MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1:KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUỐC TỊCH 4
1.1 Lý luận chung về quốc tịch và luật quốc tịch 4
1.1.1 Quốc tịch 4
1.1.2 Luật quốc tịch 7
1.2 Quá trình hình thành và phát triển luật quốc tịch Việt Nam . 8
1.2.1 Sơ lược về luật quốc tịch Việt Nam qua các thời kỳ 8
1.2.2 Những nội dung cơ bản của luật quốc tịch Nam 1998 . 11
Chương 2:CÁC CHẾ ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN QUỐC TỊCH . 14
2.1 Xác lập quốc tịch Việt Nam theo luật quốc tịch Việt Nam 14
2.1.1 Xác lập quốc tịch Việt Nam theo sự sinh đẻ 15
2.1.2 Xác lập quốc tịch Việt Nam theo sự gia nhập . 21
2.1.3 Xác lập quốc tịch Việt Nam do trở lại quốc tịch Việt Nam . 31
2.1.4 Xác lập quốc tịch Việt Nam theo các căn cứ khác . 33
2.2 Mất quốc tịch Việt Nam theo Luật quốc tịch Việt Nam 37
2.2.1 Mất quốc tịch Việt Nam do thôi quốc tịch Việt Nam . 37
2.2.2 Mất quốc tịch Việt Nam do bị tước quốc tịch Việt Nam 40
2.2.3 Mất quốc tịch Việt Nam theo các trường hợp khác 42
2.3 Các vấn đề khác liên quan đến quốc tịch 43
2.3.1 Quốc tịch của con chưa thành niên . 43
2.3.2 Quốc tịch của con chưa thành niên khi cha mẹ bị tước . 44
2.3.3 Quốc tịch của con nuôi chưa thành niên 46
2.3.4 Nguyên tắc một quốc tịch trong luật quốc tịch Việt Nam . 49
2.3.2 Hạn chế tình trạng không quốc tịch 59
2.4 Những giải pháp đề xuất kiến nghị 61
PHẦN KẾT LUẬN 66
73 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Luật quốc tịch và các chế định liên quan đến quốc tịch, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chức cho trẻ học
tiếng Việt. Với những hình thức trên chỉ nhằm vào mục ñích là cho Cha mẹ ñẻ có
thể tìm hiểu thông tin về con. Việc cha mẹ ñẻ muốn biết thông tin về con, luật Việt
Nam không cấm, luật nước ngoài cũng không cấm. Thậm chí, một số nước còn
khuyến khích cho trẻ biết nguồn gốc và ñến một ñộ tuổi nhất ñịnh, họ cho về thăm
lại Việt Nam . Theo luật Việt Nam, một ñứa trẻ ñi làm con nuôi nhà khác trên lãnh
thổ Việt Nam thì vẫn giữ quan hệ với cha mẹ ñẻ. Cả cha mẹ ñẻ, cha mẹ nuôi ñều có
quyền, nghĩa vụ với con và ñứa con cũng có quyền, nghĩa vụ với cả cha mẹ ñẻ và
cha mẹ nuôi, nhất là quyền thừa kế. Nhưng theo luật các nước nói chung, khi ñứa trẻ
ñã ñi làm con nuôi nước khác thì phải chấm dứt quan hệ pháp lý với cha mẹ ñẻ. Họ
không có quyền gì về pháp lý với ñứa trẻ nữa. Hiện nay, Việt Nam và các nước nhận
ñứa trẻ làm con nuôi có thỏa thuận cho phép trẻ ñược giữ quốc tịch Việt Nam ñến
khi ñủ 18 tuổi. Lúc này, ñứa trẻ ñủ nhận thức ñể lựa chọn, nếu nước nhận nuôi
không cho phép hai quốc tịch thì ñứa trẻ có quyền chọn quốc tịch.18
Nhằm bảo hộ cho trẻ em là công dân nước mình, pháp luật Việt Nam quy
ñịnh trẻ em vẫn giữ quốc tịch Việt Nam cho ñến khi 18 tuổi thì ñứa trẻ này có quyền
lựa chọn quốc tịch cho mình, hoặc giữ quốc tịch Việt Nam hoặc thay ñổi theo cha
mẹ nuôi. ðiều này có thể ñược xem là hợp lý nhưng trong trường hợp ñứa trẻ là
người nước ngoài ñược công dân Việt Nam nhận là con nuôi thì phải thay ñổi quốc
tịch thành quốc tịch Việt Nam như quy ñịnh tại Khoản 2 ðiều 30 Luật quốc tịch việt
Nam năm 1998 như sau: “Trẻ em là người nước ngoài ñược công dân Việt Nam
nhận làm con nuôi thì có quốc tịch Việt Nam, kể từ ngày ñược cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của Việt Nam công nhận việc nuôi con nuôi”.
Pháp luật Việt Nam mặc nhiên thừa nhận trẻ có quốc tịch Việt Nam trong
trường hợp này, trong khi ñó tại Khoản 1 ñiều 30 Luật lại quy ñịnh trẻ em là công
dân Việt Nam ñược người có quốc tịch nước ngoài nhận là con nuôi thì vẫn giữ
quốc tịch Việt Nam. Vì mục ñích bảo hộ cho trẻ em là người Việt Nam pháp luật
nước ta thừa nhận ñứa trẻ này vẫn giữ quốc tịch cho ñến khi nào ñứa trẻ ñó có ñủ
quyền xin thôi quốc tịch Việt Nam ñể nhập quốc tịch nước ngoài theo quốc tịch của
cha mẹ nuôi.N ếu pháp luật nước ta hướng tới mục ñích bảo hộ thì pháp luật nước
ngoài cũng sẽ hướng tới mục ñích ñó mà bảo vệ cho công dân nước mình bằng cách
cũng có những quy ñịnh tương tự như pháp luật Việt Nam thì ñứa trẻ ñó sẽ có hai
quốc tịch, gây nên những khó khăn trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ ñối với
cả hai nước mà ñứa trẻ ñó mang quốc tịch. ðiều này có thể tạo nên mâu thuẫn lớn
trong luật pháp của nước nhận con nuôi và nước cho con nuôi. Có thể hai nước quy
ñịnh chồng chéo lên nhau sẽ tạo nên xung ñột về pháp luật của nhau dẫn ñến tình
trạng nhiều quốc tịch. Tất nhiên, việc quy ñịnh như vậy luật pháp cũng có cái lý
18
riêng, ñó là sự thừa nhận trách nhiệm của mình ñối với cá nhân ñược nhận làm con
nuôi, Nhà nước ta xem ñứa trẻ ñó là công dân Việt Nam và sẽ có những chính sách
bảo hộ tốt nhất cho ñứa trẻ cũng như tại khoản 1 ñiều này nếu như luật Việt Nam
quy ñịnh ñứa trẻ vẫn giữ quốc tịch Việt Nam khi ñược người nước ngoài nhận làm
con nuôi thì có thể luật nước nhận làm con nuôi cũng có thể quy ñịnh ñứa trẻ sẽ có
quốc tịch nước ñó ngay từ lúc hoàn tất thủ tục nhận làm con nuôi nên tình trạng hai
quốc tịch là không tránh khỏi. Nhưng xét về mặt thực tế thì việc quy ñịnh như vậy
tạo nên sự khó khăn trong xu hướng hòa nhập hiện nay, nếu chúng ta ñã quy ñịnh trẻ
em Việt Nam ñược người nước ngoài nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch Việt
Nam thì chúng ta cũng cần ñi theo nguyên tắc có qua có lại, là cho phép trẻ em
người nước ngoài ñược người Việt Nam nhận làm con nuôi vẫn giữ quốc tịch nước
ngoài theo sự lựa chọn của họ. Khi một ñứa trẻ là người nước ngoài ñược cha mẹ mà
một người là công dân Việt Nam, còn người kia là người nước ngoài nhận làm con
nuôi, thì ñược nhập quốc tịch Việt Nam theo ñơn xin nhập quốc tịch Việt Nam của
cha mẹ nuôi và ñược miễn các ñiều kiện quy ñịnh tại khoản 1 ðiều 20 của Luật này.
Cũng giống như các trường hợp khác, khi cha mẹ có sự khác biệt về quốc tịch thì
quốc tịch của con sẽ do sự thỏa thuận bằng văn bản của cha và mẹ. Và việc nhập
quốc tịch này không bị hạn chế bởi các quy ñịnh về ñiều kiện nhập quốc tịch Việt
Nam.
