Sản xuất luôn là nền tảng, là yếu tố đầu tiên quyết định sự phát triển của một chế độ xã hội mà trong đó thì máy móc, thiết bị bao giờ cũng là hệ thống xương cốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất. Vì vậy lập kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị là cần thiết cho việc quản lý máy móc, thiết bị hiệu quả.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đặt ra của thị trường công ty Tây Hồ luôn ý thức được tầm quan trọng của việc làm kế hoạch trong quản lý máy móc, thiết bị. Trong những năm qua công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị ở Tây Hồ đã được làm tuy nhiên hiệu quả chưa cao, do còn thiếu cán bộ chuyên trách và công cụ làm kế hoạch còn lạc hậu.
Nhận thức được vấn đề đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết cố gắng để cải tiến tình hình, đưa công ty phát triển đi lên, nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị nói riêng.
64 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1720 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp hoàn thiện công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở công ty Tây Hồ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0%
6
Máy phun vữa xi măng 1,5 m3/h
Đức
01
40%
7
Máy trộn bê tông 300L – 800L
Trung Quốc
01
40%
8
Trạm trộn bê tông
Trung Quốc
01
60%
9
Máy phát điện lưu động 25 KW
Trung Quốc
04
40%
10
Máy phun sơn năng suất 400 m2/h
Đức
02
40%
11
Búa Diezel tự hành bánh xích trọng lượng đầu búa 3,5 T
Nga
01
40%
12
Máy sàng rửa đá sỏi 11 m3/h
35 m3/h
Trung Quốc
Trung Quốc
02
01
40%
40%
13
Máy ép cọc lực ép 40 tấn, 60 tấn
VN, Nga
04
35%
14
Máy khoan cắt bê tông
Nhật
04
50%
15
Máy giải bê tông asfan 100 T/h
Đài Loan
01
40%
16
Hệ thống trạm trộn asfan 80 T/h
VN
01
60%
17
Máy phun nhựa đường 190 CV
Đài Loan
01
40%
18
Máy trộn bê tông 250L, 350L
Trung Quốc
Nga, Nhật
24
40%
19
Đầm cóc MIKASA
Nhật
04
40%
20
Đầm dùi
TQ, Đức
40
45%
21
Vận thăng
Nga
12
60%
22
Máy hàn điện, hơi
Nga
08
40%
23
Máy lu 6-8T; 8-12T
Trung Quốc
02
60%
24
Máy bơm nước
Nga, TQ
09
60%
25
Máy mài cầm tay
Đức
06
40%
26
Máy trắc địa
Trung Quốc
04
40%
27
Máy cắt thép
Nhật
04
50%
28
Máy cắt gạch
Nhật
05
50%
29
Dàn giáo thép
Việt Nam
600
200 Bộ mới
30
Xe nâng 3T-5T
Thụy Điển
02
60%
31
Kính thủy lực 5- 10T
Nga
04
40%
32
Palăng xích 10Tấn
Nga
02
60%
33
Máy nén khí DK-9
Nga
02
40%
34
Lu rung bánh lốp 16-25T
Trung Quốc
06
60%
35
Ván khuôn ép
W 400 liên doanh
600m3
60%
36
Máy khoan cầm tay
Trung Quốc
10
60%
37
Máy khoan tự hành IN23-IN27
Trung Quốc
10
60%
38
Máy khoan “Longyear” ĐK lớn
Canada
02
50%
39
Máy khoan ZIP – 120 ĐK lớn
Nga
02
40%
40
San tự hành
Nhật
01
60%
II
Phương tiện vận tải
1
Xe tự đổ 7-9 tấn
Đức
03
40%
2
Xe tự đổ 7 – 9 tấn
Nga
03
40%
3
Xe tự đổ 10 – 12 tấn
Đức
05
40%
4
Ô tô vận chuyển bê tông 6,1 m3
Trung Quốc
02
40%
5
Ô tô tưới nước 6,1 m3
Trung Quốc
01
40%
6
Xe KAMAZ tự đổ 10 – 12 T
Nga
12
60%
7
Xe ủi DT 171
Nga
04
60%
8
Máy ủi 50CV
160CV
Nga
Nga
01
01
60%
60%
III
Dụng cụ đo, kiểm, thí nghiệm
1
Máy kinh vĩ
Đức
04
45%
2
Máy thủy chuẩn
Thụy sĩ
04
50%
3
Phễu rót cát
Việt Nam
08
50%
4
Côn tiêu chuẩn
Việt Nam
11
50%
5
Phao Kavaliep (P64)
Việt Nam
03
50%
6
Trùy xuyên tay
Việt Nam
02
50%
7
Nhiệt kế đo nhiệt nhựa
Việt Nam
10
50%
8
Thước nhôm 3m
Việt Nam
100
50%
9
Thước tỷ lệ
Việt Nam
10
50%
10
Bộ rây tiêu chuẩn
Trung Quốc
03
50%
11
Cần Benkenman
Việt Nam
04
50%
12
Súng bắn bê tông
Thụy sĩ
05
50%
13
Con súc sắc
Việt Nam
15
50%
14
Dụng cụ nén tĩnh
Việt Nam
01
50%
15
Thước ép 30 -50m
Trung Quốc
10
50%
16
Các bộ mẫu màu chuẩn để xác định tạp chất hữu cơ trong đá, cát
Trung Quốc
10
50%
17
Dây chuyền sản xuất xi măng lò đứng
Trung Quốc
2
Hết khấu hao
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Trong cơ cấu máy móc, thiết bị của công ty chủ yếu là máy công trình và máy phục vụ thi công và chúng có nguồn gốc chủ yếu ở các nước xã hội chủ nghĩa nên tính hiện đại của chúng không cao. Các máy móc, thiết bị này mua từ nhiều năm trước phần lớn đã cũ và nhiều cái đã khấu hao hết. Vì thế mà trong những năm qua công ty luôn cố gắng lập kế hoạch để có thể nắm hết được tình trạng hoạt động và sử dụng của các trang thiết bị tại các đơn vị. Việc quản lý sử dụng các trang thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ tại X18 luôn được quan tâm, chú trọng vì dây chuyền sản xuất ở đây cũ có từ năm 1979 của Trung Quốc mà nhu cầu về xi măng ở X18 luôn luôn rất lớn, hàng năm sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Tuy nhiên nhờ sự quan tâm của công ty mà xí nghiệp luôn chủ động trong sản xuất, công tác sửa chữa, thay thế nhanh chóng kịp thời.
Nhờ làm tốt công tác quản lý nên công ty đã cơ bản nắm được nhu cầu của các đơn vị trong việc sử dụng trang bị máy móc. Qua đó có các quyết định điều chuyển để phục vụ sản xuất kịp thời khi có nhu cầu. Vì thế mặc dù máy móc, thiết bị của công ty đã cũ nhưng vẫn có được tần suất hoạt động cao. Đặc biệt là dây chuyền sản xuất tại nhà máy X18 và trang bị phục vụ thi công xây lắp tại chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty không có nhiều máy móc chuyên dụng nên khi có những công trình đặc biệt thì công ty phải đi thuê làm hạn chế khả năng chủ động trong việc thi công xây dựng. Bên cạnh đó công ty tiến hành hoạch toán độc lập cho các đội, xí nghiệp cùng với quá trình đó là việc phân chia máy móc, thiết bị cho từng đội, xí nghiệp. Với số lượng máy móc hạn chế không thể chia đều cho các đội mà một số loại thiết bị đặc chủng phải có sự dùng chung giữa các đội, do vậy nhiều khi dẫn đến tình trạng máy ở đội này không có việc làm còn máy ở đội kia thì không có phải đi thuê, dẫn đến chi phí tăng lên ảnh hưởng doanh số của từng công trình. Đây vẫn là bài toán khó đối với những người làm kế hoạch ở Tây Hồ.
