Tham dự thầu là tham dự vào sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Việc mở rộng quan hệ liên kết dưới hình thức thích hợp là một giải pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh trong khi tham gia đấu thầu của công ty.
Với những công trình lớn, kỹ thuật cao, công ty không đáp ứng đủ năng lực kinh tế và kỹ thuật nhất trong khi tham dự đấu thầu quốc tế, thế và lực của công ty lại càng hạn chế. Chính vì vậy, việc thiết lập và mở rộng quan hệ liên kết giữa các công ty với nhau là cần thiết cho Công ty xây dựng số I.
Trong diều kiện hiện nay, các công ty nước ngoài hoạt động trong nước ta cũng nhiều, do vậy công ty có thể liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để nâng cao trình độ công nghệ xây dựng, học tập kinh nghiệm quản lý và tạo thêm việc làm cho công nhân.
Ngoài những biện pháp trên, ngoài ra còn đòi hỏi những cán bộ cấp trên phải có những nhận định, phán đoán tình hình tốt để có thể thực hiện các hoạt động đấu thầu có hiệu quả. Những công trình nào công ty có thể tham gia đấu thầu được, phù hợp với năng lực của mình, và những công trình mà công ty tham gia đấu thầu thì công ty có thể trúng thầu bởi vì việc tham gia đấu thầu vừa mất thời gian lại vừa tốn kém. Đây là một yếu tố rất cần thiết đối với các cán bộ cấp trên.
90 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu xây dựng ở Công ty xây dựng số I - Tổng công ty xây dựng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khối lượng công tác hoặc kết cắu xây lắp công trình. Công ty căn cứ vào bảng tiền lương khối lượng công tác xây lắp, đinh mức sử dụng vật tư và mức giá vật liệu ở từng nơi, từng thời điểm thi công để xác định chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bản.
Chi phí vật liệu trong dự toán xây dựng công trình được xác định bằng khối lượng xây lắp theo thiết kế được duyệt nhân với chi phí vật liệu trong đơn giá xây dựng cơ bán của từng loại công tác xây dựng. Khi có sự thay đổi về giá cả và cước phí vận chuyển thì căn cứ vào mức giá bình quân khu vực ở từng thời kỳ để xác định phần chênh lệch và đưa trực tiếp vào chi phí vật liệu trong dự toán
Chi phí vật liệu được tính theo công thức :
VL = ồ
Trong đó : Qi :- Khối lượng công việc xây lắp thứ i
VLi :- Chi phí vật liệu trong đơn giá chi tiết của công việc xây lắp thứ i
Đối với công trình có vốn đầu tư nước ngoài thì bước đầu có thể sử dụng định mức vật tư theo quy định trong đơn giá XDCB ở Việt Nam để tính giá dự thầu. Tuy nhiên đối với những công việc yêu cầu cần phải tuân thủ theo các điều kiện quốc tế thì phải điều chỉnh lại định mức cho cho phù hợp
+ Chi phí nhân công(NC): là chi phí lương chính của công nhân trực tiếp xây lắp (chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp) để thực hiện một đợn vị khối lượng công tác hoặc kết cấu xây lắp công trình
Chi phí nhân công được tính theo công thức sau :
NC = ồ
Trong đó : Nci : Chi phí nhân công trong đơn giá chi tiếc của công việc xây lắp thứ i
+ Chi phí máy thi công (M): là chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí khấu hao cơ bản, khấu hao sữa chửa lớn, khấu hao sữa chữa nhỏ, chi phí nhiên liệu, động lực va chi phí nhân công điều khiển máy thi công.
Chi phí này được xác định theo công thức sau :
M =
Trong đó: mi là chi phí sử dụng máy thi công nằm trong đơn giá chi tiết của loại công việc i.
Chi phí trực tiếp được xác định xác định bằng 3 loại chi phí trên :
T =S (VL+NC+M)
b) Chi phí chung (c) : Là loại chi phí phục vụ chung cho mọi công việc nằm trong dự toán xây lắp của hạng mục công trình gồm có: chí phí quản trị hành chính, chi phí phục vụ công nhân trực tiếp thi công xây lắp, chi phí phục vụ thi công và các chi phí chung khác.
Theo quy định hiện hành (TT 23/BXD – VKT ngày 15/12/1994) chi phí chung được xác định theo tỷ lệ % so với chi phí nhân công cho từng loại công trình trừ một số dây chuyền thi công cơ giới tại hiện trường thì tính theo % so với chi phí sử dụng máy thi công (M).
Chi phí chung bằng công thức :
C = P * NC
Trong đó P là tỷ lệ quy định theo thông tư số 03/BXD – VKT
Thuế và lãi ( LT ): được tính theo % so vứi tổng chi phí trực
tiếp và chi phí chung
LT = ZXL * KLT
Trong đó: ZXL - giá thành xây lắp ZXL=T+C
KLT - tỷ lệ định mức về lãi và thuế doanh thu trong xây dựng (%)
Giá trị dự toán dự thầu xây lắp (Z): được tính bằng công thức
Z = T+ C +TL
Trong đó: Z --> giá trị dự toán dự thầu xây lắp trước thuế
Thuế giá trị gia tăng: VAT = Z*TGTGT
Trong đó: TGTGT --> thuế giá trị gia tăng
Ví dụ: Khi tính giá trị dự thầu công trình xí nghiệp dược phẩm TW2 với 80 m3 tường xây và 60 m3 móng gạch.
+ Xác định đơn giá xây móng tường.
Mã hiệu
Công tác xây lắp
Thành phần hao phí
Đ/v tính
Định mức
10
Xây móng tường
Gạch
Viên
608
Vữa XM75
M3
0.23
Nhân công (4/7)
Công
1.5
Máy trộn bê tông
Ca
0.036
Máy vận thăng
(TP-16-111)
Ca
0.07
Bảng 5 : Định mức cho công tác xây móng tường
Mã hiệu
Thành phần vật liệu
Đơn vị
Định mức
D.112
Xi măng PC30
Kg
7.8
Vôi cục
Kg
80
Cát vàng
m3
1.1
Bảng 6: Định mức cấp phối cho 1 m3 vữa Tam hợp cát vàng
Giá NVL do công ty mua:
Xi măng PC300: 800 đồng/Kg
Vôi cục: 300 đồng/Kg
Cát vàng: 17000 đồng/m3
Gạch: 330 đồng/viên
Qua đó ta tính được chi phí để xây được 1m3 móng tường như sau: + Xi măng: 70 * 850 * 0.23 = 13.685 đồng
Vôi: 80 * 300 * 0.23 = 5.520 đồng
Cát: 1.1 * 17.000 * 0.230 = 4361 đồng
Gạch: 608 * 330 = 200.640 đồng
Vậy tổng chi phí NVL:
VL1 = 13.685 + 5.520 + 4.301 + 200.640 = 224.146 đồng
Chi phí nhân công:
NC1 = 1,5 * 25.000 = 37.500 đồng
Chi phí máy:
M1 = 0,036 * 35.000 + 0,07 * 40.000 = 4.060 đồng
Vậy chi phí trực tiếp là:
T1 = VL1 + NC1 + M1 = 267.706 đồng
+ Xác định giá xây 1 m3 tường
Mã hiệu
Công tác xây lắp
Thành phần vật liệu
Đ/v tính
Định mức
D.114
Xây tường
Gạch
Viên
608
Vữa
m3
0.25
Gỗ ván
m3
0.02
Cây chống
Cây
3
Dây
kg
0,4
Nhân công (5/7)
Công
2
Máy trộn bê tông
ca
0,036
Máy vận thăng
(TP-16-111)
ca
0,07
Bảng7: Định mức công tác xây tường
Mã hiệu
Thành phần vật liệu
Đơn vị
Định mức
D.117
Xi măng PC30
Kg
90
Cát vàng
m3
1.1
Bảng 8: Định mức cấp phối vữa
Chi phí để xây 1m3 tường:
Xi măng: 90 * 850 * 0.25 = 19.125 đồng
Cát: 1,1 * 17.000 * 0,25 = 4.765 đồng
Gạch: 608 * 330 = 200.640 đồng
Gỗ ván: 0,02 * 850.000 = 17.000 đồng
Cây chống: 3 * 8.000 = 24.000 đồng
Dây: 0,4 * 7.000 = 2.800 đồng
Vậy chi phí NVL trực tiếp:
VL2 = 268.240 đồng
Chi phí nhân công:
NC2 = 2 * 30.000 = 60.000 đồng
Chi phí máy:
M2 = 4.060 đồng