2.3.4 Nguyên tắc một quốc tịch trong luật quốc tịch Việt Nam
Vấn ñề hai quốc tịch
Thông thường, mỗi người chỉ có một quốc tịch, nhưng trong thực tiễn hiện
nay vẫn còn có người hưởng hai quốc tịch hay thậm chí nhiều hơn nữa. Sở dĩ có
hiện tượng như vậy là vì: Có sự xung ñột pháp luật của các nước về cách thức
hưởng và mất quốc tịch; Khi một người chuyển từ quốc tịch nước này sang quốc
tịch nước khác, ñã ñược nhận quốc tịch mới, nhưng chưa thôi quốc tịch cũ; Do kết
hôn hoặc nhận làm con nuôi. Chẳng hạn, một người phụ nữ kết hôn với người nước
ngoài, theo pháp luật nước mình thì người ñó vẫn giữ nguyên quốc tịch, trong khi ñó
pháp luật của nước mà người chồng có quốc tịch lại quy ñịnh người phụ nữ ñó
ñương nhiên mang quốc tịch của người chồng. Trong trường hợp trên, người phụ nữ
sẽ rơi vào tình trạng hai quốc tịch.
Có cả những trường hợp mà một cá nhân mang quốc tịch của nhiều nước
khác nhau nhưng không phụ thuộc vào ý chí của cá nhân họ mà phụ thuộc vào quy
ñịnh pháp luật của nước mà quy ñịnh cho họ việc có quốc tịch, mà ñôi khi việc có
quốc tịch của các nước ñó là hoàn toàn ngoài ý muốn. Ví dụ trường hợp một phụ nữ
Pháp kết hôn với một ñàn ông Venezuela, trong một chuyến du lịch, họ sinh 1 bé
gái. Theo quy ñịnh của pháp luật 2 nước Pháp và Venezuela 'lấy quốc tịch theo
huyết thống của cha mẹ', tất nhiên con gái của họ mang quốc tịch 2 nước. Nhưng
cháu bé gái lại ra ñời trên một chiếc máy bay của công ty hàng không Mexico, theo
quy ñịnh quốc tịch của Mexico, bất kể ñứa bé nào dù ra ñời trên máy bay, tàu
thuyền của họ, ñều ñược coi là người Mexico. Và chiếc máy bay này ñang bay trên
bầu trời nước Anh, cũng theo quy ñịnh của luật quốc tịch nước Anh, bất kể ai ra ñời
trên nước Anh hay trên các khu vực thuộc ñịa khác, ñều là công dân nước Anh. Do
vậy, cháu bé gái này sẽ mang quốc tịch của cả 4 nước: Pháp, Venezuela, Mexico và
Anh.19
Như vậy, hai quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người cùng một lúc có
hai quốc tịch của hai nước. Tình trạng này rất phức tạp cả hai nước liên quan ñều coi
người có hai quốc tịch là công dân nước mình và do vậy có quyền ñòi hỏi người ñó
thực hiện mọi nghĩa vụ công dân của mình, kể cả nghĩa vụ quân sự. Tình trạng hai
quốc tịch trái với tính chất duy nhất của chủ quyền quốc gia. Do vậy, pháp luật hầu
hết các nước ñều không công nhận tình trạng một công dân có hai hay nhiều quốc
tịch. Nhiều nước có luật cấm công dân từ bỏ quốc tịch trong bất cứ trường hợp nào.
Một số nước có luật không cho phép công dân từ bỏ quốc tịch, ngoại trừ trường hợp
họ phải nộp ñơn xin hủy bỏ quốc tịch. Người song tịch ñôi khi họ rơi vào những
trường hợp khó khăn, chẳng hạn như việc họ sống ở nước này nhưng phải có trách
nhiệm thi hành nghĩa vụ quân sự ở nước khác. Những nước có vấn ñề này là Ai Cập,
Hy Lạp, Iran, Li Băng, Syria và hầu hết các nước ở trung Âu và ðông Âu. 20 Trong
thực tiễn quốc tế hiện nay, ñối với những người có hai quốc tịch, các nước thường
áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu. Theo nguyên tắc này, những người có hai
quốc tịch ñược coi là công dân của nước mà người ñó sinh sống nhiều nhất hoặc
thực tế gắn bó nhiều nhất. Hiện nay, do tình trạng không bình thường của vấn ñề hai
quốc tịch, nhiều nước ñã ký kết các ñiều ước quốc tế hai hay nhiều bên ñể ngăn
19
20
ngừa, giảm bớt hoặc xoá bỏ những trường hợp hai quốc tịch. Theo các ñiều ước
quốc tế, những người có hai quốc tịch có quyền tự do chọn lựa quốc tịch của một
trong hai nước ký kết. Những người có hai quốc tịch mà chưa lựa chọn cho mình
một quốc tịch nào thì ñược coi là công dân của nước mà người ñó cư trú thường
xuyên (nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu).
Pháp luật về quốc tịch của các nước quy ñịnh rất khác nhau về việc thừa nhận
một cá nhân ñược có một quốc tịch hay cùng một lúc có ñược nhiều quốc tịch. ðiều
dó ñã dẫn ñến tình trạng nhiều người có cùng lúc hai hay nhiều quốc tịch nhưng
cũng có nhiều người không có quốc tịch nào. Nhiều nước quy ñịnh rõ ràng, chặt chẽ
nguyên tắc một người chỉ mang một quốc tịch như Cộng hòa nhân dân Trung hoa,
Cộng hòa dân chủ Lào, Nhật Bản….). Nhiều nước hoặc công khai thừa nhận một
người có cùng lúc nhiều quốc tịch, hoặc do các quy ñịnh trong pháp luật trong pháp
luật về quốc tịch của họ tất yếu dẫn ñến tình trạng một người sẽ mang nhiều quốc
tịch cùng một lúc, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của họ như Cộng hòa Pháp,
Canada, Campuchia…không quy ñịnh người nhập quốc tịch của họ phải từ bỏ quốc
tịch mà người ñó ñang có, cũng không quy ñịnh công dân nước mình khi nhập quốc
tịch của nước khác phải thôi quốc tịch của mình.
Trên thực tế, mâu thuẫn pháp luật giữa các nước có thể dẫn ñến tình trạng
một người mang nhiều quốc tịch. Tình trạng một người cùng một lúc mang nhiều
quốc tịch gây không ít khó khăn cho hoạt ñộng quản lý và bảo vệ công dân của Nhà
nước. ðể bảo vệ và thực hiện chủ quyền quốc gia, các nước từ lâu ñã hết sức quan
tâm và hạn chế tình trạng nhiều quốc tịch. Trong bản ðịnh ước Lahay ngày
12/4/1930, các nước thành viên tham gia ñã ñạt ñược sự nhất trí cao trong việc cố
gắng làm giảm bớt càng nhiều càng tốt những trường hợp mang nhiều quốc tịch.21
Nguyên tắc một quốc tịch trong Luật quốc tịch năm 1998 của Việt Nam
Luật Quốc Tịch Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1998 không
thừa nhận chế ñộ hai quốc tịch, theo ñó, tại ðiều 3 Luật quốc tịch năm 1998 quy
ñịnh rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt
Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”.
