MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Nội dung, kết cấu của luận văn
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 VỐN
1.1.1 Khái niệm vốn
1.1.2 Phân loại vốn
1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.2.1 Vai trò và sự cần thiết của các dự án đầu tư
1.2.2 Các khoản chi chủ yếu của dự án đầu tư
1.2.3 Quy trình huy động vốn cho các dự án đầu tư
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.3.1 Nhu cầu huy động vốn cho các dự án đầu tư
1.3.2 Khả năng cung vốn của các nguồn vốn tài trợ cho dự án đầu tư
1.3.3 Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA TRONG THỜI GIAN QUA
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TÍN NGHĨA
2.1.1 Quá trình hình thành
2.1.2 Quá trình phát triển
2.1.3 Kết quả hoạt động
2.2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA TRONG THỜI GIAN QUA
2.2.1 Giới thiệu một số dự án đầu tư của Công ty Tín Nghĩa 2000 - 2005
2.2.2 Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư 2000 - 2005
2.2.3 Chính sách huy động vốn cho các dự án đầu tư trong giai đoạn 2000 -2005
2.2.4 Nguồn vốn tài trợ cho các dự án giai đoạn 2000 – 2005
2.2.5 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình huy động vốn 2000 – 2005
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2015
3.1 MỤC TIÊU HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2015
3.1.1 Mục tiêu tổng quát
3.1.2 Mục tiêu huy động vốn cụ thể
3.2 QUAN ĐIỂM XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
3.2.1 Quan điểm 1: Ưu tiên sử dụng những nguồn vốn có chi phí thấp
3.2.2 Quan điểm 2: Huy động, sử dụng vốn đúng mục đích
3.2.3 Quan điểm 3: Thực hiện đầu tư lâu dài
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2015
3.3.1 Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác nhân sự
3.3.2 Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác thông tin thị trường
3.3.3 Giải pháp 3: Xây dựng
3.3.4 Giải pháp 4: Phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp
3.3.5 Giải pháp 5: Tăng cường tài sản đảm bảo tín dụng
3.3.6 Giải pháp 6: Đẩy mạnh huy động vốn tự có
3.3.7 Giải pháp 7: Mở rộng huy động nguồn vốn chiếm dụng, ứng trước
của khách hàng và từ bên ngoài
3.3.8 Giải pháp 8: Huy động nguồn vốn vay
3.4 KIẾN NGHỊ
3.4.1 Đối với Công ty
3.4.2 Đối với Nhà nước
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân loại dự án đầu tư 7
Bảng 2.1 Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư 2000 – 2005 28
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2000 – 2005 30
Bảng 2.3 Báo cáo tình hình vay vốn cho các dự án đầu tư giai đoạn 2000 - 2005
Bảng 3.1 Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư 2006 – 2015 39
Bảng 3.2 Báo cáo kế hoạch thi công dự kiến các dự án đầu tư 43
Bảng 3.3 Mục tiêu huy động vốn cụ thể 2006 – 2015 44
CÁC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Công ty Tín Nghĩa 23
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Quy hoạch sử dụng đất dự án I
Phụ lục 2: Bảng cân bằng đất sử dụng II
Phụ lục 3: Bảng thông số kỹ thuật của sân Golf III
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư của các công ty TNHH một thành viên Tín Nghĩa đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uynen, ngói,
gạch xây dựng các loại cho các công trình xây dựng
o Tổng giá giá trị đầu tư trên 25 tỷ đồng
- Dự án xây dựng mở rộng nhà máy đá Granite
o Mục đích dự án: đầu tư xây dựng mới nhà máy chế biến đá và các sản phẩm
từ đá.
o Mục tiêu kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh cung cấp đá granite và các sản
phẩm từ đá các loại cho các công trình kiến trúc, trang trí nội thất, làm mộ bia, nhà
bếp, …
o Tổng giá giá trị đầu tư trên 10 tỷ đồng
2.2.2. Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư 2000 - 2005
Bảng 2.1 Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư 2000 – 2005
ĐVT: tỷ đồng
STT Tên Dự án Nhu cầu vốn
1 Hệ thống các dự án trạm kinh doanh xăng dầu 20
2 Hệ thống dự án kho bãi, cầu cảng tại Long Bình
Tân
54
3 Dự án Khu Công nghiệp Tam Phước 274
4 Nhà máy gạch TuyNen 25
5 Nhà máy đá Granite 10
Tổng cộng 383
Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển, Công ty Tín Nghĩa, 2006
o Trong giai đoạn 2000 – 2005, Công ty đã đầu tư xây dựng và mua lại 13
trạm xăng dầu. Tùy vào từng vị trí mà chi phí xây dựng, đền bù giải tỏa khác nhau do
đó với từng qui mô cụ thể mà giá trị đầu tư cho mỗi trạm kinh doanh xăng dầu là 1,5 tỷ
- 3 tỷ, tổng giá trị đầu tư hơn 20 tỷ đồng.
o Tính đến 31/12/2004 Tín Nghĩa đã xây dựng và đưa vào khai thác một số
kho bãi sau: Kho 3B, trạm biến áp 100KVA và kho số 6; điểm thông quan số 3, nhà
kho số 9, kho số 10, kho Hòa Hưng, Khu sản xuất thương mại Long Khánh. Tổng giá
trị đầu tư gần 54 tỷ đồng.
- 27-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
o Giá trị đầu tư xây dựng hệ thống đường nội bộ của khu công nghiệp là 195
tỷ, hệ thống chiếu sáng, cấp thoát nước, hệ thống điện và các trạm biến thế là 37 tỷ, chi
phí đền bù giải tỏa và chi phí khác là 42 tỷ. Tổng nhu cầu vốn cho dự án khu Công
Nghiệp Tam Phước là 274 tỷ đồng.
o Nhà máy gạch Tuynen được thành lập vào tháng 10/2004, tổng chi phí đầu
tư là hơn 25 tỷ đồng.
o Nhà máy đá Granite được thành lập năm 1997, do nhu cầu phát triển Công
ty Tín Nghĩa đã thực hiện đầu tư xây dựng mở rộng Nhà Máy đá với tổng chi phí đầu
tư là 9 tỷ đồng bao gồm chi phí nhập và lắp ráp hệ thống máy cưa nhập từ Ý là 6 tỷ,
chi phí xây dựng 2 tỷ đồng, chi phí lắp đặt hệ thống nâng, chạy thử là 2 tỷ đồng.
2.3. Chính sách huy động vốn cho các dự án đầu tư trong giai đoạn 2000 – 2005
- Ưu tiên sử dụng vốn nội bộ, vốn ngân sách.
Đây là nguồn vốn có chi phí huy động là 0. Để thực hiện chính sách này Công ty
thực hiện hàng loạt các biện pháp kiểm soát chi phí, biện pháp thu hồi nợ, cải tổ lại bộ
máy tổ chức, nhân sự, …
- Chọn nguồn vốn vay trong nước là nguồn vốn tài trợ chính.
Trong giai đoạn này, mặc dù Công ty thua lỗ năm ở các năm 2000 – 2001 là 87 tỷ
đồng nhưng do được hậu thuẩn của Ban tài chính tỉnh Ủy Đồng Nai nên Công ty chủ
trương chọn nguồn vốn vay là nguồn vốn tài trợ chính
- Tăng cường sử dụng các nguồn vốn chiếm dụng, ứng trước của khách
hàng.
Nắm bắt được nhu cầu đầu tư của một số tập đoàn kinh tế lớn của nước ngoài Công
ty đã thực hiện chính sách này vào dự án khu công nghiệp Tam Phước bằng biện pháp
là giá thuê sẽ cố định trong thời gian thuê là 20 - 50 năm nếu các nhà đầu tư ứng trước
số tiền thuê ứng theo diên tích thuê và kèm theo một số ưu đãi khác, tư vấn cac thủ tục
đầu tư, xây dựng, ….
- Hạn chế sử dụng các nguồn vốn liên doanh: Do có không ít khó khăn về
mặt tài chính và để hạn chế sự kiểm soat và tác động từ phía bên ngoài nên công ty
chủ trương hạn chế sử dụng nguồn vốn này.
