Luận văn Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

Mục lục Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài6 2. Mục đích nghiên cứu8 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu8 4. Phạm vi nghiên cứu9 5. Nhiệm vụ nghiên cứu9 6. Giả thuyết khoa học9 7. Phương pháp nghiên cứu. 8. ý nghĩa luận văn 9 9. Cấu trúc luận văn10 Phần nội dung Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở Trường Chính trị. 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1.2. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.2.1. Khái niệm quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục 1.2.3. Quản lí dạy học và quản lý nhà trường 14 1.2.4. Khái niệm đào tạo, bồi dưỡng và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng 1.2.5. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng 1.2.6. Khái niệm cán bộ cơ sở 1.3. Một số vấn đề chung về Trường Chính trị 1.3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị 29 1.3.2. Quyền hạn của Trường Chính trị 1.3.3. Sự chỉ đạo đối với nhà trường 1.3.4. Nhiệm vụ, tiêu chuẩn của cán bộ giảng dạy 1.3.5. Nhiệm vụ và chế độ học tập của học viên 1.3.6. Mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCS ở trường Chính trị 1.3.7. Phương pháp, hình thức đào tạo, bồi dưỡng CBCS 34 Chương 2: Thực trạng công tác quản lí và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 đến năm 2005 2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang 2.1.1. Quá trình hình thành 2.1.2. Quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng CBCS 2.1.3. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức nhà trường 2.1.4. Đội ngũ cán bộ giảng viên 2.1.5. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng 2.2. Thực trạng quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang từ năm 2000 đến năm 2005. 2.2.1. Đặc điểm và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng CBCS của Tỉnh Bắc Giang 2.2.2. Xây dựng kế hoạch mở lớp 2.2.3. Quản lí nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu 50 2.2.4. Quản lý công tác giảng dạy hệ đào tạo, hệ bồi dưỡng 2.2.5. Công tác quản lý các khoá tạo, bồi dưỡng ở trường Chính trị Bắc Giang Chương 3: Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCS tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang 3.1. Những nguyên tắc định hướng cho việc đề xuất các biện pháp 3.2. Những biện pháp quản lí chất lượng đào tạo, bồi dưỡng76 3.2.1. Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng CBCS 3.2.2. Đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng ở trường Chính trị Bắc Giang 3.2.3. Tăng cường quản lý việc đổi mới PPDH 3.2.4. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên 3.2.5. Gắn kết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH 3.2.6. Quản lí và phát triển đội ngũ giảng viên 3.2.7. Hoàn thiện quy chế làm việc 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp Kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Sự nghiệp giáo dục có vị trí quan trọng trong chiến lươợc xây dựng con người, chiến lươợc phát triển kinh tế xã hội của đất nơước. Vì vậy, Đảng và Nhà nươớc đã đề ra các chủ trươơng, chính sách đổi mới giáo dục, thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dươỡng nhân tài đáp ứng công cuộc CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con ngơười - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trơưởng kinh tế nhanh và bền vững” [12,108-109]. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy CNH, HĐH đất nước"[ 13, 94]. Muốn thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nươớc trươớc hết phải chú trọng đến phát triển nguồn nhân lực. Chất lơượng nguồn nhân lực trươớc hết phụ thuộc vào chất lươợng giáo dục. Đối với đội ngũ CBCS yêu cầu nâng cao trình độ là một đòi hỏi khách quan. Vì đội ngũ CBCS có một vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Đúng nhươ chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”[20,273] Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc phía Đông Bắc Bộ có 10 huyện, thành phố với 229 xã, phươờng, thị trấn (trong đó có 169 xã miền núi, với 44 xã đặc biệt khó khăn thuộc 4 huyện : Sơn Động, Lục Ngạn, Yên thế, Lục Nam). Xã, Phươờng, Thị trấn là cấp cơ sở trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nhà nươớc, là nơi trực tiếp thực thi các văn bản pháp luật của Nhà n-ước và phát huy dân chủ trong nhân dân. Cấp xã, phơường, thị trấn có một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị của xã hội, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cấp xã là gần gũi nhân dân, là nền tảng của hành chính”. Đội ngũ CBCS công tác ở cấp xã là những ngơười gần dân, sát dân, trực tiếp giải quyết các công việc và chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Với vị trí, vai trò to lớn đó, trong nhiều năm qua Đảng và Nhà n-ước ta không ngừng quan tâm đổi mới và nâng cao chất lươợng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ cơ sở. Hiện nay đội ngũ CBCS của tỉnh Bắc Giang đã đủ về số lươợng, song về chất lươợng còn có một số vấn đề phải quan tâm nhươ: trình độ học vấn; trình độ lý luận chính trị; kiến thức và nghiệp vụ quản lý nhà nươớc .Những vấn đề này còn nhiều bất cập, yếu kém, chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra và đòi hỏi với cấp quản lý cơ sở. Nguyên nhân của tình trạng đó là do hạn chế về năng lực, trình độ quản lý, chế độ chính sách chơưa kịp thời và phù hợp. Để khắc phục những hạn chế đó Đảng ta đã quán triệt NQTW 5 Khoá IX về: “Đổi mới và nâng cao chất lơượng hệ thống chính trị ở xã, phơường, thị trấn” nên về cơ bản đã đáp ứng các yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế - xã hội, đội ngũ cán bộ, công chức của ta còn bộc lộ nhiều yếu kém và hạn chế, NQTW 3 Khoá VIII đã chỉ rõ : Đội ngũ cán bộ, công chức tuy đông nhương không đồng bộ, vẫn còn tình trạng vừa thừa vừa thiếu. Trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý chươa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới. Cho nên xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ CBCS nói riêng có phẩm chất, năng lực là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong những năm qua, công tác đào tạo, bồi dươỡng CBCS tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đươợc tiến hành thươờng xuyên và đạt những thành tích đáng kể, đã tạo ra chất lượng mới cho đội ngũ CBCS: mặt bằng kiến thức lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, công tác vận động quần chúng .của cán bộ, cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đa số CBCS phát huy tác dụng tốt, biết làm việc và làm việc có hiệu quả, luôn hoàn thành nhiệm vụ được phân công. Có 95,2% số cán bộ đã qua đào tạo, bồi dưỡng phát huy tác dụng tốt và nhiều người được đề bạt, giữ chức vụ cao hơn. Đội ngũ cán bộ cơ sở đã góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phươơng trong toàn tỉnh. Tuy vậy, chất lượng công tác đào tạo, bồi dươỡng cán bộ tại trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang còn chươa cao. Sự vận dụng kiến thức đã học ở nhà trươờng vào thực tiễn của một số CBCS sau khi đào tạo, bồi dươỡng còn gư-ợng ép, hình thức chươa thuần thục; năng lực tổ chức chỉ đạo thực tiễn, khả năng vận dụng kiến thức vào hoạt động thực tế, điều hành các hoạt động xã hội còn nhiều hạn chế. Nội dung chương trình và công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của đội ngũ cán bộ cơ sở. Còn có nội dung học tập chưa hợp lý, chưa phù hợp với đối tượng, chưa gắn với thực tiễn. Trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn yếu và thiếu. Đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập, chất lượng đội ngũ chưa đồng bộ, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế, chưa ngang tầm đòi hỏi của thời kỳ mới. Kiến thức thực tiễn còn hạn chế, có mặt còn lạc hậu so với tình hình. Phương pháp giảng dạy chưa được đổi mới mạnh mẽ, giảng dạy chưa gắn sát với thực tiễn, chủ yếu truyền thụ kiến thức một chiều, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên. Giảng viên chưa được tạo điều kiện tiếp cận và sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy. Đội ngũ giảng viên còn thiếu, cơ cấu lại chưa hợp lý. Vấn đề này do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là công tác quản lý cần đư-ợc đổi mới và hoàn thiện. Nhận thức đơược điều đó nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lơượng đào tạo, bồi dơưỡng cán bộ cơ sở tại trơường Chính trị tỉnh Bắc Giang” . 