MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VIỆC CẦN ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI VÀO THỊ TRƯỜNG EU . 1
1.1 Cơ sở lý luận để đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ 1
1.1.1 Học thuyết trọng thương 1
1.1.2 Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith . 2
1.1.3 Học thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo 3
1.1.4 Học thuyết yếu tố thâm dụng . 4
1.2 Vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai 5
1.3 Tổng quan về thị trường EU 6
1.3.1 Đặc điểm chung của thị trường EU . 6
1.3.2 Quan hệ thương mại của EU và Việt Nam 11
1.3.3 Chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam . 14
1.3.4 Một số vấn đề cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ vào
thị trường EU 16
Kết luận chương 1 . 17
Chương 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GỐM MỸ NGHỆ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI VÀ TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU MẶT HÀNG NÀY SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2001-2006
2.1 Phân tích tình hình sản xuất gốm mỹ nghệ tại tỉnh Đồng Nai thời gian qua 18
2.1.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Đồng Nai . 18
2.1.2 Phân tích thực trạng phát triển sản xuất gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai 19
2.2 Phân tích tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai sang thị trường EU
giai đoạn 2001-2006 . 33
2.2.1 Điểm qua tình hình xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai . 33
2.2.2 Điểm qua tình hình xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam . 35
2.2.3 Phân tích tình hình xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai 37
3
2.2.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gốm mỹ nghệ
của tỉnh Đồng Nai . . 40
2.3 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ đối với ngành gốm mỹ
nghệ của tỉnh Đồng Nai trong việc đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU 41
2.4 Kinh nghiệm thành công của một doanh nghiệp xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào
thị trường EU 45
Kết luận chương 2 . 48
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC XUẤT KHẨU GỐM MỸ NGHỆ CỦA TỈNH ĐỒNG NAI SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2015 49
3.1 Mục đích đề xuất các biện pháp . 49
3.2 Căn cứ để xây dựng các biện pháp 49
3.3 Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh
Đồng Nai sang thị trường EU đến năm 2015 . 50
3.3.1 Biện pháp 1: Biện pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực . 50
3.3.2 Biện pháp 2: Biện pháp về tài chính 54
3.3.3 Biện pháp 3: Biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 56
3.3.4 Biện pháp 4: Biện pháp về cải tiến mẫu mã sản phẩm 59
3.3.5 Biện pháp 5: Biện pháp về nâng cao hiệu quả hoạt động marketing
xuất khẩu . 61
3.3.6 Biện pháp 6: Thực hiện nhanh chóng việc quy hoạch lại ngành gốm
mỹ nghệ Đồng Nai một cách có khoa học và hiệu quả để đảm bảo sự phát
triển bền vững . 66
3.3.7 Biện pháp 7: Biện pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của Hiệp hội
gốm Đồng Nai . 70
3.4 Một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, các cơ quan chức năng . 75
Kết luận chương 3 . 77
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản của EU . 7
Bảng 1.2: Một số thông tin cơ bản về một số nước thành viên EU . 8
Bảng 1.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU 12
Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với các đối tác chủ yếu 12
Bảng 1.5: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác chủ yếu . 13
Bảng 2.1: Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gốm sứ mỹ nghệ Đồng Nai 22
Bảng 2.2: Số lao động trong ngành gốm sứ mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai 23
Bảng 2.3: Tình hình trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp
gốm mỹ nghệ Đồng Nai 26
Bảng 2.4: Tình hình sử dụng công cụ tạo hình của các doanh nghiệp gốm mỹ
nghệ Đồng Nai . 27
Bảng 2.5: Cơ cấu lò nung của Đồng Nai 27
Bảng 2.6: Tình hình mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ
Đồng Nai 29
Bảng 2.7: Số lượng sản phẩm gốm của Đồng Nai giai đoạn 2001-2005 30
Bảng 2.8: Doanh thu của ngành gốm của Đồng Nai giai đoạn 2001- 2005 30
Bảng 2.9: Tình hình tuyển dụng lao động thời vụ của các doanh nghiệp gốm mỹ
nghệ Đồng Nai 31
Bảng 2.10: Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai . 33
Bảng 2.11: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của tỉnh Đồng Nai . 34
Bảng 2.12: Kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Việt Nam 35
Bảng 2.13: Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam . 35
Bảng 2.14: Tình hình xuất khẩu gốm sứ của Việt Nam sang EU 36
Bảng 2.15: Kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai 37
Bảng 2.16: Các mặt hàng gốm xuất khẩu của tỉnh Đồng Nai 38
Bảng 2.17: Thị trường xuất khẩu chủ yếu của ngành gốm Đồng Nai . 38
Bảng 2.18: Xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ của Đồng Nai so với cả nước 39
Bảng 2.19: Hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp gốm Đồng Nai 39
Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất gốm mỹ nghệ ở Đồng Nai 24
5
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1872 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai sang thị trường EU đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thống cấp thoát nước
tại các cụm công nghiệp để sẵn sàng đón nhận các cơ sở gốm di dời đến. Sự ra đời
của các Cụm công nghiệp gốm sẽ là tiền đề cho việc cải thiện hình ảnh xưa của
ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai với những cơ sở nhỏ bé, những trang thiết bị cũ kỹ,
những lò củi thải ra đầy khói bụi, những người thợ chân lấm tay bùn… bằng những
công ty gốm với trang thiết bị hiện đại, những lò gas, lò tuynen gọn gàng, những
người công nhân chuyên nghiệp.
- Xây dựng Bảo tàng Gốm mỹ nghệ Đồng Nai:
Do đặc thù của ngành gốm là ngành nghề mang tính truyền thống, phản ánh
nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Do đó, khi mà làng nghề gốm hiện tại đã được di
dời vào Cụm công nghiệp gốm thì đòi hỏi phải xây dựng Bảo tàng Gốm mỹ nghệ
nhằm lưu lại nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Theo tác giả, Bảo tàng Gốm mỹ
nghệ nên được xây dựng tại một vị trí thích hợp ngay tại làng gốm Tân Vạn hiện tại,
nằm dọc theo bờ sông Đồng Nai vừa có ý nghĩa lịch sử, vừa có thể kết hợp với
ngành du lịch trong việc phát triển tuyến du lịch ven sông Đồng Nai. Tại khu vực
79
bảo tàng, ngoài việc lưu lại các sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo của dân tộc các
vùng miền, cũng như các sản phẩm gốm mỹ nghệ độc đáo của tỉnh Đồng Nai, cần có
khu giới thiệu về các doanh nghiệp gốm trong địa bàn tỉnh để khi khách hàng có yêu
cầu có thể liên hệ giao dịch. Đồng thời, có thêm khu vực thực hiện từng công đoạn
trong quy trình sản xuất gốm mỹ nghệ Đồng Nai để cho du khách có thể tham quan
vào những dịp đặc biệt. Bảo tàng gốm mỹ nghệ vừa có vai trò giữ lại nét văn hóa
truyền thống của tỉnh mà có có giá trị kinh tế, giá trị giao lưu văn hóa giữa các dân
tộc. Theo điều tra của Viện Asia SEED - Nhật Bản, hiện nay Việt Nam có khoảng
1.500 làng nghề truyền thống như sản xuất gốm, mây tre lá, dệt thêu, sản xuất đồ nội
thất và sơn mài, với doanh thu hàng năm đạt 3 tỷ USD. Đồng thời, theo số liệu thống
kê thời gian gần đây, số lượng khách du lịch đến Việt Nam kết hợp mua những sản
phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam ngày một tăng. Một số sách hướng dẫn du
lịch đã giới thiệu những tour du lịch làng nghề trong ngày góp phần tăng đối tượng
khách du lịch này. Một ví dụ điển hình là làng gốm Bát Tràng đã đón nhiều khách du
lịch từ Hà Nội đi tour trong ngày. Du khách có thể đến làng nghề tham quan nơi sản
xuất, thử vẽ lên đồ gốm và mua hàng làm quà kỷ niệm. Đồng thời, các cửa hàng bán
đồ gốm Bát Tràng mở ngày một nhiều các điểm du lịch đã góp phần tăng thu nhập
cho người dân một cách đáng kể. Một số chuyên gia du lịch nhận định: “Sự kết hợp
chặt chẽ giữa du lịch và nghề thủ công truyền thống tại Việt Nam hầu như không có
tại các nước ASEAN khác, trừ Chiêng Mai (Thái Lan), chính là một thế mạnh để du
lịch Việt Nam khai thác, phát triển tiềm năng này”.