Thực hiện kế hoạch sử dụng về mặt thời gian
Xem xét hoạt động của máy móc, thiết bị về mặt thời gian là rất cần thiết vì không phải máy nào cũng chạy tốt nhất là máy móc, thiết bị của công ty hiện nay đã cũ. Thêm vào đó đặc điểm của ngành xây dựng hệ thống máy móc, thiết bị phải làm việc ngoài trời nên dễ han gỉ, hỏng hóc. Khi máy hỏng phải ngừng hoạt động để sửa chữa dẫn đến thời gian chết, ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất. Ngoài ra có một số máy móc, thiết bị chỉ hoạt động trong một giai đoạn nhất định thì nghỉ.
Công ty rất quan tâm tới việc nâng cao hệ số thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị để giảm giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh mà vẫn đảm bảo chất lượng. Trong những năm qua thời gian huy động bình quân của máy móc, thiết bị ở Tây Hồ tương đối cao.
Ta thấy thời gian làm việc bình quân luôn biến động qua các năm, và tình hình thực hiện kế hoạch về thời gian hoạt động của máy móc, thiết bị cũng có sự thay đổi. Năm 2001 công ty hoàn thành vượt kế hoạch do công ty thực hiện giao các xe, máy về các xí nghiệp chủ động quản lý và công ty đã có một số
Bảng 6: Thời gian làm việc thực tế bình quân
Năm
Thời gian làm việc theo kế hoạch bình quân (ngày/ tháng)
Thời gian làm việc thực tế bình quân
(ngày/ tháng)
Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch
2001
23
24
104,35
2002
24
23
95,83
2003
24
27
112,50
2004
28
27
96,43
2005
28
28
100
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
lượng công trình lớn để thi công so với dự kiến kế hoạch vì vậy mà thời gian làm việc của máy móc, thiết bị xây dựng tăng lên.
Năm 2002 và 2004 thời gian làm việc của máy móc, thiết bị không hoàn thành kế hoạch đặt ra do công ty có nhiều công trình ở vùng sâu, vùng xa, phân tán, nhiều công trình phải thuê máy hoạt động, vì tính chi phí vận chuyển và sử dụng máy khi mà chuyển máy đến được các công trình đó lớn hơn là đi thuê, trong khi máy của công ty thì lại khó cho thuê vì thị trường cho thuê máy xây dựng rất sôi động. Năm 2002 công nợ tồn đọng lớn nên thiếu vốn cho sản xuất kinh doanh, khi máy móc, thiết bị hỏng hóc công ty chưa có kinh phí kịp thời thay thế sửa chữa làm máy ngừng hoạt động. Năm 2004 giá cả vật liệu xây dựng đặc biệt là giá thép tăng đột biến ảnh hưởng đến thị trường xây dựng. Công ty phải tìm kiếm các nguồn cung ứng nguyên vật liệu có giá cả hợp lý với công trình nên tác động tới thời gian cung ứng nguyên vật liệu cho từng công trình làm việc sử dụng máy móc, thiết bị cũng bị ảnh hưởng. Giá nhiên liệu cho sản xuất xi măng tăng lên và dây chuyền sản xuất xi măng đến kỳ phải sửa chữa nhiều do vậy mà thời gian ngừng máy tăng lên.
Năm 2003 thời gian làm việc thực tế trung bình của máy móc, thiết bị tăng đột biến là do có sự sáp nhập của nhà máy xi măng X18, nhà máy này luôn hoạt động với thời gian tối đa để có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường bình thường trung bình 29 ngày/tháng nhưng máy móc ở xí nghiệp này có số lượng lớn nhưng chúng đã hết khấu hao, thời gian ngừng sửa chữa cũng nhiều.
Năm 2005, công tác quản lý được làm tốt, giá nguyên vật liệu đã ổn định hơn, thời tiết khá thuận lợi cho việc thi công xây dựng nên công ty hoàn thành kế hoạch sử dụng về mặt thời gian.
Bên cạnh hoạt động xây lắp lại phụ thuộc khá lớn vào địa lý và điều kiện khí hậu nên thời gian huy động máy móc vào sử dụng cũng biến đổi theo các quý trong năm. Trong năm thì quý I và IV là mùa xây dựng nên máy móc sử dụng nhiều hơn, thời gian sử dụng lớn hơn. Cụ thể ở bảng sau:
Bảng 7: Thời gian hoạt động thực tế của máy móc, thiết bị qua các quý
Thời gian họat động thực tế của máy móc thiết bị (Ngày/tháng)
Năm 2005
Quý I
Quý II
Quý III
Quý IV
29
25
26
28
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Đây là một trong những căn cứ cho việc lập kế hoạch sử dụng về mặt thời gian.
Thực hiện kế hoạch về mặt công suất
Ta thấy máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công xây lắp phần lớn là máy móc, thiết bị cũ, trong những năm vừa qua các máy móc này bắt đầu hỏng hóc nhiều nên cần có thời gian sửa chữa do vậy mà công suất hoạt động của chúng thấp hơn rất nhiều so với công suất thiết kế.
Các máy như: máy xúc, ô tô tải, xe lu, trạm trộn bê tông có công suất huy động lớn hơn các máy khác do chúng không thể thiếu cho mỗi công trình. Còn các máy: máy phát điện, cần trục, máy bơm nước không phải công trình nào cũng cần nên chúng có công suất thực tế thấp hơn các loại máy khác.
Bảng 8: Thực hiện kế hoạch sử dụng về mặt công suất
TT
Danh mục MMTB
2001
(%)
2002
(%)
2003
(%)
2004
(%)
2005
(%)
1
Xe ô tô vận tải
63
64
65
67
64
2
Máy ủi
62
62
62
62
62
3
Máy xúc
60
61
61
62
63
4
Máy lu 6- 8T; 8-12T
52
58
61
63
66
5
Máy lu rung
48
52
53
55
56
6
Máy khoan
48
50
50
51
52
7
Máy bơm nước
46
44
42
41
39
8
Máy mài
46
44
43
42
41
9
Máy trộn bê tông250–300L
80
85
88
91
94
10
Máy dùi
67
69
70
72
73
11
Dàn giáo thép
50
51
52
53
54
12
Máy phát điện 25 KW
50
44
41
38
34
13
Cần trục
42
41
41
41
41
14
Máy hàn
52
54
56
58
61
15
Máy phun nhựa đường
55
63
69
76
82
Tính chung
54,7
55,77
56,9
58,03
58,77
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Trong những năm qua, giá trị sản xuất của công ty không ngừng tăng lên, công ty thường trúng thầu các công trình lớn. Công ty có uy tín ngày càng tăng trên thị trường và được sự tin tưởng của tổng cục công nghiệp quốc phòng cũng như Bộ quốc phòng nên công ty nhận được nhiều công trình quốc phòng, do vậy mà công suất huy đông thực tế liên tục tăng qua các năm.
Bảng 9: % công suất hoạt động so với công suất thiết kế
% công suất
2001
2002
2003
2004
2005
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
55
54,7
57
55,77
58
66,63
84
70,78
83
72,78
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Tuy nhiên, công ty thường xuyên không thực hiện được kế hoạch về công suất do thường xuyên có nhiều công trình ở xa, việc cung cấp nguyên vật liệu và sửa chữa gặp nhiều khó khăn và điều kiện tự nhiên, thời tiết ở các vùng đó phức tạp làm han gỉ máy móc, tiến độ thi công, phải dừng máy để sửa chữa do đó mà thời gian ngừng việc tăng lên. Bên cạnh đó thì việc vận chuyển, điều động máy móc đến các công trình đó cũng không dễ dàng nên công ty phải đi thuê, trong khi đó có máy lại không dùng nên xảy ra hiện tượng không hoàn thành kế hoạch về huy động công suất làm việc của máy móc, thiết bị.
Mặc dù vậy công ty luôn cố gắng quan tâm, quản lý sát sao tới việc sử dụng máy móc, thiết bị ở các xí nghiệp và các đội. Buộc các đội phải có biện pháp huy động hết công suất máy móc, thiết bị mà mình quản lý. Thêm vào sự sáp nhập của nhà máy X18 với công suất hoạt động luôn vượt quá công suất thiết kế vì thế mà từ năm 2003 công suất hoạt động thực tế của toàn bộ máy móc, thiết bị ở công ty luôn đạt mức cao.
