Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phòng

LỜINÓIĐẦU Tiền công, tiền lương là một phạm trù kinh tế, là yếu tố hàng đầu của chính sách xã hội vì nó không chỉ liên quan đến chi phí doanh nghiệp mà còn là công cụđểổn định trật tự xã hội. Do vậy, hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương là vấn đề quan trọng của doanh nghiệp vì nó nhằm mục đích kích thích người lao động phát huy tinh thần sáng tạo, đồng thời gắn liền lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể. Đồng thời cũng giúp cho doanh nghiệp ổn định sản xuất và cóđiều kiện phát triển. Ngay trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII cũng xác định rõ "việc thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động đòi hỏi bảo đảm yêu cầu tái sản xuất sức lao động khắc phục tính bình quân, tiền lương gắn chặt với kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh tế". Để hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương thì vấn đềđặt ra làáp dụng hình thức trả lương nào, cách phân phối tiền lương ra sao cho phù hợp với tính chất, đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để có thể phát huy tối đa tính kích thích của tiền lương đối với người lao động, đảm bảo hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa xã hội - tổ chức - người lao động. Nhận thức được vai trò của tiền công, tiền lương nên sau quá trình thực tập tại công ty, tôi đã chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phòng". MỤCLỤC LỜINÓIĐẦU 1 CHƯƠNG I. LÝLUẬNCHUNGVỀTIỀNLƯƠNG 2 I. Các quan điểm về tiền lương và tổ chức quản lý tiền lương. 2 1. Quan điểm về tiền lương 2 1.1. Quan điểm cũ về tiền lương 3 1.2. Quan điểm mới về tiền lương : 3 1.3. Chức năng và vai trò của tiền lương : 4 1.4. Các nhân tốảnh hưởng tới tiền lương 5 2. Quan điểm về tổ chức quản lý tiền lương 6 3. Nguyên tắc cơ bản của tiền lương ở doanh nghiệp 7 3.1. Tiền lương ngang nhau cho những lao động ngang nhau 7 3.2. Đảm bảo tăng năng suất lao động nhanh hơn tiền lương bình quân 7 3.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong các đơn vị khác nhau. 7 4. Những yêu cầu của tổ chức quản lý tiền lương 8 5. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức quản lý hợp lý tiền lương trong doanh nghiệp 8 6. Các hình thức tiền lương 10 6.1. Trả lương theo thời gian 10 6.2. Trả lương theo sản phẩm 11 II. Tính tất yếu của việc hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương 13 1. Tác dụng của trả lương theo sản phẩm 13 2. Các chếđộ trả lương theo sản phẩm 13 2.1. Chếđộ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân. 13 2.2. Chếđộ trả công theo sản phẩm tập thể 14 2.3. Chếđộ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 15 2.4. Chếđộ trả lương theo sản phẩm có thưởng 16 2.5. Chếđộ trả lương khoán sản phẩm 16 3. Phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm 17 3.1. Nguyên tắc 17 3.2. Phương pháp tính 17 4. Phương hướng hoàn thiện trả lương theo sản phẩm 19 CHƯƠNG II. THỰCTRẠNGVỀCÔNGTÁCQUẢNLÝTIỀNLƯƠNGTH EOSẢNPHẨMCỦACÔNGTY 20 21 I. Đặc điểm của công ty 20 cóảnh hưởng đến việc trả lương theo sản phẩm 21 1. Sự hình thành và phát triển của công ty 21 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 21 1.2. Mô hình cơ cấu tổ chức 27 2. Đặc điểm về mặt hàng sản xuất 28 3. Đặc điểm về công nghệ, thiết bị của Công ty 20 38 3.1. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 38 3.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị 39 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu vàđộng lực 40 5. Đặc điểm về tài chính của Công ty 20 41 6. Đặc điểm về lao động của công ty 41 7. Đặc điểm về thị trường và các đối thủ cạnh tranh của công ty 42 8. Cơ cấu tổ chức của Công ty 20 46 8.1. Giám đốc Công ty 46 8.2. Các phó giám đốc công ty 46 8.3. Các phòng ban 47 9. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 20 50 II. Phân tích thực trạng trả lương ở Công ty 20 50 1. Hình thức trả lương 50 1.1. Trả lương theo sản phẩm 50 1.2. Trả lương theo mức khoán/tháng 51 1.3. Trả lương khoán/doanh thu 51 1.4. Trả lương thời gian theo cấp bậc 51 2. Những căn cứ thực tế mà công ty đãáp dụng để trả lương theo sản phẩm 51 2.1. Một số căn cứđể xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm 51 2.2. Cơ cấu quỹ lương của công ty và sử dụng quỹ lương trong tổng quỹ lương do Công ty xây dựng và quản lý toàn bộ lương. 53 2.3. Phương pháp chia lương theo sản phẩm tại Công ty 20 53 3. Xác định đơn giá tiền lương 53 4. Đánh giá thực trạng hình thức trả lương sản phẩm của công ty 20 59 CHƯƠNG III. MỘTSỐBIỆNPHÁPVÀKIẾNNGHỊNHẰMHOÀNTHI� ��NCÔNGTÁCTỔCHỨCQUẢNLÝTIỀNLƯƠNGỞCÔ NGTY 20 61 I. Biện pháp nâng cao tiền lương bình quân 61 1. Hoàn thiện hệ thống định mức lao động 61 2. Hoàn thiện đơn giá trả lương theo sản phẩm 62 3. Bố trí phân công lao động 63 4. Làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 64 II. Hoàn thiện một số công tác khác có liên quan đến công tác trả lương theo sản phẩm. 65 1. Cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân 65 2. Về kỹ thuật lao động 66 3. Tăng cường giáo dục tư tưởng ý thức cho người lao động. 66 4. Tổ chức chỉđạo sản xuất 66 5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độđối với đội ngũ công nhân 67 6. Tăng cường kiểm tra chất lượng để làm cơ sở trả lương theo sản phẩm 67 III. Một số kiến nghịđối với công ty 20 68 KẾTLUẬN 70 TÀILIỆUTHAMKHẢO 71

docx80 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý tiền lương ở công ty 20 - Tổng cục Hậu cần - Bộ quốc phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ may đo lẻ Vải (N/liệu chính) Đo Cắt May Hoàn chỉnh Kiểm tra chất lượng Đồng bộ Thành phẩm Nhập cửa hàng + Bộ phận đo: Theo phiếu may đó của Quân nhu - TCHC cấp phát hàng may cho cán bộ quân đội, tiến hành đo từng người, ghi số đo vào phiếu đo của từng người trên phiếu để cắt. + Bộ phận may: Theo chuyên môn hoá, chia cho từng người may hoàn thiện. + Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc, là hoàn chỉnh, vệ sinh công nghiệp và kiểm tra chất lượng. + Bộ phận đồng bộ: Trong số phiếu, ghép các thành phẩm thành 1 xuất kho từng người. Sau đó nhập sang cửa hàng để trả cho khách. - May đo hàng loạt: bao gồm các sản phẩm cửa hàng quốc phòng kinh tế và xuất khẩu. Các sản phẩm này có đặc điểm là sản xuất theo cỡ số quy định của cục Quân nhu và của khách đặt hàng. Sơ đồ: Sơ đồ quy trình công nghệ may hàng loạt: Vải (N/liệu chính) Đo Cắt May Phân khổ Kiểm tra chất lượng Đồng bộ Thành phẩm Nhập kho Hoàn chỉnh + Tại phân xưởng cắt: · Tiến hành phân khổ vải, sau đó báo cáo cho kỹ thuật giáo mẫu theo từng cỡ số và trổ mẫu. · Rải vải theo từng bàn cắt, ghim mẫu và xoa phấn. · Cắt phá theo đường giác lớn sau đó cắt vòng theo đường giác nhỏ · Đánh số thứ tự, bó buộc chuyển sang phân xưởng và đưa tới các tổ may. + Tại các tổ may · Bóc mẫu, pha sửa bán thành phẩm theo số thứ tự. · Rải chuyền theo quy trình công nghệ từng mặt hàng, mã hàng. · Sản phẩm may xong được thùa khuy, đính cúc, là hoàn chỉnh, vệ sinh công nghiệp, kiểm tra chất lượng và đóng gói theo quy định