Để có thể đưa sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng và gia tăng sự cạnh tranh của lốp ôtô của DRC thì hệ thống phân phối của công ty trong thời gian tới phải:
Củng cố phân phối: mục đích của việc này nhằm vào: tối đa hoá hiệu quả đầu tư, tăng hiệu quả bán hàng, thắt chặt mối quan hệ với thành viên kênh, bảo đảm doanh số nền tảng. Để làm được việc này cần:
Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, thực hiện tốt cam kết trong hợp đồng vì chúng ta đều biết thiết lập mối quan hệ trong kinh doanh dã khó thì việc giữ được nó lại càng khó hơn. Việc này không chỉ có lợi trong việc duy trì mối quan hệ với trung gian mà còn duy trì lòng trung thành cũng như nỗ lực bán hàng giới thiệu quảng cáo sản phẩm của công ty cho khách hàng.
Đối xử công bằng với các nhà phân phối về giá cả, chính sách hỗ trợ tránh sự mâu thuẫn giữa các trung gian gây tổn hại cho công ty. Việc này không chỉ làm thắt chặt thêm sự hợp tác hỗ trợ giữa các trung gian mà còn làm tăng hiệu quả của kênh. Thêm vào đó công ty cần đưa ra các chính sách đãi ngộ hợp lý.
Tổ chức tham quan du lịch trong và ngoài nước, hội nghị khách hàng nhằm tạo ra mối quan hệ bền vững hơn, tạo sự tin tưởng của các nhà phân phối với công ty. Đồng thời qua đó công ty cũng nắm bắt được biến động của thị trường, phản hồi của khách hàng, lấy ý kiến thăm dò từ đó giúp DRC có những chính sách đúng đắn hơn.
Phát triển thêm số lượng các trung gian trên kênh phân phối: mục đích của hoạt động này nhằm mở rộng hệ thống phân phối, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, thiết lập quan hệ buôn bán mới, tăng cường ý thức về nhãn hiệu của người tiêu dùng ở những khu vực thị trường tiềm năng. Cụ thể của công việc này là:
Tăng cường việc tìm kiếm các trung gian phân phối mới: nhân viên của các chi nhánh trên toàn quốc chịu trách nhiệm tìm kiếm thêm các nhà phân phối và khách hàng lớn mới.
Tăng cường các nhà phân phối cấp I tại những tỉnh/ thành phố có dân số đông, địa bàn rộng lớn.
Nhân viên thị trường của DRC cần hỗ trợ và phối hợp với của nhân viên của nhà phân phối tìm kiếm thêm các điểm bán mới.
• Bên cạnh đó, đối với những mặt hàng chưa tiêu thụ được do nhu cầu thị trường thấp đang tồn kho nhiều và lâu như: lốp xe đạp 650 đen, lốp xe đạp đỏ, săm xe đạp 600, 650, lốp leo núi 26/195/517. Để giảm thiểu chi phí bảo quản hàng năm cũng như tránh trường hợp sản phẩm để lâu ngày sẽ bị hư hỏng, công ty nên có những biện pháp xử lí phù hợp như:
- Bán hàng giảm giá, bán kèm theo sản phẩm dưới hình thức khuyến mãi.
- Khuyến khích các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm đến thị trường phù hợp như các tỉnh nhỏ, vùng quê, nông thôn. với giá thành hấp dẫn.
- Tìm kiếm những đơn vị có nhu cầu như các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp để cung cấp sản phẩm cho họ với giá thành ưu đãi.
67 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1758 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số biện pháp quản lý nhằm hoàn thiện cấu trúc tài sản tại công ty cổ phần cao su Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của công ty là 501.439.547.929 đồng, năm 2005 là 482.833.809.883 đồng giảm so với năm 2004 với mức 18.605.738.046 đồng tương ứng giảm 3,9%; năm 2006 tổng tài sản của công ty là 508.694.450.662 đồng, so với năm 2005 tăng 25.860.640.779 đồng tương ứng 5,4%.
Quy mô tài sản của doanh nghiệp vào năm 2005 giảm so với năm 2004 nhưng mức giảm này không nhiều, phân tích khái quát cho thấy nguyên nhân của sự giảm này là do tài sản dài hạn của công ty trong năm 2005 giảm xuống. Còn quy mô tài sản năm 2006 tăng lên là do sự tăng mạnh của tài sản ngắn hạn. Để có thể thấy rõ nét hơn về tình hình biến động của quy mô tài sản trong những năm qua ta xem xét các yếu tố ảnh hưởng sau.
Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn tăng nhanh qua ba năm phân tích, nếu năm 2005 tài sản ngắn hạn tăng so với năm 2004 là 20.318.323.023 đồng tương ứng tăng 7,4% thì năm 2006 so với năm 2005 con số tăng thêm là 88.615.906.425 đồng tương ứng tăng 32,4%. Nguyên nhân chính làm cho tài sản ngắn hạn tăng mạnh là do các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng liên tục qua các năm.
Các khoản phải thu: Trị giá khoản phải thu năm 2005 là 55.460.460.522 đồng tăng so với năm 2004 là 7.169.986.123 đồng tương ứng tăng 12,9%, năm 2006 so với năm 2005 tăng 46.407.865.134 đồng tương ứng tăng 83,7%. Qua đó ta thấy mức tăng của khoản phải thu giai đoạn 2004-2005 có thấp hơn so với mức tăng của khoản phải thu giai đoạn 2005-2006, cụ thể đối với từng khoản mục khoản phải thu ta xem bảng.
BẢNG 4: BẢNG PHÂN TÍCH KHOẢN PHẢI THU
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
1.Phải thu khách hàng
37.939.860.876
78,57
54.929.913.442
99,04
73.974.476.092
72,62
2.Trả trước người bán
9.727.639.102
20,14
880.932.799
1,59
27.586.049.639
27,08
3.Phải thu nội bộ
0
0.00
0
0.00
0
0.00
4.Các khoản pthu khác
622.974.421
1,29
344.986.740
0,62
307.799.925
0,30
5.Dự phòng
0
0.00
-695.372.489
-1,25
0
0.00
Tổng cộng
48.290.474.399
100,00
55.460.460.522
100,00
101.868.325.656
100,00
Nhìn chung, các khoản phải thu của công ty cao là do khoản phải thu khách hàng và khoản ứng trước cho người bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị các khoản phải thu.
Đối với khoản phải thu khách hàng, trong năm 2004 chiếm tỷ trọng là 78,57% trong tổng giá trị các khoản phải thu thì đến năm 2005 chiếm 99,04% và trong năm 2006 chiếm 72,62%. Trong đó có một số khách có số dư nợ qua các năm tương đối lớn như Công ty TM và SX vật tư thiết bị GTVT, số dư nợ vào năm 2004 là 2.114.977.919 đồng, năm 2005 là 3.224.233.880 đồng tăng với mức 1.109.255.961 đồng tương ứng tăng 52,45%. Năm 2006 số dư nợ là 4.311.456.221 đồng, tăng so với năm 2005 là 1.087.222.341 đồng tương ứng tăng 33,72%. Hoặc Công ty TNHH vỏ xe ô tô Hải Triều, đây là một doanh nghiệp có số dư Nợ lớn nhất của công ty-luôn ở mức dư Nợ trên 2 tỷ đồng, vào năm 2004 mức dư nợ là 2.510.276.186 đồng, năm 2005 mức dư nợ là 4.491.827.766 đồng tăng so với năm 2004 là 1.981.551.580 đồng tương ứng tăng 78,94% so với năm 2004. Năm 2006 mức dư nợ là 6.039.169.627 đồng tăng so với năm 2005 là 1.547.331.861 đồng, tương ứng tăng 34,45%.
TRÍCH SỐ DƯ NỢ CUỐI KÌ
Khách hàng
2004
2005
2006
Cty TM và SX vật tư thiết bị GTVT
2.114.977.919
3.224.233.880
4.311.456.221
Cty TNHH vỏ xe Hải Triều
2.510.276.186
4.491.827.766
6.039.169.627
( nguồn: sổ theo dõi chi tiết phải thu khách hàng)
Như vậy, khoản phải thu khách hàng liên tục tăng nhanh qua ba năm cho thấy lượng vốn mà công ty bị các đơn vị khác tạm thời chiếm dụng rất nhiều, nếu các khoản phải thu khách hàng này được thu hồi sớm sẽ bổ sung lượng vốn lớn cho quá trình sản xuất kinh doanh và công ty không phải đi vay ngân hàng.
