Hiện nay máy móc thiết bị của Công ty do Liên xô cung cấp trải qua 23 năm hoạt đông đã hoa mòn nhiều và trở nên lạc hậu. Do vậy Công ty đã đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, chuyên sản xuất xi măng từ phương pháp ướt sang phương pháp khô nâng cao sản lượng dây truyền một lên 1,8 triệu tấn / năm và sau khi kết thúc giai đoạn cải tạo sẽ đưa công
suất thiết kế 3.5 triệu tấn / năm. Một nhiệm vụ nặng nề đằt ra với Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn, song với những bài học kinh nghiệm sẵn có và tinh thần quản lý lao động truyền thống cùng với sự nhiệt tình, hăng say và sự phấn đấu nỗ lực trong sản xuất kinh doanh của cán bộ công nhân viên xi măng bỉm sơn, chắc chắn Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn sẽ thực hiện thành công rực rỡ dự án đầu tư cũng như công tác kinh doanh của Công ty tương lai sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn sẽ đứng vững trên thị trường trong nước và thị trường Quốc tế.
35 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lợi nhuận và một số biện phát nhằm tăng lợi nhuận tại công ty xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mục tiêu đều là lợi nhuận. Lợi nhuận một trong những vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế lợi nhuận còn là căn cứ để xác định sự thành bại của doanh nghiệp trong kinh doanh nên nó được coi là một yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Sự tích luỹ lợi nhuận của doanh nghiệp trong nhiều năm tạo cơ hội để tái sản xuất mở rộng, bắt kịp cơ hội đầu tư ra bên ngoài, từng bước xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã mở cửa hội nhập và hợp tác với các nước trên thế giới với quan điểm tôn trọng độc lập chủ quyền lãnh thổ đôi bên cùng có lợi. Cùng với sự thay đổi đó vấn đề lợi nhuận được nhìn nhận mới mẻ hơn, doanh nghiệp phải tự thích ứng với cơ chế mới để tìm lợi nhuận cao, làm giầu cho bản thân doanh nghiệp và đất nước.
Công ty Xi măng Bỉm Sơn là một trong những doanh nghiệp được hình thành trong cơ chế cũ nhưng cũng đã bắt nhịp với sự chuyển đổi nền kinh tế và đổi mới trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại công ty, qua tìm hiểu thực tế, em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là về Lợi nhuận và một số biện phát nhằm tăng lợi nhuận tại công ty xi măng Bỉm Sơn.
Bài luận văn của em được chia làm 3 chương:
Chương I: Lợi nhuận và sự cần thiết phấn đấu tăng lợi nhuận
Chương II: Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty
Chương III: Nhận xét đánh giá và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi
nhuận của công ty Xi Măng Bỉm Sơn.
CHƯƠNG I
Lợi nhuận và sự cần thiết phải phấn đấu nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
1.1. Khái niệm lợi nhuận doanh nghiệp.
Theo các nguyên tắc của chế độ hạnh toán kinh tế, mỗi doanh nghiệp phải tiến hành hoạt động kinh tế của mình như thế nào để tiền thu về bán hàng (hoặc tiền công phục vụ) bù lại được toàn bộ hao phí của doanh nghiệp và bảo đảm có thu nhập thuần tuý bằng tiền cần thiết để mở rộng hoạt động của bản thân doanh nghiệp cũng như để phục vụ các nhu cầu chung của nền kinh tế quốc dân. gọi là lợi nhuận doanh nghiệp.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghãi quyết định bản chất và tác dụng của lợi nhuận doanh nghiệp, quyết định phương thức phân phối lợi nhuận doanh nghiệp. Bản chất lợi nhuận trong chế độ xã hội chủ nghĩa hoàn toàn khác hẳn lợi nhuận dưới chế độ tư bản chủ nghĩa.
Trong xã hội tư bản, với chế độ sử hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, mục đích sản xuất của tư bản là chạy theo lợi nhuận, theo đuổi giá trị thặng dư cao nhất đưa đến bóc lột, cạnh tranh, bần cùng hoá nhân dân lao động.
Còn xã hội xã hội chủ nghĩa, với chế độ sở hữu toàn dân và tập thể, giai cấp bóc lột đã bị xoá bỏ, mục đích của sản xuất là thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của nhân dân, trên cơ sở sản xuất được cải tiến không ngừng mà tăng thêm lợi nhuận. Lợi nhuận đó được đùng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của toàn thể nhân dân lao động.
Mức lợi nhuận của từng loại doanh nghiệp thu được nhiều hay ít phụ thuộc vào đường lối, chính sách của Đảng, vào tình hình, điều kiện và nhu cầu của từng ngành sản xuất cũng như của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Mức lợi nhuận của một doanh nghiệp hoạt động bình thường phải đủ đảm bảo lập các quỹ khuyến khích vật chất, đồng thời mở rộng và phát triển sản xuất, cải tiến kỹ thuật…
Cho nên lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng phản ánh tổng hợp kết hợp kết quả hoạt động của doanh nghiệp. phấn đấu nâng cao lợi nhuận trở thành kết quả tổng hợp của các hoạt động hàng ngày của mỗi người lao động của mỗi doanh nghiệp.
ý nghĩa của lợi nhuận:
Thứ nhất: Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh khong kể thuộc thành phần kinh tế nào, khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có chung một mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, lợi nhuận chính là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả và mục đích hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Thứ hai: Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Lợi nhuạn là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí đã bỏ ra và thu được số doanh thu đó. Mọi biện pháp để tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí sản xuất cuối cùng đều phản ánh ở quy mô lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, thông qua xem xét chỉ tiêu lợi nhuận, ta có thể đáng giá được phần lớn chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba: Lợi nhận là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các thiệt hại, rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh. Là nguồn tích luỹ để thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước cũng như khuyến khích vật chất đối với người lao động trong doanh nghiệp.
Sự cần thiết phấn đấu nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp cần tiến hành hoạt động kinh doanh là để tìm kiếm lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trưòng, lợi nhuận là thước đo hiệu quả sản xuất kinh doanh, là động lực kinh tế thúc đẩy các doanh nghiệp cũng như người lao động không ngừng sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất – kinh doanh để tạo ra được sản phẩm hàng hoá dịch vụ, các doanh nghiệp nhất thiết phải bỏ ra những chi phí nhất định. Họ phải dùng tiền mua sắm nguyên, nhiên vật liệu, công cụ, dụng cụ để tiến hành sản xuất, tạo ra sản phẩm hàng hoá dịch vụ, tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu tiền về. Nếu không tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp sẽ gạp khó khăn về tài chính, về lâu dài sẽ không tồn tại và phát triển. Vì vậy quyết định doanh nghiệp có tạo ra lợi nhuận doanh nghiệp hay không. lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế quan trọng, đồng thời còn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nói lên kết quả toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh cả về mặt chất và mặt lượng của quá trình đó. Nừu doanh nghiệp phấn đấu cải tiến hoạt động của mình làm giá thành sản phẩm hạ, sản phẩm được tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng lợi nhuận một cách trực tiếp, trở thành động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp tục tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại, nếu chi phí cao, giá thành sản phẩm tăng thì lợi nhuận sẽ trực tiếp giảm bớt và thậm chí còn thua lỗ. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm cho doang nghiệp giảm sức cạnh tranh trên thương trường và có khả năng dẫn tới phá sản. Vì vậy, lợi nhuận là một chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận là nguồn tích luỹ cơ bản để doanh nghiệp tái đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, lập các quỹ như quỹ đầu tư, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng… Việc tiến hành lập các quỹ chuyên dùng có tác dụng lớn đề cao tính tự chủ về tài chính trong doanh nghiệp, tích cực cải tiến kỹ thuật đổi mới tài sản cố định, động viên kịp thời người lao động, đồng thời đề phòng rủi ro trong kinh doanh nhất là trong cạnh tranh của cơ chế thị trường, nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển thì các quỹ này càng có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp.
