Luận văn Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn

Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nước ta trong những năm đổi mới nền kinh tế vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Đóng góp vào những thành công đó có vai trò của ngành ngân hàng và đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Với vai trò là trung gian tài chính, mang vốn đến với người nông dân. Nguồn vốn ngân hàng góp phần giảm tình trạng thiếu vốn của nông thôn, hạn chế vay nặng lãi có từ lâu đời. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong thời gian qua ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn luôn cố gắng vươn lên để tự khẳng định vị trí, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân đặc biệt là những người nông dân. Do thời gian thực tập ngắn và khả năng có hạn, nên bài viết còn nhiều sai sót. Em mong các thầy cô đóng góp xây dựng để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Cao Cự Bội và các thày cô trong khoa Ngân hàng – tài chính đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

doc67 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
790 3.082 3.828 Tỉ lệ nợ qúa hạn 3.6% 3.3% 3.0% Nguồn: Phòng kế toán ngân quĩ NHNo&PTNT Kinh Môn Tỉ lệ nợ quá hạn năm 2003 là 3.6% tương đương 2.790 tỉ đồng về số tuyệt đối, năm 2004 tỉ lệ này là 3.3% tương đương 3.082 tỉ đồng. Đến năm 2005 tỉ lệ nợ quá hạn là 3.0% tương đương 3.828 tỉ đồng Chất lượng tín dụng ngày càng được cải thiện tốt hơn thể hiện qua tỉ lệ nợ quá hạn giảm liên tục qua các năm. Đó là do ngân hàng đã có những biện pháp giảm thiểu rủi ro cụ thể như tăng cường công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, đồng thời giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng vốn vay, nếu có dấu hiệu vi phạm hoặc làm ăn không có hiệu quả sẽ có biện pháp kịp thời xử lí. Các khoản nợ tín dụng trong năm qua tiếp tục phát sinh có nguyên nhân từ khách hàng nhưng cũng có cả nguyên nhân từ ngân hàng. Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do nhiều khách hàng của ngân hàng vay vốn để chăn nuôi gia cầm và kinh doanh các sản phẩm từ gia cầm nên đã bị thiệt hại nặng qua dịch cúm gia cầm, không có nguồn trả nợ cho ngân hàng, những khoản vay đó cũng được chính phủ chỉ đạo tạm thời chưa thu hồi. Ngoài ra một số khách hàng lần đầu chăn nuôi những loại đặc sản như ba ba, ếch do không có kinh nghiệm nên thất bại, không trả nợ được cho ngân hàng. Nhưng cũng có những khách hàng cố tình dây dưa kéo dài không chịu trả nợ. Nguyên nhân về phía ngân hàng: Chất lượng Công tác thẩm định trong nhiều trường hợp món vay nhỏ chưa được chú trọng, đánh giá ý thức khách hàng chưa thực sự được coi trọng. Đội ngũ cán bộ tín dụng có nhiều cán bộ trẻ mới về công tác nên chưa có kinh nghiệm trong thẩm định, đòi nợ… 2.1.3.3. Hoạt động tài chính, thanh toán, ngân quĩ. Thanh toán không dùng tiền mặt. Các nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu của ngân hàng là chuyển tiền điện tử, chuyển khoản, phát hành và thanh toán séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi,..Ngân hàng đã tổ chức thanh toán cho khách hàng nhanh gọn và không để xảy ra sai sót cả trong nước và nước ngoài. Nếu người gửi và người nhận trong cùng hệ thống Ngân hàng nông nghiệp, chỉ trong ngày hoặc ngày hôm sau sẽ nhận đựoc tiền, nếu khác hệ thống ngân hàng nhưng cùng trong lãnh thổ Việt Nam thì tối đa trong hai ngày sẽ nhận được tiền. Trong năm 2005, ngân hàng đã tổ chức thanh toán cho gần 2000 khách hàng, trong đó khối lượng chuyển tiền đi là 390 tỉ đồng và khối lượng chuyển tiền đến là 380 tỉ. Hoạt động thanh toán đã mang lại thu nhập cho chi nhánh là 500 triệu đồng. Nghiệp vụ thanh toán ít gặp rủi ro, việc thực hiện đơn giản Hiện nay, ngân hàng đang cố gắng mở rộng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trở thành nghiệp vụ mang lại lợi nhuận đáng kể trong thu nhập. Hoạt động tài chính. Ngân hàng nông nghiệp Kinh Môn luôn cố gắng tăng thu, tiết kiệm chi phí để mang lại hiệu quả cao. Trong năm 2004, tổng thu cả năm đạt 12.03 tỉ đồng, trong đó thu từ lãi đạt 10.21 tỉ dồng, thu từ hoạt động tài chính đạt 0.5 tỉ đồng , thu phí ngoại bảng đạt 1.32 tỉ đồng. Tổng chi phí là 8.231 tỉ đồng, trong đó chi lãi là 7.248 tỉ đồng. Chênh lệch thu chi là 3.799 tỉ đồng. Năm 2005, tổng nguồn thu của ngân hàng đạt 15.562 tỉ đồng, thu lãi là 13.889 tỉ đồng, thu từ hoạt động khác là 1.673 tỉ đồng. Tổng chi là 11.531 tỉ đồng chi lãi là 10.955tỉ Chênh lệch thu chi là 4.031 tỉ đồng. Chênh lệch giữa thu-chi năm 2005 tăng hơn 6.1% so với năm 2004. 2.2. Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn. 2.2.1. Quy trình cho vay hộ sản xuất. 2.2.1.1. Đối tượng cho vay. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng phục vụ nhu cầu vốn cho ngành nông nghiệp, lâm, ngư nghiệp là chủ yếu. Khách hàng mục tiêu của ngân hàng là các hộ nông dân. Trong một số năm gần đây, ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay như cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh dịch vụ, nhưng đối tượng cho vay chủ yếu vẫn là cây trồng vật nuôi và các dịch vụ cung cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp. Cây trồng. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, ngành trồng trọt vẫn đóng tỉ lệ cao nhất trong tổng giá trị. Tuy tỉ trọng đó có xu hướng giảm song nó vẫn còn ở mức độ cao từ 70-80% giá trị sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đối tượng cho vay là cây trồng chiếm tỉ lệ cao trong cấp tín dụng. Các cây trồng bao gồm cả cây trồng ngắn ngày và dài ngày. Các cây trồng ngắn ngày có đặc điểm là chi phí bỏ ra thấp, vòng quay vốn nhanh. Hiện nay các cây trồng ngắn ngày đang được đầu tư quan tâm phát triển vì cho thu nhập cao,dễ chuyển đổi loại cây trồng khác nên hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó phải kể đến các cây trồng lâu năm là thế mạnh của địa phương như vải Thiều, nhãn lồng, hồng không hạt…Những loại cây trồng này yêu cầu vốn bỏ ra trong thời gian đầu cao, nếu gặp vấn đề về tiêu thụ hay giá thành khó chuyển sang loại cây trồng khác, ví dụ như vải trong một số năm gần đây có giá thành rất thấp, người nông dân không thu được lợi nhuận song cũng khó chuyển ngay sang cây trồng mới. Ngân hàng nên chú ý khi cho vay với việc phát triển cây trồng lâu năm. Vật nuôi. Tỉ trọng ngành chăn nuôi tuy chiếm tỉ lệ từ 20- 30% song đang có chiều hướng phát triển nhanh. Ngành chăn nuôi qua các năm vừa qua gặp nhiều tổn thất từ dịch bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, người chăn nuôi gặp tổn thất nặng nề. Người dân đã chuyển hướng sang chăn nuôi các loại khác cho giá trị cao như ba ba, cá