Thực hiện kế hoạch tính và trích khấu hao
Công ty hiện nay đang áp dụng hai phương pháp tính khấu hao cơ bản là phương pháp khấu hao tuyến tính và phương pháp khấu hao lũy thoái. Trong đó phương pháp khấu hao tuyến tính chủ yếu được sử dụng cho các loại máy móc thiết bị đã qua sử dụng hoặc có thời gian sử dụng lâu dài, tính năng kỹ thuật ít có sự thay đổi như ôtô, xe ủi, máy xúc… Theo phương pháp này chi phí khai thác sử dụng được tính vừa phải do vậy mức độ huy động công suất so với các loại thiết bị khác là tương đối cao. Còn phương pháp khấu hao lũy thoái được áp dụng phổ biến cho các loại máy móc thiết bị mới, tính năng kỹ thuật cao như xe lu rung, máy ép thủy lực… Phương pháp này làm cho chi phí khấu hao thường lớn dẫn đến chi phí khai thác sử dụng tăng làm công ty khó khăn trong việc huy động số máy móc vào thi công. Hàng năm công ty dựa vào hai cách tính sau để tính mức trích khấu hao cho từng máy móc thiết bị.
Phương pháp tuyến tính
Trong đó: TKH: Tỷ lệ khấu hao bình quân
MKHBQ: Mức khấu hao bình quân máy móc, thiết bị trong một năm
NG: Nguyên giá máy móc, thiết bị
TSDBQ: Thời gian sử dụng bình quân
Phương pháp lũy thoái
Trong đó: :Mức khấu hao của năm tính khấu hao
: Tỷ lệ khấu hao của năm tính khấu hao
TKT: Tuổi thọ của máy móc, thiết bị
T: Số năm tính khấu hao
Bảng 10: Kế hoạch trích khấu hao hàng năm của công ty Tây Hồ
Năm
Nguyên giá
Mức trích
Trong đó
Ngân sách
Tự bổ sung
Nguồn khác
2001
7017.3
711.9
199.8
9.9
502.2
2002
7647.3
711.9
258.3
0
453.6
2003
7535.9
844.2
273.6
2.9
567.7
2004
31170.6
3814.2
272.7
2704.5
837
2005
17564.4
2376
487.5
288
1600.5
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Hàng năm công ty đều lập kế hoạch trích khấu hao, mức trích phụ thuộc vào số lượng máy móc, thiết bị có hiện có trong công ty ở thời điểm lập kế hoạch. Trong các năm từ 2001 đến 2003 thì do công ty chỉ có các máy móc, thiết bị phuc vụ thi công là chủ yếu nên mức trích dự tính thấp hơn năm 2004 và 2005 khi nhà máy xi măng X18 đã sáp nhập vào công ty làm tăng nguyên giá của máy móc, thiết bị lên rất nhiều. Năm 2005 mức trích khấu hao dự tính giảm hơn so với năm 2004 là do năm này ước tính có một lượng máy móc, thiết bị lớn hết thời gian khấu hao nên công ty không tính khấu hao nữa và một số công ty đã thanh xử lý. Trong bản kế hoạch hàng năm công ty còn nêu rõ mức trích khấu hao dự tính của từng máy móc, thiết bị hình thành bởi các nguồn vốn khác nhau. Việc nêu rõ như vậy giúp thuận lợi cho việc quản lý của cơ quan cấp trên và các phòng ban có liên quan.
Tình hình thực hiện kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa
Dựa vào tiêu chuẩn của công ty đưa ra hàng năm công ty lập kế hoạch sửa chữa lớn và kế hoạch bảo dưỡng gồm: Loại máy nào cần sửa, số lần sửa trong năm, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng căn cứ vào quy định của công ty như sau:
Động cơ chạy 800 000 Km thì sửa chữa lớn
Công suất, hộp số chạy 400 000 km thì sửa chữa lớn
Ôtô tải hoặc xe du lịch mỗi năm thay dầu côn hoặc hộp số một lần Bảo dưỡng
Cứ 3000 km bảo dưỡng lần một
Khoảng 6000 km bảo dưỡng lần hai
hoặc
Máy công trình và thiết bị phục vụ thi công: máy xúc, ủi, lu, cẩu tháp, trạm trộn vận thăng… trung bình 1.5 tháng bảo dưỡng lần một còn khoảng 3 tháng bảo dưỡng lần hai
Nhà máy X18 một năm dừng sản xuất để sửa chữa lớn một lần.
Sửa chữa bất thường (gồm sửa chữa vừa và nhỏ) công ty không kiểm soát bằng kế hoạch mà khi nào hỏng thì sửa, tùy thuộc vào tình hình sản xuất cũng như tùy từng loại máy móc, thiết bị.
Cụ thể kế hoạch sửa chữa lớn và bảo từng năm như sau:
Bảng 11: Kế hoạch sửa chữa lớn và bảo dưỡng từng năm
Định mức
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
KH
TH
%
KH
TH
%
KH
TH
%
Sửa chữa lớn
8
8
100
7
7
100
8
8
100
Bảo dưỡng
630
635
100.8
525
525
100
680
689
101.3
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Công ty luôn thực hiện đúng kế hoạch sửa chữa lớn hàng năm đặt ra vì sửa chữa lớn bao gồm các công việc rất quan trong đối với máy móc, thiết bị như: hệ phát động lực, hệ truyền động hoặc hệ công tác, thay khung máy… Công việc sửa chữa này do bộ phận chuyên trách đảm nhiệm nhưng do tính năng của máy móc, thiết bị rất phức tạp nên khi xảy ra hỏng hóc công ty thường phải thuê ngoài, thêm vào chi phí cho các nguyên vật liệu phục vục sửa chữa lớn thường nhiều, vì thế công ty hàng năm luôn đặt ra kế hoạch sửa chữa lớn và cố gắng thực hiện nó.
Còn bảo dưỡng là việc diễn ra thường xuyên đảm bảo cho máy móc, thiết bị hoạt động được một cách bình thường. Hàng năm số lần bảo dường thường lớn hơn so với kế hoạch do máy móc, thiết bị của công ty đa phần đã cũ, thường xảy ra hỏng hóc và nhiều máy phải hoạt động hết công suất nhất là máy móc, thiết bị ở nhà máy X18, thêm vào máy móc, thiết bị phục vụ xây lắp hay phải làm việc trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt vì thế mà việc bảo dưỡng công ty làm rất thường xuyên.
Còn đối với sửa chữa vừa và nhỏ công ty không lập kế hoạch, cách làm này tận dụng được độ bền của chi tiết máy, nó đơn giản và không cần chuẩn đoán trước tình hình hư hỏng của máy, phù hợp với điều kiện có dự trữ máy cao.
Bảng 12: Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công nhân
Năm
Loại hình đào tạo
Ngành nghề đào tạo
Số lượng đào tạo
Phương thức đào tạo
Trường đào tạo
2002
Trung cấp
Cơ điện
3
Tập trung
Trung học CNQP
CN kỹ thuật
Điện
3
Tập trung
Trung học CNQP
2003
Trung cấp
Cơ điện
2
Tập trung
Trung học CNQP
CN kỹ thuật
Điện + Nguội
4
Tập trung
Trung học CNQP
2004
Trung cấp
Cơ điện
2
Tập trung
Trung học CNQP
CN kỹ thuật
Lái xe Lu, Đ/K Cẩu tháp
4
Tập trung
Trung cấp kỹ thuật
2005
Trung cấp
Cơ, Điện, Gò hàn
13
Tập trung
Trung học CNQP
CN kỹ thuật
Đ/K cẩu tháp
2
Tập trung
Trung học kỹ thuật
Đào tạo nâng cao
CN sản xuất xi măng
253
Tự đào tạo
X18
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Kế hoạch phân công lao động cho việc sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa
Công ty phân công trung bình 2 người trực tiếp vận hành máy xây dựng, và khi phải sửa chữa thì trung bình có một người được phân công sửa chữa kết hợp với thuê ngoài. Còn dây chuyền sản xuất xi măng thì thường xuyên có lao động theo dõi và tiến hành công việc đều đặn hàng ngày.