Nguyên nhân khiến cho khoản phải thu khách hàng cao trong năm 2004 là do trong giai đoạn này để thúc đẩy tiêu thụ và cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, công ty đã xây dựng chính sách tín dụng thông thoáng, làm cho doanh thu tăng cao kéo theo các khoản phải thu khách hàng gia tăng. Một nguyên nhân nữa khiến tỷ trọng khoản phải thu tăng cao trong năm công ty đã ứng trước cho người bán để mua các yếu tố đầu vào, vật tư với giá trị lớn làm khoản mục khoản trả trước cho người bán tăng lên chiếm 20,14% khoản phải thu năm 2004. Cụ thể công ty phải ứng trước cho phía nước ngoài để nhập khẩu nguyên vật liệu cao su, chẳng hạn phải ứng trước 4.474.542.360 đồng cho việc nhập khẩu cao su, ứng trước 2.372.093.215 đồng cho việc nhập than đen các loại…Như vậy, năm 2004 cả khoản phải thu khách hàng và ứng trước người bán đều cao cho nên chúng là nguyên nhân khiến cho các khoản phải thu tăng cao.
Sang năm 2005 khoản phải thu khách hàng vẫn tăng cao, tăng 16.990.052.566 đồng tương ứng tăng 44,78% so với năm 2004 nhưng khoản trả trước cho người bán giảm mạnh còn 880.932.799 đồng, giảm 8.846.706.303 đồng tương ứng giảm 90,94% so với năm 2004. Bên cạnh đó, trong năm 2005 công ty xác định lại giá trị của các khoản công nợ chuẩn bị bàn giao hồ sơ chuyển sang công ty cổ phần vào đầu năm 2006, công ty đã tiến hành lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi với số tiền là 695.372.489 đồng trong khi năm 2004 thì khoản lập dự phòng không có, do đó trong năm nay mặc dù khoản ứng trước người bán giảm xuống chỉ chiếm 1,59% trong tổng các khoản phải thu nhưng tỷ trọng khoản phải thu khách hàng vẫn chiếm trị giá cao trong tổng giá trị các khoản phải thu của công ty. Trong năm này, khoản phải thu khách hàng chiếm 99.04% giá trị các khoản phải thu, một số khách hàng đã có số dư Nợ tăng lên rất cao chẳng hạn như công ty TNHH vỏ xe ôtô Hải Triều mức dư nợ lên đến 4.491.827.766 đồng.
Năm 2006 là năm công ty có nhiều sự biến động vì chính thức trở thành công ty cổ phần. Tỷ trọng khoản phải thu tăng mạnh, nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng và trả trước cho người bán tăng cao. Năm 2006 khoản phải thu khách hàng tăng lên 73.974.476.092 đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 19.044.562.650 đồng tương ứng tăng 34,67%. Khoản trả trước cho người bán cũng tăng rất cao lên đến 27.586.049.639 đồng, so với năm 2005 tăng 26.705.116.840 đồng.
Nếu ta xét tỷ lệ giữa khoản phải thu ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả, sẽ thấy được vốn bị chiếm dụng tăng hay giảm. Năm 2005 tỷ lệ này là 55.460.460.522/ 256.962.208.720 = 0,22, thì sang năm 2006 tỷ lệ này là 101.868.325.656 / 233.906.695.866 = 0,44. Như vậy, năm 2006 tỷ lệ vốn bị chiếm dụng tăng gấp 2 lần năm 2005. Đây là dấu hiệu không tốt về hiệu suất sử dụng vốn.
Khoản phải thu khách hàng tăng là do công ty trong bối cảnh hoạt động mới đầy khó khăn đã nỗ lực mở rộng kênh phân phối, tìm kiếm khách hàng để tăng lượng tiêu thụ. Trong năm 2006 công ty đã thu hút được nhiều khách hàng mới như nhà máy cao su Power, Sodit Maroc S.A.RL, xí nghiệp Z 751 TP HCM,….Đồng thời số dư nợ của các khách hàng cũ cũng khá cao như DNTN Thương Mại Sao Mai với số dư nợ là 3.507.552.717 đồng, cơ sở Phú Hòa có số dư nợ là 3.530.267.555 đồng, công ty TNHH vỏ xe Hải Triều với số dư nợ 6.039.169.627 đồng.
Sự tăng đột biến của khoản trả trước người bán có thể được giải thích như sau. Trong năm 2006, công ty tiếp tục đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm mới đó là các dự án: dự án đầu tư nâng công suất lốp đặc chủng 24.00-35 lên 2.500 bộ/năm, dự án đầu tư sản xuất lốp 27.00-49 và 33.00-51… nên các khoản trả trước cho nhà cung cấp tăng cao. Mặt khác với xu thế tăng giá chung của thế giới và trong nước, hầu hết giá cả nguyên vật liệu đầu vào đều tăng, nhất là cao su thiên nhiên có những thời điểm tăng đến 30-50% vì thế các khoản ứng trước cho nhà cung cấp để mua nguyên vật liệu dự trữ tăng cao. Chẳng hạn, phải ứng trước 13.561.232.554 đồng cho việc nhập khẩu cao su, 6.445.221.660 đồng cho việc nhập than đen các loại…
Tuy năm 2006 tỷ trọng khoản phải thu khách hàng có biến chuyển theo xu hướng giảm xuống chỉ còn chiếm 72,62% trong tổng các khoản phải thu. Nhưng nhìn chung khoản phải thu khách hàng còn quá cao cho thấy lượng vốn của công ty bị các đơn vị khác tạm thời sử dụng lớn, đây là dấu hiệu chưa tốt trong việc thu hồi các khoản nợ này để bổ sung vào quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty cần có những biện pháp thích hợp để hạn chế mức dư nợ của khách hàng nhằm thu hồi vốn cho sản xuất.
Nhìn chung, khoản phải thu của công ty còn rất cao, nó cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty chưa được tốt, một lượng vốn lớn đang bị các đơn vị khác chiếm dụng. Công ty nên có nhiều biện pháp hơn nữa trong công tác thu hồi nợ và cần xây dựng một chính sách tín dụng hợp lí sao cho vừa có thể thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn nữa vừa có thể thu hồi được những lượng vốn bị chiếm dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
Hàng tồn kho: Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, lượng hàng tồn kho của công ty cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị tài sản và tăng liên tục qua các năm. Cụ thể năm 2005 giá trị hàng tồn kho so với năm 2004 là 21.278.953.943 đồng tương ứng tăng 11%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 28.179.783.929 đồng tương ứng tăng 14,6%. Tốc độ tăng của hàng tồn kho lớn hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài sản( 11%> -3,95 vào giai đoạn 2004-2005, 14,6%>5,4% vào giai đoạn 2005-2006). Nguyên nhân khiến hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao là do nguyên vật liệu và thành phẩm chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị hàng tồn kho. Để thấy được cụ thể tình hình hàng tồn kho của công ty ta xem bảng chi tiết sau.
BẢNG 5:BẢNG THỂ HIỆN CHỈ TIÊU HÀNG TỒN KHO
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
Giá trị
Tỷ trọng(%)
1.Hàng mua đang đi đường
0
0,00
0
0,00
1.279.598.503
0,57
2.NL,VL tồn kho
76.587.718.611
44,52
70.377.889.342
36,41
79.462.489.909
35,70
3.CCDC tồn kho
16.124.884
0,01
23.236.447
0,01
194.137.242
0,09
4.Chi phí SXKD dở dang
9.162.744.753
5,33
8.858.565.933
4,58
21.229.590.178
9,54
5.Thành phẩm tồn kho
86.261.286.861
50,14
114.047.137.350
59,00
120.428.424.169
54,10
6.Hàng hóa tồn kho
0
0.00
0
0.00
0
0.00
7.Hàng gửi đi bán
0
0.00
0
0.00
0
0.00
Tổng cộng
172.027.875.109
100
193.306.829.072
100
222.594.240.001
100
Đối với nguyên vật liệu:
Ta thấy nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng giá trị hàng tồn kho( trung bình trên 35%). Cao nhất là năm 2004 giá trị nguyên vật liệu tồn kho là 76.587.718.611 đồng, chiếm tỷ trọng 44,52% giá trị hàng tồn kho. Sang năm 2005 giá trị nguyên vật liệu tồn kho giảm còn 70.377.889.342 đồng, chiếm 36,41% giá trị hàng tồn kho trong năm. Năm 2006 giá trị nguyên vật liệu tồn kho lại tăng lên đến 79.462.489.909 đồng chiếm tỷ trọng 35,70% trên tổng giá trị hàng tồn kho năm 2006.
