Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông đã mang lại nhiều tiện ích cho người sử dụng, hệ thống thông tin liên lạc có mặt ở khắp mọi nơi trên toàn thế giới. Mạng Internet trở thành một nhu cầu thiết yếu trong mọi vấn đề cuộc sống, hỗ trợ mọi nhu cầu của con người từ công việc đến các hoạt động giải trí Vì thế, sự phát triển của mạng Internet trở nên bùng nổ trong những năm gần đây với sự gia tăng nhanh chóng của số lượng thuê bao và yêu cầu những dịch vụ chất lượng cao, băng thông rộng. Mạng Internet sử dụng cáp điện đã không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng và chất lượng dịch vụ ngày càng cao. FTTH (Fiber-to-the-Home) là giải pháp hữu hiệu cho vấn đề này; nó là bước tiến vượt bậc về công nghệ mạng sử dụng đường truyền cáp quang với một cấu hình mạng mới cho phép người dùng cùng lúc sử dụng nhiều ứng dụng tốc độ cao và băng thông rộng.
Mục đích của đề tài là tìm hiểu về mạng FTTH, kiến trúc tranceiver sử dụng trong mạng nhằm thiết kế tranceiver phù hợp với điều kiện thực nghiệm ở Việt Nam có giá thành hợp lý. Luận văn trình bày sơ lược về mạng FTTH và kiến trúc tranceiver đồng thời giải quyết được một vấn đề trong phần phát tín hiệu quang tốc độ cao là sử dụng diode SRD để tạo mạch phát và làm sắc xung cực ngắn với độ rộng xung có thể thay đổi theo yêu cầu nhằm tiến tới thiết kế mạch phát xung quang dùng laser tốc độ từ 1,25 Gb/s tới 2,5Gb/s.
Nội dung luận văn bao gồm :
Chương 1 : MẠNG FTTH (Fiber–to–the–Home)Chương 2 : Kiến trúc bộ thu phát trong mạng PONChương 3 : Mạch phát và làm sắc xung cực ngắnChương 4 : Ứng dụng của mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
Kết luận chung.
Tài liệu tham khảo
Bảng đối chiếu thuật ngữ anh-việt.
Phụ lục.
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chương I : MẠNG FTTH (Fiber–to–the–Home)
1.1.Giới thiệu chung
1.1.1.Mạng FTTC và HFC
1.1.2.Giới thiệu về mạng FTTH
1.1.3.Ưu điểm của FTTH
1.2. Mạng FTTH
1.2.1. Bước sóng sử dụng trong mạng FTTH
1.2.2. Mạng quang tích cực AON và mạng quang thụ động PON
1.2.2.1. AON
1.2.2.2. Mạng PON
1.2.3.Các chuẩn trong mạng PON
1.2.3.1.B-PON
1.2.3.2. BPON và Gigabit PON
1.2.3.3.WDM-PON
1.2.3.4.CDMA-PON
1.2.4. Bộ tách/ghép quang và topo trong mạng PON
1.2.4.1.Bộ tách/ghép quang
1.2.4.2.Topo hình cây
1.2.4.3.Topo dạng bus
1.2.4.4.Topo dạng vòng
1.2.4.5.Topo hình cây kết hợp topo dạng vòng hoặc đường tải phụ
1.2.5. PON MAC layer
1.2.5.1. Giao thức điều khiển đa điểm MPCP(Multi-Point Control Protocol)
1.2.5.2. PON với kiến trúc IEEE 802
Chương II : KIẾN TRÚC BỘ THU-PHÁT TRONG MẠNG PON
2.1.Đặc điểm chung
2.1.1.Yêu cầu đối với mạng PON
2.1.2.Lớp vật lý mạng PON
2.1.3.Định thời cho chế độ burst-mode trong mạng PON
2.2. kiến trúc bộ thu-phát trong mạng
2.2.1. Sơ đồ khối của ONU/OLT
2.2.2. Thiết bị thu và phát tín hiệu quang
2.2.2.1.Thiết bị phát quang
2.2.2.1.1.LED (Light Emitting Diode)
2.2.2.1.2.Laser
2.2.2.2.Thiết bị thu quang
2.2.2.3.Bộ ghép WDM
2.2.2.4.Bộ khuếch đại truyền trở kháng TIA
2.2.3. Các module thu và phát quang
2.2.4. Bộ thu-phát chế độ burst-mode
2.2.4.1. So sánh giữa chế độ thông thường và chế độ burst-mode
2.2.4.2. Bộ phát quang chế độ burst-mode
2.2.4.2. Bộ thu quang chế độ burst-mode
Chương III : MẠCH PHÁT VÀ LÀM SẮC XUNG CỰC NGẮN
3.1. Step-recovery-time diode (SRD)
3.1.1.Đặc tính lý tưởng của SRD
3.1.2.Đặc tính thực tế của SRD
3.1.3.Thời gian chuyển tiếp của SRD
3.2.Thiết kế mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
3.2.1.Nguyên lý thiết kế
3.2.2.Thiết kế mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
3.2.3.Kết quả thực nghiệm
Chương IV : ỨNG DỤNG CỦA MẠCH PHÁT VÀ LÀM SẮC XUNG CỰC NGẮN
4.1.Ứng dụng của máy phát xung cực ngắn
4.2.Một số ứng dụng phát triển của mạch phát xung cực ngắn
4.2.1.Ứng dụng trong hệ thống UWB
4.2.2.Ứng dụng trong hệ thống radar định vị
KẾT LUẬN CHUNG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
PHỤ LỤC
105 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3027 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mạng ftth (fiber to the home), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm giảm độ nhạy thu.
Tương tự với mạch tiền khuếch đại trở kháng cao như hình 2.16c, mạch này có độ
nhạy thu khá cao nhưng lại có dải thông bị hạn chế bởi điện trở R nối tiếp lớn.
Trong 3 kiến trúc trên, kiến trúc bộ tiền khuếch đại truyền trở kháng hình 2.16b
được sử dụng nhiều nhất bởi nó cải thiện được cả 2 vấn đề trên. Nhìn từ phía đầu
vào, mạch TIA có điện trở Rin là điện trở vào của tầng khuếch đại nên có giá trị rất
lớn. Vì vậy, nó có độ nhạy thu khá cao đồng thời việc sử dụng vòng hồi tiếp âm
trên tầng khuếch đại làm nâng cao dải thông của mạch.
Do đó, trong hầu hết các kiến trúc transceiver của FTTH, khối thu ROSA đều sử
dụng kiến trúc tiền khuếch đại truyền trở kháng và được tích hợp on-chip dựa vào
công nghệ thiết kế mạch tổ hợp như bipolar, CMOS,…
2.2.3. Các module thu và phát quang
Hiện nay, thiết kế các bộ thu phát tín hiệu quang vẫn là lĩnh vực được quan tâm
bởi nhiều nhóm nghiên cứu do nhu cầu rất lớn của thị trường. Do đặc điểm của
mạng FTTH là mạng điểm-đa điểm nên các bộ thu phát quang chế độ burst mode
trong mạng PON phải có những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với yêu cầu mong
muốn. Mặc dù được sử dụng rất rộng rãi nhưng hiện này vẫn chưa có một văn bản
liên quan tới thiết bị này xác định rõ những ứng dụng của chúng. Thông thường,
các nhà cung cấp module quang liên kết với các hãng cung cấp hệ thống PON để
xác định yêu cầu thiết kế cơ bản trong từng trường hợp cụ thể.
Nhằm mục đích tương thích với các mạng EPON và GPON cùng với khả năng sử
dụng lại, các module thu-phát được chia thành các khối : khối xử lý tín hiệu 2 chiều
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 69
BOSA, khối xử lý tín hiệu điện ESA (Electrical Sub-Assembly) và khối điều khiển
nhiệt độ. Trong đó, khối BOSA bảo đảm công suất phát tín hiệu và độ nhạy thu;
khối ESA chịu trách nhiệm về hiệu suất của PMD dưới chế độ burst-mode, bảo đảm
việc điều khiển tín hiệu và dải động của công suất thu chấp nhận được, độ nhạy thu
cao. Hiệu ứng nhiễu xuyên kênh giữa bộ thu và phát cần được bảo đảm chặt chẽ.