Hàng năm công ty đều có kế hoạch đưa cán bộ công nhân đi học nâng cao trình độ và học cách vận hành máy móc, thiết bị mới ở các trường kỹ thuật để có một lực lượng lao động kế cận đảm bảo luôn có người thường xuyên vận hành máy không để vì thiếu người vận hành máy móc, thiết bị mà chậm tiến độ thi công hoặc chậm tiến độ sản xuất. Cụ thể kế hoạch bảng 12.
Từ nhu cầu thực tế phòng kế hoạch - kỹ thuật lập ra bản kế hoạch này, phối hợp với phòng tổ chức và phòng tài chính để thực hiện có hiệu quả và kịp thời.
Công tác giám sát, theo dõi và điều chỉnh kế hoạch
Phòng kế hoạch - kỹ thuật có bộ phận kỹ thuật chuyên làm nhiệm vụ theo dõi các đội thực hiện các hướng dẫn cụ thể về việc điều động, bảo dưỡng sửa chữa do phòng lập ra. Hàng tháng các đội, xí nghiệp gửi báo cáo về phòng kế hoạch báo cáo tình hình, năng lực hoạt động của máy móc, thiết bị. Phòng kế hoạch - kỹ thuật dựa vào báo cáo, kết hợp với đi thực tiễn công trình, xí nghiệp sản xuất để đánh giá và đưa ra báo cáo trình ban giám đốc về những thay đổi của thực tế so với kế hoạch ban đầu. Ban giám đốc dựa vào năng lực của toàn công ty cùng với phòng kế hoạch - kỹ thuật tổ chức điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp thực tế.
Những thiệt hại do bất cập trong sử dụng máy móc thiết bị
Hàng năm do được chuẩn bị trước trong kế hoạch về việc bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị nên các tổ đội đều chuẩn bị cho việc dừng hoạt động để bảo dưỡng, sửa chữa. Đối với những sửa chữa vừa và nhỏ thì thời gian ngừng thường là một ca máy. Còn đối với sửa chữa lớn thì tùy theo độ phức tạp của vấn đề mà thời gian ngừng hoạt động dài hay ngắn. Nhưng để đảm bảo đúng tiến độ thi công công ty luôn bố trí làm thêm bù giờ ngừng máy để cho kịp tiến độ. Khi vận động làm thêm này thì công ty phải trả chi phí cho việc làm thêm giờ, cũng như những chi phí nguyên nhiên vật liệu cần thiết khác khi hoạt động ban đêm. Còn nhà máy X18 thời gian ngừng sản xuất để sửa chữa theo kế hoạch cũng như đột xuất chiếm khoảng 5% thời gian sản xuất của toàn nhà máy.
Do công ty luôn chú trọng tới việc sử dụng máy móc, thiết bị nên hàng năm công ty đều đảm bảo tốt về vệ sinh môi trường, an toàn lao động tuy nhiên vẫn còn xảy ra mất an toàn: Năm 2005 ở nhà máy X18 xảy ra 2 vụ mất an toàn làm chết 1 người và 7 người bị thương. Bên cạnh đó nhiều trang thiết bị kỹ thuật được đầu tư như xe máy, cẩu tháp, trạm trộn bê tông… vẫn chưa được sử dụng triệt để, đúng công suất. Nhiều đơn vị phải đi thuê hoặc mua mới trong khi các đơn vị khác có mà không sử dụng gây ra lãng phí rất lớn. Hàng năm chi phí cho bảo dưỡng, sửa chữa của công ty chiếm từ 2 đến 3% tổng doanh thu.
Những thành tựu và hạn chế mà công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị đạt được
Thành tựu
Bản kế hoạch đã đề ra được các chỉ tiêu cần thiết như số lượng máy cần dùng, số cần phải thuê, chi phí vận chuyển, chi phí vận hành, thời gian bắt đầu và kết thúc của kế hoạch. Hướng dẫn chi tiết công việc tới từng tổ, đội và công nhân trực tiếp vận hành. Số lần bảo dưỡng và sửa chữa lớn từng năm.
Hàng năm công ty đều căn cứ vào các quy trình, quy phạm của cấp trên và của chính công ty cũng như thực hiện đúng trình tự lập kế hoạch cơ bản để đưa ra kế hoạch cho phù hợp. Đồng thời còn dựa vào khả năng tài chính của công ty để lập vì thế mà phần lớn kế hoạch đề ra đều có thể thực hiện được về mặt tài chính. Công ty tiến hành lập kế hoạch trích khấu hao hàng năm để bổ sung cho nguồn vốn đầu tư mua sắm trang thiết bị kịp thời. Hơn thế nữa công ty đã xác định được đúng thời hạn bảo dưỡng sửa chữa làm cho việc sửa chữa diễn ra kịp thời, ít ảnh hưởng tới sản xuất cũng như hạn chế gây ra mất an toàn lao động.
Trong việc thực hiện kế hoạch công ty thực hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với các bộ phận nên hàng năm công ty thường thực hiện đúng và có khi vượt kế hoạch. Mặc dù số lượng máy móc, thiết bị của công ty còn hạn chế nhưng nhờ công tác kế hoạch mà việc điều động động xe, máy đã chủ động hơn tạo điều kiện thực hiện đúng tiến độ công trình, nâng cao uy tín với nhà đầu tư. Nghiên cứu các phương pháp sử dụng máy móc vừa đem lại hiệu quả, vừa tiết kiệm nhiên liệu. Công ty luôn chú ý tới các thiết bị đo lường, thí nghiệm đảm bảo chúng hoạt động tốt trong việc đánh giá và nghiệm thu chất lượng công trình. Hàng năm công ty đều có được những công trình đảm bảo chất lượng, có công trình, sản phẩm công nghiệp đạt giải thưởng của bộ xây dựng, hội khoa học…
Bảng 13: Những công trình được giải thưởng
Stt
Tên công trình
Năm được huy chương vàng
1
Giảng đường trung tâm học viện quân y
1998
2
Trụ sở làm việc công ty Tây Hồ
1999
3
Nhà điều trị các khoa nội N.3 bệnh viện 103 học viện quân y
1999
4
Nhà làm việc cục điều tra hình sự bộ Quốc phòng
2001
5
Bệnh viện nội trú khoa chấn thương dự án cải tạo nâng cấp bệnh viện việt Đức
2002
6
Trung tâm thông tin thư viện trường đại học sư phạm hnội
2002
7
Trung tâm hội nghị tỉnh Lạng Sơn
2003
8
Trung tâm dạy nghề xã Mỹ Đình - Từ Liêm
2003
9
Xi măng chịu mặn
2004, 2005
(Nguồn: Phòng kế hoạch - kỹ thuật)
Thực hiện đúng chức năng là cơ quan tham mưu điều hành, phối hợp với các phòng ban khác trong việc lập kế hoạch hàng năm. Thường xuyên điều hành, bám sát tiến độ thực hiện các công việc của kế hoạch, hướng dẫn thống nhất nề nếp công tác quản lý cho các đội, xí nghiệp theo đúng cơ chế của cơ quan và tổng cục.
Hạn chế
Thứ nhất, việc lập kế hoạch mới chỉ dựa vào các báo cáo của cấp dưới, và tình hình chủ quan của công ty chứ chưa dựa vào dự báo nhu cầu của thị trường sản phẩm cũng như các thị trường nguyên nhiên vật liệu, lao động dẫn đến có những thay đổi bất ngờ mà kế hoạch không theo kịp. Không có kế hoạch chiến lược lâu dài mang tính định hướng cụ thể.
Thứ hai, việc phân chia kế hoạch cho các đội, xí nghiệp chưa được thực hiện một cách cụ thể, phòng kế hoạch - kỹ thuật còn kiêm nghiệm quá nhiều chưa nắm rõ được đầy đủ tình hình thực tế hoạt động của tấc cả các máy móc, thiết bị, các đội xí nghiệp chỉ nhận được hướng dẫn làm chứ không nhận được các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể. Các chỉ tiêu kế hoạch cho năm tiếp theo xác định đơn giản chỉ là dựa vào thực hiện năm trước rồi nhân thêm một số phần trăm nào đó.