Do đó, bên cạnh việc xây dựng Cụm công nghiệp gốm, Đồng Nai cũng cần
xây dựng Bảo tàng gốm mỹ nghệ của tỉnh nhà. Điều này không những có thể hỗ trợ
thêm cho ngành gốm phát triển bền vững và hiệu quả mà còn có giá trị đẩy mạnh
giao lưu văn hóa, giới thiệu nét văn hóa truyền thống dân tộc, giới thiệu đất nước ta
nói chung, Đồng Nai nói riêng với thế giới.
Kết quả dự tính đạt được:
- Nếu những biện pháp nêu trên được thực hiện thì sẽ làm thay đổi diện mạo
của ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai. Nhờ có quy hoạch Cụm công nghiệp gốm, các
80
doanh nghiệp gốm trong tỉnh có thể yên tâm đầu tư, đổi mới công nghệ, thiết bị, máy
móc sản xuất và kinh doanh lâu dài.
- Tại các khu công nghiệp, với hình thức liên kết và sự phân công giữa các
công ty “hạt nhân” và cơ sở “vệ tinh”. Nhờ vậy nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Với Cụm công nghiệp gốm, tổ chức sản xuất sẽ tập trung hơn, công việc ổn
định hơn, điều kiện làm việc của người lao động được cải thiện hơn, từ đó thu hút
nhiều lao động làm việc lâu dài và cống hiến cho nghề.
- Bảo tàng gốm mỹ nghệ là nơi lưu giữ và truyền bá văn hóa truyền thống của
dân tộc. Làng nghề truyền thống là một đặc điểm khá hấp dẫn với du khách, do đó có
thể kết hợp với ngành du lịch để giới thiệu về truyền thống văn hóa Việt Nam với
bạn bè khắp thế giới, đồng thời có thể đem về một lượng ngoại tệ và giải quyết công
ăn việc làm cho nhiều lao động.
3.3.7 Biện pháp 7: Biện pháp nhằm phát huy tối đa vai trò của hiệp hội
gốm Đồng Nai
Như đã trình bày ở chương 2, các doanh nghiệp gốm Đồng Nai hiện
nay chủ yếu phát triển theo hướng tự phát, riêng lẻ, không có sự liên kết, hỗ
trợ nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm. Do đó, các doanh nghiệp này hầu như đều gặp phải những khó khăn
mà họ hầu như không thể giải quyết được như thiếu các thông tin hữu ích
cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành do thông tin, kinh nghiệm
trong ngành không được các doanh nghiệp cùng chia sẻ với nhau, không thể
nhận những đơn đặt hàng lớn từ phía khách hàng do sự hợp tác cùng thực
hiện đơn hàng giữa các doanh nghiệp kém. Chính vì làm ăn riêng rẽ nên lại
xuất hiện tình trạng các doanh nghiệp gốm trong tỉnh cạnh tranh gay gắt
trong nội bộ ngành. Đồng thời các quyền lợi của các doanh nghiệp không
được bảo vệ như quyền sở hữu trí tuệ không được bảo hộ do các doanh
nghiệp có thể dễ dàng làm nhái các sản phẩm của doanh nghiệp khác… Hơn
nữa, do làm ăn riêng lẻ nên việc thực hiện marketing cũng diễn ra riêng lẻ
tại các doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chi phí và hiệu quả
81
của hoạt động này. Thực vậy, nếu mỗi doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động
maketing đơn lẻ thì rất khó thực hiện hiện được đối với nhiều doanh nghiệp
vì rất tốn kém chi phí trong khi hiệu quả không cao.
Đồng thời, trong điều kiện hội nhập và cạnh tranh gay gắt như hiện
nay để có thể tồn tại và phát triển được, các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ
trong tỉnh, nhất là các doanh nghiệp gốm vừa và nhỏ, cần phải có sự hợp
tác, liên kết với nhau. Kinh nghiệm ở các quốc gia lân cận trong khu vực
như Trung Quốc, Thái Lan, do họ đều có các hiệp hội về ngành gốm của
tỉnh nên hỗ trợ rất hiệu quả trong việc đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm và
đẩy mạnh xuất khẩu. Như ở Thái Lan chẳng hạn, các Hiệp hội gốm đóng vai
trò rất quan trọng, trong Hiệp hội có cả viện nghiên cứu và phát triển sản
xuất gốm, viện nghiên cứu thị trường… nên đã hỗ trợ rất nhiều cho các
doanh nghiệp về các vấn đề như chia xẻ chia kinh nghiệm hoạt động, chia xẻ
thông tin thị trường từ đó giúp cho việc đẩy mạnh xuất khẩu.
Hiện tại, hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai đã được thành lập với
các mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ chính như sau:
- Mục tiêu của Hiệp hội:
Hiệp hội thành lập nhằm mục đích phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ các Hội viên phát
huy sáng tạo, bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống, nâng cao năng lực hoạt
động sản xuất kinh doanh vì lợi ích của từng Hội viên và của toàn xã hội.
- Chức năng của Hiệp hội:
+ Đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội viên trong các quan
hệ không trái pháp luật. Tập hợp các yêu cầu, kiến nghị của các Hội viên kiến nghị
đến các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền việc sửa đổi, bãi bỏ, ban hành các chủ
trương, chính sách, pháp luật phù hợp.
+ Liên kết các Hội viên cùng phối hợp hành động nâng cao năng lực quản lý,
trình độ công nghệ, khả năng sản xuất kinh doanh ngành gốm mỹ nghệ. Giúp Hội
viên mở rộng liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước nhằm ứng dụng
các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sản xuất, thu hút nguồn vốn, mở
82
rộng thị trường, tạo điều kiện lao động tốt để thúc đẩy phát triển sản xuất của các
Hội viên.
+ Tư vấn, hỗ trợ cho các Hội viên về các vấn đề có liên quan đến chính sách,
pháp luật của Nhà nước Việt Nam; pháp luật, tập quán của các nước, thông tin về
kinh tế, khoa học kỹ thuật, thị trường giá cả liên quan đến các mặt hàng gốm mỹ
nghệ.
+ Hợp tác với các tổ chức, các hiệp hội trong và ngoài nước xây dựng và phát
triển các mối quan hệ trong các dự án hỗ trợ ngành gốm, quảng bá thương hiệu hàng
hóa của Hội viên.
Nhiệm vụ của Hiệp hội:
- Tuyên truyền, phổ biến đến Hội viên các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước trong quản lý kinh tế, xã hội có liên quan đến ngành gốm mỹ
nghệ.
- Tổ chức thông tin, giới thiệu luật pháp, tập quán thương mại quốc tế liên
quan đến sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu sản phẩm gốm mỹ nghệ và vật tư,
nguyên liệu phục vụ sản xuất và các thông tin giá cả thị trường liên quan đến ngành
gốm mỹ nghệ.
- Tổ chức phối hợp hoạt động của các Hội viên, giúp Hội viên định hướng
phát triển sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá
thương hiệu, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Bảo vệ lợi ích kinh tế của Hội viên thông qua các hoạt động hợp pháp, đại
diện cho Hội viên trong các tranh tụng khi có yêu cầu.
- Tổ chức liên kết kinh tế giữa các Hội viên, giữa Hội viên với các tổ chức
kinh tế và các tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước nhằm nghiên cứu,
ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, tạo nguồn vốn, tạo thị
trường tiêu thụ sản phẩm và điều kiện lao động để phát triển sản xuất kinh doanh của
Hội viên.
- Tổ chức các hoạt động tư vấn đầu tư, cung cấp các dịch vụ pháp lý, công
nghệ thông tin, tài chính, tín dụng và các lĩnh vực khác có liên quan.
83
- Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao kiến thức quản lý điều hành
sản xuất kinh doanh, kỹ năng nghề nghiệp; đào tạo tay nghề chuyên môn ngành gốm
mỹ nghệ cho người lao động.
Hoạt động thực tế của hiệp hội:
Thực tế, trong những năm qua Hiệp hội gốm Đồng Nai cũng đã thực hiện
nhiều hoạt động nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gốm trong tỉnh.
