Luận văn Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn

Lời mở đầu Lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng quát có ý nghĩa vô cùng quan trọng tong việc đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Nâng cao lợi nhuận là mục tiêu kinh tế hàng đầu của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế thị trường, lợi nhuận là yếu tố quyết định sự tốn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi mặt của doanh nghiệp như đảm bảo tình hình tài chính vững chắc, tạo điều kiện nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, tăng tích luỹ đầu tư vào sản xuất kinh doanh, nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thời gian qua nền kinh tế việt nam đang chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Các doanh nghiệp chuyển hướng sang hạch toán kinh doanh tự chủ trong sản xuất kinh doanh, không còn được sự bao cấp của nhà nước như trước nữa. do đo, các nhà quản lý kinh doanh phải luôn quan tâm đến kết quả cuối cùng của đơn vị, họ đều ý thức được tầm quan trọng của việc nâng cao lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Đặc biệt trong nền kinh tế thi trường hiện nay, vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Hiệu quả sản xuất kinh doanh biểu hiện tập trung nhất đó là mức lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được , mức tăng doanh lợi của doanh nghiệp trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển và tăng trưởng kinh tế. Xuất phát từ vai trò to lớn của lợi nhuận, sau quá trình học tập và nghiên cứu tại HỌC VIỆN TÀI CHÍNH cùng với thời gian thực tập tại công ty vật tư và dịch vụ kỹ thuật hà nội, qua nghiên cứu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây, kết hợp với những kiến thức học tập tại tường, em đã đi sâu nghiên cứu đề tài : “Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn”. Nội dung của luận văn bao gồm ba phần : Chương I Lý luận chung về lợi nhuận trong doanh nghiệp chương II Thực trạng về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn chương III Các giải pháp góp phần nông cao lợi nhuận tại công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn Do thời gian thực tập có hạn và kiến thức còn nhiều hạn chế nên những vấn đề trình bày trong bài luân văn này không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các thầy cô giáo trong trường và các cô chú phòng tài chính kế toán của Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn RTD để bài viết của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cô chú phòng tài chính kế toán, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tiến sĩ Bùi Văn Vần đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.

doc86 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và các giải pháp góp phần tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty tăng lên. Cùng với sự gia tăng của doanh thu thuần, lợi nhuận gộp của công ty cũng đã tăng lên tỷ lệ tăng khá cao. So với năm 2003, lợi nhuận gộp năm 2004 tăng lên 765.054.139 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 15,1%. Điều này được coi là một tất yếu bởi mức tăng doanh thu là 9,65% nhưng mức tăng giá vốn hàng bán là 8,97%. Sự chênh lệch này đã làm cho lợi nhuận gộp năm 2004 tăng. Mặc dù vậy chi phí bán hàng cũng tăng 20.177.490 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,6 %, chi phí bán hàng tăng lên được coi là hợp lý bởi doanh thu tăng 9,65%. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3,26% với số tiền tăng là 20.177.490 đồng. Như vậy m, ức độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp là nhỏ so với mức độ tăng của doanh thu. Qua đây chứng tó công ty đã rất cố gắng trong việc quản lý chi phi, chú trọng tới việc tạo các mối quan hệ tốt đối với các đối tác. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng lên là 565.440.711 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 28,46%. Đây là tỷ lệ tăng khá lớn cho thấy hoạt động sản xuất của công ty về cơ bản là tốt, thấy được sự cố gắng toàn công ty. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, tuy nhiên hoạt động này không phỉa là hoatj động chính của công ty lên lợi nhuận từ hoạt động này tuy có giảm nhưng không ảnh hưởng nhiều tới tổng lợi nhuận của công ty có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như là: trong tổ chức công tác tài chính kế toán của công ty, công tác tài chính chưa được đánh giá đúng mức, đồng thời số cán bộ am hiểu về đầu tư chứng khoán còn hạn chế. Về lợi nhuận khác ta thấy thu nhập khác năm 2004 tăng so với năm 2003 kà 124.096.623 đồng và chi phí khác năm 2004 tăng 93.311.254 đồng, thu nhập khác tăng cao hơn so mức tăng của chi phí khác. Do đó làm lợi nhuận khác tăng 30.785.369 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 944,25%. Như vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính có sự giảm đáng kể còn lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động khác tăng nhưng do tỷ trọng của những hoạt động thu nhập cao gia tăng trong khi đó tỷ trọng của những hoạt động có thu nhập thấp giảm nên làm tổng lợi nhuận vẫn tăng. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 là 596.226.080 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 29,96%. Đây là một tốc độ tăng khá lớn thể hiện được những nỗ lực vượt bậc của công ty trong năm qua. Qua bảng kết quả hoạt động của công ty ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm sau cao hơn năm trước, đó là kết quả rất tốt đối với công ty. Trong tổng lợi nhuận thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác có xu hướng tăng còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm. Vậy công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý tài chính. Thông qua việc xem xét sơ lược tình hình tài chính và những kết qủ đạt được của công ty qua 2 năm chúng ta thấy được những thành tích cung như tồn tại cần khắc phục.Một số điểm nổi bật mà ta dễ nhận thấy là lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, chiểm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận là do trong những năm qua công ty đã chú trọng đến việc đầu tư trang thiết bị máy móc, đổi mới day truyền công nghệ nên các sản phẩm của công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Do vậy doanh thu thu được từ hạot đọng này hoạt động này có xu hướng tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính có xu hướng giảm, lợi nhuận từ hoạt động bất thường tăng. Trên đây là những đấnh giá sơ bộ về kết quả sản xuất kinh doanh năm 2003, năm2004 của công ty RTD. Để có cái nhìn rõ hơn ta đi sâu nghiên cứu tình hình thực hiện lợi nhuận cua công ty. 2.3 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất kinh doanh vì trong điều kiện hạch toán kinh doanh trong cơ chế thị trường doanh nghiệp có tồn tại và phát triển hay không điều quyết định doanh nghiệp có tạo ra được lợi nhuận không. Vì thế lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh kế quan trọng đồng thời là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói nên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù công ty còn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh xong công ty luôn cố gắng phấn đấu không ngừng vươn lên để được đạt kết quả tốt. Công ty từng bước mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm cũng như tìm kiếm đối tác mới, làm cho tổng lợi nhuận trướcthuếvà tổng doanh thu tăng lên đáng kể cụ thể như sau ( Bảng 2.3) Qua bảng số liệu ta thấy: tổng lợi nhuận của công ty năm 2003 đạt 2.317.778.743 đồng, năm 2004 đạt 3.014.022.491 đồng. Lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 tăng với số tiền là 669.243.748đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,96%. Tổng lợi nhuận tăng là dò công ty tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, các sản phẩm của công ty đã có tính cạnh tranh trên thị trường và có tính cạnh tranh cao so với các sản phẩm của các công ty khác. Trong tổng lợi nhuận thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh và lợi nhuận khác có xu hướng tăng, còn lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm. Cụ thể: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Năm 2003 và 2004 lợi nhuận từ hoạt động tài chính đều âm và có xu hướng giảm: năm 2003 lợi nhuận từ hoạt động tài chính là – 331.161.283 đồng, năm 2004 lợi nhuận – 461.964.320 đồng. Như vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2004 giảm so với năm 2003 là 130.083.037 đồng, tỷ lệ giảm 39,5%. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tổng lợi nhuận trước thuế. Sở dĩ có sự giảm như vậy là do năm 2004 số nợ của công ty đã tăng so với năm 2003 làm cho lãi vay tăng. Bộ phận kế toán của công ty chưa chú ý đến công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh là chủ yếu thì việc vay nợ để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh là điều đương nhiên. Một phần do việc mở rộng sản xuất mà lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh năm 2004 tăng so với năm 2003. Vậy lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm chưa hẳn đã tốt, nhưng trong thời gian tới công ty có biện pháp thích hợp để tăng lợi nhuận từ hoạt động tài chính mà vẫn đảm bảo được hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất. Lợi nhuận khác. Đây là khoản thu nhập bất thường mang tuính bất thường không ổn định. Năm 2004 khoản lợi nhuận này tăng 944,25% so với năm 2003, đây là tỷ lệ tăng rất lớn, Nếu như năm 2003 lợi nhuận khác của công ty là 3.260.300 đồng năm 2004 khoản này 34.045.669 đồng. Qua đó thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của công ty trong năm qua, với việc mở rộng quy mô sản xuất thì công ty tiến hàn thanh lý một số máy móc cũ thay vào đó là những máy móc mới hiện đại hơn có thể sản xuất các sản phẩm có chất lượng tốt giá thành hạ đáp ứng được nhu cầu thị trường.Vì vậy doanh thu từ những hoạt động này có xu hướng tăng. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 tăng so với năm 2003 là 696.243.747 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 30,04%.Tỷ lệ này khá lớn cho thấy hoạt động sản xuất của công ty về cơ bản là tốt. Như vậy trong tổng lợi nhuân thu được thì lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn, và có xu hướng tăng, lợi nhuận từ hoạt động khác có tăng nhưng không ổn định, còn lợi nhuận từ hoạt động TC luôn âm. Vì vậy, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi tình hình thực hiện lợi nhuận và những biện pháp phấn đấu tăng lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm năm 2004 của công ty RTD ta có bảng 2.4 Từ số liệu trên cho thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004tăng lên là 4.419.391.690 đồng với tỷ lệ tăng là 9,65%. Doanh thu tăng cho thấy thị trường tiêu thụ của công ty được mở rộng làm cho số lượng hàng hóa tăng , dấu hiệu tích cực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nhìn vào số liệu tổng hợp ta thấy giá vốn hàng bán cũng tăng năm 2004 tăng so với năm 2003 là 3.654.337.551 đồng với tỷ lệ tăng là 8,97%, giá vốn hàng bán tăng nhưng tốc độ tăng của vốn hàng bán không tăng bằng mức độ tăng của doanh thu. Chính điều này làm cho lợi nhuận gộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng với tỷ lệ cao, cụ thể là: Nếu như năm 2003 lợi nhuận gộp đạt được là 5.066.600.998 đồng thì năm 2004 lợi nhuận đạt là 5.831.625.137 đồng vậy lợi nhuận gộp năm 2004 tăng so với năm 2003 là 765.054.139 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,1%. Điều nàycùng là do sản lượng tiêu thụ thực tế tăng hoặc là do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay đổi theo chiều hướng tốt, đó là tăng tỷ trọng những mặt hàng có lợi nhuận đơn vị cao giảm tỷ trọng những mặt hàng có lợi nhuận đơn vị thấp. Từ đó ta có thể đánh giá là doanh nghiệp đã nắm bắt nhu cầu thị trường, ttổ chức công tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm tốt. Kết quả đạt được này cũng có thể do chất lượng sản phẩm sản xuất tăng làm cho giá bán đơn vị tăng, đó là sự cố gắng chủ quan của doanh nghiệp trong công tác quản lý chất lượng, công tác sản xuất. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng.Trong bảng ta thấy chi phí bán hàng năm 2004 tăng so năm 2003là 20.177.490 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 1,6% , trong khi đó chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 3,26%, chi phí bán hàng tăng bởi vì trong những năm gần đây để cạnh trang được với các công ty khác sản xuất sản phẩm cùng loại công ty RTD có những nghiên cứu nhằm mở rộng thị trường mở rộng quy mô hoạt động do vậy cho phí bán hàng tăng lên là điều không tránh khỏi, mặt khác chi phí bán hàng tăng với tỷ nhỏ so với tốc độ tăng của doanh thu. Đây cũng là nguyên nhân làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên, một dấu hiệu khả quan trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm2004 tăng so với năm 2003là 3,26% với số tiền là48.632.901 đồng. Khi mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là điều tất nhiên. Tuy nhiên, tốc độ tăng của chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhanh hơn tốc độ của chi phí bán hàng qua đó cho thấy doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý. Do vậy doanh nghiệp có những biện pháp giảm chi phí quản lý. Năm 2004 so với năm 2003 các chỉ tiêu doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng. Nhưng tỷ lệ tăng của doanh thu thuần là lớn nhất cho nên lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 tăng so với năm 2003 là 696.243.748 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 30,04%, tỷ lệ tăng này khá cao. Qua đây cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là rất khả quan, công ty cần phát huy. Để hiểu rõ hơn tình hình này ta cần đi sâu phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 2 năm qua như: 2.