Với tỷ trọng cao như vậy cho thấy trong hàng tồn kho của công ty tồn một lượng nguyên vật liệu rất lớn.
Nguyên nhân chính một mặt là do có một số nguyên vật liệu như cao su thiên nhiên mang tính thời vụ, loại cao su này được thu hoạch theo mùa nên lượng dự trữ tồn kho phải nhiều, hoặc loại cao su tổng hợp và một số phụ gia phải nhập khẩu từ nước ngoài nên công ty thường mua với số lượng lớn để dự trữ bảo đảm cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục. Mặt khác trên thực tế có những nguyên vật liệu không nhất thiết cần phải tồn kho nhiều vì vẫn còn lượng tồn kho của kỳ trước để lại nhưng Công ty vẫn nhập kho thêm làm cho tồn kho cuối kỳ là rất lớn. Một số nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị Nguyên vật liệu như Cao su BR1208 (BR 40) vào năm 2004 có số tồn kho là 8.710.445.212 đồng thì trong năm 2005 đã tăng lên 8.222.814.256 đồng, năm 2006 tăng lên 9.552.456.722 đồng. Hoặc loại cao su Cốm 2 trong năm 2004 tồn kho 4.415.326.420 đồng thì đến năm 2006 tồn kho lên đến 8.909.957.155 đồng…
Thêm vào đó, năm 2004 thị trường cao su thế giới gặp nhiều biến động, nếu như trong 6 tháng đầu năm giá vật tư Nguyên vật liệu chính đầu vào tăng bình quân so với năm 2003 là 8,6% trong đó giá cao su thiên nhiên tăng 52,86% do giá dầu thế giới tăng, lượng nhập khẩu của các nước tăng đặc biệt là Trung Quốc, hơn nữa một phần do nguồn cung cấp của Thái Lan giảm so với năm 2003, chính vì vậy mà giá cao su đầu vào tăng đột biến. Tuy nhiên trong 7 và tháng 8 thì giá cao su lại đột ngột giảm xuống, nguyên nhân là do Thái Lan tăng lượng xuất khẩu, Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu, các nhà đầu cơ đẩy mạnh mua vào theo hợp đồng kỳ hạn cho tháng 11 và 12 làm cho lượng cao su ở các tháng 7 và 8 trên thị trường trong nước dư thừa, cung vượt cầu. Trong khi đó theo dự đoán thì giá cao su trong 3 tháng cuối năm 2004 sẽ tăng ở mức cao đỉnh điểm, trước tình hình biến động đó, để đảm bảo lượng cao su ổn định cho sản xuất nên trong thời gian tháng 7 và 8 Công ty phải tiến hành nhập khẩu Nguyên vật liệu cao su với số lượng lớn để dự trữ cho sản xuất kinh doanh nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng Nguyên vật liệu tồn kho trong năm 2004 ở mức độ rất cao. Trong năm 2005 và 2006 tình hình thị trường cao su thiên nhiên biến động cũng rất phức tạp và không ổn định. Những tháng đầu năm 2005 giá cao su có chiều hướng giảm nhẹ, những tháng cuối năm lại tăng mạnh cho đến tháng 4/2006 giá cao su lên cao ngất ngưỡng do thời gian này giá dầu thô tăng mạnh, nguồn cung cao su thiên nhiên hạn chế do một số nước sản xuất chính đang bước vào thời kì giáp vụ khai thác mủ trong khi nhu cầu tiêu thụ tăng nhanh. Vào tháng 8/2006 giá cao su lại giảm mạnh (25-18%) do được mùa nhưng vào cuối năm lại có xu hướng tăng trở lại. Với sự biến động thị trường như vậy, giải thích được lí do dự trữ nguyên vật liệu tồn kho lớn tại doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Nguyên vật liệu cao su có thời hạn sử dụng nhất định, nếu quá thời hạn mà chưa được sử dụng sẽ bị kém chất lượng. Mặt khác, dự trữ quá nhiều làm ứ đọng vốn, gia tăng chi phí bảo quản và dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp.
Đối với thành phẩm:
Thành phẩm tồn kho cũng tăng liên tục qua các năm và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị hàng tồn kho (trung bình trên 50%), nếu như trong năm 2004 thành phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng 50,14% trong tổng giá trị Hàng tồn kho thì trong năm 2005 chiếm 59%, năm 2006 chiếm 54,1%. Nguyên nhân khiến thành phẩm tồn kho cao là do công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp, theo yêu cầu của các đại lý và để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu đi nước ngoài nên công ty phải tồn kho thành phẩm với số lượng lớn. Bên cạnh đó trong các mặt hàng của Công ty thì săm lốp ô tô luôn tồn kho nhiều, lốp ô tô năm 2004 tồn kho 73.869.446.172 đồng, năm 2005 tồn kho 95.118.143.969 đồng, năm 2006 lượng tồn là 96.861.231.506 đồng. Hoặc mặt hàng săm lốp ô tô cũng tồn kho nhiều, năm 2004 tồn kho 1.649.250.462 đồng thì đến năm 2006 tồn kho 4.838.032.179 đồng, đây là những mặt hàng chiến lược của Công ty và là những mặt hàng tiêu thụ mạnh nhất trong những năm trở lại đây, quyết định rất lớn đến tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong nhiều năm tới vì vậy mặt hàng săm lốp ô tô tồn kho nhiều. Mặt khác, trong kỳ cũng có những mặt hàng chưa tiêu thụ được như các sản phẩm săm lốp xe đạp gồm lốp xe đạp 650 đen, lốp xe đạp đỏ, săm xe đạp 600, 650, lốp leo núi 26/195/517... đây là những mặt hàng thường lỗ trong năm nên lượng sản phẩm này tồn kho cũng tương đối nhiều. Trên đây là một số nguyên nhân chính khiến cho lượng hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng cao.
Đồng thời, do tính chất của sản phẩm săm lốp cao su nên thời gian sản xuất ra thành phẩm của Công ty tương đối dài ngày, từ khi đốt lò đến khi tạo ra sản phẩm cuối cùng phải từ 20 ngày đến một tháng nên sản phẩm dở dang cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao trong Hàng tồn kho của Công ty. Trong năm 2004 chiếm 5,33% và năm 2005 chiếm 4,58%, tỷ trọng này giảm qua các năm là do tốc độ tăng của chi phí SXKD dở dang thấp hơn tốc độ tăng của Hàng tồn kho. Tuy vậy việc Hàng tồn kho cao qua các năm bên cạnh lượng Nguyên vật liệu và Thành phẩm tồn kho thì chi phí SXKD dở dang cũng là một trong những nguyên nhân. Tuy nhiên sang năm 2006 tỷ trọng này tăng lên 9,54%, điều này nói lên rằng tình hình sản xuất của công ty đang diễn biến khả quan, sản lượng tăng cao vì thế chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng tăng theo.
Tóm lại qua phân tích ta thấy Hàng tồn kho của Công ty cao và tăng liên tục qua các năm, trong đó phải kể đến việc gia tăng của hai yếu tố chính là Nguyên vật liệu và thành phẩm tồn kho. Công ty cần xây dựng những biện pháp quản lý vật tư phù hợp để nhằm tiết kiệm vật tư, cung cấp vật tư vừa đủ cho quá trình sản xuất và tránh để tồn kho vật tư nhiều vì sẽ gây hư hỏng, kém phẩm chất. Bên cạnh đó Công ty cần thúc đẩy tiêu thụ thành phẩm nhiều hơn nữa đồng thời cần phát huy lợi thế về sản phẩm săm lốp ô tô cũng như hạn chế sản xuất những sản phẩm lỗ với số lượng lớn, từ đó sẽ giảm bớt lượng thành phẩm tồn kho chưa hợp lý cũng như đem lại doanh thu và hiệu quả cao trong nhiều năm tới đây.
