Luận văn Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt

DẪN NHẬP 1. Lí do chọn đề tài Bề mặt trái đất có gần ¾ là nước với đại dương thế giới nối kết năm châu với vô số biển hồ, sông suối; riêng về sông thì trung bình của mười con sông dài nhất thế giới đã gần 6000km tạo nền văn hóa nước phủ rộng khắp toàn cầu. Nếu G. Lakoff và M. Johnsen đặt tiêu đề cho quyển sách về tri nhận của mình là “Chúng ta sống bởi ẩn dụ” (Metaphor we live by – cách dịch của người viết) để khẳng định vai trò của ẩn dụ trong đời sống ngôn ngữ, thì cũng có thể nói “chúng ta sống bởi nước” để thấy rõ tầm quan trọng to lớn bậc nhất của nước với đời sống con người và những tác động khác nhau mang tính vùng miền từ nó. “Nước” vẫn là chính nó, nhưng khi đi qua lãnh thổ mỗi quốc gia thì lại lưu những dấu vết địa lý khu biệt và những dấu ấn khác nhau – thậm chí rất khác biệt – trong tri nhận của cư dân từng địa phương. Và, dĩ nhiên, không phải mọi nền văn hóa gắn với nước đều tương đương nhau, đó là điều thú vị khiến chúng ta bị thu hút vào thế giới nước. Sở hữu hơn 3000 cây số đường bờ biển (gấp gần ba lần chiều dài đất nước) người Việt mang trong mình cách nhìn, cách nghĩ rất riêng, là sự dung hợp, hài hòa giữa môi trường sống sông nước bản chất duy cảm. Khảo sát 30.415 đơn vị thành ngữ, tục ngữ, ca dao tiếng Việt có 16,02% chứa các từ ngữ sông nước [39]. Trong 64 tên tỉnh thành Việt Nam hiện nay thì ít nhất 25% địa danh có yếu tố sông nước, chưa kể đến các tên huyện, thị. Đặc biệt, điều này vẫn diễn ra ở những địa phương mà đa phần là đất núi như Sông Bé, Hà Bắc xưa hay Đắk Lắk, KonTum, Hà Giang ngày nay. Trong ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày của người Việt, dễ dàng bắt gặp những hình ảnh sông nước như “chìm”, “trôi”, “nổi”, “ướt át”, “lênh đênh” hay ngay cả lời ca cũng giàu những ẩn dụ tri nhận mang tính sông nước như “sông quê”, “suối mơ”, “sóng tình”, “có một dòng sông đã qua đời” Kì thực, sông nước đã thấm vào đáy tâm thức người Việt. Từ tri nhận, tư duy đến dấu ấn trong ngôn ngữ hay phản chiếu song hướng giữa “sông nước” với ngôn ngữ là một hệ quả tất yếu xảy ra. Dấu ấn ấy đã diễn biến ra sao và như thế nào? Đây là vấn đề thú vị chẳng những về mặt văn hóa mà còn rất đặc biệt đứng từ góc nhìn ngôn ngữ. Với những lý do vừa trình bày trên, chúng tôi bắt tay tìm hiểu đề tài “Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt” nhằm phân tích, lý giải một nét độc đáo của tư duy ngôn ngữ dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề “Sông nước” từ lâu không còn là vấn đề xa lạ trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như địa lí, kỹ thuật, kinh tế,văn hóa với tri thức nền lẫn phương tiện hữu ích là ngôn ngữ. Ở chính địa hạt ngôn ngữ, sông nước cũng đã là một hiện tượng được quan tâm xứng đáng. Ở góc độ văn hóa, tìm hiểu về sông nước đã được đề cập rộng rãi trong những bài nghiên cứu như “Suy nghĩ về yếu tố sông nước trong văn hóa Việt Nam” của Nguyễn Việt (Dân tộc học,1981, Số 4); “Sông nước trong tâm thức người Việt” của Nguyễn Thị Thu Trang (Văn hóa dân gian, 2006, Số 3); gần đây là luận văn thạc sĩ Văn hóa ứng xử với môi trường sông nước của người Việt miền Tây Nam Bộ của Nguyễn Đoàn Bảo Tuyền (2006). Ở địa hạt ngôn ngữ, trước đây, tìm hiểu về các từ chỉ sông nước đã được sự khảo sát bởi Trần Thị Ngọc Lang (1982, 1995) với việc tìm hiểu nhóm từ có liên quan đến sông nước trong phương ngữ Nam bộ, Nguyễn Thị Thanh Phượng (1997) với đề tài Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt Nam (luận văn thạc sĩ); đặc biệt, với phần phụ lục quy mô Nguyễn Thị Thanh Phượng đã chứng tỏ được một cách xuất sắc sông nước là một miền rộng lớn và ưu thế trong tiếng Việt từ xưa đến nay. Với xu hướng lấy “tri nhận” tiếp cận Ngôn ngữ học, chúng tôi muốn áp dụng nó cho lĩnh vực “sông nước”. Nguyễn Đức Dương từng dẫn trong quyển Tìm về linh hồn tiếng Việt rằng “Ngôn ngữ là linh hồn của dân tộc”[15]; điều đó càng khẳng định vai trò của NNHTN (Ngôn ngữ học tri nhận) – tìm hiểu xem con người đã hiểu thế giới khách quan ra sao và ý niệm hóa nó như thế nào trong ngôn ngữ. NNHTN là một hướng nghiên cứu mới, xuất hiện và tạo nên được nhiều “cú hích” cho việc đào sâu khai phá trong ngôn ngữ. Cũng có thể nói, với NNHTN, ngôn ngữ chính là cứ liệu cho việc xem xét đường hướng tư duy con người. Từ nó sẽ cấu trúc nên được dựa vào cơ sở nào người ta nói như thế này hay thế khác chứ không hẳn chỉ dựa trên những quy ước võ đoán mà chúng ta từng quan niệm về hai mặt của ngôn ngữ. Ở lĩnh vực tri nhận, trong Metaphors We live by George Lakoff and Mark Johnson [70] đã bắt đầu quyển sách của mình bằng quan niệm khác truyền thống về ẩn dụ: Ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thơ ca, trong văn học hay ngôn ngữ mà trong cả hành động và suy nghĩ của chúng ta. Và đó chính là một trong những cách nhìn mở đầu theo hướng tri nhận về Ngôn ngữ học trên thế giới. Việt Nam đã biết đến tri nhận ở những năm cuối thế kỷ XX, tuy nhiên, đây là hướng nghiên cứu chỉ rộ lên trong những năm gần đây, nổi bật và tiên phong có thể kể đến Lý Toàn Thắng với NNHTN – Từ lí thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt (2005), Trần Văn Cơ năm với Khảo luận ẩn dụ tri nhận (2007) và NNHTN – Ghi chép và suy nghĩ (2009), đây là những cuốn sách tiếng Việt cần thiết cho những ai muốn bước đầu đi vào tri nhận luận. Song song đó là những công trình đi sâu chi tiết vấn đề tri nhận như Võ Thị Dung với Tìm hiểu tiếng Việt từ góc độ NNHTN (luận văn thạc sĩ, 2003); Nguyễn Thị Tâm với Sự tri nhận không gian biểu hiện qua nhóm từ chỉ quan hệ vị trí trong tiếng Việt so sánh với tiếng Anh (luận văn thạc sĩ, 2004); Hà Thanh Hải với “Hiện tượng ẩn dụ: nhìn từ các quan điểm truyền thống và quan điểm tri nhận luận” (bài báo, 2007), Phan Thế Hưng với Ẩn dụ dưới góc độ NNHTN (luận án tiến sĩ, 2008), Nguyễn Ngọc Vũ với Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của NNHTN (luận án tiến sĩ, 2008); gần đây nhất có thể kể đến Nguyễn Thị Thanh Huyền với Ẩn dụ tri nhận mô hình ẩn dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn (luận văn thạc sĩ, 2009) và Lê Thị Ánh Hiền với Ẩn dụ trong thi pháp dưới góc nhìn của G.Lakoff và M.Turner (luận văn thạc sĩ, 2009) Những nghiên cứu về tri nhận ngày càng phát triển cho thấy: NNHTN không còn là vấn đề thách đố các nhà ngôn ngữ mà ngược lại, nó mở rất nhiều cánh cửa để đi vào tri thức về tiếng với đa chiều đa dạng kiểu chuyên sâu khác nhau. Thế nhưng, cũng có thể nhận ra chưa có công trình tỉ mỉ nào như một nghiên cứu chính thức cho sự kết hợp “sông nước” và “tri nhận”. Chẳng hạn bài báo của Nguyễn Đức Dân – “Nước – một từ đặc Việt” [85] cũng đã khơi gợi những ý tưởng về “lối tư duy nước” nhưng không nói đến tri nhận luận hay một hướng đi khoa học nào để đào sâu về vấn đề này. Trên cơ sở kế thừa thành quả của những công trình nghiên cứu của những người trước đó, với luận văn “Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt”, chúng tôi sẽ tiếp cận vấn đề “sông nước” trên cơ sở của NNHTN như những bước khai phá đầu tiên đầy tính thử thách. 