Như trong năm 2006, Hiệp hội đã đứng ra tổ chức hội chợ triển lãm làng nghề và hội
thi sản phẩm thủ công Việt Nam năm 2006 tại Hà Nội, từ ngày 10-15/11/2006. Đồng
thời hiệp hội cũng phối hợp với trung tâm khuyến công Đồng Nai đã hỗ trợ một số
cơ sở sản xuất gốm trên địa bàn được trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ
triển lãm làng nghề khu vực miền Trung và Tây Nguyên tổ chức ở Quảng Nam từ
ngày 25/05/2006 đến 28/05/2006, hướng dẫn, hỗ trợ một số doanh nghiệp gốm trên
địa bàn tỉnh tham gia hội chợ triển lãm làng nghề và hội thi sản phẩm thủ công Việt
Nam năm 2006 tại Hà Nội…
Hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai thời gian quan đã có nhiều cố gắng góp
phần phát triển ngành gốm của tỉnh. Song vẫn còn nhiều vấn đề cần phải tăng cường
hơn nữa vài của Hiệp hội, tác giả cũng xin được trình bày một cách cụ thể hơn về
những hoạt động mà hiệp hội cần thực hiện nhằm hỗ trợ tốt cho các doanh nghiệp
gốm trong tỉnh như sau:
+ Hiệp hội cần có các hoạt động nhằm tăng cường sự hỗ trợ, đoàn kết
giữa các doanh nghiệp thành viên trong hiệp hội nhằm nâng cao năng lực
của các doanh nghiệp, từ đó giúp họ có thể cùng nhau thực hiện những đơn
hàng lớn, tăng sức cạnh tranh, giảm sự cạnh tranh trong nội bộ ngành, tránh
được phần nào hiện tượng hàng giả, vi phạm bản quyền trong ngành gốm.
+ Hiệp hội thường xuyên là tổ chức đại diện phối hợp cùng các doanh
nghiệp tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế về gốm một cách hiệu quả.
Tiến tới tổ chức các hội chợ triển lãm quốc tế về gốm trong tỉnh.
+ Hiệp hội cần xây dựng website riêng Hiệp hội thật hấp dẫn và hiện
tại, lượng thông tin thường xuyên được cập nhật để đáp ứng nhu cầu của
84
khách hàng, đồng thời giúp các thành viên trong hiệp hội có thể dễ dàng
theo dõi.
+ Hiệp hội cần xây dựng một số chương trình giải thưởng về ngành
nhằm tôn vinh các cá nhân, các doanh nghiệp có thành tích xuất sắc trong
việc sản xuất, đẩy mạnh xuất khẩu, hoặc có các đóng góp to lớn đối với
ngành gốm của tỉnh nhà. Song song đó, hiệp hội cũng cần có những hình
thức nhằm thúc đẩy việc truyền bá kinh nghiệm và cách thức quản lý đem
lại những hiệu quả thiết thực.
+ Hiệp hội liên tục tổ chức các khóa học về đào tạo, huấn luyện đội
ngũ lao động trong ngành.
+ Hiệp hội gốm là đại diện cho các cơ sở gốm trong việc tổ chức và
tham gia các triển lãm, hội chợ trong và ngoài nước, tổ chức liện lạc với đối
tác, với khách hàng… Hiệp hội cũng tạo điều kiện cho các đơn vị có thể học
hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ và cũng là nhà marketing kịp thời nắm bắt
tin tức nhu cầu của thị trường, luôn có dự báo về những thay đổi của người
tiêu dùng nhằm tổ chức nghiên cứu và triển khai sản xuất hợp lý theo nhu
cầu của thị trường để có được sản phẩm phù hợp, giá cả thỏa đáng, phân
phối đúng thị trường. Hiệp hội phát hiện và đào tạo những nhân tài có khả
năng dẫn dắt, phân công và phối hợp các cơ sở đang hoạt động riêng rẻ theo
một chiến lược sản xuất, kinh doanh chung đã được nghiên cứu một cách
khoa học cho từng thị trường, cho từng giai đoạn cụ thể…
Với những chức năng và nhiệm vụ nêu trên Hiệp hội gốm mỹ nghệ
Đồng Nai đóng vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển và đẩy
mạnh xuất khẩu gốm của tỉnh. Nếu hiệp hội thực hiện tốt các chức năng và
nhiệm vụ nêu trên thì chắc chắn sẽ hỗ trợ rất lớn cho các doanh nghiệp,
nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và đẩy mạnh xuất khẩu.
Song để giúp hiệp hội có thể có nguồn tài chính ổn định để tồn tại và
phát triển, tránh để tình trạng hiệp hội rơi vào tình trạng hoạt động không
hiệu quả nên đã giải thể, hoặc chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, ngoài sự đồng
thuận và hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp gốm trong tỉnh, sự đóng góp
85
tích cực của các hội viên, theo ý kiến riêng của tác giả có thể phát triển hiệp
hội lên thành một tổ chức và quy mô hoạt động như một công ty cổ phần
bao gồm các cổ đông là các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ trong tỉnh.
Lợi ích đạt được từ giải pháp:
Nếu hiệp hội các doanh nghiệp gốm mỹ nghệ Đồng Nai thực hiện tốt
các chức năng và nhiệm vụ nêu trên sẽ hỗ trợ rất lớn cho ngành gốm Đồng
Nai phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu.
3.4 Một số kiến nghị đối với UBND tỉnh, các cơ quan chức năng:
Để có thể thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên nhằm đẩy mạnh
xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai sang thị trường EU thì điều đặc
biệt quan trọng là cần có sự hỗ trợ của UBND tỉnh và các cơ quan chức
năng.
Hiện tại, các chương trình hỗ trợ phát triển ngành gốm hiện nay tuy đang rất
được sự quan tâm của UBND tỉnh, các sở, ngành chức năng, nhưng có một thực tế
là, việc tiếp cận các chương trình này của doanh nghiệp còn hạn chế, một phần vì
việc xây dựng dự án tham gia hội chợ triển lãm, thành lập đoàn khảo sát trong và
ngoài nước chưa sát với nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thêm vào
đó, các doanh nghiệp ít có điều kiện tham gia vì kinh phí hạn hẹp. Thực tế thì, phần
kinh phí hỗ trợ xúc tiến thương mại của tỉnh dành cho doanh nghiệp gốm tham gia
hội chợ triển lãm theo kế hoạch hàng năm cũng chỉ bằng 1/10 chi phí thực tế của
doanh nghiệp.
Do đó, tác giả cũng xin đưa ra một số kiến nghị với UBND và các cơ
quan chức năng như sau:
Chính sách khuyến khích và hỗ trợ: UBND tỉnh và các cơ quan
chức năng cần có những chính sách nhằm khuyến khích và hỗ trợ các doanh
nghiệp sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gốm như sau:
+ Về chính sách ưu đãi đầu tư trong ngành, cần thực hiện miễn, giảm
miễn nhập khẩu máy móc dùng sản xuất gốm, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn
cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đơn giản hóa các thủ tục hành
86
chính liên quan như cấp phép đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy phép hoàn
công, rút ngắn thời gian phê duyệt dự án khả thi, các khoản lệ phí và các
khoản thu địa phương khác, cho vay vốn từ quỹ hộ trợ phát triển của tỉnh
đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh thuộc ngành gốm truyền thống,
các dự án này nên được áp dụng chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tư hoặc được
quỹ này bảo lãnh tín dụng. Nếu đầu tư sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu
thì còn có thể được quỹ hỗ trợ xuất khẩu quốc gia cấp tín dụng xuất khẩu ưu
đãi và bảo lãnh tín dụng xuất khẩu, đề nghị UBND tỉnh cho hưởng các ưu
đãi về vốn kinh doanh như ngân hàng ưu tiên cho vay vốn sản xuất, kinh
doanh theo hợp đồng đã ký được hoặc được Quỹ hỗ trợ phát triển của tỉnh
hỗ trợ về lãi xuất…
+ Mặc dù hiện nay UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách, biện
pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp gốm trong việc sản xuất, xuất khẩu mặt
hàng này nhưng để sớm triển khai thực hiện các biện pháp này đến tận cơ sở
thì một số vấn đề cần được cụ thể hóa và hướng dẫn chi tiết của các ban,
ngành liên quan và cần có sự quan tâm thường xuyên của các cấp chính
quyền địa phương nhằm tháo gỡ vướng mắc ngay tại địa phương mình.
+ Phòng Công Nghiệp, Phòng Thương Mại, Cục Hải Quan, Cục Thống
Kê tỉnh và một cơ quan chức năng khác cần tích cực hơn nữa trong việc
cung cấp thông tin về thị trường xuất khẩu, các thông tin về giá cả, luật
pháp, hải quan các nước... nhằm giúp các doanh nghiệp có thông tin để từ
đó có thể thâm nhập và phát triển thị trường.
+ UBND tỉnh và các cơ quan chức năng cần có chính sách nhằm tôn
vinh các nghệ nhân, thành lập tổ chức nghệ nhân và đầu tư thích đáng cho
chương trình đào tạo những nghệ nhân cho tương lai.
+ Tổ chức các hội thi tay nghề truyền thống hàng năm nhằm giúp
người lao động thêm gắn bó với nghề.
87
KẾT LUẬN CUỐI CHƯƠNG 3
Sau khi đã thu thập thông tin, nghiên cứu khảo sát và phân tích kỹ về
thực trạng sản xuất trong thời gian qua và phân tích tình hình xuất khẩu gốm
mỹ nghệ Đồng Nai sang thị trường EU giai đoạn 2001-2006. Từ đó, phân
tích các mặt mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ của ngành gốm Đồng Nai ở
chương hai, tác giả luận văn đã đưa ra một số biện pháp và kiến nghị ở
chương 3 như sau:
- Biện pháp về nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.