của từng loại sản phẩm sau đó nhập kho thành phẩm hoặc xuất trực tiếp cho bạn hàng. 3.2. Đặc điểm về máy móc thiết bị Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cả trong và ngoài nước công ty đã đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt chú trọng đầu tư chiều sâu cho các xí nghiệp thành viên bằng trang thiết bị chuyên dùng hiện đại, mua mới đầu tư bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên các loại máy móc cũ để đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra thông suốt. Từ việc trang bị, tân trang máy móc đã góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm của toàn công ty cũng như ngày càng tăng thêm thu nhập cho người lao động. Thêm vào đó còn tiếp tục rút kinh nghiệm tổ chức cho công nhân làm quen với máy móc hiện đại để phục vụ sản xuất đạt kết quả cao cả về số lượng và tiến độ sản xuất. Cơ cấu máy móc thiết bị của Công ty 20 TT Tên máy móc thiết bị Số cái đang sử dụng I. Thiết bị may 1 Máy cắt các loại 120 2 Máy may các loại 1.600 3 Máy chuyên dùng 150 II. Thiết bị dệt vải (kiếm + thoi) 1 Máy dệt vải 248 + 42 2 Máy dệt bít tất 100 3 Máy dệt thoi 49 4 Máy hoàn tất sản phẩm 25 Nguồn: Phòng kế hoạch Các loại máy móc của công ty đa dạng về số lượng, đảm bảo về chất lượng đây vừa là thuận lợi nhưng cũng là khó khăn cho công tác định mức đối với từng loại sản phẩm. 4. Đặc điểm về nguyên vật liệu và động lực Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định tính liên tục của quá trình sản xuất, cũng là một yếu tố quyết định tới kế hoạch sản xuất. Nguyên vật liệu không đầy đủ kế hoạch sản xuất không ổn định thì không thể có điều kiện để thực hiện mức lao động của công nhân gây khó khăn cho trả lương sản phẩm.Nguyên liệu chính của công ty là vải bao gồm rất nhiều chủng loại vải theo yêu cầu của từng loại quần áo, ngoài ra còn có nguyên liệu phục vụ ngành may, khuy, chỉ Mex… Với các mặt hàng gia công xuất khẩu nguyên vật liệu chính thường do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên đôi khi cung cấp nguyên vật liệu còn chậm trễ làm ảnh hưởng đến tính liên tục trong dây chuyền sản xuất, công nhân phải chờ gây lãng phí thời gian lao động, có khi gây thiếu việc làm cục bộ trong bộ phận phân xưởng. Với mặt hàng quân trang phục vụ quốc phòng thực tế cho thấy tình hình cung cấp nguyên liệu còn chưa đủ cả về số lượng và chất lượng vải. Đây là sản phẩm truyền thống của công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của TCHC-BQP. Do yêu cầu của trang bị chính quy quân đội TCHC quy định thống nhất về màu sắc, loại vải. Nguyên vật liệu chính thường lấy ở X28, nhưng nhiều khi vải không đủ chất lượng, màu sắc… đã làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cho khách, làm giảm lợi nhuận và trực tiếp làm ảnh hưởng đến mức lương của công nhân. Ngoài ra, việc giao kế hoạch sản xuất từ cuối năm trước còn thực hiện ở năm sau khi mà giá mua nguyên vật liệu, phụ liệu có biến đổi cũng gây không ít ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Do đó ổn định việc cung ứng nguyên vật liệu phụ liệu của ngành may là yêu cầu lớn đặt ra cho công tác đảm bảo cho việc sản xuất liên tục, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động. 5. Đặc điểm về tài chính của Công ty 20 Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải có nguồn tài chính vững chắc để đầu tư cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục và hiệu quả. Nguồn vốn của công ty được hình thành từ 3 nguồn chính: - Nguồn vốn do Bộ Quốc phòng cấp. - Nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp. - Nguồn vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của Công ty. Nguồn vốn của Công ty đã tăng liên tục trong những năm qua, cụ thể năm 2000 là 73,88 tỷ đồng; năm 2001 là 106,58 tỷ đồng; năm 2002 là 116,3 tỷ đồng; năm 2004 là 153,12 tỷ đồng và năm 2005 là 155,1 tỷ đồng. 6. Đặc điểm về lao động của công ty Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn lực con người nên công ty đã đề ra chính sách tuyển dụng, đào tạo, sử dụng con người phải thỏa mãn phù hợp nhiệm vụ đặt ra cũng như tâm tư nguyện vọng của công nhân. Khi tuyển chọn người lao động công ty phải căn cứ vào công việc, định mức lao động, lượng người cần tuyển và yêu cầu đặt ra. Năm 2000 là 3350 người từ 82 đến 84% là lao động nữ; 2001 là 3653 người; năm 2002 là 4022 người; năm 2003 là 4830; năm 2004 là 4915 người; năm 2005 là 4965 người. Số lượng tăng dần theo các năm chủ yếu là tăng ở bộ phận sản xuất, lực lượng gián tiếp tương đối hợp lý ngày càng nâng cao số lượng đại học. Trình độ bậc thợ của công nhân ngày càng tăng, tuy vật cần chú ý thêm công tác đào tạo đội ngũ thợ lành nghề, nâng cao trình độ cho nhóm thợ trẻ khi quy mô sản xuất được mở rộng vì tay nghề nâng cao sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động sản lượng hàng hóa sản xuất được nhiều hơn và tiền lương của người công nhân được tăng lên đảm bảo mức sống.Ngành dệt may nói chung và công ty 20 nói riêng có tỷ lệ lao động nữ tương đối lớn nếu không có kế hoạch sử dụng lao động tốt cũng như việc quản lý tốt lao động, tiền lương sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất do không đầy đủ ngày công lao động (như ốm đau, thai sản, con ốm…) do đó đây cũng là vấn đề cấp bách của công ty nên cần có biện pháp hữu hiệu. 7. Đặc điểm về thị trường và các đối thủ cạnh tranh của công ty Thị trường kinh doanh của Công ty 20 được phân chia thành: * Thị trường đầu vào Nguồn đầu vào chính của Công ty 20 trước đây là Nhà máy dệt 8-3. Đây là bạn hàng truyền thống và cũng là khách hàng chỉ định của Công ty trong việc khai thác vật tư. Từ năm 1994 trở lại đây Công ty được quyền chủ động khai thác vật tư. Hiện tại, ngoài nhà máy dệt 8-3, Công ty còn khai thác nguồn nguyên liệu từ nhiều bạn hàng khác. Từ năm 1997, Công ty thành lập thêm một xí nghiệp mới (xí nghiệp dệt Nam Định tại thành phố Nam Định) chuyên sản xuất mặt hàng dệt làm nguồn cung cấp vật tư cho Công ty.Cho tới nay, nhà máy đã cung cấp tới hơn 65% nguồn nguyên vật liệu chính của Công ty và sẽ tiến tới cung cấp phần lớn cho Công ty. Song với xí nghiệp dệt Nam Định, Công ty 28 Bộ Quốc phòng cũng đảm nhiệm một phần nguyên liệu cho sản xuất hàng quốc phòng. Thị trường đầu vào của Công ty 20 là khá vững chắc và tương đối ổn định sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu và nhiệm vụ sản xuất đặt ra. * Thị trường đầu ra - Thị trường trong nước Từ ngày thành lập đến nay, nhiệm vụ trung tâm của Công ty luôn là may quân phục cho cán bộ chiến sĩ từ Quân khu IV trở ra phía Bắc. Hàng năm số lượng quân phục cho chiến sĩ mới nhập ngũ và quân phục cho cán bộ theo tiêu chuẩn là tương đối ổn định. Do vậy thị trường hàng quốc phòng là thị trường quan trọng nhất, thị trường trọng điểm của Công ty 20. Đây lại là một thị trường khá ổn định giúp cho Công ty luôn chủ động trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.Bên cạnh đó, mặt hàng quân phục phục vụ các ngành đường sắt, biên phòng, thuế vụ, hải quân, công an cũng là một thị trường khá quan trọng đối với Công ty. Trong những