Thứ ba, phương pháp lập kế hoạch hạn chế cả về lý luận lẫn thực tiễn, các cân đối trong phương pháp cân đối chưa thực sự là cân đối động mà thực tế phải cân đối từ nhiều phía, nhiều nguồn khác nhau, chưa thực hiện được cân đối bộ phận trước khi tiến hành cân đối tổng thể.
Việc lập kế hoạch còn đơn giản, chưa sâu sắc. Các phòng ban, đội, xí nghiệp còn chưa nắm được tầm quan trọng của việc lập kế hoạch chậm gửi báo cáo lên công ty để công ty có thể đánh giá, điều chỉnh kế hoạch. Đồng thời phương tiện máy móc thiết bị sử dụng vào lập kế hoạch còn lạc hậu, chưa có sự phối kết hợp giữa các phòng ban trong việc đề ra kế hoạch. Do ít có sự quan tâm tới các yếu tố khách quan nên nhiều khi kế hoạch đặt ra không phù hợp với thực tế, mà sản phẩm xây lắp vốn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, văn hóa của từng vùng.
Nguyên nhân của các hạn chế
Thứ nhất do trình độ lập kế hoạch của đội ngũ làm kế hoạch, số lượng cán bộ có trình độ, kinh nghiệm không nhiều. Phòng kế hoạch - kỹ thuật có duy nhất một người phụ trách mảng làm kế hoạch về sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị mà chỉ được đào tạo kiến thức về máy móc, thiết bị chứ về vấn đề làm kế hoạch thực sự chưa có nhiều kinh nghiêm.
Thứ hai, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ hàng năm công ty không tiến hành dự báo nhu cầu của thị trường, phân tích xu hướng thị trường, môi trường kinh doanh nên không có được chiến lược lâu dài. Mà chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty luôn là căn cứ quan trọng cho việc lập kế hoạch điều động, sử dụng máy, và dự tính tình trạng hỏng hóc để có kế hoạch sửa chữa. Và người làm kế hoạch cũng chưa thấy rõ được các nhân tố ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch.
Thứ ba, nguồn lực tài chính là vấn đề khó khăn của hầu hết các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp hiện nay. Tây Hồ cũng không là ngoại lệ. Mà thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa cũng như việc vận chuyển lắp đặt máy móc, thiết bị trong quá trình sử dụng giữa các công trình đòi hỏi một chi phí lớn. Khó khăn về tài chính đã cản trở công ty trong việc lựa chọn phương án tối ưu nhất trong những phương án có thể thực hiện.
Thứ tư, trình tự lập kế hoạch của công ty hoàn toàn không có sự phối hợp của cấp dưới, của những người trực tiếp vận hành và sử dụng máy móc, thiết bị mà chỉ có phòng kế hoạch - kỹ thuật tự đưa ra kế hoạch.
Cuối cùng, do sự chuyển đổi của nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thị trường xây dựng ngày càng cạnh tranh gay gắt, khi cơ sở vật chất của công ty cho việc làm kế hoạch còn thiếu và lạc hậu thì các thông tin sử dụng cho việc lập kế hoạch thường không đầy đủ và độ chính xác không cao. Sự biến động thường xuyên của giá cả nguyên vật liệu ảnh hưởng lớn tới kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa lâu dài của công ty.
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ HOẠCH SỬ DỤNG, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA MÁY MÓC, THIẾT BỊ Ở CÔNG TY TÂY HỒ
Phương hướng phát triển của công ty Tây Hồ trong năm 2006 và một số năm tới
Đứng trước ngưỡng cửa hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng phải cạnh tranh gay gắt để tồn tại. Đồng thời là chủ trương của Nhà nước chuyển đổi công ty Nhà nước sang công ty cổ phần. Tây Hồ đề ra kế hoạch hoàn thành cổ phần hóa trong năm 2006 nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty. Nhằm thu hút được lượng vốn từ cán bộ nhân viên công ty, và vốn trong dân để đáp ứng nhu cầu vốn mà công ty đang thiếu cũng như giảm chi phí vốn do vay nợ từ ngân hàng.
Công ty Tây Hồ đã và đang có những bước phát triển khá vững chắc trong quá trình phấn đấu trở thành một doanh nghiệp xây lắp, sản xuất có uy tín, được các chủ đầu tư, bạn hàng đánh giá cao. Sản phẩm, dịch vụ của công ty ngày càng có sức cạnh tranh và đang hướng ra thị trường nước ngoài. Trong thời gian tới, công ty Tây Hồ tiếp tục đầu tư chuyên sâu vào một số lĩnh vực mới, như đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng, kinh doanh khách sạn và đầu tư chuyển đổi công nghệ sản xuất sản phẩm xi măng từ công nghệ lò đứng sang công nghệ lò quay. Với những nỗ lực không ngừng, công ty Tây Hồ đã và đang thực hiện thành công phương châm hành động tạo nên sức mạnh cạnh tranh trên lĩnh vực sản xuất, xây dựng kinh tế là: “Uy tín, chất lượng và hiệu quả”.
Trong năm 2006 và một số năm tới công ty hướng tới đạt được các mục tiêu:
Về công tác kế hoạch đề ra phải đảm bảo bám sát hoạt động kế hoạch sản xuất kinh doanh, tham mưu cho các cấp lãnh đạo công ty ra các quyết định quản trị chất lượng, hiệu quả và khoa học.
Về công tác tiếp thị làm thầu, công ty luôn chú trọng đẩy nhanh tiến độ thi công đảm bảo hoàn thành đúng thời hạn, tiếp tục duy trì và mở rộng thêm thị trường truyền thống. Đồng thời tăng thêm hoạt động marketing để khuyếch trương uy tín của công ty, tìm kiếm thị trường mới, tiến tới thị trường xây dựng nước ngoài để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tranh thủ sự phát triển của khoa học công nghệ để nắm bắt thông tin về các thiết bị mới, hiện đại, tìm các nguồn nguyên vật liệu rẻ nhằm hạ giá thành, nâng khả năng cạnh tranh, thỏa mãn tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng.
Về công nghệ máy móc, Tây Hồ tiến hành đầu tư đổi mới một số trang thiết bị. Bên cạnh đó tiếp tục hoàn thành công trình nghiên cứu và sản xuất xi măng sunfat mác cao PChs40, sản phẩm vẫn chiếm ưu thế trên thị trường vật liệu xây dựng hiện nay.
Bảng 14: Một số chỉ tiêu công ty dự định đạt được trong năm 2006
NămChỉ tiêu
Đơn vị
2006
Giá trị sản xuất
Trđ
270807,3
Doanh thu
Trđ
246184,2
Nộp ngân sách
Trđ
16695,9
Giá trị tăng thêm
Trđ
30177
Thu nhập bình quân
ngđ/người/tháng
1710
Lợi nhuận
Trđ
3667,5
Về công tác tài chính kế toán, tiếp tục kiện toàn bộ máy kế toán công ty để cho phù hợp với tình hình mới khi công ty cổ phần hóa. Đồng thời tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng vốn do bên A thanh toán và đặc biệt là vốn góp từ cổ đông. Nhanh chóng giải quyết nợ còn tồn đọng.
Từ những thành quả công ty đạt được trong những năm trước, năm 2006 công ty đã đề ra một số chỉ tiêu cụ thể ở bảng 14.
Một số biện pháp hoàn thiện công tác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở công ty Tây Hồ
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị cho phù hợp với thực tế sản xuất, trong thời gian tới công ty Tây Hồ nên áp dụng một số biện pháp sau:
Biện pháp thứ nhất: Thực hiện công tác dự báo và phân tích trong quá trình làm kế hoạch
Cơ sở lý luận
Kế hoạch là những chỉ tiêu, con số dự kiến và ước tính trước trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, với pháp luật và khả năng thực tế của từng đơn vị.
