"MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, VAI TRÒ CỦA GIUN ĐŨA NEOASCARIS VITULORUM TRONG HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY BÊ, NGHÉ DưỚI 3 THÁNG TUỔI Ở TỈNH TUYÊN QUANG VÀ BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ"
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi đã được Nhà nước và nhân dân
đầu tư phát triển, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội về sản lượng và chất lượng
thực phẩm cao. Một số địa phương đã tập trung phát triển đàn bò sữa, đặc biệt
là đàn trâu bò thịt để đáp ứng nhu cầu về thực phẩm, góp phần nâng cao đời
sống xã hội.
Trong ngành chăn nuôi, chăn nuôi trâu bò nói riêng và chăn nuôi gia
súc nhai lại nói chung có một ưu thế đáng chú ý là thức ăn chăn nuôi chủ yếu
là cỏ và phế phụ phẩm nông nghiệp, song lại có khả năng cung cấp một lượng
lớn thực phẩm có giá trị cho người tiêu dùng. Ngoài ra, chăn nuôi trâu bò đã
góp phần cơ bản giải quyết sức cày kéo cũng như bổ sung một lượng phân
bón hữu cơ đáng kể cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các tỉnh miền núi.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc còn rất khó khăn về điều kiện
kinh tế, điều kiện địa hình phức tạp không thể áp dụng cơ giới hoá ở nhiều địa
phương, vì vậy, con trâu vẫn được coi là “đầu cơ nghiệp”.
Tuy nhiên, vấn đề dịch bệnh, trong đó có hội chứng tiêu chảy vẫn xẩy
ra phổ biến, gây trở ngại lớn cho ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu
bò nói riêng. Tiêu chảy thấy ở mọi lứa tuổi, nhưng ra nhiều nhất vẫn là ở bê
nghé từ sơ sinh đến ba tháng tuổi. Theo Lê Minh Trí (1995), ở bê nghé có đến
70-80% tổn thất nằm trong thời kỳ bú sữa mẹ và 80-90% trong số đó là hậu quả
của bệnh tiêu chảy gây ra.
Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: do khí hậu thời tiết thay
đổi đột ngột, do thức ăn kém phẩm chất, do điều kiện vệ sinh chuồng trại
kém, do các bệnh nội khoa, do bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng
vv .Nhiều kết quả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy cho thấy: dù bất kỳ
nguyên nhân nào gây ra viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đường tiêu hoá
cũng dẫn đến rối loạn tiêu hoá và tiêu chảy (Hồ Văn Nam và cs, 1997 [25]).
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây tiêu chảy cho
bê nghé, phần lớn các tác giả tập trung vào tìm hiểu nguyên nhân gây tiêu
chảy ở giai đoạn bú sữa mẹ. Trong các nguyên nhân trên, ký sinh trùng đường
tiêu hoá, đặc biệt là giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò quan trọng đối
với bê nghé dưới 3 tháng tuổi, bởi vì ngoài việc gây tiêu chảy, ký sinh trùng
này còn là nguyên nhân mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập.
Bệnh ký sinh trùng không gây thành dịch ổ dịch lớn như các bệnh do vi
khuẩn và vi rút khác, nhưng thường kéo dài âm ỉ, làm giảm năng xuất chăn
nuôi, ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của gia súc.
Theo Trịnh Văn Thịnh (1982) [38], tiêu chảy xảy ra quanh năm, trong
đó tiêu chảy do giun đũa Neoascaris vitulorum chiếm tỷ lệ cao trong tổng số
bê nghé sinh ra và tỷ lệ chết tới 38,97% trong tổng số bê nghé bị bệnh.
Là một cán bộ của Chi cục Thú y tỉnh Tuyên Quang, trực tiếp theo dõi
tình hình dịch bệnh trên đàn bê nghé, chúng tôi thấy hội chứng tiêu chảy khá
phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi, đặc biệt đối với bê nghé
giai đoạn dưới 3 tháng tuổi.
Xuất phát từ thực tiễn chăn nuôi trâu bò sinh sản ở tỉnh Tuyên Quang,
chúng tôi đã nghiên cứu đề tài: “Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun
đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê nghé dưới 3
tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị”.
Với mục đích:
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới
3 tháng tuổi tại Tuyên Quang.
- Xác định vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng
tiêu chảy ở bê nghé.
- Đề xuất biện pháp điều trị tiêu chảy ở bê nghé có hiệu quả cao.
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2108 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số đặc điểm dịch tễ, vai trò của giun đũa neoascaris vitulorum trong hội chứng tiêu chảy bê, nghé dưới 3 tháng tuổi ở tỉnh Tuyên Quang và biện pháp điều trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. TX Tuyên
Quang
78 47 60,26 19 24,3
6
12 15,3
8
- Bình thường 52 41 78,85 11 21,1
5
0 0,00
- Tiêu chảy 26 6 23,08 8 30,7
7
12 46,1
5
2. Yên Sơn 108 62 57,41 29 26,8
5
17 15,7
4
- Bình thường 76 57 75,00 19 25,0
0
0 0,00
- Tiêu chảy 32 5 15,63 10 31,2
5
17 53,1
3
3. Hàm Yên 112 53 47,32 36 32,1
4
23 20,5
3
- Bình thường 71 50 70,42 21 29,5
7
0 0,00
- Tiêu chảy 41 3 7,32 15 36,5
9
23 56,1
0
Tính chung 298 162 54,36 84 28,1
9
52 17,4
5
- Bình thường 199 148 74,37 51 25,6
3
0 0,00
- Tiêu chảy 99 14 14,14 33 33,3
3
52 52,5
3
Bảng 3.9 cho thấy:
Trong tổng số 906 bê nghé kiểm tra, có 298 bê nghé nhiễm giun đũa,
chiếm tỷ lệ 32,89%, trong đó, tỷ lệ bê nghé nhiễm ở cường độ nhẹ là 54,36%,
bê nghé nhiễm ở cường độ trung bình 28,19% và 17,45% bê nghé nhiễm ở
cường độ nặng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Chúng tôi thấy, cường độ nhiễm giun đũa ở từng trạng thái phân là
khác nhau: bê nghé phân bình thường chỉ nhiễm ở cường độ nhẹ và trung
bình, không có bê nghé nhiễm ở cường độ nặng; ở những bê nghé tiêu chảy
cường độ nhiễm nặng chiếm ưu thế. Cụ thể như sau:
- Bê nghé có phân bình thường chỉ nhiễm giun đũa cường độ nhẹ và
trung bình, không có bê nghé nào nhiễm ở cường độ nặng (cường độ nhẹ
chiếm tỷ lệ 74,37%, cường độ trung bình chiếm tỷ lệ 25,63%).
- Bê nghé bị tiêu chảy nhiễm giun đũa ở cường độ từ nhẹ đến nặng;
trong đó nhiễm ở cường độ nhẹ là 14,14%, ở cường độ trung bình là 33,33%,
52/99 bê nghé nhiễm ở cường độ nặng, chiếm tỷ lệ 52,53%.
Như vậy, bê nghé bị tiêu chảy có cường độ nhiễm giun đũa nặng hơn
rất nhiều so với bê nghé phân bình thường (P < 0,001).