3. Đóng góp của đề tài Như đã biện giải, nghiên cứu vấn đề sông nước Việt Nam dưới ánh sáng của NNHTN là một việc làm ý nghĩa. Chúng tôi bắt đầu việc nghiên cứu này thông qua “miền” và trên cơ sở “miền” đi vào thế giới tư duy của người Việt ở lĩnh vực “sông nước”. Đây là phương cách tiếp cận hiệu quả cho những phạm vi rộng lớn: Quy vào các lĩnh vực cụ thể để đào sâu tìm tòi vấn đề. Từ đó, luận văn này đóng góp vốn ngữ liệu từ ngữ (từ định danh, thành ngữ và tục ngữ) thuộc Miền ý niệm sông nước (MYNSN) trên cơ sở chính là khái quát hóa hiện tượng Ẩn dụ – Hoán dụ ý niệm trong tiếng Việt. Chính vì vậy, tuy khoanh vùng ở phạm vi sông nước nhưng những cứ liệu của chúng tôi khác lạ so với những nguồn cứ liệu đã có rải rác trong từ điển hoặc các công trình về “sông nước” trước đó. Luận văn cũng thống kê các bài hát có ca từ hàm chứa MYNSN trong âm nhạc Việt, hiển nhiên, chúng tôi chỉ sưu tầm cứ liệu ca từ mang tính minh họa mà không đi quá sâu để tránh sự bất lượng sức. 4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp sưu tập ngữ liệu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào đối tượng là từ vựng, thành ngữ, tục ngữ và một số ca dao, ca khúc Việt Nam phần lớn xoay quanh 121 ý niệm thuộc MYNSN được nêu trong mục 5.3 (chương một luận văn). Khảo sát của chúng tôi hướng đến MYNSN và MYN có liên quan đến sông nước; nhưng để tiện cho việc diễn đạt và trình bày, trong đa số trường hợp liên quan, chúng tôi tạm gọi ngắn gọn là MYNSN. 4.2. Phương pháp sưu tập ngữ liệu Đối với từ ngữ thuộc MYNSN Ngữ liệu từ định danh: Chúng tôi sử dụng hai cuốn từ điển chính là Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên [38], Từ điển đồng âm tiếng Việt của Hoàng Văn Hành – Nguyễn Văn Khang – Nguyễn Thị Trung Thành [21] . Bên cạnh đó, chúng tôi dùng Từ điển Anh – Việt của viện ngôn ngữ học [52], Từ điển Việt Anh của Đặng Chấn Liêu – Lê Khả Kế [32] khi chú thích, đối chiếu nghĩa tiếng Anh 121 ý niệm nói trên. Ngữ liệu thành – tục ngữ: Chúng tôi kế thừa có chọn lọc phần phụ lục của đề tài Tìm hiểu từ ngữ sông nước trong đời sống văn hóa Việt Nam của Nguyễn Thị Thanh Phương [39] song song với khảo sát các ngữ liệu qua từ điển thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt và tiếng Anh [28, 51]. Đối với ca từ hàm chứa MYNSN Chúng tôi chọn 20 ca khúc tại trang web mp3.baamboo [82] theo tiêu chí từ nhạc dân ca (ba miền) đến nhạc âm hưởng dân ca và nhạc hiện đại. Để đảm bảo tính khách quan của ngữ liệu, chúng tôi lựa chọn ngẫu nhiên: tra tên bài hát và giữ lại đúng 20 ca khúc có chứa (không phân biệt ít nhiều) các từ ngữ thuộc MYNSN trong đó. 5. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa và phát triển: chúng tôi kế thừa các công trình nghiên cứu trước về sông nước và về NNHTN, từ đó định ra hướng phát triển mới cho đề tài. Phân tích – miêu tả: chúng tôi tập trung phân tích, miêu tả về ý niệm và ý niệm sông nước với 7 miền ý niệm cụ thể. So sánh – đối chiếu: khi phân tích các ý niệm chúng tôi có đối chiếu với tiếng Anh và cách tri nhận của các dân tộc khác thông qua ngôn ngữ để làm sáng tỏ vấn đề. Thu thập – thống kê: thông qua các từ điển khác nhau và kế thừa phần phụ lục của Nguyễn Thị Thanh Phượng [39] chúng tôi đã tổng hợp nên 7 MYN cơ bản với 121 ý niệm cơ bản thuộc MYNSN. Dựa vào đây chúng tôi sắp xếp ngữ liệu phụ lục. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý thuyết Đề tài của chúng tôi đi vào khái chung cách tiếp cận ngôn ngữ dưới lăng kính NNHTN, từ đó góp phần làm phong phú những nghiên cứu về ngôn ngữ thuộc “sông nước” trong tiếng Việt từ góc độ MYN (Miền ý niệm). Để rồi, MYN được lưu ý thành một thuật ngữ quan trọng trong NNHTN và, luận văn còn hướng đến việc xây dựng các thống kê chuyên ngành mà cao hơn là các từ điển chuyên ngành đi sâu vào miền ý niệm sông nước (MYNSN). 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn nhấn mạnh đến kinh nghiệm sông nước nổi bật trong tư duy ngôn ngữ của người Việt so với các dân tộc khác và ngay trong chính hệ thống ngôn ngữ mà người Việt đang sử dụng. Thông qua đó, chúng tôi khẳng định MYNSN là một miền ưu thế, rộng khắp vượt ra khỏi lãnh vực của cư dân vùng sông nước. Luận văn cũng góp phần nhỏ khơi vào việc nghiên cứu ca từ dưới góc độ tri nhận luận với hy vọng tạo một cầu nối giữa Ngôn ngữ học và Âm nhạc học Việt Nam. Từ đấy, chúng ta chung sức tạo nên nền Âm nhạc Việt có những tác phẩm không những đẹp đẽ về làn điệu mà còn có thẩm mỹ trong ca từ. 7. Bố cục luận văn Luận văn (ngoài phần dẫn nhập, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục) sẽ gồm 2 chương: CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Ngôn ngữ học tri nhận – một khuynh hướng hiện đại 2. Quá trình tri nhận cơ bản trong não người 3. Bức tranh ngôn ngữ về sông nước của người Việt 3.1. Bức tranh ngôn ngữ về ý niệm nước 3.2. Bức tranh ngôn ngữ về ý niệm sông 3.3 Bức tranh ngôn ngữ với ý niệm sông nước 4. Miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt 5. Tiểu kết CHƯƠNG 2: PHÂN LOẠI – MÔ TẢ MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC VÀ MIỀN Ý NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SÔNG NƯỚC 1. Định danh thuộc miền ý niệm sông nước trong từ vựng tiếng Việt 2. Ẩn dụ và hoán dụ tri nhận về miền ý niệm sông nước trong hoạt động ngôn ngữ của người Việt 3. Miền ý niệm sông nước trong ca từ tiếng Việt 4. Tiểu kết

pdf166 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2236 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Miền ý niệm sông nước trong tri nhận người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ao. 220. Chị em dâu như bầu nước lã. 221. Chị em dâu như bầu nước lã, chị em gái như cái nhân sâm. 222. Dốc bầu tâm sự. 223. Anh em bốn bể một nhà. 224. Ba mươi sáu cửa bể phải nể cửa Tuần Vương. 225. Bãi bể nương dâu. 226. Bão bể mưa rừng. 227. Bể khổ bến mê. 228. Bể lặng sóng im. 229. Bể lặng trời trong. 230. Bể rộng ca nhảy, trời cao chim bay. 231. Bể sâu sóng cả. 232. Bể thệ non nguyền. 233. Bể trần chìm nổi. 234. Bốn bể là nhà. 235. Cá bể chim ngàn. 236. Cá bể chim trời. 237. Cái tôm chật gì bể. 238. Chỉ non thề bể. 239. Chim trời cá bể. 240. Gió bể mưa nguồn. 241. Cuộc đời dâu bể. 242. Cưới vợ không cheo, tiền gieo xuống bể. 243. Dạ sâu hơn bể, bụng kín hơn buồng. 244. Dễ dò rốn bể, khôn lường đáy sông. 245. Dọc ngang trời bể. 246. Đáy bể mò kim. 247. Đáy bể tìm trăng. 248. Đáy bể tìm kim, bắt chim ngoài đồng. 249. Đem muối bỏ bể. 250. Đi bể nhớ phương, đi đường nhớ lối. 251. Đo sông đo bể dễ đo lòng người. 252. Đo sông đo bể hồ dễ đo được lòng người. 253. Đồng bể trôi gio. 254. Gió bể mưa ngàn. 255. Gò với núi cũng kể là loài cao, bể với ao cũng kể là loài trũng. 256. Góc bể chân trời. 257. Lấp bể dời non. 258. Lên ngàn xuống bể. 259. Lên rừng xuống bể. 260. Lòng người như bể khôn dò. 261. May mùa cá sông, dông mùa cá bể. 262. Mò kim đáy bể. 263. Mò kim rốn bể. 264. Mới lên khỏi bể lại vào trong hang. 265. Mùa hè ác sông, mùa đông cá bể. 266. Muối bỏ bể không thấm vào đâu. 267. Nước bể không thể đo bằng đấu được. 268. Ở bể vào ngòi. 269. Sáng bể chớ mừng, tối bể chớ lo. 270. Thuận vợ thuận chồng tát bể đông cũng cạn. 271. Tiền rừng bạc bể. 272. Tìm kim đáy bể. 273. Trăm sông đổ ra bể. 274. Trên trời dưới bể. 275. Trước mặt không nhìn, đi tìm kim đáy bể. 278. Ao có bờ, sông có bến. 279. Bắc cầu chỉ bến. 280. Bến nhạn chỉ mây. 281. Bể khổ bến mê. 282. Bến cũ đò xưa. 283. Bến đò lò rèn. 284. Bến đợi sông chờ. 285. Cây đa bến cũ. 286. Con gái mười hai bến nước. 287. Đò đưa bến khác. 288. Gần bến gần thuyền. 289. Nón không quai, thuyền không bến. 290. Phận gái mười hai bến nước. 291. Qua sông đến bến. 292. Thuyền dời nhưng bến chẳng dời. 293. Trên bến dưới thuyền. 294. Bắt chấy cho mẹ chồng thấy bồ nông dưới biển. 295. Biển bạc rừng vàng. 296. Cá biển chim rừng. 297. Cá mập biển khơi, xe hơi ngoài lộ. 298. Dã tràng xe cát biển Đông. 299. Dạ sâu hơn biển, bụng kín hơn buồng. 