trú rải rác ở một số tỉnh miến núi phía Bắc nước ta trong đó có tỉnh
Lào Cai. Huyện Bảo Thắng là một trong hai huyện của tỉnh có số người Dao
Tuyển cư trú tập trung đông đảo nhất. Trong huyện đồng bào cư trú phân tán
ở trong 6 xã: Bản Phiệt, Bản Cầm, Phong Niên, Phong Hải, Trì Quang và
Xuân Quang. Mặc dù cư trú theo làng, xóm nhưng các yếu tố văn hóa cổ
truyền của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng, trong đó có lễ tục cấp sắc và lễ tục
tang ma vẫn được duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Trong một chu kỳ đời người Dao, các nghi lễ sinh đẻ và nuôi con,
cấp sắc, cưới xin và tang ma là những nghi lễ chủ yếu, bởi vì một mặt chúng
đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong từng giai đoạn phát triển của con
người, mặt khác mỗi người trong cuộc đời của mình nhất thiết phải trải qua
một lần.
Tục lễ cấp sắc vừa mang tính chất xã hội, vừa mang tính chất tôn giáo.
Lễ thức được tiến hành cho nam giới Dao Tuyển từ 10 đến 17 tuổi, là móc
đánh dấu chuyển từ giới trẻ con sang giới người lớn. Khi đã được cấp sắc mới
đủ tư cách hoàn thành những việc mà thành viên bình thường trong xã hội
làm: làm mối lái trong hôn nhân, nhóm bếp lửa đầu tiên và mang đồ đạc vào
nhà mới, mới được cúng tổ tiên, tham dự lễ cúng bàn Vương, mới được làm
thầy cúng… Lễ tục cấp sắc mang tính chất của lễ nghi tôn giáo, thể hiện rõ
nhất ở quan niệm tái sinh - chết đi sống lại. Tục cấp sắc của người Dao đã gia
nhập vào phạm trù của Đạo giáo, kết bền chặt với tôn giáo này.
Lễ cấp sắc của người Dao bao hàm nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời
sống tâm linh, sinh hoạt văn hóa, có nhiều yếu tố tích cực trong sự nghiệp
giáo dục đạo đức, nhân cách cho các thành viên trong gia đình, xã hội và cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
124
đồng dân tộc. Nó hướng ý thức con người tới những suy nghĩ thiện lương,
những hành vi ứng xử nhân ái giữa con người với con người và giữa con
người với vũ trụ xung quanh.
Ma chay là thuật ngữ dùng để chỉ cách thức và lễ nghi tôn giáo có liên
quan đến người chết và những tín ngưỡng gắn liền với các nghi lễ đó. Từ
quan niệm “linh hồn tồn tại”, chết đi là tiếp tục sự sống ở một thế giới khác.
Người chết vẫn hoạt động, sinh hoạt như lúc còn sống đã đẻ ra nhu cầu và các
nghi lễ nhằm thỏa mãn người chết ở bên kia thế giới. Nếu không lo cho người
chết mồ yên mả đẹp thì hoặc linh hồn người chết vẫn luẩn quẩn xung quanh
người sống, quấy nhiếu người sống hoặc là linh hồn do bị thiếu thốn ở bên kia
thế giới trở lại gây ốm đau, chết chóc cho con cháu. Làm thế nào cũng phải
đưa linh hồn người chết về “an cư” ở thế giới bên kia.
Tuy có sự khác nhau về ý nghĩa xã hội và nghi thức tiến hành nhưng
nội dung cốt lõi của các nghi lễ đều thể hiện mối quan hệ giữa thế hệ trước
với thế hệ sau, giữa cá nhân với cộng đồng và đều thông qua những phong
tục, tập quán được coi là bảng giá trị trong đời sống tộc người.
3. Trên cơ sở nghiên cứu về lễ cấp sắc và tang ma chúng ta hiểu được
quan niệm của người Dao Tuyển ở Bảo Thắng về con người và thế giới xung
quanh, biết được đặc điểm tôn giáo tín ngưỡng của họ, đồng thời còn thấy
được những yếu tố văn hóa dân gian như ca, múa, nhạc… Những yếu tố này
không chỉ là những nét văn hóa mang tính tộc người mà còn giữ vai trò quan
trọng trong việc thống nhất ý thức cộng đồng.