2.2.3. Nguồn vốn tài trợ cho các dự án giai đoạn 2000 – 2005.
- 28-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Trong giai đoạn 2000 – 2005 Tổng nguồn vốn Công ty huy động là 436 tỷ,
công ty đã dùng 383 để tài trợ cho các dự án đầu tư, chi tiết như sau:
Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn giai đoạn 2000 - 2005
ĐVT: tỷ đồng
STT Nguồn vốn Huy động Tài trợ
1 Nguồn vốn nội bộ 108 78
2 Vốn ứng trước của khách hàng 180 157
3 Vay trong nước 148 148
4 Nguồn vốn ngân sách
Tổng cộng 436 383
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, Công ty Tín Nghĩa, 2006
- Nguồn vốn ngân sách
Là nguồn vốn được huy động từ ngân sách Nhà nước.
Trong giai đoạn 2000 – 2005 Công ty không huy động nguồn vốn này để tài trợ
cho các dự án.
- Nguồn vốn nội bộ
Là nguồn vốn bao gồm vốn tự có được tích lũy từ nguồn lợi nhuận được giữ lại
hằng năm của doanh nghiệp và nguồn vốn được Ngân sách Nhà nước cấp hằng năm
(nếu có).
o Những năm 2000 – 2001 kết quả kinh doanh cuối năm của Công ty lỗ 87 tỷ
đồng.
o Hai năm tiếp theo 2002 – 2003 kết quả kinh doanh của Công ty lãi 93 tỷ
đồng. Công ty đã bù đắp được khoản lỗ 87 đồng trước đó.
o Hai năm tiếp theo 2004 – 2005 kết quả kinh doanh của công ty lãi 102 tỷ
đồng.
Công ty trích 83 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án đầu tư: Nhà máy gạch
Tuynen 25 tỷ, nhà máy đá mở rộng 4 tỷ, hệ thống các trạm xăng dầu 10 tỷ, hệ
thống kho bãi 20 tỷ và 24 tỷ đồng cho dự án khu công nghiệp Tam Phước.
Phần còn lại của nguồn vốn này Công ty dùng để trả các khoản nợ và
tài trợ cho phần vốn lưu động của Công ty.
- Nguồn vốn ứng trước của khách hàng
- 29-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Là tiền mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng chấp nhận thanh toán trước cho
Công ty nhằm để được hưởng các ưu đãi về giá, chiết khấu hoặc các dịch vụ khác của
Công ty.
Từ năm 2002 – 2005 diện tích cho thuê của khu công nghiệp Tam Phước và khu
công nghiệp Nhơn Trạch III đã được 90 %. Tổng số tiền khách hàng trả trước 12 triệu
USD ~ 180 tỷ đồng (chủ yếu là tập đoàn Formosa)
Công ty đã dùng 157 tỷ để đầu tư vào dự án khu công nghiệp Tam Phước, phần còn
lại Công ty dùng vào việc trả nợ vay khu công nghiệp Nhơn Trạch III và chi vào công
tác chuẩn bị đầu tư các dự án cho giai đoạn sau năm 2005.
- Nguồn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng trong nước
Là nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động từ các hoạt động vay vốn từ ngân hàng
và các tổ chức tín dụng như:
o Các ngân hàng thương mại: Chi nhánh ngân hàng Vietcombank Đồng Nai,
Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Nai, Chi nhánh ngân
hàng Đầu tư & Phát triển Đồng Nai, …
o Quỹ Hỗ trợ phát triển, Quỹ Đầu tư, hợp tác xã tín dụng, …
Những năm 2000 – 2001 do thua lỗ trong kinh doanh là 87 tỷ đồng nên việc
huy động vốn từ nguồn này trong giai đoạn 2000 – 2002 là rất khó khăn.
Hạn chế lớn nhất của nguồn vốn vay trong nước là một tổ chức tín dụng chỉ
được phép cho 1 pháp nhân hay 1 thể nhân vay vượt quá 15% vốn tự có thì phải có
công văn chấp thuận của thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam (theo quy chế cho
vay của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết định số 284/2000/QĐ-NHNN
ngày 25/8/ 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
Trong giai đoạn 2000 – 2005 Công ty thực hiên vay vốn tại các ngân hàng Chi
nhánh VietComBank Đồng Nai, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đồng Nai,
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Đồng Nai chi tiết theo
bảng sau:
- 30-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Bảng 2.3 Báo cáo tình hình vay vốn cho các dự án đầu tư tại giai đoạn 2000
– 2005
ĐVT: tỷ đồng
STT
Dư nợ
vay
Dự án Tên Ngân hàng / tổ chức tín dụng
Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương
Đồng Nai
10 Hệ thống xăng dầu 1
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát
triển Đồng Nai
34 Hệ thống kho bãi 2
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông Thôn Đồng Nai
104
Khu Công nghiệp
Tam Phước; Nhà
Máy đá mở rộng
3
Tổng cộng 148
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ, Công ty Tín Nghĩa, 2006
- Tổng vốn huy động từ nguồn này là 148 tỷ gồm:
o 10 tỷ, vay Chi nhánh ngân hàng Ngoại thương Đồng Nai, hạn vay 5 năm, tài
trợ cho hệ thống các trạm kinh doanh xăng dầu.
o 34 tỷ, vay Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đồng Nai, hạn vay từ 5
– 7 năm, tài trợ cho các dự án thuộc hệ thống kho bãi, cầu cảng cho thuê.
o 104 tỷ, vay Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn
Đồng Nai, hạn vay 5 – 10 năm, tài trợ cho dự án khu công nghiệp Tam Phước là 98 tỷ,
dự án Nhà máy đá mở rộng là 6 tỷ đồng.
2.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình huy động vốn 2000 – 2005
- Các yếu tố tác động đến quá trình huy động vốn.
Tính khả thi của dự án đầu tư: tính khả thi càng cao thì khả năng trả nợ và 1.
khả năng sinh lợi của dự án càng lớn. Đây là yếu tố được các nhà đầu tư, ngân hàng
xem xét đánh giá đầu tiên trước khi quyết định tài trợ.
Tình hình tài chính của doanh nghiệp: giới tài chính cho rằng tài chính của 2.
doanh nghiệp giống như máu trong cơ thể con người. Máu tốt sẽ giúp quá trình trao
đổi chất sẽ tốt và nhờ đó sức khoẻ sẽ tốt và sức chịu đựng sẽ cao nhờ vậy con người ta
sẽ thành công dễ dàng hơn. Cũng như vậy một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt
- 31-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Tài sản thế chấp: là tài sản đảm bảo cho món vay trong trường hợp người vay 3.
không còn khả năng thanh toán cho các chủ nợ. Người cho vay bao giờ cũng quan tâm
và ưu tiên cho vay những doanh nghiệp/cá nhân được thế chấp bằng tài sản có giá trị
cao.
Uy tín của doanh nghiệp: Uy tín là giá trị vô hình của doanh nghiệp, uy tín là 4.
nền tảng tạo niềm tin cho các nhà đầu tư và người cho vay. Trong nhiều trường hợp uy
tín là yếu tố tác động mạnh nhất đến quá trình huy động vốn của doanh nghiệp.
Bảo lãnh tín dụng của người thứ 3: Đây là hình thức phổ biến trong lãnh vực 5.
tài chính, nhất là khi doanh nghiệp thực hiện huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu
hay trái phiếu. Người thứ 3 dùng uy tín và tài sản của mình để đảm bảo toàn bộ nghĩa
vụ trả nợ của người vay. Người vay sẽ dễ dàng hơn vay hơn nếu có sự bảo lãnh của
người thứ 3.
Lãi suất huy động: lãi suất huy động cao doanh nghiệp sẽ chịu áp lực lãi vay 6.
lớn, tuy nhiên trong giới hạn cho phép của dự án lãi suất huy động của dự án càng cao
thì việc huy động vốn sẽ càng dễ dàng hơn.
Năng lực của cán bộ làm công tác vay vốn: khả năng đàm phán và thuyết 7.
phục của cán bộ vay vốn trong nhiều trường hợp sẽ đóng vay trò quyết định đến kết
quả huy động vốn của doanh nghiệp.
- Thuận lợi
Công ty được sự hỗ trợ cao độ của Ban tài chính tỉnh Ủy Đồng Nai, đây là 1.
thuận lợi cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình huy động vốn của Công ty. Những
năm 2000 – 2001 mặc dù có kết quả kinh doanh không tốt nhưng nhờ có sự ủm hộ
nhiệt tình của Ban tài chính tỉnh Ủy Công ty huy động vay vốn kịp thời đáp ứng được
nhu cầu kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư. Đây là một lợi thế xem như một tài
sản đảm bảo vô giá của Công ty đối với các ngân hàng.
