Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Xí nghiệp Dựơc phẩm Trung ương II

Từ bảng số liệu trên ta thấy tiền lương bình quân tháng tăng dần qua các năm, năm 2000 so với năm 1999 là 1,2%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 2,8. Về ngày công thực tế năm 2000 so với năm 1999 giảm 9,7%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 6,6%, ngày công quy định trong tháng năm 2000 so với năm 1999 giảm 15,4%, năm 2001 so với năm 2000 không thay đổi. Tỷ lệ ngày công thực tế so với ngày công theo quy định đều tăng lên, năm 2000 so với năm 1999 tăng 7,2%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 6,7%. Với những số liệu trên ta thấy ngày công thực tế bình quân tháng năm 2000 và năm 2001 giảm so với năm 1999 là do ngày công theo quy định năm 2000 và năm 2001 giảm xuống nên dẫn đến ngày công thực tế bị giảm xuống. Tuy vậy tỷ lệ ngày công thực tế so với ngày công theo quy định lại tăng dần

doc60 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện các hình thức trả lương tại Xí nghiệp Dựơc phẩm Trung ương II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lần. - Phòng bảo vệ phụ trách bảo vệ mọi tài sản hàng hoá thuộc quyền sở hữu của xí nghiệp. 3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp Dược phẩm TW2 Sản phẩm nghành Dược nói chung là một loại hàng hoá đặc biệt, liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng. Bởi vậy đòi hỏi hết sức nghiêm ngặt, khắt khe quy trình công nghệ chế biến cũng như quá trình bảo quản, sử dụng. Quá trình sản xuất phải trải qua các giai đoạn sau: - Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn sử lý nguyên vật liệu trước khi sản xuất. - Giai đoạn sản xuất là giai đoạn nguyên vật liệu được pha chế, dập viên, vào ống và in nhãn mác. Sơ đồ 2: Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc tiêm ủ ống Cắt ống ống Rửa ống Pha chế Soi, in Kiểm tra chất lượng Kiểm tra chất lượng Giao nhận Sơ đồ 3 : Sơ đồ công nghệ sản xuất thuốc viên Nguyên vật liệu Pha chế Kiểm tra chất lượng Bao bì Dập viên Xay, rây Giao nhận Sơ đồ 4: Sơ đồ công nghệ chiết suất Tinh chế Cô đặc Chiết suất Nguyên vật liệu Rửa, xay, chắt Sấy khô Kiểm tra chất lượng Giao nhận Đóng gói sản phẩm Có thể thấy tính chất quy trình công nghệ sản xuất dược phẩm là đơn giản theo kiểu chế biến liên tục, chu kỳ sản xuất ngắn và thuộc loại hình sản xuất khối lượng lớn. Trên dây truyền sản xuất, tại những thời điểm nhất định chỉ sản xuất một loại sản phẩm nhất định, chất lượng từng lô sản phẩm phụ thuộc vào kỹ thuật sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu và công thức pha chế. Sơ đồ công nghệ trên cũng ảnh hưởng tới việc quyết định trả lương của Xí nghiệp, Xí nghiệp áp dụng hình thức trả lương theo tổ vì đây là sản xuất dây truyền, sản phẩm cuối cùng tạo ra phụ thuộc vào tất cả các khâu và không tách riêng lẻ được. Vậy Xí nghiệp đã áp dụng trả lương sản phẩm tập thể đối với những phân xưởng sản xuất này, điều này năng suất lao động tăng hay giảm phụ thuộc vào hoạt động sản xuất của dây truyền đó và tiền lương cũng phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm sản xuất được. 4. Đặc điểm về lao động Bước vào sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, đòi hỏi Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 phải tính toán sử dụng nguồn nhân lực sao cho thật hợp lý với phương án tối ưu và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong mấy năm gần đây xí nghiệp phải đương đầu với một thực trạng là vừa sản xuất vừa sắp xếp bố trí đào tạo lại tay nghề cho người lao động để phù hợp với dây truyền công nghệ máy móc thiết bị. Xuất phát từ thực trạng đó, Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 luôn sử dụng lao động bằng cách sắp xếp những người có trình độ tay nghề vào làm những công việc phù hợp với chuyên môn tay nghề của họ, Xí nghiệp luôn bố trí người có tay nghề cao kèm những người có tay nghề thấp để nâng cao hiệu quả lao động, gửi thợ đi học để tiếp thu trình độ công nghệ mới sau đó truyền đạt lại kinh nghiệm và quy trình vận hành cho các thợ khác. Xí nghiệp luôn coi việc đào tạo người lao động theo xu hướng “Giỏi một nghề, biết nhiều nghề” để xí nghiệp có thể huy động và sắp xếp vào các bộ phận, dây truyền sản xuất khi cần thiết phù hợp với đặc thù của Xí nghiệp là sản xuất 3 ca trong một ngày. Cơ cấu lao động của xí nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng lao động gián tiếp, tăng tỷ trọng lao động trực tiếp. Biểu2: Trình độ lao động của cán bộ công nhân viên ở Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 TT Cơ cấu lao động Tổng số Nam % Nữ % Độ tuổi < 30 30-40 40-50 > 50 1 Lao động quản lý 66 38 57,57 28 42,43 14 22 21 9 2 Công nhân sản xuất 276 102 36,9 174 63,04 125 83 62 6 3 Lao động phục vụ 167 61 36,53 106 63,47 86 62 14 5 (Nguồn: phòng tổ chức lao động ) Theo số liệu thống kê (tính đến tháng 01/2001) tổng số lao động của Xí nghiệp là 509 người, trong đó có 308 nữ chiếm tỷ lệ 60,51%, nam là 201 người chiếm tỷ lệ 39,48%, ta thấy số lượng lao động nữ chiếm phần lớn trong xí nghiệp, điều này do đặc thù của nghành Dược phẩm công việc đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, sức chịu đựng cao, tính kiên trì. Mặt khác, do Xí nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ nên phải đầu tư thêm cơ sở vật chất để phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày tạo điều kiện cho phát huy hết năng lực của cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp. Biểu 3: Phân loại lao động theo trình độ năm 2001 TT Cơ cấu lao động Số lượng Tỷ lệ 1 Lao động quản lý - Trên đại học - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp 66 2 51 12 1 12,97 0,393 10,02 2,36 0,197 2 Công nhân sản xuất - Bậc 1 - Bậc 2 - Bậc 3 - Bậc 4 - Bậc 5 - Bậc 6 276 6 11 55 105 86 13 54,22 1,18 2,16 10,8 20,63 16,89 2,56 3 Lao động phục vụ - Đại học - Trung cấp - Sơ cấp - Chưa qua đào tạo 167 22 51 60 34 32,81 4,32 10,02 11,78 6,69 4 Tổng số lao động 509 100 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Từ bảng số liệu trên ta thấy số lượng lao động quản lý là 66 người chiếm tỷ lệ 12,97% trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp, trình độ trên đại học chiếm 0,393% trong tổng số lao động trình độ đại học chiếm khá cao tới 77,27% tổng số lao động quản lý và chiếm10,02% tổng số lao động toàn Xí nghiệp, trung cấp chiếm 2,36%, sơ cấp chiếm 0,197% trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp, điều