ðây là nguyên tắc xuyên suốt, ñược ghi nhận trong các văn bản pháp luật liên
quan ñến vấn ñề quốc tịch của Nhà nước ta. Tuy nhiên, ñể xác ñịnh một người có
21 Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,Trường ðại học luật Hà Nội, năm 2005, trang 252
quốc tịch Việt Nam hay không (nghĩa là người ñó có phải là công dân Việt Nam hay
không) thì phải căn cứ vào các quy ñịnh của Luật Quốc tịch Việt Nam. Theo quy
ñịnh của Luật Quốc tịch Việt Nam, thì người thuộc một trong các trường hợp sau
ñây là người có quốc tịch Việt Nam: Cha mẹ là công dân Việt Nam, ñược sinh ra ở
Việt Nam hoặc ở nước ngoài; Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là
người không có quốc tịch hoặc có mẹ là công dân Việt Nam còn cha không rõ là ai,
ñược sinh ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài; Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam,
còn người kia là công dân nước ngoài, mà ñược sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam hoặc
khi sinh ra cha mẹ ñều có nơi thường trú ở Việt Nam, trừ trường hợp cha mẹ chọn
quốc tịch khác; Cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam, còn người kia là công dân nước
ngoài mà ñược sinh ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ nhất trí chọn quốc tịch
Việt Nam; Ðược sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha mẹ ñều là người không quốc
tịch và có nơi thường trú ở Việt Nam; Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi và trẻ em ñược tìm thấy
trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai; Người ñược trở lại quốc tịch Việt
Nam; Người nước ngoài hoặc người không quốc tịch, ñược Nhà nước Việt Nam cho
nhập quốc tịch Việt Nam hoặc ñược nhận làm con nuôi khi còn nhỏ mà cha mẹ nuôi
hoặc một trong cha mẹ nuôi là công dân Việt Nam; Trẻ em là công dân Việt Nam
ñược người nước ngoài nhận làm con nuôi nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam;
Người có quốc tịch Việt Nam theo quy ñịnh của ñiều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc tham gia; ðã nhập một quốc tịch khác nhưng chưa ñược Chủ Tịch Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cho thôi quốc tịch Việt Nam hay tước quốc
tịch Việt Nam (ñiều 23, 24 và 32); Người ñã có quốc tịch Việt Nam mà bị mất quốc
tịch Việt Nam, thôi quốc tịch Việt Nam, bị hủy bỏ quyết ñịnh cho nhập quốc tịch
Việt Nam, bị tước quốc tịch Việt Nam thì không còn là công dân Việt Nam.
Luật Quốc Tịch Việt Nam không thừa nhận quốc tịch thứ hai mà người Việt
có thể có ñược cho ñến khi ñược phép từ bỏ hay bị tước quốc tịch Việt Nam. Do ñó,
dù có thêm quốc tịch khác tịch, thì người có quốc tịch Việt Nam này vẫn ñược nhà
nước Việt Nam ứng xử như là công dân của mình khi về Việt Nam, nếu họ tham gia
các quan hệ pháp lý với tư cách là công dân Việt Nam thì họ sẽ ñược hưởng các
quyền công dân giống như những người công dân khác trong nước, và phải có nghĩa
vụ công dân như pháp luật Việt Nam quy ñịnh. Chẳng hạn như quyền bầu cử của
công dân Việt Nam cư trú và làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam trước ngày bầu
cử, có thể ñược thực hiện như sau: Công dân Việt Nam cư trú và làm việc ở nước
ngoài trở về Việt Nam trước ngày bầu cử ñến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn,
nơi ñăng ký thường trú hoặc tạm trú xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam
ñể ñược ghi tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri. Theo quy ñịnh của pháp luật,
trong thời gian lập danh sách cử tri; công dân có quyền bầu cử ñại biểu Quốc hội
ñều ñược ghi tên vào danh sách cử tri. Mỗi cử tri chỉ ñược ghi tên vào danh sách ở
một nơi mình thường trú hoặc tạm trú. Công dân Việt Nam công tác, lao ñộng, học
tập, du lịch, thăm người thân hoặc ñịnh cư ở nước ngoài trở về Việt Nam trong
khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri ñã ñược công bố ñến trước thời ñiểm
bắt ñầu bỏ phiếu 24 giờ, thì ñến Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, nơi ñăng ký
thường trú hoặc tạm trú xuất trình hộ chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam ñể ñược ghi
tên vào danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri. Nếu xét thấy công dân có ñủ ñiều kiện
bầu cử theo quy ñịnh của pháp luật thì Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn ghi tên
công dân ñó vào danh sách cử tri và phát thẻ cử tri cho họ ñể tham gia bầu cử ñại
biểu Quốc hội.22
Pháp luật quốc tịch Việt Nam trong các thời kỳ luôn tôn trọng nguyên tắc một
quốc tịch. Tuy nhiên việc thực hiện ñiều này thật khó khăn. Tình trạng nhiều quốc
tịch hiện nay còn khá phổ biến do chưa mất quốc tịch nước này ñã có quốc tịch nước
khác, do trẻ em sinh ra mang quốc tịch theo “quyền nơi sinh” và cả “quyền huyết
thống”, do quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài…Tình trạng này trái với tính duy
nhất và thống nhất của chủ quyền quốc gia ñối với công dân, gây ra những phức tạp
rắc rối trong quan hệ giữa các nước. ðối với người có hai quốc tịch thì cả hai nước
ñều coi người ñó là công dân của mình và do ñó có quyền ñòi hỏi người ñó thực
hiện nghĩa vụ công dân, ñồng thời thực hiện bảo hộ ngoại giao. Có nhiều phức tạp
xảy ra khi cả hai nước ñều bảo hộ cùng một người ở nước ngoài hoặc bảo hộ trong
các trường hợp người ñó phạm pháp ở nước sở tại mà người ñó là công dân. Ở nước
ta nguyên tắc một quốc tịch ñã ñược nêu ra từ Nghị quyết số 1043/NQ/UBTVQH
ngày 8/2/1971 và lại ñược khẳng ñịnh tại Luật quốc tịch năm 1998. Tuy vậy, việc
quy ñịnh còn chung chung và áp dụng có phần chưa triệt ñể. Thậm chí quy ñịnh của
Nghị ðịnh số 37-HðBT ngày 5/2/1990 của Hội ñồng bộ trưởng còn nói rất rõ:
22
cu/10999885/304/- Việt Báo-Công dân Việt Nam ở nước ngoài ñược quyền bầu cử.
“Những công dân Việt Nam ñồng thời có quốc tịch khác (do chưa mất quốc tịch Việt
Nam mà ñã vào quốc tịch khác hoặc do xung ñột giữa pháp luật Việt Nam và pháp
luật nước ngoài sinh ra), khi ở nước ngoài ñược Nhà nước Việt Nam bảo hộ phù
hợp với pháp luật và tập quán quốc tế, khi ở Việt Nam ñược ñối xử như mọi công
dân Việt Nam”. Theo quy ñịnh ñó thì nguyên tắc một quốc tịch ñược quy ñịnh tại
ðiều 3 Luât quốc tịch Việt Nam dường như bị phủ nhận.
Nghiên cứu Luật Quốc tịch của một số quốc gia khác cho thấy có sự khác
biệt với Luật Quốc tịch của Việt Nam. Ví dụ, theo quy ñịnh của nước Pháp, người
xin gia nhập quốc tịch không cần phải xin thôi quốc tịch họ ñang có. Bởi vậy, nhiều
người là công dân Việt Nam khi ñến làm ăn, sinh sống và ñược nhập quốc tịch của
nước này vẫn giữ quốc tịch Việt Nam. Những người này khi trở về Việt Nam sinh
sống có nguyện vọng ñược cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam. Nếu áp
dụng nguyên tắc một quốc tịch thì khó có thể ñáp ứng yêu cầu ñó, do ñó gây khó
khăn cho họ. Nhưng nếu cấp thì lại trái với nguyên tắc một quốc tịch ñược quy ñịnh
trong Luật Quốc tịch. Hiện nay, cộng ñồng người Việt Nam ở nước ngoài ñã lên ñến
gần ba triệu người. Do ñó, ngoài việc thực hiện các chủ trương, chính sách hỗ trợ,
tạo ñiều kiện thuận lợi cho họ ổn ñịnh cuộc sống, hoà nhập vào xã hội nước sở tại,
thì việc bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của những người này cũng có ý nghĩa rất
quan trọng.