chim trắng, bò …Vì vậy, tỉ trọng ngành chăn nuôi vẫn tăng trưởng qua các năm. Phát triển ngành chăn nuôi đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, các hộ không đủ vốn đề đầu tư nên rất cần sự giúp đỡ của ngân hàng. Trong quá trình cho vay, ngân hàng cần chú ý hạn chế cho vay để chăn nuôi con vật có rủi ro cao, ví dụ như hiện nay hạn chế cho vay chăn nuôi gia cầm. Đối tượng cho vay là các cây con-cơ thể sống, chịu tác động nhiều của điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu. Khi cho vay ngân hàng nên chú ý đến điều kiện về thị trường, xã hội đối với các sản phẩm đó để hạn chế rủi ro. 2.2.1.2. Quy trình cho vay. Khi các hộ nông dân vay vốn tại ngân hàng phải tuân theo các bước sau: Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn Khách hàng cần có các giấy tờ sau: Các giấy tờ để chứng minh tính pháp lí: giấy chứng minh nhân dân của người đứng tên vay, sổ hộ khẩu gia đình.. Phương án sử dụng vốn. Đối với khoản vay có giá trị nhỏ, người vay không cần phương án sử dụng vốn mà chỉ cần khai báo thông tin có liên quan về lao động, đất đai, đối tượng sản xuất… và ghi trực tiếp vào giấy đề nghị vay vốn. Các giấy tờ liên quan tới tài sản bảo đảm. Thông thường các hộ vay khoản vay nhỏ nên không cần thế chấp tài sản, nhưng hầu hêt phương án sản xuất đều liên quan tới sử dụng đất nên phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có xác nhận của địa chính xã, xác nhận đất không có tranh chấp như minh chứng về tính khả thi của dự án. Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của ngân hàng. Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay vốn Thẩm định là bước quan trọng nhất, quyết định có cho khách hàng vay vốn hay không. Thẩm định kĩ giúp ngân hàng tránh được rủi ro đạo đức của khách hàng, chọn được dự án thực sự có tính khả thi. Thẩm định trên phương diện tài chính và phi tài chính. Thẩm định về phương diện phi tài chính: Hộ nông dân cư trú trên địa bàn có trụ sở của chi nhánh. Người đại diện cho hộ giao dịch với ngân hàng có thể là chủ hộ hoặc người được uỷ quyền có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Vốn được sử dụng cho mục đích hợp pháp, phù hợp với các qui định phát triển kinh tế, môi trường. Các yếu tố xã hội của hộ cũng là điểm ngân hàng rất quan tâm. Những yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của hộ, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của hộ như thói quen sinh hoạt, uy tín chủ hộ, khả năng tổ chức sản xuất của hộ. Thẩm định trên phương diện tài chính: theo hai hướng là thẩm định nhu cầu vay và khả năng trả nợ của hộ. Thẩm định nhu cầu vay của hộ, ngân hàng dựa vào phương pháp định mức cho vay( số tiền vay xác định trên đơn vị diện tích canh tác, đầu gia súc. Khả năng trả nợ dựa trên năng lực tài chính của hộ. Ngân hàng không tài trợ cho toàn bộ dự án mà yêu cầu hộ phải tham gia một phần vốn vào dự án, để đảm bảo hộ cố gắng làm ăn có hiệu quả. Vốn của hộ tham gia không nhất thiết dưới dạng tiền mà có thể dưới dạng hiện vật như giống, phân bón, sức kéo….Tuỳ từng loại hình sản xuất mà ngân hàng yêu cầu vốn tự có nhiều hay ít. Ngân hàng còn phân tích các nguồn tài chính dùng để trả nợ cho ngân hàng, đây là nguồn cho thấy khách hàng có khả năng trả nợ cho ngân hàng hay không. Nguồn trả nợ chính là thu nhập từ kết quả thực hiện dự án ngân hàng tài trợ. Bên cạnh đó còn có các nguồn khác. Khi hộ tham gia sản xuất nhiều nghề thì thu nhập từ tất cả các nghề có thể là nguồn trả nợ cho ngân hàng. Khi xem xét kì hạn nợ, ngân hàng nên chú ý tới thời điểm có thu nhập của hộ. Phương pháp thẩm định: phân tích các dữ liệu có trong hồ sơ vay vốn, hồ sơ khách hàng, sau đó đối chiếu với các quy định của chính sách tín dụng, chính sách phát triển kinh tế và thẩm tra tại chỗ. Bước 3: Quyết định tín dụng. Sau khi xem xét hồ sơ và thẩm định dự án, nếu đủ điều kiện vay vôn, ngân hàng sẽ quyết định cho vay. Thông thường, người ra quyết định là phó giám đốc kinh doanh. Hợp đồng tín dụng được kí kết giữa người đại diện của hộ với phó giám đốc ngân hàng. Bước 4: Giám sát tiền vay và thu hồi nợ. Cách thức giải ngân phụ thuộc vào phương thức cho vay. Thường các hộ vay số tiền nhỏ, ngân hàng cho vay theo phương thức cho vay là từng lần. Sau khi giải ngân, ngân hàng phải kiểm tra tại chỗ việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không. Ngân hàng thu nợ theo định kì. Trong trường hợp không trả được nợ, ngân hàng căn cứ từng nguyên nhân cụ thể để ra quyết định. 2.2.2. Hoạt động cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn. Cho vay hộ sản xuất chiếm tỉ trọng lớn nhất trong hoạt động cho vay tại NHNo Kinh Môn, mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho ngân hàng nhưng đồng thời góp phần trong sự phát triển của kinh tế hộ và bộ mặt nông thôn Kinh Môn. Thấy được vị trí của cho vay hộ sản xuất trong chiến lược phát triển kinh doanh trong những năm tới, ngân hàng đã chú ý tói mở rộng cả về số lượng khách hàng và qui mô tín dụng để nguồn vốn ngân hàng đến được với tất cả những người cần vốn. 2.2.2.1. Doanh số cho vay. Bảng 8: doanh số cho vay tại NHNo&PTNT Kinh Môn năm 2003-2005 Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 Tỉ trọng tăng 04/03 2005 Tỉ trọng 05/04 Doanh số cho vay 75.945 94.256 24.1% 130.258 38.2% Doanh số cho vay HSX 68.345 84.589 23.8% 112.348 32.8% Tỉ trọng cho vay HSX 89.99% 89.7% 86.02% Doanh số cho vay phản ánh số lượng cho vay của ngân hàng trong thời gian xác định. Doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm liên tục tăng trưởng nhanh, trong đó có sự đóng góp của cho vay hộ sản xuất. Năm 2003, doanh số cho vay đạt 75.945 tỉ đồng thì cho vay hộ sản xuất là 68.345 tỉ, chiếm 89.9% trong tổng doanh số cho vay, có 3201 hộ vay mới trong đó 789 hộ vay lần đầu. Năm 2004, doanh số cho vay của ngân hàng là 94.286 tỉ đồng thì doanh số cho vay hộ sản xuất là 84.589 tỉ đồng chiếm 89.7% trong doanh số cho vay của ngân hàng, số hộ vay vốn tăng lên 4876 hộ, trong đó có 1503 hộ lần đầu đến với ngân hàng. Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng thêm 17.244 tỉ đồng tương đương 23.8%. trong 2 năm 2004 và 2003. Đến năm 2005, ngân hàng có quan hệ với 6125 hộ, doanh số cho vay hộ sản xuất đạt 112.348 tỉ đồng chiếm 86.02% trong tổng doanh số cho vay. Trong các năm qua, cho vay hộ sản xuất tăng cả về chiều rộngvà chiều sâu. Chiều rộng tăng thể hiện ỏ số hộ có quan hệ vay vốn cũng tăng qua các năm. Nguồn vốn của ngân hàng đã đến được với nhiều hộ. Số tiền cho vay cũng tăng. Chiều sâu tăng thể hiện năm 2003, trung bình một hộ được vay là 21.4 triệu đồng, đến năm 2004 con số này là 22.1 triệu đồng và đến năm 2005 là 23 triệu đồng. Số hộ vay vốn nhiều hơn, số vốn cho vaytrung bình của một hộ cũng nhiều hơn, chứng tỏ nguồn vốn ngân hàng đã thực sự đi sâu vào cuộc sống của người nông dân. Họ đã tin tưởng và tìm đến ngân hàng ngày càng nhiều. Ngân hàng trở thành người bạn tin cậy, là người đồng hành cùng nhà nông. Để có được những kết quả đó là do ngân hàng có chính sách cho vay đối với các hộ đúng đắn. Đội ngũ cán bộ ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng đã cố gắng nỗ lực phục vụ khách hàng tốt nhất, tạo dựng hình ảnh đẹp vể ngân hàng trong con mắt khách hàng. Ngân hàng không còn là một khái niệm xa lạ với các hộ. Họ đã tìm đến ngân hàng, chứ không phải là một tổ chức tín dụng hay một cá nhân khác. 2.2.2.2. Thu nợ Bảng 9: tình hình thu nợ tại NHNo&PTNT Kinh Môn năm 2003-2005 Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Thu nợ 57.023 79.308 97.293 Thu nợ ngắn hạn 25.66 34.102 40.863 Thu nợ trung – dài hạn 31.363 45.206 56.43 Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn Thu nợ là điều kiện để ngân hàng thu hồi và phát triển đựơc vốn. Công tác thu nợ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng hoạt động, chất lượng tín dụng của ngân hàng. Song một mình doanh số thu nợ không nói lên điều gì, khi xem xét hoạt động thu nợ phải xem xét trong mối quan hệ tổng thể với doanh số cho vay và dư nợ. Thu nợ năm 2003 là 57.023 tỉ đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 25.66 tỉ đồng chiếm 45% tổng thu nợ, thu nợ trung và dài hạn 31.363 tỉ đồng chiếm 55% tổng thu nợ. Năm 2004 công tác thu nợ đạt 79.208 tỉ đồng, tăng hơn so với năm 2003 là 38%. Nguyên nhân là do thu nợ ngắn hạn tăng thêm 8.442 tỉ đồng tương đương 32.8%, thu nợ trung và dài hạn tăng 13.843 tỉ đồng tương đương 44.1%. Năm 2005, tình hình thu nợ đạt 97.293 tăng so với năm 2004 là 17.985 tỉ đồng tương đương 22.7%. Trong đó thu nợ ngắn hạn tăng 6.761% tương đương 19.8%, thu nợ trung và dài hạn tăng 11.224 tỉ đồng chiếm 24.8%. Qua bảng số liệu ta thấy, thu nợ ngắn hạn chiếm tỉ lệ thấp hơn thu nợ trung và dài hạn và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân do đặc điểm của sản xuất theo hộ có chu kì sản xuất dài, thời gian thu hồi vốn chậm. Khi vay vốn, khách hàng có nhu cầu vay với thời gian phù hợp với chu kì sản xuất. Do đó ngân hàng khi cho vay đã chú ý tới chu kì sản xuất, thu nhập của khách hàng cho vay dài hạn 2.2.2.3. Dư nợ Bảng 10: tình hình dư nợ hộ sản xuất (đến 31/12) của NHNo&PTNT Kinh Môn Đơn vị: tỉ đồng Chỉ tiêu 2003 Tỉ trọng 2004 Tỉ trọng 2005 Tỉ trọng Dư nợ cho vay HSX 68.484 89% 79.949 87% 108.004 86.5% Cho vay tiêu dùng 4.123 5.4% 4.532 4.9% 5.325 4.2% Cho vay DN 4.341 5.6% 7.415 8.1% 11.532 9.3% tổng dư nợ 76.948 100% 91.896 100% 124.861 100% Nguồn: phòng kế toán- ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn BIỂU ĐỒ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2003 là 68.484 tỉ đồng chiếm 89% tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2004 dư nợ cho vay hộ sản xuất là 79.949 tỉ đồng chiếm 87% tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ hộ sản xuất là 108.04 tỉ đồng chiếm 86.5% tổng dư nợ. Tình hình dư nợ hộ sản xuất qua các năm tăng liên tục về số tuyệt đối nhưng về số tương đối giảm qua các năm. Song tỉ trọng dư nợ hộ sản xuất vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. Nguyên nhân là do ngân hàng đã mở rộng đối tượng cho vay như cho vay tiêu dùng, cho vay doanh nghiệp trên địa bàn. Do đời sống của các hộ ngày càng tăng cao, nhu cầu về các trang thiết bị, phương tiện hiện đại, nhà cửa tăng nhanh, song họ không có khả năng tài chính ngay để mua sắm những trang thiết bị đó. Vay ngân hàng là một giải pháp để thoả mãn nhu cầu đó. Trong tương lai,cho vay tiêu dùng là một đối tượng có khả năng mở rộng lớn, ít rủi ro cho ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng đã chú ý quan tâm mở rộng cho vay trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp được thành lập mới và mở rộng quy mô tăng nhanh trên địa bàn. Cho doanh nghiệp vay có nhiều ưu điểm. Ngân hàng ngoài việc cho khách hàng vay còn có thể tận dụng tiền gửi không kì hạn, chuyển tiền, và cung cấp các dịch vụ khác cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thường là những khách hàng lớn, vay với khối lượng lớn song thời gian ngắn hơn cho vay hộ sản xuất Các doanh nghiệp muốn quan hệ lâu dài với ngân hàng nên thường sòng phẳng, không dây dưa. Vì vậy cho vay doanh nghiệp mang lại cho ngân hàng nhiều lợi ích.Ngân hàng có những biện pháp ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp đến với ngân hàng như thực hiện ưu đãi về tín dụng, khuyến mãi khách hàng lớn. Song cho vay doanh nghiệp gặp phải khó khăn do cạnh tranh của các ngân hàng Công thương và ngân hàng Đầu tư và phát triển Hoàng Thạch trên cùng địa bàn. Những ngân hàng này có thế mạnh hơn ngân hàng nông nghiệp trong cho vay doanh nghiệp. Vì vậy, trong tương lai, cho vay hộ sản xuất vẫn là khách hàng lớn nhất của ngân hàng. 2.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất. Cho vay hộ sản xuất đã đạt đựơc những thành tựu nhất định, làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, thay đổi đời sống cho người nông dân. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng cũng còn có những hạn chế cần khắc phục. 2.3.1. Những thành tựu đạt được. 2.3.1.1. Đối với ngân hàng Đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho các hộ đến với ngân hàng: Khách hàng đến với ngân hàng ngày càng đông, đặt ra vấn đề về vốn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay. Với điều kiện kinh tế của huyện việc tăng nhanh huy động vốn trong thời gian thời gian ngắn là việc khó khăn. Trên cùng địa bàn, NHNo&PTNT Kinh Môn chịu sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng và các tổ chức tín dụng như ngân hàng công thương Nhị Chiểu, ngân hàng đầu tư Hoàng Thạch, và đặc biệt các quỹ tiết kiệm nhân dân ở các xã. Các tổ chức này đều có mức lãi suất cao hơn NHNo&PTNT Kinh Môn, có cơ sở vật chất hạ tâng, vị trí thuận lợi cho việc giao dịch, đồng thời đang tiến hành việc giao dịch một cửa. Việc cạnh tranh trên địa bàn nhỏ bé với đông các tổ chức như vậy gặp khó khăn. Để cạnh tranh được, NHNo&PTNT Kinh môn đã phải cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng, giải quyết công việc nahnh chóng, môi trường làm việc thân thiện với khách hàng. Lượng vốn tự huy động được đã đáp ứng đủ nhu cầu về vốn cho ngân hàng. Trong một số thời điểm trong năm, nguồn vốn tại ngân hàng dư thừa và được điều chuyển về chi nhánh NHNo&PTNT Hải Dương. Đó là những cố gắng nỗ lực của các phòng ban đặc biệt là phòng kế toán