Nguồn vốn huy động đa dạng, cơ chế cho vay tại các ngân hàng trong nước 2.
thông thoáng hơn. Do áp lực cạnh tranh theo xu hướng mở của nền kinh tế mà quan
điểm kinh doanh của các ngân hàng đã thay đổi, các ngân hàng tìm đến với khách
hàng để đáp ứng nhu cầu vay của từng cá nhân từng tổ chức.
- 32-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Các dự án đầu tư được ngân hàng đánh giá rất cao về mặt hiệu quả. Hiệu 3.
quả dự án cao tạo niềm tin cho ngân hàng về khả năng trả nợ của Công ty. Đây là yếu
tố quyết được ngân hàng xem xét đầu tiên trước khi quyết định tài trợ.
4. Dự án đầu tư kinh doanh cho thuê cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Tam
Phước có tính chất là có doanh thu ngay những năm đầu tiên, thậm chí các nhà
đầu tư có thể trả tiền thuê 1 lần cho 50 năm. Vì những tính chất này mà trong giai
đoạn 2000 – 2005 việc đàm phán ký kết các hợp đồng vay vốn để tài trợ cho các dự án
đầu tư tại công ty Tín Nghĩa rất thuận lợi.
5. Công ty Tín Nghĩa có một đội ngũ nhân sự giỏi, giàu kinh nghiệm, có tầm
nhìn xa, năng nổ, gắn bó, hỗ trợ cho nhau kịp thời vì vậy công việc huy động vốn
luôn thuận lợi về mặt chứng từ, hồ sơ rõ ràng chính xác.
6. Công ty có tình hình tài chính rất tốt trong giai đoạn 2003 – 2005, điều này
giúp tạo niềm tin cho các ngân hàng mạnh dạng hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân
hàng. Uy tín tài chính của Tín Nghĩa được các ngân hàng đánh giá cao cộng thêm
được sự ủm hộ của các cơ quan ban ngành nên các ngân hàng rất sẳn lòng cho vay
trong giới hạn cho phép và khả năng của mình
7. Năm 2003 Tín Nghĩa đã nhận được chứng chỉ ISO:9001. Việc quản lý hồ sơ,
các thủ tục hành chính tại công ty Tín Nghĩa thực hiện nghiêm túc theo các tiêu chuẩn
ISO quản lý chất lượng đề ra. Hồ sơ gọn gàng, minh bạch tạo sự án tâm cho các nhà
đầu tư, các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các đối tác. Đây là một thuận lợi ở khâu
cuối cùng của quá trình thực hiện dự án và bước cuối cùng trong quá trình huy động
vốn. Việc quản lý hồ sơ thể hiện phần nào uy tín và đẳng cấp của một doanh nghiệp.
- Khó khăn
Việc giải tỏa đền bù để có mặt bằng thi công dự án còn gặp 1.
nhiều khó khăn một mặt do luật của chúng ta chưa thật theo sát thực tế và một mặt
một số hộ dân cố tình không muốn di dời, … làm cho tiến độ thi công dự án bị kéo dài
và trì hoãn, thêm vào đó giá cả thị trường vật tư thay đổi liên tục việc trì hoãn đã làm
phát sinh thêm một số chi phí phát sinh tăng lên đáng kể và làm cho một số dự án bị
thiếu vốn và gặp rất nhiều khó khăn trong việc huy động.
Trong giai đoạn này các ngân hàng và tổ chức tín dụng chưa áp dụng hình 2.
- 33-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
thức đảm bảo là tài sản hình thành trong tương lai. Trong khi đó các tài sản của
Công ty chủ yếu là hình thành từ vốn đây là khó khăn lớn nhất ảnh hưởng đến quá
trình huy động vốn của doanh nghiệp.
- Nhận xét
Công ty Tín Nghĩa thành công trong việc vay vốn tại các ngân hàng là nhờ vào 2
yếu tố chính sau:
1. Trong quá trình huy động vốn, điều mà ngân hàng quan tâm đầu tiên là hiệu
quả của dự án. Mặc dù công ty Tín Nghĩa còn hạn chế về tài sản đảm bảo nhưng nhờ
vào tính khả thi và hiệu quả dự án được đánh giá cao nên các ngân hàng vẫn chấp
nhận và quyết định tài trợ vốn cho Công ty.
Tín Nghĩa được sự quan tâm và hỗ trợ nhiệt tình của Ban tài chính tỉnh Ủy 2.
Đồng Nai đã tạo ra nhiều lợi thế cho Công ty trong quá trình vay vốn. Tận dụng lợi
thế này cộng thêm sự hợp tác nhiệt tình trong quá trình cung cấp hồ sơ chứng từ
vay vốn.
- 34-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2015
CHƯƠNG 3
3.1. MỤC TIÊU HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN TÍN NGHĨA ĐẾN NĂM 2015
3.1.1. Mục tiêu tổng quát
Tổng nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư giai đoạn 2006 – 2015 của
Công ty Tín Nghĩa là 4.843 tỷ đồng cho một số dự án sau:
Bảng 3.1 Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư 2006 – 2015
ĐVT: tỷ đồng
STT Tên Dự án Nhu cầu vốn
1 Dự án khu du lịch, giải trí cù lao Tân Vạn > 4.500
2 Dự án 02 trạm dừng chân Xuân Lộc và Tân Phú 20
3 Khu du lịch Tín Nghĩa tại Hồ Tuyền Lâm – Đà lạt 30
4 Dự án Chơ đầu mối ( Dự án Chợ Sặc) 93
5 Dự án 02 Khu Công Nghiệp Tân Phú và Ông Kèo 200
Tổng cộng > 4.843
Nguồn: Phòng Đầu tư phát triển, Công ty Tín Nghĩa, 2006
- Dự án tổ hợp cù lao Tân Vạn
o Vị trí:
Khu đất dự án tọa lạc trong khu vực công nghiệp và sản xuất của tỉnh Đồng
Nai, cách Tp. HCM khoảng 30km về phía Đồng-Bắc, cách Tp. Biên Hòa, một đô thị
loại 2 và là trung tâm đô thị chính của tỉnh Đồng Nai, 10km. Dân số Đồng Nai khoảng
2 triệu người, trong đó khoảng 500.000 người sinh sống và làm việc trong nội ô và
vùng lân cận thành phố Biên Hòa.
Khu đất dự án là một đảo nông nghiệp nằm sát cạnh sông Đồng Nai và Quốc lộ
1 thuộc phường Tân Vạn. Khu vực xung quanh đất dự án là các làng mạc nhỏ chuyên
nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Khu đất dự án có diện tích 45,24 ha.
o Mục đích của dự án: xây dựng liên hợp bao gồm khu biệt thự cao cấp, nhà
hàng – khách sạn, sân golf, khu vui chơi, giải trí, . . .
o Mục tiêu kinh doanh: cung cấp dịch vụ ăn ở, vui chơi, giải trí cho các chuyên
gia, doanh nhân có thu nhập cao đang sống và làm việc tại Đồng Nai và các tỉnh lân
cận.
- 35-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
o Quy mô: Diện tích dự án khoảng 41 ha, tổng nhu cầu vốn đầu tư là 300 triệu
USD ( > 4. 500 tỷ đồng).
o Chi phí đã đầu tư: hơn 20 tỷ đồng gồm tiền đền bù, thiết kế, khảo sát và các
chi phí chuẩn bị ban đầu của dự án.
- Dự án đầu tư xây dựng mới 02 trạm dừng chân Xuân Lộc và Tân Phú
o Mục đích dự án: xây dựng mới 02 trạm dừng chân.
o Mục tiêu kinh doanh: phục vụ ăn uống, nghỉ ngơi, các tài xế, khách du lịch,
khách đi đường, … và các lái xe của các Tỉnh ở xa đi vào Đồng Nai.
o Quy mô: Giá trị đầu tư mỗi trạm dừng chân 10 tỷ dồng.
o Chi phí đã đầu tư: tính đến tháng 6/2005, Công ty đã chuyển tiền đền bù và hỗ
trợ di dời là 7 tỷ đồng, nhưng Huyện chưa hoàn tất đền bù và giao đất.