Theo luật pháp và tập quán quốc tế, một quốc gia có quyền thi hành mọi biện
pháp cần thiết ñể bảo vệ quyền và lợi ích chính ñáng của công dân nước mình trên
lãnh thổ của quốc gia khác. ðây ñược gọi là bảo hộ ngoại giao ñối với công dân
trong quan hệ quốc tế. Trên cơ sở chủ quyền quốc gia và thực hiện quyền bảo hộ
ngoại giao trong quan hệ quốc tế, ðiều 5 của Luật Quốc tịch (1998) quy ñịnh: “Nhà
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính ñáng của người
Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan nhà nước ở trong nước, cơ quan ñại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài có trách nhiệm thi hành
mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập
quán quốc tế ñể thực hiện sự bảo hộ ñó”. Tuy nhiên, xét về nội dung, quy ñịnh này
khó có thể áp dụng ñược một cách tuyệt ñối, bởi theo nguyên tắc của luật pháp quốc
tế, một quốc gia chỉ có quyền bảo hộ ngoại giao ñối với công dân của mình, trừ
những trường hợp ñặc biệt. Theo ñó, Việt Nam cũng chỉ có thể bảo hộ cho công dân
Việt Nam ở nước ngoài chứ không có quyền bảo hộ ñối với công dân của nước
khác, trừ trường hợp có thoả thuận với quốc gia liên quan. Trong khi ñó, theo khoản
3 ðiều 2 của Luật Quốc tịch thì “người Việt Nam ở nước ngoài là công dân Việt
Nam và người Việt Nam ñang thường trú hoặc tạm trú tại nước ngoài”. Như vậy,
người Việt Nam ở nước ngoài gồm hai nhóm rõ rệt, ñó là “công dân Việt Nam” và
“người gốc Việt Nam”. ðối với nhóm công dân Việt Nam thì Việt Nam mặc nhiên
có ñầy ñủ cơ sở pháp lý ñể bảo hộ. Còn ñối với nhóm là người gốc Việt Nam ñang
cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài thì cho ñến nay, chưa có văn bản nào
hướng dẫn cụ thể. Theo suy luận và căn cứ vào sự phân loại tại ðiều 6 và ðiều 7 của
Luật Quốc tịch có thể hiểu, người gốc Việt Nam ở nước ngoài là người trước kia ñã
từng có quốc tịch Việt Nam, nhưng vì lý do nào ñó mà không còn quốc tịch Việt
Nam nữa, chẳng hạn như, ñã ñược nhập quốc tịch nước ngoài và ñược thôi quốc tịch
Việt Nam, trường hợp này Việt Nam không thể bảo hộ, mà quyền bảo hộ ngoại giao
phải do quốc gia mà hiện họ ñang là công dân thực hiện. Bên cạnh ñó, trường hợp
người Việt Nam ñã nhập quốc tịch nước ngoài nhưng vẫn chưa thôi quốc tịch Việt
Nam thì Việt Nam cũng rất khó bảo hộ, bởi nước sở tại sẽ tuyên bố ñây là công dân
của họ, họ có quyền bảo hộ ngoại giao và không cho Việt Nam tiến hành bảo hộ,
mặc dù ñây là “người Việt Nam ở nước ngoài” theo ðiều 5 của Luật Quốc tịch. Với
những trường hợp người Việt Nam ở nước ngoài ñã mất quốc tịch Việt Nam nhưng
chưa ñược nhập quốc tịch nước ngoài thì việc bảo hộ ngoại giao cũng rất khó tiến
hành. Bởi về mặt pháp lý, họ không phải là công dân Việt Nam. Tuy nhiên, trường
hợp này rất ít gặp, vì ngoài trường hợp mất quốc tịch do bị tước quốc tịch, thì những
trường hợp mất quốc tịch do ñược thôi quốc tịch, mất quốc tịch theo ñiều ước quốc
tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia và các truờng hợp
khác ñược quy ñịnh tại ðiều 23 của Luật Quốc tịch thì Việt Nam ñã ñảm bảo ñến
mức tối ña cho công dân sau khi mất quốc tịch Việt Nam sẽ có ñược quốc tịch của
quốc gia khác, hạn chế tình trạng người không quốc tịch.23
Tuy nhiên, theo dự thảo luật quốc tịch mới thì ðiều 5 theo luật quốc tịch năm
1998 là việc Bảo hộ ñối với người Việt Nam ở nước ngoài và theo ðiều 4 dự thảo
cũng quy ñịnh việc Bảo hộ ñối với công dân Việt Nam ở nước ngoài nhưng có một
số ñiểm thay ñổi như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ
quyền lợi chính ñáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài”. Như vậy, theo quy
23 htpt://www.smartraveller.gov.au/tips/dualnat_vietnamese.html-Ths. Cao Nhất Linh - Giảng viên Khoa
Luật–ðH Cần Thơ-Cần sửa ñổi Luật Quốc tịch nhằm ñảm bảo tính khả thi.
ñịnh của dự thảo thì việc bảo hộ chỉ ñược thực hiện trong phạm vi những ñối tượng
là công dân Việt Nam, quy ñịnh này thật sự mang tính khả thi trên thực tế hơn, ñơn
giản là một nhà nước chỉ có thể bảo hộ cho công dân của nước mình khi họ tồn tại ở
bất kỳ nơi ñâu, quyền bảo hộ cho một người trước ñây ñã có quốc tịch Việt Nam
nhưng ñã thôi quốc tịch Việt Namvà trở thành công dân của nước ngoài hay người
không quốc tịch ñược gọi dưới tên là “người gốc Việt Nam” thì Nhà nước Việt Nam
không thể thực hiện quyền bảo hộ. Do vậy, theo quy ñịnh của dự thảo lần này sẽ
ñảm bảo tính khả thi trên thực tế nhiều hơn so với luật quốc tịch Việt nam năm
1998.
Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998, trãi qua hơn 9 năm thực hiện và theo
thống kê của Bộ Tư pháp thì tính từ tháng 1-1999 ñến tháng 12-2007 ñã có 2.232
người ñược cấp giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam và con số này ñang có chiều
hướng tăng trong những năm gần ñây, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO. Chỉ tính
riêng trong 2 năm 2006 - 2007, con số này là trên 1.000 người. Trong ñó, số người
xin giấy chứng nhận quốc tịch Việt Nam , chủ yếu là người Việt Nam ñang ñịnh cư
ở nước ngoài (chiếm trên 80%). Bên cạnh ñó, số người xin nhập quốc tịch Việt Nam
cũng lên tới 674 người và ñã giải quyết cho 231 người. Ngoài ra, trong 9 năm qua
cũng có tới 61.460 người xin thôi quốc tịch Việt Nam ñể nhập quốc tịch nước ngoài,
chủ yếu là người Việt Nam ñang ñịnh cư ở nước ngoài (chiếm 99,6%), còn lại là
công dân Việt Nam ñang thường trú ở trong nước. 24 Theo ñánh giá của Bộ Tư pháp,
sau 9 năm thực hiện luật này, công tác quốc tịch ñã có những bước phát triển mới,
ñáp ứng ñược yêu cầu quản lý nhà nước về quốc tịch cũng như yêu cầu của người
dân trong và ngoài nước về vấn ñề quốc tịch. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện
luật này cũng ñã bộc lộ nhiều hạn chế như: thời gian giải quyết các hồ sơ về quốc
tịch còn kéo dài quá thời hạn, các thủ tục pháp lý về việc xin nhập, thôi quốc tịch
vẫn còn rườm rà và bất hợp lý. ðáng chú ý, việc thực hiện nguyên tắc một quốc tịch
triệt ñể như quy ñịnh tại ðiều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998 “Nhà nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc
tịch là quốc tịch Việt Nam” ñã không ñáp ứng ñược nguyện vọng của ñại ña số kiều
bào Việt Nam ñang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, nhất là trong hoàn cảnh vị
thế và uy tín của Việt Nam trên thế giới ngày càng ñược khẳng ñịnh và nâng cao. Do
24 ần Lan-Sửa ñổi bổ sung Luật
Quốc tịch: Có thay ñổi nguyên tắc “một quốc tịch”
ñó, hầu hết ý kiến của các cơ quan chức năng ñều thống nhất cần thiết phải sửa ñổi
Luật Quốc tịch năm 1998, trong ñó việc sửa ñổi ðiều 3 của luật hiện hành ñược
quan tâm hơn cả. Theo ñó, có 2 hướng ñược ñề xuất, bãi bỏ nguyên tắc một quốc
tịch triệt ñể hoặc vẫn giữ nguyên nhưng sửa ñổi theo hướng mềm dẻo và linh hoạt
hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng, nên bãi bỏ nguyên tắc một quốc tịch, sau ñó giải
quyết các vấn ñề khác phát sinh bằng những quy ñịnh khác ở trong luật, cũng như
các văn bản dưới luật. Việc thực hiện nguyên tắc một quốc tịch hiện nay cũng ñang
gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý người xuất nhập cảnh, nhất là những người
có 2 hộ chiếu. Tuy nhiên, việc sửa ñổi luật này lại có nhiều quan ñiểm khác nhau,
nếu bỏ nguyên tắc một quốc tịch mà thực hiện nguyên tắc 2 quốc tịch sẽ có nhiều
vấn ñề nảy sinh liên quan tới quyền công dân mà chúng ta khó có thể giải quyết
ñược. Chẳng hạn người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài vừa có quốc tịch Việt Nam
vừa có quốc tịch của nước sở tại thì chúng ta sẽ quản lý việc thực hiện nghĩa vụ và
trách nhiệm công dân Việt Nam của họ như nghĩa vụ quân sự, lao ñộng công ích,
thuế, bầu cử sẽ giải quyết như thế nào cho hợp lý. Do ñó việc bỏ hẳn nguyên tắc một
quốc tịch hay chỉ sửa ñổi thì phải căn cứ trên nhiều lợi ích khác nhau, trong ñó lợi
ích quốc gia phải ñược ñặt lên hàng ñầu, ñồng thời phải cũng phù hợp ñược với thực
tiễn nhất. 25
Với khoảng gần 3 triệu người ñang sinh sống và làm việc ở khoảng 80 nước
và vùng lãnh thổ trên thế giới. ðồng bào ra nước ngoài sinh sống vì những lý do,
hoàn cảnh khác nhau nhưng vẫn là một bộ phận không thể tách rời và là một nguồn
lực của cộng ñồng dân tộc Việt Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường
quan hệ hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. Trong 3 triệu
người Việt Nam ở nước ngoài, ña phần ñã và sẽ nhập quốc tịch nước ngoài nhưng ai
cũng mong muốn ñược giữ quốc tịch Việt Nam. Người Việt Nam dù ở ñâu vẫn
mong muốn gắn bó với quê hương. Nhiều người từ bỏ quốc tịch Việt Nam do luật
pháp bắt buộc, họ buộc phải thôi quốc tịch Việt Nam ñể nhập quốc tịch nước ngoài,
nhưng họ vẫn giữ “quốc hồn” Việt Nam. Họ muốn gắn bó với Tổ quốc, dù là thế hệ
thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba26. Nhưng về nguyên tắc thì luật quốc tịch năm 1998 chỉ
công nhận công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam và trước
25
m&ID=7451-Hồng Thuý-Muốn giữ quốc tịch Việt Nam, phải ñăng ký ñịnh kỳ.
