Luận văn Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 3 I. LỢI NHUẬN VAI TRÒ VÀ BẢN CHẤT CỦA LỢI NHUẬN. 3 1. Khái niệm lợi nhuận. 3 2. Nguồn gốc và bản chất của lợi nhuận. 4 3. Vai trò của lợi nhuận 12 4. Kết cấu lợi nhuận trong các doanh nghiệp. 14 4.1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 14 4.2. Lợi nhuận hoạt động tài chính. 17 4.3. Lợi nhuận hoạt động bất thường. 19 II. CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP. 21 1. Sự cần thiết phải nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 21 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 22 2.1. Nhân tố chủ quan 22 2.2. Nhân tố khách quan. 24 3. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. 26 3.1. Xây dựng phương án kinh doanh có hiệu quả. 26 3.2. Lựa chọn và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn. 27 3.3. Tổ chức quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản, vật tư, lao động. 29 3.4. Tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 30 3.5. Tổ chức tốt quá trình tiêu thụ và thanh toán tiền hàng. 31 3.6. Phân phối lợi nhuận hợp lý. 32 CHƯƠNG II. 34 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG 34 I. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG. 34 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Sơn Hùng. 34 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 36 3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 37 4. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính của Công ty. 39 5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua một số năm. 41 II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG QUA MỘT SỐ NĂM. 43 1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. 43 2. Lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty. 52 3. Lợi nhuận bất thường. 53 4. Tình hình lợi nhuận chung của Công ty. 54 III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG. 57 CHƯƠNG III. 60 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG 60 I. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CẦN GIẢI QUYẾT. 60 1. Thành công. 60 2. Hạn chế. 61 II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY SƠN HÙNG. 63 1. Chủ động tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của Công ty đặc biệt những lĩnh vực mà Công ty có thế mạnh. 63 2. Tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý. 65 3. Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cải tạo nâng cấp xưởng, đầu tư kịp thời máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất. 66 4. Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán. 67 5. Giải pháp về vốn. 68 6. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. 69 7. Kiến nghị với Nhà nước. 70 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 I. Lợi nhuận vai trò và bản chất của lợi nhuận 75 II. Các biện pháp nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp 75 II. Tình hình lợi nhuận của Công ty Sơn Hùng qua một số năm 76 Kết luận 77 Tài liệu tham khảo 77

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty Sơn Hùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho doanh thu tăng), doanh thu hd xây dựng tăng là do xí nghiệp Địa chất và xây dựng Hà Nội đã xây dựng hoàn thành một số công trình địa chất có vốn đầu tư tương đối lớn. Trong khi đó doanh thu từ hoạt động cho thuê mặt bằng kho bãi giảm mạnh năm 2002 so với năm 2001 giảm 22%, do công ty đã thu hồi một số nhà kho bãi giảm. Tổng chi phí năm 2002 so với năm 2001 tăng 10,6%, tỷ lệ tăng của chi phí nhanh hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, doanh nghiệp cần phải xem xét lại các khoản chi phí, để có biện pháp tiết kiệm chi phí sao cho chi phí tăng chậm hơn doanh thu. Lợi nhuận thuần của năm 2002 so với năm 2001 tăng 8,4%. Tỷ lệ tăng này cao hơn tỷ lệ tăng của lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000, điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang phát triển tốt, hơn nữa sự thay đổi về cách tính thuế, áp dụng luật thuế mới : Thuế VAT thay cho thuế doanh thu, và thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho thuế lợi tức đã làm cho việc tính thuế được rõ ràng hơn, chính xác khoa học hơn, thuế không bị đánh trùng do vậy cũng góp phần làm tăng lợi nhuận cho Công ty. II. TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG QUA MỘT SỐ NĂM. Công ty Sơn Hùng là một doanh nghiệp Nhà nước được cấp vốn để sản xuất, kinh doanh có quyền tự chủ kinh doanh theo phân cấp của Tổng Công ty khoáng sản Việt Nam. Công ty có chức năng là vừa là đơn vị sản xuất (sản xuất, chế biến khoáng sản, quặng) vừa có chức năng của một doanh nghiệp xây lắp (xây dựng các công trình địa chất, thuỷ văn, diện dân dụng). Do hoạt động trong nhiều lĩnh vực vừa sản xuất, vừa kinh doanh vừa xây dựng nên Công ty đã phân cấp quản lý thành các xí nghiệp trực thuộc, để tiện cho việc quản lý và mang lại hiệu quả cao. Song cũng như các doanh nghiệp khách tại Công ty Sơn Hùng phương pháp xác định lợi nhuận được áp dụng là: Lợi nhuận chung của doanh nghiệp trong kỳ được xác định như sau : = + + 1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Công ty Sơn Hùng phương pháp tính lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như phương pháp tính lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khác (như phần lý luận đã nêu). = - - - Hiện nay Công ty đang tiến hành các hoạt động sau: + Hoạt động xây dựng: công trình mỏ, công trình dân dụng… + Hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng chất. + Hoạt động cho thuê mặt bằng kho bãi thuộc hoạt động kinh doanh. Do vậy tổng doanh thu của Công ty cũng được tổng hợp từ 3 hoạt động trên. Từng hoạt động được bộ phận kế toán của Công ty bóc tách riêng và theo dõi riêng chi phí, doanh thu từ đó xem xét tìm hiểu nguyên nhân tăng hoặc giảm lợi nhuận của từng hoạt động, để có biện pháp tác động phù hợp. a. Kết qủa hoạt động xây dựng Kết quả hoạt động xây dựng được thể hiện ở bảng sau. Bảng 2 : Kết quả hoạt động xây dựng 3 năm 2000, 2001, 2002 Đơn vị tính : đồng. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số tuyệt đối TL (%) Số tuyệt đối TL(%) 1. Doanh thu thuần 5.253.938.710 5.446.306.290 6.154.887.210 193.367.580 3,68 708.580.920 13,01 2. Giá vốn 4.177.927.747 4.357.723.259 5.004.416.636 179.795.512 4,3 646.693.377 14,84 3. Lợi nhuận gộp 1.076.010.963 1.088.385.031 1.150.270.574 12.572.068 1,17 61.687.543 5,67 4. Chi phí bán hàng 312.743.219 316.143.215 365.514.120 3.399.996 1,09 49.370.905 15,61 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 701.551.938 705.612.301 706.512.164 4.060.363 0,58 899.863 1,13 6. Lợi nhuận thuần 61.715.806 66.827.515 78.244.290 5.111.709 8,28 11.416.775 17,08 Xét một cách tổng thể, tình hình lợi nhuận của hoạt động xây dựng trong Công ty nhìn chung là tốt, lợi nhuận thuần năm 2000 đạt 61.715.806 đồng, năm 2001 đạt 66.827.515 đồng, tăng 5.111.709 đòng tăng 8,28% so với năm 2000, lợi nhuận năm 2002 đạt 78.244.290 đồng, tăng 17,08% so với năm 2001. Cụ thể, năm 2001, doanh thu hoạt động xây dựng đạt 5.446.306.290 đồng tăng 193.367.580 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,68% doanh thu tăng là do Công ty đã có một số biện pháp tích cực để trúng thầu các hợp đồng xây dựng có giá trị lớn. Giá vốn tăng 4,3% như vậy giá vốn tăng cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động này doanh nghiệp cần có biện pháp để hạ giá thấp giá vốn. Mặc dù giá vốn tăng với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu đã làm cho lợi nhuận gộp tăng với tỷ lệ thấp chỉ có 1,17% nhưng chi phí bán hàng năm 2001 so với năm 2000 chỉ tăng 1,09%, chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 tăng 0,58%, điều này cho thấy công ty đã thành công trong việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, và kết quả là lợi nhuận năm 2001 so với năm 2000 tăng 8,28%, tỷ lệ tăng của lợi nhuận lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu đây là thành tích tốt mà doanh nghiệp đã đạt được. Năm 2002, doanh thu đạt 6.154.887.210đ tăng 13,01% so với năm 2001, doanh thu năm 2002 tăng vọt so với năm 2001 là do một số công trình có giá trị lớn được xây dựng từ năm 2001 nhưng đến năm 2002 mới hoàn thành và xác định doanh thu. Giá vốn tăng 14,84% năm 2002 so với năm 2001 tỷ lệ tăng của giá vốn so với doanh thu cũng cao hơn giá vốn tăng do công ty thi công một số công trình trên đê Hà Nội gặp thời tiết xấu phải dừng thi công một thời gian làm cho chi phí nhân công tăng, đây là nguyên nhân làm cho giá vốn tăng cao, giá vốn tăng cao hơn doanh thu làm cho lợi nhuận gộp năm 2002 so với năm 2001 tăng với tỷ lệ thấp chỉ có 5,68% trong khi doanh thu tăng 13,01%. Để khắc phục được yếu điểm trên cán bộ của Công ty không ngừng tìm cách giảm chi phí quản lý bằng cách trích giảm biên chế và làm việc có hiệu quả hơn, kết quả cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2002 so với năm 2001 chỉ tăng 0,13% tỷ lệ tăng rất thấp so với tỷ lệ tăng của doanh thu, điều này rất tốt và doanh nghiệp cần phải phát huy hơn nữa. Bên cạnh chi phí quản lý doanh nghiệp tăng với tỷ lệ thấp, thì chi phí bán hàng năm 2002 so với năm 2001 tăng 15,61% tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng doanh thu, chi phí bán hàng tăng là do phần trích trước dp bảo hành công trình tăng, đây là điều kiện khách quan, tuy vậy công ty cũng cần phải nâng cao hơn nữa chất lượng công trình để giảm bớt chi phí bán hàng, làm tăng lợi nhuận. Tuy các yếu tố chi phí khác đều tăng với tỷ lệ thấp nên lợi nhuận thuần của năm 2002 so với năm 2001 tăng 17,08%, một tỷ lệ tăng khá cao, doanh nghiệp cần phát huy điều này. Như vậy nhìn chung hoạt động xây dựng của công ty đang phát triển khá tốt, tỷ lệ của lợi nhuận thuần trong 2 năm vừa qua khá cao, đây là điều tốt doanh nghiệp cần phát huy. b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng chất. Bảng 03: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng chất 3 năm 2000, 2001, 2002. Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số tuyệt đối TL (%) Số tuyệt đối TL(%) 1. Doanh thu thuần 1.728.570.180 1.629.340.750 1.756.637.170 -99.229.430 -5,74 127.296.420 7,8 2. Giá vốn 1.438.405.014 1.337.080.349 1.453.282.161 -101.324.665 -7,04 116.201.812 8,69 3. Lợi nhuận gộp 290.165.166 292.260.401 303.355.009 2.095.235 0,72 11.094.608 3.8 4. Chi phí bán hàng 90.115.627 97.517.268 102.519.307 7.401.641 8,2 5.002.039 5,1 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 189.142.718 185.267.515 191.216.375 -3.875.203 -2,01 5.948.860 3,2 6. Lợi nhuận thuần 10.906.821 9.475.618 9.619.327 -1.431.203 -13,1 143.709 1,5 Qua biểu trên ta thấy, năm 2001 so với năm 2000 doanh thu giảm 5,74%, doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng chất giảm là do Công ty gặp một số khó khăn trong khâu tiêu thụ khoáng chất, Công ty cần phải có biện pháp tích cực để đẩy mạnh tiêu thụ khoáng chất nhằm nâng cao lợi nhuận của hoạt động này. Giá vốn năm 2001 so với năm 2000 giảm 7,04% như vậy tỷ lệ giảm của giá vốn giảm nhiều hơn tỷ lệ giảm của doanh thu điều này là tốt, giá vốn giảm nhiều hơn đã làm cho lợi nhuận gộp tăng 0,72%. Mặc dù giá vốn giảm nhưng chi phí bán hàng lại tăng cao năm 2001 so với năm 2000 tăng 8,2%, điều này không tốt, doanh nghiệp cần phải có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả trong công tác bán hàng nhằm tiết kiệm chi phí, nâng cao lợi nhuận chi phí quản lý kinh doanh trong năm 2001 so với năm 2000 giảm 2,01% thấp hơn tỷ lệ giảm của doanh thu, doanh nghiệp phải tìm cách quản lý tốt hơn đối với hoạt động này. Do chi phí bán hàng tăng cao đã làm cho lợi nhuận thuần năm 2001 so với năm 2000 giảm 13,1% tỷ lệ giảm này cao hơn tỷ lệ giảm của doanh thu, điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh khoáng sản của Công ty năm 2001 mặc dù vẫn đem lại lợi nhuận nhưng chưa tốt. Năm 2002 so với năm 2001 nhìn chung tình hình lợi nhuận của hoạt động này là tốt. Doanh thu tăng 7,8% giá vốn tăng 8,69% tỷ lệ tăng của giá vốn ao hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, rút kinh nghiệm năm 2001, năm 2002 Công ty đầu tư thêm vào quá trình chế biến khoáng chất để nâng cao chất lượng của khoáng chất nhằm bán được nhanh, nhiều nên giá vốn tăng vọt, giá vốn tăng làm cho lợi nhuận gốp tăng thấp hơn chỉ tăng 3,8%. Chi phí bán hàng tăng 5,1% chậm hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, chi phí quản lý tăng 3,2% chậm hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, điều này là do doanh nghiệp đã áp dụng triệt để việc tiết kiệm chi phí. Lợi nhuận thuần năm 2002 so với năm 2001 tăng 1,5%. Đây là dấu hiệu tốt của hoạt động này do vậy doanh nghiệp cần phát huy. c. Hoạt động cho thuê mặt bằng, kho, bãi. Mặc dù trong 3 năm liên tục Công ty luôn có mặt bằng, kho bãi để cho thuê song hoạt động này Công ty không xếp vào hoạt động tài chính mà vẫn xếp vào hoạt động kinh doanh. Bảng sau đây cho ta biết kết quả của hoạt động này. Bảng 04 : Kết quả hoạt động cho thuê mặt bằng, kho bãi. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số tuyệt đối TL (%) Số tuyệt đối TL(%) 1. Doanh thu thuần 270.116.230 270.119.820 210.735.180 3590 0,0013 -59.384.640 -22 2. Tổng các chi phí 251.886.187 252.487.413 196.772.667 601.226 0,24 -55.714.746 -22,1 3. Lợi nhuận thuần 18.230.043 17.632.407 13.962.513 -597.636 -3,28 -3.669.894 -20,8 Nhìn chung lợi nhuận của hoạt động cho thuê kho bãi có khuynh hướng giảm song đấy không phải là điều xấu. Bởi lợi nhuận cho thuê mặt bằng, kho bãi giảm sút là do Công ty thu hồi lại một số nhà kho để chứa nguyên vật liệu và máy móc thiết bị phục vụ cho hoạt động xây dựng và chế biến khoáng chất. Lợi nhuận của hoạt động này giảm sút nhưng đây không phải là dấu hiệu xấu của hoạt động này, bởi nếu như quy mô sản xuất kinh doanh được mở rộng thì tất yếu mặt bằng, kho bãi cho thuế sẽ được thu hồi lại phục vụ cho 2 hoạt động kia. Tuy vậy bất kỳ một hoạt động nào mang lại lợi nhuận Công ty đều cố gắng giảm chi phí để tăng lợi nhuận, hoạt động cho thuê kho bãi cũng có chi phí để tăng lợi nhuận, hoạt động cho thuê kho bãi cũng có chi phí nó bao gồm các chi phí tính khấu hao do xây dựng, các loại thuế, các chi phí tu sửa…các chi phí khác có liên quan. Năm 2002 so với năm 2001 tổng chi phí của hoạt động này giảm 22,1% giảm nhanh hơn doanh thu đã làm cho lợi nhuận thuần giảm chậm hơn doanh thu thuần, đây chính là thành tích tốt mà Công ty nên phát huy. Như vậy quan phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy lợi nhuận của hoạt động này chủ yếu là do hoạt động xây dựng mang lại. Trung bình trong 3 năm gần đây lợi nhuận của hoạt động xây dựng chiếm 76,8% lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh, như vậy nó có khuynh hướng tăng. Đạt được điều này là do Công ty đã có những chính sách phù hợp tìm kiếm thị trường mới đặc biệt trong việc ký kết hợp đồng và thi công xây dựng các công trình nhận thầu đạt kết quả cao. Xác định được hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận Công ty sẽ có biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh hơn mang lại lợi nhuận cao hơn. Qua phân tích ta thấy được hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây luôn mang lại lợi nhuận, như vậy nhìn chung là tốt. Để đánh giá chính xác thành tích hiệu quả mà Công ty đã đạt đợc ta sẽ nghiên cứu bảng sau: Qua phân tích trên ta thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp năm 2001 so với năm 2000 lớn hơn 0,025%. Có nghĩa là cũng 100đ doanh thu thu được năm 2001 lợi nhuận doanh nghiệp nhận được nhiều hơn năm 2000 là 0,025 đồng. Đây là kết quả của việc Công ty đã đưa ra phương án sản xuất kinh doanh hợp lý, các sản phẩm của Công ty đáp ứng được nhucầu của khách hàng. Song sang năm 2002 so với năm 2001 mặc dù lợi nhuận vẫn tăng nhưng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp giảm 0,024%, đây là một dấu hiệu không tốt bởi cũng 100đ doanh thu thu được năm 2002 so với năm 2001 Công ty bị mất đi 0,024 đồng lợi nhuận. Công ty cần phải có biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng này. Năm 2001 so với năm 2000 tỉ suất lợi nhuận trên chi phí tăng 0,026% chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng chi phí đạt hiệu quả hơn. Cứ 100đ chi phí năm 2001 tạo ra được lợi nhuận nhiều hơn năm 2000 là 0,026 đồng. Chỉ tiêu này là kết quả của những nỗ lực tiết kiệm chi phí của Công ty. Năm 2002 lợi nhuận trên chi phí so với năm 2001 bị giảm, nếu bỏ ra 100 đ chi phí thì lợi nhuận thu được ở năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,025 đồng. Như vậy năm 2002 so với năm 2001 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và tỉ suất lợi nhuận trên chi phí giảm là do giá vốn của các công trình xây dựng tăng lên nhanh đã làm cho chi phí tăng nhanh hơn và là nguyên nhân giảm hai tỉ suất trên, điều này đồi hỏi doanh nghiệp phải đưa ra biện pháp hợp lý để hoạt động sản xuất sản xuất của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn. Với cùng 100đ vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh năm 2001 so với năm 2000 Công ty bị giảm sút mất 0,208 đồng lợi nhuận và năm 2002 so với năm 2001 bị giảm sút 0,156 đồng, điều này Công ty chưa tận dụng tối đa nguồn vốn huy động được. Công ty cần có biện pháp để sử dụng có hiệu quả cao nhất nguồn vốn huy động. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu năm 2001 so với năm 2000 cao hơn và năm 2002 so với năm 2001 cũng cao hơn cho thấy khả năng sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu là khách quan, doanh nghiệp đã sử dụng có hiệu quả vốn của Nhà nước giao. 2. Lợi nhuận hoạt động tài chính của Công ty. Hoạt động tài chính của Công ty chủ yếu là theo dõi lãi tiền gửi của Công ty ở ngân hàng và các khoản lãi phải trả tiền vay. Do thiếu vốn nên Công ty phải huy động vốn vay nhiều, lãi phải trả cao và hoạt động tài chính của Công ty luôn bị thua lỗ. Kết quả hoạt động tài chính của Công ty Sơn Hùng qua 3 năm gần đây được thể hiện ở bảng sau: Bảng 06: Kết quả hoạt động tài chính của Công ty Sơn Hùng qua các năm 2000, 2001, 2002. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số tuyệt đối TL (%) Số tuyệt đối TL(%) 1. Thu nhập hoạt động tài chính 15.756.817 17.920.675 22.618.107 2.163.858 13,73 4.697.432 26,2 2. Chi phí hoạt động tài chính 42.519.307 45.519.118 47.516.907 2.999.811 7,06 1.997.789 4,39 3. Lợi nhuận hoạt động tài chính (26.762.490) (27.589.443) (24.898.800) (835.953) (3,12) 2.699.643 -9,8 Qua bảng 06 ta thấy tình hình hoạt động tài chính của Công ty là không tốt, trong 3 năm liên tục hoạt động tài chính của Công ty luôn bị lỗ. Điều này là do ct mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh song do vốn eo hẹp nên phải vay vốn để đầu tư và như vậy lãi phải trả vay tăng lên, chi phí hoạt động tài chính tăng lên kết quả là hoạt động tài chính bị thua lỗ. Năm 2002 so với năm 2001 hoạt động tài chính có dấu hiệu khả quan hơn năm 2001 so với năm 2000. Thu nhập hoạt động tài chính năm 2002 so với năm 2001 tăng 26,2%, chi phí tăng 4,39% tỷ lệ tăng chậm hơn tỷ lệ tăng của thu nhập, điều này đã tác động tới lợi nhuận hoạt động tài chính và kết quả là lỗ của năm 2002 so với năm 2001giảm được 9,8%. Để nâng cao lợi nhuận của hoạt động này là một bài toán hóc búa đối với Công ty, bởi hoạt động này gắn với tình trạng vốn của Công ty mà vốn của Công ty luôn phải đi vay do vậy rất rất khó khắc phục. 3. Lợi nhuận bất thường. Trong năm 2000 Công ty không cao hoạt động bất thường nào xảy ra năm 2001 và năm 2002 Công ty thu hồi được một số nợ đã xoá sổ, và thanh lý một số tài sản cố định nên hoạt động bất thường của Công ty được theo dõi và được biểu thị qua bảng sau. Bảng 07: Kết quả hoạt động bất thường Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 So sánh TL (%) 1. Thu nhập bất thường 20.186.257 49.763.540 Số tuyệt đối 2. Chi phí bất thường 26.957.103 12.906.576 -14.050.527 29.577.283 3. Lợi nhuận bất thường -6.770.846 36.856.964 43.627.810 - So với năm 2001 năm 2002 lợi nhuận bất thường của Công ty đã tăng vọt tỷ lệ tăng 146,5%, nguyên nhân tăng là do Công ty đã thu hồi được một số nợ đã xoá sổ. Năm 2001 hoạt động bất thường bị lỗ do Công ty thanh lý một số tài sản cố định đã lạc hậu do giá trị thu hồi thấp hơn gía trị còn lại nên bị lỗ. Lợi nhuận bất thường của Công ty tăng song đây không phải là mục tiêu phấn đấu chủ yếu của Công ty mà Công ty chỉ cố gắng hạn chế các chi phí bất thường xảy ra từ hạn chế lỗ do hoạt động bất thường đem lại. 4. Tình hình lợi nhuận chung của Công ty. Sau khi đã nghiên cứu chi tiết lợi nhuận của từng hoạt động mang lại để có một cái nhìn tổng quát hiệu quả của tất cả 3 hoạt động ta có bảng sau: Bảng 08: Tình hình lợi nhuận của Công ty Sơn Hùng 3 năm gần đây. Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2002 So sánh 01/00 So sánh 02/01 Số tuyệt đối TL (%) Số tuyệt đối TL(%) 1. Lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh 90.852.670 93.935.540 101.826.130 3.082.870 3,39 7.890.590 8,4 2. Lợi nhuận hoạt động tài chính -26.762.490 -27.798.443 -24.898.800 -835.953 -3.12 2.699.643 (9,78) 3. Lợi nhuận hoạt động bất thường -6.770.846 36.856.964 - - 43.627.810 4. Tổng lợi nhuận 64.090.180 59.566.251 113.784.294 -4.532.929 -7,06 54.218.043 91,02 Mặc dù kết quả đạt được chưa cao song trong những năm gần đây Công ty luôn cố gắng thay đổi để phù hợp với yêu cầu thị trường và kết quả là đã có lợi nhuận. Nếu như lợi nhuận này đem so sánh với các Công ty có mức độ tăng trưởng phát triển nhanh thì nó quá ít nhưng đối với Công ty thì những thành tựu trong 3 năm gần đây có ý nghĩa rất lớn. Bởi trước kia Công ty do mới thành lập và lại sản xuất kinh doanh không ổn định không liên tục, chưa có uy tín trên thương trường vốn lại ít nên ký được rất ít hợp đồng thầu xây dựng và kết quả là Công ty luôn bị thua lỗ hoặc hoà vốn. Để khắc phục tình trạng này Công ty đã có thực hiện rất nhiều giải pháp như thay đổi phương án sản xuất kinh doanh, sửa đổi cung cách quản lý…Thực tế cho thấy Công ty đã bước đầu thành công, trong 3 năm 2000, 2001, 2002 Công ty luôn có lợi nhuận. Năm 2001 tổng lợi nhuận của Công ty đạt được là 59.566.251 đồng, giảm 7,06% so với năm 2000, lợi nhuận của năm 2001 giảm so với năm 2000 là do hoạt động tài chính và hoạt động bất thường của Công ty bị thua lỗ. Đặc biệt là hoạt động tài chính năm 2001 so với năm 2000 bị thua lỗ nặng hơn. Sở dĩ hoạt động tài chính của Công ty bị thua lỗ bởi Công ty mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh song vốn ep hẹp phải đi vay và chi phí lãi phải trả tăng lên trong khi đó nguồn thi từ hoạt động tài chính chỉ có lãi tài khoản tiền gửi của Công ty trong ngân hàng. Để nâng cao lợi nhuận Công ty cần phải có biện pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng này bởi nếu như vay vốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhưng không tận dụng tối đa nguồn vốn huy động thì sau khi trừ đi chi phí phải trả cho việc vay vốn số lợi nhuận còn lại sẽ rất ít. Hơn nữa hoạt động cho thuê mặt bằng kho bãi nếu như hợp đồng nào được xếp vào thuê tài chính thì sẽ thuộc hoạt động tài chính nhưng Công ty không bóc tách riêng mà để hoạt động cho thuê mặt bằng kho bãi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này sẽ xảy ra tình trạng khó đánh giá chính xác được hiệu quả của hoạt động tài chính. Do vậy Công ty cũng cần phải xem xét phân loại hoạt động này để phù hợp với quy định của bộ tài chính và để phản ánh trung thực các hoạt động từ đó tìm ra giải pháp hữu hiệu tăng lợi nhuận. Năm 2002, tổng lợi nhuận của Công ty đạt được là 113.784.294 đồng so với năm 2001 thì năm 2002 lợi nhuận của Công ty có sự tăng đột biến (tăng 91,02%). Lợi nhuận tăng là do lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 8,4%, hoạt động này tăng lợi nhuận bởi hoạt động xây dựng trong Công ty đang hoạt động có hiệu quả và năm 2002 đã quyết toán một số công trình xây dựng có giá trị lớn từ năm 2001 chuyển sang. Hơn nữa hoạt động tài chính của năm 2002 so với năm 2001 có dấu hiệu khả quan hơn năm 2001 so với năm 2000, lỗ của hoạt động tài chính đã giảm xuống 9,87% (2002 so với 2001). Hoạt động bất thường do đẩy mạnh các biện pháp thu hồi nợ khó đòi đã xoá xổ nên Công ty đã thu hồi được 2 món nợ với tổng trị giá gần 50.000.000 đồng điều này làm cho lợi nhuận bất thường tăng đột biến 36.856.964 đồng. Như vậy sở dĩ năm 2002 lợi nhuận của Công ty có sự tăng đột biến là do lợi nhuận bất thường tăng đột biến. Nhưng dù sao đây cũng là dấu hiệu tốt mà Công ty cần phát huy. Tóm lại hoạt động sản xuất kinh doanh la hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất trong Công ty, trong hoạt động sản xuất kinh doanh thì hoạt động xây dựng chiếm tới hơn 75% lợi nhuận hoạt động tài chính là hoạt động luôn gây ra sự thua lỗ. Đánh giá đúng đắn điều này sẽ giúp cho Công ty có những giải pháp thiết thực trong việc nâng cao lợi nhuận. Xác định được nguồn chính tăng lợi nhuận là do hoạt động xây dựng mang lại, hoạt động này thuộc xí nghiệp địa chất và xây dựng Hà Nội. Công ty sẽ có những biện pháp để thúc đẩy, giúp đỡ xí nghiệp này hoạt động có hiệu quả hơn nhằm mang lại lợi nhuận cao hơn. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG. Thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng làm ăn luôn bị thua lỗ tiến tới lợi nhuận và có lợi nhuận ổn định, luôn tăng là một điều rất khó, không phải ct nào cũng làm được, Công ty Sơn Hùng đã thực hiện bước dầu thành công điều này là nhờ áp dụng hữu hiệu một số biện pháp sau đây. Thứ nhất : Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Trước kia Công ty làm ăn có hiệu quả bởi mới thành lập vốn ít, kinh nghiệm, uy tín chưa có lại làm trong lĩnh vực đòi hỏi trình độ kinh nghiệm cao. Rút kinh nghiệm từ những thất bại Công ty đã xác định một cách đúng đắn vị trí hiện tại của mình trên thương trường nhìn nhận lại những điểm yếu điểm mạnh của mình từ đó đưa ra phương án sản xuất lao động hợp lý. Những năm trước do điều kiện khách quan vay vốn ở ngân hàng khó và các nguồn huy động vốn cũng khó khăn do hoạt động chủ yếu của Công ty là thi công xây dựng các công trình cọc nhồi, khoan địa chất…công việc này đòi hỏi vốn lớn và máy móc thiết bị hiện đại. Công ty không đủ sức cạnh tranh với các Công ty lớn như Công ty xây dựng Sông Đà, Tổng Công ty xây dựng Hà Nội…nên luôn bị trượt thầu, không có việc làm hoặc có rất ít. Hoạt động sản xuất khoáng chất cũng gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây Công ty đã mạnh dạn vay vốn ở ngân hàng và bằng nhiều hình thức khác, chủ động tìm hợp đồng thầu cả công trình nhỏ không kể ở vùng xa, nếu không được làm nhà thầu chính Công ty cũng phấn đấu mọi khả năng để được làm nhà thầu phụ trong thi công xây dựng các công trình lớn. Thực tế chứng minh công ty đã đi đúng hướng, ban đầu tạo được công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, có kinh nghiệm và uy tín từ đó công ty có thể vay tín chấp ở ngân hàng để thi công công trình hoặc ký được hợp đồng bảo lãnh dự thầu của ngân hàng. Mặc dù đã có sự chuyển biến lớn, làm ăn có lợi nhuận song lợi nhuận của công ty mang lại chưa cao, công ty cần phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao lợi nhuận. Thứ hai : Hoàn thiện tổ chức quản lý. Hiện nay Công ty Sơn Hùng đang áp dụng hình thức tổ chức quản lý theo cơ cấu chức năng, hình thức này trong những năm gần đây đã giúp cho Công ty tập trung được các chuyên gia giỏi vào công