Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang

Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề của tất cả các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, cân đối các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động, phát huy các thế mạnh, khắc phục những yếu kém và chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Những kết quả mà Công ty đã dạt được, khẳng định vị trí của mình là một doanh nghiệp nhà nước đã và đang vươn lên chiếm giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh so với các đơn vị cùng ngành. Trong những năm tới, với sự cố gắng của mình Công ty sẽ tiếp tục phát triểnnhanh doanh số và lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại cơ sở, em đã tập chung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra một số giải pháp. Tuy các giải pháp trên chưa phải là tối ưu, song em mong muốn rằng nó sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty may Đức Giang trong thời gian tới. Do trình độ có hạn, lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong linh vực sản xuất kinh doanh nên luận văn này không tránh khỏi những sai xót. Em hy vọng nhận được sự góp ý của Thầy giáo và các cô chú trong Công ty may Đức Giang để sự hiểu biết của em trong lĩnh vực này được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trịnh Bá Minh cùng các cán bộ, công nhân viên Công ty may Đức Giang đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty May Đức Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trung Cận Đông và Bắc Mỹ. Công ty đã dự định được đón nhận nhiều phần thưởng cao quí do đảng và nhà nước trao tặng và đã trở thành một trong những Công ty May hàng đầu của ngành May mặc Việt nam. Năm 2002 mặc dù gặp nhiều khó khăn: Thị trường Châu Âu sức mua giảm, ngay từ đầu năm Bộ Thương mại cấp hạn ngạch tự động nên cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành ngày càng gay gắt về chất lượng và giá cả. Thị trường Mỹ mở ra những yêu cầu đánh giá doanh nghiệp khắt khe phải đảm bảo đủ các điều kiện như hệ thống quản lý chất lượng phải tốt, quyền lợi người lao động phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn SA 8000, môi trường sản xuất phải được đảm bảo an toàn cho người lao động và tài sản. Đón trước tình hình thị trường, lãnh đạo công ty luôn chủ động giữ vững khách hàng truyền thống HABITEX, SEIDENSTICKER và đồng thời tìm mọi biệm pháp chiếm lĩnh thị trường Mỹ ngay từ đầu. Đáp ứng đủ các điều kiện để khi khách hàng đánh giá có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường Mỹ như xây dựng và thực hiện tốt tiêu chuẩn ISO 9002, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA8000, tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14000. Năm2002, may Đức Giang đã mạnh dạn đột phá khai thác thị trường XK đặc biệt là thị trường Mỹ. Từ chỗ tập chung khách hàng Châu âu với số lượng trên 1 triệu sản phẩm đi EU và 2,8 triệu đi Mỹ với kim ngạch xuất khẩu quy đổi FOB đạt 19.480.000USD với nhiều chủng loại như: Jacket, sơmi, quần. Trong đó lượng Jacket& quần đảm bảo sản xuất 12 liên tục cho Đức Giang và các công ty vệ tinh Việt Thành , Hưng Nhân… Khách hàng Mỹ đã cam kết bố trí đủ hàng cho tất cả các đơn vị này(kể cả xí nghiệp mới đầu mở ở Thái Bình, Bắc ninh). Liên tục có quá nhiều khách hàng đến với may Đức Giang do biết được Đức Giang luôn giữ được chữ tín về chất lượng sản phẩm, thời gian giao hàng và khả năng đáp ứng cao những yêu cầu đòi hỏi khắt khe của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng nhà công nghệ cao số 2 để công nhân được làm việc trong môi trường thoáng mát, an toàn hơn. Đổi mới máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến hiện đại hơn như hệ thống căng trải vải cắt tự động, hệ thống máy thùa đính tự động, đầu tư thiết bị máy may điện tử Cắt chỉ tự động. Tập trung khai thác có hiệu quả các thiết bị công nghệ tiên tiến, tăng cường hoàn thiện quy trình, sử dụng nhiều loại cữ giá, cữ may xếp ly, cữ may vai…tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đầu tư chiều sâu và chuyển dịch cơ cấu mặt hàng về giúp đỡ các địa phương từ đó tạo công ăn việc làm ổn định cho trên 3.000 lao động tại các công ty liên doanh như may Việt Thanh, may Hưng Nhân…… Do có sự chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp trên, cùng với tinh thần đoàn kết nhất trí của tập thể cán bộ công nhân viên Công ty may Đức Giang nên trong năm qua công ty đã sản xuất với mức sản lượng cao 2.051.000sản phẩm áo Jacket; 2.486.689 sản phẩm áo sơ mi và 710.694 sản phẩm quần âu…nâng sản lượng lên gấp 1,5 lần năm 2001, năng suất trong các tổ sản xuất tăng lên rõ rệt, năng suất áo sơ mi tăng 40%, năng xuất jacket tăng 30-35%. Chất lượng sản phẩm của công ty có nhiều khách hàng đến đặt hàng sản xuất của công ty. Năm 2002 may Đức Giang luôn ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu, luôn tạo đủ việc làm cho trên 7000 lao động và đạt mức kim ngạch xuất khẩu tăng 43,91% so với năm 2001. Ngoài ra công ty rất chú trọng và quan tâm đến thị trường trong nước, một thị trường rộng lớn và ổn định, so với xuất khẩu giảm chi phí rất nhiều về vận chuyển đường thuỷ, đường hàng không, giảm chi phí xuất nhập khẩu…Vì vậy trong năm qua công ty đã lập phòng kinh doanh nội địa để khai thác thị trường trong nước, đến nay công ty đã có 79 cửa hàng đại lý bán và giới thiệu sản phẩm của công ty tại Hà Nội, Hải Phòng….kết quả doanh thu bán hàng nội địa tăng 36%so với năm 2001. Từ đầu năm 2002 do tình hình sản xuất sa sút, quản lý yếu kém: Công nhân lao động mất niềm tin ở công ty liên doanh may XK Việt Thanh(Thanh hoá).Uỷ ban nhân dân tỉnh thanh hoá đã có quyết định chuyển giao công ty này vềTổng công ty Dệt – May Việt Nam đã có quyết định số 507/QĐ-TCHC ngày 23/7/2002: Giao nhiệm vụ cho công ty may Đức Giang quản lý và điều hành Toàn diện công ty kể từ ngày 01/8/2002. Lãnh đạo công ty may ĐG đã xác định rõ trách nhiệm, tập trung nhiều biệm pháp tích cực, cử nhiều cán bộ có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật củng cố tổ chức sản xuất, tập trung ưu tiên nhiều nguồn hàng đảm bảo sản xuất . Sau hơn 1 tháng May Việt Thanh đã đần ổn định, thu hút trên 300 lao động bổ sung vào dây chuyền sản xuất, đẩy mạnh năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm XK. 2. Các hoạt động của công ty Sau khi thành lập của công ty đã phát triển nhanh chóng, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng trong phạm vi cả nước và trên thế giới. 2.1 Chức năng nhiệm vụ của công ty may Đức Giang -- Tổ chức sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng may theo đúng ngành nghề của QĐ số 12901/TM- XNK, đúng mục đích thành lập công ty. -- Xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với mục tiêu của công tyvà nhiệm vụ do Tổng Công ty giao. -- Chủ động tìm hiểu thị trường, tìm khách hàng ký kết các hợp đồng kinh tế tiêu thụ sản phẩm, từ đó xây dựng kế hoạch sản xuất – kỹ thuật – tài chính dài hạn, ngắn hạn, các kế hoạch tác nghiệp và tổ chức thực hiện kế hoạch. -- Sản xuất gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng hoặc xuất nhập khẩu theo hợp đồng đã ký (FOB), xuất khẩu uỷ thác qua đơn vị được phép xuất nhập khẩu . -- Bảo toàn và phát triển vốn được nhà nước giao. -- Thực hiện các nhiệm vụ và nghĩa vụ được nhà nước giao -- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động -- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ sản xuất, môi trường, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng 2.2 Các sản phẩm chủ yếu của công ty may Đức Giang Mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là hàng may mặc xuất khẩu (chiếm hơn 60%). Số lượng thể loại mẫu mã chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng trên các hợp đồng kinh tế đã ký kết. Trong mấy nămqua công ty đã sản xuất nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu như. + áo Jacket các loại: -- áo jacket 1 lớp + áo váy các lọai : Trong đó xuất khẩu trực tiếp sản phẩm chính. -- áo jacket các loại -- áo váy các loại Sản phẩm bán FOB : -- áo jacket -- áo sơ mi -- Quần âu, quần jean Sản phẩm bán nội địa -- áo choàng -- áo veton -- áo dài măng tô -- áo váy -- áo jacket -- áo khoác các loại -- quần áo trẻ em -- áo khoác các loại (Khi hoạch toán tất cả các sản phẩm thường được quy đổi ra áo jacket) 2.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Cơ quan tổng giám đốc Gồm có Tổng Giám đốc và 3 phó Tổng Giám Đốc: Là người nắm quyền điều hành cao nhất trong công ty do Chủ Tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Dệt May Việt Nam bổ nhiệm chịu trách nhiệm Trước tổng công ty Dệt may, nhà nước và toàn thể hoạt động trong công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. + Tổng giám đốc có những quyền hạn sau: Nhận vốn (kể cả công nợ) đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Tổng công ty giao cho để quản lý và sử dụng theo mục tiêu, nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn . Trên cơ sở chiến lược phát triển của công ty, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn hàng năm. Dự án đầu tư mới và đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác và đầu tư với nước ngoài, dự án liên doanh, các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn để trình cho tổng công ty phê duyệt. Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, tiêu chuẩn sản phẩm, đơn giá tiền lương, nhãn hiệu hàng hoá phù hợp quy định của tổng công ty. Ban hành quy chế tiền lương, tiền thưởng, nội quy khen thưởng, kỷ luậtphù hợp với luật lao động. Đề nghị miễn nhiệm, bộ nhiệm, khen thưởng,kỷ luật Phó Tổng Giám Đốc, Kế toán trưởng công ty vv Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất : Do Tổng Giám Đốc của công ty Dệt May bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ giúp Tổng Giám Đốc trong việc điều hành sản xuất, giám sát kỹ thuật, nghiên cứu mặt hàng. Phó Tổng Giám đốc xuất nhập khẩu: Giúp Tổng Giám đốc về việc thiết lập các mối quan hệ, giao dịch với bạn hàng, các cơ quan quản lý xuất nhập khẩu. Tổ chức triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu như ký kết hợp đồng… Phó Tổng Giám đốc kinh doanh: Có trách nhiệm giúp Tổng Giám Đốcvề việc chỉ đạo điều hành mặt hàng sản xuất kinh doanh b. Các phòng ban chức năng : Quyền hạn về chức năng nhiệm vụ của các phòng ban được quy định cụ thể trong văn bản (chức năng nhiệm vụ của các đơn vị trong toàn công ty). - Văn phòng tổng hợp : Soạn thảo các văn bản hợp đồng, quản lý hành chính, quản lý nhân sự, tiền lương, bảo hiểm của công ty, công tác vệ sinh… - Phòng kế hoạch đầu tư : Lập kế hoạch sản xuất và chiến lược kinh doanh. Báo cáo Tổng Giám đốc, tình hình sản xuất kinh doanh, nắm vững các yếu tố về nguyên vật liệu, phụ kiện, năng suất lao động…để xây dựng kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất. - Phòng xuất nhập khẩu : Tham mưu cho Ban Giám đốc về kế hoạch chiến lược xuất nhập, có nhiệm vụ triển khai các kế hoạch và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. - Phòng kỹ thuật : Tham mưu cho cơ quan Tổng Giám đốc về kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, kích cỡ sản phẩm, kiểm tra, chất lượng sản phẩm, vận hành máy móc… - Phòng tài chính kế toán : Quản lý mọi mặt hoạt động của công ty về lĩnh vực tài chính, có nhiệm vụ thanh quyết toán hợp đồng trả lương cho CBCNV. - Phòng thời trang và kinh doanh nội địa : Có nhiệm vụ khai thác hàng bán FOB, nghiên cứu mẫu mã chào hàng, nắm bắt được nhu cầu thị trường đẩy mạnh khâu tiếp thị và bán hàng để tiêu thụ được nhiều sản phẩm tăng doanh thu cho công ty. - Phòng giác sơ đồ vi tính : Có nhiệm vụ làm giảm tối thiểu nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất. - Các xí nghiệp thành viên ở cấp xí nghiệp thành viên có 6 xí nghiệp cắt may liên hoàn, mỗi xí nghiệp có 8 dây chuyền may. Ngoài ra công ty còn có 4 liên doanh tại các tỉnh Thanh Hoá, Thái Nguyên, Việt Thành, Thái Bình, số lao động hơn 3.000CBCNV. - Các văn phòng đại diện và chi nhánh + Văn phòng đại diện tại CHLB Nga + Chi nhánh tại 30 Trần Khánh Dư Hải Phòng + 39 Cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm trong cả nước. Các cửa hàng, văn phòng đại diện và chi nhánh có trưởng chi nhánh, trưởng văn phòng đại diện, Cửa hàng trưởng và một số chuyên viên, kỹ sư kinh tế, kỹ sư và một số nhân viên. II Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sxkd ở công ty may đức giang 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD ở Công ty. 1.1. Môi trường sản xuất kinh doanh của Công ty Hiện nay công ty đã có quan hệ bạn hàng với 46 khách hàng thuộc 21 Quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, khối EC. Và khu vực Trung Cận Đông…Trong đó có nhiều khách hàng lớn có uy tín trên thị trường, may mặc quốc tế như hãng HABTTEX(Bỉ)SEIDENSTICKER. (Đức),..với những hợp đồng sản xuất gia công với số lượng lớn, tạo nhiều công ăn việc làm cho các cán bộ công nhân viên của công ty và liên doanh của công ty tại các địa phương như May Việt Thành ( Bắc Ninh), May Việt Thái (Thành phố Thái Nguyên), May Việt Thanh (Thanh Hoá) và May Hưng Nhân ( Thái Bình). 