Lợi nhuận tác động đến mọi hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, việc thực hiện được chỉ tiêu lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo cho tình hình tài chính của donh nghiệp được vững chắc, từ đó góp phần củng cố thế mạnh và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Bên cạnh vị trí quan trọng đối với doanh nghiệp lợi nhuận còn là cơ sở để thu nhập quốc dân, thuế thu nhập doanh nghiệp là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, đây chính là cơ sở cho sự phát triển kinh tế, do đó sự mở rộng năng lực sản xuất xã hội phụ thuộc vào sự phát triển của doanh nghiệp và tất nhiên trong đó lợi nhuận giữ vai trò không nhỏ.
1.2. Phương pháp xác định lợi nhuận và đánh giá lợi nhuận.
1.2.1. Phương pháp trực tiếp:
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh,
Là bộ phận chủ yếu của doanh nghiệp thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng hàng hoá dịch vụ hay còn gọi là lợi nhuận bán hàng, lợi nhuận tiêu thụ sản phẩm.
Lợi nhuận từ nguồn này được tính theo công thức :
Lợi nhuận
từ hoạt động = DT thuần - giá vốn - Chi phí - Chi phí
KD hàng bán SXKD QLDN
Hoặc có thể xác định:
Lợi nhuận
từ hoạt động = Tổng doanh thu – tổng chi phí.
KD
Hay cũng có thẻ xác định theo công thức:
Lợi nhuận
từ hoạt động = DT thuần - giá thành toàn bộ của sản phẩm hàng
KD hoá và DV tiêu thụ trong kỳ
Trong đó:
+ Doanh thu thuần: Là tổng số tiền bán hàng hoá cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại và thuế gián thu.
Doanh thu thuần = DT tiêu thụ - Giảm giá - thuế - hàng bị
SP hàng bán gián thu trả lại
+ Giá vốn hàng bán: trị giá vốn của thành phẩm, hàng hoá lao vụ dịch vụ xuất bán trong kỳ.
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí phat sinh liên quan đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ như chi phí trả lương nhân viên, chi phí bao bì, cước phí vận chuyển.
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ chi phí liên quan đến quản lý, điều hành doanh nghiệp như chi phí trả lương cho nhân viên điều hành doanh nghiệp, chi phí vật liệu quản lý.
Hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ là hoạt động cơ bản và chủ yếu nhất của doanh nghiệp nhưng bờn cạch đú cú một số hoạt động khỏc cũng đem lại lợi nhuận.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính.
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.
Lợi nhuận HĐTC = Doanh thu HĐTC - Chi phí HĐTC
Doanh thu hoạt động tài chính: Là Tổng doanh thu do hoạt động đầu tư tài chính hoặc kinh doanh về vốn mang lại, như doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản, mua bán chứng khoán, mua bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá, tiền gửi ngân hàng, lãi cho vay, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh.
Chi phí hoạt động tài chính: bao gồm các khoản chi phí khi tiến hành các hoạt động đầu tư tài chính và các hoạt động kinh Doanh về vốn như chi phí liên doanh liên kết, chi phí thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khoán, chi phí mua bán ngoại tệ, dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
- Lợi nhuận từ hoạt động khác.
Lợi nhuận từ hoạt động khác: Là khoản chênh lệch giữa doanh thu từ các hoạt động khác và các chi phí khác.
Lợi nhuận hoạt động khác =Doanh thu hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác
Doanh thu hoạt động khác: Là doanh thu không thường xuyên của doanh nghiệp như: Doanh thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do đối tác vi phạm hợp đồng, các khoản nợ vắng chủ hay nợ không đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, doanh thu từ bán vật tư, hàng hoá tài sản dôi thừa.
Chi phí hoạt động khác: Là những khoản chi phí không được dự tính trước của doanh nghiệp có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại như chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xoá, các khoản phải thu khó đòi.
1.2.2. Phương pháp trung gian:
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Hoạt động tài chính
Hoạt động khác
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
Doanh thu
hoạt động
tài chính
Chi phí
hoạt động
tài chính
Doanh thu hoạt động khác
Chi
phí
hoạt động khác
Giá vốn
hàng bán
Lợi nhuận gộp
hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt
động tài chính
- Chi phí BH
- Chi phí QLDN
Lợi nhuận hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
Tỷ xuất lợi nhuận: Có nhiều cách xác dịnh tỷ xuất lợi nhuận, mỗi cách có ý nghĩa và nội dung kinh tế khác nhau. Sau đây là một số cách thường được sử dụng:
- Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng tài sản: Là chỉ tiêu tổng hợp nhất đo lường mức độ sinh lời của vốn đầu tư. Chỉ tiêu này phản ánh vốn dầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp và mục đích phân tích mà người ta lựa chọn lợi nhuận trước thuế - lãi vay lợi nhuận sau thuế để so sánh với tổng tài sản.
Muốn đánh giá khả năng sinh lời cả vốn đầu tư khi doanh nghiệp sử dụng nợ hay một số lợi nhuận trước thuế và lãi vay doanh nghiệp thu được trên tổng vốn đầu tư người ta thường tính chỉ tiêu lợi nhuận tổng tài sản bằng cách chia lợi nhuận trước thuế và lãi vay cho tổng tài sản theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
* 100
Trên tổng tài sản
Tổng tài sản
Muốn biết số lợi nhuận sau thuế thu được trên 100 đồng vốn đầu tủ chỉ tiêu lợi nhuận tổng tài sản được tính theo công thức:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100
Trên tổng tài sản
Tổng tài sản
- Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu: Tỷ xuất lợi nhuận doanh thu thể hiện trong doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi
nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. công thức xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100
Trên doanh thu
Doanh thu thuần
Để đánh giá chỉ tiêu này tốt hay xấu phải đặc nó trong một ngành cụ thể và so sánh chỉ tiêu năm nay với các năm trước và các doanh nghiệp cùng ngành. Nếu chỉ tiêu này cao hơn chỉ tiêu chung của toàn ngành chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác trong ngành.