ngân quỹ. Mở rộng đối tượng vay vốn: Đối tượng vay vốn vẫn là những cây con, song không còn bó hẹp trong phạm vi những cây con truyền thống, mà được mở rộng cả sang việc chăn nuôi cả những cây con đặc sản mang lại giá trị cao song cũng nhiều rủi ro. Do điều kiện về đời sống có những tiến bộ, tạo ra thị trường cho nhiều mặt hàng được cho là đặc sản có điều kiện phát triển như nuôi bò thịt, ba ba. Nhiều hộ đã thay đổi ngành nghề sang nuôi những con, cây đó. Đó là những đối tượng sản xuất đòi hỏi có kĩ thuật chăn nuôi tốt, có thị trường tiêu thụ ổn định. Mà người nông dân lại chưa có kinh nghiệm, nên dễ xảy ra dịch bệnh, chăn nuôi không có hiệu quả. Thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Nhiều khi sản phẩm làm ra không tiêu thu được ảnh hưởng tới việc trả nợ cho ngân hàng. Xác định rõ đầu tư vào những ngành nghề mới đó gặp nhiều rủi ro, song ngân hàng vẫn cố gắng tạo điều kiên cho các hộ có thể vay vốn, đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng cùng với các cơ quan khuyến nông huyện và chính quyền địa phương mở những lớp tập huấn kĩ thuật phổ biến qui trình chăn nuôi cho hộ, đồng thời phối hợp với cơ quan quản lí thị trường và Uỷ ban nhân dân các cấp tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng. Người nông dân có điều kiện mở mang ngành nghề mới, ngân hàng hạn chế được rủi ro. Thực hiện tôt các chính sách của Chính phủ, ngân hàng nhà nước, đại lý uỷ thác cho các ngân hàng nước ngoài: Chính phủ luôn có sự ưu ái cho phát triển nông nghiệp như trợ cấp, tỉ lệ thuế suất thấp…hạ thấp các yếu tố đầu vào. Chính phủ chỉ đạo ngân hàng nhà nước áp dụng mức lãi suất thấp người nông dân, gia hạn nợ trong những trường hợp có thiên tai dịch bệnh trên diện rộng. Thực hiên theo chỉ đạo trực tiếp từ ngân hàng nhà nước, ngân hàng cho các hộ vay theo lãi suất ưu đãi theo khung lãi suất của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong trường hợp trên địa bàn có thiên tai dịch bệnh, các hộ vay để sản xuất trong lĩnh vực có thiên tai dịch bệnh sẽ được giãn nợ, gia hạn nợ, giảm lãi theo quy định. Ngân hàng cũng thực hiện nghiêm túc chỉ thị về việc hạn chế hoăcj cấm cho vay đối với một số nghề ngân hàng nông nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định. Ví dụ hiện nay, các hộ vay vốn để chăn nuôi gia cầm trong giai đoạn trước bị thiệt hại được ngân hàng giãn nợ, giảm lãi. Đồng thời không cho vay mới với những hộ vay để chăn nuôi gia cầm. Ngân hàng là chi nhánh của hệ thông ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam. Ngân hàng được thay mặt ngân hàng nông nghiệp giải ngân nguồn uỷ thác trên địa bàn huyện. Ngân hàng đã thực hiện cho vay uỷ thác cho các dự án của WB, dự án AFR, dự án AFRD. Các dự án ngân hàng cho vay uỷ thác đều đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng khối lượng và thực hiện thu nợ thu lãi theo đúng kì, đảm bảo hiệu quả cho dự án, tạo dựng hình ảnh tốt về ngân hàng. Chủ động tìm kiếm khách hàng: Với điều kiện cạnh trạnh giữa các ngân hàng, NHNo&PTNT Kinh Môn không ngồi chờ khách hàng đến với mình mà chủ động tìm kiếm, lôi kéo khách hàng. Ngân hàng sử dụng hình thức marketing hiệu quả nhất chính là nhân viên ngân hàng. Nhân viên ngân hàng là hình ảnh của ngân hàng trong con mắt khách hàng. Nhân viên là người hiểu vể ngân hàng rõ nhất, có thể tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ của ngân hàng, đồng thời tạo mối thiện cảm của khách hàng với ngân hàng. Kết quả được thể hiện qua con số các hộ đến với ngân hàng ngày càng đông, những khách hàng đã có quan hệ với ngân hàng tiếp tục gắn bó với ngân hàng. 2.3.1.2. Đối với hộ sản xuất. Giúp cho nhiều hộ thoát khỏi cảnh đói nghèo Tỉ lệ các hộ vay vốn của ngân hàng có thu nhập tăng sau khi sử dụng vốn chiếm tới 80% tổng số hộ vay vốn của ngân hàng. Điều đó chứng tỏ đồng vốn của ngân hàng đã thực sự góp phần vào sự phát triển kinh tế hộ. Các hộ không những được ngân hàng giúp đỡ về vốn mà cả về các điều kiện khác như kĩ thuật, tạo cơ sở hạ tầng thuận lợi. Đó là những điều kiện cần thiết để các hộ sản xuất thành công. Sau 15 năm cho vay hộ sản xuất của ngân hàng, tỉ lệ các hộ đói nghèo của huyện đã giảm đáng kể. Trong thành công đó có đóng góp một phần của ngân hàng. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh tế trong tương lai của huyện xác định NHNo&PTNT Kinh Môn là một động lực để thúc đẩy kinh tế của toàn huyện, là nhân tố không thể thiếu trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Phát triển thêm nhiều ngành nghề mới, khôi phục các làng nghề truyền thống. Nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, những ngành nghề mới được phát triển. Trong cơ cấu sản xuất có sự đa dạng hoá, không còn giữ thế độc canh cây lúa mà mở rộng sang sản xuẩt những cây con còn xa lạ với hộ. Đồng thời ngân hàng đã giúp các hộ khôi phục các làng nghề truyền thông của địa phương. Một số ngành nghề có từ lâu đời như làng nghề tơ tằm ở Hà Tràng đã bị mai một, nhờ có nguồn vốn của ngân hàng và sự giúp đỡ củađảng uỷ chính quyền các cấp, làng nghề đã được khôi phục và phát triển. Bên cạnh đó một số ngành nghề mới như sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang được phát triển tạo công việc cho nhiều lao động tại địa phương. Chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá. Các hộ có sự tiến bộ trong nhận thức, chuyển từ sản xuất lạc hậu phục vụ cho nhu cầu của gia đình là chính sang sản xuất các sản phẩm mà thị trường cần, cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Phương thức sản xuất thủ công cũng được thay bằng phương thức sản xuất tiến bộ mang lại hiệu quả, đồng thời giải phóng sức lao động. Hiện nay, địa bàn huyện là nơi cung cấp nhiều loại hàng cho thị trường Quảng Ninh, Hải phòng như các loại gia vị, ba ba, cá chim trắng… Trong tương lai không xa huyện là vùng sản xuất thực phẩm lớn cho các thị trường Hải Dương, Hải phòng, Quảng Ninh. Tạo ra sự chuyển dịch cơ câu kinh tế. Nhờ có nguồn vốn của ngân hàng, khoa học kĩ thuật đã được đưa vào sản xuất. Do áp dụng những phương thức tiên tiến, sử dụng máy móc thiết bị nên giảm được lao động trong nông nghiệp. Nhiều ngành nghề mới đã được phát triển để tận dụng lao động dư thừa đó. Qua đó, sản xuất tại các vùng không còn là độc canh cây lúa mà đã có mở rộng sang làm tiểu thủ công nghiệp, may mặc. Tạo điều kiện cho các vùng chuyển hướng sản xuất. 2.3.2. Những mặt hạn chế. Bên cạnh những thành công, tín dụng hộ sản xuất vẫn còn những tồn tại, yếu kém cần khắc phục trong thời gian tới để tín dụng hộ sản xuất mang lại hiệu quả cao nhất. 2.3.2.1. Thời hạn vay chưa phù hợp với thời vụ sản xuất. Ngân hàng do sợ gặp rủi ro