- Biện pháp về tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong vấn đề di
dời, đầu tư trang thiết bị công nghệ, nhà xưởng…
- Biện pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra các sản
phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu
dùng.
- Biện pháp về cải tiến mẫu mã sản phẩm nhằm tạo ra các sản phẩm
phong phú, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng từ đó đẩy mạnh xuất khẩu.
- Biện pháp về marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động việc quảng bá
sản phẩm để mở rộng thị trường, phát triển xuất khẩu gốm.
- Biện pháp quy hoạch ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai để đảm bảo cho
ngành gốm phát triển bền vững và hiệu quả.
- Biện pháp nâng cao vai trò và chức năng hỗ trợ cho ngành gốm của
hiệp hội gốm mỹ nghệ Đồng Nai từ đó giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Đồng
Nai phát triển bền vững.
- Đề xuất một số kiến nghị với UBND tỉnh và các cơ quan chức năng về việc
hỗ trợ các doanh nghiệp gốm trong việc thực hiện các biện pháp nêu trên.
Các biện pháp này để có thể phát huy được hiệu quả cần phải được
thực hiện một cách song song và đồng bộ. Từ đó, đẩy mạnh xuất khẩu gốm
mỹ nghệ Đồng Nai.
88
KẾT LUẬN
Ngành gốm mỹ nghệ là ngành nghề truyền thống lâu đời của tỉnh Đồng Nai,
đóng vai trò khá quan trọng về mặt kinh tế lẫn xã hội của tỉnh Đồng Nai, sản xuất và
xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ đã đem lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho tỉnh, góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, đồng thời giúp phần vào
việc giới thiệu truyền thống văn hóa của dân tộc với thế giới.
Sản phẩm gốm mỹ nghệ Đồng Nai đã xuất khẩu ra được rất nhiều thị trường
các nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, EU... Trong đó, thị trường EU đang được
xem là một trong những thị trường lớn và tiềm năng nhất đối với ngành gốm mỹ
nghệ Đồng Nai. Kim ngạch xuất khẩu gốm mỹ nghệ Đồng Nai vào thị trường này
trong những năm gần đây có xu hướng ngày càng tăng tuy nhiên vẫn chưa tương
xứng với tiềm năng của tỉnh.
Hiện tại, ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần
phải khắc phục. Hơn nữa, sản phẩm gốm Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung
cũng đang gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của sản phẩm gốm các nước lân cận như
Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Do đó, để ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai có thể tồn tại, nâng cao khả năng
cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển đòi hỏi phải các có các giải pháp khả
thi cho ngành.
Luận văn “Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ
của tỉnh Đồng Nai sang thị trường EU đến năm 2015” đã sử dụng tổng hợp các
phương pháp nghiên cứu, điều tra thực địa các doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh
gốm mỹ nghệ tại tỉnh Đồng Nai, phân tích tính toán các số liệu, tài liệu qua các tạp
chí, các đề tài nghiên cứu trước để đưa ra các giải pháp đối với ngành gốm mỹ nghệ
Đồng Nai. Một số kết quả đã đạt được của luận văn có thể được tóm tắt như sau:
89
- Nghiên cứu cơ sở khoa học về việc cần thiết cần đẩy mạnh xuất khẩu gốm
mỹ nghệ Đồng Nai. Nghiên cứu vai trò và sự cần thiết phải đẩy mạnh xuất khẩu gốm
mỹ nghệ Đồng Nai.
- Nghiên cứu về thị trường EU đối với sản phẩm gốm mỹ nghệ.
- Trình bày kinh nghiệm thành công của công ty gốm sứ Minh Long I trong
việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ vào thị trường EU.
- Phân tích, đánh giá thực tiễn tình hình sản xuất, xuất khẩu của ngành gốm
mỹ nghệ Đồng Nai trong thời gian vừa qua để xác định rõ những ưu điểm, nhược
điểm tồn tại của ngành.
Từ đó làm cơ sở khoa học cho đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm
giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai khắc phục những nhược điểm và phát huy
những lợi thế, từ đó có thể phát triển bền vững và đẩy mạnh xuất khẩu.
Hy vọng các giải pháp và kiến nghị nói trên nếu được quan tâm thực hiện
đồng bộ có thể giúp cho ngành gốm mỹ nghệ Đồng Nai giải quyết các khó khăn,
phát huy các lợi thế và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường EU.
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
----o0o----
1. Bộ Công nghiệp (2004), Quy hoạch phát triển ngành Gốm-Thuỷ tinh Công
nghiệp Việt Nam đến năm 2010, có tầm nhìn đến năm 2020
2. PGS.TS Nguyễn Thị Cành (2004), Phương pháp và phương pháp luận nghiên
cứu khoa học kinh tế, NXB Đại học quốc gia TP.HCM
3. Cục Thống kê Đồng Nai, Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2003
4. Cục Thống kê Đồng Nai, Niên giám Thống kê tỉnh Đồng Nai năm 2006
5. Minh Diệu (2004), Lý Ngọc Minh người thổi hồn Việt vào gốm, Vietnamnet
6. Minh Đạt (2004), Làng gốm Biên Hòa, Tạp chí Thương mại số 13/2004
7. TS. Bùi Lê Hà và các tác giả khác (2001), Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB
Thống kê
8. Thu Hà - Phương Nhi (2003), Gốm sứ Việt Nam tìm hướng xuất ngoại - Tạp
chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Số 4
9. Trương Quang Hải - Ngô Trà Mai - Nguyễn Hồng Trang (2005), Phân tích lợi
ích - chi phí khi sử dụng lò nung hộp cải tiến trong làng nghề sản xuất gốm,
Bộ Tài nguyên Môi trường Việt Nam
10. Hội hóa học Đồng Nai (2005), Tham luận của Hội hóa học Đồng Nai về gốm
11. Gia Linh (2005), Thiếu biểu trưng, hàng Việt Nam khó đi xa, Vietnamnet
12. PGS.TS Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang thị trường Châu Âu - NXB Lý luận chính trị
13. Nguyên Phong (2005), Cước vận tải, giá văn phòng tại Việt Nam cao hơn khu
vực, Vietnamnet
14. Phương (2004), Thủ công mỹ nghệ Việt Nam sợ đơn hàng lớn, Vietnamnet
15. Phương Thanh (2004), Nhiều triển vọng xuất khẩu thủ công mỹ nghệ,
Vietnamnet
16. PV (2005), Hướng đi nào cho nghề gốm thủ công ở Bình Dương, Tạp chí
Công nghiệp
91
17. PV (2004), Gốm sứ Việt Nam trên đường xuất ngoại, Báo Thanh Niên
18. PV (2006), Khó khăn của các doanh nghiệp gốm Đồng Nai cần có sự quan
tâm, hỗ trợ của chương trình khuyến công, KHCN số tháng 12/2006
19. PV (2004), Gốm mỹ nghệ Biên Hòa có lấy lại được uy tín trên thị trường,
TTXVN
20. PV (2002), Thủ công mỹ nghệ Việt Nam: Cơ hội vàng từ Mỹ và EU, TTXVN
21. PV (2005), Những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá Việt Nam vào thị
trường EU, Tạp chí Kinh tế Phát triển
22. PV (2007), Các website về gốm Bát Tràng có nguy cơ “chết yểu”, IT -Today
23. PV (2006), EU - thị trường tiềm năng của hàng gốm sứ Việt Nam, Vinanet
24. PV (2006), Sản phẩm gốm sứ quấn mây, Theo VTV
25. PV (2007), Bình Dương: Bổ sung chính sách hỗ trợ di dời cơ sở gốm ra khỏi
khu dân cư, khu đô thị , Báo Bình Dương
26. PV (2006), Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt
Nam từ nay đến năm 2010, Vietrade
27. PV (2005), Làng nghề truyền thống hấp dẫn khách du lịch, TBTC
28. PV (2006), Định hướng ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đến năm
2010, Vietrade
29. Nguyễn Văn Thông (2005), Giai đoạn phát triển rực rỡ của gốm mỹ nghệ
Biên Hòa, Báo Đồng Nai
30. Lê Hương Thơm (2005), Để giữ gìn và phát triển ngành gốm mỹ nghệ ở Biên
Hòa, Báo Đồng Nai
31. Quốc Tín (2006), Cho đất sét thăng hoa, Báo Bình Thuận
32. Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê 2005
33. Hải Vân - Minh Ngọc (2005), Doanh nghiệp ASEAN hợp lực cạnh tranh với
gốm sứ Trung Quốc, Báo Điện tử - Thời báo kinh tế Việt Nam
34. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân (2004), Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu
gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ B2002-22-32
92
35. Đoàn Thị Hồng Vân (2004) và các tác giả khác, Thâm nhập thị trường EU,
những điều cần biết, NXB Thống Kê
Các trang web:
36. www.eurochamvn.org
37. www.mpi.mpi.gov.vn
38. www.hcmtrade.gos.vn
39. www.customs.gov.vn
40. www.saigonet.gov.vn
41. www.vninvest.com
42. www.europa.eu.int
43. www.itpc.hochiminhcity.gov.vn
44. www.vinemart.com
45. www.vietnam.ceramics.com
46. www.exim.pro.com/thitruong/eu.