- Tỷ xuất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho thấy hiệu quả sử dụng một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã mang trả lãi vay. Việc sử dụng tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh nói lên trình độ sử dụng tài sản. vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp, thông qua đó khuyến khích các doanh nhgiệp quản lý chặt chẽ sao cho sử dụng vốn có hiệu quả nhất để tối đa hoá lợi nhuận. Công thức xác địng như sau:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận trước thuế
* 100
Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh
Muốn biết số lợi nhuận sau thuế thu được trên 100 đồng vốn đầu tư chỉ tiêu lợi nhuận vốn kinh doanh được tính bằng cách láy lợi nhuận sau thuế chia vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100
Vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh
- Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành: Tỷ suất lợi nhuận trên giá thành cho biết trong giá thành tạo ra bao nhiêu tổng lợi nhuận sau thuế. thông qua tỷ suất doanh lợi giá thành có thể thấy rõ hiệu quả của chi phí bỏ vào sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100
Trên giá thành
Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm bao gồm: Gía vốn hàng bán và chi phí bán hàng,quản lý doanh nghiệp, chỉ tiêu này có thể tính rieng cho từng loại sản phẩm, từng hạng mục công trình như có thể tính chung cho toàn bộ sản phẩm, tăng lợi nhuận.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Mục tiêu hoạt động cua doanh nghiệp là tạo ra hoạt động ròng cho người chủ của doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu đáng giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. ta có công thức :
Tỷ suất lợi nhuận
=
Lợi nhuận sau thuế
* 100
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này cho biết số lợi nhuận sau thuế thu được từ vốn chủ sở hữu hay nói cách khác nó phản ánh khả năng sinh lời của đồng vốn chủ sở hữu. Doanh nghiệp tính chỉ tiêu này để thấy được lợi nhuận ròng do vốn chủ sở hữu mang lại ta thấy được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp và phục vụ cho việc phân tích tài chính. Đây cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
Lợi nhuận
từ hoạt dộng = DT thuần - Gía vốn - Chi phí - Chi phí
SXKD hàng bán SXKD QLDN
Từ công thức trên ta thấy lợi nhuận từ hoạt động SXKD chụi ảnh hưởng trực tiếp từ hai nhóm: Doanh thu thuần và khoản chi phí.
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần.
Khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
Chất kượng sản phẩm hàng hoá tiêu thụ.
Gía cả sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ
Thị trường tiêu thụ, phương thức tiêu thụ và thanh toán tiền hàng
Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí.
Kỹ thuật công nghệ sản xuất
Tổ chức quản lý sản xuất, quản lý tài chính doanh nghiệp
Điều kiện tự nhiên và môi trường kinh doanh
1.3.2. Các biện pháp tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Làm thế nào để tăng lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh luụn là vấn đề quan tõm của người quản lý. người sản xuất, kinh doanh luụn phải nhạy bộn, tỡm được những biện phỏp đỳng đắn thiết thực để thực hiện trong quỏ trỡnh hoạt động của doanh nghiệp.
Các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.
Nâng cao chi phí lao động để tăng số lượng sản phẩm làm ra
Trong một đơn vị thời gian hoặc giảm thời gian sản xuất một đơn vị sản phẩm từ đó giảm chi phí cố định, chi phí kháu hao tài sản cố định, chi phí trả lương cho nhân viên quan lý. Các doanh nghiệp cần thường xuyên đổi mới kỹ thuật ứng dụng kịp thời các tiến bộ của khoa học kỹ thuật và phải không ngừng hoàn thiện năng cao trình độ tổ chức sản xuất, lao động trong doanh nghiệp.
Công tác đào tạo bồi dưỡng cho người lao động nâng cao tay nghề để nâng cao hơn nữa năng suất lao động. Tuy nhiên doanh nghiệp phải thường xuyờn quan tõm đến đời sống tinh thần của cỏn bộ cụng nhõn viờn để họ hăng say và gắn bú với cụng việc của mỡnh.
Sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là cần thiết để góp phần hạ giá thành sản phẩm. phải xây dựng mức tiêu hao nguyên vật liệu phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Doanh nghiệp cũng phải quan tõm đến nguyờn vật liệu rẻ hơn và nguyờn vật liệu trong nước, tiết kiệm được chi phớ mà chất lượng vẫn đảm bảo.
Phát huy vai trò của tài chính trong việc kiểm tra, giám sát các mặt hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của người công nhân.
- Các biện pháp phấn đấu tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Nâng cao chất lượng và tăng số lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm làm giảm các khoản giảm trừ và tăng số lượng sản phẩm sẽ làm tăng doanh thu.
Định giá sản phẩm hợp lý. Nếu sản phẩm bán với giá thấp, doanh nghiệp sẽ bị thiệt hại, với giá cao doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng ứ đọng sản phẩm.
Giá cả hợp lý phải bự đắp chi phớ đó tiờu hao nờn lợi nhuận thỏa đỏng để thực hiện tỏi sản xuất mở rộng.
Tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm và chọn hình thức thanh toán phù hợp.
Sử dụng vốn và tổ chức nguồn vốn có hiệu quy. Vốn trong doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố địng là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Doanh nghiệp phải cú kế hoạch mua sắm lắp đặt tài sản cố định phự hợp đồng thời cú biện phỏp nhanh chúng sử lý cỏc tài sản khụng cần dựng và chờ thanh lý để thu hồi bảo toàn vốn, trỏnh hao mũn hữu hỡnh, vụ hỡnh và giảm cỏc chi phớ sủa chữa.
Vốn lưu động là vốn tiền tệ ứng trước để hỡnh thành tài sản lưu động của doanh nghiệp đảm bảo quỏ trỡnh sản xuất được tiến hành thường xuyờn. quản trị tốt cỏc khoản phải thu, phải trả trỏnh tỡnh trạng bị chiếm vốn.
Nếu doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn dẫn đến thiếu vốn phải huy động từ vốn vay hoặc vốn chủ. mặt khỏc, doanh nghiệp dễ gặp nhiều rủi ro khụng thu hồi được nợ.
Về nguồn vốn doanh nghiệp hệ số nợ là tỷ lệ % giữa nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. hệ số nợ được coi như một “đũn bẩy tài chớnh” để khuyến khớch đại thu nhập một đồng vốn chủ sở hữu. tuy nhiờn phải cõn nhắc tớnh toỏn vỡ doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận trờn cỏc khoản nợ nhỏ hơn so với tiền lói phải trả thỡ đũn bẩy tài chớnh sẽ cú tỏc dụng ngược lại. Vỡ vậy phải cú cơ cấu vốn hợp lý giữa vốn vay và vốn chủ để gúp phần nõng cao lợi nhuận của doanh nghiệp
CHƯƠNG II
tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty xi măng bỉm sơn
2.1.Giới thiệu về Công ty Xi Măng Bỉm Sơn
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Xi Măng Bỉm Sơn.