300. Đan gầu tát biển. 301. Đào non lấp biển. 302. Đổ sông ra biển. 303. Đổ xuống sông xuống biển. 304. Gàu nan tát biển. 305. Góc biển bên trời. 306. Góc biển chân trời. 307. Hạt muối bỏ biển. 308. Lấy gáo đong nước biển. 309. Láy gáo tát biển. 310. Mèo uống nước biển không bao giờ cạn. 311. Năm châu bốn biển. 312. Nói trên trời dưới biển. 313. Non mòn, biển cạn. 314. Rừng vàng, biển bạc. 315. Tát cạn biển đông. 316. Tháng ba bà già đi biển. 317. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển đông. 318. Trăm sông đổ ra biển. 319. Trèo non, vượt biển. 320. Trời nam biển bắc. 321. Vá trời, lấp biển. 322. Xanh nước biển. 323. Ao có bờ, sông có bến. 324. Bán ruộng kiện bờ. 325. Bờ xôi ruộng mật. 326. Bùn ao đắp lên bờ. 327. Con tôm nhảy bờ là con tôm lớn. 328. Cơm quanh ra, ma quanh bờ. 329. Cửa ruộng be bờ. 330. Đào ao đắp bớ. 331. Đắp đập be bờ. 332. Giàu về hàng nén, chẳng giàu vù xén bờ. 333. Giàu vè ruộng, không ai giàu về xén bờ. 334. Giữ nước thì phải be bờ. 335. Lôi sông đã đến bờ. 336. Mất ruộng lấy bờ. 337. Nước cá nấu cá, đất ruộng đắp bờ ruộng. 338. Ông hẹn trên bờ, bà quờ xuống ruộng. 339. Ruộng ai thì nấy đắp bờ. 340. Ruộng bờ, cờ xe. 341. Ruộng mật, bờ xôi. 342. Sâu ao, cao bờ. 343. Tháng bảy nước chảy qua bờ. 344. Tức nước vỡ bờ. 345. Bể khổ, bến mê. 346. Không bờ không bến. 347. Đánh bùn sang ao. 348. Chân lấm tay bùn. 349. Bế quan tỏa cảng. 350. Cá chậu chim lồng. 351. Cá thia quen chậu, chòn đen quen hang. 352. Chim lồng cá chậu. 353. Chĩnh mắm treo đầy giàn. 354. Đôi gáo một chĩnh. 355. Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông. 356. Một chĩnh đôi gáo. 357. Một gáo, hai chĩnh. 358. Một ngựa hai yên, một chĩnh hai gáo. 359. Tráng chĩnh chờ dưới mưa. 360. Câu chuôm bỏ ao. 361. Câu chuôm thả ao. 362. Câu chuôm thả ao, cầu hào thả rãnh. 363. Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước. 364. Thả chuôm xuống ao. 365. Ao chum, ao vai, ai ao được lòng người. 366. Bắt chệch trong chum. 367. Cạn dòng là thắm, dứt đường chim bay. 368. Chặn dòng ngăn lối. 369. Chiếc bách giữa dòng. 370. Con dòng cháu giống. 371. Con dòng thì bỏ xuống đất, con vất thì đưa lên sàn. 372. Dòng dõi thi thư. 373. Dòng dõi Tiên Rồng. 374. Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng. 375. Hai thớ ba dòng. 376. Làm quan có mả, kẻ cả có dòng. 377. Một sông chảy hai dòng. 378. Mua heo chọn nái, mua gái lựa dòng. 379. Nguồn đục thì dòng cũng đục. 380. Nối dòng thư hương. 381. Thay ngựa giữa dòng. 382. Cấy lúa dược lạ, gieo mạ dược quen. 383. Chiêm hơn dược, mùa hơn đêm. 384. Lúa trổ ngả màu, vàng mạ thời ma xuống dược. 385. Cạn đầm thì uống nước khe. 386. Mặt lầm lầm tát nước đầm không cạn. 387. Một chạch chẳng đầy đầm. 388. Một đầm được mấy con cá. 389. Một đầm có mấy con cá lớn. 390. May tá đầm, mai tát đìa, ngày kia giỗ hậu. 391. Cải tá quy điền. 393. Dẫn thủy, nhập điền. 394. Đa điền, bất quy hiền thê. 395. Đinh đa, điền thiểu. 396. Hộ, hôn, điền, thổ vạn cổ chi thù. 397. Lão nông tri điền. 398. Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền. 399. Tang điền thương hải. 400. Thương hải biến vi tang điền. 401. Vui thú điền viên. 402. Cả nước sông thì nước đồng rẫy. 403. Chĩnh đổ mồ hôi, mưa trôi đầy đồng. 404. Đồng chua nước mặn. 405. Đồng nổi trôi gio, đồng bể no lòng. 406. Đồng trắng nước trong. 407. Nước mặn đồng chua. 408. Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu. 409. Đôi gáo một chĩnh. 410. Gáo dào hơn chuôi. 411. Gáo nước lửa thành. 412. Lành làm gáo, vỡ làm muôi. 413. Lấy gáo đông nước biển. 414. Một chĩnh đôi gáo. 415. Một cong hai gáo, chảng khua láo cũng long. 416. Một cong hai gáo, chảng khua láo cũng loong coong. 417. Một gáo, hai chĩnh. 418. Một ngựa hai yên, một chĩnh hai gáo. 419. Múc nước dùng dừa gáo; móc áo bằng nạc gai. 420. Nước gáo tắm cho voi. 421. Sờ nồi không gạo, sờ gáo không nước. 422. Vỏ dừa gặp vỏ gáo. 423. Đan gàu tát biển. 424. Đi tát sắm gàu, đi câu sắm giỏ. 425. Cơn bên tây lấy dây buộc gàu. 426. Gàu nan tát biển. 427. Nắng đan đó, mưa gió đan gàu. 428. Lên thác xuống ghềnh. 429. Ân oán giang hồ. 430. Có chồng phải gánh giang sơn nhà chồng. 431. Gái giang hồ, trai từ chiếng. 432. Giang sơn cẩm tú. 433. Giang sơn đâu, anh hùng đấy. 434. Giang sơn nào, anh hùng ấy. 435. Làm bạn với đò giang, mất cả quang lẫn gánh. 436. Làm bạn với sông giang, mất cả quang lẫn gánh. 437. Ngựa le te cũng đến bến giang, voi đủng đỉnh cũng sang qua đò. 438. Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc. 439. Nhất cận thị, nhì cận giang. 440. Nói tràng giang đại hải. 441. Trai tứ chiếng, gái giang hồ. 442. Tràng giang đại hải. 443. Cầu gãy còn đò, giếng cạn còn sông. 444. Cóc ngồi đáy giếng. 445. Cơm trời, nước giếng. 446. Dắt nhau xuống giếng. 447. Đào giếng chín tầng. 448. Đáy giếng mò trăng. 449. Đợi khát nước mới đào giếng. 450. Ếch ngồi đá giếng. 451. Giếng đâu thì ếch đó. 452. Giếng ngọt bị cạn trước, cây ngay bị chặt trước. 453. Lấp sông, lấp giếng ai lấp được miệng thế gian. 454. Mày bằng tao, ao bằng giếng. 455. Măng sông, ếch giếng, chó nhà chùa. 456. Năng mưa thì giếng năng đầy. 457. Ngồi trên giếng mà khát nước. 458. Nông nổi giếng khơi. 459. Rốn sâu như giếng. 460. Sa chân xuống giếng. 461. Sâu như giếng khơi. 462. Uống nước nhớ kẻ đào giếng. 463. Vứt tiền xuống giếng còn được xem tăm. 464. Mở lượng hải hà. 465. Thệ hải minh sơn. 466. Thương hải tang điền. 467. Tràng giang, đại hải. 468. Tứ hải giai huynh đệ. 469. Ân oán giang hồ 470. Có gan ăn muống, có gan lội hồ. 471. Gái giang hồ, trai tứ chiếng. 472. Còn hồ ao còn ếch nhái. 473. Xanh hồ thủy. 474. Gái thụ thai, trai đẩy lạch. 475. Ngọn nguồn lạch sông. 476. Trơn bọt lọt lạch. 477. Uống nước sông nhớ mạch suối. 478. Uống nước chớ quên người đào mạch. 479. Ở bể vào ngòi. 480. Lặn ngòi, ngoi nước. 481. Sông đâu không ngòi, khói đâu không lửa. 482. Câu hào, thả rãnh. 483. Câu chuôm thả ao, câu hào thả rãnh. 484. Ăn thuốc bán trâu, ăn trầu bán ruộng. 485. Bán ruộng kiện bờ. 486. Bán ruộng nhà, kiện ruộng chùa. 487. Bờ xôi ruộng mật. 488. Của ruộng be bờ. 489. Đất ruộng be bờ. 490. Giấu voi ruộng rạ. 491. Hoài phân đem đổ ruộng người. 492. Lăn lóc không bằng góc ruộng. 493. Ma già, ruộng ngấu. 494. Nghiên ruộng, bút cày. 495. Ruộng ai thì nấy đắp bờ. 496. Ruộng bờ, cờ xe. 497. Ruộng cả, ao liền. 498. Thục viết không bằng biết ruộng. 499. Vác nêu cắm ruộng chùa, (vác bùa cắm nhà ban). 500. Ao có bờ sông có bến. 501. Bán chợ buôn sông. 502. Bạt núi ngăn sông. 503. Bè chuối trôi sông. 504. Bể Sở sông Ngô. 505. Bến đợi sông chờ. 506. Cả nước sông thì nước đồng rẫy. 507. Cả sông đông chợ, lắm vợ nhiều oan gia. 508. Cá dưới sông, vợ chồng thuyền chài đánh nhau. 509. Cách núi ngăn sông. 510. Cái tôm chật gì sông, cái lông chật gì lỗ. 511. Cấm chợ ngăn sông. 512. Cầu gãy còn đò, giếng cạn còn sông. 513. Chày cháy trôi sông, ngư ông ngỡ cá. 514. Chẳng được ăn thì đẩy bè ra sông. 515. Chết sông, chết suối chẳng ai chết đuối đọi đèn. 516. Chia vàng giữa sông. 517. Có tội thì lội xuống sông, đánh ba tiếng cồng thì nổi tội lên. 518. Con sông có khúc chảy khúc vắt. 519. Dẫu vội chẳng lội qua sông. 520. Dễ dò rốn bể khôn lường đáy sông. 521. Đất (có) thổ công, sông (có) hà bá. 522. Đầu sông ngọn nguồn. 523. Đổ ra sông ra biển. 524. Đục từ đầu sông đục xuống. 525. Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông. 526. Gánh vàng đi đổ sông Ngô. 527. Gạo chợ nước sông, (củi đồng, dầu ống). 