Luận văn Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vấn đề lớn nhất được đặt lên hàng đầu là vấn đề vốn cho nền kinh tế. Thị trường chứng khoán là một kênh quan trọng thu hút vốn dài hạn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển ở các khu vực kinh tế quan trọng. Mục tiêu của thị trường chứng khoán là tạo ra một thị trường vốn phục vụ cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh trong một nền kinh tế hàng hóa đang phát triển nhanh như ở nước ta. Khi thực hiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, ngoài tình hình hoạt động của doanh nghiệp, tỷ lệ chi trả cổ tức, hình thức chi trả cổ tức luôn là vấn đề nhà đầu tư quan tâm đến để lựa chọn, đánh giá và quyết định đầu tư. Vì thế công ty niêm yết cần xây dựng chính sách chi trả cổ tức hợp lý, thu hút sự quan tâm chú ý của nhà đầu tư. Trong thời gian qua, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thật sự sôi động, thu hút quần chúng nhân dân tham gia. Cần huy độngmọi nỗ lực của các cơ quan quản lý, các công ty cổ phần để đạt được mục tiêu tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán đạt 10%-15% GDP vào năm 2010. Trong đó chính bản thân các công ty cổ phần đã niêm yết là những đơn vị chủ động tiên phong trong việc tạo ảnh hưởng đến các nhà đầu tư. Ngoài việc quan tâm đến hiệu quả hoạt động đầu tư, khả năng phát triển trong tương lai thì chính sách chi trả cổ tức mà trong đó chính tỷ lệ cổ tức là việc các nhà đầu tư chú ý đến trước khi quyết định có tham gia mua bán cổ phần hay không. Vì vậy xây dựng một chính sách chi trả cổ tức hợp lý là việc các công ty niêm yết không thể bỏ qua khi quyết định niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục tiêu của nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là các lý thuyết về chính sách chi trả cổ tức, tình hình chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó đề xuất những việc cần thực hiện khi xây dựng chính sách cổ tức phù hợp với tình hình doanh nghiệp đồng thời thu hút được vốn của nhà đầu tư. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ ngày thị trường mở cửa năm 2000 đến cuối năm 2005. Luận văn không nghiên cứu khoảng thời gian trước khi các công ty cổ phần này niêm yết. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của luận văn đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam trong năm năm qua và từ đó đưa ra những nhận xét và những giải pháp khả thi và phù hợp. Các số liệu trong luận văn được tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. 5. Những điểm mới của đề tài Điểm mới của đề tài là đã tổng kết lại tình hình thực hiện, cách thức chi trả cổ tức, mức độ chi trả cổ tức cho cổ đông của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2000-2005, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng chính sách cổ tức của các công ty niêm yết và đưa ra những cơ sở cho việc lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp. 6. Kết cấu đề tài Luận văn được trình bày thành ba phần. Phần 1: Cơ sở lý luận Trong phần này nêu ra những chính sách cổ tức mà các nhà kinh tế học đã nghiên cứu cùng với những luận điểm đang được thảo luận về chính sách cổ tức hiện nay. Phần 2: Thực tiễn việc chi trả cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam trong thời gian qua- Các hình thức cổ tức hiện có của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam Phần này đánh giá mức chi trả cổ tức, hình thức chi trả cổ tức phổ biến của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian qua. Phần 3: Xây dựng chính sách cổ tức tối ưu cho các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam Phần này đề xuất những việc các doanh nghiệp cần thực hiện khi xây dựng chính sách cổ tức và một số việc các nhà quản lý thị trường chứng khoán thực hiện để hỗ trợ doanh nghiệp và các nhà đầu tư nên quan tâm khi đầu tư vào doanh nghiệp niêm yết.

pdf66 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1909 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp với chiến lược kinh doanh ở các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói quan trọng. Bản thân việc chia cổ tức cũng có nghĩa là cổ đông ngồi lại bàn bạc và xác định lợi nhuận sẽ được phân chia như thế nào. Vấn đề quan trọng là phân chia lợi nhuận phải phù hợp với tình hình kinh doanh và phát triển. Nếu doanh nghiệp cần vốn đầu tư, đặc biệt trong trường hợp các doanh nghiệp mới, đang phát triển, thì tăng phần lợi nhuận giữ lại, chia cổ tức ít. Khi doanh nghiệp đã phát triển ổn định thì nâng mức cổ tức lên cao, thậm chí rất cao. Việc căn cứ mức cổ tức để đánh giá giá trị cổ phiếu chỉ mang tính nhất thời. Sau khi doanh nghiệp phát triển tốt giá trị được nâng cao thì giá trị cổ phiếu còn tăng cao hơn. Một ví dụ tiêu biểu là hãng Microsoft trong suốt một thời gian dài không trả cổ tức nhưng giá cổ phiếu của Microsoft vẫn tăng cao theo hướng phát triển của công ty. 2.2.2 Trả cổ tức bằng cổ phần Trong thời gian qua, công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu. Theo quy định tại Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 20/3/2003 do Bộ tài chính ban hành, việc chia cổ phiếu thưởng bao hàm việc trả cổ tức bằng cổ phiếu và các nguồn thặng dư vốn của các công ty cổ phần. Doanh nghiệp được quyền thực hiện chia cổ phiếu thưởng theo quy định của Luật doanh nghiệp khi đã hội đủ các điều kiện về tăng vốn điều lệ và phải qua sự thẩm định của các định chế tài chính như cơ quan kiểm toán, cơ quan thuế. Theo kinh nghiệm quốc tế, phương thức chia cổ phiếu thưởng là một hình thức phân phối lợi nhuận phi vật chất, khác biệt với hình thức trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm giá trị doanh nghiệp, thực hiện phương thức này sẽ giữ lại một phần lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư, tăng khả năng tài chính cho doanh nghiệp. Phương thức này được áp dụng cho các doanh nghiệp cần huy động vốn, đang đà tăng trưởng và được áp dụng phổ biến ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Đây cũng được coi là một phương thức huy động vốn, huy động từ tiền được chia của các cổ đông và thị trường chứng khoán là nơi có điều kiện tốt nhất để thực hiện hình thức này vì cổ phiếu mang tính thanh khoản cao, cổ -30- đông sẽ không cần mức cổ tức bằng tiền mặt cao nữa, thay vào đó là đòi hỏi về tốc độ tăng trưởng về đầu tư, lợi nhuận... Hiện nay, đối với doanh nghiệp chia cổ phiếu thưởng ở mức bằng hoặc dưới 25% tổng số cổ phần lưu hành (đã trừ cổ phiếu quỹ) mà có lợi nhuận để lại và nguồn thặng dư vốn ở mức trên gấp đôi nguồn vốn để chia cổ phiếu, việc thực hiện sẽ tuân thủ theo các quy định của Thông tư 19/2003/TT-BTC. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày TTGDCK nhận hồ sơ, nếu không có văn bản gì của Trung tâm thì Doanh nghiệp có quyền thực hiện. Nếu Trung tâm có văn bản liên quan tới việc chậm trễ thực hiện thì phải đăng thông báo trên bản tin chứng khoán để các nhà đầu tư biết và giám sát. Với những doanh nghiệp có nguồn lợi nhuận và thặng dư vốn gấp đôi số vốn dự kiến chia thì được ưu tiên về thủ tục vì nguồn vốn thặng dư còn lại có thể bảo đảm bù đắp những thiếu hụt về vốn trong việc chia cổ phiếu thưởng nếu xảy ra sai sót trong công tác kế toán. Riêng với các trường hợp còn lại, các quy định về thủ tục sẽ thực hiện theo các quy định của Thông tư 19/2003/TT-BTC và việc nộp hồ sơ đầy đủ theo quy định tới Trung tâm giao dịch chứng khoán để đăng ký thực hiện. Sau 15 ngày làm việc kể từ ngày Trung tâm giao dịch chứng khoán nhận hồ sơ, Trung tâm có ý kiến bằng văn bản về việc doanh nghiệp đã thực hiện đầy đủ các điều kiện chia cổ phiếu thưởng. Trong trường hợp có ý kiến về việc bổ túc hồ sơ hoặc ý kiến khác cần thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư biết qua bản tin chứng khoán. Đối với thị trường chứng khoán và nền kinh tế, nếu tất cả các doanh nghiệp niêm yết hiện nay áp dụng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phần thì hàng năm sẽ có khoảng trên 200 tỷ đồng được giữ lại tại doanh nghiệp. Điều này góp phần làm cho thị trường chứng khoán được củng cố vững chắc và tăng thêm hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, tốc độ phát triển của doanh nghiệp cũng như thị trường chứng khoán tăng nhanh. Tuy nhiên, với Việt Nam, phương thức này chưa hẳn đã thuận lợi hoàn toàn với các thành viên hội đồng quản trị. Bởi lẽ, các thành viên hội đồng quản trị sẽ bị hạn chế nguồn thu nhập từ việc không chia cổ tức bằng tiền mặt, còn -31- khi cần chi tiêu cá nhân thì việc bán cổ phần của các thành viên hội đồng quản trị là việc không được thực hiện ở thời điểm hiện nay. Những công ty đã chi trả cổ tức bằng cổ phiếu trong thời gian qua Bảng 5: Các công ty niêm yết đã thực hiện trả cổ tức bằng cổ phiếu hay nâng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu thưởng. STT Mã chứng khoán Ngày thực hiện quyền Tỷ lệ Thương mại dịch vụ 1 GIL 20/03/2006 60% GIL 25/02/2003 50% 2 KHA 17/12/2004 50% Sản xuất 3 REE 02/08/2002 50% Vật liệu xây dựng 4 DHA 25/10/2005 10% 5 HAS 30/12/2004 30% Thực phẩm và đồ uống 6 NKD 13/12/2005 30% 7 TRI 14/06/2004 20% Giấy và bao bì 8 HAP 27/12/2004 50% Viễn thông 9 SAM 06/03/2003 50% SAM 08/02/2006 20% Vận chuyển 10 GMD 14/06/2004 10% GMD 16/05/2005 5% 11 TMS 29/06/2004 50% (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tài chính của các công ty niêm yết đăng tại website của Trung tâm Giao dịch chứng khoán TP.HCM) Ngày 19/10/2004, Công ty CP cơ điện lạnh (REE) đã chính thức được cấp giấy chứng nhận đăng ký phát hành thêm cổ phiếu do Chủ tịch Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ký. REE phát hành thêm cổ phiếu nhằm hai mục đích: trả cổ tức năm 2004 và thưởng cho nhân viên từ năm 2004 đến năm 2008. -32- Ngày 16/05/2005 Công ty cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển (Gemadept) hoàn tất đợt phát hành 986.342 cổ phiếu, tương đương 9.863.420.000 tỳ đồng để trả cổ tức năm 2003 cho các cổ đông hiện hữu bằng cổ phiếu. Công ty Cổ phần giấy Hải phòng (HAP) phát hành thêm 1.242.251 cổ phiếu tương với 12,422 tỷ đồng. Đợt phát hành CP lần này không phát hành ra bên ngoài mà chỉ phát hành cho cổ đông hiện tại. Ngày 12/05/2004, công ty nước giải khát Sài Gòn (Tribeco) thông báo chia cổ phiếu cho cổ đông theo tỷ lệ 5:1 (cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu sẽ được sở hữu thêm 1 cổ phiếu). Tổng số cổ phiếu Tribeco chia thêm cho cổ đông đợt này khoảng 758.060 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu). Đây là hình thức trả lãi bằng cổ tức. 2.2.3. Cổ phiếu thưởng Sự thành công của bất cứ công ty nào đều phụ thuộc phần lớn vào chất lượng đội ngũ nhân viên: trình độ, kỹ năng, sự trung thành và lòng nhiệt tình cùng với tinh thần trách nhiệm cao. Để doanh nghiệp tiếp tục gặt hái thành quả mỹ mãn, bền vững và lâu dài, nhân viên là một đối tượng quan trọng nhất cần được chăm sóc đặc biệt. Ngoài tiền lương, môi trường làm việc, được đào tạo, cơ hội thăng tiến… các nhân viên nói chung và đặc biệt là nhân viên chủ chốt quyết định sự thành bại của công ty, cần được quan tâm hơn. Chính sách ưu đãi cổ phiếu là một trong những hành động cụ thể thể hiện sự quan tâm này. Ngoài ra, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động tại Việt Nam càng nhiều, cũng như điều kiện để xuất khẩu lao động ngày càng dễ. Vì vậy chính sách ưu đãi cổ phần sẽ phần nào giúp hạn chế chảy máu nguồn nhân lực đối với công ty Việt Nam. Giữ nhân viên giỏi bằng cổ phần là một chiến lược mới, rất thiết thực và đang bắt đầu được áp dụng ở một vài công ty cổ phần mạnh tại Việt Nam. Phần lớn Doanh nghiệp chưa biết giữ nhân lực bằng cổ phần Đã có một số công ty cổ phần tại Việt Nam dùng chính sách thưởng cổ phiếu cho cán bộ chủ chốt, nhưng số lượng này rất nhỏ, và còn không ít hạn chế... -33- Chính sách ưu đãi cổ phần đối với nhân viên là một trong những chương trình phúc lợi, mà doanh nghiệp tạo ra các điều kiện ưu đãi nhằm khuyến khích nhân viên tham gia sở hữu cổ phần của doanh nghiệp mình. Việc này được thực hiện thông qua các chương trình ưu đãi cổ phần khác nhau như: "Chương trình sở hữu cổ phần của nhân viên" (ESOP), ''Kế hoạch mua cổ phiếu của nhân viên" (Employee Stock Purchase Plan - ESPP), “Quyền chọn mua cổ phần” (Stock Option)... Các chương trình này có những điểm tương đồng là doanh nghiệp tạo điều kiện cho nhân viên tham gia sở hữu cổ phần thông qua các ưu đãi về giá hay điều kiện thanh toán. Nhà nước nên đưa ra các chính sách thuế ưu đãi nhằm khuyến khích doanh nghiệp áp dụng và khuyến khích nhân viên tham gia vào các chương trình này. Ngoài ra, cổ đông nên đồng ý bán bớt một phần hay chấp nhận tỷ lệ sở hữu của họ bị, nhưng bù lại giá trị của doanh nghiệp lại tăng lên khi doanh nghiệp làm ăn tốt hơn. Chính sách ưu đãi cổ phần đối với nhân viên cũng được xem như là một phần của chính sách nguồn nhân lực, nhằm thu hút nhân tài và giữ chân các nhân viên giỏi. Chính sách phúc lợi có thể được phân làm hai loại với mục tiêu khác nhau: lương và thưởng bằng tiền nhằm khuyến khích các mục tiêu ngắn hạn, trong khi chính sách cổ phần nhằm hướng nhân viên tới các mục tiêu dài hạn. Qua các chương trình này, công ty tạo điều kiện cho nhân viên sở hữu cổ phần mà không phải trả tiền hoặc chỉ phải trả với giá thấp hơn giá thị trường. Việc ưu đãi cổ phần này thường có sức hấp dẫn rất lớn do lợi ích mà nó đem lại cho nhân viên có khi bằng nhiều lần so với tiền lương mà họ được nhận mỗi năm. Các chương trình cổ phần ưu đãi cho nhân viên là các chương trình dài hạn, thường là 5-10 năm và có thể được kéo dài thêm. Chính phủ các nước thường khuyến khích áp dụng các chương trình