Tiền thân của công ty xi măng Bỉm Sơn là nhà máy xi măng Bỉm Sơn được Bộ Xây dựng ra quyết định thành lập ngày 04/3/1980. Nhà máy xi măng Bỉm Sơn là kết quả của tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam – Liên Xô, toàn bộ hai dây truyền sản xuất do Liên Xô chế tạo, sản xuất theo phương pháp ướt, công suất tổng cộng là 1,2 triệu tấn/năm. Ngày 3/2/1982 dây truyền số 1 chính thức đi vào hoạt động sản xuất, ngày 6/11/1983 dây chuyền số 2 của nhà máy hoàn thành và đưa vào sản xuất. Ngày 12/8/1993 bộ Xây dựng đã có quyết định số 336/BXD – TCLĐ sát nhập công ty kinh doanh vật tư xi măng số 4 vào nhà máy xi măng Bỉm Sơn và chính thức đổi tên thành Ctt xi măng Bỉm Sơn. Từ ngày 01/9/1993 đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng Công ty xi măng Việt Nam và Bộ Xây dựng.
Trải qua hơn 20 năm hoạt động máy móc thiết bị đã lạc hậu, dự án cải tạo hiện đại hoá nhà máy đã được chính phủ phê duyệt, công ty đã tiến hành cải tạo dây chuyền số 2 với công nghệ tiên tiến của Nhật Bản, sản xuất theo phương pháp khô, nâng công suất của lò nung số 2 lên gấp đôi. Này 3/8/2003 dự án cải tạo dây chuyền số 2 kết thúc giai đoạn chạy thử và chính thức đi vào sản xuất đã đưa công suất của nhà máy từ 1,2 triệu tấn/năm lên 1,8 triệu tấn/năm.
Không dừng lại ở đó, công tác cải tạo hiện đại hoá vẫn đang được tiếp tục, ngày 24/12/2002 Chính phủ phê duyệt cho phép công ty lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án mở rộng một dây chuyền mới công suất 2 triệu tấn/ năm. Với những thành tích đã đạt được cuối năm 2002 công ty đã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới”.
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty
Chức năng:
Công ty xi măng Bỉm sơn với chức năng sản xuất chính là xi măng bao PC30, PCB30, PC40 chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của nhà nước với thông số kỹ thuật hàm lượng thạch cao SO3 nằm trong xi măng đạt 1,3 đến 3%.
Nhiệm vụ:
Công ty có trách nhiệm sản xuất và cung cấp xi măng cho các công trình xây dựng trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Ngoài ra các công ty còn cung cấp xi măng cho các địa bàn theo sự điều hành tiêu thụ của tổng công ty xi măng Việt nam để tham gia bình ổn giá cả trên thị trường.
2.1.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Sản phẩm chính của công ty là xi măng PC 30 và PC 40, được sản xuất trên dây chuyền đồng bộ do Liên Xô cũ cung cấp. Đây là dây chuyền sản xuất xi măng theo phương pháp ướt nghiền hở với đặc điểm là dây chuyền chế biến kiểu liên tục và phức tạp.
Hiện nay, với dây chuyền công nghệ sản xuất cũ, trải qua hơn 20 năm sản xuất và kinh doanh sẽ là một bất lợi trong nền kinh tế sôi động. Công ty đã sớm có chương trình kế hoạch nhằm đổi mới dây chuyền công nghệ từ sản xuất theo công nghệ ướt sang sản xuất theo công nghệ khô trên nền tảng cơ sở hạ tầng cũ có nhiều thuận lợi cho việc nâng cấp và đổi mới công nghệ, đã mở ra một khả năng mới với nhiều triển vọng nhằm cạnh tranh có hiệu quả với các doanh nghiệp khác:
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
P. CTLĐ
P.KTTKCT
P.KTKH
Văn phòng
P.ĐSQT
P.BVQS
Trạm Y tế
Giám đốc
Pgđ sản xất
Pgđ
cơ điện
Pgđ phụ trách chung
PGĐ phụ trách đầu tư
Pgđ tiêu thụ
PX mỏ
PX ôtô
PX Đbao
PXtạoNL
PXLnung
PX Ng.XM
P.ĐĐSX
PX TCN
P.QLXM
P.KCS
PX SCTB
PX cơ khí
P.Cơ khí
PX CSCT
PX Điện
P.Năng lượng
Tổng kho
P. KTSX
P. Vật tư
P. KTAT
Ban QLDA
TTGDTT
CN N.Bình
CN H.Tĩnh
CN N.an
CN T.hoá
CN T.Bình
CN N.Định
Giám đốc công ty phụ trách chung về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo công tác kinh tế kế hoạch, tài chính, tổ chức lao động.
Phó giám đốc phụ trách tiêu thụ có nhiệm vụ giúp giám đốc Công ty trực tiếp chỉ đạo điều hành công tác tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Phó giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm chỉ đạo điều hành và tổ chức sản xuất các đơn vị trong Công ty, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục, an toàn, đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm.
Phó giám đốc phụ trách chung: có nhiệm vụ chỉ đạo các phòng ban mang tính chất phục vụ.
Phó giám đốc phụ trách đầu tư có nhiệm vụ quản lý công tác đầu tư của Công ty.
Phó giám đốc phụ trách về cơ điện năng: phục vụ cho sản xuất, về gia công chế tạo mặt hàng cơ khí và sửa chữa trong nội bộ công ty.
Các xưởng sản xuất chính:
Bao gồm xưởng mỏ, ôtô, xưởng tạo nguyên liệu, xưởng lò nung, xưởng nghiền xi măng, xưởng đóng bao.
- Các xưởng sản xuất phụ:
Bao gồm xưởng sửa chữa thiết bị, xưởng may bao, xưởng sửa chữa công trình, xưởng điện tự động, xưởng sửa chữa công trình cấp thoát - nén khí, xưởng cơ khí. Các xưởng này có nhiệm vụ cung cấp lao vụ phục vụ cho sản xuất chính như sửa chữa kịp thời các thiết bị hỏng hóc, cung cấp vỏ bao phục vụ cho đóng bao và cung cấp điện nước cho sản xuất.
- Một số phòng ban chủ yếu:
Phòng cơ khí, phòng kỹ thuật sản xuất, phòng năng lượng, phòng kế toán thống kế tài chính, phòng vật tư, phòng kế hoạch, phòng KCS, một số phòng ban khác.
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty
Công ty xi măng Bỉm Sơn là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, tổ chức sản xuất kinh doanh thành nhiều bộ phận xa có, gần có nên công ty đã chọn hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung phân tán.
Phòng Kế toán – Tài chính của công ty
Kế toán trưởng
Tổ KT tổng hợp và tính giá thành
Tổ kế toán vật tư
Tổ
Tài chính
Kế toán các chi nhánh
Tổ Kế toán tiêu thụ sản phẩm
Tổ Kế toán nhà ăn
Phòng kế toán- thống kê - tài chính có 35 người gồm có: một kế toán trưởng, một phó phòng, năm tổ và các bộ phận kế toán ở các chi nhánh và trung tâm tiêu thụ.
2.2. Tình hình và hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.1. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty.