tác quản lý từ đó giải quyết được các vấn đề chuyên môn sâu một cách thành thaọ, giúp được gánh nặng cho giám đốc. Theo cơ cấu quản lý của quản lý của Công ty từng người lãnh đạo được định vị vào những hoạt động chuyên biệt và phải chịu trách nhiệm chính về hoạt động của mình quản lý, điều này đã mang lại kết quả khá tốt, các xí nghiệp trực thuộc của Công ty làm ăn có hiệu quả từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận cho toàn Công ty. Tuy nhiên nếu cứ duy trì mãi hình thức quản lý này sẽ gây ra một số khó khăn cho các xí nghiệp của Công ty bởi họ cùng một lúc chịu sự lãnh đạo của rất nhiều cấp trên gây ra tình trạng nhận được ý kiến chỉ đạo chồng chéo mâu thuẫn những rắc rôí này có thể sẽ làm giảm lợi nhuận của Công ty. Thứ ba : Tiết kiệm chi phí. Trong hoàn cảnh hiện nay của Công ty tiết kiệm chi phí là một điều hết sức quan trọng, nó giúp Công ty hạ được giá thành và từ đó có giá bán hợp lý nâng cao sức cạnh tranh của mình và nâng cao được lợi nhuận. Ý thức được điều này trong những năm gần đây Công ty luôn luôn cố gắng tiết kiệm chi phí quản lý bằng cách tinh giảm biên chế và nâng cao năng suất lao động trong côn tác quản lý. Bên cạnh đó Công ty đưa ra chủ trương quản lý chi phí có hiệu quả, đưa ra quy chế nội bộ về chi phí. Theo đó mọi chi tiêu của Công ty đều phải có kế hoạch, được cấp trên duyệt…việc quản lý chi phí cũng được tiến hành rất chặt chẽ: tất cả các khoản chi đều phải có chứng từ gốc hợp lệ, hợp lý đúng quy định mới được chấp nhận thanh toán, việc làm này đã tránh được hiện tượng khai tăng chi phí nhận thanh toán, việc làm này đã tránh được hiện tượng khai tăng chi phí phản ánh các khoản chi phí bất hợp lý và chi phí chung của Công ty mà lẽ ra các chi phí này thuộc về trách nhiệm của nhân viên mặt khác nó còn giúp Công ty tránh được tình trạng tham ô lãng phí. Bên cạnh việc áp dụng những biện pháp chủ yếu trên để đạt được lợi nhuận và nâng cao lợi nhuận Công ty còn vận dụng tổng hợp nhiều biện pháp khác đặc biệt là chính sách khuyến khích người lao động làm việc có hiệu quả. Tóm lại đạt được kết quả khả quan là công sức của toàn bộ lãnh đạo và công nhân viên của Công ty đã nỗ lực lao động đưa Công ty từ chỗ thua lỗ trì trệ trở thành hoạt động có hiệu quả và mang lại lợi nhuận. CHƯƠNG III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY SƠN HÙNG I. NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ TỒN TẠI CẦN GIẢI QUYẾT. 1. Thành công. Với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo, tập thể công nhân viên của Công ty, trong những năm gần đây Công ty đã đạt được những thành tích đáng ghi nhận. Từ chỗ luôn bị thua lỗ, sản xuất kinh doanh xây dựng không ổn định không có đủ việc làm cho công nhân viên. Trong 3 năm trở lại đây Công ty đã từng bước mở rộng quy mô kinh doanh tăng doanh thu và tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho công nhân viên. Làm được điều này là do Công ty đã dần thích nghi với điều kiện cạnh tranh khắc nghiệt, luôn tìm mọi biện pháp khắc phục khó khăn dể sản xuất kinh doanh một cách tốt nhất, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao dần từng bước lấy được uy tín trên thương trường và có được kinh nghiệm. Từ đó doanh số sản phẩm tiêu thụ tưng lên và dành được nhiều hợp đồng đấu thầu xây dựng đây là cơ sở để tăng lợi nhuận cho Công ty. Trước kia khi mới thành lập vốn ít kinh nghiệm không có Công ty luôn bị các đối thủ lớn giành hết các hợp đồng thầu xây dựng, không trúng thầu. Để cải thiện tình hình đội ngũ quản lý của Công ty đã có những chiến lược phù hợp, vừa là những người quản lý về mặt kỹ thuật nhưng cũng là những nhà ngoại giao…Marketing…với những nỗ lực đó Công ty đã dần tưng bước giành được các hợp đồng làm nhà thầu phụ, sau đó được làm nhà thầu chính trong các hợp đồng thi công vừa và nhỏ. Với các quản lý có hiệu quả các xí nghiệp trong Công ty làm ăn có hiệu quả và tăng được lợi nhuận. Trong quá trình thay đổi để tồn tại và phát triển bên cạnh những thành công đã kể trên thì trong cơ cấu quản lý Công ty đã dần đưa được một cơ cấu quản lý phù hợp trong giai đoạn vừa qua. Bởi theo cơ cấu quản lý đó sẽ tập trung được những người giỏi chuyên vào các công việc các lĩnh vực riêng biệt, các đơn vị trực thuộc sẽ như là một hệ thống các Công ty nhỏ rất năng động trong thương trường, đây có thể nói là một cơ cấu quản lý hay mà công ty đã thành công trong những năm qua. Tuy vậy ở mỗi giai đoạn mỗi bước phát triển sẽ có mô hình quản lý phù hợp, giai đoạn vừa qua xây dựng và duy trì cơ cấu quản lý này đã giúp cho doanh thu thành công, song để phát triển mạnh hơn cần phải hoàn thiện hơn về cơ cấu quản lý. Với cơ cấu quản lý phù hợp, năng suất lao động quản lý tăng đã tiết kiệm được nhiều chi phí cho Công ty, chi phí quản lý trong những năm gần đây có tỉ lệ tăng chậm hơn tỉ lệ tăng của doanh thu chứng tỏ Công ty đã đạt được thành tích tiết kiệm chi phí, tiết kiệm chi phí làm cho giá thành giảm và điều này sẽ tạo điều kiện để tăng lợi nhuận. Từ những thành tích đã đạt được Công ty đã dần có được uy tín trên thương trường và đối với các nhà cấp tín dụng, vốn. Hiện nay các xí nghiệp trực thuộc của Công ty khi ký kết hợp đồng với khối lượng giá trị lớn có thể vay vốn bằng tín chấp ở ngân hàng hoặc được ngân hàng bảo lãnh cung cấp vốn để tham gia dự thầu… Những thành công trên đây cũng là thuận lợi để Công ty tiếp tục phát triển mạnh hơn. 2. Hạn chế. Nhìn chung trong những năm gần đây Công ty đã từng bước tháo gỡ khó khăn ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và tạo ra lợi nhuận tuy nhiên Công ty cũng còn rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Trong 3 năm gần đây Công ty luôn có lợi nhuận song tỷ lệ lợi nhuận của Công ty đạt được rất thấp. Đây là một hạn chế lớn mà Công ty cần khắc phục. Trong cơ cấu lợi nhuận trong 3 năm liền hoạt động tài chính luôn thua lỗ chứng tỏ phần tài chính của Công ty chưa được tốt, hơn nữa bộ phận kế toán của Công ty chưa bóc tách được các hoạt động khác thuộc hoạt động tài chính nên không đánh giá một cách trung thực được tình hình lợi nhuận của hoạt động tài chính. Mở rộng quy mô kinh doanh và tăng được lợi nhuận đó là một thành tích của Công ty song Công ty vẫn chưa sử dụng có hiệu quả tối đa số vốn huy động được biểu hiện ở tỷ suất Lợi nhuận/ vốn kinh doanh năm 2002 so với năm 2001 giảm 0,156%, đây là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục. Vấn đề vốn của Công ty cũng hết sức cấp bách bởi vốn của Công ty được cấp rất ít và lợi nhuận đạt được không cao nên không có tích luỹ từ đó cho máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ không tốt làm cho Công ty bị yếu thế trong cạnh tranh. Về cơ cấu quản lý của Công ty trong những năm vừa qua nó tỏ ra là một cơ cấu quản lý mang lại hiệu quả cao để thoát ra khỏi tình trạng khó khaưn Công ty phải tập trung