Mặc dù có nhiều nguyên nhân làm cho bê, nghé tiêu chảy (do vi khuẩn,
do vệ sinh thú y kém, do thời tiết thay đổi đột ngột…), nhưng trong 192 bê
nghé tiêu chảy, có tới 52,53% bị nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở
cường độ nặng (số trứng giun đũa trong 1 gam phân đếm được đều trên 1000
trứng). Điều này cho phép chúng tôi nhận xét, bê nghé dưới 3 tháng tuổi ở 3
huyện, thị của tỉnh Tuyên Quang bị tiêu chảy do nguyên nhân chính là giun
đũa chiếm tới trên 50% số bê nghé nhiễm giun đũa. Nếu tính trong tổng số bê
nghé tiêu chảy, tỷ lệ này chiếm 27%. Ngoài ra, còn gần 25% số bê nghé tiêu
chảy do nguyên nhân khác song vẫn có sự kết hợp của giun đũa Neoascaris
vitulorum (đó là những bê nghé tiêu chảy và phân có trứng giun đũa được xác
định là nhiễm nhẹ và trung bình)
Đây là những con số có ý nghĩa, phản ánh vai trò của giun đũa Neoascaris
vitulorum trong hội chứng tiêu chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi, đồng thời
là cơ sở để chúng tôi khuyến cáo người chăn nuôi trâu bò sinh sản thực hiện
các biện pháp kỹ thuật phòng trị tiêu chảy cho bê nghé, trong đó có các biện
pháp phòng trị giun đũa Neoascaris vitulorum.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
ảnh 1: Nghé bị tiêu chảy, xét nghiệm thấy nhiều trứng giun đũa trong phân
ảnh 2: Bê bị tiêu chảy, xét nghiệm thấy nhiều trứng giun đũa trong phân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Ảnh 3: Lấy mẫu phân nghé tiêu chảy (phân màu trắng, lỏng)
Ảnh 4: Mẫu phân bê nghé tiêu chảy và bình thường thu thập để xét nghiệm
tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Ảnh 5: Xét nghiệm phân bê nghé tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
3.3. NGHIÊN CỨU SỰ TỒN TẠI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRỨNG GIUN
ĐŨA NEOASCARIS VITULORUM Ở NGOẠI CẢNH
3.3.1. Xác định sự lƣu hành trứng giun Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh
Để xác định sự lƣu hành trứng giun đũa Neoascaris vitulorum ở
ngoại cảnh, chúng tôi đã thu thập 921 mẫu cặn nền chuồng trâu bò, bê
nghé, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và mẫu đất bề mặt bãi chăn
thả, xét nghiệm tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum. Kết quả đƣợc
trình bày bảng 3.10.
Bảng 3.10 cho thấy:
Xét nghiệm ba loại mẫu đều thấy có trứng Neoascaris vitulorum.
Trong đó, tỷ lệ mẫu cặn nền chuồng nhiễm trứng giun đũa là 19,86%,
mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nuôi nhiễm trứng giun đũa là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
18,24% và các mẫu đất bề mặt bãi chăn thả nhiễm 7,81%. Cụ thể nhƣ
sau:
- Thị xã Tuyên Quang, tỷ lệ nhiễm trứng giun ở mẫu cặn nền
chuồng 16,32%, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng là 15,30% và mẫu
đất bề mặt bãi chăn thả là 5,10%.
Bảng 3.10: Sự lưu hành trứng giun Neoascaris vitulorum ở nền chuồng, khu
vực xung quanh chuồng và bãi chăn thả
Địa điểm
Cặn nền chuồng Đất bề mặt xung
quanh chuồng
Đất bề mặt bãi
chăn thả
Số
mẫu
kiểm
tra
Số
mẫu
nhiễ
m
Tỷ lệ
(%)
Số
mẫu
kiểm
tra
Số
mẫu
nhiễ
m
Tỷ lệ
(%)
Số
mẫu
kỉể
m
tra
Số
mẫu
nhiễ
m
Tỷ
lệ
(%)
TX.
T.Quang
98 16 16,3
2
98 15 15,3
0
98 5 5,10
Yên Sơn 107 21 19,6
2
107 19 17,7
5
107 8 7,47
Hàm Yên 102 24 23,5
2
102 22 21,5
8
102 11 10,7
8
Tính chung 307 61 19,8
6
307 56 18,2
4
307 24 7,81
- Huyện Yên Sơn, có 19,62% mẫu cặn nền chuồng nhiễm trứng
giun, 17,75% mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng nhiễm và 7,47% mẫu
đất bề mặt bãi chăn thả nhiễm trứng giun đũa.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
- Huyện Hàm Yên có tỷ lệ mẫu ở các vị trí nhiễm trứng giun đũa
cao hơn cả (mẫu cặn nền chuồng 23,52%, mẫu đất bề mặt xung quanh
chuồng 21,58% và mẫu đất bề mặt bãi chăn thả 10,78%).
Trong 3 loại mẫu, tỷ lệ mẫu cặn nền chuồng và mẫu đất bề mặt
xung quanh chuồng có trứng giun đũa Neoascaris vitulorum cao (19,86%
và 18,24%), tỷ lệ mẫu đất bề mặt bãi chăn thả có trứng giun thấp
(7,81%). Tuy nhiên, trứng giun đũa ở bãi chăn thả là nguồn trứng dễ
nhiễm vào trâu bò mẹ. Khi ăn cỏ trâu bò mẹ có thể nuốt trứng giun đũa
vào đƣờng tiêu hoá, trứng giun đũa nở thành ấu trùng tồn tại ở gan của
trâu bò mẹ. Khi trâu bò mẹ có thai, ấu trùng dời khỏi gan, qua nhau thai
vào bào thai, dẫn đến bê nghé sau khi đẻ ra đã bị nhiễm giun đũa.
Theo nhận xét của Akyol (1993) [40], bê nghé dƣới 3 tháng tuổi bị
nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum rất phổ biến và đồng cỏ là nơi có
nhiều trứng giun và là nguồn gây nhiễm bệnh quan trọng cho bê nghé.
Thực tế cho thấy, trứng giun Neoascaris vitulorum theo phân bê
nghé phát tán nhiều ở ngoại cảnh, trứng giun ở giai đoạn cảm nhiễm có sức
đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là trong điều kiện ẩm ƣớt,
nhiệt độ không khí thấp, trứng giun có thể tồn tại hàng tháng ở ngoại cảnh.
Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi cho rằng, trong chăn nuôi
phải thƣờng xuyên chú ý đến khâu vệ sinh chuồng trại, thu gom phân
rác, chất thải để ủ, khử trùng tiêu độc môi trƣờng chăn nuôi và khu vực
xung quanh chuồng. Việc vệ sinh, thu gom phân để ủ phải đƣợc thực hiện
ở cả 3 khu vực: ở nền chuồng, ở xung quanh chuồng và bãi chăn thả.
Công việc này phải thực hiện thƣờng xuyên mới có ý nghĩa, trứng giun
đũa sẽ không có điều kiện phát tán từ chuồng trại ra các khu vực khác
nhau, phát triển và gây bệnh cho bê nghé.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Ảnh 6: Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng
và mẫu đất bề mặt bãi chăn thả thu thập về xét
nghiệm tìm trứng giun Neoascaris vitulorum
3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành
trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh.
Để xác định thời gian trứng giun đũa Neoascaris vitulorum phát
triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh, chúng tôi bố trí 3 đợt thí
nghiệm:
- Đợt thí nghiệm I: theo dõi 20 mẫu phân bê nghé có nhiều trứng
giun đũa trong điều kiện tự nhiên, nhiệt độ không khí 28-32oC và ẩm độ
72,5-80%, hàng ngày xét nghiệm phân để kiểm tra sự phát triển của trứng
giun.
- Đợt thí nghiệm II: theo dõi 20 mẫu phân bê nghé có nhiều trứng
giun đũa trong điều kiện tự nhiên, ở nhiệt độ không khí 26-30oC, ẩm độ
55-67%, hàng ngày xét nghiệm phân để kiểm tra sự phát triển của trứng
giun.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
- Đợt thí nghiệm III: theo dõi 10 mẫu phân bê nghé có nhiều trứng
giun đũa trong điều kiện tự nhiên, ở nhiệt độ không khí 13-20oC, ẩm độ
43-52%, hàng ngày xét nghiệm phân để kiểm tra sự phát triển của trứng
giun.
Kết quả theo dõi sự phát triển của trứng giun đũa Neoascaris
vitulorum thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh đƣợc trình bày ở
bảng 3.11.
Bảng 3.11: Thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển
thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
Đợt thí
nghiệm
Nhiệt độ (oC) và độ
ẩm không khí (%)
Số mẫu
theo dõi
Số lần xét
nghiệm
(lần)
Thời gian phát triển
thành trứng có sức
gây bệnh (
x
mX
)
(ngày)
I
- t
o
không khí = 28-32
o
C
- A
o
không khí = 72,5-
80%
20 258
12,93 ± 0,31
(10 ÷ 15 ngày)
II
- t
o
không khí = 26-
30
o
C
- A
o
không khí = 55-
67%
20 420
21,03 ± 0,57
(18 ÷ 25 ngày)
III
- t
o
không khí = 13-
20
o
C
- A
o
không khí = 43 -
52%
10 369
36,90 ± 0,79
(33 ÷ 40 ngày)
Kết quả bảng 3.11 cho thấy:
- Đợt thí nghiệm I: theo dõi 20 mẫu phân có nhiều trứng giun đũa
hàng ngày, qua 258 lần xét nghiệm, thời gian trứng giun Neoascaris
vitulorum đã phát triển thành trứng có khả năng gây bệnh sớm nhất là 10
ngày, muộn nhất là 15 ngày và bình quân là 12,93 ± 0,31 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
- Đợt thí nghiệm II: theo dõi 20 mẫu phân có nhiều trứng giun đũa
hàng ngày, với 420 lần xét nghiệm, trứng giun Neoascaris vitulorum phát
triển hoàn toàn thành trứng có khả năng gây bệnh sau 21,03 ± 0,57 ngày
(thời gian phát triển sớm nhất là sau 18 ngày và muộn nhất là 25 ngày).
