Một là: Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, vấn đề rủi ro là tất yếu sẽ xảy ra chỉ có mức độ cao thấp là khác nhau do công tác quản lý của ngành. Chính phủ đã có quyết định xử lý tài chính thông qua việc trích lập và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng và đây cũng là thông lệ quốc tế. Trong thực tế khi xảy ra rủi ro do khách hàng mang lại thì việc cán bộ Ngân hàng cho vay lại bị các cơ quan pháp luật hình sự hoá và xử lý cán bộ Ngân hàng bằng pháp luật.
Hai là: Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan do cán bộ Ngân hàng thì được xử lý theo quy định của ngành Ngân hàng, nếu sai phạm nặng vi phạm pháp luật thì bị pháp luật xử lý, nguyên nhân khách quan do khách hàng thì khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì khi cho vay thì khách hàng toàn quyền sử dụng đồng vốn vay được việc giám sát của Ngân hàng đặt ra nhưng không quyết định được việc sản xuất kinh doanh và xử lý tài chính của khách hàng.
Ba là: Hiện nay một số khách hàng có nhiều khoản nợ trong đó có một khoản nợ bị chuyển sang nhóm 3 (4, 5) thì toàn bộ dư nợ của khách hàng bị chuyển sang hạch toán ở nhóm đó, đó là điều không phù hợp giữa văn bản 165 và văn bản hướng dẫn hạch toán.
43 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2017 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khấu, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở… Để điều chỉnh mức cung ứng tiền tệ khi có biến động xẩy ra.
+ Chính sách đầu tư phát triển: Đây là những chính sách mà khi chính phủ điều chỉnh sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp cho các ngân hàng thương mại, thường là những ảnh hưởng không tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.
* Nguyên nhân từ phía môi trường pháp lý.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của ngân hàng thương mại sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thỡ rất rể bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản… Kinh tế xã hội không ổn định dẫn đến kinh doanh gập nhiều khó khăn, ngân hàng cho vay gặp rủi ro.
* Môi trường tự nhiên.
Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xẩy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Vì vậy khi cú thiên tai địch hoạ xẩy ra khách hàng cùng các ngân hàng cho vay sẽ có nguy cơ tổn thất lớn, phương án, dự án kinh doanh không có nguồn thu… Điều đó đồng nghĩa với các ngân hàng cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với khách hàng của mình.
* Môi trường kinh tế xã hội.
Môi trường kinh tế xó hội trong một nước biến động chịu ảnh hưỏng của những biến động từ nền kinh tế thế giới, đó là nguyên nhân làm phát sinh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của nền kinh tế, từ đó ảnh hưởng tới các lĩnh vực kinh tế trong đó hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa nhiều nguy cơ rủi ro lớn nhất.
Bên cạnh đó hoạt động cho vay phụ thuộc rất nhiều thói quen, truyền thống, tập quán của ngươi dân. Những yếu tố đó nhiêu khi gây khó khăn và hạn chế mở rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng cho vay.
- Nguyên nhân chủ quan
Do chính sách của ngân hàng cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hoặc đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao. Chúng ta đều biết đặc điểm của kinh doanh tiền tệ là: Lợi nhuận cao luôn đi cùng với các ngân hàng cho vay phải biết lựa sức mình để xác định, lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng của mình.
Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ cho vay yếu kém dẫn đến cán bộ cho vay không đánh giá chính xác về khách hàng và phương án vay vốn, từ đó làm phát sinh những hợp đồng cho vay kém an toàn. Mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng dần trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến khi giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của cán bộ cho vay.
1.3.7. Ý nghĩa của phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng:
- Đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng và cho khách hàng gửi tiền, làm ổn định nền kinh tế nói chung.
- Làm tăng lợi nhuận cho các đối tác.
- Đảm bảo an ninh cho nền kinh tế quốc dân.
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIETCOMBANK THĂNG LONG.
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có tiền thân là Chi nhánh cấp II Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 03/03/2003. Đến năm 2006 được nâng cấp thành Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo quyết định số 13/12/2006 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 01/08/2007, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Cầu Giấy được đổi tên thành Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long theo quyết định số 567/NHNT-TCCB-DDT ngày 11/07/2007 của Chủ tịch Hội Đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Ngày 02/06/2008 Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long được chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (Vietcombank Thăng Long). Hiện nay Vietcombank Thăng Long là Chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng TNCP Ngoại thương Việt Nam, một ngân hàng hàng đầu Việt Nam có bề dày 45 năm lịch sử, “Ngân hàng có chất lượng thanh toán hàng đầu” (JP MORGAN), “Ngân hàng tốt nhất” (Tạp chí ASEAN MONEY), “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” 5 năm liền 2001- 2005 (Tạp chí THE BANKER).
Hiện nay, Ngân hàng đã quy tụ và đào tạo được đội ngũ 110 cán bộ nhân viên với độ tuổi trung bình 29 tuổi. Với nhưng cán bộ chủ chốt lâu năm đầy kinh nghiệm, ngân hàng còn có đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực để kế cận và tiếp cân với nhưng đổi mới hoàn thành công việc trong tương lai, đảm nhân nhiệm vụ tại 11 phòng ban bao gồm: Ban Giám đốc, phòng Khách hàng, Tổ kiểm tra nộ bộ, phòng Kế toán, phòng Hành chính Nhân sự, phòng Ngân quỹ, phòng Thanh toán – Kinh doanh dịch vụ và 5 phòng Giao dịch.
Hiện tại, tên giao dịch tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Tên giao dịch băng tiếng Anh: Join stock commercical bank of foreign trade of Viet Nam – Thang Long Branch (Vietcombank Thang Long)
Trụ sở chính: 98 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội.
2.2. Chức năng của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long là ngân hàng hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ , tín dụng, ngân hàng, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo Luật ngân hàng và Luật doanh nghiệp. Theo đó ngân hàng có những chức năng và nhiệm vụ sau:
Huy động vốn: với hoạt động mở tài khoản và nhận tiền gửi tiết kiệm của tất cả các tổ chức và dân cư trong và ngoài nước:
Mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ.
Nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn.
Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng.
Các hình thức huy động vốn khác như tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tư từ nước NHNN và các tổ chức quốc tế, chính phủ của các nước và các cá nhân.
Tín dụng:
Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đồng tài trợ, cho vay hợp vốn đối với những dự án có quy mô lớn và thời gian hoàn vốn dài hạn.
Bảo lãnh: bảo lãnh mua hàng trả chậm, bảo lãnh tham gia đấu thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, vay vốn với bên thứ ba, bảo lãnh giao nhận hàng.
Thanh toán quốc tế: thục hiện nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ bằng các phương thức:
Thư tín dụng (L/C): nhận phát hành thư tín dụng, thông báo L/C, xác nhận, chiết khấu và thanh toán L/C…
Nhờ thu: nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)…
Chuyển tiền điện tử.
Thanh toán thẻ tín dụng quốc tế , séc du lịch.
Dịch vụ thanh toán điện tử: được thực hiện nhanh chóng, chính xác, an toàn và tiện lợi nhờ hệ thống máy tính được nối mạng nội bộ.