528. Gần lửa rát mặt, gần sông sạch mình. 529. Gần sông quen tiếng cá, gần núi không lạ tiếng chim. 530. Khúc sông khi lở khi bồi. 531. Lạc chợ trôi sông. 532. Làm bạn với sông giang, mất cả quan lẫn gánh. 533. Lấp sông, lấp giếng, ai lấp được miệng thế gian. 534. Lênh đênh như bè muống trôi sông. 535. Lội sông đã đến bờ. 536. Măng sông, ếch giếng, chó nhà chùa. 537. Mẹ vợ là bè trôi sông. 538. Một sông chảy hai dòng. 539. Mừng củi trên rừng, mừng cá dưới sông. 540. Ngọn nguồn lạch sông. 541. Như cát sông Hằng. 542. Núi sông cách trở. 543. Nước lã ra sông. 544. Nước sông, công lính. 545. Qua sông hết bến. 546. Qua sông lụy đò. 547. Qua sông đấm bòi vào sóng. 548. Qua sông đến bến. 549. Qua sông đốt đò. 550. Sông cạn đá mòn. 551. Sông có khúc người có lúc. 552. Sông đâu không ngòi, khói đâu không lửa. 553. Sông hoắm không chết đi chết vũng trâu đầm. 554. Sông lở cát bồi. 555. Sông lở sóng cồn. 556. Sông rộng sóng cả. 557. Sông sâu sào ngắn. 558. Thả bè trôi sông. 559. Tránh sông Cả, ngã phải núi Ba Vì. 560. Trăm khúc sông đổ một ngọn nguồn. 561. Trăm sông đổ bể. 562. Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông. 563. Vì sông nên phải lụy đò. 564. Xa sông cách đò. 565. Xẻ núi ngăn sông. 566. Lặn suối, trèo non. 567. Lội suối, băng ngàn. 568. Ngậm cười chín suối. 569. Nước khe đè nước suối. 570. Nước suối có bao giờ đục. 571. Trèo đèo lội suối. 572. Trèo non lặn suối. 573. Vượt suối trèo non. 574. Chảy như thác. 575. Lên thác xuống ghềnh. 576. Ăn như Hà Bá đánh vực. 577. Cá cả ở vực sâu. 578. Một trời một vực. 579. Nói như đá ném xuống vực. 580. Trời thẳm, vực sâu. Trường ý niệm 3 Miền loài vật đặc trưng TỪ ĐỊNH DANH 1. Bèo cái 2. Bèo bọt 3. Bèo cám 4. Bèo dâu 5. Bèo lục bình 6. Bèo nhật bản 7. Bèo ong 8. Bèo tấm 9. Bèo tây 10. Bọt bèo 11. Cá bạc 12. Cá bạc má 13. Cá bèo 14. Cá bẹ 15. Cá bò 16. Cá bỗng 17. Cá bống 18. Cá bống nui 19. Cá bột 20. Cá bơn 21. Cá càng 22. Cá cấn 23. Cá chạch 24. Cá chai 25. Cá chát 26. Cá chày 27. Cá cháy 28. Cá chẻng 29. Cá chép 30. Cá chim 31. Cá chiên 32. Cá chình 33. Cá chọi 34. Cá chuối 35. Cá chuồn 36. Cá cóc 37. Cá cơm 38. Cá diếc 39. Cá dưa 40. Cá đao 41. Cá đế 42. Cá đối 43. Cá đuôi cờ 44. Cá đuối 45. Cá gáy 46. Cá giếc 47. Cá hanh 48. Cá hẻn 49. Cá heo 50. Cá hố 51. Cá hối 52. Cá hồi 53. Cá hồng 54. Cá kiếm 55. Cá kim 56. Cá kìm 57. Cá kình 58. Cá lạc 59. Cá lành canh 60. Cá lăng 61. Cá lồng 62. Cá leo 63. Cá lẹp 64. Cá liệt 65. Cá linh 66. Cá lóc 67. Cá lòng tong 68. Cá lờn bơn 69. Cá lúi 70. Cá lưỡng tiêm 71. Cá mại 72. Cá măng 73. Cá mập 74. Cá mè hoa 75. Cá mè trắng 76. Cá mó 77. Cá mòi 78. Cá mối 79. Cá mú 80. Cá mương 81. Cá ngạnh 82. Cá ngão 83. Cá ngần 84. Cá ngựa 85. Cá nhám 86. Cá nhâm 87. Cá nheo 88. Cá nhét 89. Cá nhụ 90. Cá nóc 91. Cá nục 92. Cá nước 93. Cá ông 94. Cá ông voi 95. Cá phèn 96. Cá quả 97. Cá rô 98. Cá rô phi 99. Cá rô thia 100. Cá rựa 101. Cá săn bắt 102. Cá sặt 103. Cá sấu 104. Cá song 105. Cá sộp 106. Cá sơn 107. Cá tẩm 108. Cá thát lát 109. Cá thèn 110. Cá thia 111. Cá thiều 112. Cá thiểu 113. Cá thòi lòi 114. Cá thờn bơn 115. Cá thu 116. Cá tra 117. Cá tráp 118. Cá trâu 119. Cá trắm 120. Cá trắm cỏ 121. Cá trắm đen 122. Cá trắm trắng 123. Cá trê 124. Cá trích 125. Cá trôi 126. Cá úc 127. Cá vàng 128. Cá viên 129. Cá voi 130. Cá vược 131. Cò bợ 132. Cò con 133. Cò hương 134. Cò lả 135. Cò lửa 136. Cò mồi 137. Cò quay 138. Cò rò 139. Cóc cáy 140. Cóc gặm 141. Cóc nhảy 142. Cóc nước 143. Cóc tía 144. Cua bấy 145. Cua bể 146. Cua đá 147. Cua đồng 148. Cua gạch 149. Cua nước 150. Cua óp 151. Cua thịt 152. Da đồi mồi 153. Bơi nhái 154. Người nhái 155. Nhái bén 156. Dưa mắm 157. Mắm cái 158. Mắm kèm 159. Mắm lóc 160. Mắm muối 161. Mắm nêm 162. Mắm sặc 163. Mắm tôm 164. Ốc bươu 165. Ốc hương 166. Ốc lồi 167. Ốc nhồi 168. Ốc sên 169. Ốc vặn 170. Ốc xà cừ 171. Tép riu 172. Bánh phồng tôm 173. Bánh tôm 174. Ngâm tôm 175. Tôm bông 176. Tôm càng 177. Tôm he 178. Tôm hùm 179. Tôm rảo 180. Tôm rồng 181. Tôm tép THÀNH – TỤC NGỮ 182. Cạn ao bèo đến. 183. Phận bèo mây. 184. Bèo biết phận bèo. 185. Bèo nổi mây chìm. 186. Bèo nước hợp tan. 187. Bới bèo ra bọ. 188. Bọt nước cánh bèo. 189. Hoa trôi bèo dạt. 190. Mây trôi bèo nổi. 191. Nhạt như nước ao bèo. 192. Rẻ như bèo. 193. Bùn trong miệng ốc đùn ra. 194. Chân lấm tay bùn. 195. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 196. Thượng rạ hạ bùn. 197. Tiếc hay hòn ngọc mà rơi xuống bùn. 198. Ai biết uốn câu cho vừa miệng cá. 199. Ăn cá bỏ lờ. 200. Ăn cá bỏ vây. 201. Ăn cá bỏ xương. 202. Bán cá mũi thuyền. 203. Bắt cá hai tay. 204. Bể rộng cá nhảy, trời cao chim bay. 205. Biến đi như cá chui sóng. 206. Biệt tin nhạn cá. 207. Bỏ con săn sắt, bắt con cá rô. 208. Bới đầu cá, vạch đầu tôm. 209. Bóng chim tăm cá. 210. Cá (đã) cắn câu. 211. Cá ăn kiến, kiến ăn cá. 212. Cá ăn thì giật, để lâu mất mồi. 213. Cá ao ai vào ao ta, ta được. 214. Cá bể chim trời. 215. Cá bén câu. 216. Cá cả ở vực sâu. 217. Cá cả, lợn lớn. 218. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ. 219. Cá cắn câu. 220. Cá chậu chim lồng. 221. Cá chép hóa rồng. 222. Cá chết vì mồi. 223. Cá chọn nơi sâu, người tìm chỗ tốt. 224. Cá chuối chết đuối vì con. 225. Cá có lứa, chim có đàn. 226. Cá đắm nhạn sa. 227. Cá đầy giỏ vẫn thèm con cá sẩy. 228. Cá để miệng mèo. 229. Cá diếc ao bèo. 230. Cá đối bằng đầu. 231. Cá gặp nước, rồng gặp mây. 232. Cá hóa rồng. 233. Cá khô gặp nước. 234. Cá lặn nhạn sa. 235. Cá lí hóa long. 236. Cá lớn nuốt cá bé. 237. Cá lọt giỏ, gà lọt bội. 238. Cá lứa chim đàn. 239. Cá mắc cạn. 240. Cá mạnh về nước. 241. Cá mạnh về vây. 242. Cá mập biển khơi, xe hơi ngoài lộ. 243. Cá mè ao chua. 244. Cá mè đè cá chép. 245. Cá mè một lứa. 246. Cá mổ đằng lưng. 247. Cá nằm dưới ao. 248. Cá nằm dưới dao. 249. Cá nằm trên cạn. 250. Cá nằm trên (trốc) thớt. 251. (Cá) nheo đổ cho ếch, ếch đổ cho (cá) nheo. 252. Cá no khó nhử. 253. Cá no mồi cũng khó dử lên. 254. Cá rãy, ốc cũng rãy. 255. (Cá) rồng rồng theo nạ, quạ theo gà con. 256. Cá rô gặp mưa rào. 257. Cá sảy là cá lớn. 258. Cá sấy sống lại. 259. Cá thia quen chậu, chồn đèn quen hang. 260. Cá thối rắn xương. 261. Cá thối từ trong xương thối ra. 262. Cá trên thớt. 263. Cá treo mèo nhịn đói. 264. Cá tươi xem mang. 265. Cá vàng bụng bọ. 266. Cá vào tay ai nấy bắt. 267. Cá vượt Vũ môn. 268. Cắt đầu cá vá đầu tôm. 269. Cha chết ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá đầu chợ. 270. Chả có cá lấy rau má làm trọng. 271. Chân chim, bóng cá. 272. Chẳng được cá trắm cá chép cũng được cái tép cái tôm. 273. Chê tôm ăn cá lù đù. 274. Chết cha ăn ăn cơm với cá, chết mẹ liếm lá đầu chợ. 275. Chìm cá, rơi chim. 276. Chim có cánh, cá có vây. 277. Chim lồng cá chậu. 278. Chim sa cá lặn. 279. Chim sa, cá nhảy. 280. Chờ tăm đợi cá. 281. Chọn canh, kén cá. 282. Có cá (đổ vạ) cho cơm. 283. Có cá mòi đòi cá chiên. 284. Có con cá mòi đòi con cá chim. 285. Có má ở nhà mới có cá mà ăn. 286. Cơm cá chả chim. 287. Cơm cả rá, cá cả nồi, rượu cả vò, chó cả con. 288. Cơm gà cá gỏi. 289. Cơm thừa cá gạn. 290. Cơm trắng cá ngon. 291. Con (cá) rô cũng tiếc, con (cá) giếc cũng muốn. 292. Con cá đánh ngã bát cơm. 293. Con cá thối, hôi cả giỏ. 294. Con thì mẹ, cá thì nước. 295. Con tôm đút mồm con cá. 296. Con tôm nhử con cá. 297. Đá cá lăng dưa. 298. Đánh cá nước đục. 299. Đánh nước đau đến cá, mắng chó đau đến chủ. 300. Đắt cá hơn rẻ thịt. 301. Đầu (cá) chép mép (cá) mè. 302. Đầu (cá) trôi, môi (cá) mè, đe (cá) gáy. 303. Đầu cá trôi, môi cá mè. 304. Đầu cua tai (cá) nheo. 305. Đem cá bỏ giỏ cua. 306. Đổ nhớt cho cá nheo. 307. Được cá quên chài. 308. Gương mắt cá rán. 309. Hạt trai mắt cá. 310. Hết nước thấy cá. 311. Kén cá chọn canh. 312. Khi kiến ăn cá, khi cá ăn kiến. 313. Không có cá lấy cua làm trọng. 314. Lẩn như (cá) trạch. 