Luận văn Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu, sơ đồ Các chữ viết tắt Lời mở đầu CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA PHƯƠNG THỨC LẬP NGÂN SÁCH THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA TRONG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG 1.1- Những vấn đề cơ bản về lập dự toán NSNN 9 1.1.1- Khái niệm ngân sách nhà nước 9 1.1.2- Lập dự toán ngân sách nhà nước 10 1.1.3- Vai trò của lập dự toán ngân sách nhà nước 11 1.1.4- Những yêu cầu cơ bản đối với lập dự toán ngân sách nhà nước 12 1.1.5- Các phương thức lập dự toán ngân sách nhà nước 14 1.2- Cơ sở lý luận của phương thức soạn lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công .18 1.2.1- Quản lý chi tiêu công .18 1.2.2- Khái niệm của phương thức lập NS theo kết quả đầu ra .19 1.2.3- Những đặc điểm cơ bản của phương thức lập NS theo kết quả đầu ra 20 1.2.4- Vai trò của phương thức lập NS theo kết quả đầu ra .21 1.3- Sự khác nhau của phương thức lập ngân sách theo yếu tố đầu vào và phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra 22 1.3.1- Sự khác nhau về quy trình chiến lược 22 1.3.2- Sự khác nhau về quản lý chi tiêu công .23 1.4- Những ưu điểm của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra 24 1.5- Thực tiễn vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra 25 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG LẬP NGÂN SÁCH VÀ QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG CỦA VIỆT NAM 2.1- Thực trạng lập ngân sách nhà nước và quản lý chi tiêu công của Việt Nam từ năm 1996-2004 .29 4 2.1.1- Khuôn khổ pháp lý .29 2.1.2- Lập ngân sách và quản lý chi tiêu công .30 2.2- Thực trạng lập NS và quản lý chi tiêu công từ năm 2004 đến nay .41 2.2.1- Khuôn khổ pháp lý .42 2.2.2- Phương thức soạn lập ngân sách và quản lý chi tiêu công 45 CHƯƠNG 3 - VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC LẬP NGÂN SÁCH THEO KẾT QUẢ ĐẦU RA TRONG QUẢN LÝ CHI TIÊU CÔNG Ở VIỆT NAM 3.1- Đặt vấn đề .57 3.2- Những nội dung cần thay đổi khi chuyển sang phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công .58 3.3- Những nguyên tắc cần tuân thủ khi vận dụng lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công .58 3.4- Sự cần thiết phải áp dụng lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn vào Việt Nam 59 3.4.1-Khái quát khuôn khổ chi tiêu trung hạn 59 3.4.2- Sự cần thiết .61 3.5- Xây dựng quy trình soạn lập NS theo kết quả đầu ra gắn với MTEF 63 3.6- Các giải pháp hỗ trợ để áp dụng lập NS theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại Việt Nam 69 3.6.1- Phải có sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện thực hiện và thời gian, tiếp tục mở rộng phạm vi thí điểm ra các Bộ, ngành và địa phương .70 3.6.2- Lập kế hoạch chiến lược và dự báo kinh tế vĩ mô .71 3.6.3- Thiết lập một hệ thống đo lường công việc thực hiện một cách đơn giản và dễ sử dụng .73 3.6.4- Có sự đồng tình ủng hộ, nhất trí, quyết tâm cao của Chính phủ, các cơ quan, ban ngành có liên quan đến lập dự toán NSNN 74 3.6.5- Gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra 75 3.6.6- Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tài chính .77 3.6.7- Phát triển hệ thống thông tin 78 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf89 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2111 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luận cứ khoa học của phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc thể hiện qua sơ đồ 3.1: Bước một: Định hình khuôn khổ kinh tế vĩ mô 3 năm Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát triển khuôn khổ kinh tế vĩ mô để xây dựng chính sách tài khóa trung hạn 3-5 năm. Điểm mấu chốt của bước này là tiến hành phân tích và dự báo khả năng nguồn lực dựa trên dự báo tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình phân tích, cần tập trung gắn kết dự báo kinh tế với mục tiêu chính sách tài khoá. Gắn kết dự báo kinh tế với mục tiêu chính tài chính: Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cần được phân tích trong khuôn khổ chiến lược cho khoảng thời gian từ 3-5 năm: GDP đầu người, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu GDP theo ngành, tỷ lệ nợ/GDP, dự trữ ngoại tệ, kim ngạch xuất - nhập khẩu, tỷ lệ lạm phát, cơ cấu thu NSNN, tốc độ tăng thu nội địa, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Trên cơ sở này, dự báo diễn biến các nguồn lực tài chính quốc gia từ 3 - 5 năm. Bước hai: Xây dựng các mức trần sơ bộ 3 năm Tiến hành song song với bước một và bao hàm tiến trình đánh giá các lĩnh vực ưu tiên để xác định chi phí và xây dựng mức trần về phân bổ nguồn lực cho 3 năm giữa các ngành, các địa phương. Sau khi xác định các lĩnh vực ưu tiên, Chính phủ, Bộ Tài chính cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng các chính sách, chương trình tổng thể liên quan đến nhiều Bộ, ngành và địa phương để phục vụ các lĩnh vực ưu tiên đã lựa chọn và tính toán chi phí cho các chính sách, chương trình được chấp thuận. Tiếp đến tiến hành cân đối chi phí với nguồn lực sẵn có được dự toán trong 64 khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn từ đó định ra mức trần sơ bộ cho các lĩnh vực ưu tiên. Bộ Tài chính và Bộ kế hoạch và Đầu tư căn cứ trên mức tổng trần sơ bộ của từng lĩnh vực ưu tiên sẽ phân bổ và thông báo mức trần sơ bộ riêng cho các đơn vị thụ hưởng NS có liên quan và các mức trần này sẽ được áp dụng từ 3 - 5 năm. Sơ đồ 3.1: Quy trình lập dự toán NS theo kết quả đầu ra gắn với MTEF C.Phủ - Bộ TC – Bộ KHĐT Q.Hội – C.Phủ - Bộ TC – Bộ KHĐT Bước 2 Xây dựng các mức trần sơ bộ 3 năm Bước 5 Thảo luận chính sách và các mức trần chính thức Bước 7 Thảo luận, đánh giá hoàn thiện và thông qua dự toán ngân sách 3 năm Bước 6 Hoàn Chỉnh dự toán ngân sách thống nhất trong 3 năm Bước 1 Định hình khuôn khổ kinh tế vĩ mô 3 năm Bước 3 Dự toán nhu cầu nguồn lực tổng thể ở từng đơn vụ thụ hưởng ngân sách Bước 4 Tính toán chi phí và xác định thứ tư ưu tiên Bước ba: Dự toán nhu cầu nguồn lực tổng thể ở từng đơn vị thụ hưởng ngân sách Đây là bước công việc quan trọng được thực hiện bởi các đơn vị thụ hưởng ngân sách. Trong bước công việc này, trên cơ sở của các lĩnh vực ưu tiên, các đơn vị xác định nhiệm vụ, mục tiêu, đầu ra, hoạt động và đầu vào của mình sao cho đảm 65 bảo nguồn lực mà đơn vị thụ hưởng sẽ được sử dụng để phục vụ các lĩnh vực ưu tiên. Để thực hiện tốt nội dung này, các đơn vị cần nắm chắc một số vấn đề sau: - Hiện tại đơn vị đang ở đâu? Tức là phải tiến hành xem xét và đánh giá môi trường kinh tế - xã hội, như đánh giá thực trạng nguồn lực, môi trường, cơ hội và thách thức, điểm mạnh điểm yếu của đơn vị. Đây được xem là những vấn đề cốt lõi phản ánh rõ nhất tình hình của đơn vị. - Muốn đi đến