26 ần Lan-Sửa ñổi bổ sung Luật
Quốc tịch: Có thay ñổi nguyên tắc “một quốc tịch”?
tình hình chung của thế giới về vấn ñề quốc tịch khuyến cáo các nước giữ nguyên
tắc một quốc tịch cho công dân, nhưng vẫn thừa nhận công dân của một nước có thể
có nhiều quốc tịch nếu không làm phương hại ñến lợi ích của quốc gia và không ảnh
hưởng tiêu cực ñến quan hệ với các quốc gia khác. Tuy nhiên, pháp luật quốc tịch
Việt Nam không thừa nhận hai quốc tịch vì nếu thừa nhận một cá nhân có hai quốc
tịch sẽ dẫn ñến vi phạm pháp luật do chính Nhà nước mình ñề ra và dẫn ñến nhiều
khả năng tranh chấp trong việc bảo hộ công dân của nước mình khi cá nhân ñó có
hai quốc tịch. Nhưng thực tế hiện nay thì hiện tượng hai quốc tịch là không thể tránh
khỏi và trong khi nhu cầu cần có hai quốc tịch của người Việt Nam ngày càng nhiều
và Việt Nam ñang ñứng trước thời ñiểm sửa ñổi, bổ sung Luật quốc tịch năm 1998.
Với vấn ñề hai quốc tịch hay vẫn giữ nguyên nguyên tắc một quốc tịch của Việt
Nam hình thành có tính lâu ñời ñang có nhiều tranh luận và dẫn tới những ñề xuất
khác nhau về giải quyết vấn ñề một quốc tịch nhưng tựu chung gồm các hướng sau
ñây: Cho công dân Việt Nam ñược có hai quốc tịch (Việt Nam và một nước khác).;
Một quốc tịch triệt ñể (nếu nhập quốc tịch nước ngoài thì ñương nhiên mất quốc tịch
Việt Nam); Hai quốc tịch nghĩa là có tịch Việt Nam và linh ñộng một số ñiểm cho
Việt kiều khi ñã nhập quốc tịch nước ngoài ñược phép có lại quốc tịch Việt Nam.
Theo tình hình thực tế thì phần lớn người Việt Nam ra nước ngoài ñịnh cư do
nhu cầu làm ăn. Khi lớn tuổi ai cũng muốn quay trở về lại quê hương của mình. ðây
là vấn ñề tình cảm. Nhiều người khi nhập quốc tịch nước ngoài họ hoàn toàn không
muốn từ bỏ quốc tịch gốc của mình, nhưng vì nhiều lý do khác nhau như việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ ñối với nước sở tại và nước mà họ gọi là quê hương buộc họ
phải từ bỏ quốc tịch cũ ñể có quốc tịch tại nước mà mình sinh sống cho ñược thuận
tiện. Nhiều người Việt Nam sinh sống tại nước ngoài mong muốn không từ bỏ quốc
tịch Việt Nam trong khi vẫn giữ quốc tịch ở nước ngoài. Trên thực tế, có nhiều
người Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Do ñiều kiện
phải tìm công ăn việc làm và ñể ñược ñối xử bình ñẳng với công dân các nước sở
tại, nhiều bà con ñã nhập quốc tịch của nước sở tại ñó. Trong khi ñó Luật Quốc tịch
hiện tại quy ñịnh công dân Việt Nam chỉ ñược có một quốc tịch. Khi mang quốc tịch
Việt Nam, bà con sẽ ñược hưởng những quyền lợi nhưng cũng phải thực hiện những
nghĩa vụ của một công dân. Tuy nhiên, do ñịnh cư ở nước ngoài, với những ñiều
kiện sinh sống khác biệt sẽ xảy ra trường hợp người Việt ñịnh cư ở nước ngoài
không thể thực hiện ñược tất cả những nghĩa vụ giống như công dân ở trong nước
như nghĩa vụ quân sự, nộp thuế…27
Theo dự thảo Luật quốc tịch sửa ñổi thì nguyên tắc một quốc tịch không còn
ñược quy ñịnh nữa, chính vì thế Luật Quốc tịch sắp sửa ñổi cũng sẽ phải xem xét mở
rộng những quy ñịnh ñối với trường hợp kiều bào ñược quốc gia sở tại cho phép
nhập quốc tịch mà không phải từ bỏ quốc tịch gốc thì ra sao, nếu muốn xác nhận trở
lại quốc tịch Việt Nam thì ñược tạo ñiều kiện thế nào. Trong trường hợp ở những
nước yêu cầu phải bỏ quốc tịch gốc thì bà con sẽ phải cân nhắc, tính toán. Hiện nay
ðảng, nhà nước ta ñã có những chính sách thông thoáng, cởi mở như việc miễn thị
thực, mua nhà... cho Việt kiều, tạo sự yên tâm cho bà con gắn bó với quê hương.28
Nếu như sửa ñổi Luật quốc tịch mà bỏ nguyên tắc một quốc tịch thì Nhà nước phải
giải quyết các hệ quả pháp lý phát sinh như quyền ñược ñi về trong nước tự do, ñược
mua nhà gắn với quyền sử dụng ñất… của người mang quốc tịch Việt Nam. Nhưng
khó có thể yêu cầu họ về nước thực hiện nghĩa vụ ñóng thuế, nghĩa vụ quân sự và
một loạt các nghĩa vụ công dân khác. Trên mặt thực tế thì pháp luật quốc tế cho thấy
chưa có quốc gia nào tuyên bố thừa nhận hai quốc tịch, và ngay cả trong pháp luật
về quốc tịch dự thảo của Việt Nam cũng không tìm thấy ñiểm nào ủng hộ vấn ñề hai
quốc tịch, việc công nhận một cá nhân có ñược hai quốc tịch rất hạn chế chỉ bao
gồm một số ñối tượng nhất ñịnh không phải bất kỳ ai có nhu cầu hai quốc tịch ñều
ñược chấp nhận, có thể nói rằng về mặt pháp lý Việt Nam vẫn tôn trọng nguyên tắc
một quốc tịch.
2.3.2 Hạn chế tình trạng không quốc tịch
Không quốc tịch là tình trạng pháp lý của một người không mang quốc tịch
của một quốc gia nào cả.