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long có 11 phòng ban, 5 phòng giao dịch và 110 cán bộ nhân viên.
2.3. Khái quát về tình hình huy động vốn.
Kết quả kinh doanh trong thời gian 3 năm từ 2007 đến 2009 như sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ
lệ
(%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ
lệ
(%)
Tổng vốn huy động
1165
2050
3250
885
175,97
1200
158,5
1. Phân loại theo loại tiền
VND
503
1230
2080
727
244,5
850
169,1
Ngoại tệ
41
54
65
13
131,7
11
120,4
2. Phân loại theo kỳ hạn
Ngắn hạn
975
1725
3040
750
176,9
1315
176,2
Trung, dài hạn
190
325
210
135
171,1
-115
64,6
(Nguồn: phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)
Trong tổng vốn huy động thì tiền gửi VND năm 2009 là 2080 tỷ đồng tăng 1200 tỷ đồng so với năm 2008, tương đương với 158,5% so với năm 2008. Tiền gửi Ngoại tệ năm 2009 là 65 triệu USD tăng 11 triệu USD so với năm 2008 tương đương 120,4% so với năm 2008.
Nhìn chung là hoạt động tiền gửi tăng liên tục trong những năm qua tạo nhiều thuận lợi cho chi nhánh.
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, vốn huy động năm 2009 chủ yếu thông qua cho vay ngắn hạn. Tỷ lệ vốn huy động được từ vay ngắn hạn tăng đều 2008 so với 2007 là 750 tỷ đồng tương đương với 176,9% và 2009 so với 2008 là 1315 tỷ đồng tương đương với 176,2%. Ngược lại thì vốn huy động từ cho vay trung, dài hạn năm 2009 giảm 115 tỷ đồng so với năm 2008. Sở dĩ có sự dịch chuyển cho vay từ trung, dài hạn sang cho vay ngắn hạn vì cho vay ngắn hạn có độ rủi ro thấp hơn.
2.4. Thực trạng hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng Ngân hàng Vietcombank Thăng Long.
2.4.1.Tình hình cho vay
Bảng 2: Kết quả cho vay
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ
lệ (%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ
lệ (%)
Doanh số cho vay
896
2419
3910
1523
269,97
1491
161,6
1-Phân theo loại tiền
VND
560
1470
2776
910
262,5
1306
188,8
Ngoại tệ
21
59
63
38
280,1
4
106,8
2-Phân theo kỳ hạn
Ngắn hạn
769
1998
2410
1229
259,8
412
120,6
Trung, dài hạn
127
421
1500
294
331,5
1079
365,3
D/s cho vay tiêu dùng
Mua ô tô
3,6
21,4
31
17,8
594,4
9,6
144,9
Mua nhà
12,3
73
115
60,7
593,5
42
157,5
Khác
4
25
45
21
625
20
180
(Nguồn: phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy doanh số cho vay tăng mạnh từ năm 2008 là 2419 tỷ đồng so với 896 tỷ đồng năm 2007 tăng tới 269,97%. Và tiếp tục đà tăng trưởng đến năm 2009 doanh số cho vay là 3910 tỷ đồng tăng hơn 1491 tỷ đồng tương đương với 161,6% so với năm 2008. Và trong 2009 doanh số cho vay tập trung đều cả ngắn hạn lẫn trung, dài hạn. Tuy nhiên mức tăng trong trung, dài hạn cao hơn điều này cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế sau khủng hoảng, các doanh nghiệp bắt đầu tập trung vào các dự án lớn, dài hạn.
Doanh số cho vay tiêu dùng cũng tăng đáng kể đặc biệt trong năm 2008 tăng đến 594,4% trong lĩnh vực cho vay để mua ô tô, tăng 593,5% trong lĩnh vực cho vay để mua nhà và 625% trong các lĩnh vực khác so với năm 2007. Điều này cho thấy mức sống, tiêu dùng của dân cư khá cao, kinh tế ổn định. Và tiếp tục tăng trong năm 2009 nhưng mức độ tăng đã ổn định 144,9% trong mua ô tô, 157,5% trong mua nhà và 180% trong các lĩnh vực khác so với 2008.
2.4.2. Rủi ro tín dụng.
Bảng 3: Dư nợ tín dụng
Đơn vị: tỷ đồng, triệu USD
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ
(%)
Tổng dư nợ cho vay
574
1678
2200
1104
292,3
522
131,1
1-Theo loại tiền
VND
384
966
1570
582
251,6
604
162,5
Ngoại tệ
12
45
35
33
375
-10
77,8
2-Theo kỳ hạn
Ngắn hạn
462
1295
1056
833
280,3
-239
81,5
Trung, dài hạn
112
383
1144
271
341,9
761
298,7
3-Theo tính chất
Nợ trong hạn
533
1628
2145
1095
305,4
517
131,8
Nợ quá hạn(nhóm 2-5)
41
50
55
9
121,9
5
110
Nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng
0,9
0,7
0
-0,2
77,8
-0,7
0
(Nguồn: phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)
Tổng dư nợ tăng mạnh vào năm 2008 lên đến 1104 tỷ đồng tương đương với 292,3% so với năm 2007 và tiếp tục tăng đến 31/12/2009 đạt 2200 tỷ đồng tăng 522 tỷ đồng tương đương 131,1% so với năm 2008. Mức tăng này là phù hợp, thích hợp với yêu cầu phát triển chung của cả dân cư lẫn các doanh nghiệp sau khi nền kinh tế dần phục hồi sau lạm phát. Các dự án trung và dài hạn được chú trọng hơn khi nền kinh tế hồi phục điều này có thể thấy rõ trong năm 2009 cho vay trung và dài hạn đạt 1144 tỷ đồng tăng 761 tỷ đồng tương đương với 298,7% so với năm 2008 trong khi cho vay ngắn hạn giảm 239 tỷ đồng trong năm 2009 so với năm 2008.
Cũng vì nền kinh tế thế giới chưa hoàn toàn bình phục nên các doanh nghiệp cũng như dân cư tập trung hơn vào tiền gửi VND so với ngoại tệ. Năm 2009 cho vay VND tiếp tục tăng 604 tỷ đồng tương đương với 162,5% so với năm 2008 trong khi cho vay trung, dài hạn giảm 10 triệu USD so với 2008.
Tổng dư nợ tăng trong thời gian từ năm 2007 đến 31/12/2009 do đó nợ xấu tức nợ quá hạn cũng tăng lên. Tuy nhiên mức tăng giữa các năm giảm dần năm 2008 tăng 9 tỷ đồng so với 2007, nhưng đến năm 2009 chỉ còn tăng 5 tỷ đồng so với 2008. Và điều đáng mừng và cũng là thành công của Vietcombank Thăng Long khi nợ quá hạn trong cho vay tiêu dùng giảm xuống còn 0 tỷ đồng trong năm 2009.