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ củacông ty qua 2 năm 2003 và 2004. Về tình hình sản xuất: Với dây chuyền thiết bị hiện đại nhập từ Đức và Trung Quốc, năng lức sản xuất của công ty không ngừng được nâng cao. Điều này thể hiện thông qua số lượng sản xuất và tiêu thụ qua các năm. Hiện nay công ty sản xuất thuốc thú y và thức ăn gia súc. Sản phẩm của công ty chủ yếu là tiêu thụ thị trường trong nước, một phần sản phẩm của công ty được đặt theo đơn đặt hàng. Về tình hình tiêu thụ: Lợi nhuận chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí doang nghiệp bỏ ra để doanh nghiệp đạt được doanh thu đó. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm lại phản áng kết quả hoạt động bán hàng, đó là nguồn thu chủi yếu để bù đắp chi phí và có lãi. Vì vậy nếu công ty tăng được doanh thu sẽ góp phần trực tiếp làm tăng lợi nhuận Bảng 2.5 Tình hìnhthực hiện doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 và năm 2004 của công ty RTD ĐVT: đồng Doanh thu Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ % Tỷ trọng Thuốc thú y 23.743.748.685 51,8 26.179.706.618 52,1 2.435.962.933 10,26 54,7 Thức ăn chăn nuôi 22.064.701.256 48,2 24.048.130.013 47,9 1.983.428.757 8,9 44,3 Tổng doanh thu 45.808.444.941 50.227.836.631 4.449.391.638 Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu năm 2003 đạt 45.808.444.941 đồng nhưng sang năm 2004 doanh thu tăng lên đạt 50.227.836.631 đồng, tăng 4.449.391.680 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 19,16%. Đây là một kết quả khả quan cho thấy sự phấn đấu của công ty. Đặc biệt trong điều kiện dịch cúm gia cầm xuất hiện gây không ít trở ngại cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty thì đây là điểm đáng khích lệ trong công tác tổ chức tiêu thụ hàng hoá. Trong năm 2004, công ty đã tìm hiểu và mở rộng thị trường tiêu thụ, mở rộng quan hệ với các đối tác để xúc tiến việc tiêu thụ sản phẩm đem lại doanh thu cao hơn trước. Cụ thể hơn ta xem xét doanh từng hoạt động sản xuất qua số liệu chi tiết ở bảng trên. Ta thấy doanh thu tiêu thụ thuốc chiếm tỷ trọng lớn năm 2003 chiếm tỷ trọng 51,8%, năm 2004 chiếm 52,1% và có xu hướng tăng lên. Năm 2004 doanh thu thuốc thú y tăng so với năm 2003 là 2.435.962.933 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,26%. Điều này chứng tỏ công ty có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thị trường, cũng như thị hiếu của khách hàng, sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ ra khắp cả nước. Còn về thức ăn chăn nuôi, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng, cụ thệ doanh thu thức ăn chăn nuôi năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.983.428.757 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 8,9%. Đây là biểu hiện tốt trong việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu và góp phần mang lại lợi nhuận cao cho công ty. Để hiểu sâu tình hình thực hiện doanh thu ta đi phân tích tình hình thực hiện kê hoạch tiêu thụ sản phẩm của từng nhóm mặt hàng. Trong năm 200 và năm 2004 mặt hàng thuốc kháng sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tốc tăng khá nhanh. Cụ thể năm 2003 doanh thu tiêu thụ là 14.065.829.907 đồng, năm 2004 doanh thu tiêu thụ là 14.938.748.939 đồng và hoàn thành vượt mức kế hoạch là 21,89%. Đây là mặt hàng chủ lực của công ty, vì vậy tăng được doanh thu và tỷ trọng mặt hàng này cho thấy công ty đã có nhiều nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của mình. Bảng 2.6: Tình hình thực hiện tiêu thụ sản phẩm năm 2004 của Công ty RTD ĐVT :Đồng Loại thuốc tiêu thụ Thực tế 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Kế hoạch Thực tế TT/KH % Số tiền Tỷ lệ ± 1.Thuốc kháng sinh 14.065.829.907 14.618.710.000 14.938.748.939 21,89 872.919.032 5,84 2.Thuốc kháng khuẩn 650.761.564 711.013.000 735.503.792 3,4 84.742.246 11,52 3.Thuốc bổ 995.683.237 1.052.094.000 1.106.300.678 5,15 110.617.441 10 4.Thuốc bổ xung và dinh dưỡng 3.720.257.164 3.409.905.000 4.903.403.086 43,79 1.183.145.922 24,12 5.Thuốc giải độc 761.889.568 783.036.000 801.070.154 2,3 39.180.586 4,89 6.Thuốc sát trùng 444.142.696 454.416.300 464.438.837 0,32 20.293.141 4,37 7.Thuốc kháng thể 3.105.179.567 3.120.240.000 3.230.241.112 3,5 125.061.565 3,87 Tổng cộng 23.743.743.685 24.149.405.300 26.179.706.618 Mặt hàng thuốc kháng khuẩn: mặt hàng này chiếm tỷ trọng không lớn lắm, tuy vậy doanh thu năm 2004 tăng 11,52% so với năm 2003 và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2004 là 3,4%. Như vậy mặc dù hoàn thành vượt ức kế hoạch năm 2004, nhưng công ty cũng cần phải quan tâm đến mặt hàng này để nâng cao tỷ trọng của mặt hàng. Thuốc bổ: mặt hàng này có tác dụng rất lớn đối với vật nuôi, nó làm cho vật nuôi lớn nhanh hơn. Tuy vậy mặt hàng này lại thu được doanh thu không lớn so với mặt hàng khác, mặc dù năm 2004 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 5,15% và tăng so với năm 2003 là 110.617.441 đồng tương ứng với tỷ lệ là 10% Thuốc bổ xung và dinh dưỡng: mặt hàng này chiếm tỷ trọng cao sau mặt hàng thuốc kháng sinh và doanh thu năm 2004 tăng 183.145.922 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 24,12%. Như vậy năm 2004 công ty đã chú trọng đến mặt hàng này nhiều hơn, và kinh doanh mặt hàng này có hiệu quả hơn. Đây là biểu hiện tốt trong việc thực hiện chỉ tiêu doanh thu và góp phần tăng lợi nhuận của công ty. Thuốc giải độc và sát trùng: đều hoàn thành kế hoạch năm 2004và năm 2004 doanh thu đều tăng so với năm 2003 nhưng tốc độ tăng không lớn, thuốc giải độc tăng 4,89% tương ứng với số tiền 39.180.856 đồng, còn thuốc sát trùng tăng 4,37% tương ứng với số tiền 20.296.141 đồng. Tuy tỷ lệ tăng của 2 mặt hàng này không lớn nhưng cũng góp phần làm tăng doanh thu của công ty. Thuốc kháng thể: đây là loại thuốc có thời gian sử dụng tương đối ngắn so với các loại thuốc khác nên khối lượng sản xuất ra vừa đủ đáp ứng nhu cầu thị trường, hơn nữa những năm gần thuốc kháng thể được sử dụng nhiều để hạn chế dịch cúm gia cầm. Doanh thu tiêu thụ năm 2003 là 3.105.179.567 đồng đến năm 2004 đã tăng lên đến 3.230.241.132 đồng với tốc độ tăng là 3,87% tương ứng với số tiền tăng là 125.061.565 đồng. Như vậy doanh thu năm 2004 các mặt hàng đều tăng so với năm 2003 và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2004. Sở dĩ do vậy năm 2004 công ty đã từng bước cải tiến dây chuyền sản xuất cũ mạnh dạn áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy công tác tiêu thụ sản phẩm… Đây là kết quả đáng ghi nhận Đối với thức ăn chăn nuôi: Thức ăn chăn nuôi có tác dụng lớn đối với cơ thể vật nuôi, làm cho vật nuôi tăng nhanh và góp phần đem lại hiệu quả cao cho bà con chăn nuôi. Công ty chủ yếu sản xuất thức ăn cho lợn, vịt, ngan, gà… Sản phẩm này của công ty được tiêu thụ hầu hết ở các vùng trong cả nước và được bà con tin dùng. Trong thời gian qua công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, áp dụng nhiều biện pháp tiêu thụ như đơn đặt hàng, phân phối trực tiếp, lập các đại lý…Vì vậy doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1.983.428.7576 đồng tương ứng với tỷ lệ là 19,16%. Tỷ lệ tăng này cũng khá cao, tuy vậy doanh thu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi chiếm tỷ trọng khoong lớn trong tổng doanh thu. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần đưa ra các giải pháp phù hợp để làm tăng doanh thu của thức ăn chăn nuôi, như thực hiện các chương trình marketing, quảng cáo… để từ đó góp phần nâng cao tổng lợi nhuận của công ty. Để đạt được những thành tích trên công ty đã thực hiện hang loạt những biện pháp như sau. Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, đáp ứng toot nhu cầu của khách hàng, công ty luôn chú trọng đến chất lượng sản phẩm, công ty có chế độ thưởng phạt để thắt chặt và giằng buộc trách nhiệm của công nhân, sản phẩm của công ty phải trải qua nhiều khâu kiểm tra chất lượng. Công ty đã tận dụng khai thác triệt để và có hiệu quả năng lực sản xuất hiện có nhu cải tiến thiết bị máy móc v.v.. Công ty đã áp dụng những biện pháp tích cực để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm: Tham gia các triển lãm, hội chợ. Kết quả là sản phẩm công ty đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt. Tuy nhiên, để thấy được sự biến động của lợi nhuận một cách đầy đủ hơn ta phải đi sâu vào phân tích tình hình quản lý chi phí tại công ty, nhân tố quyết định tới sự tăng giảm lợi nhuận. 2.3.2 Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của công ty năm 2003-2004 Đối với bất cứ doanh nghiệp nào, để tăng lợi nhuận thì biện pháp hữu hiệu không thể thiếu là thực hiện giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ những khoản chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ và chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để thực hiện sản xuất cho một thời kỳ. Đặc biệt đối với công ty RTD là một doanh nghiệp sản xuất là chủ yếu thì việc quản lý chi phí càng trở nên quan trong. Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh nghiệp, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, chi phí này tăng lên sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Do vậy quản lý chi phí và hạ giá thành luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của của tất cả các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Giảm được chi phí hạ giá thành sản phẩm đồng nghĩa với giảm chi phí cá biệt của doanh nghiệp và tăng lợi nhuận. Sau đây sẽ đi phân tích tình hình thực hiện chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty RTD qua bản số liệu sau: (Bảng 2.7 Tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của công ty) BẢNG 2.7 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ KINH DOANH CỦA CÔNG TY ĐVT: đồng Yếu tố chi phí Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2004/2003 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ lệ % 1.Giá vốn hàng bán 40.741.843.943 93,68 44.396.181.494 94,04 3.654.337.551 8,97 2.Chi phí bán hàng 1.258.197.097 2,89 1.278.374.587 2,7 20.177.490 1,6 3.Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.490.625.158 3,43 1.539.258.059 3,26 48.632.901 3,26 Cộng 43.490.267.196 100 47.211.814.140 100 3.723.147.942 Qua bảng phân tích trên ta thấy chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty được cấu thành bởi các khoản mục chi phí bán hàng, gía vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp. Xét trên sự gia tăng của gia vốn hàng hóa trong 2 năm qua cho thấy giá vốn hàng hóa tăng lên 3.654.337.551 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 8,97% tuy nhiên chưa thể khẳng định giá bán tăng lên là bất hợp lý bởi vì doanh thu thuần về hàng bán và cung cấp dịch vụ tăng thì giá vốn hàng bán năm 2004 tăng là tất yếu. Xét trên góc độ tăng doanh thu là 9,65% mà tốc đọ tăng của giá vốn hàng bán là 8,97% thì tốc độ tăng của giá vốn hàng bán là hợp lý, làm cho lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng, hơn nữa tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh là rất cao 93,68%. Vì vậy nhân tố này ảnh hưởng có tính chất quyết định đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nhân tố này phụ thuộc vào giá mua, chi phí mua, thuế. Vì vậy, bên cạnh việc chủ động tìm hiểu nguồn hàng để mua hàng với giá thấp nhất thì công ty phải xem lại chi phí cho việc thu mua, vận chuyển hàng hóa, giảm giá vốn hàng bán đống một vai trò quan trọng để tăng lợi nhuận. Qua tìm hiểu thực tế cho ta thấy rằng đã có những cố gắng chủ quan trong việc tìm nguồn hàng mua có giá mua thấp, chất liệu phù hợp. Nhưng bởi vì nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là nhập ngoại, nên quá trình bảo quản vận chuyển khó, chi phí vận chuyển tăng, thuế thu nhập cũng tăng làm cho giá vốn hàng bán tăng. Chi phí bán hàng của công ty năm 2004 tăng là 20.177.490 đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng là 1,6%. Chi phí bán hàng tăng lên chưa thể khẳng định là hợp lý hay không bởi doanh thu bán hàng của công ty trong năm là tăng cao. Tuy nhiện việc chi phí bán hàng tăng quá lớn sẽ làm giảm lợi nhuận của công ty, so với tỷ lệ tăng của doanh thu thì tỷ lệ tăng của chi phí bán hàng là nhỏ. Qua đó công tác tiêu thụ hàng hóa của công ty không tốn kém và việc quản lý chi phí này tương đối tốt. Đối với khoản chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm 2004, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng so với năm 2003 là 48.632.901 đồng tỷ lệ tăng là 3,26%, chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí năm 2004. Chi phí này tăng một lượng không lớn chứng tỏ công ty đã quản lý hiệu quả chi phí này. Vậy xét một cách tổng quát tình hình thực hiện chi phí kinh doanh của công ty ta thấy công tác quản lý chi phí của công ty nhìn chung là tốt, các chi phí đều tăng nhưng là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến nâng cấp tài sản cố định. Nhưng công ty cũng cấn quản lý tốt hơn các khoản chi nguyên vật liệu trong giá vốn hàng bán nhằm tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận. 2.3.3 Tình hình quản lý và sử dụng vốn của Công ty trong năm 2004 Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của kinh tế thị trường, khi các doanh nghiệp đều được tự chủ trong kinh doanh và tự chủ về mặt tài chính thì mặt huy động vốn mới chỉ là bước đầu, vấn đề quan trọng là phân bổ và sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đây là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu xem xét. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ nguồn lực mà doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tính đến 31/12/2004 vốn kinh doanh của công ty là 29.414.470.148 đồng trong đó: vốn cố định (VCĐ) 7.356.407.771 đồng, vốn lưu động (VLĐ) 20.244.748.248 đồng . Xem xét tình hình sử dụng vốn và quản lý của Công ty Vốn cố định Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCD mà doanh nghiệp sử dụng vào sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Toàn bộ TSCĐ của công ty là TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình, TSCĐ phi tài chính, nguyên giá, giá trị còn lại, số đã khấu hao TSCĐ của Công ty năm 2004 được thể hiện qua bảng số liệu sau Bảng 2.8: Tình hình tăng giảm TSCĐ của Công ty năm 2004 Qua bảng số liệu ta thấy cuối năm 2004 nguyên giá TSCĐ của công ty là 9.860.103.419 đồng, nguyên giá còn lại là 7.356.407.771 đồng, chiếm tỷ lệ 216,46% .Trong khi đó đầu năm TSCĐ là 7.945.421.014 đồng chiếm 280,38% trong tổng nguyên giá TSCĐ. Như vậy công ty đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ làm tăng quy mô vốn, nhưng TSCĐ cuối năm lại nhỏ hơn đầu năm chứng tỏ khấu hao rất lớn. Với việc mở rộng quy mô sản xuất thì khấu hao tăng lên là đương nhiên. Đối với TSCĐ hữu hình, đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TSCĐ, cuối năm 2004 TSCĐ hữu hình tăng so với đầu năm là 1.864.862.405 đồng trong khi đó tài sản còn lại hữu hình đầu năm là 4.966.120.536 đồng chiếm 91,94% tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình, cuối năm là 5.183.872.705 đồng chiếm 94,44% tổng nguyên giá TSCĐ hữu hình. Từ đó có thể đánh giá công ty đầu từ vào tài sản hữu hình mua sắm máy móc trang thiết bị. Nhu vậy công ty rất đầu tư cho tài sản phục vụ cho sản xuất, điều này giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Cuối năm công suất máy so với đầu năm tăng, sản xuất sản phẩm tăng làm cho doanh thu tiêu thụ tăng. Với việc sử dụng triệt để tài sản hữu hình của mình để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, điều này có ý nghĩa thực tiễn mỗi một mặt hàng nâng cao năng lực sản xuất. Đối với TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, cuối năm nguyên giá không tăng so với đầu năm tuy nhiên khấu hao tăng nên giá trị còn lại của chúng giảm về cuối năm. Chứng tỏ công ty không quan tâm tới đầu tư TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Đối với TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính cuối năm nguyên giá không tăng so với đầu kỳ, tuy nhiên khấu hao tăng giá trị còn lại của chúng giảm về cuối năm.Chứng tỏ công ty không quan tâm đến đầu tư TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính, trong khi đó TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính cuối năm giảm so với đầu năm. Chứng tỏ quá trình sử dụng nhiều hơn. Tóm lại, trong thời gian qua công ty đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ. Tuy nhiên vốn cố định chiếm tỷ trọng nhỏ đây là một điều không phù hợp với doanh nghiệp đi sâu vào sản xuất kinh doanh, do vậy doanh nghiệp sẽ gặp phải những khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. Tuy nhiên để có những đánh giá đúng đắn ta đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng vốn cố định Qua bảng số lượng ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định trong sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004 là 5,50% có nghĩa là cứ 1 đồng vốn cố định tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ góp phần tạo ra 5,5đồng, tăng 0,21 đồng so với năm 2003, tương ứng với tỷ lệ tăng là 29,96%. Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hai năm qua đều thấp nhưng có xu hướng tăng chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên trong thời gian tới công ty phỉa có biện pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn cố định. Hiệu suất sử dụng vốn cố định cuar công ty năm 2004 là 5,6%, nghĩa là cứ một đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tạo ra 5,6 đồng doanh thu. So với năm 2003hiệu suất svoonshieeujTSCĐ giảm 0,83 đồng tướng ứng với tỷ lệ giảm 12,9%. Điều này chứng tỏ công tác quản lý và sử dụng TSCĐ của công ty là không tốt, Hiệu quả sử dụng TSCĐ ngày càng giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty.Cũng tuef bảng số liệu trên ta thấy tỷ xuất lợi nhuận TSCĐ năm 2004 là 28,33%và năm 2003 là 23% như vậy năm 2004 tỷ suất lợi nhuận VCĐ tăng so với năm 2003. Điều này là do lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 Vốn lưu động Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư hình thành nên các tài sản lưu động sản xuất, tài sản lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên liên tục. Công ty RTD với đặc điểm là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất là chủ yếu nhưng lại có số lưu động tương đối lớn trong tổng số vốn kinh doanh. Cơ cấu vốn lưu động được thể hiện qua bảng sau, bảng 2.10. Tính đến ngày 31/12/2003 tổng vốn lưu động của công ty là 18.327.447.347(đồng) trong đó vốn dự trữ là 10.310.703.980 đồng., choieems 56,26%vốn lưu động , vốn trong khâu sản xuất là 132.317.482 đồng chiếm 0,72%, còn vốn trong khâu lưu thông là 7.884.425.885 đồng chiếm 43,02%. Kết cấu trên có thể nói là chưa hợp lý bởi vì vốn trong sản xuất chiếm tỷlệ thấp nhất, vốn dự trữ lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu thông thì các khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng rất cao là 60,26%.Qua bảng số liệu trên ta thấy vốn của công ty bị ứ đọng nhiều, vốn của khách hàng chiếm dụng lớn. Cuối năm 2004 vốn lưu động của công ty có sự thay đối đáng kể tăng 42,97%, vốn dự trữ cũng tăng nhưng không đáng kể. Việc tăng vốn lưu thông chủ yếu là do vốn thanh toán tăng trong đó cacskhoanr phải thu từ khách hàng tăng nhanh nhất. Sở dĩ có điều này là do công ty thực hiện tiêu thụ theo hình thức bán trước trả tiền sau. Bên cạnh đó khi mua nguyên vật liệu công ty phải ứng trước một khoản tiền từ đó giảm hiệu quả sử dụng vốn. Với việc lưu giữ một lượng vốn lưu thông quá lớn lại không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh, phần lớn nằm trong các khoản phải thu đã làm tăng nhu cầu vốn lưu động đòi hỏi công ty phải vay nợ để đáp ứng nhu cầu về vốn do đó lãi vay tăng là điều đương nhiên. Như vậy tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của công ty luôn được nâng cao công ty đã sử dụng ngày càng có hiệu quả tài sản của mình. Về cơ bản, tình hình quản lý hai loại vốn trên là tốt, điều đó góp phần nâng cao hiệuquả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng vốn lưu động là chưa cao. Qua phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận ta có thẻ đưa ra nhận xét là Tổng lợi nhuận năm 2004 tăng so với 2003, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều biến triển tốt. Tuy nhiên điều này chưa thể đánh giá chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. 