cổ phần ưu đãi cho tất cả mọi nhân viên miễn là họ trên 21 tuổi và có một thời gian làm việc nhất định với công ty. Nhưng tuỳ theo việc phân tích chi phí và hiệu quả, công ty có thể đưa ra tiêu chuẩn chọn lựa cũng như xem xét nên áp dụng chương trình nào để có lợi nhất. -34- Chính sách cổ phần ưu đãi cho phép nhân viên được chia sẻ thành công trong tương lai của công ty, tương ứng với mức độ đóng góp của mình. Mức độ đóng góp càng nhiều, thời gian làm việc với công ty càng lâu thì lợi ích mà nhân viên được chia càng lớn. Việc áp dụng chính sách cổ phần ưu đãi cho nhân viên còn nói lên triết lý kinh doanh mang tính nhân bản của công ty là chia sẻ sự thành công của công ty cho những người đã góp phần tạo nên thành công đó. Do vậy, việc áp dụng các chính sách cổ phần ưu đãi có sức hấp dẫn rất lớn đối với nhân viên và qua đó giúp cho công ty thu hút, giữ chân nhân tài. Thông thường để được xét tham gia vào các chương trình này, nhân viên phải tự đưa ra chương trình hành động cho các năm tới và sau đó công ty và nhân viên sẽ thảo luận, thống nhất các mục tiêu cụ thể. Mỗi năm (hay một giai đoạn cụ thể) công ty sẽ xem xét mức độ hoàn thành công việc của nhân viên và quyết định số cổ phần hay quyền chọn mua mà nhân viên được hưởng. Để được phân phối cổ phần, người được quyền nhận cổ phần phải tiếp tục làm việc cho công ty trong một thời gian nhất định. Thông thường sau mỗi năm, một phần của số cổ phần hay quyền chọn mua cổ phần mà họ được hưởng sẽ được phân phối. Nếu nhân viên nghỉ sau một thời gian làm việc, số cổ phần chưa được phân phối có thể bị công ty thu hồi hay được mua lại theo một giá nào đó căn cứ vào các quy định liên quan của chương trình cổ phần ưu đãi đã áp dụng. Ở Việt Nam, chính sách cổ phần ưu đãi cho người lao động cũng đã có từ nhiều năm nay, nhất là ở các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá. Nghị định 187/CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần cho phép người lao động được mua 100 cổ phần cho mỗi năm làm việc thực tế với mức giảm giá là 40% so với giá đấu giá thành công bình quân. Trong chừng mực nào đó có thể nói các công ty nhà nước cổ phần hoá có áp dụng chính sách cổ phần ưu đãi cho nhân viên. Tuy vậy, việc áp dụng chính sách cổ phần ưu đãi cho nhân viên trong doanh nghiệp cổ phần hoá có những hạn chế nhất định và do vậy chưa phát huy tốt tác dụng của các công cụ tài chính này. -35- Các chính sách ưu đãi cổ phần cho người lao động trong doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tại Việt Nam đang có những hạn chế nhất định. Thứ nhất, việc ưu đãi cổ phần này tính trên thâm niên công tác và không quan tâm đến mức độ đóng góp. Thứ hai, số lượng cổ phần ưu đãi này thường rất nhỏ và không đủ sức hấp dẫn. Thứ ba và cũng là quan trọng nhất, các ưu đãi dành cho cán bộ công nhân viên mang ý nghĩa đền ơn đáp nghĩa trong quá khứ và chấm dứt khi công ty chuyển thành công ty cổ phần. Hơn nữa, nhận thức của của cán bộ công nhân viên, đặc biệt là công nhân lao động về vấn đề cổ phần ưu đãi còn thấp nên phần lớn họ đã bán ngay sau khi cổ phần hoá làm cho chương trình cổ phần ưu đãi của nhà nước mất đi ý nghĩa. Để chương trình cổ phần ưu đãi phát huy tác dụng, nó phải là một chương trình hướng về tương lai nơi mà nhân viên được chia sẻ lợi ích với công ty tương xứng với những gì họ đóng góp. Các công ty đã thực hiện cổ phiếu thưởng cho nhân viên Công ty Kinh Đô miền Bắc phát hành 2 triệu cổ phiếu vào cuối năm 2005, tương đương với tổng giá trị tính theo mệnh giá là 20 tỷ. Loại chứng khoán phát hành là cổ phiếu phổ thông, giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó, 1,7 triệu cổ phiếu mới sẽ được chào bán cho cổ đông hiện hữu, 300.000 cổ phiếu sẽ được chào bán cho cán bộ chủ chốt trong công ty. Số còn lại được chào bán cho các đối tác chiến lược. Trong đợt này, nhằm thu hút và giữ chân những người có năng lực làm việc cho công ty, Hội đồng quản trị Kinh Đô miền Bắc chủ trương thực hiện chính sách đãi ngộ với cán bộ công nhân viên thông qua chương trình bán ưu đãi cổ phiếu. Với những người làm việc dưới 2 năm tại công ty, không kể thời gian thử việc, sẽ được mua cổ phần theo mức giá bằng 70% mức giá bán cho cổ đông hiện hữu. Đối với cán bộ nhân viên làm việc (không kể thời gian thử việc) từ 2 năm trở lên, 30% số cổ phần được duyệt mua và thực mua sẽ do công ty thưởng; 70% số cổ phần được duyệt mua và thực mua sẽ mua với giá bằng 70% mức đấu giá thấp nhất của phần bán ra bên ngoài. Thậm chí, với một số trường hợp đặc biệt, nhằm thu hút và giữ nhân tài, Hội đồng Quản trị có thể giải quyết ưu đãi hơn, không theo chính sách này. Nhân -36- viên mua cổ phần sẽ được hưởng cổ tức tính từ lúc mua, kể cả trong thời gian hạn chế chuyển nhượng. Theo Kinh Đô, chính sách đãi ngộ này sẽ là một công cụ giúp nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên trong công ty và giúp công ty tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Việc các cán bộ chủ chốt của công ty được mua cổ phiếu theo giá ưu đãi sẽ thể hiện sự quan tâm của công ty đến quyền lợi của họ và tạo cho họ động cơ làm việc tích cực và năng động hơn. Ngoài ra, việc bán cổ phiếu cho các cán bộ nhân viên, đã biến họ thành cổ đông của doanh nghiệp, điều này giúp gắn liền quyền lợi của họ với sự phát triển của công ty và ngăn ngừa những xung đột về quyền lợi có thể phát sinh. Chiến lược đúng đắn với thương hiệu, nhãn hiệu được khẳng định kết hợp với nguồn nhân lực mạnh, sản phẩm chất lượng cao, tiềm năng thị trường... chắc chắn tạo nên sức mạnh vững chắc để công ty phát triển. Cổ phiếu của công ty sẽ thu hút được nhiều cổ đông và các nhà đầu tư. Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE) cũng mới đưa vào áp dụng Chương trình cổ phiếu thưởng nhân viên (ESOP: Employee Stock Ownership Plan). ESOP được áp dụng cho các nhân viên của toàn nhóm Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE), bao gồm Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (công ty mẹ) và các công ty con thành viên trực thuộc. Theo REE, chương trình ESOP được triển khai nhằm tạo điều kiện cho các nhân viên cùng chia sẻ sự phát triển và sự thành công của công ty thông qua việc hưởng cổ tức từ cổ phiếu thưởng và cơ hội được sở hữu cổ phần công ty. ESOP được bắt đầu thực hiện từ 12/2004 và kết thúc vào 12/2008. Ban tổ chức ESOP do Hội đồng Quản trị thành lập và chỉ định một thành viên Hội đồng Quản trị làm trưởng ban. Cổ phiếu dùng để thưởng cho nhân viên trong ESOP là cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông vào năm 2009, hình thức của cổ phiếu này là bút toán ghi sổ. Quyền hưởng cổ tức của loại cổ phiếu này giống như quyền hưởng cổ tức của cổ phiếu phổ thông. Để được xét chọn tham gia vào ESOP, các nhân viên (ứng cử viên) phải là người quản lý cao cấp; kinh doanh