Quy trình lập kế hoạch gồm có
Phân tích vấn đề cần lập kế hoạch
Xây dựng mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể
Lập kế hoạch chi tiết từng hoạt động
Triển khai thực hiện kế hoạch và theo dõi việc thực hiện
Đánh giá kế hoạch
Trong việc phân tích vấn đề cần thấy được các nhân tố ảnh hưởng tới vấn đề. Trong những nhân tố ảnh hưởng có những nhân tố tiềm ẩn, hoặc ảnh hưởng của nó theo nhiều hướng khó xác định chính xác đòi hỏi đơn vị phải tiến hành phân tích nhân tố và dự báo xu hướng biến động cũng như tác động của nó tới vấn đề cần lập kế hoạch.
Cơ sở thực tiễn
Trong kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị của công ty Tây Hồ mới chỉ đưa ra được kế hoạch sửa chữa lớn và kế hoạch bảo dưỡng còn chưa có kế hoạch sửa chữa vừa và nhỏ, cũng như công ty rất bị động trong việc điều động máy móc, thiết bị, hoàn toàn dựa vào báo cáo của các đội, xí nghiệp khi có nhu cầu mới làm chứ không có sự chuẩn bị trước. Do vậy đòi hỏi phải có sự phân tích và dự báo tình trạng máy móc, thiết bị.
Nội dung biện pháp
Tiến hành dự báo về xu hướng biến động của thị trường nguyên vật liệu, việc dự báo này có tác dụng cho kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị thi công vừa có tác dụng cho sản xuất xi măng cũng như quản lý máy móc đảm bảo dừng sản xuất để bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời mà không ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, thiết bị ở X18. Công ty có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp sau để dự báo nhu cầu thị trường
Phương pháp định tính
+ Lấy ý kiến của ban quản lý điều hành
Công ty Tây Hồ là công ty Nhà nước, cũng là một đơn vị của Tổng cục công nghiệp Quốc phòng, Ban quản lý ở công ty hầu hết là những ngưòi làm việc lâu năm trong ngành, do đó họ có nhiều kinh nghiệm, họ có thể đưa ra những dự đoán hữu ích về thị trường.
+ Phương pháp Delphi
Thị trường vật liệu xây dựng là thị trường biến động rất phức tạp, mà nhu cầu về các công trình xây dựng rất khó xác định trước. Nhưng trong ngành này lại có rất nhiều chuyên gia hoạt động lâu năm, họ có rất nhiều kinh nghiệm thực tế, công ty nên tiếp cận những chuyên gia này để thu thập thông tin. Đồng thời công ty có thể lấy thông tin từ các nhà cung ứng nguyên vật liệu, bởi trong ngành xây lắp, các công ty xây dựng thường có một số bạn hàng truyền thống.
Phương pháp định lượng
Việc xây dựng cũng tuân theo tính mùa vụ, trong năm hoạt động xây dựng diễn ra mạnh ở quý I và quý IV nên công ty có thể sử dụng phương pháp dự báo nhu cầu biến đổi theo mùa để dự báo. Phương pháp này dùng chỉ số mùa vụ để dự báo.
Tiến hành nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, thời tiết của các vùng địa lý có công trình thi công. Vấn đề này nên lấy thông tin từ cơ quan khí tượng thủy văn, và cho người đi giám sát thực tế trước khi thực hiện công trình.
Trong việc dự báo nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa máy móc, thiết bị thi công, bên cạnh dựa vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, công ty nên tiến hành lập lịch xích bảo dưỡng sửa chữa để có thể dự tính nhu cầu sửa chữa vừa và nhỏ hàng năm. Cụ thể:
Bảng 15: Bảng chu kỳ sửa chữa máy móc, thiết bị
Danh mục thiết bị
Trình tự các lần sửa chữa theo kế hoạch
Số lần xem xét giữa hai kỳ sửa chữa
Xe Kamazben, máy ủi, máy xúc, cần trục, xe lu
L1 – B1 – N1 – N2 – V1 – B2 – N3 – N4 – V2 – L2
1
Máy khoan, máy mài, đầm dùi, máy bơm, máy hàn
L1 – B1 – N1 – N2 – N3 – N4 - V1 – N5 –– N6 – L2
1
Máy trộn bê tông, máy phát điện
L1 – B1 – N1 – N2 – V1 – B2 – N3 – N4 – V2 – L2
2
Máy búa, khí nén
L1 – B1 – N1 – V1 – N2– V2 – N3 – L2
2
Máy ép thủy lực
L1 – B1 – N1 – N2 – N3 – V1 – B2 –– N4 – N5 – L2
1
Trong đó: L: Sửa chữa lớn N: Sửa chữa nhỏ
B: Bảo dưỡng V: Sửa chữa vừa
1,2,3… Số thứ tự lần sửa chữa
Xác định độ dài chu kỳ sửa chữa
Nó chính là khoảng cách giữa hai lần sửa chữa lớn, nó phụ thuộc vào các yếu tố cơ bản:
Chất lượng chế tạo của các thiết bị
Chế độ làm việc
Chất lượng và trình độ của cán bộ sử dụng thiết bị đó
Điều kiện khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng của từng loại công trình mà thiết bị đó tham gia.
Vì thế mỗi loại thiết bị khác nhau có độ dài chu kỳ sửa chữa khác nhau
Lập lịch xích sửa chữa
Ta tiến hành lập như sau
Xác định thời gian giữa hai kỳ sửa chữa (to)
To = Tck / n
Trong đó: Tck: độ dài chu kỳ sửa chữa (tháng)
n: Số khoảng thời gian giữa các lần sửa chữa (được tính bằng cách lấy số lần sửa chữa trong một kỳ trừ đi 1)
Để lập lịch xích cho công tác sửa chữa công ty căn cứ vào thời gian giữa hai kỳ sửa chữa để xác định thời gian giữa hai lần sửa chữa đến lần xem xét hoặc giữa hai lần xem xét với nhau bằng cách chia đều khoảng thời gian giữa hai lần sửa chữa cho số lần xem xét cộng 1.
Ví dụ
Một xe Kamazben đưa vào sử dụng tháng 08 năm 2001
Cơ cấu chu kỳ sửa chữa: L1 x B1 x N1 x N2 x V1 x B2 x N3 x N4 x V2 x L2
Trong đó: x là dạng xem xét giữa hai lần sửa chữa.
Độ dài chu kỳ sửa chữa Tck = 5 năm = 60 tháng
Theo cơ cấu chu kỳ sửa chữa ta có tổng số lần sửa chữa, bảo dưỡng là 10
n = 10 – 1 = 9
Vậy to = 60/9 = 6.67 => to = 7 tháng
Từ kết quả trên ta có thể lập được bảng lịch xích theo cơ cấu chu kỳ trên như sau:
Tháng 8 năm 2001: đưa vào sử dụng Tháng 2 năm 2004: Bảo dưỡng 2
Tháng 11 năm 2001: Xem xét Tháng 5 năm 2004: Xem xét
Tháng 2 năm 2002: Bảo dưỡng 1 Tháng 8 năm 2004: Nhỏ 3
Tháng 5 năm 2002: Xem xét Tháng 11 năm 2004: Xem xét
Tháng 8 năm 2002: Nhỏ 1 Tháng 2 năm 2005: Nhỏ 4
Tháng 11 năm 2002: Xem xét Tháng 5 năm 2005: Xem xét
Tháng 2 năm 2003: Nhỏ 2 Tháng 8 năm 2005: Vừa 2
Tháng 5 năm 2003: Xem xét Tháng 11 năm 2005: Xem xét
Tháng 8 năm 2003: Vừa 1 Tháng 2 năm 2006: Lớn 1
Tháng 11 năm 2003: Xem xét
Điều kiện thực hiện
Tăng cường quan hệ với các công ty cung cấp nguyên vật liệu xây dựng thường xuyên cho công ty.
Thiết lập quan hệ với cơ quan dự báo khí tượng thủy văn
Trang bị kiến thức tổng hợp ý kiến và các phương pháp dự báo cho người làm kế hoạch.
Hiệu quả của biên pháp dự kiến đạt được
Nếu công ty thực hiện biện pháp này dự kiến sẽ đem lại một số hiệu quả:
Bản kế hoạch sẽ sát với tình hình sản xuất, đảm bảo công ty có thể chủ động trong việc sử dụng và quản lý máy móc, thiết bị.