Vậy T2 = VL2 + LC2 + M2 = 332.300 đồng
Vậy chi phí trực tiếp để xây 60 m3 móng gạch và 80 m3 tường
T = 60*T1 + 80*T2 = 42.646.360 đồng
Chi phí chung:
C = (NC1 + NC2)*55% = 97.500 * 55% = 53.625 đồng
Lãi và thuế:
LT = (T + C)*9% = 3.842.998,65 đồng
Vậy giá dự toán trước thuế:
Z = T + C + LT = 46.542.983,65 đồng
Thuế giá trị gia tăng đầu ra:
VAT = Z*TGTGT = Z*10% = 4.654.298,365 đồng
=> Giá trị dự toán sau thuế:
GXL = Z + VAT = 51.197.282,02 đồng
Đi cùng với việc lập giá dự thầu thì bộ phận tham gia vào công tác đấu thầu phải kết hợp hài hoà với các phòng, ban có liên quan như phòng tài chính, phòng tổ chức- hành chính, phòng kế hoạch, đầu tư... tiến hành soạn thảo báo cáo về năng lực của công ty phù hợp với yêu cầu của hồ sơ mời thầu và đặc điểm của công trình mà công ty tham gia đấu thầu. Thông thường bản báo cáo về năng lực của công ty bao gồm các nội dung sau:
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Phạm vi hoạt động và năng lực thi công của công ty
Thể thức hợp pháp của công ty
Tình hình tài chính của công ty
Năng lực thiết bị, máy móc phục vụ thi công
Cơ cấu lao động của công ty
Các công trình trình công ty đã hoàn thành
Giấy bảo lãnh dự thầu
1.2. Quá trình nộp hồ sơ dự thầu.
Sau khi đãchuẩn bị đầy đủ các tài liệu có liên quan đến hồ sơ dự thầu, công ty tiến hành nộp hồ sơ dự thầu cho chủ đầu tư. Trong khi chờ đợi kết quả đấu thầu công ty có thể làm công tác Maketting, tăng cường công tác ngoại giao tạo mối quan hệ tốt với chủ đầu tư, cơ quan có thẩm quyền ảnh hưởng tới việc ra quyết định đối với kết quả đấu thầu. Qua quan hệ đó sẽ làm tăng thêm uy tín của công ty, nhất là trong trường hợp giá dự toán dự thầu mà công ty đưa ra rất sát với giá của một hoặc nhiều đối thủ khác. Bên cạnh đó công ty vẫn tiếp tục tìm kiếm các dự án và tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những vấn đề mới có hiệu quả cho cả chủ đầu tư và công ty. Như vậy khả năng thắng thầu của công ty cao hơn rất nhiều so với các đối thủ khác.
1.3. Giai đoạn thi công (khi trúng thầu) theo hợp đồng
Đây là giai đoạn công ty thực hiện thi công theo hợp đồng khi đã trúng thầu. Trong giai đoạn này công ty huy động mọi nguồn lực mà mình có để thực hiện thi công theo đúng yêu cầu như trong hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên có những dự án công trình diễn ra tốt, có những công trình gặp trở ngại nhưng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên thì những trở ngại đó thường được công ty tìm những biện pháp tối ưu nhất để khắc phục. Chính vì vậy uy tín của công ty với khách hàng vẫn không bị mất đi. Đây cũng là phần nào nói lên được thế mạnh của công ty trong công tác đấu thầu.
Các đối thủ canh tranh chủ yếu của công ty trong công tác đấu thầu.
Ngày nay, đất nước ta đang trong quá trình xây dựng đất nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá việc xây dựng các khu đô thị, khu công nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng đường xá... đang rất cần thiết do vậy ở mặt trận xây dựng cơ bản đang diễn ra cạnh tranh gay gắt, nhiều công ty xây dựng được lập nên để phù hợp với yêu cầu đó. Trước tình hình này Công ty xây dựng số I đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các công ty khác trên mặt trận đấu thầu.
Các đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Ngay trong Tổng công ty xây dựng Hà nội, Công ty xây dựng số I đã phải cạnh tranh với các công ty khác có tiềm năng lớn như : Công ty xây dựng số 4, Công ty xây dựng bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bên ngoài Tổng Công ty xây dựng số I, với nhiều Tổng công ty được thành lập, Công ty xây dựng số I đang gặp nhiều trở ngại khi tham gia cạnh tranh đấu thầu với họ, để hiểu được vấn đề này ta xem xét một số công ty đang cạnh tranh gay gắt với Công ty xây dựng số I.
+ Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng(Vinaconex): đây là một công ty có thế mạnh lớn ở thị trường trong nước và nước ngoài về xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp... tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng đang là một trong những công ty có vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại, nhân lực nhiều... do vậy đây là một đối thủ cạnh tranh lớn với Công ty xây dựng số I.
+ Binh đoàn xây dựng Trường Sơn: đây là một binh đoàn xây dựng được Bộ quốc phòng thành lập – là một Binh đoàn xây dựng hàng đầu của Bộ quốc phòng với số vốn lớn, được sự giúp đỡ, quan tâm của Bộ quốc phòng. Công ty có thế mạnh về xây dựng các khu quân sự, dân sự thuộc Bộ quốc phòng, với đội ngũ nhân lực dồi dào, Tổng công ty xây dựng Trường Sơn rất có uy tín trên thị trường cho nên Công ty xây dựng số I thường gặp khó khăn khi cạnh tranh với Tổng công ty xây dựng Trường Sơn.
+ Tổng công ty xây dựng Sông Đà: đây là Tổng công ty có thế mạnh trên lĩnh vực xây dựng các nhà máy thuỷ điện, khu công nghiệp...
Bên cạnh đó còn có các Tổng công ty, công ty như: Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng, Tổng công ty xây dựng Sông Hồng, Tổng công ty xây dựng hoá chất... là những công ty rất mạnh khi tham gia cạnh tranh trong công tác đấu thầu.
Mặt khác, các ngành sản xuất kinh doanh khác cũng lập nên công ty xây dựng như: Tổng công ty bưu chính Việt Nam thành lập công ty xây dựng Bưu điện, ngành dầu khí thành lập công ty xây dựng dầu khí... Chính vì vậy, trên lĩnh vực xây dựng, Công ty xây dựng số I ngày càng gặp nhiều đối thủ cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xây dựng số I có một bề dày kinh nghiệm thực tế cũng như sự hiểu biết và khả năng tích luỹ được trong 40 năm qua và với sự lãnh đạo sáng suốt của ban lãnh đạo công ty, công ty đã biết tận dụng các lợi thế của mình và khai thác điểm yếu của đối phương nhằm đưa ra một chiến lược cạnh tranh phù hợp, hợp lý.
Qua đó, với những công trình có quy mô lớn, phức tạp Công ty xây dựng số I cũng không ngại khi tham gia đấu thầu với các đối thủ cạnh tranh mạnh khác.
b) Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.
Với cơ chế mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài, đây là một điều kiện để các công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng là một thị trường đầy hấp dẫn thu hút các công ty xây dựng nước ngoài. Vì thế có thể nhận thấy các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn đó là: các công ty, tập đoàn nước ngoài sẽ hoạt động trong thời gian ngắn sau này, hay những công ty đã tồn tại trong nước.