4. So với trước đây, hiện nay lễ tục cấp sắc và tang ma của người
Dao Tuyển ở Bảo Thắng đã có không ít những biến đổi nhưng thường biến
đổi những yếu tố liên quan đến điều kiện kinh tế và trình độ nhận thức của
đồng bào, còn bản chất và các bước tiến hành lễ hầu như vẫn không thay đổi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
125
Nguyên nhân tạo ra sự biến đổi đó là do sự ảnh hưởng của các điều
kiện kinh tế, chính trị - xã hội, giao lưu văn hóa… đặc biệt là nâng cao trình
độ nhận thức. Do đó, muốn thành công trong việc vận động người dân thực
hiện nếp sống mới, xóa bỏ những tập quán không còn phù hợp thì cần tạo
điều kiện thiết thực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của họ.
5. Lễ tục cấp sắc và tang ma của người Dao Tuyển còn chứa đựng
nhiều tư liệu quan trọng:
- Các nghi thức hành lễ, nhiều bài hát cùng với những truyện kể trong
lễ cấp sắc và tang ma là những bức tranh phản ánh về nguồn gốc lịch sử, tín
ngưỡng tôn giáo, quá trình di cư, cách thức tổ chức sản xuất cổ truyền của tộc
người. Đó là những phương tiện chuyển tải thông tin lịch sử rất hữu hiệu, là
nguồn tư liệu quý để nghiên cứu về người Dao Tuyển ở Bảo Thắng nói riêng
và về người Dao nói chung.
- Đối với lễ cấp sắc và tang ma thì những điệu múa dân gian, nhưng bộ
trang phục thầy cúng và các nhạc cụ cùng với quan niệm, tập tục, truyện kể
liên quan không chỉ là những đặc trưng văn hóa có một không hai của tộc
người mà còn có giá trị trong nghiên cứu khoa học. Chúng giúp ích cho công
tác nghiên cứu về đặc điểm tín ngưỡng tôn giáo, nghệ thuật, mỹ thuật dân
gian… của đồng bào Dao.
- Các nghi lễ chủ yếu trong lễ tục cấp sắc và tang ma là những yếu tố
hữu hiệu ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của đồng bào, đồng thời cũng là
những tác nhân quan trọng để hình thành và chi phối những biểu hiện tâm
lý của từng thành viên và của cả cộng đồng. Do đó, lễ tục này có giá trị
nhất định đối với việc nghiên cứu tâm lý cá thể và tâm lý cộng đồng người
Dao Tuyển ở Bảo Thắng.
6. Bên cạnh những mặt tích cực, lễ tục cấp sắc và tang ma của người
Dao Tuyển ở Bảo Thắng cũng có hạn chế như nội dung của các nghi lễ cấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
126
sắc, tang ma mang nặng mê tín dị đoan, nhiều nghi thức tục lệ cúng bái, kiêng
kỵ phức tạp, tốn kém, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của đồng bào…
Mặc dù còn có một số hạn chế nhỏ so với điều kiện cuộc sống còn khó
khăn hiện nay, nhưng từ lâu đời các nghi lễ cấp sắc và tang ma người Dao
Tuyển ở Bảo Thắng đã trở thành những nghi lễ không thể thiếu được trong
đời sống cộng đồng, luôn gắn liền với đặc trưng văn hóa của họ. Do đó, vấn
đề gìn giữ bản sắc văn hóa người Dao Tuyển Bảo Thắng nói riêng và người
Dao nói chung là phải gắn với việc duy trì các nghi lễ trong chu kỳ đời người
trước hết là lễ cấp sắc, tang ma. Nếu các nghi lễ này bị mai một thì chắc chắn
rằng sớm hay muộn cũng sẽ mất đi tính truyền thống trong văn hóa của đồng
bào và tất nhiên cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến quá trình kết nối văn hóa
của tộc người này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
127
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh, Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Văn hóa thông tin, HN.
2. Đào Duy Anh (1998), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Đồng Tháp.
3. Diệp Trung Bình (2005), Phong tục và nghi lễ chu kỳ đời người của
người Sán Dìu ở Việt Nam, Nxb Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam,
Thái Nguyên.
4. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bảo Thắng (2009), Bảo Thắng trên
đường phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban tuyên giáo (2002), Địa chí Lào Cai.
6. Ban tƣ tƣởng - Văn hóa Trung ƣơng (2002), Vấn đề dân tộc và chính
sách dân tộc của Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Bộ văn hóa thông tin - Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam
(2005), 45 năm Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, Thái Nguyên.