- Đợt thí nghiệm III: theo dõi 10 mẫu có nhiều trứng giun đũa,
chúng tôi đã xét nghiệm 369 lần, trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
phát triển hoàn toàn thành trứng có khả năng gây bệnh thời gian sớm
nhất là 33 ngày, muộn nhất là 40 ngày và bình quân sau 36,90 ± 0,79
ngày.
Trong quá trình theo dõi thí nghiệm, chúng tôi thấy sự thay đổi rõ
rệt về cấu tạo của trứng giun Neoascaris vitulorum: khi mới theo phân ra
ngoài trứng giun hình hơi tròn, màu vàng nâu, phôi bào xếp kín bên
trong vỏ. Sau vài ngày phôi bào bắt đầu phân chia, các khối nguyên sinh
chất dần co nhỏ lại. Cuối cùng ấu trùng đƣợc hình thành đầy đủ trong
trứng với thời gian nhƣ đã trình bày ở trên. Quá trình phân chia và phát
triển đến giai đoạn cảm nhiễm đƣợc hoàn thành ở thời gian khác nhau
tuỳ thuộc vào điều kiện tự nhiên nhƣ: điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không
khí. Điều kiện tự nhiên (nhiệt độ và ẩm độ không khí) khác nhau ảnh
hƣởng rõ rệt đến sự phát triển của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
ở ngoại cảnh.
Như vậy, khi theo phân ra ngoài, trứng giun Neoascaris vitulorum có
khả năng phát triển thành trứng có sức gây bệnh trong điều kiện tự nhiên khác
nhau. Phân để tự nhiên, ở nhiệt độ 28-32oC trứng phát triển thành trứng có
sức gây bệnh nhanh hơn (12,93 ngày); còn trong điều kiện nhiệt độ không khí
thấp (13-20oC), độ ẩm từ 43-52% không làm ngừng sự phát triển mà ngược
lại trứng vẫn phát triển thành trứng có khả năng gây bệnh sau 36,9 ngày theo
dõi.
Kết quả theo dõi về sự phát triển trứng giun Neoascaris vitulorum
thành trứng có khả năng gây bệnh ở ngoại cảnh của chúng tôi phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Dƣơng Công Thuận (1978): ở điều kiện nhiệt độ
trong phòng khoảng 15-22oC trứng phát triển thành trứng có sức gây bệnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
sau 20 ngày. Ở nhiệt độ 15-17oC thì phải sau 38 ngày mới phát triển thành
trứng có sức gây bệnh.
Ảnh 7: Trứng giun đũa Neoascaris vitulorum mới thải ra ngoài (x 200)
Ảnh 8: Phôi bào phân chia ngày thứ 8 (x 200)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Ảnh 9: Phôi bào phân chia và co lại ở ngày thứ 10 (x 200)
Ảnh 10: Ấu trùng hình thành trong trứng ở ngày thứ 12 (x 300)
3.3.3. Xác định thời gian tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris vitulorum ở
ngoại cảnh
Sau khi theo dõi sự phát triển của trứng giun Neoascaris vitulorum đến
giai đoạn cảm nhiễm, chúng tôi tiếp tục theo dõi khả năng tồn tại trứng giun
đũa có sức gây bệnh ở ngoại cảnh của 3 đợt thí nghiệm. Cứ 5 ngày một lần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
chúng tôi lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra khả năng tồn tại của trứng. Kết quả
theo dõi được trình bày ở bảng 3.12.
Bảng 3.12. Thời gian tồn tại của trứng Neoascaris vitulorum
có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
Đợt thí
nghiệm
Nhiệt độ (oC) và độ ẩm
không khí (%)
Số mẫu
theo
dõi
Số lần xét
nghiệm
(lần)
Thời gian tồn
tại (
x
mX
)
(ngày)
I
- t
o
không khí = 29 - 35
o
C
- A
o
không khí = 73,5-
78,8%
20 56
13,75 ± 0,51
(10 ÷ 15 ngày)
II
- t
o
không khí = 25 - 30
o
C
- A
o
không khí = 56 - 65%
20 79
19,75 ± 0,95
(17 ÷ 25 ngày)
III
- t
o
không khí = 14,5 -
21
o
C
- A
o
không khí = 45 - 63%
10 61
30,50 ± 1,23
(27 ÷ 34 ngày)
Bảng 3.12 cho thấy:
- Đợt thí nghiệm I: trứng giun có khả năng gây bệnh trong 20 mẫu phân
để tự nhiên trong phòng thí nghiệm, ở nhiệt độ 29-35oC, ẩm độ 73,5-78,8%,
qua 56 lần xét nghiệm, trứng giun có khả năng gây bệnh bị vỡ, ấu trùng trong
trứng bị phân huỷ hoàn toàn sau thời gian 13,75 ± 0,51 ngày (thời gian trứng
bị phân huỷ sớm nhất là sau 10 ngày và muộn nhất là 15 ngày).
- Đợt thí nghiệm II: so với trứng giun có khả năng gây bệnh trong 20
mẫu phân ở đợt thí nghiệm I, trong điều kiện nhiệt độ thấp hơn (25-30oC), ẩm
độ 56-65%, thời gian sống của trứng ở đợt thí nghiệm II trung bình 19,75 ±
0,95 ngày (sớm nhất sau 17 ngày và muộn nhất là 25 ngày) mới bị huỷ hoàn
toàn, với 79 lần xét nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
- Đợt thí nghiệm III: Trứng có ấu trùng bên trong tồn tại khá lâu, trong
điều kiện nhiệt độ từ 14,5-21oC và ẩm độ từ 45-63%, sau 61 lần xét nghiệm,
đến ngày thứ 30,5 ± 1,23 ngày, sớm nhất là sau 27 ngày và muộn nhất sau 34
ngày, trứng mới bị nứt vỡ và hỏng hoàn toàn.
Chúng tôi đã quan sát thấy sự biến đổi bên trong của trứng giun
Neoascaris vitulorum như sau: lớp vỏ trứng mỏng dần, méo mó, biến dạng,
nứt vỡ, ấu trùng bị phân huỷ.
Kết quả thí nghiệm trên cho thấy: nhiệt độ và ẩm độ không khí có ảnh
hưởng trực tiếp đến sự tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh. Trong cả 3
đợt thí nghiệm, các mẫu phân đều để ở điều kiện tự nhiên trong phòng, trứng
giun đũa Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh chỉ sống được 13,75 ngày ở
nhiệt độ 29-35oC (tương ứng với điều kiện nóng bức của mùa hè), còn ở nhiệt
độ từ 14,5-21oC (tương ứng với điều kiện giá lạnh của mùa đông) trứng giun
sống hàng tháng mới bị chết hoàn toàn.
Mùa Đông là thời gian nhiệt độ và ẩm độ không khí tương ứng với đợt
thí nghiệm 3. Đây cũng là thời gian bê nghé được sinh ra nhiều nhất trong
năm. Nếu trong thời gian này trứng giun đũa có sức gây bệnh tồn tại hàng
tháng trên đồng cỏ, bãi chăn thả thì sẽ có nguy cơ nhiễm vào trâu bò, mẹ rồi
truyền sang bào thai hoặc bê nghé sơ sinh trực tiếp nuốt phải trứng giun đũa
có sức gây bệnh, do đó bê nghé bị nhiễm giun đũa nhiều.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Đỗ Dương
Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978) [32]: trứng ở giai đoạn cảm nhiễm chứa ấu
trùng có sức đề kháng cao với điều kiện ngoại cảnh, tuy nhiên sự khô hạn và
sức nóng làm cho trứng không phát triển được và bị phân huỷ hoàn toàn; dưới
ánh nắng trực tiếp của mùa hè sau một tuần trứng bị huỷ; vào vụ đông xuân
nếu để khô, trứng vẫn sống bình thường sau một tháng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Từ kết quả nghiên cứu ở bảng 3.10 và 3.11, chúng tôi thấy rằng, việc
đảm bảo chuồng nuôi luôn khô ráo, sạch sẽ là rất quan trọng, định kỳ vệ sinh
chuồng trại xung quanh và bãi chăn thả, thu gom phân rác ủ để tiêu diệt mầm
bệnh, hạn chế tối đa sự lây nhiễm trứng giun ở ngoại cảnh cho trâu, bò mẹ và
bê nghé. Từ đó hạn chế những thiệt hại do bệnh giun đũa gây ra cho bê nghé
dưới 3 tháng tuổi.