các nguồn lực, năng lực của đội ngũ quản lý. Trong những năm vừa qua cơ cấu quản lý Công ty đang duy trì đã làm được điều đó. Song nếu tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức quản lý này sẽ gặp phải một số khó khăn bởi theo cơ cấu đó các đơn vị thành viên không những nhận quyết định của ban giám đốc mà còn phải nhận quyết định quản lý của các phòng ban trong Công ty điều này sẽ gây ra sự chồng chéo về quyết định quản lý và rất có thể sẽ nảy sinh mâu thuẫn…làm cho các xí nghiệp giảm mất sự năng động vốn có của một Công ty nhỏ. Hơn nữa đội ngũ cán bộ của Công ty hiện tại toàn những người cao tuổi không có đội ngũ trẻ nhanh nhẹn, kế cận. Bên cạnh những hạn chế cần phải khắc phục như trên Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong cạnht ranh bởi nguồn chính mang lại lợi nhuận choct là hoạt động xây dựng, hoạt động này đòi hỏi phải có sức cạnh tranh lớn mới thắng thầu trong khi đó Công ty lại là một Công ty nhỏ vốn ít nên sức cạnh tranh không lớn. Các sản phẩm khác như Manganđioxit, bột đá bazan, lưỡi khoan hợp kim sức tiêu thụ không cao, công suất cũng nhỏ nên mang lại lợi nhuận rất ít. Trên đât là những hạn chế, khó khăn mà Công ty cần phải khắc phục để nâng cao lợi nhuận. II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY SƠN HÙNG. Để tồn tại và phát triển vững mạnh trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận ngày càng cao. Công ty Sơn Hùng cũng không nằm ngoài quy luật này. Là một doanh nghiệp Nhà nước được cấp vốn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng các công trình địa chất, thuỷ lợi…sản xuất, chế biến kinh doanh khoán chất công nghiệp Công ty có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả. Tức hoạt động sản xuất kinh doanh phải đạt được lợi nhuận và lợi nhuận ngày càng được nâng cao từ đó sẽ giải quyết tố các vấn đề nội tại của Công ty. Với định hướng này Công ty Sơn Hùng luôn cố gắng vượt qua các khó khăn thử thách để đạt được lợi nhuận. Thực tế cho thấy sản phẩm của Công ty đã được thị trường chấp nhận, Công ty có uy tín trên thương trường…đây là thành công cơ bản mà Công ty đã đạt được. Bên cạnh những kết quả đã đạt được của Công ty vẫn còn một số tồn tại nhất đình đòi hỏi tập thể cán bộ công nhân viên Công ty phải có những giải pháp kịp thời nhằm khắc phục và đảm bảo cho Công ty hoạt động có hiệu quả hơn trong những năm tiếp theo. Trong thời gian thực tập tại Công ty Sơn Hùng, qua nghiên cứu thực trạnghd sản xuất kinh doanh, cùng với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty. 1. Chủ động tìm kiếm thị trường mới cho các sản phẩm của Công ty đặc biệt những lĩnh vực mà Công ty có thế mạnh. Sản phẩm chủ yếu của Công ty Sơn Hùng là mangan đioxit với công suất khoảng 2000 – 2420 tấn/ 1 năm, các công trình xây dựng với giá trị tổng sản lượng khoảng trên dưới 5 tỷ 1 năm. Như vậy các sản phẩm của Công ty không phải là hàng tiêu dùng thông thường mà nó là các thành phẩm bán cho các đơn vị khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Trong những năm vừa qua cán bộ của Công ty đã nỗ lực tìm đầu ra cho sản phẩm, song theo tôi việc làm này chưa thực hiện một cách triệt để do vậy chưa mang lại hiệu quả cao, đầu ra của sản phẩm đôi lúc còn gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên có một bộ phận phụ trách phần Marketing nằm độc lập với các bộ phận khác, bộ phận này có nhiệm vụ tìm đầu vào với giá rẻ chất lượng tốt, và tìm đầu ra cho sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm nhanh, nhiều. Trước kia các bộ phận khác vừa làm nhiệm vụ của phòng ban mình vừa có nhiệm vụ giúp tiêu thụ nhanh sản phẩm song để nâng cao mứ tiêu thụ đòi hỏi Công ty phải mở rộng nghiên cứu thị trường. Công việc này đòi hỏi Công ty phải tiếp xúc cọ sát nhiều hơn với thị trường, nắm bắt kịp thời những thông tin của thị trường, nhu cầu của khách hàng, giá cả chất lượng, đối thủ cạnh tranh. Những yêu cầu như vậy các bộ phận khác khó mà làm tốt được do vậy cần phải có một bộ phận riêng, bộ phận này có thể tách khỏi phòng kinh doanh chịu trách nhiệm mảng này. Từ việc khảo sát thị trường tìm hiểu nhu cầu Công ty nên chủ động ký được các hợp đồng đặt hàng tứơc khi sản xuất, chế biến sản phẩm như vậy sẽ giảm bớt được rủi ro do không bán được sản phẩm. Tìm hiểu các khách hàng, tạo lòng tin cho khách hàng và tạo ra các khách hàng quen thuộc của Công ty, vấn đề này Công ty đã có chủ trương từ trước nhưng do thực hiện chưa tốt nên khách hàng quen thuộc, làm tốt các vấn đề này sẽ tạo cho Công ty chủ động hơn trong sản xuất, tiêu thụ được nhiều sản phẩm từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của hoạt động sản xuất, chế biến khoáng chất. Đối với hoạt động xây dựng là hoạt động mang lại tỉ lệ lợi nhuận cao nhất trong tổng lợi nhuận, những năm vừa qua với những nỗ lực của toàn Công ty hoạt động xây dựng đã dần dần trúng được các hợp đồng thầu. Song đối với các hợp đồng có khối lượng lớn, thi công ở những địa điểm thuận tiện Công ty giành được rất ít hoặc chỉ là hợp đồng phụ. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động này Công ty cần phải tạo ra được các ưu điểm vượt trội so với các Công ty khác trong cùng lĩnh vực cạnh tranh, làm được điều này là rất khó bỏi đối với Công ty vốn ít nên các điều kiện về trang bị kỹ thuật cũng không cao…sức cạnh tranh kém. Khắc phục điều này Công ty nên từng bước cổ phần hoá để huy động vốn…giải quyết các khó khăn có liên quan đến vốn. Bên cạnhđó Công ty nên linh động và nghiên cứu để đưa kỹ thuật khoan thuỷ lợi và ứng dụng thi công các công trình dân dụng như khoan móng các nhà cao tầng…từ đó phạm vi các côn trình xây dựng sẽ mở rộng tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn vốn huy động. Tạo được uy tín các công trình xây dựng đạt chất lượng cao sẽ làm cho khả năng trúng thầu cao hơn, làm tốt điều này cũng là một giải pháp tích cực để Công ty nâng cao sức cạnh tranh trên thương trường. 