này cho thấy đội ngũ lao động quản lý có trình độ tương đối cao thể hiện điểm mạnh của Xí nghiệp, hứa hẹn cho việc quản lý hiệu quả trong năm tới. Về số lượng công nhân sản xuất là 276 người chiếm 54,22% trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp, về trình độ tay nghề của công nhân khá cao, tuy công nhân bậc 6 còn ít nhưng ở bậc 4 và bậc 5 lại khá nhiều ( công nhân bậc 4 chiếm 20,63%, bậc 5 chiếm 16,89% trong tổng số lao động) thể hiện trình độ tay nghề đồng đều và tương đối phù hợp với công việc. Về lao động phục vụ có 167 người chiếm 32,81% trong tổng số lao động toàn Xí nghiệp, trình độ đại học chiếm 4,32% trong tổng số lao động phục vụ, trung cấp chiếm 10,02%, sơ cấp chiếm 11,78% và không đào tạo chiếm 6,69% trong tổng số lao động phục vụ. Ta thấy tỷ lệ lao động quản lý và lao động phục vụ so với lao động công nghệ còn khá cao, tỷ lệ lao động quản lý chiếm 24% so với lao động công nghệ, tỷ lệ lao động phục vụ chiếm 60,5% so với lao động công nghệ. Điều này đã cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đưa ra năm 2001 đó là tỷ lệ lao động quản lý kế hoạch chiếm 18% so với lao động công nghệ, lao động phục vụ kế hoạch chiếm 45% so với lao động công nghệ. Vậy điều này đã ảnh hưởng đến việc trả lương của Xí nghiệp, tỷ lệ lao động hưởng lương thời gian cao, lao động hưởng lương sản phẩm sẽ giảm xuống. 5. Đặc điểm về nguyên vật liệu Do đặc điểm sản phẩm của xí nghiệp rất đưa dạng và phong phú cho nên nguyên vật liệu của xí nghiệp cũng rất đưa dạng, nhiều chủng loại khác nhau như: Ampicyclin; Penicyclin; Gentamycin; các Vitamin B1, B6, B12…Vì nguyên vật liệu đưa dạng nên việc quản lý chúng là rất khó khăn, phức tạp và đòi hỏi phải có trách nhiệm cao. Hơn nữa, sản phẩm của Xí nghiệp là loại sản phẩm đặc biệt, nó có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người, do đó nguyên vật liệu phải đảm bảo chất lượng, phải có biện pháp quản lý chất lượng nguyên vật liệu, tránh để hư hỏng kém phẩm chất. Do đặc thù của sản phẩm nên chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành, chi phí nguyên vật liệu chính chiếm tới 70% trong 80% chi phí nguyên vật liệu dùng vào sản xuất. Vì vậy, khi có sự biến động nhỏ của nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Hạ thấp chi phí nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu là biện pháp tích cực nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Do đó, Xí nghiệp phải quản lý chặt chẽ nguyên vật liệu ở tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản, sử dụng tới khâu dự trữ. Nguồn thu mua: Nguyên vật liệu mà xí nghiệp mua chủ yếu được mua từ các đơn vị trong nước, đối với các đơn vị cung cấp lớn như: Công ty Dược phẩm TW 1 (CPC 1), Công ty Dược phẩm Sài gòn (Sapharco )…Xí nghiệp có kế hoạch thu mua nguyên vật liệu cho cả năm, Xí nghiệp gửi bản dự trù năm đến cho đơn vị cung cấp yêu cầu về chủng loại, số lượng…để nhà cung cấp có điều kiện chuẩn bị nguyên vật liệu cung cấp cho Xí nghiệp và như vậy Xí nghiệp sẽ đảm bảo được nguồn nguyên vật liệu lớn, sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Nhưng bên cạnh đó, để đảm bảo cho việc hạ thấp chi phí sản xuất, Xí nghiệp cũng phải không ngừng tìm kiếm nguồn hàng mới, đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Bên cạnh các nguồn hàng trong nước thì một số nguyên vật liệu của Xí nghiệp phải nhập khẩu từ nước ngoài, phòng cung ứng của Xí nghiệp luôn thực hiện việc cung cấp, xây dựng kế hoạch thu mua cho đến xem xét tìm nguồn hàng, vận chuyển nguyên vật liệu về cho Xí nghiệp. Dựa vào kế hoạch sản xuất do phòng kế hoạch xây dựng để tính toán khối lượng nguyên vật liệu cần mua, sau đó tổ chức thu mua, với việc xây dựng như vậy sẽ đảm bảo tránh lãng phí nguyên vật liệu một cách tốt nhất. Cùng với việc thực hiện tốt thu mua, Xí nghiệp còn có 1 hệ thống kho chuyên dùng phục vụ bảo quản nguyên vật liệu luôn đảm bảo tốt. Ta thấy với sự chuẩn bị nguồn cung ứng nguyên vật liệu một cách chặt chẽ như trên đã đáp ứng kịp thời, đầy đủ cho qua trình sản xuất, người công nhân sản xuất không bị gián đoạn, năng suất lao động tăng lên do đó tiền lương của người lao động cũng tăng lên. Cung ứng nguyên nhiên vật liệu chính Đơn vị: triệu đồng TT Các loại NVL chính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 KH TH % KH TH % KH TH % 1 Ampicilin 5.500 5.100 92,2 5.200 4.968 95,5 5.900 5.400 91,5 2 Cloramphenicol 4.000 3.890 97,2 4.050 3.860 95,3 4.600 4.200 91,3 3 Acid Folic 18,5 17 91,9 18,6 16,5 88,7 20 18 90 4 Analgin 1.000 900 90 950 890 93,7 1.100 960 87,3 5 Dicanciphosphat 184 169 91,8 170 165 97 200 180 90 6 Sulphaguanidin 750 690 92 700 663 94,7 800 720 90 7 Tetracylin 1.650 1.480 89,7 1.500 1.450 96,7 1.700 1.560 91,8 Nguồn: Phòng kỹ thuật 6. Đặc điểm về máy móc thiết bị Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 là một Xí nghiệp được thành lập từ những năm 1960, khi đất nước ta chưa hết chiến tranh và mới chỉ có Miền bắc giành được độc lập, đưang trên con đường khôi phục kinh tế và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Lúc này Xí nghiệp đưang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nhà máy bị phá huỷ hoặc phải ngừng hoạt động vì chiến tranh. Trong khi đó, Liên Xô (cũ) luôn là người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam. Những ngày đầu thành lập Liên Xô đã viện trợ cho Xí nghiệp một số máy móc và cho đến nay, Xí nghiệp đã tự trang bị thêm một số máy. - Trong dây truyền sản xuất thuốc viên nén, viên nang có: Máy xay búa, máy rây rung, máy sát tạo hạt, máy sấy tỉnh, máy dập viên DTM41, máy sấy chai, máy đếm viên, máy sấy tầng sôi CT30… - Trong dây truyền sản xuất thuốc tiêm có: Máy làm mềm nước, máy cắt ống, máy rửa ống chân không, máy tạo chân không, máy đóng ống chân không, máy nén khí, máy tráng hàn đầu ống, lò hơi BT, lò hơi TMZ, thiết bị hoá hơi xăng… Ngoài một số máy của Liên Xô ra, Xí nghiệp còn trang bị thêm một số máy móc thiết bị hiện đại của Trung Quốc, Hungary, Thái Lan, Nhật Bản, Anh, Pháp, Italy… trong đó: + Máy nhập của Trung Quốc bao gồm máy xay búa, máy sát tạo hạt, máy sấy tĩnh, máy dập viên ZP33, máy sấy chai, lò hơi LHG… + Máy nhập của Nhật Bản như máy ép vỉ xé… + Máy nhập của Anh như máy trộn khô… + Máy nhập của Italy như máy vào nang Zanasi… + Máy nhập của Pháp như máy ép vỉ Formapeak… Máy móc thiết bị là công cụ quan trọng nhằm góp phần tạo ra các sản phẩm, nó