giỏi, kỹ sư giỏi, chuyên viên đặc trách; các -37- nhân viên mới có tài đức được tuyển dụng từ mọi nguồn. Sau khi thỏa thuận các điều kiện cơ bản trên, nhân viên nào muốn tham gia vào ESOP phải đệ trình lên Ban tổ chức ESOP một chương trình hành động - đây là một cam kết của ứng cử viên nêu ra kế hoạch hành động cụ thể cho từng năm. Tuy nhiên có những trường hợp ứng viên không cần đăng ký kế hoạch hành động. Khi Tổng giám đốc thấy rằng một nhân viên nào đó đã hoàn thành nhiệm vụ rất xuất sắc được chỉ ra cụ thể, thì sẽ ưu tiên xét chọn tham gia vào ESOP mà không phải đăng ký trước. Căn cứ theo các chương trình hành động đã đăng ký, Ban tổ chức ESOP sẽ xét thưởng cổ phiếu cho thành viên dựa trên kết quả thực hiện của họ. Khi tham gia vào ESOP, các thành viên được công ty thưởng 'cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi' để hưởng cổ tức và cơ hội được sở hữu cổ phiếu phổ thông. Đồng thời, được hưởng cổ tức của các cổ phiếu ưu đãi với tỷ suất cổ tức giống như cổ phiếu phổ thông đang lưu hành của doanh nghiệp. Vào đầu năm 2009, tất cả các cổ phiếu ưu đãi của các thành viên ESOP sẽ được quyền tự do chuyển nhượng và là cổ phiếu phổ thông của công ty. Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1, tức là 01 cổ phiếu ưu đãi được chuyển thành 01 cổ phiếu phổ thông. Số lượng cổ phiếu thưởng cho từng đối tượng hàng năm tương đương giá trị từ 3 triệu đồng đến 50 triệu đồng. Trong trường hợp đặc biệt, đối với các thành viên hoàn thành vượt bậc và xuất sắc chương trình hành động đã đăng ký, thì số lượng cổ phiếu được thưởng sẽ cao hơn. Để được hưởng cổ tức liên tục (tương ứng với số lượng cổ phiếu thưởng ESOP mà thành viên ESOP đang nắm giữ) và được chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông đối với cổ phiếu ưu đãi mà công ty thưởng qua ESOP vào năm 2009, các thành viên phải nỗ lực liên tục trong việc duy trì các điều kiện và tiêu chuẩn của ESOP. Đối với các thành viên không hoàn thành các chương trình hành động cũng như duy trì các điều kiện và tiêu chuẩn của chương trình ESOP, từng trường hợp cụ thể sẽ bị thu hồi cổ phiếu thưởng. Chương trình cổ phiếu thưởng nhân viên của công ty cổ phần cơ điện lạnh là một chương trình ’mở’. Việc tuyển chọn mới và tái tuyển chọn các nhân viên -38- của REE đủ điều kiện tham gia vào ESOP được thực hiện hàng năm bởi Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc. Thực chất khái niệm cổ phiếu thưởng được sử dụng theo cách trên không giống với nghiệp vụ phát hành cổ phiếu thưởng. Khi công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ, các công ty niêm yết có chung lý do để khẳng định tính đúng đắn của quyết định này. Công ty phải có vốn điều lệ tương ứng với quy mô vốn thực, giá trị này trước đây vẫn được nhìn nhận qua vốn chủ sở hữu. Việc có nhiều cổ phiếu hơn, trong khi các tổng giá trị cổ phiếu tính theo thị giá của cổ đông được bảo đảm, sẽ cải thiện tính thanh khoản của cổ phiếu công ty. 2.2.4. Mua bán cổ phiếu quỹ Cổ phiếu quỹ là loại cổ phiếu đã phát hành và được tổ chức phát hành mua lại trên thị trường chứng khoán. Khi tổ chức niêm yết mua lại cổ phiếu của chính mình bằng nguồn vốn hợp pháp hoặc bán lại cổ phiếu quỹ phải được Ủy ban chứng khoán nhà nước chấp thuận. Trong thời gian đầu khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới được hình thành, các công ty cổ phần tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán thường sử dụng cổ phiếu quỹ để tham gia tạo nguồn cung cho thị trường; ngược lại một số công ty đã dùng vốn tích lũy của mình mua lại một lượng cổ phiếu dùng làm cổ phiếu quỹ. Thực tế thì cổ phiếu quỹ vẫn có quyền nhận được cổ tức. Khi công ty niêm yết quyết định thanh toán cổ tức thì công ty chuyển cho trung Tâm giao dịch chứng khoán thanh toán hộ số cổ tức và sau đó nhận lại phần cổ tức tương đương với số cổ phiếu quỹ. Hay theo một cách khác là công ty niêm yết chuyển cho trung Tâm giao dịch chứng khoán thanh toán hộ số cổ tức sau khi đã trừ hẳn số cổ phiếu quỹ. Như vậy việc nắm giữ cổ phiếu quỹ sẽ hạn chế lượng tiền mặt công ty phải chi trả cổ tức. 2.3. TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỔ TỨC ĐỐI VỚI GIÁ GIAO DỊCH Trong thời gian đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu HAP được các nhà đầu tư chú ý nhiều vì có tỷ lệ chi trả cổ tức cao mà giá giao dịch không cao lắm so với các cổ tức khác. Vì thế các nhà đầu tư tập trung vào -39- mua cổ phiếu HAP và đẩy giá cổ phiếu của công ty cao nhất trong số bốn công ty niêm yết đầu tiên. Nhà đầu tư Việt Nam phần lớn là nhà đầu tư ngắn hạn, vẫn thích các công ty niêm yết có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nên có xu hướng mua nhiều đẩy giá giao dịch lên cao mà không quan tâm đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Nếu công ty cổ phần niêm yết không thanh toán cổ tức lập tức sẽ có sự phản ứng tức thời trên thị trường, giá cổ phiếu sẽ giảm. Sau năm năm phát triển thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư đã học hỏi và có kinh nghiệm nên đa dạng hóa danh mục đầu tư và chú ý đến những ngành, công ty có tương lai phát triển. TÓM TẮT PHẦN 2 Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn đầu chủ yếu trả cổ tức bằng tiền mặt với mức trung bình là 1200 đồng/cổ phần/năm. Từ năm 2003 các công ty đã đa dạng hình thức trả cổ tức hơn, trả bằng tiền mặt và trả bằng cổ phiếu. Điều này là một bước tiến trong chính sách cổ tức của các công ty. Nếu các công ty niêm yết vẫn duy trì mức chi trả cổ tức bằng tiền mặt cao sẽ tạo sức ép về tiền mặt và vốn, không có cơ hội dùng chính lợi nhuận giữ lại của mình để đầu tư phát triển kinh doanh mà phải đi vay vốn ngân hàng, tăng thêm rủi ro tín dụng. Trong thực tế, mức cổ tức cao không đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đạt kết quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. -40- PHẦN 3: XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH CỔ TỨC TỐI ƯU CHO CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM Trả cổ tức không phải là một công việc tách rời mà thường gắn liền với chiến lược và kế hoạch kinh doanh cụ thể của công ty. Vì vậy trước khi đi đến quyết định có trả cổ tức hay không và trả cổ tức với tỷ lệ nào ở hình thức nào công ty phải đặt vấn đề trong hoàn cảnh điều kiện cụ thể của công ty. 3.1. ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT 3.1.1. Căn cứ lựa chọn chính sách cổ tức cho các công ty niêm yết Việt Nam 3.1.1.1. Chu kỳ tăng trưởng và các cơ hội đầu tư: Khi công ty có triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai, thể hiện qua các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời, công ty sẽ có nhu cầu lớn về vốn để đầu tư mua sắm trang thiết bị. Những công ty trong điều kiện như vậy nên giữ lại một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Làm như thế sẽ giúp công ty giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vốn huy động từ bên ngoài như vốn vay ngân hàng hay vốn từ phát hành trái phiếu. Việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận để tái đầu tư và không trả cổ tức cho cổ đông sẽ gặp không ít khó khăn cho công ty vì nhà đầu tư Việt Nam vẫn có thói quen coi thu nhập cổ tức là điều tất yếu khi họ bỏ vốn đầu tư. 3.1.1.2. Khả năng tiếp cận các nguồn vốn Khi doanh nghiệp quyết định trả cổ tức cần trước tiên xem xét nhu cầu quỹ của công ty, xem xét luồng tiền và tình trạng của tiền khi doanh nghiệp thay đổi cổ tức. Ngoài ra doanh nghiệp còn phải tính đến rủi ro kinh doanh để có thể lường trước được phạm vi luồng tiền có khả năng đáp ứng. Khả năng doanh nghiệp có thể duy trì chi trả cổ tức phụ thuộc vào việc phân tích mối quan hệ giữa luồng tiền mặt trong tương lai và tình trạng hiện tại của quỹ để quyết định quỹ thặng dư trong tương lai. Tùy theo đặc điểm và tính chất kinh doanh của từng công ty mà việc gia tăng vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu hay trái phiếu có những thuận lợi và -41- khó khăn khác nhau. Các công ty không có quy mô lớn sẽ khó thu hút được sự quan tâm chú ý của các nhà đầu tư khi mong muốn tăng vốn và gặp những trở ngại trong quá trình vay vốn ngân hàng. Khi đó chọn lựa giữ lại lợi nhuận để chuẩn bị đầu tư phát triển là phương án tốt hơn. Còn nếu doanh nghiệp có khả năng vay ngắn hạn thì doanh nghiệp có tính linh hoạt, doanh nghiệp có khả năng trả cổ tức bằng tiền mặt cao. 3.1.1.3. Sự ổn định về lợi nhuận của công ty Quyết định chi trả cổ tức của công ty phụ thuộc vào thu nhập, tỷ lệ chi trả và tỷ lệ giữ lại để tái đầu tư. Công ty cần cân đối giữa thu nhập hiện tại và phần giữ lại để tái đầu tư đảm bảo cho sự phát triển ổn định của công ty trong những năm tiếp theo. 3.1.1.4. Mức độ quan tâm mà các cổ đông dành cho thu nhập từ cổ tức Những cổ đông quan tâm đến dòng thu nhập tương lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức có thể sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột của một công ty, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới, tạo giá trị gia tăng cho công ty trong tương lai. Việc công ty trả cổ tức không chỉ đem lại nguồn thu nhập hiện tại cho cổ đông mà còn hàm nghĩa về triển vọng tốt đẹp về thu nhập trong tương lai và làm gia tăng giá cổ phiếu, tăng lợi nhuận chênh lệch giá cho nhà đầu tư. Với các công ty muốn đánh bóng hình ảnh và thu hút nhà đầu tư, nhất là cho những đợt phát hành chứng khoán tiếp theo để huy động vốn thì tỷ lệ cổ tức cao là lựa chọn được cân nhắc nhất. 3.1.1.5. Nội dung thông tin của các thông báo về cổ tức Yếu tố này nên được các công ty sử dụng thường xuyên và tích cực. Các thông báo trả cổ tức có thể truyền đạt những thông tin khả quan về tình hình kinh doanh của công ty trong hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Tỷ lệ cổ tức các công ty thông báo cho cổ đông thường được so sánh với lãi suất ngân hàng. Một tỷ lệ trả cổ tức cao hơn lãi suất ngân hàng có thể được coi như một trong những dấu hiệu hấp dẫn để thu hút người đầu tư. 3.1.1.6. Một số yếu tố khác: -42- Thuế cổ tức là một loại hình của thuế thu nhập đánh vào cổ tức. Thuế suất của loại thuế này thay đổi theo từng quốc gia. Thuế cổ tức gặp phải phản ứng từ phía các cổ đông vì liên quan đến vấn đề thuế kép. Nghĩa là các công ty đã phải nộp thuế lợi tức, thuế vốn rồi sau đó cổ đông lại phải nộp thêm thuế thu nhập từ cổ tức. Ngoài ra, khi pháp luật quy định thuế thu nhập cá nhân đánh trên cổ tức được chia hay khoản lãi do chênh lệch giá sẽ ảnh hưởng đến thu nhập thực tế mà nhà đầu tư nhận được. Vì thế trong trường hợp này khi xây dựng chính sách cổ tức các công ty phải tính đến yếu tố này để chọn lựa giữa việc chi trả cổ tức hay giữ lợi nhuận phát triển công ty làm giá cổ phiếu tăng cho cổ đông hưởng lợi nhuận chênh lệch giá. Khi công bố chi trả cổ tức bằng tiền, các khoản nợ đáo hạn của công ty phải được thực hiện trước khi chi trả cổ tức. Điều này đòi hỏi công ty phải có lượng tiền mặt hay tài sản có tính thanh khoản nhanh để không gây khó khăn đến khả năng thanh toán của công ty. Tính thanh khoản cũng là yếu tố quyết định cổ tức. Vì trả cổ tức là luồng tiền ra nên nếu quỹ tiền mặt lớn thì khả năng trả của doanh nghiệp càng lớn. 3.1.2. Tác động của các quyết định về chính sách cổ tức 3.1.2.1. Quy định về pháp lý Những quy định pháp luật là cơ sở ban đầu quyết định đến chính sách và hoạt động cho mỗi công ty. Đối với luật doanh nghiệp quy định chỉ khi công ty có lãi mới được trả cổ tức. Điều này không phù hợp với các công ty niêm yết vì có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu của công ty. Nếu công ty trong năm không có lãi mà lợi nhuận tích lũy vẫn dương thì công ty có thể sử dụng hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tả cổ tức bằng tài sản khác tiền mặt. Việc trả cổ tức bằng tài sản cần xem xét đến khả năng tài chính của tài sản mà công ty có thể trả. Hình thức trả bằng tài sản đòi hỏi phải hạch toán theo giá thị trường nghĩa là tài sản phải đánh giá lại. Hiện nay chưa có văn bản pháp lý quy định rõ về việc định giá lại tài sản khi chi trả cổ tức bằng tài sản. -43- Ngoài ra chưa có một quy định pháp lý nào khuyến khích phát triển chương trình cổ phần ưu đãi cho nhân viên và Nhà nước nên có chính sách ưu đãi thuế cho ESOP. 3.1.2.2. Thuế thu nhập Nếu thu nhập từ việc kinh doanh cổ phiếu và thu nhập từ cổ tức phải chịu thuế thì các nhà đầu tư sẽ điều chỉnh chiến lược đầu tư và có xu hướng nhận ít cổ tức bằng tiền mặt và hy vọng nhiều hơn vào việc tăng giá cổ phiếu trên thị trường. Với các tổ chức đầu tư, các khoản thu nhập từ cổ tức hay mua bán cổ phiếu được coi là thu nhập tài chính. Nếu khoản thu nhập này chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cao thì việc tham gia đầu tư của các tổ chức sẽ hạn chế. 3.1.2.3. Nội bộ công ty Chính sách cổ tức cao tạo hình ảnh tốt đẹp về công ty và giá thị trường của cổ phiếu tăng lên. Việc thực hiện chính sách cổ tức tác động trực tiếp đến giá trị của công ty. Khi giá trị cổ phiếu được tính bằng phương pháp chiếu khấu luồng tiền cổ tức thì tỷ lệ cổ tức cao sẽ làm giá trị công ty tăng. Về mặt thu nhập và việc làm của người lao động: khi người lao động trong chính công ty nắm giữ cổ phiếu thì họ cũng xem cổ tức bằng tiền mặt là một phần thu nhập bên cạnh lương. Về quyền kiểm soát công ty: khi công ty trả cổ tức bằng tiền mặt và phải gia tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu thì muốn duy trì quyền kiểm soát cổ đông hiện hữu phải mua theo tỷ lệ phát hành. Do vậy khi quyền kiểm soát được xem là quan trọng thì việc giữ lại thu nhập để tăng vốn sẽ có lợi hơn. 3.1.2.4. Các đối tượng liên quan khác Chính sách cổ tức của một công