Bảng 5: Phân loại nợ theo nhóm nợ
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
So sánh 2008/2007
So sánh 2009/2008
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ
(%)
Chênh lệch (+/-)
Tỷ lệ
(%)
Nhóm 1
533
1628
2145
1095
305,4
517
131,8
Nhóm 2
23,2
45,5
48,3
22,3
196,1
2,8
106,2
Nhóm 3
12
4
5,6
-8
33,3
1,6
140
Nhóm 4
5
0,5
0,4
-4,5
10
-0,1
80
Nhóm 5
0,8
0
0,7
-0,8
0
0,7
(Nguồn: phòng Kế toán Vietcombank Thăng Long)
Dựa vào bảng phân loại nợ theo nhóm nợ ta có thể thấy tình hình tín dụng của Ngân hàng Vietcombank Thăng Long thay đổi trong 3 năm qua như sau:
- Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): Tình hình nợ trong hạn năm 2008 tăng 1095 tỷ đồng so với năm 2007 tương đương với tăng 305,4% và tiếp tục tăng tiếp ở năm 2009 là 517 tỷ đồng so với năm 2008 tương đương với 131,8%. Điều này cho thấy quy mô tín dụng không ngừng mở rộng trong 3 năm.
- Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): cùng với với việc quy mô tín dụng không ngừng tăng thì nợ cần chú ý cũng tăng theo nhưng với tỷ lệ tăng giảm dần. Năm 2008 tăng 22,3 tỷ đồng tăng 196,1% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ tăng giảm xuống, tăng 2,8 tỷ đồng tương đương với 106,2% so với năm 2008.
- Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): Năm 2008 Vietcombank Thăng Long đã hạ mức nợ dưới tiêu chuẩn 8 tỷ đồng so với năm 2007. Đến năm 2009 mức nợ dưới tiêu chuẩn tăng nhẹ 1,6 tỷ đồng tương đương với 140% so với năm 2008.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ): Năm 2008 nợ nghi ngờ giảm mạnh tới 4,5 tỷ đồng so với năm 2007 và tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2009 là 0,1 tỷ đồng so với năm 2008. Cho thấy sự thành công trong việc giải quyết nợ nghi ngờ của Vietcombank Thăng Long.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất): Thành công trong 2008 của Ngân hàng đã giảm mức nợ có khả năng mất xuống còn 0 tỳ 0,8 tỷ đồng trong năm 2007, nhưng đến năm 2009 mức nợ có khả năng mất lại tăng lên 0,7 tỷ đồng.
Nhìn chung tình hình tín dụng Vietcombank Thăng Long trong 3 năm có tín hiệu tốt nhờ vào chính sách cũng như chiến lược tín dụng của ngân hàng.
2.5. Một số khó khăn cần giải quyết đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long
2.5.1. Khó khăn còn tồn tại
Hệ thống máy tính nội bộ chưa đồng bộ chất lượng mạng chưa cao nên đôi khi xảy ra sự cố làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
Cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình thực hiện nghiệp vụ còn thiếu, bao gồm:
+ Không gian văn phòng cho nhân viên hạn hẹp
+ Các trang thiết bị phục vụ cho tác nghiệp còn thiếu
+ Thiếu phòng giao dịch riêng với khách hàng để đảm bảo sự riêng tư cũng như bảo mật thông tin của khách hàng
Mới có thêm đội ngũ nhân viên tuổi nghề còn trẻ nên thiếu kinh nghiệm cần được đào tạo thêm để trở thành đội ngũ cốt cán trong tương lai.
2.5.2. Nguyên nhân
Nắm bắt được nhưng khó khăn còn tồn của mình, Chi nhánh luôn cố gắng để tìm cách khắc phục nhưng đồng thời vẫn hoành thành tốt nhiệm vụ của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam giao cho cũng như trách nhiệm phục vụ đối với khách hàng. Vì thế, một trong nhưng vấn đề chính là chi phí, Chi nhánh luôn phải cân đối vấn đề chi phí cần ưu tiên giải quyết, như:
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất
Lãi suất cạnh tranh
Chiến dịch quảng cáo thương hiệu đưa tên tuổi đến gần khách hàng hơn nữa…
Mặt khác, tiền thân là một Chi nhánh cấp II đến năm 2007 mới chính thức trở thành Chi nhánh cấp I nên Chi nhánh không tránh khỏi nhưng khó khăn ban đầu cần thời gian để tháo gỡ.
CHƯƠNG 3MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK THĂNG LONG
3.1. Phương hướng hoạt động của Vietcombank Thăng Long trong thời gian 2010
Các năm tới với nhiều hình thức và vận hội mới của một ngân hàng thương mại cổ phần, mục tiêu của Ngân hàng Vietcombank Thăng Long không nằm ngoài việc hướng tới phục vụ khách hàng, đó là nhanh hơn trong xử lý tác nghiệp, cao hơn về chất lượng dịch vụ và xa hơn về mạng lưới.
Để hiện thực hóa mục tiêu đó, năm 2010 chi nhánh dự định sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới giao dịch tại các khu kinh tế trọng điểm và các khu đô thị tập trung trên địa bàn Hà Nội, nhằm tạo sự thuận tiện, giảm thiểu thời gian đi lại và chờ đợi của khách hàng. Song song, chi nhánh cũng sẽ tiếp tục triển khai và nâng cao sản phẩm Ngân hàng điện tử với nhiều tính năng ưu việt và khả năng bảo mật an toàn tối đa với chất lượng tốt hơn nữa.
Kiên trì với mục tiêu nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ, Ngân hàng Vietcombank Thăng Long cam kết sẽ đồng hành cùng khách hàng vượt qua những khó khăn hiện tại, cùng phối hợp phấn đấu đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Một lượng vốn lớn với chính sách lãi suất linh hoạt đã được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia đầu tư vào các dự án có hiệu quả trong năm 2010. Bên cạnh đó, Ngân hàng sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai sản phẩm ngân hàng bán lẻ đa dạng và thiết kế phù hợp với yêu cầu của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ như: dịch vụ quản lý tài khoản, sản phẩm tiền gửi đa dạng, các loại thẻ thanh toán phong phú: thẻ tín dụng VISA, Amex, thẻ ghi nợ VISA, MTV, Connect 24… Các loại hình cho vay trả góp mua nhà dự án, với nhiều ưu đãi dành cho khách hàng mua nhà tại những dự án Chi nhánh tham gia tài trợ; cho vay mua ô tô; hợp tác với doanh nghiệp để cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên, góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên và thắt chặt hơn môi quan hệ giữa doanh nghiệp và người lao động…
Phương hướng kinh doanh 2010 cụ thể như sau:
Công tác huy động vốn: Vốn huy động tăng 30% so với 2009.
Hoạt động tín dụng: Dư nợ tín dụng tăng 20% so với 2009 và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 2% so với tổng dư nợ.
3.2. Giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi to tín dụng.
Thực hiện một cách khoa học và đồng bộ quy trình cho vay:
Quy trình cho vay có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một quy trình cho vay chặt chẽ và có hiệu quả là biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng. Quy trình cho vay là một quy trình kể từ khi khách hàng lập đơn xin vay cho đến lúc ngân hàng thu hồi hết nợ vay. Nó gồm 5 giai đoạn:
Lập hồ sơ xin vay.
Giai đoạn phân tích tín dụng.
Giai đoạn quyết định tín dung.
Giai đoạn giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
Giai đoạn kiểm tra và thanh lý hợp đồng.