Hình 2.17 dưới đây là một ví dụ cơ bản gồm sơ đồ khối và hình ảnh của module
thu-phát dạng diplexer được sử dụng trong mạng PON thiết kế cho ONU. Module
này được cắm trên một đầu nối dạng 2x5 hoặc 2x7 chân nhằm mục đích kết nối với
mạch chủ và được cấp nguồn 3.3 V± 5%. Module bao gồm một đầu nối dạng LC
hoặc SC (tùy từng trường hợp), mạch in , OSA và mạch điều khiển. OSA là một
thiết bị quang được tổ hợp gồm một bộ lọc quang thông dải, đầu thu quang PD, IC
khuếch đại biến đổi trở kháng TIA ở phía thu hoặc một laser F-P cùng một đầu thu
PD điều khiển công suất ở phía phát. Bộ ghép WDM sẽ ghép tín hiệu quang đầu thu
và phát lên trên cùng một sợi quang. Ngoài ra, OSA có thể sử dụng IC gồm bộ tiến
khuếch đại biến đổi trở kháng và bộ khuếch đại giới hạn để giảm giá thành sản
phẩm và công suất tiêu thụ khoảng 0,8W.
Hình 2.18 là hình ảnh và sơ đồ khối của một module thu-phát dạng triplexer dùng
cho ONU. Tùy theo yêu cầu lắp đặt mà kích thước của module này được hạn chế
trong kích thước từ 8,5mm hoặc thấp hơn. Đầu nối LC hoặc SC được sử dụng phụ
thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 70
Hình 2.17-Module thu-phát 2 chiều dạng diplexer
Hình 2.18–Module thu phát 2 chiều dạng triplexer
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 71
2.2.4. Bộ thu-phát chế độ burst-mode
Hệ thống PON yêu cầu sử dụng chế độ truyền nhận đặc biệt là chế độ burst-mode
như là một cải tiến lớn về mặt kỹ thuật cho việc truyền dữ liệu tuyến lên (từ phía
người sử dụng tới trung tâm). Điều đó là rất cần thiết cho mạng PON bởi trong
mạng PON có rất nhiều người sử dụng chia sẻ một đường truyền cáp quang thông
qua kỹ thuật đa truy nhập TDMA nên tín hiệu nhận được của các gói dữ liệu trong
các khe thời gian từ nhiều người dùng khác nhau có sự biến thiên rất mạnh về biên
độ và pha. Nguyên nhân chủ yếu là khoảng cách từ mỗi ONU tới OLT là khác nhau
nên tín hiệu thu được tại OLT của các ONU khác nhau có thể có sự chênh lệch tới
20 dB về biên độ( cần phải chú ý rằng, điều này không xảy ra với tín hiệu phát từ
OLT tới ONU bởi tuyến truyền dẫn này là đường truyền điểm-điểm). Bởi vậy, nếu
sử dụng đầu thu và phát tín hiệu quang thông thường sẽ không thể thu được một
cách chính xác dữ liệu trong các gói được truyền đi do sự khác biệt về biên độ tín
hiệu này. Để khắc phục vấn đề này, mạng PON sử dụng bộ thu-phát chạy chế độ
burst-mode với đầu thu burst-mode ở phía OLT (có khả năng thay đổi ngưỡng xác
định mức logic theo tín hiệu đầu vào cùng việc tự động xác định pha dựa vào những
bit đầu tiên của gói tín hiệu burst nhận được) và đầu phát burst-mode ở phía ONU.
Các bộ thu-phát chế độ burst-mode này được tích hợp trên một IC sử dụng công
nghệ CMOS có giá thành và công suất tiêu thụ thấp.
2.2.4.1. So sánh giữa chế độ thông thường và chế độ burst-mode
Hình 2.19 minh họa 3 dạng tín hiệu được sử dụng trong thông tin số. Hình 2.19a
là tín hiệu truyền liên tục thông thường. Chuỗi bit dữ liệu nhị phân được truyền đi
một cách liên tục với tỉ số phân biệt giữa bit 0 và 1 cùng tần số xung nhịp nằm
trong giới hạn cho phép. Ví dụ dưới đây là mã đường truyền 8B10B và 64B66B
thường được sử dụng trong các ứng dụng truyền dữ liệu điểm-điểm như hệ thống
gigabit và 10-gigabit Ethernet. Hình 2.19b là tín hiệu burst-mode được truyền đi
mà trong đó tỉ số phân biệt và tốc độ truyền dữ liệu không bị giới hạn chặt chẽ.
Chuỗi bit này có biên độ giống nhau cho cùng một ký tự giống nhau được truyền đi.
Hình 2.19c thể hiện biên độ của tín hiệu có thể thay đổi giữa các gói tín hiệu burst
khác nhau và khoảng thời gian bảo vệ cũng thay đổi theo các gói này. Hai hình b và
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 72
c là hai dạng tín hiệu thường gặp trong mạng đa truy nhập chế độ burst-mode như
PON. Nhiệm vụ của bộ thu chế độ burst-mode là khôi phục lại mẫu tín hiệu b và c
một cách chính xác và nhanh nhất.
Các bộ phát và thu thông thường chỉ phù hợp cho những ứng dụng truyền dữ liệu
chế độ liên tục thường sử dụng các mạch ghép AC. Mạch ghép AC có thể cung cấp
độ nhạy cao và dễ sử dụng. Tuy nhiên, do thời gian tích tụ và xả đi điện tích của tụ
điện nối với đường tín hiệu trong mạch ghép AC nên tốc độ trung bình của luồng
dữ liệu nhận được thông thường bị giới hạn trong khoảng từ microsecond (µs) tới
milisecond (ms) và không thể phân biệt được sự thay đổi của biên độ tín hiệu với
tốc độ cao hơn.
Hình 2.19–Dạng dữ liệu truyền đi trong thông tin số
Hoạt động của bộ thu chế độ burst-mode có sự khác biệt so với các bộ thu thông
thường khác. Sự khác biệt cơ bản ở đây là bộ thu chế độ burst-mode được ghép DC
và ngưỡng xác định tín hiệu thay đổi tương thích với sự thay đổi của tín hiệu nhận
được trong khoảng thời gian rất ngắn. Sự thay đổi thứ hai trong bộ thu burst-mode
là mạch khôi phục dữ liệu và xung clock phải hoạt động ở tốc độ cao (trong khoảng
thời gian cỡ nanosecond) và thay đổi nhanh chóng chỉ trong khoảng thời gian của
một phần nhỏ gói dữ liệu được truyền đi.
2.2.4.2. Bộ phát quang chế độ burst-mode
Bộ phát tín hiệu chế độ burst-mode BM-Tx bao gồm 2 khối chính : laser diode
nằm trong khối TOSA hoặc BOSA như hình vẽ 2.3 ở trên và IC điều khiển laser
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 73
diode (LDD) cung cấp điện áp DC yêu cầu và dòng điều chế cho laser diode. IC
điều khiển laser diode này phải có công suất tiêu thụ rất thấp nên nó có thể được
cung cấp nguồn pin dự phòng trong trường hợp thiếu năng lượng cung cấp. Ngoài
ra, IC này phải có giá thành thấp và chạy ổn định trong khoảng nhiệt độ rộng do bộ
thu có thể được đặt ngoài trời.
Đặc điểm truyền dữ liệu tuyến lên theo chế độ burst-mode trong mạng PON đã
đặt ra nhiều yêu cầu mới cho mạch điều khiển laser diode. Trong sơ đồ ghép kênh
TDMA, BM-LDD phải phát ra dòng phân cực và dòng điều khiển biến thiển tối
thiểu trong khoảng từ 1mA tới 160mA với thời gian lên và xuống của tín hiệu dưới
nano-giây. Dòng phân cực trong thời gian mở cửa cung cấp cho BM-LDD ngăn
chặn việc laser diode phát xạ ảnh hưởng tới công suất phát của các nguồn tín hiệu
bên cạnh suốt khoảng thời gian nó không truyền đi tín hiệu. Nếu một vài nguồn tín
hiệu được phát ra từ những ONU không truyền dữ liệu sẽ tác động tới tín hiệu đầu
thu của OLT và dẫn đến việc thay đổi đáng kể dải động của tín hiệu. Vì vậy, công
suất laser phát xạ trong khoảng thời gian nó không truyền đi dữ liệu phải nhỏ hơn
từ 25-30 dB so với công suất laser phát xạ lúc nó truyền dữ liệu. Để có thể giảm
thời gian chuyển mạch giữa 2 trạng thái bật và tắt của laser diode, dòng điều chế
của laser không hoàn toàn bị tắt khi nó ở trạng thái “off” nhằm giảm thời gian trễ
khi chuyển sang trạng thái “on” và nhiễu trong chu kỳ tín hiệu được phát đi. Giải
pháp phổ biến hiện nay là giữ cho dòng phân cực laser diode ở rất gần với dòng
ngưỡng của nó và theo cách này, tỉ số phân biệt mức công suất giữa 2 trạng thái
“on” và “off”, thời gian trễ trong quá trình chuyển đổi giữa 2 trạng thái được bảo
đảm. Lựa chọn công suất phát của laser cũng là một vấn đề quan trọng bởi nếu công
suất phát cao sẽ làm giảm tỉ số phân biệt mức công suất mong muốn, ngược lại nếu
công suất phát thấp có thể đẩy laser vào chế độ phát xạ tự phát gây ra nhiễu trong
việc điều chế thông tin.