315. Láu tôm láu cá. 316. Leo cây dò cá. 317. Lo như cá nằm trên thớt. 318. Lòng cá dạ chim. 319. Mèo mù vớ được (cá) rán. 320. Một con cá lội, mấy người buông câu. 321. Một đầm được mấy con cá. 322. Mừng củi trên rừng, mừng cá dưới sông. 323. Muốn ăn cá cả phải thả câu dài. 324. Muốn ăn cá, phải thả câu. 325. Nào là cá lớn đi đâu, để cho cá nhỏ cắn câu thế thế này. 326. Ngày dưng thì chẳng chấp gai, đến khi có cá mượn chài ai cho. 327. Nước cả cá lớn. 328. Rau già cá ươn. 329. Róc rỉa lòng tong. 330. Róc rỉa như cá lòng tong. 331. Rung chà cho cá nhảy. 332. Tăm cá bóng chim. 333. Thả (cá) săn sắt bắt cá sộp. 334. Tham cơm nguội, cá kho, bỏ cơm vua, áo chúa. 335. Tham con (cá) diết, tiết con (cá) rô. 336. Thấy cá rô chạy, nồi rang cũng chạy. 337. Thề cá trê chui ống. 338. Thịt cá là (hương) hoa, tương cà là gia bản. 339. Thưa ao tôt cá, thưa con tốt trứng. 340. Thưa ao tốt cá. 341. Tịt mù tăm cá bóng chim. 342. Tôm he cá mực. 343. Trèo cây kiếm cá. 344. Trốn như (cá) chạch. 345. Trưa gỏi cá cháy tối canh cá chài. 346. Uốn câu vừa miệng cá. 347. Buôn bán cò con. 348. Cao lêu kêu như cò hương. 349. Cò kiếm cò ăn cốc kiếm cốc ăn. 350. Cò vạc kiếm ăn từng thung lũng. 351. Cốc mò cò xơi. 352. Đục nước béo cò. 353. Lêu nghêu như cò hương. 354. Lò dò như cò bắt tép. 355. Trêu cò cò mổ mắt. 356. Ủ rủ như cò bợ phải mưa. 357. Áo chân cáy váy chân sứa. 358. Nhát như cáy. 359. Bắt cóc bỏ dĩa. 360. Bụng cóc ngỡ bụng bò. 361. Cóc bỏ dĩa. 362. Cóc chết ba năm quay đầu về núi. 363. Cóc có gan cóc kiến có gan kiến. 364. Cóc cũng phải mở miệng. 365. Cóc đi guốc khỉ đeo hoa. 366. Cóc kiếm nhái xơi. 367. Cóc làm tội nhái nhái làm tội ễnh ương. 368. Cóc mò cò ăn. 369. Cóc ngồi đáy giếng, 370. Con cóc lắt lẻo lại đòi trèo thang. 371. Đánh ruồi không đủ miệng cóc. 372. Dơ dáng như cóc ôi vôi. 373. Gan cóc tía. 374. Già cóc đế. 375. Phình bụng cóc. 376. Trèo cây bắt cóc. 377. Xù xì da cóc. 378. Ỳ ạch như cóc leo thang. 379. Ăn cua bỏ vỏ, ăn cá bỏ vây. 380. Bắt cua bỏ giỏ. 381. Bắt cua được ếch. 382. Chạch bỏ giỏ cua. 383. Đầu cua tai đỉa. 384. Đếm cua trong lỗ. 385. Ngang như cua. 386. Công dã tràng. 387. Dai như đỉa. 388. Quần áo tổ đỉa. 389. Còn ao hồ còn ếch nhái. 390. Con ếch tha con nhái. 391. Ếch đổ cho nheo. 392. Ếch lại đòi cắn cổ rắn. 393. Ếch mọc lông nách. 394. Ếch ngồi đáy giếng. 395. Ếch ngồi trong hang mà còn lo chết. 396. Ếch thấy hoa thì vồ. 397. Nheo đổ cho ếch. 398. Bán bò đi tậu ễnh ương. 399. Cóc làm tội nhái nhái làm tội ễnh ương. 400. Cóc nhái ễnh ương chấp chi nhặt nhạnh. 401. Câm miệng hến. 402. Câm như hến. 403. Hến phải mở miệng. 404. Ăn mắm hút dòi. 405. Chĩnh mắm treo đầu giàn. 406. Chó nhà quê đòi ăn mắm mực. 407. Gầy như cá mắm. 408. Có gan ăn muống có gan lội hồ. 409. Lênh đênh bè muống trôi sông. 410. Bắt nhái bỏ đệp. 411. Oai oái như nhái phải rắn. 412. Đứt đuôi nòng nọc. 413. Ăn kĩ no lâu cày sâu tốt lúa. 414. Cỏ úa thì lúa cũng vàng. 415. Mỏng manh lá lúa. 416. Muốn ăn lúa phải tìm giống. 417. Mặt cú da lươn. 418. Lươn bò để tanh cho rổ. 419. Cá nhảy ốc cũng nhảy. 420. Chó nào chẳng ăn cứt, ốc nào chẳng ăn bùn. 421. Kẻ ăn ốc người đổ vỏ. 422. Ốc bò bằng mồm. 423. Ốc làm chẳng nên thì sên phải chịu. 424. Quân sên tướng ốc. 425. Chậm như rùa, 426. Rụt như cổ rùa 427. Ăn cắp như rươi. 428. Cắp như rươi. 429. Cứt cũng như rươi ba bốn mươi cũng như hai tiền. 430. Cứt lộn với rươi. 431. Đông như rươi. 432. Kẻ ăn rươi người chịu bão. 433. Đeo như sam 434. Cao như sếu. 435. Mặt sứa gan lim. 436. Miệng hùm gan sứa. 437. Sứa không nhảy qua đăng. 438. Sứa nhảy qua đăng. 439. Ăn như thuồng luồng. 440. Thuồng luồng mắc cạn. 441. Thuồng luồng ở cạn. 442. Con tép lộn rong. 443. Giết một con cò cứu trăm con tép. 444. Hộ Pháp ăn tép. 445. Nói như tép nhảy 446. Mồm tép nhảy. 447. Thả tép bắt tôm. 448. Cái tôm chật gì bể. 449. Cái tôm đút mồm con bống. 450. Con tôm nhảy bờ là con tôm lớn. 451. Con tôm nhử con cá. 452. Đắt như tôm tươi. 453. Đầu rồng đuôi tôm. 454. Lưng tôm tít đít tôm càng. 455. Mắt bánh rán, trán bánh chưng, lưng tôm càng. 456. Mấy đời rồng đến nhà tôm. 457. Họ nhà vạc. 458. Kêu như vạc. 459. Ngơ ngác như vạc đui. Trường ý niệm 4 Miền công cụ đánh bắt TỪ ĐỊNH DANH Câu dầm Câu kéo Câu lim Bòn chài Chài lưới Ghe chài Mỡ chài Thuyền chài Mồi chài Đăng đó Cái hom giỏ Đặt lờ Mồi chài Nơm cá Kéo Vó THÀNH – TỤC NGỮ Cá cắn câu. Cần câu cơm. Một con cá lội mấy người buông câu. Vắng câu gặp đó vắng ó gặp quạ khoang. Mất cả chì lẫn chài. Được cá quên chài. Buông dầm cầm chèo. Tham đó bỏ đăng. Vào trong mắc đó ra ngoài mắc đăng. Đơm đó ngọn tre. Tham đăng bỏ đó. Chớ nghe lời phỉnh thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom. Ăn cá bỏ lờ. Tránh nơi lưới thả mắc đường bẫy treo. Được chim bỏ ná được cá quên nơm. Sẵn vó thì tốn cá ao. Cuốn vó bỏ đi. Trường ý niệm 5 Miền phương tiện di chuyển và các bộ phận của phương tiện TỪ ĐỊNH DANH 1. Cầu ao 2. Cầu chì 3. Cầu cống 4. Cầu đường 5. Cầu hàng không 6. Cầu khỉ 7. Cầu lăn 8. Cầu máng 9. Cầu nối 10. Cầu phao 11. Cầu phong 12. Cầu quay 13. Cầu tàu 14. Cầu thang 15. Cầu thang máy 16. Cầu thăng bằng 17. Cầu tiêu 18. Cầu treo 19. Cầu trục 20. Cầu vai 21. Cầu vòng 22. Chèo chống 23. Chèo kéo 24. Mái chèo 25. Dầm dề 26. Cầm dầm 27. Lái dầm 28. Làm dầm 29. Ướt dầm 30. Ghe bản lồng 31. Ghe bầu 32. Ghe chài 33. Ghe cộ 34. Ghe cửa 35. Ghe lườn 36. Mỏ neo 37. Nhảy sào 38. Nhổ sào 39. Bến tàu 40. Cầu tàu 41. Đầu tàu 42. Tàu bay 43. Tàu bè 44. Tàu biển 45. Tàu bò 46. Tàu cánh ngầm 47. Tàu chậm 48. Tàu chiến 49. Tàu chợ 50. Tàu chở máy bay 51. Tàu cuốc 52. Tàu điện 53. Tàu điện ngầm 54. Tàu đổ bộ 55. Tàu há mồm 56. Tàu hỏa 57. Tàu khu trục 58. Tàu lặn 59. Tàu ngầm 60. Tàu nhanh 61. Tàu sân bay 62. Tàu suốt 63. Tàu thủy 64. Tàu thuyền 65. Tàu tốc hành 66. Tàu tuần dương 67. Tàu tuần tiễu 68. Tàu vét 69. Tàu vũ trụ 70. Vũng tàu 71. Chiến thuyền 72. Giang thuyền 73. Hải thuyền 74. Lâu thuyền 75. Pháo thuyền 76. Phi thuyền 77. Thương thuyền THÀNH – TỤC NGỮ 77. Chiếc bách giữa dòng. 78. Chiếc bách sóng đào. 79. Thả bè trôi sông. 80. Bè chuối trôi sông. 81. Ba bè bảy bối. 82. Lênh đênh như bè nứa trôi sông. 83. Nước chảy xuôi bè kéo ngược. 84. Bỏ buồm xem gió. 85. Coi gió bỏ buồm. 86. Như buồm gặp gió 87. Kéo buồm ngược gió. 88. Thuận buồm xuôi gió. 89. Giong buồm ra biển lớn. 90. Bắc cầu chỉ bến. 91. Đi cầu nào biết cầu nấy. 92. Cầu gãy còn đò giếng cạn còn sông. 93. Cát lâu cũng đắp nên cầu. 94. Đi trước bắt cầu đi sau theo dõi. 95. Qua cầu cất nhịp. 96. Qua cầu rút ván. 97. Qua cầu thoát nạn. 98. Buông dầm cầm chèo. 99. Cả sóng ngã tay chèo. 100. Chớ thấy sóng cả mà ngả tay chèo. 101. Có cứng mới vững tay chèo. 102. Êm chèo mát mái. 103. Qua đò khinh sóng. 104. Qua sông đốt đò. 105. Bến cũ đò xưa. 106. Cách sông nên phải lụy đò. 107. Cầu gãy còn đò giếng cạn còn sông. 108. Đò đưa bến khác. 109. Bỏ lái buông sào. 110. Bốc mũi bỏ lái. 111. Cắm sào đợi nước. 112. Nước sâu sào ngắn. 113. Sông sâu sào ngắn. 114. Bán cá mũi thuyền. 115. Buôn thuyền gánh vã. 116. Cả thuyền to sóng. 117. Cắm thuyền đợi khách. 118. Còn thuyền còn chèo còn nước còn tát. 119. Cùng hội cùng thuyền. 120. Chẳng ăn được thì đẩy bè ra sông. 121. Chóng thuyền ngược nước. 122. Chưa thăm ván đã bán thuyền. 123. Thuyền nát đụng nhau. 124. Đóng thuyền đợi bến. 125. Đứng mũi chịu sào. 126. Thuyền nan chở đá thuyền lá chở sắt. 127. Trên bến dưới thuyền. Trường ý niệm 6 Miền đặc tính của nước và vận động liên quan đến nước TỪ ĐỊNH DANH 1. Bão bùng 2. Bão cát 3. Bão rớt 4. Bão táp 5. Bão tố 6. Bão tuyết 7. Đèn bão 8. Gió bão 9. Mắt bão 10. Vũ bão 11. Đục ngầu 12. Lắng đọng 13. Sâu lắng 14. Lai láng 15. Lềnh phềnh 16. Lũ lụt 17. Củi lụt 18. Lụt lội 19. Ngập mặn 20. Ngập ngụa 21. Nông cạn 22. Rất nông 23. Nông choèn choẹt 24. Nông nổi 25. Róc rách 26. Ròng ròng 27. Ròng rã 28. Nước ròng 29. Bước sóng 30. Sóng âm 31. Sóng điện từ 32. Sóng gió 33. Sóng lừng 34. Sóng ngầm 35. Sóng ra đi ô 36. Sóng sánh 37. Sóng thần 38. Sóng vô tuyến 39. Biệt tăm 40. Mất tăm 41. Tăm dạng 42. Tăm hơi 43. Tăm tích 44. Tăm tiếng 45. Tối tăm 46. Lan tràn 47. Tràn đầy 48. Tràn lan 49. Tràn ngập 50. Tràn trề 51. Tràn trụa 52. Trong lành 53. Trong mát 54. Trong sạch 55. Trong sáng 56. Trong suốt 57. Trong vắng 58. Trong vắt 59. Trong veo 60. Trong xanh THÀNH – TỤC NGỮ 61. Ăn như tráng, làm như bão. 62. Bão bể mưa rừng. 63. Bão táp phong ba. 64. Cấy gió chịu bão. 65. Góp gió thành bão, (góp cây nên rừng). 