2. Tăng cường hiệu lực của bộ máy quản lý. Trong những năm vừa qua cơ cấu quản lý của Công ty đã hoạt động tích cực và mang lại một số thành tích đáng kể. Tuy nhiên nên xét về hiệu quả đạt được thì công tác quản lý của Công ty vẫn chưa mang lại hiệu quả cao bởi lợi nhuận của Công ty luôn có nhưng tỉ lệ lợi nhuận đạt rất ít. Nếu như không có sự chuyển đổi hoàn thiện hơn về cơ cấu quản lý thì rất có thể bộ máy quản lý của Công ty sẽ bị mất đi tác dụng tích cực. Bởi trước kia mới thành lập để quản lý chặt chẽ các hoạt động chống thất thoát Công ty đã vận dụng cơ cấu quản lý chức năng. Nhưng trong giai đoạnhiện nay Công ty đã cơ bản đạt được những mục tiêu đề ra, hoạt động sản xuất kinh doanh đã có lợi nhuận các đơn vị trực thuộc hoạt động có hiệu quả. Đẻ phát huy tính năng động của các xí nghiệp trong Công ty cơ cấu quản lý của Công ty nên có sự sửa đổi, các phòng ban của Công ty nên làm nhiệm vụ trợ giúp ban giám đốc trong việc ra quyết định quản lý như vậy quyết định quản lý chỉ thuộc về ban giám đốc. Các phòng ban không trực tiếp ra các quyết định xuống các xí nghiệp như trước kia. Các phòng ban trợ giúp cho giám đốc trong việc ra quyết định quản lý sẽ tập trung được những ý kiến hay ra các quyết định đúng, kịp thời tránh tình trạng các quyết định quản lý đến các xí nghiệp trực thuộc bị chồng chèo nhau, nảy sinh mâu thuẫn và làm cho các xí nghiệp mất đi sự năng động của mình. Bên cạnh việc đổi mới về cơ cấu quản lý thì vấn đề về đội ngũ cán bộ quán lý của Công ty cũng hết sức quan trọng. Bởi lĩnh vực hoạt động của Công ty không những đòi hỏi cán bộ có kiến thức mà còn phải có kinh nghiệm trong khi đó hiện nay ở Công ty Sơn Hùng đội ngũ cán bộ chủ chốt là những người đã cao tuổi, để đảm bảo cho sự phát triển vững mạnh của Công ty trong tương lai, Công ty nên có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo những cán bộ trẻ có năng lực để tiếp tục quản lý đưa Công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn. 3. Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp công nghệ mới nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, cải tạo nâng cấp xưởng, đầu tư kịp thời máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu sản xuất. Đối với Công ty Sơn Hùng khó khăn lớn nhất mà Công ty gặp phải là vốn, song không phải ít vốn mà không đầu tư cải tạo nâng cấp các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Bởi nếu không có sự cải tạo nâng cấp thiết bị thì Công ty sẽ bị lạc hậu về công nghệ kỹ thuật, sức cạnh tranh kém và rơi vào vòng luẩn quẩn. Do vậy Công ty nên tập trung mọi nguồn lực để đầu tư nâng cấp các thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh. Chẳng hạn đối với xưởng chế biến khoáng chất Yên Viên các máy móc thiết bị của xưởng đã rất cũ kỹ làm cho năng suất của xưởng thấp Công ty nên có biện pháp thích hợp cải tạo nâng cấp xưởng để xưởng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với mỏ mangan Phiên Lang – Làng Bài chuyên khai khoáng và chế biến tạo mangan cục công xuất khoảng 2000tấn/ 1 năm, mỏ này có trữ lượng lớn song do đầu tư chưa nhiều các máy móc trang thiết bị chưa đầy đủ nên chưa khai thác được nhiều. Công ty cần phải đầu tư hoàn chỉnh máy móc thiết bị để khai thác đạt công suấ thiết kế giai đoạn 1 là 3000 tấn/ năm. Xí nghiệp khoáng chất và cơ khí Hà Nam sản xuất bột đá và đá bazan đối với xí nghiệp này vừa tìm ra và phát hiện mỏ bazan Mỏm Chanh có trữ lượng lớn, Công ty nên có biện pháp tích cực đầu tư xâydựng cơ bản để mỏ đi vào hoạt động đạt công suất cao. Xí nghiệp Cơ khí 2 – Vĩnh Phúc sản phẩm chủ yếu là lưỡi khoan hợp kim, để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu xí nghiệp nên liên doanh để tận dụng nguyên vật liệu sản xuất lưỡi khoan hợp kim. Đối với xí nghiệp địa chấg và xây dựng Hà Nội, đây là xí nghiệp duy nhất hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Công ty. Mặc dù đã có những thành tích đáng kể trong việc mang lại lợi nhuận cho Công ty xong để nâng cao Công ty nên đầu tư thêm máy móc thiết bị cho xí nghiệp, bởi hiện nay tài sản cố định của xí nghiệp có rất ít chỉ có khoảng 365 triệu (một con số quá nhỏ), nếu không được đầu tư mỗi khi thi công các công trình đòi hỏi nhiều máy móc thiết bị xí nghiệp phải thuê máy như vậy sẽ không chủ động được và tốn kém một khoản lớn cho chi phí thuê, hơn nữa máy móc thiết bị ít sẽ khó thắng trong cạnh tranh. 4. Công tác quản lý tài chính, hạch toán kế toán. Hiện nay tại Công ty Sơn Hùng đang duy trì hình thức quản lý tài chính tổ chức hạch toán kế toán theo kiểu vừa tập trung, vừa phân tán. Theo hình thức này Công ty sẽ nắm được toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp. Tuy hiên để nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty nên nghiên cứu uỷ quyền cho các xí nghiệp tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước Công ty về các lĩnh vực kinh doanh theo chuyên sâu của mình. Bằng cách này sẽ tránh được sự ỉ lại, phát huy được sự chủ động, năng động tự hạch toán, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị đối với công việc. Bên cạnh đó Công ty nên xây dựng bộ phận kiểm toán nội bộ bởi hiện nay các xí nghiệp củact phân bổ ở nhiều nơi Công ty hoạt động trên địa bàn rộng do vậy việc quản lý tài chính gặp nhiều khó khăn. Để bộ phận quản lý tài chính hoạt động có hiệu quả Công ty nên chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm toán nội bộ cũng như thường xuyên quan tâm tới công tác phân tích tài chính để có được những thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp. Về vấn đè hạch toán kế toán tại Công ty bên cạnh những ưu điểm vẫn còn một số thiếu sót, bộ phận kế toán nên tách những hợp đồng thuê kho bãi (thuê tài chính) đưa vào hoạt động tài chính để phản ánh một cách trung thực kết quả hoạt động tài chính từ đó có những biện pháp tác động phù hợp đối với hoạt động này. 5. Giải pháp về vốn. Công ty càng phát triển thì nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao. Vấn đề đặt ra là Công ty nên huy động và sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong những năm vừa qua Công ty chủ yếu huy động bằng cách vay ngân hàng và vay tư nhân. Do sử dụng vốn chưa mang lại hiệu quả cao nên chi phí lãi vay đã làm cho hoạt động tài chính của Công ty luôn bị thua lỗ kéo theo lợi nhuận giảm xuống do phải bù lỗ cho hoạt động tài chính. Để khắc phục tình trạng này Công ty nên tìm cách sử dụng có hiệu quả vốn huy động thông qua việc đẩy mạnh tiêu thụ đối với các sản phẩm sản xuất, chế biến từ đó nâng cao vòng quay của vốn lưu động, giảm được chi phí sử dụng vốn. Với hoạt động xây dựng do thời gian xây dựng các công trình dài, để tránh sự lãng phí về chi phí huy động vốn, giảm được chi phí huy động vốn, vốn vay từ lúc bắt đầu thi công kinh doanh dịch vụ vật tư, nguyên vật liệu xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, thu loại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Bên cạnh việc đi vayvốn Công ty nên có các hoạt động liên doanh, liên kết với các Công ty khác để sản xuất kinh doanh. Bởi trong trường hợp thiếu vốn không đủ để đầu tư vào các công trình có giá trị lớn hoặc và các dây chuyền công nghệ có năng xuất cao thì liên doanh, liên kết sẽ giúp Công ty khắc phục điều này. Đặc biệt đối với xí nghiệp cơ khí 2 – Vĩnh Phúc chuyên sản xuất lưỡi khoan hợp kim để tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu và mở rộng quy mô kinh doanh. Công ty nên đầu tư tìm các đối tác liên doanh từ đó tạo ra sức mạnh đủ để sản xuất lưỡi khoan hợp kim sản xuất cotpha thép. Do thiếu vốn nên việc tự đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cũng gặp nhiều khó khăn, để khắc phục tình trạng này Công ty nên thuê tài chính các máy móc thiết bị hiện đại, bởi theo hình thức thuê này Công