năm gần đây, do các chính sách giá cả thích hợp cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm nên thị trường mặt hàng này cũng không ngừng được mở rộng. Để không ngừng mở rộng thị trường trong nước, trong 5 năm qua, Công ty đã bỏ kinh phí để tìm nguồn hàng tiêu thụ trong cũng như ngoài quân đội, tham gia các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp và mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm. - Thị trường ngoài nước: Tình hình xuất khẩu năm 2004 và dự kiến kế hoạch 2005 TT Tên sản phẩm ĐVT Giá KH 2004 (đồng) Sản lượng đặt hàng 2004 Thực hiện 2004 Thành tiền Dự kiến kế hoạch 2005 Trữ hàng gối 2003 SX2004 Cộng SX gối 2005 =TH2004 Giá KH 2005 Dự kiến sản lượng 2005 Thành tiền 1 2 3 4 5 7 8 9=4*8 10 11 12=10*11 XUẤT KHẨU 39.924.965.806 44.984.063.000 A. XUẤTKHẨU TRỰC TIẾP FOB 1.686.321.360 55.300 34.030 1.881.859.000 1 Quần các loại (Amerex) Chiếc 54.510 30.936 38.238.644.446 43.102.204.080 B. gia công xuất khẩu Chiếc 1. Hãng poong shin Chiếc 1 áo đua môtô các loại Chiếc 86.900 210.506 18.292.971.400 88.480 232.000 20.527.360.000 2 Quần đua môtô cácloại Chiếc 54.036 62.191 3.360.552.876 55.300 68.000 3.760.400.000 3 Áo Vest các loại Chiếc 33.180 3.137 104.085.660 34.760 3.500 121.660.000 4 Áo sơ mi các loại Chiếc 28.440 2.745 78.067.800 31.600 3.500 110.600.000 5 Mặt nạ đua các loại Chiếc 14.220 17.700 251.694.000 15.800 18.000 284.400.000 2. Hãng PAN-PACIFIC 1 Áo Jaket các loại Chiếc 41.080 4.000 164.320.000 44.240 4.400 194.656.000 2 Áo JKT các loại Chiếc 28.835 35.694 1.029.236.490 31.600 39.263 1.240.710.800 3. Hãng ENTER B 1 Áo Jaket trẻ em các loại Chiếc 41.080 139.760 5.741.340.800 41.080 153.736 6.315.474.880 4. Hãng KANEMATSU Chiếc 1 Áo Jaket, áo khoác, choàng Chiếc 67.940 27.195 1.847.628.300 69.520 29.915 2.070.690.800 2 Áo SM thường phục Chiếc 36.182 65.360 2.364.855.520 37.920 71.896 2.726.296.320 3 Quần thường phục Chiếc 36.340 52.995 1.925.838.300 37.920 58.295 2.210.546.400 5. Hàng AD VINA 1 Áo Jaket các loại Chiếc 36.814 29.400 1.082.331.600 38.710 32.340 1.251.881.400 6. Hãng AMEREX 1 JKT cácloại Chiếc 36.340 31.325 1.138.350.500 36.340 34.458 1.252.203.720 7. Hãng GUANGXI 1 Bộ quần áo Bộ 53.720 15.960 857.371.200 58.460 17.556 1.026.323.760 Nguồn: Phòng Kế hoạch 8. Cơ cấu tổ chức của Công ty 20 8.1. Giám đốc Công ty Giám đốc công ty được Bộ Quốc phòng bổ nhiệm và miễn nhiệm - khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Tổng cục Hậu cần. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm trước Tổng cục Hậu cần và trước pháp luật về mọi mặt hoạt động xây dựng quân đội, hoạt động và sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc là người điều hành cao nhất trong công ty được quyền quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch, phù hợp với pháp luật, nghị quyết của đảng ủy công ty, nghị quyết của đại hội công nhân viên chức trong công ty và các quyết định của Nhà nước và được cấp trên phê duyệt. 8.2. Các phó giám đốc công ty Trong các doanh nghiệp quân đội nói chung thường có 4 phó giám đốc - Phó giám đốc về chính trị. - Phó giám đốc về kỹ thuật - Phó giám đốc về kinh doanh - Phó giám đốc về sản xuất Ở Công ty 20 hiện nay có 4 phó giám đốc đảm nhiệm các lĩnh vực kinh doanh, chính trị sản xuất. So với các doanh nghiệp chỉ sản xuất kinh doanh và xây dựng kinh tế thì các doanh nghiệp quân đội vì phải thực hiện nhiệm vụ xây dựng quốc phòng nên công tác chính trị phải đặt lên hàng đầu vì vậy phải có phó giám đốc chính trị. Đây là đặc trưng riêng của doanh nghiệp quân đội. Từ đó có thể thấy doanh nghiệp quân đội làm kinh tế có nhiệm vụ nặng nề hơn phức tạp hơn. Các phó giám đốc công ty cũng đều do chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Đảng ủy và giám đốc Công ty. Các phó giám đốc là người giúp giám dốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và đảng uỷ về kết quả nhiệm vụ được giao. 8.3. Các phòng ban a) Phòng Kế hoạch tổ chức sản xuất: Là cơ quan tham mưu tổng hợp cho giám đốc công ty về mọi mặt trong đó chịu trách nhiệm trực tiếp về các mặt sau: Công tác kế hoạch hóa, tổ chức sản xuất, quản lý vật tư hàng hóa thành phẩm, tổ chức lao động tiền lương, chính sách đối với người lao động. Nhiệm vụ chủ yếu của phòng kế hoạch tổ chức sản xuất là: * Công tác kế hoạch hóa - Giúp giám đốc chủ trì và phối hợp các phòng ban nghiệp vụ có liên quan của công ty tổ chức xây dựng các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch động viên quốc phòng kế hoạch đảm bảo an toàn về mọi mặt. - Trực tiếp xây dựng các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, lao động tiền lương, tiêu thụ sản phẩm hàng năm. * Công tác vật tư tiêu thụ sản phẩm: - Chịu trách nhiệm tiếp nhận quản lý và cung cấp đầy đủ các loại vật tư ngành may phục vụ quốc phòng cho sản xuất của công ty. - Tổ chức theo dõi, tổng hợp báo cáo về tình hình tiếp nhận, dự trữ, bảo quản, sử dụng và tồn kho các loại vật tư nguyên liệu trong công ty. * Công tác lao động tiền lương - Tham mưu giúp giám đốc công ty xây dựng mô hình tổ chức, biên chế chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thành viên trực thuộc công ty. - Tổ chức triển khai tuyển dụng, đào tạo bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân theo kế hoạch, tiêu chuẩn mà công ty đã phê duyệt. b) Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu Là cơ quan tham mưu cho giám đốc việc xây dựng phương hướng mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ tư vấn về việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. - Phối hợp với các phòng trong công ty xây dựng các phương án về giá cả vật tư hàng hóa xuất nhập khẩu, giá cả dịch vụ ủy thác và giá cả gia công hàng xuất khẩu. - Tham mưu cho giám đốc trong hoạt động marketing mở rộng thị trường. - Làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ. c) Phòng Kỹ thuật chất lượng Là cơ quan tham mưu cho giám đốc công tác khoa học kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất sản phẩm cụ thể: - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, kế hoạch đầu tư chiều sâu. - Nghiên cứu chế thử sản phẩm - Tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm. - Kiểm tra giám sát thực hiện quy trình công nghệ sản xuất và các điều kiện phục vụ ở các xí nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. d) Phòng Tài chính kế toán Là cơ quan tham mưu cho giám đốc về hoạt động tài chính kế toán của Công ty. Đồng thời thực hiện giám sát viên của Nhà nước tại Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty, cơ quan tài chính kế toán cấp trên và pháp luật thực hiện các nghiệp vụ. - Lập kế hoạch tài chính. - Theo dõi chi phí sản xuất và tính giá thành. - Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế - Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê. e) Phòng Chính trị Đây là đặc thù riêng có của doanh nghiệp trong quân đội. Phòng Chính trị là cơ quan tham mưu cho giám đốc thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong quân đội, tổ chức các hoạt động của các tổ chức quần chúng như hội phụ nữ, công đoàn, đoàn thanh niên và công tác hậu phương quân đội. Nhìn chung Công ty 20 đã hình thành các phòng ban chức năng cụ thể cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty tương đối hợp lý. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty 20 Công ty 20 Phòng ban nông nghiệp Các xí nghiệp May Phân xưởng hoàn tất Phân xưởng cắt Phân xưởng may Cơ cấu sản xuất bao gồm các bộ phận sau: - Bộ phận sản xuất chính bao gồm: Phân xưởng cắt, phân xưởng may, phân xưởng dệt và phân xưởng hoàn tất. Bộ phận này chiếm khoảng 80% tài sản của công ty, và chiếm 93% tổng số lao động nằm ở các xí nghiệp thành viên của công ty. - Bộ phận phụ trợ bao gồm các tổ cơ điện nằm tại các xí nghiệp thành viên với tay nghề bậc thợ trung bình là bậc 4. Tổ này có nhiệm vụ sửa chữa bảo hành các loại thiết bị may và dệt. - Bộ phận phục vụ sản xuất: Tổ bảo vệ, y tế, hệ thống kho tàng, đội vận tải và các công trình phúc lợi công cộng khác. Bộ phận này gồm cả hệ thống kho tàng được bố trí tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển thành phẩm, bán thành phẩm và nguyên vật liệu. 9. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 20 THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TỪ NĂM 2000-2005 Năm Doanh thu (tỷ đồng) Doanh thu LĐBQ (người) LN (tỷ đồng) Nộp ngân sách (tỷ đồng) TNBQ ng/tháng (đồng) Nguồn vốn (tỷ đồng) QP KT XK 2000 355,19 188,32 144,10 22,77 3.350 14,916 1.041.000 1.041.000 73,88 2001 336,60 336,60 93,72 24,20 3.653 17,60 1.150.000 1.150.000 106,58 2002 314,06 314,06 99,87 21,36 4.022 17,31 1.170.000 1.170.000 116,30 2003 348,59 249,59 63,36 35,75 4.830 22,55 1.192.000 1.192.000 153,12 2004 351,52 250,73 62,87 37,92 4.915 16,25 1.205.000 1.205.000 155,10 2005 367,50 247,20 65,80 54,50 4.965 16,75 1.339.000 1.339.000 Nguồn: Phòng Kế hoạch II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG Ở CÔNG TY 20 1. Hình thức trả lương 1.1. Trả lương theo sản phẩm a) Trả lương sản phẩm trực tiếp - Công nhân cắt, may, hoàn thiện, kiểm phẩm, tổ trưởng, tổ phó của các xí nghiệp may. - Công nhân trực tiếp đứng máy dệt, máy định hình của xí nghiệp 5- dệt kim và xí nghiệp 7 - dệt vải. b) Trả lương theo sản phẩm tập thể - Toàn bộ CB- CNV thuộc phân xưởng chuẩn bị, phân xưởng dệt (trừ công nhân trực tiếp đứng máy dệt), phân xưởng hoàn thành và phân xưởng động lực của xí nghiệp 7 - dệt vải. - Công nhân thuộc các tổ dệt khăn, dệt bít tất, dệt vải và tổ tẩy nhuộm của xí nghiệp 5- dệt kim (trừ công nhân trực tiếp đứng máy dệt và máy định hình bít tất). c) Trả lương theo sản phẩm gián tiếp - Ban giám đốc Công ty, Ban giám đốc các đơn vị thành viên, cán bộ nhân viên quản lý trong toàn công ty. - Trung tâm đào tạo dạy nghề. - Một số đối tượng thuộc Trung tâm nghiên cứu mẫu mốt thời trang. - Các bộ phận phục vụ như: lái xe, quân y, cơ điện, vệ sinh công nghiệp, vận chuyển nội bộ trong toàn công ty và nhân viên bảo vệ của các xí nghiệp hạch toán tập trung tại địa bàn Hà Nội. 1.2. Trả lương theo mức khoán/tháng Bao gồm nhân viên quản lý, phục vụ bếp ăn ca trong toàn công ty và nhân viên bảo vệ, vệ sinh môi trường, cô nuôi dạy trẻ của các xí nghiệp hạch toán tương đối độc lập tại địa bàn các tỉnh. 1.3. Trả lương khoán/doanh thu Bao gồm cán bộ - công nhân viên của xí nghiệp thương mại; CB-CNV thuộc chi nhánh phía Nam, nhân viên bán hàng tại các cửa hàng giới thiệu, kinh doanh thương mại, đại lý thuộc các đơn vị trong toàn công ty và mốtố đối tượng thuộc trung tâm nghiên cứu mẫu mốt - thời trang. 1.4. Trả lương thời gian theo cấp bậc Bao gồm các ngày nghỉ theo chế độ Nhà nước quy định như nghỉ phép, lễ tết, việc riêng có lương, học, họp… 2. Những căn cứ thực tế mà công ty đã áp dụng để trả lương theo sản phẩm 2.1. Một số căn cứ để xây dựng đơn giá tiền lương sản phẩm * Thời gian lao động: - Ngày công làm việc trong một tháng (tính vào đơn giá là 24 ngày) - Giờ công làm việc thực tế trong ngày (theo quy định là 7,5 giờ) * Hệ số cấp bậc công việc bình quân: - Đối với lao động trực tiếp: Quy định theo tiêu chuẩn bậc thợ và thời gian chế tạo công nghệ (Tcn) của từng sản phẩm. - Đối với lao động quản lý và lao động phục vụ: căn cứ vào cơ cấu tổ chức của Công ty được TCHC phê duyệt trong đó công ty 20 được xếp là doanh nghiệp hạng 1. * Mức lương tối thiểu của doanh nghiệp (Lmin) - Theo quy định của Nhà nước Lmin= 290.000 đồng - Hệ số điều chỉnh vùng (K1) và ngành nghề (K2) + Tại Hà Nội K1= 0,3 + Hệ số điều chỉnh ngành K2 = 1,0 tính cho nhóm 2 các ngành dệt may (thông tư số 13/LĐTBXH). + Hệ số điều chỉnh tối đa cho phép: KĐ/c = K1 + K2 = 0,3+ 1,0 = 1,3 - Mức lương tối thiểu cao nhất mà doanh nghiệp áp dụng = 290.000 x (1+1,3) = 667.000 đồng. Để đảm bảo nguyên tắc quy định trong thông tư hướng dẫn 3092/QP của Bộ Quốc phòng khi áp dụng hệ số điều chỉnh Công ty 20 đã áp dụng mức tối thiểu và hệ số điều chỉnh của doanh nghiệp trong xây dựng đơn giá tiền lương với sản phẩm may và dệt kim như sau: - Sản phẩm quốc phòng (phụ cấp 30%) K1= 0,3; K2 = 0,3 Þ KĐ/c = 0,6 TLmin = 290.000 x (1 + 0,6) x 130% = 603.200 đồng. - Sản phẩm kinh tế nội địa và xuất khẩu (không có phụ cấp quốc phòng) Để đảm bảo thu nhập chung giữa các sản phẩm trên cơ sở giá được khách hàng chấp nhận công ty áp dụng: K1 = 0,3 ; K2 = 0,7 Þ KĐ/c = 1,08 TLmin = 290.000 x (1 + 1,08) x 1%= 314.200 đồng * Các khoản phụ cấp lương: Phụ cấp an ninh quốc phòng căn cứ vào quyết định số 955/QĐ-CP ngày 18/7/1997 và quyết định số 954/QĐ-QP ngày 18/7/1997 của Bộ Quốc phòng xác định Công ty 20 lao động doanh nghiệp công ích trong quân đội. Theo quy định lao động của công ty khi sản xuất hàng quốc phòng được tính phụ cấp lương = 30%. - Phụ cấp trách nhiệm cho các chức vụ theo chế độ Nhà nước quy định. 2.2. Cơ cấu quỹ lương của công ty và sử dụng quỹ lương trong tổng quỹ lương do Công ty xây dựng và quản lý toàn bộ lương. - Hàng quốc phòng căn cứ vào đơn đặt hàng của Cục Quân nhu và đơn giá ký căn cứ của Bộ Quốc phòng quy định. - Hàng xuất căn cứ vào đơn giá đặt hàng và số lượng đơn hàng. - Xây dựng quy chế trả lương cho toàn bộ công ty trả theo hệ số chức danh, toàn bộ phân theo nhóm công việc theo trình độ phức tạp của công việc đưa ra hệ số chức danh. - Công nhân sản xuất trực tiếp đơn giá tiền lương do công ty xây dựng và ban hành. Tổng hợp đơn giá chi tiết do các xí nghiệp thành viên của công ty căn cứ vào công nghệ dây chuyền của từng mặt hàng. Do công ty có trường mầm non dành cho con em cán bộ công nhân viên trong công ty nguồn hình thành quỹ lương cho trường mầm non do ngân sách quốc phòng đảm bảo quyết toán cho giáo viên trường mầm non trích từ hoạt động kinh doanh dịch vụ. 2.3. Phương pháp chia lương theo sản phẩm tại Công ty 20 - Đối với cá nhân: dựa vào bảng đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm mà kế toán cân đối bảng lương cho từng người. - Đối với tập thể: Trả lương cho từng xí nghiệp thành viên. Lực lượng lao động gián tiếp xác định theo tỷ lệ trích số lượng chức danh. 3. Xác định đơn giá tiền lương a) Trả lương theo sản phẩm trực tiếp Công ty coi bán thành phẩm ở tại công đoạn