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi d-ưỡng, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lươợng đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở tại trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang. 3. Khách thể và đối tươợng nghiên cứu. - Khách thể: công tác đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang . - Đối tươợng nghiên cứu: những biện pháp quản lý nâng cao chất lươợng đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở tại trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang. 4. Phạm vi nghiên cứu. Nghiên cứu và đánh giá công tác đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở ở trường Chính trị tỉnh Bắc Giang trong 6 năm từ năm 2000 đến năm 2005. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác đào tạo, bồi dơưỡng cán bộ cơ sở ở trươờng Chính trị. 5.2. Đánh giá thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lươợng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở tại trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang. 6. Giả thuyết khoa học. Nếu xây dựng đươợc một hệ thống biện pháp quản lý lôgic, phù hợp, khả thi thì chất lươợng công tác đào tạo, bồi dơưỡng cán bộ cơ sở của trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang sẽ đươợc nâng cao. 7. Phươơng pháp nghiên cứu. Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phươơng pháp nghiên cứu: - Nhóm phươơng pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu Luật Giáo dục, các Văn kiện của Đảng, Nhà nươớc, Bộ Giáo dục và Đào tạo, nghiên cứu sách, tài liệu và báo cáo khoa học trong nươớc và nươớc ngoài có liên quan đến các vấn đề cần nghiên cứu. - Nhóm phươơng pháp nghiên cứu thực tiễn: phươơng pháp điều tra xã hội học, lấy ý kiến .; trao đổi kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia; sử dụng phần mềm phân tích thống kê, tổng hợp, đánh giá, bình luận và tổng kết kinh nghiệm. 8. ý nghĩa luận văn - Luận văn làm sáng tỏ công tác quản lý đào tạo, bồi dươỡng đội ngũ cán bộ cơ sở (xã, phơường, thị trấn) - Làm phong phú thêm các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất l-ượng công tác đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở tại trươờng Chính trị tỉnh. - Kết quả nghiên cứu có thể là tài liệu tham khảo cho các cán bộ quản lý, giảng viên, học viên nhà trươờng và các trươờng Chính trị khác. 9. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục. Luận văn đươợc cấu trúc thành 3 chơương: Chươơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý công tác đào tạo, bồi dơưỡng cán bộ cơ sở ở trươờng Chính trị. Chươơng 2: Thực trạng quản lý công tác đào tạo, bồi dơưỡng cán bộ cơ sở tại trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang Chươơng 3: Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lươợng đào tạo, bồi dươỡng cán bộ cơ sở tại trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang.

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2020 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ. Bản thân học viên lấy đó làm căn cứ để phấn đấu, để khẳng định tinh thần, thái độ học tập đúng đắn của bản thân. 3.2.5. Gắn kết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là một trong hai chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Trường Chính trị tỉnh, thành phố. Điều đó được khẳng định rõ tại Quyết định 88 của Ban Bí thư Trung ương năm 1995 và theo Công văn số 1795/CCHC ngày 16/4/1996 của Văn phòng Chính phủ cũng xác định: "Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là tổ chức sự nghiệp đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học"; tại Quyết định số 47 QĐ/HVCTQG ngày 04/9/2001 của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh nêu rõ: ''Nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị tỉnh, thành phố''.Từ các qui định trên ta thấy Trường Chính trị có hai nhiệm vụ chính là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì nhà trường phải gắn kết nhuần nhuyễn công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học. Hai nhiệm vụ có quan hệ hữu cơ với nhau, gắn bó với nhau và thúc đẩy nhau phát triển. Trong đó nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ chung, quan trọng số 1, có tính bao trùm và quyết định phương hướng, nội dung nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Ngược lại, nghiên cứu khoa học là phương thức có tính nguyên tắc và quan trọng nhất để thực hiện việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục lý luận chính trị. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCS cần quán triệt tới toàn thể cán bộ, giảng viên nhà trường nhận thức rõ rằng phải kết hợp nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn. Bởi vì trong tình hình hiện nay, thực tiễn cuộc sống biến đổi hết sức nhanh chóng, trong khi nhiều giáo viên (nhất là giáo viên trẻ) kiến thức thực tế còn ít và nặng về giảng dạy theo phương pháp cũ thì việc nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn là một nhiệm vụ có tính thời sự và cấp bách; việc thâm nhập thực tế sẽ giúp cho giảng viên hiểu sâu sắc về lý luận hơn, đồng thời có thêm những kinh nghiệm để cùng nhà trường nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vì chỉ có nắm được thực tiễn thì bài giảng mới có sức thuyết phục, giảm được phần đơn điệu, khô cứng hoặc chung chung khó hiểu. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn làm cho nhà trường và giảng viên gắn với địa phương với nhiệm vụ chính trị, qua đó giúp cho mỗi giảng viên bổ sung được kiến thức thực tiễn, nâng cao được khả năng tư duy lý luận, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Để gắn kết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học một cách hiệu quả, từng giảng viên, từng khoa phòng và nhà trường cần tổ chức công tác nghiên cứu khoa học. Các đề tài nghiên cứu khoa học phải căn cứ vào nội dung chương trình giảng dạy, mức độ biến đổi tình hình trong thực tiễn và nhiệm vụ chính trị của địa phương để xác định nội dung chủ đề nghiên cứu cho phù hợp. Về nghiên cứu khoa học, tập trung vào 3 loại ( đề tài khoa học cấp khoa, cấp trường và cấp tỉnh). Về tổng kết thực tiễn nên thực hiện theo 2 cấp độ . Mức độ thấp là đi khảo sát thực tế theo từng chuyên đề nhỏ phục vụ bài giảng hoặc phục vụ cho một đề tài khoa học, được xác định nhiệm vụ thường xuyên của mỗi giảng viên. Mức độ cao hơn là điều tra đánh giá, tổng kết thực tiễn theo các chuyên đề lớn, vừa phục vụ giảng dạy, vừa phục vụ nhiệm vụ địa phương. Đối tượng thực hiện là giảng viên, nhất là giảng viên chính, giảng viên là lãnh đạo các khoa, phòng hoặc tập thể nhà trường. Thời gian tới, để mọi cán bộ, giảng viên thực hiện tốt việc gắn kết nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn, thì nhà trường cần có qui định cơ chế, chính sách cụ thể về nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ nghiên cứu khoa học (qui định rõ số giờ giảng, số giờ đi nghiên cứu thực tế, chế độ vượt giờ...) . 3.2.6. Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên Thực hiện nghiêm túc chỉ thị 40/ CT-TW của BBTTW Đảng tháng 6/2004 về việc "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục" và Quyết định 09/ 2005/ QĐ-TTg ngày 11-01-2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2005-2010". Nhà trường đã từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên lý luận chính trị, giảng viên các môn quản lý kinh tế, Nhà nước pháp luật, kể cả giảng viên kiêm chức để phân công, bố trí giảng viên theo đúng năng lực chuyên môn, sở trường của từng người. Thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị và phương pháp sư phạm hiện đại cho đội ngũ giảng viên, đảm bảo nguyên tắc giảng viên của nhà trường phải được đào tạo cơ bản về chuyên môn đang giảng dạy. Mặt khác, cần tạo điều kiện để mọi giảng viên tự học tập, nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, đi nghiên cứu thực tế. Thực hiện nghiêm chế độ, chính sách và những quy định đối với giảng viên, kịp thời biểu dương, khen thưởng những giảng viên dạy giỏi; kỷ luật hoặc cho thôi giảng đối với những giảng viên không đủ năng lực, trình độ, sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm quy chế, quy định ... đã đề ra. Phát hiện và tuyển chọn mới những người có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức, được đào tạo cơ bản ở các trường trung ương, hoặc chọn cử một số cán bộ trẻ đã có 01 bằng đại học chính quy, có năng khiếu sư phạm đi học tập trung dài hạn tại các trường trung ương như Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực I, Học viện Báo chí tuyên truyền, Học viện Hành chính Quốc gia... để tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên lý luận chính trị của tỉnh. Kiện toàn, bổ sung đội ngũ giảng viên kiêm chức cho trường, bảo đảm thực hiện tốt nội dung, chương trình các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đã đề ra. Muốn thực hiện được mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần phải xây dựng đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu về số lượng và cơ cấu theo qui hoạch của trường; trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có phẩm chất và năng lực cần thiết. Cần thực hiện theo 8 khâu tuyển chọn giảng viên như sau: Một là, nhà trường cần có kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên mới với các tiêu chí cụ thể với từng loại đối tượng: +Cán bộ, công chức các ngành xin vào trường: - Là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hoặc có lý lịch rõ ràng, có đủ điều kiện về lý lịch để khi phấn đấu tốt có thể được xem xét kết nạp vào Đảng. - Có trình độ chuyên ngành Trường đang cần tuyển dụng. - Tuổi đời và tuổi công tác: đảm bảo đến tuổi nghỉ làm việc, đủ thời gian để tính nghỉ hưu theo chế độ hiện hành. - Hội đồng tuyển dụng nhà trường kiểm tra nhận thức, năng lực công tác, phương pháp giảng dạy phải đạt từ khá trở lên. +Đối với học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, đại học xin vào trường: - Là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, nếu chưa phải là đảng viên phải có lý lịch rõ ràng, đủ điều kiện để có thể kết nạp vào Đảng sau này. - Có trình độ chuyên môn đúng chuyên ngành Trường có nhu cầu, tốt nghiệp đại học chính qui đạt loại khá trở lên và có trình độ tin học, ngoại ngữ từ B trở lên. - Được hội đồng sơ tuyển nhà trường xếp loại từ khá trở lên. - Trải qua thời gian thử việc- nếu được Hội đồng tuyển dụng nhà trường đánh giá đạt kết quả từ khá trở lên mới được cho dự thi công chức. - Thi công chức (theo qui định của tỉnh) nếu cùng một chuyên ngành có nhiều người cùng thi thì người có điểm cao hơn được tiếp nhận. - Đảm bảo cơ cấu về độ tuổi, mang tính kế thừa, tránh hụt hẫng về đội ngũ. Hai là, đưa đi đào tạo đối với đội ngũ giảng viên đã được tuyển dụng và đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường. Những giảng viên đã có bằng đại học chuyên ngành, trường có kế hoạch đưa đi đào tạo sau đại học, đây cũng chính là đội ngũ trực tiếp làm công tác giảng dạy và là đội ngũ kế thừa sau này, cho nên phải có kế hoạch bồi dưỡng từ trẻ để đủ tiêu chuẩn về chuyên môn, bố trí sử dụng hợp lý, thời gian cống hiến lâu dài. Đối với các giảng viên có bằng đại học gần đúng với chuyên ngành đào tạo cần được nhà trường tạo điều kiện tiếp tục học tiếp bằng hai tại các học viện Trung ương. Với đặc thù là một trường giảng dạy lý luận chính trị, nhà trường làm công việc “ Huấn luyện cán bộ’’ cho Đảng, do đó yêu cầu 100% Giảng viên phải có bằng cao cấp, cử nhân lý luận chính trị. Vì thế nhà trường cần có kế hoạch bố trí các giảng viên trên 40 tuổi học chương trình lý luận chính trị cao cấp tại chức, còn giảng viên trẻ sẽ học chương trình đại học chính trị ở HVCTQG Hồ Chí Minh... Ba là, để nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng các cơ sở cần mở các lớp bồi dưỡng về đổi mới phương pháp giảng dạy và học theo hướng: phương pháp dạy tiên tiến, phương pháp học tích cực cho đội ngũ giảng viên. Cần quán triệt phương châm lý luận gắn vơí thực tế, học đi đôi với hành, đảm bảo hiệu quả và thiết thực. Phương pháp dạy và học truyền thống nặng về lý thuyết, thuyết trình đã dần dần không còn phù hợp với đối tượng cán bộ. Cần phải tăng cường các bài tập tình huống mang tính thực tế để học viên tham gia thảo luận giải quyết, phát huy tính chủ động, sáng tạo và kết hợp kiến thức của học viên trong quá trình học. Người học do đó không cảm thấy buồn chán, tích cực tham gia đối thoại, đàm thoại. Giáo viên chỉ nên cung cấp những kiến thức cơ bản và giải thích những vấn đề mà học viên chưa rõ, những vấn đề mang tính mới mẻ. Nhiệm vụ bồi dưỡng phương pháp là hết sức cần thiết, vì thực tế như trong phần thực trạng đã phân tích, số giáo viên trẻ nhà trường mới tuyển dụng đa phần chưa được đào tạo về phương pháp sư phạm, đội ngũ giáo viên này mới chỉ có bằng đại học chuyên ngành, mặc dù tốt nghiệp loại khá nhưng trong quá trình giảng dạy vẫn còn thiếu những yếu tố cơ bản của người đứng lớp về phương pháp. Vì vậy để xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, trong kế hoạch những năm tới nhà trường cần cử giảng viên đi học lấy chứng chỉ sư phạm tại các trường Đại học sư phạm hoặc các Trung tâm bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tại Trung ương. Bên cạnh đó cần có kế hoạch tập huấn cho giảng viên việc áp dụng và phát huy các phương pháp giảng dạy mới. Thường xuyên có kế hoạch thao giảng, đánh giá giảng viên. Nội dung đánh giá bao gồm chất lượng nội dung bài giảng và phương pháp giảng dạy. Kết quả thao giảng là tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ cũng như bình xét danh hiệu thi đua hàng năm. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường cần có kế hoach tổ chức thi giáo viên dạy giỏi các cấp, từ cấp khoa đến cấp trường sau đó bình chọn giáo viên đi dự thi giảng viên giỏi toàn quốc do HVCTQG Hồ Chí Minh tổ chức. Tạo không khí thi đua, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Bốn là, yêu cầu nhà trường đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế và cần cụ thể hoá qui chế hoạt động khoa học để có những qui định cho việc đánh giá kết quả hoạt động này. Thông qua hoạt động nghiên cứu khoa học, thực tế để tiếp tục bồi dưỡng và tạo điều kiện cho giảng viên nắm bắt thực tế, góp phần làm phong phú bài giảng và tổng kết các vấn đề thực tế ở địa phương. Năm là, để ngày càng nâng cao chất lượng dạy và học, nhà trường cần có các chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài Tỉnh. Xây dựng kế hoạch cho giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, về các kiến thức nâng cao tại các Học viện Trung ương và các Trung tâm lớn ở Trung ương. Ngoài ra nhà trường cần có biện pháp khuyến khích hỗ trợ về tài chính cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở cả ngoài nước để ngày càng đáp ứng xu thế mở cửa, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Sáu là, xây dựng một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức , năng lực chuyên môn nghiệp vụ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Với đặc thù là trường