Bên cạnh đó là các công ty xây dựng địa phương tuy quy mô xây dựng của họ không lớn nhưng với những công ty này thì họ thường có mối quan hệ tốt với các cán bộ, chính quyền địa phương đó. Mặt khác các công ty xây dựng nước ngoài họ có vốn lớn, máy móc thiết bị hiện đại cho nên công ty cần phải tạo lập các mối quan hệ tốt, nâng cao năng lực của mình và chủ động liên doanh liên kết với các công ty khác để có thể cạnh tranh với các công ty lớn như công ty nước ngoài.
Đánh giá tình hình thực hiện công tác đấu thầu của công ty.
Nhữnh thành tích trong công tác đấu thầu của Công ty xây dựng số I
- Trong công tác đấu thầu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, Công ty xây dựng số I ngày càng có những chuyển biến tốt về mặt tổ chức và quản lý. Đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại, mở rộng thị trường cũng như nâng cao sức cạnh tranh của công ty, chiếm lĩnh thị trường. Điều này thể hiện định hướng sản xuất, kinh doanh của công ty chọn lĩnh vực xây dựng làm lĩnh vực mũi nhọn là hợp lý và có hiệu quả.
- Công ty xây dựng số I trong những năm qua với sự cố gắng vươn lên trong nền kinh tế thị đã ngày càng khẳng định được vị trí của mình, công ty có những công trình đạt chất lượng cao được Bộ xây dựng và chủ đầu tư công nhận, được Bộ xây dựng và công đoàn Việt Nam tặng bằng khen, tặng cờ đơn vị đạt chất lượng cao về sản phẩm xây dựng.
- Về công tác quản lý, tổ chức thi công công trình: công ty đã khuyến khích áp dụng hình thức khoán chi phi sản xuất ở các xí nghiệp và các đơn vị trực thuộc để nâng cao năng suất lao động của công nhân tạo điều kiện tăng thêm thu nhập cho người lao động, từ đó nâng cao được lòng nhiệt tình hăng say lao động, đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công công trình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Công ty xây dựng số I với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, công ty có một bề dày kinh nghiệm thực tế, đang hoàn thiện về nhiều mặt, công ty lựa chọn được một đội ngũ cán bộ kĩ sư nhiều kinh nghiệm, nhiệt tình và lực lượng công nhân lành nghề, có trách nhiệm trực tiếp trong công tác đấu thầu. Chính vì vậy những công trình lớn, đòi hỏi kỹ thuật cao và thời gian thi công ngắn công ty đã thi công thành công.
- Việc chỉ đạo thi công dứt điểm theo tiến độ, đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật đặt ra đã giữ được uy tín của mình trên lĩnh vực đấu thầu.
Tóm lại, trong những năm qua , đặc biệt là năm 1999 công ty đã có nhiều cố gắng rõ rệt về mặt tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ đối ngoại, tìm kiếm công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động. Với sự nỗ lực hết mình trong lĩnh vực đấu thầu, Công ty xây dựng số I đã trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại Việt Nam được tín nhiêm và có định hướng phát triển hưũ hiệu.
Để duy trì được vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực xây dựng và đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thời kì mời, Công ty xây dựng số I không ngừng nâng cao trình độ, luôn luôn thay đổi phương pháp quản lý phù hợp, đồng thời áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất và công tác quản lý doanh nghiệp và thi công công trình.
Những điểm manh, điểm yếu của công ty trong lĩnh vực đấu thầu.
a) Điểm mạnh của công ty trong lĩnh vực đấu thầu.
- Công ty xây dựng số I với hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, với bề dày kinh nghiệm thực tế, sự hiểu biết và kỹ năng tích luỹ được trong 40 năm qua đang là một công ty được tín nhiệm trên thị trường.
Hơn nữa, Công ty xây dựng số I trực thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội là một công ty mạnh trên lĩnh vực xây dựng cơ bản nên được các chủ đầu tư trong nước cũng như nước ngoài tin tưởng hơn các công ty khác. Mặt khác Công ty xây dựng số I so với các công ty thành viên trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội thì có phần nào vượt trội hơn về mọi lĩnh vực và có uy tín rất cao với ban lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Hà Nội, nên có nhiều công trình công ty đã được Tổng công ty xây dựng Hà Nội chỉ định thầu.
Công ty xây dựng số I có một ban lãnh đạo có năng lực và trình độ, có mối quan hệ rộng nên dễ dàng nhận được công trình các nơi, đặc biệt ở thủ đô Hà nội.
Công ty xây dựng số I có số vốn khá ổn định, được sự hỗ trợ của Tổng công ty xây dựng Hà Nội nên khả năng huy động vốn khi tham gia hoạt động đấu thầu là tương đối ổn định.
b) Điểm yếu của công ty trong lĩnh vực đấu thầu.
- Máy móc thiết bị của công ty chủ yếu là cũ, tính hao mòn rất cao, năng suất đạt rất thấp.
- Công tác quản lý chỉ đạo đầu vào chưa tốt, nắm bắt hệ thống thông tin chưa nhanh, thiếu sự kiểm tra giám sát thường xuyên của công ty nên có nhiều tiêu cực vẫn xảy ra trong công ty.
- Công tác Marketing chưa tốt, đội ngũ Marketing của công ty còn mỏng, chưa được đào tạo chuyên môn.
- Đội ngũ tính giá dự thầu chưa có nhiều kỹ sư giỏi, còn ít.
Các cơ hội và nguy cơ của công ty.
Các cơ hội.
Chính sách của nhà nước về việc quy định các nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng cơ bản là khi tham gia đấu thầu phải ký kết hợp đồng với một công ty xây dựng trong nước làm thầu phụ (hoặc chính). Như thế tạo cho Công ty xây dựng số I có thể học hỏi được kinh nghiệm của các nhà thầu nước ngoài. Bên cạnh đó Nhà nước còn có chính sách ưu tiên cho các nhà thầu Việt Nam đấu thầu công trình nước ngoài.
- Đất nước ta đang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá cùng với nó là đô thị hoá nông thôn nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng đang là điều rất cần thiết. Có nhiều công trình đã được dự định trong tương lai. Nếu như công ty phát huy được mọi tiềm năng của mình thì rất có thể thắng thầu nhiều công trình lớn.
- Hệ thống thông tin ngày càng hiện đại sẽ giúp cho công ty tìm hiểu mọi khía cạnh nhanh hơn.
Các nguy cơ của công ty.
- Cuộc khủng hoảng Tài chính – tiền tệ khu vực châu á đã làm ảnh hưởng đến nước ta, số lượng công trình giảm xuống đáng kể.
- Giá cả nguyên vật liệu biến động thất thường làm cho quá trình lập giá dự thầu gặp nhiều khó khăn.
- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ hiện có và tiềm ẩn.
Những hạn chế trong công tác đấu thầu của công ty.
Mặc dù trong công tác đấu thầu, công ty đã có nhiều cố gắng và đã đạt được những thành tích đáng kể song công tác đấu thầu của công ty vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét, khắc phục để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác này.
Những hạn chế chủ yếu là:
- Quá trình bóc tách, lắp giả cả bỏ thầu dự án đôi khi bị động chưa linh hoạt theo giá thị trường có khi đưa ra các mức giá không hợp lý dẫn đến trượt thầu.
- Trang bị kỹ thuật và trình độ công nhân chưa đáp được yêu cầu của công việc quản lý và thi công những công trình có chất lượng cao, trình độ kỹ thuật phức tạp.
- Công tác tiếp thị còn bị hạn chế, đang ở trong vùng hẹp nên khả năng tìm kiếm thông tin về các dự án còn rất ít, đội ngũ cán bộ còn chưa nhiệt tình.