2.4 Tình hình thực hiện tỷ suất lợi nhuận năm 2004 của công ty RTD. Như ta đã biết lợi nhuận tuyệt đối không phải là chỉ tiêu duy nhất để đánh giá chất lượng lợi nhuận kinh doanh của một doanh nghiệp. Bởi lợi nhuận phụ thuộc và nhiều nhân tố, có những yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, để đánh giá chất lượng hoạt động của một doanh nghiệp ngoài lợi nhuận tuyệt đối ta cần phải xem xét tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp. Bảng2.10 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn kinh doanh. Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Qua số liệu bảng 10 ta thấy năm 2004: Cứ 100đồng vốn bỏ vào sản xuất kinh doanh công ty 6,7 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2003 tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là 5,7%. Điều này chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn của công ty năm 2004 tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt, đó là do quy mô vốn kinh doanh tăng, việc quản lý vốn cố định tố và cả sự nỗ lực của công ty, Nhưng trong những năm tới công ty cần cố gắng hơn nữa để tăng tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận giá thành đây là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận tu được và chi phí bỏ ra. Năm 2003 tỷ suất lợi nhuận giá thành là 3,3%, năm 2004 là 3,9%. Nghĩa là năm 2003, cứ 100 đồng chi phí mà công ty bỏ ra thu về được 3,3 đồng lợi nhuận sau thuế, Năm 2004 thu về 3,9 đồng. Tỷ suất lợi nhuận giá thành không cao nhưng có xu hướng tăng. Như vậy, kết quả kinh doanh của công ty rất khả quan và có xu hướng đi lên. Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. Năm 2004 tỷ suất lợi nhuân sau thuế doanh thu bán hàng của công ty là 3,7% năm 2003 chỉ tiêu này là 3,1%.Như vậy tỷ suất lợi nhuận sau thuế doanh thu tăng so năm 2003 là 19,35% Đây là một biểu hiện tốt tuy nhiên tỷ suất này không cao. 2.5 Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty RTD 2.5.1 Những kết quả đạt được Năm 2004 , tổng vốn kinh doanh tăng so với năm 2003 điều này cho thấy công ty đã từng bước mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận tăng, doanh thu tăng tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty nói chung là tốt. Hiệu suất sử dụng vốn là tương đối tốt nhất là vốn cố định. Điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên đều được cải thiện đáng kể. Nhìn chung, Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty năm 2004 có nhiều biểu hiện tốt so với năm 2003. 2.5.2 Những mặt tồn tại . -Vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều. -Công tác quản lý chi phí của công ty chưa thực sự hiệu quả. -Các khoản phải thu chiêm tỷ trọng quá cao trong tổng vốn lưu động. CHƯƠNG III CÁC GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong năm tới. Trên cơ sở đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong hai năm 2003 và 2004 cùng với những điều kiện vốn có của mình, công ty nhận định để tồn tại và phát triển là phải tìm ra hướng đi đúng đắn phù hợp với điều kiện hiện tại của công ty. Việc tìm ra một hướng kinh doanh thích hợp để có một thị trường vững chắc và vị trí tương xứng là mục tiêu phương hướng của công ty trong những năm tới. Công ty cần phải cải thiện được tình hình kinh doanh và nâng cao chất lương hoạt động của mình. Trước mắt công ty cần duy trì đã đạt được, củng cố và phát triển hơn nữa các mặt đó làm cơ sở cho phương hướng kinh doanh tiếp theo. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và phương hướng phát triển của mình, mục tiêu cụ thể của công ty trong năm 2004 là : -Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phải có lợi nhuận cao, phấn đấu tăng lợi nhuận hoạt động tài chính. -Doanh thu bán hàng đạt trên 100 tỷ đồng -Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên trên một triệu đồng. Từng bước cải thiện điều kiện làm việc và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên. -Thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý chi phí, giảm bớt các khoản chi phí gián tiếp, các khoản chi phí bất hợp lý. -Nâng cao nhận thức tư duy về kinh doanh và khả năng nắm bắt nhu cầu trong cơ chế thị trường cho cán bộ công nhân viên để kịp thời với những biến động của thị trường và tự tin hơn trong kinh doanh. -Tăng cường giáo dục, đào tạo nâng cao, đào tạo lại cho phù hợp với nhiệm vụ mới nhằm nâng cao chất lượng làm việc cho cán bộ công nhân viên. -Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường nhằm cung cấp những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn. - Tập trung thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế bớt các khoản vốn bị khách hàng chiếm dụng. -Trả bớt các khoản nợ đối với ngân hàng nhằm giảm hệ số nợ, đảm bảo độc lập và an toàn tài chính. 3.2 một số biện pháp chủ yếu góp phần phấn đấu tăng lợi nhuận tại công ty RTD . Theo phần lý luận ở chương I thì lợi nhuận của công ty chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Do đó, để nâng cao lợi nhuận các công ty phải nghiên cứu tìm ra nhiều giải pháp thích hợp tác động vào từng nhân tố cụ thể. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và điều kiện cụ thể của mình, các công ty khác nhau thường có các giải pháp khác nhau. Đối với công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghệ Nông Thôn với đặc thù kinh doanh của mình có thể áp dụng các giải pháp sau: 3.2.1 Tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vấn đề tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng tới sự gia tăng lợi nhuận của công ty bởi vì doanh thu có cao thì lợi nhuận mới cao được. Do đó, để tăng lợi nhuận trước hết phải tăng doanh thu. Muốn tăng doanh thu, công ty cần tập trung vào một số biện pháp sau: 3.2.1.1 Mở rộng và đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh. Có thể nói, đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh là một trong những chiến lược rất hiệu quả và được áp dụng khá phổ biến ở các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Một doanh nghiệp chỉ kinh doanh một hoặc một số mặt hàng thì rất khó tăng doanh thu. Do đó, công ty phải không ngừng đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng mới nhằm tăng doanh thu. 3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác bán hàng. Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ có lớn thì doanh thu mới cao được và ngược lại khối lượng tiêu thụ nhỏ thì doanh thu không thể cao được. Công ty nên xây dựng tốt hệ thống dịch vụ sau bán hàng thì khả năng tiêu thụ hàng hoá sẽ được tăng nhanh. 3.2.1.3 áp dụng các phương thứ thanh toán hợp lý. Công tác thanh toán tiền hàng cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng doanh thu bán hàng. nếu công ty chỉ duy trì mỗi hình thức thanh toán ngay bằng tiền mặt thì sẽ không khuyến khích được tiêu thụ hàng hoá và hàng hoá của công ty sẽ dễ bị ứ đọng. Vì vậy, công ty cần nghiên cứu, cân nhắc để có nhiều phương thức thanh toán thích hợp, lựa chọn phương thức thanh toán có hiệu quả nhất vừa tăng được doanh thu bán hàng, vừa đảm bảo thu hồi tiền hàng. Hiện nay, công ty thường áp dụng phương thức thanh toán chậm, cung cấp hàng trước thanh toán sau. Với phương thức thanh toán như vậy, sẽ làm cho vốn của công ty dễ bị chiếm dụng, trong khi đó bản thân công ty lại phải đi vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công ty nên có các phương thức thanh toán hợp lý như yêu cầu khách hàng trả tiền trước với một tỷ lệ nhất định, yêu cầu khách hàng đặt cọc, thế chấp,… nhưng cố gắng làm sao vẫn giữ được mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và công ty vẫn có lợi trong hoạt động kinh doanh. 