Đảng, 100% học viên đều là đảng viên, do đó trong kế hoạch nhà trường đã xây dựng giai đoạn 2007-2010 phấn đấu 100% giảng viên đều là đảng viên. Để thực hiện được mục tiêu đó nhà trường phải quán triệt tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII ), Chỉ thị 34-CT/ TW của Ban Bí Thư về xây dựng đảng, củng cố tổ chức Đảng trong trường học, đẩy mạnh việc phát triển Đảng trong giảng viên, làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho giảng viên. Bên cạnh công tác phát triển Đảng trong đội ngũ giảng viên, cần tổ chức các đợt sinh hoạt tư tưởng, học tập đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng một đội ngũ Giảng viên vừa “ Hồng” vừa “ Chuyên”, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Điều chỉnh chính sách tuyển dụng, đề bạt cán bộ là giảng viên lên quản lý khoa, phòng, trường theo hướng đánh giá phẩm chất, năng lực công tác hơn là chỉ chú trọng đến bằng cấp, khuyến khích ủng hộ tính tích cực, sáng tạo của giảng viên, nhất là giảng viên trẻ. Bảy là, xây dựng kế hoạch tuyển chọn giảng viên để có đủ số lượng giảng viên cơ hữu để thực hiện chương trình đào tạo và nghiên cứu khoa học, có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý đảm bảo tỷ lệ người học/ giáo viên theo qui định chung, có cơ cấu đội ngũ giảng viên hợp lý đối với các bộ môn, tránh tình trạng thiếu về giảng viên, dẫn đến giảng viên phải dạy quá tải, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và tránh tình trạng khoa thì thừa giáo viên, khoa thì lại thiếu giáo viên, hay giảng dạy trái với chuyên ngành đào tạo, chất lượng đào tạo sẽ không đảm bảo. Bên cạnh đó khuyến khích giảng viên nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học trong giai đoạn mới. Tám là, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức vừa đầy đủ vừa có chất lượng. Hiện nay nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng ngày càng cao, ngoài đội ngũ giảng viên chính qui của nhà trường, cần xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là cán bộ quản lý, chuyên viên giỏi ở các ngành, đơn vị có điều kiện và khả năng tham gia giảng dạy một số lớp, một số chuyên đề nhất là các chuyên đề báo cáo thực tế về các lĩnh vực chuyên môn. Đối với đội ngũ giảng viên kiêm chức đều là lãnh đạo của các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh, là những người có am hiểu về lý luận và thực tiễn sâu sắc. Để đảm bảo chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng thì đội ngũ giảng viên kiêm chức cũng phải hội tụ đủ các điều kiện sau đây: - Có học hàm, học vị hoặc có trình độ chuyên môn cao, nắm được những vấn đề lý luận cơ bản của nội dung truyền đạt. - Có kiến thức thực tế, bám sát được thực tế đang diễn ra hàng ngày. Có khả năng giúp học viên giải quyết được những vấn đề đặt ra trong thực tiễn công tác và học tập mang lại hiệu quả cao. - Có phương pháp sư phạm, kinh nghiệm giảng dạy phù hợp với đối tượng học viên là người lớn tuổi. - Có khả năng sử dụng các công cụ, phương tiện dạy học hiện đại. - Có tư chất đạo đức của nhà giáo, phong thái chững chạc, có kiến thức về tâm lý giáo dục và lý luận dạy học. - Cần có cơ chế lợi ích thoả đáng để đội ngũ giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy nhiệt tình, trách nhiệm. - Bên cạnh đó cần có các buổi giao ban giữa giảng viên kiêm chức với nhà trường và với các khoa chuyên môn chủ quản để thống nhất với giảng viên kiêm chức về nội dung, chương trình giảng dạy cũng như các bước lên lớp, đồng thời yêu cầu họ thực hiện nghiêm túc qui chế giảng viên như các giảng viên của nhà trường. 3.2.7. Hoàn thiện qui chế làm việc Qua gần 10 năm xây dựng và trưởng thành, song song với đòi hỏi ngày một nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCS cho tỉnh nhà, còn là nhiệm vụ ngày một hoàn thiện hơn qui chế làm việc trên cơ sở qui chế của Học viện bao gồm qui định về hệ thống tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban giám hiệu, các khoa, phòng, giảng viên, học viên, chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của trường và một số qui định khác. Sau 5 năm thành lập trường, ngày 24-4-2002 Hiệu trưởng nhà trường đã ban hành Qui chế làm việc trường Chính trị Tỉnh Bắc Giang. Để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thì Qui chế cần phải được hoàn thiện một số vấn đề sau: * Về tổ chức bộ máy của trường: Để đáp ứng được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong những năm tới nhà trường cần thành lập thêm các khoa ngoại ngữ, tin học để nâng cao trình độ cho học viên và tách phòng Tổ chức- Hành chính thành 2 phòng riêng biệt là phòng Tổ chức và phòng Hành chính- quản trị để mỗi phòng phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của mình phục vụ tốt hơn nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Tại Qui chế Hiệu trưởng đã qui định 4 loại Hội đồng cụ thể nhưng trong quá trình xây dựng và trưởng thành nhà trường nên căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ công việc và tuỳ vào các điều kiện cụ thể khi cần thiết có thể thành lập thêm các Hội đồng khác để qui chế ngày một hoàn thiện hơn. * Về chức năng, nhiệm vụ của các Khoa: Để các khoa ngày càng hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn của mình, Qui chế cần giao thêm quyền tự chủ cho Khoa trong việc mời giảng viên kiêm chức như vậy giảng viên của khoa mới chủ động trong kế hoạch giảng dạy của mình. Ngoài ra khoa còn cần được tổng hợp điểm, nắm kết quả học tập của học viên trong các môn học mà khoa phụ trách để theo sát, rút kinh nghiệm nâng cao chất lượng giảng dạy ngày một cao hơn. Bên cạnh đó với các lớp bồi dưỡng nhà trường cần giao quyền tổ chức các lớp đó cho các khoa chuyên môn như vậy mới sát với chất lượng bồi dưỡng hơn. * Về chức năng, nhiệm vụ của Phòng Đào tạo: Để giảm bớt cường độ công việc và các đầu việc cho phòng Đào tạo, để phòng hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm tốt hơn, Qui chế cần qui định chuyển nhiệm vụ tổ chức một số hoạt động ngoại khoá như : nghe thời sự, chính sách, tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao sang Phòng khoa học- Thông tin- tư liệu *Với phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu. Giám đốc Học viên Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã ban hành Quýết định số 47- QĐ/ HVCTQG về "Qui chế hoạt động Khoa học của các Trường Chính trị tỉnh, thành phố”. Căn cứ vào Quyết định này, nhà trường đã xây dựng qui chế hoạt động khoa học và thành lập Phòng khoa học- Thông tin – Tư liệu, có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng quản lí các hoạt động nghiên cứu khoa học và trực tiếp làm công tác thông tin tư liệu. Để hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên nhà trường góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng thì nhà trường cần bổ sung quy chế, ngày càng mở rộng, đa dạng các hoạt động, hình thức nghiên cứu, phải gắn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học với nhiệm vụ giảng dạy, đề ra yêu cầu cao hơn nữa về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng khoa học- thông tin- tư liệu. Bổ sung thêm nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên về các hoạt động như: viết bài cho Nội san của Trường, cho các Báo địa phương, TW; viết bài tham gia Hội thảo khoa học cấp ngành, tỉnh, cấp trường; viết lịch sử Trường, địa phương; nghiên cứu, khảo sát thực tế phục vụ các đề tài khoa học. * Về Phòng Tổ chức – Hành chính. Để hiệu quả hoạt động của phòng cao hơn nên tách thành 2 bộ phận riêng rẽ như: bộ phận Tổ chức, bộ phận Hành chính- Quản trị và có qui định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận. * Quy chế giảng viên: Trên tinh thần quán triệt Qui định số 06/QĐ- HVCTQG Hồ Chí Minh về Qui chế giảng viên trường Chính trị, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, đưa công