Các giai đoạn trên của mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đòi hỏi được thực hiện một cách đầy đủ xát xao của tổng giai đoạn. Tuy nhiên trong thực tế không có ít cán bộ tín dụng lơi lỏng hời hợt trong việc thực hiện cỏc giai đoạn điều đó gây ra rủi ro. Chính vì vậy, từ khi thiết lập cho đến khi kết thúc quan hệ tín dụng, các cán bộ ngân hàng phải áp dụng đồng bộ quy trình nhưng cũng phải hết sức linh hoạt mềm dẻo. Có như vậy hiệu quả đầu tư tín dụng mới được tăng cao rủi ro tín dụng mới được hạn chế ở mức thấp nhất. Tuy nhiên ngân hàng cần đặc biệt kiểm tra phân tích một cách toàn diện chặt chẽ về khách hàng trước khi cho vay, đồng thời phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sử dụng tiền vay sau khi đó phát hành tiền vay.
Sử dụng các đảm bảo tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng
Đảm bảo tín dụng là cơ sở giúp các NHTM có khả năng thu hồi nợ vay một khi khách hàng không còn khả năng trả nợ.
Đảm bảo tín dụng có thể là lời cam kết trả nợ thay của người bảo lãnh hoặc cam kết của người vay dùng tài sản đảm bảo để thế chấp hay cầm cố các khoản vay. Tuy nhiên bản thân đảm bảo tín dụng cũng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro.
Phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng
Để tiến hành phân tán, chia sẻ rủi ro tín dụng, Ngân hàng thực hiện dưới hai hình thức:
- Đa dang hoá đối tượng tín dụng:
Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một sản phẩm hàng hoá.
Không nên đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san sẻ ra nhiều khách hàng.
- Liên kết đầu tư: trong kinh doanh có những doanh nhiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một NH không thể đáp ứng được hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể NH liên kết đầu tư. Theo cách này thì NH cũng đã phân tán rủi ro của mình cho NH khác.
Tăng cường hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng.
Trong thời đại thông tin bùng nổ, thông tin đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp.
Giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện tốt việc phân tích tín dụng và đo lường mức độ rủi ro của mỗi khoản vay trước khi ra các quyết định cho vay.
Ngân hàng nên tránh thực hiện cho vay với những khoản tín dụng có mức độ rủi ro cao. Nói cách khác, NH có thể tăng các điều kiện tớn dụng để từ chối những khoản vay rủi ro.
Xây dựng chính sách tín dụng phù hợp kết hợp hài hoà giữa mục tiêu mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng.
Sử dụng hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn để phòng ngừa.
Đào tạo ngồn nhân lực về cả trình độ chuyên môn và đạo đức.
Trích lập dự phòng rủi ro.
Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro. Ở hầu hết các nước trong hoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro và quỹ dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng.
Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngân hàng làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan mang lại.
Luật các tổ chức tín dụng (điều 82. Dự phòng rủi ro) có quy định: "tổ chức tín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Khoản dự phòng rủi ro này phải được hoạch toán vào chi phí hoạt động; Việc phân loại tài sản có mức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để sử lý các rủi ro do thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất với bộ trưởng tài chính".
3.3. Một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng áp dụng tại Vietcombank Thăng Long
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích đánh giá khách hàng
Khi Ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng, quyền quản lý và sử dụng vốn vay hoàn toàn tuỳ thuộc vào người vay, chất lượng và hiệu quả sử dụng vốn vay cao hay thấp phụ thuộc vào người sử dụng và có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thu nợ của Ngân hàng. Do đó, Ngân hàng cần phải luôn luôn có những thông tin đầy đủ và xác thực nhất về khách hàng của mình để có những biện pháp ứng xử kịp thời. Để làm được việc này, một mặt Ngân hàng phải coi khách hàng của mình là bạn hàng, bình đẳng với nhau trong kinh doanh, mặt khác phải xem xét đánh giá khách hàng một cách đúng đắn về các mặt: Tình hình tài chính, tính khả thi của dự án, uy tín và người đứng đầu của doanh nghiệp. Từ đó, Ngân hàng mới có thông tin đầy đủ về khách hàng vay vốn.
Để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định và huy động các nguồn vốn cần thiết cho nhu cầu của quá trình kinh doanh, đồng thời phải phân phối và quản lý số vốn đó một cách hợp lý, có hiệu quả nhất đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục, giá trị vốn không ngừng được tăng lên, luôn giữ uy tín đối với chủ nợ trong quá trình thanh toán công nợ. Việc thường xuyên xem xét, phân tích đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp Ngân hàng nắm được thực trạng hoạt động, xác định rõ nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố khác nhau đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính của một khách hàng bao gồm các mặt: Khả năng bảo toàn phát triển vốn, khả năng thanh toán, tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn, kết quả hoạt động về mặt tài chính, tình hình lỗ lãi trong kinh doanh...Từ đó, đánh giá tình hình khả năng trả nợ vay Ngân hàng, tình hình chấp hành những qui định, thể lệ, nguyên tắc vay vốn tín dụng của khách hàng. Thông qua việc đánh giá các mặt hoạt động tài chính của khách hàng, Ngân hàng có thể đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời trong quan hệ tín dụng với khách hàng.
Việc đánh giá tính khả thi của dự án cũng là một việc làm không thể thiếu được đối với Ngân hàng trước khi ra quyết định bỏ vốn đầu tư. Chất lượng đánh giá càng cao thì tính mạo hiểm và rủi ro trong cho vay càng giảm. Khi đánh giá, xem xét mọi dự án kinh doanh cần lưu ý: Nghiên cứu cơ hội đầu tư, tính khả thi của dự án...Căn cứ vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nguồn tài nguyên thiên nhiên, khả năng khai thác chế biến và vận chuyển chúng, điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh và giá cả thị trường, mối quan hệ giữa các ngành trong nước và quốc tế, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ được áp dụng...Từ đó, nghiên cứu và dự tính được doanh thu, chi phí và lợi nhuận mà dự án mang lại, xác định thời gian thu hồi vốn, trả nợ vay và nguồn trả nợ.
Vấn đề cuối cùng đánh giá về khách hàng là tìm hiểu uy tín và trình độ của những người đứng đầu doanh nghiệp hoặc khách hàng vì người này có vai trò rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả của quá trình kinh doanh. Một người có uy tín, có kiến thức kinh doanh, biết nhìn xa trông rộng sẽ lãnh đạo công việc kinh doanh thành công, tránh được mọi rủi ro. Ngân hàng có thể đánh giá khách hàng theo các tiêu chuẩn sau đây:
Thứ nhất: Năng lực kinh doanh, sự nhạy bén, ý chí, tự tin của khách hàng, khả năng và thế mạnh trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
Thứ hai: Lựa chọn khách hàng có trình độ học vấn, được đào tạo và trang bị những kiến thức cần thiết, có sự am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và có trình độ tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.
Thứ ba: Phải xem xét phẩm chất đạo đức của khách hàng, tránh tình trạng gian lận, lừa đảo, thất tín khi sử dụng những khoản tín dụng lớn.
