Để ngày càng thích nghi với thị trường, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà thể hiện rõ nét nhất là ở chỉ tiêu lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận, và coi việc tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Lợi nhuận đã trở thành đòn bẩy kinh tế, là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH United Motor Việt Nam, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hầu hết là người nước ngoài, nhưng đã nhanh chóng thích ứng được với cơ chế thị trường ở nước ta, và hoạt động có hiệu quả. Để có được thành công này là do công ty đã làm tốt việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận
41 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày ... tháng ... năm 2006
LờI NóI ĐầU
Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của đất nước, kinh tế Việt Nam đang từng bước hoà nhập cùng sự phát triển nhanh mạnh của nền kinh tế toàn cầu. Trong xu hướng phát triển cạnh tranh như vậy đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau phải có những chính sách cụ thể về kinh tế tài chính để duy trì hoạt động và đẩy nhanh tốc độ phát triển cho đơn vị mình.
Hoạt động trong nền kinh tế thị trường buộc các doanh nghiệp luôn phải nỗ lực hết mình để có thể vừa trang trải được toàn bộ chi phí đã bỏ ra, vừa đảm bảo kinh doanh có lãi. Có tích lũy, doanh nghiệp sẽ có điều kiện để tái sản xuất mở rộng, nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường cũng như không ngừng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự tìm ra cho mình những hướng đi và có các biện pháp hữu hiệu để có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Chính vì thế, phấn đấu tối đa hoá lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, vì lợi nhuận phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói, lợi nhuận vừa là động lực, vừa là mục tiêu hàng đầu, và cũng là đích cuối cùng mà mỗi doanh nghiệp đều phấn đấu để vươn tới nhằm đảm bảo cho sự phát triển đi lên của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của lợi nhuận đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp, sau thời gian thực tế tìm hiểu tại công ty TNHH United Motor Việt Nam, được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo - TS. Trần Công Bảy cùng các cô chú phòng Tài chính - Kế toán của công ty, kết hợp với những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập ở nhà trường, em đã quyết định chọn đề tài: “Lợi nhuận và một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor Việt Nam” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cho mình.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm ba phần:
Phần I : Những lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp
Phần II : Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor VN
Phần III : Một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor VN
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song do đây là lần đầu tiên em có điều kiện được tiếp xúc với thực tế, cũng như những hạn chế về thời kiến thức, nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo - TS. Trần Công Bảy và các cô chú phòng Tài chính - Kế toán công ty TNHH United Motor Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Phần I
Những lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp
I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp:
1. Khái niệm về lợi nhuận:
Mỗi chế độ xã hội, mỗi giai đoạn lịch sử, lợi nhuận lại được hiểu theo những cách khác nhau, đó là đề tài tranh luận của nhiều trường phái, nhiều nhà lý luận kinh tế
Các nhà kinh tế học cổ điển trước Mác cho rằng: “Phần trội lên nằm trong giá bán so với chi phí sản xuất là lợi nhuận”
Theo C.Mác: “Giá trị thặng dư hay phần trội lên trong toàn bộ giá trị của hàng hoá, trong đó lao động thặng dư hay lao động không được trả công của công nhân đã được vật hoá thì gọi là lợi nhuận”
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại: “Lợi nhuận là một khoản thu nhập dôi ra, bằng tổng số thu về trừ đi tổng số chi, hay cụ thể hơn, lợi nhuận được định nghĩa là sự chênh lệch giữa tổng thu nhập và tổng chi phí của doanh nghiệp”
Xét về bản chất: Lợi nhuận là giá trị của sản phẩm thặng dư do lao động thặng dư tạo ra
Xét về hình thức biểu hiện: Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa giá cả hàng hoá bán ra với giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng hoá tiêu thụ mà doanh nghiệp thu được sau một quá trình hoạt động kinh doanh, là căn cứ để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước và hình thành nên các quỹ trong doanh nghiệp
Như vậy các định nghĩa trên đều khẳng định: Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động trong doanh nghiệp
Vậy: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là khoản tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra tương ứng để có được doanh thu đó trong một thời kỳ nhất định
Lợi nhuận = Tổng doanh thu (thu nhập) - Tổng chi phí
2. Kết cấu của lợi nhuận:
Hiện nay, phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng với những cơ chế hạch toán kinh doanh thoáng hơn, cho phép doanh nghiệp được kinh doanh nhiều mặt hàng thuộc các lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, tương ứng với mỗi loại hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận thường bao gồm:
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là số lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận thu được từ hoạt động này thường là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, để có thể phát huy được hết giá trị của đồng vốn, doanh nghiệp còn tham gia vào các hoạt động đầu tư tài chính. Các khoản lợi nhuận từ hoạt động này góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp
- Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động ngoài hai hoạt động kể trên, các hoạt động này thường mang tính chất không thường xuyên
3. ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận:
Phấn đấu để tăng cao lợi nhuận là mục tiêu của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường, vì vậy, lợi nhuận có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển mỗi doanh nghiệp nói riêng, mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế xã hội nói chung
3.1. Đối với doanh nghiệp:
Lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực; là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hoạt động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trong khuôn khổ của pháp luật
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ quan trọng để doanh nghiệp có điều kiện đầu tư tái sản xuất mở rộng, từ lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ có nguồn để đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất, hoàn thiện sản phẩm, hạ giá thành để tăng tính cạnh tranh của sản phẩm
3.2. Đối với người lao động:
Lợi nhuận không chỉ có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn cả đối với người lao động trong chính doanh nghiệp đó. Khi doanh thu bù đắp được chi phí, người lao động có thu nhập hay còn gọi là tiền lương, đời sống vật chất của họ được đảm bảo
Doanh nghiệp làm ăn càng có lãi thì khoản trích lập vào các quỹ như quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi... càng nhiều, người lao động càng được hưởng nhiều quyền lợi cả về vật chất lẫn tinh thần, từ đó họ sẽ phát huy năng lực trình độ cũng như khả năng sáng tạo trong công việc
3.3. Đối với nền kinh tế xã hội:
Một trong những yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế là việc các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho Nhà nước. Thuế là nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn của Ngân sách Nhà nước, trên cơ sở nguồn thu này, Nhà nước có thể thực hiện được quá trình đầu tư phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như các công trình phúc lợi... Nhìn chung, lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất mở rộng nền kinh tế xã hội; là nguồn thu của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chức năng về kinh tế, chính trị, xã hội
II. Các phương pháp xác định lợi nhuận:
Như đã nói ở trên, lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành từ ba nguồn: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác, và vì thế, việc xác định lợi nhuận cũng được dựa trên kết cấu đó
Có hai phương pháp xác định lợi nhuận:
Phương pháp trực tiếp
Phương pháp gián tiếp
1. Phương pháp trực tiếp:
Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh nghiệp được xác định trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác
Lợi nhuận của doanh nghiệp
=
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD
+
Lợi nhuận từ hoạt động
tài chính
+
Lợi nhuận từ hoạt động khác
1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận từ hoạt động
SXKD
=
Doanh thu thuần hoạt động
SXKD
-
Chi phí
hoạt động
SXKD
Doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu (không bao gồm thuế GTGT) sau khi đã trừ đi các khoản làm giảm trừ doanh thu như chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại
Doanh thu
thuần
=
Doanh thu
bán hàng
-
Các khoản
giảm trừ
Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh:
Chi phí HĐSXKD
=
Giá vốn hàng bán
+
Chi phí
bán hàng
+
Chi phí QLDN
Giá vốn hàng bán: Đối với doanh nghiệp sản xuất là giá thành sản xuất, đối với doanh nghiệp thương mại là giá mua sản phẩm hàng hoá và các chi phí thu mua sản phẩm hàng hoá đó
Chi phí bán hàng: Là những chi phí thực tế phát sinh trong trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trong kỳ như: tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho công nhân viên bán hàng; chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá; chi phí quảng cáo, tiếp thị...
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Tiền lương và các khoản phụ cấp trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban; chi phí vật liệu dùng cho văn phòng, khấu hao tài sản cố định dùng cho chung doanh nghiệp; các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp và các chi phí khác dùng chung cho toàn bộ doanh nghiệp như: Công tác phí, phí kiểm toán, tiếp tân, tiếp khách...
1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính:
Lợi nhuận hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính, và được xác định theo công thức:
Lợi nhuận
hoạt động
tài chính
=
Thu nhập
hoạt động
tài chính
-
Chi phí
hoạt động
tài chính
Thu nhập từ hoạt động tài chính: Là các khoản thu có được từ những hoạt động liên quan đến vốn và tài sản của doanh nghiệp như: Cho thuê tài sản; thu lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn; hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá; tham gia góp vốn liên doanh; tham gia hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán... và các hoạt động đầu tư khác
Chi phí hoạt động tài chính: Là những chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp như: Chi phí tham gia liên doanh và các khoản tổn thất đầu tư, chi phí liên quan đến vay vốn, mua bán ngoại tệ, chứng khoán, cho thuê tài sản cố định, kinh doanh bất động sản, dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn
1.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác:
Là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp không dự tính trước được, hay có dự tính nhưng ít có khả năng xảy ra. Lợi nhuận từ hoạt động khác được xác định bởi công thức:
Lợi nhuận
hoạt động khác
=
Thu nhập
hoạt động khác
-
Chi phí
hoạt động khác
Thu nhập từ hoạt động khác: là các khoản thu không thường xuyên phát sinh như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt thu được do khách hàng vi phạm hợp đồng; thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ, các khoản thuế đã được hoàn lại, các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng hiện vật; các khoản thu nhập bị bỏ sót hay quên ghi vào sổ năm trước, năm nay mới phát hiện được...
Chi phí khác: Là những khoản chi không thường xuyên phát sinh như: Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xử lý, các khoản bị phạt do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng...
Từ đó ta có thể xác định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp trong kỳ:
Lợi nhuận
sau thuế
=
Lợi nhuận
trước thuế
-
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
2. Phương pháp gián tiếp:
Là phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp qua từng khâu hoạt động, trên cơ sở đó giúp nhà kinh doanh thấy được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động hoặc từng yếu tố kinh tế đến kết quả hoạt động kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Sau đây là mô hình xác định lợi nhuận theo phương pháp này:
Doanh thu bán hàng, cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ
Doanh thu hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Giá vốn hàng bán
Hoạt động
tài chính
Hoạt động khác
Doanh thu thuần
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Lợi nhuận
gộp hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Chi phí bán hàng
- Chi phí QLDN
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
Hoạt động tài chính
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Xác định lợi nhuận theo phương pháp gián tiếp cho phép người quản lý nắm bắt được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt động SXKD cuối cùng của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng). Phương pháp này giúp ta có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên, nhờ đó
chúng ta có thể dễ dàng phân tích và so sánh được kết quả SXKD của doanh nghiệp kỳ trước so với kỳ này, mặt khác chúng ta có thể thấy được sự tác động của từng khâu hoạt động tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể giúp chúng ta tìm ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
III. Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí:
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.Sau đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu
=
Lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau một kỳ kinh doanh, do đó tỷ suất này càng lớn thì kết quả kinh doanh thu được càng cao và ngược lại
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận
chi phí
=
Lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Chi phí hoạt động kinh doanh
Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy, để tạo ra một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí tương ứng. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt vì doanh nghiệp sử dụng chi phí tiết kiệm sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn kinh doanh bình quân
=
Tổng lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh, mà cụ thể vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho biết hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là tốt.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
1. Nhân tố chủ quan:
Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố về con người, khả năng về vốn của doanh nghiệp, cơ cấu mặt hàng kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hoá... Đây là nhóm nhân tố mà bản thân doanh nghiệp có thể tự kiểm soát được, và dựa vào đó doanh nghiệp có thể xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh để phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp
Nhân tố con người: Đây là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Con người với khả năng tư duy, chuyên môn cũng như tay nghề... luôn đóng vai trò trung tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khả năng về vốn của doanh nghiệp: Vốn là tiền đề vật chất và liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau, doanh nghiệp nào có nhiều vốn thì sẽ dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời có thể nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và chủ động trong việc mở rộng quy mô kinh doanh. Để có một nguồn vốn dồi dào và vững chắc thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng vốn thật hiệu quả bằng những cách khác nhau với mục đích kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, để đồng vồn được quay vòng nhanh hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn
Chất lượng hàng hoá và cơ cấu mặt hàng kinh doanh: Nâng cao chất lượng hàng hóa là một biện pháp để cạnh tranh và tăng uy tín, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng tồn đọng hoặc thiếu hàng khi có những biến động về nhu cầu thị trường
Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên thị trường: Sau khi hàng hoá đã được sản xuất thì vấn đề đặt ra phải tổ chức bán hết, bán nhanh, bán với giá hợp lý để sớm thu hồi vốn, tạo điều kiện để quay vòng vốn kinh doanh nhanh, mở rộng sản xuất. Việc tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ làm doanh thu tăng, chi phí tiêu thụ giảm do đó sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
Giá thành sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá để sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Nếu giá thành sản phẩm thấp sẽ tạo được sức cạnh tranh, giúp đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp
2. Nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố mà bản thân doanh nghiệp không thể tự kiểm soát được mà chỉ có thể thích nghi hoặc có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận doanh nghiệp.