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán ĐVT: ngàn đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
So sánh
Số tiền
%
Tài sản
A. TSLĐ và đầu tư ngắn hạn
391.322.949
493.768.187
102.445.238
20,7
1. Tiền
114.376.435
108.690.828
-5.685.607
-5,2
2. Các khoản phải thu
65.571.169
55.280.107
-10.291.062
-18,6
- Phải thu khách hàng
46.814.938
32.321.283
-14.493.655
-44,8
- Phải thu khác
18.756.231
22.958.824
4.202.593
18,3
3. Hàng tồn kho
209.626.500
320.849.533
111.223.033
34,6
4. Tài sản lưu động khác
1.748.845
8.947.719
-7.198.874
80,4
B. TSCĐ và đầu tư dài hạn
827.268.673
1.229.329.721
402.061.048
32,7
1. TSCĐ hữu hình
801.743.757
1.222.959.162
421.215.405
34,5
2. Đầu tư dài hạn
25.524.16
6.370.559
-19.154.357
300
Tổng tài sản
1.218.591.622
1.723.097.909
504.506.287
29
Nguồn vốn
A. Nợ phải trả
785.526.486
699.556.146
-85.970.340
-12
1. Nợ ngắn hạn
326.647.507
307.251.388
-19.369.119
-6,3
2. Nợ dài hạn
458.878.979
392.304.758
-66.574.221
17
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
433.065.136
1.023.541.763
590.476.627
57,6
1. Nguồn vỗn quỹ
409.977.118
1.009.898.902
599.921.784
59
2. Nguồn kinh phí, quỹ khác
23.088.018
13.642.861
-9.445.157
-69
Tổng nguồn vốn
1.218.591.622
1.723.097.909
504.506.287
29
Nhìn vào bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được cơ cấu vốn và nguồn vốn kinh doanh của công ty.
Tổng sản suất kinh doanh của năm 2005 tăng 504.506.287 ngàn đồng cụ thể là:
Năm 2005: Tổng sản xuất kinh doanh l à: 1.723.097.909 ngàn đồng
Năm 2004: Tổng sản xuất kinh doanh là: 1.218.591.622 ngàn đồng
Căn cứ vào bảng trên cho thấy vốn lưu động và vốn cố định năm 2005 tăng so với năm 2004.
Vốn sản xuất kinh doanh của công ty năm 2005 đã tăng 504.506.287 ngàn đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng là 29% qua số liệu về vốn của công ty cho thấy quy mô vốn đã tăng đáng kể là do vốn cố định tăng.
- Vốn lưu động: năm 2005 tăng 102.445.238 ngàn đồng so với năm 2004 với tỷ lệ tăng là 20,7%. Điều đó chứng tỏ công ty đã đầu tư mạnh vào tài sản lưu động nhằm tăng quy mô sản xuất kinh doanh của công ty.
- Vốn cố định: Năm 2005 so với năm 2004 tăng: 402.061.048 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 32,7% là do công ty đã đầu tư mới về trang thiết bị. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ 2 nguồn:
- Nợ phải trả: Năm 2005 giảm 85.970.340 ngàn đồng so với năm 2004 tương ứng giảm 12%. Nợ phải trả giảm là do công ty đã trả các khoản vay ngắn hạn và trung hạn.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Là nguồn vốn của bản thân chủ sở hữu gồm vốn ban đầu và vốn tự bổ sung trong quá trình kinh doanh. Năm 2005 tăng 590.476.627 ngàn đồng tương ứng với 57,6%. Vốn chủ sở hữu tăng là do Trong quá trình kinh doanh ngoài vốn do nhà nước cấp công ty còn phát động cán bộ công nhân viên, mua cổ phiếu để huy động vốn trong nội bộ công ty dẫn đến vốn chủ sở hữu năm 2005/2004 tăng.
Bảng 2: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty
ĐVT: ngàn đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh (2005/2004)
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Tổng doanh thu
1.578.502.780
1.539.701.700
-38.801.080
-2,5
2
Khoản giảm trừ
0
0
0
3
Doanh thu thuần
1.578.502.780
1.539.701.700
-38.801.080
-2,5
4
Giá vốn hàng bán
1.184.148.187
1.154.163.864
-29.984.323
-2,6
5
Lợi nhuận gộp
394.354.593
385.537.836
-8.816.757
-2,3
6
Chi phí quản lý
61.153.887
55.970.006
-5.183.881
-9,2
7
Chi phí bán hàng
209.454.763
197.174.857
-12.279.906
-6,2
8
Doanh thu HĐTC
4.312.209
3.715.019
-597.190
-16
9
Chi phí HĐTC
47.088.137
36.521.473
-10.566.664
-29
10
Lợi nhuận thuần
80.970.014
99.586.517
18.616.503
18,7
11
Thu nhập khác
9.742.931
9.308.123
-434.808
-4,7
12
Chi phí khác
6.859.193
5.764.218
-1.094.975
-19,00
13
LN trước thuế
84.513.919
102.470.256
17.956.337
17,5
14
Giá vốn/ DT
0,75
0,75
0,00
0,00
15
(CPBH + CPQL)/DT
0,17
0,16
-0,01
-4,00
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động công ty xi măng Bỉm Sơn năm 2004 và 2005 có kết quả tương đối tốt, cả hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính của 2 năm đều có lãi.
Đối với hoạt động kinh doanh: Qua bảng số liệu ta thấy: Với năm 2005 có tổng doanh thu là 1.539.701.700 ngàn đồng, giá vốn hàng bán là 1.154.163.864 ngàn đồng, lợi nhuận gộp là 385.537.836 ngàn đồng và có tổng chi phí là 253.144.863 ngàn đồng do đó lãi là 132.392.973 ngàn đồng. Năm 2004 với giá vốn hàng bán 1.184.148.187 ngàn đồng đã mang lại tổng doanh thu cho năm 2004 là 1.578.502.780 ngàn đồng, lợi nhuận gộp: 394.354.593 ngàn đồng.
Tổng chi phí quản lý và chi phí bán hàng của năm 2004 là 270.608.650 ngàn đồng, dẫn tới lợi nhuận hoạt động kinh doanh của năm 2004 là 123.745.943 ngàn đồng.
So sánh 2 năm ta thấy lợi nhuận năm 2005 tăng hơn so với năm 2004: 8.647.030 ngàn đồng.
Đối với hoạt động tài chính: Qua bảng số liệu trên ta thấy kết quả hoạt động tại chính của năm 2004 và 2005 đều bị lỗ.
Năm 2004 doanh thu hoạt động tài chính: 4.312.209 ngàn đồng, chi phí hoạt động tài chính 47.088.137 ngàn đồng dẫn tới lợi nhuận hoạt động tài chính là: -42.775.928 ngàn đồng.
Năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính 3.715.019.714 ngàn đồng, chi phí hoạt động tài chính 36.521.473 ngàn đồng do đó lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2005 là: -32.806.454 ngàn đồng.