cuối cùng của mỗi phân xưởng là thành phẩm của phân xưởng đó lấy số lượng và chất lượng sản phẩm nhập kho làm căn cứ tính lương bằng cách chia quỹ lương của phân xưởng đó cho từng công nhân. Số tiền lương của công nhân hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh và kết quả chung của phân xưởng. Tổng tiền lương công nhân: (Qi x Đgi) Trong đó: Qi : Số lượng sản phẩm ở bước công việc i n: Số lượng công việc Đgi: Đơn giá sản phẩm bước công việc i Hình thức trả lương này được áp dụng trực tiếp cho các công nhân làm việc tại các công đoạn sản xuất như: may, là, thùa khuy, đơm cúc… trong đó mỗi công nhân có thể thực hiện một hoặc nhiều bước công việc trong giai đoạn sản xuất một loại sản phẩm. Đối với mỗi bước công việc của mỗi sản phẩm của công ty đều phải xây dựng một đơn giá riêng. ĐGi = LCbni MSli Trong đó: ĐGi : đơn giá sản phẩm bước công việc i LCbni: lương cấp bậc của cấp công việc i MSli: mức sản lượng của mức công việc i Công đoạn may căn cứ theo quy trình sản xuất như sau: May chính: công nhân sản xuất chính Di bộ: công nhân phụ Thùa khuy: công nhân phụ Đính cúc: công nhân phụ Vắt gấu: công nhân phụ Vắt sổ: công nhân phụ Tổ trưởng Là hoàn chỉnh Cách tính đơn giá bộ phận may cũng tương tự như bộ phận cắt ở trên. Ví dụ cụ thể như sau: Tổng đơn giá 4.210 4 May chính 3.170 3 Di bộ 120 3 Thùa khuy 100 3 Đính Cúc 100 3 Vắt gấu 100 3 Là hoàn chỉnh 170 4 Vắt sỏ 150 3 Tổ trưởng 200 4 Cách tính đơn giá chi tiết cho từng bước công việc trong khâu may quân phục chiến sĩ. Đơn giá chi tiết từng bước công việc cho bộ quân phục chiến sĩ TT Bộ phận Hệ số Cv Người đảm nhiệm S Hệ số Đơn giá (đồng) 1 2 3 4 5 = 4*3 6 1 Quay moi, dán moi, dán túi dọc 1 3 3 338,6 2 Can chèn, chiết ly, cuốn dọc, mí dài 1,02 4 4,08 445,8 3 Dán cáp, may đầu cáp, mí cạp 1,06 2 2,12 237,0 4 May dây điều chỉnh-dây lưng 0,98 2 1,96 219,4 5 Can cổ, may séc, moi thùa 0,99 2 1,96 219,4 6 May đáp khuyết thùa dán túi hoàn chỉnh 0,98 2 1,96 219,4 7 May dây luồn eo-đáp eo 0,98 2 1,96 219,4 8 Diều nẹp, ghim nẹp, mí nẹp 1 4 4 443,5 9 Đỉa vai, diều đê cúc thân trước, dán cỡ 1,1 2 2,4 243,7 10 Vào vai con, gắn đỉa, may dây lưng 1 1 1 112,0 11 Tra cổ hoàn chỉnh - tra tay 0,98 1 0,9 109,7 12 May thép tay hoàn chỉnh-tra tay 0,99 3 2,97 330,3 13 Cuốn sườn -mí sườn 1,02 2 2,04 226,0 14 May đáp dây luồn eo 1 1 1 112,0 15 May gấu áo 0,98 1 0,98 109,7 16 Tra măng séc, diều măng séc 1 2 2 233,8 17 Pha sửa hoàn chỉnh 0,99 1 0,99 110,9 18 Mí tay 0,99 1 0,99 110,8 19 Thùa, đính hoàn chỉnh 0,99 1 1,98 220,5 20 Vắt sổ lotmoi, bấm vê và nẹp 1 2 2 224,0 21 Lộn măng sec-lót túi 0,98 1 0,98 119,7 22 Là hoàn chỉnh,nẹp chỉ 0,98 2 1,96 239,4 23 Kiểm phẩm 1,08 1 1,08 120,9 24 Tổ phó 1,4 1 1,4 140 25 Tổ trưởng 1,5 1 1,5 151 Tổng 45 46,34 5.156,1 Nguồn: Phòng kế hoạch Tổng giá hệ số = Tổng đơn giá Tổng hệ số = 5.156,1 46,35 = 111,27 đồng Đơn giá bộ phận = Đơn giá hệ số 1 x Hệ số cấp bậc công việc Từ đó tính được tiền lương của công nhân sản xuất Tiền lương CNSX = (Qi x Đgi) Trong đó: n: số công việc sản xuất một sản phẩm k Qi: sản lượng sản phẩm i Đgi: đơn giá sản phẩm i k: số loại sản phẩm công nhân sản xuất ra Tuy nhiên tiền lương sản phẩm được xác định một cách linh hoạt, một phần áp dụng theo quy định chung của Nhà nước thể hiện quá trình công tác và trình độ chuyên môn theo ngành cụ thể của từng người. Một phần khác tính theo hệ số tăng kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và hệ số thành tích (mức bình xét 1, 2, 3) được công ty quy định căn cứ vào mức độ kết quả lao động, học tập, ý thức chấp hành nội quy kỷ luật của từng công nhân. Các mức bình xét: +Mức 3: Đối với những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt nội quy của công ty, đảm bảo ngày công làm việc thực tế 24 ngày/tháng trở lên. + Mức 2: Bao gồm các trường hợp - Hoàn thành chưa tốt nhiệm vụ được giao - Vi phạm nội quy của công ty (mức độ từ 1-2 lần được chỉ huy đơn vị nhắc nhở). - Ngày công làm việc thực tế từ 20-24 ngày/tháng + Mức 1: Bao gồm các trường hợp - Không hoàn thành nhiệm vụ được giao - Vi phạm nội quy của công ty (mức độ tái phạm nhiều lần) - Ngày công làm việc thực tế 20 ngày/tháng trở xuống. Hiện nay công ty đã áp dụng chế độ tiền lương mới theo hệ thống thang bảng lương của công nhân sản xuất A12. Bảng lương công nhân trực tiếp cho ngành dệt, da, giấy, may Đơn vị tính: 1000 đồng Nhóm, mức lương Bậc I II III IV V VI Nhóm I: - Hệ số - Mức lương 1,55 1,85 2,22 2,65 3,18 3,8 449,5 536,5 643,8 768,5 922,2 1.102,0 Nhóm II: - Hệ số - Mức lương 1,67 2,01 2,42 2,9 3,49 4,2 484,3 582,9 701,8 841,0 1.012,1 1.218,0 Nhóm III: - Hệ số - Mức lương 1,78 2,13 2,56 3,06 3,68 4,4 516,2 617,7 742,4 807,4 1.064,3 1.276 Qua hệ thống thanh bảng lương mới ta thấy hệ số lương và mức lương cho công nhân ngày một tăng, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày một bảo đảm. Đây là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước tới ngành dệt may nói riêng và các ngành trong lĩnh vực này nói chung vì đây được đánh giá là nghề độc hại. b. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp Đây là hình thức trả lương áp dụng với bộ phận quản lý phục vụ của tất cả xí nghiệp. Tiền lương của bộ phận quản lý phục vụ này phụ thuộc trực tiếp vào sản lượng các loại hàng hóa sản phẩm trong kỳ của xí nghiệp. Đơn giá tiền lương cho bộ phận phục vụ quản lý xí nghiệp. CPpv hoặc CPql = S hệ số của bộ phận quản lý hoặc phụ vụ x Đơn giá CNSX S hệ số của toàn xí nghiệp (CPpv hoặc CPql: là chi phí tiền lương để phục vụ và quản lý cho một đơn vị sản phẩm). Vậy lương của cán bộ quản lý, phục vụ: Lql = CPql x Q Lpv = CPpv x Q Q là sản lượng Với công thức tính như trên sau khi xác định được đơn giá của công nhân và tỷ lệ trích cho khối quản lý và phục vụ được tính như sau: Hệ số chức danh và độ phức tạp của công việc tại xí nghiệp 1 TT Chức danh Hệ số Số người Tổng hệ số 1 Giám đốc XN 4,5 1 4,5 2 Phó giám đốc 3,9 2 7,8 3 Trưởng ban 2,7 3 8,1 4 Đo cửa hàng 1,7 1 1,7 5 Phụ trách cửa hàng 2,2 1 2,2 6 Nhân viên cửa hàng 1,6 1 1,6 7 Kế toán - thống kê 1,6 10 16 8 Nhân viên kỹ thuật 1,7 10 17 9 Nhân viên bảo vệ 1,3 8 12,48 10 Nhân viên cơ khí 1,5 2 3 11 Thủ kho 2,2 1 2,2 12 Quân y 1,5 1 1,5 13 Nhân viên vệ sinh 1,1 3 3,3 Nguồn: Phòng kế hoạch 4. Đánh giá thực trạng hình thức trả lương sản phẩm của công ty 20 Nhìn chung, Công ty 20 là một trong những doanh nghiệp uy tín và có sự phát triển vượt bậc trong những năm qua. Nhất là khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như hiện nay, Công ty đã đứng vững nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn và có sự cố gắng nỗ lực của tập thể CBCNV cùng một cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh hợp lý hiệu quả trong đó có công tác tiền lương.Thu nhập của công ty gồm hai nguồn chính là hàng Quốc phòng và hàng gia công xuất khẩu. Tại công ty đang thực hiện hai hình thức trả lương sản phẩm là trả lương sản phẩm trực tiếp và trả lương sản phẩm gián tiếp. Công ty thực hiện trả lương theo đóng góp sức lao động cho nên tiền lương sản phẩm luôn kích thích