1.2. Máy móc thiết bị và quy trình cônh nghệ Máy móc thiết bị sản xuất Do điều kiện không cho phép, em xin nêu ra đây hệ thống máy móc thiết bị của xí nghiệp May 2 làm ví dụ đặc trưng của công ty. Máy móc thiết bị nghành này có đặc điểm; thời gian sử dụng ngắn, giá không đắt, số lượng máy móc lớn… -- Hiện nay Xí nghiệp May 2 tổng số có 322 máy với 38 loại khác nhau có dây chuyền sản xuất áo sơ mi khép kín, thiết bị hiện đại gồm: 8 tổ sản xuất, 1 nhà cắt, áp dụng giác sơ đồ trên máy tính, dây chuyền gấp gói với thiết bị tiên tiến của Cộng hoà Liên bang Đức. -- Thời hạn sử dụng trung bìnhcủa máy móc thiết bị là3,05 năm, trong đó phần lớn máy móc thiết bị được đưa vào sử dụng từ năm 1989, 294 máy được sử dụng từ năm 1997 chiếm 91,36% tổng số máy móc thiết bị. Số máy móc của các nước phát triển( Nhật, Đức, Mỹ, Thuỵ sỹ) là 268 chiếc, chiếm 16,77%. Với số liệu nêu trên, có thể thấy máy móc thiết bị của Xí nghiệp May 2 là khá hện đại so với các doanh nghiệp cùng ngành. -- Máy móc thiết bị của Xí nghiệp May 2 được chi tiết hoá trong phụ lục 1 kèm theo một số hình ảnh về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất của Công ty. Tuy nhiên mức hiệu quả và mức sử dụng dây chuyền thấp là do: -- Thứ nhất: Có quá nhiều loại, nhiều hãng máy móc thiết bị khác nhau gây khó khăn trong việc đào tạo nhân công theo từng chủng loại máy móc sử dụng. Mặt khác khi có sự cố sảy ra, việc sửa chữa, tìm phụ tùng thay thế rất khó khăn, tốn kém . -- Thứ hai: Xí nghiệp May 2 vẫn tồn tại một số máy móc lạc hậu trong trình độ hiện đại của máy móc thiết bị nghành may là 3-4 nămkể từ khi sản xuấtthì trong xí nghiệp vẫn tồn tại 28 máy( chiếm 8,7%), có thời gian sử dụng từ 5-7 năm. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít nhưng số máy móc nàygây ảnh hưởng không nhỏtới tiến độ sản xuất, làm tăng sản phẩm sai hỏng… Quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Công nghệ sản xuất của công ty may Đức Giang là một dây chuyền khép Kín, từ lúc tập kết nguyên phụ liệu về kho đến khi may thành phẩmnhập kho với nhiều chủng loại sản phẩm, với những kiểu dáng, kích thước khác nhau. Nhưng dù loại sản phẩm nào có cấu trúc phúc tạp đến đâu, khi trở thành sản phẩm hoàn chỉnh đều phải qua các công đoạn sau: Sơ đồ(2) Quy trình công nghệ sản xuất của công ty may Đức Giang: Kho nguyên vật liệu Thêu Cắt May Kho phụ liệu Giặt Là KCS Đóng hòm Bao bì Nhập kho -- Bộ phận may căn cứ vào quy trình công nghệ may lắp rắp sản xuất thu hoá và là chi tiết -- Bộ phận giặt: Giặt mài các sản phẩm đã lắp ráp KCS của may chuyển sang giặt rồi giao lại. -- Bộ phận là: Là toàn bộ các sản phẩm đã hoàn chỉnh mà khâu may đã hoàn chỉnh. -- Bộ phận KCS kiểm tra 100%sản phẩm đã hoàn chỉnh giao lại cho bộ phận đóng hòm. -- Bộ phận đóng hòm: Đóng hòm toàn bộ các loại sản phẩm của may theo yêu cầu kỹ thuật’ -- Bộ phận nhập kho: Bảo quản lưu kho chờ xuất. Với quy trình này sản xuất trên làm cho hạn chế hiệu quả SXKD của Công ty về cả thời gian và chi phí bởi công ty chưa xây dựng được cho mình một dây chuyền sản xuất theo công nghệ tự động hoá mà vẫn sử dụng phương pháp sản xuất thủ công qua nhiều công đoạn, quy trình. Mặt khác, khi kết thúc mỗi công đoạn, quy trình lại có bộ phận KCS để kiểm tra như vậy hàng năm Công ty phải mất rất nhiều chi phícho bộ phận KCS này hiệu quả lại không cao. 1.3. Nguyên vật liệu. Công ty may Đức Giang có sản phẩm chính là áo sơ mi và áo jacket. Nhu cầu về nguyên vật liệu của Công ty về hai loại sản phẩm này là rất lớn, được thể hiện qua bảng nhu cầu vật tư dưới đây. Hầu hết nguyên phụ liệu đều do khách hàng cung cấp nên Xí nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào việc cung cấp nguyên phụ liệu của khách hàng. Bảng nhu cầu vật tư áo Jacket mã M99C Số lượng = 1.050 sản phẩm Tên vật tư ĐVT Nhu cầu Thực hiện Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Vải chính m 2.704,2 2.690,9 13,3 0,05 Vải phối m 1.378,65 1.361,3 17,35 0,01 Vải lót m 2.046,76 2.009,2 37,56 0,02 Vải lót túi m 636,3 625,1 11,2 0,02 Bông m 3.287,55 3.280,0 7,55 0,02 Dựng mex m 2.460,36 2.408,1 52,26 0,02 Chỉ may Cuộn 229 228,6 0,4 0,001 Khoá ch 6.363 6.363 0 0 Móc kéo khoá ch 6.363 6.363 0 0 Ozê ch 5.302 5.294 8 0,001 Chốt chặn ch 2.121 2.121 0 0 Đệm nhựa ch 5.302 5.302 0 0 Mắc áo Ch 1.060 1.060 0 0 Túi PE ch 3.181 3.181 0 0 Nhãn mác ch 6.363 6.363 0 0 Đạn nhựa ch 3.181 3.181 0 0 Thẻ giá ch 1.060 1.060 0 0 Kim ch 85 84 1 0,01 Bảng nhu cầu vật tư áo sơ mi mã 4622 Số lượng : 7.620 sản phẩm Tên vật tư ĐVT Nhu cầu Thực hiện Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối Vải chính m 13.716,0 13.030,2 685,8 0,05 Dựng mex m 1.257,3 1.232,1 25,2 0,02 Chỉ may Cuộn 533 532 1 0,002 Nhãn chính Chiếc 7.696 7.696 0 0 Nhãn cổ ch 7.696 7.696 0 0 Cúc ch 107.747 107.747 0 0 Túi PE ch 7.696 7.696 0 0 Bìa lưng ch 7.696 7.696 0 0 Khoanh cổ ch 7.696 7.696 0 0 Giấy chống ẩm ch 7.696 7.696 0 0 Nơ cổ ch 7.696 7.696 0 0 Thẻ bìa Ch 7.696 7.696 0 0 Thùng carton ch 381 381 0 0 Chất lượng nguyên, phụ liệu có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đối với sản phẩm may mặc không chấp nhận những sản phẩm loang màu hay lỗi sợi, ố bẩn. Nhiều mã hàng khách hàng gửi đủ số lượng nhưng khi vào sản xuất thấy các cuộn vải loang màu, lỗi sợi quá mức quy định. Sai khổ vải trong tài liệu hoặc gam màu không đúng với bảng màu vải khi bị phai khi là. Khi khách hàng yêu cầu chờ gửi nguyên liệu mới, các dây chuyền phải chờ. Mặt khác do nhà cung cấp nguyên liệu và phụ liệu khác nhau, lại ở các nước khác nhau. Nhiều mã hàng khi sản xuất có nguyên liệu nhưng chưa có phụ liệu hoặc ngược lại. Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4. Sản xuất và tiêu thụ - Kết cấu sản xuất của Công ty may Đức Giang Công ty may Đức Giang có các Xí nghiệp thành viên trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm và các phòng ban phục vụ sản xuất đó là : + Các đơn vị trực tiếp làm ra sản phẩm gồm 6 xí nghiệp. + Các phòng ban phục vụ sản xuất. Nguyên liệu Phụ liệu Phụ tùng XN 1 Đội xe bao bì XN 2 XN 4 XN 6 XN 8 XN 9 Cơ điện Thêu Giặt mài Hoàn thành Sơ đồ (3) kết cấu sản xuất của Công ty may Đức Giang Công ty có 6 Xí nghiệp thành viên gồm 4 xí nghiệp may áo Jackét là Xí nghiệp may 1, may 4, may 6, may 9 và 2 xí nghiệp may áo sơ mi là may 2 và may 8. Các xí nghiệp được trang bị máy móc thiết bị hiện đại và sản xuất theo dây chuyền khép kín từ khâu cắt, may, là gấp gói sản phẩm. - Tình hình tiêu thụ sản phẩm Bảng kết quả tiêu thụ một số sản phẩm chủ yếu Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Kế hoạch Thực hiện TH/ KH % Kế hoạch Thực hiện TH/ KH % Kế hoạch Thực hiện TH/ KH % Mặt hàng 4.008.006 3.907.094 97,5 4.384.139 4.387.621 100,7 6.693.600 6.792.112 101,4 Tiêu thụ Xuất khẩu 3.988,14 3.868.014 97,2 4.349.139 4.349.139 100 6.652.524 6.752.024 101,5 Nội địa 29.992 39.080 130,0 38.482 38.482 100 40.076 40.128 100,1 Nhất, nhằm nâng cao doanh thu bán hàng. Trước đây Công ty chủ yếu chỉ sản xuất các mặt hàng gia công xuất khẩu, chưa thực sự được quan tâm đến thị trường trong nước (nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh). Hiện nay ngoài việc sản xuất hàng gia công xuất khẩu, Công ty đã thâm nhập vào được một nước trong thị trường EU và thị trường không có hạn ngạch (đang được Nhà nước khuyến khích) như : Nhật Bản, IRAQ, …Bên cạnh việc tham gia thực hiện chiến lược “Hướng vào xuất khẩu” của Bộ thương mại, Công ty cũng tham gia vào sản xuất hàng “thay thế nhập khẩu”. 