Tiền và các khoản tương đương tiền:
Bên cạnh việc gia tăng khoản phải thu và hàng tồn kho thì tiền và các khoản tương đương tiền lại có nhiều biến động. Năm 2005 so với năm 2004 giảm 5.633.005.377 đồng tương ứng giảm 27,7%( Bảng 3). Nguyên nhân của sự giảm này là do: Trong năm 2004, công ty phải sử dụng tiền ứng cho phía Ấn Độ để mua máy thành hình trong dự án 20.000 sản phẩm lốp chuyên dùng với số tiền là 1.396.395 Rupee Ấn Độ tương đương với 449.751.095 đồng Việt Nam và ứng cho việc mua buồng máy luyện( 67.000 USD) phục vụ cho nhu cầu sản xuất là 1.056.925.000 đồng.
Thêm vào đó, trong năm 2005 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng đột biến gồm một số nguyên vật liệu như giá cao su nguyên liệu cho sản xuất săm lốp tăng 17,18%, các loại hoá chất tăng bình quân 16,71%... khiến cho khoản thanh toán bằng tiền đối với các mặt hàng này tăng lên, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tiền giảm mạnh trong giai đoạn này.
Năm 2006 so với năm 2005 tăng 12.642.952.924 đồng tương ứng tăng 62,2%. Để giải thích cho sự tăng đột biến này ta theo dõi bảng phân tích sau:
BẢNG 6: TRÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 2006.
Chỉ tiêu
Năm 2006
Năm 2005
Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh
758.244.679.726
530.099.484.966
1.Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ
957.621.990.653
776.422.262.584
2.Tiền chi trả cho nhà cung cấp
-77.397.157.397
-78.937.172.296
3.Tiền chi trả cho người lao động
-49.962.243.044
-45.886.881.127
4.Tiền chi trả lãi vay
-23.506.752.260
-25.838.550.286
5.Tiền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
-26.914.862.505
6.Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh
12.897.016.854
7.Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh
-48.511.158.226
-81.642.328.258
Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư
-77.357.797
218.396.196
1.Tiền chi mua sắm xây dựng TSCĐ
-77.357.797
2.Tiền thu hồi đầu tư vốn góp
218.396.196
Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính
-745.524.369.005
-535.950.886.539
1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp
37.281.057.713
2.Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được
91.070.273.000
66.828.388.679
3.Tiền chi trả nợ gốc vay
-873.875.699.718
-602.779.275.218
Lưu chuyển tiền thuần trong kì
12.642.952.924
-5.633.005.377
Tiền và tương đương tiền đầu kì
20.321.195.877
25.954.201.254
Tiền và tương đương tiền cuối kì
32.964.148.801
20.321.195.877
Qua bảng phân tích ta thấy lượng tiền tăng mạnh là do các nguyên nhân sau:
Vào năm 2006 lượng tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên 957.621.990.653 đồng, tăng so với năm 2005 là 181.199.728.069 đồng.
Bên cạnh đó, theo quy định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nên năm 2006 công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (28% lợi nhuận thực hiện) là 15.506.014.000 đồng.
Một nguyên nhân nữa khiến lượng tiền tăng cao do: năm 2006 là năm đầu tiên doanh nghiệp chuyển sang hình thức cổ phần hóa, ngoài số cổ phiếu và vốn góp ban đầu đã phát hành, để có nguồn vốn kinh doanh và phục vụ cho các dự án đầu tư nên công ty tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiên hữu. Vì vậy, công ty tồn tại một khoản tiền lớn thu vào từ việc phát hành cổ phiếu và nhận vốn góp là 37.281.057.713 đồng. Đồng thời lượng tiền vay ngắn hạn và dài hạn trong năm 2006 cũng tăng cao do công ty đã giải quyết tốt vấn đề hạn mức vay tín dụng.
Như vậy, lượng tiền tăng đột biến trong năm 2006 nằm trong chiến lược phát triển của công ty nhằm có đủ nguồn vốn cho kinh doanh và vốn cho các dự án đầu tư quan trọng. Như dự án đầu tư nâng công suất lốp đặc chủng 24.00-35 lên 2.500 bộ/năm; dự án đầu tư sản xuất lốp 27.00-49 công suất 800bộ/năm.
Nhìn chung, tài sản ngắn hạn của công ty có sự gia tăng qua các năm. Trong đó khoản phải thu và hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng. Công ty nên tìm những biện pháp thích hợp để hạn chế sự gia tăng này nhằm phát huy hết hiệu quả của các khoản vốn bị chiếm dụng cũng như tránh bị ứ đọng vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tài sản dài hạn:
Bên cạnh sự gia tăng mạnh của tài sản ngắn hạn thì tài sản dài hạn giảm mạnh qua ba năm phân tích. Năm 2005 so với năm 2004 giảm 18,6%, sang năm 2006 giá trị tài sản dài hạn sụt giảm mạnh so với năm 2005 là 62.755.265.646 đồng tương ứng giảm 30%. Cụ thể cho sự sụt giảm của chỉ tiêu này là sự tụt giảm của TSCĐ.
Tài sản cố định hữu hình:
BẢNG 7: BẢNG TĂNG GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
Chỉ tiêu
Nhà cửa
Máy móc tiết bị
Phương tiện vận tải truyền dẫn
Thiết bị dụng cụ quản lý
TSCĐ khác
Tổng cộng
Nguyên giá TSCĐ hữu hình
2004
44.989.512.659
377.522.796.134
3.418.696.294
887.258.195
-
426.818.263.282
2005
48.695.709.281
388.081.495.034
3.274.536.294
1.002.198.643
-
441.053.939.252
2006
48.695.709.281
399.309.518.460
4.307.948.346
1.002.198.643
-
453.315.374.730
Giá trị hao mòn lũy kế
2004
21.483.711.742
161.167.755.073
1.587.073.409
710.031.854
-
184.948.572.078
2005
25.856.732.925
208.990.876.781
2.038.599.606
905.099.055
-
237.791.308.367
2006
31.300.078.368
278.076.072.824
2.420.555.032
957.626.367
-
312.754.332.591
Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình
2004
23.505.800.917
216.355.041.061
1.831.622.885
177.226.341
-
241.869.691.204
2005
22.838.976.356
179.090.618.253
1.235.936.688
97.099.588
-
203.262.630.885
2006
17.395.630.913
121.233.445.636
1.887.393.314
44.572.276
-
140.561.042.139
Năm 2004 tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao là do năm này công ty tiến hành đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm nhiều máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại của nước ngoài để đưa vào phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất tại công ty. Như trong năm công ty mua Buồng máy luyện(67.000 USD) và máy thành hình Ấn Độ làm cho TSCĐ tăng cao.
Sang năm 2005 ta thấy TSCĐ giảm xuống nguyên nhân chính là do trong năm này công ty Cao Su Đà Nẵng xác định lại giá trị các tài sản để bàn giao chuẩn bị chuyển sang công ty cổ phần vào đầu năm 2006. Do đó, công ty đã tiến hành thanh lí một số TSCĐ không còn sử dụng được nữa làm cho TSCĐ giảm. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho quy mô tài sản của công ty trong năm 2005 giảm xuống so với năm 2004.
Qua bảng tăng giảm tài sản cố định, ta thấy vào năm 2006 công ty đã hạn chế mua sắm TSCĐ, chỉ nghiệm thu dự án đầu tư sản xuất lốp xe đặc chủng 24.00-35. Cho nên nguyên giá TSCĐ tăng không đáng kể trong khi việc trích khấu hao TSCĐ trong năm lại ở mức cao, do năm 2004 và 2005 công ty đã đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị nhiều, vì vậy giá trị còn lại của TSCĐ bị giảm mạnh. Sự biến động mạnh này được nhận định là do mới chuyển sang hình thức cổ phần hóa, công ty cũng gặp những khó khăn cơ bản về vốn, đồng thời trong năm 2006 công ty phải chuẩn bị di dời nhà máy đang sản xuất vào khu công nghiệp Hòa Khánh theo quyết định của UBND thành phố, Thành phố yêu cầu bàn giao ngay khu vực kho trong tháng 3/2007. Tổng mức đầu tư dự kiến của dự án di dời này là 220 tỷ đồng, trong đó khoản 170 tỷ đồng là tiền đền bù giải tỏa và hỗ trợ di dời, phần còn lại khoản 50 tỷ công ty phải cân đối từ các nguồn khác.