Quan hệ cung cầu trên thị trường: Quan hệ này phản ánh sức mua của thị trường và mức cung của doanh nghiệp. Nếu hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng vượt quá nhu cầu thị trường thì sẽ xảy ra hiện tượng cung vượt cầu, tức sức mua có khả năng thanh toán thấp sẽ đẩy giá cả hàng hoá hạ xuống hoặc hàng hoá sẽ không bán được, dẫn đến doanh thu giảm làm lợi nhuận giảm. Ngược lại, nếu nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng mà doanh nghiệp cung cấp vượt quá số lượng hàng hoá bán ra, thì giá cả hàng hoá có thể sẽ tăng lên, thúc đẩy doanh thu tăng và lợi nhuận từ đó cũng tăng lên
Chính sách của Nhà nước:
Mỗi doanh nghiệp là một phần của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của doanh nghiệp không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường mà còn chịu sự chi phối của Nhà nước thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô như: Chính sách thuế, tiền tệ, tín dụng; các văn bản, quy chế quản lý tài chính; chính sách khuyến khích đầu tư...Tất cả những chính sách này đều trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Phần II
tình hình thực hiện lợi nhuận tại
công ty TNHH United motor việt nam
I. Khái quát về công ty TNHH United Motor Việt Nam:
1. Sự hình thành và phát triển của công ty:
Công ty TNHH United Motor Việt Nam (UMV) là công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được đầu tư bởi Chongqing Dongli Manufacturing Limited-Liability Company - Trụ sở đặt tại Qilong Village, Huaxi Town, Banan Region, Chongqing, Trung Quốc
Công ty TNHH United Motor Việt Nam (UMV) được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 23/GP-KCN-HN ngày 30 tháng 03 năm 2001, Giấy phép sửa đổi lần một số 23/GPĐC1-KCN-HN ngày 01 tháng 06 năm 2001, giấy phép sửa đổi lần hai số 23/GPĐC2-KCN-HN ngày 19 tháng 12 năm 2001, Giấy phép sửa đổi lần ba số 23/GPĐC3-KCN-HN ngày 06 tháng 06 năm 2003 và giấy phép sửa đổi lần bốn số 23/GPĐC4-KCN-HN ngày 05 tháng 08 năm 2005 do Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp
Tên tiếng Anh: united motor viet nam co., ltd
Tên giao dịch : UMV
Trụ sở nhà xưởng của công ty đặt tại Khu công nghiệp Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội
Chi nhánh sản xuất đặt tại xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
Theo Giấy phép sửa đổi lần bốn thì công ty được phép mở chi nhánh sản xuất đặt tại xã Tân Minh, huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội cho đến khi Khu công nghiệp Nội Bài giai đoạn hai hoàn thành hạ tầng kỹ thuật và sau đó phải chuyển toàn bộ nhà xưởng vào trong Khu công nghiệp Nội Bài theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Chi nhánh sản xuất không có bộ máy tổ chức riêng, không phát sinh lợi nhuận, không làm tăng vốn đầu tư và chỉ gia công một phần sản phẩm là phôi nắp máy của của động cơ xe máy để cung cấp cho nhà máy trong Khu công nghiệp Nội Bài
Tổng vốn đầu tư đăng ký của công ty là: 9.800.000 USD và được điều chỉnh tăng lên là: 10.290.000 USD theo Giấy phép đầu tư số 23/GPĐC2-KCN-HN ngày 19 tháng 12 năm 2001 của Trưởng ban Ban quản lý các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Vốn pháp định của công ty là: 3.000.000 USD và được điều chỉnh tăng lên 5.500.000 USD theo Giấy phép đầu tư số 23/GPĐC3-KCN-HN ngày 06 tháng 06 năm 2003 của Trưởng ban Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
2. Các hoạt động chính của công ty:
Mục tiêu và phạm vi kinh doanh của công ty là sản xuất phụ tùng xe gắn máy cho các loại xe có bản quyền công nghệ rõ ràng và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép lắp ráp tại Việt Nam. Các sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu về chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế
Sản xuất mũ bảo hiểm cho người đi xe gắn máy và hộp đựng bằng nhựa gắn trên xe máy
Sản xuất phụ tùng xe gắn máy bao gồm khung xe, động cơ
Pha chế sơn mầu và sản xuất đèn xe máy
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Tổng giám đốc
Phòng
kế toán
phó GĐ
kinh doanh
phó GĐ
sản xuất
phó gđ phụ trách chung
phó GĐ
tài chính
PX nhựa
PX sơn
PX động cơ
PX đèn
PX khung xe
Phòng
tiêu thụ
Phòng
hành chính
Phòng
XNK
Phòng thu mua
3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
3.2. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý:
Tổng giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật Việt Nam về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các nghĩa vụ, trách nhiệm đóng góp với Nhà nước và cơ quan cấp trên theo đúng luật định
Các phó tổng giám đốc là những người trực tiếp giúp việc cho cho tổng giám đốc, phụ trách từng lĩnh vực theo sự phân công của tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và pháp luật trong lĩnh vực mà mình quản lý