- Khu du lịch Tín Nghĩa tại Hồ Tuyền Lâm – Đà lạt
o Mục đích dự án: xây dựng khu du lịch theo mô hình MICE {Meeting (hội
họp)-Incentive (khen thưởng)-Convention (hội nghị)-Exhibition (triển lãm)} hiện đại.
o Mục tiêu kinh doanh: Đa dạng hóa các loại hình du lịch: du lịch kết hợp nghỉ
dưỡng, du lịch sinh thái, hội nghị kết hợp du lịch; Quảng bá những nét văn hóa độc
đáo của Đà Lạt; Tạo cho con người gần gũi hơn với thiên nhiên.
o Quy mô: 30 tỷ đồng
o Chi phí đã đầu tư: đền bù và giải tỏa đất 2,1 tỷ đồng
- Chợ đầu mối ( Dự án Chợ Sặc)
o Mục đích của dự án: Xây dựng chợ đầu mối – Chợ Sặc để đáp ứng nhu cầu
mua bán buôn, cung cấp nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm cho các khu công
nghiệp, người dân địa phương và các tỉnh lân cận.
o Mục tiêu kinh doanh: xây dựng và kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho thuê
kios, kho bãi, dịch vụ vận chuyển xếp dỡ hàng hóa, an ninh, …
o Quy mô: diện tích xây dựng là 2,1 ha, giá trị đầu tư theo ước tính là 93 tỷ
đồng.
o Chi phí đã đầu tư: dự án đang trong giai đoạn thiết kế chuẩn bị xây dựng nên
chi phí đầu tư tính đến nay là các chi phí liên quan đến việc giải tỏa, giải phóng mặt
bằng, đo đạt, … 18,9 tỷ đồng.
- Xây dựng mới 02 dự án Khu công nghiệp: KCN Ông Kèo, KCN Tân Phú
- 36-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
o KCN Tân Phú: Công ty đã chuyển tiền đền bù, đang thiết kế chi tiết, chuẩn bị
đấu thầu thi công.
o KCN Ông Kèo: Đã hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết và đã được Hội đồng Kiến
trúc Tỉnh thông qua, đang trình Bộ Xây dựng phê duyệt chính thức. Đã biên vẽ bản đồ
địa chính, cắm mốc ranh giới và triển khai công tác đền bù giải tỏa 20 tỷ đồng.
o Tổng giá trị đầu tư ước tính là trên 200 tỷ đồng.
Mục tiêu huy động tổng thể là đáp ứng được tổng nhu cầu vốn 4.843 tỷ đồng để
tài trợ cho các dự án đầu tư đến năm 2015.
3.1.2. Mục tiêu huy động vốn cụ thể
- Cơ cấu vốn tài trợ cho các dự án
1 Dự án khu du lịch, giải trí cù lao Tân Vạn
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia: 10%
- Vốn huy động từ bên ngoài: 40%
- Tỷ lệ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 40%
- Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng: 10%
2 Dự án 02 trạm dừng xe Xuân Lộc và Tân Phú
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia: 10%
- Vốn huy động từ bên ngoài: 20%
- Tỷ lệ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 70%
- Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng: 0%
3 Khu du lịch Tín Nghĩa tại Hồ Tuyền Lam – Đà lạt
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia: 10%
- Vốn huy động từ bên ngoài: 30%
- Tỷ lệ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 60%
- Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng: 10%
4 Dự án Chơ đầu mối ( Dự án Chợ Sặc)
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia: 10%
- Vốn huy động từ bên ngoài: 10%
- Tỷ lệ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 60%
- Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng: 20%
5 Dự án 02 Khu Công Nghiệp Tân Phú và Ông Kèo
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia: 5%
- Vốn huy động từ bên ngoài: 30%
- Tỷ lệ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 25%
- Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng: 40%
6 Một số dự án khác
- Tỷ lệ vốn tự có tham gia: 10%
- Vốn huy động từ bên ngoài: 30%
- Tỷ lệ vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng: 60%
- Tỷ lệ vốn ứng trước của khách hàng: 0%
- 37-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
- Tiến độ thực hiện các dự án đầu tư dự kiến
Bảng 3.2: Báo cáo kế hoạch thi công dự kiến các dự án đầu tư
ĐVT: %
TT Tên Dự án 2006 –
2008
2009 –
2010
2011 –
2013
2014
–
2015
Tổng
cộng
1
Dự án khu du lịch, giải trí cù
lao Tân Vạn 20 30 30 20 100
2
Dự án 02 trạm dừng xe Xuân
Lộc và Tân Phú 100 100
3
Khu du lịch Tín Nghĩa tại Hồ
Tuyền Lâm – Đà lạt 30 70 100
4
Dự án Chơ đầu mối ( Dự án
Chợ Sặc) 100 100
5
Dự án 02 Khu Công Nghiệp
Tân Phú và Ông Kèo 100 100
6 Một số dự án khác 20 10040 30 10
Nguồn: Phòng Đầu Tư Phát triển, Công ty Tín Nghĩa, 2006
o Mức độ hoàn thành ở tùng giai đoạn là không bao gồm mức độ hoàn thành
trước đó
o Mức độ hoàn thành 100% là dự án được xây dựng xong và hoàn tất đầu tư
- Kế hoạch tài trợ vốn cho các dự án đầu tư đến năm 2015
Dựa theo tiến độ thi công và hoàn thiện dự kiến của các dự án đầu tư và cơ cấu
vốn tài trợ, chúng tôi xác định mục tiêu huy động vốn cụ thể như sau:
Bảng 3.3 Mục tiêu huy động vốn cụ thể 2006 – 2015
ĐVT: tỷ đồng
TT Tên Dự án 2006 –
2008
2009 –
2010
2011 –
2013
2014
-
2015
Tổng
cộng
1
Dự án khu du lịch, giải trí cù
lao Tân Vạn 900 1.350 1.350 900 4.500
2
Dự án 02 trạm dừng xe Xuân
Lộc và Tân Phú 20 - - - 20
3
Khu du lịch Tín Nghĩa tại Hồ
Tuyền Lâm – Đà lạt 9 21 - - 30
4
Dự án Chơ đầu mối ( Dự án
Chợ Sặc) 93 - - - 93
5
Dự án 02 Khu Công Nghiệp
Tân Phú và Ông Kèo 200 - - - 200
Tổng cộng 1.222 1.371 1.350 900 4.843
Nguồn: theo tính toán của tác giả
- 38-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Thực hiện các mục tiêu vay vốn trong giai đoạn đầu tiên (2006 – 2008) có ý
nghĩa rất quan trọng vì nếu đưa vào khai thác sử dụng các dự án 02 khu công nghiệp,
02 trạm dừng xe và dự án Chợ Sặc thì Tín Nghĩa sẽ giảm được áp lực vốn đẩu tư cho
các giai đoạn tiếp theo cũng như tạo ra được nguồn trả nợ phong phú cho các khoản
huy động trước đó.
o Mục tiêu cho giai đoạn 2006 – 2008: 1.222 tỷ
o Mục tiêu cho giai đoạn 2009 – 2010: 1.371 tỷ
o Mục tiêu cho giai đoạn 2011 – 2013: 1.350 tỷ
o Mục tiêu cho giai đoạn 2014 – 2015: 900 tỷ
3.2. QUAN ĐIỂM XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN
Các dự án trong giai đoạn 2006 – 2015 là những dự án đầu tư dài hạn có qui mô
lớn vì vậy theo chúng tôi trong quá trình huy động vốn Công ty nên quán triệt những
quan điểm sau:
3.2.1. Quan điểm 1: Ưu tiên sử dụng những nguồn vốn có chi phí thấp
Rõ ràng nếu huy động vốn với số lượng lớn thì Công ty phải trả lãi vay nặng nề
còn nếu dùng nguồn vốn liên doanh thì lợi nhuận trong tương lai củ công ty sẽ giảm đi
rất nhiều. Vì vậy theo chúng tôi nếu có cùng mức chi phí bằng nhau hoặc tương đương
thì thứ tự sử dụng ưu tiên các nguồn vốn như sau:
o Nguồn vốn tự có( bao gồm vốn ngân sách).
o Nguồn vốn ứng trước của khách hàng.
o Nguồn vốn huy động từ bên ngoài trong và ngoài nước.
o Nguồn vốn vay từ ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.