Ảnh 11: Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở ngày thứ
27 (một số trứng đã bị hƣ hỏng) (x 300)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Ảnh 12: Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh đang chuyển
sang hƣ hỏng ở ngày thứ 30 (x 300)
Ảnh 13: Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh
ở ngoại cảnh bị hỏng hoàn toàn ở ngày thứ 34 (x 300)
3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nhiễm trực tiếp do nuốt trứng giun đũa
có sức gây bệnh khi bú mẹ
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ trâu, bò mẹ mang trứng giun đũa có sức
gây bệnh trên bầu vú, núm vú và tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa được thể hiện
qua bảng 3.13.
Bảng 3.13 cho thấy: trong 906 trâu, bò mẹ kiểm tra có 39 con mang
trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh trên bầu vú và núm vú,
chiếm tỷ lệ 4,30%. Số trứng giun chúng tôi tìm thấy được trên bầu vú và núm
vú trâu, bò mẹ bình quân là 1,85 ± 0,11 trứng/vi trường kính hiển vi.
Trong đó: thị xã Tuyên Quang có tỷ lệ trâu bò mẹ mang trứng giun có
sức gây bệnh trên bầu vú và núm vú là 2,35%. Huyện Yên Sơn tỷ lệ này
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
chiếm 4,11% và huyện Hàm Yên có tỷ lệ trâu, bò mẹ mang trứng giun là
6,48%.
Bảng 3.13: Tỷ lệ trâu, bò mẹ mang trứng Neoascaris vitulorum có sức
gây bệnh trên bầu vú, núm vú và tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa
Địa phƣơng
Số
trâu
bò mẹ
kiểm
tra
(con)
Số trâu
bò mẹ
mang
trứng
giun
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số trứng
giun/ vi
trƣờng (
x
mX
)
Số bê
nghé
kiểm
tra
(con)
Số bê
nghé
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Thị xã Tuyên
Quang
297 7 2,35 1,86±0,28 297 78 26,26
- Nông Tiến 142 4 2,96 2,00
±0,47
142 38 26,76
- Ỷ La 95 1 1,05 2,00 95 24 25,26
- Hưng Thành 60 2 3,33 1,50±0,70 60 16 26,67
Yên Sơn 316 13 4,11 2,00±0,20 316 108 34,18
- An Tường 104 6 5,76 2,17±0,34 104 36 34,61
- Phú Lâm 97 4 4,12 2,00±0,47 97 29 29,89
- Thái Bình 115 3 2,60 1,67±0,40 115 43 37,39
Hàm Yên 293 19 6,48 1,74±0,15 293 112 38,23
- Đức Ninh 120 9 7,50 1,89±0,28 120 48 40,00
- Thái Sơn 101 4 3,96 1,50±0,33 101 35 34,65
- Thái Hoà 72 6 8,33 1,67±0,23 72 29 40,27
Tính chung 906 39 4,30 1,85±0,11 906 298 32,89
Như vậy, huyện Hàm Yên là địa phương có tỷ lệ trâu bò mẹ mang
trứng giun có sức gây bệnh trên bầu vú và núm vú cao nhất 6,48% và số trứng
tìm thấy bình quân là 1,74 trứng/vi trường kính hiển vi.
Qua điều tra thực trạng chăn nuôi trâu bò sinh sản, chúng tôi thấy:
những trâu, bò mẹ mang trứng trên bầu vú và núm vú này đều là những trâu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
bò được chăn nuôi ở các hộ gia đình thực hiện công tác vệ sinh kém, chuồng
trại ẩm thấp, lầy lội. Đồng thời, lại được chăn dắt ở những bãi chăn ô nhiễm
trứng giun đũa Neoascaris vitulorum.
Ngoài con đường lây nhiễm qua bào thai, thì bê nghé non còn bị
nhiễm giun đũa trong khi bú sữa mẹ, do trong khi chăn dắt hoặc khi nằm
xuống nền chuồng hoặc trên đất, trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có
sức gây bệnh bám vào bầu vú, núm vú của trâu bò mẹ. Vì vậy, khi bê nghé sơ
sinh bú sữa mẹ dễ nuốt phải trứng giun đũa có sức gây bệnh và bị bệnh.
Kết quả ở bảng 3.13 còn cho thấy: tỷ lệ bê nghé ở thị xã Tuyên Quang
nhiễm giun đũa là 26,26%, ở huyện Yên Sơn là 34,18%, ở huyện Hàm Yên là
38,23%. Như vậy, tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum tỷ lệ
thuận với tỷ lệ trâu bò mẹ mang trứng giun đũa trên bầu vú và núm vú. Điều
này bước đầu cho phép chúng tôi có nhận xét rằng, tình trạng trâu bò mẹ có
bầu vú và núm vú bẩn dễ nhiễm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum có sức
gây bệnh, điều này là một trong những nguy cơ làm cho bê nghé nhiễm giun
đũa và mắc bệnh.
Vì vậy, trong chăn nuôi trâu bò sinh sản, ngoài vấn đề vệ sinh thú y đối
với chuồng trại, bãi chăn, thì vấn đề rửa và lau sạch bầu vú, núm vú cho trâu
bò mẹ hàng ngày là cần thiết, nhằm loại bỏ trứng giun đũa để tránh trứng giun
đũa nhiễm vào cơ thể bê nghé.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Ảnh 14: Mẫu giấy mềm và ƣớt lau bầu vú và núm vú trâu,
bò mẹ để tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
3.4. SỬ DỤNG MỘT SỐ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TIÊU CHẢY CHO BÊ,
NGHÉ
Để điều trị tiêu chảy đạt hiệu quả cao, một trong những yêu cầu quan
trọng là xác định được nguyên nhân gây tiêu chảy. Trên cơ sở nghiên cứu tìm
ra các nguyên nhân gây tiêu chảy cho bê nghé, từ đó lựa chọn những loại
thuốc điều trị cho phù hợp.
Chúng tôi sử dụng 3 phác đồ để điều trị cho 99 bê nghé tiêu chảy và
nhiễm giun đũa. Trong các phác đồ điều trị tiêu chảy, chúng tôi sử dụng các
loại thuốc tẩy giun đũa, kết hợp với thuốc điện giải và vitamin C để cung cấp
chất điện giải, tăng cường sức đề kháng cho con vật. Kết quả điều trị tiêu chảy
cho bê nghé được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14: Kết quả sử dụng 3 phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê nghé
Phác
đồ
điều
trị
Loại thuốc điều
trị tiêu chảy
Cách dùng và
liều lƣợng
Thời gian
điều trị
Số
con
điều
trị
(con)
Số
khỏi
tiêu
chảy
(con)
Tỷ lệ
khỏi
(%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Phác
đồ 1
Levasol 7,5%
Tiêm bắp
1ml/10kgTT
(7,5mg/kg thể
trọng)
1 lần
39
27
69,23
Thuốc điện giải
Pha với nước cho
uống
2-4
lần/ngày
Trong 5
ngày
Vitamin C 5%
Tiêm bắp
10ml/25kg TT
(20mg/kg thể
trọng)
1
lần/ngày
trong 5
ngày
Phác
đồ 2
Mebendazol
10%
Cho uống
200mg/kg TT
1 lần
32 17 53,12
Thuốc điện giải
Pha với nước cho
uống
2-4
lần/ngày
Trong 5
ngày
Vitamin C 5%
Tiêm bắp
10ml/25kg TT
(20mg/kg thể
trọng)
1
lần/ngày
trong 5
ngày
Phác
đồ 3
Hanmectin
0,25%
Tiêm bắp
1ml/10kg TT
(0,25mg/kg thể
trọng)
1 lần
28 18 64,28 Thuốc điện giải
Pha với nước cho
uống
2-4
lần/ngày
trong 5
ngày
Vitamin C 5%
Tiêm bắp
10ml/25kg TT
(20mg/kg thể
trọng)
1
lần/ngày
trong 5
ngày
3 phác đồ 99 62 62,63
Bảng 3.14 cho thấy:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Ở trong phác đồ điều trị 1, có 27/39 bê nghé khỏi tiêu chảy, chiếm tỷ lệ
69,23%. Ở phác đồ 2, số bê nghé khỏi tiêu chảy là 17/32 con, đạt tỷ lệ
53,12%. Phác đồ 3, số bê nghé khỏi tiêu chảy là 18/28%, đạt tỷ lệ 64,28%.