có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy máy móc cũng ảnh hưởng tới tiền lương của người lao động, đặc biệt là lao động công nghệ, họ là người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị, khi máy móc tốt sẽ tạo điều kiện cho người lao động tăng năng suất lao động, từ đó tăng tiền lương của mình. Máy móc thiết bị của Xí nghiệp đã được trang bị thêm nhưng vẫn còn những máy cũ để lại vẫn dùng được nhưng năng suất kém hay bị hỏng hóc tiêu tốn nhiên liệu, năng lượng cần phải được thay đổi cho phù hợp. II. Tình hình chung của tiền lương Cơ cấu quỹ tiền lương của Xí nghiệp Quỹ tiền lương của Xí nghiệp là toàn bộ số tiền tính theo số lượng cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, do Xí nghiệp quản lý và chi trả một cách phù hợp với số lượng và chất lượng lao động trong một đơn vị nhất định. Thực hiện kế hoạch số 20/KH-UB ngày 13/11/1997 của ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về hướng dẫn thực hiện Nghị định 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước và thông tư 13/LĐTBXH-TT ngày 10/04/1997 về hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương. Xét tình hình thực hiện quỹ tiền lương của bộ phận công nhân sản xuất năm 2000 và khả năng thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu năm 2001 là phấn đấu giá trị tổng sản lượng năm 2001 là 90 tỷ đồng, doanh thu là 85,426 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước là 1,78 tỷ đồng, lợi nhuận là 1,278 tỷ đồng. Xí nghiệp đã xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch cho khối công nhân sản xuất như sau: 1.1. Quỹ tiền lương năm kế hoạch ΣVKH = LĐB x TLminDN x (HCB + HPC) x 12 tháng (15). Trong đó: ΣVKH : tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch. LĐB : lao động định biên. TLminDN : mức lương tối thiểu của doanh nghiệp được phép áp dụng trong khung lương tối thiểu. HCB : hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. HPC : hệ số phụ cấp công việc bình quân để tính đơn giá. Giải trình phương án xây dựng đơn giá tiền lương của Xí nghiệp 1.1.1. Xác định lao động định biên LĐB = LCN + LPV + LQL (16) Trong đó: LĐB : lao động định biên (tổng lao động kế hoạch). LCN : tổng lao động công nghệ kế hoạch (công nhân SX). LPV : tổng lao động phục vụ kế hoạch. LQL : tổng lao động quản lý kế hoạch. Cách tính: TGKH-LĐCN LCN = (17) TGKH-1CN Trong đó: TGKH-LĐCN: Tổng số giờ công kế hoạch của LĐCN TGKH-LĐCN = Tổng số sản phẩm quy đổi kế hoạch : NSLĐ 1 giờ TGKH-1CN : Tổng số giờ công của 1 CN làm việc trong 1 năm theo KH TGKH-1CN = (22 ngày x 12 tháng – 22 ngày phép, hội họp) x 8giờ = 1.936 giờ LPV = LCN x % qui định của LĐPV so với LĐCN theo kế hoạch (qua thống kê kinh nghiệm). LQL = LCN x % qui định của LĐQL so với LĐCN theo kế hoạch (qua thống kê kinh nghiệm). Ví dụ: Tổng sản phẩm kể cả quy đổi kế hoạch năm 2001 là 653.748.480 viên. Năng suất lao động theo hiện vật sản phẩm là 840 viên/giờ. Vậy tổng số giờ mà một công nhân làm việc trong một năm theo kế hoạch là (242 x 8)giờ = 1.936 giờ. Qua kinh nghiệm các năm trước Xí nghiệp đã đưa ra số lao động phục vụ so với lao động công nghệ theo kế hoạch là 45%, số lao động quản lý so với lao động công nghệ là 18%. Vậy ta có: + Tổng số giờ công kế hoạch của lao động công nghệ là: 653.748.480 : 840 = 778.278 giờ. + Tổng số lao động công nghệ kế hoạch là: 778.278 :1936 = 402 người. + Tổng số lao động phục vụ kế hoạch là: 402 x 45% = 181 người. + Tổng số lao động quản lý kế hoạch là. 402 x 18 = 72 người. Vậy tổng số lao động kế hoạch của Xí nghiệp là: TCN = 402 + 181 + 72 = 655 người. 1.1.2. Xác định tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp LminDN = 210.000 x (1 + KĐC) (18) KĐC = K1 + K2 Trong đó: LminDN : lương tối thiểu mà DN lựa chọn trong khung lương quy định. KĐC : hệ số điều chỉnh tăng lương. K1 : hệ số điều chỉnh theo vùng. K2 : hệ số diều chỉnh theo ngành. Ví dụ: Theo quy định của Nhà nước (thông tư 13/LĐTBXH-TT) Xí nghiệp có hệ số điều chỉnh tối đa là: K1 = 1; K2 = 0,3 KĐC = 1 + 0,3 = 1,3 LminDN = 210.000 x (1 + 1,3) = 483.000 đồng Để phù hợp với khả năng thanh toán, qua kinh nghiệm rút ra Xí nghiệp đã chọn mức lương tối thiểu năm 2001 là 300.000 đồng. 1.1.3. Xác định hệ số cấp bậc công việc bình quân (HCB) Được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Ví dụ: Tổng số lao động công nghệ là 276 người, hệ số cấp bậc công việc bình quân là 2,43. Tổng số lao động phục vụ là 167 người, hệ số cấp bậc công việc bình quân là 2,32. Tổng số lao động quản lý là 66 người, hệ số cấp bậc bình quân 2,73. Ta có (276 x 2,43) + (167 x 2,32) + (66 x2,73) HCB = = 2,43 276 + 167 + 66 1.1.4. Xác định hệ số phụ cấp bình quân tính trong đơn giá Xác định bằng cách tổng các hệ số bình quân tính theo bình quân gia quyền các khoản phụ cấp. Ví dụ: Hệ số bình quân phụ cấp chức vụ lao động là: 0,014. Hệ số bình quân phụ cấp trách nhiệm là: 0,005. Hệ số bình quân phụ cấp ca đêm là: 0,016. Hệ số bình quân phụ cấp độc hại là: 0,035. Hệ số phụ cấp bình quân được tính trong đơn giá là: HPC = 0,014 + 0,005 + 0,016 + 0,035 = 0,07. Quỹ tiền lương năm kế hoạch 2001 là: ΣVKH = LĐB x LminDN x (HCB + HPC) x 12 tháng (19). Trong đó: LĐB = 655 người. LminDN = 300.000 đồng. HCB = 2,43. HPC = 0,07. ΣVKH = 655 x 300.000 x (2,43 + 0,07) x 12 = 5.895.000.000 đồng. 1.2. Tổng quỹ tiền lương chung 1.2.1. Quỹ tiền lương bổ xung Quỹ này bao gồm: quỹ tiền lương được nghỉ lễ, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ chế độ lao động nữ, nghỉ hội họp, học tập, công tác xã hội, cơm ca… Ví dụ: Quỹ tiền lương nghỉ lễ năm 2001 là: 184.285.560 đồng. Quỹ tiền lương nghỉ phép năm là: 391.606.815 đồng. Quỹ tiền lương nghỉ việc riêng là: 4.853.322 đồng. Quỹ tiền lương nghỉ chế độ lao động nữ là:56.446.245 đồng. Quỹ tiền lương nghỉ hội họp, học tập là: 170.921.340 đồng. Quỹ tiền lương nghỉ công tác xã hội là: 63.304.200 đồng. Tổng quỹ bổ xung: ΣVBS = 184.285.560 + 391.606.815 + 4.853.322 + 56.446.245 + 170.921.340 + 63.304.200 = 871.417.482 đồng. 1.2.2. Quỹ phụ cấp chế độ khác Quỹ này bao gồm: Quỹ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp ca đêm, phụ cấp độc hại… Ví dụ: Năm 2001 có Quỹ phụ cấp chức vụ lãnh đạo là : 33.480.000 đồng. Quỹ phụ cấp trách nhiệm là: 11.160.000 đồng. Quỹ phụ cấp ca đêm là: 38.520.000 đồng. Quỹ phụ cấp độc hại là: 82.080.000 đồng. Tổng quỹ phụ cấp chế độ ΣVPC = 165.240.000 đồng. 1.2.3. Tổng quỹ tiền lương làm thêm giờ Tổng quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của bộ luật lao động, năm 2001 Xí nghiệp không có tổ chức làm thêm giờ. Tuy nhiên, các năm khác Xí nghiệp vẫn có quỹ lương làm thêm giờ và để đảm bảo cho người lao động Xí nghiệp chỉ xác nhận làm thêm giờ với bình quân 66 giờ cho mỗi người lao động trong cả năm. Công thức tính như sau: T x LĐB x (HCB + HPC) x TLminDN xK ΣVTG = (20) S x t Trong đó: ΣVTG : quỹ tiền lương làm thêm giờ. T: số giờ làm việc thêm bình quân của 1 người trong năm KH. LĐB : lao động định biên năm KH. HCB : hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. HPC : hệ số phụ cấp công việc bình quân để tính đơn giá. K : hệ số điều chỉnh tăng thêm ( K = 1,3). S : số ngày công trong 1 tháng ( SN = 22). t : số giờ làm việc trong 1 ngày ( t = 8 giờ). 