Tuy nhiên, sự tụt giảm TSCĐ chỉ là tạm thời, vì trước nhu cầu quá lớn trong và ngoài nước về các loại lốp đặc chủng, sản phẩm làm ra không đủ cung ứng cho tiêu thụ. Trong năm, công ty đã quyết định triển khai hai dự án về lốp đặc chủng, một là Dự án đầu tư nâng công suất lốp đặc chủng 24.00-35 lên 2.500 bộ/năm với chi phí đàu tư cố định là 22.167 triệu đồng từ nguồn phát hành cổ phiếu, dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2007. Hai là, dự án đầu tư sản xuất lốp 27.00-49 và 33.00-51 công suất 800bộ/năm với tổng chi phí đầu tư cố định là 40.393 triệu đồng từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn tự bổ sung và vay thương mại, theo tiến độ dự án sẽ kết thúc năm 2007. Ngoài ra còn làm thủ tục đầu tư triển khai mua một máy thành hình lốp tải nhẹ cỡ vành 15”-16” loại 2 vòng tanh phục vụ sản xuất. Như vậy, doanh nghiệp rất chú trọng việc đầu tư xây dựng cơ bản, nhất là đầu tư TSCĐ. Chắc chắn trong những năm tới tỷ trọng TSCĐ sẽ tăng cao, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty.
Tóm lại, qua phân tích biến động tài sản và cấu trúc tài sản ta nhận thấy Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có tỷ trọng tài sản dài hạn tương đối hợp lý nhất là tỷ trọng TSCĐ của Công ty, điều đó nói lên rằng Công ty đã chú trọng tới việc đầu tư mua sắm cải tạo TSCĐ để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó ta nhận thấy tài sản ngắn hạn của Công ty liên tục tăng qua các năm nhất là Các Khoản phải thu và Hàng tồn kho. Điều đó cho thấy lượng vốn của Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng và bị ứ đọng còn nhiều, Công ty đã không được sử dụng khoản này để bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh mà phải tiến hành vay ngắn hạn ngân hàng và phải chịu chi phí lãi cho các khoản vay này. Trước tình hình đó việc áp dụng các chính sách tín dụng hợp lý để giảm số dư Khoản phải thu và tăng cường thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá nhằm giảm lượng Hàng tồn kho cần được đặt ra để từ đó phát huy hiệu quả của các khoản vốn này.
PHẦN 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HOÀN THIỆN CẤU TRÚC TÀI SẢN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU ĐÀ NẴNG
Đánh giá chung về cấu trúc tài sản của Công ty.
Những ưu điểm và thuận lợi:
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô tài sản lớn. Trong những năm vừa qua, Công ty gặp nhiều khó khăn về giá vật tư cùng những biến động của thị trường Cao su. Riêng năm 2005 là một năm đầy thử thách vì vừa sản xuất kinh doanh vừa phải hoàn thiện các thủ tục chuyển đổi sang Công ty cổ phần. Tuy nhiên, đứng trước nhiều khó khăn thử thách nhưng nhờ có tập thể ban lãnh đạo sáng suốt, các cán bộ công nhân viên đoàn kết nhất trí, đội ngũ kỹ sư và thợ bậc cao lành nghề đã phát huy được hết tài năng của mình, phục vụ cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đóng góp vào sự phát triển bền vững của Công ty, kết quả đáng mừng trong năm là sản xuất có lãi trên một tỷ đồng. Năm 2006 là năm đầu tiên công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, đã có rất nhiều biến động xảy ra. Mặc dù vậy, với nỗ lực chung công ty đã vượt qua để hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu đã đề ra. Đạt doanh thu 930.892.069.377 đồng, với lợi nhuận sau thuế là 55.378.621.365 đồng. Bên cạnh đó Công ty rất chú trọng đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm mới, trong tương lai gần Công ty sẽ có hệ thống trang thiết bị kĩ thuật hiện đại, công suất cao, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cao của thị trường. Việc chuyển đổi sang Công ty cổ phần đây sẽ là một bước ngoặc đánh giá sự thành công của Công ty trong tương lai. Sự hoạt động của Công ty sẽ trở nên năng động hơn, các quyết định kinh doanh sẽ được thực thi một cách nhanh chóng và gắn liền với trách nhiệm cá nhân do vậy các cơ hội kinh doanh của Công ty sẽ không bị bỏ lỡ. Hơn nữa, với cấu trúc tài chính mới sẽ có những ưu tiên nhiều hơn cho các lợi ích dài hạn của Công ty, từ đó Công ty sẽ có những quyết sách mới về các chiến lược kinh doanh…Như vậy năng suất lao động ngày sẽ một gia tăng, giá thành sản phẩm sẽ ngày càng hạ, nhờ đó mà mà sức cạnh tranh của nền kinh tế sẽ ngày một cao hơn.
2. Một số khó khăn và hạn chế:
Bên cạnh những ưu điểm thì hiện nay Công ty cũng gặp không ít khó khăn đó là:
Tỷ trọng TSNH tăng mạnh qua các năm, ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của công ty, dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn vẫn còn thấp.
Trong tài sản của Công ty hàng tồn kho và khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng, điều này dẫn đến một lượng vốn của Công ty còn bị ứ đọng và bị các đơn vị khác chiếm dụng, do đó Công ty chưa phát huy hết hiệu ứng của các nguồn vốn này. Bên cạnh đó, hàng tồn kho và khoản phải thu tăng làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng tăng trong khi đó vốn lưu động ròng lại có chiều hướng giảm do dó không đủ để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động ròng làm cho ngân quỹ ròng của Công ty thấp qua các năm, cân bằng tài chính trong ngắn hạn của Công ty chưa tốt.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển, mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế thì thị trường tài chính sẽ phát triển mạnh. Nhưng công ty vẫn chưa chú trọng dến việc đầu tư tài chính. Cụ thể là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn qua các năm đều bằng 0 và các khoản đầu tư tài chính dài hạn không có sự đầu tư mới. Mà đây là nguồn thu nhập đáng kể, nếu có khả năng công ty nên chú trọng đầu tư và khai thác.
Trong bước đầu của công cuộc cổ phần hoá, Công ty sẽ gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên,hình thức sở hữu cổ phần sẽ tạo điều kiện nhiều hơn nữa cho Công ty về mọi mặt. Việc thiết lập một cấu trúc tài sản hợp lý cũng là một vấn đề mà Công ty cần quan tâm nhằm tối đa hoá giá trị tài sản của các cổ đông. Việc xây dựng một cấu trúc hợp lý trong bước đầu cổ phần hoá sẽ giúp công ty khắc phục được những khó khăn về tài chính cũng như đem lại một sự nổ lực để nâng cao hiệu quả hoạt động trong tương lai.
Các biện pháp quản lý nhằm cải thiện cấu trúc tài sản tại Công ty cổ phần Cao Su Đà Nẵng.
Qua việc phân tích trên, Công ty cần dự toán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của mình, để từ đó dự trữ hàng tồn kho với số lượng hợp lí. Làm được điều này sẽ giúp cho công ty vừa tiêu thụ tốt lượng hàng của mình, vừa có tiền từ doanh thu bán hàng để thanh toán cho nhà cung cấp khi đến hạn. Làm được như thế thì uy tín của công ty được nâng cao hơn và nâng cao khả năng tiếp cận các khoản tín dụng thương mại khác.
Công ty cũng cần đẩy nhanh tốc độ khoản phải thu. Vì đối với công ty sử dụng nợ nhiều, các khoản nợ chủ yếu là khoản phải trả cho nhà cung cấp. Do đó doanh nghiệp cần quản lí tốt các khoản phải thu hơn nữa thì doanh nghiệp đảm bảo tốt hơn khả năng trả nợ cho nhà cung cấp.
1. Sử dụng các biện pháp quản lí công nợ.
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng với quy mô sản xuất kinh doanh, thị trường hoạt động rộng lớn và đặc biệt công ty có một lượng khách hàng dồi dào. Hiện nay, khoản phải thu của công ty chiếm tỷ trọng lớn, khoản phải thu tăng dần làm giảm vòng quay vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty, cân bằng tài chính trong ngắn hạn kém an toàn. Chính vì thế, công ty cần đưa ra biện pháp thu hồi nợ nhanh và dùng khoản này để tài trợ cho các hoạt động ở công ty mà không phải đi vay ngắn hạn từ đó giảm bớt nhu cầu vốn lưu động, cải thiện được cân bằng tài chính trong ngắn hạn.