Trên cơ sở những thông tin thu thập được, Ngân hàng sẽ tiến hành lập hồ sơ của khách hàng, và thường xuyên bổ sung thêm những thông tin mới. Từ đó, có thể có hai cách xử thế khi khách hàng có đơn đề nghị xin vay vốn:
- Nếu tình hình khách hàng là tốt, đáng tin cậy thì ngân hàng sẽ cho vay, thậm chí có thể có những ưu đãi như tăng mức dư nợ và không cần tăng mức đảm bảo hoặc cho vay bằng tín chấp.
- Nếu tình hình khách hàng có những dấu hiệu không bình thường như doanh nghiệp sử dụng được vốn nhưng đang ở tình trạng nợ hoặc khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường có xu hướng giảm do việc xuất hiện một loại hàng tốt hơn. Khi đó, Ngân hàng chưa vội thiết lập mối quan hệ tín dụng mà phải tìm cách trao đổi với khách hàng để làm rõ sự việc và tìm biện pháp giải quyết.
Tóm lại: Để đảm bảo khoản vay có chất lượng cao, Ngân hàng cần tiến hành những bước sau:
Thường xuyên phân tích và đánh giá hoạt động của khách hàng và những yếu tố liên quan khác tới việc cấp tín dụng tập trung vào một số các mặt sau:
- Nghiên cứu năng lực pháp lý của khách hàng.
- Nghiên cứu khả năng tài chính của khách hàng, khả năng trả nợ, xem xét qui mô hoạt động vốn cố định, trình độ kỹ thuật, năng lực sản xuất kinh doanh và cạnh tranh (số lượng và chất lượng sản phẩm thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp), vật tư hàng hoá...kết quả hoạt động tài chính (nguồn vốn tăng giảm, lỗ lãi), tình hình công nợ (các khoản phải thu ngắn – dài hạn, nợ khó đòi mất khả năng thanh toán, các khoản phải trả, nợ ngân sách, nợ Ngân hàng, nợ các khách hàng, nợ nước ngoài, trong đó nợ quá hạn đánh giá khả năng trả nợ).
Năng lực và phẩm chất của người điều hành: Khả năng kinh doanh, uy tín trên thị trường và với Ngân hàng.
Năng lực kinh doanh: Xem xét chiến lược khách hàng, chiến lược sản phẩm, tổ chức mạng lưới kinh doanh, khả năng sinh lời.
3.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tín dụng
* Đào tạo cán bộ.
Có nhiều hình thức đào tạo cán bộ đó là đào tạo dài hạn, đào tạo ngắn hạn, tập huấn nghiệp vụ hàng năm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ nhất là cán bộ tín dụng. Vì những cán bộ này là người thay mặt Ngân hàng xem xét phân tích khách hàng, phân tích dự án, phương án để quyết định cho vay.
* Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ tín dụng với mục đích làm cho cán bộ tín dụng làm việc với năng suất, chất lượng hiệu quả và tinh thần trách nhiệm cao, có trách nhiệm từ khi cho vay đến khi hết nợ.
* Bố trí sắp xếp và sử dụng cán bộ tín dụng một cách hợp lý.
Bố trí cán bộ tín dụng phải có trình độ, có kinh nghiệm thực tế, phải năng động sáng tạo có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu kinh doanh đạt ra. Với một khối lượng công việc lớn, số lượng khách hàng đông, địa bàn rộng, khó khăn đòi hỏi phải có đủ cán bộ để đảm đương công việc, tỷ lệ cán bộ tín dụng phải được bố trí lên 50% số cán bộ công nhân viên.
* Quy định thời gian cán bộ đi cơ sở chiếm 2/3 thời gian làm việc trong tháng.
Để nắm bắt tình hình đơn vị huy động vốn, kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu lãi, thu nợ và xử lý kịp thời khi có các vấn đề xảy ra có nguy cơ dẫn đến rủi ro vốn Ngân hàng.
* Áp dụng chế độ giao khoán công việc cho cán bộ tín dụng với một số chỉ tiêu chủ yếu.
Chế độ khoán được áp dụng từng quý phù hợp với mục tiêu của ngân hàng. Kết thúc quý, tiến hành quyết toán kết quả khoán làm cơ sở cho việc chi lương. Việc áp dụng chế độ khoán đến cán bộ tín dụng là cơ sở để động viên cán bộ làm việc với năng suất, chất lượng cao vì người lao động biết trước được mình sẽ có được thu nhập là bao nhiêu nếu hoàn thành nhiệm vụ.
* Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày.
Tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày về thẩm định dự án đầu tư thông qua các tiểu giáo viên hoặc các hợp đồng ký với các trường đại học như Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân, các trung tâm đào tạo của ngành Ngân hàng.
* Thực hiện đổi địa bàn tín dụng 2 năm 1 lần.
Nhằm phòng ngừa hiện tượng cán bộ cửa quyền hoặc thông đồng với khách hàng, nhằm phát hiện những sai sót qua công tác bàn giao.
* Quan tâm chú trọng phong trào thi đua.
Sự phối hợp với chuyên môn và công đoàn nhằm động viên cán bộ nhân viên phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, có tổng kết và đánh giá khen thưởng kịp thời.
* Hàng năm tổ chức hội thi cán bộ tín dụng giỏi.
Từ các Phòng giao dịch đến các Chi nhánh cấp II, nội dung thi là các kiến thức, thể lệ chế độ về công tác tín dụng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các bộ ngành có liên quan đến công tác tín dụng. Qua tổ chức hội thi giúp cho cán bộ nắm bắt chế độ tốt hơn, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn giúp cho việc hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn. Đây cũng là cơ sơ để có quy hoạch bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tín dụng.
3.3.3. Các giải pháp phân tán rủi ro
* Thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng.
Thực hiện đa dạng hoá hoạt động tín dụng, Ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro tín dụng, tạo uy tín thu hút được nhiều khách hàng có cơ sở vững chắc để mở rộng tín dụng.
Các giải pháp cụ thể để thực hiện đa dạng hoá các hình thức tín dụng:
Một là: Nắm vững nhu cầu của thị trường để kịp thời đưa ra các hình thức tín dụng, dịch vụ mới để phục vụ tạo ra sự độc đáo trong kinh doanh.
Hai là: Tận dụng lợi thế của Ngân hàng tiến hành các dịch vụ tư vấn trọn gói. Trong cạnh tranh, dịch vụ tư vấn của Ngân hàng thường chiếm ưu thế so với các tổ chức tư vấn khác. Vì thế, để phát huy lợi thế này Ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng tư vấn để củng cố niềm tin và tạo sự tín nhiệm của khách hàng đối với Ngân hàng.
Ba là: Quản lý chặt chẽ các khoản cho vay nói chung cũng như tài sản có rủi ro nói riêng, để xác định chính xác mức độ rủi ro hiện tại của Ngân hàng. Trên cơ sở đó xác định giới hạn và phạm vi đa dạng hoá hoạt động Ngân hàng.
* Đa dạng hoá đối tượng đầu tư.