8. Sần Cháng (2004), Một số phong tục tập quán dân tộc Giáy Lào Cai,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
9. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người,
Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Trƣờng Chính (1983), Về các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam ,
Nxb Thông tin lý luận, Hà Nội.
11. Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí, Tập 1, Nxb Sử học, HN.
12. Phan Hữu Dật (1995), "Trở lại vấn đề tín ngưỡng dân gian", Tạp chí
dân tộc học, số 02.
13. Phan Hữu Dật - Hoàng Hoa Toàn, Một số vấn đề dân tộc học Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
14. Nguyễn Đăng Duy (2004), Nhận diện văn hóa các dân tộc thiểu số
Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
128
15. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung (1971), Người Dao ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Nịnh Văn Độ (2003), Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu
ở Tuyên Quang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
17. Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, Nxb Sử học, Hà Nội.
18. Lù Sín Giềng (1991), Một số phong tục tập quán của các dân tộc thiểu
số Hoàng Liên Sơn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
19. Gìn giữ và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam (1996),
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
20. Lê Huy Hòa - Hoàng Đức Nhuận (2000), Văn hóa truyền thống và
hiện đại, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
21. Phạm Quang Hoan, Hùng Đình Quý (Chủ biên) (1999), Văn hóa
truyền thống người Dao ở Hà Giang, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
22. Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Đình Khoa (1976), Các dân tộc ở miền Bắc Việt Nam, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Đỗ Đức Lợi (1997), Tục cấp sắc của người Dao Quần Chẹt ở Bắc Thái,
Luận văn Thạc sỹ Lịch sử, ĐH KHXH và Nhân văn, Hà Nội.
25. Đỗ Đức Lợi (2002), Tập tục trong chu kỳ đời người của tộc người ngôn
ngữ Mông - Dao ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
26. Đặng Văn Lung - Nguyễn Sông Thao… (1997), Phong tục tập quán
các dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
27. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
28. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
129
29. Nguyễn Hồng Phong (2001), Một số chương trình nghiên cứu khoa học
xã hội và nhân văn, Văn hóa và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập IV,
Nxb Thuận Hóa, Huế.
31. Chu Thái Sơn (Chủ biên) (2004), Người Dao, Nxb Trẻ, TP. HCM.
32. Lý Hành Sơn (Chủ biên) (2003), Các nghi lễ chủ yếu trong chu kỳ đời người
của nhóm Dao Tiền ở Ba Bể - Bắc Cạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
33. Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2005), Thơ ca dân gian người Dao Tuyển,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
34. Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2001), Lễ cưới người Dao Tuyển, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
35. Trần Hữu Sơn (1997), Văn hóa dân gian Lào Cai, Nxb VHDT, HN.
36. Trần Hữu Sơn (1999), Tục ngữ câu đố dân tộc Dao, Nxb VHDT, HN.
37. Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2009), Sách cổ người Dao, tập 1, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
38. Trần Hữu Sơn (Chủ biên) (2009), Sách cổ người Dao, tập 2, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
39. Trần Hữu Sơn - Trần Thùy Dƣơng (2009), "Sách cổ người Dao -
Nguồn sử liệu quan trọng tìm hiểu lịch sử tộc người Dao", Tạp chí dân
tộc học, số 3.
40. Trần Hữu Sơn (1999), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội.
41. Lê Ngọc Thánh (Chủ biên) (1990), Bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc.
42. Lê Bá Thảo, Bế Viết Đẳng, Đặng Nghiêm Vạn (1978), Các dân tộc ít
người ở Việt Nam - Các tỉnh phía Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
43. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
130
44. Ngô Đức Thịnh (1994), Trang phục cổ truyền các dân tộc ở Việt Nam,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
45. Tổng cục thống kê (2001), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999,
Nxb Tổng cục thống kê, Hà Nội.
46. Đỗ Quang Tụ, Nguyễn Liễn (Đồng chủ biên) (2005), Người Dao trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
47. Quảng Tuệ (2002), Một số phong tục nghi lễ dân gian truyền thống
Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
48. Nguyễn Khắc Tụng (1997), "Trở lại vấn đề phân loại các nhóm Dao
Việt Nam", Tạp chí dân tộc học số 3.
49. Đặng Nghiêm Vạn (1993), Quan hệ giữa các tộc người trong một quốc
gia dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. Nguyễn Văn Vân (2004), Một số vấn đề lịch sử và văn hóa Lào Cai, Nxb HN.