BM-LDD yêu cầu phải điều khiển dòng cung cấp cho laser diode một cách ổn
định nhằm đảm bảo công suất phát quang trung bình không đổi đồng thời có tỉ số
phân biệt mức công suất ổn định trong một dải nhiệt độ rộng (từ -400C tới 800C).
Hình 2.20 thể hiện đặc tính nhiệt độ của F-P laser bằng đường đặc tuyến P-I. Như
hình 2.20, công suất phát quang của laser phụ thuộc vào dòng điều khiển, ngưỡng
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 74
và hệ số nhiệt độ của laser; những tham số này phụ thuộc rất mạnh vào cấu trúc và
nhiệt độ hoạt động của laser. Để bù lại sự thay đổi công suất phát của laser và tỉ số
phân biệt mức công suất vào nhiệt độ, một mạch điều khiển công suất tốc độ cao
APC (Auto Power Control) cần phải được sử dụng. Mạch APC này dựa vào điện áp
tham chiếu thu được từ photodiode điều khiển của LD (thường đặt ở mặt sau của
laser) rồi thực hiện việc ổn định công suất cho laser khi phát tín hiệu mức cao và
thấp. Khi laser không phát ra các gói burst truyền đi trên đường truyền, một mạch
kiểm soát mức tín hiệu đỉnh sẽ điều khiển công suất phát của laser và một vòng hồi
tiếp sẽ giữ cho dòng phân cực ở trạng thái này ở gần dưới ngưỡng. Khi laser ở trạng
thái hoạt động để truyền đi các gói dữ liệu burst, mạch kiểm soát mức tín hiệu trên
sẽ chuyển sang điều khiển công suất phát xạ trung bình của laser thông qua
photodiode PD và vòng hồi tiếp sẽ giữ cho dòng phân cực và điều chế của laser
diode ổn định ở mức tín hiệu mong muốn. Nhờ vậy, công suất phát quang của laser
sẽ giữ ổn định một cách tin cậy ở mức cho phép.
Hình 2.20–Đặc tuyến nhiệt độ của laser F-P
Hình 2.21 thể hiện sơ đồ khối của một IC laser driver điển hình. Tín hiệu đầu vào
được sử dụng dưới dạng PECL (Positive Emitter-Coupler Logic) điện áp thấp hoặc
dạng tín hiệu dùng cho CMOS điện áp thấp (LVCMOS – Low-Voltage CMOS).
Trong thiết kế này, dòng dữ liệu đưa vào được bù nhiễu trong khối TODC trước khi
điều khiển laser diode ở tầng điều khiển laser LDS (Laser Driver Stage). Vì vậy, nó
có khả năng bù nhiễu do thời gian trễ khi chuyển sang trạng thái “on” của laser
diode và sau đó hoạt động không cần tới dòng phân cực. Tín hiệu từ photodiode
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 75
điều khiển được hồi tiếp về mạch so sánh đỉnh PC (Peak Comparator) để so sánh
giá trị điện áp hồi tiếp từ photodiode với giá trị điện áp tham chiếu. Khối xử lý số
DIG điều khiển dòng ở trạng thái “on” của tầng LDS và cung cấp tín hiệu báo hiệu
EOL (End of Alarm). Giao tiếp giữa mạch BM-LDD và mạch điều khiển laser
diode được ghép DC nhằm giảm thời gian đáp ứng của mạch so với mạch ghép AC
thông thường.
Hình 2.22 so sánh hoạt động của tầng LDS trong 2 trường hợp : hoạt động ở chế
độ liên tục và chế độ burst-mode . Mạch LDS hoạt động dưới chế độ liên tục được
thiết kế như hình 2.22a nhằm mục đích giữ cho dòng phân cực cho laser ổn định; từ
đó, công suất phát quang cũng giữ giá trị ổn định trong vùng hoạt động. Điều đó
cho thấy mạch LDS này không cần thiết phải thay đổi dòng phân cực một cách
nhanh chóng nên hầu hết các mạch điều khiển laser chế độ liên tục không có khả
năng điều khiển ở chế độ burst-mode . Tuy nhiên, LDS cũng có khả năng sử dụng
cho việc điều chế tín hiệu quang của laser diode dưới tốc độ dữ liệu mong muốn có
khả năng hoạt động nhanh với tốc độ điển hình lên tới Gbps. Các mạch tương tự có
thể được sử dụng để điều chế dòng phân cực với tốc độ tương tự. Như thấy được ở
hình 2.22, mạch điều khiển laser được thiết kế với thời gian Ton và Toff rất ngắn
(trong khoảng vài ns). Từ điểm này có thể thấy mạch điều khiển laser chế độ burst-
mode không cần thiết phải xây dựng mạch phức tạp hơn so với mạch điều khiển
laser chế độ liên tục.
Hình 2.21–Sơ đồ khối của IC điều khiển laser diode điển hình
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 76
Hình 2.22–So sánh giữa mạch LDS trong 2 chế độ liên tục và burst-mode
Hình 2.23 là 2 sơ đồ chuẩn dùng cho mạch chức năng điều khiển APC trong mạch
điều khiển laser diode chế độ burst-mode . Đặc điểm chính của mạch APC là dựa
vào vòng hồi tiếp từ photodiode điều khiển. Trong trường hợp đầu tiên (sơ đồ trên),
bộ biến đổi I/V dải rộng và mạch xác định đỉnh được sử dụng; chúng thường tiêu
thụ công suất khá cao. Do đó, mạch tương tự xác định đỉnh chỉ hoạt động trong một
khoảng thời gian giới hạn nên thường dẫn đến việc xác định sai mức công suất tín
hiệu tại thời điểm đầu của dòng tín hiệu burst.
Hình 2.23-Hai sơ đồ mạch APC điển hình
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 77
Trong hình 2.23, sơ đồ phía dưới là một giải pháp khác cho mạch APC với khả
năng tiêu thụ công suất ít hơn và giảm sai sót gây ra bởi thời gian hoạt động giới
hạn của mạch xác định đỉnh. Mạch APC này có thể hoạt động theo từng gói tín hiệu
burst hoặc theo từng bit dữ liệu và không cần thiết phải sử dụng những mạch có tốc
độ xử lý cao, tiêu thụ công suất lớn. Trong suốt chuỗi dữ liệu burst đầu tiên, điện
dung của photodiode Cpd được tích tụ tới giá trị xác định. Sau đó, trong suốt quá
trình truyền dữ liệu burst tụ điện này được tích tụ từ dòng điện của photodiode hoặc
xả bởi xung dòng phát ra từ chuỗi dữ liệu burst và nguồn dòng tham chiếu. Tại thời
điểm cuối của dòng dữ liệu burst, điện áp trên tụ điện sẽ được sẽ được so sánh với
điện áp tích tụ ban đầu bởi khối so sánh để phát ra xung clock. Tùy thuộc vào tín
hiệu đầu ra, một bộ đếm sẽ điều khiển công suất ra của laser lên cao hoặc xuống
thấp theo từng bước xác định. Do mức công suất của tín hiệu được lựa chọn bởi bộ
đếm lên hoặc xuống nên thời gian giữ của mạch này là vô hạn; nhờ đó đã khắc phục
nhược điểm thời gian giữ hữu hạn của mạch xác định đỉnh trước.
So sánh với phương pháp điều khiển công suất theo từng bit, phương pháp điều
khiển công suất theo từng burst có đáp ứng chậm hơn. Mặc dù thời gian đáp ứng
của phương pháp này chậm hơn nhưng nó chỉ chiếm khoảng thời gian vài ms nên
đáp ứng này vẫn rất nhanh khi so sánh với sự thay đổi của nhiệt độ và thời gian
sống của laser. Ngay sau khi hệ thống được bật lên, một vài gói dữ liệu sẽ được
truyền đi với mức công suất rất thấp bởi bộ đếm vẫn chưa tự điều chỉnh được tới
giá trị mong muốn. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra trong lần đầu tiên ONU được bật
lên và có thể khắc phục bằng cách phát đi một chuỗi ngắn các gói burst thăm dò
nhằm mục đích điều chỉnh giá trị của bộ đếm trong suốt thời gian ONU được bật
lên từ pin dự phòng và giá trị của bộ đếm vẫn còn tham gia vào hệ thống.