47. www.vcci.com.vn/tiengviet/xuctienthuongmai/hosothitruong
48.
49.
50.
51.
52.
53.
54.
55.
56.
57.
58.
59.
60.
61.
93
PHỤ LỤC 1:
BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SẢN XUẤT,
KINH DOANH
Kính gửi: ...................................................................................
Trân trọng gửi đến Quý Ông (Bà) lời chúc sức khoẻ và thành đạt.
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp
nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu gốm mỹ nghệ của tỉnh Đồng Nai sang thị trường EU.
Chúng tôi rất mong Ông (Bà) vui lòng điền vào bảng câu hỏi dưới đây.
Chúng tôi xin cam kết mọi thông tin được trả lời trong bảng câu hỏi này chỉ
phục vụ cho mục đích nghiên cứu và sẽ được giữ kín.
A. PHẦN CÂU HỎI TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ
1. Tên cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà):
Địa chỉ:.............................................................................................................
Điện thoại:................................................ Fax:..............................................
Email:....................................................... Web: ..............................................
2. Loại hình cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà):
1. Doanh nghiệp nhà nước
2. Doanh nghiệp nước ngoài
3. Doanh nghiệp tư nhân
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn
5. Cơ sở sản xuất
6. Khác (xin ghi cụ thể): ………
3. Cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà) đã hoạt động trong ngành gốm mỹ
nghệ từ khi nào?
1. Mới thành lập dưới 5 năm
2. Từ 5 - 10 năm
3. Từ 11 - 20 năm
4. Từ 21 - 50 năm
94
5. Rất lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác
4. Hoạt động chủ yếu của cơ sở/doanh nghiệp Quý Ông (Bà) là gì?
1. Kinh doanh xuất nhập khẩu
2. Kinh doanh thị trường nội địa
3. Vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu
4. Vừa sản xuất, vừa kinh doanh thị trường nội địa
5. Chỉ sản xuất, không trực tiếp kinh doanh
6. Gia công xuất khẩu
7. Khác (xin ghi cụ thể): ………
5. Tổng số lao động của cơ sở/doanh nghiệp Quý Ông (Bà) là bao nhiêu?
1. Dưới 50 lao động
2. Từ 50 - 100 lao động
3. Từ 101 - 200 lao động
4. Từ 201 - 500 lao động
5. Trên 500 lao động
6. Trong đó, lao động gián tiếp trong tổng số lao động của cơ sở/doanh nghiệp
chiếm tỉ lệ % là bao nhiêu?
1. Dưới 5%
2. Từ 5 - 10%
3. Từ 11 - 20%
4. Trên 20%
7. Phân loại trình độ của lao động gián tiếp tại cơ sở/doanh nghiệp?
1. Tỉ lệ % có trình độ trên đại học: .……
2. Tỉ lệ % có trình độ đại học, cao đẳng: .……
3. Tỉ lệ % có trình độ trung cấp: .……
8. Phân loại trình độ của lao động trực tiếp sản xuất tại cơ sở/doanh nghiệp?
1. Tỉ lệ % công nhân lành nghề: .……
2. Tỉ lệ % khá lành nghề: ……
3. Tỉ lệ % lao động phổ thông: …….
95
9. Hàng năm cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà) có phải tuyển thêm lao
động làm việc thời vụ không?
. Không . Có
Nếu có, tỉ lệ lao động thời vụ/ tổng số lao động tại đơn vị là bao nhiêu?
1. Dưới 10%
2. Từ 10 - 20%
3. Từ 21 - 30%
4. Từ 31 - 50%
5. Trên 50%
B. PHẦN CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GỐM MỸ NGHỆ
10. Tổng quỹ đất sản xuất, kinh doanh của cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà)
là bao nhiêu?
1. Dưới 0,3 ha
2. Từ 0,3 - dưới 0,5 ha
3. Từ 0,5 - dưới 1 ha
4. Từ 1 - 3 ha
5. Trên 3 ha
11. Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hiện tại của cơ sở/doanh
nghiệp Quý Ông (Bà)?
1. Dưới 1 tỷ đồng
2. Từ 1 - 5 tỷ đồng
3. Từ 5 - 10 tỷ đồng
4. Từ 11 - 20 tỷ đồng
5. Trên 20 tỷ đồng
Trong đó,
- Tài sản cố định chiếm tỷ lệ %: ……
- Tài sản lưu động chiếm tỷ lệ %: ……
96
12. Sản lượng bình quân hàng năm của cơ sở/doanh nghiệp? ……
Cụ thể:
- Số kỳ lò bình quân hàng năm: ……
- Giá trị sản phẩm trung bình mỗi kỳ lò: ……
- Tỷ lệ % thành phẩm mỗi kỳ lò: ……
- Tỷ lệ % hao hụt bán thành phẩm trước khi vào lò: ……
13. Nhu cầu sử dụng vốn vay trong quá trình sản xuất, kinh doanh của cơ
sở/doanh nghiệp Quý Ông (Bà)?
1. Không cần thiết
2. Tương đối cần thiết
3. Cần thiết
14. Tỉ lệ sử dụng vốn vay/vốn tự có của doanh nghiệp hiện tại là?
a. Dưới 10 %
b. Từ 10 - 20 %
c. Từ 21 - 30%
d. Từ 31 - 50%
e. Trên 50%
15. Hiện tại cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà) đang sử dụng loại lò nào để
nung sản phẩm gốm mỹ nghệ?
1. Lò than
2. Lò củi
3. Lò gaz
4. Lò điện
5. Lò Tunnel
6. Khác (xin ghi cụ thể): ……..
16. Hiện tại cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà) có phòng thiết kế mẫu sản
phẩm mới hay không?
. Không . Có
Nếu có, số lượng nhân viên phòng thiết kế mẫu là bao nhiêu?
1. Dưới 2 nhân viên
97
2. Từ 2 - 5 nhân viên
3. Từ 6 - 10 nhân viên
4. Trên 10 nhân viên
17. Trình độ của nhân viên sáng tác mẫu tại cơ sở/doanh nghiệp?
1. Tỉ lệ % tốt nghiệp đại học, cao đẳng: ……
2. Tỉ lệ % tốt nghiệp trung cấp: …….
18. Cơ sở/doanh nghiệp sử dụng phương tiện gì khi sáng tác mẫu hàng hóa?
1. Vẽ trên máy vi tính
2. Vẽ bằng tay
3. Phác thảo trực tiếp bằng vật liệu
4. Khác (xin ghi cụ thể): ……..
19. Phương pháp tạo hình mà cơ sở/doanh nghiệp đang sử dụng là gì?
1. Bàn xoay bằng tay
2. Bàn xoay bằng điện
3. Khuôn
4. Khác (xin ghi cụ thể): ……..
20. Ông (Bà) đánh giá năng lực của cơ sở/doanh nghiệp mình như thế nào đối với
khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của khách hàng?
1. Đáp ứng được
2. Tương đối đáp ứng được
3. Không đáp ứng được
21. Tỷ lệ thành phẩm, phế phẩm trung bình cho các sản phẩm của cơ sở/doanh
nghiệp là bao nhiêu?
1. Tỷ lệ thành phẩm %: …….
2. Tỷ lệ phế phẩm %: …….
22. Ông (Bà) đánh giá như thế nào về trình độ công nghệ, máy móc thiết bị tại cơ
sở/ doanh nghiệp?
1. Rất hiện đại 4. Lạc hậu
2. Hiện đại 5. Rất lạc hậu
3. Trung bình
98
23. Ông (Bà) đánh giá mức độ hài lòng về các yếu tố sau của sản phẩm gốm mỹ
nghệ sản xuất, kinh doanh tại cơ sở/doanh nghiệp như thế nào?