- Đội ngũ cán bộ giỏi, có năng lực tham gia trong công tác đấu thầu đủ tiêu chuẩn còn quá ít, đôi lúc không đáp ứng được nhu cầu đặt ra (nhất là các công trình có chủ đầu tư là người nước ngoài).
- Trong công tác thi công, quản lý chất lượng công trình của công ty ở một số khâu trong công trình đôi khi còn chưa được đảm bảo. Cán bộ kỹ thuật, đội trưởng thi công nhiều khi không bám hiện trường nên sự sai sót trong khi thi công có lúc xảy ra làm tăng những chi phí không cần thiết, làm giảm lợi nhuận công ty.
Nguyên nhân chủ yếu của những vấn đề còn hạn chế trên.
- Hệ thống văn bản pháp quy về đầu tư xây dựng cơ bản chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ. Các văn bản pháp quy còn quy định thiếu chi tiết, nhiều trường hợp còn bị bỏ sót. Đặc biệt là trong quy chế đấu thầu, chế độ ưu đãi đối với các nhà thầu trong nước khi tham gia đấu thầu quốc tế còn mang tính chung chung, chưa cụ thể. Vì vậy, trên thực tế các nhà thầu Việt Nam chưa được hưởng lợi thế này.
- Công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật chưa được quan tâm chỉ đạo và không khuyến khích động viên kịp thời nên chưa thành phong trào trong cán bộ công nhân viên.
- Công tác tiếp thị chưa được quan tâm đúng mức, công ty vẫn chưa coi trọng vấn đề này.
- Những công trình có quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi đội ngũ tính giá phải tính toán phù hợp, hợp lý với công trình. Đội ngũ tính giá dự thầu của công ty đôi lúc còn bị động, chưa được năng động, những công trình nước ngoài nhiều lúc còn bị động trong khâu tính giá.
- Trang thiết bị thi công của công ty phần lớn đều khấu hao lớn, máy móc cũ vẫn còn nhiều.
phần III
Một số biên pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu xây dựng tại
Công ty xây dựng số I
Ngày nay, với sự phát triển lớn mạnh của khoa học kỹ thuật, sự cạnh tranh đang diễn ra trên mọi mặt trận kinh tế. Lĩnh vực xây dựng cơ bản cũng vậy với sự hình thành nhiều doanh nghiệp xây dựng nên mức độ cạnh tranh lĩnh vực này ngày càng quyết liệt hơn. Các doanh nghiệp xây dựng trên thị trường đang dần củng cố lại sức mạnh và vị thế của mình để có thể tồn tại và phát triển dựa trên những công trình mà họ nhận được.
Với sự quan tâm của Nhà nước, phương thức đấu thầu đang được sử dụng như là một công cụ nhằm tìm kiếm nhà thầu phù hợp để thực hiện dự án. Do đó để có thể thắng thầu các doanh nghiệp cần phải đưa ra được các biện pháp hữu hiệu để có thể được chủ đầu tư chấp nhận giao dự án cho đơn vị mình thực hiện.
Qua một thời gian thực tập, nghiên cứu tại Công ty xây dựng số I- Tổng công ty xây dựng Hà nội, dựa trên tình hình thực trạng mà tôi đã phân tích ở trên. Tôi mạnh mạn đưa ra một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản tại công ty xây dựng số I. Một vần đề sống còn đối với các doanh nghiệp xây dựng nói chung và Công ty xây dựng số I nói riêng.
Những biện pháp đối với công ty.
Biện pháp 1: Tăng cường đầu tư mua sắm thiết bị mới, hiện đại phù hợp với tính chất và yêu cầu xây dựng các công trình dân dụng. ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và thi công xây dựng nhằm nâng cao chất lượng công trình, tiến độ thi công, tăng uy tín của công ty, đảm bảo thắng thầu.
Cơ sở lí luận thực tiễn.
Khi công ty tham gia đấu thầu một công trình thì công ty cần phải giới thiệu về năng lực của mình trong đó yếu tố về máy móc thiết bị được các chủ đầu tư rất quan tâm và đánh giá khá cao khi lưa chọn đơn vị nhận thầu dự án. Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp khác, các công ty xây dựng nói chung và Công ty xây dựng số I nói riêng cần phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bị để phù hợp với tính chất công việc khi tham gia đấu thầu, cạnh tranh với các nhà thầu khác, đặc biệt là các nhà thầu nước ngoài khi mà họ có lượng máy móc thiết bị rất hiện đại.
Qua một thời gian tìm hiểu, tôi nhận thấy rằng để đảm bảo khả năng thắng thầu, điều trước tiên công ty cần phải đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị phù hợp với yêu cầu hiện nay. Để thắng thầu công ty cần phải mua thêm một số máy móc thiết bị:
- Máy móc thiết bị dùng vào sản xuất quản lý thi công
- Máy móc thiết bị dùng cho công tác văn phòng.
b) Phương thức tiến hành.
Theo báo cáo tình trạng năng lực thiết bị của Công ty xây dựng số I thì đa số máy móc thiết bị của công ty đã gần được khấu hao xong, năng suất đạt rất thấp trong khi yêu cầu về tiến độ thi công thì cần phải cao và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên xét về mặt thực tế vốn sản xuất kinh doanh của công ty dưới 10 tỷ đồng. Tôi nhận thấy công ty cần phải thực hiện theo những phương án đầu tư sau:
+ Công ty có thể mua sắm thiết bị lắp ráp và thay thế cho các thiết bị sẵn có nhờ phương pháp cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để từ đó giúp việc cải tiến, nâng cao năng lực thiết bị đang dùng hiện nay. Ví dụ như máy khoan cọc nhồi, máy trộn bê tông, máy đầm dùi, máy đầm bùn thì công ty chỉ cần mua các linh kiện thay thế, các thiết bị cũ để sửa chữa và tận dụng tối đa công suất của nó. Với phương án này công ty có thể giảm được số vốn đầu tư vào trang thiết bị. Tuy nhiên với phương thức này công ty phải có năng lực và uy tín cao trên thị trường. Hoặc công ty có thể mua sắm các loại phương tiên máy móc cũ (giá trị còn lại trên 70%) đồng bộ nhưng vẫn đảm tính yêu cầu kỹ thuật và đạt chất lượng cao. Đối với các phương án này đòi hỏi công ty phải có năng lực cao về kỹ thuật và thương mại.
+ Công ty có thể mua sắm các thiết bị, phương tiện mới của các hãng, các nước sản xuất nổi tiếng như: Thuỵ Điển, ý, Pháp, Nga, Nhật... với phương án này đòi hỏi công ty phải đầu tư vốn lớn nhưng bù lại năng lực của công ty được nâng cao, làm cho thời gian thực hiện giảm xuống, tiết kiệm được nhân lực, chi phí thi công. Mặt khác nó tạo cho công ty có một thế mạnh khi gửi hồ sơ dự thầu. Tuy nhiên xét về mặt tài chính hiện nay, phương án này thực sự không hiệu quả vì số vốn sản xuất kinh doanh của công ty không nhiều, nếu mua máy móc thiết bị đó cùng một lúc thì công ty không đủ vốn nhưng công ty cần phải mua theo kiểu từng cái một, một thời gian sau rồi lại mua tiếp các thiết bị cần thiết khác. Như vậy vừa đảm bảo được năng lực của mình về máy móc thiết bị và về tài chính của công ty. Tuy nhiên, khi công ty tính toán đầu tư thiết bị máy móc mới thì công ty cần phải xem xét, tính toán xem giữa mua và thuê bên nào có lợi hơn.
+ Công ty nên liên doanh với các công ty nước ngoài bởi vì các công ty nước ngoài thường có tài chính lớn và máy móc thiết bị hiện đại, đây là một phương án giúp công ty thắng thầu trong công việc cạnh tranh đấu thầu với những gói thầu lớn.