Hình ảnh của tín hiệu quang và định thời của BM-Tx cho mang EPON được thể
hiện như hình 2.24 trong đó là các mẫu mắt, gói dữ liệu burst, mẫu tín hiệu laser ở
chế độ burst “on” và “off”. Mẫu mắt được đo bằng cách truyền chuỗi dữ liệu bất kỳ
27 – 1 bit và công suất phát của laser khi không truyền dữ liệu < -47 dBm. Thời
gian laser burst-off dưới 2ns còn thời gian laser burst-on dưới 8ns.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 78
Hình 2.24–Tín hiệu định thời và mẫu mắt của BM-Tx mạng EPON
Hình 2.25 là một ví dụ mẫu mắt đo được trong dải nhiệt độ rộng từ -400C tới
800C. Do tác dụng của mạch APC, laser có công suất phát ổn định trong khoảng
25% cạnh mắt và tỉ số phân biệt mức công suất ổn định trên 10dB. Do tốc độ đáp
ứng nhanh của các IC điều khiển laser chế độ burst-mode có tốc độ từ 155Mbps
đến 1,25Gbps nên các IC này được sử dụng phổ biến trong các mạng EPON, GPON
và BPON. Các mạch điều khiển laser có thể điều khiển một cách độc lập dòng phân
cực và điều chế thông qua vòng lặp APC nhằm mục đích bù sự biến thiên công suất
phát của laser do sự thay đổi của nhiệt độ và điện áp đặt vào. Các IC điều khiển
laser F-P và DFB thường có dòng điều chế khoảng 100mA và dòng phân cực
khoảng 80mA. Để giảm giá thành của các module ONU, các bộ khuếch đại giới hạn
chế độ liên tục thường được tích hợp với mạch điều khiển laser chế độ burst-mode
trên 1 chip.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 79
Hình 2.25–Mẫu mắt đo được ở các nhiệt độ khác nhau
2.2.4.2. Bộ thu quang chế độ burst-mode
Đặc điểm chính của bộ thu chế độ burst-mode là có độ nhạy cao, dải động rộng
và đáp ứng nhanh. Độ nhạy của đầu thu liên quan chặt chẽ tới dự trữ công suất
trong mạng PON. Nếu độ nhạy được cải thiện 3 dB thì đồng nghĩa với việc tăng gấp
đôi tỉ số chia trong mạng PON tức là sẽ có gấp đôi số người dùng được chia sẻ
trong cùng một mạng. Dải động là tham số cần phải quan tâm vì nó ảnh hưởng tới
độ dài mạng được lắp đặt cho phép sử dụng chung giữa người dùng ở gần hoặc xa
bộ chia quang trong mạng.
Yêu cầu đặt ra cho bộ thu tín hiệu burst-mode là khả năng nhanh chóng khôi phục
lại mức logic của các chuỗi burst riêng biệt. Nguyên tắc cơ bản là sử dụng các mạch
ghép DC để nhanh chóng đo được mức tín hiệu tới từ dòng dữ liệu đến rồi nhanh
chóng điều chỉnh mức ngưỡng phù hợp. Bộ thu tín hiệu chế độ burst-mode được
chia thành 2 cấu trúc chính : cấu trúc hồi tiếp phía sau và hồi tiếp phía trước như
hình 2.26.
Trong cấu trúc hồi tiếp phía trước, mạch tiền khuếch đại ghép DC thường được sử
dụng. Tín hiệu nhận được sẽ được khuếch đại rồi chia thành 2 nhánh. Nhánh đầu
tiên từ đầu ra của bộ khuếch đại sẽ đi tới bộ khuếch đại vi sai được ghép trực tiếp.
Nhánh thứ hai được hồi tiếp về phía trước tới mạch xác định đỉnh để lấy lại thông
tin từ biên độ tín hiệu tới của các gói nhận được. Từ đầu ra của bộ xác định đỉnh,
mức ngưỡng thích hợp được lựa chọn thích nghi ở phía trước bộ khuếch đại vi sai.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 80
Tại đầu ra của bộ khuếch đại vi sai, biên độ tín hiệu thu được từ các gói dữ liệu
được khôi phục và xử lý tiếp tục.
Trong cấu trúc hồi tiếp phía sau, biên độ tín hiệu sẽ được khôi phục tại tầng tiền
khuếch đại. Bộ khuếch đại vi sai biến đổi trở kháng với mạch xác định đỉnh hình
thành một vòng lặp. Mạch xác định đỉnh quyết định mức ngưỡng tức thời cho tín
hiệu tới. Đầu ra của tầng tiền khuếch đại sẽ được ghép DC với các tầng khuếch đại
kế tiếp. Trên quan điểm thiết kế thì mạch hồi tiếp phía sau sẽ hoạt động ổn định hơn
mạch hồi tiếp phía trước bởi vòng hồi tiếp âm cho phép bộ thu hoạt động ổn định
hơn nhưng lại yêu cầu thêm một mạch tiền khuếch đại biến đổi trở kháng. Trong
cấu trúc hồi tiếp phía trước, mạch tiền khuếch đại ghép DC thông thường được sử
dụng nhưng cần được thiết kế một cách kỹ lưỡng để tránh xảy ra tự kích gây ra dao
động trong mạch.
Bộ thu quang còn có thể được phân loại dựa vào cách xác định ngưỡng của nó.
Cách đặt ngưỡng đầu tiên là đầu thu xác định ngưỡng thích nghi dựa vào tín hiệu
quang thu ở đầu vào. Do đó, phương pháp này gọi là phương pháp tự động điều
khiển ngưỡng ATC (Auto Threshold Control). Cách đặt ngưỡng thứ hai là đầu thu
xác định ngưỡng hoàn toàn dựa vào trường “preamble” trong gói dữ liệu thông qua
kỹ thuật tự động điều khiển hệ số khuếch đại AGC và giữ giá trị là hằng số trong
trường “payload”.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 81
Hình 2.26–Cấu trúc bộ thu tín hiệu chế độ burst-mode
Hình 2.27 thể hiện sơ đồ khối của một IC khuếch đại chế độ burst-mode bao gồm
bộ khuếch đại giới hạn, đệm tín hiệu đầu ra và mạch ATC. IC này hoạt động do 1
nguồn +3.3V cung cấp. Mạch ATC gồm có : mạch xác định ngưỡng, mạch hồi tiếp
DC, mạch chia đôi và mạch “reset”. Như đã thấy đáp ứng của mạch ATC trong
hình 2.27, mạch xác định ngưỡng khi nhận được mức logic “1” ở đầu vào tín hiệu
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 82
thì mạch hồi tiếp DC sẽ giữ mức logic “0”. Mạch chia đôi sẽ đặt mức ngưỡng ở
giữa 2 mức tín hiệu trên. Để xóa tín hiệu đầu ra của mạch xác định ngưỡng, mạch
“reset” nhanh chóng xả điện tích thông qua tụ điện giữ mức đỉnh cùng với tín hiệu
“reset” được gửi tới. Như vậy, rõ ràng mạch ATC là mạch xác định đỉnh có độ
chính xác cao với đáp ứng nhanh và độ nhạy cao.
Bộ thu chế độ burst-mode yêu cầu khả năng hoạt động dưới một dải động rất
rộng, đáp ứng nhanh bắt đầu từ bit tín hiệu đầu tiên của gói dữ liệu đưa tới và xác
định được tín hiệu với tỉ số phân biệt rất thấp. Để có thể hoạt động đạt được những
yêu cầu trên, mạch tiền khuếch đại cần phải tự điều chỉnh hệ số khuếch đại theo
từng burst tức là hệ số khuếch đại lớn cho tín hiệu nhỏ và hệ số khuếch đại nhỏ cho
tín hiệu lớn. Trong cùng một thời điểm, mạch tiền khuếch đại burst-mode phải có
thể phân biệt được mức tín hiệu có hệ số phân biệt thấp với độ nhạy cao.
Nếu đầu vào là tín hiệu lớn nhưng có hệ số phân biệt thấp tới mạch tiền khuếch
đại AGC thông thường, dạng tín hiệu đầu ra sẽ bị phân cực lớn như hình 2.28a.