Quan điểm này ngoài mục đích là tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
mà còn nhằm hạn chế áp lực về chi phí huy động vốn và chia sẽ rủi ro ra bên ngoài.
3.2.2. Quan điểm 2: Huy động, sử dụng vốn đúng mục đích
Phải quán triệt quan điểm không để mất cân đối tài chính, cơ cấu nợ và cơ cấu
vốn phải phù hợp. Nợ ngắn hạn phải là nguồn tài trợ cho tài sản lưu động, nợ trung dài
hạn thì chỉ nên tài trợ cho tài sản cố định.
Quá trình huy động vốn phải phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển của
công ty trong tương lai. Vì cùng 1 lúc công ty thực hiện nhiều dự án đầu tư nên việc sử
dụng vốn vay đúng mục đích là hết sức cần thiết nhằm tránh tình trạng xáo trộn (dùng
- 39-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
vốn dự án này để tài trợ cho dự án khác) trong quản lý và tạo ra sự minh bạch trong sổ
sách.
Chúng tôi thiết nghĩ công ty Tín Nghĩa cần phải có một kế hoạch huy động và
sử dụng nguồn vốn tài trợ cho các dự án đầu tư thật sự rõ ràng để thuận lợi hơn trong
việc sử dụng các nguồn vốn. Huy động vốn và sử dụng vốn đúng mục đích trong hiện
tại là tạo ra uy tín trong tương lai.
3.2.3. Quan điểm 3: Thực hiện đầu tư lâu dài
Nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án trong giai đoạn 2006 – 2015 tại Công ty Tín
Nghĩa cần huy động với số lượng rất lớn, do đó để đảm bảo có đủ nguồn vốn tài trợ
cho các dự án và nhằm để tránh tình trạng bỏ treo các dự án theo chúng tôi Tín Nghĩa
cần phải xây dựng chiến lược tài chính đầu tư lâu dài phù hợp.
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI
CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN TÍN NGHĨA GIAI ĐẾN NĂM 2015.
3.3.1. Giải pháp 1: Đẩy mạnh công tác nhân sự
Trong ba yếu tố tạo nền tảng cho sự tồn tại của doanh nghiệp (vốn, công nghệ
và con người) thì yếu tố con người là trung tâm và có tính quyết định. Thuận lợi của
Tín Nghĩa là có được đội ngũ cán bộ trẻ, giỏi, năng động, có kinh nghiệm. Tuy nhiên
đối với một số dự án lớn và mang tính chất hiện đại như dự án Tân Vạn thì lực lượng
này vẫn còn chưa thể đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy chúng tôi đề xuất một số biện
pháp sau:
o Tín Nghĩa là doanh nghiệp Nhà nước nên trong quản lý còn mang nặng
tính gia đình và chủ nghĩa kinh nghiệm nên rất thận trọng trong việc đề bạc những cán
bộ trẻ. Theo chúng tôi, tuổi trẻ thường kinh nghiệm chưa nhiều và hay có tính bốc
đồng, háo thắng. Do đó để tận dụng và phát huy hết khả năng của nhân viên Tín Nghĩa
nên mạnh dạn giao việc và tạo niềm tin cho nhân đảm trách công việc nhằm tạo điều
kiện cho nhân viên vừa tiếp tục phát huy thế mạnh. Việc tiếp xúc vào những dự án đấu
tư mở rộng và đầu tư chiều sâu như các dự án trạm xăng, cho thuê kho bãi, cảng sông,
… vừa tạo nhiều điều kiện cọ sát và học hỏi kinh nghiệm trong những dự án đầu mới
và các dự án có giá trị cao.
o Tăng mức lương và thực hiện chế độ lương theo thâm niên công tác nhằm
kích thích sự gắn bó của nhân viên đối với công ty.
- 40-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
o Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo để các nhân viên hiểu nhau hơn,
gắn bó hơn và để giúp nhau nâng cao trình độ chuyên môn.
o Tôn trọng ý kiến cá nhân và thực hiện chế độ quản lý theo hình thức mở.
Điều này có nghĩa là nhân viên sẽ được tư do sáng tạo và chịu trách nhiệm về công
việc của họ, tuy nhiên ban giám đốc phải theo sát nhân viên để giúp họ sửa sai khi cần
thiết.
o Ban lãnh đạo nên quan tâm nhiều hơn và sẵn sàng chia sẽ khó khăn, sẳn
sàng giúp đỡ nhân viên khi họ gặp khó khăn. Đặc biệt phải nghiên cứu và nắm rõ tâm
lý và hoàn cảnh riêng của từng nhân viên chỉ có vậy mới mong chia sẽ và giúp đỡ
được cho nhân viên.
o Thực hiện nhiều chính sách đãi ngộ và tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong
công tác để nhằm tránh tình trạng chảy máu chất xám ra bên ngoài.
Thực tế trong những năm 2003 – 2004 giá thép trên thị trường có nhiều biến
động tăng giá, nhiều doanh nghiệp thua lỗ và hàng loạt dự án đầu tư phải trì hoãn do
thiếu vốn. Chúng tôi thiết nghĩ Tín Nghĩa cần phải có chính sách đào tạo hoặc tuyển
dụng mới đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro giỏi. Có được đội ngũ này ngoài hạn chế được
những rủi ro có thể xảy ra Tín Nghĩa còn có thể hạn chế sự thay đổi và nhiều phát sinh
bất lợi trong quá trìn thực hiện dự án.
Trước đây phần lớn việc vay vốn đều thực hiện theo hình thức vay “bù đắp”
(theo hình thức này việc vay vốn được tiến hành sau khi dự án đã đi vào hoạt động)
nguyên nhân là các kế hoạch tài chính của Tín Nghĩa không đáp ứng được nhu cầu
thực tế chỉ mang tính chất đối phó. Tín Nghĩa quả thật cần đội ngũ cán bộ tài chính
giỏi vừa để đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn vạch ra kế hoạch tài chính trong giai đoạn
tới, giai đoạn cần đến hơn 4. 500 tỷ đồng cho các dự án đầu tư. Vì vậy theo chúng tôi
đào tạo cán bộ tài chính là một trong những giải pháp phát triển nguồn nhân lực không
thể thiếu và cần làm ngay.
3.3.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện công tác thông tin thị trường
Thông tin là yếu tố đầu vào cực kỳ quan trọng cho các doanh nghiệp. Gần đây
Tín Nghĩa đã đầu tư nhiều vào hệ thống thông tin như: xây dựng web site
www.timexco.com, nâng cấp hàng loạt máy tính mới và thay đổi hệ thống phần mềm
quản lý, sử dụng hệ thống Reuter, tuyển dụng thêm nhân sự, … với tổng chi phí hàng
- 41-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
tỷ đồng. Tuy nhiên với mức độ công nghệ điện toán hiện nay tại Công ty Tín Nghĩa
còn hạn chế trong khi nhu cầu của công tác thu thập xử lý thông tin hiện nay là phải đi
trước đón đầu trong khi hiện tại Công ty còn quá thụ động và luôn chạy theo các sự
việc phát sinh vì vậy theo chúng tôi Công ty cần thực hiện các biện pháp sau:
o Thay đổi và đầu tư mới các phần mềm quản lý hiện nay gồm quản lý kế
toán, phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm dự toán xây
dựng, …
o Tổ chức sắp xếp lại công tác thu thập và xử lý thông tin, đặc biệt là công
tác nhân sự.
o Đào tạo và tăng cường khả năng ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên làm công
tác thông tin.
o Đào tạo và tăng cường khả năng ngoại giao, trách nhiệm cho cán bộ nhân
viên khi xử lý các thông tin, …
3.3.3. Giải pháp 3: Xây dựng văn hóa kinh doanh
Bản chất của kinh doanh là văn hóa. Với qui mô hiện nay thì việc phát triển
và mở rộng các mối quan hệ là giải pháp tích cực và có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp
không chỉ trong hoạt động vay vốn mà còn trong các hoạt động kinh doanh khác. Để
xây dựng cho Công ty một văn hóa kinh doanh có tổ chức, có bản sắc theo chúng tôi
Tín Nghĩa cần thực hiện các biện pháp sau:
- Thực hiện đoàn kết nội bộ doanh nghiệp và xem đây là yếu tố quan trọng
hàng đầu.
- Luôn thực hiện đúng các cam kết với các đối tác kinh doanh.