Các phòng ban chức năng của công ty: Phòng tiêu thụ; Phòng kế toán; Phòng hành chính; Phòng xuất nhập khẩu và Phòng thu mua thực hiện các chức năng của mình để giúp các phó tổng giám đốc cũng như tổng giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Năm phân xưởng: Khung xe; Nhựa; Sơn; Động cơ; Đèn là các dơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sản xuất và chịu sự điều hành, chỉ đạo của phó tổng giám đốc sản xuất
4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty:
4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng
Kế toán
thuế
Kế toán
TGNH và
tiền mặt
Kế toán
NVL và
TSCĐ
Kế toán công nợ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán giá thành
Thủ quỹ
4.2. Chức năng cơ bản của bộ máy kế toán:
Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm trước phó tổng giám đốc tài chính và tổng giám đốc, chỉ đạo điều hành toàn bộ công tác hạch toán kế toán, công tác tài chính của công ty và kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý kế toán - tài chính theo pháp luật Việt Nam
Kế toán tổng hợp: Phụ trách việc tổng hợp và duyệt các báo cáo quyết toán trong kỳ. Kế toán tổng hợp chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của kế toán trưởng
Kế toán tiền gửi ngân hàng và tiền mặt: Quản lý việc thu chi quỹ tiền mặt và tất cả các khoản thanh toán phát sinh qua ngân hàng
Kế toán tài sản cố định và nguyên vật liệu: Chịu trách nhiệm ghi chép, hạch toán tình hình tăng giảm, khấu hao, sửa chữa, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; Tình hình nhập - xuất kho vật tư cho sản xuất, phân bổ chi phí vật liệu cho từng kỳ sản xuất một cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của quản lý
Kế toán công nợ: Quản lý các khoản nợ phải thu phải trả trong tháng, đối chiếu với khách hàng để báo cáo chính xác lên kế toán trưởng
Kế toán thuế: Lập báo cáo thuế hàng tháng và nộp tờ khai lên cơ quan thuế.
Kế toán giá thành: Tổng hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ để tính giá thành của các sản phẩm sản xuất ra
Thủ quỹ: Theo dõi và thực hiện việc thu chi tiền mặt phát sinh hàng ngày tại công ty
II. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor Việt Nam
Công ty TNHH United Motor Việt Nam (UMV) là công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 23/GP-KCN-HN ngày 30 tháng 3 năm 2001 và Giấy phép điều chỉnh số 23/GPĐC1-KCN-HN ngày 01 tháng 6 năm 2001 của trưởng ban Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong bốn năm kể từ khi kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm 50% trong bốn năm tiếp theo. Thực tế bắt đầu từ năm 2002 công ty đã bắt đầu kinh doanh có lãi nhưng do vẫn đang trong thời kỳ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp nên công ty chưa phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
1. Tình hình quản lý tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH United Motor Việt Nam trong 2 năm 2004-2005:
1.1. Tình hình quản lý tài sản và nguồn vốn:
Bảng 1: Bảng phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2004-2005
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
tỷ lệ %
Số tiền
tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ %
Tài sản
196.739.057
100
265.659.094
100
68.920.037
35,03
A. Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn
96.884.195
49,25
153.344.029
57,72
56.459.897
58,28
I. Tiền
11.871.895
12,25
39.636.018
25,85
27.764.122
233,9
II. Các khoản phải thu
27.029.163
27,9
61.399.009
40,04
34.369.845
127,2
III. Hàng tồn kho
38.545.649
39,79
52.029.837
33,93
13.484.188
34,98
IV. Tài sản lưu động khác
19.437.488
20,06
279.229
0,182
(19.158.258)
-98,6
B. Tài sản lưu động và đầu tư dài hạn
99.854.862
50,75
112.315.002
42.28
12.460.140
12.48
Nguồn vốn
196.739.057
100
265.659.094
100
68.920.037
35.03
A. Nợ phải trả
54.652.148
27,78
102.380.537
38.54
47.728.389
87,33
I. Nợ ngắn hạn
54.609.548
99,92
102.247.937
99,87
47.638.389
87,23
II. Nợ dài hạn
42.600
0,08
132.600
0,13
90.000
211,3
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
142.086.908
72,2
163.278.557
61,46
21.191.648
14,91
1.1.1. Về cơ cấu tài sản:
Theo bảng 1 ở trên ta thấy giá trị tài sản năm 2005 đã tăng thêm 68.920.037 nghìn đồng so với năm 2004 (tăng 35,03%), trong đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn tăng 56.459.897 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ 58,28%, đồng thời tài sản cố định và đầu tư dài hạn cũng đã tăng nhưng không đáng kể: 12,48%, điều đó chứng tỏ quy mô về vốn của doanh nghiệp đã tăng lên. Trong phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, các yếu tố tăng, giảm cụ thể như sau:
+ Vốn bằng tiền của doanh nghiệp tăng 27.764.122 nghìn đồng, với tỷ lệ tương ứng là 233,9%, chủ yếu là tăng tiền gửi ngân hàng, điều này có thể làm cho khả năng thanh toán thức thời của doanh nghiệp thuận lợi hơn.