Trong giai đoạn từ 2000 – 2005 theo tôi, Công ty xây dựng số I cần phải mua sắm thêm một số máy móc thiết bị mới nhằm nâng cao năng lực thi công công trình xây dựng. Cụ thể công ty cần trang bị thêm một số máy móc thiết bị sau:
Số
TT
Tên trang thiết bị
Nước SX
Số lượng (cái)
Công suất
hoạt động
Giá trị (triệu đồng)
1
2
3
4
5
6
7
Máy đào bánh xích
Máy Lu rung
Thiết bị khoan cọc nhồi BAVVER-BGIS
Cần cẩu tháp Poitain
Máy ép cọc
Xe bơm bê tông
Ôtô KAMA 2
Nhật
Nga
CH Đức
Pháp
VN
Nhật
Nga
01
01
01
01
01
01
02
Dung tích gầu
1,2 m3
Trọng lượng rung 25-28 tấn
Dmax = 1800m
sâu = 64m
Sức nâng 2-5 tấn Cao78m, tầm với 48m
Lực max = 70 tấn
70m3/h
12 tấn
550
600
0799
2622
3000
4949
100
Bảng 9: Trang thiết bị mua thêm
Với những máy móc thiết bị trên công ty có thể vay ngân hàng để đầu tư. với những máy móc thiết bị hiện đại đó giúp cho công ty giảm bớt được thời gian và nhân công, đây là một phần giúp công ty cạnh tranh với các nhà thầu khác trên lĩnh vực đấu thầu. Tuy nhiên đó chỉ là những máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất, ngoài ra công ty còn phải đầu tư thêm một số máy móc thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy Fax, máy in... đây là một phần giúp công ty lập giá dự thầu một cách chíng xác và đầy đủ thông tin hơn trong công tác đấu thầu.
Biện pháp 2: Công ty nên tổ chức một bộ phận chuyên trách về Marketing nhằm mở rộng thị trường, tăng uy tín của công ty, xây dựng kế hoạch dự báo giá cả linh hoạt để đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường.
Từ khi đất nước ta mở cửa, giao lưu buôn bán với nước ngoài, nền kinh tế tồn tại kinh tế nhiều thành phần thì công tác Marketing đã trở thành một công cụ đắc lực cho các nhà kinh doanh. Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều chú ý phát triển công tác Marketing, đây là một phần làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Với thực tế ở Công ty xây dựng số I phòng kế hoạch có một đội ngũ công tác Marketing còn quá mỏng, hầu hết đội ngũ cán bộ của phòng chưa được đào tạo qua chuyên môn, chính vì vậy nghiệp vụ Marketing của họ cũng có phần nào chưa được tốt – công việc chủ yếu của họ là tính toán, lập giá dự thầu... nên khả năng Marketing chưa cao, làm giảm đi khả năng tham dự thầu và trúng thầu của công ty. Do vậy, công ty cần phải nhanh chóng tổ chức một bộ phận chuyên trách về Marketing.
* Phương thức thực hiện
Trong xây dựng cơ bản, công tác Marketing cho đến nay vẫn chưa được định hình một cách cụ thể ở bất kì một doanh nghiệp xây dựng nào ở nước ta. Trên thực tế hiện nay trong công tác Marketing xây dựng cơ bản đang tồn tại một số “hoạt động ngầm” mà luật pháp không cho phép, nhưng các doang nghiệp vẫn tìm mọi cách để thực hiện nhằm giành giật những ưu thế về mình. Mức độ hoạt động này, dựa vào mốt quan hệ giữa các cấp, các ngành và đặc biệt tuỳ thuộc vào giá trị dự án của mỗi doanh nghiệp xây dựng. Đây là một vấn đề nan giải trong hoạt động đấu thầu ở nước ta. Tuy nhiên, trong công tác đấu thầu, chúng ta không thể phủ nhận vấn đề này - đây là chìa khoá của sự thắng thầu của các doang nghiệp (tuy rằng bị chính phủ cấm).
Công tác Marketing trong xây dựng cơ bản thường bao gồm các nội dung sau:
- Thu thập tìm hiểu các thông tin về tình hình xây dựng cơ bản để có những biện pháp điều chỉnh, bổ sung kịp thời các yếu tố, nguồn lực phục vụ công tác thi công sao cho phù hợp với điều kiện thực tế.
- Thu thập và nghiên cứu các thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong đầu tư (năng lực, phương pháp tính giá dự toán, dự thầu...).
- Tìm hiểu các thông tin về chủ đầu tư, đề xuất các biện pháp thu hồi vốn nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của công ty.
- Thu thập, tìm hiểu các thông tin về các dự án đấu thầu được phổ biến qua các thông tin đại chúng...
- Nghiên cứu tình hình cung cấp nguyên vật liệu.
- Đề ra các chiến lược tranh thầu phù hợp nhờ sự phân tích đánh giá các hoạt động trên.
Sau đây là một số chiến lược tôi mạnh dạn đưa ra nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty.
* Chiến lược cạnh tranh
Với chiến lược cạnh tranh công ty có thể lựa chọn một trong các chiến lược cụ thể sau đây để cạnh tranh thắng lợi trong công tác đấu thầu.
- Chiến lược cạnh tranh với giá dự thầu thấp: với chiến lược này công ty tìm cách điều chỉnh các chi phí, mức lợi nhận sao cho giá dự thầu thấp hơn các đối thủ cạnh tranh khác.
- Chiến lược liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhằm tăng thêm sức mạnh trên mặt trận đấu thầu của công ty. Ví dụ như liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài, các công ty trong Tổng công ty xây dựng Hà Nội.
- Chiến lược dựa vào lợi thế tương đối: với các thế mạnh vốn có của mình công ty nên phát huy thế mạnh đó.
- Chiến lược quảng cáo giới thiệu nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng.
Chiến lược phân khu, phân đoạn thị trường:
Nhằm tìm ra thị trường thích hợp nhất của công ty theo tình hình hiện nay.
Với chiến lược này, công ty nên phân chia thị trường theo những nhân tố, chủng loại phù hợp với vai trò, năng lực của mình và những thị trường mình có khả năng nhất. Để làm được những điều này công ty nên lập ra một phòng Marketing riêng và tuyển chọn những người có năng lực về Marketing. Công ty có thể tổ chức một bộ phận Marketing như sau:
Trưởng phòng
Bộ phận nghiên cứu thị trường và đưa ra chiến lược
Bộ phận bóc tách dự án
Bộ phận chuyên trách
Quảng cáo
Bộ phận bảo hành
Sơ đồ4: Cơ cấu tổ chức bộ phận Marketing
Thông qua bộ phận Marketing công ty sẽ nắm bắt được các thông tin có liên quan tới quá trình đấu thầu của mình. Qua đó đưa ra được các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty.
Mặt khác, nhờ có bộ phận Marketing, công ty sẽ hoạt động có trọng điểm vì luôn luôn xác định được lĩnh vực sở trường của mình, qua đó tránh được sự phát triển lan man, phát triển thiếu định hướng ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh.
Hơn nữa, công ty sẽ học hỏi được các kinh nghiệm của các nhà thầu khác trong và ngoài nước để vận dụng sáng tạo cho những dự án tiếp theo. Bên cạnh đó công ty sẽ mở rộng được thị trường phát triển ở nhiều vùng khác nhau tạo ra một quy mô lớn nhằm phát triển công ty thêm mạnh mẽ và ổn định, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
* Chiến lược khuếch trương giao tiếp.
Công ty thường xuyên tích cực tăng cường công tác quảng cáo giới
thiệu sản phẩm, đưa ra các thông tin có lợi về công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm tăng thêm uy tín các sản phẩm của công ty. Tham gia vào các hội chợ triển lãm của Bộ, ngành, địa phương để chào hàng, tiếp cận, tăng thêm nhiều mối quan hệ trong công ty, bạn hàng và chủ đầu tư. Đặc biệt là mở rộng quan hệ của công ty với các cấp có thẩm quyền, tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của các cơ quan cấp trên, đồng thời thắt chặt quan hệ với các cơ quan chính quyền địa phương nhằm tranh thủ sự giúp đỡ trong quá trình thi công.