- Tạo không khí thoải mái, gần gủi, tin tưởng cho các đối tác, các nhà đầu tư.
- Thay đổi và thay thế một số lãnh đạo thiếu trách nhiệm, tắc trách trong công
việc.
- Luôn lắng nghe, thu nhận và xử lý kịp thời các thông tin phản hồi từ khách
hàng, nhân viên, thị trường, . .
- Tổ chức các cuộc thi có tính chất sáng tạo trong công việc, gắn kết với khách
hàng.
3.3.4. Giải pháp 4: Phát huy các điểm mạnh của doanh nghiệp
- 42-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
- Tín Nghĩa nên tận dụng tối đa sự hậu thuẫn của các cơ quan ban ngành để làm
sức mạnh và tăng tính thuyết phục trong quá trình huy động vốn.
- Thay đổi điều chỉnh các chính sách lương thưởng phù hợp nhằm giữ chân
nhân tài, lôi kéo và tìm thêm những nhân tố mới tạo nền tảng vững chắc cho sự phát
triển bề vững tương lai.
- Tín Nghĩa kinh doanh đa ngành nên về mặt tổng thể rủi ro trong kinh doanh là
không cao và vì vậy nên đưa điểm mạnh này vào trong công tác tiếp thị và phát triển
thương hiệu nhằm làm tăng uy tín tài chính của công ty. Có vậy thì sẽ dễ dàng hơn
trong công tác huy động vốn.
- Tín Nghĩa cần tiếp tục duy trì, phát huy, mở rộng các mối quan hệ tín dụng tốt
với các tổ chức tín dụng và ngân hàng bằng các biện pháp:
o Trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn tránh thực hiện gia hạn nợ nhằm tăng uy
tín và niềm tin của ngân hàng.
o Thực hiện công tác kiểm thường xuyên và đúng quy định của nhà nước
đảm bảo tính minh bạch các số liệu báo cáo.
o Hiện tại, Tín Nghĩa đang có sự mất cân đối trong tài chính. Tín Nghĩa đã
dùng một phần vốn vay ngắn hạn cho hoạt động kinh doanh xăng dầu và nông sản để
đầu tư vào một số dự án đầu tư trung dài hạn vào các khoản mục như: chi phí đền bù,
giải tỏa di dời, …. Khi các khoản nợ ngắn hạn này đến hạn thì quả là một điều khó
khăn. Nếu không có nguồn trả thì việc thực hiện việc cơ cấu nợ sẽ làm Tín Nghĩa có
những món nợ thuộc nhóm 2 (nhóm nợ nghi ngờ) và như vậy sẽ ảnh hưởng đến lộ
trình huy động vốn trong thời gian sắp đến. Biện pháp là tăng cường vay vốn “bù đắp”
từ các dự án đã thực hiện xây dựng bằng vốn tự có như các dự án đầu tư xây dựng các
trạm xăng dầu, nhà kho, … đồng thời xúc tiến nhanh các thủ tục vay vốn cho các
khoản vay đã sử dụng nguồn vốn “không đúng mục đích” nói trên.
o Mở rộng các mối quan hệ này với các ngân hàng khác như ACB, Ngân
hàng Công Thương, Ngân hàng Thương Tín, Ngân hàng Kỹ Thương. Việc mở rộng
phải dựa trên nền tảng hợp tác lâu dài, cùng phát triển tránh tình trạng gây mâu thuẫn
và có tính cạnh tranh giữa ngân hàng với ngân hàng, giữa công ty với ngân hàng.
3.3.5. Giải pháp 5: Tăng cường tài sản đảm bảo tín dụng
- 43-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Khó khăn lớn nhất hiện nay của Tín Nghĩa là tổng giá trị tài sản chưa đủ lớn
để thuyết phục ngân hàng, các tổ chức tín dụng, đối tác nên việc huy động vốn cho dự
án lớn cụ thể như Tân Vạn gặp rất nhiều khó khăn vì vậy theo chúng tôi Tín Nghĩa nên
thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng nhanh tiến độ hoàn tất thủ tục hợp thức hóa các tài sản sau khi hình
thành từ các dự án.
- Thương lượng thuyết phục và tạo niềm tin bằng tính hiệu quả của dự án.
- Thực hiện các quan hệ tín dụng bằng các hợp đồng thuê tài chính. Đây là hình
thức có rất lâu nhưng còn rất mới ở Việt Nam và là cách giúp cho doanh nghiệp huy
động vốn hiệu quả.
- Tài sản thế chấp là tài sản hình thành trong tương lai. Đây là hình thức đảm
bảo tín dụng mới đang được các ngân hàng áp dụng, người vay sẽ ký kết các hợp đồng
thế chấp tài sản hình thành trong tương lai, sau khi tài sản được hình thành người vay
sẽ ký mới hợp đồng thế chấp tài sản để thay thế hợp đồng thế chấp tài sản hình thành
trong tương lai được ký trước đó.
- Cầm cố các quyền tài sản phát sinh từ các hợ đồng kinh tế, hợp đồng xây
dựng, …
3.3.6. Giải pháp 6: Đẩy mạnh huy động vốn tự có
Nội dung
Tổng giá trị tài sản cố định chưa bao gồm giá trị Quyền sử dụng đất của Công
ty Tín Nghĩa tính đến cuối năm 2005 là 385 tỷ đồng. Nếu tính luôn giá trị Quyền sử
dụng đất thì tổng giá trị tài sản của Tín Nghĩa sẽ có hơn 3.000 tỷ đồng; Lợi nhuận sau
thuế trung bình hằng năm của Tín Nghĩa là 50 tỷ đồng.
Biện pháp
- Lợi nhuận sau thuế dự kiến của dự án khu dân cư Tân Biên là: 100 tỷ đồng.
- Sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế hằng năm là 200 tỷ đồng.
- Sử dụng lợi nhuận sau thuê của dự án khu dân cư Tân Biên 100 tỷ đồng
- Huy động vốn từ việc bán hoặc cổ phần hóa một số đơn vị trực thuộc sau:
o Nhà máy đá Granite Tín Nghĩa : 40 tỷ đồng
o ICD Đồng Nai : 10 tỷ đồng
- 44-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
o Nhà máy chế biến Nông Sản Tín Nghĩa : 30 tỷ đồng
o Nhà máy Gạch TuyNen Tín Nghĩa : 5 tỷ đồng
3.3.7. Giải pháp 7: Mở rộng huy động nguồn vốn chiếm dụng, ứng trước
của khách hàng và từ bên ngoài.
- Xây dựng chiến lược, đẩy mạnh công tác marketing, công tác PR (Public
Relation). Tiếp cận khách hàng tiềm năng và các nhà đầu tư khơi dậy nhu cầu của họ
bằng cách giúp họ thấy được các lợi ích và hiệu quả mang lại của các dự án đang xây
dựng và đầu tư tại Doanh nghiệp.
- Thực hiện kêu gọi đầu tư bằng các hợp đồng góp vốn, hợp đồng hứa mua –
hứa bán kèm theo các điều khoản ưu đãi về suất chiết khấu, giá bán, …v. v
- Riêng dự án Tân Vạn chúng tôi kiến nghị nên cổ phần hóa và chia nhỏ dự án
thành nhiều tiểu dự án. Điều này sẽ thuận tiện hơn trong việc huy động vốn bằng giải
pháp phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu.
3.3.8. Giải pháp 8: Huy động nguồn vốn vay
Nội dung
- Theo kế hoạch tài chính của Công ty thì tổng dư nợ tại ngân hàng và các tổ
chức tín dụng đến năm 2015 dự kiến là: 2.478 tỷ đồng
- Vốn tự có của các ngân hàng mạnh trong nước hiện nay là khoảng: 4.000 –
5.000 tỷ đồng (gồm VCB, NHNO, BIDV, IncomBank, Vinasiam, . . )
Theo quy chế cho vay của tổ chức tín dụng được ban hành kèm theo Quyết
định số 284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/ 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
thì dư nợ lớn nhất của doanh nghiệp tại 1 tổ chức tín dụng không được vượt quá 15%
vốn tự có của tổ chức tín dụng đó do vậy việc huy động vốn của Tín Nghĩa phải cần
quan hệ tín dụng ít nhất tại 4 ngân hàng. Chúng tôi đề xuất dư nợ của Tín Nghĩa tính
đến năm 2015 như sau:
- Quỹ đầu tư phát triển Đồng Nai: 50 tỷ đồng
- Quỹ hỗ trợ phát triển Đồng Nai: 50 tỷ đồng
- Chi Nhánh Ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai: 600 tỷ đồng
- Chi Nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Đồng Nai: 700 tỷ
đồng
- 45-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
- Chi Nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Đồng Nai: 700 tỷ đồng
- Chi nhánh Ngân hàng ViNaSiam Đồng Nai: 400 tỷ đồng
Biện pháp
- Tăng cường quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng, cung cấp, bổ sung kịp
thời các thông tin cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng về các dự án đầu tư của doanh
nghiệp
- Thuyết phục các tổ chức tín dụng sử dụng hình thức đảm bảo tín dụng bằng
tài sản hình thành trong tương lai từ các dự án đầu tư.