1.2.4. Tổng quỹ tiền lương tính theo đơn giá Do Xí nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm nên đã lấy sản phẩm chuẩn là Ampicilin 0,25g (dạng viên nang đóng trong vỉ 10 viên) làm căn cứ để xác định đơn giá tiền lương. (HCB + HPC) x ĐMLĐB x TLminDN ΣĐGTL = (21) S x t Trong đó: ΣĐGTL: đơn giá tiền lương trên 1.000 viên. HCB : hệ số cấp bậc công việc bình quân. HPC : hệ số phụ cấp bình quân. ĐMLĐB:định mức lao động trên 1.000 viên Ampicilin 0,25g. TLminDN: tiền lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng. S : số ngày công trong 1 tháng (SN = 22). t : số giờ làm việc trong 1 ngày (t = 8). Cách tính quỹ lương theo đơn giá: ΣĐGTL = ĐGTL x Q (22) Trong đó: ΣĐGTL : tổng quỹ tiền lương theo đơn giá. ĐGTL : đơn giá tiền lương. Q : tổng sản phẩm kể cả qui đổi. Ví dụ: Năm 2001 có: HCB = 2,47; HPC = 0,07; ĐMLĐB = 1,94giờ TLminDN = 300.000 đ; SN = 22 ngày; t = 8 giờ. Q = 626.863 (nghìn viên). Vậy ta có: + Đơn giá tiền lương năm 2001 là: (2,47 + 0,07) x 300.000 x 1,94 ĐGTL = = 8.399 đồng/1.000viên 22 x 8 + Quỹ tiền lương theo đơn giá: ΣĐGTL = 8.399 x 626.863 = 5.265.022.337 đồng. 1.1.5. Tổng quỹ tiền lương chung ΣVC = ΣVĐG + ΣVBS + ΣVCĐ + VTG (nếu có) (23) Trong đó: ΣVC : tổng quỹ tiền lương chung. ΣVĐG : tổng quỹ tiền lương theo đơn giá. ΣVBS : tổng quỹ tiền lương bổ sung. ΣVCĐ : tổng quỹ phụ cấp chế độ khác. VTG : tổng quỹ tiền lương làm thêm giờ. Ví dụ: Từ các ví dụ trên ta có tổng quỹ lương chung năm 2001 là ΣVC = 5.265.022.337 + 871.417.482 + 165.240.000 = 6.532.679.819đ Ta thấy tổng qũy lương của Xí nghiệp năm 2001 bao gồm nhiều loại quỹ lương khác nhau nhưng chủ yếu là quỹ lương theo đơn giá chiếm 80,6% còn lại là quỹ lương bổ sung và quỹ phụ cấp khác. So với quỹ tiền lương năm kế hoạch thì tiền lương năm 2000 đã tăng lên, dẫn đến tiền lương bình quân người lao động được tăng lên. 2. Các loại quỹ lương của Xí nghiệp Căn cứ vào thành phần quỹ lương ta có các loại quỹ lương như sau: Biểu 5: Các loại quỹ lương của Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 Đơn vị: Tỷ đồng. TT Các loại quỹ lương Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % 1 Tổng quỹ tiền lương 5,1627 100 5,5939 100 6,5324 100 2 Quỹ tiền lương thời gian 2,3115 44,77 2,4534 43,86 2,8652 42,86 3 Quỹ TL sản phẩm: - SP tập thể. - SP khoán. 2,8512 2,8139 0,0373 55,23 54,508 0,722 3,1405 3,0885 0,0052 56,14 55,211 0,929 3,6672 3,6088 0,0584 56,14 55,245 0,895 (Nguồn: Phòng kế toán) Ta thấy tổng quỹ lương của Xí nghiệp tăng dần qua các năm, đặc biệt là năm 2001 quỹ tiền lương tăng hơn hẳn so với năm 1999 và năm 2000. Năm 2001 tăng so với năm 1999 là 1,3697 tỷ (tăng 126,5%), so với năm 2000 là 0,9385 tỷ (tăng 116,7%). Nguyên nhân tăng là do thay đổi mức lương tối thiểu mà Nhà nước quy định dẫn đến mức lương tối thiểu do doanh nghiệp quy định cũng tăng lên và số lao động tăng lên so với năm 1999 và năm 2000. Mặt khác, năm 2001 Xí nghiệp đã thực hiện thanh toán tiền ăn trưa cho nhân viên tăng lên từ 2.000 đồng lên 3.000 đồng, do đó chi phí ăn trưa của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp được tính trong quỹ lương cũng tăng lên. Do cơ cấu sản phẩm thay đổi do đó đơn giá tiền lương tăng lên và quỹ lương tính theo đơn giá cũng tăng dãn đến tổng quỹ lương tăng lên. Về quỹ lương thời gian so với tổng quỹ lương năm 1999 chiếm 44,77%, năm 2000 chiếm 43,86%, năm 2001 chiếm 42,86%, còn lại là tổng quỹ lương sản phẩm (sản phẩm tập thể và sản phẩm khoán). Ta thấy tỷ lệ quỹ lương thời gian so với quỹ lương sản phẩm là tương đối cao, điều này không phù hợp với tỷ lệ lao động quản lý và phục vụ (hưởng lương thời gian) so với lao động công nghệ (hưởng lương sản phẩm). Điều đó được thể hiện cụ thể ở dưới đây: Biểu 6: Cơ cấu lao động hưởng lương các loại Đơn vị: Người TT Các loại lao động Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % 1 Tổng lao động 505 100 505 100 509 100 2 Lao động hưởng lương thời gian 232 45,94 232 45,85 233 45,77 3 Lao động hưởng lương sản phẩm 268 53,07 266 52,57 276 52,65 4 Lao động hưởng lương khoán 5 0,99 7 1,38 8 1,58 (Nguồn : Phòng tổ chức lao động ) Xí nghiệp áp dụng các hình thức trả lương là lương thời gian, lương sản phẩm và lương khoán nhưng chủ yếu là lương thời gian và lương sản phẩm còn lương khoán rất thấp không đáng kể. Số lao động hưởng lương thời gian so với lao động lao động hưởng lương sản phẩm chiếm tỷ lệ cao, năm 1999 tỷ lệ lao động hưởng lương thời gian so với lao động hưởng lương sản phẩm chiếm 84,98%, năm 2000 chiếm 84,67%, năm 2001 chiếm 82,04%. Vì vậy Xí nghiệp nên có biện pháp bố trí lại lao động sao cho giảm số lượng lao động hưởng lương thời gian xuống và tăng số lượng lao động hưởng lương sản phẩm lên. Theo kinh nghiệm ở các doanh nghiệp để có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh thì số lượng hưởng lương thời gian nên bằng một nửa số lượng hưởng lương thời gian, bởi lẽ người hưởng lương thời gian sẽ không đo lường được kết quả hoạt động một cách trực tiếp, khó xác định được định mức lao động mà chỉ xét về ngày công làm việc thực tế của họ, mà ngày công làm việc này chỉ xét về sự có mặt làm việc chứ không phản ánh cụ thể công việc họ làm trong ngày. III. Phân tích và đánh giá các hình thức trả lương của Xí nghiệp 1. Nguyên tắc chung Trả đủ lương và phụ cấp cho cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp theo chế độ Nhà nước ban hành, theo cấp bậc lương của mỗi cán bộ công nhân đang hưởng theo Nghị định 26/CP ngày 25/05/1993 và thông tư 04/LB.LĐTBXH hướng dẫn sửa đổi mức lương tối thiểu. Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của nhà nước, các cán bộ công nhân viên đang làm việc trong Xí nghiệp còn được hưởng một loại lương gọi là lương độc hại. 2. Phân tích hình thức trả lương thời gian 2.1. Đối tượng áp dụng Hình thức trả lương thời gian áp dụng đối với bộ phận lao động gián tiếp của Xí nghiệp bao gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, cán bộ làm ở các phòng ban, hành chính và các nhân viên phục vụ. Lương thời gian áp dụng đối với các đối tượng này do công việc của họ không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ vì tính chất công việc của họ là không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, vì thế, không thể đo lường một cách chính xác. Biểu 7: Bảng quỹ lương thời gian TT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % 1 Quỹ tiền lương thời gian Tỷ 2,3115 44,77 2,4534 43,86 2,8652 42,86 2 Lao động hưởng lương thời gian Người 232 45,94 232 45,85 233 45,77 3 Tiền lương bình quân thời gian đ/tháng 830.280 881.250 1.024.750 (Nguồn : Phòng kế toán tài chính) Từ bảng số liệu có quỹ lương thời gian so với tổng quỹ lương năm 1999 chiếm 44,77%, năm 2000 chiếm 43,86% và năm 2001 chiếm 42,86%. Ta thấy quỹ lương thời gian chiếm tỷ tương đối cao, gần một nửa so với tổng quỹ tiền lương. Tuy có giảm dần theo các năm nhưng không đáng kể, đồng thời lao động hưởng lương thời gian tương đối cao và thay đổi ít. Điều này chứng tỏ Xí nghiệp bố trí cơ cấu lao động chưa hợp lý bởi lẽ đối với Xí nghiệp chủ yếu là sản xuất nên yêu cầu phải tăng cường lao động sản xuất (tức lao động hưởng lương sản phẩm) hơn là lao động hưởng lương thời gian. 2.2. Cách tính tiền lương thời gian Tiền lương mà người lao động nhận được phụ thuộc vào cấp bậc lương của từng người, số ngày công thực tế làm việc trong tháng của từng người và cộng với tiền lương phụ cấp trách nhiệm. Tiền lương phụ cấp được tính dựa vào các hệ số quy định sau: + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo - Trưởng phòng và tương đương : 0,4. - Phó phòng và tương đương : 0,3. - Bí thư Đảng uỷ : 0,5. - Chủ tịch công đoàn : 0,4. - Bí thư doàn thanh niên : 0,3 + Phụ cấp trách nhiệm - Tổ chức sản xuất : 0,1. - Thủ quỹ : 0,1. + Phụ cấp ca đêm. - Thường xuyên : 0,4. - Không thường xuyên : 0,3. Giám đốc hệ số trách nhiệm là : 0,5. Phó Giám đốc và tương đương : 0,4. Mức lương tháng theo thời gian đơn giản của một người là LTG = (LminDN x HCB) x (N/ SN) (24) Trong đó: LTG : lương tháng theo thời gian của một người. HCB : hệ số cấp bậc của người đó. N : số ngày công thực tế làm việc của người đó trong tháng. SN : số ngày công theo chế độ (SN = 22 ngày) LminDN: tiền lương tối thiểu Xí nghiệp quy định Mức lương phụ cấp được tính như sau Lương phụ cấp trách nhiệm: LPCTN = Lmin x HPC (25) Trong đó: LPCTN : lương phụ cấp trách nhiệm Lmin : tiền lương tối thiểu Xí nghiệp quy định HPC : hệ số phụ cấp. Ngoài ra còn được hưởng thêm tiền cơm ca: 3.000 đồng/ ngày. Lcơm ca = 3.000đ x Ngày công thực tế làm việc. Tiền lương thực tế của người lao động là: TLTT = LTG + LPCTN + Lcơm ca. Lương tháng thường được chia làm 2 kỳ: Lương kỳ I = HCB x Mức lương tối thiểu x 50%. Lương kỳ II = Lương tháng – Lương kỳ I – 6% BHXH,BHYT – 1% KPCĐ + Phụ cấp trách nhiệm. Trong đó: 6% BHXH,BHYT = 210.000 x (HCB + HPC) x 6%. 1% KPCĐ = 210.000 x (HCB + HPC) x 1%. Biểu 8 : Bảng lương của lao động tổ 1 phân xưởng cơ điện tháng 03/2001 như sau Đơn vị: đ/tháng TT Họ và tên HCB Ngày công TT SX Lương HPCTN Mức PC Tiền PC 1% CĐ Nộp 6% Lcơm ca Thu nhập Lương kỳ I Lương kỳ II Ngày hưởng Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 5 + 8 – 9 -10 +12 14 15 1 Phạm Văn Cần 3,35 21 959.318 0,1 300.000 30.000 7.245 43.470 20 60.000 998.603 351.750 646.853 2 Nguyễn Ngọc Xuân 3,31 21 947.864 6.951 41.706 21 63.000 962.207 347.550 614.657 3 Lê ái Hùng 2,91 21 833.318 0,1 300.000 30.000 6.321 37.926 20 60.000 924.953 308.700 616.253 4 Đoàn Minh Hải 2,67 21 764.591 5.607 33.642 20 60.000 785.342 280.350 504.992 5 Bùi Kim Thư 2,42 21 693.000 5.082 30.492 21 63.000 720.426 254.100 466.326 6 Hoàng Thị Vân 2,21 21 632.864 4.641 27.846 20 60.000 660.377 232.050 428.327 7 Ngô Anh Đào 2,14 21 584.182 4.494 26.964 18 54.000 606.724 224.700 382.024 Xem bảng lương ta thấy tổ trưởng Phạm Văn Cần có Hệ số lương là 3,35. Ngày công thực tế của ông là 21 ngày. Hệ số phụ cấp trách nhiệm của tổ trưởng là 0,1. Ngày tính cơm ca là 20 ngày. Ta tính được tiền lương ông nhận được như sau - Lương tháng theo thời gian đơn giản là 21 LTG = 3,35 x 300.000 x = 959.318 đồng 22 - Lương phụ cấp trách nhiệm là LPCTN = 0,1 x 300.000 = 30.000 đồng. - Lương cơm ca là Lcơm ca = 3.000 x 20 = 60.000 đồng. - Lương thực tế người đó nhận được là LTT = 958.318 + 30.000 + 60.000 = 1.049.318 đồng. - 6% BHXH,BHYT = 210.000 x (3,35 + 0,1) x 0,06 = 43.470 đồng. - 1% KPCĐ = 210.000 x (3,35 + 0,1) x 0,01 = 7.245 đồng. - Lương kỳ I = 210.000 x 3,35 x0,5 = 351.750 đồng. - Lương kỳ II = 1.049.318 – 351.750 – 43.470 – 7.245 = 646.835đồng. + Ưu điểm là việc trả lương theo hình thức trên đã khuyến khích mọi người đi làm đầy đủ hơn vì tiền lương phụ thuộc vào số ngày đi làm thực tế. Ngoài tiền lương tháng đơn giản người lao động còn được hưởng thêm phần tiền lương trách nhiệm và phụ cấp, chính số tiền lương này đã khuyến khích người lao động có ý thức, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với công việc được giao và nâng cao được hiệu quả làm việc của mỗi người. Tuy nhiên, hiện nay ở Xí nghiệp hình thức trả lương này vẫn còn một số hạn chế đó là. + Nhược điểm - Cách trả lương căn cứ vào hệ số cấp bậc, ngày công thực tế nên mang tính chất bình quân và chưa gắn với chất lượng hiệu quả của công việc. - Người lao động luôn chú ý đến việc đi làm đầy đủ hơn là việc sử dụng hợp lý thời gian làm việc. Thực tế ở Xí nghiệp còn nhiều cán bộ sử dụng thời gian làm việc rất lãng phí, hiệu quả làm việc không cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc chung của cả Xí nghiệp. Trong giai đoạn tới Xí nghiệp cần xem xét áp dụng hình thức trả lương cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình và thể hiện được số lượng, chất lượng, hiệu quả làm việc của từng người. Hình thức trả lương sản phẩm Chế độ trả lương sản phẩm được áp dụng cho khối công nhân sản xuất ở Xí nghiệp, việc tính sản phẩm được thực hiện cho từng tổ và từng công việc. Đầu năm Xí nghiệp lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và căn cứ vào các chỉ tiêu và hợp đồng đã ký kết, Xí nghiệp tính toán các thông số về vật tư, máy móc thiết bị công