Ba phác đồ điều trị cho kết quả bê nghé khỏi tiêu chảy khác nhau. Tỷ lệ
khỏi tiêu chảy ở phác đồ 1 cao nhất (69,23%), ở phác đồ 2 là 53,12% và ở
phác đồ 3 là 64,28%, tỷ lệ khỏi tiêu chảy chung là 62,63%.
- Trong 99 bê nghé được điều trị là những bê nghé vừa tiêu chảy, vừa
nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum với cường độ từ nhẹ đến nặng (trong đó
14,14% nhiễm nhẹ; 33,33% nhiễm ở cường độ trung bình và 52,53% nhiễm ở
cường độ nặng).
- Số bê nghé nhiễm nhẹ và nhiễm ở mức độ trung bình, ngoài tác động
của giun đũa, còn có thể do các nguyên nhân khác (không nằm trong phạm vi
xác định của đề tài).
Như vậy, có thể thấy rằng, trong 99 bê nghé tiêu chảy này, chỉ có
62,63% bị tiêu chảy do nguyên nhân chính là giun đũa Neoascaris vitulorum.
Vì vậy, sau khi điều trị, trong 99 con vẫn còn 37 con chưa khỏi tiêu
chảy. Để đánh giá hiệu lực tẩy giun đũa cho bê nghé của 3 phác đồ điều trị
trên, chúng tôi đã kiểm tra phân của những bê nghé được dùng thuốc. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.15.
Bảng 3.15 cho thấy:
Ở phác đồ 1, điều trị cho 39 bê nghé nhiễm giun đũa ở cường độ từ +
+++, sau khi dùng thuốc 10 ngày, chúng tôi kiểm tra phân thấy cả 39/39 bê
nghé điều trị đều sạch trứng giun đũa (đạt tỷ lệ 100%). Ở phác đồ 2, sau khi
dùng thuốc 10 ngày kiểm tra phân thấy có 28/32 bê nghé sạch trứng (chiếm tỷ
lệ 87,5%), còn 4 bê nghé nhiễm vẫn ở cường độ nhẹ (+). Phác đồ 3 cho thấy,
tỷ lệ sạch trứng của bê nghé là 96,42%, chỉ có 1 nghé còn trứng giun trong
phân ở cường độ nhiễm nhẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Bảng 3.15: Hiệu lực tẩy giun đũa của thuốc tẩy
trong các phác đồ điều trị tiêu chảy
Phác
đồ điều
trị
Số bê
nghé
điều
trị
(con)
Trƣớc khi dùng
thuốc
Sau khi dùng
thuốc 10 ngày
Hiệu lực tẩy đối
với giun đũa
Số bê
nghé
nhiễm
giun đũa
(con)
Cƣờng
độ
nhiễm
Số bê
nghé còn
nhiễm
giun đũa
(con)
Cƣờng
độ
nhiễm
Số bê
nghé
sạch
trứng
(con)
Tỷ lệ
sạch
trứng
(%)
1 39 39
+
+++
0 _ 39 100
2 32 32
+
+++
4 + 28 87,50
3 28 28
+
+++
1 + 27 96,42
3 phác
đồ
99 99
+
+++
5 + 94 94,95
Từ kết quả trên, có thể đánh giá được hiệu lực tẩy giun đũa của phác đồ
1 và phác đồ 3 là rất tốt, do vậy có thể khuyến cáo cho người chăn nuôi trâu
bò sinh sản sử dụng điều trị cho những bê nghé mắc tiêu chảy khi xác định
được nguyên nhân là do giun đũa Neoascaris vitulorum.
Qua 3 phác đồ điều trị tiêu chảy cho 99 bê nghé tiêu chảy và nhiễm
giun đũa, số bê nghé khỏi tiêu chảy là 62 con, còn lại 37 bê nghé vẫn tiêu
chảy có thể do các nguyên nhân khác, trong đó có nguyên nhân do vi khuẩn.
Vì vậy chúng tôi tiếp tục điều trị cho những bê nghé còn tiêu chảy bằng các
loại thuốc kháng sinh, kết hợp với chất điện giải và vitamin C. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16: Điều trị cho những bê nghé sau dùng thuốc vẫn tiêu chảy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
Phác
đồ
điều
trị
Loại thuốc
điều trị
tiêu chảy
Cách dùng và liều
lƣợng
Thời gian
điều trị
Số
con
điều
trị
(con)
Số
khỏi
tiêu
chảy
(con)
Tỷ
lệ
khỏi
(%)
Phác
đồ 1
Colistin
Tiêm bắp
0,5ml/20kg TT
(15mg/kg thể trọng)
2 lần/ngày
trong 3-5
ngày
21 19
90,4
7
Thuốc điện
giải
Pha với nước cho
uống
2-4
lần/ngày
trong 5
ngày
Vitamin C
5%
Tiêm bắp
10ml/25kg TT
(20mg/kg thể trọng)
1 lần/ngày
trong 5
ngày
Phác
đồ 2
Norfacoli
Tiêm bắp 1ml/20kg
TT
(5mg/kg thể trọng)
2 lần/ngày
trong 3-5
ngày
16 16 100 Thuốc điện
giải
Pha với nước cho
uống
2-4
lần/ngày
trong 5
ngày
Vitamin C
5%
Tiêm bắp
10ml/25kg TT
(20mg/kg thể trọng)
1 lần/ngày
trong 5
ngày
3 phác đồ 37 35
94,5
9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Kết quả bảng 3.16 cho thấy:
Ở phác đồ điều trị tiêu chảy 1, chúng tôi dùng Colistin để điều trị cho
21 bê nghé còn tiêu chảy, kết quả có 19 bê nghé khỏi tiêu chảy hoàn toàn
chiếm tỷ lệ 90,47%.
Ở phác đồ 2, chúng tôi sử dụng Norfacoli điều trị cho 16 bê nghé tiêu
chảy, kết quả 100% bê nghé khỏi tiêu chảy.
Như vậy, phác đồ 1 điều trị tiêu chảy cho bê nghé đạt hiệu quả 90,47%,
còn 2 nghé vẫn tiêu chảy sau 5 ngày điều trị. Chúng tôi tiếp tục dùng nước sắc
búp ổi cho uống với mục đích để làm se niêm mạc ruột. Sau 2 ngày kiểm tra
lại thấy 2 nghé đã khỏi tiêu chảy hoàn toàn.
Từ kết quả điều trị tiêu chảy trên, chúng tôi thấy, muốn điều trị
tiêu chảy hiệu quả, việc xác định đƣợc nguyên nhân chính gây tiêu chảy
để điều trị là rất quan trọng, kết hợp điều trị theo sinh bệnh và triệu
chứng. Trong thực tế ở những nơi vùng sâu, vùng xa, miền núi bà con
không có điều kiện để chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy, thì trƣớc
hết phải chú ý đến chế độ ăn uống của trâu, bò mẹ, vệ sinh chuồng trại,
sử dụng thuốc kháng sinh có tác dụng đặc trị tiêu chảy nhƣ thuốc
Norfacoli hoặc Colistin để điều trị. Sau vài ngày có thể dùng thuốc tẩy
giun đũa cho bê nghé dƣới 3 tháng tuổi với mục đích điều trị cho những
nghé bị bệnh và tẩy phòng cho những nghé mang giun đũa. Trong quá
trình điều trị phải bổ sung chất điện giải và vitamin C để tăng cƣờng sức
đề kháng cho con vật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
ảnh 15: Các loại thuốc dùng điều trị tiêu chảy cho bê nghé
Ảnh 16: Tiêm thuốc điều trị tiêu chảy cho nghé
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Ảnh 17: Giun đũa bị tẩy theo phân sau dùng thuốc 2 ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
1.1. Về một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê nghé dưới 3
tháng tuổi tại Tuyên Quang.