+ Các khoản phải thu tăng 34.369.845 nghìn đồng, với tỷ lệ là127,2%, chủ yếu là phải thu của khách hàng, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tích cực thu hồi các khoản nợ phải thu, đây là hiện tượng ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, dẫn đến việc sử dụng đồng vốn chưa thực sự hiệu quả
+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng tăng 13.484.188 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ: 34,98%, nguyên nhân chính là do thành phẩm còn tồn kho nhiều, điều này chứng tỏ trong năm 2005 doanh nghiệp đã chưa làm tốt khâu tiêu thụ hàng hoá đã sản xuất ra, để tồn đọng lại một tỷ lệ lớn thành phẩm tồn kho
+ Tài sản lưu động khác giảm 19.158.259 nghìn đồng do số tiền tạm ứng đã giảm mạnh, đồng thời các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn của công ty cũng đã giảm chứng tỏ trong năm 2005 công ty đã quản lý tốt hơn nguồn tài sản lưu động khác
1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn:
Trong tổng nguồn vốn thì nợ phải trả năm 2004 chiếm 54.652.148 nghìn đồng, tương ứng với tỷ trọng 27,78%, và năm 2005 tăng lên là 102.380.537 nghìn đồng, tương ứng với 38,54%
Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004: 142.086.908 nghìn đồng, và năm 2005 là 163.278.557 nghìn đồng , tương ứng tỷ trọng 72,2% năm 2004 và 61,46% năm 2005 so với tổng nguồn vốn
Qua đó ta thấy số nợ phải trả của công ty năm 2005 cho dù vẫn tăng so với năm 2004 nhưng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ không cao so với nguồn vốn chủ sở hữu. Điều đó chứng tỏ công tác quản lý nguồn vốn cũng như khả năng tự chủ về tài chính, tự tích luỹ của công ty là khá tốt.
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH United Motor VN:
Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh (Bảng 2) ta thấy:
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
+/-
%
Tổng doanh thu
238.247.038
586.464.951
348.217.913
146,2
Các khoản giảm trừ
222.027
2.682.881
2.460.854
1.108,4
1. Doanh thu thuần
238.025.011
583.782.070
345.757.059
145,3
2. Giá vốn hàng bán
174.341.667
462.207.350
287.865.683
165,1
3. Lợi nhuận gộp
63.683.343
121.574.719
57.891.376
90,9
4. DT hoạt động tài chính
123.306
457.233
333.927
270,8
5. CP hoạt động tài chính
2.841.881
2.938.264
96.383
3,39
6. Chi phí bán hàng
5.121.972
10.191.717
5.069.745
98,98
7. Chi phí quản lý DN
13.894.401
23.806.581
9.912.180
71,34
8. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
41.948.395
85.095.390
43.146.995
102,9
9. Thu nhập khác
942.678
2.120.610
1.177.932
124,96
10. Chi phí khác
33.304
1.745.254
1.711.950
5140,4
11. Lợi nhuận khác
909.374
375.356
(534.018)
-58,72
12.Tổng LN trước thuế
42.857.769
85.470.746
42.612.977
99,43
13. Thuế TNDN phải nộp
_
_
_
_
14. Lợi nhuận sau thuế
42.857.769
85.470.746
42.612.977
99,43
Tổng doanh thu năm 2005 đạt khá cao: 586.464.951 nghìn đồng, vượt năm 2004 về lượng tuyệt đối là 348.217.913 nghìn đồng, tức đã tăng 146,2%. Doanh thu thuần cũng tăng tương ứng là 143,5% so với năm 2004. Doanh thu tăng thể hiện quy mô kinh doanh của công ty cũng như khả năng đáp ứng tốt được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Nhìn vào bảng số liệu ta thấy các khoản giảm trừ, mà cụ thể ở đây là hàng bán bị trả lại là nguyên nhân chính làm cho tốc độ tăng của doanh thu thuần thấp hơn so với tốc độ tăng của tổng doanh thu. Các khoản giảm trừ năm 2005 tăng cao so với năm 2004, từ 222.027 nghìn đồng lên 2.682.881 nghìn đồng, tức đã tăng 1.108,4%. Khoản giảm trừ này tuy không chiếm một tỷ trọng lớn so với tổng doanh thu, nhưng với tốc độ tăng nhanh như vậy, công ty cũng cần xem xét lại công tác quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra của mình, để hàng hoá sản xuất ra phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định cũng như đáp ứng được mọi yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, với mục đích làm giảm tối đa lượng hàng bán bị trả lại, nâng cao uy tín của công ty trên thị trường
Giá vốn hàng bán cũng là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp, nó có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, giá vốn hàng bán tăng sẽ làm lợi nhuận giảm và ngược lại. Theo bảng số liệu trên ta có thể thấy giá vốn hàng bán năm 2005 đã tăng cao so với năm 2004, từ 174.341.667 nghìn đồng lên 462.207.350 nghìn đồng, tương ứng tăng 165,1%. Qua những con số trên có thể cho ta thấy công tác quản lý giá vốn của công ty chưa thực sự hiệu quả, công ty cần có những biện pháp tích cực hơn để hạ giá thành sản phẩm, điều này sẽ giúp làm tăng lợi nhuận
Lợi nhuận gộp năm 2004 là 63.683.343 nghìn đồng, năm 2005 là 121.574.719 nghìn đồng, tức đã tăng 57.891.376 nghìn đồng so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu tăng làm cho lợi nhuận gộp cũng tăng theo
Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, đây là những chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty trong năm 2005 đều tăng cao, đặc biệt là chi phí bán hàng, tăng 5.069.745 nghìn đồng, tương ứng tỷ lệ 98,98% so với năm 2004. Với tốc độ tăng chi phí cao như vậy đòi hỏi công ty cần phải chú trọng hơn trong khâu kiểm soát chi phí để có thể giảm thiểu tối đa chi phí, nhằm làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Tình hình chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty TNHH United Motor Việt Nam:
Để làm rõ hơn vấn đề tăng - giảm chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào ta giả thiết công ty giữ nguyên mức doanh thu thuần của năm 2005, từ đó ta có thể tính được một số yếu tố tác động đến lợi nhuận:
Bảng 3: Phân tích chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: nghìn đồng
Yếu tố
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