3.2.1.4 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường việc sản xuất cái gì và sản xuất như thế nào đều do thị trường quyết định. Mặt khác nhu cầu thị trường thường xuyên thay đổi cho nên doanh nghiệp nào linh hoạt điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp thì sẽ phát triển, ngược lại sẽ bị đào thải. Vì vậy công ty không thể xem nhẹ công tác nghiên cứu thị trường vì điều này sẽ giúp cho công ty thích nghi và thoả mãn nhu cầu thị trường.Công ty cần tập trung cho công tác này thông qua việc thành lập ban maketinh để thực hiện công tác nghiên cứu thị trường về chủng loại, giá cả, các yêu cầu dịch vụ kèm theo. Cần thực hiện tốt công tác hỗ trợ bán hàng, để thực hiện tốt cần đào tạo, nâng cao kiến thức về thị trường cho đội ngũ cán bộ công nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán hàng, nhân viên nghiên cứu thị trường. Hơn nữa nên thiết lập quan hệ chặt chẽ giữa ban maketinh và các phòng ban chuyên môn để xây dựng chiến lược tiêu thụ hàng hoá. 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng ngược chiều đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty cho nên việc giảm các khoản chi phí đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận nếu các yếu tố khác không thay đổi. Qua phân tích ở chương II cho thấy chi phí hoạt động kinh doanh của công ty tăng quá cao. Do đó, để làm giảm chi phí trong năm tới công ty cần thực hiện các biện pháp sau: 3.2.2.1. Lựa chọn nguồn cung cấp thích hợp. Công ty phải chủ động trong việc mua hàng đầu vào, cần có đội ngũ chuyên môn để nghiên cứu tìm hiểu thị trường trong nước và thị trường nước ngoài để từ đó lựa chọn nguồn cung cấp tốt nhất với số lượng và giá cả phù hợp. Đội ngũ chuyên gia này phải am hiểu sâu về các lĩnh vực vật tư kỹ thuật, đồng thời phải am hiểu thị trường. Có như vậy công ty mới dễ dàng thẩm định được chất của các sản phẩm và xác định được giá mua hợp lý. Bởi trong điều kiện giá bán đầu ra không thay đổi, nếu giá mua đầu vào thấp hơn thì sẽ làm cho giá vốn hàng bán giảm đi. Chúng ta đều biết rằng trong giá vốn hàng bán bao gồm giá mua, chi phí mua và thuế nhập khẩu. Với những nhân tố mang tính khách quan thì công ty khó có thể thay đổi để giảm giá vốn. Nhưng công ty lại có thể chủ động giảm giá mua bằng cách tìm các nguồn hàng có giá mua thấp nhất. Ngoài ra công ty phải hết sức lưu ý đến chi phí mua. Đó là các khoản chi phí bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bảo hành, chi phí bốc dỡ, bảo quản,…Công ty phải cân nhắc tính toán sao cho tổng giá mua và chi phí mua là thấp nhất. Tránh tình trạng công ty mua được hàng với giá mua rẻ nhưng các chi phí mua lại quá cao làm cho giá vốn tăng cao. Do đó, công ty cần lựa chọn địa điểm mua hàng, phương tiện vận chuyển, bảo quản hàng hoá sao cho tối thiểu hoá được chi phí. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả của việc hạ thấp chi phí, công ty nên có chế độ khen thưởng phù hợp với những cá nhân có sự nổ lực trong việc giảm chi phí cho công ty như tìm được nguồn hàng cung cấp với giá rẻ, phương tiện vận chuyển rẻ nhất, từ đó giúp họ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc tiết kiệm chi phí. 3.2.2.2 Tăng cường việc kiểm tra giám sát đối với việc sử dụng chi phí của công ty. Đối với các khoản chi tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…là các khoản chi dễ bị sử dụng thiếu ý thức tiết kiệm, rơi vào tình trạng lãng phí hoặc lợi dụng làm việc tư. Vì vậy, công ty cần đề ra các nội quy quy định việc sử dụng các khoản chi phí này sao cho tiết kiệm nhất. Việc sử dụng phải đúng mục đích phục vụ cho công việc cua công ty. Bên cạnh đó công ty cần phải có các biện pháp nâng cao ý thức tiết kiệm cho toàn bộ công nhân viên trong quá trình sử dụng, mỗi cá nhân phải có ý thức tự góp phần vào lợi ích chung của công ty, không dùng phương tiện chung để phục vụ lợi ích riêng. Chi phí bằng tiền khác của công ty bao gồm : chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi công tác phí, văn phòng phí, chi thủ tục hành chính,…chi phí bằng tiền tuy không trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hoá nhưng nó có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Các khoản chi phí này rất dễ bị lạm dụng trong chi tiêu, chi tiêu quá định mức, quá kế hoạch, lợi dụng việc công chi cho việc tư. Vì vậy, công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ. Trong điều kiện công ty ngày càng mở rông quy mô hoạt động và mở rộng quan hệ với các đối tác thì các khoản chi bằng tiền tăng lên là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, việc tăng các khoản chi phí này phải hợp lý, phục vụ cho các hoạt động của công ty, không được lãng phí. Do đó, công ty cần xem xét một cách kĩ lưỡng để xây dựng một định mức một cách cụ thể và thích hợp dựa trên nguyên tắc tiết kiệm nhưng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong thời gian tới, các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí sản xuất chung công ty nên quản lý theo dự toán. bởi các khoản chi phí này rất khó xây dựng định mức. Để quản lý tốt các khoản chi này, công ty nên lập ra các bảng dự toán. các bảng này được xây dựng dựa trên số liệu thống kê kinh nghiệm của các thời kỳ trước để ấn định nội dung chi tiêu, ấn định khung chi tiêu cho từng khoản mục. Dựa theo bảng dự toán này, trong quá trình thực hiện công ty nên tiến hành cấp phát chi tiêu theo nội dung của bảng dự toán. dựa vào dự toán để xác minh các khoản chi phí vượt dự toán và ngoài dự toán, xác định các khoản chi phí không đúng nội dung và kém hiệu quả. 3.2.3 Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn hợp lý, giảm hệ số nợ. Hiện nay mọi doanh nghiệp đều phải tự hạch toán kinh doanh độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh , nhà nước không can thiệp quá sâu vào hoạt động kinh doanh của công ty. Do vậy, việc trông chờ vào nguồn vốn của nhà nước là không thể. Vì vậy, trong thời gian tới để tăng vốn chủ sở hữu, giảm hệ số nợ công ty nên thực hiện các giải pháp sau : -Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong công ty theo các dự án, chương trình nhất định hay hình thức người lao động muốn làm việc tại công ty phải đóng góp một số vốn nhất định, từ đó góp phần làm tăng vốn lên, đồng thới nâng cao được ý thức tách nhiệm của người lao đông trong công ty. Tuy nhiên, hình thức này có những giới hạn nhất định bởi thu nhập