Tổng giá trị tài sản hình thành trong tương lai là: 5.931,6 tỷ đồng, gồm:
o Giá trị đầu tư: : 4.943 tỷ đồng
o Giá trị tài sản tăng thêm sau hình thành : 988,6 tỷ đồng
→ tỷ lệ tổng dư nợ/giá trị tài sản đảm bảo : 41,77% (quá tốt)
- Để thuận lợi hơn cho việc huy động, Công ty Tín Nghĩa nên:
o Chia nhỏ dự án Tân Vạn thành nhiều tiểu dự án.
o Dùng pháp nhân của các đơn vị cơ sở thuộc Công ty Tín Nghĩa thực hiện
việc vay vốn với các tổ chức tín dụng (nhằm khắc phục hạn chế Quyết định số
284/2000/QĐ-NHNN ngày 25/8/ 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước).
3.4. KIẾN NGHỊ
3.4.1. Đối với Công ty
- Thứ nhất: Tiếp tục thương lượng vay vốn theo hình thức tài sản đảm bảo được
hình thành từ vốn vay bằng các hợp đồng thế chấp tai sản hình thành trong tương lai.
- Thứ hai: dự án Tân Vạn có rất nhiều hạng mục xây dựng và chia thành nhiều
giai đoạn xây dựng khác nhau vì vậy nên chia dự án Tân Vạn thành nhiều dự án nhỏ
hơn để việc huy động vốn dễ dàng hơn.
- Thứ ba: Tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp bằng cách cổ phần hóa hoặc bán
đi những đơn vị xí nghiệp không hiệu quả.
“Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã khuyến cáo các doanh nghiệp,
“vay ngân hàng không phải là giải pháp tốt để tạo cơ cấu vốn cho doanh nghiệp”. Bộ
trưởng nhấn mạnh, mặc dù thị trường chứng khoán mới phát triển nhưng con đường
lâu dài của doanh nghiệp là phải chứng khoán hóa nguồn vốn của mình, tiếp cận vốn
- 46-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
thông qua trái phiếu chứ không phải đi vay ngân hàng là chính. “Hệ thống ngân hàng
thương mại rất quan trọng và vẫn chiếm tỷ trọng vốn lớn nhưng về tương lai, cổ phiếu
phải là chính. Bộ Tài chính cam kết từ nay đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng của thị
trường chứng khoán sẽ bảo đảm mức tăng tối thiểu là 150%/năm. Điều này chúng tôi
đã tính toán cân nhắc, và cố gắng thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển để đến
năm 2010, lượng chứng khoán huy động được cỡ chừng 15 - 16 tỷ USD (bằng khoảng
15% GDP tại thời điểm đó)”, Bộ trưởng khẳng định. Bộ Tài chính cũng đang cố gắng
để trong kỳ họp Quốc hội tới, Luật Chứng khoán sẽ được thông qua, tạo ra một hành
lang pháp lý tương đối đầy đủ, phù hợp với thực tiễn và thúc đẩy thị trường phát
triển.”
- Thứ tư: Thực hiện minh bạch các báo cáo tài chính và tiến hành thực hiện
cân đối các cơ cấu tài chính.
- Thứ năm: Để làm giảm áp lực về vốn đầu tư và khả năng quản lý thì Tín
Nghĩa nên mạnh dạn liên kết với các tập đoàn, doanh nghiệp ngoài nước nếu có thể.
- Thứ sáu: Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là người thực hiện huy động vốn
chuyên nghiệp, thường xuyên sau đó thực hiện cho các doanh nghiệp vay lại. Vậy Để
giảm thiểu chi phí huy động vốn chúng tôi đề xuất Công ty Tín Nghĩa nên nghiên cứu
giải pháp khác đó là thực hiện đầu tư thành lập một ngân hàng thương mại cổ phần.
Nếu làm được thì Tín nghĩa sẽ có lợi sau:
o Nguồn vốn huy động dồi dào.
o Chi phí sử dụng vốn thấp.
o Đảm bảo được tính khả thi và tiến độ của các dự án.
o Chủ động hơn trong việc thực hiện các dự án đầu tư.
o Việc quan sát thị trường sẽ chính xác hơn rất nhiều về xu hướng kinh
doanh và đầu tư để từ đó có các kế hoạch đầu tư kinh doanh phù hợp.
o Tạo nền tảng vững chắc cho quá trình hội nhập nền thương mại thế giới.
3.4.2. Đối với Nhà nước
3.4.2.1. Về chính sách đền bù giải tỏa
Thời gian qua, vấn đề giải tỏa đền bù được UBND tỉnh quan tâm, từ thực
trạng về công tác đền bù giải tỏa, kiến nghị:
- 47-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
- Tiến hành đền bù với giá cả do nhà nước quy định thống nhất
- Dựa vào kinh nghiệm đền bù giải tỏa trong thời gian qua, quy định thật chính
xác và hợp lý cho những hộ dân sở hữu hợp pháp đất đai để hưởng quyền lợi về giá
đền bù và tái định cư.
- Áp dụng hình thức vận động các hộ dân được đền bù không nhận tiền đền bù
trực tiếp mà nhận cổ phiếu tương ứng với giá trị tiền đền bù với mức lãi suất theo lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Cổ phiếu có thể thừa kế nhượng bán cho
người khác cho đến khi có yêu cầu chính thức di chuyển của cơ quan chức năng để
giao đất, chủ sở hữu cổ phiếu có thể nhận tiền mặt nếu có yêu cầu. Những hộ dân cư
trú hợp pháp nơi vùng quy hoạch được đảm bảo bố trí tái định cư tại nơi ở mới theo
đúng chính sách giải tỏa đền bù của nhà nước. Trong thời gian nhận đền bù đến khi
giao đất người dân có quyền cư ngụ và khai thác trên mảnh đất của mình. Điều này
phù hợp với chủ trương không làm xáo trộn cuộc sống của dân cư vùng quy hoạch của
UBND tỉnh khi phê duyệt xây dựng các dự án.
- Đối với những dự án thành phần đã được duyệt, kinh phí giải tỏa đền bù ngân
sách nhà nước hỗ trợ cho nhà đầu tư bằng cách cho vay với lãi suất ưu đãi trong thời
gian từ khi bắt đầu triển khai đến khi mà dự án có khoản thu hoàn vốn.
Khi nội dung nêu trên được thực hiện sẽ giải quyết được các vấn đề sau:
- Giảm một khối lượng vốn lớn phải đầu tư khi giải tỏa.
- Giảm cơn sốt về giá đất ở những khu vực đã phát triển.
- Hạ giá thành đầu tư cho các nhà đầu tư cũng như giá cho thuê đất sau này khi
có những dự án liên doanh liên kết với nước ngoài.
- Tạo thế bình ổn trong đơn giá đền bù toàn bộ dự án, không gây tâm lý thua
thiệt của người dân trong vùng khi những người nhận đền bù sau lại được đền
bù cao hơn người trước.
3.4.2.2. Về ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp
Các dự án đầu tư xây dựng là những dự án có tổng mức đầu tư lớn, thời gian
đầu tư rất dài; Do đó, nhà đầu tư phải chấp nhận thời gian hoàn vốn dài, hiệu quả đồng
vốn bỏ ra chậm có kết quả, thêm vào đó là những rủi ro khách quan không tính trước
được bị tác động từ nền kinh tế…
- 48-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
Do vậy, tác giả kiến nghị UBND tỉnh có quy định bằng văn bản về ưu đãi
dành riêng cho những dự án đầu tư. Chủ đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập 50% hoặc
100% trong thời gian từ 2 đến 3 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế từ hoạt động của
dự án, để đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư trong khu vực.