- Tỷ lệ bê nghé dưới 3 tháng tuổi mắc tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh
Tuyên Quang là 21,19%, biến động từ 17,30% đến 25,83%.
- Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy cao nhất ở 16 - 30 ngày tuổi, sau đó giảm dần.
- Tỷ lệ tiêu chảy không có sự sai khác giữa bê nghé cái và bê nghé đực
(bê nghé cái 20,99% và bê nghé đực 21,39%).
- Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé cao nhất là mùa Xuân (23,37%), thấp nhất
là mùa Thu (17,76%).
- Tỷ lệ tiêu chảy của bê nghé theo địa hình bằng phẳng là 18,70% và
địa hình đồi núi có xen kẽ ruộng nước là 23,17%.
- Tỷ lệ tiêu chảy ở bê là 22,40% và ở nghé là 20,56%.
- Chăn nuôi trâu, bò mẹ theo phương thức chăn thả hoàn toàn thì tỷ lệ
bê nghé tiêu chảy là 26,53%, phương thức chăn nuôi trâu, bò mẹ bán chăn thả
có bổ sung thức ăn thì tỷ lệ bê nghé tiêu chảy thấp hơn (14,46%).
1.2. Giun đũa Neoascaris vitulorum có vai trò trong hội chứng tiêu
chảy của bê nghé dưới 3 tháng tuổi
- Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy là 51,56%, ở bê nghé bình
thường là 27,87%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
- Ở bê nghé tiêu chảy cường độ nhiễm giun đũa nặng hơn nhiều so với
bê nghé phân bình thường, (33,3% nhiễm trung bình và 52,53% bê nghé
nhiễm ở cường độ nặng), bê nghé phân bình thường không nhiễm giun đũa ở
cường độ nặng.
1.3. Ngoại cảnh bị ô nhiễm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum.
- Có 19,86% số mẫu cặn nền chuồng; 18,24% mẫu xung quanh chuồng
và 7,81% mẫu đất bề mặt bãi chăn nhiễm trứng giun đũa Neoascaris
vitulorum.
- Thời gian trứng giun phát triển ở ngoại cảnh thành trứng có sức gây
bệnh là 12,93 - 36,90 ngày, phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ không khí.
- Thời gian tồn tại của trứng giun đũa có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
cũng là 13,75 - 30,50 ngày ở trong các điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí
khác nhau.
1.4. Tỷ lệ trâu, bò mẹ mang trứng giun đũa trên bầu vú, núm vú là
4,30%, số trứng giun đũa là 1,85 ± 0,11 trứng/vi trường, tỷ lệ thuận với tỷ lệ
bê nghé nhiễm giun đũa.
1.5. Kết quả điều trị tiêu chảy cho bê nghé.
- Sử dụng phác đồ điều trị cho bê nghé vừa tiêu chảy vừa nhiễm giun
đũa, gồm thuốc tẩy giun đũa kết hợp thuốc điện giải, vitamin C, đạt hiệu quả
khỏi là 62,6%, tỷ lệ bê nghé sạch trứng giun đũa là 94,9%.
- Điều trị tiêu chảy đợt 2 bằng kháng sinh kết hợp thuốc điện giải và
vitamin C cho những bê nghé sau đợt 1 vẫn còn tiêu chảy, cho kết quả điều trị
khỏi 94,5%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
2. ĐỀ NGHỊ:
Để hạn chế tiêu chảy cho bê nghé từ sơ sinh đến dưới 3 tháng tuổi cần
chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý tốt đàn gia súc mẹ và con, thường xuyên vệ
sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi, luôn giữ khô, sạch ấm cho bê nghé, nhất là
trong những ngày đầu mới sinh và trong những ngày thời tiết thay đổi.
Khi có điều kiện cần xác định chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy để
đưa ra phác đồ điều trị có hiệu quả và đỡ tốn kém. Việc điều trị tiêu chảy
ngoài sử dụng các loại thuốc điều trị nguyên nhân cần bổ sung thêm chất điện
giải, vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho con vật.
Tiếp tục xác định những nguyên nhân khác gây tiêu chảy cho bê nghé,
từ đó có cơ sở khoa học đầy đủ hơn để hoàn thiện quy trình phòng, trị tiêu
chảy cho bê nghé.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT:
1. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh học, Nxb Y học, Hà Nội, tr.
171-353.
2. Vương Đức Chất (1995), Khảo sát giun tròn ký sinh đường tiêu hoá của đàn bò
sữa Hà Nội, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y , Tập 2, số 1, tr. 95.
3. Vương Đức Chất (1995), “Kết quả sử dụng Benzimidazole tẩy giun sán
trâu bò vùng ngoại thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập1, (số
5).
4. Phạm Chức (1980), “Sức đề kháng của trứng các loài giun đũa đối với các
chất hoá học”, Kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật Thú y 1968-1978, Nxb
Nông nghiệp, tr. 339-406.
5. Lê Minh Chí (1995), Bệnh tiêu chảy ở gia súc, Bộ Nông nghiệp và công
nghiệp thực phẩm. tr. 22.
6. Tô Ngọc Đại (1953), “Những nhận định về bệnh trạng bê nghé ỉa cứt
trắng”, Tập san kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, (số 11-12).
7. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ (1995), Bệnh đường
tiêu hoá ở lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 221-293.
8. Đào trọng Đạt (1996), Bệnh lợn con ỉa phân trắng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9. Phạm Khắc Hiếu (1997) "Một số vấn đề dược lý học đối với gia súc non",
Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tr. 71-74.
10. Phạm Khuê (1998), "Điều chỉnh nước và điện giải", Cẩm nang điều trị
nội khoa, Nxb Y học, Hà Nội, tr. 73-90.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
11. Phạm Văn Khuê, Phan Trịnh Chức (1981), “Khái quát về tình hình và kết
quả điều tra giun sán trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1976 - 1980”, Tạp chí
khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp IV, (số 4), tr.195-201.
12. Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Ký sinh trùng thú y, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội, tr. 124-127.
13. Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên
(1999), Giáo trình ký sinh trùng thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 94-97.
14. Cao Thị Tuyết Lan (1996), “Bệnh giun đũa bê nghé ở thị xã Lai Châu và
biện pháp phòng trừ”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập 3, (số 3), tr. 66-67.
15. Phan Văn Lan, Phùng Mạnh Tường (1965), “Kết quả điều tra và chữa
bệnh bê nghé ỉa cứt trắng ở Tuyên Quang”, Tạp chí khoa học và kỹ thuật nông
nghiệp, (số 7), tr.433.
16. Phan Địch Lân, (1986), "Tình hình nhiễm ký sinh trùng ở đàn bò nhập
nội", Kết quả nghiên cứu khoa học và kỹ thuật nông nghiệp (1979-1984), Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 119-121.
17. Phan Địch Lân, (1993), "Nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thú y
vào sản xuất, phục vụ chương trình lương thực, thực phẩm", Công trình
nghiên cứu khoa học năm 1990-1991, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
18. Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn
của động vật nuôi ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 84-91.
19. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1999), Bệnh ở trâu bò và biện pháp
phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 176-177.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
20. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Bệnh truyền nhiễm ở bò sữa và biện
pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 108-113.
21. Phạm Sỹ Lăng, Lê Văn Tạo (2002), Hướng dẫn phòng trị bệnh ký sinh
trùng, bệnh nội khoa và nhiễm độc ở bò sữa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 5-
10; tr.125-131.
22. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân (1996), Bệnh thường thấy ở đàn bò sữa
Việt Nam và kỹ thuật phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 78-85.
23. Phan Lục (1996), “Thí nghiệm phòng trị ký sinh trùng đường tiêu hoá trâu
bò bằng Dertil và Benzimidazole”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, Tập 3, (số
2), tr. 72-75.
24. Phan Lục (1993), "Tình hình nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá của trâu
bò vùng đồng bằng sông Hồng và thuốc phòng trị". Kết quả nghiên cứu khoa
học, khoa chăn nuôi thú y Trường Đại học nông nghiệp I (1991-1993), Nxb
nông nghiệp, tr. 92-93.
25. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo
trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 200-210.
26. Sử An Ninh (1993), "Kết quả bước đầu tìm hiểu nhiệt độ, độ ẩm thích hợp
phòng bệnh lợn con phân trắng", Kết quả nghiên cứu khoa học, khoa chăn nuôi
thú y, Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.43-48.