Doanh nghiệp có thể thiết lập bảng chi tiết khoản phải thu như sau:
STT
Khoản mục
ĐVT
Số tiền chưa đến hạn
Quá hạn 1 tháng
Quá hạn hơn 1 Tháng
Tổng cộng
I
Phải thu khách hàng
Cộng
Cộng
1
Khách hàng A
X1
X2
X3
X=
2
Khách hàng B
Y1
Y2
Y3
Y=
…
Tổng
…
…
…
Bảng phân tích chi tiết trên sẽ giúp người phân tích đánh giá được tình hình hợp lí của các khoản phải thu. Công ty cần phải cân nhắc khi giao hàng cho các khách hàng có thời gian nợ lâu, tăng cường thu vốn để đảm bảo cho hoạt động và thanh toán các khoản nợ khi đến hạn. Để tăng số vòng quay các khoản phải thu thì trong một số trường hợp nhất định doanh nghiệp cần đưa ra các chính sách chiết khấu thanh toán để khách hàng có thể nhanh chóng trả nợ cho công ty. Để có thể thực hiện được điều này doanh nghiệp cần coi trọng những chú ý sau:
Phải mở sổ chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn. Có biện pháp phòng ngừa rủi ro không được thanh toán: lựa chọn khách hàng, giới hạn giá trị tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng bán nợ. Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khách hàng. Khi bán chịu cho khách hàng phải xem xét kĩ khả năng thanh toán trên cơ sở hợp đồng kinh tế đã kí kết. Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt qua thời hạn thanh toán trong hợp đồng thì bên mua phải trả lãi suất tương đương với lãi suất quá hạn của ngân hàng. Phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân để từ đó có những biện pháp xử lí thích hợp như: gia hạn nợ, xử lí xóa nợ hoặc yêu cầu tòa án kinh tế giải quyết theo thủ tục phá sản của doanh nghiệp.
Để có thể hạn chế bớt rủi ro trong việc mua bán nhất là đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới bắt đầu mua bán với công ty. Một điều quan trọng trong việc quản lí tốt các khoản công nợ là phân tích, đánh giá vị thế tín dụng của khách hàng. Sau khi phân tích, đánh giá công ty tiến hành so sánh với những tiêu chuẩn tín dụng tối thiểu mà công ty đề ra, từ đó đi đến quyết định có nên cấp tín dụng hay không hoặc cấp tín dụng là bao nhiêu.
Đối với những khách hàng thanh toán ngay, thanh toán sớm, công ty nên có những chính sách khuyến khích như:
Chiết khấu ngay bằng tiền mặt.
Tùy theo số lượng hàng tiêu thụ sẽ xét thưởng theo quý, theo năm dưới hình thức là các chuyến du lịch trong hay ngoài nước...
Đối với những khách hàng chiếm dụng vốn lớn và thời hạn nợ kéo dài có thể tiến hành các giải pháp như:
Xây dựng chính sách chiết phù hợp để khuyến khích thanh toán nợ đúng hạn.
Giảm mức dư nợ định mức cho các khách hàng thanh toán chậm.
Gửi thư thông báo tới khách hàng, nhắc nhở tình trạng không trả nợ đúng hạn.
Liên hệ điện thoại trực tiếp hối thúc khách hàng trả nợ.
Ngừng cấp tín dụng cho đến khi họ thanh toán xong nợ cũ.
Tiến hành các thủ tục pháp lý để đòi nợ.
Quy định giới hạn được phép nợ, thời hạn nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng. Việc xác định giới hạn được phép nợ, thời hạn nợ phải tùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể và phải căn cứ vào các yếu tố như: tính chất của sản phẩm, tùy theo tính chất, đặc điểm của từng sản phẩm, phân tích vị thế tín dụng của mỗi khách hàng là khác nhau…mà công ty đề ra thời hạn nợ khác nhau.
2. Tính tỷ lệ chiết khấu phù hợp
Như đã nói ở trên, với mục đích xây dựng “mức chiết khấu như thế nào là phù hợp nhất để cả Công ty và khách hàng đều có lợi”. Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu đối với khách hàng thường xuyên của công ty để rút ngắn khoản phải thu xuống, cụ thể như sau:
Công ty TNHH Vỏ Xe Ô tô Hải Hải Triều
Số dư đầu kỳ
Phát sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Dư nợ ĐK
Dư có ĐK
PS nợ
PS có
Dư nợ CK
Dư có CK
361.066.114
22.754.730.735
17.076.627.222
6.039.169.627
Năm 2006 ĐVT: đồng
Ta tính toán các chỉ tiêu sau:
Số dư bình quân khoản phải thu khách hàng của Công ty Hải Hải Triều:
Số ngày một vòng quay khoản phải thu:
Số dư nợ bình quân các khoản phải thu khách hàng
N = x 360
Doanh thu thuần bán chịu + Thuế GTGT đầu ra tương ứng
3.200.117.871
= x 360 = 51 ngày
22.754.730.735
* Đối với Công ty: Khi công ty thực hiện chính sách chiết khấu là x%, kỳ hạn thu tiền là 30 (ngày) thì:
Khoản phải thu bình quân lúc này là:
Khoản phải thu bình quân của công ty giảm đi một khoản là: 3.200.117.871 -1.896.227.561 = 1.303.890.309 đồng, làm cho vốn lưu động của Công ty tiết kiệm được 1.303.890.309 đồng.
Và ta có lãi suất vay ngắn hạn ở ngân hàng hiện nay là : 10,5 %/năm
Lợi ích cơ hội do không đi vay ngân hàng nữa là: 1.303.890.309 10,5% = 136.908.482 đồng.
Mặt khác ta có:
Lợi nhuận trước thuế
Sức sinh lời của tài sản ngắn hạn = X 100%
Tổng TSNH bình quân
55.378.621.365
= X 100% = 17,47%
( 362.303.923.429 + 273.688.017.004)/2
Lợi ích do việc sinh lời TSNH đem lại = 1.303.890.309 17,47% = 227.789.637 đồng.
Để doanh nghiệp thực hiện phương thức chiết khấu có lợi hơn thì:
Tổng lợi ích do chiết khấu - Tổng lợi ích không do chiết khấu > 0
(136.908.482 + 227.789.637 ) – 22.754.730.735 x% > 0
x < 1,603%
* Đối với khách hàng: Họ phải so sánh giữa lợi ích đạt được khi chấp nhận phương án chiết khấu và không chấp nhận phương án khiết khấu.
Nếu họ chấp nhận phương án chiết khấu của doanh nghiệp thì tỉ suất được chiết khấu phải lớn hơn tỉ suất vay ngắn hạn ngân hàng, tức là:
= 0,6125%
x >
(51 - 30) 10,5 %
360
Vậy tỉ suất chiết khấu là: 0,6125 % < x < 1,603 % thì cả hai bên đều có lợi.
Nếu chọn x = 1,2%
Ta có bảng sau:
Chỉ tiêu
Không CK
Có chiết khấu
1. Doanh thu thuần + VAT đầu ra
22.754.730.735
22.754.730.735
2. Số ngày 1 chu kỳ nợ
51
30
3. Khoản phải thu BQ
3.200.117.871
1.896.227.561
4. Khoản phải thu giảm
1.303.890.309
5. Chi phí chiết khấu
0
273.056.768
6. Tổng lợi ích đạt được do CK
0
364.698.119
7. LN tăng thêm
0
91.641.351
Trong đó: (5)=(1) x Tỷ lệ chiết khấu
(7)=(6)-(5)
Như vậy khi công ty áp dụng chính sách chiết khấu cho công ty TNHH Vỏ Xe Hải Hải Triều với tỷ lệ là 1,2 % làm cho Tổng lợi nhuận của công ty tăng lên là: 91.641.351 đồng.
Hơn nữa, khi công ty áp dụng chính sách chiết khấu là 1,2%, thời hạn thanh toán là 30 ngày thì số dư bình quân khoản phải thu giảm xuống 1.303.890.309 đồng làm cho nhu cầu vốn lưu động ròng giảm xuống theo một khoản là 1.303.890.309 đồng. Với vốn lưu động ròng trong năm không đổi thì ngân quỹ ròng sẽ tăng một khoản tương ứng là 1.303.890.309 đồng làm cho cân bằng tài chính trong ngắn hạn được an toàn hơn.