Biên độ tín hiệu ra sẽ bị hạn chế làm cho đầu thu khó có thể phân biệt được mức
logic “0” và “1” một cách phù hợp. Nhằm giải quyết vấn đề về sự hạn chế của tỉ số
phân biệt mức tín hiệu đầu ra, một khối AGC có khả năng điều khiển khuếch đại
biến đổi trở kháng cần được thêm vào từng tầng trong mạch phụ thuộc vào biên độ
tín hiệu đầu vào. Hình 2.28b là đáp ứng của khối AGC này cho tín hiệu burst có tỉ
số phân biệt thấp. Đường G1 trên hình vẽ là đáp ứng của bộ khuếch đại biến đổi trở
kháng cho tín hiệu lớn, đường G2 là đáp ứng cho tín hiệu nhỏ với hệ số khuếch đại
cao hơn so với trường hợp tín hiệu lớn. Để bảo đảm khuếch đại trong cùng một
tầng, mức logic “0” không thể lớn bằng mức logic “0” trong các bộ tiền khuếch đại
thông thường. Nhờ vậy, mạch này có khả năng phân biệt mức logic “0” và “1” một
cách thích hợp, cho phép đầu thu khôi phục lại tín hiệu burst với tỉ số phân biệt
thấp.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 83
Hình 2.27–Sơ đồ khối của một IC tiền khuếch đại chế độ burst-mode
Hình 2.28–So sánh giữa mạch AGC thông thường và mạch AGC burst-mode
Hình 2.29a là hình dạng một bộ tiền khuếch đai AGC. Mạch này gồm một mạch
xác định mức nền BLD (Bottom Level Dectector), mạch điều khiển khuếch đại
GCC (Gain Control Circuit), mạch “reset” và một transistor FET nối song song với
điện trở hồi tiếp. Hình 2.29b là đáp ứng của từng khối với tín hiệu burst ở đầu vào.
BLD nhanh chóng xác định mức nền của tín hiệu sau tầng khuếch đại thứ ba và
mạch giữ trong BLD sẽ giữ lại mức tín hiệu này. Tùy theo mức tín hiệu này, mạch
GCC sẽ phát ra một điện áp không đổi trong suốt quá trình hoạt động của tầng này
để đưa tới điện áp cực cổng của FET (FET được nối song song với điện trở hồi tiếp
nhằm mục đích giảm trở kháng hồi tiếp). Khi dòng đầu vào IC tăng (do công suất
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 84
tín hiệu quang tới cao), điện áp cực cổng của FET tăng làm giảm biến đổi trở
kháng. Vì thế biến đổi trở kháng phụ thuộc vào dòng điện đầu vào. Khi tín hiệu
trong tầng thay đổi, một tín hiệu “reset” được phát ra tới BLD, đầu ra của mạch
GCC và mạch khuếch đại biến đổi trở kháng để chúng trở về trạng thái ban đầu. Kết
quả là tầng khuếch đại có dải động lớn mặc dù với tín hiệu có tỉ số phân biệt thấp.
Hình 2.29–Sơ đồ khối và nguyên tắc hoạt động của tầng tiền khuếch đại AGC
Tất cả các bộ thu được nói đến ở trên đều được ghép trực tiếp giữa các tầng giúp
cho chúng có đáp ứng nhanh và giảm sai sót với tín hiệu burst. Những thiết bị này
được xây dựng cho mạng BPON và GPON với đặc điểm định thời một cách chặt
chẽ. Có thể lấy ví dụ trong mạng GPON tốc độ dữ liệu 1,244Gbps với 32 bit bảo vệ
(25,6ns) được chỉ định cho thời gian laser bật và tắt, 44 bit trong trường “preamble”
(35,4ns) tại đầu mỗi gói burst chỉ định cho việc điều khiển khuếch đại và phục hồi
xung clock. Như đã biết trong mạng EPON, bộ thu có thời gian khởi động lên tới
400ns cho phép sử dụng mạch ghép AC cho những ứng dụng có thời gian đủ ngắn
cho phép. Khi mạch ghép AC được ứng dụng cho những mạch có hằng số thời gian
nhỏ làm cho mạch có đáp ứng rất nhanh với tín hiệu đầu vào. Hình 2.30 thể hiện sơ
đồ khối của 2 mạch thu quang chế độ burst-mode ghép AC và ghép DC. Trong
hình 2.30, mạch ghép AC gồm 1 tụ ngăn cách giữa 2 tầng liên tiếp, mạch tiền
khuếch đại tại đầu ra đã được phối hợp trở kháng và mạch khuếch đại giới hạn phối
hợp trở kháng đầu vào.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 85
Hình 2.30–So sánh giữa đầu thu sử dụng mạch ghép AC và DC
Tóm lại, kiến trúc transceiver của mạng FTTH sử dụng chế độ truyền burst-mode
đã đẩy nhanh tốc độ truyền nhận dữ liệu. Thông qua việc thiết kế chi tiết các mạch
điều khiển laser, sử dụng ghép tầng trực tiếp DC, mạch xác định tín hiệu thích
nghi,… ; mạng FTTH có thể có tốc độ truyền nhận dữ liệu gấp nhiều lần kiến trúc
transceiver thông thường. Công nghệ mạch tổ hợp sẽ tiếp tục giúp tăng tốc độ của
kiến trúc này.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 86
Chương III : MẠCH PHÁT VÀ LÀM SẮC XUNG CỰC NGẮN
Hiện nay, khi mạng FTTH đang ngày càng đẩy nhanh tốc độ truyền tải dữ liệu
(từ 1,25Gbps lên tới 10Gbps), việc tạo và làm sắc xung có sườn khoảng vài trăm ps
là vấn đề tất yếu xảy ra. Bên cạnh đó, hầu hết các linh kiện phát quang là LED và
laser đều bị hạn chế tốc độ bởi thời gian sống của hạt tải dẫn tới việc kéo dài sườn
xuống của xung quang. Điều này đã dẫn tới vấn đề cần phải thiết kế một máy phát
xung cực ngắn có sườn lên và xuống tầm cỡ từ vài chục tới vài trăm pico giây. Có
rất nhiều giải pháp được đưa ra giải quyết vấn đề này như sử dụng chuyển mạch
quang dẫn, sử dụng đường truyền phi tuyến NTLT hoặc sử dụng diode SRD,…
Trong đó, máy phát xung sử dụng diode SRD là một giải pháp đơn giản có giá
thành thấp nhất thỏa mãn được nhu cầu cần thiết này. Trong luận văn này, vấn đề
trên đã được giải quyết bằng cách sử dụng máy phát xung SRD với khả năng điều
chỉnh độ rộng xung dùng đường dây trễ ngắn mạch.
3.1. Step-recovery-time diode (SRD)
Diode SRD được tạo nên bằng cấu trúc gồm 2 chuyển tiếp p-i-n có đặc tính tương
tự như chuyển tiếp p-n thông thường. Tuy nhiên, đặc tính động của diode này rất
khác biệt nên tính chất này làm cho nó trở thành một ứng dụng rộng rãi trong các
chuyển mạch tốc độ cao.
3.1.1.Đặc tính lý tưởng của SRD
Tính chất độc đáo nhất của SRD là khả năng thay đổi một cách nhanh chóng trở
kháng của nó phụ thuộc vào lượng điện tích tích tụ trong nó. Quá trình tích tụ điện
tích xảy ra là kết quả của việc tái hợp những hạt tải thiểu số được tiêm vào thông
qua chuyển tiếp p-i-n dưới trường phân cực thuận. Dưới điều kiện phân cực thuận,
trở kháng của diode khá nhỏ (thường nhỏ hơn 1 Ohm). Ngay khi điện áp ngược đặt
vào diode, diode vẫn giữ nguyên giá trị trở kháng thấp cho tới khi điện tích tích tụ
tại tiếp giáp của nó được xả hết. Ngay tại thời điểm phóng hết điện tích, diode
chuyển trạng thái lập tức từ trở kháng thấp lên trở kháng cao và hoàn toàn chặn
dòng phân cực ngược đặt vào nó. Quá trình biến đổi trở kháng này xảy ra trong
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 87
khoảng thời gian ngắn hơn 1ns. Vì vậy, SRD được dùng trong những ứng dụng phát
xung có sườn cực ngắn (khoảng vài chục pico giây) hoặc sửa dạng những xung có
sườn biến đổi chậm.
Hình 3.1-Hình ảnh SRD diode
Điện tích tích tụ dưới điện áp phân cực thuận được tính toán bằng cách giải
phương trình phân bố điện tích :
( ) dQ Qi t
dt τ= + với Q>0 [3.1]
Trong đó i(t) là dòng điện tức thời chạy qua diode, Q là lượng điện tích tích tụ trong
chuyển tiếp và τ là thời gian sống của hạt tải thiểu số của diode. Trong trường hợp
dòng tích tụ không thay đổi, điện tích tích tụ được cho bởi công thức :
/(1 )FtF FQ I e
ττ −= − [3.2]
Trong đó QF là điện tích tích tụ tại chuyển tiếp, IF là dòng điện phân cực thuận và tF
là khoảng thời gian điện áp phân cực thuận đặt lên diode. Khi dòng phân cực ngược
chạy trên diode không đổi thì thời gian để diode xả hết điện tích là :
/(1 )ln 1
Ft
S F
R
t I e
I
τ
τ
−⎡ ⎤−= +⎢ ⎥⎣ ⎦
[3.3]
Trong đó : tS là khoảng thời gian cần thiết để xả hết điện tích tích tụ bởi dòng IF
bằng dòng phân cực ngược IR.