ty cũng có tác động không chỉ đối với bản thân công ty mà còn đối với các công ty khác cùng ngành, cùng lĩnh vực và đối với nền kinh tế, đặc biệt đối với các công ty là đối thủ cạnh tranh. Các công ty cùng nhóm ngành thường có xu thế thực hiện chính sách cổ tức gần giống nhau, tạo tính cạnh tranh trong đầu tư và kinh doanh. -44- 3.1.3. Các gợi ý cho việc xây dựng và hoàn thiện chính sách cổ tức cho các công ty niêm yết Sơ đồ 1: Quá trình thực hiện quyết định chi trả cổ tức. Ban Giám đốc lựa chọn chính sách cổ tức và đệ trình cho Đại hội cổ đông Doanh nghiệp ước tính lợi nhuận đạt được trong năm Ban Giám đốc ước tính phương thức chi trả và tỷ lệ chi trả trong năm Cổ tức được chi trả hàng quý hay hàng năm Lợi nhuận thực tế trong quý lớn hơn hay nhỏ hơn lợi nhuận ước tính Mức cổ tức tạm ứng phải nhỏ hơn lợi nhuận thực tế trong quý Trung tâm lưu ký phân phối cho các công ty chứng khoan để chi trả cho cổ đọng Doanh nghiệp chuyển tiền chi trả cổ tức cho trung tâm lưu ký Doanh nghiệp thông báo với Trung tâm lưu ký chứng khoán về mức chi trả cổ Hàng quý Nhỏ hơn Lớn hơn Hàng năm Chính sách cổ tức công ty phải gắn liền với những chiến lược đầu tư cụ thể của công ty trong tương lai. Mỗi công ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh và chịu tác động bởi những nhân tố khác nhau. Trong từng hoàn cảnh, điều kiện kinh doanh cụ thể, các công ty có chiến lược và quan điểm kinh doanh riêng. Vì vậy không thể xây dựng chính sách cổ tức chuẩn mực chung cho tất cả các công ty trong mọi thời điểm. ♦ Công ty nên một chính sách cổ tức ổn định, nhất quán, tránh gây ra những thay đổi đột ngột trong chính sách cổ tức nếu chưa cân nhắc một cách kỹ lưỡng tác hại của sự thay đổi này trong dài hạn đối với giá trị của công ty. Chính sách cổ tức không nên thay đổi thường xuyên, cần tập trung vào những vấn đề mà những cổ đông lớn hiện tại quan tâm và hướng tới các nhóm nhà đầu tư tiềm năng luôn sẵn sàng đầu tư vào công ty. ♦ Công ty nên theo đuổi một chính sách cổ tức an toàn, đảm bảo sự ổn định, nhất quán của chính sách cổ tức ngay cả trong trường hợp lợi nhuận hoạt động -45- giảm. Một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp. Chính sách cổ tức thấp đồng nghĩa với việc tăng tỉ lệ lợi nhuận giữ lại. Nếu tiền mặt tích lũy từ lợi nhuận giữ lại quá lớn thì khiến cho nhà đầu tư suy diễn là công ty bế tắc trong sự tăng trưởng và công ty lãng phí do giữ tiền mặt quá nhiều ảnh hưởng không tốt lên giá trị cổ phiếu của công ty. Một chính sách cổ tức an toàn là một chính sách cổ tức có tỷ lệ chia cổ tức hợp lý sao cho vừa thoả mãn được nhu cầu có một nguồn thu nhập ổn định, nhất quán của cổ đông vừa đảm bảo một tỷ lệ lợi nhuận giữ lại đủ để tài trợ cho những nhu cầu đầu tư bình thường nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững của công ty. Đối với tổ chức phát hành có độ biến động lớn, có thể áp dụng phương thức duy trì mức cổ tức thấp, đồng thời chi trả những khoản cổ tức phụ trội vào các thời điểm hợp lý và khi thu nhập cho phép nhằm bảo đảm việc chi trả cổ tức luôn thực hiện đối với nhà đầu tư. ♦ Công ty nên tránh việc cắt giảm cổ tức đột ngột mà phải tiến hành từng bước. Những cổ đông quan tâm đến dòng thu nhập tương lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột của công ty, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tư vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng cho công ty trong tương lai. Nếu công ty không thể huy động đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài mà buộc phải cắt giảm cổ tức, thì công ty cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tư biết về chương trình đầu tư sắp tới cũng như nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó, để tối thiểu hoá những hậu quả gây ra từ một sự cắt giảm cổ tức đột ngột như thế. ♦ Công ty nên đa dạng hóa các hình thức chi trả cổ tức. Phương thức trả cổ tức bằng cổ phiếu chỉ được thực hiện khi giá cổ phiếu của công ty không có xu hướng giảm, công ty có tình hình hoạt động kinh doanh tốt. Bổ sung hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu tạm thời. Điều này tạo điều kiện cho những công ty thiếu tiền mặt tạm thời mà lợi nhuận thừa. Người nhận cổ tức bằng chứng khoán tạm thời có thể nắm giữ cho đến ngày đáo hạn hay có thể bán để lấy tiền ngay lập tức. Bên cạnh đó các nhà quản lý cần có chính sách để hỗ trợ hình thức này như quy định thời hạn hoàn tất việc chi trả, lãi suất công ty phải chịu khi trả chậm cổ tức; không -46- cho phép công ty trả cổ tức toàn bộ bằng cổ phiếu tạm thời và buộc trả bằng tiền mặt hay bằng cổ phiếu của công ty khác. Trường hợp công ty trả cổ tức bằng cổ phiếu ngân quỹ cần quy định cổ phiếu quỹ phải được mua lại từ nguồn lãi chưa phân phối hay lợi nhuận tích lũy để trả cổ tức cho cổ đông. Trường hợp công ty trả cổ tức bằng cách phát hành cổ phiếu mới thì giá trị cổ phiếu mới có trị giá tương ứng với lợi nhuận chưa phân phối. ♦ Công ty niêm yết cần phối hợp với cơ quan quản lý tuyên truyền phổ biến kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cũng như những lợi ích thiết thực mà công ty sẽ mang lại cho cổ đông khi công ty đưa ra chính sách cổ tức tăng cường nguồn vốn tích lũy, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo sự phát triển trong tương lai. ♦ Bên cạnh khả năng tự tài trợ cho các dự án mới, nếu chưa dùng để đầu tư công ty có thể mua lại cổ phiếu của chính mình hay của các công ty có khả năng phát triển khác. Điều này giúp công ty giảm sự phân tán cổ phiếu lưu hành, mang lại lợi nhuận từ thặng dư vốn co cổ đông, tăng thu nhập trên mỗi cổ phiếu và tăng giá cổ phiếu. Hình thành suy nghĩ chia cổ tức không phải là trả cổ tức bằng tiền mặt để có được sự đầu tư lâu dài và gắn bó bới doanh nghiệp từ các cổ đông. Hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ là một trong những công cụ hiệu quả và nhanh chóng giúp các công ty niêm yết điều hoà vốn cổ phần, tạo khoản thu nhập chênh lệch giá (thặng dư vốn) là nguồn để công ty có thể linh hoạt thay đổi tỷ lệ chi trả cổ tức mà không tác động lớn đến các nhà đầu tư. ♦ Khi triển khai các chương trình ưu đãi cổ phần cho nhân viên thành công, công ty nên chú trọng đến các yếu tố như: Xác định mục tiêu trong từng giai đoạn của mình để trên cơ sở đó xây dựng một chương trình cổ phần ưu đãi thích hợp. Do người lao động chưa hiểu nhiều về ích lợi của các chương trình này, doanh nghiệp cần phải tuyên truyền để mọi người có được sự nhận thức đúng đắn. Nếu không, chương trình sẽ không được hưởng ứng mạnh mẽ. Công ty không nên chỉ áp dụng chương trình này cho một nhóm ít người, như vậy sẽ không công bằng và tác dụng không cao. Khi thực hiện các chương trình cổ phần ưu đãi công ty nên -47- chú ý đến khía cạnh chi phí-hiệu quả. Ban đầu có thể nâng cao tiêu chuẩn để giới hạn số người