So sánh 2 năm ta thấy lợi nhuận hoạt động tài chính năm 2005 tăng 9.969.474 ngàn đồng.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác, của năm 2004 lớn hơn 2005 nhưng lợi nhuận trước thuế của năm 2005 vẫn lớn hơn lợi nhuận trước thuế của năm 2004 là do: Công tác quản lý các loại chi phí (chi phí quản lý; chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác…) của năm 2005 tốt hơn năm 2004 nên dù doanh thu năm 2005 có giảm so với năm 2004 thì cũng không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của năm 2005.
Tóm lại:Tổng lợi nhuận tất cả các hoạt động của công ty năm 2005 so với năm 2004 tăng 18.617.504 ngàn đồng.
2.2.2. Phân tích chi phí bán hàng, chi phí quản lý và chi phí sản xuất theo yếu tố của doanh nghiệp
* Chi phí bán hàng
Bảng 3: Chi phí bán hàng
ĐVT: ngàn đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
Tỷ trọng
2005
Tỷ trọng
So sánh (2005/2004)
Số tiền
%
1
Tổng
209.454.763
100
197.174.857
100
-12.279.906
-6,2
2
Chi phí nhân viên
85.657.324
40,9
82.929.132
42,06
-2.728.192
-3,3
-
Tiền lương
71.980.945
34,37
69.688.346
35,35
-2.292.599
-3,3
-
Kinh phí công đoàn
1.439.618
0,69
1.393.766
0,7
-45.852
-3,3
-
BHXH
10.797.143
5,15
10.453.254
5,30
-343.889
-3,3
-
BHYT
1.439.618
0,69
1.393.766
0,7
-45.852
-3,3
3
Chi phí vật liệu bao bì
63.078.038
30,12
62.581.771
31,74
-496.267
-0,8
4
Chi phí thuê cửa hàng
14.522.471
6,93
11.596.808
5,9
-2.925.663
-2,5
5
Chi phí quảng cáo
3.068.661
1,46
2.518.131
1,3
-550.530
-21,8
6
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
460.930
0,22
391.192
0,2
-69.738
-17,8
7
khấu hao TSCĐ
3.087.603
1,47
2.091.102
1,06
-996.501
-47,6
8
Chi phí thuế và lệ phí
5.303.859
2,53
4.208.305
2,14
-1.095.554
-26
9
Chi phí DV mua ngoài
33.669.402
16,1
30.284.852
15,36
-3.384.550
-11
10
Chi phí khác bằng tiền
606.475
0,29
573.564
0,3
-32.911
-5,7
Qua bảng trên ta thấy: Chi phí bán hàng năm 2005 là 197.174.857 ngàn đồng giảm 12.279.906 ngàn đồng so với năm 2004 tương ứng 6,2% mức chi phí bán hàng trên 1000 đồng doanh thu năm 2004 là: 13,27 đồng và năm 2005 là 12,8 đồng. Như vậy từ năm 2004 sang năm 2005 đã giảm 0,47 đồng. Tốc độ tăng doanh thu là: 1.539.701.700/ 1.578.502.780= 0,98 (lần) và tốc độ tăng của chi phí bán hàng là: 12,8 / 13,27 = 0,97 (lần). Sự giảm này đã phản ánh việc quản lý chi phí bán hàng của công ty năm 2005 là tương đối tốt.
* Chi phí quản lý
Bảng 4: Chi phí quản lý
ĐVT: ngàn đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
Tỷ trọng
2005
Tỷ trọng
So sánh (2005/2004)
Số tiền
%
1
Tổng
61.153.887
100
55.970.006
100
-5.183.881
-9,2
2
Chi phí nhân viên
20.288.471
33,18
18.257.416
32,62
-2.031.055
-11
-
Tiền lương
17.049.135
27,88
15.342.366
27,4
-1.706.769
-11
-
Kinh phí công đoàn
339.974
0,56
306.847
0,55
-33.127
-11
-
BHXH
2.559.388
4,2
2.301.356
4,1
-258.034
-11
-
BHYT
339.974
0,56
306.847
0,55
-33.127
-11
3
Chi phí dụng cụ, đồ dùng
822.696
1,35
801.367
1,43
-21.329
-2,6
4
Khấu hao TSCĐ
16.686.239
22,38
15.982.137
28,55
-704.102
-4,4
5
Chi phí thuế và lệ phí
513.692
0,84
492.657
0,88
-21.035
-4,2
6
Chi phí DV mua ngoài
15.510.435
25,4
14.004.576
25,02
-1.505.859
-10,8
7
Chi phí khác bằng tiền
7.332.354
11,99
6.431.853
11,5
-900.501
-14
So sánh giữa 2 năm ta thấy chi phí quản lý năm 2005/2004 đã giảm 9,2% lần lượt là 61.153.887 ngàn đồng và 55.970.006 ngàn đồng, là do ảnh hưởng của các yếu tố:
- Chi phí nhân viên giảm: 2.031.055 ngàn đồng Tương ứng 11%
- Chi phí dụng cụ đồ dùng giảm: 21.329 ngàn đồng. Tương ứng 2,6%
- Khấu hao TSCĐ giảm: 704.102 ngàn đồng. Tương ứng 4,4%
- Chi phí thuế và lệ phí giảm: 21.035 ngàn đồng. Tương ứng 4,2%
- Phí dịch vụ mua ngoài giảm:1.505.859 ngàn đồng.Tương ứng 10,8%
-Chi phí khác bằng tiền giảm: 900.501 ngàn đồng tương ứng 14%.
- Nhìn chung công tác quản lý loại chi phí này năm 2005 là tương đối tốt.
* Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố.
bảng: 5 ĐVT: ngàn đồng
STT
Chỉ tiêu
2004
2005
So sánh (2005/2004)
Số tiền
Tỷ lệ %
1
Chi phí nhiên liệu, vật liệu
642.098.589
635.492.247
6.606.351
1,04
2
Chi phí nhân công
140.114.291
168.203.282
28.088.991
16,7
3
Chi phí công cụ dụng cụ
7.313.824
5.843.400
-1.288.427
-22
4
Chi phí khấu hao TSCĐ
210.842.844
149.966.680
-60.876.164
-40,6
5
Chi phí dịch vụ và mua ngoài
342.992.523
337.412.315
-34.419.792
-9
6
Chi phí khác bằng tiền
164.429.112
110.755.048
-53.674.064
-48,5
7
Tổng cộng
1.507.609.192
1.447.672.972
-59.936.220
-4
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2005 giảm so với năm 2004 Trong đú:
Chi phí nhiên liệu, vật liệu giảm 6.606.351 ngàn đồng tuơng ứng 1,04%, chi phí nhiên liệu vật liệu năm 2005 giảm hơn năm 2004 là do : khâu quản lý chi phí nhiên liệu, v ật liệu cho sản xuất của năm 2005 rất tốt.