1.5. Công nhân viên - Về chất lượng lao động, do đặc điểm của ngành may là đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, nhiệt tình ổn định trong công tác. Cho nên trong những năm gần đây công ty đã khắc phục bằng cách duy trì các lớp đào tạo nghề, kèm cặp công nhân mới, bổ sung kịp thời phục vụ sản xuất. Đến nay công ty đã có một đội ngũ công nhân khá lành nghề và nhiều kinh nghiệm. Cán bộ quản lý hầu hết đã tốt nghiệp đại học, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đa số tốt nghiệp đại học, đội ngũ cán bộ kỹ thuật đa số tốt nghiệp các trường : ĐH Mỹ thuật, Cao đẳng May, trường Kỹ thuật May và thời trang 1 Bộ Công nghiệp. Đây thực sự là một nguồn lượng lao động khá tin cậy của công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh hiện nay. Chất lượng đội ngũ lao động của công ty được thể hiện qua bảng tổng hợp chất lượng lao động của công ty may Đức Giang. Do đặc thù ngành may nên số công nhân nữ chiếm tỷ lệ khá đông khoảng 86% - 90%, tỷ lệ chị em phụ nữ đông sẽ ảnh hưởng tới ngày công lao động do thời gian nghỉ chế độ ốm đau, thai sản, con ốm mẹ nghỉ, làm ảnh hưởng khá nhiều tới năng suất lao động chung. Những số liệu trên cho thấy trình độ tay nghề của công nhân chưa tương xứng với yêu cầu về chiến lược của mặt hàng chiến lược của Công ty may Đức Giang. Trình độ công nhân trực tiếp sản xuất của xí nghiệp còn khá thấp. Nguyên nhân là do xí nghiệp đa số là tuyển dụng công nhân không qua đào tạo, chỉ sau đã tuyển dụng mới tiến hành đào tạo. Chính vì vậy, tuy tỷ lệ sản phẩm sai hỏng của xí nghiệp đã giảm nhưng vẫn ở mức cao (9%). Bảng : Tổng hợp chất lượng lao động của Công ty may Đức Giang 1999 (tính đến 31/12/1999) STT Chỉ tiêu Thực hiện 2000 Tổng số lao động 2.859 I Cán bộ gián tiếp 238 - Đại học 65 - Cao đẳng 39 - trung học 50 - Khác 84 II Cán bộ trực tiếp điều hành sản xuất 230 - Trình độ đại học 72 - Trình độ cao đẳng và trung cấp 158 III Công nhân sản xuất trực tiếp 2.382 - Bậc thợ 6/6 30 - Bậc thợ 5/6 45 - Bậc thợ 4/6 235 - Bậc thợ 3/6 786 - Bậc thợ 2/6 1286 IV Bậc thợ bình quân Tình hình lao động của xí nghiệp có nhiều điều cần phải quan tâm đặc biệt là trình độ tay nghề thấp và số công nhân bỏ việc phải tuyển lao động mới vào, làm cho năng suất thấp và chất lượng bị hạn chế. Đó chính là nguyên nhân mà xí nghiệp phải làm thêm giờ và làm ngày chủ nhật vừa mệt cho công tác quản lý, sức khoẻ của người công nhân bị ảnh hưởng do làm nhiều thời gian và chi phí phục vụ cho sản xuất tốn kém vì tốn điện, nước… Vì vậy xí nghiệp cần có biện pháp ưu đãi với những công nhân có tay nghề cao và làm việc lâu năm, gắn bó với công ty và xí nghiệp. - Hình thức trả lương + Lương cứng : Theo chế độ lương do nhà nước quy định + Lương mềm : Dựa trên chức năng, nhiệm vụ, thành tích của từng người, bộ phận mà có lương mềm thích đáng. Đây cũng là hình thức khuyến khích những cá nhân và tập thể lao động có thành tích trong công việc. 1.6. Tình hình vốn Bảng 1 : Thực trạng vốn của Công ty Nguồn : Số liệu phòng kế toán – thống kê Đơn vị tính : Nghìn đồng Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tỷ lệ % các vốn/ tổng vốn 1998 1999 2000 Tổng nguồn vốn 48.441.333 65.930.765 76.594.329 100 100 100 Chia theo T/c sử dụng Vốn lưu động 17.147.464 35.325.766 40.319.120 35,4 53,58 52,63 Vốn cố định 31.293.869 30.604.641 36.275.209 64,6 46,42 47,37 Nhận xét : Từ thực tế tình hình vốn của công ty ta thấy trong 3 năm qua công ty đã có một nguồn vốn tương đối ổn định và tăng đều trong mỗi năm. Tuy nhiên, kết cấu vốn của công ty còn chưa hợp lý bởi công ty chưa có kế hoạch hợp lý cho việc đầu tư làm hiện đại hoá dây truyền sản xuất cũng như máy móc thiết bị, nhà xưởng…Điều này được phân tích ở phần 2) tỷ lệ VCD thấp sẽ giảm khả năng cạnh tranh của Công ty về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, số lượng do máy móc lạc hậu nhiều. Từ thực tế tình hình vốn, ta thấy vốn của Công ty chưa được phân bổ hợp lý, do đó giảm hiệu quả hoạt động. 2. Phân tích hiệu quả kinh doanh tổng hợp. Vận dụng các công thức lý thuyết “ các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đã nêu ở chương”, sau đây xin nêu ra các kết quả tính toán cụ thể, xin lưu ý để thống nhất cánh gọi của công ty May Đức Giang. Em xin áp dụng trình tự phân tích thống nhất với các phòng chức năng mà công ty đã làm. 2.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu tổng hợp Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp là những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh một cách tổng quát của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Bằng việc sử dụng các chỉ tiêu này ta có thể đánh giá trực tiếp hoặc gián tiếp trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu được phản ánh qua bảng: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp của Công ty May Đức Giang. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng chi phí. Chi tiêu này phản ánh có bao nhiêu đồng lợi nhuận mà Công ty thu được từ một đồng chi phí mà Công ty bỏ ra. Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trình độ tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng hàng hoá và nâng cao trình độ sử dụng vốn và tổ chức kinh doanh của công ty. Mức lợi nhuận càng cao tức là hiệu quả càng cao, khả năng tích luỹ càng lớn, lợi ích dành cho người lao động càng nhiều. Năm 1998 cứ một đồng chi phí bỏ ra lãi được 0,035745 đồng. Năm 1999 cứ 1 đồng chi phí bỏ ra lãi được 0,051998 đồng tăng hơn năm 1998 là 0,017487 đạt 145,5%. Năm 2000 lãi được 0,04646 đồng giảm hơn năm 1999 là 0,005538 đồng. - Chi tiêu hiệu quả sử dụng chi phí. Đây là chỉ tiêu đánh giá đo lường trực tiếp hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Phản ánh công ty thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần trên một đồng vốn bỏ ra trong năm. Chỉ tiêu này càng lớn, nghĩa là trình độ sử dụng các nguồn lực tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng tốt và ngược lại. Năm 1998 cứ một đồng chi phí bỏ ra thì Công ty thu được 1,035475 đồng doanh thu. Năm 1999 thu được 1,051998 đồng, tăng hơn năm 1998 là 0,016523 đồng. Năm 2000 thu được 1,049077 giảm hơn năm 1999 số tiền là 0,002921 đồng. - Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu. Chỉ tiêu này phản ánh Công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao, biểu hiện qua các năm như sau: Năm 1998 cứ một đồng doanh thu, công ty thu được 0,034511 đồng lợi nhuận. Năm 1999 cứ một đồng doanh thu, đem lại 0,049428 đồng lợi nhuận tăng hơn năm 1998 số tiền là 0,004917. Năm 2000 cứ một đồng doanh thu đem lại 0,04747 đồng lợi nhuận giảm hơn năm 1998 số tiền là 0,001958. Nhận xét: Qua 3 chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp trên của Công ty May Đức Giang cho chúng ta thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999 tăng hơn 1998, nhưng đến năm 2000 thì lại giảm. Nguyên nhân là do Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh quyết liệt từ các đơn vị cùng ngành. Công ty phải đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị. Mặt khác doanh thu của Công ty tăng cao cũng do Công ty lập phiếu xuất hàng nhưng hàng bị ứ đọng bán chậm làm tăng chi phí, do đó lãi suất không cao. 2.2 Hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả có ích của lao động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động hay lượng hao phí lao động cho một đơn vị doanh thu. Năng xuất lao động là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả lao động. Năng suất lao động bình quân được xác định bằng cách lấy kết quả kinh doanh trong kỳ chia cho tổng số lao động bình quân trong kỳ Năm 1998 năng xuất lao động bình quân của công ty may Đức Giang là 33.055,8 nghìn đồng /1 người. Năm1999 là 37.711,6 nghìn đồng/1 người tăng hơn năm 1998 là 4.655,8 nghìn đồng/1 người. Năm 2000 đạt 45.622,2 nghìn đồng/1 người cao hơn năm 1999 là 7.910,6 nghìn đồng/ 1 người tương đương 120,9%. Khả năng sinh lời của lao động. Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định đơn vị bỏ ra một đồng chi phí tiền lươngthì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì lao động càng được sử dụng có hiệu quả. Năm 1998 Công ty được doanh lợi từ mỗi lao động là 2935,17 nghìn đồng. Năm 1999 là 4749,69 nghìn đồng tăng hơn năm 1998 là 161,8% tương đương với 1814,52 nghìn đồng Năm 2000 đạt 4566,19 nghìn đồng giảm 183,5nghìn đồng so với năm1999 Thu nhập bình quân năm của mỗi lao động cũng một ngày được cải thiện. Năm 1998 thu nhập của mỗi lao động là 981 nghìn đồng/ 1 tháng. Năm 1999 là 1.016 nghìn đồng/1 người tăng 103,5% so với năm 1998. Năm 2000 thu nhập của mỗi lao động là 1.356 nghìn đồng tăng 133,4% so với năm 1999. Qua số liệu phân tích trên ta thấy năng xuất lao động của công ty năm sau cao hơn năm trước. Với một đồng chi phí tiền lương công ty thu được doanh thu của năm 1999 cao hơn năm 1998, nhưng đến năm 2000 thì bị giảm. Như vậy, qua số liệu phân tích ở trên ta thấy chỉ riêng chi phí tiền lương bình quân một cán bộ công nhân viên đã chiếm 66% năng xuất lao động. Hiệu quả lao động của công ty chưa cao biểu hiện ở năng xuất lao động bình quân 4566,19 nghìn đồng điều này cho thấy lượng dưa thừa lao động của công ty là rất lớn do đó không khai thác triệt để năng suất lao động. Như vậy, với các chỉ tiêu kinh tế đã được phân tích ở trên chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả trong những năm qua. Xét tổng thể vấn đề cho thấy có nhiều mặt mạnh song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế kìm hãm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, cần có một đánh giá tổng quát nhất về thực trạng hiện tại để tìm ra và phát huy những điểm mạnh khắc phục những yếu kém. Tìm hướng giải quyết chính xác, kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3 Hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ảnh kết quả tổng hợp nhất quá trình sử dụng các loaị vốn. Đó chính là tối thiểu hoá số vốn cần sử dụng và tối đa hoá kết quả hay khối lượng sản xuất kinh doanh trong một giới hạn về nguồn nhân tài, vật lực. Các chỉ tiêu này được biệu hiện qua các số liệu ở bảng ( Bảng hiệu quả sử dụng vốn của công ty may Đức Giang) - Chỉ tiêu tổng mức doanh thu trên toàn bộ đồng vốn . Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn bỏ ra trong một năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng doanh thu . Năm 1998 cứ một đồng vốn bỏ ra thì công ty thu được 1,72234 đồng doanh thu. Năm 1999 thu được 1,48087 đồng doanh thu từ một đồng vốn giảm 0,24143 so với năm 1998. Năm 2000 cứ một đồng vốn bỏ ra Công ty thu được 1,70291 đồng doanh thu, so với năm 1999 Công ty thu thêm được 0,22204 đồng doanh thu tương với mức tăng 114,9% đồng. - Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn cố định (VCĐ) Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn cố định bỏ ra trong năm thì công ty thu được bao nhiêu đoòng lợi nhuận Năm 1998 một đồng vốn CĐbỏ ra thì thu được 0,09201đồng lợi nhuận. Năm 1999 một đồng TSCĐtạo ra 0,15966đồng lợi nhuận tăng 101,2%so với năm 1999 với mức chênh lệch là 0,00198 đồng. - Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn lưu động ( VLĐ). Chỉ tiêu này phản ánh với một đồng vốn lưu động bỏ ra trong mộy năm thì công ty đạt được bao nhiêu đồng lợi nhuận Năm 1998, cứ một đồng TSCĐ thì tạo ra 0,1679 đồng lợi nhuận. Năm 1999, một đồng TSCĐ tạo ra 0,13661 đồng lợi nhuận, giảm 0,03129 đồng so với năm 1998. Năm 2000 tạo ra 0,14364 đồng, tăng 105.1% so với năm 1999 với mức chênh lệch là 0,00703 đồng. - Hiệu quả sử dụng (VCĐ) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sử dụng (VCĐ) của Công ty bằmg cách lấy doanh thu thuần chia cho tổng số (VCĐ)sử dụng trong năm. Năm 1998,cứ một đồng TSCĐ bỏ vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 2,6661 đồng doanh thu thuần Năm 1999 tạo ra 3,19021 đồng doanh thu, tăng 1196% so với năm 1998 . Năm 2000 tạo ra 3,59657 đồng doanh thu thuần, tăng112,7% so với năm 1999, tương đương với số tiền là 0,40546. - Hiệu qủa sử dụng (VLĐ) Chỉ tiêu này được đấnh giá bằng tốc độ chu chuyển vốn lưu động. Tốc độ chu chuyển VLĐ càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty và ngược lại. Năm 1998 số lần chu chuyển VLĐ là 4,8656 lần Năm 1999 số lần chu chuyển VLĐ là 