đâu? Đây là câu hỏi nhằm chỉ ra nhiệm vụ của đơn vị, theo đó nhiệm vụ của đơn vị phải hướng đến việc hoàn thành các thứ tự ưu tiên đã đặt ra. Với thực trạng hiện tại, việc thiết lập các mục tiêu chiến lược phát triển cần xét trên các khía cạnh: Quản lý tốt, thể chế lành mạnh, tăng trưởng bền vững, nguồn nhân lực. - Làm thế nào để đi đến đó? Tức là từ chiến lược chuyển thành hành động kế hoạch và lập ngân sách, tổ chức thực hiện chiến lược để đạt mục tiêu. Nhưng mục tiêu của đơn vị là gì? Có 5 nhóm mục tiêu sau: Nhóm mục tiêu năng suất; nhóm mục tiêu tăng trưởng; nhóm mục tiêu lợi nhuận; nhóm mục tiêu hiệu quả; nhóm mục tiêu mang tính phục vụ cộng đồng. Một đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ đề ra có thể có nhiều mục tiêu nhưng chúng không nhất thiết phải cùng một nhóm. Tuy nhiên, đơn vị cần tránh đặt ra các mục tiêu “lệch pha” nhau như cùng một lúc vừa đặt ra mục tiêu phục vụ cộng đồng vừa đặt ra mục tiêu lợi nhuận để đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. - Những mục tiêu này cần có các đầu ra là gì? Các đầu ra có thể dễ hoặc không dễ xác định song yêu cầu chung là chúng phải đảm bảo: Cụ thể; có thể đo lường được; có thể đạt được; phải thực tế và có thời gian. Trong đó, có thể đo lường được là một yêu cầu quan trọng và các đầu ra phải được đo ít nhất ở một trong số các khía cạnh sau: + Số lượng các đầu ra cần có: Được xác định dựa trên những đánh giá mức cầu và cung về đầu ra trên cơ sở: • Đảm bảo được mức độ hiện thời của các nhu cầu. • Đảm bảo đáp ứng được mức tăng lên về nhu cầu do tình trạng tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội. 66 • Đảm bảo chất lượng đầu ra. + Chất lượng các đầu ra: Do có nhiều loại đầu ra khác nhau nên có nhiều tiêu chuẩn để xác định chất lượng các đầu ra song tiêu biểu có các tiêu chuẩn sau : phù hợp với mục tiêu đề ra; mức độ hoàn chỉnh; tầm ảnh hưởng; tính rủi ro; sự hài lòng của người thụ hưởng và tính hợp pháp. + Tính đúng lúc: Phản ánh mức độ phù hợp về mặt thời gian của các đầu ra. - Để có các đầu ra cần phải thực hiện những hoạt động nào? Số lượng các đầu ra cần đạt được sẽ quyết số lượng hoạt động cần thiết tiến hành và mỗi một đầu ra sẽ thường có một số hoạt động liên quan. Trong lập dự toán NS theo đầu ra gắn với MTEF, NS được lập dựa trên kế hoạch thực hiện các hoạt động này trong 3 - 5 năm và để đảm bảo rằng tất cả các hoạt động đều được lập kế hoạch (cũng là đảm bảo cho việc tính đúng, tính đủ nhu cầu tổng thể của đơn vị) thì cần phải tính đến cả 4 loại hoạt động sau: + Hoạt động hành chính: là các hoạt động liên quan đến việc điều hành đơn vị như hoạt động của các phòng ban chức năng, hoạt động bảo dưỡng xe cộ, thiết bị ....Các chi phí liên quan đến hoạt động này được xem là chi phí quản lý. + Hoạt động dịch vụ: là những hoạt động liên quan đến việc cung cấp dịch vụ cho công chúng hay cho phần còn lại của Chính phủ. Đây là hoạt động chủ chốt quyết định sự tồn tại của một đơn vị. Ví như việc soạn lập NSNN là một hoạt động dịch vụ mà Bộ Tài chính thực hiện cho các bộ phận khác của Chính phủ . + Hoạt động đầu tư: là các hoạt động liên quan đến việc phát triển các cơ sở hạ tầng hay các trang thiết bị mới. Các hoạt động đầu tư thường được thể hiện dưới dạng các dự án. + Hoạt động hành chính hay dịch vụ bổ sung: là những hoạt động phát sinh do có thêm cơ sở hạ tầng hay trang thiết bị mới. Ngoài việc xác định các hoạt động cần thiết tiến hành, khi lập kế hoạch các hoạt động đòi hỏi phải đánh giá và kiểm nghiệm tính khả thi của các hoạt động này và gắn kết được các hoạt động đã - đang - sẽ tiến hành lại với nhau. Cuối cùng là đạt được sự thống nhất về trách nhiệm thực hiện các hoạt động trong đơn vị. - Các hoạt động này cần có những đầu vào nào? 67 Hầu hết các hoạt động cần tiến hành để tạo ra các đầu ra sẽ đòi hỏi một loại đầu vào nào đó. Các yếu tố đầu vào thường bao gồm nhân sự, nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa... Khi đã xác định được các đầu vào cần thiết cho từng hoạt động, tiếp đến đơn vị phải lượng hoá các yếu tố đầu vào và thu thập thông tin để đưa ra đơn giá cho từng loại đầu vào. Căn cứ trên số lượng và đơn phí của từng loại đầu vào, đơn vị tính toán chi phí cho từng hoạt động và có xét đến tính hiệu quả chi phí. Tức là việc tính toán chi phí của hoạt động phải được cân nhắc xem liệu tất cả các đầu vào có thực sự cần thiết, hay là có thể đạt được cùng một đầu ra với đầu vào ít hơn hoặc thay thế bằng yếu tố đầu vào khác ít tốn kém hơn. Tóm lại là tìm ra một tỷ lệ tối ưu giữa đầu vào và đầu ra. Tổng chi phí tất cả các hoạt động cũng chính là nhu cầu tổng thể về nguồn lực của đơn vị. Có thể nói, nội dung trọng tâm của bước ba trong quy trình lập dự toán NS theo đầu ra gắn với MTEF là dự toán nhu cầu nguồn lực tổng thể của đơn vị theo các đầu ra được gắn với những mục tiêu mong đợi. Qua đó, đơn vị hoàn thành được nhiệm vụ đề ra và góp phần vào việc thực hiện thành công các ưu tiên quốc gia trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn được thiết lập. Bước bốn: Tính toán chi phí và xác định thứ tự ưu tiên thực hiện các hoạt động trong 3 - 5 năm Dựa vào khuôn khổ kinh tế trung hạn và đầu ra của các lĩnh vực ưu tiên đã được thỏa thuận, các ngành, các địa phương phát triển khuôn khổ chi tiêu chiến lược. Khuôn khổ này tập trung phân tích sự đánh đổi giữa bên trong các ngành, các lĩnh vực ưu tiên về những quyết định tài trợ và thiết lập nền tảng để xác định mức trần chi tiêu của các ngành và địa phương cho 3 năm. Khuôn khổ chi tiêu chiến lược định hướng cho các Bộ, ngành, địa phương ra quyết định chiến lược phân phối nguồn lực. Khuôn khổ này góp phần tăng cường tính kỷ luật tài chính tổng thể và tính thống nhất trong các đơn vị thực hiện nhằm giữ vững mục tiêu đầu ra của chi tiêu công. Khuôn khổ chi tiêu chiến lược cần được phát triển trong trung hạn và phải xác định rõ ràng các nội dung: - Mục tiêu của chính sách và vai trò của Chính phủ. 68 - Yêu cầu tính kỷ luật tài chính trong quản lý kinh tế vĩ mô. - Những mục tiêu tổng thể của thu và chi công. - Những điều kiện cần thiết để thiết lập khuôn khổ chi tiêu. - Trách nhiệm của những cơ quan quan trọng. Như vậy, bằng việc lựa chọn hoạt động theo thứ tự ưu tiên, đơn vị không còn lập dự toán NS theo thông lệ cũ là đơn thuần tăng giảm dự toán theo một tỷ lệ phần trăm nhất định mà dựa trên sự cân đối giữa nhu cầu với khả năng đáp ứng nhu cầu về nguồn lực. Song điều quan trọng hơn cả là nó đảm bảo cho nguồn lực hạn chế sẽ được sử dụng với hiệu quả cao nhất. Bước năm: Thảo luận chính sách và các mức trần chính thức Sau khi tiến hành rà soát, đánh giá, các đơn vị sẽ trình bày phần dự toán của mình tại các cuộc thảo luận chính sách dưới sự chủ trì