nghệ, nhân lực cần thiết cho năm, tính toán khối lượng công việc và định mức chi phí cho từng loại công việc. Sau đó tiến hành giao cho từng tổ hoặc khoán theo công việc cho từng tổ hoặc khoán theo công việc cho từng người. Xí nghiệp căn cứ vào định mức giao khoán hướng dẫn người lao động thực hiện. 3.1. Các điều kiện trả lương sản phẩm 3.1.1. Phân tích thực trạng công tác định mức ở Xí nghiệp và nghiệm thu sản phẩm Định mức là công tác cần thiết, quan trọng trước khi giao khoán công việc. Phòng công nghệ- kỹ thuật cùng phối hợp với phòng tổ chức lao động tiền lương của Xí nghiệp tiến hành định mức từng loại sản phẩm và công việc. Đây là điều kiện rất quan trọng, với định mức có căn cứ khoa học sẽ đảm nhiệm việc tính đơn giá chính xác, phản ánh thực tế hao phí lao động của công nhân. Phương pháp lao động ở Xí nghiệp hiện nay đang dùng là phương pháp phân tích khảo sát. Đây là phương pháp xây dựng mức dựa vào tài liệu nghiên cứu, khảo sát tại nơi làm việc, phương pháp cơ bản để nghiên cứu hao phí thời gian làm việc là bấm giờ. Kết quả bấm giờ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc, nó giúp phát hiện được thời gian lãng phí, để tìm ra biện pháp khắc phục và nâng cao hiệu quả công việc. Xây dựng mức dựa vào tài liệu khảo sát trực tiếp tại nơi làm việc. Ví dụ: Định mức cho một ca (14 người) ở tổ một phân xưởng viên như sau Trong công việc dập viên qua khảo sát công đoạn xay, rây, pha chế, dập viên. Máy dập viên cứ 3 phút dập được 2 lần (20 viên / lần), 1 giờ máy dập được 40 lần. Một ca máy dập được: 8 giờ x 40 lần x 20 viên = 6400 viên. Để có 1000 viên thì một người cần : 1000 = 2,19 giờ 6400/14 Vậy mức hao phí lao động là 2,19 giờ – người /1000 viên . Căn cứ vào định mức khi tiến hành giao cho tổ sản xuất, tổ trưởng theo dõi thực hiện của người lao động để tiến hành chấm công trả lương cho người lao động. Sau khi hoàn thành công việc thì một khâu hết sức quan trọng cần được tiến hành là nghiệm thu sản phẩm, các yếu tố chất lượng sản phẩm, khối lượng nguyên vật liệu tiêu dùng sẽ được kiểm tra xem xét và sau đó là lập biên bản nghiệm thu. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu và bảng chấm công cho từng công nhân. Phòng công nghệ – kỹ thuật phối hợp với phòng tổ chức lao động tiền lương tiến hành lập quỹ lương cho từng tổ sản xuất. Ta thấy việc định mức sử dụng phương pháp phân tích khảo sát là đúng đối với việc sản xuất sản phẩm của Xí nghiệp. Tuy nhiên việc định mức lại chủ yếu dựa vào công đoạn cuối cùng là hao phí thời gian hoàn thành sản phẩm cho cả tổ, điều này sẽ không chính xác trong việc xây dựng mức, và sẽ không thấy được thời gian bị lãng phí và chỉ tính đúng cho cả ca làm việc không tính cho thời gian chuẩn bị, nghỉ ngơi. Về việc tiến hành nghiệm thu sản phẩm, ta thấy Xí nghiệp cần có biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn vì đây là thuốc chữa bệnh cho con người, nó có ảnh hưởng trực tiếp đến từng cơ thể của người sử dụng thuốc nên khi kiểm tra cần phải kiểm tra kỹ và đối với người lao động sản xuất thuốc khi làm đúng với tiêu chuẩn chất lượng thì người kiểm tra chưa có biện pháp kỷ luật nghiêm ngặt. Về phương tiện kiểm tra chất lượng chỉ có một phần là bằng máy móc như kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu hoạt chất chính chiếm bao nhiêu phần trăm thì mới dùng bằng máy, còn lại chủ yếu kiểm tra bằng phương pháp thủ công, trực giác của người kiểm tra như đối với thuốc viên thì đếm số lượng thuốc thủ công, bao bì đóng gói chỉ nhìn bằng mắt và đại diện một phần nhỏ. Vậy muốn cho chất lượng thuốc tốt hơn thì bộ phận kiểm tra chất lượng phải có biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt và phương tiện kiểm tra hiện đại hơn. 3.1.2. Công tác bố trí lao động Bất kỳ một sản phẩm nào muốn hoàn thành nhanh và đạt chất lượng cao đều phải được bố trí lao động vào dây chuyền sản xuất hợp lý. Việc bố trí lao động ở Xí nghiệp được tiến hành dựa trên định mức về bậc thợ cho mỗi loại công việc. Hiện nay Xí nghiệp đã tiến hành phân việc bố trí cho các quản đốc phân xưởng và quản đốc giao cho tổ trưởng quản lý, nhưng có thể do thiếu người hoặc do quản lý chưa chặt mà vẫn còn một số người làm công việc chưa đúng với khả năng của họ do đó công việc họ hoàn thành thường không đạt yêu cầu về chất lượng và làm ảnh hưởng đến uy tín của Xí nghiệp. Ví dụ: Đối với tổ 1 của phân xưởng viên được bố trí như sau 2 công nhân làm việc xay, rây bậc 3. 4 công nhân pha chế bậc 5. 2 công nhân dập viên bậc 4. 3 công nhân đóng gói bậc 2. 3 công nhân giao nhận bậc 2. Qua khảo sát thực tế và đối chiếu vào tiêu chuẩn cấp bậc công việc ta thấy việc bố trí như trên là chưa hợp lý vì đối với công việc như dập viên là công việc đơn giản chỉ đứng máy, dập viên đã có khuôn sẵn mà xếp công nhân bậc 4 mà đáng ra yêu cầu công việc chỉ cần công nhân bậc 2. Còn công việc pha chế thì rất quan trọng cần sự khéo léo, cẩn thận và hiểu biết, có kinh nghiệm thì mới pha chế chính xác được nên cần công nhân bậc cao hơn. Về số lượng người trong từng công đoạn thì công việc giao nhận nhiều quá, vì khi giao sản phẩm hay nhận nguyên vật liệu đã có người mang đến tận nơi làm việc, người giao nhận chỉ cần xác nhận. Việc đóng gói tuy nhẹ nhàng nhưng cần nhiều thời gian vì đây là đóng từng đơn vị nhỏ, cho vào hộp, thùng carton, mà dây chuyền sản xuất ra từng lô hàng sản phẩm hay bị dồn lại. Vậy bố trí lao động không hợp lý sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động của cả tổ và tiền lương của họ. 3.1.3. Công tác tổ chức, phục vụ nơi làm việc Về máy móc thiết bị Xí nghiệp đã có sự thay đổi một số máy móc hiện đại nhưng vẫn còn máy móc cũ để lại. Về quá trình phục vụ nguyên vật liệu đến nơi sản xuất, quần áo bảo hộ lao động (như quần áo, khẩu trang, ủng, găng tay…) được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên có một số công việc mà công nhân phải tự mình làm dẫn đến thời gian sản xuất trực tiếp bị ảnh hưởng, cụ thể như về nước uống công nhân phải tự đến phòng phục vụ ở xa nơi làm việc, cuối buổi công nhân phải tự dọn dẹp, lau máy móc nên mất rất nhiều thời gian lãng phí. Về nguyên vật liệu nhiều khi cung cấp chưa kịp thời làm công nhân sản xuất phải chờ nguyên vật liệu, dẫn đến lãng phí thời gian, không đảm bảo tiến độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Qua quá trình tổ chức, phục vụ nơi làm việc còn có một số công tác phục vụ chưa đạt yêu cầu hiện tại cũng như tương