2,76385 lần giảm hơn năm 1998 là2,10175. Năm 2000 số lần chu chuyển VLĐ là 3,23503 lần tăng 0,4718lần so với năm 1999. Tóm lại: Qua việc phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ở số liệu bảng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, ta thấy việc sử dụng còn chưa hợp lý và năng suất sử dụng chưa cao. Công ty nên có giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong những năm tới. 3. Một số vấn đề tồn tại của công ty - Nguyên vật liệu của công ty bị phụ thuộc quá lớn vào khách hàng mẫu mã, số lượng, chất lượng, mà nhà cung cấp hầu hết ở nước ngoài, tức là công ty phải chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu do đó không chủ động được. - Công ty may Đức Giang là một doanh nghiệp nhà nước, do dó hoạt động của công ty vẫn không tự chủ được mà vẫn bị phụ thuộc vào chỉ tiêu kế hoạch…. - Công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu hướng vào xuất nhập khẩudo đó không tận dụng tiềm năng mở rộng thị trường trong nước. - Trong công ty còn tồn tại quá nhiều máy móc thiết bị lạc hậu, với nhiều chủng loại khác nhau gây khó khăn cho việc điều khiển, sử dụng máy đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nói riêng và hiệu quả SXKD nói chung vv…. - Trình độ yêu cầu kỹ thuật của nhân viên trong Công ty còn thấp so với yêu cầu thực tế. -- Hàng năm công ty phải chi một số tiền rất lớn cho chi phí tiền lương, mặt khác hiệu quả kinh tế từ những lao động này so với chi phí bỏ ra lại không cao. Điều này cho thấy lao động của công ty vẫn còn dư thừa nhiều chưa được khai thác triệt để. - Điều kiện làm việc của các tổ chức sản xuất chưa tốt, công nhân làm việc tại các xí nghiệp bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi nhiệt độ cao. Một số trường hợp tăng ca làm thêm giờ gây sự mệt mỏi do làm việc quá sức, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Cơ cấu tổ chức của công ty còn bị trồng chéo không rõ rằng, làm cho việc điều hành quản lý gặp khó khăn trong việc thực hiện mệnh lệnh và quy trách nhiệm . - Hình thức quản lý chất lượng sản phẩm của công ty theo kiểu KCS gây lãng phí thời gian và tiền của cho bộ phận này nhưng hiệu quả đem lại không cao. CHƯƠNG III Một số giải pháp và kiến nghị ở Công Ty May Đức Giang I Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty 1. Phương hướng và quan điểm phát triển của công ty. Để có cơ sở đầy đủ cho việc xây dựng mục tiêu và định hướng phát triển, Công ty đã xác định một số quan điểm như sau: - Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của một doanh nghiệp nhà nước, coi trọng chất lượng, có hướng đầu tư đúng trên thị trường. - Phát triển Công ty theo hướng hiện đại hoá, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến. - Luôn coi trọng con người và có kế hoạch dài hạn phát triển nguồn nhân lực. - Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh để phục vụ cho nhu cầu thị trường ngày một tốt hơn. - Kết hợp với địa phương và khu vực để phát triển. - Bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ lợi ích quốc gia, môi trường và an ninh trật tự. 2. Mục tiêu. Trải qua những năm chuyển đổi hoạt động theo cơ chế thị trường, Công ty May Đức Giang đã vượt qua những khó khăn ban đầu để trở thành một doanh nghiệp có hiệu quả. Trong thời gian tới, cán bộ, công nhân viên của công ty đang nỗ lực phấn đấu nhằm đạt được một số chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Doanh thu Triệu đồng 165.000 200.000 Nộp ngân sách 4.200 5.100 Thu nhập bình quân Nghìn đồng 1.500 1.700 Để đạt được mục tiêu đề ra, toàn bộ cán bộ công nhân viêncông ty đã và đang nỗ lực trong mọi hoạt động. Xuất phát từ phương hướng phát triển và mục tiêu kế hoạch của công ty, trên cơ sở phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua, em xin mạnh rạn đề ra vài giải pháp nhằm góp phầnnâng cao hiệu quả sản xuất của công ty. II Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty may Đức giang. 1 Cải tạo hệ thống máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động và hoàn thiện sản phẩm. Máy móc thiết bị là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất lao động, chất lượng sản phẩm… Vì vậy mà sẽ ảnh hưởng tới việc tiêu thụ sản phẩm, doanh thu và toàn bộ hoạt động của công ty. Công ty nên có hướng giải quyết như sau: Đầu tư chuyên sâu cho tài sản cố định tức là nâng cao tỷ lệ tài sản cố dịnh trong doanh nghiệp. Nếu nguồn vốn bị hạn chế, công ty nên đồng bộ hoá máy móc thiết bị theo từng chủng loại để có được một sản xuất có tính chuyên môn hoá cao và tích luỹ lợi nhuận để đầu tư tiếp hoặc huy động vốn từ cán bộ công nhân viên trong Công ty qua đó quyền lợi của người lao động và quyền lợi của doanh nghiệp ngày càng được gắn chặt, tạo động lực làm việc cho người lao động. Tỷ lệ máy móc lạc hậu của Công ty chiếm không cao nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất chung, doanh nghiệp nên có biệm pháp giải quyết toàn bộ số máy này để tránh việc “Con sâu bỏ dầu nồi canh”. 2. Đẩy mạnh hoạt động Marketing và mở rộng thị trường. Trong vài năm gần đây, số lượng hợp đồng mà công ty nhận được hàng năm đều tăng, khách hàng tìm đến công ty ngày càng nhiều. Điều đó chứng tỏ Công Ty ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Tuy vậy, hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty còn có một số khó khăn đó là công ty quá chú trọng cho việc suất khẩu mà không tận dụng khai thác thị trường trong nước. Trong khi đó, thị trường trong nướchiện nay đang là một thị trường đầy tiềm năng và hứa hẹn cho các nhà sản xuất. Do đó, Công ty nên thành lập một kế hoạch maketing cụ thể cho việcphân phối sản phẩm của mình, đặc biệt là khai thác thị trườngtrong nước tại mỗi tỉnh, thành phố lớn như: Hải phòng, Thanh hoá, Thành phố hồ chí minh, Vũng tàu… Công ty cần phân bổ các chi nhánh, văn phòng giới thiệu và bán sản phẩm của mình đi các tỉnh trong cả nước. Ngoài ra công ty cần đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mại, mở rộng tiếp thị sản phẩm của mình trong cả nước. Trong những năm qua, Công ty vẫn chưa xây dựng cho mình một phòng maketing phục vụ cho việc nghiên cứu và. Xâm nhập thị trường. đưa ra các chiến lược kinh doanh cụ thể nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Do đó mà hiệu quả kinh tế của Công ty tuy tăngđều song vẫn chưa cao. Để khắc phục thiếu sót này, Công ty cần xây dựng ngay một phòng maketing có nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dự báo nhu cầu có su hướng tiêu dùng trên thị trường làm cơ sở định hướng cho sản xuất kinh doanh của công ty. Nhờ vậy, Công ty sẽ chủ động trong việc sản xuất kinh doanh, tự đưa ra các kiểu dáng mẫu mãvà chất lượng sản phẩmcủa riêng mình. Hiệu quả sản xuất kinh doanhcủa công ty sẽ được tăng rõ rệtnhờ mở rộng thị trường trong và ngoài nước. 3. Phát triển đội ngũ lao độngvà tạo động lực cho tập thể lao động. Cơ cấu tổ chức về lao động của Công ty còn chưa hợp lý, hầu hết công nhân viên trực tiếp sản xuất đều không có trình độ học vấn. Mặt khác, số công nhân viên bậc 2 chiếm gần 2/3 trong tổng số công nhân viên, điều này cho thấy tay nghề trung bình của công nhân trực tiếp sản xuất của Xí nghiệp may Đức Giang là rất thấp. Như vậy, Công ty cần có chế độ lương, thưởng, ưu đãi hợp lý chgo những công nhân viêncó nhiều đóng góp cho công ty và những người có trình độ vững vàng trong công việc. Ngoài ra, Công ty cần lập tức đưa ra một phòng, banchịu trách nhiệm về nhân sự. Phòng ban này chuyên trách nhiệm về tuyển dụng, sa thải những trường hợp không cần thiết. Phân loại công nhân theo từng công đoạn của dây chuyền sản xuất để đưa ra các khóa đào tạo về vận hành máy móc, phù hợp với công việc của từng người. Đối với các dây chuyền sản xuất đã được tự động hoáthì người công nhân cán có một trình độ về học vấn và về kỹ thuật để có thể điều hành máy móc và không gây sai sót trong quá trình làm việc. Cải tạo môi trường làm việc cho công nhân: Tại các xưởng làm việc vào mùa hè nhiệt độ tăng cao có ảnh hưởng không tốt cho công nhân sản xuâts do đó công nhân cần được quan tâm xây dựng hệ thống thông gió, chống nóng ở nóc trần bằng các tấm xốp cách nhiệt, trồng các cây xanh quanh các xưởng làm việc nhằm tăng nhiệt độ thông thoáng của môi trường. Có đảm bảo tốt điều kiện làm việc cho công nhân thì hiệu quả đem lại mới cao. Với những công nhân có thành tích trong sản xuất cần tuyên dương, thưởng xứng đáng trước toàn bộ công ty. 4. Cơ cấu lại bộ máy tổ chức. Trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã không gừng tăng trưởng và phát triển, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế làm giảm hiệu quả kinh tế của Công ty đó là tổ chức bộ máy của công ty còn chưa tinh nhẹ, bị chồng chéo và dưa thừa… Để khắc phục tình trạng này công ty cần thực hiện: - Sắp xếp lại bộ máy tố chức theo sơ đồ 3 - Vi tính hoá bộ máy tổ chức: Công ty nên thiết lập hệ thống quản lý bằng hệ thống máy vi tính. Mọi số liệu về nhân sự, nguyên vật liệu, tài chính, các tổ chức phòng ban…đều được lưu trong máy tính để quản lý nhằm giảm bớt các lao động dư thừa tại các phòng ban. - Tại các phân xưởng sản xuất, công ty nên lắp đặt hệ thống máy Camera theo dõi tình hình làm việc của công nhân mà không cần đến các quản đốc tại các tổ bởi như vậy sẽ gây lãng phí lao động không cần thiết vì nhiều khi công nhân làm việc không tự giác tức là khi có mặt quản đốc ở đó họ làm việc tốt nếu họ sẽ chểnh mảng. Với hệ thống máy theo dõi liên tục thì bản thân giám từ văn phòng điều hành trực tiếp xuống các phân xưởng, đồng thời nhắc nhở kịp thời các trường hợp sai phạm trước toàn bộ xưởng sản xuất. Như vậy hàng năm Công ty sẽ giảm được một khoản tiền rất lớn do giảm bớt được cho phí cho các lao động dưa thừa. Đây cũng là nguyên nhân làm cho năng suất lao động bình quân của công ty không cao. 5. Thay đổi hình thức quản lý chất lượng. Hiện nay mô hình quản lýchất lượng sản phẩm theo kiểu KCS đã không còn phù hợp với phần lớn các doanh nghiệp nói chung và công ty may Đức Giang nói riêng. Trên thực tế, hình thức quản lý này gây tốn kém thời gian và cho phí cho bộ phận này hàng năm chiếm tỷ không nhỏ, nhưng hiệu quả thực tế đem lại không cao do ảnh hưởng bởi mặt sau của bộ phận này đó là: Khi sản phẩm hoàn thành được đem đến cho bộ phận KCS kiểm tra dù có phát hiện những sản phẩm sai hỏng như bộ phận nàyvẫn cố tình bỏ qua do bị mua chuộc… làm cho hiệu quả kinh tế bị ảnh hưởng mà chi phí thì lại cao, làm cho năng suất lao động thấp. Vậy giải quyết vấn đề này Công ty nên chuyển đổi phương thức quản lý chất lượng theo kiểu “ Quản lý chất lượng toàn diện” tức là quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ đầu vào và trong quá trình sản xuất một cánh tôí ưu để không có sản phẩm sai hỏng. Phương châm của mô hình quản lý này là “ Hoàn thiện sản phẩm ngay từ ban đầu” và như vậy hàng năm công ty sẽ tích kiệm một khoản tiền lớn cho việc tái đầu tư sản xuất kinh doanh mà sản phẩm làm ra vẫn đạt chất lượng cao. 6. Tận dụng nguồn nguyên liệu rẻ trong nước. Với yêu cầu về chất lượngnguyên vật liệu cao để phục vụ cho suất khẩu thì hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một nhà cung cấp nào đáp ứng được đây là một sự thiệt thòi cho các Công ty Dệt – May Việt Nam. Việc khắc phục tình trạng này không thể một sớm một chiềumà cần có thời gian lâu dài. Để khắc phục tình trạng này rất cần sự giúp đỡ của Nhà nước nói chung và ngành Dệt May nói riêng. Trong những năm tới, các công ty trong cùng ngành Dệt May có thể liên kết vốn đầu tư một nhà máy chuyên dùng cho việc chế tạo bông vải sợi có chất lượng cao chuyên dùng cho suất khẩu. Đây là việc làmcần thiết đối với ngành Dệt May Việt Nam cho việc phát triển lâu dài của mình. Như vậy, muốn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Công ty nẻen kết hợp các biệm pháp một cách hài hoà và hợp lý để có được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, chủ động, tích cực thích ứng với môi trường kinh doanh, đưa ra những quyết định kịp thời, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực. Đồng thời giúp công ty không bị mất phương hướng trong hoạt động kinh doanh. Chỉ có như vậy Công ty May Đức Gianghoạt động kinh doanh có hiệu quả một cách thực sự. 7. Kiến nghị với nhà nước. Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, hệ thống chế độ pháp lý đống bộ, các trhủ tục đơn giản gọn nhẹ, bộ máy làm việc nghiêm túc, có hiệu quả sẽ tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Các chính sách của nhà nước phải được rõ ràng, đồng bộ, chặt chẽ và ổn định, các thủ tục phải nhanh chóng thống nhất. Đối với Công ty May Đức Giang: - Nhà nước cần đảm bảo nguồn vốn đầu tưtheo tiến độ thực hiện hàng năm - Nhà nước cần có chính sách ưu đãi đối với Công ty trong việc nhập nguyên vật liệu, giảm các giấy tờ thủ tục rườm rà tránh lãng phí thời gian. Kết luận Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề của tất cả các doanh nghiệp. Để đảm bảo cho việc tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên tổng hợp, phân tích và đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả, cân đối các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động, phát huy các thế mạnh, khắc phục những yếu kém và chỉ có như vậy mới có thể đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mình. Những kết quả mà Công ty đã dạt được, khẳng định vị trí của mình là một doanh nghiệp nhà nước đã và đang vươn lên chiếm giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh so với các đơn vị cùng ngành. Trong những năm tới, với sự cố gắng của mình Công ty sẽ tiếp tục phát triểnnhanh doanh số và lợi nhuận. Qua thời gian thực tập tại cơ sở, em đã tập chung nghiên cứu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và đưa ra một số giải pháp. Tuy các giải pháp trên chưa phải là tối ưu, song em mong muốn rằng nó sẽ đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty may Đức Giang trong thời gian tới. Do trình độ có hạn, lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong linh vực sản xuất kinh doanh nên luận văn này không tránh khỏi những sai xót. Em hy vọng nhận được sự góp ý của Thầy giáo và các cô chú trong Công ty may Đức Giang để sự hiểu biết của em trong lĩnh vực này được đầy đủ và hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Trịnh Bá Minh cùng các cán bộ, công nhân viên Công ty may Đức Giang đã tận tình giúp đỡ hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Hà nội, tháng 10/6/ 2003 Sinh viên Trần Quỳnh Trang Tài liệu tham khảo Giáo trình tổ chức doanh nghiệp. TH. S Nguyễn Mạnh Quân-- Đại học Quản lý Kinh doanh Hà Nội. Giáo trình Quản trị Kinh doanh Tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS. TS Đình Giao—Nhà xuất bản KHKT, Hà Nội 1997. Giáo trình kinh tế học. P. Samuelson va W. Nodhaus – XB năm 1991. Kinh tế xã hội học Việt Nam—Thực trạng, xu thế và giải pháp PTS. Lê Mạnh Hùng. Kinh tế học của tổ chức phát triển Kinh tế Quốc Dân Việt Nam. PTS Phan Thanh Phố Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường Đại học Quản Lý Kinh Doanh Hà Nội. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. PTS Nguyễn Năng Phúc—nhà xuất bản thống kê, năm 1999. Giáo trình Quản trị học Nguyễn Hải Sản Mục lục Trang Trạm Ytế Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Công ty May Đức Giang Trường Mầm non Tổng Giám đốc Đội Bảo vệ Phòng Đời sống Phòng XNK Phó Tổng Giám đốc XNK Phó Tổng Giám đốc Kỹ thuật SX Kế hoạch đầu tư Phòng Kỹ thuật SX Phó Tổng Giám đốc Kinh doanh Kế Toán Trưởng Văn phòng Tổng hợp Phòng Bảo đảm chất lượng Phòng mẫu thời trang Ban Cơ điện Phòng Kế toán tài chính Chi nhánh tại HP GĐ XN may 8 GĐ XN may 9 GĐ XN may 4 GĐ XN may 6 GĐ XN may 1 XN giặt mài XN Thêu điện tử Phân xưởng hoàn thành Trưởng nhà cắt Trưởng Ka 1 Ca 1 Trưởng Ka 2 Đội Xe GĐ XN may 2 Phân xưởng bao bì Ca 2 Các tổ sản xuất công nghệ may (8 tổ / xí nghiệp) Bảng 2: Hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp Công ty may đức giang STT Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 1999/1998 2000/1999 Mức chênh % Mức chênh % 1 Tổng doanh thu Nghìn đồng 83.432.823 97.635.311 130.433.956 14.202.488 117 32.798.645 133,5 2 Lợi nhuận Nghìn đồng 2.879.406 4.825.962 5.791.756 1.946.556 167,6 965.794 128,3 3 Nộp ngân sách Nghìn đồng 2.275.168 2.672.480 2.874.552 397.312 117,5 202.072 107,6 4 Tổng chi phí Nghìn đồng 80.553.417 92.809.349 124.642.200 12.255.935 115,2 31.522.851 133,9 5 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng Công ty Đồng 0,035.745 0,051.998 0,04646 0,017487 145,5 -0,005.538 6 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu Đồng 0,034.511 0,049.428 0,04747 0,004917 143,2 -0,001958 7 Hiệu quả sử dụng chi phí Đồng 1,035.475 1,051.998 1,049077 0,016523 101,5 -0,002.921 Stt Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 1999/1998 2000/1999 Mức chênh % Mức chênh % Tổng doanh thu 83.432.823 97.635.311 130.433.956 14.201.488 117 32.798.645 133,5 Lợi nhuận nghìn đồng 2.879.406 4.325.962 5.791.756 1.946.556 167,1 965.794 120 Tổng vốn bình quân nghìn đồng 48.441.333 65.930.756 76.594.329 17.489.423 136,1 10.663.573 116,1 Vốn lưu động nghìn đồng 17.147.464 35.325.766 40.319.120 18.178.302 206 4.993.354 114,1 Vốn cố định nghìn đồng 31.293.869 30.604.641 36.275.209 689.228 5.670.568 118,5 Sức sản xuất của VLĐ đồng 2,6661 3,19021 3,59567 0,52411 119,6 0,40546 112,7 Tỷ lệ LN/VVLĐ đồng 0,09201 0,15768 0,15966 0.06567 171,3 0,00198 101,2 Tỷ lệ LN/VVLĐ đồng 0,1679 0,13661 0,14364 -0,03129 0,00703 105,1 Tỷ trọng vốn LĐ đồng 0,35398 0,5358 0,52639 0,18182 151,3 -0,00941 Số lần chuyển VLĐ/năm Lần 4,8656 2,76385 3,23503 -2,10175 0,47118 117 Hiệu quả sử dụng vốn đồng 1,72234 1,48087 1,70291 -0,24143 - 0,22204 114,9 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp cuối năm 1998-2000 - Phòng kế toán tài chính) hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Stt Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000 1999/1998 2000/1999 Mức chênh % Mức chênh % 1 Tổng doanh thu nghìn đồng 83.432.823 97.635.311 130.433.956 14.201.488 117 32.789.645 133,5 2 Lợi nhuận nghìn đồng 2.879.406 4.825.692 6.191.756 13.946.556 167,6 1.365.794 128,3 3 Tổng vốn lưu động nghìn đồng 2.524 2.589 2.859 65 102,5 270 11.,4 4 Năng suất lao động BQ nghìn đồng 33055,8 37.711,3 45622,2 4.655,8 114 7910,6 120,9 5 Khả năng sinh lời của LĐ nghìn đồng 2935,17 4749,69 4566,19 1814,52 161,8 183,5 6 Thu nhập BQ người/tháng nghìn đồng 981 1.016 1.356 35 103,5 340 133,4 7 Tỷ lệ LN/VVLĐ nghìn đồng 11772 13.800 16272 2.028 117,2 2472 117,9 hiệu quả sử dụng lao động của công ty may đức giang (Nguồn: Số liệu phòng tổ chức) Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý Khánh Thành các Công ty Liên doanh Công ty may Đức Giang + Năm 1996 : Công ty Liên doanh may XNKTH Việt Thành Bắc Ninh Thời kỳ 1993 – 2003 + Năm 1997 : 1 công ty liên doanh may XNK Thanh Việt Thanh Hoá 2 Công ty liên doanh may XNKTH Việt Thái (Thái Nguyên) Các tổ sản xuất công nghệ may (8 tổ/ 1 xí nghiệp Trưởng Ka 3 Trưởng Ka 1 Trưởng Ka 2 Giám đốc xn may 9 Giám đốc xn may 8 Giám đốc xn may 6 Giám đốc xn may 4 Giám đốc xn may 3 Giám đốc xn may 2 Giám đốc xn may1 Xn giặt là Xn thêu điện tử đội xe đội bảo vệ Trường Mầm non Phòng mẫu thời trang Trạm Y tế Văn phòng nhập khẩu Chi nhánh công ty tại hải phòng Phòng xuất nhập khẩu Phòng kế hoach đầu tư Phó tổng giám đốc xuất nhập khẩu Phó tổng giám đốc kinh doanh Phòng đời sống Phòng đảm bảo chất lượng Phòng tài chính kế toán Ban cơ điện cơ phòng kỹ thuật Sản xuất Kế toán trưởng Phó tổng giám đốc Kỹ thuật sản xuất Năm 1999 : Công ty liên doanh may XNKTH Hưng Nhân – Thái Bình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37108.doc
Tài liệu liên quan