Các yếu tố Hoàn toàn
không hài
lòng
Không
hài lòng
Tương
đối hài
lòng
Hài lòng Rất hài
lòng
1. Giá cả
2. Chất lượng sản phẩm
3. Mẫu mã
4. Chất lượng đóng gói
5. Thời gian giao hàng
6. Thương hiệu
24. Ông (Bà) có thể cho biết những khó khăn chính trong việc thúc đẩy sản xuất
của cơ sở/doanh nghiệp là gì? (Sắp xếp theo thứ tự mức độ quan trọng giảm dần)
. Nhân lực không ổn định
. Thiếu nguồn nguyên vật liệu
. Thiếu vốn đầu tư
. Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ
. Thiếu lao động lành nghề, nghệ nhân
. Khác (xin ghi cụ thể): …….
25. Ông (Bà) có thể cho một số ý kiến đề xuất về việc giải quyết những khó khăn
trên?
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
99
C. CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU
26. Doanh nghiệp của quý Ông (Bà) đã trực tiếp xuất khẩu gốm mỹ nghệ chưa?
. Chưa . Đã
Nếu có, doanh thu xuất khẩu trung bình hàng năm của doanh nghiệp là bao nhiêu?
1. Dưới 100.000 USD
2. Từ 100.000 USD - 500.000 USD
3. Từ 500.000 - 1.000.000 USD
4. Từ 1.000.000 - 2.000.000 USD
5. Từ 2.000.000 - 3.000.000 USD
6. Trên 3.000.000 USD
27. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của cơ sở/doanh nghiệp là gì? (có thể chọn nhiều
câu trả lời)
1. Các loại đôn 4. Các loại tượng thú
2. Các loại chậu trong nhà 5. Các loại tượng thú
3. Các loại chậu ngoài trời 6. Khác (xin ghi cụ thể): ………
28. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của cơ sở/doanh nghiệp là gì? (xin vui lòng
đánh số 1, 2, 3… theo thứ tự từ thị trường xuất khẩu cao đến thấp)
. Anh . Hà Lan
. Pháp . Tây Ban Nha
. Đức . Úc
. Thụy điển . Đài Loan
. Thụy sĩ . Nhật
. Đan Mạch . Mỹ
. Italia . Khác (ghi cụ thể): ……..
29. Cơ sở/doanh nghiệp của Quý Ông (Bà) tiếp cận với khách hàng chủ yếu
thông qua con đường nào?
1. Trực tiếp tìm kiếm khách hàng nước ngoài
2. Qua sự giới thiệu của khách hàng cũ
100
3. Qua sự giới thiệu của các công ty môi giới
4. Qua các công ty nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam
5. Khách hàng tự tìm đến
6. Khác (xin ghi cụ thể):…….
30. Hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại chủ yếu của cơ sở/doanh nghiệp
Quý Ông (Bà) là gì?
1. Tham gia các hội chợ quốc tế
2. Tham gia các hội chợ trong nước
3. Quảng cáo trên các website
4. Gửi thư quảng cáo, chào hàng đến khách hàng
5. Quảng cáo trên các tạp chí thương mại nước ngoài
6. Quảng cáo trên các kênh truyền hình nước ngoài
7. Khác (xin ghi cụ thể):……..
31. Chi phí cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại chiếm khoảng bao
nhiêu % trong tổng chi phí sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp?
1. Dưới 5%
2. Từ 6 % - 10%
3. Từ 11% - 20%
4. Từ 21% - 50%
5. Trên 50%
32. Cơ sở/doanh nghiệp có thường xuyên tham gia các kì hội chợ về ngành gốm
mỹ nghệ tổ chức tại nước ngoài không?
1. Rất thường xuyên
2. Thường xuyên
3. Trung bình
4. Thỉnh thoảng
5. Không tham gia
33. Cơ sở/doanh nghiệp của Ông (Bà) đã thành lập bộ phận marketing chưa?
1. Chưa thành lập
2. Mới thành lập dưới 2 năm
101
3. Đã thành lập từ 2 - 5 năm
4. Từ 6 - 10 năm
5. Trên 10 năm
34. Số lượng nhân viên phòng marketing của cơ sở/doanh nghiệp?
1. Dưới 3 người
2. Từ 3 - 5 người
3. Từ 6 - 10 người
4. Trên 10 người
35. Cơ sở/doanh nghiệp thực hiện tiếp xúc đàm phán với khách hàng nước ngoài
thông qua hình thức nào?
1. Trực tiếp đối thoại
2. Qua người thông dịch viên
3. Khác (ghi cụ thể):……
36. Cơ sở/doanh nghiệp thường dùng phương thức thanh toán nào? (có thể chọn
nhiều câu trả lời)
1. L/C
2. TT
3. D/P
4. D/A
5. Khác (xin ghi cụ thể): ……..
37. Doanh nghiệp thường xuất khẩu theo điều kiện thương mại nào? (có thể chọn
nhiều câu trả lời)
1. FOB
2. CFR
3. CIF
4. Khác (xin ghi cụ thể): …….
102
38. Theo Ông (Bà), tầm quan trọng của các yếu tố sau đây như thế nào đối với
việc đẩy mạnh xuất khẩu?
Yếu tố Hoàn toàn
không quan
trọng
Không
quan
trọng
Tương
đối quan
trọng
Quan
trọng
Rất
quan
trọng
1. Giá cả
2. Chất lượng sản phẩm
3. Mẫu mã
4. Chất lượng đóng gói
5. Thời gian giao hàng
6. Thương hiệu uy tín
7. Khả năng nhận đơn
hàng lớn
39. Ông (Bà) có thể cho biết một số khó khăn chủ yếu của cơ sở/doanh nghiệp
trong việc đẩy mạnh xuất khẩu?
1. Thiếu chi phí quảng cáo, tham qua hội chợ quốc tế
2. Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu
3. Thiếu khả năng nhận đơn hàng lớn
4. Thiếu kiến thức về xuất nhập khẩu
5. Hạn chế về trình độ ngoại ngữ
40. Ông (Bà) có thể cho một số ý kiến đề xuất về việc giải quyết những khó khăn
trên?
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
_________________________________________________________________
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của Quý Ông (Bà).
103
PHỤ LỤC 2:
DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP/ CƠ SỞ GỐM MỸ
NGHỆ TRẢ LỜI BẢNG CÂU HỎI
Tên đơn vị Địa chỉ Phường T/phố Đthoại
1 DNTN gốm Trung Dũng A4/45B, ấp 4 Tân Vạn BHòa 0613 859739
2 DNTN Trường Thạnh A1/222 Tân Vạn BHòa 0613 850393
3 DNTN Tâm Phát A4/421, Tỉnh lộ 16 Tân Vạn BHòa 0613 859983
4 DNTN Hoàn Thành A1/17C Tân Vạn BHòa 0613 859592
5 DNTN Phong Sơn A1/215 Tân Vạn BHòa 0613 859706
6 DNTN Tâm Phương A4/370 Tân Vạn BHòa 0613 850176
7 DNTN Hồng Hưng A1/6 Tân Vạn BHòa 0613 859664
8 DNTN Chấn Thịnh A4/453C, Tỉnh lộ 16 Tân Vạn BHòa 0613 859335
9 DNTN gốm Lưu Gia A1/85A, Tỉnh lộ 16 Tân Vạn BHòa 0613 855910
10 DNTN Phát Thành A4/261B, KP4, TL16 Tân Vạn BHòa 0613 859837
11 Cơ sở Tám Phước A4/115 Tân Vạn BHòa 0613 859453
12 DNTN gốm Minh Đức Ấp An Hòa Hóa An BHòa 0613 954430
13 HTX Thái Dương K1/10B, Tỉnh lộ 16 Hóa An BHòa 0613 859333
14 DNTN Thành Công Tân Hóa Hóa An BHòa 0613 954345
15 DNTN Tân Vạn Phát Tổ 18, ấp Tân Hoá Hóa An BHòa 0613 954549
16 DNTN Kim Phụng 1 14/3b, ấp Bình Hòa Hóa An BHòa 0613 954185
17 DNTN gốm Đồng Tâm Số 09, Qlộ 1K Hóa An BHòa 0613 859340
18 DNTN gốm Nhân Tài Số 25/02 Hóa An BHòa 0613 855812
19 Cty CP gốm Việt Thành 99 Quốc Lộ 1K Hóa An BHòa 0613 954053
104
20 DNTN Hạnh Phước K4, ấp Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 859238
21 DNTN Song Tiến Ấp Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 751606
22 DNTN Hồng Long Ấp Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 750095
23
Công ty TNHH gốm
Tân Bửu Hòa
K4, ấp Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 859561
24 DNTN Kim Long K2/43, ấp Tân Bình Bửu Hòa BHòa 0613 859943