Cách phân phối tín dụng tốt nhất đối với một khách hàng muốn tránh khỏi rủi ro là chia nguồn tiền của mình vào nhiều khoản đầu tư, vào nhiều loại khách hàng khác nhau. Để thực hịên vấn đề này cần quán triệt các vấn đề sau:
Cho vay nhiều đối tượng thuộc các loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, không nên cho vay quá nhiều để sản xuất kinh doanh một loại sản phẩm hàng hoá, nhất là những hàng hoá không thiết yếu, hoặc nhà nước không khuyến khích. Không thực hiện quá mức cho vay tối đa quá cao đối với một dự án, một đối tượng cho vay cụ thể. Cần nâng cao khả năng vốn tự có của khách hàng và các nguồn vốn khác.
Không đầu tư một số tiền lớn cho một khách hàng mà phải san ra cho nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất đó. Đây chính là việc phân tán hệ số rủi ro trên số món vay.
Nên đầu tư vào nhiều địa bàn khác nhau: Chi nhánh nên mở rộng địa bàn đầu tư phân tán vốn vay tới nhiều vùng để có thể tránh dồn vốn cho một vùng có thể có nguy cơ rủi ro thuần tuý bởi thiên tai như bão lụt, hoả hoạn.
* Liên kết đầu tư (đồng tài trợ).
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn rất lớn mà một Ngân hàng không thể đáp ứng được hoặc khó xác định khả năng mức độ rủi ro có thể có thì các Ngân hàng liên kết đầu tư. Bằng cách này, Ngân hàng cũng đã tự phân tán rủi ro với các Ngân hàng khác. Trong khi đầu tư, các Ngân hàng cũng phải cùng nhau ký kết hợp đồng đầu tư, thoả thuận rõ ràng trách nhiệm quyền hạn của các bên trong hợp đồng.
3.3.4. Tổ chức phân tích tín dụng theo định kỳ
Việc phân tích tín dụng hết sức quan trọng nó giúp cho Ngân hàng nhìn nhận một cách logic tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng trong quá khứ, hiện tại và xu hướng phát triển trong tương lai. Trên cơ sở đó đánh giá chính xác đối tượng được đầu tư để có những đối sách thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. Đây là căn cứ để Ngân hàng đánh giá cơ cấu chất lượng tín dụng, khả năng thu nợ và lập kế hoạch cung cấp tín dụng theo từng đối tượng cho vay cũng như theo từng lĩnh vực đầu tư vốn.
Phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng trong từng thời kỳ. Việc phân tích khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng trong từng thời kỳ được thực hiện như sau:
- Phân tích tác động của các chính sách của Đảng và Nhà nước đến hoạt động tín dụng và hoạt động của các ngành kinh tế khác. Điều này có ý nghĩa rất thiết thực bởi có nhận thức được các tác động này thì mới hạ thấp được các rủi ro có thể xảy ra, nhất là các rủi ro do thay đổi chính sách.
- Nghiên cứu nhu cầu thị trường, để từ đó có được cái nhìn tổng quát về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm của từng ngành sản xuất, kinh tế trong thời điểm hiện tại và những biến động của nó trong tương lai, tránh đầu tư vào những sản phẩm đã quá bão hoà, không có khả năng tiêu thụ chắc chắn, sản phẩm có tính cạnh tranh thấp.
3.3.5. Cần có biện pháp phát hiện và xử lý kịp thời đối với các khoản nợ quá hạn
* Ngăn ngừa các khoản cho vay dẫn tới nợ quá hạn.
Những dấu hiệu nhận biết khoản vay có vấn đề: Người vay thanh toán khoản vay không đúng kế hoạch, kỳ hạn của khoản vay thay đổi liên tục (chuyển gia hạn các kỳ hạn cho vay ngắn hạn chuyển thành cho vay trung hạn), sự tích tụ bất thường các khoản thu, thất lạc các tài liệu (khách hàng báo cáo thất lạc các tài liệu), tài sản thế chấp không đủ tiêu chuẩn, không có báo cáo hay dự kiến về dòng tiền, khách hàng trông chờ đánh giá lại tài sản để có vốn lớn hơn, trông chờ của khách hàng vào những nguồn vốn bất thường để trả nợ.
Giải pháp: Ngân hàng phải nhận biết được dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể gặp phải, tuỳ từng trường hợp có thể áp dụng như :
- Gia tăng khối lượng khoản cho vay đối với các khách hàng có phương án phục hồi sản xuất có tính khả thi cao
- Ngân hàng có thể kêu gọi người bảo lãnh cho khách hàng như các cổ đông chủ chốt cung ứng hay tiêu thụ sản phẩm hoặc một vài người cho vay dài hạn.
- Cán bộ Ngân hàng có thể khuyên hoặc tư vấn cho khách hàng tìm ra chiến lược kinh doanh mới.
Những biện pháp này có thể gây thêm chi phí cho khách hàng, nhưng khi thực hiện mà cứu vãn được các khoản nợ không có khả năng thanh toán thì giảm đượic rủi ro cho Ngân hàng rất nhiều.
* Biện pháp xử lý các khoản nợ quá hạn của của Ngân hàng.
Đó là biện pháp Ngân hàng sử dụng để thu hồi sau khi đã dùng biện pháp ngăn ngừa nhưng tình hình tài chính của người vay không tốt hoặc người vay cố tình không trả nợ cho Ngân hàng, cụ thể: Ngân hàng làm việc với người vay cho đến khi khoản nợ được trả một phần hay toàn bộ mà không phải dựa vào công cụ pháp lý để ép buộc thu hồi. Thanh lý là quá trình Ngân hàng bắt buộc người vay phải tuân theo các điều khoản các hợp đồng tín dụng bằng cách vận dụng tất cả các cộng cụ pháp lý và sự giúp đỡ của cơ quan bảo vệ pháp luật can thiệp cho đến khi thu hồi được nợ. Việc áp dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào khả năng chi trả của khách hàng, thái độ của khách hàng đối với các khoản đi vay, thái độ của các chủ nợ khác và chi việc thu hồi nợ.
Biện pháp khai thác: ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, môi trường pháp lý gần như hoàn thiện nên hầu hết các khoản nợ của Ngân hàng đều áp dụng biện pháp khai thác. Nghĩa là, người vay được phép khắc phục các khó khăn tài chính và hoàn trả các khoản nợ cho Ngân hàng càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên người vay phải có thái độ thành khẩn với các khoản vay và chi trả thoả đáng, áp dụng biện pháp khai thác để xử lý các khoản nợ khó đòi giống như một chương trình phục hồi mà Ngân hàng áp đặt lên người vay, với sự thoả thuận và cộng tác của họ. Các biện pháp cụ thể là:
- Ngân hàng hướng dẫn người vay trên nhiều khía cạnh nhằm tác động đến khả năng tạo lợi nhuận. Ngân hàng có thể gia hạn, điều chỉnh hợp đồng tín dụng để giảm quy mô hoàn trả trước mắt, có thể giải pháp cho vay, tiếp vốn để gia tăng sức mạnh tài chính của khách hàng, khôi phục lại sản xuất kinh doanh.
- Ngân hàng đề nghị người vay quản lý chặt chẽ ngân quỹ, khuyên bán bớt tài sản có giá trị, giảm lượng hàng tồn kho hoặc thanh lý bớt tài sản không sử dụng.