trong cho vay, nên thường chỉ muốn cho vay với thời gian ngắn thường là 1 năm. Khách hàng muốn vay với thời gian ngắn để được hưởng mức lãi suất thấp nên cũng chấp nhận vay Đôi khi thời hạn đó quá ngắn so với thời hạn sản xuất. Hộ không có nguồn để trả cho ngân hàng, phải bán các sản phẩm chưa đến thời điểm thu hoạch để trả nợ cho ngân hàng, gây thiệt hại cho người sản xuất. Hoặc do thời vụ thu hoạch không trùng với thời điểm trả nợ, khách hàng không có nguồn trả nợ cho ngân hàng dẫn tới nợ quá hạn. Trước khi cho vay, ngân hàng phải tính toán kĩ thởi điểm trả và nguồn thu nhập của người lao động, để cả ngân hàng và khách hàng đều có lợi nhất. Để hạn chể rủi ro, ngân hàng nên áp dụng các biện pháp khác, chứ không phải là cho vay với thời gian ngắn. Về phía hộ sản xuất, không nên vay khoản vay có thời hạn ngắn để hưởng lãi suất thấp nhưng phí suất cao. 2.3.2.2. Tỉ lệ nợ quá hạn. Tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng vẫn nằm trong mức cho phép của NHNo&PTNT Việt Nam, song so với các chi nhánh khác trong hệ thống còn tương đối cao. Điều đó chứng tỏ, tuy chất lượng tín dụng của chi nhánh vẫn đạt tiêu chuẩn, song so với các chi nhánh khác cùng hệ thống thì chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp. Tỉ lệ nợ quá hạn qua các năm có giảm về số tương đối song vẫn tăng về số tuyệt đối. Điều đó chứng tỏ nợ quá hạn qua các năm vẫn tăng. Ngân hàng nên có những biện pháp cụ thể để hạn chế tình trạng nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. 2.3.2.3. Công tác thẩm định còn sơ sài chưa được chú trọng, theo dõi sử dụng vốn chưa được quan tâm Công tác thẩm định là phần quan trọng, quyết định sự thành công của khoản tín dụng. Thẩm định kĩ sẽ loại bỏ những dự án không có hiệu quả, chọn được dự án thực sự mang lại lợi nhuận. Thông thường những khoản tín dụng nhỏ thường không được cán bộ tín dụng thẩm định kĩ càng. Đôi khi xảy ra tình trạng người vay vốn không có phương án sử dụng vốn hiệu quả, không có trình độ tổ chức quản lí vẫn được vay vốn. Sau khi nhận được vốn thì làm ăn không có hiệu quả, không có nguồn trả nợ cho ngân hàng, gây thiệt hại cho cả ngân hàng và khách hàng. Kiểm tra sau khi giải ngân cũng là điều cần chú ý. Kiểm tra tích cực hạn chế được tình trạng rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch của khách hàng. Khi khách hàng làm ăn không có hiệu quả hoặc sử dụng sai mục đích đã cam kết, ngân hàng có những biện pháp cụ thể, kịp thời để xử lí cho dù chưa đến kì trả nợ. Hiện nay, công tác theo dõi sử dụng vốn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng hầu như không theo dõi khách hàng sử dụng vồn vay, chỉ đến kì hạn trả nợ mới đến đốc thúc. Khi đó, khách hàng đã không còn khả năng trả nợ nữa. Chương 3: Giải pháp mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Kinh Môn 3.1. Phương hướng và mục tiêu trong thời gian tới. 3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ tại huyện Kinh Môn. Kinh Môn là một huyện miền núi còn nghèo của tỉnh Hải Dương, với dân số là trên 120000 người, trong đó 70% dân số trong huyện làm nghề nông. Vì vậy, phát triển nông thôn là điều kiện để xoá đói giảm nghèo có hiệu quả nhất. Hiện nay trong huyện vẫn còn 1300 hộ nằm trong diện đói nghèo, chiếm 4.9% tổng số hộ trong huyện. Đảng bộ chính quyền huyện cố gắng đến năm 2010 trong huyện không còn hộ đói nghèo. Trong nghị quyết hội đồng nhân dân huyện xác định, kinh tế hộ là một bộ phận quan trọng của kinh tế huyện. Để phát triển ngành kinh tế này, huyện có những chủ trương hỗ trợ, tạo điều kiện cho các có điều kiện phát triển như việc nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, dồn ô đổi thửa, tạo thị trường đầu ra cho nông sản, quy hoạch tập trung các vùng trồng cây chuyên canh, … Chính quyền cùng cơ quan khuyến nông cùng nhau phối hợp phổ biến kiến thức về những cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế để nông dân có điều kiện mở mang ngành nghề mới. Đặc biệt, giúp các hộ có kiến thức kinh doanh cơ bản. 3.1.2. Định hướng phát triển của ngân NHNo&PTNT Kinh Môn. Trong năm 2006, ngân hàng đề ra mục tiêu huy động vốn được 166 tỉ đồng, trong đó, nguồn vốn huy động bằng Việt Nam đồng là 149 tỉ đồng và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ(quy đổi) là 17 tỉ đồng. Dư nợ đạt 150 tỉ đồng, trong đó dư nợ hộ sản xuất là 120 tỉ đồng chiếm 80%, dư nợ cho vay tiêu dùng là 6 tỉ đồng dư nợ của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế là 24 tỉ đồng. Cho vay hộ sản xuất chiếm tỉ lệ cao nhất trong các thành phần kinh tế. Ngân hàng mở rộng tín dụng tới cho vay hộ sản xuất theo cả chiều rộng và chiều sâu. Với những hộ sản xuất đã từng có quan hệ với ngân hàng, tiếp tục duy trì mối quan hệ, mở rộng số lượng cho vay. Với những hộ chưa có quan hệ với khách hàng, có chính sách lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng. Nâng số hộ có quan hệ với ngân hàng với ngân hàng từ hơn 6000 hộ trong năm 2005 lên 7000 hộ trong năm 2006. Thực hiện các chính sách ưu đãi của NHNo&PTNt Việt Nam, ngân hàng nhà nước đối với hộ đầy đủ, có hiệu quả. Thực hiện chính sách lãi suất ưu đãi cho hộ. Với những khách hàng sản xuất kinh doanh nghề gặp phải rủi ro, ngân hàng có những biện pháp giãn nợ, giảm lãi …thích hợp giúp người nông dân bớt khó khăn. Song với những nghề đang bị hạn chế mở rộng, ngành nghề đang gặp rủi ro trên quy mô rộng, ngân hàng sẽ hạn chế cho vay hoặc dừng cho vay. Ví dụ hiện nay ngân hàng không cho vay hộ sản xuất để phát triển nuôi gia cầm. 3.2. Giải pháp mở rộng qui mô và nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kinh Môn. Bên cạnh những thành công mà ngân hàng đạt được còn những mặt còn hạn chế. Để khắc phục những tồn tại và hạn chế, nâng cao năng lực cạnh tranh, ngân hàng phải có những giải pháp. 3.2.1. Cải tiến qui trình và thủ tục vay vốn. Thủ tục vay vốn là điều kiện cần thiết, là căn cứ để ngân hàng thu hồi được vốn. Nhưng thủ tục vay vốn rườm rà, rắc rối là một yếu tố khiến khách hàng ngại tiếp xúc với ngân hàng. Với những hộ vay vốn lần đầu, từ khi nhận được đơn xin vay vốn đến lúc giải ngân còn mất nhiều thời gian. Với những hộ đã có quan hệ với ngân hàng từ truớc, cũng phải mất thời gian chờ đợi. Ngân hàng nên có những biện pháp cụ thể để rút ngắn thời gian chờ đợi cho khách hàng. Nhiều khi thủ tục đã được làm xong nhưng khách hàng phải đợi cả buổi để được giải ngân. Nguyên nhân là do hiện nay vẫn đang giao dịch nhiều cửa, thủ tục qua nhiều bứơc, nhiều người xét duyệt. Để có thể giải ngân, bộ hồ sơ phải qua bước xét duyệt đầu tiên là cán bộ tín dụng, tiếp đến là trưởng phòng tín dụng, phó giám đốc phụ trách kinh doanh. Sau đó hồ sơ được chuyển cho phòng kế toán để giải ngân. Tại đây, kế toán giải ngân kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ một lần nữa, sau đó chuyển cho kế toán trưởng kiểm soát và phó giám đốc phụ trách kế toán ngân quỹ kí quyết định giải ngân, hồ sơ được chuyển cho nhân viên của quỹ phát tiền vay. Các bước của việc cho vay thì nhiều, nhân viên ngân hàng ít, không thể phục vụ khách hàng nhanh chóng. Để giảm tải bớt thủ tục, ngân hàng nên thay đổi cách quản lí và làm việc, chuyển từ giao dịch nhiều cửa thành giao dịch một cửa. Khi đó một người sẽ kiêm nhiều công việc, giảm thời gian chứng từ lưu chuyển qua nhiều cửa. Mặt khác, nhân viên ngân hàng cũng cần bổ sung thêm để đáp ứng nhu cầu khách hàng đang tăng cao của ngân hàng. Ngân hàng cũng nên giảm bớt một số giấy tờ trùng lặp, không thực sự cần thiếttrong hồ sơ vay vốn. Những giấy tờ này không thực sự có hiệu quả trong việc bảo đảm thu hồi nợ cho ngân hàng. 3.2.2. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng. Con người là nhân tố trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất của thành công. Để đi đến thành công, cần phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ phẩm chất đạo đức. Trong quá trình tiến hành hiện đại hoá ngân hàng, cần con người có trình độ quản lí, trình độ để sử dụng được các thiết bị hiện đại, đồng thời có thể thích ứng với các điều kiện mới. Trong điều kiện hiện nay, ngân hàng đang phải cạnh tranh gay gắt, cần phải có những con người năng động sáng tạo đưa ra những giải pháp mới, có cách làm linh hoạt không dập khuôn máy móc. Trong điều kiện khách hàng đa dạng, nhiều thành phần, cán bộ ngân hàng phải là những người am hiêu nghiệp vụ có kinh ngiệm để đánh giá chính xác khách hàng, vừa giữ được khách hàng tốt vừa loại bỏ khách hàng xấu. Để nâng cao trình độ, bản thân các cán bộ phải tự mình tìm tòi học hỏi xung quanh, tự cập nhật các thông tin về kinh tế xã hội chính trị. Chúng ta đang hội nhập, điều kiện ngoại ngữ là không thể thiếu. Cán bộ công nhân viên phải tự mình học thêm ngoại ngữ để có thể đáp ứng nhu cầu của thời kì mới. Ngân hàng cũng nên có chính sách khen thưởng đối với những người chịu khó học hỏi như có chính sách khen thưởng đối với cán bộ có bằng cấp ngoại ngữ, trình độ chuyên môn từ cao học trở lên… Ngoài ra ngân hàng nên cho cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm các nơi khác, cử đi học các lớp chuyên môn do ngân hàng cấp trên tổ chức. 3.2.3. Mở rộng mạng lưới hoạt động, củng cố lại mạng lưới sẵn có. Mở rộng mạng lưới hoạt động là một biện pháp cần thiết để xâm nhập thị trường và chiếm lĩnh thị trường. Mở rộng mạng lưới giúp ngân hàng vừa có khả năng mở rộng quy mô tín dụng song cũng đồng thời mở rộng được các hoạt động khác cho ngân hàng. Mặt khác do điều kiện tự nhiên của huyện bị chia cắt bởi địa hình núi sông. Giao thông không thuận lợi đặc biệt là việc giao lưu giữa năm xã khu đảo và phần còn lại của huyện. Đây là khu vực tiềm năng, kinh tế phát triển, có nhiều doanh nghiệp sản xuất đóng trên địa bàn. Để giữa vững và phát triển thị phần, ngân hàng có kế hoạch mở thêm chi nhánh tại khu vực này. Khi mở chi nhánh ban đầu sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì trên khu vực đó đã có hai ngân hàng lớn là ngân hàng Công thương Nhị Chiểu và ngân hàng đầu tư và phát triển Hoàng Thạch. Các ngân hàng này đã có nhiều năm hoạt động, tạo dựng hình ảnh về ngân hàng và đã có những mối quan hệ với những khách hàng lớn như công ty xi măng Hoàng Thạch, công ty xi măng Phúc Sơn… Việc xâm nhập khu vực này khó khăn song đây là thị trường phát triển, nếu cạnh tranh được thì đây là khu vực có tiềm năng phát triển nhất. Ngoài việc mở rộng thêm mạng lưới, ngân hàng cũng cần chú ý tới việc chấn chỉnh mạng lưới đã có. Rà soát lại ngân hàng cấp 3, chú ý tới những nơi kinh tế hàng hoá trọng điểm và vùng nằm trong quy hoạch phát triển, có biện pháp đầu tư thêm cơ sở vật chất kĩ thuật, cán bộ để tạo điều kiện mở rộng tín dụng và đảm bảo an toàn trong hoạt động cho ngân hàng. Ở những nơi kinh tế chưa phát triển, tín dụng đầu tư đơn lẻ, bấp bênh hoạt động không hiệu quả nên thu gọn lại. Ngoài các bộ phận điều hành hiện có, ngân hàng nên hình thành thêm một số bộ phận chuyên trách như bộ phận chuyển tiền điện tử, bộ phận khai thác nghiệp vụ ngân hàng. Trong tình hình hiện nay, thanh toán qua ngân hàng có quy mô lớn và có xu hướng tăng nhanh. Ngân hàng nên tách bộ phận chuyển tiền thành một bộ phận chuyên trách, cử cán bộ phụ trách riêng về lĩnh vực đó. Như vậy tạo điều kiện thanh toán cho khách nhanh chóng, an toàn. Cán bộ của bộ phận đó có điều kiện nghiên cứu chuyên sâu vào lĩnh vực đó, có điều kiện nâng cao trình độ. Đồng thời ngân hàng nên thành lập thêm bộ phận khai thác nghiệp vụ ngân hàng. Tại các ngân hàng trên thế giới, nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chiếm tỉ lệ cao trong thu nhập của ngân hàng. Trong điều kiện hội nhập, các ngân hàng đang đổi mới hoạt động theo xu thế chung của thế giới, ngân hàng cần thay đổi hướng hoạt động từ các nghiệp vụ truyền thống sang các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Khi có bộ phận khai thác dịch vụ ngân hàng hoạt động độc lập, có điều kiện khai thác các dịch vụ ngân hàng cho hiệu quả tối ưu nhất. 3.2.4. Xây dựng kế hoạch marketing,. Xây dựng kế hoạch marketing là khái niệm xa lạ đối với ngân hàng. Nhưng để mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng phải có kế hoạch marketing phù hợp. Nghiên cứu thị trường Tìm hiểu thị trường giúp ngân hàng nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thấy được tiềm năng của thị trường có thể khai thác, mở rộng thị phần. Ngân hàng nên có kế hoạch nghiên cứu nhu cầu thị trường ở từng xã cụ thể từ đó tìm ra thị trường còn nhiều tiềm năng. Đặc biệt là những xã dư nợ vẫn còn thấp so với nhu câù của các hộ. Tìm hiểu khách hàng. Ngân hàng xác định rõ khách hàng mục tiêu trong tương lai và những khách hàng tiềm năng có thể hướng tới. Ngân hàng có điều kiện tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng, nhu cầu vốn, cũng như khả năng kinh doanh trả nợ của ngân hàng. Tìm hiểu khách hàng để ngân hàng hiểu rõ khách hàng, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp cho khách hàng. Qua đó ngân hàng có biện pháp, chính sách cho vay phù hợp, có thể hạn chế bớt tình trạng nợ quá hạn. Quảng cáo tiếp thị: Quảng cáo tiếp thị là hình thức để khách hàng biết đến ngân hàng.Phương pháp này giới thiệu cho khách hàng về ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng. Khách hàng có thể so sánh các tiện ích khi sử dụng dịch vụ của ngan hàng với các ngân hàng, tổ chức