3. Quản lý hàng tồn kho theo mô hình EOQ.
Qua số liệu đã phân tích ở trên ta thấy hàng tồn kho chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của công ty. Vào năm 2006, tỷ trọng hàng tồn kho chiếm 44,170% tổng tài sản trong đó nguyên vật liệu chiếm một tỷ trọng khá cao 21,93%. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty tiến hành nhập một số nguyên vật liệu với số lượng lớn và dự trữ sản xuất trong nhiều kỳ như: Tanh thép (1,83 mm), tanh thép (0,96 mm), cao su SBR1712, cao su BR1208, cao su cốm 1, 2... Do vậy, công ty nên có kế hoạch cung ứng, kế hoạch dự trữ nguyên vật liệu đúng mức, tránh tình trạng dự trữ quá lâu làm giảm chất lượng nguyên vật liệu và dự trữ thừa làm ứ động vốn trong sản xuất.
BÁO CÁO NHẬP - XUẤT - TỒN QUÍ IV NĂM 2006
Tên vật tư
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Xuất trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
1. Cao su cốm 2
317.640
5.738.851.771
384.741
10.369.434.804
373.372
8.098.329.420
329.009
8.009.957.155
2. Cao su BR 1208
352.988
8.710.445.212
80.413
2.147.250.983
101.078
2.634.881.939
332.323
8.222.814.256
3. Cao su tờ (RSS1)
7.675
144.525.214
6.700
147.234.167
5.948
123.999.185
8.427
167.760.196
4. Tanh thép 0,96 mm
111.955
1.617.402.612
71.661
1.155.050.221
73.747
1.165.659.352
109.869
1.606.793.481
5. Tanh thép 1,83 mm
48.707
693.955.885
21.239
380.485.553
22.388
390.313.108
47.558
684.128.330
Dựa vào bảng Báo cáo ta nhận thấy, tồn kho đầu kỳ của Cao su BR1208 là 352.988 kg, trong kỳ cần xuất ra 101.078 kg để sản xuất, như vậy lượng tồn kho đầu kỳ đủ để đáp ứng gần 3 lần nhu cầu xuất dùng trong kỳ. Thế nhưng trong quý IV – 2006, Phòng Vật Tư- XNK lại nhập thêm 80.413 kg Cao su BR1208 làm cho tồn kho cuối kỳ là rất lớn, tương tự các nguyên vật liệu khác như cao su cốm, cao su tờ (RSS1), tanh thép 0,96 mm, tanh thép 1,83 mm… cũng tồn kho nhiều. Như chúng ta biết, nguyên vật liệu cao su có thời hạn sử dụng nhất định, nếu quá thời hạn mà chưa được sử dụng sẽ bị kém chất lượng. Mặt khác, dự trữ quá nhiều làm cho nhu cầu vốn lưu động cao dẫn đến cân bằng tài chính kém an toàn trong ngắn hạn. Để tránh tình trạng này em xin đề xuất sử dụng mô hình EOQ (Quy mô đặt hàng hiệu quả) trong môn học quản trị sản xuất.
“Mô hình EOQ là một mô hình quản trị tồn kho mang tính định lượng, sử dụng để tìm ra mức tồn kho tối ưu nhất cho công ty. Yếu tố quyết định trong quản trị hàng tồn kho là sự dự báo chính xác nhu cầu sử dụng các loại hàng hoá trong kỳ, thường là một năm”.
Sau khi xem xét tình hình thực tế tại Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, em nhận thấy phù hợp với các giả thiết mà mô hình EOQ đã đưa ra, đó là:
Công ty sản xuất theo đơn đặt hàng của các nhà phân phối trên toàn quốc và tương đối đều trong mỗi kỳ. Do đó, công ty cần một khối lượng nguyên vật liệu để sản xuất ra thành phẩm trong mỗi kỳ tương đối ổn định, điều này phù hợp với giả thiết 1 của mô hình EOQ là: Nhu cầu là đều và xác định.
Công ty có thể tính trước được thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng là bao lâu, ví dụ như có một số nguyên vật liệu nhập khẩu với thời gian dài nhưng thường xác định được (1,5 đến 2 tháng), để đáp ứng kịp thời nhu cầu nguyên vật liệu trong sản xuất. Phù hợp với giả thiết 2 của mô hình EOQ đó là: Tồn kho tính vừa đủ, không có cạn dự trữ.
Thông thường toàn bộ lô hàng nhận về một lần, điều này phù hợp với giả thiết 3 của mô hình EOQ đó là: Toàn bộ lô hàng nhận về một lần.
Lượng tồn kho lớn làm cho chi phí tồn kho lớn. Như vậy, chi phí luôn biến thiên cùng chiều với số lượng tồn kho. Phù hợp với giả thiết 4 của mô hình EOQ đó là: Chi phí tồn kho là biến đổi tuyến tính.
Đồng thời giá một số nguyên vật liệu nhập không thay đổi theo quy mô đặt hàng, chi phí mua không phụ thuộc vào khối lượng mua. Phù hợp với giả thiết 5,6 của mô hình EOQ đó là: chi phí mua và chi phí đặt hàng không phụ thuộc vào khối lượng mua.
Như vậy, có thể áp dụng mô hình EOQ vào Công ty.
Gọi: S là chi phí đặt hàng một đơn hàng.
Q là khối lượng hàng một lần đặt hàng
H là chi phí tồn kho của một đơn vị hàng tồn kho trên năm
Da là nhu cầu trong năm
G là giá mua trên một đơn vị
Q x H
2
Chi phí mua = G x Da
Ta có chi phí tồn kho hàng năm là:
S x Da
Q
Tổng chi phí đặt hàng trong năm là:
Vậy ta có tổng chi phí (TC) liên quan đến tồn kho trong năm là:
Khối lượng hàng đặt tối ưu (Q*) để TC là nhỏ:
Với mức đặt hàng là Q* thì chi phí tồn kho là nhỏ nhất
Cụ thể áp dụng cho nguyên vật liệu là cao su SBR1208 xuất dùng trong năm là 404.312kg với chi phí mỗi lần đặt hàng là 2.900.000 đồng, chi phí cho một kg hàng tồn kho là 1.200 đồng. Ta có khối lượng đặt hàng tối ưu cho mỗi lần đặt hàng là:
Như vậy:
Số lần đặt hàng trong năm là:
Công ty có thể đặt hàng 9 lần trong năm là đủ
Chi phí đặt hàng trong năm sẽ là: 9 x 2.900.000 = 26.100.000 đồng
Chi phí tồn kho sẽ là:
Tổng chi phí tồn kho hàng năm là: 26.100.000 + 26.523.629 = 52.623.629 đồng
Như vậy, hàng năm cần đặt hàng 9 lần, mỗi lần 44.206 kg lúc này chi phí tồn kho là thấp nhất.
Tuy nhiên, trong thực tế không có doanh nghiệp nào để hết nguyên vật liệu mới đặt hàng song nếu đặt hàng quá sớm sẽ làm tăng lượng tồn kho, do đó cần xác định thời điểm đặt hàng lại để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất được liên tục.
Nhu cầu nguyên vật liệu mỗi ngày là Dn = Da/N
Với N là số ngày trong năm (giả sử N = 360 Ngày)
Khi đó:
Thời gian giao hàng chậm nhất là 45 ngày nên công ty nên tiến hành đặt hàng lại khi lượng cao su SBR1712 còn lại là: 1.123 x 45 = 50.535 kg.
Như vậy, công ty nên ước tính khối lượng nguyên vật liệu sử dụng trong năm dựa theo khối lượng nguyên vật liệu xuất ra để sản xuất số lượng thành phẩm trong năm trước. Từ đó, công ty có thể tính số lần đặt hàng trong năm và mỗi lần đặt hàng một lượng bao nhiêu để giảm được chi phí tồn kho, giảm nhu cầu vốn lưu động ròng làm cho cân bằng tài chính trong ngắn hạn của công ty được cải thiện dần.