tham gia nhưng dần dần nên mở rộng cho mọi nhân viên. 3.2. ĐỐI VỚI CÁC NHÀ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Các nhà quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam để xây dựng các quy định tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xây dựng chính sách cổ tức phù hợp. ♦ Quy định về điều kiện để một doanh nghiệp có thể trả cổ tức là khi kinh doanh có lãi; không trả cổ tức khi nợ lớn hơn rất nhiều so với tài sản; đảm bảo đã thực hiện các cam kết các khoản tín dụng. ♦ Có chính sách tuyên truyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp và các bên tham gia thị trường vốn hiểu rằng việc trả cổ tức vừa phải là có lợi cho sự phát triển doanh nghiệp, có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Hạn chế hình thức trả cổ tức bằng tiền đối với các doanh nghiệp đang cần huy động vốn để thực hiện các dự án đầu tư lớn trong nhiều năm. ♦ Nhà nước cần có nhiều giải pháp mạnh để tập trung phát triển thị trường chứng khoán, tăng nhanh tính thanh khoản của cổ phiếu, đây là tiền đề quan trọng để thực hiện các hình thức trả cổ tức phi vật chất. ♦ Tuy Luật thuế thu nhập hiện hành chưa tính đến việc đánh thuế cổ tức nhưng các nhà hoạch định chính sách nên hướng tới xây dựng phương thức đánh thuế với hoạt động đầu tư chứng khoán theo hướng thu thuế cổ tức theo mức độ tăng dần song ở mức độ hợp lý để khuyến khích mọi đối tượng đầu tư vào thị trường vốn. Phương thức này sẽ hướng doanh nghiệp giảm mức trả cổ tức bằng tiền mặt, tăng cường áp dụng các hình thức trả cổ tức phi vật chất cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. Nhà nước nên có chính sách khuyến khích một phần về giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần lợi nhuận được tái đầu tư nếu doanh nghiệp thực hiện việc trả cổ tức bằng cổ phiếu trong một giai đoạn tối thiểu. 3.3. ĐỐI VỚI CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nhà đầu tư cần phân tích và hiểu biết đầy đủ các yếu tố hoạt động, ảnh hưởng đến cổ tức và chi trả cổ tức: -48- ♦ Xác định mức tăng trưởng tiềm năng của các khoản lợi nhuận trong tương lai; ♦ Xem xét sự biến động của các khoản lợi nhuận trong các giai đoạn khác nhau và chu trình tái sản xuất - kinh doanh; ♦ Nghiên cứu lợi nhuận và mức chi trả cổ tức của các tổ chức khác nhau trong cùng một ngành kinh doanh. Từ đó, nhà đầu tư xem xét các mối quan hệ: thu nhập - lợi tức - đầu tư phát triển - chi trả cổ tức. ♦ Xem xét bản cáo bạch về tình hình tài chính hiện tại và quá khứ, về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và phát triển, đặc biệt là về nguồn thu nhập từ cổ tức. Các rủi ro, lợi nhuận mang lại, khả năng cạnh tranh, diễn biến giá cả cổ phiếu và tình hình biến động chỉ số chứng khoán. ♦ Nhà đầu tư, nếu mong muốn có một khoản cố định để bảo đảm cho việc chi dùng, thì có thể chọn đầu tư vào các công ty có chính sách cổ tức ổn định. 3.4. TÓM TẮT PHẦN 3 Để có quyết định được chính sách cổ tức có phù hợp với mục tiêu hoạt động và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xem xét hai vấn đề: - những đặc điểm nền kinh tế, pháp luật, cơ hội phát triển của ngành, tình hình hoạt động hiện tại và phát triển trong tương lai, khả năng vay vốn. - những tác động ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp, nội bộ doanh nghiệp và môi trường bên ngoài, mức độ quan tâm đến cổ tức của cổ đông khi đi đến quyết định lựa chọn chính sách cổ tức. Ngoài ra, sự phối hợp giữa công ty cổ phần, cổ đông và các nhà quản lý thị trường sẽ rất hữu ích trong việc định hình, xây dựng chính sách cổ tức phù hợp cho doanh nghiệp. -i- KẾT LUẬN Đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, vấn đề xây dựng chính sách chi trả cổ tức mới chỉ được đề cập gần đây và các nhà đầu tư chưa thật sự hiểu biết tầm quan trọng của việc xây dựng chính sách này. Phân phối lợi nhuận là vấn đề nhạy cảm và tác động trực tiếp đến nguồn vốn đầu tư, sự phát triển của doanh nghiệp, và tác động trực tiếp đến lợi ích của các cổ đông. Trong nền kinh tế hoàn hảo, chính sách cổ tức không tác động đến giá trị doanh nghiệp. Nhưng trong thực tế không tồn tại nền kinh tế hoàn hảo. Các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường không hoàn hảo nên chính sách cổ tức có tác động không nhỏ đến giá trị công ty, lợi ích kinh tế và động lực tham gia vào công ty của các cổ đông. Do vậy các công ty niêm yết tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của mình, hướng phát triển mà hình thành chính sách chi trả cổ tức rõ ràng và linh hoạt. Chính sách cổ tức nên có tính ổn định, không thay đổi thất thường. Doanh nghiệp cần thận trọng trong quyết định tiếp tục chi trả mức cổ tức cao, giữ lợi nhuận giữ lại để phát triển kinh doanh hay phát hành cổ phiếu mới. Giữ lại lợi nhuận, hạn chế trả cổ tức sẽ làm nản lòng nhà đầu tư nếu mối quan tâm hàng đầu của họ là cổ tức và thị giá cổ phiếu không tăng như họ kỳ vọng. Duy trì mức cổ tức cao và phát hành cổ phiếu mới có khả năng làm giảm quyền kiểm soát của cổ đông hiện hữu, và tốn kém chi phí phát hành. -ii- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. TS. Trần Ngọc Thơ (2003), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản thống kê. 2. TS. Đào Lê Minh (2004), Chính sách cổ tức và tác động của nó tới công ty- Những gợi ý cho Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 3. TS. Lê Hoàng Nga (2001), Giáo trình Thị trường Chứng khoán, Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội. 4. Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Chứng khoán và Thị trường chứng khoán (2003), Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Tài liệu giảng dạy. 5. Website Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM www.vse.org.vn Tiếng Anh: 1. Ross Westerfield Jaffle (1999), Corporate Finance, McGraw-Hill International. 