3.1.2.Đặc tính thực tế của SRD
Với diode SRD trong thực tế, cần phải kể tới sự xuất hiện của các thông số ký
sinh khi đóng vỏ. Điều đó được thể hiện thông qua sự khác biệt giữa dạng sóng tín
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 88
hiệu ra của diode lý tưởng và diode thực tế như hình 3.2. Để mô hình hóa đặc tính
động thực tế của diode SRD, mạch tương đương được thể hiện như hình 3.3.
Thông số ký sinh đầu tiên ảnh hưởng tới tín hiệu ra là điện trở động của diode gây
ra sự sụt đỉnh của tín hiệu ra trên diode dưới điều kiện phân cực thuận :
F F SV I Rφ= + [3.4]
Trong đó VF là điện áp sụt trên diode, φ là rào thế của chuyển tiếp (0,7÷0,8V) và
RS là điện trở động của diode. Điện áp sụt được thể hiện rõ trên hình 3.2 ở dạng tín
hiệu ra trước mạch sửa dạng xung.
Hình 3.2-Đặc tuyến động lý tưởng và không lý tưởng của diode SRD
Hình 3.3-Mạch tương đương của diode SRD
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 89
Thông số ký sinh thứ hai ảnh hưởng tới tín hiệu ra là điện cảm ký sinh của diode
(do quá trình đóng vỏ) tạo ra những đỉnh nhọn trên xung tín hiệu bởi sự thay đổi
nhanh của dòng phân cực ngược chạy qua điện cảm ký sinh. Điện áp gây ra bởi
điện cảm này được tính theo công thức :
ax
( ax) = L dL P
m
diV m
dt
⎡ ⎤⎢ ⎥⎣ ⎦ [3.5]
Trong đó : VL là điện áp cực đại của các đỉnh xung nhọn, LP là điện cảm đóng vỏ.
Giá trị của các đỉnh xung nhọn này sẽ giảm đi bằng cách sử dụng những phương
pháp đóng vỏ có thông số ký sinh thấp hơn. Trong luận văn này sử dụng diode
SMMD840 có điện cảm đóng vỏ khoảng 2nH. Các thông số này được cho bởi
datasheet trong phần phụ lục.
Một hiện tượng khác quan sát được trên xung hình 3.2 là việc xung tín hiệu bị
dâng mức nền. Điện áp này xuất hiện do thành phần dòng phân cực ngược chạy qua
điện trở động RS của diode trong suốt quá trình tích tụ của diode. Điện áp này được
xác định bởi :
( )P F R SV I I R= + [3.6]
Trong đó VP là điện áp dâng mức nền. Thông thường, giá trị của điện áp này rất nhỏ
khoảng 0,16V. Hiện tượng này có thể bỏ qua đối với mạch chỉnh dạng xung có biên
độ lớn.
Thông số ký sinh cuối cùng gây ảnh hưởng tới tín hiệu ra là điện dung ký sinh CP
của quá trình đóng vỏ linh kiện. Điện cảm ký sinh LP và điện dung ký sinh CP này
gây ra hiện tượng dao động “damping” của SRD. Hiện tượng này có thể khắc phục
bằng cách chọn lựa SRD có thông số đóng vỏ thấp.
3.1.3.Thời gian chuyển tiếp của SRD
Thời gian chuyển trạng thái lên của SRD được xác định bằng thời gian diode thay
đổi trở kháng của nó trong mạch. Thông số này phụ thuộc vào việc thiết kế diode,
mạch ngoài và mật độ điện tích tích tụ trong diode. Thời gian lên của diode là sự
kết hợp của 2 thành phần xác định theo công thức :
2 2
r t RCt t t= + [3.7]
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 90
Trong đó tt là thời gian lên của diode do quá trinh nội tại trong nó (thông số này
được cho bởi nhà sản xuất; trong luận văn này sử dụng diode có tt là 70ps) và tRC là
thời gian lên của mạch điều khiển diode phụ thuộc vào điện dung phân cực ngược
của diode CVR ( gồm điện dung tiếp giáp Cj song song với điện dung đóng vỏ CP)
của SRD. Trong trường hợp sườn xung tính từ 10%-90% biên độ, tRC được tính
theo công thức :
tRC = 2,2ReqCVR [3.8]
còn nếu tính từ 20% tới 80% biên độ thì được tính theo công thức :
tRC = 1,4 ReqCVR [3.9]
Trong đó Req là điện trở tương đương của điện trở của nguồn mắc song song với
điện trở của tải.
3.2.Thiết kế mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
3.2.1.Nguyên lý thiết kế
Mạch phát xung sử dụng SRD thông thường chỉ có thể sửa dạng xung hoặc phát
xung có một sườn nhanh mà không thể thay đổi độ rộng của xung. Để có thể tạo ra
xung có độ rộng thay đổi được, mạch sử dụng phương pháp như hình 3.4.
Hình 3.4-Mạch nguyên lý
Trong hình trên, mạch gồm nguồn phát tín hiệu có trở kháng 50Ω. Nguồn phát có
thể phát xung hình sin hoặc xung vuông. Mạch gồm diode SRD, đường dây trễ có
độ dài Ld và tải 50Ω.
Nguyên lý hoạt động của mạch :
Trên hình vẽ 3.5 dưới đây minh họa xung tín hiệu sau SRD sử dụng máy phát
xung 2 cực tính (hoặc có thể sử dụng máy phát tín hiệu hình sin). Tại nửa chu kỳ
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 91
đầu, SRD phân cực thuận, điện tích được tích tụ tại SRD và lúc này chưa có điện áp
ra trên tải. Dòng phân cực thuận IF sẽ tích tụ điện tích tại lớp I của chuyển tiếp p-i-n
trong khoảng thời gian tF. Tại nửa chu kỳ sau, điện áp đặt vào SRD chuyển xuống
âm, SRD phân cực ngược. Ngay tức thời, SRD xả hết điện tích tích tụ ra đường
truyền tạo ra xung có dạng như hình vẽ.
Hình 3.5-Dạng xung tạo ra sau khi qua diode SRD
Nhìn từ phía tải, xung này chia thành 2 xung tại điểm nối tiếp giữa đường truyền
và đường dây ngắn mạch Ld : một xung truyền dọc theo đường truyền chính nối tiếp
tải tới cửa ra, một xung truyền dọc theo đường truyền ngắn mạch.
Theo nguyên lý đường truyền siêu cao tần, hệ số phản xạ của một đường truyền
ngắn mạch là :
0
0
0 50= 1
0 50
L
L
Z Z
Z Z
− −Γ = = −+ + [3.10]
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 92
Từ công thức 3.10 có thể thấy được xung phản xạ từ đường truyền ngắn mạch có
cực tính ngược với xung phát ra và được truyền trở lại đường truyền chính sau một
khoảng thời gian rồi kết hợp với xung trên đường truyền chính tạo thành xung phát
ra trên tải. Lúc này, đường truyền ngắn mạch có vai trò như một đường trễ với
khoảng thời gian trễ giữa 2 xung truyền trên đường truyền chính là :
2 d
d
p
Lt
v
= [3.11]
Trong đó vp là vận tốc truyền sóng trên đường truyền ngắn mạch được tính theo
công thức 3.12
p
cv ε= [3.12]
Trong đó ε là hằng số điện môi của môi trường truyền sóng.
Hình 3.6 là hình ảnh 2 xung truyền trên đường truyền chính kết hợp lại tạo thành
một xung có sườn lên và xuống bằng thời gian chuyển tiếp giữa 2 trạng thái của
diode SRD; độ rộng xung bằng chính thời gian trễ truyền sóng tdelay trên đường
truyền ngắn mạch (tại sau điểm nối giữa đường truyền chính và đường truyền ngắn
mạch). Xung phản xạ có cực tính ngược với xung phát ra và có biên độ thấp hơn
xung truyền thẳng do suy hao trên đường truyền ngắn mạch.
Hình 3.6-Hình ảnh tổng hợp của 2 xung tới tải
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 93
3.2.2.Thiết kế mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
Để có thể tạo ra xung có độ rộng thay đổi được, đường dây trễ sử dụng trong
mạch thiết kế dùng cáp semi-rigid để tạo thành đường truyền phản xạ có thể thay
đổi được chiều dài.