ty sẽ không bị thế chấp tài sản vì thuê sử dụng thì quyền sở hữu hợp pháp vẫn thuộc bên cho thuê, nếu như quản lý và sử dụng máy móc thuê một cách có hiệu quả thì đây sẽ là giải pháp tốt giải quyết vấn đề công nghệ, kỹ thuật cho Công ty, nó giúp Công ty nâng cao vị thế cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên để áp dụng thành công hình thức huy động vốn này đòi hỏi nhà quản trị cần phải có sự hiểu biết sâu rộng về thị trường tài chính. Trên cơ sở so sánh, tính toán chi phí bỏ ra với khả năng sinh lời của chúng cũng như số vốn được giải phóng để đầu tư cho tài sản lưu động, Công ty sẽ có những quyết định đúng đắn nhất. Hơn nữa xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp là cổ phần hoá, scổ phần hoá sẽ giúp Công ty huy động được nhiều vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Trong xu hướng chung này kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty, Công ty nên có các biện pháp phù hợp từng bước cổ phần hoá, cổ phần đến từng tay ngời lao động, bởi làm được điều này thì vốn của Công ty đều có vốn góp của tất cả mọi thành viên trong Công ty, hiệu quả hoạt động của Công ty sẽ gắn liền với lợi ích của người lao động, từ đó khuyến khích họ lao động nhiệt tình hơn, phát huy hết năng lực của mình. Cổ phần cũng giúp cho Công ty nâgn cao nguồn vốn chủ sở hữu, từ đó giúp cho hoạt động đầu tư kỹ thuật, công nghệ được dễ dàng hơn. 6. Tăng cường công tác quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Giá cả luôn được coi là công cụ đắc lực trong cạnh tranh. Để có một giá hợp lý trong cạnh tranh mà vẫn đảm bảo có lãi Công ty phải cố gắng hạ giá thành sản phẩm cũng như xây dựng được các mức giá mềm dẻo đảm bảo có lãi tuỳ theo sự biến động của các yếu tố, nhất là nguyên vật liệu đầu vào, ứng với từng giai đoạn, từng khách hàng…Phù hợp với mục tiêu chiến lược của kinh doanh. Muốn làm được điều này Công ty phải: - Thực hiện tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu, điện nước…tiến hành thu hồi tận dụng các phế phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm chính để sản xuất sản phẩm phụ sử dụng có hiệu quả tối đa nguồn nguyên liệu. Phải có biện pháp theo dõi quản lý chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu, tránh hiện tượng hao hụt, mất cắp. - Đối với các sản phẩm, công trình xây dựng công ty phải quản lý chặt chẽ nguồn nguyên vật liệu, chống thất thoát và cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, một phần để lấy được uy tín nâng cao vị thế cạnh tranh, một phần sẽ thu hồi được chi phí bảo hành làm giảm đi chi phí bán hàng góp phần tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mặt khác, tỉ suất chi phí đặc biệt là tỉ suất chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty là khá cao. Để quản lý tốt từng phòng ban, bộ phận cả quản lý hành chính lẫn sản xuất kinh doanh. Xây dựng các chỉ tieue khoán hợp lý nhất định Công ty không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn tăng được chất lượng công việc được giao. 7. Kiến nghị với Nhà nước. Công ty Sơn Hùng là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến khoáng sản và xây dựng địa chất, thuỷ lợi. Để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, phát triển vững mạnh đòi hỏi phải có nhiều vốn. Trong khi đó vốn ngân sách được cấp của Công ty rất ít không đủ đáp ứng để sản xuất kinh doanh. Nhưng nên có biện pháp cấp bổ xung vốn cho Công ty để Công ty có điều kiện trang bị thêm máy móc thiết bị…nhằm phát triển mạnh hơn. Hơn nữa trong những năm gần đây tỉ lệ tăng trưởng chung của nền kinh tế không cao, các doanh nghiệp Nhà nước sau khi đóng thuế thu nhập 32%, phần lợi nhuạn sau thuế hầu như chỉ đủ nộp thu trên vốn như vậy sẽ không có tích luỷ bổ sung tái sản xuất. Do vậy Nhà nước nên có những chính sách phù hợp để điều chỉnh lại mức thuế thu nhập doanh nghiệp, bởi với thuế suất 32% là hơi cao. Mặc dù thuế thu nhập doanh nghiệp rất quan trọng đối với các vấn đề phúc lợi xã hội nói chung, nhưng trong điều kiện khó khăn như hiện nay để kích thích tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ Nhà nước nên có sự điều chỉnh linh hoạt kịp thời. Bởi nếu chính sách của Nhà nước khong điều chỉnh phù hợp và kịp thời thì không khuyến khích được các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao lợi nhuận. Trên đây là một vài đề xuất kiến nghị xuất phát từ sự hiểu biết và tình cảm của tôi đến với Công ty. Rất mong rằng đó là những gợi ý tốt góp phần nâng cao lợi nhuận cho Công ty. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thì lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hơn nữa với cơ chế cạnh tranh tự do như hiện nay thì lợi nhuận thực sự đã trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh sắc bén nhất của các đơn vị kinh doanh. Do đó, việc không ngừng nâng cao lợi nhuận là một tiêu chí xuyên suốt trong quá trình sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận Công ty Sơn Hùng luôn cố gắng vươn lên tìm mọi cách để có cơ hội mang lại lợi nhuận. Thực tế cho thấy Công ty đã thành công trong bước đầu, lợi nhuận của Công ty trong những năm gần đây có xu hướng tăng, đây là một dấu hiệu tốt. Tuy nhiên tỉ lệ lợi nhuận so với doanh thu của Công ty đạt được là chưa cao, đứng trước vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý của Công ty đạt được là chưa cao, đứng trước vấn đề này đòi hỏi các nhà quản lý của Công ty phải có các biện pháp tác động phù hợp. Trong thời gian thực tập tại Công ty, dựa trên những thành công và tồn tại của Công ty cộng với sự hiểu biết của mình tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty. Tuy các giải pháp này còn mang nặng tính lý thuyết để thực hiện được đòi hỏi phải được cụ thể hoá chi tiết hơn nữa. Song tôi hy vọng rằng chúng sẽ phần nào đóng góp vào việc nâng cao lợi nhuận của Công ty. Vì trình độ bản thân còn hạn chế nên bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót em rất mong các thầy cô giáo cùng bạn đọc đóng góp ý kiến để bản luận văn này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn trực tiếp đã giúp đỡ để em hoàn thành bản luận văn này, đồng thời cho em gửi lời cảm ơn tới các anh chị, cô, chú, các bác phòng kế toán Công ty Sơn Hùng đã tạo điều kiện cho em trong thời gian thực tập tại Công ty. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán của Công ty Sơn Hùng 2. Chế độ mới về quản lý tài chính và cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, Bộ tài chính, NXB Tài chính 1996. 3. Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị quốc gia 1996. 4. Kinh tế học David Bett. 5. Lập đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, NXB Tài chính Hà Nội 1998. 6. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê 1997. 7. Tài chính doanh nghiệp thương mại, ĐHTM. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (59).doc