Dự tính được lượng kinh phí cần thiết để có thể chuẩn bị về kinh phí.
Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa hợp lý hơn, hạn chế dừng máy đột ngột, hạn chế ảnh hưởng xấu tới tiến độ thi công các công trình làm tăng uy tín của công ty trên thị trường.
Biện pháp thứ hai: Mô hình hoá công tác lập kế hoạch
Cơ sở lý luận
Trong hoạt động quản trị, mỗi doanh nghiệp có nhiều phòng ban và nhiều cán bộ quản trị, mỗi cán bộ quản trị có thể kiêm nhiều chức năng nhiệm vụ khác nhau nên đòi hỏi mỗi công việc phải được mô hình, sơ đồ hoá để các thành viên tham gia thấy rõ được chức năng nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện công việc.
Cơ sở thực tiễn
Trong công tác kế hoạch hoá của công ty Tây Hồ mới chỉ có mỗi phòng kế hoạch - kỹ thuật kiêm nghiệm hầu hết các công việc của quá trình làm kế hoạch. Các phòng ban khác hầu như không tham gia vào quá trình đó. Nhất là các tổ đội sản xuất và công nhân trực tiếp sản xuất hoàn toàn không có vai trò trong quá trình này, họ chỉ là người thực hiện những chỉ thị của cấp trên, vì thế kế hoạch đặt ra chất lượng không cao, nhiều khi không đảm bảo tính sát thực và khả thi. Vì thế công ty nên sửa đổi mô hình làm kế hoạch.
Nội dung biện pháp
Công ty có thể chuyển đổi quy trình làm kế hoạch theo mô hình sau
Sơ đồ 4: Quy trình lập kế hoạch
Phê duyệt
Phòng kế hoạch - kỹ thuật
Ban giám đốc
Đội trưởng đội kỹ thuật
Tổ trưởng tổ kỹ thuật
Công nhân trực tiếp vận hành
Đội thi công cơ giới và xưởng cơ khí lắp máy
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Phòng thiết kế dự án đấu thầu
Cán bộ lái xe và quản lý thiết bị ở đội thi công cơ giới
Bản kế hoạch chính thức
Trình
Báo cáo để xây dựng kế hoạch
Phân chia kế hoạch
Theo sơ đồ này thì phòng kế hoạch - kỹ thuật ngoài những chức năng đã đề cập là:
Lập kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ
Duyệt kinh phí sửa chữa
Quản lý hồ sơ thiết bị
Báo cáo năng lực, hiệu quả sử dụng theo quý thiết bị
Xem xét nhu cầu, năng lực các đơn vị thành viên từ đó trình giám đốc ra quyết định điều động.
thì sẽ là trung tâm tổng hợp các dự thảo kế hoạch, báo cáo từ cấp dưới đưa lên, kết hợp các thông tin từ các phòng tài chính kế toán, phòng thiết kế dự án và đấu thầu, phòng tổ chức hành chính để xây dựng kế hoạch và trình ban giám đốc.
Sau khi bản kế hoạch được phê duyệt phòng tiến hành phân chia kế hoạch cho các cấp dựa vào năng lực và tình hình thực tế của từng đội, xí nghiệp.
Hàng năm phòng kế hoạch - kỹ thuật cùng với đội thi công cơ giới lập kế hoạch cho các đội xây dựng thuê máy để thi công, tính toán, buộc các cán bộ quản lý, vận hành máy ở các đội xí nghiệp nâng cao hệ số sử dụng, công suất và thời gian làm việc để tránh hiện tượng lỗ tại đội thi công cơ giới.
Theo sơ đồ này tất cả các cấp quản lý kỹ thuật đều tham gia vào việc lập kế hoạch cũng như có sự phối hợp của các phòng ban liên quan khác trong việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch. Hay nói khác là công ty sử dụng phương pháp làm kế hoạch hai chiều, thông tin từ dưới lên kết hợp với từ trên xuống.
Điều kiện thực hiện
Các phòng ban chủ động tập hợp những số liệu liên quan tới việc sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị trước khi làm kế hoạch.
Trong các báo cáo gửi tới phòng kế hoạch - kỹ thuật của các phòng ban phải nêu rõ người chịu trách nhiệm giải trình các vấn đề mà cấp trên không rõ.
Phòng kế hoạch - kỹ thuật phải là người tổng hợp ý kiến và thường xuyên theo dõi việc tuân thủ các quy định của cấp dưới.
Giáo dục, tuyên truyền thay đổi được suy nghĩ của người làm kế hoạch, cũng như giáo dục cho các cấp những kiến thức cơ bản về công tác kế hoạch để họ có thể thu thập được những thông tin hữu ích.
Hiệu quả của biên pháp
Có sự tương tác qua lại giữa các cán bộ quản lý cấp trên và cấp dưới, ai cũng thấy mình có trách nhiệm trong việc làm kế hoạch và như thế sẽ khuyến khích họ nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc hoàn thành kế hoạch đặt ra một cách hiệu quả.
Theo cách này nếu có mâu thuẫn sẽ được giải quyết kịp thời, kế hoạch sẽ bám sát được thực tế.
Nhờ phương pháp này sẽ nâng cao tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong toàn công ty.
Biện pháp thứ ba: Bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ làm kế hoạch
Cơ sở lý luận
Con người là chủ thể của mọi hành động, trong công tác kế hoạch hoá con người càng đóng vai trò quan trọng, trình độ, kinh nghiệm, quan điểm của người làm kế hoạch quyết định tới chất lượng của bản kế hoạch cũng như hiệu quả thực hiện kế hoạch. Bên cạnh đó đối với người làm kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị đòi hỏi họ không chỉ hiểu về công tác kế hoạch mà họ còn phải có chuyên môn về máy móc, thiết bị, đây là một yêu cầu khó không phải bất kỳ người làm kế hoạch nào ban đầu cũng có thể hiểu hết một cách nhanh chóng.
Cơ sở thực tiễn
Ở công ty Tây Hồ hiện nay việc quản lý sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị chủ yếu do một người kiêm nghiệm. Người này kiêm luôn cả việc làm kế hoạch về sử dụng và sửa chữa. Nhưng các nhà quản lý này lại có chuyên môn về ngành kỹ thuật chứ không hề qua đào tạo về làm kế hoạch do vậy mà công tác kế hoạch đưa ra còn nhiều bất cập. Đòi hỏi người làm kế hoạch phải được nâng cao trình độ hơn nữa.
Nội dung biện pháp
Tuyển mới hoặc phân thêm cán bộ phụ trách việc làm kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị ở cấp công ty.
Khuyến khích cán bộ làm kế hoạch tự học, tự nghiên cứu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian.
Cử cán bộ đi tham gia học các lớp ngắn ngày về phần làm kế hoạch và quản lý máy móc, thiết bị
Các cán bộ làm các kế hoạch khác tư vấn, hỗ trợ cho người làm kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị.
Đảm bảo về tài chính cho cán bộ làm kế hoạch có đầy đủ các phương tiện, điều kiện làm việc phù hợp. Đào tạo họ những kiến thức sử dụng các phương tiện làm kế hoạch tiên tiến hiện nay.
Mở các lớp đào tạo cho các cấp làm kế hoạch các kiến thức cơ bản cần thiết khi làm một kế hoạch.
Điều kiện thực hiện
Phòng tổ chức hành chính có lịch làm việc cho các cán bộ làm kế hoạch trong thời gian họ tham gia học nâng cao trình độ.
Công ty phải có khả năng về tài chính
Công ty lên mở các lớp đào tạo ngắn hạn, ngoài giờ hành chính cho các đội trưởng, tổ trưởng tổ kỹ thuật và công nhân vận hành trực tiếp để họ biết cách quản lý máy móc, thiết bị và thu thập được những thông tin hữu ích cho việc làm kế hoạch mà không bị gián đoạn, ngừng máy trong thời gian thi công công trình.