2004/2005
Tỷlệ %
1. Doanh thu thuần
238.025.011
583.782.070
345.757.059
145,3
2. Giá vốn hàng bán
174.341.667
462.207.350
287.865.683
165,1
3. Chi phí bán hàng
5.121.972
10.191.717
5.069.745
98,98
4. Chi phí QLDN
13.894.401
23.806.581
9.912.180
71,34
5. Lợi nhuận thuần từ HĐKD
41.948.395
85.095.390
43.146.995
102,9
6. Giá vốn hàng bán / DTT (%)
73,25
79,2
5,95
7. Chi phí bán hàng / DTT (%)
2,15
1,75
-0,4
8. Chi phí QLDN / DTT (%)
5,84
4,08
-1,76
9. (CPBH+CPQLDN) / DTT (%)
7,99
5,82
-2,17
10.(Giávốn+CPBH+CPQLDN)/DTT (%)
81,23
85
3,77
+ Giá vốn hàng bán / Doanh thu thuần tăng làm lợi nhuận giảm:
583.782.070 ngđ x (73,25%) - 79,2%) = 34.735.033 nghìn đồng
+ Chi phí bán hàng / Doanh thu thuần giảm làm lợi nhuận tăng, công ty đã tiết kiệm được:
583.782.070 ngđ x (2,15% - 1,75%) = 2.335.128 nghìn đồng
+ Chi phí QLDN / Doanh thu thuần giảm làm lợi nhuận tăng:
583.782.070 ngđ x (5,84% - 4,08%) = 10.274.564 nghìn đồng
+ Chi phí lưu thông (CPBH + CPQLDN) / Doanh thu thuần năm 2004 chiếm 7,99%, năm 2005 giảm xuống còn 5,82%, tức đã giảm 2,17%. Sở dĩ có được mức giảm như vậy là do công ty đã có những biện pháp tích cực nhằm tiết kiệm tối đa các khoản chi phí. Đó là một dấu hiệu tốt, một cố gắng đáng kể của công ty trong việc quản lý chi phí
+ Tổng hợp về mặt chi phí ta thấy: Chi phí kinh doanh (Giá vốn + CPBH + CPQLDN) / Doanh thu thuần qua 2 năm đều chiếm tỷ trọng khá cao, từ 81,23% năm 2004 lên 85% năm 2005, tức đã tăng 3,77%. Chi phí cao đã khiến cho việc tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty bị hạn chế. Chính vì vậy, công ty cần có những giải pháp hữu hiệu hơn để làm giảm bớt các khoản chi phí, nhất là giảm giá vốn hàng bán
3. Tình hình lợi nhuận của công ty:
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và chi phí trong một thời kỳ nhất định. Lợi nhuận của công ty là kết quả thu được từ các hoạt động: Hoạt động sản xuất kinh doanh; Hoạt động tài chính và hoạt động khác.
Bảng 4: Cơ cấu lợi nhuận của công ty TNHH United Motor Việt Nam
Đơn vị tính: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
Số tiền
%
Số tiền
%
+/-
%
Tổng lợi nhuận
(trước thuế)
42.857.769
100
85.470.746
100
42.612.977
99,43
Lợi nhuận từ
hoạt động KD
41.948.395
97,9
85.095.390
99,6
43.146.995
102,9
Lợi nhuận từ hoạt động TC
123.306
0,29
457.233
0,54
333.927
270,8
Lợi nhuận khác
942.678
2,2
2.120.610
2,48
1.177.932
125
Nhìn vào bảng 4 ở trên ta thấy tổng lợi nhuận trước thuế năm 2005 là 85.470.746 nghìn đồng, tăng 42.612.977 nghìn đồng so với năm 2004, tức đã tăng 99,43%. Có được kết quả này là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác đều tăng cao
+ Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 là 85.095.390 nghìn đồng, tăng 102,9% so với năm 2004, và lợi nhuận từ hoạt động này cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng lợi nhuận của công ty, tăng từ 97,9% năm 2004 lên 99,6% năm 2005. Tuy tỷ lệ tăng không cao nhưng thu nhập từ hoạt động này luôn là nguồn nhập thu chính và chủ yếu của doanh nghiệp, vì vậy công ty cần tập trung nguồn lực để không ngừng nâng cao hiệu quả từ hoạt động này
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2005 là 457.233 nghìn đồng, chiếm 0,54% tổng lợi nhuận, và tăng 333.926 nghìn đồng so với năm 2004. Tuy lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2005 đã tăng cao so với năm 2004, tăng 270,8% nhưng nó cũng không được coi là nguồn thu nhập chính của doanh nghiệp bởi lợi nhuận từ hoạt động này chỉ chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
+ Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2005 là 2.120.610 nghìn đồng, tăng 1.177.932 nghìn đồng, tương ứng 125% so với năm 2004. Cũng như thu nhập từ hoạt động tài chính, thu nhập từ hoạt động khác của công ty năm 2005 đã tăng cao so với năm 2004, và do tính chất của hoạt động này là không thường xuyên và ổn định nên đây cũng không phải là nguồn thu nhập mang tính quyết định đến xu hướng phát triển lợi nhuận của công ty
Như vậy, qua những phân tích ở trên ta có thể nhận thấy: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là nguồn thu chủ yếu và mang tính quyết định đến tổng lợi nhuận trước thuế của công ty
Để có những kết luận chính xác hơn về tình hình lợi nhuận của công ty, ta sẽ xem xét đến các chỉ tiêu lợi nhuận tương đối, đó là các tỷ suất sinh lời
Bảng 5: Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận phản ánh hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Chênh lệch
+/-
%
1. Doanh thu thuần
238.025.011
583.782.070
345.757.059
145,3
2. Giá vốn hàng bán
174.341.667
462.207.350
278.865.683
165,1
3. Lợi nhuận trước thuế
(= lợi nhuận sau thuế)
42.857.769
85.470.746
42.612.977
99,43
4. Tổng vốn KD bình quân
181.872.311
231.199.075
49.326.764
27,12
5. NV CSH bình quân
103.781.351
152.682.733
48.901.382
47,12
6. Tỷ suất lợi nhuận / DTT
18
14,64
-3,36
7. Tỷ suất lợi nhuận/
Tổng vốn KD bình quân
23,6
36,97
13,37
8. Tỷ suất lợi nhuận/
Nguồn vốn CSH bình quân
41,3
55,98
14,68
9. Tỷ suất lợi nhuận/
Giá vốn hàng bán
24,6
18,5
-6,1
Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của công ty năm 2005 là 14,64%, giảm đi so với năm 2004 là 18%, với mức giảm tương ứng là 3,36%, nghĩa là trong 100 đồng doanh thu mà công ty thực hiện được năm 2004 thì thu được 18 đồng lợi nhuận. Nhưng sang năm 2005, cũng với 100 đồng doanh thu thì công ty chỉ thu về 14,46 đồng lợi nhuận. Nguyên nhân cơ bản của việc giảm này là do công tác quản lý chi phí của công ty làm việc chưa thực sự hiệu quả, làm cho giá thành sản xuất tăng lên 165,1%; chi phí bán hàng tăng 98,98% và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 71,34%
+ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh bình quân: Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nhìn vào bảng số liệu của công ty ta thấy hệ số này có xu hướng tăng, trong năm 2004 đạt 23,6%, đến năm 2005 tăng lên 36,97%, điều này chứng tỏ trong năm 2005 công ty đã sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả hơn
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả mỗi đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Theo bảng trên ta thấy: Cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2004 thì thu được 41,3 đồng lãi và năm 2005 là 55,98 đồng, như vậy năm 2005 đã tăng thêm 14,68% so với năm 2003, điều này cho thấy công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty nhìn chung là tốt, công ty cần giữ vững mức tăng như vậy và cần tìm những biện pháp để nâng cao hơn nữa
+ Tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán trong năm 2004 là 24,6%, điều đó có nghĩa cứ 100 đồng chi phí bỏ ra công ty thu được 24,6 đồng lợi nhuận. Hệ số này ở năm 2005 là 18,5%, tức đã giảm 6,1% so với năm 2004, nguyên nhân của sự giảm này là do giá vốn hàng bán của công ty trong hai năm đã tăng khá cao, đặc biệt là năm 2005, nên đã dẫn đến tỷ suất lợi nhuận trên giá vốn hàng bán giảm mạnh.
Tóm lại, các chỉ tiêu về lợi nhuận giúp chúng ta nhìn nhận một cách toàn diện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp, mà cụ thể ở đây là công ty TNHH United Motor Việt Nam. Tuy vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định trong việc quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nhưng nhìn chung trong năm 2005, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty là khá tốt
Phần III
một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận
tại công ty tnhh United motor việt nam
1. Đánh giá thực trạng về tình hình lợi nhuận tại công ty:
1.1. Những kết quả đã đạt được:
Tuy mới thành lập và đi vào hoạt động được chưa lâu nhưng tình hình sản
xuất kinh doanh của công ty đang có chiều hướng đi lên đúng với mục tiêu và phương hướng mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra. Thực tế đã thể hiện bằng kết quả là số lượng sản phẩm sản xuất ra và tiêu thụ hàng năm cũng như lợi nhuận đạt được của công ty năm sau đều cao hơn năm trước
Với bộ máy kế toán khoa học và tổ chức hợp lý, việc xử lý các thông tin kinh tế được diễn ra khá nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Đội ngũ kế toán của công ty đều được đào tạo chính quy và có kinh nghiệm lâu năm, do vậy họ chính là những cố vấn đắc lực cho ban giám đốc để có thể đề ra những chính sách kinh tế có lợi nhất cho công ty
Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, công ty đã khẳng định được mình trong nền kinh tế thị trường với bằng chứng là quy mô của công ty ngày càng được mở rộng, bảo đảm được công ăn việc làm cho người lao động, hoàn thành nhiệm vụ nộp ngân sách Nhà nước, có tích luỹ, tăng trưởng và phát triển
1.2. Một số điểm còn tồn tại:
Để quá trình kinh doanh được tiến hành bình thường, công ty vẫn phải đi vay và chiếm dụng vốn, các khoản phải trả phát sinh là tương đối lớn, chủ yếu là phải trả người bán
Bên cạnh đó việc quản lý các khoản phải thu của công ty là chưa tốt. Qua phân tích số liệu trong hai năm 2003 - 2004 cho thấy, các khoản phải thu của khách hàng cao đã dẫn đến các khoản nợ ngắn hạn của công ty tăng lên làm chi phí lãi vay cũng tăng lên... Ngoài giá vốn hàng bán thì các khoản chi phí: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng cao cũng là một nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng không tốt
Công ty chưa thực hiện việc phân phối lợi nhuận sau thuế vào các quỹ của công ty như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính...
2. Một số kiến nghị nhằm làm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor Việt Nam:
2.1. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm:
Nâng cao chất lượng sản phẩm, quan tâm thích đáng vào việc giành vốn để đầu tư đổi mới trang thiết bị và công nghệ, đào tạo đội ngũ lao động có kỹ năng và giàu kinh nghiệm để nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lượng cao
Luôn nâng cao uy tín của mình với những khách hàng lớn và khẳng định vị trí của mình ở những thị trường quen thuộc, đồng thời có kế hoạch khai thác và mở rộng thị trường vào tất cả các tỉnh phía Nam
Công ty cần thường xuyên cập nhật thông tin nhằm đáp ứng thị hiếu của khách hàng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm, mở rộng sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu để sản xuất thêm nhiều mặt hàng mới
2.2. Phấn đấu để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm:
Giảm giá thành sản xuất là một yếu tố rất quan trọng để tăng lợi nhuận trong các doanh nghiệp sản xuất. Trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty luôn phát sinh các khoản chi phí, do vậy công ty cần quan tâm thường xuyên đến công tác quản lý chi phí, phấn đấu sử dụng tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt hiệu quả cao trong công việc. Mỗi đồng chi phí tiết kiệm được cũng như mỗi đồng chi phí phát sinh đều có ảnh hưởng đến từng đồng lợi nhuận thu về hay mất đi của doanh nghiệp. Tiết kiệm chi phí hợp lý cũng là một cách giúp công ty hạ giá thành sản xuất và tăng doanh thu cho các hoạt động sản xuất kinh doanh. Muốn như vậy thì công ty cần phải làm tốt các công việc sau:
+ Sử dụng triệt để công suất máy móc thiết bị hiện có để giảm chi phí khấu hao tài sản cố định, luôn áp dụng các thành quả của khoa học và công nghệ vào sản xuất. Đây là một nhân tố quan trọng để giúp doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ chi phí lao động cá biệt của mỗi đơn vị sản phẩm, tạo nên sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường.