tác quản lý, qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng vào nền nếp, từng bước tiêu chuẩn hoáđội ngũ cán bộ giảng dạy theo qui định chung của Nhà nước, nhà trường cần từng bước hoàn thiện hơn qui chế giảng viên về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của giảng viên. * Quy chế học viên: Để phù hợp với đối tượng học viên tỉnh miền núi, Qui chế cần được bổ sung một số điểm sau: - Được đảm bảo điều kiện cần thiết để học tập (nơi ăn, nghỉ cho học viên ở xa). - Ngoài các chế độ về tài chính, vật chất, tinh thần theo quy định hiện hành của nhà nước, cần được sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp uỷ, chính quyền cơ sở nơi học viên được cử đi học (về phụ cấp, thời gian, tiền tài liệu...). * Qui chế thi, kiểm tra: Nhà trường cần quán triệt tới toàn thể cán bộ, giảng viên và học viên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục” và thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 8/ 9/ 2006 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường sự lãnh đạo thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Để từng bước khắc phục những yếu kém còn tồn tại, lập lại kỷ cương, nền nếp trong dạy và học của nhà trường. Bên cạnh đó, Đảng uỷ, BGH phải tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những hành vi, biểu hiện tiêu cực, gian lận trong thi cử và bệnh thành tích trong một số lĩnh vực; coi trọng đổi mới việc tổ chức thi và đánh giá kết quả học tập của học viên qua mỗi môn học, phần học, cuối khoá. Từ đó Qui chế cần bổ sung thêm yêu cầu việc ra đề thi nên có sự cải tiến, ra đề có tính tổng hợp và yêu cầu học viên không chỉ nắm vững những vấn đề lý luận mà còn vận dụng để giải đáp những vấn đề trong thực tiễn. * Trong 07 biện pháp trên thì các biện pháp: đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng; tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học là những nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên là khâu đột phá. 3.3. Kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp. Qua việc xin ý kiến của 100 cán bộ, giảng viên nhà trường và giảng viên kiêm chức, một số cán bộ cơ sở đã qua đào tạo bồi dưỡng ở trường về tính cần thiết và khả thi của những biên pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, tại trường chính trị tỉnh Bắc Giang. Qua kết quả bằng phiếu xin ý kiến, hầu hết những người được hỏi đều cho rằng những biện pháp nêu trong luận văn là rất cần thiết và khả thi. Bảng 3.3: Kết quả khảo sát về tính cần thiết và khả thi của những biện pháp. STT Giải pháp Cần thiết Khả thi Rất cần thiết Vừa phải Không cần Khả thi ít khả thi Không khả thi 1 Xây dựng kế hoach về đào tạo, bồi dưỡng CBCS 92 8 0 90 10 0 2 Đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng 90 10 0 80 20 0 3 Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học 95 5 0 88 12 0 4 Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên 85 15 0 90 10 0 5 Gắn kết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học 90 10 0 95 5 0 6 Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên 95 5 0 90 10 0 7 Hoàn thiện qui chế làm việc 80 20 0 85 15 0 Kết luận và khuyến nghị 1. Kết luận Đất nước ta đang trong giai đoạn đâỷ nhanh quá trình CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn, do đó việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCS là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cấp bách, bởi nó tạo ra những CBCS có trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, có phẩm chất đạo đức trong sáng, luôn phát huy tác dụng tốt, góp phần quyết định thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương. Đề tài “Những biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang” được hoàn thành đã góp phần giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế, đưa ra một số biện pháp có tính khả thi để đáp ứng tình hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn hiên nay. Luận văn này đã trình bày một số vấn đề cơ bản sau đây: 1. Nhận thức chung về cơ sở lí luận về quản lí công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cũng như nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh, của Trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. 2. Đánh giá về thực trạng công tác quản lí và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang. Bằng số liệu cụ thể, luận văn đã nên rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những kết quả đạt được và những tồn tại của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang trên tất cả các mặt: Công tác lập kế hoạch; tổ chức hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; quản lí nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu; công tác quản lí các khoá đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên; đổi mới phương pháp; tổ chức đánh giá kết quả các lớp đào tạo, bồi dưỡng và xây dựng các điều kiện hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. 3.Trên cơ sở nhận thức chung về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở, sau khi đánh giá thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang, luận văn đã trình bày một cách có hệ thống các biện pháp, để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS của tỉnh. Trong phần các biện pháp, chúng tôi đã đề xuất 7 biện pháp quản lí nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCS tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng CBCS. Biện pháp 2: Đổi mới chương trình, nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng. Biện pháp 3: Tăng cường quản lý việc đổi mới phương pháp dạy học. Biện pháp 4: Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên. Biện pháp 5: Gắn kết nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH. Biện pháp 6: Quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên. Biện pháp 7: Hoàn thiện quy chế làm việc. Trong luận văn, tác giả đã thực hiện được các nhiệm vụ đặt ra và đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài. 2. Khuyến nghị: Từ nghiên cứu thực tế của luận văn và các kết luận trên đây chúng tôi xin có một số khuyến nghị sau: 1. Với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Bắc Giang: - Chỉ đạo các huyện, thị và cơ sở bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch cán bộ (mỗi nhiệm kì xây dựng một lần). Căn cứ vào qui hoạch cán bộ, từ cấp cơ sở trở lên cần xác định cụ thể những đối tượng cán bộ cần phải đi học chính trị và chuyên môn nghiệp vụ thông qua kế hoạch hàng năm. - Chú trọng quan tâm và chỉ đạo chặt chẽ hơn nữa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCS: + Đảm bảo bố trí đủ số lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức, được đào tạo cơ bản cho trường Chính trị. + Có kế hoạch cử cán bộ, giảng viên đi học để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. + Có chủ trương và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, giảng viên của Trường Chính trị tỉnh được đi nghiên cứu, trao đổi, học tập ở các địa phương trong nước và cả nước ngoài. - Tăng cường đầu tư các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, sinh hoạt ở Trường Chính trị đủ theo hướng đồng bộ và hiện đại đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tạo, bồi dưỡng CB. 2. Với HVCTQG Hồ Chí Minh và HVHCQG: - Các Học viện nên nghiên cứu, biên soạn nội dung chương trình để có bộ sách giáo trình phù hợp với loại hình đào tạo TCCT và TCHC, tránh sự trùng lặp nội dung kiến thức trong một chương trình đào tạo - Hàng năm, Học viện cần có kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giảng viên ở tất cả các bộ môn và nghiệp vụ chuyên môn để nâng cao trình độ, tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên tiếp cận những vấn đề mới nảy sinh (hoặc mới tổng kết). Nội dung tập huấn, bồi dưỡng nên có trọng tâm, thiết thực và hiệu quả. - Tăng cường hướng dẫn, phổ biến