được người lao động tích cực làm việc, tham gia góp ý cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm máy móc, nguyên vật liệu, tăng năng suất lao động cải thiện đời sống.Cách tính lương đơn giản dễ hiểu, công tác xây dựng mức luôn được hoàn thiện trong từng thời kỳ giúp cho việc xác định đơn giá sát với thực tế hơn và đúng với khả năng của người lao động.Công tác nghiệm thu sản phẩm ngày càng được củng cố và hoàn thiện không chạy theo số lượng vì vậy chất lượng sản phẩm của công ty ngày một cao.Trong quá trình áp dụng các hình thức chi trả lương công ty đã tuân thủ các quy định của Nhà nước về yêu cầu nhiệm vụ của tiền lương một cách khoa học và phù hợp với đặc điểm của công ty. Năng suất lao động và tiền lương bình quân TT Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 1 Số công nhân Người 3352 4214 4434 125,7 105,2 2 NSLĐBQ tháng 7 7,1 7,5 101,4 105,6 3 TLBQ Đồng 1013000 1.040.000 1.051,440 138,6 101,11 Nguồn: Phòng Kế hoạch Nhật xét: Qua bảng trên ta thấy năng suất lao động và cả tiền lương bình quân tăng hàng năm và mối quan hệ tăng năng suất lao động nhanh hơn lao động tiền lương bình quân. Công ty đã đảm bảo đời sống quyền lợi của công nhân có tích lũy phát triển và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ Nhà nước Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được từ việc trả lương vẫn còn những mặt như: - Định mức của Công ty vẫn còn chênh lệch đáng kể giữa mức với thực tế. Do đặc điểm của ngành may là làm theo đơn đặt hàng. Mặt hàng nào sản xuất dứt điểm mặt hàng đó, nhất là hàng gia công xuất khẩu. Do vậy công tác định mức gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng định mức không sát với thực tế cần phải xây dựng hệ số điều chỉnh các mặt hàng để định mức sát với thực tế và có tính chất khách quan giúp cho việc trả lương theo sản phẩm đúng với sức lao động bỏ ra. - Tổ chức phục vụ nơi làm việc chưa hợp lý. Cần có công tác điều tra rà soát lại các khâu phục vụ nơi làm việc đặc biệt là máy móc thiết bị. - Tổ chức kiểm tra nghiệm thu sản phẩm còn chưa chặt chẽ. - Đơn giá cần thay đổi cho sát thực tế để có thể sử dụng hết khả năng lao động. - Công tác chia lương cho bộ phận gián tiếp còn mang tính chất bình quân chưa phản ánh rõ trách nhiệm của từng người đối với sản xuất. CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỔ CHỨC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG Ở CÔNG TY 20 Trong nền kinh tế thị trường hiện nay các doanh nghiệp luôn luôn củng cố, hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên không một doanh nghiệp nào dám khảng định là mình đang hoàn thiện 100%. Vì môi trường kinh doanh luôn luôn thay đổi, do đó các doanh nghiệp cũng phải luôn luôn đổi mới để phục vụ với môi trường kinh doanh. Công ty 20 cũng không nằm ngoài trong số đó.Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty 20, với những kiến thức đã thu thập được trong quá trình học tập ở trường, cùng với sự cố gắng trong học hỏi, tìm hiểu phân tích hoạt động công tác quản lý tiền lương, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác tổ chức quản lý tiền lương ở công ty 20. I.BIỆN PHÁP NÂNG CAO TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN 1. Hoàn thiện hệ thống định mức lao động Trong công tác quản lý tiền lương việc xây dựng định mức lao động là công tác hết sức quan trọng là căn cứ để xác định số lao động cần thiết (lao động định biên) . Nó còn là điều kiện không thể thiếu được trong mọi cơ sở sản xuất đảm bảo hiệu quả cho quá trình sản xuất đồng thời nó cũng là biện pháp quản lý lao động có căn cứ khoa học.Định mức lao động chính xác là rất cần thiết để có đơn giá tiền lương/doanh thu hợp lý. Định mức lao động là xác định lao động hao phí quy định để hoàn thiện một đơn vị sản phẩm hoặc khối lượng công việc theo tiêu chuẩn chất lượng trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật nhất định. Việc xây dựng định mức ở Công ty 20 là có kế hoạch vì sản xuất kinh doanh của công ty mang tính đa dạng. Vì vậy để làm tốt công tác tổ chức quản lý tiền lương cần phải hoàn thiện định mức lao động nhằm đảm bảo hài hòa giữa lợi ích khi chuyển sang cơ chế thị trường, ở hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước, vai trò của định mức lao động được coi trọng. Công ty 20 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng có quy mô vừa nhưng lại hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh doanh mà việc định mức lao động lại rất khó khăn. Vì vậy nên cần tổ chức một ban định mức lao động; Trên cơ sở chính sách tiền lương của Nhà nước, dựa vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng bộ phận và của toàn công ty để xây dựng hệ thống đơn giá tiền lương cho từng sản phẩm, từng công việc cụ thể.Củng cố và đổi mới hoạt động định mức lao động trong công ty, cùng với sự đổi mới nhận thức về vai trò của định mức lao động trong công tác quản lý doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc tổ chức lại bộ máy đến xây dựng quy chế định mức trong công ty. Và sau khi xây dựng định mức cần được vào làm thử trong 1-3 tháng, nếu mức lao động ở ngoài khoảng (95-120%) thì phải xem lại việc xây dựng định mức. Tóm lại, công ty cần có đội ngũ làm công tác định mức có trình độ, am hiểu kỹ thuật, công nghệ trong các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đang hoạt động. Đội ngũ làm công tác định mức lao động cần kiêm nhiệm luôn việc kiểm tra theo dõi việc thực hiện định mức của công nhân , các nguyên nhân khách quan và chủ quan trong quá trình sản xuất như tình hình máy móc, trang thiết bị, tổ chức phục vụ…. dẫn đến việc hoàn thành hay không hoàn thành định mức, từ đó phát hiện ra những yếu tố tiên tiến hay lạc hậu trong khi xây dựng định mức, từ đó phát hiện ra những yếu tố tiên tiến hay lạc hậu trong khi xây dựng định mức mà điều chỉnh cho thích hợp nhằm làm cho hệ thống định mức luôn được hoàn hiện và phù hợp với sự phát triển của công ty. 2. Hoàn thiện đơn giá trả lương theo sản phẩm Đơn giá tiền lương là cơ sở để tính giá hàng hóa sức lao động. Vì thế , nó phải được tính một cách đúng đắn và chính xác. Tính chính xác đó phải dựa vào hệ thống định mức chính xác. Còn muốn tính đúng đắn đơn giá thì khi tính tiền lương phải công khai, minh bạch, rõ ràng. Do đơn giá sản phẩm luôn có sự thay đổi nên muốn có được một bộ đơn giá cố định là điều không thể. Như thế mà việc điều chỉnh đơn giá luôn phải tiến hành một cách thường xuyên trên cơ sở định mức do Nhà nước ban hành. Đơn giá của từng khối lượng công việc cũng khác nhau và được tính tán vào thời điểm người công nhân khoán trên cơ sở định mức lao động đòi hỏi về kỹ thuật, chất lượng của công việc đó. Tuy vậy, việc tính toán đơn giá sản phẩm của từng công nghệ kinh doanh dựa trên cơ sở định mức do Nhà nước ban hành theo từng công việc và có xem xét đến giá cả thị trường. Hiện nay đơn giá sản phẩm giao cho các xí nghiệp chỉ giao thẳng bằng đơn giá đã xác định của công ty. Do đó, đơn giá không bị khống chế giữa các bộ phận nên đã tạo điều kiện cho các xí nghiệp tự chủ trong sản xuất và nhân lực cho phù hợp với từng xí nghiệp. 