Với sự hỗ trợ của bộ phận Marketing thì công ty sẽ đảm bảo được khả năng thắng thầu nhiều hơn, giúp công ty giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho công nhân viên, tăng khả năng thu hồi vốn của công ty.
Tóm lại, mỗi chính sách Marketing có phạm vi, mức độ tác động khác nhau nhưng liên quan nhau. Nó giúp cho công ty dần hoàn thiện bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh, lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Biện pháp 3: Công ty cần phải xây dựng một đội ngũ các bộ trong việc tính toán giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu giỏi, nắm bắt được tình hình trong việc đấu thầu hoặc đào tạo chuyên môn cho các cán bộ tính giá dự thầu, lập hồ sơ dự thầu của công ty.
Theo quy chế hiện nay, trong công tác đấu thầu thì yếu tố đầu tiên được xem là giá, giá dự thầu thấp nhất thì thắng thầu. Do vậy, công ty cần phải lập một đội ngũ cán bộ tính giá có năng lực, nhạy bén với thị trường và nhiều kinh nghiệm.
Trong kinh doanh vấn đề nhân sự là một trong những vấn đề mấu chốt quyết định sự thành bại. Trong đấu thầu cũng vậy, cần phải có một đội ngũ cán bộ lao động thực sự có tay nghề cao thì mới mong có được những công trình bền, đẹp, giá thành vừa phải. Đây là một yếu tố có sức thuyết phục các chủ đầu tư khi công ty mình tham gia đấu thầu.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác huy động vốn nhằm nâng cao tiềm lực tài chính của công ty.
Thiếu vốn sản xuất đang là một bài toán khó giải quyết đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là các công ty xây dựng cơ bản - đây là nơi mmà cần vốn lớn trong sản xuất kinh doanh.
Như tôi đã phân tích phần II, Công ty xây dựng số I có số vốn lưu động không lớn, trong khi đó, trong năm nay công ty đang trực tiếp thi công nhiều công trình trên nhiều địa bàn khác nhau nên nhu cầu về vốn lưu động ứng trước cũng như số vốn dùng để bảo lãnh thực hiện hợp đồng... lên đến những con số đáng kể.
Mặt khác, có một số công trình công ty đã thực hiện xong và đã bàn giao cho chủ đầu tư nhưng vẫn chưa được chủ đầu tư thanh toán kịp thời nên công ty vẫn đang còn một số vốn ứ đọng khá lớn ở các chủ đầu tư, gây khó khăn cho quá trình thực hiện các công trình tiếp theo.
Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, công ty cần tién hành một loạt các biện pháp để tận dụng các cơ hội để làm tăng nguồn vốn kinh doanh cuả mình. Cụ thể là:
- Tạo vốn bằng cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường chất lượng công trình, tiến hành đầu tư hợp lý. Để làm được điều này, công ty cần mở rộng và tiến sâu vào các thị trường có vốn đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn vốn của nước ngoài.
- Đẩy mạnh khả năng tạo vốn bằng cách tham gia tiến hành liên doanh liên kết, tạo điều kiện để hỗ trợ về vốn lưu động, tăng khả năng năng lực vốn công nghệ... tăng khả năng cạnh tranh đồng thời qua đó cũng học hỏi thêm kinh nghiệm nhất là kinh nghiệm quản lý vốn có hiệu quả, đây là yếu tố giúp cho sự thành công của công ty.
- Xây dựng và mở rộng hơn nữa với các tổ chức tài chính ngân hàng nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức này trong việc vay mượn vốn, đứng ra bảo lãnh nhận thầu, nhằm khai thác tối đa nguồn vốn tín dụng.
- Nhanh chóng huy động nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời của cán bộ trong công ty với lãi suất thích hợp, vừa khuyến khích được người cho vay, vừa bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn của các chủ đầu tư bằng các biện pháp thi công dứt điểm, quyết toán thu hồi vốn nhanh theo từng giai đoạn. tìm kiếm các biện pháp hữu hiệu để thu hồi vốn ở các công trình khó thu hồi vốn.
- Duy trì các mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng nguyên vật liệu để có được điều kiện thuân lợi cho thanh toán phù hợp điều kiện thi công trong chương trình, nhằm đảm bảo tiến độ cung ứng vật tư đối với tiến độ thi công, tránh tình trạng nguyên vật liệu về chậm sẽ làm tăng thời gian thi công một cách vô ích gây ứ đọng vốn.
Khi công ty sử dụng đồng bộ các biện pháp trên một cách đồng bộ thì khả năng huy động và thu hồi vốn sản xuất kinh doanh sẽ đạt được kết quả cao. Với các biện pháp trên theo tôi biện pháp mà có thể đưa lại hiệu quả cao nhất cho công ty vẫn là biện pháp “thi công dứt điểm từng hạng mục công trình” điều này làm rút ngắn được thời gian xây dựng mà khả năng thu hồi vốn cao.
Thật vậy: khi rút ngắn thời gian xây dựng bàn giao công trình sớm hơn thì sẽ mang lại hiệu quả do vốn đầu tư sớm được thu hồi:
H1 = Hdm*V(Tdm-Ttt)
H1 : Phần chi phí vốn giảm được do rút ngắn thời gian sử dụng vốn thi công.
Hdm : Hệ số hiệu quả kinh tế so với định mức của ngành có công trình xây dựng.
V : Vốn đầu tư công trình hoặc hạng mụch công trình xây dựng.
Tdm, Ttt: Thời gian xây dựng định mức và thời gian xây dựng thực tế.
Rút ngắn thời gian xây dựng nhằm giảm những chi phí phát sinh trong quá trình thi công như thuê văn phòng, địa điểm, lương gián tiếp, quản lý... và những chi phí khả biến sẽ tăng lên trong khi xây lắp nằm trong quả trình xây dựng như: chi phí nhân công, chi phí vật liệu, chi phí máy...
Với biện pháp này công ty thực hiện được tốt thì đây là điều kiện tiên quyết giúp công ty có khả năng thắng thầu lớn, với những công trình có quy mô lớn, phức tạp đòi hỏi có vốn lớn thì công ty có được một lượng vốn đủ khả năng cạnh tranh với các nhà thầu lớn như nhà thầu nước ngoài thì công tác thắng thầu lại là nằm trong tầm tay của công ty.
Biện pháp 5: Đưa ra được giá dự thầu hợp lý, linh hoạt để tạo điều kiện cạnh tranh trong đấu thầu.
Mọi hồ sơ dự thầu cần phải được chuẩn bị kỹ càng trước khi đem nộp cho chủ đầu tư để chứng tỏ công ty có đủ năng lực và trình độ chuyên môn (về máy móc, thiết bị, cán bộ, công nhân, vốn...) đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong hồ sơ mời thầu. Các phương án dự thầu của công ty phải đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, chất lượng, mà hồ sơ thiết kế đã nêu ra trong hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư.
Đối với chủ đầu tư mà giá công trình lại quá cao vượt qua cả giá xét thầu được phép do chủ đầu tư đưa ra thì công trình đó vẫn chưa mang lại hiệu quả. Do đó các chủ đầu tư thường kết hợp các yếu tố về chất lượng công trình và giá dự thầu để đánh giá và xét thầu. Đặc biệt đối với các chủ đầu tư trong nước thì giá dự thấu và giá xét thầu là vấn đề rất quan trọng đối với họ bởi vì năng lực về vốn của chủ đầu tư trong nước chỉ đạt mức tối thiểu dành cho dự án chứ ít có thêm khoản dự trù (gói gọn trong một số vốn cố định do chính ký phê duyệt...) nên với mức giá dự thầu nào họ cảm thấy hợp lý (tất nhiên trong hồ sơ dự thầu phải có bản thuyết minh của nhà thầu đưa ra được hợp lý với mức giá đó và các vấn đề khác như biện pháp thi công, giá cả nguyên vật liệu...) qua đó chủ đầu tư có thể chắc chắn được rằng: với mức giá đó nhà thầu có thể đảm nhận được dự án này.