kinh nghiệm giữa các Vụ của Học viện với các Trường Chính trị tỉnh nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động. 3. Với trường Chính trị Tỉnh: - Chủ động bổ sung nội dung của các môn học, cập nhật được những nội dung mới về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào bài giảng . - Cần tiếp tục củng cố xây dựng, hoàn thiện cơ sở vật chất theo hướng hiện đại phục vụ cho giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập của cán bộ, giảng viên và học viên. - Cần tổ chức nghiên cứu cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuẩn hoá. - Cần tổ chức chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, bồi dưỡng…nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng. Phụ lục 02 Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang …………………………. Phiếu xin ý kiến Để có cơ sở khoa học và thực tiễn giúp cho việc đưa ra những biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau (nếu đồng ý với ý kiến nào đánh dấu "X" vào ô vuông, nếu không đồng ý thì để trống). I. Giải pháp xây dựng kế hoạch dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng CBCS Cần thiết - Rất cần thiết: [ ] - Vừa phải: [ ] - Không cần thiết: [ ] Khả thi - Khả thi: [ ] - ít khả thi: [ ] - Không khả thi: [ ] II. Giải pháp về hoàn thiện, đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Cần thiết - Rất cần thiết : [ ] - Vừa phải: [ ] - Không cần thiết: [ ] Khả thi - Khả thi : [ ] - ít khả thi: [ ] - Không khả thi: [ ] III. Giải pháp về đổi mới phương pháp dạy- học Cần thiết - Rất cần thiết: [ ] - Vừa phải: [ ] - Không cần thiết [ ] Khả thi - Khả thi: [ ] - ít khả thi: [ ] - Không khả thi: [ ] IV.Giải pháp về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học viên Cần thiết -Rất cần thiết: [ ] - Vừa phải: [ ] - Không cần thiết [ ] Khả thi - Khả thi: [ ] - ít khả thi: [ ] - Không khả thi [ ] v. Giải pháp về quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên Cần thiết - Rất cần thiết: [ ] - Vừa phải: [ ] - Không cần thiết [ ] Khả thi - Khả thi: [ ] - ít khả thi: [ ] - Không khả thi: [ ] Vi. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện qui chế làm việc. Cần thiết - Rất cần thiết: [ ] - Vừa phải: [ ] - Không cần thiết [ ] Khả thi - Khả thi: [ ] - ít khả thi: [ ] - Không khả thi: [ ] Ngoài những nội dung trên, đồng chí có thể cho biết thêm những ý kiến khác của đồng chí………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… Nếu không phiền, xin đồng chí cho biết một vài thông tin về bản thân: - Họ và tên:…………………………………………………………… - Ngày sinh: ………………………………………………………….. - Đơn vị:………………………………………………………………. - Chức vụ:………………………………………………………………. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và hợp tác của đồng chí. Ngày tháng năm 2006 Người được hỏi (Ký tên) tài liệu tham khảo 1 Lí Bằng và Viên Hạ Uy (Nguyễn Cảnh Chất biên soạn và biên dịch - 2003), Tinh hoa quản lí – 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lí trong thế kỉ XX, Nxb Lao động xã hội Hà Nội. 2 Báo cáo đề dẫn Hội nghị khoa học: “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lươợng đội ngũ cán bộ cơ sở tỉnh Bắc Giang”. Năm 2002 3 C. Mác và Ăng-Ghen toàn tập, Nxb CTQG, H, 1995. 4 Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1997) “Những cơ sở khoa học và quản lí giáo dục”.Trươờng Cán bộ Quản lý Giáo dục và Đào tạo 5 Chỉ thị 15/CT- UBND tỉnh Bắc Giang ngày 8/9/2006 về việc tăng cươờng sự lãnh đạo thực hiện cuộc vận động " nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". 6 Chỉ thị 33/2006/CT- TTg ngày 8/9/2006 về chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. 7 Chỉ thị 40/CT – TW của Ban Bí thươ TW Đảng 6/2004 về việc: “Xây dựng, nâng cao chất lơượng đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục ”. 8 Nguyễn Đức Chính “Bộ tiêu chí đánh giá chất lơượng đào tạo, bồi dơưỡng cho các trươờng Đại Học Việt Nam”- Bài giảng lớp cao học QLGD. 9 Nguyễn Đức Chính “Chất lươợng và các mô hình quản lí chất lươợng trong giáo dục” – Bài giảng Lớp cao học QLGD. 10 Nguyễn Đức Chính " Chơương trình đào tạo và đánh giá chơương trình đào tạo"- Bài giảng lớp cao học QLGD. 11 Đỗ Minh Cơương (1998) Những vấn đề cơ bản về quản lí KH và CN Nxb CTQG Hà Nội. 12 Đảng cộng sản Việt Nam : Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001. 13 Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006. 14 Đảng cộng sản Việt Nam – Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khoá VIII, NXB CTQG, Hà Nội, 1997. 15 Đặng Bá Lãm (chủ biên) QLNN về Giáo dục lý luận và thực tiễn NxbCTQG, Hà Nội, 2005. 16 Đề án “Đổi mới, nâng cao chất lơượng đào tạo cán bộ Trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang”(năm 2002). 17 Trần Khánh Đức “Một số vấn đề quản lí và quản trị nhân sự trong giáo dục - đào tạo” – Bài giảng lớp Cao học QLGD. 18 Trần Khánh Đức: “Quản lí và kiểm định chất lơượng đào tạo nhân lực theo ISOO và TQM”. 19 Nguyễn Minh Đươờng: Bồi dơưỡng và đào tạo đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới – Chơương trình KHCN cấp Nhà nươớc KX07 – 14 – HN – 1996. 20 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995. 21 Phạm Minh Hạc, Một số vấn đề giáo dục học và khoa học giáo dục, Hà Nội, 1990. 22 Phạm Minh Hạc, Tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 23 Học viện CTQG Hồ Chí Minh- Quyết định v/v Ban hành Qui chế hoạt động khoa học của các Trơường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc TW-Quyết định số 47-QĐ/HVCTQG ngày 7/9/2001. 24 Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Vụ các trơường Chính trị “Một số văn bản – Dùng cho Trươờng Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc TW”. 25 Kế họach đào tạo bồi dơưỡng cán bộ công chức của tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2007 – 2010. 26 Trần Kiểm “Quản lí giáo dục và trơường học”, Viện Khoa học giáo dục, Hà Nội, 1997. 27 Luật giáo dục, Nxb CTQG, Hà Nội, 2005. 28 Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, Giáo dục học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998. 29 Nghị quyết Hội nghị TW 3 khoá VIII về chiến lơược đào tạo cán bộ. 30 Nghị quyết TW 5 khoá IX về: “Đổi mới và nâng cao chất lơượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phơường, thị trấn”. 31 Nguyễn Ngọc Quang, Những khái niệm cơ bản lý luận về quản lý giáo dục, 1990. 32 Nguyễn Ngọc Quang (1990) “Dạy học, con đơường hình thành nhân cách” – Trơường Cán bộ quản lí giáo dục. 33 Quyết định 09/2005/QĐ - TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tơướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Xây dựng nâng cao chất lơượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giai đoạn 2005 -2010”. 34 Quyết định của Bộ Nội Vụ về việc ban hành chươơng trình đào tạo hệ trung cấp hành chính. 35 Quy chế làm việc của Trơường Chính trị tỉnh Bắc Giang ban hành ngày 24 tháng 4 năm 2002. 36 Mạc Văn Trang: Tài liệu bài giảng lớp cán bộ quản lí giáo dục. 37 Trươờng Chính trị tỉnh Bắc Giang- Đề tài NCKH “Kháo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ CBCS đã đươợc Trơường chính trị tỉnh đào tạo, bồi dơưỡng (giai đoạn 1997-2002) nhằm đổi mới và nâng cao chất lươợng, hiệu quả đào tạo, bồi dơưỡng CB trong thời gian tới”. 38 Từ điển Bách Khoa Việt Nam. 39 V. Lê-nin, toàn tập, T4. 40 Viện ngôn ngữ học (2000), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 41 Nguyễn Nhơư ý (Chủ biên 2003), Từ điển tiếng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục Hà Nội. 42 Nguyễn Nhơư ý (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá thông tin Hà Nội. Các phụ lục Phụ lục 03 Chương trình bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên. 1. Chuyên đề 1: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. 