Do xung yêu cầu thiết kế có độ rộng khoảng vài ns đồng thời có sườn dốc (vài
trăm ps) nên tất cả linh kiện sử dụng đều có dải thông rộng đồng thời sử dụng linh
kiện lắp ráp bề mặt. Mạch in thiết kế sử dụng đường truyền microstrip trên đế điện
môi CGP-500 BF-6012 có dải thông tới 18GHz (chi tiết xem phần phụ lục). Cáp
semi-rigid dùng làm đường truyền ngắn mạch cũng có dải thông khoảng 18GHz,
các đầu nối tới máy phát xung 2 cực tính (máy phát tín hiệu hình sin) và cổng ra
đều sử dụng connector SMA. Diode SRD sử dụng trong mạch SMMD840 (dạng 2
chân) có thời gian sống của hạt tải thiểu số là T = 10ns cho phép máy phát xung có
tần số nhịp lên tới 100MHz, sườn xung tạo ra có thời gian lên và xuống khoảng
70ps (thông số này thể hiện thời gian chuyển trạng thái của SRD thường được hãng
sản xuất cung cấp). Diode Schottky sử dụng trong mạch là diode HSMS8101 có
điện áp ngưỡng khoảng 0,35V (cần chọn điện áp ngưỡng của Schottky càng thấp
càng tốt ta sẽ được lợi về biên độ xung đầu ra do sụt áp trên Schottky).
Sơ đồ mạch thiết kế :
Hình 3.7-Mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 94
Trong sơ đồ trên, connector SMA đầu vào được nối với máy phát xung 2 cực tính
hoặc máy phát xung hình sin có tần số nhịp dưới 100MHz. Điện trở R1 và R3 là 2
điện trở ổn định trở kháng vào và ra của mạch được chọn giá trị là 50Ω. Tụ C1 là
tụ ngăn tầng giữa tầng ra và tầng vào mạch. Diode Schottky được nối tiếp sau SRD
và đường dây trễ nhằm mục đích cắt đi những xung nhọn âm (do quá trình cộng 2
xung) tạo dạng cho xung ở ngõ ra trên tải. Điện áp Vbias được sử dụng sau tụ C1 để
tạo điện áp phân cực cho xung tín hiệu đầu ra. Như đã trình bày ở trên, khi phát
laser điện áp đặt trên nó phải vượt qua giá trị ngưỡng Vthreshold thì laser mới phát
xung quang. Vì vậy, tại đầu ra đặt Vbias gần tới Vthreshold nhằm mục đích giảm thời
gian trễ khi phát xung quang tại tầng driver phía sau. Tụ C2 được dùng để lọc tín
hiệu 1 chiều phân cực cho mạch, điện trở R1 và L1 mắc nối tiếp với Vbias tạo điện
áp phân cực. Điện cảm L1 được dùng để chặn tín hiệu cao tần dội ngược về phía
nguồn 1 chiều. Cổng ra sử dụng connector SMA để nối trực tiếp tới tầng điều khiển
laser.
Trong thiết kế mạch ta chọn ZL>> Z0 = 50Ω thì càng tốt giảm tín hiệu cao tần
phản xạ ngược về nguồn nên tại tần số 10GHz, ZL chọn khoảng vài chục kΩ trở lên
hay nói cách khác L ta chọn khoảng vài chục µH. Tụ C1 làm nhiệm vụ ngăn cách
tín hiệu một chiều giữa tầng vào và ra nằm nối tiếp trên đường truyền nên thường
chọn giá trị trở kháng khá nhỏ để giảm phản xạ do sự biến đổi trở kháng khi tụ C1
nối tiếp trên đường truyền (ZC1 nt Z0). Trong mạch thiết kế chọn giá trị tụ C1 có trở
kháng dưới mΩ tại tần số 10GHz đảm bảo tầng ra phối hợp trở kháng 50Ω.
Tính toán đường truyền mạch vi dải :
Đường truyền mạch vi dải là loại đường truyền sóng phẳng được dùng phổ biến
nhất hiện nay bởi nó dễ dàng thiết kế và thực hiện thông qua công nghệ làm mạch
in thông thường. Đồng thời, mạch vi dải dễ dàng tổ hợp với các linh kiện tích cực
và thụ động lắp ráp bề mặt. Đường truyền vi dải gồm 1 dải dẫn có độ rộng W được
in trên đế điện môi có độ dày h và hằng số điện môi εr.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 95
Hình 3.8-Đường truyền mạch vi dải
Do tính chất không đồng nhất của đường truyền vi dải (một mặt tiếp xúc với đế
điện môi, một mặt tiếp xúc với không khí) nên mode sóng truyền trên đường truyền
vi dải không phải là mode sóng TEM lý tưởng do một phần trường truyền trong môi
trường không khí. Do đó, sóng truyền trên đường truyền mạch vi dải là sóng quasi-
TEM và các thông số đường truyền được tính toán gần đúng bằng những công thức
thực nghiệm dưới đây.
Vận tốc pha của sóng :
p
e
cv ε= [3.13]
Trong đó εe là hằng số điện môi tương đương của mạch vi dải được tính theo hằng
số điện môi của đế ε bởi công thức sau :
1 1 1
2 2 121
e X h
W
ε εε + −= +
+
[3.14]
Trở kháng của đường truyền vi dải được tính theo công thức :
0
60 8ln
4e
d WZ
W dε
⎡ ⎤= +⎢ ⎥⎣ ⎦ với W/d ≤1 [3.15]
[ ]0
120
/ 1.393 0.667 ln( / 1.444)e
Z
W d W d
π
ε= + + + với W/d ≥1 [3.16]
Trong trường hợp đã biết trở kháng đặc tính của đường truyền Z0 và hằng số điện
môi của đế ε thì tỉ số W/d được tính bởi công thức sau :
2
8
2
A
A
eW
d e
= − với W/d< 2 [3.17]
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 96
2 1 0.611 ln(2 1) ln( 1) 0.39
2
W B B B
d
ε
π ε ε
⎡ − ⎤⎧ ⎫= − − − + − + −⎨ ⎬⎢ ⎥⎩ ⎭⎣ ⎦ với W/d> 2 [3.18]
Trong đó :
0 1 1 0.11(0.23 )
60 2 1
ZA ε εε ε
+ −= + ++ [3.19]
0
377
2
B
Z
π
ε= [3.20]
Trong đường truyền siêu cao tần, trở kháng sóng của đường truyền thường là
Z0=50 Ohm. Dựa vào thông số đế điện môi và công thức 3.17 ÷ 3.20 ta tính được
độ rộng của đường truyền (thiết kế cho tần số 10GHz) là :
W = 1.323(mm)
Trong thiết kế, để giảm suy hao do trở kháng bề mặt của lớp dẫn , mạch thiết kế
phải thêm ma trận lỗ khoan như hình vẽ 3.10 đồng thời nhằm giảm suy hao truyền
sóng trong không khí của đường truyền mạch vi dải cần thiết kế các đường GND
sát với đường truyền tín hiệu gần nhất có thể được.
Dưới đây là hình ảnh máy phát xung và layout mạch thiết kế :
Hình 3.9-Hình ảnh mạch phát xung cực ngắn
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 97
Hình 3.10-Hình ảnh mạch in layout
3.2.3.Kết quả thực nghiệm
Dưới đây là kết quả thực nghiệm đo đạc xung tín hiệu tại đầu ra với độ rộng thay
đổi được từ 4ns tới 500ps được dùng dao động ký sampling 3S1 Tektronic tần số
1GHz.
Hình 3.11- Xung độ rộng 4ns, sườn xung 1ns
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 98
Hình 3.12- Xung độ rộng 500ps, sườn xung 500ps
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 99
Chương IV : ỨNG DỤNG CỦA MẠCH PHÁT VÀ LÀM SẮC
XUNG CỰC NGẮN
4.1.Ứng dụng của máy phát xung cực ngắn
Máy phát xung cực ngắn được thiết kế để sử dụng trong mạch điều khiển laser
và LED nhờ khả năng thay đổi được độ rộng xung và xung có sườn lên và xuống
chỉ trong khoảng vài chục tới vài trăm ps. Mạch phát xung này được đặt trước tầng
driver cho LED và laser nhằm nâng tốc độ truyền dữ liệu lên tới 1,23Gbps sử dụng
2 IC driver MAX3966 dùng cho LED và MAX3996 dùng cho laser (chi tiết tại
phần phụ lục).
4.2.Một số ứng dụng phát triển của mạch phát xung cực ngắn
Ngoài những ứng dụng trong thông tin quang, mạch phát xung SRD còn được sử
dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau.
4.2.1.Ứng dụng trong hệ thống UWB
Ngày nay, mạng thông tin không dây đang phát triển mạnh mẽ và liên kết không
dây cũng đang chiếm một vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực thông tin.
Các mạng WLAN, WPAN và mạng ad-hoc được xây dựng ở khắp mọi nơi. Sự phát
triển của hệ thống mạng không dây dựa trên nền tảng của kỹ thuật UWB. Kỹ thuật
UWB là đưa ra những giải pháp sử dụng hiệu quả hơn vùng phổ vô tuyến có sẵn mà
không cần phải tìm kiếm một vùng phổ mới. Kỹ thuật UWB đã được tổ chức FCC
phát triển dành cho những liên kết vô tuyến.