Vì vậy để đưa ra được giá dự thầu hợp lý, Công ty xây dựng số I cần phải thực hiện một số biện pháp sau đây:
Dự toán các loại chi phí cho thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư bao gồm các chi phí về vật liệu xây dựng, chi phí về thiết bị thi công, chi phí nhân lực, chi phí quản lý và một số chi phí hợp lệ khác mà công ty phải chi trong quá trình thực hiên nhiệm vụ.
Trước đây công ty thường tính các chi phí về nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy theo công thức:
VL =
NC =
M =
Trong đó các đơn giá (DJVL, DJNC, DJM) thường theo mức giá xây dựng cơ bản của Bộ xây dựng lập ra trong một thời kỳ nhất định (các chủ đầu tư cũng thường dựa vào mức giá này để lập giá xét thầu). Nhưng với sự biến động về giá cả của thị trường, nếu công ty vẫn áp dụng mức giá cố định đó thì có lúc lại đưa ra các mức giá không hợp lý – quá cao hoặc qúa thấp gây ảnh hưởng tới khả năng thắng thầu hoặc thua lỗ khi thi công. Do vậy, hiện nay công ty cần phải áp dụng các công thức sau để xác định mức giá dự thầu tối ưu nhất, khả năng thắng thầu cao. Mặt khác, để phù hợp với điều luật chung của Nhà nước về thuế VAT mới ban hành.
STT
Các khoản mục chi phí
Cách tính
Kí hiệu kết quả
1
Chi phí vật liệu
VL
2
Chi phí nhân công
NC
3
Chi phí máy xây dựng
M
Cộng chi phí trực tiếp
VL + NC + M
T
4
Chi phí chung
NC * Kch
Giá thành xây lắp
T + C
ZXL
5
Thuế và lãi
ZXL * KLT
LT
6
Giá trị dự toán xây lắp
ZXL + LT
GXL
Bảng 10: Bảng các công thức tính chi phí
Trong đó:
Qi : Khối lượng công việc xây lắp thứ i
VLi : Chi phí vật liệu trong đơn giá chi tiết của công việc xây lắp thứ i
NCi : Chi phí nhân công trong đơn giá chi tiết của công việc xây lắp thứ i
Mi : Chi phí sử dụng máy thi công nắm trong đơn giá chi tiết của loại công việc i
KVLP : Tỷ lệ chi phí vật liệu phụ so với vật liệu chính
VL : Phần giá trị vật liệu tăng thêm do trượt giá
F1 : Các khoản phụ cấp chưa được tính hoặc tính chưa đủ vào tiến công trên mức lương tối thiểu trong đơn giá xây dựng hiện hành (tính theo hệ số)
F2 : : Các khoản phụ cấp chưa được tính hoặc tính chưa đủ vào tiến công trên cấp bậc trong đơn giá xây dựng hiện hành (tính theo hệ số)
h1i : Hệ số tiền công nhóm i trong đơn giá so với tiền lương tối thiểu
h2i : Hệ số tiền công nhóm i trong đơn giá so với tiền lương cấp bậc
Ktrg : Hệ số trượt giá ca máy xây dựng
Kch : Tỷ lệ định mức chi phí chung so với chi phí nhân công (%)
KLT : Tỷ lệ định mức về lãi và thuế doanh thu trong xây dựng (%)
Nhóm I : h11 = 2,343; h21 = 1,377
Nhóm II : h12 = 2,493; h22 = 1,370
Nhóm III : h13 = 2,638; h23 = 1,363
Nhóm IV : h14 = 2,795; h24 = 1,357
Trở lại ví dụ ở mục III/1/1.1/ phần II ta thấy theo cách tính cũ cho công tác xây 60m3 móng tường là:
VL = 60 * 224.146 = 13.448.760 đ
NC = 60 * 37.500 = 2.250.000 đ
M = 60 * 4.060 = 243.600 đ
Suy ra: T = VL + NC + M = 15.942.360 đ
C = NC * 55% = 1.237.500 đ
LT = (T+C)*9% = 1.546.187,4 đ
Z = T + C + LT = 18.726.047,4 đ
VAT = Z * 10% = 1.872.604,74 đ
=> GXL = Z + VAT = 20.598.652,14 đ
với cách tính mới, do công ty có thể mua NVL với giá thấp hơn theo bảng sau:
TT
Tên vật liệu
Đơn vị (1)
Giá nội bộ (đ)
Giá thị trường
Chênh lệch
1
Xi măng
Kg
779
850
71
2
Cát
m3
16.000
17.000
1000
3
Vôi
Kg
250
300
50
4
Gạch
Viên
300
330
30
Bảng 11: Bảng chênh lệch vật liệu
Xi măng: 70 * 71 = 4. 970 (đ)
Cát : 1,1 * 1.000 = 1.100 (đ)
Vôi : 80 * 50 = 4.000 (đ)
Gạch : 680 * 30 = 20.400 (đ)
30.470 (đ)
Chênh lệch vật liệu (theo mục III /1/1.1 /phần II)
Chi phí để xây 1m3 móng tường:
Xi măng: 70 * 779 * 0,23 = 12.541,9 đ
Vôi : 80 * 250 * 0,23 = 4.600 đ
Cát : 1,1 * 16.000 * 0,23 = 4.048 đ
Gạch : 680 * 300 = 204.000 đ
Vậy chi phí NVL = 225.189,9 đ/1m3
Suy ra :
Chi phí NVL xây 60 m3 móng tường = 60 * 225.189,9 đ
VL = 13.511.394 đ
Vậy VL’ = đ
Chi phí nhân công: NC’ = NC = 60 * 37.500 = 2.250.000 đ
Chi phí máy: do sử dụng những máy móc thiết bị khấu haóit nên có thể giảm được chi phí máy móc thiết bị:
M’ = 60 * 4.000 = 240.000 đ
=> T’ = VL’ + NC’ + M’ = 16.031.864 đ
C’ = NC’ * 55% = 1.237.500 đ
LT’ = (T’ + C’)*9% = 1.554.242,76 đ
Z’ = T’ + C’ + LT’ = 18.823.606,76 đ
VAT = Z’ * 10% = 1.882.360,676 đ
Suy ra G’XL = Z’ + VAT = 20.705.967,44 đ
Qua đó ta thấy G’XL < GXL nên theo cách tính mới công ty có thể giảm được giá dự thầu xuống làm cho công ty có khả năng thắng thầu cao hơn.
Qua phân tích mà tôi đã nêu ra ở trên đã cho thấy rằng với cách tính giá dự thầu hợp lý là điều kiện để đảm bảo cho công ty thắng thầu nhất là những dự án, công trình có quy mô lớn, phức tạp.
Biện pháp 6: Mở rộng quan hệ liên doanh liên kết trong tham gia đấu thầu.
Tham dự thầu là tham dự vào sự cạnh tranh trên thị trường xây dựng. Việc mở rộng quan hệ liên kết dưới hình thức thích hợp là một giải pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh trong khi tham gia đấu thầu của công ty.
Với những công trình lớn, kỹ thuật cao, công ty không đáp ứng đủ năng lực kinh tế và kỹ thuật nhất trong khi tham dự đấu thầu quốc tế, thế và lực của công ty lại càng hạn chế. Chính vì vậy, việc thiết lập và mở rộng quan hệ liên kết giữa các công ty với nhau là cần thiết cho Công ty xây dựng số I.