Chi phí công cụ dụng cụ giảm 1.288.427 ngàn đồng tương ứng 22%
Chi phí khấu hao TSCĐ giảm 60.876.146 ngàn đồng tương ứng 40,6%
Chi phí khác bằng tiền giảm 53.674.064 ngàn đồng tương ứng 48.5%.
Bên cạnh đó chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài tăng lần lượt là 28.088.991 ngàn đồng tương ứng 16,7% và 34.419.792 ứng với 9%. Dù chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài năm 2005 có tăng nhưng tổng chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố năm 2005 so với năm 2004 vẫn giảm 59.936.220 ngàn đồng tương ứng 4%.
Nhìn chung công tác quản lý loại chi phí này năm 2005 là rất tốt. Chi phí bình quân ở hầu hết các khoản mục đều giảm, chỉ có một số khoản mục tăng như chi phí nhân công, chi phí dịch vụ mua ngoài. nguyên nhân tăng của loại chi phí này là do:
- Đối với chi phí nhân công là do chi phí nhiên liệu, vật liệu giảm cho quản lý và bán hàng tăng
- Đối với chi phí dịch vụ mua ngoài: là do chi phí cho bộ phận phân xưởng tăng.
2.2.3. khảo sát về chi phí
Bảng 6. chi phí theo chức năng hoạt động
ĐVT: Tỷ VNĐ
STT
2004
2005
2005/2004
Số tiền
TT%
Số tiền
TT %
Số tiền
Tỷ lệ
TT %
1
Chi phí quản lý
61,15
18,9
55,97
18,9
-5,19
-9,3
0
2
Chi phí bán hàng
209,45
64,8
197,17
66,5
-12,28
-5,8
1,7
3
Chi phí HĐTC
47,09
14,6
36,52
12,3
-10,57
-22,4
-2,3
4
Chi phí khác
5,76
1,7
6,86
2,3
1,1
19,1
-0,6
Tổng cộng
323,45
100
296,52
100
-26,93
-8,3
0
Qua bảng trên ta thấy, tình hình chi phí của công ty nhìn chung được thực hiện tốt, chi phí có xu hướng giảm thể hiện năm 2005/2004 tổng chi phí giảm 26,93 tỷ tương ứng với 8,3%, chi phí giảm chủ yếu là do chi phí hoạt động tài chính giảm 10,57 tỷ tương đương với 22,4%. Hơn nữa chi phí hoạt động tài chính giảm chiếm tỷ trọng lớn so với các chi phí khác. Cùng với việc giảm chi phí hoạt động tài chính các khoản chi phí bán hàng năm 2005/2004 giảm 12,28 tỷ tương đương với 5,8% và chi phí khác tăng 1,1 tỷ tương đương 19,1% và chi phí quản lý giảm 5,19 tỷ tương đương với 9,3%. Do tỷ trọng của các khoản chi phí tăng này nhỏ nên không ảnh hưởng quá lớn, làm kéo theo sự tăng của tổng chi phí được. Công ty cần phất huy và giữ sao cho chi phí càng giảm càng tốt, nhưng một mặt phải đảm bảo cho tiến độ công việc và năng suất tăng lên để cho lợi nhuận luôn tăng cùng với việc phát triển công ty.
chương iii
Nhận xét đánh giá và một số biện pháp nhằm nâng cao lợi
nhuận của công ty Xi Măng Bỉm Sơn.
3.1. Những thuận lợi và khó khăn của công ty
- Qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong hơn 20 năm Công ty xi măng Biểm Sơn đã thu được những kết quả tôt .Song để có những kết quả đó công ty đã phải tận dụng tối đa các điều kiện thuận lợi và khắc phục những khó khăn đó là:
3.1.1. Những thuận lợi :
- Nhà máy sản xuất xi măng nằm tài khu nguyên liệu (đá vôi và đá sét ) với trữ lượng lớn. Chính vì vậy việc vận chuyển nguyên liệu là một lợi thế đối với công ty, điều đó cho phép giảm được chi phí vận chuyển nguyên liệu dẫn đến hạ giá thành sản phẩm.
- Nhà máy xi măng mằm gần đường quốc lộ 1A (cách khoảng 3km ) như vậy vấn đề giao thông đối với công ty trở nên dễ dàng hơn, việc vận chuỷen sản phẩm đi tiêu thụ ở các địa bàn là rất thuận lợi. Đây chính là điều kiện giúp công ty mở rộng thị trường tiêu thụ .
- Thời kỳ vừa qua Công ty là doanh nghiệp nhà nước duy nhất sản xuất xi măng ở miềm Trung cộng với sản phẩm có chất lượng tốt tạo được uy tín với khách hàngnên công ty đã có được một thị trương truyền thống. Công ty có một ưu thế trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác .
Nhìn chung năm 2005 ngành xi măng có nhiều thuận lợi hơn năm 2004. Nhưng đối với Công ty xi măng Bỉm Sơn lại gặp không ít khó khăn.
3.1.2. Những khó khăn.
Về sản xuất: Đối với dây chuyền cũ thì công nghệ lạc hậu do đó việc phát huy năng lực của máy móc thiết bị rất hạn chế, ngược lại nhu cầu về thiết bị phụ tùng đáp ứng cho việc sửa chữa ngày càng tăng. Đối với dây chuyền mới cải tạo thì công nghệ mới hiện đại, việc vận hành kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì chưa có kinh nghiệm.
Việc tiêu thụ: Nhìn tổng thể quan hệ cung cầu xi măng của cả nước trong năm 2005 thì cầu vượt cung nhưng cục bộ từng khu vực thì vẫn có những thị
trường cung lớn hơn cầu, đặc biệt là trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Tây, Hà Nội là những thị trường cung vượt xa cầu. Vì vậy trên địa bàn này xảy ra tình trạng cạnh tranh quyết liệt dẫn đến giá bán thực tế giảm. Trong khi đó sản lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận của công ty chủ yếu trên những thị trường này.
Tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty xi măng Việt Nam cùng với sự cố gắng, tinh thần khắc phục khó khăn của tập thể lãnh đạo cán bộ công nhân viên trong công ty đã luôn luôn tìm mọi biện pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ, thực hành tiết kiệm chi phí trong tất cả các khâu từ sản xuất đến lưu thông. Cho nên năm 2005 là năm Công ty đạt sản lượng tiêu thụ cao nhất từ trước đến nay, lợi nhuận cao hơn năm trước.
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty.
Giải pháp 01: Công ty cần phải xoá bỏ chế độ ưu tiên “đổi hạt” nghĩa là cứ công nhân viên chức đang công tác trong công ty khi về hưu có quyền đưa con mình vào công ty công tác. nếu cứ để chế độ ưu tiên đó sẽ làm trình độ chuyên môn của đội nghũ cán bộ nhân viên cũng như công nhân của công ty ngày một yếu kém bởi như thế công ty sẽ không trực tiếp tuyển được những người có năng lực chuyên môn giỏi thực sự mặt khác những trường hợp vào theo chế độ ưu tiên đó thường là những người trình độ chuyên môn không cao nếu như không muốn nói là thấp.Công ty cần phải nhanh chóng xoá bỏ chế đọ ưu tiên đó nếu không sẽ dẫn đến tình tranh nhân lực thì thừa mà công việc vẫn trì trệ, chi phí nhân công tăng mà không đạt được hiệu quả công việc, dãn tới lợi nhận công ty giảm.