Nguyên nhân của tình trạng này là có thể do thôi ñược quốc tịch cũ nhưng
chưa ñược nhập quốc tịch mới hoặc do xung ñột về pháp luật quốc tịch giữa các
quốc gia trong việc xác lập quốc tịch cho ñứa trẻ mới sinh ra. Theo quy ñịnh tại
27 Pháp Luật TPHCM-Việt kiều muốn giữ
quốc tịch Việt Nam
28 Theo Pháp Luật TPHCM-Việt kiều muốn giữ
quốc tịch Việt Nam
Khoản 2 ðiều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 1998, “người không quốc tịch là
người không có quốc tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài”.
Trên thế giới và tại Việt Nam thực tế có một số người không mang một quốc tịch
nào cả. Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến tình trạng này, ví dụ, do chiến tranh họ bị kẹt
tại nước khác không thể trở về nơi mang quốc tịch gốc, tiếp sau ñó hộ chiếu hết hạn
mà ñại sứ quán hoặc cơ quan ñại diện ngoại giao của họ tại nước sở tại không thừa
nhận quốc tịch, trong khi họ cũng không có nguyện vọng hoặc có nguyện vọng
nhưng chưa ñược nước sở tại cho nhập quốc tịch, hoặc bị tước quốc tịch theo quy
ñịnh pháp luật, tình trạng ñó dẫn ñến hệ quả pháp lý là những người này không
mang một quốc tịch nào và họ ñược gọi là người không quốc tịch. Hoặc trong
trường hợp như theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam không thừa nhận việc trẻ em
sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà có cha, mẹ hoặc chỉ có mẹ và cha mẹ ñều là
người không quốc tịch nhưng tạm trú tại Việt Nam thì trẻ em này cũng không có
quốc tịch…, tuy nhiên, theo quy ñịnh tại ðiều 8 Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành
thì: “Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tạo ñiều kiện cho trẻ em sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam ñều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường
trú ở Việt Nam ñược nhập quốc tịch Việt Nam”. Mặc dầu pháp luật Việt Nam có quy
ñịnh rõ là sẽ tạo ñiều kiện cho những ñối tượng trên có ñược quốc tịch Việt Nam
nhưng trên thực tế pháp luật về quốc tịch hiện hành không có quy ñịnh rõ rằng việc
tạo ñiều kiện này sẽ ñược thực hiện như thế nào cũng như chưa có một cơ sở pháp lý
vững chắc nào bảo ñảm cho việc có và nhập quốc tịch Việt Nam theo quy ñịnh trên.
Trên thực tế, nước ta cũng có khá nhiều người không có quốc tịch ñặc biệt ở
các tỉnh phía Nam tương ñối nhiều. Trong những năm qua, do nhiều yếu tố khách
quan cũng như chủ quan, việc ñề xuất các biện pháp giải quyết cho số cư dân này
nhập quốc tịch Việt Nam chưa ñược mạnh dạn ñề xuất. ðiều ñó ảnh hưởng rất lớn
ñến quyền lợi và nghĩa vụ công dân của bộ phận cư dân này. Bên cạnh ñó, do ñặc
ñiểm nước ta trong những năm gần ñây có sự ñiều chỉnh ñường biên giới với các
nước láng giềng, dẫn ñến có những bộ phận dân cư là công dân nước ngoài ñang
sinh sống ổn ñịnh trên lãnh thổ nước ta muốn có quốc tịch Việt Nam, nhưng việc
giải quyết vấn ñề này rất chậm vì phải theo thủ tục nhập quốc tịch trong khi các ñiều
kiện, thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam rất phức tạp 29. Nhiều người do nhiều nguyên
29 -Vũ HồngThuý-Website Chính Phủ-Hạn chế tình
trạng không quốc tịch.
nhân như không biết chữ hoặc không có khả năng thực hiện các thủ tục nhập quốc
tịch Việt Nam nên họ vẫn tiếp tục sinh sống tại Việt Nam trong khi bản thân họ
không ñược hưởng bất cứ quyền lợi nào cho cá nhân mình.
Do ñó dù pháp luật có quy ñiều kiện cho nhập quốc tịch Việt Nam nhưng họ
vẫn không thể nhập ñược quốc tịch do không thõa mãn ñược yêu cầu mà pháp luật
ñặt ra. Thay vì tạo ñiều kiện chúng ta nên quy ñịnh cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ
Việt Nam ñều có quốc tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam
ñược có hoặc nhập quốc tịch Việt Nam. Có như thế thì sẽ dễ dàng hạn chế tình trạng
không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam và mọi người mới dễ dàng thực hiện quyền
và nghĩa vụ hơn như quy ñịnh tại dự thảo luật quốc tịch mới quy ñịnh tại ðiều 7 về
việc hạn chế tình trạng không quốc tịch như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tạo ñiều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam ñều có quốc
tịch và những người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam ñược có hoặc nhập
quốc tịch Việt Nam theo quy ñịnh của Luật này”. Nếu quy ñịnh tại ðiều 7 dự thảo
ñược thông qua sẽ tạo ñiều kiện thuận lợi khá nhiều cho một số bộ phận dân cư sống
trên lãnh thổ Việt Nam không có quốc tịch Việt Nam sẽ có ñược quốc tịch Việt Nam
mà không vướng phải các ñiều kiện nhập quốc tịch phức tạp như trước ñây ñồng
thời ñây cũng là một giải pháp góp phần hạn chế tình trạng không quốc tịch như
hiện nay.
2.4 Những giải pháp ñề xuất kiến nghị
Làm cho mọi người ý thức rõ về tầm quan trọng của quốc tịch trong ñời sống
xã hội và pháp lý.
Quốc tịch của mỗi cá nhân ñều gắn liền với nhân thân của cá nhân ñó và quốc
tịch chính là cơ sở pháp lý vững chắc tạo nên mối quan hệ giữa một nhà nước Việt
Nam với một cá nhân mang quốc tịch Việt Nam. Khi một cá nhân có quốc tịch Việt
Nam thì việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy ñịnh cho họ một
cách triệt ñể, nhưng ngược lại, nếu một cá nhân sống trên lãnh thổ Việt Nam mà
không mang quốc tịch Việt Nam thì họ chỉ ñược thực hiện một số hành vi về quyền
và nghĩa vụ hạn chế hơn so với người bản xứ. Trong trường hợp người không mang
quốc tịch Việt Nam mà có quốc tịch nước ngoài mà sống trên lãnh thổ Việt Nam
trong một thời gian ngắn thì quyền và nghĩa vụ ñố với họ ít quan trọng hơn tình
trạng một người hoàn toàn không có quốc tịch của một nước nào mà sống trên lãnh
thổ Việt Nam mang tính lâu dài. ðặc biệt là tình trạng này hiện có rất nhiều trên
lãnh thổ Việt Nam, chủ yếu là các vùng gần biên giới, những người không quốc tịch
này sống trên lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu nhưng lại có một số người không có
khuynh hướng nhập quốc tịch Việt Nam. Việc không nhập quốc tịch Việt Nam có
thể là do họ không phải vì họ không mong muốn nhập quốc tịch Việt Nam mà do họ
không ý thức ñược tầm quan trọng của quốc tịch ñối với bản thân mình. Họ không
hiểu rằng, quyền của họ trên lãnh thổ Việt Nam là rất hạn chế, họ không có một số
quyền cơ bản nhất ñịnh của công dân. Ngay cả người bản xứ như người Việt cũng
có thể chưa hiểu hết nội dung của pháp luật về quốc tịch và những vấn ñề xoay
quanh quyền và nghĩa vụ khi có quốc tịch Việt Nam. Chính vì thế, muốn giảm bớt
tình trạng không quốc tịch cho một số người như hiện nay cần phải tổ chức những
cuộc tuyên truyền làm chọ mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải có quốc tịch vận ñộng
các ñối tượng có ñủ ñiều kiện nhập quốc tịch Việt Nam thì xin gia nhập quốc tịch
Việt Nam ñể thực hiện triệt ñể hơn các quyền cơ bản của một công dân khi sống trên
lãnh thổ Việt Nam.
Pháp luật cần phải thật sự tạo ñiều kiện thuận lợi cho người không có quốc
tịch ñược có quốc tịch và trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ không
ñủ ñiều kiện xác lập quốc tịch ñược có quốc tịch Việt Nam.