Trong diều kiện hiện nay, các công ty nước ngoài hoạt động trong nước ta cũng nhiều, do vậy công ty có thể liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để nâng cao trình độ công nghệ xây dựng, học tập kinh nghiệm quản lý và tạo thêm việc làm cho công nhân.
Ngoài những biện pháp trên, ngoài ra còn đòi hỏi những cán bộ cấp trên phải có những nhận định, phán đoán tình hình tốt để có thể thực hiện các hoạt động đấu thầu có hiệu quả. Những công trình nào công ty có thể tham gia đấu thầu được, phù hợp với năng lực của mình, và những công trình mà công ty tham gia đấu thầu thì công ty có thể trúng thầu bởi vì việc tham gia đấu thầu vừa mất thời gian lại vừa tốn kém. Đây là một yếu tố rất cần thiết đối với các cán bộ cấp trên.
II- Kiến nghị với nhà nước.
1) Nhà nước cần quy định mức vốn được áp dụng hình thức chỉ định thầu cho từng ngành khác nhau, quy định một số loại công việc theo quy mô thích ứng cho một số ngành như: kéo đường dây, lắp máy... có thể áp dụng hình thức chỉ định thầu hoặc khoán gọn.
Nghị định 52/1999/NĐ - CP ngày 8/7/1999 và quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; nghị định 88/1999/NĐ - CP ngày 1/9/1999 đã quy định tất cả các dự án đầu tư đều thực hiện phương thức đấu thầu trừ 3 trường hợp được chỉ định thầu. Nhưng trong thực tế có những loại công việc gọn, khối lượng nhỏ, vốn ít chỉ vài chục đến vài trăm triệu đồng như kéo đường dây điện, điện thoại, lắp đặt một số thiết bị nhỏ của các ngành... cũng phải đấu thầu dẫn đến triển khai công việc chậm, làm chậm tiến độ thi công.
Quy định việc định thầu phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, có ý kiến bằng văn bản trước khi báo cáo Thủ tướng chính phủ sẽ gây khó khăn về mặt thủ tục cho các dự án, đặc biệt đối với các dự án quy mô nhỏ, có đặc thù riêng như kéo đường dây điện, điện thoại...
Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đấu thầu
Trong thực tế, hiện nay đối với các doanh nghiệp xây dựng ở Việt Nam, việc tham gia đấu thầu và thắng thầu thường diễn ra theo ý chủ quan của chủ đầu tư mà không mang tính khách quan khi xem xét hồ sơ để xét thầu. Do đó, thường gây ra sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư và Nhà thầu gây thất thoát cho Nhà nước và làm mất đi tính công bằng trong đấu thầu. Vì vậy Nhà nước cần phải xử lý nghiêm minh những sự móc ngoặc đó, tăng cường điều tra những công trình đấu thầu có ý nghi ngờ.
Mặt khác, đối với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ để tránh sự móc ngoặc giữa chủ đầu tư với các tổ chức, tập đoàn xây dựng lớn trên thế giới để đưa ra các yêu sách gây khó khăn cho các tổ chức, tập đoàn trong nước làm thiệt hại đến doanh thu chung của cả ngành.
Nhà nước cần tăng cường công tác quản lý đấu thầu
Nhà nước cần xây dựng một nguồn thông tin, vốn đầy đủ và chính xác để phục vụ cho công tác đầu thầu.
Hiện nay, thông tin về đấu thầu trong nước là rất thiếu và không tập trung. Mà thông tin là một yếu tố hết sức quan trọng và rất cần thiết đối với doanh nghiệp khi tìm hiểu thị trường giá cả, máy mới, thiết bị ... trong và ngoài nước. Vì thế đã tạo cho các doanh nghiệp Việt nam hoạt động trong lĩnh vực đấu thầu thì cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước như : lắp đặt phổ biến mạng Internet , tăng cường hoạt động báo chí và kết hợp các ngành có liên quan đến vấn đề xây dựng cơ bản như bộ xây dựng, bộ kế hoạch và đầu tư, bộ giao thông vận tải... để xây dựng một trung tâm chuyên cung cấp thông tin về tình hình xây dựng cơ bản trong và ngoài nước một cách đầy đủ và kịp thời, làm tăng khả năng thắng thầu của các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.
Mặt khác, nhà nước cần phải đề ra được chính sách cho việc thanh toán chuyển giao công trình hoàn thành giữa chủ đầu tư và chủ thầu nên chủ thầu không thu được tiền về đúng thời gian thi công, gây ứ đọng vốn làm ảnh hưởng tới lợi nhuận và quá trình SXKD của công ty.
Nhà nước cần củng cố và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác dự án, mặt khác phải hoàn thiện các chế độ, quy chế về quản lý dự án nói chung, quản lý đấu thầu xây dựng nói riêng, chế độ, cơ chế quản lý cần được thường xuyên điều chỉnh, bổ sung theo sát tình hình thực tế nhằm đảm bảo quy chế đấu thầu đi vào cuộc sống một cách tự nhiên không gò ép.
5) Nhà nước cần sửa chữa, ban hành cụ thể các văn bản quy định, các chế độ ưu tiên đối với các nhà thầu trong nước.
Kết luận
Hoạt động xây dựng cơ bản trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ. Cùng với sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, xây dựng cơ bản đang được coi là một ngành mũi nhọn, hàng đầu ở nước ta.
Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động xây dựng cơ bản. Trong thời gian qua bên cạnh việc mở rộng quy mô hoạt động thì công tác đấu thầu tại công ty xây dựng số I đã được quan tâm, chú ý và đạt được kết quả tương đối khả quan. Không những công ty đã vượt qua được khó khăn trong cơ chế thị trường mà còn ngày càng phát triển với qui mô rộng lớn hơn, nâng cao chất lượng công trình. Với kinh nghiệm tích luỹ được hơn 40 năm qua công ty xây dựng số I hiện đang trở thành một trong những công ty xây dựng hàng đầu tại Việt nam.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề này, được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – T.S Lê Thị Anh Vân, các thầy cô giáo trong khoa Khoa học quản lý cùng với sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của các cô chú tại xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng công ty xây dựng số I đến nay em đã hoàn thành đề tài: “ Một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đấu thầu xây dựng tại công ty xây dựng số I – Tổng công ty xây dựng Hà nội”. Với thời gian thực tập ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế có hạn nên các ý kiến của mình chưa thể bao quát hết được các công việc cần phải làm trong công tác đấu thầu xây dựng của công ty. Tuy nhiên em hy vọng rằng những ý kiến đó sẽ được công ty tham khảo, nghiên cứu ứng dụng nhằm phần nào đóng góp cho công tác đấu thầu ở công ty ngày càng có hiệu quả cao hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn đến cô giáo T.S . Lê Thị Anh Vân cùng các thầy cô giáo trong Khoa Khoa học quản lý – Trường Đại học kinh tế Quốc dân, các cô, chú ở xí nghiệp lắp máy điện nước và xây dựng - Công ty xây dựng số I đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho em trong suốt quá trình thực tập.
Tài liệu tham khảo
Bài giảng môn học Đấu thầu - Khoa thống kê - Trường Đại học kinh tế Quốc dân.
Giáo trình kinh tế và kinh doanh xây dựng – PTS Lê Cộng Hoà khoa Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng cơ bản.
Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo nghị định 52/CP ngày 08 tháng 07 năm 1999 của Chính phủ.
Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo nghị định 88/CP ngày 01/09/1999 của chính phủ.
Phương pháp định giá sản phẩm xây dựng - ĐH xây dựng.
Hồ sơ năng lực – Công ty xây dựng số I
Phân cấp quản lý – Công ty xây dựng số I
Tạp chí tài chính tháng 11/1999
Tạp chí kinh tế phát triển số 32 tháng 9-10/1999
Một số tài liệu khác của Công ty xây dựng số I
Công báo số 31
Để thắng thầu công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam – Nhà xuất bản xây dựng – 1995.
Thời báo kinh tế số 88 – 1999.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29423.doc