2. Chuyên đề 2: Qui chế làm việc của Chính phủ và UBND. 3. Chuyên đề 3: Tổng quan về Hệ thống chính trị. 4. Chuyên đề 4: Pháp luật và pháp chế XHCN Việt Nam. 5. Chuyên đề 5: Những ngành luật chủ yếu của hệ thống PL Việt Nam. 6. Chuyên đề 6: Lý luận chung về quản lý hành chính Nhà nước. 7. Chuyên đề 7: Quyết định và cưỡng chế trong QLHCNN. 8. Chuyên đề 8: Cải cách hành chính Nhà nước 9. Chuyên đề 9: Tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước. 10. Chuyên đề 10: Công vụ- công chức. 11. Chuyên đề 11: Kỹ thuật soạn thảo văn bản QLHCNN. 12. Chuyên đề 12: Tổ chức quản lý văn bản trong cơ quan nhà nước. 13. Chuyên đề 13: Thủ tục hành chính. 14. Chuyên đề 14: Kỹ năng tổ chức và điều hành công sở hành chính. 15. Chuyên đề 15: Quản lý nhà nước về kinh tế. 16. Chuyên đề 16: Quản lý nhà nước về tài chính, tiền tệ. 17. Chuyên đề 17: QLNN về lao động, việc làm, tiền lương và BTXH . 18. Chuyên đề 18: QLNN về dân số và kế hoạch hoá gia đình. 19. Chuyên đề 19: Quản lý nhà nước về Văn hoá, giáo dục và y tế. 20. Chuyên đề 20: QLNN về KH, CN, MT và TN. 21. Chuyên đề 21: QLNN về nông nghiệp và phát triển nông thôn. 22. Chuyên đề 22: Quản lý nhà nước về đô thị và qui hoạch. 23. Chuyên đề 23: Quản lý nhà nước về Quốc phòng và An ninh. 24. Chuyên đề 24: Quản lý nhà nước về dân tộc và tôn giáo. 25. Chuyên đề 25: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành chính tư pháp. Phụ lục 07 Học viện chính trị quốc gia Hồ chí minh *-* -* Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam độc lập - tự do - hạnh phúc Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2002 Chương trình đào tạo cán bộ lãnh đạo của đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (Hệ trung cấp lí luận chính trị) Nội dung chương trình STT Tên môn học và bài học Số tiết I - Triết học Mác Lênin 60 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Triết học Mác - Lênin - Cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học Chủ nghĩa duy vật Mác - xít Phép biện chứng duy vật Lí luận nhận thức Lí luận hình thái kinh tế - xã hội Giai cấp - nhà nước - cách mạng xã hội Vai trò của quần chúng và cá nhân trong lịch sử. Cá nhân và xã hội ý thức xã hội Báo cáo chuyên đề 4 4 12 8 8 8 4 8 4 II. Kinh tế chính trị Mác - Lênin và một số vấn đề về tổ chức, quản lí kinh tế ở Việt Nam 144 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Phần thứ nhất: Một số vấn đề kinh tế, chính trị về chủ nghĩa tư bản Sản xuất hàng hoá - khởi điểm của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của CNTB Tuần hoàn và chu chuyển tư bản Các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Chủ nghĩa tư bản ngày nay Phần thứ hai: Kinh tế chính trị về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đặc điểm kinh tế, chính trị của thời kì quá độ. Sở hửu về tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế trong thời kì quá độ. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên kinh tế quốc dân Kinh tế thị trường định hướng XHCN Phân phối và lưu thông trong thời kì quá độ Tài chính, tín dụng, ngân hàng trong thời kì quá độ Toàn cầu hoá và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực Báo cáo thực tế Phần thứ ba: Một số vấn đề về tổ chức và quản lí kinh tế ở Việt Nam Quản lí vĩ mô của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Tăng trưởng kinh tế và chiến lược phát triển kinh tế đến 2010 của Việt Nam Các nguồn lực phát triển kinh tế ở Việt Nam Chuyển dịch cơ cấu và phương hướng phát triển các lĩnh vực kinh tế Đổi mới quản lí NN đối với các đơn vị kinh tế cơ sở Quản lí ngân sách nhà nước phương pháp xây dựng và triển khai thực hiện dự án kinh tế vừa và nhỏ Báo cáo kinh nghiệm về PT và quản lí KT trang trại, HTX thủ công nghiệp Bài tập: Xây dựng một đề án kinh tế 40 8 8 8 8 8 56 8 8 8 8 8 8 4 4 48 4 4 8 8 8 4 4 4 4 III. Chủ nghĩa xã hội khoa học và chính trị học 72 1 2 3 4 5 6 7 8 1 2 3 4 5 6 Phần thứ nhất: những nguyên lí cơ bản về CNXH Sứ mệnh lich sử của giai cấp công nhân trong thời đại ngày nay Xã hội XHCN và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam Chế độ dân chủ XHCN và Nhà nước XHCN Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kì quá độ lên CNXH Vấn đề dân tộc trong công cuộc đổi mới Vấn đề tôn giáo trong công cuộc đổi mới Vấn đề gia đình trong công cuộc đổi mới Báo cáo thưc tế Phần thứ hai: một số vấn đề về chính trị học Chủ nhĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị Quyền lực chính trị và hệ thống chính trị Chính trị và kinh tế Văn hoá chính trị và vai trò của nó trong việc hình thành phẩm chất và năng lực ngưòi cán bộ lãnh đạo chính trị Tình huống chính trị và xử lí điểm nóng về chính trị - xã hội Bài tập tình huống 44 8 8 4 8 4 4 4 4 28 4 4 4 4 8 4 IV. Tư tưởng Hồ Chí Minh 32 1 2 3 4 5 6 7 8 Nguồn gốc quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐCSVN trong điều kiện Đảng cầm quyền Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức Phong cách Hồ Chí Minh Học tập, vận dụng và PT Tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới 4 4 4 4 4 4 4 4 V. Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam 44 1 2 3 4 5 6 7 8 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập và cương lĩnh đầu tiên của Đảng Đảng lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền (1930 - 1945) Đảng lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền nhân dân (1945 - 1946) Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (1945- 1954) Đảng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (1954 - 1975) Đảng lãnh đạo CMXHCN ở Miền Bắc (1954 - 1975) Đảng lãnh đạo sự nghiệp xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước và thực hiện công cuộc đổi mới (1975 đến nay) 4 4 4 4 8 4 8 8 VII. Văn hoá - Xã hội 52 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 Phần thứ nhất: văn hoá Văn hoá và phát triển kinh tế - xã hội Xây dựng và phát triển nền VH Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Chiến lược xây dựng con ngưòi trong thời kì CNH - HĐH đất nước Giáo dục và quản lí nhà nước về giáo dục ở cơ sở Tổ chức đời sống văn hoá và quản lí nhà nước về văn hoá ở cơ sở Y tế và quản lí nhà nước về y tế ở cơ sở Báo cáo thực tế về xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá…. Phần thứ hai: chính sách xã hội ở nước ta Chính sách xã hội nhằm phát huy nhân tố con người trong giai đoạn hiện nay Chính sách dân số và QLNN trong lĩnh vực dân số, lao động và bảo trợ xã hội Tệ nạn xã hội và phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay Quan điểm, CS, PL của Đảng, NN ta về bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cơ sở Báo cáo thực tế về những vấn đề xã hội ở địa phương và cách giải quyết (chính sách xã hội, bảo vệ trẻ em, tệ nạn xã hội…) 28 4 4 4 4 4 4 4 24 4 4 4 4 4 4 VII.Tâm lí học xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lí 28 1 2 3 4 5 6 7 Những hiện tượng tâm lí xã hội thường gặp trong lãnh đạo quản lí Tâm lí nhóm, tập thể lao động và hộ gia đình Nhân cách và uy tín của người cán bộ chủ chốt ở cơ sở Một số vấn đề tâm lí xã hội trong công tác tổ chức cán bộ ở cơ sở Một số vấn đề TLXH trong công tác tuyên truyền, giáo dục QC ở cơ sở Những yếu tố tâm lí xã hội trong việc ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định của người cán bộ lãnh đạo, quản lí cấp cơ sở Báo cáo thực tế về những hiện tượng tâm lí xã hội trong kinh tế thị trường 4 4 4 4 4 4 4 VIII. Một số vấn đề về quốc phòng, an ninh và đối ngoại 64 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần thứ nhất: về quốc phòng, an ninh Bảo vệ thành quả cách mạng - nhiệm vụ của toàn dân Sự hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam Đường lối quốc phòng của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và quản lí Nhà nưúơc về quốc phòng, công tác quốc phòng ở cấp xã, huyện Đường lối đảm bảo an ninh chính trị và quản lí Nhà nước về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở Chống chiến lược "diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ trong tình hình mới Một số nội dung văn kiện tham mưu quân sự khi chuyển địa phương sang thời chiến và sử dụng bản đồ địa hình quân sự Báo cáo về tình hình quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.. 