Pháp luật về quốc tịch không thừa nhận trong trường hợp trẻ em sinh ra trên
lãnh thổ Việt Nam mà có cha mẹ hoặc mẹ là người không quốc tịch mà tạm trú tại
Việt Nam có quốc tịch Việt Nam, mà chỉ quy ñịnh “tạo ñiều kiện cho trẻ em sinh ra
trên lãnh thổ Việt Nam ñều có quốc tịch” nhưng quy ñịnh này chỉ mang tính chung
chung không cụ thể, không có cơ sở pháp lý vững chắc chứng minh rằng ñứa trẻ này
sẽ có quốc tịch Việt Nam nếu như rơi vào trường hợp nói trên, nếu như ñi bằng con
ñường xác lập quốc tịch cho ñứa trẻ này thông qua ðiều 19 của Luật quốc tịch Việt
Nam năm 1998, xác ñịnh theo quốc tịch của trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em ñược tìm
thấy trên lãnh thổ Việt Nam, ñể có ñược quốc tịch Việt Nam thì thật sự không hợp
lý vì về mặt thực tế ñứa trẻ này vẫn có ñủ cha mẹ hoặc có mẹ nên nó không phải là
ñứa trẻ bị bỏ rơi, ñiều này sẽ vi phạm về mặt ñạo ñức xã hội nhưng nếu không xác
ñịnh quốc tịch cho ñứa trẻ theo quy ñịnh trên thì ñứa trẻ sẽ trở thành người không
quốc tịch. Chính vì thế, pháp luật quốc tịch nước ta nên thật sự tạo ñiều kiện cho
những trường hợp như thế này, thừa nhận cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam
trong trường hợp trên sẽ có quốc tịch Việt Nam thay vì tạo ñiều kiện như theo quy
ñịnh hiện hành.
Còn ñối với trường hợp người không có quốc tịch Việt Nam sinh sống trên
lãnh thổ Việt Nam từ rất lâu nhưng vẫn chưa nhập ñược quốc tịch Việt Nam do chưa
thỏa mãn ñược các ñiều kiện nhập quốc tịch theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam
thì Nhà nước cần nên có những quy ñịnh cụ thể hơn ñể hỗ trợ cho họ trong việc
nhập quốc tịch Việt Nam. Theo quy ñịnh của pháp luật quốc tịch hiện hành thì ñiều
kiện buộc phải có khi nhập quốc tịch Việt Nam là: Có năng lực hành vi dân sự ñầy
ñủ theo quy ñịnh của pháp luật Việt Nam; Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật Việt
Nam; tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam; Biết tiếng
Việt ñủ ñể hoà nhập vào cộng ñồng xã hội Việt Nam; ðã thường trú ở Việt Nam từ
năm năm trở lên; Có khả năng bảo ñảm cuộc sống tại Việt Nam. Trong các ñiều kiện
trên thì ñiều kiện khó thỏa mãn nhất của những ñối tượng là người không quốc tịch
chủ yếu là chứng chỉ chứng minh trình ñộ tiếng việt theo yêu cầu của thông tư 09
của Bộ Giáo dục và ðào tạo - Bộ Tư pháp. Nếu pháp luật về quốc tịch chỉ yêu cầu
“Biết tiếng Việt ñủ ñể hoà nhập vào cộng ñồng xã hội Việt Nam” mà không yêu cầu
về trình ñộ về chứng chỉ thì khả năng các ñối tượng này nhập ñược quốc tịch Việt
Nam là rất lớn, hầu hết người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam vướng
phải vấn ñề này mặc dầu khả năng về trình ñộ tiếng Việt trong giao tiếp hằng ngày
của họ là rất tốt nhưng do ñiều kiện sống còn khó khăn hay vì một nguyên nhân
khách quan nào ñó họ không thể có ñược chứng chỉ về trình ñộ tiếng Việt theo yêu
cầu của pháp luật Việt Nam, cho nên yêu cầu này ñã gây phiền hà và không khả thi
trên thực tế. Trong khi ñó pháp luật về quốc tịch Việt Nam chỉ quy ñịnh miễn chứng
chỉ trình ñộ tiếng việt cho một số ñối tượng cụ thể ñược quy ñịnh tại khoản 2 ðiều
20, trong quy ñịnh ñó không có ñối tượng là người không quốc tịch như thế này. Vì
thế, nếu luật quốc tịch Việt Nam ñã tạo ñiều kiện cho những người này có quốc tịch
Việt Nam thì nên miễn cho họ ñiều kiện này hoặc không ñòi hỏi họ phải có chứng
chỉ trình ñộ tiếng Việt khi họ chứng minh ñược là bản thân mình biết tiếng việt ñủ
ñể hòa nhập vào cuộc sống cộng ñồng tại Việt Nam.
ðơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc giải quyết các vấn ñề liên
quan ñến quốc tịch.
Hiện nay, trình tự thủ tục giải quyết các vấn ñề liên quan ñến quốc tịch rất
phức tạp, thời gian giải quyết lâu, lại qua nhiều khâu trung gian. Một ví dụ cụ thể
như trong trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam tại cấp tỉnh
thì trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày Sở Tư pháp nhận ñủ hồ sơ hợp lệ Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh mới ñạo Sở Tư pháp, thẩm tra hồ sơ, trình ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, kết luận và ñề nghị Bộ Tư pháp về việc giải quyết hồ sơ ñó. Kế sau ñó
là thời gian ñể giải quyết hồ sơ ñó mất vài tháng. Như vậy, một hồ sơ ñể xin nhập
quốc tịch Việt Nam ñược giải quyết trong một thời gian khá dài, ñiều này gây ra
nhiều khó khăn cho người xin nhập quốc tịch Việt Nam. Còn ñối với người xin thôi
quốc tịch Việt Nam cũng thế, thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài sẽ làm cho người
xin thôi quốc tịch mất ñi một số cơ hội cho bản thân tại nước mà họ xin nhập quốc
tịch nên thời gian giải quyết cho các vấn ñề này cần phải ñược rút ngắn hơn, tạo ñiều
kiện tối ña cho người có nhu cầu.
Tạo ñiều kiện cho kiều bào ở nước ngoài có lại ñược quốc tịch Việt Nam.
Người gốc Việt Nam ở nước ngoài dù là người ñã thôi quốc tịch Việt Nam
hoặc là người có quan hệ huyết thống với người có quốc tịch Việt Nam thì vẫn ñược
xem là người Việt Nam. Và khi ñã ñược xem là người Việt Nam thì tất nhiên mỗi
người trong số họ cũng có mối quan hệ gắn bó với Việt Nam với tổ quốc Việt Nam
và có thể họ luôn mong muốn góp công, góp sức của mình cho sự phát triển của Nhà
nước Việt Nam. Một người sống xa tổ quốc thì ít nhiều gì cũng hướng về tổ quốc
của mình luôn muốn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc, giữ
gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với gia ñình, quê
hương. Trong số những người Việt sống ở nước ngoài nhiều người ñã có những
ñóng góp về tinh thần, vật chất và cả xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất ñất nước. Nhưng do thực tế cuộc sống hoặc ñiều kiện nào ñấy buộc họ
phải rời bỏ Việt Nam sang nước khác sinh sống và mất ñi quốc tịch Việt Nam,
nhưng họ lúc nào cũng hướng về quê hương và luôn mong mỏi có lại quốc tịch Việt
Nam ñể thực hiện ñầy ñủ hơn trách nhiệm của một công dân ñối với Nhà nước Việt
Nam. Nhiều người sau thời gian sống xa tổ quốc muốn hồi hương về Việt Nam sinh
sống và xác lập lại quốc tịch Việt Nam ñã mất nhưng theo các quy ñịnh của pháp
luật Việt Nam thì việc xác lập quốc tịch này gặp nhiều khó khăn vấn ñề ñặt ra là họ
phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài mà họ ñang có, trong khi ñó, nhiều người một mặt
muốn nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không muốn mất ñi quốc tịch nước ngoài
ñiều này là một vướng mắc khi làm các thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam. Cho nên,
pháp luật quốc tịch Việt Nam cần phải tạo ñiều kiện cho những ñối tượng thật sự
muốn có lại quốc tịch Việt Nam ñược có lại quốc tịch Việt Nam mà không buộc
phải từ bỏ quốc tịch nước ngoài mà họ ñang có.