của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư với mục tiêu: - Đảm bảo tính thống nhất giữa nhiệm vụ, mục tiêu, đầu ra và những hoạt động của đơn vị với các ưu tiên quốc gia. - Xác định những vấn đề chồng chéo và trùng lắp về đầu ra và hoạt động sẽ được thực hiện giữa các đơn vị khác nhau. - Xác lập những lĩnh vực cần có sự điều phối và phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện nhiệm vụ. - Ghi nhận những ý kiến nhận xét và phản hồi về việc sắp xếp thứ tự ưu tiên các hoạt động giữa các đơn vị trong cùng một ngành, lĩnh vực. Sau đó, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiến hành xem xét lại các mức trần sơ bộ ban đầu và tiến hành tái phân bổ lại trên cơ sở các thông tin bổ sung từ các cuộc thảo luận. Các điều chỉnh sẽ được trình Chính phủ để thảo luận và thông qua các mức trần chính thức sau đó thông báo lại cho các đơn vị để đơn vị hoàn chỉnh dự toán NS. Bước sáu: Hoàn chỉnh dự toán NS thống nhất trong 3 năm 69 Đây là bước quan trọng của tiến trình MTEF, yêu cầu các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện soạn lập NS thống nhất, phân phối nguồn lực theo khuôn khổ trung hạn dựa vào trần nguồn lực chính thức và những ưu tiên chiến lược đã được xác định. Việc xác định trần nguồn lực từ trên xuống với tầm nhìn trung hạn là cơ sở tiên liệu để đưa ra những quyết định có hiệu quả và chiến lược thích hợp. Tăng cường tính kỷ luật tài chính trong việc xác định trần nguồn lực của các ngành, các địa phương làm gia tăng tính dự báo dòng chảy các nguồn lực và nâng cao quyền chủ động của các ngành, các địa phương. Bước bảy: Thảo luận, đánh giá, hoàn thiện và thông qua dự toán NS 3 - 5 năm. Dự toán NS của các ngành, các địa phương được Bộ Tài chính tổng hợp, xem xét lại một lần nữa, sau đó trình lên Chính phủ. Chính phủ trình Quốc hội. Quốc hội thảo luận và phê chuẩn dự toán ngân sách. Tuy nhiên, Quốc hội chỉ phê chuẩn năm thứ nhất của dự toán. Các năm còn lại đơn vị tự cân đối giữa mức NS được phân bổ trong trung hạn với phần việc còn lại phải thực hiện. 3.6- Các giải pháp hỗ trợ để áp dụng lập NS theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn tại Việt Nam Có nhiều những lý do khác nhau thông thường hay được dẫn ra cho việc cải cách quy trình lên kế hoạch và lập NS quốc gia, trong đó bao gồm việc nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, sử dụng nguồn vốn tập trung có mục tiêu hơn và tăng cường trách nhiệm trong việc thực thi chính sách. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện luôn phải đối mặt với những khó khăn lớn trong việc tạo ra tính liên kết giữa hai quy trình này. Thách thức cũng bắt nguồn từ yêu cầu phải đo lường kết quả và đưa kết quả đó phản ánh vào trong quy trình hoạch định chính sách. Đâu là những nhân tố tích cực tương ứng và những kết cấu tổ chức hợp lý trong bối cảnh cụ thể của một nước? Đâu là những công cụ phù hợp để đạt được những kết cấu và nhân tố tích cực đó? Cách tốt nhất để thực hiện được việc lên kế hoạch NS dài hạn hiệu quả là như thế nào? Từ bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế 70 giới và tình hình thực tế tại Việt Nam, để trả lời các câu hỏi trên, có thể đưa ra một số giải pháp sau đây: 3.6.1- Phải có sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện thực hiện và thời gian, tiếp tục mở rộng phạm vi thí điểm ra các Bộ, ngành và địa phương Kinh nghiệm của một số nước đã triển khai hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra cho thấy phải mất từ 5 - 10 năm để thiết lập và thực hiện thành công hệ thống quản lý và đo lường kết quả đầu ra; và cũng phải mất nhiều thời gian trong việc phát triển các kế hoạch mục tiêu chiến lược, kiểm tra dữ liệu kết quả để thiết lập những khuynh hướng và đánh giá công việc thực hiện so với mục tiêu đề ra. Vì vậy, cần phải có sự chuẩn bị thật chu đáo, cẩn thận về thời gian, các bước tiến hành và các điều kiện cần thiết trước khi đưa ra áp dụng rộng rãi trong thực tế. - Cần phải tăng thời gian chuẩn bị NS để có thể dành lượng thời gian cần thiết cho các đơn vị chuẩn bị dự toán thu - chi NSNN dựa trên khuôn khổ kinh tế vĩ mô và việc xây dựng các mức trần, xác định các thứ tự ưu tiên…; giành nhiều thời gian cho các đơn vị thảo luận và các cơ quan chức năng của Quốc hội thẩm tra, xem xét trước khi phê chuẩn. - Phải làm tốt công tác tuyên truyền mục đích, hiệu quả của phương thức lập NS theo kết quả đầu ra trong hệ thống quản lý ngân sách. Phải có sự định nghĩa rõ ràng về mục đích của hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra, truyền đạt nó đến tất cả các bộ phận của các cơ quan, đơn vị, và toàn thể cán bộ công chức để họ có thể hiểu vì sao cần phải đánh giá công việc theo kết quả đầu ra và vai trò của họ trong phương thức quản lý mới là gì? những thông tin thực hiện có phù hợp với quy trình đưa ra quyết định hay không. Có như vậy mới tạo được sự đồng tình ủng hộ của những người trực tiếp tham gia thực hiện phương thức quản lý mới. Đồng thời, cũng cần có sự tuyên truyền rộng rãi ra công chúng giúp họ nắm bắt thông tin kịp thời và hiểu mục đích, yêu cầu của phương thức quản lý mới để từ đó thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát của mình đối với các cơ quan công quyền xem đã đạt mục tiêu và kết quả như thế nào? Có những tham gia, góp ý kịp thời. - Thực hiện thí điểm ở một vài đơn vị điển hình, với cách tiếp cận từ từ như vậy, sẽ rút được những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện thí điểm từ đó khắc 71 phục những thiếu sót, tồn tại về cơ chế chính sách; về tư tưởng nhận thức; về cách làm; tránh chủ quan, nóng vội, tạo nên nền tảng vững chắc cho sự ủng hộ phương thức quản lý mới “từ dưới lên” khi đáp ứng được hai yêu cầu là tính hợp pháp và tính thích hợp. Năm 2005, các Bộ được Thủ tướng Chính phủ chỉ định thực hiện thí điểm là Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục - đào tạo, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải theo phương pháp “từ trên xuống”, nhằm tính toán tổng chi dự kiến dựa trên các giả định thực tế và bền vững về tăng trưởng kinh tế, nguồn thu NS và vay nợ, cũng như tổng chi dự kiến (cả chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển) cho các tỉnh và các Bộ. Hoạt động này sẽ định hình và đồng thời chịu tác động của MTEF cấp ngành và cấp tỉnh được xây dựng theo hình thức “từ dưới lên”. Kết quả thí điểm kế hoạch tài chính và kế hoạch chi tiêu trung hạn giai đoạn (2006-2008) đã được xây dựng xong, xem như một khuôn mẫu ban đầu để tiếp tục hoàn chỉnh trong quá trình thí điểm. Năm 2006, ngoài việc thực hiện thí điểm tại các Bộ, ngành còn được mở rộng thực hiện tại 4 tỉnh, thành phố là Vĩnh Long; Bình Dương; Hà Tây và Hà Nội. Quá trình triển khai thí điểm đã thể hiện được yêu cầu khách quan cần thiết nhằm khắc phục những nhược điểm, tồn tại của công tác lập kế hoạch; đồng thời bổ sung những căn cứ hữu ích, làm cơ sở cải thiện và nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch NS hàng năm. 3.6.2- Lập kế hoạch chiến lược và dự báo kinh tế vĩ mô - Lập kế hoạch chiến lược và dự báo kinh tế vĩ mô là nền móng cho toàn bộ quá trình lập dự toán NS theo kết quả đầu ra gắn với MTEF vì nó làm cơ sở cho việc định hình một khuôn khổ kinh tế vĩ mô trung hạn mà dựa vào đó các đơn vị thụ hưởng NS xác định nhiệm vụ, mục tiêu, đầu ra, hoạt động và các đầu vào để xây dựng nên dự toán ngân sách. Nhận thấy tầm quan trọng của việc phối hợp quy trình lập NS với quy trình kế hoạch và quản lý kết quả thực hiện. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 33/2004/CT-TTg ngày 23/9/2004, về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010. Chỉ thị yêu cầu có một quá trình lập kế hoạch với sự tham gia rộng rãi hơn so với quá trình lập kế hoạch trước. Chỉ thị cũng khuyến khích các cơ quan xây dựng các chiến lược của mình xoay quanh việc hoàn thành 72 những kết quả mong muốn cần đạt được và tập trung ít hơn vào các yếu tố đầu vào như là những chỉ tiêu kế hoạch. Để lập kế hoạch và dự báo kinh tế vĩ mô tốt cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây: - Xác định được điểm xuất phát về kinh tế - xã hội. Tức là phải đánh giá đúng thực trạng của đất nước về tình hình kinh tế - xã hội vào thời điểm mở đầu chiến lược. Phải xác định được nền kinh tế - xã hội đang ở giai đoạn nào, trình độ nào; chúng ta đang có cái gì và cần có những gì để thực hiện thành công mục tiêu và ý đồ mà chiến lược đặt ra. - Xác định các mục tiêu tổng quát của giai đoạn phát triển. Những mục tiêu này phải thể hiện một cách tập trung những biến đổi quan trọng nhất của nền kinh tế và đời sống xã hội, những mốc mới phải đạt được trên con đường phát triển của đất nước. Ở các nước có nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao như: Nhật Bản; Hàn Quốc; Đài Loan người ta không định ra mục tiêu cao ngay lúc ban đầu mà trong quá trình thực hiện chiến lược sẽ điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh mới; đây là một kinh nghiệm đáng để chúng ta quan tâm khi xác định các mục tiêu chiến lược. - Xác định các thứ tự ưu tiên chiến lược. Các ưu tiên chiến lược phải được lựa chọn để tạo được bước đột phá nhằm đạt đến các mục tiêu chiến lược. Chúng ta đã và đang có nhiều sai sót trong việc xác định quá nhiều chiến lược ưu tiên của Quốc gia, dẫn đến nguồn lực bị phân tán và khó khăn trong điều hành. - Nâng cao chất lượng công việc phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô về các nguồn lực, các lợi thế so sánh và môi trường phát triển trong thời kỳ chiến lược. Để làm được điều này, trước hết cần chọn được mô hình dự báo phù hợp với đối tượng dự báo, tiếp theo là phải đảm bảo hệ thống dữ liệu chuyên dùng cho phân tích và dự báo. Ở các nước đang phát triển hầu hết đều tồn tại một tình trạng chung là thiếu thông tin cần thiết cho phân tích và dự báo. Hiện tượng này càng đúng hơn trong điều kiện thực tế của Việt Nam. Hiện tại, số liệu thống kê kinh tế Việt Nam do Tổng cục thống kê công bố song có thể thấy rằng các số liệu này thiếu tính hệ thống, không nhất quán, không đầy đủ và không phản ánh đúng hiện trạng của đất nước. Cho nên để nâng cao chất lượng phân tích và dự báo kinh tế vĩ mô, trước mắt cũng 73 như về lâu dài, Việt Nam phải xây dựng được hệ thống dữ liệu chuyên dụng cho phân tích và dự báo. 3.6.3- Thiết lập một hệ thống đo lường công việc thực hiện một cách đơn giản và dễ sử dụng - Hệ thống đo lường quá phức tạp sẽ dẫn đến tốn kém nhiều chi phí và thời gian trong việc phân tích và báo cáo nên dễ bị thất bại và làm nản lòng những người tham gia thực hiện. Một số lượng lớn các chỉ tiêu và dữ liệu có thể trở nên cồng kềnh và tốn kém chi phí thu thập, duy trì, phân tích và báo cáo. Về vấn đề này, Ngân hàng Thế giới khuyến cáo rằng nếu tập trung quá mức đến chi tiêu và tính hợp lệ của dữ liệu thì có thể làm giới hạn tính hữu dụng thực tế với tư cách là một công cụ quản lý và đòn bẩy kích thích; đồng thời nên tránh tạo ra một hệ thống đo lường rườm rà, tránh tình trạng quan liêu trong đo lường khi mà dữ liệu thu thập không bao giờ được sử dụng. Vì vậy, nên duy trì hệ thống đánh giá công việc thực hiện tương đối đơn giản và dễ sử dụng. Cần tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa các tiêu chuẩn đánh giá công việc thực hiện với chính sách và khuôn khổ chiến lược, vì việc thực hiện thành công hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra chừng mực nào đó tùy thuộc vào tiêu chuẩn đánh giá công việc thực hiện gắn kết với chính sách hay khuôn khổ chiến lược đang tồn tại. - Thiết lập các tiêu chí cơ bản để làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của các đơn vị dựa trên các tiêu chí về khối lượng, chất lượng công việc thực hiện, thời gian giải quyết công việc, tình hình chấp hành chính sách, chế độ và các quy định về tài chính. - Cần cân nhắc kỹ lưỡng và tránh việc sử dụng sai hệ thống đo lường trong quá trình đánh giá công việc thực hiện. Nếu việc sử dụng không thích hợp sẽ gây ảnh hưởng cho những người quản lý như: hành động không định hướng, gây tiêu cực, dẫn đến sự bóp méo chương trình hoặc báo cáo không trung thực. Tính hữu dụng của thông tin chỉ được phát huy khi nó còn hiệu lực và tỏ ra đáng tin cậy. Thông tin sẽ không được sử dụng hay không được chấp nhận, nếu như nó không chính xác và sai lệch. 74 - Phải có những quy định cụ về tiêu chuẩn hiệu quả trong các đơn vị sử dụng NS khi trong cơ chế kiểm soát chất lượng “đầu ra” các ràng buộc bằng chế độ, định mức, tiêu chuẩn ở “đầu vào” đã được thay bởi các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả chất lượng “đầu ra”. Xây dựng đầy đủ và khoa học các tiêu chí đánh giá hoạt động nhất là các tiêu chuẩn, định mức số lượng và chất lượng kết quả trong từng lĩnh vực tạo cơ sở chuẩn mực cho việc thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và của toàn xã hội là điều rất quan trọng và không thể thiếu. Khi giao toàn bộ trách nhiệm quản lý tài chính cho thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí NSNN sau đó mới xem xét đánh giá hiệu quả của việc sử dụng số kinh phí đó, thì cũng dễ phát sinh các trường hợp các nhà quản lý giỏi có thể lạm dụng số tiền tiết kiệm được trong quá trình sử dụng kinh phí NSNN cấp để làm lợi cho cá nhân hoặc chi tiêu lãng phí, gây thất thóat tiền, tài sản của Nhà nước mà lại không đảm bảo được số lượng, chất lượng công việc đã cam kết. Nhưng chúng ta biết những khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN không phải là những khoản chi tiêu trực tiếp gắn liền với những hoạt động sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở mà là những khoản chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung, nhu cầu có tính chất toàn xã hội. Vì thế, hiệu quả của các khoản chi tiêu thường xuyên của NSNN cũng phải được xem xét dựa trên cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành các mục tiêu kinh tế - xã hội chung của toàn xã hội, tầm ảnh hưởng, tính rủi ro, sự hài lòng của người thụ hưởng và tính hợp pháp. Đây thực sự là một vấn đề rất khó khăn khi triển khai áp dụng phương thức quản lý mới vì đặc điểm của việc quản lý và kiểm soát chi NSNN khó đo lường bằng các chỉ tiêu định lượng. 