Xuất phát từ công thức Shanon :
2log (1 )C B SNR= + [4.1]
Trong đó C là dung lượng của đường truyền, B là dải thông của đường truyền và
SNR là tỉ số tín hiệu/tạp âm. Rõ ràng là với dải thông của tín hiệu phát càng rộng
thì chỉ cần SNR nhỏ hay nói cách khác là công suất phát rất thấp mà vẫn đảm bảo
chất lượng của đường truyền. Vì vậy, hệ thống UWB được xây dựng với khả năng
cung cấp dải thông rất rộng (tối thiểu là 500MHz) mà công suất phát chỉ khoảng
-2dBm. Mạch phát xung UWB trở thành một đề tài rất hấp dẫn trong lĩnh vực radar
và truyền thông tốc độ cao. Hệ thống UWB yêu cầu dạng tín hiệu phát ra phải có
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 100
dạng bước xung hoặc các xung vuông có độ rộng cỡ từ 1÷ 10ns và sườn xung khá
dốc. Như vậy ta có thể thấy mạch phát xung SRD đóng vai trò quan trọng trong lĩnh
vực UWB với khả năng thay đổi độ rộng xung và cho phép sườn xung lên tới vài
chục ps.
4.2.2.Ứng dụng trong hệ thống radar định vị
Trong hệ thống radar định vị, nhằm mục đích xác định chính xác vị trị của
chướng ngại vật, radar phát ra một xung vào môi trường không gian. Thông qua
việc đo thời gian tín hiệu phản xạ và quay ngược lại trở về phía phát mà có thể xác
định chính xác khoảng cách của chướng ngại vật. Xung phát ra từ radar thường là
một xung đơn hình sin có chu kỳ rất ngắn. Xung phát ra càng ngắn càng nâng cao
độ chính xác của radar. Việc phát xung đơn hình sin có chu kỳ rất ngắn được tạo ra
dựa trên phương pháp sử dụng diode SRD và đường dây ngắn mạch [19].
Qua đó, ta có thể thấy trong lĩnh vực radar định vị, mạch phát xung cực ngắn
SRD là giải pháp rẻ tiền nhất thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật được đặt ra.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 101
KẾT LUẬN CHUNG
Sau thời gian thực tập và làm việc, đồ án “Hệ thống FTTH(Fiber-to-the-Home)
Gigabits/s” đã hoàn thành đúng tiến độ đặt ra. Mạch phát và làm sắc xung cực ngắn
là bước đi đầu tiên để phát triển mạch phát laser tốc độ cao ứng dụng trong mạng
FTTH. Mạch có khả năng phát xung có sườn từ 100 ÷ 500 ps với độ rộng xung có
thể điều chỉnh được theo yêu cầu sử dụng. Mạch phát và làm sắc xung này không
chỉ ứng dụng trong việc thiết kế transceiver cho modem quang trong mạng FTTH
mà còn có nhiều ứng dụng khác trong hệ thống UWB và radar.
Trong quá trình thực hiện đồ án, bản thân em đã thu nhận được một số kết quả
sau :
- Tìm hiểu về mạng FTTH và kiến trúc transceiver trong ONU và OLT
- Cấu trúc và công nghệ thiết kế các linh kiện quang điện tử
- Tìm hiểu diode SRD và ứng dụng của nó
- Tính toán và thiết kế mạch siêu cao tần dùng mạch vi dải
- Biết cách lựa chọn linh kiện siêu cao tần và đo đạc
- Tìm hiểu những vấn đề liên quan tới mạch làm sắc xung và phát xung cực
ngắn
Do thời gian có hạn và khối lượng công việc khá lớn cùng hạn chế bởi khả năng
của bản thân nên trong đồ án này chưa hoàn thành mạch phát laser tốc độ từ
1,25Gb/s tới 2,5Gb/s cùng thiết kế mẫu transceiver ứng dụng cho mạng FTTH. Hi
vọng trong thời gian tới em có thể tiếp tục hướng phát triển này cùng một số ý
tưởng ứng dụng khác tiếp tục kết quả của đồ án này.
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. truy cập
cuối cùng ngày 23/02/2009
[2].
6.html , truy cập cuối cùng ngày 23/02/2009
[3]. truy cập cuối cùng ngày 23/02/2009
[4]. Josep Prat, Next-Generation FTTH Passive Optical Network, Springer Press,
2008
[5]. Quang Minh, Công nghệ và chuẩn hóa mạng quang thụ động
[6]. IEEE Standard for Information Technology, IEEE 802.3ah Ethernet in the
First Miles Task Force, D3.3, April 19,2004
[7]. ITU-T Rec.G.983.1, Study Group 15, “Broadband optical access based on
passive optical network”, Oct.1998
[8]. ITU-T Rec.G.984.2, “Gigabit-capable passive optical network (GPON) :
physical media dependant (PMD) layer specification ”, Mar.2003
[9]. W.Huang, X.Li, C.Xu, X.Hong, C.Xu and W.Liang, “Optical transceivers
for fiber-to-the-premises application : System requirement and enabling
technologies”, J.Lightwave Technol, vol.25, pp.11-27, 2007
[10]. X.Z.Qui, P.Ossieur, J.Bauwelinck, Y.C.Yi, D.Verhulst, J.Vandewege, B.De
Vos and P.Solina, “Development of G-PON upstream physical media
dependent prototypes”, J.Lightwave Technol, vol.22, pp.2498-2508,
Nov.2007
[11]. Y.Chang and G.Noh, “1,25Gb/s uplink burst mode tranmissions : System
requirement and optical diagnostic challenges of EPON physical-layer
chipset for enabling broadband optical Ethernet access network”,
OFC/NFOEC’06 Paper JThB84
[12]. truy cập cuối cùng ngày 23/02/2009
[13]. truy cập cuối cùng ngày
23/02/2009
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 103
[14]. truy cập cuối cùng
ngày 23/02/2009
[15]. Cedric F.Lam, Passive Optical Network: Principle and Practice, Academic
Press, 2007
[16]. Govind P.Agrawal, Fiber-Optics Communication System, Wiley Series in
Microwave and Optical Engineering, 2002
[17]. J.S.Lee, C.Nguyen, “Uniplanar picosecond pulse generator using step
recovery-time diode”, Electronic Letter, Vol.37, No.8, April 2001, pp.504-
506.
[18]. Hewlett Packard, “Pulse and Waveform Generation with Step Recovery
Diode”, Application Note 918, California/USA, October 1986.
[19]. Jeong Soo Lee, Cam Nguyen and Tom Scullion, “New Uniplanar
Subnanosecond Monocycle Pulse Generator and Transformer for Time-
Domain Microwave Application”, IEEE Transaction on Microwave Theory
and Technique, Vol.49, No.6, June 2001, pp.1126-1129
[20]. David M.Pozar, Microwave Engineering, John Wiley & Sons, 1998
[21]. Gerd Keiser, FTTX Concepts and Applications, John Wiley & Sons,
[22]. www.alldatasheet.com truy cập lần cuối cùng ngày 12/05/2009
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 104
BẢNG ĐỐI CHIẾU THUẬT NGỮ ANH-VIỆT
Active component Thiết bị chủ động
Active Optical Network Mạng quang tích cực
Auto Power Control Tự động điều khiển công suất
Bragg grating Cách tử Bragg
Central Office Tổng đài
Coupler Bộ ghép
Dynamic Bandwidth Allocation Giao thức phân phối băng thông động
Falltime Sườn xuống
Guard time Khoảng thời gian bảo vệ
IP convergence Tính hội tụ IP
Lasing threshold Ngưỡng phát laser
Multipoint Control Protocol Data Unit Giao thức điều khiển truy nhập điểm-đa
điểm
Network Element Phần tử mạng
Operation Administration and
Maintenance
Bộ phận khai thác, quản lý và bảo dưỡng
Optical Line Terminal Thiết bị kết cuối kênh quang
Optical Network Terminal Kết nối mạng quang
Passive Optical Network Mạng quang thụ động
Point-to-Point Giao thức điểm-điểm
Risetime Sườn lên
Service Level Agreement Chức năng thỏa thuận mức dịch vụ
Splitter Bộ chia quang
Transceiver Bộ thu-phát
Transimpedance Amplifier Bộ khuếch đại truyền trở kháng
Đồ án tốt nghiệp
Dương Quang Hà – KSTN-ĐTVT-K49 105
PHỤ LỤC
Dưới đây là các thông số kỹ thuật của đế mạch in, diode SRD, diode Schottky và
IC driver cho LED và laser