51. Văn kiện nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ƣơng
khóa VIII (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
52. Lê Trung Vũ (1999), Nghi lễ vòng đời người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
STT Họ và tên Chức năng Tuổi Chỗ ở
1 Tráng A Cắm Thầy cúng 52 Xã Bản Phiệt
2 Đặng Văn Định Thầy cúng 47 Xã Bản Phiệt
3 Triệu Văn Quẩy Thầy cúng 56 Xã Bản Phiệt
4 Vạn Văn Thanh 64 Xã Phong Hải
5 Lý Thị Mai 78 Xã Phong Hải
6 Hoàng Văn Lù Trưởng thôn 41 Xã Phong Niên
7 Đặng Văn Thêm Già làng 72 Xã Bản Cầm
8 Hoàng Văn Tờ 81 Xã Bản Cầm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
131
PHỤ LỤC 1
MỘT SỐ BÀI CA TRONG LỄ CẤP SẮC VÀ TANG MA
Bài thơ: Quy y Thái thanh
Khể thủ quy sư
Lịch kiếp hảo tu thì
Tám mươi mốt năm trong bụng mẹ
Giáng sinh chu tuổi mạo hồng nhi
Diễn hoá ra quận mê
Truyền chính giáo, tán khoa nghi
Vĩnh thọ nguyên niên tạp thuyết pháp
Khắp trời tinh tú tận quy y
Vô vật bất cai quy
Cửu long ủng
Nước phép phun đan trì
Tám vạn bốn nghìn cửa lợi lộc
Nguyên thăng chín phẩm hạ sinh thời
Tuỳ kiếp phó huyền cơ
Hiền bất tuyệt, học vô vi
Tổ tổ truyền thăng thường hiện hoá
Quốc vương vạn tuổi tổng binh di
Thiên hạ thái bình thì
Quy y thái thanh đạo đức tôn
Quy y thái thanh đạo đức tôn.
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
132
Bài thơ: Quy y Thƣợng Thanh
Khể thủ quy y kinh
Ngọc trọc diệu lang hàm
Bí phạm khai thời quang sán lạn
Ngôn ngôn câu câu diệu huyền nguyên
Kim hậu vĩnh lưu truyền
Chiểu khổ hải, giá chu toàn
Bản hành chân toàn tam thập lục
Thất thiên việt điển diệu phi thường
Vô ám bất khai quang
Tiêu nghiệp tôi, tống phúc điền
Chấn động hàm linh giai thác hoá
Tứ sinh lục đạo lại chu toàn
Tứ sinh lục đạo lại chu toàn
Ủ nhân thế, quảng lưu truyền
Đọc tụng chư thiên cai chiêm ngưỡng
Thụ thì kinh giả phúc vô biên
Bạch nhật thượng tam thiên
Quy y thượng thanh linh bảo tôn
Quy y thượng thanh linh bảo tôn.
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
133
Bài thơ: Quy y Ngọc Thanh
Khể thủ quy y đạo
Đạo khí bản tự nhiên
Đạo giáng đông đô truyền khổng thánh
Đạo lâm tây trúc hoá kim tiên
Thuyết pháp độ nhân thiên
Thiên vạn tuế, hiệu tu thì
Lịch kiếp tu lai thành chính giáo
Ngũ vân kết tuyển chính kim tiên
Khai hoá chúng nhân thiên
Truyền chính giáo, độ chúng sinh
Thanh vi thiên cùng khai diệu nghĩa
Chí kim đạo pháp quảng lưu truyền
Xứ xứ kết lương duyên
Quy y Ngọc Thanh Nguyên thuỷ tôn
Quy y Ngọc Thanh Nguyên thuỷ tôn.
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
134
Bài : Báo ân
Ba bái dâng ba chén trước điện linh
Ba nén hương thơm phụng ba hồn
Những ngày còn sống không gì ăn
Rau xanh không muối cũng phải nuốt
Trước khi lên tiên mời chén rượu
Dẫu có rượu thật uống được không?