Hiệu quả của biên pháp dự kiến đạt được
Người làm kế hoạch được trang bị đầy đủ kiến thức hơn sẽ làm ra các bản kế hoạch có tính xác thực và khả thi hơn. Họ tổ chức thực hiện kế hoạch hiệu quả hơn nhờ phân chia kế hoạch phù hợp với nhu cầu, năng lực từng đội, xí nghiệp. Cũng như thực hiện chế độ khen thưởng phân minh, việc khen thưỏng được dự trù trước sẽ kịp thời động viên người lao động hơn, nên họ làm việc có năng suất và tinh thần trách nhiệm cao hơn.
Biện pháp thứ tư: Sử dụng các phần mềm và máy móc, thiết bị cho công tác kế hoạch
Cơ sở lý luận
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trên thế giới có rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật được tạo ra. Thực tế cho thấy máy móc dùng cho văn phòng đặc biệt là máy vi tính đã sử dụng rộng rãi và làm cho công việc của các nhà quản trị thuận lợi hơn rất nhiều. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc sử dụng máy móc, thiết bị và ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý là một xu thế tất yếu.
Cơ sở thực tiễn
Công ty Tây Hồ hầu hết các phòng ban đều có máy vi tính và máy in, cả công ty chung một máy phô tô và máy fax. Tuy nhiên máy vi tính mới chỉ được dùng để soạn thảo các văn bản chứng từ, các kế hoạch và báo cáo chứ chưa ứng dụng các phần mềm quản lý. Do công việc quản lý máy móc, thiết bị và lập kế hoạch bảo dưỡng sửa chữa chúng đều được làm thủ công nên nhiều khi nó thiếu sự chính xác và khách quan, người làm kế hoạch sẽ vất vả hơn và các thông tin quản lý tới các đơn vị ở xa thời gian cập nhật sẽ chậm. Hiệu quả quản lý giảm. Công ty đang định hướng sản phẩm của mình ra nước ngoài vì thế việc ứng cụng công nghệ thông tin vào quản lý là đòi hỏi tất yếu.
Nội dung biện pháp
Sử dụng phần mềm thống kê, công ty nên tiến hành mua các phần mềm thống kê, tính toán từ các công ty phần mềm hoặc đặt họ thiết kế một phần mềm phù hợp với công ty, với cách làm của công ty. Phần mềm này phải đảm bảo tính chính xác, cập nhật và tiện dụng, phù hợp với khả năng của công ty, tận dụng được những máy móc, thiết bị văn phòng hiện có ở công ty.
Công ty nên thiết kế một mạng máy tính nội bộ để các cán bộ quản lý có thể tiếp cận được với các phòng ban, nhân viên cấp dưới nhanh hơn, điều hành công việc hiệu quả hơn. Mọi thông tin được thông báo kịp thời tới các thành viên trong công ty.
Đối với các đội các xí nghiệp ở xa công ty có thể sử dụng mạng internet để có thể truyền tin, cũng như khai thác thông tin được nhiều hơn, không chỉ có thể theo dõi được tình hình công ty mà còn có thể theo dõi tình hình các công ty bạn, cũng như có thể tiếp nhận được các ý kiến phản hồi từ khách hàng thuận tiện hơn. Qua internet có thể tiếp cận được những máy móc, thiết bị xây lắp mới, tham khảo giá các loại máy móc, thiết bị được dễ dàng hơn, thuận lợi cho việc lập kế hoạch đầu tư đổi mới của doanh nghiệp.
Điều kiện thực hiện
Các máy vi tính của công ty cần được nâng cấp hơn để có thể cài đặt các phần mềm cũng như nối mạng nội bộ và internet.
Các bộ công nhân viên công ty cần được phổ biến kiến thức sử dụng các phần mềm và khai thác thông tin trên internet. Các cán bộ quản lý cần học được cách quản lý bằng thư điện tử, và nâng cao ý thức trách nhiệm, sử dụng mạng internet vào công việc chứ không để giải trí.
Hiệu quả của biên pháp dự kiến đạt được
Nhờ có hệ thống phần mềm thống kê và phần mềm quản lý, công việc quản lý sẽ hiệu quả hơn, các bản kế hoạch sẽ có chất lượng hơn.
Thông qua mạng nội bộ, và mạng internet người làm kế hoạch có thể giám sát việc thực hiện kế hoạch của các đội các xí nghiệp. Nắm được các thông tin về tình trạng máy móc, thiết bị kịp thời.
Thông qua mạng internet thì các thông tin sẽ được công khai, chính xác hơn, các công nhân cấp dưới có thể phản ánh trực tiếp ý kiến của mình lên cấp trên cao hơn.
Công nghệ thông tin không chỉ có tác dụng riêng cho việc lập kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị mà nó còn mang lại lợi ích lớn hơn cho toàn công ty cũng như các phòng ban khác. Trong kế hoạch tương lai của công ty, Tây Hồ hướng ra thị trường nước ngoài thì việc kết nối mạng internet và mạng nội bộ này là một thuận lợi.
Đặc biệt trong năm 2006 công ty hoàn thành cổ phần hoá, việc kết nối mạng internet sẽ giúp cho việc công khai hóa thông tin của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán.
Những kiến nghị đối với Nhà nước và tổng cục công nghiệp quốc phòng
Nhà nước cần đưa thêm những chính sách về việc sử dụng máy móc, thiết bị xây dựng cũng như máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất công nghiệp nói chung. Hiện nay về máy móc, thiết bị xây dựng mới chỉ có các thông tư, công văn hướng dẫn lập giá ca máy đã có từ 5 đến 6 năm trước, nó không còn phù hợp với tình hình mới hiện nay.
Tổng cục công nghiệp quốc phòng nên rút ngắn thời gian phên duyệt các đề nghị mua thêm máy móc, thiết bị hay thanh xử lý máy móc, thiết bị đã cũ của công ty. Thêm vào Tổng cục nên có hình thức hỗ trợ công ty trong việc đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị.
Nhà nước nên có chính sách ưu đãi về thuế để tạo điều kiện cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, tạo cơ hội cho công ty có thể đổi mới máy móc, thiết bị dễ dàng hơn. Nâng cao năng lực của công ty.
KẾT LUẬN
Sản xuất luôn là nền tảng, là yếu tố đầu tiên quyết định sự phát triển của một chế độ xã hội mà trong đó thì máy móc, thiết bị bao giờ cũng là hệ thống xương cốt và là chỉ tiêu quan trọng nhất. Vì vậy lập kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị là cần thiết cho việc quản lý máy móc, thiết bị hiệu quả.
Đứng trước những cơ hội và thách thức đặt ra của thị trường công ty Tây Hồ luôn ý thức được tầm quan trọng của việc làm kế hoạch trong quản lý máy móc, thiết bị. Trong những năm qua công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, thiết bị ở Tây Hồ đã được làm tuy nhiên hiệu quả chưa cao, do còn thiếu cán bộ chuyên trách và công cụ làm kế hoạch còn lạc hậu.
Nhận thức được vấn đề đó, toàn bộ cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết cố gắng để cải tiến tình hình, đưa công ty phát triển đi lên, nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch nói chung và công tác kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị nói riêng.
Qua báo cáo thực tập này em cũng xin được đề xuất một số biện pháp giúp công ty thực hiện mục tiêu đó. Nhưng do khả năng nhận thức vấn đề còn hạn chế nên trong báo cáo của mình em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình quản trị kinh doanh – GS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền – Nxb: Lao động – xã hội – Năm 2004
Giáo trình quản trị chiến lược – PGS.TS. Lê Văn Tâm – Nxb: Thống kê – Năm 2000
Giáo trình chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp – PGS.TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền – Nxb: Lao động – xã hội – Năm 2002
Giáo trình kinh tế và quản trị kinh doanh xây dựng – GS.TS. Nguyễn Văn Chọn – Nxb: Khoa học kỹ thuật – Năm 1996
Quyết định số 1260/1998/QĐ – BXD ngày 28/11/1998 về việc ban hành bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng
Thông tư số 06/2005/TT – BXD ngày 15/04/2005 về việc hướng dẫn xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công
Các bản kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Tây Hồ từ năm 2001 đến năm 2006.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36280.doc