lai, cần có một số biện pháp để chấn chỉnh lại. Đối với công nhân hưởng lương sản phẩm việc tổ chức phục vụ nơi làm việc như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc hoàn thành và vượt mức của họ do đó ảnh hưởng đến tiền lương mà họ nhận được. 3.2. Phân tích tình hình trả lương sản phẩm ở Xí nghiệp 3.2.1. Trả lương theo sản phẩm tập thể Biểu 9 : Bảng lương sản phẩm tập thể TT Chỉ tiêu Đ/v tính 1999 2000 2001 SL % SL % SL % 1 Quỹ lương sản phẩm tập thể Tỷ 2,8139 54,508 3,0885 55,211 3,6088 55,245 2 Lao động hưởng lương tập thể Người 268 53,07 266 52,57 276 52,65 3 Tiền lương bình quân đ/tháng 874.969 102,7 967.575 105,03 1.089.613 101,88 (Nguồn : Phòng kế toán tài chính) Từ bảng số liệu ta thấy quỹ lương sản phẩm tăng dần vào những năm sau. Quỹ tiền lương sản phẩm so với tổng quỹ lương chung năm 1999 chiếm 54,508%, năm 2000 chiếm 55,211% và năm 2001 chiếm 55,245%. Điều này do nguyên nhân là tăng năng suất lao động, tăng thời gian làm thêm giờ. Tiền lương bình quân lao động hưởng lương sản phẩm tăng dần theo các năm, đặc biệt năm 2001 tăng hơn hẳn so với năm 1999 và 2000 do năm 2001 Nhà nước tăng tiền lương tối thiểu dẫn đến tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cũng tăng lên từ 260.000 đồng đến 300.000 đồng, do đó tiền lương của người lao động cũng tăng lên. Về tỷ lệ lao động hưởng lương sản phẩm thay đổi không đáng kể và tỷ lệ lao động hưởng lương sản phẩm so với lao động toàn Xí nghiệp chiếm tỷ lệ còn chưa cao, Xí nghiệp sản xuất nên cần bố trí lao động hưởng lương sản phẩm chiếm khoảng 70% là hợp lý. * Cách tính: Trước hết tính tổng quỹ lương tháng theo sản phẩm thực tế và đơn giá QTC = ĐG x SLTT (25) Trong đó: QTC – tổng quỹ lương tháng sản phẩm tập thể. ĐG – đơn giá tiền lương. SLTT – sản lượng thực tế trong tháng. Phương pháp xây dựng đơn giá tiền lương tập thể: Hình thức áp dụng đơn giá tiền lương cho Xí nghiệp Dược phẩm TW 2 dựa trên tổng số sản phẩm quy đổi, Do Xí nghiệp sản xuất nhiều loại khác nhau nên đã chọn sản phẩm chuẩn là Ampicilin 0,25g (viên nang vỉ 10 viên). Cách xác định đơn giá như sau: ĐG = LCBCV x MTG (26) Trong đó: LCBCV – mức lương cấp bậc công việc bình quân 1 giờ công. MTG - hao phí thời gian để sản xuất ra 1 đơn vị sản phẩm (giờ). ở đây ta có LminDN x (HCB + HPC) LCBCV = (27) SN x 8h Trong đó: LminDN - tiền lương tối thiểu của Xí nghiệp quy định HCB - hệ số cấp bậc công việc bình quân. HPC - hệ số phụ cấp bình quân. SN - số ngày làm việc theo quy định của Nhà nước (SN = 22). MTG = MCN + MPV + MQL (28) Trong đó: MCN – là mức thời gian của lao động công nghệ. MPV – mức thời gian của lao động phục vụ. MQL – mức thời gian của lao động quản lý. + Cách tính lương cho người lao động hưởng lương tập thể (chia lương) TLCNi = TLCB + TLSP (29) Trong đó: TLCni: Tiền lương một công nhân i trong tháng. TLCB : Tiền lương cấp bậc theo nghị định 26/CP. TLSP : Tiền lương sản phẩm theo ngày công thực tế của công nhân i. - Tiền lương cấp bậc theo nghị định 26CP của công nhân i là HCB x 300.000 x N TLCB = (30) Số ngày công do XN quy định(22 ngày) Trong đó: HCB:Hệ số cấp bậc của công nhân i. N: Số ngày công thực tế làm việc trong tháng của công nhân i. - Tiền lương sản phẩm theo ngày công thực tế công nhân i là: (QLSP - QLCB) x N TLSP= (31) Tổng số ngày công của cả tổ Trong đó: QLSP:Tổng quỹ tiền lương của cả tổ trong tháng. QLCB:Tổng tiền lương cấp bậc của cả tổ trong tháng. *Ngoài ra người lao động còn được hưởng các khoản sau - Lương thưởng sản phẩm theo công thức sau LTSpi = HTBQi x MT (32) Trong đó: LTSPi: Tiền lương thưởng sản phẩm trong tháng của công nhân i. HTbi: Hệ số thưởng bình quân trong tháng của công nhân i. MT: Mức thưởng do Xí nghiệp quy định( hệ số 1 là 30.000 đồng) Tiền cơm ca: Tcơm ca= 3.000 đồng x số ngày làm việc thực tế của công nhân i. Phụ cấp trách nhiệm (nếu có) Tiền phụ cấp = HPCTNx LminDN Vậy tổng tiền lương thực tế của người lao động nhận được trong tháng là TLTT= TLCB+LTSP+ Tcơm ca+ phụ cấp (nếu có) (33) Ví dụ: Số liệu tháng 2-2002 của tổ dập viên như sau (phòng tài vụ) Tổng hệ số lương của cả tổ là 46,84 TLminDN = 300.000 đồng. Hệ số cấp bậc công việc bình quân HCB = 2,47. Hệ số phụ cấp bình quân HPC = 0,07. Mức thời gian của lao động công nghệ MCN=1,19giờ/1.000 viên. Sản lượng thực tế của tổ trong tháng là 1.979.696 viên(đã qui đổi). Tổng số ngày công thực tế là 484 ngày. Vậy ta tính được như sau - Đơn giá 300.000 x (2,47 + 0,07) LCBCV = = 4.329,55 đồng/giờ. 22 x 8 MPV = 1,19 x 60% = 0,714 giờ/1.000 viên. MQL = 1,19 x 24% = 0,286 giờ/1.000 viên. MTG = MCN + MPV + MQL = 1,19 + 0,714 + 0,286 = 2,19 giờ/1.000 viên. ĐG = 4.329,55 x 2,19 = 9.481,7 đồng/1.000 viên. - Quỹ tiền lương QTL = 9.481,7 x 1.979,696 = 18.770.880 đồng. Sau khi tính được quỹ tiền lương cả tổ ta tiến hành chia lương cho ông Nguyễn Bá Sơn là tổ trưởng có ngày công thực tế là 21 ngày, hệ số cấp bậc công việc là 2,04. Hệ số lương thưởng sản phẩm bình quân tháng là1,15. Phụ cấp nóng độc 33.609 đồng. Ta có + Tiền lương cấp bậc công nhân đó là TLCBCN = (2,04 x 300.000 x 21) : 22 = 584.182 đồng. + Quỹ tiền lương cấp bậc của cả tổ là QLCB = 46,84 x 300.000 = 14.052.000 đồng. + Tiền lương sản phẩm công nhân đó là TLSP= [(18.770.880 – 14.052.000) : 484] x 21 = 204.744 đồng. + Tiền lương người đó được nhận trong một tháng là 584.182 + 204.744 = 788.926 đồng. + Phụ cấp trách nhiệm 0,1 x 210.000 = 21.000 đồng + Tiền cơm ca 3000 x 21 = 63.000 đồng. +Mức lương thưởng sản phẩm 1,15 x 30.000 = 34.500 đồng. + Phụ cấp độc hại 33.609 đồng. + Tổng lương 788.926 + 63.000 + 34.500 + 33.609 + 21.000 = 941.035 đồng. Ông phải đóng 6% BHXH, BHYT = 210.000 x (2,04 +0,1) x 6% = 26964 đồng 1% KPCN = 210.000 x (2,04 + 0,1) x 1% = 4494 đồng. Vậy tiền lương ông thực lĩnh là 941.035 – 26.964 – 4494 = 909.577đồng Số tiền ông sẽ được lĩnh trong 2 kỳ Kỳ I = 210.000 x (2,04 + 0,1) x 50% = 224.700 đồng. Kỳ II = lương thực lĩnh – lương kỳ I = 909.577 – 224.700 = 684.877 đồng. Lương kỳ I được lĩnh vào ngày mùng 10 hàng tháng. Lương kỳ II được lĩnh vào ngày cuối tháng. + Ưu điểm là hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác, khuyến kích các tổ lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động theo tổ tự quản. + Nhược điểm đó là tiền lương của mỗi cá nhân được tính không căn cứ theo bậc, hệ số lương, cấp bậc của từng người mà tiền lương cao hay thấp phụ thuộc vào số ngày công trong tháng mà họ đã làm. Do vậy không khuyến khích người lao động nâng cao tay nghề, học hỏi kinh nghiệm, không phát huy tác dụng của thi nâng bậc tay nghề. Tuy nhiên, Xí nghiệp đã có biện pháp áp dụng hệ số lương thưởng sản phẩm đối với mỗi công việc cho người lao động đó là mỗi công việc mà công nhân làm sẽ có hệ số lương thưởng khác nhau. Một công nhân không phải làm một công việc mà làm nhiều công việc khác nhau trong một tháng vậy họ sẽ có hệ số lương thưởng khác nhau trong từng ngày, hệ số này sẽ được cộng lại tính bình quân và hệ số bình quân nhân với mức thưởng do Xí nghiệp quy định là 30.000 đồng đối với hệ số 1. Với biện pháp này vẫn chưa phản ánh đúng cấp bậc công việc của từng người. 