Tạm biệt tam hồn ở linh vị
Hương hồn mong nhận được thiện tình
Nghĩa cả ân sâu báo chẳng đặng
Chỉ trang giấy trắng đốt trước linh
Vạn đắng, ngàn cay nghĩa dưỡng dục
Một giờ báo đáp làm sao đủ
Bái vàng quanh linh, thắp đèn tiến
Mong cho cha (mẹ) sớm thành tiên
Sớm hóa thành tiên về tiên cảnh
Nghìn năm âm dương cách biệt rồi
Cha (mẹ) cùng con tạm chia tay
Chân trời góc bể cùng chẳng gặp
Bái biệt linh hồn ba lạy này
Biết rằng báo đáp chẳng chu toàn
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
135
Bài: Thập diện ca
Một vái tần quảng điện đế vương
Mở cửa xá tội cho linh hồn
Phát sáng soi cho đường phục sinh
Linh hồn đi qua chẳng bị chìm
Hai vái Sở giang điện vương đế
Kiểm tra phạm nhân giải tội hình
Giải thích oan uổng trên dương thế
Thác sinh hậu thế tránh phiền hà
Ba vái Tông đế điện vua trước
Mở mang đường cái cho linh hồn
Trong ngục Minh ty đã mở thông
Thần hồn được lên chẳng ưu sầu
Bốn vái Ngũ Quang Điện Vương đế
Phán cho linh hồn bay lên trời
Linh hồn sinh ra khỏi trở ngại
Tránh thành loài vật chịu khổ đau
Năm thành tâm vái Diêm La đế
Diêm La con trời phán linh hồn
Ngự bút phân cho kiếp đời sau
Vui vẻ linh hồn nhận làm quan
Sáu vái Minh Vương Đô Thị đế
Lên phận vong sáng được ngao du
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
136
Vui vẻ ngao du đất không đêm
Phúc đầy cửu dương con cháu hiếu
Bảy vái Minh Ty Bình Đẳng đế
Ván định nhân gian trăm việc yên
Vong hồn đến kỳ chẳng trở ngại
Thác sinh đời sau được phong lưu
Tám vái Thái Sơn Điện Vương đế
Thái Sơn kiểm duyệt định đời người
Mất về âm phủ lại hoàn dương
Kiếp sau linh hồn được trường thọ
Chín vái Kiều Hà Điện Ngọc đế
Dẫn dắt linh hồn lên cầu đi
Cầu vàng cầu bạc bắc dẫn đường
Chớ để sẩy chân rơi Nại Hà
Mười vái chuyển luân điện vương đế
Luân chuyển linh hồn thác kiếp sau
Hương hồn không bị chìm ở án
Thẳng lên thiên đường nơi tiên cảnh
Điểm qua mười vua, mười án phán
Linh hồn phiêu độ kiếp tiêu giao
Chúc cho con cháu vạn điều phú.
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
137
Bài: Thập biệt ca
Một biệt sinh ra trên dương thế
Là người nhỏ bé trên dương gian
Hai biệt thanh xuân tuổi niên thiếu
Hiểu được âm dương trăm thứ vui
Ba biệt gặp gỡ lúc hội họp
Uyên ương kết hợp trở thành đôi
Bón biệt trời đất bao la
Thiên hà nhật nguyệt cùng Tam Quan
Năm biệt người thân kẻ già trẻ
Già trẻ tình thân người họ hàng
Sáu biệt con cháu nam lẫn nữ
Ân tình cốt nhục đã phân ly
Bảy biệt quần áo đẹp trên đường
Giày, mũ, thắt lưng đều điểm trang
Tám biệt trăm thức ngon trên đời
Cơm ngon rượu ngọt cùng trà thơm
Chín biệt ân tình trên dương thế
Tình sâu nghĩa nặng đã phân ly
Mười biệt kiếp sống mệnh đã hết
Trốn biệt nhân gian đã mất rồi
(Nguồn: Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC 2
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG LỄ CẤP SẮC CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN
Đến nhà thầy cúng
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Thầy Tam Thanh và Tam Nguyên trang trí chay đàn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
1
Viết sớ
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Lễ mở trống khai đàn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
2
Tích trò Bà Mụ cõng con ngoài Ngũ đài sơn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Các thầy đuổi tà ma khu vực Ngũ đài sơn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
3
Lễ múa gà
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Lễ cắt tóc trừ nợ đời
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
4
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG MA CHAY CỦA NGƢỜI DAO TUYỂN
Lễ khai quang dụng cụ cúng
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Nhà táng
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
5
Con cháu bò chung quanh quan tài trong bài cúng báo ơn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Hiến rượu
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
6
Thầy làm lễ chia cơm
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Con cháu bắc cầu cho cha (mẹ) đi
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
7
Thầy cúng làm lễ khai đàn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Chay đàn
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên
8
Lễ phá ngục
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Lễ cúng cơm
(Ảnh: Phan Thị Hằng)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_PhanThiHang.pdf