27. Vũ Văn Ngũ và cs (1997), Loạn khuẩn đường ruột và tác dụng điều trị
của Colistin, Nxb Y học, Hà Nội.
28. Nguyễn Vĩnh Phước (1974), Vi sinh vật học Thú y, Nxb khoa học kỹ
thuật, tr. 57-61; 75-79.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
29. Nguyễn Bá Phụ (1992), Khoa học kỹ thuật thế giới, Tuần báo Nông
nghiệp, số 27.
30. Nguyễn Văn Sửu (2005), Nghiên cứu tình hình tiêu chảy của bê, nghé
dưới 6 tháng tuổi tại 3 tỉnh miền núi phía Bắc và xác định một số yếu tố gây
bệnh của vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella và Clostridium perfrigens.
Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 56.
31. Đoàn Thị Băng Tâm (1987), Bệnh động vật nuôi, Tập 1, Nxb KHKT,
tr.119-134.
32. Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978), Công trình nghiên cứu ký sinh
trùng ở Việt Nam, Tập 2: Giun sán ở động vật nuôi, Nxb khoa học kỹ thuật,
Hà Nội, tr. 91, 259-275.
33. Chu Đức Thắng (1997), Một số chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá, lâm sàng trong
bệnh viêm ruột lợn con sau cai sữa, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Hà
Nội, tr.10.
34. Nguyễn Văn Thiện, Vũ Ngọc Tý, Phan Văn Lan, Nguyễn Danh Kỹ
(1977), Sổ tay chăn nuôi trâu bò - Tập 1, Nxb Nông nghiệp, tr. 94-95.
35. Trịnh Văn Thịnh (1959), “Nắm vững quy luật, tích cực phòng trị bệnh
giun đũa nghé”, Tạp chí Nông lâm, (số 10).
36. Trịnh Văn Thịnh (1962), “Bệnh giun đũa bê nghé do Neoascaris
vitulorum”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Hà Nội, (số 2), tr. 35.
37. Trịnh Văn Thịnh (1966), Ký sinh trùng của gia súc nuôi Việt Nam, Nxb
khoa học, Hà Nội, tr. 66-69.
38. Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1982),
Giáo trình ký sinh trùng Thú y, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr. 137-141, 279.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
39. Dương Công Thuận, Nguyễn Văn Lốc (1986), "Tình hình nhiễm giun đũa
ở nghé Murrah và kết quả thí nghiệm phòng trị", Kết quả nghiên cứu khoa
học và kỹ thuật nông nghiệp 1979-1984, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 123-
125.
2. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI
40. Akyol C.V. (1993), Epidemiological of Neoascaris vitulorum in around
Barsa, Turkey, J-Helminthol, pp. 73-77.
41. Barbosa M.A; Correa F.M.A. (1989), Natural parasitism of buffaloes in
Botucatu, Sao Paulo, Brazil. I. Observations on Toxocara vitulorum (Goeze
1782), Arquivo-Brasileiro-de-Medicina-Veterinaria-e-Zootecnia, pp.511-525.
42. Blackwell T.E. (1989), Enteritidis and diarrhoea, Veterinary climate
North American large animal pract, pp. 547-575.
43. Daniels G. (1990), Nutritional factors in the Pathogenesis of proliferative
enteritis and swine dysentery, 11
th
IPVS congress, pp. 119-125.
44. Fairbrother J.M., Betschinger H.U., Nielsen O.N., Pohlenz J.F. (1992),
"Escherichia coli infections Diseases of Swine", Seventh edition - Wolfe
Publishing Ltd - Austrailian, pp. 489-497.
45. Gupta R.P., Yadav C.l., Ghosh J.D. (1985), Epidemiology of helminth
infection in calves of Haryana State, Agricultural-Science-Digest,-India, pp.
53-56.
46. Horchner F., Srikitijikarn L. (1987), Efficacy of a metaphylactic worming
program of buffalo calves in Thailand, Mitteilungen-der-Osterreichischen-
Gesellschaft-fur-Tropenmedizin-und-Parasitilogie, pp.173-177.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
47. Iskander A.R., Tawjeek AFarid A.F. (1987), Cryptosporidial infection among
buffalo calves in Egyp, Indian-Journal-of-Animal-Science, pp. 1057-1059.
48. Muangyai M. (1989), Parasitic diseases of buffalo calves and the control
in Thailand, Buffalo-Journal, pp. 109-120.
49. Nagy B., Fekete P.Z.S. (1985), Veterinary research Special issue, Inra
FNV, Touluose France, pp. 259-284.
50. Panday V.S., Hill F.W.G., Hensman D.G., Baragwanth L.C. (1990),
Toxocara vitulorum in beef, calves kept on effluent-irrigated pastures in
Zimbabwe, Veterinary-Parasitology, pp. 349-355.
51. Prokopic J., Sterba J. Neoascaris vitulorum a scanning electronic
microsope study (Goeze 1782), Folia-Parasitologica (1989), pp 67-69.
52. Purvis G.M., Tremblay R.R. (1985), "Diseases of the newborn",
Veterinary Mcrobiology, pp. 192-206.
53. Radostits O.M., Blood D.C., and Gay C.C. (1994), "Veterinary medicine,
the texbook of Disease the cattles, sheeps, pigs, goatls and horses" Disease
caused by Escherichia coli, disease caused by Salmonella spp, London,
Philadelphia, Sydney, Tokyo, Toronto, pp. 703-730.
54. Roberts J.A. (1989), Neoascaris vitulorum: treatment based on the
duration of the infectivity of buffalo cows (Bubalus bubalis) for their calves,
Journal-of veterinary-Pharmacolory-and-Therapeutics, pp. 5-13.
55. Roberts J.A. (1990), The life cycle of Toxocara vitulorum in Asian buffalo
(Bubalus bubalis), International-Journal-for-Parasitology, pp.833-840.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
56. Rosenberg N.J. (1974), Micromate the biological environment, New
York. pp. 125-150.
57. Sokol A., Mikula I., Sova C. (1991), "Neonatal Coli Infencie",
Laboratorina diagnostic and preventional U/OLV-Kosice.
58. Starke Wa., Machado R.Z., Bechara G.H., Zocoller M.C. (1996), Skin
hypersensitivity tests in buffaloes parasitized vith Neoascarit vitulorum, Vet-
Parasitol, Brazil, pp. 283-290.
59. Swain G.D; Misra S.C., Panda D.N. (1987), Incidence and chemotherapy
of Neoascaris vitulorum infection in Murrah buffalo calves at Bhubanneswar,
Indian-Veterinary-Journal, pp. 198-202.
60. Taira N., Fujita J. (1991), Morphological observaition of Toxocara
vitulorum found in Japanese calves, J-Vet-Med-Sci, pp. 409-413.
61. Vichitr Sukhapesna. (1982), Study of natural nematode infection in
buffalo calves, Kasetsart - Veterinary (Thailand), pp. 157-164.
62. Weinstein D.L., Casiotis M., Lissner C.H.R., Osrien A.D. (1984),
"Flagella help S.typhimurium survive within murine macrophages", Infection
and Immuniti, pp. 819-825.