của cán bộ công nhân viên hiện nay còn thấp và số lượng lao động của công ty không nhiều. -Tăng cường thu hồi các khoản nợ không để vốn bị khách hàng chiếm dụng quá lớn và lâu bởi một mặt công ty phải đi vay nợ để tài trợ cho nhu cầu vốn kinh doanh trong khi lại để khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn và lâu như vậy là không hợp lý. Cho nên giảm bớt các khoản phải thu sẽ giải phóng một lượng vốn lớn cho công ty để tài trợ cho các nhu cầu vốn trong kinh doanh, hạn chế được vay nợ và có tiền để thanh toán các khoản nợ đối với khách hàng. -Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, đặc biệt là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, phải có cách sở dụng đem lại hiệu quả. 3.2.4 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty cần tập trung vào các biện pháp sau : -Đối với các khoản phải thu: do việc tiêu thụ theo đơn đặt hàng nên trong các hợp đồng ký kết thì công ty nên quy định rõ phương thức và thời hạn trả tiền cụ thể, các điều khoản vi phạm hợp đồng, thời hạn thanh toán và các điều kiện liên quan. Đồng thời công ty cần nghiên cứu để đưa ra các giải pháp thu hồi nợ đúng kỳ hạn đồng thời vẩn giữ được các mối quan hệ tốt đẹp với bạn hàng. công ty nên cử cán bộ chuyên trách khâu thu hồi nợ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đốc thúc thu hồi nợ. Bên cạnh đó là những khoản nợ quá hạn khó đòi thì cần có biện pháp thường xuyên theo dõi, đôn đốc để thu hồi nợ đúng kỳ hạn. quy định những khoản trong một thời hạn nhất định, nếu quá hạn thì chủ nợ phải chịu phạt bằng cách tính theo lãi vay nhất định. nếu khách hàng vẩn dây dưa không chịu trả nợ thì công ty có thể áp dụng các biện pháp cứng rắn nếu thấy cần thiết. Những khoản nào không có khả năng thu hồi thì công ty có thể xoá sổ để khỏi tốn kém chi phí theo dõi, quản lý. Việc thu hồi nợ nhanh chóng sẽ giúp cho công ty quản lý đơn giản hơn, giảm được các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lý nợ, đồng thời làm cho việc sử dụng vốn linh hoạt hơn và hiệu quả hơn. -Định kỳ tiến hành kiểm kê, kiểm soát để đánh giá chính xác số vốn lưu động hiện có để kịp thời điều chỉnh những chênh lệch giữa thực tế và sổ sách kế toán. -Do công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ nên công ty cần phải lưu ý mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý tránh tình trang lưu trữ quá nhiều dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. đảm bảo mức dự trữ hàng hoá hợp lý và phải có biện pháp quản lý tốt hàng tồn kho, đẩy nhanh tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, công ty cần nghiên cứu để có nhiều giả pháp thích hợp nhằm nâng cao mọi mặt hoạt động của công ty. 3.3. Một số kiến nghị. Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích thực trạng hoạt động của công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn trong hai năm qua cùng với những giải pháp đã đưa ra, là sinh viên thực tập tại công ty em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiên sau: - Công ty nên xác định tỷ lệ vốn lưu động theo phần trăm doanh thu. Công ty nên tính toán số vốn lưu động cần thiết hiện nay cho thích hợp. Trên cơ sở đó, dựa vào khả năng tăng doanh thu dự báo trong năm để tính toán xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho năm tới, tránh tình trạng xác định vốn lưu động quá cao gây nên tình trạng ứ đọng vốn hoặc vốn lưu động quá thấp không đáp ứng yêu cầu trong kinh doanh. -Công ty nên xây dựng một chính sách tín dụng thương mại một cách có hiệu quả. chính sách tín dụng thương mại này một mặt phải kích thích được tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu đồng thời vẩn đảm bảo cho công ty thu hồi nợ đùng kỳ hạn và tạo nên mối quan hệ mật thiết với các khách hàng mua sản phẩm của công ty. -Cần xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty. Hệ thống chỉ tiêu này nên xây dựng một cách đơn giản, dễ hiểu đồng thời vẩn phản ánh chính xác, đầy đủ tình hình tài chính của công ty. Hàng năm, công ty nên thực hiện tính toán đánh giá váo cuối mỗi quý, 6 tháng hoặc cuối năm để đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty. -Công ty nên xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn. kế hoạch tài chính này phải sát với hoạt động thực tế của công ty , đảm bảo cho công ty chủ động trong mọi hoạt động, không bị động trong các hoạt động tài chính. -Công ty nên đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh thông qua các hệ số về khả năng thanh toán, mức độ tác động của đòn bẩy tài chính. Có như vậy công ty mới chủ động trong mọi hoạt động, hạn chế được rủi ro trong kinh doanh và chủ động phòng tránh rủi ro. KÊT LUẬN Lợi nhuận giữ vị trí quan trọng trong sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính cảu doanh nghiệp. Việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp được vững chắc. ý thức được tầm quan trọng của chỉ tiêu lợi nhuận, mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đều phấn đấu hết mình vì mục tiêu lợi nhuận. Trong thời gian qua C«ng ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn đã có nhiều cố gắng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phấn đấu tăng lợi nhuận và nâng cao đời sống mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. quy mô hoạt động và vị thế của công ty trên thị trường ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty còn gặp nhiều khó khăn và còn nhiều vấn đề hạn chế cần giải quyết tốt hơn trong thời gian tới. Hy vọng với tiềm lực hiện có và sự nỗ lực có gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty sẽ không ngừng lớn mạnh và trưởng thành trong nền kinh tế thị trường. Ý thức được vai trò quan trong của lợi nhuận, sau một thời gian thực tập tại công ty và được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Bùi Văn Vần, em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp “Lợi nhuận và các giả pháp phấn đấu tăng lợi nhuận tại Công ty cổ phần phát triển Công Nghệ Nông Thôn”. Đề tài đã đi vào nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất về lý thuyết lợi nhuận và phân tích một cách khái quát tình hình tài chính của công ty trong hai năm 2003 và 2004, đặc biệt là việc thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận của công ty trong hai năm qua. đồng thời, qua bài viết em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để công ty xem xét, nghiên cứu nhằm góp phần tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của các thấy cô giáo, các cô chú trong công ty để bài viết của em hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cô chú phòng tài chính kế toán của công ty đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Bùi Văn Vần đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn. Hà nội, ngày 25 tháng 4 năm 2005 Sinh viên Nguyễn Thị Nga

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH146.doc
Tài liệu liên quan