4. Lương khoán sản phẩm 4.1. Đối tượng áp dụng Do công việc không thể xác định một định mức lao động ổn định trong thời gian dài được, mà phải giao khoán cho từng người lao động, áp dụng chế độ trả lương khoán trong Xí nghiệp thì không nhiều chủ yếu áp dụng đối với lao động vận chuyển và lao động vệ sinh. Quỹ tiền lương khoán của Xí nghiệp trong 3 năm gần đây được thể hiện như sau: Biểu 10 : Bảng quỹ lương khoán sản phẩm TT Chỉ tiêu Đ.vị tính Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % 1 Quỹ tiền lương khoán sản phẩm Tỷ 0,0373 0,722 0,052 0,929 0,0584 0,895 2 Lao động hưởng lương khoán Người 5 0,99 7 1,39 8 1,58 3 Tiền lương bình quân khoán SP đ/tháng 621.667 72,97 619.047 67,19 608.333 56,88 (Nguồn : Phòng kế toán tài chính) Số liệu từ bảng ta thấy quỹ tiền lương khoán sản phẩm không đáng kể so với quỹ tiền lương chung và đã tăng dần qua các năm, lao động hưởng lương khoán sản phẩm không nhiều, chỉ là số ít so với lao động toàn Xí nghiệp, điều này là do dặc thù của công việc trong Xí nghiệp nên không thể áp dụng hình thức trả lương khoán được mà chỉ áp dụng đối với những lao động vận chuyển và lao động quét dọn vệ sinh, vì công việc không thường xuyên và không cố định. Tiền lương bình quân qua các năm đều thấp hơn so với lương bình quân chung và lương sản phẩm, lương thời gian. Năm 1999 lương khoán sản phẩm chỉ bằng 72,97% so với lương bình quân chung của Xí nghiệp, năm 2000 bằng 67,19% và năm 2001 bằng 56,88%. 4.2. Cách tính lương khoán sản phẩm LKSP,Cni = ĐG x SPKHOán,Cni (34) Trong đó: LKSP,Cni - lương khoán sản phẩm công nhân thứ i. ĐG - đơn giá tiền công sản phẩm hay công việc. SPKHOán,Cni - số sản phẩm công nhân thứ i hoàn thành. Từ đơn giá đã định mức cho từng sản phẩm, sau đó tiến hành công tác nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra về sự hoàn thành công việc để trả lương cho người lao động. Ngoài tiền lương khoán ra người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp ăn trưa, nước uống… + Ưu điểm là có tác dụng làm cho người lao động phát huy sáng kiến và tích cực lao động để hoàn thành nhanh công việc giao khoán. + Nhược điểm là người lao động chỉ chú ý đến việc hoàn thành nhanh công việc mà nhiều khi không chú ý đến một số việc bộ phận trong quá trình hoàn thành công việc, nhiều khi chất lượng không được đảm bảo, ở Xí nghiệp lương sản phẩm khoán không cao do công việc không phức tạp, không đòi hỏi trình độ cao nên nhiều khi lao động làm sản phẩm khoán không hứng thú trong công việc. IV. Hiệu quả của việc trả lương 1.Đánh giá tiền lương bình quân các loại Biểu 11: Tiền lương bình quân các loại Đơn vị tính: đồng/tháng. TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 SL % SL % SL % 1 Tiền lương bình quân chung 851.917 100 921.250 100 1.079.500 100 2 Tiền lương bình quân lãnh đạo 1.208.000 141,8 1.247.000 135,36 1.456.000 134,88 3 Tiền lương bình quân LĐ quản lý 870.520 102,2 897.214 97,39 1.047.200 97 4 Tiền lương bình quân CN sản xuất 874.969 102,7 967.375 105 1.189.613 110 5 Tiền lương bình quân CN phục vụ 752.064 88,28 797.210 86,53 914.234 84,69 (Nguồn: Phòng tổ chức lao động) Từ bảng số liệu ta thấy tiền lương bình quân các loại tăng lên hàng năm đặc biệt năm 2001 tăng lên nhiều, điều này do Xí nghiệp đã thay đổi cơ cấu lao động và do Nhà nước tăng tiền lương tối thiểu phải áp dụng cho năm 2001 dẫn đến tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp tăng lên. Năm 1999 và năm 2000 Xí nghiệp áp dụng mức lương tối thiểu là 260.000 đồng, đến năm 2001 mức lương tối thiểu của doanh nghiệp tăng lên là 300.000 đồng, tăng tiền lương tối thiểu lên như vậy cũng do một phần Xí nghiệp làm ăn có lãi hơn so với những năm trước nên mới có khả năng thanh toán như vậy. ở đây ta thấy tiền lương bình quân chung là 100%. Ta thấy năm 1999 tiền lương bình quân lãnh đạo so với tiền lương bình quân chung là 141,8% tăng hơn 41,8%, năm 2000 tăng 35,36% và năm 2001 tăng 34,88%. Tiền lương bình quân lãnh đạo đều cao hơn tiền lương bình quân chung rất nhiều nhưng tỷ lệ % giữa tiền lương bình quân lãnh đạo so với tiền lương bình quân chung lại giảm dần từ 41,8% xuống còn 35,36% qua các năm, điều này cũng phù 3. Tiền lương với ngày công và năng suất lao động Để xem xét ảnh hưởng của tiền lương đến ngày công và năng suất lao động ta xem xét bảng sau Biểu 12: Tiền lương với ngày công và năng suất lao động TT Chỉ tiêu đơn vị tính 1999 2000 2001 2000/1999 (%) 2001/2000 (%) 1. Lương bình quân chung 1.000/ tháng 851.917 921.250 1.079.500 101,2 102,8 2. Ngày công bình quân Ngày/ tháng 21,7 19,6 20,9 90,3 106,6 3. Ngày công theo quy định Ngày/ tháng 26 22 22 84,6 100 4. Ngày công BQ/ ngày công theo quy định Ngày/ ngày 0,83 0,89 0,95 107,2 106,7 5. Năng suất lao động theo giá trị tổng sản lượng Tr.đ/ người/ tháng 11,6 12,6 14,51 108,6 115,2 ( Nguồn: Phòng tổ chức lao động ) Từ bảng số liệu trên ta thấy tiền lương bình quân tháng tăng dần qua các năm, năm 2000 so với năm 1999 là 1,2%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 2,8. Về ngày công thực tế năm 2000 so với năm 1999 giảm 9,7%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 6,6%, ngày công quy định trong tháng năm 2000 so với năm 1999 giảm 15,4%, năm 2001 so với năm 2000 không thay đổi. Tỷ lệ ngày công thực tế so với ngày công theo quy định đều tăng lên, năm 2000 so với năm 1999 tăng 7,2%, năm 2001 so với năm 2000 tăng 6,7%. Với những số liệu trên ta thấy ngày công thực tế bình quân tháng năm 2000 và năm 2001 giảm so với năm 1999 là do ngày công theo quy định năm 2000 và năm 2001 giảm xuống nên dẫn đến ngày công thực tế bị giảm xuống. Tuy vậy tỷ lệ ngày công thực tế so với ngày công theo quy định lại tăng dần

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33870.doc
Tài liệu liên quan