PHẦN KẾT LUẬN
ðể ñược gọi là công dân của Nhà nước Việt Nam thì trước hết một cá nhân
phải có quốc tịch của nhà nước Việt Nam. Và khi có quốc tịch của Nhà nước Việt
Nam thì cá nhân ñó sẽ có ñầy ñủ quyền và nghĩa vụ của một công dân. Quốc tịch và
quyền công dân là hai yếu tố gắn liền với nhau, nếu không có quốc tịch của một nhà
nước mà cá nhân ñó ñang sinh sống thì cá nhân ñó sẽ không có quyền công dân tại
nước ñó, bởi quốc tịch là một chế ñịnh pháp lý thể hiện mối quan hệ hai chiều tương
ứng lẫn nhau giữa một bên là Nhà nước và một bên là công dân. ðể có quốc tịch của
một nước không hẳn chỉ dựa trên các nguyên tắc nguyên thủy cố hữu mà còn nhiều
hình thức khác. Nếu không có quốc tịch bằng con ñường huyết thống hoặc nơi sinh
thì một cá nhân vẫn có quốc tịch của một nước có thể bằng nhiều con ñường khác
như dựa trên sự thỏa thuận giữa các nước về việc xác lập quốc tịch hoặc bằng con
ñường xin gia nhập... Dù có quốc tịch của một nước bằng bất cứ hình thức nào miễn
là hợp pháp thì sẽ ñược gọi là công dân của Nhà nước ñó và sẽ có ñầy ñủ tất cả các
quyền và nghĩa vụ của một công dân.
Ở Việt Nam kể từ ngày Chủ Tịch Hồ Chí Minh tuyên bố ñộc lập khai sinh ra
Nhà nước Việt Nam thì quyền con người ñược khẳng ñịnh, quốc tịch Việt Nam cũng
ñược hình thành. Pháp luật về quốc tịch Việt Nam hình thành từ năm 1945 gắn liền
cùng với nền ñộc lập dân tộc, qua các thời kỳ lịch sử phát triển và qua các lần sửa
ñổi, bổ sung năm 1988, năm 1998 thì Luật quốc tịch Việt Nam ñã ñáp ứng kịp thời
nhu cầu thực tế qua từng năm ñổi mới và xu hướng phát triển chung của thế giới.
Cũng giống như các nước khác pháp luật về quốc tịch Việt Nam cũng quy ñịnh các
trường hợp có quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam và các vấn ñề khác có liên quan
ñến quốc tịch. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử của ñất nước và chế ñộ chính trị mà các
quy ñịnh cũng có một số ñiểm khác nhau. Tuy vậy, pháp luật quốc tịch của Việt
Nam là một văn bản pháp lý hoàn chỉnh quy ñịnh các trình tự thủ tục phù hợp với
từng thời kỳ phát triển của Nhà nước Việt Nam. Văn bản pháp lý gần ñây nhất là
Luật quốc tịch năm 1998, ñây là một văn bản khá toàn diện so với các văn bản từ
1945 ñến 1988. Mỗi một văn bản là một quá trình thể hiện sự phát triển của chế ñộ
lập pháp tuy khác nhau nhưng tựu chung lại vẫn nhằm vào mục ñích bảo vệ chủ
quyền quốc gia và ñộc lập dân tộc.
Trong bài luận văn này người viết chủ yếu chỉ dựa trên Luật quốc tịch năm
1998 cùng với các văn bản có liên quan ñề làm rõ các quy ñịnh về pháp luật quốc
tịch của Việt Nam. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là quá trình hình thành và phát
triển của Luật quốc tịch Việt Nam qua các thời kỳ và các chế ñịnh về xác lập quốc
tịch và mất quốc tịch ñồng thời trình bày một số quan ñiểm về nguyên tắc một quốc
tịch trong Luật quốc tịch năm 1998 của Việt Nam cùng một số ñiểm mới của dự
thảo Luật quốc tịch ñang trong thời ñiểm sửa ñổi bổ sung. Trong việc phân tích các
quy ñịnh của pháp luật quốc tịch Việt Nam người viết cũng có một số ñề xuất cá
nhân xoay quanh các vấn ñề như ñơn giản hóa các thủ tục hành chính trong việc giải
quyết các vấn ñề liên quan ñến quốc tịch, ñồng thời hiện nay ở Việt Nam có một số
người rơi vào tình trạng không có quốc tịch và không có khả năng ñể xin nhập quốc
tịch Việt Nam và trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam mà cha, mẹ lại là người
không quốc tịch tạm trú trên lãnh thổ Việt Nam do vậy, nhà nước cần nên tạo những
chính sách những ñiều kiện thật thuận lợi cho những ñối tượng này có ñược quốc
tịch Việt Nam. ðồng thời ñó, nhà nước cần phải giải quyết tốt nhất các yêu cầu của
kiều bào Việt Nam sinh sống ở nước ngoài có nguyện vọng xin trở lại quốc tịch Việt
Nam mà bản thân những ñối tượng này vẫn muốn giữ lại quốc tịch nước ngoài mà
họ ñang có. ðối với bộ phận dân cư trong nước mà ñặc biệt là ñối tượng người
không quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam cần có biện pháp cụ thể giúp cho họ hiểu
hơn tầm quan trọng của việc có quốc tịch từ ñó họ có ý thức hơn trong việc xin nhập
quốc tịch Việt Nam, có như thế mới giải quyết tốt ñược tình trạng nhiều người
không quốc tịch như hiện nay.
ðối với bản thân thì ñây chỉ là một số ñiều ñược nhận thấy qua quá trình tìm
hiểu về Luật quốc tịch và quốc tịch Việt Nam và ñề xuất, có thể chưa mang tính
khoa học nhưng ñó là những gì mà bản thân ñúc kết ra ñược qua một thời gian tìm
hiểu về vấn ñề quốc tịch và các chế ñịnh quốc tịch trong luật quốc tịch Việt Nam.
Việt Nam hiện nay ñang ñứng trước xu hướng hòa nhập cùng với các nước
trên thế giới, trong khi ñó Luật quốc tịch năm 1998 ñược xây dựng nên với tư duy
còn khá cảnh giác trước tình hình gián ñiệp làm nguy hại ñến nền ñộc lập dân tộc.
Trong hoàn cảnh mới của ñất nước thì tư duy ñó ñã trở nên lỗi thời không thể ñáp
ứng cho nhiều vấn ñề mới phát sinh trong lĩnh vực quốc tịch hiện tại, do ñó, Việt
Nam ñang ñứng trong thời ñiểm sửa ñổi Luật quốc tịch năm 1998 cần ban hành
những chính sách toàn diện hơn ñể ñáp ứng tình hình chung của trong nước và xu
hướng chung của thế giới, tuy nhiên, mọi vấn ñề trong quá trình xây dựng cũng nên
phù hợp với tính dân tộc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hiến pháp nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 sửa ñổi năm
2001.
2. Bộ Luật Dân sự Việt Nam 2005.
3. Luật quốc tịch năm 1998.
4. Luật quốc tịch Việt Nam năm 1988.
5. Luật Bảo vệ và chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2005
6. Sắc lệnh số 53 ngày 20-10-1945 quy ñịnh quốc tịch Việt Nam
7. Nghị ñịnh số 104/1998/Nð/CP ngày 31.12.1998 của Chính phủ quy ñịnh chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.
8. Thông tư số 09/1999/TT/TP-QT ngày 07.04.1999 của Bộ Tư pháp hướng dẫn việc
cấp giấy chứng nhận không có quốc tịch Việt Nam.
9.Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT/BGD&ðT-BTP ngày 31.12.1998 của liên Bộ
Giáo dục và ðào tạo và Tư pháp hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận trình ñộ Tiếng
Việt cho người nước ngoài xin nhập quốc tịch Việt Nam.
10. Quyết ñịnh số 875/TTg của Thủ tướng ngày 21/11/1996 về việc giải quyết cho
công dân Việt Nam ñịnh cư ở nước ngoài hồi hương về Việt Nam, người hồi hương
11. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989.
12. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, NXB ðại học quốc gia Hà Nội năm 1999.
13. Giáo trình Luật Hiến Pháp Việt Nam, NXB Công An Nhân Dân, 1997.
14. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam,Trường ðại học luật Hà Nội, năm 2005.
15 Tập bài giảng Tư pháp quốc tế- Khoa luật –Trường ñại học Cần Thơ, năm 2002
Bài làm còn ñược tham khảo trên các trang web
spx
=53&topicid=8092
?uP_root=me&cmd=item&ID=7451
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LU7852T QU7888C T7882CH Vamp192 Camp193C CH7870 2727882NH LIamp202N QUAN amp272.PDF