63. Wen Y.L., Zhuang Z.L., Lin M.B., Pan Y.D., Gao B.Z., Wang T.J.
(1986), An epiemiologic survey of neoascaris in calves, Chinese-Journal-of-
Science-and-Technology, pp. 18-20.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề. 1
2. Mục đích của đề tài. 2
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 3
1.1.1. Khái niệm về hội chứng tiêu chảy 3
1.1.2. Nguyên nhân gây tiêu chảy ở bê nghé 3
1.1.2.1. Nguyên nhân do điều kiện ngoại cảnh 4
1.1.2.2. Nguyên nhân tiêu chảy do thức ăn dinh dƣỡng 4
1.1.2.3. Nguyên nhân do vi khuẩn và vi rút 5
1.1.2.4. Nguyên nhân tiêu chảy do rối loạn hệ vi khuẩn đƣờng
ruột
6
1.1.2.5. Nguyên nhân do ký sinh trùng 7
1.1.3. Bệnh lý và lâm sàng hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 8
1.1.3.1. Bệnh lý 8
1.1.3.2. Lâm sàng của hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 10
1.1.4. Chẩn đoán hội chứng tiêu chảy ở bê nghé 12
1.1.5. Biện pháp điều trị tiêu chảy cho bê nghé 14
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
1.2. Giun đũa Neoascaris vitulorum và bệnh giun đũa ở bê nghé 19
1.2.1. Đặc điểm sinh học của giun tròn Neoascaris vitulorum 19
1.2.1.1. Đặc điểm hình thái của Neoascaris vitulorum 19
1.2.1.2. Đặc điểm vòng đời của Neoascaris vitulorum 20
1.2.2. Đặc điểm của bệnh do giun đũa Neoascaris vitulorum gây
ra ở bê nghé
23
1.2.2.1. Cơ chế sinh bệnh 23
1.2.2.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa bê nghé 24
1.2.2.3. Biểu hiện lâm sàng và bệnh tích 29
1.2.3. Chẩn đoán bệnh giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé 30
1.2.4. Biện pháp phòng trị bệnh 31
Chương 2. ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
33
2.1. Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 33
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 33
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 33
2.1.3. Thời gian nghiên cứu 33
2.2. Vật liệu nghiên cứu 33
2.3. Nội dung nghiên cứu 34
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ hội chứng tiêu chảy 34
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
ở bê nghé dƣới 3 tháng tuổi tại 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên
Quang
2.3.2. Vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội
chứng tiêu chảy của bê, nghé dƣới 3 tháng tuổi
34
2.3.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun
Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh
34
2.3.3.1. Xác định sự phát tán trứng giun Neoascaris vitulorum
ở chuồng trại, khu vực xung quanh chuồng và bãi chăn thả trâu
bò, bê nghé
34
2.3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát
triển thành trứng có sức gây bệnh trong các điều kiện khác nhau ở
ngoại cảnh
34
2.3.3.3. Xác định khả năng tồn tại của trứng giun Neoascaris
vitulorum trong các điều kiện khác nhau ở ngoại cảnh.
34
2.3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nuốt trứng giun đũa có
sức gây bệnh khi bú mẹ.
35
2.3.4. Thử nghiệm một số phác đồ điều trị tiêu chảy do giun
đũa gây ra ở bê nghé
35
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 35
2.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu về dịch tễ hội chứng tiêu chảy ở bê
nghé
35
2.4.2. Phƣơng pháp xét nghiệm trứng giun đũa Neoascaris
vitulorum
35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
2.4.3. Phƣơng pháp theo dõi trứng giun Neoascaris vitulorum
phát triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
36
2.3.4. Phƣơng pháp xác định khả năng tồn tại của trứng giun
đũa bê, nghé ở ngoại cảnh
37
2.4.5. Phƣơng pháp xác định sự ô nhiễm trứng Neoascaris
vitulorum ở ngoại cảnh
37
2.4.6. Phƣơng pháp xác định khả năng bê nghé nhiễm giun đũa
do nuốt trứng giun có sức gây bệnh khi bú mẹ
38
2.4.7. Phƣơng pháp điều trị tiêu chảy cho bê, nghé 38
2.4.8. Phƣơng pháp xử lý số liệu 40
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42
3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy
ở bê nghé dƣới 3 tháng tuổi tại Tuyên Quang
42
3.1.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở 3 huyện, thị của tỉnh Tuyên
Quang
42
3.1.2. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi 44
3.1.3. Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt 46
3.1.4. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo mùa vụ 47
3.1.5. Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo địa hình 49
3.1.6. Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê, nghé) 40
3.1.7. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phƣơng thức chăn nuôi trâu 51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
bò mẹ
3.2. Vai trò của giun đũa Neoascaris vitulorum trong hội chứng
tiêu chảy của bê nghé dƣới 3 tháng tuổi
53
3.2.1. Tỷ lệ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê nghé tiêu
chảy và bê nghé bình thƣờng
53
3.2.2. Cƣờng độ nhiễm giun đũa Neoascaris vitulorum ở bê
nghé tiêu chảy và bê nghé bình thƣờng
55
3.3. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của trứng giun đũa
Neoascaris vitulorum ở ngoại cảnh
59
3.3.1. Xác định sự phát tán trứng giun Neoascaris vitulorum ở ngoại
cảnh
59
3.3.2. Xác định thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát
triển thành trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
62
3.3.3. Xác định thời gian tồn tại của trứng giun đũa Neoascaris
vitulorum ở ngoại cảnh
65
3.3.4. Xác định khả năng bê nghé nhiễm giun đũa do nuốt
trứng giun có sức gây bệnh khi bú mẹ
68
3.4. Sử dụng một số phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê, nghé 72
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 78
1. Kết luận 78
2. Tồn tại và đề nghị 79
2.1. Tồn tại 79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
2.2. Đề nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
1. Tài liệu tham khảo tiếng việt 81
2. Tài liệu tham khảo tiếng Anh 84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng Trang
3.1. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy ở một số địa phƣơng 43
3.2. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo lứa tuổi 44
3.3. Tỷ lệ tiêu chảy ở bê nghé theo tính biệt 46
3.4. Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo mùa vụ 47
3.5. Tỷ lệ bê nghé mắc tiêu chảy theo địa hình 49
3.6. Tỷ lệ tiêu chảy theo loại gia súc (bê hoặc nghé) 50
3.7. Tỷ lệ bê nghé tiêu chảy theo phƣơng thức chăn nuôi trâu bò mẹ 51
3.8. Tỷ lệ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình thƣờng 53
3.9. Cƣờng độ nhiễm giun đũa ở bê nghé tiêu chảy và bê nghé bình
thƣờng
55
3.10. Sự lƣu hành trứng giun Neoascaris vitulorum ở nền chuồng,
khu vực xung quanh chuồng và bãi chăn thả
60
3.11. Thời gian trứng giun Neoascaris vitulorum phát triển thành
trứng có sức gây bệnh ở ngoại cảnh
62
3.12. Thời gian tồn tại của trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở
ngoại cảnh
66
3.13. Tỷ lệ trâu, bò mẹ mang trứng Neoascaris vitulorum có sức gây
bệnh trên bầu vú, núm vú và tỷ lệ bê nghé nhiễm giun đũa
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
3.14. Kết quả sử dụng 3 phác đồ điều trị tiêu chảy cho bê nghé
3.15. Hiệu lực tẩy giun đũa của thuốc tẩy trong các phác đồ điều trị tiêu
chảy
74
3.16. Điều trị cho những bê nghé sau dùng thuốc vẫn tiêu chảy 75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
DANH MỤC CÁC ẢNH MINH HOẠ
Ảnh Trang
1. Nghé bị tiêu chảy, xét nghiệm thấy nhiều trứng giun đũa trong
phân
57
2. Bê bị tiêu chảy, xét nghiệm thấy nhiều trứng giun đũa trong phân 57
3. Lấy mẫu phân nghé tiêu chảy (phân màu trắng, lỏng) 58
4. Mẫu phân bê nghé tiêu chảy và bình thƣờng thu thập về xét
nghiệm tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
58
5. Xét nghiệm phân bê nghé tìm trứng giun đũa Neoascaris vitulorum 59
6. Mẫu cặn nền chuồng, mẫu đất bề mặt xung quanh chuồng và mẫu
đất bề mặt bãi chăn thả thu thập về xét nghiệm tìm trứng giun
Neoascaris vitulorum
61
7. Trứng giun đũa Neoascaris vitulorum mới thải ra ngoài (x 200) 64
8. Phôi bào phân chia ngày thứ 8 (x 200) 64
9. Phôi bào phân chia và co lại ở ngày thứ 10 (x 200) 65
10. Ấu trùng hình thành trong trứng ngày thứ 12 (x 300) 65
11. Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở ngày thứ 27 (một số
trứng đã bị hƣ hỏng) (x 300)
68
12. Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh đang chuyển sang hƣ
hỏng ở ngày thứ 30 (x 300)
68
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
13. Trứng Neoascaris vitulorum có sức gây bệnh ở ngoại cảnh hỏng
hoàn toàn ở ngày thứ 34 (x 300)
68
14. Mẫu giấy mềm và ƣớt lau bầu vú và núm vú trâu, bò mẹ để tìm
trứng giun đũa Neoascaris vitulorum
71
15. Các loại thuốc dùng điều trị tiêu chảy cho bê nghé 76
16. Tiêm thuốc điều trị tiêu chảy cho nghé 77
17. Giun đũa bị tẩy theo phân sau dùng thuốc 2 ngày 77
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc318.pdf