Biện pháp thanh lý: Trong trường hợp thấy rõ việc tổ chức khai thác là không tiện lợi, không có hy vọng thu hồi được nợ thì Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp thanh lý để xử lý khoản cho vay khó đòi.
- Nếu các khoản cho vay có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp, Ngân hàng cùng chuyên gia tư vấn pháp luật, nhân viên thanh lý thực hiện bán đấu giá các tài sản đó theo pháp luật hiện hành.
- Nếu là các khoản cho vay không có thế chấp, đảm bảo thì Ngân hàng phải chịu sự phán quyết của toà án kinh tế mới có biện pháp thu hồi vốn như bán tài sản của người vay. Nếu người vay không có tài sản thì kết quả đòi nợ vô hiệu hoá và người vay phải thụ án dân sự.
3.3.6. Cần thay đổi quan điểm: Thế chấp là sự đảm bảo vững chắc cho khoản tiền vay mà phải là hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng
Tài sản thế chấp là cơ sở pháp lý và kinh tế giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ, giúp Ngân hàng giảm mức tối đa sự thiệt hại khi có rủi ro xảy ra. Chúng ta không phủ nhận vai trò tự giúp đắc lực của tài sản thế chấp đối với Ngân hàng, nhưng cũng không vì thế mà chúng ta lại tuyệt đối hoá vai trò quan trọng của nó trong cơ chế tín dụng hiện nay. Mục đích của tín dụng cho vay là giúp cho khách hàng có vốn để duy trì hoặc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, mang lại hiệu quả kinh tế cho khách hàng, cho xã hội và cho chính bản thân Ngân hàng. Một khi đã phải mang tài sản thế chấp ra phát mại thì mọi chuyện đã rõ ràng. Sản xuất kinh doanh thua lỗ, vốn đã mất và quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng đã chấm dứt. Mặt khác, không phải tài sản thế chấp nào cũng có thể bán một cách dễ dàng để Ngân hàng có thể thu lợi một cách nhanh chóng.
3.3.7. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
* Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng.
Triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra chuyên đề tín dụng của phòng tín dụng Ngân hàng VPBank và các phòng tín dụng, Chi nhánh nhằm phát hiện và chấn chỉnh, sửa chữa kịp thời các sai sót.
* Sáu tháng, chín tháng, một năm thực hiện đối chiếu công khai.
6 tháng, 9 tháng, 1 năm thực hiện đối chiếu công khai khách hàng, những món vay lớn đối chiếu 100%, những món vay nhỏ đối chiếu theo tỷ lệ hoặc đối chiếu các khoản nợ nếu thấy có vấn đề để phát hiện các trường hợp vay ké, vay hộ hoặc cán bộ Ngân hàng nhờ vay hộ để xử lý kịp thời.
* Tăng cường công tác của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Đây là đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên trách nên có nhiều kinh nghiệm hơn, mặt khác không phải là người trực tiếp cho vay nên không có hiện tượng nể nang, bao che cho nhau. Đội ngũ cán bộ này phải được chuẩn hoá với trình độ cao, có năng lực kinh nghiệm thực tế để kiểm tra, đánh giá, xử lý được độc lập, khách hàng.
* Tăng cường công tác của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Hàng năm, các NHTM cần thực hiện kiểm toán quốc tế để xác định những mặt mạnh, mặt tồn tại trong hoạt động kinh doanh để có phương án chấn chỉnh, phòng ngừa. Đây cũng là một tiêu chuẩn để nước ngoài đầu tư vốn vào qua NHTM.
3.3.8. Kiểm tra chỉ đạo điều hành hoạt động tín dụng của Giám đốc và Ban lãnh đạo
Trước hết, phải tổ chức triển khai, tập huấn các chủ trương, chính sách, văn bản của cấp trên liên quan đến công tác tín dụng trong thời gian qua có đúng không. Tiếp đó, là kiểm tra và xử lý vướng mắc trên cơ sở thể hiện bằng văn bản hoặc biên bản làm việc. Phải có sự phân công lãnh đạo, cán bộ tín dụng phụ trách theo từng khu vực, loại doanh nghiệp và địa bàn. Phải kiểm tra đối chiếu công khai với khách hàng còn nợ. Cuối cùng, cần có sự quan hệ với Chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để phục vụ cho hoạt động tín dụng tốt hơn.
3.3.9. Trích lập rủi ro đúng qui định
Việc tồn tại những khoản vay có vấn đề là một thực tế không thể tránh khỏi ở các NHTM hiện nay. Do đó các Ngân hàng một mặt phải thường xuyên kiểm soát các khoản vay có vấn đề, trích lập dự phòng rủi ro đúng quy định, nên làm tốt công tác này sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng thực sự yên tâm khi đầu tư, cho vay, đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra bình thường.
Ngân hàng VPBank cần phải thực hiện tốt cơ chế thông tin phòng ngừa rủi ro, luôn cập nhật thông tin về thị trường, về khách hàng để tránh việc lợi dụng của khách hàng vay vốn sử dụng sai mục đích và trái với qui định của Nhà nước. Đồng thời cán bộ tín dụng cần nâng cao ý thức theo dõi chặt chẽ chất lượng của từng khoản tín dụng, nâng cao trình độ của mình phù hợp với cách thức phân loại rủi ro mới để không bị bỡ ngỡ và có thể triển khai thực hiện nhanh chóng, hiệu quả.
3.3.10. áp dụng lãi suất cho vay biến đổi
Ngân hàng áp dụng lãi suất cho vay biến đổi từng năm. Khi có chỉ đạo tăng lãi suất cho vay do lãi suất huy động tăng thì ngân hàng và khách hàng thoả thuận lại với nhau về lãi suất. Vấn đề này được ghi rất rõ, cụ thể trong từng hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng. Song việc điều chỉnh lãi suất cho vay trên cơ sở hợp lý được người vay chấp nhận phù hợp với quan hệ cung cầu vốn trên thị trường và khung lãi suất theo quy định của Trung ương.
Tóm lại: Ngân hàng VPBank đã thực hiện trích lập rủi ro đúng quy định, hạch toán đầy đủ chi phí giúp Ngân hàng có nguồn để xử lý rủi ro tín dụng.
3.4. Một số kiến nghị
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước
Những vướng mắc về cơ chế chính sách.
Hoạt động của Ngân hàng mang tính hệ thống và tính xã hội hoá cao vì vậy bất cứ một Ngân hàng nào trong hệ thống mắc sai lầm trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tình hình tài chính xấu sẽ ảnh hưởng tới tình hình tài chính toàn ngành và gây tổn hại cho xã hội.
Những năm qua, Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cho ngành Ngân hàng hoạt động kinh doanh nhất là lĩnh vực đầu tư tín dụng. Từ đó, Ngân hàng có thể chủ động trong việc mở rộng đầu tư vốn song đây cũng là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng mà vấn đề này Ngân hàng phải chịu trách nhiệm. Có thể nêu ra một số vướng mắc trong hoạt động tín dụng cần đề nghị xem xét chỉnh sửa, cụ thể:
Một là: Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, vấn đề rủi ro là tất yếu sẽ xảy ra chỉ có mức độ cao thấp là khác nhau do công tác quản lý của ngành. Chính phủ đã có quyết định xử lý tài chính thông qua việc trích lập và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng và đây cũng là thông lệ quốc tế. Trong thực tế khi xảy ra rủi ro do khách hàng mang lại thì việc cán bộ Ngân hàng cho vay lại bị các cơ quan pháp luật hình sự hoá và xử lý cán bộ Ngân hàng bằng pháp luật.