khác. Giúp khách hàng lựa chọn được dịch vụ có lợi nhất cho mình. Các hình thức quảng cáo tiếp thị có thể qua đài truyền thanh huyện, xã, qua pano áp phích, tờ rơi… Trong kinh tế thị trường, quảng cáo tiếp thị là một cách thức cạnh tranh có hiệu quả, có khả năng lôi kéo khách hàng. Khi thực hiện các chiến dịch quảng cáo tiếp thị cần có chiến lược cụ thể lâu dài, nên thực hiện đồng bộ cùng các hoạt động khác sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Tuyên truyền các hoạt động của ngân hàng: Hoạt động quảng cáo tiếp thị nhằm mục đích khách hàng biết đến ngân hàng. Hoạt động tuyên truyền nhằm mục đích tạo sự tin tưởng của khách hàng vào uy tín và chất lượng dịch vụ của ngân hàng. Các hoạt động tuyên truyền giới thiệu cụ thể kết quả mà ngân hàng đã đạt được trong những năm gần đây Ngày nay, các hình thức tuyên truyền rất đa dạng và phong phú như các bài nói chuyện của lãnh đạo ngân hàng, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, tham gia vào các hoạt động khuyến nông khuyến lâm, các hoạt động từ thiện… Ngân hàng đồng thời phải xây dựng chiến lược sản phẩm hấp dẫn. Chiến lược sản phẩm hấp dẫn phải đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, thu hút sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm đó. Có được những sản phẩm hấp dẫn là điều kiện khách hàng đến với ngân hàng. Xây dựng sản phẩm hấp dẫn phải căn cứ vào từng đối tượng khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Mỗi đối tượng khác nhau có những nhu cầu, đặc điểm khác nhau. Khi thoả mãn tốt những nhu cầu đó, sản phẩm có thể coi là sản phẩm hấp dẫn. Song thường các sản phẩm đó chỉ có thể tập trung vào những đối tượng khách hàng nhất định, không thể thoả mãn nhu cầu cho tất cả khách hàng. Ngân hàng nên cân nhắc lựa chọn đối tượng khách hàng mục tiêu để thoả mãn nhu cầu của họ tốt nhất. Chính sách giá cả phù hợp. Trong điều kiện cạnh tranh, giá cả là một yếu tố có sức hấp dẫn khách hàng rất lớn. Giá cả của khoản vay được phản ánh bằng phí suất tín dụng. Song thông thường khó đo lường phí suất tín dụng. Người ta thường đo lường giá cả thông qua lãi suất phải trả cho ngân hàng. Trong điều kiện các chính sách marketing chưa phát triển thì chính sách giá cả đóng vị trí quan trọng nhất. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng công cụ lãi suất. Để thu hút nguồn tiền gửi của các tổ chức và dân cư, các ngân hàng hầu hết đều đưa ra các mức lãi suất huy động cao. Do đó, các ngân hàng khi cho khách hàng vay với mức lãi suất cao. Mức lãi suất đó cao so với khách hàng là hộ nông dân. Ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Ví dụ mức lãi suất áp dụng cho vay hộ sản xuất nên thấp hơn cho vay các doanh nghiệp. Ngân hàng nên thay đổi cơ chế lãi suất từ áp dụng lãi suất cố định sang áp dụng lãi suất thoả thuận. Mức lãi suất thoả thuận sẽ tạo sự linh hoạt với từng đối tượng và từng thời điểm, phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng và hạn chế rủi ro lãi suất cho ngân hàng. 3.2.5. Đa dạng hoá phương thức cho vay. Cho vay qua các tổ chức trung gian là các tổ chức chính trị - xã hội. Bên cạnh phương thức cho vay chủ yếu là cho vay từng lần. Ngân hàng nên mở rộng thêm các hình thức cho vay khác như cho vay gián tiếp thông qua các tổ chức trung gian. Các tổ chức trung gian này có thể là hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ hoặc chính quyền đoàn thể tại địa phương. Các tổ chức trung gian gắn bó chắt chẽ với khách hàng, hiểu rõ về các đối tượng, qua đó cho vay khách hàng có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, khả năng quản lí, có thể làm ăn có lãi. Đó là những điều kiện đảm bảo cho ngân hàng thu hồi nợ tốt. Qua các tổ chức trung gian đó giúp ngân hàng vươn ra và chiếm lĩnh các thị trường mới mẻ đồng thời hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Thực tế qua những năm qua, các tổ chức này đã hoạt động rất có hiệu quả, giúp ngân hàng thực hiện cho vay đúng đối tượng, theo dõi sử dụng vốn và thu nợ đúng hạn. Đồng thời cải thiện cuộc sống của các thành viên của các tổ chức đó. Cho vay thông qua quỹ tín dụng nhân dân địa phương. Ở tất cả các xã trong địa bàn huyện đều có các quỹ tín dụng nhân dân. Đây là tổ chức tài chính trung gian vừa có khả năng quản lí tài chính, vừa tiếp xúc trực tiếp, gần gũi với khách hàng, am hiểu khách hàng. Khi cho vay qua tổ chức này, ngân hàng không phải lo lắng về nghiệp vụ cho vay. Khi ngân hàng cho vay thông qua tổ chức trung gian còn tiết kiệm được thời gian và chi phí, do một số khâu ngân hàng đã chuyển giao cho tổ chức trung gian như tập hợp hồ sơ, phát tiền vay, thu nợ… 3.2.6. Nâng cao thẩm định trước và sau khi vay vốn. Thẩm định là công việc quan trọng, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, là cơ sở để ngân hàng tin tưởng có thể thu hồi vốn và lãi. Ngân hàng không những thẩm định trước khi cho vay, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng theo thoả thuận với ngân hàng. Thẩm định tốt là điều kiện để hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng. Để công tác thẩm định có hiệu quả, cần đội ngũ cán bộ có trình độ, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc. Khi thẩm định đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thẩm định tòan thể về đối tượng cho vay, khả năng quản lí của chủ hộ, quan hệ của chủ hộ với xung quanh, trình độ chuyên môn của hộ… Sau khi phát tiền vay, cán bộ ngân hàng vẫn phải tiếp tục theo dõi sử dụng vốn của khách hàng. Việc theo dõi sử dụng vốn nhằm kiểm tra khách hàng sử dụng vốn đúng thoả thuận và có hiệu quả không. Nếu việc sử dụng vốn không đúng mục đích hoặc không có hiệu quả, ngân hàng có biện pháp thích hợp để có thể thu hồi vốn. Bảo đảm cho ngân hàng tránh rủi ro đạo đức và lựa chọn đối nghịch của khách hàng 3.3. Kiến nghị với các cơ quan chức năng. 3.3.1. Với NHNo&PTNT Việt Nam. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên nhanh chóng hoàn thiện công tác cải cách đổi mới ngân hàng, sớm đưa giao dịch một cửa vào hoạt động. Như vậy vừa tạo thuận lợi cho khách hàng, vừa là điều kiện để cán bộ ngân hàng nâng cao trình độ, nhanh nhạy với thời cuộc. Thay đổi cách tính cho khách hàng khi khách hàng không trả đủ. Khi đến hạn hoặc quá hạn, khách hàng không mang trả đủ số nợ mà chỉ có một phần, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng trả hết lãi, số còn lại trả vào gốc. Như vậy về phía khách hàng không được lợi. Ngân hàng nên thay đổi lại cách tính, số tiền khách hàng mang trả sẽ trả cho gốc và lãi theo tỉ lệ. Trang bị thêm máy móc công nghệ hiện đại đến các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh cấp 3. Tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ ngân hàng có điều kiện học tập, nâng cao trình độ. Mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ. Đồng thời nên có những chính sách ưu tiên, khuyến khích nhân viên tự nâng cao trình độ như có trợ cấp thêm cho người có trình độ ngoại ngữ, trình độ chuyên môn cao, để khuyến khích nhân viên tự học hỏi, bồi dưỡng kiến thức. Chính sách lãi suất ưu đãi: thực tế hiện nay, mức lãi suất cho vay hộ sản xuất vẫn còn cao, dẫn đến nhiều hộ nông dân không vay được vốn của ngân hàng. Lợi nhuận trong lĩnh vực nông nghiệp thường thấp hơn các ngành khác. Nhưng nguồn tiền huy động cho vay hộ sản xuất chịu lãi suất cao. Ngân hàng là trung gian tài chính, là cầu nối trung gian, đồng thời dung hoà lợi ích của cả người gửi và người vay. Ngân hàng nên có biện pháp cụ thể để giảm chi phí huy động để giảm lãi suất cho vay. Mặt khác, ngân hàng nên áp dụng mức lãi suất cho vay hộ sản xuất thấp hơn các khách hàng khác, để tất cả các hộ có nhu cầu vốn đều có thể đến với ngân hàng. 3.3.2. Với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lí điều hành các ngân hàng thương mại, là cơ quan định hướng hoạt động cho các ngân hàng. Ngân hàng nhà nước tham mưu cho quốc hội, Chính Phủ đề ra các văn bản luật, nghị định để điều chỉnh các hoạt động của ngân hàng thương mại nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung. Ngân hàng nhà nước có chính sách tiền tệ hợp lí hơn để khuyến khích các hộ nông dân có thể đến với ngân hàng. Ngân hàng nhà nước nên có những văn bản , các quyết định quy định hoạt động của các ngân hàng theo sát chuẩn mực quốc tế hơn nữa. Đồng thời có cái nhìn chính xác về chất lượng hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. Hiện nay, chất lượng tín dụng của các ngân hàng so với chuẩn thế giới còn thấp. Hoạt động của ngân hàng còn chạy theo lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua sự an toàn của ngân hàng. Các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần dù làm ăn có hiệu quả nhất song vẫn có nguy cơ phá sản. Vì vậy, ngoài những văn bản luật, ngân hàng nhà nước còn phải nâng cao kiểm tra giám sát đối với hệ thống ngân hàng. Có những biện pháp xử lí nghiêm minh khi phát hiện sai phạm, không bao che. Nhanh chóng hoàn thiện tổ chức lại hệ thống ngân hàng: Hệ thống ngân hàng hiện nay đang được tổ chức lại theo hướng hiện đại hoá theo tiêu chuẩn quốc tế. Khi được tổ chức lại sẽ hoạt động có hiệu quả hơn. Hiện nay quá trình hiện đại hoá ngân hàng vẫn còn diễn ra, ngân hàng nhà nước nên có biện pháp đẩy nhanh quá trình tổ chức lại. Bên cạnh đó, ngân hàng nhà nước cần thúc đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá các ngân hàng quốc doanh. Khi cổ phần hoá, các ngân hàng có điều kiện tăng nguồn vốn, kinh doanh có hiệu quả hơn, 3.3.3. Với chính phủ Chính phủ phải có chính sách phát triển đồng bộ giữa các lĩnh vực. Chính sách khuyến nông nhưng phải kết hợp đồng thời với việc lo tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nông dân. Hiện nay vấn đề tiêu thụ nông sản đang là một vấn đề đặt ra. Người nông dân làm ra sản phẩm song không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá rẻ do không có nới tiêu thụ. Người làm ra sản phẩm không có lãi hoặc có lãi song lãi ít. Chính phủ nên có biện pháp để tạo đầu ra ổn định, giá cả hợp lí cho mặt hàng nông sản, người nông dân yên tâm sản xuất. Không nên can thiệp quá sâu vào các hoạt động của ngân hàng. Chính phủ nên để ngân hàng hoạt động tự chủ, không nên bắt ngân hàng phải cho vay theo chỉ định của chính phủ. Có chính sách bảo bảo hộ kinh tế hộ. Kinh tế hộ còn trong giai đoạn đầu phát triển còn non kém, khó cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời khuyến khích các hộ phát triển kinh tế hộ lên kinh tế trang trại, liên kết các hộ sản xuất kinh doanh để tạo động lực và sức mạnh tổng hợp cho nông nghiệp nông thôn phát triển. Chính phủ nên có hỗ trợ về vốn, công nghiệp chế biến. Hiện nay các nông sản của chúng ta hầu hết đều xuất thô chưa qua chế biến nên giá trị thấp, nhiều mặt hàng do không có công nghệ bảo quản nên không xuất khẩu được. Chính phủ nên có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, xuất khẩu có giá trị cao, đồng thời tạo thị trường tiêu thụ cho nhiều loại nông sản. Xoá bỏ thúê sử dụng đất nông nghiệp. Thuế sử dụng đất nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn thu ngân sách quốc gia. Khi xoá bỏ thuế nông nghiệp không ảnh hưỏng nhiều đến nguồn thu của ngân sách, đồng thời tạo động lực kích thích người nông dân sản xuất. Xoá bỏ thuế nông nghiệp có tác dụng hỗ trợ cho các hộ, đặc biệt là những hộ khó khăn. Xây dựng các công trình thuỷ lợi, hỗ trợ các địa phương hiện đại hoá hệ thống tưới tiêu. Ở nhiều địa phương hệ thống trạm bơm tưới tiêu chưa có. Người nông dân gặp nhiều khó khăn trong sản xuất. Xây dựng hệ thống trạm bơm giảm sức lao độngvà tạo sự chủ động trong sản xuất cho hộ nông dân. Kết luận Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn nước ta trong những năm đổi mới nền kinh tế vừa qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam. Đóng góp vào những thành công đó có vai trò của ngành ngân hàng và đặc biệt là Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Với vai trò là trung gian tài chính, mang vốn đến với người nông dân. Nguồn vốn ngân hàng góp phần giảm tình trạng thiếu vốn của nông thôn, hạn chế vay nặng lãi có từ lâu đời. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Kinh Môn là một chi nhánh trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Trong thời gian qua ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kinh Môn luôn cố gắng vươn lên để tự khẳng định vị trí, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân đặc biệt là những người nông dân. Do thời gian thực tập ngắn và khả năng có hạn, nên bài viết còn nhiều sai sót. Em mong các thầy cô đóng góp xây dựng để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Cao Cự Bội và các thày cô trong khoa Ngân hàng – tài chính đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Ts Phan Thu Hà - Giáo trình Ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế Quốc Dân 2. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, đại học Kinh Tế Quốc Dân 3. Kinh tế hộ sản xuất 4. Frederic Mishkin - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, nhà xuất bản khoa học kĩ thuật. 5. Thời báo ngân hàng năm 2004-2005 6. Thời báo kinh tế năm 2004-2005 7. Quy định cho vay với khách hàng – NHNo&PTNT Việt Nam 8. Tài liệu phòng kế toán- ngân quỹ NHNo&PTNT Kinh Môn 9. www.google.com.vn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36405.doc
Tài liệu liên quan