36 4 4 8 4 4 4 4 4 1 2 3 4 5 6 7 Phần thứ hai: một số vấn đề quốc tế và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta Thời địa ngày nay và những xu thế của thế giới Những bài học kinh nghiệm trong công cuộc cải tổ, cải cách, đổi mới ở các nước XHCN Các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá Phong trào cộng sản quốc tế trong giai đoạn hiện nay Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Khu vực châu á - Thái Bình Dương Báo cáo về ASEAN, AFTA 28 4 4 4 4 4 4 4 IX. Nhà nước và pháp luật, quản lí hành chính 216 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 Phần thứ nhất: những vấn đề cơ bản về Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Quốc hội, Chủ tịch nước, CP CHXHCNVN Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp Toà án nhân dân và viện kiểm soát nhân dân các cấp Báo cáo về hoạt động của HĐND, UBND cấp xã, phường, thị trấn (quy trình tổ chức kì họp HĐND, UBND; tổ chức triển khai nghị quyết kì họp; quy trình tiếp xúc cử tri….) Phần thứ hai: những vấn đề cơ bản về pháp luật và pháp chế XHCN Bản chất và vai trò của pháp luật Hình thức của pháp luật XHCN và trình tự xây dựng pháp luật Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật XHCN Hệ thống pháp luật và thực hiện pháp luật Pháp chế và trật tự pháp luật XHCN Hành vi hợp pháp, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Báo cáo về thực hiện pháp luật, tăng cường pháp chế ở địa phương, cơ sở… Phần thứ ba: một số nghành luật cơ bản của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Những vấn đề cơ bản của luật hiến pháp Những vấn đề cơ bản về luật hành chính Việt Nam Những vấn đề cơ bản về luật dân sự và tố tụng dân sự Những vấn đề cơ bản về luật hình sự và tố tụng hình sự Những vấn đề cơ bảnvề pháp luật kinh tế Luật hôn nhân và gia đình Những vấn đề cơ bản về luật đất đai Những vấn đề cơ bản về luật khiếu nại tố cáo Bài tập tình huống về luật đất đai, luật kinh tế, luật hôn nhân - gia đình, luật khiếu nại, tố cáo Phần thứ tư: những vấn đề cơ bản về quản lí hành chính Nhà nước Những vấn đề cơ bản về quản lí hành chính Nhà nước ở nước ta Những vấn đề cơ bản về tổ chức các cơ quan HCNN ở nước ta Hình thức và phương pháp quản lí Nhà nước Ra quyết định và tổ chức thực hiện quyết định Quan hệ giữa cơ quan Đảng với cơ quan hành chính Nhà nước, giữa cơ quan hành chính Nhà nước với các tổ chức xã hội Hiệu lực và hiệu quả quản lí Nhà nước Một số vấn đề về cải cách hành chính Quy chế dân chủ ở cơ sở Báo cáo thực tế về cải cách hành chính và thực hiện quy chế dân chủ Bài tập tình huống về quản lí hành chính Nhà nước ở cơ sở Phần thứ năm: nghiệp vụ và kĩ thuật hành chính Một số vấn đề cơ bản về nghiẹp vụ hành chính Văn bản quản lí Nhà nước và kĩ thuật soạn thảo văn bản Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước Công tác văn phòng UBND cấp xã ứng dụng tin học trong quản lí Nhà nước Tổ chức lao động trong cơ quan hành chính nhà nước Tổ chức lao động của ngưòi lãnh đạo Bài tập thực hành: soạn thảo một số loại văn bản QLNN… 24 4 4 8 4 4 28 4 4 4 4 4 4 4 68 4 12 12 12 8 4 8 4 4 44 4 4 4 4 4 4 4 4 4 8 52 4 12 4 4 12 4 4 8 X. XÂy dựng đảng 92 1 2 3 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Phần thứ nhất: một số vấn đề lí luận cơ bản về xây dựng Đảng Học thuyết Mác - Lênin về chính đảng của giai cấp công nhân Tập trung dân chủ - nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng Đặc điểm, vai trò, nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện Đảng cầm quyền Phần thứ hai: những nội dung cơ bản về xây dựng tổ chức CSĐ hiện nay Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ Xây dựng đoàn kết thống nhất trong các TCCSĐ Công tác đảng viên của TCCSĐ Công tác cán bộ của TCCSĐ Công tác chính trị - tư tưởng của TCCSĐ Công tác kiểm tra của TCCSĐ Sự lãnh đạo của tổ chức Đảng đối với chính quyền ở cơ sở Phần thứ ba: một số vấn đề nghiệp vụ công tác Đảng ở cơ sở Công tác của cấp uỷ Đảng ở cơ sở và người Bí thư Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ Nghiệp vụ kiểm tra Đảng ở cơ sở Nghiệp vụ thi hành kỉ luật Đảng ở cơ sở Nội dung và thủ tục kết nạp, quản lí, thuyên chuyển đảng viên Công tác văn phòng cấp uỷ cơ sở kĩ thuật soạn thảo và lưu trữ văn bản của Đảng ở cơ sở Báo cáo kinh nghiệm công tác của Bí thư cấp uỷ cơ sở Bài tập tình huống về công tác Đảng 16 8 4 4 28 4 4 4 4 4 4 4 48 4 4 8 4 8 4 4 4 8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 XI. Công tác dân vận Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về công tác dân vận Nhiệm vụ dân vận của hệ thống Nhà nước Nội dung, phương thức công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng Tổ chức và hoạt động Ban dân vận địa phương Công tác mặt trận, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở Công tác vận động công nhân, tổ chức và hoạt động của công đoàn trong thời kì mới Công tác vận động nông dân, tổ chức và hoạt động của Hội ND ở cơ sở Công tác vận động trí thức của Đảng Công tác vận động phụ nữ, tổ chức và hoạt động Hội PN ở cơ sở Công tác vận động TN, tổ chức và hoạt động của Đoàn TN ở cơ sở Kinh tế- xã hội vùng dân tộc, miền núi và chính sách dân tộc của Đảng Công tác vận động các chức sắc và tín đồ tôn giáo hiện nay Báo cáo kinh nghiệm của công tác Mặt trận, Hội PN, Hội ND… 56 8 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1 2 3 4 XII. Tình hình và nhiệm vụ của địa phương Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân số, lao động, lịch sử, truyền thống của địa phương lịch sử Đảng bộ địa phương Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của điạ phương, các chương trình, những nhiệm vụ trước mắt trong phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, các chính sách và giải pháp. Chương trình xoá đói giảm nghèo của tỉnh, thành phố 32 8 8 12 4 XIII.Đi nghiên cứu thực tế - viết tiểu luận tốt nghiệp 120 Phụ lục 08: Danh sách đội ngũ giảng viên kiêm chức nhà trường Theo Quyết định số 101-QĐ/TU của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về việc kiện toàn giảng viên kiêm chức của trường Chính trị tỉnh Bắc Giang gồm các đồng chí sau: (1). Đồng chí Dương Thị Lợi- Uỷ viên Thường trực HĐND tỉnh. (2). Đồng chí Ngô Quang Toản- Giám đốc Sở Văn hoá- Thông tin; (3). Đồng chí Vũ Đình Cảnh- Trưởng Ban Tôn giáo Tỉnh; (4). Đồng chí Thân Minh Quế- Phó Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; (5). Đồng chí Nguyễn Xuân Vượng-Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ; (6). Đồng chí Phùng Văn Minh- Phó Giám đốc Sở Kế hoach - Đầu tư; (7). Đồng chí Nguyễn Văn Lâm- Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội; (8). Đồng chí Nguyễn Hồng Phương- Phó Bí thư Đảng uỷ Các cơ quan Tỉnh; (9). Đồng chí Hoàng Văn Khánh- Uỷ viên Ban Thường trực, Uỷ ban MTTQ tỉnh; (10). Đồng chí Lại Phú Tuy-Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; (11). Đồng chí Lại Tuấn Hùng- Trưởng Phòng Xây dựng Phong trào, Công an tỉnh; (12). Đồng chí Thân Quang Hoạt- Chánh Văn phòng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; (13). Đồng chí Nguyễn Toàn Năng- Trưởng Phòng Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; (14). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng- Trưởng Phòng Lịch sử, BanTuyên giáo Tỉnh uỷ; (15). Đồng chí Lê Thị Minh Khánh- Trưởng phòng Tổ chức đảng và đảng viên, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ; (16). Đồng chí Nguyễn Trung Lương-Chánh Văn phòng, Sở Tài chính.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclvan_bp_nang_cao_cl_dao_taocb_002.doc
Tài liệu liên quan