Hai là: Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chủ quan do cán bộ Ngân hàng thì được xử lý theo quy định của ngành Ngân hàng, nếu sai phạm nặng vi phạm pháp luật thì bị pháp luật xử lý, nguyên nhân khách quan do khách hàng thì khách hàng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm vì khi cho vay thì khách hàng toàn quyền sử dụng đồng vốn vay được việc giám sát của Ngân hàng đặt ra nhưng không quyết định được việc sản xuất kinh doanh và xử lý tài chính của khách hàng.
Ba là: Hiện nay một số khách hàng có nhiều khoản nợ trong đó có một khoản nợ bị chuyển sang nhóm 3 (4, 5) thì toàn bộ dư nợ của khách hàng bị chuyển sang hạch toán ở nhóm đó, đó là điều không phù hợp giữa văn bản 165 và văn bản hướng dẫn hạch toán.
Kiến nghị về hướng chỉnh sửa.
Từ thực tế những vướng mắc trên đề nghị Nhà nước cần chỉnh sửa một số nội dung liên quan đến vấn đề quyết định cho vay và xử lý rủi ro trong ngành Ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng vốn sai mục đích, kinh doanh kém hiệu quả hoặc lừa đảo của khách hàng thì khách hàng phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật, Ngân hàng là người bị hại có quyền đề nghị truy tố khách hàng đó để đảm bảo quyền bảo vệ tài sản của Ngân hàng chứ không phải chịu tội cùng khách hàng. Vì vậy, vấn đề thất thoát trong hoạt động tín dụng Ngân hàng là vấn đề tất yếu có thể xảy ra, là vấn đề giải quyết theo hợp đồng dân sự giữa Ngân hàng và khách hàng chứ không phải vấn đề hình sự.
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn chi tiết cách thức tiến hành trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để đưa quỹ dự phòng rủi ro thực sự đi vào vận hành trong công tác phòng chống rủi ro tại các NHTM.
Không cho các doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch và vay vốn tại Ngân hàng khác khi đang có nợ quá hạn tại một Ngân hàng để ngăn ngừa tình trạng chây ỳ trong quá trình hoàn trả nợ hay đáo nợ.
Đề nghị với NHNN VN khi ban hành văn bản nên cụ thể, chi tiết để các tổ chức tín dụng dễ thực hiện. Tránh tình trạng như ban hành quyết định số 493 vừa qua có quá nhiều nội dung chưa cụ thể, khó thực hiện, các địa phương phải hỏi nhiều.
3.4.3. Kiến nghị với Ngân hàng
Ngân hàngVPBank là một NHTM ngoài quốc doanh của Việt Nam. Để tạo điều kiện cho Ngân hàng thực hiện tốt công tác nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thì
- Từng bước tiêu chuẩn hóa cán bộ Ngân hàng trước hết là cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo điều hành trực tiếp các chi nhánh.
- Cán bộ tín dụng và các cán bộ lãnh đạo cũng có tư duy mới, nâng cao năng lực của mình để điều hành Ngân hàng được tốt hơn.
- Thực hiện hoàn thiện qui chế quản lý rủi ro: Chú trọng việc phân tích nợ vay, nợ quá hạn, tài chính của khách hàng.
Nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro gồm: Thu nhập đầy đủ thông tin pháp lý, dư nợ của toàn khách hàng, khai thác các nguồn tin về kinh tế, thương mại khác phục vụ cho công tác thẩm định dự án.
Xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng của trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro.
- Ngân hàng cần qui định chính sách cụ thể đối với người vay trong trường hợp có biến động lãi xuất để hạn chế rủi ro.
Lãi suất biến động sẽ kéo theo sự biến động về nhu cầu vay vốn. Nếu lãi suất cho vay tăng thì nhu cầu vay vốn giảm và ngược lại. Do vậy Ngân hàng cần thiết phải có qui định chính sách cụ thể đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người đi vay khi lãi suất có biến động
Đồng thời, Ngân hàng cần chủ động phối hợp với Học viện Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân và các cơ quan nghiên cứu, đào tạo khác, lập chương trình kế hoạch và đầu tư thích đáng để tăng cường đào tạo một cách toàn diện cho đội ngũ cán bộ trong hệ thống. Ngoài ra, cần có chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng như trang bị phương tiện làm việc, qui định phụ cấp trách nhiệm trong lương, chế độ công tác phí...
Thực hiện tốt những biện pháp trên, Ngân hàng VPBank sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ vững vàng về nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp, tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tín dụng.
- Phải có kế hoạch giao chỉ tiêu và phân công cụ thể đến từng đơn vị cá nhân, kiên quyết thu hồi nợ sau khi xử lý rủi ro, vấn đề này phải được đưa vào kế hoạch hàng năm.
- Đối với những khoản nợ thuộc nguồn vốn dự án đã chuyển sang nợ vay bằng nguồn vốn kinh doanh thông thường thì quỹ rủi ro đã trích của dự án được bù trừ sau khi tính toán số rủi ro phải trích theo quy định đối với khoản vay thông thường.
KẾT LUẬN
Cùng với sự phát triển của đất nước hệ thống Ngân hàng Thương mại nói chung, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long cũng từng bước đổi mới nhằm thích nghi và đóng góp tích cực cho sự đổi mới của đất nước. Kết quả đó được thể hiện qua quy mô và mức độ tăng trưởng của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn mạnh và đa dạng.
Trong quá trình kinh doanh không tránh khỏi rủi ro, thất thoát, không tránh khỏi những yếu kém tồn tại. Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động kinh doanh tín dụng để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong kinh doanh của NHTM là một đòi hỏi thực tế rất bức xúc, là một bài toán rất khó đặt ra cho các nhà quản trị kinh doanh Ngân hàng phải giải quyết. Nó càng cấp thiết hơn trong nền kinh tế đất nước ta đang từng bước đổi mới theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh tín dụng là nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài của NHTM. Muốn vậy đòi hỏi NHTM phải thực hiện đổi mới nhằm tăng cường năng lực hoạt động, tăng cường năng lực tài chính, phải có bước phát triển bền vững để đáp ứng và thích nghi với sự chuyển biến tích cực của nền kinh tế, nhằm hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Để ngành Ngân hàng đạt được những mục tiêu trên phải có sự quan tâm của Nhà nước bằng cơ chế chính sách, pháp luật, phải có sự phối hợp của các ngành, cơ quan hữu quan và cả sự thực hiện của Ngân hàng.
Tóm lại: Hoạt động của các NHTM có một vai trò quan trọng trong quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội đất nước nói chung và của thủ đô Hà Nội nói riêng.
Do điều kiện thời gian và trình độ lý luận cũng như thực tế có hạn nên bản luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong được thầy, cô giáo thông cảm, tạo điều kiện giúp đỡ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26637.doc