2. Lawrence J.Gitman (1997), Principle of Managerial Finance, Addison Wesley Longman,Inc. -iii- PHỤ LỤC Phục lục 1: Danh sách chi tiết các công ty cổ phần và quỹ đầu tư niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến cuối năm 2005. STT Mã chứng khoán Tên công ty Vốn điều lệ Ngày giao dịch đầu tiên trên TTCK Thương mại dịch vụ 1 GIL Công ty cổ phần sản xuất kinh doanh XNK Bình Thạnh 45,550,000,000 02/01/2002 2 KHA Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Khánh Hội 30,350,000,000 19/08/2002 3 PNC Công ty Cổ phần Văn hoá Phương Nam 30,000,000,000 11/07/2005 4 TNA Công ty cổ phần thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam 13,000,000,000 20/07/2005 Sản xuất 5 BBT Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết 68,400,000,000 15/03/2004 6 BTC Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Bình Triệu 12,613,458,341 21/01/2002 7 REE Công ty cổ phần cơ điện lạnh 281,742,740,000 28/08/2000 8 NHC Công ty Cổ phần Gạch ngói Nhị Hiệp 13,360,610,000 16/12/2005 9 SSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam 60,000,000,000 01/03/2005 Vật liệu xây dựng 10 BT6 Công ty cổ phần Bê tông 620 Châu Thới 58,826,900,000 18/04/2002 11 DHA Công ty cổ phần Hoá An 38,499,620,000 14/04/2004 12 HAS Công ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội 16,000,000,000 19/12/2002 Xăng dầu 13 PMS Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu 32,000,000,000 04/11/2003 14 SFC Công ty cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn 17,000,000,000 21/09/2004 Thực phẩm và đồ uống 15 BBC Công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hòa 56,000,000,000 12/12/2001 16 CAN Công ty cổ phần đồ hộp Hạ Long 35,000,000,000 22/10/2001 17 LAF Công ty cổ phần chế biến hàng xuất khẩu Long An 38,196,800,000 15/12/2000 18 NKD Công ty cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc 70,000,000,000 15/12/2004 19 KDC Công ty cổ phần Kinh Đô 250,000,000,000 12/12/2005 -iv- 20 TRI Công ty cổ phần nuớc giải khát Sài gòn 45,483,600,000 28/12/2001 Vật liệu nội thất 21 SAV Công ty cổ phần Hợp tác kinh tế và Xuất nhập khẩu Savimex 45,000,000,000 09/05/2002 Khách sạn, giải trí 22 SGH Công ty cổ phần khách sạn Sài gòn 17,663,000,000 16/07/2001 Giấy và bao bì 23 BPC Công ty cổ phần Bao bì Bỉm Sơn 38,000,000,000 11/04/2002 24 HAP Công ty cổ phần giấy Hải Phòng 32,502,510,000 04/08/2000 Nhựa 25 DPC Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng 15,872,800,000 28/11/2001 Thủy hải sản 26 AGF Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang 43,880,300,000 02/05/2002 27 TS4 Công ty cổ phần Thủy sản số 4 15,000,000,000 08/08/2002 Viễn thông 28 SAM Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông 280,619,810,000 28/07/2000 29 VTC Công ty Cổ phần Viễn thông VTC 17,977,400,000 12/02/2003 Vận chuyển 30 GMD Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển 347,953,150,000 22/04/2002 31 MHC Công ty Cổ phần Hàng Hải Hà Nội 120,000,000,000 21/03/2005 32 TMS Công ty cổ phần Transimex - Saigon 42,900,000,000 04/08/2000 Tài chính, Ngân hàng 33 VFMVF1 Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nam 300,000,000,000 11/08/2004 -v- Phụ lục 2: Mức độ chi trả cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến cuối năm 2005. STT Mã chứng khoán Cổ tức 1 CP(đồng) 2002 2003 2004 2005 Thương mại dịch vụ 1 GIL 2,500 2,400 1,600 1,600 2 KHA 1,600 1,500 1,900 1,800 3 PNC n/a 1,300 1,200 1,200 4 TNA 1,500 1,500 1,800 2,000 Sản xuất 5 BBT 2,400 1,000 0 0 6 BTC 1,200 0 0 0 7 REE 1,200 1,200 1,300 1,400 8 NHC 0 1,880 2,060 1,680 9 SSC 2,000 2,000 2,000 2,000 Vật liệu xây dựng 10 BT6 1,500 1,500 1,500 1,500 11 DHA 3,000 3,000 2,000 3,000 12 HAS 1,400 1,500 1,500 1,500 Xăng dầu 13 PMS 1,200 1,200 1,200 1,200 14 SFC 1,300 1,500 1,500 1,700 Thực phẩm và đồ uống 15 BBC 1,200 1,200 1,200 1,200 16 CAN 1,700 600 450 1,250 17 LAF 1,800 1,600 1,800 1,100 18 NKD 1,400 1,600 1,800 1,800 19 KDC 1,600 1,600 1,600 1,600 20 TRI 1,800 1,800 1,500 1,500 Vật liệu nội thất 21 SAV 1,600 1,600 1,600 1,600 Khách sạn, giải trí 22 SGH 600 600 850 1,000 Giấy và bao bì 23 BPC 1,500 1,500 1,500 1,500 24 HAP 3,000 3,000 1,000 2,000 Nhựa 25 DPC 1,000 300 0 1,200 Thủy hải sản 26 AGF 2,400 2,400 1,800 800 27 TS4 1,800 1,200 1,200 1,200 -vi- Viễn thông 28 SAM 1,600 1,600 1,600 1,600 29 VTC 1,350 1,350 1,350 1,350 Vận chuyển 30 GMD 3,200 1,200 2,400 1,200 31 MHC 1,000 1,000 1,200 800 32 TMS 2,200 2,200 1,500 1,500 -vii- Phụ lục 3: Tỷ lệ cổ tức bằng tiền mặt và mức cổ tức trên giá trung bình của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến cuối năm 2005. STT Mã chứng khoán Tỷ lệ cổ tức/ Mệnh giá (%) Cổ tức/ Giá trung bình 2002 2003 2004 2005 2002 2003 2004 2005 Thương mại dịch vụ 1 GIL 25% 24% 16% 16% 6% 10% 5% 4% 2 KHA 16% 15% 19% 18% 7% 8% 8% 7% 3 PNC n/a 13% 12% 12% n/a n/a n/a 7% 4 TNA 15% 15% 18% 20% n/a n/a n/a 8% Sản xuất 5 BBT 24% 10% 0% 0% n/a n/a 0% 0% 6 BTC 12% 0% 0% 0% 5% 0% 0% 0% 7 REE 12% 12% 13% 14% 5% 9% 5% 5% 8 NHC 0% 19% 21% 17% n/a n/a n/a 8% 9 SSC 20% 20% 20% 20% n/a n/a n/a 5% Vật liệu xây dựng 10 BT6 15% 15% 15% 15% 7% 9% 5% 4% 11 DHA 30% 30% 20% 30% n/a n/a 6% 8% 12 HAS 14% 15% 15% 15% 7% 8% 5% 5% Xăng dầu 13 PMS 12% 12% 12% 12% n/a 9% 7% 8% 14 SFC 13% 15% 15% 17% n/a n/a 8% 7% Thực phẩm và đồ uống 15 BBC 12% 12% 12% 12% 6% 11% 7% 6% 16 CAN 17% 6% 5% 13% 7% 4% 3% 8% 17 LAF 18% 16% 18% 11% 7% 8% 7% 3% 18 NKD 14% 16% 18% 18% n/a n/a 6% 4% 19 KDC 16% 16% 16% 16% n/a n/a n/a 3% 20 TRI 18% 18% 15% 15% 6% 9% 5% 6% Vật liệu nội thất 21 SAV 16% 16% 16% 16% 8% 10% 5% 5% Khách sạn, giải trí 22 SGH 6% 6% 9% 10% 3% 4% 6% 6% Giấy và bao bì 23 BPC 15% 15% 15% 15% 7% 9% 7% 9% 24 HAP 30% 30% 10% 20% 8% 11% 3% 9% -viii- Nhựa 25 DPC 10% 3% 0% 12% 5% 3% 0% 11% Thủy hải sản 26 AGF 24% 24% 18% 8% 8% 9% 5% 2% 27 TS4 18% 12% 12% 12% 9% 7% 6% 6% Viễn thông 28 SAM 16% 16% 16% 16% 5% 8% 4% 4% 29 VTC 14% 14% 14% 14% n/a 6% 3% 4% Vận chuyển 30 GMD 32% 12% 24% 12% 8% 4% 5% 2% 31 MHC 10% 10% 12% 8% n/a n/a n/a 4% 32 TMS 22% 22% 15% 15% 6% 7% 4% 4% -ix- Phụ lục 4: Bảng tính toán tỷ lệ cổ tức tiền mặt chi trả trên lợi nhuận giữ lại của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. STT Mã chứng khoán Cổ tức/ Lợi nhuận Nợ/ Vốn chủ sở hữu 2002 2003 2004 2005 2002 2003 2004 2005 Thương mại dịch vụ 1 GIL 30% 42% 18% 20% 63% 63% 52% 33% 2 KHA 51% 44% 77% 27% 69% 76% 82% 72% 3 PNC n/a 89% 66% 56% n/a 83% 81% 73% 4 TNA 75% 71% 63% 61% n/a 52% 48% 59% Sản xuất 5 BBT 112% 58% 0% 0% 21% 32% 34% 36% 6 BTC 288% 0% 0% 0% 64% 64% 72% 72% 7 REE 79% 69% 52% 46% 41% 40% 40% 39% 8 NHC 0% 69% 70% 45% n/a 12% 12% 16% 9 SSC 107% 48% 42% 41% n/a 15% 16% 16% Vật liệu xây dựng 10 BT6 52% 49% 46% 44% 62% 65% 69% 75% 11 DHA 41% 55% 31% 29% 12% 11% 10% 10% 12 HAS 35% 32% 34% 21% 81% 78% 75% 78% Xăng dầu 13 PMS 73% 86% 65% 64% 36% 34% 53% 58% 14 SFC 43% 54% 38% 43% 55% 39% 41% 54% Thực phẩm và đồ uống 15 BBC -67% 63% 73% 55% 58% 51% 49% 49% 16 CAN 78% 59% 57% 60% 47% 45% 49% 40% 17 LAF 43% 59% 15% 64% 57% 70% 63% 76% 18 NKD 62% 32% 38% 37% 49% 61% 44% 45% 19 KDC n/a 0% 0% 40% n/a 54% n/a 44% 20 TRI 78% 36% 76% 120% 42% 50% 53% 59% Vật liệu nội thất 21 SAV 44% 42% 38% 44% 62% 71% 68% 67% Khách sạn, giải trí 22 SGH 42% 55% 61% 69% 8% 7% 6% 7% Giấy và bao bì 23 BPC 58% 54% 81% 68% 8% 10% 14% 17% 24 HAP 34% 30% 25% 28% 20% 18% 58% 57% Nhựa 25 DPC 67% 68% 0% 81% 29% 42% 45% 43% -x- Thủy hải sản 26 AGF 41% 45% 42% 16% 61% 65% 73% 60% 27 TS4 53% 42% 42% 58% 50% 52% 47% 52% Viễn thông 28 SAM 33% 48% 39% 28% 15% 22% 39% 39% 29 VTC 31% 24% 21% 23% 30% 40% 41% 38% Vận chuyển 30 GMD 57% 20% 39% 16% 31% 22% 35% 42% 31 MHC 82% 81% 50% 59% 56% 59% 56% 51% 32 TMS 44% 41% 39% 28% 59% 50% 35% 28%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf465841.pdf
Tài liệu liên quan