Giải phái 02: Công ty cần tinh giảm bộ máy quản lý, giảm chi phí gián tiếp, hiện nay cán bộ nhân viên chiếm 30% tổng số cán bộ nhân viên công ty song hiệu quả làm việc thấp, theo đánh giá của ban lãnh đạo công ty chỉ cần ẵ số lượng nhân viên gián tiếp này cũng có thể hoàn thành tốt khối lượng công việc của công ty.do đó công ty cần tích cực vận động cán bộ, nhân viên đủ tiêu chuẩn về nghỉ theo chế độ, tuy nhiên đây là công việc không đơn giản muốn thực hiện thành công cần phải quan tâm đến lợi ích thoả đáng của cán bộ nhân viên khi về nghỉ như: trợ cấp hưu trí, trợ cấp khó khăn…
Giải pháp 03: Công ty cần quan tâm đặc biệt tới công tác pha phụ gia. Việc pha một tấn phụ gia làm giảm đáng kể giá thành vậy cần nâng cao tỷ lệ pha phụ gia nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xi măng.
Giải pháp 04: Công ty đã đưa Dây truyền số 2 với công nghệ tiên tiến của nhật bản đã đi vào hoạt động sản xuất, do công nghệ mới cộng với trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên còn thấp lên việc điều khiển và sử lý gặp nhiều khó khăn vì thế công ty cần phải Có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân viên quản lý cũng như công nhân kỹ thuật để đảm bảo có một trình độ đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh
Giải pháp 05: Công ty cần quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý giá thành như: hình thành tổ chức hạch toán kếtoán nộ bộ, thường xuyên tổ chức hội nghị phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh tăng cường cải tiến và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… vì giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, giá thành sản phẩm cao hay thấp đồng nghĩa với việc tiết kiệm hay lãng phí cũng qua đó nó phản ánh trình độ quản lý sử dụng thiết bị, vật tư tiền vốn, lao động của công ty, tạo điều kiện cho công ty có điều kiện giảm giá bán, cạnh tranh mang lại lợi nhuận cao cho công ty.
3.3. Phương hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới.
- Tiếp tục duy trì sản xuất kinh doanh với mức cao nhất. Khai thác mọi tiềm năng hiện có về lao động, thiết bị, vật tư, tiền vốn, hoàn thành các mục tiêu kế hoạch, làm nghĩa vụ đầy đủ với nghân sách nhà nước, không ngừng ổn định và nâng cao đời sống của CBCNVC.
- áp dụng các biện pháp tích cực nhằm đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ, tiết kiêm chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
- Tiếp tục nghiên cứu áp dụng các đề tài tiến bộ kỷ thuật vào sản xuất. Thực hành tiết kiệm, thực hiện các biện pháp nhằm giảm định mức tiêu hao các yếu tố chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận
- Có kế hoạch dự trữ nguyên nhiên vật liệu , thành phẩm, bán thành phẩm một cách hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu đông, giảm vay ngân hàng về vốn lưu động.
Kết luận
Qua quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 23 năm qua, Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn đã rút ra được những bài học kinh nghiệm .
Đẩy mạnh sản xuất nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm phải gắn chặt với việc bồi dưỡng nâng cao tính kỷ luật với trình độ chuyên môn kỷ thuật của người thợ và mở rộng lên kết các cơ quan khoa học kỷ thuật trong nước.
Là nhà máy công nghệ hiện đại sản phẩm sản xuất theo một dây chuyền công nghệ khép kín. Vì vậy giữa các công đoạn sản xuất này với các công đoạn sản xuất khác có mối chặt chẽ với nhau. Với tính chất và đặc điểm như vậy nên đồi hỏi người công nhân phải có tính kỷ luật cao, có trình độ kỷ thuật vận hành máy móc lành nghề.
Quan tâm đến sản xuất phải gắn chặt với quan tâm đến lợi ích chính đáng của người lao động. Khi hai vấn đề này có liên quan mật thiết với nhua để tạo thành sức mạnh to lớn đẩy lùi mọi khó khăn và chở ngại đơa năng suất tăng lên, hạ giá thành sản phẩm.
Ban lãnh đạo Công ty xi măng Bỉm sơn có vai trò rất quan trọng trong việc điều hành sản xuất. Giám đốc Công ty có cơ chế quản lý đúng đắn, lãnh đạo quyết đoán, năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu chách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Hiện nay máy móc thiết bị của Công ty do Liên xô cung cấp trải qua 23 năm hoạt đông đã hoa mòn nhiều và trở nên lạc hậu. Do vậy Công ty đã đầu tư cải tạo hiện đại hoá dây chuyền công nghệ, chuyên sản xuất xi măng từ phương pháp ướt sang phương pháp khô nâng cao sản lượng dây truyền một lên 1,8 triệu tấn / năm và sau khi kết thúc giai đoạn cải tạo sẽ đưa công
suất thiết kế 3.5 triệu tấn / năm. Một nhiệm vụ nặng nề đằt ra với Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn, song với những bài học kinh nghiệm sẵn có và tinh thần quản lý lao động truyền thống cùng với sự nhiệt tình, hăng say và sự phấn đấu nỗ lực trong sản xuất kinh doanh của cán bộ công nhân viên xi măng bỉm sơn, chắc chắn Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn sẽ thực hiện thành công rực rỡ dự án đầu tư
cũng như công tác kinh doanh của Công ty tương lai sẽ có nhiều triển vọng tốt đẹp Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn sẽ đứng vững trên thị trường trong nước và thị trường Quốc tế.
Trong thời gian thực tập vừa qua nhờ sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Công Bảy và các cô chú trong phòng kế toán của Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn. Em đã có thời gian bổ ích để tìm hiểu về đề tài: Lợi nhuận và một số biện pháp làm tăng lợi nhuận của Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn. Trong bài luận văn này em đã cố gắng trình bầy những kiến thức đã học của mình về lý luận và như thực tiễn được tích luỹ trong quá trình học ở nhà trường và quá trình thực tập tại Công Ty Xi Măng Bỉm Sơn. Trên cơ sở đó em đã mạnh dạn đề ra các giải pháp và phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận tại công ty. Do kiến thức còn hạn chế bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được đóng góp của các thầy cô, cùng các cô chú trong phòng kế toán của công ty để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Trần Công Bảy, các cô chú trong phòng kế toán của công ty đã tận tình hướng dẫn em trong thời gian vừa qua.
Tài liệu tham khảo
Giáo trình kế toán tài chính – kế toán - trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ
Giáo trình tài chính doanh nghiệp - trường Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ
Quản trị tài chính doanh nghiệp - nguyễn hải sản
NXB giáo dục 1999 – lịch sử học thuyết kinh tế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32877.doc