3.6.4- Có sự đồng tình ủng hộ, nhất trí, quyết tâm cao của Chính phủ, các cơ quan, ban ngành có liên quan đến lập dự toán NSNN - Nghĩa là, Chính phủ phải cam kết ủng hộ việc thực hiện lập dự toán NS theo kết quả đầu ra gắn với khuôn khổ chi tiêu trung hạn để đưa ra các cơ chế, chính sách có tính chất quyết định liên quan đến cải cách hành chính, nhằm tạo ra một hành lang pháp lý đối với việc quản lý chi tiêu công. Việc hoạch định chính sách và tổ chức thực hiện phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật tổng thể mà MTEF đã đặt ra. 75 Thực hiện điều này không chỉ đảm bảo cho tính khả thi của chính sách mà còn đảm bảo sự ổn định của nền kinh tế như giữ cho NS không bị thâm hụt quá mức hay rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Cần có các văn bản quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành, của từng cơ quan, đơn vị trong việc quản lý ngân sách, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của từng đơn vị là gì, cần cung cấp đầu ra là gì và tại sao? Nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách. Xoá bỏ triệt để cơ chế “xin-cho”, bởi trong cơ chế này tính hiệu quả sẽ bị xem nhẹ trong khi với MTEF thì tính hiệu quả phải được đặt lên hàng đầu. Nếu không có sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo cấp cao thì không thể nào tiến tới thay đổi cơ chế và hệ thống quản lý NS theo kết quả đầu ra không được thể chế hóa và phổ biến áp dụng rộng rãi trong thực tiễn. - Các đơn vị, cá nhân có liên quan đến lập dự toán NSNN phải tuân thủ nghiêm ngặt những nguyên tắc của MTEF và không được lùi bước trước những khó khăn, thách thức; phải nỗ lực tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình chuẩn bị cũng như trong khi thực hiện. Một trở ngại cơ bản chúng ta sẽ gặp trong việc thực hiện hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra là thiếu các chuyên gia am hiểu về quy trình chiến lược lập NS và thiếu kinh nghiệm trong quá trình triển khai. Vì vậy, phải tăng cường đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực, kỹ năng xử lý công việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng nắm bắt công việc. Đó là yếu tố quan trọng làm thay đổi văn hóa quản lý. Một khi người cán bộ quản lý và công chức hiểu được hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra vận hành như thế nào thì họ sẽ đánh giá được tiềm năng để thực hiện. 3.6.5- Gắn kết chặt chẽ quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của người quản lý trong hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra Khi đo lường, đánh giá công việc thực hiện phải gắn kết việc đo lường với trách nhiệm và quyền hạn của người ra quyết định. Quyền hạn và trách nhiệm phải gắn bó với nhau để vừa có thể tạo ra và tối đa hóa động lực phát triển, vừa điều tiết việc sử dụng quyền hạn đó theo đúng mục tiêu. Người quản lý phải có trách nhiệm đối với các kết quả thực hiện của mình khi họ được trao quyền quyết định và tính linh hoạt để chuyển nguồn lực từ hoạt động kém hiệu quả sang hoạt động có hiệu quả 76 hơn. Không có quyền lực thì người quản lý không thể hành động để cải thiện công việc thực hiện được. Tuy nhiên, người quản lý được giao quyền đến đâu và chịu trách nhiệm đến mức độ nào để vừa tạo động lực cần thiết, vừa có thể kiểm soát được hoạt động của đơn vị nhằm đạt các mục tiêu đặt ra là vấn đề quan trọng cần được xác định cụ thể và điều chỉnh từng bước trên cơ sở thực tiễn. Để phát huy quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cần: Xây dựng và ban hành đầy đủ khuôn khổ pháp lý về cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo cho họ có đủ quyền tự chủ về tổ chức, về tài chính và quản lý để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra, thường xuyên hướng tới việc nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ. Nội dung trọng tâm của các văn bản pháp lý là phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm của đơn vị, thủ trưởng đơn vị, xác định rõ các chức năng, nhiệm vụ, công việc của từng đơn vị để có cơ sở xác định, tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động; khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh, đề cao trách nhiệm cá nhân, khắc phục tình trạng chưa rõ ràng và chưa đồng bộ về chế độ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hành chính như hiện nay. Hoàn thiện công tác cán bộ - tiền lương. Để thực hiện giao quyền tự chủ và đảm bảo quyền tự chủ đó phát huy hiệu quả thì công tác cán bộ, trong đó đặc biệt thủ trưởng đơn vị đóng vai trò then chốt. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm rất lớn đối với sự thành bại của đơn vị mình. Thực hiện nguyên tắc người phụ trách công việc có quyền hạn và trách nhiệm trong việc tuyển chọn, sử dụng cán bộ, công chức dưới quyền. Xây dựng chế độ tiền lương - tiền thưởng sao cho vừa đảm bảo nguyên tắc công bằng vừa gắn với kết quả và hiệu quả công việc trong khi việc đánh giá kết quả hiệu quả công việc của mỗi cán bộ viên chức nói riêng, mỗi cơ quan đơn vị nói chung không đơn giản, do còn thiếu những tiêu chí đánh giá cả về định lượng cũng như định tính. Quy định thu nhập của cán bộ - viên chức bị khống chế như hiện nay sẽ không khuyến khích các đơn vị nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm kinh phí. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng các đơn vị có nguồn thu cao muốn tăng thu nhập cho nhân viên phải để ngoài sổ sách một khoản khi báo cáo. 77 Tăng cường năng lực của hệ thống kiểm soát nội bộ. Xây dựng môi trường hệ thống kiểm soát nội bộ lành mạnh, minh bạch, công khai trong các cơ quan - đơn vị. Kiểm soát nội bộ là công cụ quản lý hữu hiệu nhằm đạt các mục tiêu tăng cường kỷ luật, tiết kiệm, hiệu quả và kinh tế của các hoạt động để cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có chất lượng. Có cơ chế giám sát chặt chẽ đảm bảo quyền hạn được sử dụng đúng quy định, không để lạm quyền, lộng quyền làm thất thoát tài sản của Nhà nước. 3.6.6- Đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong tài chính Minh bạch tài chính là xu thế tất yếu. Minh bạch tài chính thường được dùng để chỉ mức độ có sẵn, chính xác và chi tiết các báo cáo tài chính. Công khai các báo cáo tài chính là một trong những cơ sở quan trọng để người dân, với tư cách là người đóng thuế, ngoài việc biết được tiền thuế của mình đã được Chính phủ sử dụng như thế nào, còn có thể giám sát hoạt động và sử dụng tài sản nhà nước của các đơn vị cũng như tham gia góp ý vào các vấn đề mang tính quốc sách cho nước nhà. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giúp các nhà đầu tư hiểu biết toàn diện về những gì đang xảy ra trong một Quốc gia và giúp giảm thiểu rủi ro mà các nhà đầu tư phải đối mặt; giúp các nhà tài trợ biết được số tiền tài trợ của họ được sử dụng vào việc gì và sử dụng như thế nào? Kinh nghiệm trên thế giới cho thấy chi tiêu NSNN không tạo ra các dịch vụ hiệu quả về mặt chi phí nếu như không có các thể chế đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình. Tính minh bạch đòi hỏi phải có các quy trình kế toán, báo cáo NS và tài chính rõ ràng trong khu vực nhà nước. Trách nhiệm giải trình đòi hỏi phải có sự giám sát hiệu quả, không chỉ bởi các cơ quan Nhà nước, mà còn bởi các cơ quan được bầu chọn và bởi công chúng rộng rãi. Để đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình về tài chính cần thực hiện một số nội dung sau: Một là: Cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình bằng cách công khai dự toán, các báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán, các ý định của Chính phủ trong một lĩnh vực, chính sách cụ thể với người dân một cách kịp thời. Thúc đẩy nhu cầu nâng cao tính trách nhiệm thông qua việc khuyến khích nhân dân và các phương tiện thông tin đại chúng trao đổi về các vấn đề quản lý tài chính công, vì trước sức ép của dư luận xã hội, đòi hỏi các đơn vị phải từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng hoạt động của mình; giảm thiểu tối đa những sai phạm trong quản lý, điều 78 hành; tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tất cả các khoản trợ cấp bất hợp lý và những chính sách ưu đãi nếu có sẽ được phát hiện từ việc công khai này. Có cơ chế tập hợp đầy đủ, kịp thời những mối quan tâm, thắc mắc của người dân và khi cần, đáp lại bằng việc điều chỉnh cách thức phân bổ nguồn lực tài chính công. Hai là: Củng cố và cải tiến báo cáo tài chính thông qua việc tinh giản số lượng báo cáo và lập các báo cáo về tác động của chi ngân sách. Ba là: Tất cả các NS được đề xuất và thực hiện ở cả cấp Trung ương và cấp địa phương, cần được đăng tải rộng rãi trên báo chí và các phương tiện truyền thông khác để người dân có thể tiếp cận và tất cả các quyết định NS cần được công khai trong các cuộc họp để báo chí và công chúng có thể xem xét, phản biện. Bốn là: Phân định rõ chức năng và quyền hạn của các tổ chức trong bộ máy Nhà nước. Qua đó nâng cao trách nhiệm giải trình của họ khi tham gia thực hiện lập dự toán ngân sách. Năm là: Ban hành dưới dạng luật hay các quy định quy định cụ thể, rõ ràng về tính minh bạch trong chi tiêu công. Khắc phục tình trạng có quá nhiều văn bản hướng dẫn dưới luật, chưa kể là có cả những văn bản trái luật khiến người dân lúng túng trong thực hiện và giám sát việc thực hiện theo quy định pháp luật của các CQNN. 3.6.7- Phát triển hệ thống thông tin - Kết hợp kiểm tra quá trình thực hiện đầu ra với đánh giá kết quả để đảm bảo quyết định đưa ra là hợp lý. Đánh giá và kiểm tra là những yếu tố quan trọng của sự vận hành hệ thống lập NS theo kết quả đầu ra, chúng có sự hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Kiểm tra qua các dữ liệu thường chỉ cung cấp cho người quản lý biết các vấn đề thực hiện kết quả đầu ra, nhưng không có phân tích thêm, do vậy không đưa ra những giải pháp để giải quyết vấn đề. Còn đánh giá, phân tích mối quan hệ giữa nguyên nhân, kết quả và đầu ra để đưa ra những khuyến nghị hành động, là sự bổ sung hữu ích nhằm đơn giản hóa cách thức giám sát công việc thực hiện qua dữ liệu. - Tăng cường hệ thống thông tin quản lý. Trước đây, ở Việt Nam cũng như trên nhiều nước, công tác phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính chủ yếu giao 79 cho các vụ và đơn vị riêng rẽ, mà không chú ý đến các dòng lưu chuyển thông tin hết sức quan trọng giữa các bộ phận trong hệ thống và giữa hệ thống với bên ngoài. Kết quả là, các thông tin hiện nay manh mún, phân tán về mặt công nghệ và hoạt động chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Kết quả cuối cùng là sự không đồng bộ, không thống nhất và không chính xác về các dữ liệu tài khóa, thiếu minh bạch và giảm khả năng kiểm soát. Chính phủ đã bắt đầu khởi động việc hiện đại hóa các hệ thống quản lý Kho bạc và Ngân sách cốt lõi của mình. Nhìn từ góc độ thể chế, do thiếu một hệ thống kế toán chung nên đã dẫn đến các báo cáo tài chính không thống nhất, gây khó khăn cho việc so sánh. Hiện tại, đang song song tồn tại 3 hệ thống thông tin quản lý tài chính trong các cơ quan tài chính, trong Kho bạc nhà nước và trong các đơn vị sử dụng ngân sách. Việc thiếu một hệ thống NS hợp nhất và tích hợp đã khiến cho công tác giám sát thu và chi NS trở nên khó khăn, dẫn đến đánh giá sai lệch về tình hình tài khóa, có thể gây ra các hệ quả đe dọa sự ổn định tài khóa. Thiếu hệ thống hợp nhất và tích hợp còn làm cho công tác đánh giá quá trình phân bổ NS nói chung và phân bổ NS cho xóa đói giảm nghèo nói riêng trở nên khó thực hiện và tương tự, việc so sánh giữa kế hoạch NS và kết quả thực hiện NS cũng trở nên khó khăn. Đây còn là một trở ngại cho việc thực hiện thành công phân cấp và trao quyền tự chủ. 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới với sự hỗ trợ của nhóm các nhà tài trợ cùng mục đích, “Việt Nam quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo”. Nhà xuất bản Tài chính. 2. Bộ Tài chính (2003), “Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện”. Nhà xuất bản Tài chính. 3. Dự án tài chính công Việt – Pháp, “Tài liệu bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính công”. Học viện tài chính. 4. Tạp chí nghiên cứu tài chính số 02 - 2006. 5. Tạp chí Tài chính số 11 - 2006. 6. Tạp chí quản lý Ngân quỹ Quốc gia số 12 - 2006. 7. TS Vũ Đình Ánh, “Nâng cao tính tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập”. Tạp chí tài chính số 02 - 2006. 8. Phan Trường Giang (2004), “Quản lý chi tiêu công trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở nước ta”. Cải cách hành chính – Vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy Nhà nước, Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý. 9. Lê Thị Mai Liên, “Bước tiến mới về cơ chế trao quyền tự chủ cho các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước”. Thông tin tài chính số 06 - 2006. 10. Lê Thị Mai Liên, “Quyền tự chủ theo Nghị định 43”. Tạp chí Tài chính số 07 - 2006. 