+ Tổ chức quản lý lao động hợp lý, chú trọng nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người lao động. Sử dụng linh hoạt các đòn bẩy kinh tế như tiền lương, tiền thưởng... nhằm khuyến khích người lao động say mê, gắn bó với công việc.
+ Tiết kiệm nguyên vật liệu tiêu hao: Chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành của sản phẩm, giảm được chi phí nguyên vật liệu xuống mức thấp nhất tức doanh nghiệp đã tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, là đã góp phần hạ giá thành sản phẩm và làm tăng lợi nhuận
2.3. Quản lý vốn và tổ chức nguồn vốn có hiệu quả:
Quản lý và tổ chức nguồn vốn kinh doanh có hiệu quả là một trong những mục tiêu quan trọng của doanh nghiệp nhằm mục đích với số vốn hiện có vẫn có thể tăng được khối lượng sản phẩm sản xuất, tiết kiệm được chi phí và hạ giá thành sản phẩm, góp phần quan trọng làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu quả dụng vốn kinh doanh được thể hiện ở số lợi nhuận doanh nghiệp thu được trong kỳ nhiều hay ít và mức sinh lời của một đồng vốn kinh doanh cao hay thấp
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần có các biện pháp sau:
+ Doanh nghiệp cần phải tích cực huy động các nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản vốn vay mà không có hiệu quả, lựa chọn phương pháp khấu hao tài sản cố định làm sao cho hợp lý
+ Các kế hoạch, phương án sản xuất phải có tính hiệu quả để bù đắp được các chi phí bỏ ra và có lợi nhuận
+ Các hoạt động sản xuất, các chi phí có thể định mức được đều phải tiến hành định mức để quản lý và kiểm tra, luôn luôn hoàn thiện định mức cho phù hợp với tình hình thực tế
+ Huy động vốn kịp thời, sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, tránh tình trạng ứ đọng vốn trong doanh nghiệp
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý, lựa chọn người quản lý có năng lực trình độ và nhạy bén thị trường. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả để giảm chi phí và phát huy cao năng lực quản lý
+ Tổ chức tốt công tác kiểm tra trong nội bộ doanh nghiệp để đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn và tăng cường kỷ luật tài chính
+ Sử dụng hệ thống các đòn bẩy tiền lương. tiền thưởng để kích thích người lao động luôn hết lòng vì công việc, ra sức sáng tạo, tận dụng thời gian, tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng năng suất lao động. Ngược lại, cũng cần có các hình thức xử phạt nghiêm khắc với những hành vi vi phạm kỷ luật trong doanh nghiệp
2.4. Đẩy nhanh quá trình thu hồi tiền hàng:
Hiện nay các khoản phải thu của công ty là khá lớn, chiếm trên 40% vốn lưu động trong năm 2005, vì vậy công ty cần xúc tiến việc thanh toán của khách hàng để sớm thu hồi vốn và trả bớt nợ ngắn hạn vì nợ ngắn hạn của công ty còn rất cao. Các biện pháp cụ thể như sau:
Trước khi ký hợp đồng, công ty cần xem xét kỹ lưỡng cơ sở vật chất của khách hàng. Công ty có thể từ chối với những khách hàng nợ nần dây dưa hoặc không có khả năng thanh toán, hoặc với những đơn đặt hàng mà số tiền đặt trước quá nhỏ
Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm phải quy định rõ thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán... cũng như những hình thức xử phạt khi có một bên không tuân thủ đúng theo những quy định đã thoả thuận trong hợp đồng
Công ty nên tiến hành phân loại các khoản nợ, nợ quá hạn, nợ đến hạn để có những biện pháp phù hợp thúc đẩy việc thu hồi
Thực hiện chiết khấu thanh toán, chiết khấu bán hàng nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, đúng hạn... để công ty có thể sớm thu hồi vốn
Công ty nên lập quỹ dự phòng các khoản phải thu khó đòi tương ứng với quy mô và rủi ro của các khoản phải thu, để có thể giảm thiểu thiệt hại do các khoản nợ xấu gây ra, đồng thời cũng tránh gây lãng phí do ứ đọng vốn
kết luận
Để ngày càng thích nghi với thị trường, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, mà thể hiện rõ nét nhất là ở chỉ tiêu lợi nhuận. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp đó phải tạo ra lợi nhuận, và coi việc tăng lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu. Lợi nhuận đã trở thành đòn bẩy kinh tế, là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty TNHH United Motor Việt Nam, với đội ngũ cán bộ lãnh đạo hầu hết là người nước ngoài, nhưng đã nhanh chóng thích ứng được với cơ chế thị trường ở nước ta, và hoạt động có hiệu quả. Để có được thành công này là do công ty đã làm tốt việc thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận và các biện pháp nâng cao lợi nhuận
Sau thời gian thực tập tại công ty, em đã được tiếp cận thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo - TS. Trần Công Bảy, và sự giúp đỡ của các cô chú phòng Tài chính - Kế toán công ty, em đã mạnh dạn đưa ra một số suy nghĩ và ý kiến của mình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và làm tăng lợi nhuận cho công ty
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song với khả năng còn hạn chế, và thời gian tiếp xúc với thực tế chưa nhiều nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, để bài viết của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn.
tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Trường ĐH Quản lý và Kinh doanh HN
2. Giáo trình Kế toán doanh nghiệp - Trường ĐH Quản Lý và Kinh doanh HN
3. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp - Học viện Tài chính
4. Báo cáo Tài chính năm 2004 - 2005 của công ty TNHH United Motor VN
5. Một số luận văn khoá trước
Mục lục
Tài liệu tham khảo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32660.doc