Đồng thời để giảm khoản tiền phải ứng trước cho nhà cung cấp để mua NVL ở nước ngoài công ty nên tiến hành kí kết hợp đồng sản xuất lâu dài với các công ty cao su trong nước như hỗ trợ về vốn để họ có thể đầu tư sản xuất các mặt hàng mình cần: dây tanh, sợi bố thép, than đen… để hạn chế nhập khẩu.
4. Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh việc quản lý tốt nguyên vật liệu công ty cần tiến hành công tác đẩy mạnh tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho. Cụ thể là cần xây dựng lại các chính sách bán hàng cho phù hợp với thị trường như :
Chính sách sản phẩm:
Để có thể thực hiện tốt chính sách sản phẩm của DRC trong thời gian tới công ty cần:
-Tổ chức hệ thống nghiên cứu nhu cầu và đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm của công ty. Mục đích của việc này nhằm giúp cho DRC nắm bắt được mức độ hài lòng về sản phẩm, thị hiếu, nhu cầu luôn luôn biến đổi của khách hàng nhanh, hiệu quả nhất.
-Củng cố các sản phẩm hiện có cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng như:
Ổn định chất lượng sản phẩm: là một trong những yếu tố quan trọng, nền tảng để thu hút khách hàng về phía công ty, là yếu tố giữ chữ tín trong kinh doanh và là nhân tố bền lâu cho quá trình phát triển của công ty. Sản phẩm không những phải bảo đảm chất lượng mà khách hàng mục tiêu mong đợi mà còn phải tạo cho được sự độc đáo. Để ổn định chất lượng sản phẩm cần:
Tăng cường hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất để hạn chế các nhược điểm như độ ổn định chưa cao, mòn nhanh, hỏng tanh…
Kiểm soát máy móc thiết bị: đây là thành phần không thể thiếu của quá trình sản xuất. Trong khi quy trình sản xuất lốp ôtô rất đa dạng phức tạp yêu cầu kỹ thuật cao. Do đó, cần phải được kiểm tra kiểm soát thường xuyên bởi phòng kỹ thuật, và giám đốc sản xuất.
Kiểm soát về vật tư: Lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu đáng tin cậy, đặc biệt là các nhà cung ứng cao su, các phụ gia phục vụ cho quá trình sản xuất chế tạo ra sản phẩm
Kiểm soát về con người: công việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng lại rất khó khăn nó đòi hỏi sự tự giác, tinh thần trách nhiệm hay năng lực bản thân mỗi người khi làm việc. Muốn thế công ty thường xuyên tổ chức khoá đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ quản lí cho cán bộ công nhân viên.
Đa dạng hoá mẫu mã chủng loại hoa lốp phục vụ cho nhiều địa hình khách nhau theo nhu cầu và đơn hàng của khách hàng. Tăng cường đầu tư vào lốp OTR - một thị trường đầy tiềm năng đang bị các nhà sản xuất lốp nước ngoài bỏ qua.
Thực hiện một số cải tiến về bao bì của sản phẩm nhằm tạo sự khác lạ và thu hút sự chú ý của khách hàng. Việc cải tiến bao bì đặc biệt chú trọng tới kiểu dáng và màu sắc của bao bì sản phẩm
-Thành lập bộ phận dịch vụ sau bán hàng: nhằm tăng cường các dịch vụ kèm theo để thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra đây cũng là cách để truyền đạt hình ảnh dịch vụ tốt của DRC tới khách hàng.
Chính sách giá.
Có nhiều cách để định giá cũng như là điều chỉnh giá theo tình hình thị trường cũng như là mục tiêu trong mỗi giai đoạn khác nhau. Song mức giá lốp ôtô của DRC luôn đảm bảo mức giá thấp hơn lốp ngoại cao cấp và cao hơn lốp ngoại cấp thấp đồng thời cũng tương đương với đối thủ cạnh tranh trong nước.
Ngoài ra, công ty khuyến khích thưởng theo doanh số với các nhà phân phối của công ty. Đây là một chính sách cực kỳ khôn khéo của công ty trong việc thúc đẩy sản lượng tiêu thụ, đồng thời quảng bá sản phẩm cho công ty. Đây được coi là hình thức “2 trong 1” rất hiệu quả cần duy trì và phát huy
Chính sách giá thấp hơn cho thị trường mới trong thời gian đầu để có thể thâm nhập, mở rộng thị trường từ đó đẩy mạnh tiêu thụ.
Giá ưu đãi có trừ chiết khấu vận chuyển vùng địa lý: công ty thực hiện bán giá thống nhất cho các NPP chính thức trên toàn quốc có trừ chiết khấu vận chuyển theo từng vùng, NPP càng xa thì chiết khấu vận chuyển càng lớn. Ngoài ra công ty còn chiết khấu giảm giá thanh toán với khách hàng trả nhanh và giảm giá với đơn hàng với số lượng lớn.
Chính sách phân phối
Để có thể đưa sản phẩm của mình đến tận tay người tiêu dùng và gia tăng sự cạnh tranh của lốp ôtô của DRC thì hệ thống phân phối của công ty trong thời gian tới phải:
Củng cố phân phối: mục đích của việc này nhằm vào: tối đa hoá hiệu quả đầu tư, tăng hiệu quả bán hàng, thắt chặt mối quan hệ với thành viên kênh, bảo đảm doanh số nền tảng. Để làm được việc này cần:
Đảm bảo chữ tín trong kinh doanh, thực hiện tốt cam kết trong hợp đồng vì chúng ta đều biết thiết lập mối quan hệ trong kinh doanh dã khó thì việc giữ được nó lại càng khó hơn. Việc này không chỉ có lợi trong việc duy trì mối quan hệ với trung gian mà còn duy trì lòng trung thành cũng như nỗ lực bán hàng giới thiệu quảng cáo sản phẩm của công ty cho khách hàng.
Đối xử công bằng với các nhà phân phối về giá cả, chính sách hỗ trợ tránh sự mâu thuẫn giữa các trung gian gây tổn hại cho công ty. Việc này không chỉ làm thắt chặt thêm sự hợp tác hỗ trợ giữa các trung gian mà còn làm tăng hiệu quả của kênh. Thêm vào đó công ty cần đưa ra các chính sách đãi ngộ hợp lý.
Tổ chức tham quan du lịch trong và ngoài nước, hội nghị khách hàng nhằm tạo ra mối quan hệ bền vững hơn, tạo sự tin tưởng của các nhà phân phối với công ty. Đồng thời qua đó công ty cũng nắm bắt được biến động của thị trường, phản hồi của khách hàng, lấy ý kiến thăm dò từ đó giúp DRC có những chính sách đúng đắn hơn.
Phát triển thêm số lượng các trung gian trên kênh phân phối: mục đích của hoạt động này nhằm mở rộng hệ thống phân phối, tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng, thiết lập quan hệ buôn bán mới, tăng cường ý thức về nhãn hiệu của người tiêu dùng ở những khu vực thị trường tiềm năng. Cụ thể của công việc này là:
Tăng cường việc tìm kiếm các trung gian phân phối mới: nhân viên của các chi nhánh trên toàn quốc chịu trách nhiệm tìm kiếm thêm các nhà phân phối và khách hàng lớn mới.
Tăng cường các nhà phân phối cấp I tại những tỉnh/ thành phố có dân số đông, địa bàn rộng lớn.
Nhân viên thị trường của DRC cần hỗ trợ và phối hợp với của nhân viên của nhà phân phối tìm kiếm thêm các điểm bán mới.
Bên cạnh đó, đối với những mặt hàng chưa tiêu thụ được do nhu cầu thị trường thấp đang tồn kho nhiều và lâu như: lốp xe đạp 650 đen, lốp xe đạp đỏ, săm xe đạp 600, 650, lốp leo núi 26/195/517. Để giảm thiểu chi phí bảo quản hàng năm cũng như tránh trường hợp sản phẩm để lâu ngày sẽ bị hư hỏng, công ty nên có những biện pháp xử lí phù hợp như:
Bán hàng giảm giá, bán kèm theo sản phẩm dưới hình thức khuyến mãi.
Khuyến khích các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm đến thị trường phù hợp như các tỉnh nhỏ, vùng quê, nông thôn... với giá thành hấp dẫn.
Tìm kiếm những đơn vị có nhu cầu như các cơ sở sản xuất, lắp ráp xe đạp để cung cấp sản phẩm cho họ với giá thành ưu đãi.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 18052.doc