25 Cty TNHH Đồng Thành Ấp Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 850671
26 DNTN Thành Long K2/25B, Tân Bình Bửu Hòa BHòa 0613 869262
27 DNTN Năm Hạnh K4/4D1 KP2, TBình Bửu Hòa BHòa 0613 850366
28 DNTN Danh Lan K1/221C, Tân Bình Bửu Hòa BHòa 0613 859035
29 DNTN gốm Thành Châu Tổ 30, KP2, Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0909 297739
30 CSSX gốm Dũng Phát K2/162, Tân Bình Bửu Hòa BHòa 0613 855127
31 CSSX Quang Thuận K4/215, Tân Mỹ Bửu Hòa BHòa 0613 954871
32 DNTN Phong Phú Ấp Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 855580
33 Công ty gốm Tân Mỹ K3/142, Tân Mỹ Bửu Hòa BHòa 0613 859617
34 DNTN Trí Tâm Đức K2/49B, Tân Bản Bửu Hòa BHòa 0613 850693
35 Công ty Tân Thiên Phú 171B, Tỉnh lộ 16, Tân Hạnh BHòa 0613 954996
36 DNTN Ngô Nguyễn 111, ấp 2 Tân Hạnh BHòa 0613 954121
37 Cty TNHH Thiên Đức Ấp 04 Tân Hạnh BHòa 0613 954356
38 DNTN Trùng Dương 26A/61, KP2 Tam Hòa BHòa 0613 823180
105
PHỤ LỤC 3:
MỘT SỐ KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TẾ CÁC DOANH
NGHIỆP GỐM MỸ NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI
A. PHẦN CÂU HỎI TỔNG QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ
Bảng 1: Loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Doanh nghiệp nhà nước 0 0
Doanh nghiệp nước ngoài 0 0
Doanh nghiệp tư nhân 28 73,7
Công ty TNHH 5 13,2
Cơ sở sản xuất 3 7,9
Khác (HTX, CTCP) 2 5,2
Tổng cộng 38 100
Bảng 2: Thời gian hoạt động trong ngành gốm
Thời gian hoạt động Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Mới thành lập dưới 5 năm 4 10,5
Từ 5 - 10 năm 6 15,8
Từ 11 - 20 năm 19 50,0
Từ 21 - 50 năm 5 13,2
Rất lâu đời, truyền từ đời này sang đời khác 4 10,5
Tổng cộng 38 100
Bảng 3: Hoạt động của doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Kinh doanh xuất nhập khẩu 2 5,3
Kinh doanh thị trường nội địa 2 5,3
Vừa sản xuất, vừa kinh doanh xuất nhập khẩu 14 34,2
106
Vừa sản xuất, kinh doanh thị trường nội địa 5 13,2
Chỉ sản xuất, không trực tiếp kinh doanh 3 7,9
Gia công xuất khẩu 10 26,3
Khác 2 5,3
Tổng cộng 38 100
Bảng 4: Số lao động của doanh nghiệp
Số lao động Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Dưới 50 lao động 22 57,9
Từ 50 - 100 lao động 9 23,7
Từ 101 - 200 lao động 7 18,4
Từ 201 - 500 lao động 0 0
Trên 500 lao động 0 0
Tổng cộng 38 100
Bảng 5.1: Nhu cầu tuyển dụng lao động làm việc thời vụ
Nhu cầu tuyển dụng lao động thời vụ Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Không phải tuyển dụng lao động thời vụ 7 18,4
Nhu cầu phải tuyển lao động thời vụ 31 81,6
Tổng cộng 38 100
Bảng 5.2 Tỉ lệ lao động thời vụ/ tổng số lao động của doanh nghiệp
Số lao động Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Dưới 10% 11 35,5
Từ 10 - 20% 9 29,1
Từ 21 - 30% 5 16,1
Từ 31 - 50% 5 16,1
Trên 50% 1 3,2
Tổng cộng 31 100
107
B. PHẦN CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GỐM MỸ NGHỆ
Bảng 6: Tình hình mặt bằng sản xuất của các doanh nghiệp
Mặt bằng sản xuất (ha) Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)
Dưới 0,3 13 34,2
Từ 0,3 - dưới 0,5 10 26,3
Từ 0,5 - dưới 1,0 6 15,8
Từ 1,0 - 3,0 6 15,8
Trên 3,0 3 7,9
Tổng cộng 38 100
Bảng 7: Tổng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Vốn đầu tư Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Dưới 1 tỷ đồng 11 28,9
Từ 1- 5 tỷ đồng 18 47,4
Từ 5 -10 tỷ đồng 7 18,4
Từ 11 - 20 tỷ đồng 2 5,3
Trên 20 tỷ đồng 0 0
Tổng cộng 38 100
Bảng 8: Nhu cầu sử dụng vốn vay
Nhu cầu sử dụng vốn vay Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Không cần thiết 5 13.2
Tương đối cần thiết 20 52,6
Cần thiết 13 34,2
Tổng cộng 38 100
Bảng 9: Tình hình sử dụng loại lò nung sản phẩm
Loại lò Số lần Tỷ lệ (%)
Lò than 0 0
Lò củi 12 18,5
108
Lò gaz 50 76,9
Lò điện 0 0
Lò Tunnel 3 4,6
Khác 0 0
Tổng cộng 65 100
(Lưu ý: Một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều lò nung hay nhiều loại lò khác nhau)
Bảng 10: Tình hình doanh nghiệp có phòng thiết kế mẫu sản phẩm
Tình hình phòng thiết kế Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Không 26 68.4
Có 12 31.6
Tổng cộng 38 100
Bảng 11: Tình hình sử dụng phương tiện sáng tác mẫu
Phương tiện sang tác Số lần Tỷ lệ (%)
Vẽ trên máy vi tính 8 17,4
Vẽ bằng tay 19 41,3
Phác thảo trực tiếp bằng vật liệu 19 41,3
Khác 0 0
Tổng cộng 46 100
(Lưu ý: Một doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương tiện sáng tác mẫu khác)
Bảng 12: Phương pháp tạo hình
Phương pháp tạo hình Số lần Tỷ lệ (%)
Bàn xoay bằng tay 20 27,8
Bàn xoay bằng điện 16 22,2
Khuôn 36 50,0
Khác 0 0
Tổng cộng 72 100
109
Bảng 13: Khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn
Khả năng đáp ứng đơn hàng lớn Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Đáp ứng được 4 10,5
Tương đối đáp ứng được 22 58,0
Không đáp ứng được 12 31,5
Tổng cộng 38 100
Bảng 14: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị tại doanh nghiệp
Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị tại
doanh nghiệp
Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Rất hiện đại 0 0
Hiện đại 2 5,3
Trung bình 28 73,7
Lạc hậu 8 21,0
Rất lạc hậu 0 0
Tổng cộng 38 100
Bảng 15: Những khó khăn chính trong việc thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp
Những khó khăn chính trong việc thúc
đẩy sản xuất của doanh nghiệp
Số lần Tỷ lệ (%)
Nhân lực không ổn định 20 28,6
Thiếu nguồn nguyên vật liệu 8 10,9
Thiếu vốn đầu tư 15 20,5
Chất lượng sản phẩm chưa đồng bộ 6 8,2
Thiếu lao động lành nghề, nghệ nhân 21 28,7
Khác 3 4,1
Tổng cộng 73 100
(Lưu ý: Một doanh nghiệp có thể trả lời nhiều yếu tố)
110
C. CÂU HỎI VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH XUẤT KHẨU
Bảng 16.1: Hình thức xuất khẩu
Hình thức xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)
Trực tiếp xuất khẩu 16 42,2
Gián tiếp xuất khẩu 22 57,8
Tổng cộng 38 100
Bảng 16.2: Doanh thu xuất khẩu
Doanh thu xuất khẩu Số doanh nghiệp Tỷ trọng (%)
Dưới 100.000 USD 3 18,7
Từ 100.000 USD - 500.000 USD 3 18,7
Từ 500.000 - 1.000.000 USD 6 37,6
Từ 1.000.000 - 2.000.000 USD 2 12,5
Từ 2.000.000 - 3.000.000 USD 2 12,5
Trên 3.000.000 USD 0 0
Tổng cộng 16 100
Bảng 17: Các mặt hàng gốm xuất khẩu chủ yếu
Mặt hàng gốm xuất khẩu Số lần Tỷ lệ (%)
Các loại đôn 8 10,5
Các loại chậu trong nhà 23 30,3
Các loại chậu ngoài trời 22 28,9