Ngoài ra trong trường hợp chủ đầu tư hoạt động có kết quả, có những dự án
đầu tư tiếp tục, nhà nước cần có chủ trương khuyến khích bằng hình thức để lại một
phần hoặc toàn bộ phần nghĩa vụ phải đóng góp của doanh nghiệp như thuế VAT, thuế
thu nhập doanh nghiệp như là một hình thức góp vốn của nhà nước vào thực hiện dự
án.
- 49-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
KẾT LUẬN
Nhu cầu huy động vốn luôn là vấn đề bức xúc không chỉ có các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu mà ngay với cả các doanh nghiệp lớn trước áp lực
cạnh tranh trong tiến trình hội nhập. Mặc dù hiện nay các kênh huy động vốn đã đa
dạng hơn, nhưng doanh nghiệp vẫn cần chuẩn bị rất nhiều để huy động và sử dụng
đồng vốn hiệu quả.
Ngoài công cụ huy động vốn truyền thống như vay ngân hàng, vay vốn nội
bộ, Tín Nghĩa nên thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhằm có nhiều lựa chọn hơn để
huy động vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu tăng vốn, trái phiếu chuyển đổi…
Mỗi công cụ mỗi hình thức huy động vốn có những ưu điểm và nhược điểm khác
nhau, vì thế Tín Nghĩa phải cân nhắc vào tình hình thực tại của mình để lựa chọn cho
phù hợp.
Tín Nghĩa cần chuẩn bị tâm lý trước và sau khi huy động vốn. Áp lực tâm lý
đầu tiên khi huy động vốn là sợ không huy động đủ số vốn cần thiết. Khi đó, các dự án
hoặc kế hoạch kinh doanh có nguy cơ bị chậm trễ, dẫn đến thất bại của toàn bộ dự án.
Vì vậy, cần chuẩn bị nhiều phương án huy động vốn dự phòng.
Sau khi huy động đủ số vốn cần thiết, Tín Nghĩa còn phải chịu áp lực từ việc
sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Sự chuẩn bị tâm lý này còn quan trọng hơn cả trước khi
huy động vốn. Nếu là vốn vay ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu, thì áp lực trả lãi
vay rất lớn. Do đó, trong phương án kinh doanh, phải lường trước mọi rủi ro, kể cả
những tình huống do chủ quan gây ra, dẫn đến việc sử dụng vốn huy động không hiệu
quả. Rủi ro cần được quan tâm đúng mức, nếu không khi sự cố xảy ra sẽ trở tay không
kịp. Hiệu quả sử dụng vốn kém cũng khiến cho những lần huy động kế tiếp khó khăn
hơn.
Hiện tại, Tín Nghĩa chỉ tập trung nguồn lực ở khâu huy động vốn mà quên
rằng, chuẩn bị nguồn lực để quản lý số vốn huy động được cũng quan trọng không
kém, do đó nên tránh tình trạng lúng túng trước nguồn vốn quá lớn so với khả năng
quản lý hiện có.
Sau khi huy động vốn cho những dự án, kế hoạch kinh doanh cụ thể không
nhất thiết phải rập khuôn theo những gì đã cam kết mà có thể linh hoạt sử dụng vốn
sao cho hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn này phải tuân thủ pháp luật và
- 50-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
được ghi rõ trong hợp đồng vay vốn hoặc trong các báo cáo, nhất là trong các phương
án sử dụng vốn dự phòng. Tín Nghĩa có thể sử dụng vốn huy động ban đầu để đầu tư
vào các dự án và dùng chính những dự án này để huy động vốn tiếp theo. Chính vì
vậy, khâu chuẩn bị phương án sử dụng vốn là rất quan trọng, không phải chỉ để huy
động một lần duy nhất, mà chính thành công trong huy động vồn lần đầu sẽ tạo được
tiền đề tốt cho những lần huy động kế tiếp.
Theo chúng tôi việc huy động vốn trong thời gian tới của Tín Nghĩa sẽ có
nhiều khó khăn nhưng không phải là không có khả năng để vượt qua, về mặt lý thuyết
thì có 5 hướng giải pháp tài chính sau ( áp dụng cho dự án lớn có giá trị trên 500 tỷ
đồng):
- Sử dụng 100% vốn tự có từ nguồn vốn ngân sách: theo hướng này việc đầu tư
xây dựng sẽ giống như các dự án khu du lịch Suối Tiên, Đầm Sen, … nhưng tính khả
thi sẽ không cao vì nhiều lý do trong đó lý do chính là nguồn vốn ngân sách là có hạn
và chỉ ưu tiên đầu tư vào các dự án như: phát triển cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, …
- Vay 70 - 75 % vốn: nếu chọn hướng này thì Tín Nghĩa sẽ chịu áp lực lãi vay
rất lớn, nếu dự án thất bại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn công ty. Nếu chọn hướng này
Tín Nghĩa cần có những giải pháp tình thế và kế hoạch tài chính thật vững vàng trong
trường hợp xấu nhất.
- Liên doanh: Chọn hướng này Tín Nghĩa sẽ cùng chia sẽ lợi nhuận và rủi ro
đồng thời giảm được rất nhiều áp lực tài chính, áp lực quản lý … Tuy nhiên trong liên
doanh cần phải chọn lọc thật kỹ các đối tác liên doanh tránh tình trạng “mất trắng” và
cần phải xem xét học kinh nghiệm từ Coca cola, xá xị Chương Dương trong quản lý và
điều hành.
- Cổ phần: Nếu chọn hướng này Tín Nghĩa sẽ có nhiều cách để huy động vốn:
vay, phát hành cổ phiểu, trái phiếu. Tuy nhiên để thành công Tín Nghĩa phải là 1
doanh nghiệp có uy tín và đạt được niềm tin của thị trường vốn. Theo chúng tôi nếu
chọn hướng này ngoài uy tín của bản thân từ nhiều năm nay Tín Nghĩa phải tận dụng
ưu thế “được sự ủng hộ của các cơ quan ban ngành” để nâng cao hơn nữa vị thế của
mình trên thường trường ngoài ra công tác tiếp thị cần phải tăng cường nhiều hơn nhất
- 51-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
là công tác PR (Public Relation) cần phải làm thật tốt, hễ nói đến Tín Nghĩa là người ta
nghĩ ngay đến 1 doanh nghiệp đầy uy tín và giàu tiềm năng.
- Hướng hỗn hợp: tùy vào tính chất của mỗi dự án mà có các cách kết hợp khác
nhau ví dụ như: vừa vay vừa sử dụng vốn ngân sách, vừa vay vừa cổ phần, vừa vay
vừa liên doanh, …
- 52-
Một số giải pháp huy động vốn cho các dự án đầu tư tại Công ty TNHH 1 Thành Viên Tín Nghĩa
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Thẩm định dự án đầu tư PGS. TS VŨ CÔNG TUẤN
2 Dự án khu du lịch, giải trí cù lao Tân Vạn Cty Tín Nghĩa
3 Dự án 02 trạm dừng xe Xuân Lộc và Tân Phú Cty Tín Nghĩa
4 Khu du lịch Tín Nghĩa tại Hồ Tuyền Lâm – Đà
lạt
Cty Tín Nghĩa
5 Dự án Chơ đầu mối ( Dự án Chợ Sặc) Cty Tín Nghĩa
6 Dự án 02 Khu Công Nghiệp Tân Phú và Ông
Kèo
Cty Tín Nghĩa
7 Một số dự án khác Cty Tín Nghĩa
8 Báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư
đến năm 2005
Cty Tín Nghĩa
9 Kế hoạch đầu tư, phát triển đến năm 2015 Cty Tín Nghĩa
10 Báo cáo tài chính 2001, 2002, 2003, 2004, 2005 Cty Tín Nghĩa
11 Kế hoạch tài chính năm 2006 Cty Tín Nghĩa
12 Niên giám thống kê năm 2005, 2006 Cục thống kê tỉnh Đồng Nai
13 Quy hoạch phát kinh tế xã hội giai đoạn 2001 –
1010 của tỉnh Đồng Nai
Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh
Đồng Nai
14 Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Đồng Nai
Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh
Đồng Nai
15 Website: www.timexco.com Cty Tín Nghĩa
- 53-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45776.pdf