66. Kẻ ăn rươi, người chịu bão. 67. Lò dò như cò phải bão. 68. Mưa bom, bão đạn. 69. Phong ba bão táp. 70. Bồi ở lở đi. 71. Khúc sông khi lở khi bồi. 72. Sông lở cát bồi. 73. Bắn bùn sang ao. 74. Bùn đánh ao đắp lên bờ. 75. Bùn trong miệng ốc đùn ra. 76. Chân lấm, tay bùn. 77. Chó nào chẳng ăn cứt, ốc nào chẳng ăn bùn. 78. Có hổ mới có lốt, có ốc mới có bùn. 79. (Để lâu) cứt trâu hóa thành bùn. 80. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. 81. Hay không lây hèn, sen không lây bùn. 82. Lâu cứt trâu hóa bùn. 83. Lội bùn lấm chân, vộc sơn phù mặt. 84. Nát như (đất) bùn. 85. Nắn bùn thành khuôn. 86. Rẻ như bùn. 87. Thượng rạ, hạ bùn. 88. Tiếc thay hòn ngọc mà rơi xuống bùn. 89. Cạn ao bèo đến. 90. Cạn dòng lá thắm, dứt đường chim xanh. 91. Cạn đầm thì uống nước khe. 92. Cạn tàu ráo máng. 93. Cạn thì vén áo xăn quần. 94. Chết đuối trên cạn. 95. Đàn bà cạn lòng như đĩa, (đàn ông bạc nghĩa như vôi). 96. Lên cạn, xuống nước. 97. Lời đã cạn lời. 98. Mặt lầm lầm tát nước đầm không cạn. 99. Mèo uống nước biển chẳng bao giờ cạn. 100. Non mòn biển cạn. 101. Sông cạn đá mòn. 102. Tát cạn bắt lấy. 103. Tát cạn biển Đông. 104. Thuận bè thuận bạn tát cạn biển Đông. 105. Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn. 106. Thuồng luồng ở (sao được) cạn. 107. Chảy như thác. 108. Con sông có khúc chảy khúc vắt. 109. Ép quả thì chảy ra nước. 110. Hoa trôi, nước chảy. 111. Máu chảy đến đâu ruồi bâu đến đấy. 112. Một sông chảy hai dòng. 113. Nước chảy, bèo trôi. 114. Thèm chảy (nước) rãi. 115. Thuộc như cháo chảy. 116. Trơn như cháo chảy. 117. Tiền ròng, bạc chảy. 118. Ao tù nước đọng. 119. Chết trong còn hơn sống đục. 120. Dò trong lắng đục. 121. Dở đục dở trong. 122. Đánh cá nước đục. 123. Đục nước béo cò. 124. Đục từ đầu sông đục xuống. 125. Gạn đục, khơi trong. 126. (Lỡ làng) nước đục, bụi trong. 127. Nguồn đục thì dòng cũng đục. 128. Sống đục sao bằng thác trong. 129. Trâu chậm uống nước đục. 130. Lềnh bà lềnh bềnh. 131. Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh. 132. Bèo nước lênh đênh. 133. Lênh đa lênh đênh. 134. Lênh đênh như bè muống trôi sông. 135. Bồi ở lở đi. 136. Của bàn tay làm ra như nước nguồn, của cha mẹ để cho như nước lũ. 137. Gặp nước lụt chó leo bàn độc. 138. Góp gió thành bão, mưa lâu thành lụt. 139. Lụt thì lút cả làng. 140. Nhờ lụt đẩy rều. 141. Ướt như chuộc lụt. 142. Ăn gió nằm mưa 143. Bão bể mưa rừng. 144. Bắt ếch mưa rào. 145. Chải gió gội mưa. 146. Chớp bể mưa nguồn. 147. Cò bợ phải trời mưa. 148. Dãi gió dầm mưa. 149. Dạn dày gió mưa. 150. Gió bể mưa ngàn. 151. Gió táp mưa sa. 152. (Ăn) ngập mặt ngập mũi. 153. Cá rô róc rách đường cày. 154. Nước lên rồi nước lại ròng. 155. Tiền ròng, bạc chảy. 156. Ăn gió nói sóng. 157. Ăn nói sóng gió. 158. Ăn sóng nói gió. 159. Bể lặng sóng im. 160. Bể sâu sóng cả. 161. Biến đi như cá chui sóng. 162. Buôn đáng sóng, nói đàng gió. 163. Cả sóng ngã tay chèo. 164. Cả thuyền to sóng. 165. Cái sóng khuynh thành. 166. Cát dập sóng vùi. 167. Chân sóng, ngọn nguồn. 168. Chiếc bách sóng đào. 169. Đất bằng dậy sóng. 170. Đầu gió, ngọn sóng. 171. Đầu sóng ngọn gió. 172. Gió đập, sóng vùi. 173. Gió to, sóng cả. 174. Qua đò khinh sóng. 175. Sóng cả chớ rã tay chèo. 176. Sóng cả gió to. 177. Sông lở sóng cồn. 178. Sông rộng, sóng cả. 179. Thuyền to sóng lớn. 180. Vén mây nhảy sóng. 181. Ăn nắng nằm sương. 182. Da mồi tóc sương. 183. Dạn dày sương gió. 184. Gối đất nằm sương. 185. Tuyết chở sương che. 186. Biệt tăm biệt tích. 187. Bóng chim, tăm cá. 188. Mọc mũi, sủi tăm. 189. Ném tiền xuống ao không được xem tăm. 190. Tăm cá bóng chim. 191. Tịt mù tăm cá bóng chim. 192. Vứt tiền xuống giếng (còn được) xem tăm. 193. Giọt nước làm tràn cốc. 194. Nói tràn cung mây. 195. Chết trong còn hơn sống đục. 196. Nhờ phèn nước mới trong. 197. Ao tù nước đọng. 198. Rồng vàng tắm nước ao tù. 199. Ướt như chuột lội. Trường ý niệm 7 Miền hoạt động đặc trưng của người (vật) ở nước TỪ ĐỊNH DANH Bơi lội Câu dầm Câu kéo Câu lim Chài lưới Ghe chài Mỡ chài Thuyền chài Bòn chài Mồi chài Chèo chống Chèo kéo Mái chèo Dầm dề Cầm dầm Lái dầm Làm dầm Ướt dầm Lặn lội Lặn ngụp Áo lặn Tàu lặn Bến lội Bơi lội Lặn lội Lóng nước muối Ngâm mạ Ngâm tôm Chìm nổi Nông nổi THÀNH – TỤC NGỮ 31. Đua bơi với giải. 32. Câu chuôm bỏ ao. 33. Câu hào thả rãnh. 34. Cha chài chú bủa. 35. Cha chài mẹ lưới con câu. 36. Ăn như chèo thuyền. 37. Còn thuyền còn chèo, còn nước còn tát. 38. Chậm chèo tới trước nhanh bước tới sau. 39. Chèo cho mạnh ngọn, chèo cùng tát cạn. 40. Chèo cùng tát cạn. 41. Chèo xuôi mát mái. 42. Một mình vừa chống vừa chèo. 43. Vụng chèo khéo chống. 44. Ba chìm bảy nổi. 45. Bể trần chìm nổi. 46. Bèo nổi mây chìm. 47. Chết chìm chết đắm. 48. Chết chìm vớ được phao. 49. Chìm cá rơi chim. 50. Của chìm của nổi. 51. Đá nổi lông chìm. 52. Đắm ngọc chìm châu. 53. Có trâu trâu đầm, không trâu bò lội. 54. Đơm đó ngọn tre. 55. Cá lặn nhạn sa. 56. Chim sa cá lặn. 57. Lặn ngòi ngoi nước. 58. Lặn suối trèo non. 59. Ăn cổ đi trước lội nước theo sau. 60. Có gan ăn muống có gan lội hồ. 61. Có phúc đẻ con biết lội, có tội đẻ con hay trèo. 62. Dẫu vội chẳng lội qua sông. 63. Lội bùn lắm chân vộc sơn phù mặt. 64. Lội dòng nước ngược. 65. Lội nước còn sợ ướt chân. 66. Lội sông đã đến bờ. 67. Lội suối băng ngàn. 68. Sâu khó lội, cao khó trèo. 69. Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ đi. 70. Có của thì rửa trăm dơ. 71. Còn nước còn tát. 72. Đan gàu tát biển. 73. Tắm khi nào vuốt mặt khi ấy. 74. Ăn cho thủng nồi trôi rế. 75. Bè chuối trôi sông. 76. Bè nứa trôi sông. 77. Bèo giạt hoa trôi. 78. Có đắt hàng tôi mới trôi hàng bà. 79. Gỗ trôi không gãy cũng mục, người lang thang không vụng cũng tồi. 80. Mo nan trôi sấp biết ngày nào khôn. 81. Nói buông trôi. 82. Tham nhiều nuốt không trôi. 83. Thằng chết trôi lôi thằng chết đuối. PHỤ LỤC 2 CA TỪ HÀM CHỨA MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG ÂM NHẠC VIỆT Để phục vụ cho mục 3 của chương 2 (Thử tìm hiểu MYNSN trong ca từ tiếng Việt), chúng tôi đã chọn 20 ca khúc Việt một cách khá ngẫu nhiên, sự ngẫu nhiên này nhằm chứng minh rằng MYNSN thật sự thâm nhập vào hơi thở của âm nhạc nước nhà từ xưa đến nay. Chúng tôi sắp xếp các ca khúc theo ba mảng: Nhạc dân ca, nhạc âm hưởng dân ca và nhạc đương đại. Ở từng mảng sẽ trình bày theo thứ tự alphabet. Trong 20 ca khúc này, người viết cố ý in nghiêng những câu hát chứa MYNSN, và ý niệm thuộc MYNSN sẽ được in nghiêng đậm trong câu hát đó. Việc lưu ý này cho phép người đọc dễ dàng nhận ra MYNSN trải dài trong ca từ Việt. Dân Ca BÈO DẠT MÂY TRÔI (Dân ca Bắc bộ) Bèo dạt mây trôi, chốn xa xôi, anh ơi, em vẫn đợi... í i ì... Bèo dạt, mây í i ì... trôi, chim sa, tang tính tình... í i ì..., cao vời, ngậm một tin trông, hai tin đợi, ba bốn tin chờ…sao chẳng thấy anh...Một mảnh trăng treo, suốt năm canh, anh ơi, trăng đã ngã... a á à... ngang đầu. Thương nhớ... ờ ơ... ai, sao rơi... đêm sắp tàn... í i ì…trăng tà. Người ra đi có nhớ, là nhớ ai ngồi trông cánh chim trời, sao chẳng thấy anh... Mòn mỏi thâu đêm, suốt năm canh. Anh ơi, em vẫn đợi... í i ì... mỏi mòn. Thương nhớ... ờ ơ... ai. Sao rơi, trăng sắp tàn .. í i ì... trăng tà. Cành tre đu trước ngõ. Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh... Thương nhớ... ờ ơ... ai. Sao rơi, trăng sắp tàn... í i ì... trăng tà. Cành tre đu trước ngõ. Là gió la đà em vẫn mong chờ, sao chẳng thấy anh... GIÓ ĐÁNH ĐÒ ĐƯA (Dân ca Bắc bộ) Gió đánh cành tre, gió đập cành tre. Chiếc thuyền anh vắng le the đợi nàng. Gió đánh cành bàng, gió đập cành bàng. Dừng chèo anh hát cô nàng ấy nghe. Gió đánh cành dừa, gió đập cành dừa. Em còn hờ hững nên chưa có chồng. Gió đánh cành hồng, gió đập cành hồng. Chỉ mình em biết muốn chồng hay chưa? Gió đánh cành tre, gió đập cành tre. Chiếc thuyền anh vắng le the đợi nàng. Gió đánh cành bàng, gió đập cành bàng. Dừng chèo em hát anh chàng ấy nghe. Gió đánh đò đưa, gió đập đò đưa. Mưa chiều ướt áo anh đưa em về thuyền. Gió đánh mạn thuyền gió đập mạn thuyền. Nhịp nhàng ta hát nơi miền trăm năm. HÒ HỤI (Dân ca Trung bộ) (Hù là khoan là hù là khoan a la khoan hò khoan là hù là khoan) Tìm em (hù là khoan) như thể tìm chim (hù là khoan). Chim ăn bể bắc (là hù là khoan), anh tìm bể đông (Bớ hò bớ hụi. Bớ hụi hát hụi hò khoan). (Hù là khoan là hù là khoan a la khoan hò khoan là hù là khoan). Tình em (hù là khoan) như nước dòng sông (hù là khoan). Thương anh áo rách (là hù là khoan), phòng không mà buồn (Bớ hò bớ hụi. Bớ hụi hát hụi hò khoan). LÝ BẰNG RẰNG (Dân ca Nam bộ) Câu dân ca thoảng nhẹ tiếng ru (ý) lý bằng răng (à). Tiếng ru (i a ) tình bằng ngọt lịm (ờ). Thiết tha tiếng mẹ ngân dài gợi nước non (ý) lý bằng răng (à) Nước non (i a) ngàn đời thật đẹp (ờ).Câu dân ca nở rộ cánh sen (ý) lý bằng răng (à). Cánh sen (i a) gần bùn càng đẹp (ờ). Cánh sen ngát nhụy bên hồ rọi ánh trăng (ý) lý bằng răng (à). Cánh sen (i a) tình bằng ngào ngạt (ờ). Ơi con chim sẻ ngậm lúa thơm (ý) lý bằng răng (à). Lúa reo (i a) đàn cò lội ruộng (ờ) Gió đưa tiếng gọi con đò đậu bến sông (ý) lý bằng răng (à) Thoáng xa (i a) tình bằng chờ đợi (ờ). Mênh mông êm ả giọng cất lên (ý) lý bằng răng (à). Tiếng ca (i a) tình bằng dào dạt (ờ). Xóm xa phố chợ êm đềm giọng hát em (ý) lý bằng răng (à). Tiếng ca (i a) tình bằng ngọt lịm (ơ). LÝ CON CÓC (Dân ca Nam bộ) Hò...........ơi.......... Cóc chết, nàng Nhái mồ côi. Chàng Hiêu tới hỏi, Nhái lắc đầu hổng ưng. Cóc chết nàng Nhái mồ côi bấy lâu. Chàng Hiêu nó bèn đi hỏi. Nhái lắc đầu lắc đầu hổng ưng.Con Ếch ngồi ở sau lưng nó kêu là kêu cái "Wợt". Biểu ưng, biểu ưng cho rồi, biểu ưng cho rồi. Bậu chờ ai, chớ ai chờ Bậu. Chớ Bậu chờ ai, lấy chồng sướng hơn! LÝ CON SÁO SANG SÔNG (Dân ca Nam bộ) Ai đem mà con sáo (i) sang sông? Ai đem con sáo sang sông tình bằng mà sang sông í i tình bằng mà sang sông (í i i)? Cho nên mà con sáo mà í sổ sổ sổ lồng, cho nên chim sáo sổ lồng tình bằng mà bay xa í i, tình bằng mà bay xa í i. LÝ KÉO CHÀI (Dân ca Nam bộ) Gió lên rồi căng buồm cho khoái. Gác chèo lên ta nướng ngô khoai. Gió lên rồi căng buồm theo gió. Kéo chài cho tôm cá vô khoang. Cánh tay này sức dài vóc lớn. Chí làm trai vượt gió ra khơi. Dẫu xa bờ không sờn lòng sóng lớn. Vững bàn tay sương gió khơi xa. Dù cho mưa nắng mấy ai khoan hơi khoan hò. Nhậu cho tiêu hết mấy chai khoan hơi khoan hò. Bỏ ghe màng nghiêng ngả ơi … là hò. (Không ai chống chèo, không ai chống chèo ơi hò ơi hò là hò ơi). Dù cho mưa nắng mấy ai khoan hơi khoan hò. Ngại chi mưa nắng thấu vai khoan hơi khoan hò. Chắc tay mà kéo lưới ơi … là hò (cho khoang cá đầy, cho tôm cá đầy ơi hò ơi hò là hò ơi). Nhạc âm hưởng dân ca BÀI CA ĐẤT PHƯƠNG NAM (Lê Nhất Vũ – Lê Giang) Nhắn ai đi về miền đất phương Nam. Trời xanh mây trắng, soi dòng Cửu Long giang. Mênh mông rừng tràm, bạt ngàn dừa xanh. Tiếng chang đước đong đưa, nhớ người xưa từng ở nơi này. Cho ta thêm yêu dấu chân ngàn năm đi mở đất. Cho ta thêm yêu bầy chim sáo sổ lồng. Ơi, ơi hò, ơi ơi ơi ơi hò. Ơi ơi ơi hò, ơi ơi ơi hò ơi. Còn đâu đây tiếng vó ngựa phi, mà ngỡ con tàu vỗ sóng bờ xa. Nỉ non sao tiếng nhạn kêu chiều. Buồm xuôi vô phương Nam phiêu bạt theo thủy triều. Dẫu trải qua thăng trầm giông tố, qua bao cuộc bể dâu, mãi dâng cho đời, bài tình ca đất phương Nam. Ơi ơi hò, ơi ơi ơi ơi hò. Cánh chim tung trời về đất phương Nam, người xưa lưu dấu in hình thuở mang gươm. Bao la tình đời, màu lục bình trôi. Hoàng hôn tím ven sông, tiếng hò khoan còn tỏa đôi bờ Lênh đênh mây trôi, khói sương chiều miên man nỗi nhớ. Nghe trong âm ba từng con sóng vỗ về. Ơi ơi hò, ơi ơi ơi ơi hò Ơi ơi ơi hò, ơi ơi ơi hò ơi. Chờ trăng lên cất tiếng gọi nhau, đờn khảy tang tình đượm thắm hồn ai. Biển xôn xao gió lộng tứ bề, thuyền ai xuôi phương Nam khoan nhặt trôi lững lờ. Đã trải qua bao muà mưa nắng, qua bao cuộc đổi thay, mãi dâng cho đời, bài tình ca đất phương Nam. CÁNH CÒ TRONG CÂU HÁT MẸ RU (Phạm Tuyên – Chế Lan Viên) Con còn bế trên tay, con chưa biết con cò. Nhưng trong lời mẹ ru, có cánh cò đang bay. Con cò bay la, con cò bay lả con cò ... con cò Đồng Đăng. Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn. Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ. Con cò ăn đêm con cò xa tổ. Cò gặp cành mềm cò sợ xáo măng. Ngủ đi con cò ơi chớ sợ.Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng. Con chưa biết con cò, con vạc. Con chưa biết cành mềm, mẹ hát... Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân. Dù gần con, dù ở xa con. Lên rừng xuống bể, cò vẫn tìm con , cò vẫn tìm con, cò vẫn yêu con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con. Đi suốt cuộc đời lòng mẹ vẫn theo con…À ru hời à hời ru. Một con cò thôi, con cò mẹ hát cũng là cuộc đời vỗ cánh qua nôi. Hà hời ru, hà hời ru. Cho cánh cò, cánh vạc, cho cả sắc trời đến hát quanh nôi. ĐÊM TÀN BẾN NGỰ (Dương Thiệu Tước) Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng. Nhớ chăng non nước Hương Bình! Có những ngày xanh, lưu luyến bao tình, vương mối tơ mành! Hàng cây soi bóng nước Hương, thuyền xa đậu bến Tiêu Tương. Lưu luyến thay phút say hương dịu buồn. Nhưng thoảng nghe khúc ca Nam Bình sầu than! Như nức nở khóc duyên bẽ bàng! Thấp thoáng trăng mờ, ai than ai thở đời vui chi trong sương gió. Ai nhớ thương ai! Đây lúc đêm tàn, tình đã lạt phai. Thuyền ơi đưa ta tới đâu? Tìm trăng, trăng khuất đã lâu. Sương xuống trên bến cô liêu,thêm sầu. Bèo nước gió mây đêm ngắn tình dài, có ai nhớ, ai nơi giang đầu. Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng. Bến xưa non nước Hương Bình, những phút tàn canh vương vấn bao tình. Ai rứt sao đành. Thuyền mơ trong khúc Nam Ai, đàn khuya trên sông ngân dài. Ai luyến ai tiếc khúc ca Tần Hoài! Ôi vẳng nghe tiếng ai âm thầm trầm ngân như nhắn nhủ mối duyên thờ ơ. Sông nước lững lờ, ai mong ai chờ đời vui chi trong sương gió. Đây phút cô đơn ai oán cung đàn sầu vọng trần gian. Thuyền ơi, đưa ta tới đâu! Hồn thơ vương vấn canh thâu, thương tiếc chi phút bên nhau thêm sầu. Bao kiếp giang hồ ly biệt thường tình, có ai nhớ ai nơi Hương Bình. MƯA TRÊN PHỐ HUẾ (Minh Kỳ) Chiều nay mưa trên phố Huế, kiếp giang hồ không bến đợi. Mà mưa sao vẫn rơi rơi hoài, cho lòng nhớ ai. Ngày chia tay hôm nao còn đây, nước trên sông Hương còn đầy. Tình đã xa gió mưa u hoài, mắt lệ ngắn dài. Chiều mưa trên Kinh Đô Huế,tiếng mưa còn vương kỷ niệm. Ngày quen nhau dưới chân Thiên Mụ, anh còn nhớ không? Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà. Chiều thiết tha có anh bên mình, mà ngỡ hôm qua. Hò...ơi...!!! Ơi...hò...!!! Chiều mưa phố buồn. Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai mong đợi. Một người biền biệt nơi mô, để nhớ với thương một người. Chiều nay mưa trên phố Huế, biết ai đã quên ai rồi. Hạt mưa rơi vẫn rơi rơi đều, cho lòng u hoài. Ngày xưa mưa rơi thì sao, bây chừ nghe mưa lại buồn. Vì tiếng mưa, tiếng mưa trong lòng, làm mình cô đơn. NGẪU HỨNG LÝ QUA CẦU (Trần Tiến) Bằng lòng đi em về với quê anh, một cù lao xanh một giòng nước xanh. Bằng lòng đi em về với quê anh, mình ngồi bên nhau tình tự quê hương. Bằng lòng đi em về với quê anh, mùa mưa, cầu tre dẫu khó đưa dâu. Bằng lòng bên anh dưới mái tranh nghèo, về đây người quê chỉ có tấm lòng, có chiếc xuồng ba lá để yêu em. Ôi đóa hoa tím trôi liu riu, dòng sông nước chảy liu riu, anh thấy em nhỏ xíu, nhỏ xíu anh thương. Ôi những đêm ngắm sông, nhớ em buồn muốn khóc. Mình anh ca điệu lý qua cầu. Bằng lòng đi em, bằng lòng, bằng lòng đi em ... Bằng lòng đi em. Bằng lòng đi em. Bằng lòng đi dù muôn trùng xa, khúc dân ca bắc cầu em tới. Bằng lòng đi người yêu nhỏ bé, khúc dân ca điệu lý qua cầu. TIẾNG CÒI TRONG SƯƠNG ĐÊM (Hoàng Việt) Bến nước gió rét đò thưa khách sang. Lau xanh ven sông mờ run bóng trăng. Đêm nay không gian chìm trong giá băng. Con đò sang ngang...Kể lúc vắng bóng người chinh chiến xưa. Đã cắm giữa gió mùa thu thổi đưa. Đêm nay đông sang mà tin vẫn chưa. Đưa đò ...về ... xưa. Mà đoàn hùng binh âm thầm xông lướt trong sương. Hồi còi còn vang như hòa lẫn theo người lái đò ru: Tiếng còi trong sương đêm. Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn, nghe vi vu oán than. Thôi toán quân đi rồi, thôi toán quân đi rồi ...Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ đi rồi ...Con ơi lòng mẹ ủ ê thương cho chồng mấy dặm sơn khê. Khi ra đi có hứa thu nay về. Mà hôm nay lá thu đã rơi tràn. Rồi mùa đông sang qua luôn mòn mỏi trong đau buồn. Hò hơ hớ ... Hò hơ hớ ...Tiếng còi trong sương đêm. Tiếng còi trong sương đêm theo gió đưa ôi buồn. Nghe vi vu oán than. Thôi khóc chi đau lòng, con cứ an giấc nồng. Hơ hờ hơ ...hơ hơ hơ bên lòng...Hơ hờ hơ ...hò hơ… Nhạc hiện đại BIỂN NHỚ (Trịnh Công Sơn) Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về. Gọi hồn liễu rủ lê thê, gọi bờ cát trắng đêm khuya. Ngày mai em đi, đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ. Sỏi đá trông em từng giờ, nghe buồn nhịp chân bơ vơ. Ngày mai em đi, biển nhớ em quay về nguồn, gọi trùng dương gió ngập hồn, bàn tay chắn gió mưa sang. Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đêm mờ. Hồn lẻ nghiêng vai gọi buồn, nghe ngoài biển động buồn hơn. Hôm nào em về, bàn tay buông lối ngõ. Đàn lên cung phím chờ sầu lên dây hoang vu. Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về chiều sương ướt đẫm cơn mê, trời cao níu bước sơn khê. Ngày mai em đi, cồn đá rêu phong rũ buồn. Đèn phố nghe mưa tủi hồn. Nghe ngoài trời giăng mây luôn. Ngày mai em đi, biển có bâng khuâng gọi thầm, ngày mưa tháng nắng còn buồn, bàn tay nghe ngóng tin sang. Ngày mai em đi, thành phố mắt đêm đèn vàng, nửa bóng xuân qua ngập ngừng, nghe trời gió lộng mà thương. BỜ BẾN LẠ (Nhất Huy) Em bước đi mãi trên con phố dài. Nghe tiếng chim hót cô đơn cuối trời, từng chiều mưa mà sao ta đã mất nhau người ơi. Bờ bến lạ, bờ bến lạ người yêu đã sang bên kia đại dương. Bờ bến lạ, bờ bến lạ để anh bước đi quên hết yêu thương. Trong đêm tối không còn tiếng cười. Đôi chân mỏi không còn lối về. Nhìn mưa bay giọt sầu rơi, rơi trong tiếc nuối. Bờ bến lạ, bờ bến lạ để con sóng xưa quên đi đại dương. Đường phố lạ đường phố lạ để anh bước chân qua những yêu thương. Như sương khói tan vào cuối trời, quanh ta đã không còn tiếng cười. Từng đêm mưa rơi từ khi anh bước chân về bên người. Bờ bến lạ, bờ bến lạ người yêu đã sang bên kia đại dương. Bờ bến lạ, bờ bến lạ để anh bước đi quên hết yêu thương. Trong đêm tối không còn tiếng cười. Đôi chân mỏi không còn lối về. Nhìn mưa bay giọt sầu rơi, rơi trong tiếc nuối... CA DAO ĐÊM GIÁNG SINH (Dương Thụ) Lũy tre làng lao xao bờ sông. Bài ca dao mùa đông, có tiếng mưa thì thầm trên mái rạ. Bài ca dao thềm hoang, vẩn vơ viên gạch vỡ. Bài ca dao xiêu xiêu, cánh cò bay bạt gió. Bài ca dao ta không còn nhớ và nụ cười năm xưa đã quên. Tiếng chuông nhà thờ ngân nga mùa đông. Bài ca dao vào đêm có tiếng kêu miệt mài con dế nhỏ. Bài ca dao ngả nghiêng chập chờn ngôi nhà cũ. Bài ca dao rêu phong xanh mờ trên tường ngõ. Bài ca dao ta không còn nhớ và nụ cười năm xưa đã quên. Lũy tre làng và tiếng chuông nhà thờ. Bài ca dao bâng quơ nụ cười ai bơ vơ một thuở. CHIỀU NGHE BIỂN KHÓC (Jimmy Nguyễn) Một chiều nào bơ vơ trên cát, nhìn em đang ngây ngơ xõa tóc hững hờ. Ngày lại ngày tôi hay ra đó, tìm kiếm chỉ có mỗi riêng người. Những dốc đá em hay đi qua, thì tôi đây đi ra chờ sẵn lâu rồi. Bóng dáng đó tôi hay theo sau, chiều nay sao bỗng bỏ đi rồi. Giờ một mình lang thang trên cát, lòng tôi như đang nghe biển khóc âm thầm. Rồi tình này như bao cơn sóng, ngày tháng sóng đến khóc bên bờ. Những phiến đá trăm năm yêu ai, chờ ai cho hôm nay trời đất hao mòn. Đến những dấu chân hôm nào em đi, chiều nay dấu đã phai rồi. Cho tôi xin cơn sóng chỉ xô bờ, đừng quay ra khơi cho tình phải bơ vơ. Cho tôi xin cơn gió hãy ru hời, đại dương trong tim tôi đừng khóc. Cho tôi xin em vẫn đứng bên đời, để cho con tim tôi còn mãi chơi vơi. Cho tôi xin em tóc xõa trong chiều, biển xanh muôn đời đẹp mãi. ĐÊM THẤY TA LÀ THÁC ĐỔ (Trịnh Công Sơn) Một đêm bước chân về gác nhỏ, chợt nhớ đóa hoa Tường Vi. Bàn tay ngắt hoa từ phố nọ, giờ đây đã quên vườn xưa. Một hôm bước qua thành phố lạ, thành phố đã đi ngủ trưa. Đời ta có khi tựa lá cỏ, ngồi hát ca rất tự do. Nhiều khi bỗng như trẻ nhớ nhà, từ những phố xưa tôi về. Ngày xuân bước chân người rất nhẹ, mùa xuân đã qua bao giờ. Nhiều đêm thấy ta là thác đổ, tỉnh ra có khi còn nghe. Một hôm bước chân về giữa chợ, chợt thấy vui như trẻ thơ. Đời ta có khi là đóm lửa, một hôm nhóm trong vườn khuya. Vườn khuya đóa hoa nào mới nở, đời tôi có ai vừa qua. Nhiều khi thấy trăm nghìn nấm mộ, tôi nghĩ quanh đây hồ như. Đời ta hết mang điều mới lạ, tôi đã sống rất ơ hờ. Lòng tôi có đôi lần khép cửa, rồi bên vết thương tôi quỳ. Vì em đã mang lời khấn nhỏ, bỏ tôi đứng bên đời kia. NHƯ CÁNH VẠC BAY (Trịnh Công Sơn) Nắng có hồng bằng đôi môi em. Mưa có buồn bằng đôi mắt em. Tóc em từng sợi nhỏ, rớt xuống đời làm sóng lênh đênh. Gió sẽ mừng vì tóc em bay, cho mây hờn ngủ trên trên vai. Vai em gầy guộc nhỏ, như cánh vạc về chốn xa xôi. Nắng có còn hờn ghen môi em. Mưa có còn buồn trong mắt trong. Từ lúc đưa em về, là biết xa nghìn trùng. Suối đón từng bàn chân em qua. Lá hát từ bàn tay thơm tho. Lá khô vì đợi chờ, cũng như đời người mãi âm u. Nơi em về ngày vui không em? Nơi em về trời xanh không em? Ta nghe nghìn giọt lệ, rớt xuống thành hồ nước long lanh. VỀ ĐÂY NGHE EM (Trần Quang Lộc – Anh Khuê) Về đây nghe em, về đây nghe em.Về đây mặc áo the, đi guốc mộc. Kể chuyện tình bằng lời ca dao, kể chuyện tình bằng hạt lúa mới, kể chuyện tình bằng nồi ngô khoai.Và về đây nghe lại tiếng xưa, để nhớ trong tiếng vỡ bờ. Về đây nghe em, về đây nghe em. Về đây thỏa ước mơ đi hát dạo, để chào đời bằng hạt sương mai, để bằng lòng ngọt ngào hấp hối. Và hận thù người người lắng xuống, và tìm nhau như tìm xót xa trong lúc lệ đã đầy vơi. Này hồn ơi lên cao lên cao, đem ánh sáng hân hoan trên trời, rọi vào đời cho ta tinh cầu yêu thương. Này thịt xương ta chưa mang theo, khi ngã xuống mê man tủi hờn. Này về đây nghe nhau thở dài trong đêm. Về đây nghe em, về đây nghe em. Về đây cùng khóc trên sông nước buồn. Chở lòng người trở về quê hương. Chở hồn người vào dòng suối mát. Chở thật thà vào lòng dối trá. Và nhạc hoa xin tạ chút ơn hạnh phúc khi đã gặp nhau.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH033.pdf
Tài liệu liên quan