11. PGS.TS Lê Chi Mai (2004), “Tăng cường cải cách tài chính công nhằm thúc đẩy cải cách hành chính”. Cải cách hành chính – Vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy Nhà nước, Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý. 12. GS.TSKH Tào Hữu Phùng, “Đánh thức tiềm năng, gia tăng nguồn lực”. Tạp chí Tài chính số 09 - 2006. 81 13. TS Thang Văn Phúc (2004), “Thực trạng cải cách ngân sách ở Việt Nam”. Cải cách hành chính – Vấn đề cấp thiết để đổi mới bộ máy Nhà nước, Trung tâm nghiên cứu khoa học tổ chức quản lý. 14. PGS.TS Sử Đình Thành (2005),“Vận dụng phương thức lập ngân sách theo kết quả đầu ra trong quản lý chi tiêu công của Việt Nam”. Nhà xuất bản tài chính. 15. TS Nguyễn Hồng Thắng (2004), “Chuyên đề lập Ngân sách Nhà nước theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn”. 16. Thanh Thủy, “Mốt khu công nghiệp”.Tài chính ngày nay số 07 - 2006. 17. PGS.TS Trần Đình Ty (2003), “Quản lý tài chính công”. Nhà xuất bản Lao động. 82 Phụ lục 1: Cấu thành chi ngân sách nhà nước quyết toán năm 1999 Ngân sách chi Chính Phủ Chi Ngân sách NN Khoản chi thường xuyên Trong đó * Tổng chi Chi đầu tư phát triển ** Tổng Lương và thu nhập VH&BD Trung ương Địa phương Tổng chi (Tỷ đồng) 84,817 33,266 51,551 23,275 16,196 45,777 39,040 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 50,051 4,070 981 172 579 2,337 2,714 Thủy sản 275 230 46 8 31 181 94 Giao thông vận tải 10,615 9,892 723 29 605 6 4,715 Công nghiệp , trong đó: 3,499 3,409 90 4 19 1,995 1,504 - SX phân phối điện 645 606 39 1 2 63 582 - SX phân phối nước 627 618 10 1 3 20 608 Giáo dục đào tạo 13,232 3,429 9,803 5,883 2,545 2,558 10,674 Y tế 5,912 2,092 3,820 1,108 2,290 2,144 3,768 Chi đảm bảo xã hội 10,072 217 9,855 6,033 505 9,006 1,066 Văn hóa và thể thao 2,992 1,588 1,405 316 953 1,017 1,976 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1,113 350 763 131 599 824 288 Chi quản lý hành chính 8,743 2,263 6,481 2,357 2,517 NA NA Chi phí trả lãi 2,327 0 20,327 0 0 Các ngành và lĩnh vực khác 20,985 5,727 15,258 7,234 5,554 Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo nội dung kinh tế Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo ngành kinh tế, % Tổng chi (Tỷ đồng) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 54.0 46.0 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 6.0 12.2 1.9 0.7 3.6 46.3 53.7 Thủy sản 0.3 0.7 0.1 0.0 0.2 65.8 34.2 Giao thông vận tải 12.5 29.7 1.4 0.1 3.7 55.6 44.4 Công nghiệp , trong đó: 4.1 10.2 0.2 0.0 0.1 57.0 43.0 - SX phân phối điện 0.8 1.8 0.1 0.0 0.0 9.7 90.3 - SX phân phối nước 0.7 1.9 0.0 0.0 0.0 3.1 96.9 Giáo dục đào tạo 15.6 10.3 19.0 25.3 15.7 19.3 80.7 Y tế 7.0 6.3 7.4 4.8 14.1 36.3 63.7 Bảo hiểm xã hội 11.9 0.7 19.1 25.9 3.1 89.4 10.6 Văn hóa và thể thao 3.5 4.8 2.7 1.4 5.9 34.0 66.0 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1.3 1.1 1.5 0.6 3.7 74.1 25.9 Chi quản lý hành chính 10.3 6.8 12.6 10.1 15.5 NA NA Chi phí trả lãi 2.7 0.0 4.5 0.0 0.0 Chi khác 24.7 17.2 29.6 31.1 34.3 Nguồn: Bộ Tài chính Chú giải: * còn chưa kể chi cho hỗ trợ (trợ giá, cho công tác xã hội) và xã hội ngân sách cho cấp dưới, trả lãi và các khoản chi thường xuyên khác. ** Bao gồm dữ liệu cho sữa chữa lớn. NA: chưa có 83 Phụ lục 2: Cấu thành chi ngân sách nhà nước quyết toán năm 2000 Ngân sách chi Chính Phủ Chi Ngân sách NN Khoản chi thường xuyên Trong đó * Tổng chi Chi đầu tư phát triển ** Tổng Lương và thu nhập VH&BD Trung ương Địa phương Tổng chi (Tỷ đồng) 103,151 35,106 68,045 29,523 23,881 58,069 45,082 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 5,647 4,436 1,212 249 665 1,759 3,889 Thủy sản 157 106 51 12 34 50 107 Giao thông vận tải 11,375 10,055 1,320 37 1,156 6,391 4,984 Công nghiệp , trong đó: 3,791 3,703 88 5 28 2,143 1,647 - SX phân phối điện 799 782 18 1 1 127 672 - SX phân phối nước 1,248 1,219 28 2 10 136 1,112 Giáo dục đào tạo 16,344 4,470 11,874 7,707 2,591 2,798 13,546 Y tế 6,550 1,726 4,824 1,650 2,264 1,327 5,223 Chi đảm bảo xã hội 11,385 210 11,175 7,905 113 9,901 1,484 Văn hóa và thể thao 3,577 1,963 1,614 403 1,029 1,184 2,394 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1,423 482 941 140 758 1,046 376 Chi quản lý hành chính 9,228 2,481 6,747 3,094 3,215 NA NA Chi phí trả lãi 3,514 0 3,514 0 0 Các ngành và lĩnh vực khác 30,160 5,474 24,686 8,323 12,029 Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo nội dung kinh tế Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo ngành kinh tế, % Tổng chi (Tỷ đồng) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 56.3 43.7 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 5.5 12.6 1.8 0.8 2.8 31.1 68.9 Thủy sản 0.2 0.3 0.1 0.0 0.1 32 68 Giao thông vận tải 11 28.6 1.9 0.1 4.8 56.2 43.8 Công nghiệp , trong đó: 3.7 10.5 0.1 0.0 0.1 56.5 43.5 - SX phân phối điện 0.8 2.2 0 0.0 0.0 15.9 84.1 - SX phân phối nước 1.2 3.5 0.0 0.0 0.0 10.9 89.1 Giáo dục đào tạo 15.8 12.7 17.5 26.1 10.9 17.1 82.9 Y tế 6.3 4.9 7.1 5.6 9.5 20.3 79.7 Bảo hiểm xã hội 11 0.6 16.4 26.8 0.5 87 13 Văn hóa và thể thao 3.5 5.6 2.4 1.4 4.3 33.1 66.9 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 1.4 1.4 1.4 0.5 3.2 73.6 26.4 Chi quản lý hành chính 8.9 7.1 9.9 10.5 13.5 NA NA Chi phí trả lãi 3.4 0.0 5.2 0.0 0.0 Chi khác 29.2 15.6 36.3 28.2 50.4 Nguồn: Bộ Tài chính Chú giải: * còn chưa kể chi cho hỗ trợ (trợ giá, cho công tác xã hội) và xã hội ngân sách cho cấp dưới, trả lãi và các khoản chi thường xuyên khác. ** Bao gồm dữ liệu cho sữa chữa lớn. NA: chưa có 84 Phụ lục 3: Cấu thành chi ngân sách nhà nước quyết toán năm 2001 Ngân sách chi Chính Phủ Chi Ngân sách NN Khoản chi thường xuyên Trong đó * Tổng chi Chi đầu tư phát triển ** Tổng Lương và thu nhập VH&BD Trung ương Địa phương Tổng chi (Tỷ đồng) 119,403 44,319 75,084 35,931 20,906 63,360 56,403 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 7,044 5,653 1,390 292 700 1,808 5,236 Thủy sản 376 300 76 15 52 102 274 Giao thông vận tải 14,991 13,588 1,403 41 1,037 6,589 8,402 Công nghiệp , trong đó: 6,605 6,483 123 5 43 4,658 1,947 - SX phân phối điện 942 930 12 1 1 360 582 - SX phân phối nước 535 527 9 2 6 14 522 Giáo dục đào tạo 19,505 5,357 14,148 9,231 2,191 3,159 16,346 Y tế 8,475 2,888 5,586 2,187 2,831 2,143 6,332 Chi đảm bảo xã hội 13,958 267 13,691 9,730 160 12,179 1,779 Văn hóa và thể thao 4,642 2,776 1,866 461 1,216 1,622 3,021 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 2,579 1,179 1,400 357 974 1,985 595 Chi quản lý hành chính 10,973 1,944 9,029 3,684 4,155 NA NA Chi phí trả lãi 4,485 0 4,485 0 0 Các ngành và lĩnh vực khác 25,770 3,883 21,888 9,928 7,547 Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo nội dung kinh tế Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo ngành kinh tế, % Tổng chi (Tỷ đồng) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 53.1 46.9 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 5.9 12.8 1.9 0.8 3.4 25.7 74.3 Thủy sản 0.3 0.7 0.1 0.0 0.2 27.1 72.9 Giao thông vận tải 12.6 30.7 1.9 0.1 5 44 56 Công nghiệp , trong đó: 5.5 14.6 0.2 0.0 0.2 70.5 29.5 - SX phân phối điện 0.8 2.1 0 0.0 0.0 38.2 61.8 - SX phân phối nước 0.4 1.2 0.0 0.0 0.0 2.6 97.4 Giáo dục đào tạo 16.3 12.1 18.8 25.7 10.5 16.2 83.8 Y tế 7.1 6.5 7.4 6.1 13.5 25.3 74.7 Bảo hiểm xã hội 11.7 0.6 18.2 27.1 0.8 87.3 12.7 Văn hóa và thể thao 3.9 6.3 2.5 1.3 5.8 34.9 65.1 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 2.2 2.7 1.9 1.0 4.7 76.9 23.1 Chi quản lý hành chính 9.2 4.4 12 10.3 19.9 NA NA Chi phí trả lãi 3.8 0.0 6 0.0 0.0 Chi khác 21.6 8.8 29.2 27.6 36.1 Nguồn: Bộ Tài chính Chú giải: * còn chưa kể chi cho hỗ trợ (trợ giá, cho công tác xã hội) và xã hội ngân sách cho cấp dưới, trả lãi và các khoản chi thường xuyên khác. ** Bao gồm dữ liệu cho sữa chữa lớn. NA: chưa có 85 Phụ lục 4: Cấu thành chi ngân sách nhà nước quyết toán năm 2002 Ngân sách chi Chính Phủ Chi Ngân sách NN Khoản chi thường xuyên Trong đó * Tổng chi Chi đầu tư phát triển ** Tổng Lương và thu nhập VH&BD Trung ương Địa phương Tổng chi (Tỷ đồng) 135,490 54,924 80,566 37,050 22,758 70,917 64,573 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 6,993 5,352 1,641 292 892 1,454 5,539 Thủy sản 478 348 94 16 60 104 373 Giao thông vận tải 18,720 19,389 1,331 42 907 8,305 10,415 Công nghiệp , trong đó: 5,690 5,570 121 9 44 3,967 1,723 - SX phân phối điện 543 534 10 1 1 21 522 - SX phân phối nước 416 400 15 2 12 5 411 Giáo dục đào tạo 22,596 6,047 16,548 10,317 3,889 3,310 19,285 Y tế 8,616 2,013 6,603 2,288 3,510 1,997 6,619 Chi đảm bảo xã hội 13,177 425 12,752 8,603 199 11,198 1,979 Văn hóa và thể thao 5,140 2,724 2,416 522 1,383 1,679 3,460 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 2,949 1,327 1,622 260 1,297 2,346 602 Chi quản lý hành chính 12,478 3,855 8,623 3,945 3,695 NA NA Chi phí trả lãi 6,008 0 6,008 0 0 Các ngành và lĩnh vực khác 32,645 9,837 22,807 10,754 6,881 Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo nội dung kinh tế Tỷ lệ % trên tổng chi phân theo ngành kinh tế, % Tổng chi (Tỷ đồng) 100.0 100.0 100.0 100.0 100.0 52.3 47.7 Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy lợi 5.2 9.7 2 0.8 3.9 20.8 79.2 Thủy sản 0.4 0.7 0.1 0.0 0.3 21.9 78.1 Giao thông vận tải 13.8 31.7 1.7 0.1 4 44.4 55.6 Công nghiệp , trong đó: 4.2 10.1 0.1 0.0 0.2 69.7 30.3 - SX phân phối điện 0.4 1 0 0.0 0.0 3.8 96.2 - SX phân phối nước 0.3 0.7 0.0 0.0 0.1 1.1 98.9 Giáo dục đào tạo 16.7 11 20.5 27.8 17.1 14.6 85.4 Y tế 6.4 3.7 8.2 6.2 15.4 23.2 76.8 Bảo hiểm xã hội 9.7 0.8 15.8 23.2 0.9 85 15 Văn hóa và thể thao 3.8 5 3 1.4 6.1 32.7 67.3 Khoa học, Công nghệ và Môi trường 2.2 2.4 2 0.7 5.7 79.6 20.4 Chi quản lý hành chính 9.2 7 10.7 10.6 16.2 NA NA Chi phí trả lãi 4.4 0.0 7.5 0.0 0.0 Chi khác 24.1 17.9 28.3 29.0 30.2 Nguồn: Bộ Tài chính Chú giải: * còn chưa kể chi cho hỗ trợ (trợ giá, cho công tác xã hội) và xã hội ngân sách cho cấp dưới, trả lãi và các khoản chi thường xuyên khác. ** Bao gồm dữ liệu cho sữa chữa lớn. NA: chưa có 86 Phụ lục 5: Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo theo dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 đến 18 tuổi Đơn vị tính: đồng/người dân/năm Vùng Định mức phân bổ chi sự nghiệp giáo dục Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo Đô thị 355.450 14.250 Đồng bằng 390.995 15.675 Núi thấp-vùng sâu 426.540 18.525 Núi cao- Hải đảo 604.265 22.800 Phụ lục 6: Tình hình thực hiện khoán chi hành chính ở cấp Trung ương (đến 31/12/2003) 1 Bộ Tài chính (tổng số có 155 đơn vị trực thuộc thực hiện chương trình thí điểm) Tổng cục Hải quan Tổng cục Thuế Kho bạc Nhà nước 2 Bộ Giao thông Vận tải Cục Đường bộ Cục Đường sông 3 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Cục Phòng chống Tệ nạn Xã hội 4 Đài Truyền hình Việt Nam (Thực hiện theo Quyết định số 87 ngày 01/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ) 5 Đài Tiếng nói Việt Nam (Thực hiện theo Quyết định số 85 ngày 06/05/2001 của Thủ tướng Chính phủ) 6 Bảo hiểm Xã hội Việt Nam Nguồn : Các báo cáo thực hiện, Bộ Tài chính. 87 Phụ lục 7 : Tình hình thực hiện Quyết định 192/2001/QĐ – TTg đến 31/12/2003 tại các tỉnh Tỉnh , thành phố Số lượng các sở Số lượng thực hiện Tỷ lệ % 1 Bến tre 22 22 100% 2 Bình Định 24 24 100% 3 Bình Dương 22 22 100% 4 Bình Phước 23 23 100% 5 Bình Thuận 23 23 100% 6 Đồng Tháp 21 21 100% 7 An Giang 19 18 95% 8 Vĩnh Long 22 18 82% 9 Yên Bái 30 23 77% 10 Thái Nguyên 21 13 62% 11 Quảng Nam 25 15 60% 12 Vĩnh Phúc 22 13 59% 13 Nghệ An 24 13 54% 14 Ninh Thuận 23 12 52% 15 Gia Lai 28 14 50% 16 Hồ Chí Minh 22 11 50% 17 Đồng Nai 21 9 43% 18 Cần Thơ 23 9 39% 19 Tiền Giang 20 7 35% 20 Phú Thọ 23 8 35% 21 Cao Bằng 23 7 30% 22 Đà Nẵng 23 7 30% Nguồn : Các Báo cáo thực hiện Bộ Tài Chính. 88 Phụ lục 8: Các Bộ/ Cơ quan thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ( năm 2003) Bộ, ngành Số lượng Đơn vị sự nghiệp Số lượng thực hiện % thực hiện 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Bộ Ngoại giao Bộ Tư pháp Bộ Thương mại Bộ Lao động Thương binh Xã hội Bộ Xây dựng Bộ Công nghiệp Bộ Khoa học và Công nghệ Văn phòng Chính phủ Tổng cục Du lịch Tổng cục Thống kê Thông tấn xã Việt Nam Kiểm toán nhà nước Bộ Nông nghiệp và PTNT Bộ Thủy sản Bộ Tài nguyên và Môi trường Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ Tài chính Bộ Giao thông 4 4 16 24 27 51 19 4 7 4 1 1 98 10 24 57 15 56 4 4 16 24 27 51 19 4 7 4 1 1 96 9 20 45 11 40 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 98% 90% 83% 79% 73% 71% Tổng số các Bộ, cơ quan trung ương 622 388 62% Nguồn: Bộ Tài chính 89 Phụ lục 9: Các tỉnh dẫn đầu thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP STT Tỉnh, thành phố Số luợng đơn vị sự nghiệp Số lượng thực hiện % 1 Bắc Ninh 48 48 100% 2 Bình Dương 29 29 100% 3 Lạng Sơn 405 405 100% 4 Nam Định 341 341 100% 5 Quảng Bình 65 65 100% 6 Thái Bình 359 359 100% 7 Thái Nguyên 52 52 100% 8 Thanh Hóa 786 786 100% 9 Hà Nội 798 790 99% 10 Bến Tre 590 582 99% 11 Hoà Bình 103 97 94% 12 Hải Phòng 72 67 93% 13 Quảng Ninh 79 71 90% 14 Bạc Liêu 143 119 83% 15 Hà Tây 453 343 76% 16 Long An 28 21 75% 17 Ninh Bình 370 253 68% 18 Hưng Yên 452 243 54% 19 Hà Tĩnh 19 10 53% 20 Gia Lai 73 37 51% 21 Đà Nẵng 75 37 49% 22 Bình Định 33 16 48% 23 Đồng Nai 240 113 47% 24 Nghệ An 60 25 42% 25 Lâm Đồng 149 52 35% 26 Kiên Giang 19 6 32% Tổng số 12.474 5.703 46% Nguồn: Bộ Tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLu7853n c7913 khoa h7885c c7911a ph432417ng th7913c l7853p ngn samp.pdf
Tài liệu liên quan