3. Bố trí phân công lao động Hiện nay việc bố trí phân công lao động của các xí nghiệp nhiều khâu, nhiều chỗ vẫn còn chưa hợp lý nên nhiều chỗ có lao động dư thừa, nhiều chỗ lao động lại thiếu do vậy khối lượng công việc đảm nhiệm có khâu quá vất vả có nơi thì nhẹ.Dây chuyền sản xuất phải thường xuyên được rà soát, kiểm tra sắp xếp bố trí cho phù hợp với công việc của từng công việc của từng bộ phận nâng cao tỷ lệ công nhân chính giảm tỷ lệ công nhân phụ. Bộ phận gián tiếp của các xí nghiệp phải được rà soát, kiểm tra sắp xếp phù hợp với khối lượng công việc đảm nhận. Bộ phận này hiện nay có điểm cần chú ý: Tổ kỹ thuật khi bắt đầu triển khai vào một mặt hàng mới hoặc đo thì cần nhiều kỹ thuật viên nhưng khi đã triển khai trên các dây chuyền sản xuất hoặc đo, đo xong thì bộ phận này lại nhàn rỗi. Do vậy có thể bố trí bộ phận này đảm nhiệm các khâu công việc khác như làm dịch vụ, kiểm nghiệm công việc ở bộ phận khác… để nâng cao thu nhập cũng như hiệu quả sản xuất của Xí nghiệp.Xác định mức độ phức tạp của từng công việc chia thành 3 mức: đơn giản, trung bình, phức tạp. Từ đó căn cứ vào trình độ tay nghề của số công nhân hiện có để sắp xếp công nhân một cách phù hợp hơn. Để căn cứ lập phương án bố trí lao động phù hợp với trình độ chuyên môn phải xác định cấp bậc công việc bình quân sản xuất sản phẩm toàn công ty. Sau khi tính được cấp bậc công việc bình quân dựa vào nhu cầu mức lao động để chọn đúng nghề chuyên môn và đảm bảo sao cho cấp bậc công việc bằng hoặc gần bằng cấp bậc công việc một cách tương ứng.Với cách bố trí như vậy sẽ tạo được sự giúp đỡ giữa người công nhân bậc cao và người công nhân bậc thấp nhằm mục đích nâng cao tay nghề cho người công nhân bậc thấp hơn.Việc bố trí người không những ở khâu tổ chức mà ngay khi bắt tay vào làm cũng cần có sự bố trí hợp lý. 4. Làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Để có một đơn giá tiền lương hợp lý, chính xác từ đó se có một quỹ tiền lương kế hoạch của công ty sát với thực tế, để không dồn chi quỹ tiền lương hoặc vượt chi cần phải có một kế hoạch sản xuất kinh doanh tương đối chính xác. Để làm tốt công tác xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, công ty cần thực hiện một số biện pháp sau. - Thống kê sản lượng của từng công nghệ kinh doanh ít nhất trong 3 năm gần đây để thấy rõ tốc độ tăng hoặc giảm của sản lượng và thấy rõ xu hướng biến đổi. Với cách thống kê này sẽ cho xác suất chính xác cao hơn so với việc thống kê sản lượng của năm trước. - Phát triển điều tra thăm dò thị hiếu của khách hàng để xác định nhu cầu về những mặt hàng mà công ty sản xuất. - Đối với ngành dệt may là ngành sản xuất chủ yếu của công ty về hãng sản xuất cần đa dạng hơn về mẫu mã, kích cỡ để có thể đáp ứng được đòi hỏi của thị trường thực tế. Sau đó tính tổng lượng tất cả các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng của công ty. Từ đó sẽ xác định được sản lượng kinh doanh cho năm kế hoạch. Để trả lương đúng, đủ theo hiệu quả công việc của người lao động, công tác thống kê ghi chép số liệu ban đầu có vị trí quan trọng. Việc ghi chép phải tỷ mỷ, chính xác về thời gian lao động, về số lượng, chất lượng sản phẩm của từng người, từng tổ thì mới tiến hành trả lương cho người lao động được chính xác, công bằng và nhanh chóng. Bên cạnh đó mới có thể theo dõi có hiệu quả việc chấp hành ý thức kỷ luật của người lao động. II. HOÀN THIỆN MỘT SỐ CÔNG TÁC KHÁC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG THEO SẢN PHẨM. 1. Cải thiện điều kiện lao động cho người công nhân Điều kiện lao động là một yếu tố có tính quyết định trong việc nâng cao năng suất lao động dẫn đến thu nhập cho người lao động sẽ tăng lên. Chính vì vậy việc cải thiện điều kiện lao động là rất cần thiết và thường xuyên phải chú trọng. Cải thiện điều kiện lao động là một yếu tố nhằm tăng năng suất lao động và bảo vệ sức khỏe cho người công nhân, để cải thiện điều kiện lao động khắc nghiệt như nhiệt độ cao, tiếng ồn,… cần có biện pháp tích cực về mặt kỹ thuật như sử dụng phương tiện che chắn, trang bị quần cáo bảo hộ cho công nhân.Bên cạnh các biện pháp trên cần chú ý đến công tác bảo hộ lao động như: quần áo, găng tay, khẩu trang phải mua sắm đầy đủ, kịp thời phải vận dụng linh hoạt chế độ cấp phát trang bị bảo hộ lao động, đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Với thực tiễn sản xuất của cảng nên sử dụng chế độ cấp phát. Quần áo bảo hộ lao động: 6 tháng/1bộ găng Găng tay: 1,5 tháng/1đôi Với việc đáp ứng được điều kiện lao động cho người công nhân như vậy sẽ tạo cho họ khả năng làm việc tốt, vừa đảm bảo an toàn vừa đạt được hiệu quả cao. Do vậy việc nâng cao mức lương thực sự không phải là cấp thiết. Tuy nhiên loại trừ công việc đòi hỏi có tính chất kỹ thuật cao thì việc nâng cao mức lương là điều cần thiết phải làm. Đối với trường hợp này thì việc nâng cao mức trả lương được thực hiện bằng cách đơn giá lao động của một đơn vị sản phẩm lên dựa trên những yêu cầu và đòi hỏi của kỹ thuật. Tất nhiên việc nâng cao này không được lạm dụng một cách quá mức. Vì khi đó sẽ dẫn đến tình trạng bị chênh lệch đơn giá quá mức giữa những công việc có tính chất gần giống nhau. 2. Về kỹ thuật lao động Việc áp dụng trả lương theo sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật lao động thực hiện nghiêm ngặt, do vậy cần phải tăng cường hơn kỷ luật lao động. Biến kỷ luật lao động thành kỷ luật tự giác của người lao động. Việc sử dụng thời gian làm việc của người công nhân qua thực tế cho thấy còn lãng phí nhiều do đó các tổ đội, bộ phận kiểm tra đi về đúng giờ tập trung làm việc nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc.Cần tiến hành xử phạt bằng kinh tế đối với những công nhân không chấp hành tốt kỷ luật lao động. 3. Tăng cường giáo dục tư tưởng ý thức cho người lao động. Tư tưởng ý thức của người lao động cũng là một nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Người có ý thức tốt bao giờ cũng hăng say lao động, lao động có hiệu quả về kỹ thuật kỷ luật đạt năng suất cao. Ngược lại người có ý thức kém không những lao động thiếu nhiệt tình, năng suất lao động thấp mà còn có lúc mang nặng tính chất phá hoại. Người công nhân với ý thức lao động kém còn ảnh hưởng xấu tới những người xung quanh.Chỉ có hăng say lao động nâng cao tay nghề mới có năng suất lao động cao và sẽ có trách nhiệm, ổn định người lao động mới gắn bó với công ty hơn, nhiệt tình tham gia vào lao động. Do vậy, đối với ban lãnh đạo công ty phải thực sự quan tâm đến mọi người lao động gắp bó mọi người quan tâm giúp đỡ nhau. Những lúc có khó khăn thực sự về cả vật chất lẫn tinh thần giúp mọi người gắn bó xí nghiệp hơn, đồng thời có biện pháp giải quyết ngăn chặn kịp thời tất cả những hành vi không tốt, tránh tình trạng lan tràn tâm lý chán nản trong sản xuất. Đồng thời với những điều đó công ty càng phải có biện pháp để có thể mở rộng thị trường nhất là mở rộng thị trường xuất khẩu 4. Tổ chức chỉ đạo sản xuất Ta biết rằng, tổ chức chỉ đạo sản xuất là nội dung quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trong tình hình hiện nay đòi hỏi lãnh đạo công ty phải đề ra được hướng đi đúng đắn, cải tiến, bổ sung để phù hợp với những biến động của thị trường. Để chỉ đạo sản xuất tốt hơn, công ty cần nêu kế hoạch cụ thể từng giai đoạn theo yêu cầu của khách hàng, xây dựng phương án kinh doanh tổng hợp của công ty đến năm 2005 về hàng xuất khẩu. Sau đó có kế hoạch sản xuất cụ thể, công ty cần tổ chức các yếu tố đầu vào cho thích hợp và phải quản lý giám sát thời gian lao động của từng bộ phận công nhân sản xuất, có các biện pháp cụ thể để khuyến khích người công nhân tăng năng suất lao động và tiết kiệm nguyên vật liệu. Điều hành sản xuất sao cho các dây truyền đồng bộ nhất. Dựa vào kế hoạch và nhu cầu sản xuất của từng thời điểm nhất định mà cân đối số lượng công nhân giữa các bộ phận sản xuất sao cho đảm bảo sản xuất và tiết kiệm lao động sống. 5. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ công nhân Do sự phát triển nhanh chóng của khoa học - kỹ thuật trong thời đại ngày nay, các công ty cần thiết phải đào tạo lại đội ngũ công nhân lành nghề, am hiểu về kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Về đối tượng đào tạo, công ty nên chọn ra những người trẻ tuổi có trình độ văn hóa, dễ tiếp thu tri thức mới. Nội dung đào tạo nên tập trung chủ yếu vào đào tạo tay nghề và trong lĩnh vực mà công ty kinh doanh. 6. Tăng cường kiểm tra chất lượng để làm cơ sở trả lương theo sản phẩm - Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khâu cuối cùng phản ánh kết quả sản xuất sản phẩm của người lao động về số lượng, chất lượng và là cơ sở trả lương chính xác cho người lao động. - Cần bổ sung cho mỗi xí nghiệp một cán bộ chuyên trách có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm theo dõi kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm từ đó kịp thời uốn nắn những thiếu sót về kỹ thuật tránh sửa hàng, làm giảm năng suất lao động. - Công ty, xí nghiệp nên đặt ra chế độ thưởng phạt đối diện với cán bộ kiểm tra nghiệm thu sản phẩm ví dụ như nếu không có sự cố sản phẩm không phải sửa thì sẽ thưởng cho cán bộ nghiệm thu nhưng nếu có sự cố thì cán bộ kiểm tra sản phẩm phải chịu trách nhiệm về những sơ suất trong kiểm tra. Đối với cán bộ trực tiếp sản xuất nếu đạt loại A thì được hưởng 100% đơn giá; Loại B thì được hưởng 90% đơn giá; Loại C thì được hưởng 80% đơn giá. - Cán bộ kiểm tra có tài liệu thống kê ghi chép tình hình vi phạm chất lượng lao động trong ca sản xuất mỗi ngày, kết hợp theo dõi về thái độ chấp hành kỷ luật lao động và đến cuối tháng sẽ bình bầu để có hình thức thưởng phạt kịp thời khuyến khích những công nhân có kết quả sản xuất tốt luôn đạt chất lượng sản phẩm loại A, còn những công nhân vi phạm về chất lượng lao động sẽ bị hạ loại khi cuối tháng - quý - năm. Ngoài ra công ty nên khuyến khích hình thức công nhân tự kiểm tra người làm sau kiểm tra người làm trước, tổ trưởng kiểm tra, cán bộ KCS kiểm tra, đây là hình thức kiểm tra đỡ tốn thời gian và đạt hiệu quả cao. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY 20 Công ty cần thực hiện và duy trì một cách có hệ thống cơ cấu tiền công. Cán bộ quản lý tiền lương, tiền công cần phải xác định và nắm thật chắc chính sách trả công của doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động quan trọng sau đây: 1. Điều chỉnh các mức tiền lương cũ của người lao động cho phù hợp với tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định và các chính sách của Nhà nước. 2. Khi thực hiện hệ thống tiền lương mới, sẽ có những nguồn lao động hiện tại được trả công cao hơn hay thấp hơn mức tiền lương thiết kế mới. Các mức tiền lương này phải được điều chỉnh cho hợp lý bằng những biện pháp phù hợp. Tương tự như vậy, những bất hợp lý xảy ra trong tiến trình trả công cũng phải được điều chỉnh. 3. Xếp lương cho những người mới được tuyển vào hệ thống tiền lương (hoặc hệ thống tiền công mới) tuỳ theo quan điểm trả công do doanh nghiệp . 4. Tính toán trả lương, trả công cho người lao động theo các dạng, các chế độ phù hợp. 5. Thực hiện tăng lương, tiền công cho người lao động theo đúng chính sách và thủ tục đã đựơc thiết kế. 6. Cập nhật hệ thống tiền lương một cách thường xuyên và thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết. 7. Thực hiện các điều chỉnh cần thiết khi có tình trạng tiền lương bị dồn nén (sự thu hẹp chính chênh lệch về tiền lương giữa các công việc do nhiều lý do khác nhau). 8. Đào tạo người quản lý để họ biết sử dụng hệ thống tiền lương đúng chính sách của doanh nghiệp và có thể giải thích cho người lao động. 9. Thông tin đầy đủ cho người lao động về cách tính lương và các chính sách lương để tạo động lực kích thích họ lao động và sản xuất. 10. Thực hiện kế hoạch hoá và quản lý quỹ tiền lương một cách rõ ràng, minh bạch và chính xác. KẾT LUẬN Doanh nghiệp cần phải quản trị có hiệu quả chương trình tiền công, tiền lương của mình vì tiền công không chỉ có ảnh hưởng lớn đối với người lao động mà còn tới cả tổ chức và xã hội. Khi xây dựng hệ thống trả công doanh nghiệp nên cân nhắc nhiều yếu tố để đưa ra được biện pháp quyết định về cấu trúc tiền công và quyết định về tiền công và quyết định về tiền công cho cá nhân. Đặc biệt, doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định, quy chế của luật pháp và các chính sách có liên quan đến tiền công, tiền lương. Doanh nghiệp có thể xây dựng một cơ cấu tiền công chung cho cả tổ chức, cũng có thể xây dựng nhiều cơ cấu tiền công cho các nhóm công việc khác nhau. Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin cảm ơn GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn và Trung tá Phạm Thị Hợp cùng Công ty 20 đã trực tiếp hướng dẫn giúp tôi thực hiện đề tài này. Do thời gian ngắn và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của thầy cô và cán bộ công nhân viên công ty 20. Sinh viên thực hiện Võ Thị Thu Lý TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo thực hiện nội bộ của công ty 20 2. Giáo trình quản trị nhân lực - ThS. Nguyễn Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân (Chủ biên)- Nhà xuất bản lao động - xã hội - 2004 - Hà Nội. 3. Giáo trình khoa học quản lý tập 2 - TS. Đoàn Thị Thu Hà và TS. Nguyễn Ngọc Huyền - NXB Khoa học - kỹ thuật - 2002 - Hà Nội. 4. Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp - PGS.TS Nguyễn Thị Đông- NXB Thống Kê-2004-Hà Nội. 5. Công ty 20 - 45 năm xây dựng và trưởng thành - Nhà xuất bản quân đội nhân dân -2002 - Hà Nội. 6. Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lênin tập I - 1998 - Nhà xuất bản giáo dục 7.Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII 8. Đề tài: Chiến lược thị trường ở Công ty 20 đến năm 2010- Đàm Công Chỉnh- Kế hoạch 42A- 2004- Hà Nội. 9. Hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam : Đôi điều cần suy nghĩ - 2005 - Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 324. 10. Các tài liệu khác có liên quan đến công tác tiền lương ở công ty 20 MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLD110.docx
Tài liệu liên quan