Các loại tượng, thú 12 15,8
Các loại bình 9 11,9
Khác 2 2,6
Tổng cộng 76 100
(Lưu ý: Một doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm)
111
Bảng 18: Thị trường xuất khẩu chủ yếu
Quốc gia Số lần Tỷ lệ (%)
Nhật 13 18,6
Đức 12 17,1
Úc 12 17,1
Mỹ 9 12,9
Italia 6 8,6
Anh 4 5,7
Pháp 4 5,7
Khác (Canada, Hàn Quốc… ) 10 14,3
Tổng cộng 70 100
Bảng 19: Hình thức tiếp cận chủ yếu với khách hàng
Hình thức tiếp cận Số lần Tỷ lệ (%)
Trực tiếp tìm kiếm khách hàng nước ngoài 8 12,9
Qua sự giới thiệu của khách hàng cũ 12 19,4
Qua sự giới thiệu của các công ty môi giới 8 12,9
Qua các công ty nước ngoài có chi nhánh
tại Việt Nam
7 11,3
Khách hàng tự tìm đến 25 40,3
Khác (fax, email…) 2 3,2
Tổng cộng 62 100
Bảng 20: Hình thức quảng cáo, xúc tiến thương mại chủ yếu của doanh nghiệp
Hình thức quảng cáo Số lần Tỷ lệ (%)
Tham gia các hội chợ quốc tế 6 15,8
Tham gia các hội chợ trong nước 8 21,0
Quảng cáo trên các website 10 26,3
Gửi thư quảng cáo, chào hành đến khách hàng 8 21,0
112
Quảng cáo trên các tạp chí thương mại
nước ngoài
4 10,5
Quảng cáo trên các kênh truyền hình nước
ngoài
0 0
Khác 2 5,3
Tổng cộng 38 100
Bảng 21: Chi phí cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại trong tổng chi
phí sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Hình thức quảng cáo Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Dưới 5% 10 62,5
Từ 6 - 10% 4 26,0
Từ 11% - 20% 2 12,5
Từ 21% - 50% 0 0
Trên 50% 0 0
Tổng cộng 16 100
Bảng 22: Mức độ tham gia các kì hội chợ về ngành gốm mỹ nghệ tổ chức tại
nước ngoài
Mức độ tham gia Số lượng Tỷ lệ (%)
Rất thường xuyên 2 5,3
Thường xuyên 3 7,8
Trung bình 4 10,5
Thỉnh thoảng 6 15,8
Không tham gia 23 60,6
Tổng cộng 38 100
113
Bảng 23: Số lượng doanh nghiệp đã thành lập bộ phận marketing
Thành lập bộ phận marketing Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Chưa thành lập 30 79,0
Mới thành lập dưới 2 năm 4 10,5
Đã thành lập từ 2 - 5 năm 3 7,9
Từ 5 -10 năm 1 2,6
Trên 10 năm 0 0
Tổng cộng 38 100
Bảng 24: Số lượng nhân viên phòng marketing của doanh nghiệp
Số lượng nhân viên phòng marketing Doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Dưới 3 người 5 62,5
Từ 3 - 5 người 3 37,5
Từ 6 - 10 người 0 0
Trên 10 người 0 0
Tổng cộng 8 100
Bảng 25: Hình thức thực hiện tiếp xúc đàm phán với khách hàng nước ngoài
Hình thức thực hiện tiếp xúc đàm phán
với khách hàng nước ngoài
Số doanh nghiệp Tỷ lệ (%)
Trực tiếp đối thoại 8 42,1
Qua người thông dịch viên 7 36,8
Khác (fax, email…) 4 21,1
Tổng cộng 19 100
114
Bảng 26: Phương thức thanh toán
Phương thức thanh toán Số lần Tỷ lệ (%)
L/C 14 35,0
T/T 16 40,0
D/P 3 7,5
D/A 3 7,5
Khác 4 10,0
Tổng cộng 40 100
Bảng 27: Tỉ lệ xuất khẩu theo điều kiện thương mại
Điều kiện thương mại Số lần Tỷ lệ (%)
FOB 12 75,0
CFR 2 12,5
CIF 2 12,5
Khác 0 0
Tổng cộng 16 100
Bảng 28: Một số khó khăn của doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu
Yếu tố Số lần Tỷ lệ (%)
Thiếu chi phí quảng cáo, tham qua hội chợ
quốc tế
17 28,8
Thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu 13 22,0
Thiếu khả năng nhận đơn hàng lớn 11 18,6
Thiếu kiến thức về xuất nhập khẩu 7 12,0
Hạn chế về trình độ ngoại ngữ 11 18,6
Tổng cộng 59 100
115
PHỤ LỤC 4:
MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÁC NƯỚC EU
Member State
sorted by GDP
GDP
in billions
of $ (USD)
(2006)
GDP
% of EU
(2006)
GDP
per capita
in PPP $
(USD)
(2006 est.)
Inflation
% Annual
Unemp.
%
European Union 13 840.8 100.0% 27 849 2.0 7.5
Germany 2 698.7 19.5% 32 684 1.8 7.7
United Kingdom 2 004.4 14.5% 32 949 2.0 5.4
France 1 998.2 14.4% 31 377 1.8 8.4
Italy 1 791.0 12.9% 30 383 2.2 6.7
Spain 1 203.4 8.7% 28 810 2.7 8.6
Poland 556.9 4.0% 14 609 2.3 12.6
Netherlands 549.7 4.0% 33 079 1.5 3.6
Belgium 353.3 2.6% 33 908 2.7 7.8
Sweden 296.7 2.1% 32 548 0.8 6.3
Austria 298.7 2.2% 36 189 2.0 4.5
Denmark 203.5 1.5% 37 399 1.7 3.2
Greece 274.5 2.0% 24 733 3.2 8.7
Finland 179.1 1.5% 34 162 1.0 7.0
Ireland 191.7 1.3% 45 135 1.9 4.4
Portugal 217.9 1.6% 20 673 3.0 7.2
Czech Republic 210.4 1.5% 20 539 1.3 6.6
Hungary 190.3 1.4% 18 922 3.7 7.9
Slovakia 101.2 0.7% 18 705 2.5 11.0
Slovenia 49.1 0.4% 24 459 1.7 5.0
116
Luxembourg 35.2 0.2% 76 025 3.2 5.0
Lithuania 57.0 0.3% 16 756 2.0 6.1
Cyprus 19.7 0.1% 23 419 1.5 4.7
Latvia 34.4 0.2% 15 061 6.6 6.3
Estonia 25.8 0.2% 19 243 4.6 4.2
Malta 8.5 0.1% 21 081
Nguồn: World Bank
GDP growth rates
% GDP Growth
Member State
2004 2005 2006
Austria 2.4 2.0 2.8
Belgium 2.4 1.5 2.7
Denmark 1.9 3.2 2.7
Finland 3.5 2.9 3.5
France 2.0 1.2 2.4
Germany 1.2 0.9 2.0
Greece 4.7 3.7 3.7
Ireland 4.3 5.5 5.8
Italy 1.1 0.0 1.5
Luxembourg 4.2 4.0 4.0
Netherlands 2.0 1.5 2.9
Portugal 1.2 0.4 1.2
Spain 3.1 3.4 3.4
Sweden 3.7 2.7 4.0
United Kingdom 3.3 1.9 2.7
117
New member GDP growth rates
% GDP Growth
Member State
2004 2005 2006
Bulgaria 5.7 5.5
Cyprus 3.9 3.7 3.5
Czech Republic 4.2 6.1 6.0
Estonia 7.8 9.8 9.5
Hungary 5.2 4.1 4.5
Latvia 8.6 10.2 11.0
Lithuania 7.0 7.5 6.8
Malta -1.5 2.5 1.6
Poland 5.3 3.4 6.1
Romania 4.1 8.5 -
Slovakia 5.4 6.1 6.5
Slovenia 4.2 3.9 4.2
Nguồn: Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF
118
PHỤ LỤC 5:
MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ CÁC HỘI CHỢ THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ TỔ CHỨC TẠI EU
1. Regional Trade Exh. Of Girt, Basketies
Stationery, Hobby, DIY & Living Area Accessories
Địa điểm: MCB Berlin
Email: info@cdh-nordost.de
2. Kunst messe Koln
West German Fine Art & Antique Fair – KUNSTKOLN
Địa điểm: Messegelande – Koln
Email: info@koelnmesse.de
3. Purchasing Dáy for Glass, Porcelain, Ceramics, Art & Craft
Living Accessories, Stationary & Florists Supplier
Địa điểm: Messewestfallenhallen DORTMUND
Emai: nnv-einkan@netcologne.de
4. FAHOBA
Special Presentation of New Design, Hobby + Handicrafts
Địa điểm: Messewestfallenhallen DORTMUND
Email: info@westfallenhallen.de
5. Tendence International Frankfurt Messe Tacola
Cucina, Prasent, Carat Dormumd & Gallery
Địa điểm: Messegelande FRANKFURT
Email: tendence@messefrankfurt.com
6. International Ceramic And Pottery Fair Argentona
Địa điểm: Museu del Cantir, Pl de I’Esglesia, 9, 08310 Argentona, Barcelona – Spain
Website: www.firaceramica.org
Email: correu@museucantir.org
119
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 46971.pdf